[Funland] Thành ngữ giải- thích

x2bx2

Xe tăng
Biển số
OF-96329
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
1,001
Động cơ
407,533 Mã lực
1. Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó
Thác xuống Âm phủ biết có hay không?
Đây là câu thành ngữ nhằm phản đối triều Nguyễn của dân Bắc.
Đời Lê, sang đến Tây Sơn, trong các loại cỗ cúng đám ma, thì thịt chó vẫn là món cúng bình thường, căn cứ theo " Sách sổ sang chép các việc " của Phê-lip-pê Bỉnh, một giáo sỹ người Việt sống đúng thời ấy, sau sống ở Bồ Đào Nha, thì ở miền Bắc, các đám ma vẫn làm cỗ bằng thịt chó để cúng, và nếu thiếu thì không thể coi là cỗ to.
Sang thời Nguyễn, không rõ vì lý do gì, nhà Nguyễn cấm làm thịt chó cúng, cùng với dụ cấm mặc váy.
Nên dân Bắc làm câu thành ngữ này, nghe kiểu như lời than trách.
Khoảng năm 1985-1986, em có đọc một cuốn sách xuất bản trong Nam trước 1975. Em không nhớ tên, nhưng NXB thì láng máng là Âu Việt hay Lạc Việt hay Âu Lạc gì đó.
Có đoạn họ giải thích rằng xưa người Việt vào khai phá Nam Bộ thì vùng đất này hoang vắng, mùa thì bạt ngàn lau sậy cỏ lác, mùa thì nước nổi mênh mông.
Những người tới cư ngụ đầu tiên thường chọn các gò cao, nơi mùa nước nổi vẫn có thể trụ lại được để sinh sống. Dần dần quần cư tạo nên các địa danh mang tên Gò như Gò Công, Gò Vấp, Gò Quao...
Khi mới ở, chưa có tổ chức chính quyền hay làng xã. Nạn lục tặc rất nhiều, đó cũng là một đặc điểm xã hội vẫn còn tới ngày nay (tức thời điểm viết sách).
Cuộc sống sông nước và di cư khẩn hoang liên tục khiến người ta thường không tích lũy mà hưởng thụ hết những gì có thể kiếm ra được.
Khi ở, chó là vật nuôi tin cậy giúp con người cảnh báo khi có người tới hoặc các mối nguy hiểm như trăn rắn hay cá sấu. Khi đi, chó cũng là con vật dễ mang theo, và phải mang theo vì loài này sinh trưởng chậm và khó sinh nở ở cuộc sống sông nước.
Vậy nên dần dần, chó trở thành một con vật quý giá và không thể thiếu của con người.
Do đó người ta ít ăn và bỏ dần tục ăn thịt chó.
Đấy là sách viết, một cuốn sách xưa cũ và có vẻ không phải là một công trình khảo cứu, nhưng em vẫn thấy cách giải thích đó thuyết phục.
Em cũng không nhớ rõ trong sách có nói về việc thời nhà Nguyễn cấm ăn thịt chó hay không.
Nếu có thời gian em sẽ đọc những cuốn sách của Sơn Nam hay các nhà "Nam Bộ học" khác xem có thêm gì mới về chuyện này hay không.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,743
Động cơ
434,773 Mã lực
42. Lệnh ông không bằng cồng bà
Lệnh và cồng là 2 dụng cụ bằng đồng dùng để ra lệnh, thúc quân, báo hiệu.
Điển tích có lẽ là nói về thời Bà Triệu, ông Triệu Quốc Đạt là anh nhưng không được mọi người tin bằng bà Triệu Thị Trinh. Mỗi khi nghe tiếng cồng của Bà Triệu thì binh sĩ ở mọi nơi đều tập hợp ở dưới cờ.
Em nghĩ hơi khác: Lệnh thực ra là trống lệnh, thí dụ đây là cái trống lệnh đời nhà Thanh

