[Funland] Thành ngữ giải- thích

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,187
Động cơ
698,182 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em không hiểu câu này:
Vợ dại không hại bằng đũa vênh
Các cụ giải nghĩa giúp em ạ.
Câu này có nhiều dị bản, như:
Thứ nhất vợ dại trong nhà, thứ hai trâu chậm, thứ 3 rựa cùn.
Đây là câu thành ngữ có phần trọng nam khinh nữ, câu này nói về thói tham ăn ngày xưa, khi ăn ở đình ,ăn cỗ, người sang trọng, có vai vế được cho ăn đũa đẹp,còn người có vai về thấp thì được chia loại đũa thường, vớ phải đôi đũa vênh thì khó gắp.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,187
Động cơ
698,182 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thi Hương ngày xưa, thời Lê, thì việc bình và giải-thích 1 câu thành ngữ, tục ngữ gần như bắt- buộc. Rất gần với đời thường.
Đề thi mà Lê Quý Đôn làm, có đề bài đại ý là cho biết ý của trò về câu:
" Lấy chồng cho đáng tấm chồng
Bõ công trang -điểm má hồng răng đen"
Lê Quý Đôn làm bài này rất hay, chữ Nôm, các cụ thích mai em dịch cho.
 

Ly Van Nam

Xe hơi
Biển số
OF-567618
Ngày cấp bằng
5/5/18
Số km
171
Động cơ
147,912 Mã lực
Em có đọc được câu thành ngữ này mà không biết nên hiểu như thế nào, mong cụ doctor76 và cccm giảng nghĩa giúp:

Ẵm con chồng hơn bồng cháu ngoại
Nếu câu này vận vào dân tộc cháu thì rất hợp ạ. Người dao cháu thì con riêng của chồng vẫn sẽ thờ phụng khi mất, nhưng cháu ngoại thì ko ạ
 

Tu ky

Xe điện
Biển số
OF-333632
Ngày cấp bằng
6/9/14
Số km
2,333
Động cơ
306,623 Mã lực
21. Công như công Cốc
Cốc là một loài chim mình đen như quạ, có tài lặn dưới nước để bắt cá.
Dân chài ta xưa thuần dưỡng cốc để kiếm cá cho chủ. Họ cho Cốc đeo một chiếc vòng bằng đồng ở cổ. Hễ mò được cá nhỏ, Cốc có thể nuốt được. Nhưng nếu bắt được cá to , Cốc đành chịu. Chủ nuôi sẽ được cá to đem bán.
Ý nói tốn công sức mà không được hưởng thành quả.
"Cốc mò, cò xơi" nghĩa là sao hả cụ Đốc?!
 
Biển số
OF-585134
Ngày cấp bằng
15/8/18
Số km
161
Động cơ
137,120 Mã lực
Tuổi
46
Em không hiểu câu này:
Vợ dại không hại bằng đũa vênh
Các cụ giải nghĩa giúp em ạ.
Vợ có khờ một chút nhưng không xảy ra mâu thuẫn, dẫn đến gia đình ly tán, có thể dạy khôn ra. Nhưng "đũa vên", có nghĩa vợ chồng mỗi người mỗi ý, không ai chịu ai, rất dễ gây xung đột, dẫn đến gia đình ly tán
 

_AHA_

Xe điện
Biển số
OF-459099
Ngày cấp bằng
5/10/16
Số km
3,996
Động cơ
-121,889 Mã lực
Tuổi
46
Thi Hương ngày xưa, thời Lê, thì việc bình và giải-thích 1 câu thành ngữ, tục ngữ gần như bắt- buộc. Rất gần với đời thường.
Đề thi mà Lê Quý Đôn làm, có đề bài đại ý là cho biết ý của trò về câu:
" Lấy chồng cho đáng tấm chồng
Bõ công trang -điểm má hồng răng đen"
Lê Quý Đôn làm bài này rất hay, chữ Nôm, các cụ thích mai em dịch cho.
Bây giờ là
Lấy chồng cho đáng tấm chồng
Bõ công trang điểm má hồng môi son
Lấy chồng có cái xe con
Có thêm biệt thự lại còn công ty
 

_AHA_

Xe điện
Biển số
OF-459099
Ngày cấp bằng
5/10/16
Số km
3,996
Động cơ
-121,889 Mã lực
Tuổi
46
Trước em đọc ở đâu, đại ý có viết là ngày 3 và 7 hàng tháng thì nhà vua hay đi tuần. Vì thế người người dân nên tránh ra đường trong 2 ngày này để tránh bị phạt vạ. Ko biết cái này có đúng ko?

