Cụ nên phân biệt chi phí đầu tư và chi phí vận hành + duy trì.Thực tế thì giao thông công cộng là công trình quốc kế dân sinh. Nhà nước phải đầu tư ( giống như chúng ta xây nhà để ở vậy). Còn lời lỗ là tính ở các đơn vị khai thác vận hành dựa trên cái hạ tầng đó.
Như xây cái sân bay Long Thành nghe đâu tầm 15 tỷ đô thì thu tiền phí của các hãng khai thác khéo không đủ tiền trả lãi( nếu đi vay ngân hàng)chứ đừng nói thu hồi vốn và sinh lời!
Chi phí đầu tư là số tiền bỏ ra đầu tiên, còn chi phí vận hành + duy trì là số tiền phải bỏ ra đều đặn suốt vòng đời tự án.
Sân bay Long thành vốn ban đầu rất lớn và như cụ nói, rất khó thu hồi vốn. Nhưng với lượng khách tương lai (ít nhất 70 triệu/năm cộng hàng hóa và dịch vụ tại chỗ) thì chắc 100% sẽ trang trải được chi phí vận hành + duy trì.
Cái sợ nhất đối với ĐSCT là có khả năng lỗ chi phí vận hành +duy trì. Đầu tư ban đầu lớn, OK coi như đầu tư công hạ tầng 1 lần. Nhưng nếu thu không đủ bù chi phí vận hành + duy trì mà Nhà nước phải bù lỗ thì đó sẽ là gánh nặng kinh khủng từ năm này qua năm khác. Nó sẽ khiến ngân sách kiệt quệ.
Không nên lấy chuyện bù lỗ ĐSCT của Nhật hay TQ ra mà bảo VN cũng làm như thế, vì dù Nhật hay TQ thì cũng giàu có hơn VN quá nhiều, vả lại 2 nước này đều tự chủ 100% công nghệ nên cái gọi là "lỗ" với họ rất tương đối. Vì có lỗ đến mấy thì tiền đó cũng chảy từ túi nọ sang túi kia của họ, khác xa VN phải nhập khẩu gần như 100% nên lỗ là tiền chảy ra khỏi biên giới, và sẽ chảy mãi không ngừng.