[Funland] Tại sao các quốc gia thất bại?

Trạng thái
Thớt đang đóng

langriser

Xe tải
Biển số
OF-743475
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
462
Động cơ
73,570 Mã lực
Bài viết khá hay:
Trong nghiên cứu, họ so sánh tỷ lệ tử vong của những người định cư da trắng tại các thuộc địa khác nhau với tốc độ tăng trưởng hiện tại của những nước xuất phát từ thuộc địa này. Họ kết luận rằng ở những nơi tỷ lệ sống cao nhờ môi trường dịch bệnh ít khắc nghiệt hơn, thực dân tạo ra các thể chế bảo đảm quyền lợi - đặc biệt là quyền sở hữu tài sản - và kích thích tiến bộ công nghệ, kinh tế.

Ngược lại, những nơi môi trường không thuận lợi, họ chỉ tìm cách nô lệ hóa lao động địa phương hoặc nhập khẩu con người để khai thác tài nguyên nông nghiệp, khai khoáng nhằm thu lợi nhuận. Điều này chứng minh vì sao nơi tương đối giàu vào thời điểm thuộc địa, nhờ bóc lột khai thác, lại nằm trong số những nơi nghèo nhất hiện nay.

Tóm lại, khi châu Âu chiếm đóng thế giới, các thể chế trong những xã hội họ đến đã biến chuyển. Những thay đổi đôi khi sâu sắc nhưng không giống nhau. Một số nơi, mục tiêu của thực dân là khai thác tài nguyên để mang lợi ích cho chính quốc. Ở chỗ khác, thực dân xây dựng các hệ thống chính trị và kinh tế bao trùm nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho người di cư từ châu Âu.

Vì vậy, sự khác biệt về thịnh vượng giữa các quốc gia ngày nay là bởi các thể chế xã hội được thiết lập trong thời kỳ thuộc địa. Những thể chế bao trùm thường được thiết lập ở các nước nghèo, khi chúng bị thuộc địa hóa. Nhưng theo thời gian, điều này dẫn đến một xã hội thịnh vượng hơn. Đây là nguyên nhân quan trọng một số thuộc địa trước đây từng khốn khó giờ sung túc và ngược lại.

Việc áp dụng các thể chế bao trùm có thể mang lại lợi ích lâu dài cho mọi người, nhưng nhóm nghiên cứu chỉ ra một số xã hội ngày nay vẫn mắc kẹt trong bẫy "thể chế chiếm đoạt". Tức là, vẫn tồn tại sự bóc lột song lại tăng trưởng kinh tế thấp. Theo nhóm nghiên cứu, việc thoát bẫy này khá khó nhăn nhưng vẫn có thể. Khi các thể chế mới được hình thành sẽ dẫn đến giảm nghèo.

Ý kiến phản biện cũng hay:
điểm hạn chế của những nghiên cứu về sự tồn tại và phát triển bền vững của các thể chế thường bắt đầu từ giả định rằng có những thể chế tốt. Tức là, các hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội được tổ chức hiệu quả và công bằng có khả năng tạo ra, duy trì sự phát triển.

"Nhưng khi chỉ nhìn vào kết quả cuối cùng và tìm kiếm một nguyên nhân duy nhất từ quá khứ, chúng ta bỏ qua những gì đã xảy ra giữa chừng, cũng như các yếu tố khác ảnh hưởng đến phát triển. Nói ngắn gọn, chúng ta không làm đúng vai trò của một nhà sử học".

 

nmtri1210

Xe máy
Biển số
OF-743049
Ngày cấp bằng
15/9/20
Số km
69
Động cơ
79,650 Mã lực
Ý kiến phản biện cũng hay:
điểm hạn chế của những nghiên cứu về sự tồn tại và phát triển bền vững của các thể chế thường bắt đầu từ giả định rằng có những thể chế tốt. Tức là, các hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội được tổ chức hiệu quả và công bằng có khả năng tạo ra, duy trì sự phát triển.

"Nhưng khi chỉ nhìn vào kết quả cuối cùng và tìm kiếm một nguyên nhân duy nhất từ quá khứ, chúng ta bỏ qua những gì đã xảy ra giữa chừng, cũng như các yếu tố khác ảnh hưởng đến phát triển. Nói ngắn gọn, chúng ta không làm đúng vai trò của một nhà sử học".

