[Funland] Tiếng Việt: Đúng và Sai - Cách dùng

kinum08

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-35495
Ngày cấp bằng
18/5/09
Số km
1,205
Động cơ
481,704 Mã lực

DiCham

Walking...
Tưởng nhớ
Biển số
OF-40
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
3,873
Động cơ
619,660 Mã lực
Nơi ở
loanh quanh, alo cho nhanh!
Cụ căn cứ vào đâu mà nói sai chính tả? Căn cứ mấy quyển từ điển tiếng Việt đã lạc hậu nửa thế kỷ?
Ngôn ngữ là sinh ngữ, người ta nói thế nào thì ra ngôn ngữ đó. Ngôn ngữ phát triển hàng ngày mà cụ.
Nhièu từ mới đầu nghe chối tai nhưng nghe mãi thành quen.
Đồng ý với bác là sinh ngữ, người ra nói thế nào thì ra ngôn ngữ đó và nó phát triển hàng ngày.
Nhưng nếu gặp thứ ngôn ngữ này thì không biết bác thế nào, chứ em thì chịu, không tải nổi:
Email cho cấp dưới: "Tua^n` nai` 4nh -dj coO^g ta'c, mOoi. nguoO+i` th4y nh4u +)i hOo.p vs hoa`n thAnh` no^t' nhu+g~ co^g viE^c. -dA~ -dC, pha^n co^g".
"HapPy B-deiz zỢ péO ú..." hoặc "chj? t4y l3^n tr0*j` h4^n. +)0*j` z0^ +)0^j" ... nhưng bàn giao công việc qua e-mail kiểu này thì đúng là "h0k tH3^? tjN -|)uOo+c"

Tổng kết:
1. Ka^'p ddo^. -doc. -duoc: Cấp độ đọc được
2. K0^' g4(G' +)0.k -|)u+0+k: Cố gắng đọc được
(Chú giải: C = k, A = 4, Đ = +) hoặc -|), Ư = u+)
3. vCl… †|ºCl]\[ †ºCl ]\[ "†Cl/v\ †]†": Và... hoàn toàn "tậm tịt"
(Chú giải: V = v, A = Cl, H = †|, O = º, N = ]\[, T = †, M = /v\, I = ])

Theo Hải Nguyên - VNE


@ All: Cách đây 06 năm em có tham gia 1 cuốn sách mang tên: Sổ tay chính tả. Tác giả cuốn sách là một thầy giáo tên tuổi của Học viện báo chí & Tuyên truyền. Đây là cuốn sách rất có giá trị, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học. Tuy nhiên, tại thời điểm sách ra đời có lẽ do công tác giới thiệu sách chưa tốt nên sức phát hành kém. Hiện em vẫn giữ bản bông của cuốn sách này, qua topic này em chợt nảy ra ý có thể liên lạc lại với tác giả để tái bản cuốn sách. Em mạnh dạn đưa ý kiến ra đây, mời các cụ chém.
Rất hay bác ạ. Nếu tác giả đồng ý thì sẽ là một cơ hội tốt để mọi người tham khảo, qua đó để hội F1 đỡ vướng những thứ sinh ngữ rác - theo cá nhân em - vừa trích ở trên. =D>=D>=D>=D>
 

metalins

Xe tăng
Biển số
OF-69519
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
1,720
Động cơ
445,299 Mã lực
Các bác cho em hỏi: trong tiếng Việt có từ "Hùng khí" không?
Cụ nhà em được tặng 1 cái ảnh ông bạn của cụ chụp hồ Gươm có cái vòi phun tia nước lên, ông bạn của cụ lấy tiêu đề "Hùng khí Thăng long" mà em xoắn quẩy, chả hiểu cái hùng khí nó là cái gì. Trước nay nghe mỗi "Hào khí" hoặc "Hùng tráng"... Tra quanh quẩn chả thấy đâu có... :-?
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20110211/tai-hien-hung-khi-tay-son.aspx
http://www.baomoi.com/Chuong-trinh-nghe-thuat-Hung-khi-Thang-Long--Bai-ca-dat-nuoc/71/4978041.epi

Vẫn có dùng đấy cụ ạ. Em nghĩ là biến tấu từ một số từ "hào khí", "anh hùng"... trong trường hợp này vẫn có thể dùng với ý nhấn mạnh hơn từ gốc.
 

