[Funland] Thành ngữ giải- thích

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
6,189
Động cơ
320,739 Mã lực
đấm b. cũng như đấm mồm đấm miệng, tức là không phải đấm that, là lấy cái đó gí về phía sóng, ra chuyện ông qua rồi sợ ếch.
Quê em còn có câu: "Chưa giầu đã lấy đầu bu.ồi làm then cửa"
Tục mà thanh, tinh tế chính ở đây vậy
 

luxery_HNT

Xe buýt
Biển số
OF-25803
Ngày cấp bằng
15/12/08
Số km
963
Động cơ
497,000 Mã lực
Nơi ở
Xa lắm
Em oánh dấu cái, hay quá :)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
50. Đất Kẻ Giàn, quan Kẻ Vẽ

Kẻ Giàn: Tên cũ của làng Trung Kính Hạ,ngày xưa là 1 làng thuần nông, nhiều ruộng đất, người dân giỏi thâm canh.

Kẻ Vẽ: Tên Nôm làng Đông Ngạc, được coi là một trong những làng cổ nhất của Hà Nội. Làng này còn được gọi là "làng tiến sĩ" do có rất nhiều vị tiến sĩ Hán học và Tây học, cũng có nghề làm nem nổi tiếng.
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,675
Động cơ
567,484 Mã lực
Thời người Pháp mộ phu đồn điền thì sinh trò cờ bạc gọi là gạt me. Chọn lấy vài chục những hạt me đều nhau rửa sạch phơi khô rồi chuốt cho trơn bóng. Một anh làm cái tay cầm cái que một tay cầm cái ống như cái bơ. Đổ nắm hạt me lên bàn, tay gạt tay úp tay úp tay gạt đến khi chắc chừng còn độ dưới chục hạt bị úp thì các con bạc đặt vị. Nếu còn một hai hạt thì ăn ít, nếu còn bốn năm hạt thì ăn nhiều. Nếu đoán trúng vị sáu bảy hạt thì ăn dày.
Từ đó sinh ra thuật ngữ "canh me" chỉ những con bạc ngồi hóng và đoán để đặt vị. Lại có thuật ngữ tiếng bạc "cầu âu" để chỉ những ông đặt vị sáu bảy tám hạt giở lên ăn cho dày. Cầu âu nghĩa là cầu may đặt tham tiếng to chứ chưa thể đọc đúng vị. Sau này bóng đá có thuật ngữ cú sút cầu âu, bbó đứng xa bố sút vào thì đẹp chả vào thì thôi.
Thú vị phết lão anh nhỉ?
Dân kỳ bẽo đóng góp rất nhiều tiếng lóng, nay đã có trong kho tàng tiếng Việt
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,675
Động cơ
567,484 Mã lực
"Kết cỏ ngậm vành" nghĩa là làm điều tốt lành thì được báo đáp. Tích xưa bên Tàu có ông con giai khi cha chết có dận lại là đem người thiếp ông ấy yêu nhất chôn sống theo để ông ấy xuống dưới dùng. Ông con không nghe, thả cho về lấy chồng. Mấy năm sau đi oánh giặc, oánh phát thằng kia lăn cổ xuống chờ trói đem về. Đêm ngủ gặp mộng, có người tự xưng là cha cô gái ngày xưa được tha về lấy chồng mang ơn nên đi theo đề phò hộ bắt giặc.

Bên ta có dị bản: "Thần bia giả nghĩa", một ông lính sắp đi trận nên phải tập bắn. Có tấm bia dựng trong vườn bắn gần hết một ghính đạn chả trúng phát nào. Đến ngày đi trận thì chưa kịp giở súng giặc nó đã đánh gần đến nơi. Bỗng dưng ở đâu có người lực sĩ lao đến vác cả người cả súng chạy tuột một mạch về tận nhà. Đêm nằm mơ có người báo mộng, tôi là thần ở chỗ tấm bia ông tập bắn, ơn ông tha không bắn trúng phát nào nên hôm nay tôi giả ơn ấy mà cứu ông về.
Em đọc trong truyện Kiều thì không phải bố cô gái hiện về giúp mà chính ông ta cần mẫn buộc từng túm cỏ lại với nhau khiến ngựa của quân địch bị ngã, đấy là nghĩa của từ "kết cỏ"
Còn "ngậm vành" cũng vậy, em nhớ đại khái có con chim được cứu nó ngậm cái vành gì đó để trả ơn người cứu
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,675
Động cơ
567,484 Mã lực
Chèo chống là hình ảnh đặc tả của người sông nước, vụng chèo khéo chống là nói về hoạt động này. Chứ tiếng trống tiếng phách đưa đẩy là cảnh ăn chơi với quan hệ cầm nhịp giữ nhịp. Chèo lại tên của môn hát chứ không phải kỹ thuật hát. Bởi vậy vụng chèo khéo chống mới là đúng.
Chuẩn lão anh ạ, các cụ nhà ta rất chuẩn chữ nghĩa, khó có chuyện lấy tên bộ môn diễn xướng để đối với tên 1 nhạc cụ
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
51. Lỗi thầy mặc sách, cứ mạch mà cưa

