Này nhá! Nhà yEm thường soạn trong Hợp Đồng là "thuế GTGT (VAT)...abc..." nhá! Thế theo Cụ, yEm có bị "thừa" chữ nào không?Cũng không khác chuyện: "thuế VAT"
Rolland
Này nhá! Nhà yEm thường soạn trong Hợp Đồng là "thuế GTGT (VAT)...abc..." nhá! Thế theo Cụ, yEm có bị "thừa" chữ nào không?Cũng không khác chuyện: "thuế VAT"
Cái này chính là sự phong phú của tiếng Việt, ai là người Việt cũng hiểu và được chấp nhận!Các cụ cho em hỏi: 2 câu khác nhau gì?
1. Việt Nam quyết tâm đánh thắng Tàu Khựa.
2. Việt Nam quyết tâm đánh bại Tàu Khựa.
Ngôn ngữ nào cũng có ngữ cảnh này mà cụ, trừ khi cụ thay từ BẠI thành từ THUA . Em ví dụ TA nhé:
1. We shall win China on the battle
2. We shall defeat China on the battle
Có lẽ đây là câu giả nhời hợp lý nhất cho "cặp đôi hoàn hảo" và "ngày sinh nhật"Cái này chính là sự phong phú của tiếng Việt, ai là người Việt cũng hiểu và được chấp nhận!
Vậy thì bác rơi vào 1% của bác cwiseNày nhá! Nhà yEm thường soạn trong Hợp Đồng là "thuế GTGT (VAT)...abc..." nhá! Thế theo Cụ, yEm có bị "thừa" chữ nào không?
Rolland
...nhưng em thấy bác thích dài hơn ngắn, ví dụ nhé: chân dài, "y" dài....Trong hợp đồng 99% là sử dụng thuế VAT.
Cái này em nhớ cô giáo ngày xưa dạy chúng em là " xờ nhẹ là xờ xấu xa, sờ nặng là sờ sung sướng" đấy, dễ nhớ lắm, mấy chục năm rồi em vẫn không quênô mà lạ thật nhớ
hồi bé điền mấy cái s vs x em chuẩn lắm
thế mà h ko hiểu sao cứ lung tung hết cả
nghe thì lủng củng nhưng chính xác còn giề cụ hay cụ không thích hàng mộcCác cụ xem bọn phóng tinh viên vịt nát nó giật tít như này nhé
[/URL][/IMG]
link bài đây http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/71057/sang-som-di-mua-banh-mi--dam-oto-chet-tham.html
Đọc tít này có thể hình dung là sáng tớm tỉnh đội dùng xe tăng đi mua bánh mỳ, gặp chú ôtô trông ngứa mắt nên đâm cho phát, chết thảm luônCác cụ xem bọn phóng tinh viên vịt nát nó giật tít như này nhé
Sáng sớm đi mua bánh mỳ, đâm ôtô chết thảm[/URL]
Từ trước đến nay em toàn viết ''trập trùng''. Nhưng nếu ''diễn nghĩa'' thì đúng là ''chập trùng '' mới đúng. Có điều có rất nhiều từ mình chỉ luận đúng sai bằng....cảm giác thôi.Hôm qua xem bài văn của trẻ con lớp 4, em thấy nó viết là "núi non trập trùng" liền lên mặt bảo viết thế là sai chính tả, phải là chập chùng mới đúng (từ bé em học toàn viết thế).
Sau thấy nên tra từ điển Tiếng Việt thử xem sao mới ngã ngửa ra là mình sai, trong từ điển TV 2011 cho học sinh tiểu học chỉ có định nghĩa "trập trùng" chứ không có "chập chùng".
Em không phục hẳn, đi hỏi loanh quanh thì thấy ngoài đa số đem từ điển ra tra, vẫn là "trập trùng" thì còn có thêm vài đáp án từ các bô lão:
1. Từ điển TV trước đây có giải nghĩa chập chùng = trập trùng, nay không hiểu vì sao hầu hết đã bị bỏ.
2. Sách ngữ pháp của ông Trần Trọng Kim nói trập không có nghĩa tiếng Việt, viết đúng phải là chập trùng (chập: nối tiếp; trùng: nhiều lớp, lớp lớp).
Em không có mấy bộ từ điển này nên không biết có đúng không nhưng thấy ai cũng có lý (hê hê, có lý nhất là đúng ý em - 'chập chùng' )
Có bác nào hiểu biết về vụ này xin cho em một lời giải thật thuyết phục với đầy đủ lý lẽ & dẫn chứng với Và nếu có bản ngữ pháp Trần Trọng Kim trên mạng để tải về thì quá quý ạ
Sao lại không có nghĩa tiếng Việt nhỉ>2. Sách ngữ pháp của ông Trần Trọng Kim nói trập không có nghĩa tiếng Việt, viết đúng phải là chập trùng (chập: nối tiếp; trùng: nhiều lớp, lớp lớp).
Yếu tố thời gian cụ ợ.Nguyên bản cuốn sách của Hồ Chí Minh tên là Đường Kách mệnh.Nhân đây em cũng xin hỏi một chuyện, đó là Bắc Kạn hay Bắc Cạn? (Hiện chính thống là Bắc Kạn) Giống kiểu: đường kách mệnh hay cách mệnh. Có yếu tố lịch sử nào chi phối không.
Em dùng trập trùng và trùng trùng điệp điệp ạ.ynhi2208 nói:Yếu tố thời gian cụ ợ.Nguyên bản cuốn sách của Hồ Chí Minh tên là Đường Kách mệnh.
Chập chùng-Trập trùng: Theo em là trập trùng.
em đọc bài này:
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120502/y-ec-xanh-la-ai.aspx
cảm nhận như sau;
- Việt hóa danh từ riêng đôi khi buồn cười thật nhưng theo em là CẦN THIẾT cho những người không biết ngoại ngữ. Ví dụ: Cụ Yersin phiên âm là Y-éc-xanh là phiên âm tiếng Pháp, nếu ghi Yersin thì dân tiếng Anh sẽ đọc là dơ-sần (không biết em đọc có đúng không) thì bao nhiêu người dân VN sẽ hiểu đó là Cụ Yersin, hoặc nói Cụ En-dồ chắc chẳng ai hiểu nổi là đang nói về 1 lãnh tụ Cộng sản (Ăng-ghen là phiên âm tiếng Đức???) mà không phải ai cũng biết ngoại ngữ gốc của tên người nào đó.
- Bản thân em biết khá tốt tiếng Anh nên không bị khó chịu khi đọc danh từ riêng viết bằng tiếng Anh nhưng khi gặp tiếng Pháp, Đức thì khá khó chịu vì không biết phải đọc như thế nào, đọc câm thì còn chấp nhận được, chứ đọc cho người khác nghe thì không biết như thế nào? thế nên em cho rằng những người phản đối chuyện phiên âm Việt hóa danh từ riêng là do họ có trình độ (thế lúc họ chưa có trình độ thì họ có khó chịu không? Như em khó chịu khi gặp tiếng Pháp, Đức, Tây ban nha)- Thêm tí nữa: chẳng lẽ em cũng cần ghi là French (hay Français), German hoặc Espana cho tên các nước em vừa liệt kê à.
Mời các Kụ chém.