Em thì nghĩ thế này: Kể cả khi ta có đi qua 10 cuộc hôn nhân đổ vỡ chúng ta cũng không thể làm cho cuộc hôn nhân thứ 11 hạnh phúc, bền vững được. Bởi hôn nhân chỉ được học bằng hạnh phúc chứ không phải bằng khổ đau. Người sở hữu một hôn nhân hạnh phúc sẽ thông tuệ về hôn nhân hơn người sở hữu nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ. Hãy học cách nuôi dưỡng hôn nhân bằng hạnh phúc sẽ đến chứ đừng bằng khổ đau đã qua. Chúng ta luôn sai chí mạng vì học cách nuôi dưỡng hôn nhân bằng kinh nghiệm khổ đau. Như cái cách chúng ta chỉ thấy giá trị khi đã để mất. Hãy yêu nhau vì những điều hạnh phúc sẽ đến. Hãy nuôi dưỡng hôn nhân bằng tương lai cả 2 đang cùng nhau hướng tới. Định giá cho một cuộc hôn nhân không phải để bán mua. Mà là để học cách cùng nhau trân trọng. Mà là để cùng nhau nhìn xa hơn nơi mình đang đứng. Mà là để động viên nhau, chăm sóc nhau mỗi ngày. Nhiều hơn ngày hôm qua. Tốt hơn ngày hôm qua. Hạnh phúc hơn ngày hôm qua. Chỉ vậy thôi. Em nghĩ thế vì căn bản 1 cuộc hôn nhân nên được xây dựng từ tình yêu, chứ không phải toan tính vụ lợi.
Còn nếu mà cô A lấy anh B vì anh B giàu có, tiềm lực tốt chứ k phải vì yêu anh ấy. Anh B lấy cô A mà ko phải cô C vì cô A đẹp hơn, có thu nhập tốt hơn, được hưởng gia tài kếch xù hơn ... thì em xin không bàn tới. Bởi nền tảng hôn nhân không phải là tình yêu mà có.
Nói thế không có nghĩa là e phủ định cái tốt của việc thỏa thuận tiền hôn nhân. Trước khi kết hôn, nếu như có thể thẳng thắn với nhau trách nhiệm và nghĩa vụ của cả 2 được cũng là cái tốt. Chồng yêu thương, san sẻ cùng vợ; vợ thương chồng, chăm sóc chu toàn gia đình bên chồng, 2 vợ chồng không phân biệt đối xử 2 bên nội, ngoại là tốt nhất. Còn về quản lý tiền bạc e thấy cũng không nên tịch thu hết tiền của chồng. Nhiều nhà kể vợ cầm hết tiền, chồng đến đồng tiền đổ xăng cũng không có thì e thấy ko ổn. Có độc lập, tự do mới có hạnh phúc. Nhưng mà phân rạch ròi là ai đóng góp bnhieu, bnhieu %, ly hôn sẽ chia tnao e thấy n làm nta cảm thấy mất cái tình :3