[Funland] Thành ngữ giải- thích

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
18,319
Động cơ
1,392,276 Mã lực
Em nhờ các cụ giải:
"Chân đi chữ bát dứt khoát đầu to
Chân đi chữ O đầu to phải biết"
Em biết nhõn chữ bát tiếng khựa là số 8
Chữ bát 癶 có nghĩa là đạp ra, gạt ra. Cụ nhìn ai đi mà chân đạp ra 2 bên giống như tượng hình kia thì gọi là chân đi chữ bát hoặc chân chữ bát.
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,407
Động cơ
667,041 Mã lực
Em nhờ các cụ giải:
"Chân đi chữ bát dứt khoát đầu to
Chân đi chữ O đầu to phải biết"
Em biết nhõn chữ bát tiếng khựa là số 8
Chữ bát đây 八. 2 chưn mà xòe ra như thế này thì ắt phải có cái gì đó to to nó làm xòe ra
 

financial news

Xe hơi
Biển số
OF-189392
Ngày cấp bằng
11/4/13
Số km
134
Động cơ
332,210 Mã lực
1. Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó
Thác xuống Âm phủ biết có hay không?
Đây là câu thành ngữ nhằm phản đối triều Nguyễn của dân Bắc.
Đời Lê, sang đến Tây Sơn, trong các loại cỗ cúng đám ma, thì thịt chó vẫn là món cúng bình thường, căn cứ theo " Sách sổ sang chép các việc " của Phê-lip-pê Bỉnh, một giáo sỹ người Việt sống đúng thời ấy, sau sống ở Bồ Đào Nha, thì ở miền Bắc, các đám ma vẫn làm cỗ bằng thịt chó để cúng, và nếu thiếu thì không thể coi là cỗ to.
Sang thời Nguyễn, không rõ vì lý do gì, nhà Nguyễn cấm làm thịt chó cúng, cùng với dụ cấm mặc váy.
Nên dân Bắc làm câu thành ngữ này, nghe kiểu như lời than trách.
Em nghĩ cái này liên quan đến tư tưởng đạo Phật phổ thông. Kiểu như sát sinh thì khi chết sẽ ko được siêu thoát
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
18,319
Động cơ
1,392,276 Mã lực
Chữ bát đây 八. 2 chưn mà xòe ra như thế này thì ắt phải có cái gì đó to to nó làm xòe ra
Chữ bát này có nghĩa là số 8 cụ ạ. Nó ko có nghĩa là đạp ra, đẩy ra. Chân đi chữ bát là chỉ tướng người đi xấu, chân khi đi giống như đạp ấy cơ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,837
Động cơ
316,342 Mã lực
Hôm lâu lâu rồi em có nghe trên Zone FM, GS Nguyễn Lân Dũng có giải nghĩa câu này. Đại để là câu ca dao này nói về tình cảm vợ chồng, tuy nhiên cách thể hiện tình cảm của người vợ và người chồng nó có khác nhau.
“Gái thương chồng đang đông buổi chợ” có nghĩa là người vợ luôn luôn nghĩ về người chồng mọi lúc mọi nơi, kể cả khi mình đang bận rộn nhất, nhiều việc phải lo nghĩ nhất. Như cụ biết thì đi chợ búa (buôn bán hoặc mua sắm...) là công việc chính của phụ nữ xưa. Vậy mà lúc chợ đông vẫn nghĩ tới chồng con.
Còn “Trai thương vợ nắng quái chiều hôm”. Nắng quái là nắng lúc sắp tắt, vàng vọt. Báo hiệu một ngày đã hết, là lúc mọi công việc trong ngày đã xong. Lúc này người chồng mới có thời gian nghĩ đến vợ mình. Rộng hơn là tình cảm của người chồng đối với người vợ vẫn phải là sau sự nghiệp, công việc. Chỉ khi nào công danh, sự nghiệp của người chồng đã hoàn thành thì lúc đó người chồng sẽ nghĩ về vợ, đền bù lại cho vợ.
Em thấy hợp con nhà lý.
Không phải như bác nghĩ!

