Ngày xưa, các thương nhân Tàu mua bán giao thương trên các dòng sông, mua chịu hàng hóa từ nơi sản xuất, đi bán hàng một vòng trên các con sông, sau khi bán hàng - thu tiền, mới quay trở về trả tiền cho nơi bán. Chữ Hán mô tả việc mua chịu này là chữ (賒) đọc là [ shā ] nghe rất giống cách đọc của từ "Xa" trong tiếng Việt.
Khi tạo ra chữ Nôm, muốn mô tả khoảng cách xa, các cụ nhà ta tận dụng luôn chữ Xa (賒) - mua chịu, đồng âm khác nghĩa này, để làm chữ Xa (賒) - xa xôi trong tiếng Việt.
Có chữ Xa, tất nhiên phải có chữ Gần, các cụ lấy chữ Xa (賒), bỏ đi chữ chữ Xà (佘) giữ lại chữ Bối (貝), thêm chữ Cân (斤) vào cạnh chữ Bối, thế là được một chữ mới toe (𧵆) - gần.
Nhưng có lẽ trong quá trình sử dụng chữ Gần (𧵆) nhiều người có ý kiến thắc mắc (giống như cháu thắc mắc), cho nên các cụ chuyển nghĩa của chữ Gần (𧵆) trở thành Gần (gũi), còn Gần (xa) được bỏ chữ Bối (貝) giữ chữ Cân (斤) vì âm đọc của chữ Cân trong Hán Tự là [ jīn ] nghe cũng hơi giống từ "Gần" trong tiếng Việt.
Tóm lại từ giữa thế kỷ 19, Gần (xa) là chữ (斤), Gần (gũi) là chữ (𧵆). Nghe cũng có lý !!! vì gần gũi là liên quan đến tiền nong rồi (chữ Bối (貝) có nghĩa là tiền). Muốn mượn tiền (貝) thì ý nghĩ đầu tiên là các mối quan hệ gần gũi có chữ tiền.
Đầu thế kỷ 19, Gần (xa) vẫn là chữ (𧵆). Bằng chứng là trong Truyện Kiều:
𧵆賒奴㘃燕莺
Gần xa nô nức yến anh