Em thấy nghiên cứu kiểu này luôn bị 1 vấn đề là phải đóng băng các biến số khác và để riêng biến số mình muốn động. Nghiên cứu kinh tế luôn theo 1 luồn giả thuyết-> chạy mô hình-> kết luận, mà giả thuyết thì theo ý chủ quan của người viết. Nó không hẳn là sai, nhưng luôn có sự thiên kiến trong đó và chỉ đúng trong một số ít trường hợp, khó suy rộng ra thực tế được
 

nmtri1210

Xe máy
Biển số
OF-743049
Ngày cấp bằng
15/9/20
Số km
69
Động cơ
79,650 Mã lực
Mấy cụ cứ tranh luận cái với cái ý kiến là thể chế là pháp luật, pháp luật tốt tức khắc xã hội giàu thì nó phiến diện và thiển cận lắm. Có cụ hỏi ngược lại 1 câu là thể chế chỉ cần pháp luật là đủ? câu này hỏi đúng trọng tâm à. 1 là pháp luật chỉ là 1 phần của thể chế, 2 là pháp luật là chết, người vận hành mới là sống. Mà cái lập luận chỉ cần pháp luật tốt nó cũng tương tự như tư tưởng pháp gia, lấy pháp trị làm gốc vậy, nó kết thúc bằng triều nhà Tần hà khắc sụp đổ thôi.
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,137
Động cơ
9,244 Mã lực
Pháp luật nghiêm khắc thì cần thể chế giám sát, giằng co lẫn nhau, để đảm bảo công bằng.
Em nghĩ chưa chắc, lấy ví dụ Trung Quốc:

- Lý Khôi (455-395TCN) viết Pháp Kinh
- Thương Ưởng (390-338TCN) thừa tướng nước Tần ban hành pháp chế, thiết lập nên thể chế của nước Tần cũng như TQ thống nhất sau này
- Tần Thuỷ Hoàng (259-210TCN) thống nhất TQ trên cơ sở thể chế của Lý Khôi, Thương Ưởng vv

Trong thể chế đó, quan trọng nhất là tính nghiêm minh của hoàng đế; chứ không phải giám sát, giằng co
 

nmtri1210

Xe máy
Biển số
OF-743049
Ngày cấp bằng
15/9/20
Số km
69
Động cơ
79,650 Mã lực
Giải Nobel kinh tế này tôi không biết thế nào. Chứ Nobel Hòa bình còn được trao cho kẻ gây chiến tranh thì tôi cũng hoài nghi cái giải này lắm.
Trong tất cả giải nobel thì nobel hòa bình là sinh sau đẻ muộn, là sản phẩm của ý chí phương tây, không phải do ý chí ông Nobel tạo ra, nguyên gốc làm gì có giải nobel hòa bình
 

LiKaShing

Xe điện
Biển số
OF-794429
Ngày cấp bằng
22/10/21
Số km
2,528
Động cơ
100,994 Mã lực
Website
songiang.vn
Mấy cụ cứ tranh luận cái với cái ý kiến là thể chế là pháp luật, pháp luật tốt tức khắc xã hội giàu thì nó phiến diện và thiển cận lắm. Có cụ hỏi ngược lại 1 câu là thể chế chỉ cần pháp luật là đủ? câu này hỏi đúng trọng tâm à. 1 là pháp luật chỉ là 1 phần của thể chế, 2 là pháp luật là chết, người vận hành mới là sống. Mà cái lập luận chỉ cần pháp luật tốt nó cũng tương tự như tư tưởng pháp gia, lấy pháp trị làm gốc vậy, nó kết thúc bằng triều nhà Tần hà khắc sụp đổ thôi.
Ý kiến của cụ chuẩn. Chỉ cần pháp luật mà giàu thì chỉ cần học mỗi luật thôi cần gì học về kinh doanh học về sáng tạo, học thu hút fdi, trung quốc cần gì khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh. Mỹ cần gì thu hút nhân tài khoa học. Cứ nghiêm khắc là tự nhiên giàu. Thực ra cái nghiêm khắc là cái dễ làm nhất. Nhưng cái giải pháp để giàu mới khó
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,137
Động cơ
9,244 Mã lực
Bài viết khá hay:
Trong nghiên cứu, họ so sánh tỷ lệ tử vong của những người định cư da trắng tại các thuộc địa khác nhau với tốc độ tăng trưởng hiện tại của những nước xuất phát từ thuộc địa này. Họ kết luận rằng ở những nơi tỷ lệ sống cao nhờ môi trường dịch bệnh ít khắc nghiệt hơn, thực dân tạo ra các thể chế bảo đảm quyền lợi - đặc biệt là quyền sở hữu tài sản - và kích thích tiến bộ công nghệ, kinh tế.