“Gái thương chồng nắng/đang đông buổi chợ” : tình cảm người đàn bà dành cho đàn ông (chồng) ví như náng buổi chợ đông (dĩ nhiên sáng mà có mưa thì chợ khó đông - Các cụ thậ tinh tế!) : càng lúc càng sâu đậm ví như nắng sáng lúc chợ đông, càng lúc càng gắt

“Trai thương vợ nắng quái chiều hôm” : tình cảm người đàn ông dành cho đàn bà (vợ) càng lúc càng bốy nông nàn ví như nắng chiều tuy có sáng như tắt dần, càng lúc càng nhạt!
 

dnnv

Xe tăng
Biển số
OF-175939
Ngày cấp bằng
9/1/13
Số km
1,059
Động cơ
150,451 Mã lực
1 thành ngữ rất dân gian là Qua sông đấm bòi vào sóng, về nghĩa thì chắc ai cũng hiểu nhưng tại sao lại lấy cái hình tượng đó thì em hơi khó hiểu. Có nhà ngôn ngữ học nào giải thích hộ em cái.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,743
Động cơ
434,773 Mã lực
Hôm lâu lâu rồi em có nghe trên Zone FM, GS Nguyễn Lân Dũng có giải nghĩa câu này. Đại để là câu ca dao này nói về tình cảm vợ chồng, tuy nhiên cách thể hiện tình cảm của người vợ và người chồng nó có khác nhau.
“Gái thương chồng đang đông buổi chợ” có nghĩa là người vợ luôn luôn nghĩ về người chồng mọi lúc mọi nơi, kể cả khi mình đang bận rộn nhất, nhiều việc phải lo nghĩ nhất. Như cụ biết thì đi chợ búa (buôn bán hoặc mua sắm...) là công việc chính của phụ nữ xưa. Vậy mà lúc chợ đông vẫn nghĩ tới chồng con.
Còn “Trai thương vợ nắng quái chiều hôm”. Nắng quái là nắng lúc sắp tắt, vàng vọt. Báo hiệu một ngày đã hết, là lúc mọi công việc trong ngày đã xong. Lúc này người chồng mới có thời gian nghĩ đến vợ mình. Rộng hơn là tình cảm của người chồng đối với người vợ vẫn phải là sau sự nghiệp, công việc. Chỉ khi nào công danh, sự nghiệp của người chồng đã hoàn thành thì lúc đó người chồng sẽ nghĩ về vợ, đền bù lại cho vợ.
Em thấy hợp con nhà lý.
Theo cảm quan văn học thì:
Gái thương chồng đương đông buổi chợ tức là cái tình yêu thương thể hiện ra mồm, ồn ào và nhiều người biết.
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm là cái thương im lặng (nắng có tiếng chóa đâu), đôi khi khó chịu (nhất là riết róng kiểu gia trưởng) nhưng nó vẫn là nắng, nghĩa là ấm áp (có thể quá đà) và cơ bản là làm cảnh vật tươi sáng trong một sắc vàng hoàng hôn. Có thể xem tranh "Thu vàng" của Levitan nhưng pha thêm tý bụi bặm và gay gắt xứ nóng vào. Nghĩa là, một tình thương dịu dàng nhưng lại vẫn pha chút gay gắt.
Cha nào nghĩ ra câu này là cụ các loại thơ chứ không đùa.
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
18,319
Động cơ
1,392,276 Mã lực
Không phải như bác nghĩ!

“Gái thương chồng nắng/đang đông buổi chợ” : tình cảm người đàn bà dành cho đàn ông (chồng) ví như náng buổi chợ đông (dĩ nhiên sáng mà có mưa thì chợ khó đông - Các cụ thậ tinh tế!) : càng lúc càng sâu đậm ví như nắng sáng lúc chợ đông, càng lúc càng gắt

“Trai thương vợ nắng quái chiều hôm” : tình cảm người đàn ông dành cho đàn bà (vợ) càng lúc càng bốy nông nàn ví như nắng chiều tuy có sáng như tắt dần, càng lúc càng nhạt!
Em nghĩ cụ Nguyễn Lân Dũng đúng hơn ạ.
Chợ xưa không nhất thiết họp buổi sáng, miền Bắc, thôn quê rất nhiều chợ làng họp buổi chiều, họp xẩm tối ạ. mà ca dao, tục ngữ thì thường có tính tổng quát rất cao cụ ạ.
Đây không phải là câu ca dao trào phúng, đả kích nên việc nói rằng tình cảm anh chồng dành cho vợ nhạt dần là không đúng. Có thể cụ nhầm tình yêu và tình nghĩa. Em thì em thấy các cụ xưa càng sống với nhau lâu tình nghĩa càng dày ạ.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,743
Động cơ
434,773 Mã lực
1 thành ngữ rất dân gian là Qua sông đấm bòi vào sóng, về nghĩa thì chắc ai cũng hiểu nhưng tại sao lại lấy cái hình tượng đó thì em hơi khó hiểu. Có nhà ngôn ngữ học nào giải thích hộ em cái.
đấm b. cũng như đấm mồm đấm miệng, tức là không phải đấm that, là lấy cái đó gí về phía sóng, ra chuyện ông qua rồi sợ ếch.
 

