Khoảng năm 1985-1986, em có đọc một cuốn sách xuất bản trong Nam trước 1975. Em không nhớ tên, nhưng NXB thì láng máng là Âu Việt hay Lạc Việt hay Âu Lạc gì đó.1. Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó
Thác xuống Âm phủ biết có hay không?
Đây là câu thành ngữ nhằm phản đối triều Nguyễn của dân Bắc.
Đời Lê, sang đến Tây Sơn, trong các loại cỗ cúng đám ma, thì thịt chó vẫn là món cúng bình thường, căn cứ theo " Sách sổ sang chép các việc " của Phê-lip-pê Bỉnh, một giáo sỹ người Việt sống đúng thời ấy, sau sống ở Bồ Đào Nha, thì ở miền Bắc, các đám ma vẫn làm cỗ bằng thịt chó để cúng, và nếu thiếu thì không thể coi là cỗ to.
Sang thời Nguyễn, không rõ vì lý do gì, nhà Nguyễn cấm làm thịt chó cúng, cùng với dụ cấm mặc váy.
Nên dân Bắc làm câu thành ngữ này, nghe kiểu như lời than trách.
Có đoạn họ giải thích rằng xưa người Việt vào khai phá Nam Bộ thì vùng đất này hoang vắng, mùa thì bạt ngàn lau sậy cỏ lác, mùa thì nước nổi mênh mông.
Những người tới cư ngụ đầu tiên thường chọn các gò cao, nơi mùa nước nổi vẫn có thể trụ lại được để sinh sống. Dần dần quần cư tạo nên các địa danh mang tên Gò như Gò Công, Gò Vấp, Gò Quao...
Khi mới ở, chưa có tổ chức chính quyền hay làng xã. Nạn lục tặc rất nhiều, đó cũng là một đặc điểm xã hội vẫn còn tới ngày nay (tức thời điểm viết sách).
Cuộc sống sông nước và di cư khẩn hoang liên tục khiến người ta thường không tích lũy mà hưởng thụ hết những gì có thể kiếm ra được.
Khi ở, chó là vật nuôi tin cậy giúp con người cảnh báo khi có người tới hoặc các mối nguy hiểm như trăn rắn hay cá sấu. Khi đi, chó cũng là con vật dễ mang theo, và phải mang theo vì loài này sinh trưởng chậm và khó sinh nở ở cuộc sống sông nước.
Vậy nên dần dần, chó trở thành một con vật quý giá và không thể thiếu của con người.
Do đó người ta ít ăn và bỏ dần tục ăn thịt chó.
Đấy là sách viết, một cuốn sách xưa cũ và có vẻ không phải là một công trình khảo cứu, nhưng em vẫn thấy cách giải thích đó thuyết phục.
Em cũng không nhớ rõ trong sách có nói về việc thời nhà Nguyễn cấm ăn thịt chó hay không.
Nếu có thời gian em sẽ đọc những cuốn sách của Sơn Nam hay các nhà "Nam Bộ học" khác xem có thêm gì mới về chuyện này hay không.