fxt

Xe đạp
Biển số
OF-26536
Ngày cấp bằng
29/12/08
Số km
26
Động cơ
487,860 Mã lực
Cháu viết thì ít khi ngọng dưng mà lói thì ngọng
 

accord1992

Xe tăng
Biển số
OF-119204
Ngày cấp bằng
3/11/11
Số km
1,502
Động cơ
398,701 Mã lực
Y-éc-xanh là ai? lại một thớt về tiếng Việt

em đọc bài này:
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120502/y-ec-xanh-la-ai.aspx
cảm nhận như sau;
- Việt hóa danh từ riêng đôi khi buồn cười thật nhưng theo em là CẦN THIẾT cho những người không biết ngoại ngữ. Ví dụ: Cụ Yersin phiên âm là Y-éc-xanh là phiên âm tiếng Pháp, nếu ghi Yersin thì dân tiếng Anh sẽ đọc là dơ-sần (không biết em đọc có đúng không) thì bao nhiêu người dân VN sẽ hiểu đó là Cụ Yersin, hoặc nói Cụ En-dồ chắc chẳng ai hiểu nổi là đang nói về 1 lãnh tụ Cộng sản (Ăng-ghen là phiên âm tiếng Đức???) mà không phải ai cũng biết ngoại ngữ gốc của tên người nào đó.
- Bản thân em biết khá tốt tiếng Anh nên không bị khó chịu khi đọc danh từ riêng viết bằng tiếng Anh nhưng khi gặp tiếng Pháp, Đức thì khá khó chịu vì không biết phải đọc như thế nào, đọc câm thì còn chấp nhận được, chứ đọc cho người khác nghe thì không biết như thế nào? thế nên em cho rằng những người phản đối chuyện phiên âm Việt hóa danh từ riêng là do họ có trình độ (thế lúc họ chưa có trình độ thì họ có khó chịu không? Như em khó chịu khi gặp tiếng Pháp, Đức, Tây ban nha)- Thêm tí nữa: chẳng lẽ em cũng cần ghi là French (hay Français), German hoặc Espana cho tên các nước em vừa liệt kê à.
Mời các Kụ chém.
 

DiCham

Walking...
Tưởng nhớ
Biển số
OF-40
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
3,873
Động cơ
619,660 Mã lực
Nơi ở
loanh quanh, alo cho nhanh!
Vì là đa ngôn ngữ nên có lẽ theo âm gốc thì lành hơn bác nhỉ. Ví dụ Yersin là người Pháp thì mình theo âm Pháp, Français thì mình theo họ là Ph-răng-xe.
E sợ nhất quả phiên âm theo Tàu như Mạc Tư Khoa hay Phi Luật Tân... không hiểu sao chứ em không thể trôi nổi cái phiên âm kiểu này.
Các bác cho ý kiến "dư lào".... :-?
 

cuky99

Xe buýt
Biển số
OF-53935
Ngày cấp bằng
30/12/09
Số km
692
Động cơ
457,504 Mã lực
Bác nói đến tiếng Khựa thì em vừa đọc được các chuyện này:

Khẩu hiệu "Come Alive With the Pepsi's Generation" (Sảng khoái với Pepsi thế hệ mới) được chuyển nghĩa sang tiếng Hoa là "Pepsi đem tổ tiên bạn từ dưới mồ trở lại".

Chẳng biết đúng không nhưng thấy buồn :)) quá
 

cwise

Xe container
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
8,606
Động cơ
486,460 Mã lực
Vì là đa ngôn ngữ nên có lẽ theo âm gốc thì lành hơn bác nhỉ. Ví dụ Yersin là người Pháp thì mình theo âm Pháp, Français thì mình theo họ là Ph-răng-xe.
E sợ nhất quả phiên âm theo Tàu như Mạc Tư Khoa hay Phi Luật Tân... không hiểu sao chứ em không thể trôi nổi cái phiên âm kiểu này.
Các bác cho ý kiến "dư lào".... :-?
Em tìm mấy hôm chẳng thấy thread này đâu cả. May có bác cù kỳ nổi lên. Em lại thấy kiểu phiên âm này rất hay, nó mang một cái gì đó rất kiều cách, đôi chút vênh váo, thể hiện này nọ: Tân Tây Lan, Ái Nhĩ Lan,... Đặc biệt từ Phi Luật Tân nghe rất hay. Tiếc là bây giờ hiện đại, giới trẻ ít sử dụng những từ này, mà phang luôn tên cúng cơm cho nhanh.
 