dnnv

Xe tăng
Biển số
OF-175939
Ngày cấp bằng
9/1/13
Số km
1,059
Động cơ
150,451 Mã lực
đấm b. cũng như đấm mồm đấm miệng, tức là không phải đấm that, là lấy cái đó gí về phía sóng, ra chuyện ông qua rồi sợ ếch.
Vậy thà nói mịa nó Qua cầu rút ván có phải nhã hơn không!
 

beto

Xe tải
Biển số
OF-29600
Ngày cấp bằng
21/2/09
Số km
493
Động cơ
486,052 Mã lực
em nhớ có nghe trên FM100, Gs Nguyễn Lân Dũng giải thích thành ngữ "bợm già mắc bẫy cò ke" thấy cũng hay
đại ý là giang hồ lọc lõi mà lại bị mắc mưu tầm thường như "bẫy cò ke"
 

magicwalker

Xe buýt
Biển số
OF-15960
Ngày cấp bằng
5/5/08
Số km
504
Động cơ
515,900 Mã lực
Bây giờ người ta dùng theo nghĩa nay đây mai đó, không chốn cố định mà. Lý do tại sao lại dùng nghĩa này mà không phải nghĩa gốc là đây ạ.
Học giả An Chi: Nghĩa của câu “lang bạt kỳ hồ” [狼跋其胡] trong tiếng Hán hoàn toàn không giống với nghĩa của nó trong tiếng Việt. Đó là câu đầu tiên của một bài ca dao trong “Kinh Thi”, nguyên văn như sau:

1. Lang bạt kỳ hồ, 狼跋其胡、

Tái trí kỳ vĩ. 載疐其尾。

Công tốn thạc phu 公孫碩膚、

Xích tích kỷ kỷ. 赤舄几几。

2. Lang trí kỳ vĩ, 狼疐其尾,

Tái bạt kỳ hồ. 載跋其胡。

Công tốn thạc phu, 公孫硕膚,

Đức âm bất hồ (hà). 德音不瑕?

Sau đây là phần chú thích theo truyền thống về từ, ngữ: – Bạt = đạp lên; – Hồ = miếng da thòng dưới cổ (cái yếm) một vài loài động vật; – Tái = thì, ắt; – Trí = vấp; – Công = chỉ Chu Công; Tốn = khiêm nhường; – Thạc = to lớn; – Phu = đẹp; – Xích tích = giày đỏ trong lễ phục; – Kỷ kỷ = dáng tự tại, đĩnh đạc; – Đức âm = Tiếng tốt; – Hà (đọc “hồ” cho hợp vận) = tì vết.

Nghĩa của mỗi đoạn (cũng theo cách hiểu truyền thống) là: Con sói đạp phải yếm của nó thì lại vấp phải đuôi (Ý chỉ sự lúng túng). Chu Công khiêm tốn về đức độ tốt đẹp của mình nhưng sắc màu đôi hài đỏ (của ông) vẫn rờ rỡ (đoạn 1). Con sói vấp phải đuôi của nó thì lại đạp phải cái yếm (cũng là sự lúng túng). Chu Công khiêm tốn về đức độ tốt đẹp của mình nhưng tiếng tốt (của ông) thì không mảy may bị tì vết (đoạn 2).

Vậy “lang bạt kỳ hồ” chỉ đơn giản có nghĩa là “con sói giẫm lên cái yếm cổ của nó” (nên lúng túng không đi tới được). Ít nhất thì đây cũng là một cách hiểu gần như độc tôn cho đến nay. Nhưng một thân hữu trong giới ngữ học đã nói với chúng tôi rằng trước đây nhà giáo Nguyễn Can Mộng lại giảng khác. Vị giáo sư này đã giảng rằng “lang” là một con vật có hai chân trước ngắn và hai chân sau dài còn “hồ” là một con vật ngược lại, có hai chân trước dài và hai chân sau ngắn nên hai con vật này phải nương tựa vào nhau thì mới cùng nhau đi tới được. Nhưng bất kể lời giảng này có đích thực là của tác giả Nguyễn Can Mộng hay không (?), nó cũng hoàn toàn không phù hợp với chữ nghĩa của câu “lang bạt kỳ hồ”.