清代 道教(太极)令鼓


Vậy lệnh ông là tiếng trống(lệnh) của ông không bằng tiếng chiêng/cồng của bà. Mà nghe tiếng trống da với chiêng đồng mới dễ phân biệt chứ có phải tai nghệ sĩ đâu mà phân biệt được tiếng thanh la não bạt, chiêng mẹ chiêng con phỏng ạ.
Ngay các quan lang xứ Mường cũng vẫn dung trống lệnh để gọi dân về phục dịch.
Cái này cũng lại do các người làm nhà quan lang nghĩ ra chăng, vì quan ông thỉnh thoảng mới gõ và nhiều việc nên không xét nét, cho phép có thời gian để chuẩn bị vì dính đến nhiều việc lớn như làm phu, bắt lính chả hạn; quan bà suốt ngày ở nhà, gọi mãi không thấy bà cáu vả vỡ mồm ngay.
 

Hoathanhtao

Xe container
Biển số
OF-143470
Ngày cấp bằng
26/5/12
Số km
6,307
Động cơ
410,300 Mã lực
43. Cưỡi ngựa xem hoa
Thành ngữ gốc Hán
Nguyên văn: 走馬觀花 Tẩu mã quan hoa


Có một cô nàng nọ đã đến tuổi cặp kê mà vẫn chưa có ai. Lý do là môi của cô bị sứt. Và ở vùng khác, cũng có một anh chàng kia, tuối đã lớn mà chưa có người nâng khăn sửa túi vì anh bị tật ở chân. Cả hai đều nhờ đến mai mối. Ngày xưa thì việc lấy vợ chồng thường qua bà mối hay bà mai.

Bà mai mà hai người này nhờ lại là một người, bà xếp đặt cho hai người một cuộc hẹn.

Bà bố trí cho anh chàng bị tật cưỡi ngựa để giấu đi khuyết điểm ở chân, còn cô gái thì cầm bông hoa che khuyết điểm ở môi. Kết cục là cả 2 đều dính.
Thế mà thành ngữ lại ra ý nghĩa khác rất rất xa đến độ không thể ngờ.:))

Em hiểu câu CƯỠI NGỰA XEM HOA như là thói làm ăn láng cháng, không chú tâm đến công việc....
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,187
Động cơ
698,182 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
44 .Đánh trống lảng
Lảng là tiếng Việt cổ, nghĩa là đi lui, rút lui nhanh

Trong lễ tế thần ở cung vua, khi tiến rượu, các tế viên (ông mạnh, ông bồi) phải đi khoan thai, từng bước một, theo điệu nhạc và nhịp trống từ ngoài sân vào trong cung.

Khi ở trong cung trở ra, các tế viên phải bước rất nhanh theo nhịp trống dồn nhập gọi là trống lảng (tiếng giục để lảng ra cho nhanh). Sau này, thành ngữ đánh trống lảng được dùng với nghĩa : một người nào đó đang nghe chuyện này thì nói lảng ra chuyện khác, hoặc lảng ra chỗ khác để tránh điều bất lợi cho mình.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,743
Động cơ
434,773 Mã lực
Nguyên cả câu ợ:"Vênh váo như bố vợ cậu ấm" chứ bố vợ mà phải đám thì vênh cái gì
Bác không biết "cậu ấm" rồi, cơ bản là con quan thì được "tập ấm" tức là đương nhiên được nahf nước nuôi, chả phải làm gì nhưng cũng chỉ vài đời, khi "ấm tận" mà không tự làm được chưucs tước hay sản nghiệp gì thì cũng đói to.
Vì thế bố vợ cậu ấm chả có gì mà vênh cả.
 

