Kính bác:
* Từ điển chính trị bỏ túi" (bản tiếng Việt) của NXB Novoxti, Liên Xô, 1983, tr.6, định nghĩa: "Cách mạng":
1. Biến chuyển sâu sắc về mặt xã hội, giải quyết những mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã lớn mạnh và quan hệ sản xuất lỗi thời, làm thay đổi tận gốc rễ chế độ xã hội và được giai cấp xã hội mới tiến lên nắm chính quyền.
2. Việc chuyển từ trạng thái chất lượng này sang trạng thái chất lượng khác, những biến đổi sâu sắc trong lĩnh vực, phạm vi nào đó".
Định nghĩa trên, tuy ý tứ có đôi chút chưa "nhập" vào nhau chặt chẽ, đều có mặt "thay đổi, tiến bộ" nhưng ít nhiều mang màu sắc giai cấp đấu tranh của chủ nghĩa Mác ở Châu Âu (mà Châu Âu chưa phải toàn thế giới) - Nguyễn Ái Quốc viết vào năm 1924 - chứ không phải ở Việt Nam.
* Tại trang đầu, chương đầu của "Đường Kách mệnh", Nguyễn Ái Quốc đưa ra một định nghĩa mới - chưa hề có trong các từ điển bách khoa: "Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi cái tốt: Thí dụ ông Galilê (1633) là khoa học cách mệnh..., ông Stephenxoong (1800) làm ra xe lửa là cơ khí cách mệnh... ông Đácuyn (1859) là cách mệnh... ông Các Mác là kinh tế học cách mệnh".
Như vậy, rõ ràng là không phải ở một con người, một đảng, một nhà nước... chỉ làm cách mạng một lần là thôi, là đủ. Vì cách mạng có vận động, làm, tìm được, xây dựng nên cái "mới" rồi, cái "tốt" rồi, nhưng do nhiều nguyên nhân cái mới đang có, cái tốt hiện hành, đã trở thành cũ, xấu, đòi hỏi một cuộc cách mạng "phá cái xấu, đổi ra cái tốt, phá cái cũ đổi ra cái mới"...
Có quá nhiều bài học xác minh vững chắc định nghĩa của Nguyễn Ái Quốc về "cách mạng". Cách mạng không phải chỉ làm một lần đánh đổ đế quốc, phong kiến là xong, mà cách mạng là phải luôn luôn đổi mới, ngay trên cái mới đã cũ, cái tốt cũ đang dần dần xấu đi...
Và định nghĩa "cách mệnh" trong "Đường cách mệnh" từ trước đến nay vẫn còn nguyên giá trị về lý luận cũng như về thực tiễn.
Còn chữ K viết trước nguyên âm, nếu không bỏ dấu đọc vẫn ra nghĩa, ví dụ:
Kach đọc vẫn là Kach chữ không thể Kạch hay Kãnh được.