[Funland] Thành ngữ giải- thích

TungEpu

Xe tải
Biển số
OF-193907
Ngày cấp bằng
13/5/13
Số km
311
Động cơ
330,232 Mã lực
Tình cờ chẳng hẹn mà nên
“Mạt cưa mướp đắng” hai bên một phường

Anh kia gánh mạt cưa ra chợ lừa người là bán cám cho lợn ăn rồi lấy tiền đi mua dưa chuột về cho vợ đắp mặt và abc...
Anh nọ mang mướt đắng đi bán lại lừa người là dưa chuột cho được giá cao rồi lấy tiền mua cám về chăn lợn...
Duyên tơ trời định hai anh lại gặp nhau - thế mới nên “mạt cưa mướt đắng”
 

titcoi

Xe tăng
Biển số
OF-35292
Ngày cấp bằng
14/5/09
Số km
1,533
Động cơ
485,434 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Hà Nội
"Cá cày" ai cũng hiểu
Còn "đanh đá" chỉ những cái đinh sắt chuyên tách đá khối, hàng chục cái đinh tuy nhỏ nhưng cứ tí tách cắm sâu vào khối đá mà tách được từng khối đá nặng cả tấn.
Đanh đá và cá cày là 2 bộ phận nhỏ bé nhưng cứng rắn và uy lực, để ví với những phụ nữ bé nhỏ nhưng ghê gớm
Giải thích này của cụ hay hơn giải thích của cụ trước nhiều.
Mà thế là nghĩa tốt chứ thực tế hay dùng thì là nghĩa xấu
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
47. Đầu Trâu mặt Ngựa

Thành ngữ gốc Hán
Nguyên văn: 牛頭馬面 Ngưu dầu Mã diện

Trong thần thoại Trung Quốc, Đầu trâu Mặt ngựa là cặp người giám hộ nơi cõi âm. Họ đều mang hình dáng con người, trong đó một người là Đầu trâu và một người là Mặt ngựa. Công việc chính của họ là hộ tống linh hồn người chết vào địa ngục.

Đầu trâu Mặt ngựa có nhiệm vụ trừng phạt người chết từ những tội lỗi mà họ đã gây ra khi còn sống, để sau đó họ được trở lại làm người ở kiếp sau.
 

Hoathanhtao

Xe container
Biển số
OF-143470
Ngày cấp bằng
26/5/12
Số km
6,305
Động cơ
410,300 Mã lực
ĐÁNH TRỐNG BỎ DÙI.?

Em hiểu câu này ám chỉ người làm nửa vời, không đến nơi đến chốn....

xuất xứ? Nghĩa đen?[-(
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,355
Động cơ
667,547 Mã lực
Giải thích này của cụ hay hơn giải thích của cụ trước nhiều.
Mà thế là nghĩa tốt chứ thực tế hay dùng thì là nghĩa xấu
Em nghĩ theo hướng rằng: cái đanh đá là thứ rất cứng và là nơi phát ra tiếng chát chúa thậm chí tóe lửa.
Cái cá cày thường làm bằng gỗ cứng như lim, và mỗi khi người ta nêm vào khe chỗ bắp cày để điều chỉnh độ nông sâu của rãnh cày nghe cũng chan chát....
Dùng 2 thứ này để ví von người phụ nữ dữ dằn, bốp chát
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,920
Động cơ
316,745 Mã lực
Hôm tình cờ ngồi cạnh 2 cụ già nói chuyện với nhau về câu chữ, có 2 câu là "Mã đáo thành công" và "Thượng lộ bình an". Các cụ nghĩ nó đồng nghĩa hay khác nghĩa?
Xét xu hướng thì 2 thằng ngược nhau rồi, 1 ông đi để trở về, 1 ông ra đi (ko cần biết về hay không); 1 ông đi để làm gì đó và phải xong việc, 1 ông đi cho vui cũng chả sao, miễn an toàn :D
Các bác đều đúng nhưng nhìn vấn đề đơn chiều thiếu đa chiều và logic!