Bèo Bọt

Xe tăng
Biển số
OF-173168
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
1,977
Động cơ
355,224 Mã lực
chân đi chữ bát dứt khoát phải to - nói về các cụ ofer chân đi vòng kiềng thì chắc chắn khoai rất dài và rất to ạ
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,187
Động cơ
698,182 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
45. Đánh trống lấp

Trong lễ tế thần, khi đọc văn tế, vì kiêng tên húy của thần, hoặc tên các nhân vật trong Hoàng Gia, nên người đọc văn chỉ đọc lẩm nhẩm trong miệng.

Tuy vậy, vẫn sợ người ngoài biết tên húy nên khi đọc đến tên và chức tước của thần, người đánh trống còn điểm mấy tiếng trống để làm lấp tiếng người đọc. Đánh trống lúc đó gọi là trống lấp.

Ngày nay, thành ngữ này thường dùng để chỉ việc kể lể lôi thôi nhằm lấp liếm câu chuyện chính hoặc che đậy lỗi lầm của mình.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,187
Động cơ
698,182 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
46. Đèo heo hút gió
Đúng ra là: Đèo Neo hút gió

Ngày trước, đường quốc lộ đi từ Thăng Long lên ải Nam quan phải đi qua đèo Neo (một cái đèo ở gần thị xã Bắc Giang bây giờ).

Tiễn những người đi sứ sang Trung Quốc, bạn bè dù thân thiết cũng chỉ đi tiễn đến đèo Neo, đặt rượu tiễn hành rồi quay về. Người đi sứ phải đi vào đoạn đường rừng hoang vắng để lên cửa ải.
 

hoangminh248

Xe tăng
Biển số
OF-349619
Ngày cấp bằng
6/1/15
Số km
1,443
Động cơ
277,460 Mã lực
Nơi ở
sx đồ gỗ mỹ nghệ Bắc Ninh
Em cũng xin tham gia chút cho vui ạ.
Xôi : các Cụ biết rồi
Bỏng: thóc rang lên cho nở bung ra ( có nơi gọi là nẻ).
Xưa các cụ cúng trên chùa thường cúng xôi và bỏng, hoa quả...
Câu này ám chỉ : Xôi cũng chả được ăn mà bỏng cũng chả được ăn
Câu này em thấy nghĩa bóng như kiểu ban đầu mục đích là xôi nên ko để ý bỏng. Đến khi xôi hết thì quay sang bỏng cũng chẳng còn. Ý là đặt mục tiêu cao quá hoặc đòi cái ngoài tầm với nên chả được cái cao mà cái thấp cũng mất. Câu này hay thốt lên kiểu "thế là xôi hỏng bỏng ko", gần giống kiểu như "khôn ăn cái dại ăn nước" - biết khôn thì chọn mục tiêu hay cái hợp mà mình đạt được, còn dại thì mất cái, chỉ còn nước mà ăn.

Câu ca rao tục ngữ " Đoạn kết dư tư bổn giãy chết" Thật da là để chỉ 1 cái kết khá là ...sung túc chứ không phải dư các cụ vẫn lầm tưởng, iem thật!
Em lại thấy kiểu như cái kết dài mà chả thấy hết kiểu như con cà con kê, nói về sự dài dòng.

Vắt quả chanh không thể đều được, nhất là lúc cuối.
Đều như vắt cỏ tranh/gianh mới đúng vì lợp lá tranh hay lá gồi làm mái nhà cũng phải vắt cỏ tranh/gồi lên cái sào như vắt quần áo lên sào phơi, chỉ khác là vắt/vứt cỏ lên sào phải xếp đều và khít không thì nó dột ướt hết nhà.
Em hiểu vắt chanh kiểu như tép chanh ấy, nó đều nhau ko biết có đúng ko ạ? Đi ăn hàng hay nói "xin vắt chanh", quả chanh được bổ ra từng mảnh nho nhỏ chứ ko được 1 nửa hay 1/4.