Ngược lại, những nơi môi trường không thuận lợi, họ chỉ tìm cách nô lệ hóa lao động địa phương hoặc nhập khẩu con người để khai thác tài nguyên nông nghiệp, khai khoáng nhằm thu lợi nhuận. Điều này chứng minh vì sao nơi tương đối giàu vào thời điểm thuộc địa, nhờ bóc lột khai thác, lại nằm trong số những nơi nghèo nhất hiện nay.

Tóm lại, khi châu Âu chiếm đóng thế giới, các thể chế trong những xã hội họ đến đã biến chuyển. Những thay đổi đôi khi sâu sắc nhưng không giống nhau. Một số nơi, mục tiêu của thực dân là khai thác tài nguyên để mang lợi ích cho chính quốc. Ở chỗ khác, thực dân xây dựng các hệ thống chính trị và kinh tế bao trùm nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho người di cư từ châu Âu.

Vì vậy, sự khác biệt về thịnh vượng giữa các quốc gia ngày nay là bởi các thể chế xã hội được thiết lập trong thời kỳ thuộc địa. Những thể chế bao trùm thường được thiết lập ở các nước nghèo, khi chúng bị thuộc địa hóa. Nhưng theo thời gian, điều này dẫn đến một xã hội thịnh vượng hơn. Đây là nguyên nhân quan trọng một số thuộc địa trước đây từng khốn khó giờ sung túc và ngược lại.

Việc áp dụng các thể chế bao trùm có thể mang lại lợi ích lâu dài cho mọi người, nhưng nhóm nghiên cứu chỉ ra một số xã hội ngày nay vẫn mắc kẹt trong bẫy "thể chế chiếm đoạt". Tức là, vẫn tồn tại sự bóc lột song lại tăng trưởng kinh tế thấp. Theo nhóm nghiên cứu, việc thoát bẫy này khá khó nhăn nhưng vẫn có thể. Khi các thể chế mới được hình thành sẽ dẫn đến giảm nghèo.

Ý kiến phản biện cũng hay:
điểm hạn chế của những nghiên cứu về sự tồn tại và phát triển bền vững của các thể chế thường bắt đầu từ giả định rằng có những thể chế tốt. Tức là, các hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội được tổ chức hiệu quả và công bằng có khả năng tạo ra, duy trì sự phát triển.

"Nhưng khi chỉ nhìn vào kết quả cuối cùng và tìm kiếm một nguyên nhân duy nhất từ quá khứ, chúng ta bỏ qua những gì đã xảy ra giữa chừng, cũng như các yếu tố khác ảnh hưởng đến phát triển. Nói ngắn gọn, chúng ta không làm đúng vai trò của một nhà sử học".

Cái quan trọng là các cụ này "sử dụng các phương pháp kinh tế lượng của trường phái chính thống để chứng minh một cách thực nghiệm những gì nhà nghiên cứu trường phái thể chế đã nêu ra". Tức là có tương quan kinh tế lượng chứ không chỉ chém gió :)

Phương pháp này được ứng dụng rất nhiều hiện nay, ví dụ như trong cuốn này của Trường kinh tế chính trị London (LSE) https://sticerd.lse.ac.uk/_new/publications/books/pillars-of-prosperity/book/Chapters/07/

Xem xét các trụ cột của thịnh vượng từ nhiều yếu tố hơn:
- Phân phối lợi ích
- Chặt chẽ của thể chế chính trị
- Nguồn lực hay độc lập viện trợ
- Áp chế
- Nội chiến
- Năng lực pháp luật
- Năng lực tài khoá