cwise

Xe container
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
8,606
Động cơ
486,460 Mã lực
Các bác cho em hỏi: trong tiếng Việt có từ "Hùng khí" không?
Cụ nhà em được tặng 1 cái ảnh ông bạn của cụ chụp hồ Gươm có cái vòi phun tia nước lên, ông bạn của cụ lấy tiêu đề "Hùng khí Thăng long" mà em xoắn quẩy, chả hiểu cái hùng khí nó là cái gì. Trước nay nghe mỗi "Hào khí" hoặc "Hùng tráng"... Tra quanh quẩn chả thấy đâu có... :-?
Lẽ ra là Hào khí nhưng Hào hay đi với Hùng, người ta biến đổi tí, lúc đầu nghe không được quen lắm. Em nghĩ nó giống kiểu: Góc độ và giác độ. TSB, hồi em mới vào trường ĐH, các giảng viên toàn sử dụng "giác độ". Em cũng thắc mắc sao người ta không sử dụng "góc độ" mà theo cảm quan của em là nó gần gũi hơn. Bây giờ em lại thấy (căn cứ vào môi trường, hoàn cảnh của em) thì "giác độ" có vẻ ít dùng rồi.
 

cwise

Xe container
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
8,606
Động cơ
486,460 Mã lực
Bác nói đến tiếng Khựa thì em vừa đọc được các chuyện này:

Khẩu hiệu "Come Alive With the Pepsi's Generation" (Sảng khoái với Pepsi thế hệ mới) được chuyển nghĩa sang tiếng Hoa là "Pepsi đem tổ tiên bạn từ dưới mồ trở lại".

Chẳng biết đúng không nhưng thấy buồn :)) quá
Những câu chuyện này có từ khá lâu, trên báo mạng em nhớ là có hẳn một bài liệt kê.
 

cwise

Xe container
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
8,606
Động cơ
486,460 Mã lực
em đọc bài này:
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120502/y-ec-xanh-la-ai.aspx
cảm nhận như sau;
- Việt hóa danh từ riêng đôi khi buồn cười thật nhưng theo em là CẦN THIẾT cho những người không biết ngoại ngữ. Ví dụ: Cụ Yersin phiên âm là Y-éc-xanh là phiên âm tiếng Pháp, nếu ghi Yersin thì dân tiếng Anh sẽ đọc là dơ-sần (không biết em đọc có đúng không) thì bao nhiêu người dân VN sẽ hiểu đó là Cụ Yersin, hoặc nói Cụ En-dồ chắc chẳng ai hiểu nổi là đang nói về 1 lãnh tụ Cộng sản (Ăng-ghen là phiên âm tiếng Đức???) mà không phải ai cũng biết ngoại ngữ gốc của tên người nào đó.
- Bản thân em biết khá tốt tiếng Anh nên không bị khó chịu khi đọc danh từ riêng viết bằng tiếng Anh nhưng khi gặp tiếng Pháp, Đức thì khá khó chịu vì không biết phải đọc như thế nào, đọc câm thì còn chấp nhận được, chứ đọc cho người khác nghe thì không biết như thế nào? thế nên em cho rằng những người phản đối chuyện phiên âm Việt hóa danh từ riêng là do họ có trình độ (thế lúc họ chưa có trình độ thì họ có khó chịu không? Như em khó chịu khi gặp tiếng Pháp, Đức, Tây ban nha)- Thêm tí nữa: chẳng lẽ em cũng cần ghi là French (hay Français), German hoặc Espana cho tên các nước em vừa liệt kê à.
Mời các Kụ chém.
Em thấy việc Việt hóa như nêu trên là hoàn toàn chấp nhận được và nó phù hợp với dân ta.
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
22,922
Động cơ
739,192 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Lẽ ra là Hào khí nhưng Hào hay đi với Hùng, người ta biến đổi tí, lúc đầu nghe không được quen lắm. Em nghĩ nó giống kiểu: Góc độ và giác độ. TSB, hồi em mới vào trường ĐH, các giảng viên toàn sử dụng "giác độ". Em cũng thắc mắc sao người ta không sử dụng "góc độ" mà theo cảm quan của em là nó gần gũi hơn. Bây giờ em lại thấy (căn cứ vào môi trường, hoàn cảnh của em) thì "giác độ" có vẻ ít dùng rồi.

Giác là từ Hán Việt cụ ạ. Giác = Góc.