Có câu này: "Ăn chân sau cho nhau chân trước" (chân giò) mà có 2 trường phái giải thích ngược nhau nên giờ em chẳng biết chân nào ngon hơn ~X(
Còn câu: "rau muống tháng 9, con dâu nhịn cho mẹ chồng" ăn thì dễ rồi
Em được các cụ ở nhà nói là chân giò thì chân trước ngon hơn. Nếu gọi là đùi lợn thì hiểu là 4 chân đều có phần đùi, còn chân giò hiểu hẹp là 2 cái chân trước thôi. Chân sau thì nhiều thịt, thường cắt riêng phần thịt ra mà chế biến. Còn làm thịt chân giò thì dùng chân trước nó mới đều miếng khi cắt ra (có cả thịt lẫn da). Làm món đông thì cũng dùng chân trước mới dùng được nhiều nguyên liệu, chứ chân sau thì phần thịt nạc riêng rồi, còn phần gần móng ít mà lại cứng.

" Ăn trông nồi, ngồi trông hướng"
Em hiểu nghĩa bóng là sự ý tứ. Ăn thì phải nhìn nồi xem còn ko, nhường nhịn mà ăn, còn ngồi thì phải xem người ngồi trước thế nào hay mình có quay mông vào chỗ thờ cúng...
 

dnnv

Xe tăng
Biển số
OF-175939
Ngày cấp bằng
9/1/13
Số km
1,059
Động cơ
150,451 Mã lực
Hôm tình cờ ngồi cạnh 2 cụ già nói chuyện với nhau về câu chữ, có 2 câu là "Mã đáo thành công" và "Thượng lộ bình an". Các cụ nghĩ nó đồng nghĩa hay khác nghĩa?
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,743
Động cơ
434,773 Mã lực
----------


Em hiểu vắt chanh kiểu như tép chanh ấy, nó đều nhau ko biết có đúng ko ạ? Đi ăn hàng hay nói "xin vắt chanh", quả chanh được bổ ra từng mảnh nho nhỏ chứ ko được 1 nửa hay 1/4.


--------...
Đấy là danh từ "vắt chanh" như kiểu "vắt xôi" ý là vặt ra một mẩu.
Nhưng mà ngày xưa chanh các cụ cho nhau cả quả chứ không tiết kiệm chẻ tư, chẻ tám như quán phở bây giờ.
Sang nhà vặt nhờ bác quả chanh, quả ớt là thường chứ ai xin vắt chanh, vắt ớt đâu.
 

Gabriel Jesus

Xe đạp
Biển số
OF-439400
Ngày cấp bằng
23/7/16
Số km
24
Động cơ
211,350 Mã lực
Nơi ở
Tuyển Brazil
Hôm tình cờ ngồi cạnh 2 cụ già nói chuyện với nhau về câu chữ, có 2 câu là "Mã đáo thành công" và "Thượng lộ bình an". Các cụ nghĩ nó đồng nghĩa hay khác nghĩa?
Xét xu hướng thì 2 thằng ngược nhau rồi, 1 ông đi để trở về, 1 ông ra đi (ko cần biết về hay không); 1 ông đi để làm gì đó và phải xong việc, 1 ông đi cho vui cũng chả sao, miễn an toàn :D
 

dnnv

Xe tăng
Biển số
OF-175939
Ngày cấp bằng
9/1/13
Số km
1,059
Động cơ
150,451 Mã lực
Xét xu hướng thì 2 thằng ngược nhau rồi, 1 ông đi để trở về, 1 ông ra đi (ko cần biết về hay không); 1 ông đi để làm gì đó và phải xong việc, 1 ông đi cho vui cũng chả sao, miễn an toàn :D
Về mục đích của 2 câu đó thì cụ nói đã sai rồi, đó là lời chúc dành cho người lên đường đi xa, gần như đồng nghĩa. Nhưng nên dùng câu nào trong trường hợp nào thì đúng, đó mới là vấn đề.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,187
Động cơ
698,182 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đấy là danh từ "vắt chanh" như kiểu "vắt xôi" ý là vặt ra một mẩu.
Nhưng mà ngày xưa chanh các cụ cho nhau cả quả chứ không tiết kiệm chẻ tư, chẻ tám như quán phở bây giờ.
Sang nhà vặt nhờ bác quả chanh, quả ớt là thường chứ ai xin vắt chanh, vắt ớt đâu.
hãi nhất câu
vắt chanh bỏ vỏ
 