Còn câu "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" thì ko rõ thế nào hả cụ?Em thấy rất nhiều người vin vào câu này để cúng bái vô tội vạ.

Em cũng hóng cac cụ cao niên khác chia sẻ
Mùng 5, 14,23 đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn
Ngày này Vua mới ra đường, lính cạnh dọn dẹp phố phường vắng tanh.
 

Tu ky

Xe điện
Biển số
OF-333632
Ngày cấp bằng
6/9/14
Số km
2,333
Động cơ
306,623 Mã lực
Xôi là gạo nếp nấu chín bằng hơi nước. Bỏng tức là bỏng làm bằng gạo nếp rang lên, nở ra

Trong lễ nghi cúng cấp ở đình chùa hay cúng cô hồn ở các gia đình thường có cúng xôi và bỏng. Sau khi tàn hương (nhang) thì trẻ con tới cướp lộc. Người khôn vặt hay xông vào cướp lấy oản, xôi là những chất quí nhất trong các đồ lễ cũng cháo, chứ không thèm cướp bỏng là một chất chỉ đáng dành cho trẻ con. Không dè mải lo chèn cựa tranh chấp mà chậm chân, chậm tay, xôi đã không được, khi quay lại, định cướp bỏng vậy, những bỏng cũng không còn

Nghĩa câu này ý nói hỏng việc, mất trắng, mất tất cả không được chút gì
Em thì lại nghĩ ý là: Gạo nếp đồ xôi đã sống, nát thì có muốn tận dụng, mang ra rang bỏng cũng chẳng được nữa.
 

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
18,852
Động cơ
1,134,828 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
P
5. Mỏng mày hay hạt
Mày hạt xuất phát từ việc chọn giống của nhà nông.
Mày là cái vảy dính ở gốc hạt lúa, hạt ngô. Hễ mỏng mày là hạt chắc, nếu dùng làm hạt giống rất tốt. Từ đó người phụ nữ mỏng mày hay hạt cũng hứa hẹn tương lai sẽ phát triển nòi giống tốt, ngoài các đức tính khác như đảm đang, tháo vát
Phụ nữ mỏng mày hay hạt trông như thế nào cụ giảng thêm cho chúng em với.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,187
Động cơ
698,182 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
"Cốc mò, cò xơi" nghĩa là sao hả cụ Đốc?!
Cái này là hiện tượng có thật, dân ta đúc kết thành câu thành ngữ do tập tính của loài Cốc:

" Cốc lặn rất tài, lâu và nhanh. Kỳ ở chỗ là khi bắt được Cá nó không ăn ngay mà lại cắp lên bờ để đấy rồi xuống nước lặn tiếp kiểu như người đi bắt cá vậy. Chính cái thói quen kỳ cục này làm tội nó!. Vì trong khi tiếp tục lóp ngóp dưới nước thì những con vật hay đi kiếm cá ăn, trong đó có Cò thường hay nẫng mất"
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,246
Động cơ
458,650 Mã lực
Cảm ơn cụ. Cháu cũng rất tin cụ An Chi (hiệu cũ là Huệ Thiên). Chỉ có chút băn khoăn là làm thế nào con sói tự giẫm chân (bạt = đạp) đuợc vào yếm cổ của nó. Các cụ nghĩ sao về hình tuọng này?

Bây giờ người ta dùng theo nghĩa nay đây mai đó, không chốn cố định mà. Lý do tại sao lại dùng nghĩa này mà không phải nghĩa gốc là đây ạ.
Học giả An Chi: Nghĩa của câu “lang bạt kỳ hồ” [狼跋其胡] trong tiếng Hán hoàn toàn không giống với nghĩa của nó trong tiếng Việt. Đó là câu đầu tiên của một bài ca dao trong “Kinh Thi”, nguyên văn như sau:

1. Lang bạt kỳ hồ, 狼跋其胡、

Tái trí kỳ vĩ. 載疐其尾。

Công tốn thạc phu 公孫碩膚、

Xích tích kỷ kỷ. 赤舄几几。

2. Lang trí kỳ vĩ, 狼疐其尾,

Tái bạt kỳ hồ. 載跋其胡。

Công tốn thạc phu, 公孫硕膚,

Đức âm bất hồ (hà). 德音不瑕?