Thầy: ở đây có nghĩa là thợ ( mộc) cả.
Mặc sách: tiếng Việt cổ, nghĩa là mặc kệ, không để ý
MẠch: thớ gỗ liền nhau, trong câu này có nghĩa là vạch mực, khi xưa xẻ gỗ người ta dùng dây chỉ có nhúng mực tàu rồi theo kích thước khúc gỗ cần xẻ mà bật mực cho đúng, cho thẳng, người thợ xẻ cứ việc theo vạch mực đã bật mà xẻ.

Ý câu thành ngữ này là việc mình mình cứ làm,đúng sai thuộc trách nhiệm người khác.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chuẩn lão anh ạ, các cụ nhà ta rất chuẩn chữ nghĩa, khó có chuyện lấy tên bộ môn diễn xướng để đối với tên 1 nhạc cụ
Em rất phục các cụ xưa, thành ngữ bao giờ cũng đúng. Từ ngữ dùng rất chuẩn.
Kể cả các thành ngữ như:
" Ăn cây nào rào cây ấy"
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,893
Động cơ
3,763,105 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

hoangminh248

Xe tăng
Biển số
OF-349619
Ngày cấp bằng
6/1/15
Số km
1,443
Động cơ
277,460 Mã lực
Nơi ở
sx đồ gỗ mỹ nghệ Bắc Ninh
Cụ gúc Tuấn Công Thư Phòng là ra, vui đáo để :D
Chẳng biết còn thread trên otofun nữa ko ạ.

Kỳ vỹ, cảm ơn cụ. Em chưa từng thấy có con chim nào mà nó còn bơi lội giỏi hơn cả cá.
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,675
Động cơ
567,484 Mã lực
Tình cờ chẳng hẹn mà nên
“Mạt cưa mướp đắng” hai bên một phường

Anh kia gánh mạt cưa ra chợ lừa người là bán cám cho lợn ăn rồi lấy tiền đi mua dưa chuột về cho vợ đắp mặt và abc...
Anh nọ mang mướt đắng đi bán lại lừa người là dưa chuột cho được giá cao rồi lấy tiền mua cám về chăn lợn...
Duyên tơ trời định hai anh lại gặp nhau - thế mới nên “mạt cưa mướt đắng”
Câu 'Mạt cưa, mướp đắng" và "Kẻ cắp gặp bà già" có nghĩa như nhau, và hình như cùng từ 1 câu chuyện ngụ ngôn nào đó, em đọc lâu quá ko nhớ chính xác.
Đại khái có 1 thằng ăn cắp mang mạt cưa ra chợ bán giả là cám gặp đúng bà già mang mướp đắng ra chợ giả làm dưa gang. 2 người này tình cờ bán cho nhau
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,675
Động cơ
567,484 Mã lực
Các bác đều đúng nhưng nhìn vấn đề đơn chiều thiếu đa chiều và logic!

Theo em, Nếu phải lựa chọn, chỉ cần "Mã đáo thành công" là đủ vì không bình an, mạnh khoẻ thì bàn chi đến việc thành công? Ví như Giữa độc lập và tự do ma phải chon một thì nên chọn tự do vì có tự do là có độc lập nhưng vế ngược lại thì chưa chắc!

Đó là xét, bàn về logic!

Còn trong ứng xử chẳng ai chúc một người, hay một nhóm người đi du lịch đơn thuần (không bàn du lịch kết hợp học hay nghiên cứu) câu "Mã đáo thành công" mà câu"Thượng lộ bình an" là đắc cách!