Liên quan đến động vật, ta có 5 chữ “hồ”: [狐], [猢], [蝴], [鶘] và [鰗]. Chữ thứ nhất có nghĩa là cáo; chữ thứ hai đi với “tôn” thành “hồ tôn” [猢猻] chỉ một loài khỉ; chữ thứ ba, đi với chữ “điệp” thành “hồ điệp” [蝴蝶] là con bướm; chữ thứ tư đi sau chữ “đề” thành “đề hồ” [鵜鶘] là tên một loài chim còn chữ thứ năm thì đi với chữ “di” thành “hồ di” [鰗鮧] là tên một loài cá. Chẳng có con vật nào có tên đồng âm với tên những con vật trên đây (hồ) mà lại có hai chân trước dài hơn hai chân sau. Huống chi, chữ “hồ” trong câu “lang bạt kỳ hồ” thì lại có tự dạng là [胡], xưa nay chưa bao giờ bị dân Tàu xác định là tên của bất cứ một loài động vật nào.

Nhưng ở bên Tàu hiện nay, một số tác giả đã bày tỏ thái độ đối với cách hiểu truyền thống về câu “lang bạt kỳ hồ”, đặc biệt là về chữ “hồ” mà chúng tôi muốn nhân tiện bàn thêm. Tác giả Trần Lương Dục [陈良煜], GS Đại học Sư phạm Thanh Hải cho rằng, trong câu này, “kỳ” [其] là con mồi bị con sói săn được còn “hồ” [胡] là cổ họng của con vật bị săn (“lạp vật đích hầu lung” [猎物的喉咙]). Chúng tôi cho rằng ý kiến này rất có lý, đặc biệt là nếu xét theo góc nhìn từ nguyên học. Nếu người ta thường nói rằng tiếng Việt còn lưu giữ được nhiều yếu tố Hán cổ đã tuyệt tích giang hồ trong tiếng Hán hiện đại thì đây là một minh chứng rất đẹp cho nhận định đó. “Hồ” [胡] là một chữ hình thanh mà nghĩa phù là “nhục” [月] (đây là “nhục” - không phải “nguyệt”) còn thanh phù là “cổ” [古]. Cái chữ có thanh phù mà âm Hán Việt là “cổ” [古] lại có nghĩa là “cổ (họng)” thì còn gì thú vị cho bằng! Huống chi chuyện đâu có phải chỉ do một mình Trần Lương Dục khảo chứng ra mà còn được ghi nhận trong từ điển trước cả họ Trần nữa. Hình âm nghĩa tổng hợp đại từ điển của Cao Thụ Phiên đã cho cái nghĩa thứ 8 của danh từ “hồ” [胡] là “nhân cảnh viết hồ” [人頸曰胡] (cổ người gọi là “hồ”). Vậy thì ta có thêm một cách hiểu nữa về chữ thứ tư của câu “lang bạt kỳ hồ”: “hồ” là “cổ”.

Về câu này, trên Kiến thức ngày nay số 125 (1/12/1993), chúng tôi đã theo truyền thống mà giải thích như sau:

“Lang bạt kỳ hồ” là một câu trong “Kinh Thi” của Trung Hoa. “Lang” là chó sói, “bạt” là giẫm đạp, “kỳ” là một đại từ thay thế cho danh từ “lang” còn “hồ” là cái yếm da dưới cổ của một số loài thú. Vậy “lang bạt kỳ hồ” là con chó sói giẫm lên cái yếm của chính nó (nên không thể bước tới được). Hán ******** từ điển của Nguyễn Quốc Hùng giảng và chú như sau: “Con chó sói giẫm lên cái phần da cổ của nó, lúng túng không biết làm sao. Chỉ sự lúng túng khó xử. Ta lại hiểu là sống trôi dạt đây đó (không rõ tại sao)”.