Sau đây là phần chú thích theo truyền thống về từ, ngữ: – Bạt = đạp lên; – Hồ = miếng da thòng dưới cổ (cái yếm) một vài loài động vật; – Tái = thì, ắt; – Trí = vấp; – Công = chỉ Chu Công; Tốn = khiêm nhường; – Thạc = to lớn; – Phu = đẹp; – Xích tích = giày đỏ trong lễ phục; – Kỷ kỷ = dáng tự tại, đĩnh đạc; – Đức âm = Tiếng tốt; – Hà (đọc “hồ” cho hợp vận) = tì vết.

Nghĩa của mỗi đoạn (cũng theo cách hiểu truyền thống) là: Con sói đạp phải yếm của nó thì lại vấp phải đuôi (Ý chỉ sự lúng túng). Chu Công khiêm tốn về đức độ tốt đẹp của mình nhưng sắc màu đôi hài đỏ (của ông) vẫn rờ rỡ (đoạn 1). Con sói vấp phải đuôi của nó thì lại đạp phải cái yếm (cũng là sự lúng túng). Chu Công khiêm tốn về đức độ tốt đẹp của mình nhưng tiếng tốt (của ông) thì không mảy may bị tì vết (đoạn 2).

Vậy “lang bạt kỳ hồ” chỉ đơn giản có nghĩa là “con sói giẫm lên cái yếm cổ của nó” (nên lúng túng không đi tới được). Ít nhất thì đây cũng là một cách hiểu gần như độc tôn cho đến nay. Nhưng một thân hữu trong giới ngữ học đã nói với chúng tôi rằng trước đây nhà giáo Nguyễn Can Mộng lại giảng khác. Vị giáo sư này đã giảng rằng “lang” là một con vật có hai chân trước ngắn và hai chân sau dài còn “hồ” là một con vật ngược lại, có hai chân trước dài và hai chân sau ngắn nên hai con vật này phải nương tựa vào nhau thì mới cùng nhau đi tới được. Nhưng bất kể lời giảng này có đích thực là của tác giả Nguyễn Can Mộng hay không (?), nó cũng hoàn toàn không phù hợp với chữ nghĩa của câu “lang bạt kỳ hồ”.

Liên quan đến động vật, ta có 5 chữ “hồ”: [狐], [猢], [蝴], [鶘] và [鰗]. Chữ thứ nhất có nghĩa là cáo; chữ thứ hai đi với “tôn” thành “hồ tôn” [猢猻] chỉ một loài khỉ; chữ thứ ba, đi với chữ “điệp” thành “hồ điệp” [蝴蝶] là con bướm; chữ thứ tư đi sau chữ “đề” thành “đề hồ” [鵜鶘] là tên một loài chim còn chữ thứ năm thì đi với chữ “di” thành “hồ di” [鰗鮧] là tên một loài cá. Chẳng có con vật nào có tên đồng âm với tên những con vật trên đây (hồ) mà lại có hai chân trước dài hơn hai chân sau. Huống chi, chữ “hồ” trong câu “lang bạt kỳ hồ” thì lại có tự dạng là [胡], xưa nay chưa bao giờ bị dân Tàu xác định là tên của bất cứ một loài động vật nào.