Theo em, Nếu phải lựa chọn, chỉ cần "Mã đáo thành công" là đủ vì không bình an, mạnh khoẻ thì bàn chi đến việc thành công? Ví như Giữa độc lập và tự do ma phải chon một thì nên chọn tự do vì có tự do là có độc lập nhưng vế ngược lại thì chưa chắc!

Đó là xét, bàn về logic!

Còn trong ứng xử chẳng ai chúc một người, hay một nhóm người đi du lịch đơn thuần (không bàn du lịch kết hợp học hay nghiên cứu) câu "Mã đáo thành công" mà câu"Thượng lộ bình an" là đắc cách!

Dĩ nhiên chúc một người khi đi làm một nhiệm vụ hay công việc hoặc sứ mệnh (thi cử, công tác, ....) thì câu "Mã đáo thành công" có lẽ là câu nên dùng!
 

titcoi

Xe tăng
Biển số
OF-35292
Ngày cấp bằng
14/5/09
Số km
1,533
Động cơ
485,434 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Hà Nội
Thế mà thành ngữ lại ra ý nghĩa khác rất rất xa đến độ không thể ngờ.:))

Em hiểu câu CƯỠI NGỰA XEM HOA như là thói làm ăn láng cháng, không chú tâm đến công việc....
Thì cũng là láng cháng thì anh cưỡi ngựa mới vớ chị xem hoa~X(
 

Of.NguyenLinh

Xe lừa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
35,143
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com

Anhduc73

Xe buýt
Biển số
OF-555802
Ngày cấp bằng
27/2/18
Số km
777
Động cơ
168,251 Mã lực
trong Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc có câu "bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan ...". Em được giải thích là bòng bong này là chỉ các nhà trại của lính Pháp, do người dân Việt lúc đó thấy các trại của lính Pháp giống "bòng bong" của dân địa phương, vậy "bòng bong" ở đây là cái gì vậy các cụ.
Lính Pháp chính quy, hiện đại, lều bạt trại lính màu xanh hoặc màu tối để nguỵ trang. Do vậy cách gt của cụ Ko thuyết phục. “ Bòng bong che trắng lốp”, trong văn cảnh này là bọt xà phòng bọn lính Pháp tắm xả ra cụ nhé!
 

Anhduc73

Xe buýt
Biển số
OF-555802
Ngày cấp bằng
27/2/18
Số km
777
Động cơ
168,251 Mã lực
Em đọc ở đâu đó lâu lắm rồi, họ nói đã phải đấm thì vênh làm sao được
Mà là "khố rợ phải lấm"
Lấm bùn, khi bùn khô thì cong lại, khố cong vênh theo
Còn một cách hiểu khác cụ nhé. Nguyên văn câu đó là: “ Vênh vênh như bố vợ cậu ấm”. Cậu ấm là con Quan. Ông này có con rể là con Quan, thông gia với ông Quan nên đi đâu cũng vênh váo, khoe Khoang
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
19,669
Động cơ
1,894,142 Mã lực
Các bác đều đúng nhưng nhìn vấn đề đơn chiều thiếu đa chiều và logic!

Theo em, Nếu phải lựa chọn, chỉ cần "Mã đáo thành công" là đủ vì không bình an, mạnh khoẻ thì bàn chi đến việc thành công? Ví như Giữa độc lập và tự do ma phải chon một thì nên chọn tự do vì có tự do là có độc lập nhưng vế ngược lại thì chưa chắc!

Đó là xét, bàn về logic!

Còn trong ứng xử chẳng ai chúc một người, hay một nhóm người đi du lịch đơn thuần (không bàn du lịch kết hợp học hay nghiên cứu) câu "Mã đáo thành công" mà câu"Thượng lộ bình an" là đắc cách!