hoangminh248

Xe tăng
Biển số
OF-349619
Ngày cấp bằng
6/1/15
Số km
1,443
Động cơ
277,460 Mã lực
Nơi ở
sx đồ gỗ mỹ nghệ Bắc Ninh
Thế mà thành ngữ lại ra ý nghĩa khác rất rất xa đến độ không thể ngờ.:))

Em hiểu câu CƯỠI NGỰA XEM HOA như là thói làm ăn láng cháng, không chú tâm đến công việc....
Câu này cụ chủ chỉ giải nghĩa chứ ko nói cách dùng, em cũng nghĩ như cụ - nhìn mặt mà cái hoa che miệng cũng chấp nhận, nhìn người đang cỡi ngựa cũng mặc định là bình thường.

chân đi chữ bát dứt khoát phải to - nói về các cụ ofer chân đi vòng kiềng thì chắc chắn khoai rất dài và rất to ạ
Bọn em hay dùng cho chị em =))

Về mục đích của 2 câu đó thì cụ nói đã sai rồi, đó là lời chúc dành cho người lên đường đi xa, gần như đồng nghĩa. Nhưng nên dùng câu nào trong trường hợp nào thì đúng, đó mới là vấn đề.
2 câu này cũng có thể dùng cho 1 trường hợp. Ví dụ tiễn ông đi thi thì chúc thượng lộ bình an rồi mã đáo thành công.
 

TungEpu

Xe tải
Biển số
OF-193907
Ngày cấp bằng
13/5/13
Số km
311
Động cơ
330,232 Mã lực
Thế mà thành ngữ lại ra ý nghĩa khác rất rất xa đến độ không thể ngờ.:))

Em hiểu câu CƯỠI NGỰA XEM HOA như là thói làm ăn láng cháng, không chú tâm đến công việc....
Vẫn nghĩa là vậy mà cụ. Tích truyện là anh thọt chân kia xem mặt vợ qua quýt nên lấy phải cô vợ sứt, còn cô gái kia lấy phải anh chồng què.
 

Hoathanhtao

Xe container
Biển số
OF-143470
Ngày cấp bằng
26/5/12
Số km
6,307
Động cơ
410,300 Mã lực
Vẫn nghĩa là vậy mà cụ. Tích truyện là anh thọt chân kia xem mặt vợ qua quýt nên lấy phải cô vợ sứt, còn cô gái kia lấy phải anh chồng què.
Vod Cụ!:)

Tuy nhiên trong câu truyện, tài năng của bà mối được đề cao nên câu thành ngữ bị che mờ.:D
 

hoangminh248

Xe tăng
Biển số
OF-349619
Ngày cấp bằng
6/1/15
Số km
1,443
Động cơ
277,460 Mã lực
Nơi ở
sx đồ gỗ mỹ nghệ Bắc Ninh
Đấy là danh từ "vắt chanh" như kiểu "vắt xôi" ý là vặt ra một mẩu.
Nhưng mà ngày xưa chanh các cụ cho nhau cả quả chứ không tiết kiệm chẻ tư, chẻ tám như quán phở bây giờ.
Sang nhà vặt nhờ bác quả chanh, quả ớt là thường chứ ai xin vắt chanh, vắt ớt đâu.
Dạ vâng. Giải nghĩa vắt như là nắm, bó là hợp lý rồi. Nhưng thành ngữ thì hay dùng trong thực tế đời thường nên nó cũng hay biến đổi. Vậy nên có những câu mà hiểu đúng nghĩa hay dùng thì lại ngược lại với nghĩa ban đầu ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top