Nhưng ở bên Tàu hiện nay, một số tác giả đã bày tỏ thái độ đối với cách hiểu truyền thống về câu “lang bạt kỳ hồ”, đặc biệt là về chữ “hồ” mà chúng tôi muốn nhân tiện bàn thêm. Tác giả Trần Lương Dục [陈良煜], GS Đại học Sư phạm Thanh Hải cho rằng, trong câu này, “kỳ” [其] là con mồi bị con sói săn được còn “hồ” [胡] là cổ họng của con vật bị săn (“lạp vật đích hầu lung” [猎物的喉咙]). Chúng tôi cho rằng ý kiến này rất có lý, đặc biệt là nếu xét theo góc nhìn từ nguyên học. Nếu người ta thường nói rằng tiếng Việt còn lưu giữ được nhiều yếu tố Hán cổ đã tuyệt tích giang hồ trong tiếng Hán hiện đại thì đây là một minh chứng rất đẹp cho nhận định đó. “Hồ” [胡] là một chữ hình thanh mà nghĩa phù là “nhục” [月] (đây là “nhục” - không phải “nguyệt”) còn thanh phù là “cổ” [古]. Cái chữ có thanh phù mà âm Hán Việt là “cổ” [古] lại có nghĩa là “cổ (họng)” thì còn gì thú vị cho bằng! Huống chi chuyện đâu có phải chỉ do một mình Trần Lương Dục khảo chứng ra mà còn được ghi nhận trong từ điển trước cả họ Trần nữa. Hình âm nghĩa tổng hợp đại từ điển của Cao Thụ Phiên đã cho cái nghĩa thứ 8 của danh từ “hồ” [胡] là “nhân cảnh viết hồ” [人頸曰胡] (cổ người gọi là “hồ”). Vậy thì ta có thêm một cách hiểu nữa về chữ thứ tư của câu “lang bạt kỳ hồ”: “hồ” là “cổ”.

Về câu này, trên Kiến thức ngày nay số 125 (1/12/1993), chúng tôi đã theo truyền thống mà giải thích như sau:

“Lang bạt kỳ hồ” là một câu trong “Kinh Thi” của Trung Hoa. “Lang” là chó sói, “bạt” là giẫm đạp, “kỳ” là một đại từ thay thế cho danh từ “lang” còn “hồ” là cái yếm da dưới cổ của một số loài thú. Vậy “lang bạt kỳ hồ” là con chó sói giẫm lên cái yếm của chính nó (nên không thể bước tới được). Hán ******** từ điển của Nguyễn Quốc Hùng giảng và chú như sau: “Con chó sói giẫm lên cái phần da cổ của nó, lúng túng không biết làm sao. Chỉ sự lúng túng khó xử. Ta lại hiểu là sống trôi dạt đây đó (không rõ tại sao)”.

“Điều mà quyển từ điển trên ghi “không rõ tại sao” chung quy cũng là do từ nguyên dân gian mà ra. Không biết được ý nghĩa đích thực của câu đang xét, người ta đã liên hệ các thành tố của nó với những yếu tố mà mình đã biết: “lang” với “lang thang”, “bạt” với “phiêu bạt”, “hồ” với “giang hồ”, chẳng hạn. Thế là thành ra cái nghĩa “sống lang thang rày đây mai đó”. Chẳng những thế, người ta còn lược bỏ hai tiếng “kỳ hồ” mà nói gọn thành “lang bạt” để diễn đạt cái nghĩa trên đây. Quả vậy, Từ điển tiếng Việt 1992 đã ghi nhận: “lang bạt: sống nay đây mai đó ở những nơi xa lạ”. Nhiều quyển từ điển khác cũng làm như thế vì hai tiếng “lang bạt” đã trở thành một đơn vị từ vựng thông dụng trong tiếng Việt”.

Chúng tôi đã viết như thế trên Kiến thức ngày nay số 125 nhưng xin nhấn mạnh rằng, đó chỉ là một cái nghĩa méo mó so với nghĩa gốc trong tiếng Hán. Trong tiếng Hán thì hai từ “lang bạt” tuy ít được dùng nhưng hễ được dùng thì nó lại có nghĩa là “lúng túng” (“dụ gian nan quẫn bách” [喻艰难窘迫]). Và bất kể ta hiểu chữ “kỳ” và chữ “hồ” theo nghĩa nào trong phạm vi của tiếng Hán thì sang đến tiếng Việt, từ nguyên dân gian đã đưa hai tiếng “lang bạt” và cả câu “lang bạt kỳ hồ” đi xa hàng dặm so với nghĩa gốc của nó trong tiếng Hán.
 

huonga4dethuong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-489148
Ngày cấp bằng
16/2/17
Số km
91
Động cơ
191,230 Mã lực
Tuổi
46
Thế mà khối người vẫn tin đấy, em thì chẳng kiêng cử ngày nào
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top