Dĩ nhiên chúc một người khi đi làm một nhiệm vụ hay công việc hoặc sứ mệnh (thi cử, công tác, ....) thì câu "Mã đáo thành công" có lẽ là câu nên dùng!
Em nghĩ là hai câu “Mã đáo thành công” và “Thượng lộ bình an” mang nghĩa khác nhau dù là cùng chúc là câu chúc.
Câu “Mã đáo thành công” là câu chúc cho một người đi làm một công việc hay một nhiệm vụ gì đó. Ở đây, công việc hay nhiệm vụ là cái chủ thể, cái quan trọng, là mục tiêu được đề cập. Nghĩa là công việc hay nhiệm vụ đó được hoàn thành một cách suôn sẻ, người thực hiện công việc hay nhiệm vụ đó ở vị trí thứ yếu hơn.
Còn câu “ Thượng lộ bình an” đơn thuần chỉ mong cho người được câu chúc được an toàn trên đường đi chứ không có nghĩa chúc cho công việc hay nhiệm vụ của người đó được hoàn thành suôn sẻ. Ngày xưa khi đi đường xa là cả một chuỗi cực nhọc, có thể tai nạn, giặc cướp, lỡ độ đường ... vì thế câu này mang nghĩa hướng tới chủ thể là con người là thứ nhất.
Một vài ý kiến vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

duydinh92

Xe đạp
Biển số
OF-571639
Ngày cấp bằng
30/5/18
Số km
33
Động cơ
143,850 Mã lực
3. Nghèo rớt mùng tơi
Mùng tơi đây không phải là canh hay cây mùng tơi.
Mùng tơi là phần trên của chiếc áo tơi được khâu cẩn thận hơn, ngày xưa các cụ chưa có ao mưa như bây giờ. Áo tơi thường làm bằng lá cọ hoặc lá đót. Khi áo tơi rách thì mùng tơi vẫn còn, dùng cho đến khi rớt (rơi) hết mùng tơi vẫn không có tiền mua áo khác, chứng tỏ nghèo lắm.
câu này theo em nghĩ là: nghèo rớt chằm rơi bác ạ.
 

Anhduc73

Xe buýt
Biển số
OF-555802
Ngày cấp bằng
27/2/18
Số km
777
Động cơ
168,251 Mã lực
Lính Pháp chính quy, hiện đại, lều bạt trại lính màu xanh hoặc màu tối để nguỵ trang. Do vậy cách gt của cụ Ko thuyết phục. “ Bòng bong che trắng lốp”, trong văn cảnh này là bọt xà phòng bọn lính Pháp tắm xả ra cụ nhé!
Có lẽ phải nói thêm mới thuyết phục. Câu thơ của cụ Đồ Chiểu là: “bữa thấy bòng bong Che trăngs lốp muốn tới ăn Gan/ Ngày Xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ”. Nửa cuối thế kỷ 19, Pháp đánh các tỉnh Nam bộ bằng đại bác và tàu hơi nước. Hằng ngày, dân Nam kỳ chứng kiến cảnh bọt xà phòng chúng tắm xả trắng lốp mặt sông ( dân ta chưa có nên cũng không biết nó là cái gì nên gọi là bòng bong. Cũng có thể là bong bóng hoặc đọc chệch âm của xà phòng chẳng?). Còn ống khói chạy đen sì thì rất lạ vì chưa nhìn thấy động cơ hơi nước bao giờ. Ý chung của cả câu đó là: nhìn thấy sự hiện diện ngang ngược, khác lạ của thực dân Pháp trên quê hương mình, nhân dân Nam bộ ( nghĩa sỹ Cần Giuộc) vô cùng căm hận, muốn “ăn gan”, “cắn cổ” chúng.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Em nghĩ theo hướng rằng: cái đanh đá là thứ rất cứng và là nơi phát ra tiếng chát chúa thậm chí tóe lửa.
Cái cá cày thường làm bằng gỗ cứng như lim, và mỗi khi người ta nêm vào khe chỗ bắp cày để điều chỉnh độ nông sâu của rãnh cày nghe cũng chan chát....
Dùng 2 thứ này để ví von người phụ nữ dữ dằn, bốp chát
Có lý, tức là cái tiếng người phụ nữ chao chát như tiếng đóng đanh vào đá, đóng cá(tre/gỗ) vào cày
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
19,669
Động cơ
1,894,142 Mã lực
Cụ / mợ giải thích e câu này: gái thương chông đang đông buổi chợ. Trai thương vợ nắng quái chiều hôm.
Hôm lâu lâu rồi em có nghe trên Zone FM, GS Nguyễn Lân Dũng có giải nghĩa câu này. Đại để là câu ca dao này nói về tình cảm vợ chồng, tuy nhiên cách thể hiện tình cảm của người vợ và người chồng nó có khác nhau.
“Gái thương chồng đang đông buổi chợ” có nghĩa là người vợ luôn luôn nghĩ về người chồng mọi lúc mọi nơi, kể cả khi mình đang bận rộn nhất, nhiều việc phải lo nghĩ nhất. Như cụ biết thì đi chợ búa (buôn bán hoặc mua sắm...) là công việc chính của phụ nữ xưa. Vậy mà lúc chợ đông vẫn nghĩ tới chồng con.
Còn “Trai thương vợ nắng quái chiều hôm”. Nắng quái là nắng lúc sắp tắt, vàng vọt. Báo hiệu một ngày đã hết, là lúc mọi công việc trong ngày đã xong. Lúc này người chồng mới có thời gian nghĩ đến vợ mình. Rộng hơn là tình cảm của người chồng đối với người vợ vẫn phải là sau sự nghiệp, công việc. Chỉ khi nào công danh, sự nghiệp của người chồng đã hoàn thành thì lúc đó người chồng sẽ nghĩ về vợ, đền bù lại cho vợ.
Em thấy hợp con nhà lý.
 