1729215911872.png
 

Bllllo

Xe máy
Biển số
OF-866122
Ngày cấp bằng
17/8/24
Số km
71
Động cơ
374 Mã lực
Tuổi
26
Ý kiến của cụ chuẩn. Chỉ cần pháp luật mà giàu thì chỉ cần học mỗi luật thôi cần gì học về kinh doanh học về sáng tạo, học thu hút fdi, trung quốc cần gì khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh. Mỹ cần gì thu hút nhân tài khoa học. Cứ nghiêm khắc là tự nhiên giàu. Thực ra cái nghiêm khắc là cái dễ làm nhất. Nhưng cái giải pháp để giàu mới khó
Pháp luật tạo điều kiện cho mọi thứ khác phát triển tốt. Pháp luật tốt giúp thu hút nhân tài, làm tăng sự sáng tạo. Luật kinh tế tốt thì kinh tế sẽ phát triển. Pháp luật là cái nền tảng, gốc rễ. Cái gốc tốt thì sẽ phát triển các giải pháp rất dễ.
 

LiKaShing

Xe điện
Biển số
OF-794429
Ngày cấp bằng
22/10/21
Số km
2,528
Động cơ
100,994 Mã lực
Website
songiang.vn
Pháp luật tạo điều kiện cho mọi thứ khác phát triển tốt. Pháp luật tốt giúp thu hút nhân tài, làm tăng sự sáng tạo. Luật kinh tế tốt thì kinh tế sẽ phát triển. Pháp luật là cái nền tảng, gốc rễ. Cái gốc tốt thì sẽ phát triển các giải pháp rất dễ.
Không cái nào là gốc rễ của cái nào. Mà phải đi song song với nhau. Cụ hãy tìm hiểu tại sao thời gian vừa qua các công ty hàng đầu thế giới lại tập trung đóng quân ở một đất nước bé tí tẹo như singapor. Không chỉ là cơ chế chính sách luật pháp của singapor tốt và cơi mở và tạo điều kiện cho các công ty mà chính trị của singapor rất ổn định vì singhapor có lợi ích của rất nhiều nước ở đó
Và nguyên nhân quan trọng nhất là singapor có đội ngũ chuyên gia về AI về công nghệ tt về sinh học tốt nhất ở đông nam á. Vừa rồi các nước như việt nam hay thái lan hay mailai hay indo đều thất bại trước singapor trong việc thu hút các trùm sỏ về AI, về bán dẫn. Lí do các nước này ko có đội ngũ chuyên gia sẵn có đông đảo
Nên nhớ sin đã chuẩn bị đội ngũ chuyên gia trình độ cao từ đại học quốc gia sing. Những học sinh giỏi nhất ở các nước đông nam á được cấp học bổng học ở đây và sau này làm việc tại sing luôn
Nên nhớ luật có thể sửa đổi ngay, nhưng nhân lực cần quá trình lâu dài xây dựng vì vậy nếu a sửa luật chưa giải quyết được vấn đề
Chẳng qua vài năm vừa qua vn xảy ra nhiều đại án tham nhũng tạo ấn tượng rằng vn chỉ cần ko tham nhũng nữa là sẽ phát triển, và việc quan trọng nhất hiện nay là chống tham nhũng thì sẽ giải quyết đueocj mọi chuyện. Tự khắc sẽ phát triển. Không có chuyện đó đâu. Nhà nước phải có một nhóm riêng xây dựng phương án phát triển nhân tài cho đất nước, còn không thì chỉ như một bần sĩ mà thôi, sống trong sạch nhưng nghèo khó
 