“Điều mà quyển từ điển trên ghi “không rõ tại sao” chung quy cũng là do từ nguyên dân gian mà ra. Không biết được ý nghĩa đích thực của câu đang xét, người ta đã liên hệ các thành tố của nó với những yếu tố mà mình đã biết: “lang” với “lang thang”, “bạt” với “phiêu bạt”, “hồ” với “giang hồ”, chẳng hạn. Thế là thành ra cái nghĩa “sống lang thang rày đây mai đó”. Chẳng những thế, người ta còn lược bỏ hai tiếng “kỳ hồ” mà nói gọn thành “lang bạt” để diễn đạt cái nghĩa trên đây. Quả vậy, Từ điển tiếng Việt 1992 đã ghi nhận: “lang bạt: sống nay đây mai đó ở những nơi xa lạ”. Nhiều quyển từ điển khác cũng làm như thế vì hai tiếng “lang bạt” đã trở thành một đơn vị từ vựng thông dụng trong tiếng Việt”.

Chúng tôi đã viết như thế trên Kiến thức ngày nay số 125 nhưng xin nhấn mạnh rằng, đó chỉ là một cái nghĩa méo mó so với nghĩa gốc trong tiếng Hán. Trong tiếng Hán thì hai từ “lang bạt” tuy ít được dùng nhưng hễ được dùng thì nó lại có nghĩa là “lúng túng” (“dụ gian nan quẫn bách” [喻艰难窘迫]). Và bất kể ta hiểu chữ “kỳ” và chữ “hồ” theo nghĩa nào trong phạm vi của tiếng Hán thì sang đến tiếng Việt, từ nguyên dân gian đã đưa hai tiếng “lang bạt” và cả câu “lang bạt kỳ hồ” đi xa hàng dặm so với nghĩa gốc của nó trong tiếng Hán.
HÌnh như đây là 1 bài viết của tác giả An Chi trên Kiến thức ngày nay thì phải?
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,187
Động cơ
698,182 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
48. Cáo mượn oai Hùm

Thành ngữ gốc Hán

Nguyên văn : 狐假虎威 Hồ giả hổ uy

Điển tích:

Chiêu Vương làm vua nước Sở, còn Chiêu Hề Tuất chỉ là 1 bầy tôi. Thế mà chúng dân mới nghe đến danh của Chiêu Hề Tuất đã e dè.
Chiêu Vương lấy làm lạ, một hôm ..đem hỏi các đình thần, vì bởi lý gì.

Thấy không ai trả lời được, một viên quan là Giang Nhất mới thưa rằng :

Một hôm con hổ gặp 1 con hồ ly.
Hồ ly bảo :
- Liệu thân chớ động đến ta mà chết ngay bây giờ.
Ta đây là sứ nhà trời sai xuống..
Nếu động đến ta thì sẽ hại đến thân ngươi trước hết.
Nếu không tin, cứ để ta đi trước..ngươi theo hầu sau, thử xem có loại thú nào trông thấy ta mà không kiêng nể hay không ??

Hổ cho là hồ ly nói thật, bèn theo đuôi hồ ly..quả nhiên bách thú trông thấy đều sợ mà tránh ra cả. Hổ vẫn không biết bách thú vì sợ cái uy mình mà tránh. Lại cứ tưởng sợ hồ ly, nay nhà vua nước mạnh quân nhiều mà giao cả quyền thế cho Chiêu Hề Tuất. Chúng dân kiêng nể Hề Tuất, kỳ thực là sợ vua..cũng như bách thú sợ hổ vậy. Vì Chiêu Hề Tuất chỉ là con cáo kia, còn ngài mới đích thực là con hổ.

Sở Vương nghe xong câu chuyện mới hiểu ra sự việc.
 

Ural 75

Xe tăng
Biển số
OF-380018
Ngày cấp bằng
28/8/15
Số km
1,854
Động cơ
258,392 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
3. Nghèo rớt mùng tơi
Mùng tơi đây không phải là canh hay cây mùng tơi.
Mùng tơi là phần trên của chiếc áo tơi được khâu cẩn thận hơn, ngày xưa các cụ chưa có ao mưa như bây giờ. Áo tơi thường làm bằng lá cọ hoặc lá đót. Khi áo tơi rách thì mùng tơi vẫn còn, dùng cho đến khi rớt (rơi) hết mùng tơi vẫn không có tiền mua áo khác, chứng tỏ nghèo lắm.
Hay quá, vẫn thường nghe nhưng giờ em mới biết nghĩa của nó.
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,646
Động cơ
3,264,163 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,743
Động cơ
434,773 Mã lực
Vậy thà nói mịa nó Qua cầu rút ván có phải nhã hơn không!
Qua cầu rút ván, là làm mất cơ hội của người khác, đây là thể hiện sự khinh ngạo với sóng gió, trong khii đang qua sông song lớn chắc là run như giẽ, thể hiện thái độ tráo trở không nhất quán, dù có thể không gây hại.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,187
Động cơ
698,182 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
49. Nợ như CHúa Chổm
Một câu thành ngữ thuần Việt, bôi bác vua Lê là Lê Trang Tông ( 黎莊宗; 1514 - 1548)