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
6,189
Động cơ
320,739 Mã lực
Em nhờ các cụ giải:
"Chân đi chữ bát dứt khoát đầu to
Chân đi chữ O đầu to phải biết"
Em biết nhõn chữ bát tiếng khựa là số 8
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,355
Động cơ
667,547 Mã lực
ĐÁNH TRỐNG BỎ DÙI.?

Em hiểu câu này ám chỉ người làm nửa vời, không đến nơi đến chốn....

xuất xứ? Nghĩa đen?[-(
Bỏ dùi ở đây không có nghĩa là vứt bỏ cái dùi để đánh trống đi Cụ ạ.
Mà là bỏ nhịp hoặc bỏ nhiều nhịp...
Trong một tập thể, nhiều người cùng hòa nhịp thì ông đó lại bỏ nhịp... thậm chí ông đó to mồm kêu gọi mọi người khua trống nhưng ông ta lại bỏ nhịp
 

hoangminh248

Xe tăng
Biển số
OF-349619
Ngày cấp bằng
6/1/15
Số km
1,443
Động cơ
277,460 Mã lực
Nơi ở
sx đồ gỗ mỹ nghệ Bắc Ninh
Hôm lâu lâu rồi em có nghe trên Zone FM, GS Nguyễn Lân Dũng có giải nghĩa câu này. Đại để là câu ca dao này nói về tình cảm vợ chồng, tuy nhiên cách thể hiện tình cảm của người vợ và người chồng nó có khác nhau.
“Gái thương chồng đang đông buổi chợ” có nghĩa là người vợ luôn luôn nghĩ về người chồng mọi lúc mọi nơi, kể cả khi mình đang bận rộn nhất, nhiều việc phải lo nghĩ nhất. Như cụ biết thì đi chợ búa (buôn bán hoặc mua sắm...) là công việc chính của phụ nữ xưa. Vậy mà lúc chợ đông vẫn nghĩ tới chồng con.
Còn “Trai thương vợ nắng quái chiều hôm”. Nắng quái là nắng lúc sắp tắt, vàng vọt. Báo hiệu một ngày đã hết, là lúc mọi công việc trong ngày đã xong. Lúc này người chồng mới có thời gian nghĩ đến vợ mình. Rộng hơn là tình cảm của người chồng đối với người vợ vẫn phải là sau sự nghiệp, công việc. Chỉ khi nào công danh, sự nghiệp của người chồng đã hoàn thành thì lúc đó người chồng sẽ nghĩ về vợ, đền bù lại cho vợ.
Em thấy hợp con nhà lý.
Comment này hay đây =)), thể nào chả có cụ nghĩ tới cái cuốn từ điển thành ngữ của bố giáo sư.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top