Bllllo

Xe máy
Biển số
OF-866122
Ngày cấp bằng
17/8/24
Số km
71
Động cơ
374 Mã lực
Tuổi
26
Không cái nào là gốc rễ của cái nào. Mà phải đi song song với nhau. Cụ hãy tìm hiểu tại sao thời gian vừa qua các công ty hàng đầu thế giới lại tập trung đóng quân ở một đất nước bé tí tẹo như singapor. Không chỉ là cơ chế chính sách luật pháp của singapor tốt và cơi mở và tạo điều kiện cho các công ty mà chính trị của singapor rất ổn định vì singhapor có lợi ích của rất nhiều nước ở đó
Và nguyên nhân quan trọng nhất là singapor có đội ngũ chuyên gia về AI về công nghệ tt về sinh học tốt nhất ở đông nam á. Vừa rồi các nước như việt nam hay thái lan hay mailai hay indo đều thất bại trước singapor trong việc thu hút các trùm sỏ về AI, về bán dẫn. Lí do các nước này ko có đội ngũ chuyên gia sẵn có đông đảo
Nên nhớ sin đã chuẩn bị đội ngũ chuyên gia trình độ cao từ đại học quốc gia sing. Những học sinh giỏi nhất ở các nước đông nam á được cấp học bổng học ở đây và sau này làm việc tại sing luôn
Nên nhớ luật có thể sửa đổi ngay, nhưng nhân lực cần quá trình lâu dài xây dựng vì vậy nếu a sửa luật chưa giải quyết được vấn đề
Chẳng qua vài năm vừa qua vn xảy ra nhiều đại án tham nhũng tạo ấn tượng rằng vn chỉ cần ko tham nhũng nữa là sẽ phát triển, và việc quan trọng nhất hiện nay là chống tham nhũng thì sẽ giải quyết đueocj mọi chuyện. Tự khắc sẽ phát triển. Không có chuyện đó đâu. Nhà nước phải có một nhóm riêng xây dựng phương án phát triển nhân tài cho đất nước, còn không thì chỉ như một bần sĩ mà thôi, sống trong sạch nhưng nghèo khó
Đội ngũ tốt cũng là từ pháp luật tốt tạo ra. Chính trị ổn định là do pháp luật tốt. Nhân lực cần quá trình lâu dài xây dựng nhưng nhân lực cụ nghĩ đến từ đâu nêu không có luật pháp tốt cơ cấu trong giáo dục đào tạo? Hầu như mọi thứ tốt đều do luật pháp tốt nên mới nói luật pháp là gốc rễ.
 

LiKaShing

Xe điện
Biển số
OF-794429
Ngày cấp bằng
22/10/21
Số km
2,528
Động cơ
100,994 Mã lực
Website
songiang.vn
Đội ngũ tốt cũng là từ pháp luật tốt tạo ra. Chính trị ổn định là do pháp luật tốt. Nhân lực cần quá trình lâu dài xây dựng nhưng nhân lực cụ nghĩ đến từ đâu nêu không có luật pháp tốt cơ cấu trong giáo dục đào tạo? Hầu như mọi thứ tốt đều do luật pháp tốt nên mới nói luật pháp là gốc rễ.
Tôi lấy ví dụ cho cụ hiểu. Lấy luôn ví dụ là cụ đi. Cứ cho cụ là sống chuẩn chỉnh đi. Bố mẹ cụ tạo điều kiện cho cụ ăn học đàng hoàng, các bước đường đời đều đúng hướng. Nhưng chắc gì cụ đã thành công hơn moitj đứa có khi ăn chả đủ, bố mẹ chả có gì mà tạo điều kiện cho cậu ta cả. Bởi thông minh vốn sẵn tính trời. Nó lại nhanh nhẹn hơn cụ học một hiểu mười cơ. Năng động đi đây đi đó hơn cụ, chịu dấn thân hơn cụ. Còn cụ học gì biết nấy. Mặc dù cũng đc tạo điều kiện đó. Vậy thì tư chất quan trọng hay được tạo điều kiện quan trọng.
luật pháp ko làm thay con người được. Luật pháp chỉ điều chỉnh hành vi con người. Không thay thế hành vi con người. Mà kết quả do hành vi ko do luật pháp
 

Pilot2022

Xe máy
Biển số
OF-812891
Ngày cấp bằng
20/5/22
Số km
57
Động cơ
1,331 Mã lực
"Tại sao các quốc gia thất bại?" (Why Nations Fail) của Daron Acemoglu và James A. Robinson là một cuốn sách nghiên cứu sâu rộng về lý do tại sao một số quốc gia trở nên thịnh vượng, trong khi các quốc gia khác lại rơi vào nghèo đói và bất ổn.

Tóm tắt nội dung chính:

1. Lý thuyết chính: Thể chế kinh tế và chính trị:

Cuốn sách lập luận rằng sự thịnh vượng hay thất bại của các quốc gia phụ thuộc phần lớn vào thể chế kinh tế và chính trị. Các quốc gia thịnh vượng là những quốc gia có thể chế bao trùm (inclusive), khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo và phát triển kinh tế. Trong khi đó, các quốc gia thất bại là những nước có thể chế bóc lột (extractive), nơi quyền lực tập trung vào tay một số ít người và các nguồn lực bị khai thác để phục vụ lợi ích cá nhân của nhóm nhỏ này.