Dĩ nhiên chúc một người khi đi làm một nhiệm vụ hay công việc hoặc sứ mệnh (thi cử, công tác, ....) thì câu "Mã đáo thành công" có lẽ là câu nên dùng!
"Mã đáo thành công" tuy là câu chúc tụng khi lên đường nhưng vì nó mang tính khu biệt đặc trưng của người Tàu nên người Việt ít dùng, vì dùng thấy vô duyên.
Người Việt ảnh hưởng từ văn hóa tàu nhưng rất biết cách vận dụng cho riêng mình. Người có học thức sẽ chúc nhau ngắn gọn và giản dị "thượng lộ bình an" là đẹp
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,355
Động cơ
667,547 Mã lực
" Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng Tổng"
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
51. Lỗi thầy mặc sách, cứ mạch mà cưa

Thầy: ở đây có nghĩa là thợ ( mộc) cả.
Mặc sách: tiếng Việt cổ, nghĩa là mặc kệ, không để ý
MẠch: thớ gỗ liền nhau, trong câu này có nghĩa là vạch mực, khi xưa xẻ gỗ người ta dùng dây chỉ có nhúng mực tàu rồi theo kích thước khúc gỗ cần xẻ mà bật mực cho đúng, cho thẳng, người thợ xẻ cứ việc theo vạch mực đã bật mà xẻ.

Ý câu thành ngữ này là việc mình mình cứ làm,đúng sai thuộc trách nhiệm người khác.
Mặc sách có thể hiểu là mặc kệ hạch sách, đã bật mực là đúng mạch mà làm, thực ra đây là thái độ nghiêm túc theo đúng luật lệ nhà nghề, không phải kiểu song chết mặc bay, tiền thày bỏ túi.
Nếu hiểu mặc sách là kệ thầy với sách thì thực ra nghề thợ mộc xưa toàn truyền khẩu, có sách đâu mà kệ
 

TungEpu

Xe tải
Biển số
OF-193907
Ngày cấp bằng
13/5/13
Số km
311
Động cơ
330,232 Mã lực
Câu 'Mạt cưa, mướp đắng" và "Kẻ cắp gặp bà già" có nghĩa như nhau, và hình như cùng từ 1 câu chuyện ngụ ngôn nào đó, em đọc lâu quá ko nhớ chính xác.
Đại khái có 1 thằng ăn cắp mang mạt cưa ra chợ bán giả là cám gặp đúng bà già mang mướp đắng ra chợ giả làm dưa gang. 2 người này tình cờ bán cho nhau
Câu “Kẻ cắp gặp bà già” em lại hiểu giống câu “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”
Em đã nghe giải thích là ngày xưa các cụ đi chợ vẫn dùng tiền xu xâu lại rồi buộc cạp quần, các bà già thì nhiều kinh nghiệm lại cẩn thận, buộc tiền rất chắc lại quấn mấy lớp vải rồi mới dắt cạp quần, kẻ cắp mò đc xâu tiền rồi nhưng ko làm sao móc đc của bà già nên có câu vậy.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
52. Giấc mộng Nam Kha

Thành ngữ gốc Hán

Tương tự như: "Giấc hòe", "Giấc mộng kê vàng" hay "Giấc hoàng lương"

Trong "Nam Kha ký thuật" của Lý Công Tá đời nhà Đường có kể truyện Thuần Vu Phần nằm mộng thấy chàng đến nước Hòe An. Thuần được vua Hòe An cho vào bái yết. Thấy Thuần tướng mạo khôi vĩ nên gả con gái, cho làm phò mã và đưa ra quận Nam Kha làm quan Thái thú, cai trị cả một vùng to lớn.

Đương lúc vợ chồng Thuần sống một cuộc vương giả, cực kỳ sung sướng thì bỗng có giặc kéo đến vây quận Nam Kha. Thuần đem quân chống cự. Giặc đông mạnh, Thuần thua chạy. Quân giặc vây thành đánh phá. Công chúa nước Hòe An, vợ của Vu Phần chết trong đám loạn quân.
Thuần Vu Phần đem tàn quân về kinh đô tâu lại vua cha. Nhà vua nghi kỵ Thuần đã đầu hàng giặc, nên tước hết phẩm hàm, đuổi về làm thường dân. Thuần oan ức vừa tủi nhục, khóc lóc bi thương... Vừa lúc ấy thì Thuần chợt tỉnh dậy, thấy mình nằm dưới gốc cây hòe, trên đầu một nhành cây hòe chĩa về phía nam. Cạnh Thuần lại có một ổ kiến lớn. Bầy kiến kéo hàng đàn hàng lũ trèo lên cây hòe.

Thành ngữ này ý nói sự phú quý vinh hoa chẳng khác nào một giấc mộng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
53. Vắng như chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh là tên gọi Nôm của chùa Châu Lâm. Chùa này được cất lên cùng với viện Châu Lâm vào thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) ở làng Thụy Chương, Hà Nội.

Vì để tránh húy miếu vua Thiệu Trị nên sau này Thụy Chương phải đổi thành Thụy Khuệ Vào thời đó, viện Châu Lâm được dùng làm chỗ ở cho những người Chiêm Thành được đưa về sau các cuộc chiến tranh, còn chùa Châu Lâm là nơi dành cho họ cúng lễ (vì hầu hết những người này đều theo đạo Phật).