Từ Giác vẫn dùng đều: Lượng giác. Cảnh giác khác đấy nhá. He he
 

thoatlut

Xe tải
Biển số
OF-23621
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
445
Động cơ
497,120 Mã lực
Văn phạm ở bất kể một quốc gia nào đều có văn nói và văn viết. Văn nói thì có thể đơn giản, xuề xòa hơn do theo tình huống và văn cảnh... Nhưng văn viết thì yêu cầu khắt khe hơn vì dễ bị hiểu nhầm theo tâm lý người đọc. Ở VN thì hay thấy lỗi hơn cũng có lẽ do ngữ pháp VN kn chặt chẽ và quy định về ngữ pháp trong văn viết của nên giáo dục VN chưa hoàn thiện. và cũng do sự chủ quan của người sử dụng nên dễ gây hiểu lầm. em có một ví dụ: có 2 mẹ con bán hàng nước, mẹ tên là Quế. thế là có 1 hôm ông em của em suýt bị ăn mắng vì gõ trên diễn đàn là "Con mẹ Quế tính tiền sai". Sau đó phải giải thích mãi là "con của mẹ Quế tính tiền sai". cái lỗi ở ví dụ này theo em nghĩ là lỗi chủ quan của người viết, nhưng có lẽ cái ngữ pháp của tiếng việt nó quá lỏng lẻo chăng? Nếu tiếng Anh thì Quế's daughter sẽ chẳng nhầm sang nghĩa xấu như trong TV ở VD trên được phải kn các cụ. Em tin chắc có rất nhiều lỗi chính tả của đoạn em vừa gõ đấy.
 

cwise

Xe container
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
8,606
Động cơ
486,460 Mã lực
Cụ căn cứ vào đâu mà nói sai chính tả? Căn cứ mấy quyển từ điển tiếng Việt đã lạc hậu nửa thế kỷ?

Ngôn ngữ là sinh ngữ, người ta nói thế nào thì ra ngôn ngữ đó. Ngôn ngữ phát triển hàng ngày mà cụ.

Nhièu từ mới đầu nghe chối tai nhưng nghe mãi thành quen.
Một số sai chính tả cơ bản ạ, do nhiều lỗi, ví dụ: đánh máy. Cái này Anh Dí Chậm nói đúng.

Một số từ nghe chối tai, em xin ví dụ một cái mà em nghe chối tai, đó là: Phối Kết hợp. Theo em hiểu lúc đầu chỉ có từ kết hợp, không hiểu vì sao sau này (tức bắt đầu từ hơn 10 năm về trước) rộ lên phong trào "phối kết hợp" (thêm từ "phối" nghe cực chối!!), đặc biệt sử dụng trong việc trao đổi có yếu tố Nhà nước, đại khái có tí "chính luận". Bây giờ không biết có còn nhiều không.
 

cwise

Xe container
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
8,606
Động cơ
486,460 Mã lực
Giác là từ Hán Việt cụ ạ. Giác = Góc.

Từ Giác vẫn dùng đều: Lượng giác. Cảnh giác khác đấy nhá. He he
Giác là góc thì ai cũng biết ạ. Nhưng em thắc mắc sao người ta cứ dùng giác độ thay vì góc độ? "Xét dưới giác độ" "xét dưới góc độ", Em thấy dùng rất ngượng mồm, đặc biệt là các giảng viên ĐH.

Xét dưới giác độ FUN của các diễn đàn mạng thì Diễn đàn OF là ...
Xét dưới góc độ FUN của các diễn đàn mạng thì Diễn đàn OF là....

Cái nào nghe hay hơn nhỉ?
 