Đầu thế kỷ 16, nhà Hậu Lê suy yếu. Sau khi các cuộc khởi nghĩa Trần Tuân, cha con Trần Cảo bị dẹp, quyền hành lọt vào tay các tướng lĩnh. Các tướng chia bè phái đánh lẫn nhau. Cuối cùng, Mạc Đăng Dung thu được thắng lợi, giết hai anh em vua Lê Chiêu Tông và Lê Cung Hoàng, lập ra nhà Mạc (1527).

Lê Ninh là con trai duy nhất của vua Lê Chiêu Tông, mẫu thân là bà Phạm Thị Ngọc Quỳnh, người sách Cao Trĩ, huyện Thụy Nguyên, trấn Thanh Hóa. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, Lê Ninh cùng mẹ được quan đại thần Lê Quán cõng chạy trốn sang Ai Lao ( Lào) . Năm 1533, cựu thần nhà Hậu Lê là Nguyễn Kim không phục nhà Mạc, chạy vào Thanh Hoá lập lực lượng riêng rồi đón lập Lê Ninh tại Ai Lao, tức là Lê Trang Tông, tái lập nhà Hậu Lê.

Sử sách ghi Trang Tông là con của Lê Chiêu Tông, sinh năm 1514. Điều đó chưa hẳn chính xác vì khoảng cách tuổi tác giữa vua cha Chiêu Tông và vua con Trang Tông quá ngắn, chỉ có 8 năm.

Nhà Mạc, trong biểu tâu nhà Minh, phân trần về việc cướp ngôi nhà Lê nói rằng: Nguyễn Kim dựng con mình lên ngôi, nói dối là con của vua Chiêu Tông. Vả chăng húy của Trang Tông là Duy Ninh, thậm chí có thể là nhánh của Lê Trừ, vì con cháu Lê Trừ đều có tên lót là Duy.

Lê Duy Ninh ngày bé tên là Chổm, mẹ ông từng tình cờ được gặp vua Lê Chiêu Tông một lần khi vua đang bị Mạc Đăng Dung giam lỏng ở phường Đông Hà; sau đó có mang và sinh ra Chổm.

Chổm lớn lên nhà nghèo, phải đi vay mọi người để sống qua ngày và hứa sẽ trả đủ nợ. Bỗng gặp lúc Nguyễn Kim khởi binh chống nhà Mạc, tìm được Chổm là dòng dõi nhà Lê nên lập làm vua.

Công cuộc diệt Mạc thắng lợi, vua Chổm trở lại kinh thành Thăng Long. Khi đi qua làng cũ chỗ mẹ con Duy Ninh lánh nạn, một số người bán chịu cho Ninh ngày xưa đổ lại đòi tiền. Họ không biết Duy Ninh làm chức gì nhưng thấy được đi xe giá, quân lính hộ vệ thì chắc là Ninh đã thành đạt, nên họ nhắc lại lời hứa của Ninh. Có nhiều người không phải là chủ nợ nhưng cũng đổ xô lại yêu cầu, đòi hỏi. Người người tấp nập đầy đường, chỉ vào vua mà đòi nợ.

Nhà vua không biết mình nợ ai và cũng không biết làm sao mà trả cho hết nên truyền miễn thuế một năm cho dân cả làng để trừ. Mặt khác, triều đình ra lệnh cấm những người đòi nợ chỉ tay xúc phạm vua. Do đó con đường nhỏ có tên là Cấm Chỉ - ngõ có tên tồn tại đến ngày nay ở Hà Nội.

Thực tế không đúng như vậy, Lê Duy Ninh ( Chúa Chổm) đến hết đời vẫn chưa khôi phục được Thăng Long.

Dân ta còn làm bài thơ bôi bác Lê Trang Tông:

"Vua Ngô ba sáu tàn vàng
Thác xuống Âm phủ chả mang được gì
Chúa Chổm uống rượu tì tì
Thác xuống Âm phủ kém gì vua Ngô"


Vua Ngô : Ngô Phù Sai, vua nước Ngô, bị Việt Vương Câu Tiễn dùng Mỹ nhân kế Tây Thi đánh thua, sau tự sát
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top