Sau khi người Pháp chiếm đóng Hà Nội, họ đã chiếm khu vực đất này để lập trường Trung học bảo hộ (1907) - nay là trường trung học Chu Văn An, vì thế chùa Châu Lâm phải dời về phía Tây Nam, ở cuối làng và đổi sang tên mới là chùa Phúc Lâm.

Theo tục truyền, Bà Đanh là một người đàn bà đã có công dựng lên chùa này, vì thế mà ngôi chùa mang tên bà.

Từ khi viện Châu Lâm bị bãi bỏ, số người đến lễ bái chùa này ngày một ít đi.

Chính vì thế mà không khí ngôi chùa này ngày càng trở nên vắng vẻ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
54. Lục dục thất tình

Thành ngữ gốc Hán


Lục dục ( 6 ham muốn) ( 六欲 ) gồm:
1. Sắc dục: ham muốn nhìn thấy sắc đẹp.
2. Thinh dục: ham muốn nghe âm thanh êm tai.
3. Hương dục: ham muốn ngữi mùi thơm dễ chịu.
4. Vị dục: ham muốn món ăn ngon miệng.
5. Xúc dục: ham muốn xác thân sung sướng.
6. Pháp dục: ham muốn ý nghĩ được thỏa mãn.

Thất tình ( 7 thứ tình cảm) ( 七情 )

1. Hỷ
2. Nộ
3.Ái
4. Ố
5. Ai
6. Lạc
7. Dục
(mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
55. Giá áo túi cơm

Thành ngữ gốc Hán

Nguyên văn: Tửu nang phạn đại

Thời Ngũ Đại, có một người tên là Mã Ân, tiếm ngôi vua. Mã Ân nguyên trước chỉ là một vị quan võ nhỏ, bộ hạ của quan Vũ An Tiết Độ Sứ đời Đường là Lưu Kiến Phong. Rồi sau, Lưu Kiến Phong bị bộ hạ giết, Mã Ân được tôn lên làm Thống soái.

Rồi đến khi Chu Ôn soán được thiên hạ của nhà Đường, đổi quốc hiệu là Lương (sử gọi là nhà Hậu Lương), thì Mã Ân được phong làm Sở Vương, làm chủ cả một giải đất Đông Bắc tỉnh Hồ Nam và Quảng Tây, quyền uy lừng lẫy một thời.

Nhưng Mã Ân thật sự lại chỉ là một kẻ tầm thường, bất tài, chuyên lo hưởng thụ, người đương thời rất khinh thường Mã Ân, và gọi Mã Ân là "Tửu nang phạn đại", ý nói rằng Mã Ân chỉ là cái túi để chứa rượu, đựng cơm mà thôi
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
52. Giấc mộng Nam Kha

Thành ngữ gốc Hán

Tương tự như: "Giấc hòe", "Giấc mộng kê vàng" hay "Giấc hoàng lương"

Trong "Nam Kha ký thuật" của Lý Công Tá đời nhà Đường có kể truyện Thuần Vu Phần nằm mộng thấy chàng đến nước Hòe An. Thuần được vua Hòe An cho vào bái yết. Thấy Thuần tướng mạo khôi vĩ nên gả con gái, cho làm phò mã và đưa ra quận Nam Kha làm quan Thái thú, cai trị cả một vùng to lớn.

Đương lúc vợ chồng Thuần sống một cuộc vương giả, cực kỳ sung sướng thì bỗng có giặc kéo đến vây quận Nam Kha. Thuần đem quân chống cự. Giặc đông mạnh, Thuần thua chạy. Quân giặc vây thành đánh phá. Công chúa nước Hòe An, vợ của Vu Phần chết trong đám loạn quân.
Thuần Vu Phần đem tàn quân về kinh đô tâu lại vua cha. Nhà vua nghi kỵ Thuần đã đầu hàng giặc, nên tước hết phẩm hàm, đuổi về làm thường dân. Thuần oan ức vừa tủi nhục, khóc lóc bi thương... Vừa lúc ấy thì Thuần chợt tỉnh dậy, thấy mình nằm dưới gốc cây hòe, trên đầu một nhành cây hòe chĩa về phía nam. Cạnh Thuần lại có một ổ kiến lớn. Bầy kiến kéo hàng đàn hàng lũ trèo lên cây hòe.

Thành ngữ này ý nói sự phú quý vinh hoa chẳng khác nào một giấc mộng.
Câu chuyện Thuần Vu Phần này em đọc trong bộ truyền kỳ đời Đường.
Đọc rất là hay!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top