thoatlut

Xe tải
Biển số
OF-23621
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
445
Động cơ
497,120 Mã lực
em đọc bài này:
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120502/y-ec-xanh-la-ai.aspx
cảm nhận như sau;
- Việt hóa danh từ riêng đôi khi buồn cười thật nhưng theo em là CẦN THIẾT cho những người không biết ngoại ngữ. Ví dụ: Cụ Yersin phiên âm là Y-éc-xanh là phiên âm tiếng Pháp, nếu ghi Yersin thì dân tiếng Anh sẽ đọc là dơ-sần (không biết em đọc có đúng không) thì bao nhiêu người dân VN sẽ hiểu đó là Cụ Yersin, hoặc nói Cụ En-dồ chắc chẳng ai hiểu nổi là đang nói về 1 lãnh tụ Cộng sản (Ăng-ghen là phiên âm tiếng Đức???) mà không phải ai cũng biết ngoại ngữ gốc của tên người nào đó.
- Bản thân em biết khá tốt tiếng Anh nên không bị khó chịu khi đọc danh từ riêng viết bằng tiếng Anh nhưng khi gặp tiếng Pháp, Đức thì khá khó chịu vì không biết phải đọc như thế nào, đọc câm thì còn chấp nhận được, chứ đọc cho người khác nghe thì không biết như thế nào? thế nên em cho rằng những người phản đối chuyện phiên âm Việt hóa danh từ riêng là do họ có trình độ (thế lúc họ chưa có trình độ thì họ có khó chịu không? Như em khó chịu khi gặp tiếng Pháp, Đức, Tây ban nha)- Thêm tí nữa: chẳng lẽ em cũng cần ghi là French (hay Français), German hoặc Espana cho tên các nước em vừa liệt kê à.
Mời các Kụ chém.
Về tên riêng thì theo em nghĩ nên phiên âm đúng gốc mẹ đẻ. VD cụ Yersin gốc Pháp thì phải phiên âm theo tiếng Pháp. còn kn thể theo tiếng Anh được, vì sang tiếng Anh thì đến gọi cụ Yersin là Giơ Sin thì cụ Y éc sinh kn thể biết là người ta đang gọi tên cụ được.
 

cwise

Xe container
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
8,606
Động cơ
486,460 Mã lực
Văn phạm ở bất kể một quốc gia nào đều có văn nói và văn viết. Văn nói thì có thể đơn giản, xuề xòa hơn do theo tình huống và văn cảnh... Nhưng văn viết thì yêu cầu khắt khe hơn vì dễ bị hiểu nhầm theo tâm lý người đọc. Ở VN thì hay thấy lỗi hơn cũng có lẽ do ngữ pháp VN kn chặt chẽ và quy định về ngữ pháp trong văn viết của nên giáo dục VN chưa hoàn thiện. và cũng do sự chủ quan của người sử dụng nên dễ gây hiểu lầm. em có một ví dụ: có 2 mẹ con bán hàng nước, mẹ tên là Quế. thế là có 1 hôm ông em của em suýt bị ăn mắng vì gõ trên diễn đàn là "Con mẹ Quế tính tiền sai". Sau đó phải giải thích mãi là "con của mẹ Quế tính tiền sai". cái lỗi ở ví dụ này theo em nghĩ là lỗi chủ quan của người viết, nhưng có lẽ cái ngữ pháp của tiếng việt nó quá lỏng lẻo chăng? Nếu tiếng Anh thì Quế's daughter sẽ chẳng nhầm sang nghĩa xấu như trong TV ở VD trên được phải kn các cụ. Em tin chắc có rất nhiều lỗi chính tả của đoạn em vừa gõ đấy.
Nhiều lỗi chính tả như bác nói trên diễn đàn mạng không phải là lỗi, là văn nói và kể thôi, anh em k quan tâm làm gì. Lý do là TV có lẽ cũng như người V có nhiều cải biên, biến đổi, thoắt ẩn thoắt hiện, nó cũng tùy thuộc ngữ cảnh. Ví dụ: tại một cuộc offline của một số anh em trên diễn đàn OF, các ofer lôi gia đình đi cùng: bác khen con (f1) của một ofer nào đó (trực tiếp hoặc gián tiếp) là: con mẹ Hồng ngoan quá. Em nghĩ ai cũng hiểu.
 

bb_9650

Xe buýt
Biển số
OF-138495
Ngày cấp bằng
14/4/12
Số km
642
Động cơ
373,350 Mã lực
Nơi ở
TP. Hà Nội
phong ba bão táp không bằng ngữ pháp việt nam mà cụ
 

cwise

Xe container
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
8,606
Động cơ
486,460 Mã lực
phong ba bão táp không bằng ngữ pháp việt nam mà cụ
Ngôn ngữ nào cũng phong ba bão táp cả. Tiếng Anh chửi nhau hay yêu nhau cũng đại loại chỉ you and i. Còn VN ta thì bác biết rồi.
 

Bung To

Xe điện
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
4,233
Động cơ
520,604 Mã lực
Các cụ cho em hỏi: 2 câu khác nhau gì?
1. Việt Nam quyết tâm đánh thắng Tàu Khựa.
2. Việt Nam quyết tâm đánh bại Tàu Khựa.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top