2. Thể chế bao trùm vs. Thể chế bóc lột:

Thể chế bao trùm đảm bảo quyền sở hữu tài sản, tạo cơ hội cho mọi người tham gia vào hoạt động kinh tế, và xây dựng một hệ thống chính trị mở, với sự phân chia quyền lực và trách nhiệm.

Thể chế bóc lột tập trung quyền lực vào một nhóm nhỏ, thường ngăn cản người dân tham gia vào hoạt động kinh tế hoặc sử dụng quyền lực để khai thác tài nguyên thiên nhiên và người lao động.



3. Ví dụ lịch sử:

Acemoglu và Robinson sử dụng nhiều ví dụ lịch sử để minh họa cho lập luận của mình. Họ so sánh giữa Bắc và Nam Mỹ, giải thích sự khác biệt giữa Hoa Kỳ (nơi thể chế bao trùm phát triển) và các quốc gia Nam Mỹ như Peru hay Colombia (nơi thể chế bóc lột chiếm ưu thế).

Họ cũng bàn về các nền văn minh cổ đại, như La Mã và nhà nước thời phong kiến châu Âu, để chỉ ra rằng sự thay đổi về thể chế là yếu tố quyết định thành công hay thất bại.



4. Tầm quan trọng của thay đổi thể chế:

Cuốn sách nhấn mạnh rằng sự thay đổi thể chế (đặc biệt là chuyển từ thể chế bóc lột sang bao trùm) là điều kiện quan trọng để quốc gia có thể phát triển. Điều này thường đòi hỏi sự xáo trộn mạnh mẽ trong xã hội, như cách mạng hay cải cách chính trị sâu rộng.



5. Phản bác các lý thuyết khác:

Cuốn sách phản bác các lý thuyết truyền thống về sự phát triển quốc gia, chẳng hạn như lý thuyết địa lý (cho rằng vị trí địa lý quyết định thành công) hoặc văn hóa (cho rằng văn hóa và tín ngưỡng là yếu tố chính).




Kết luận:

Cuốn sách khẳng định rằng sự khác biệt về phát triển giữa các quốc gia không phải là điều tất yếu, mà có thể thay đổi thông qua việc xây dựng các thể chế chính trị và kinh tế bao trùm.
Thế mà cũng đc giải Nobel nhở. Máy cái này thì các bác nhà mình cũng ra rả suốt :D :D :D
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,137
Động cơ
9,244 Mã lực
Tôi lấy ví dụ cho cụ hiểu. Lấy luôn ví dụ là cụ đi. Cứ cho cụ là sống chuẩn chỉnh đi. Bố mẹ cụ tạo điều kiện cho cụ ăn học đàng hoàng, các bước đường đời đều đúng hướng. Nhưng chắc gì cụ đã thành công hơn moitj đứa có khi ăn chả đủ, bố mẹ chả có gì mà tạo điều kiện cho cậu ta cả. Bởi thông minh vốn sẵn tính trời. Nó lại nhanh nhẹn hơn cụ học một hiểu mười cơ. Năng động đi đây đi đó hơn cụ, chịu dấn thân hơn cụ. Còn cụ học gì biết nấy. Mặc dù cũng đc tạo điều kiện đó. Vậy thì tư chất quan trọng hay được tạo điều kiện quan trọng.
luật pháp ko làm thay con người được. Luật pháp chỉ điều chỉnh hành vi con người. Không thay thế hành vi con người. Mà kết quả do hành vi ko do luật pháp
Xét một xã hội khác với xét một con người. Một người thì có thể giỏi có thể dốt. Nhưng một xã hội thì chắc chắn sẽ có người giỏi, mỗi người giỏi một kiểu

Cái quan trọng của thể chế là khích lệ, bảo vệ được cái giỏi đó để mọi người phát huy hết năng lực của mình - mà không loại trừ lẫn nhau. Thì tự nhiên tổng hợp lại cả xã hội sẽ thịnh vượng thôi
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,927
Động cơ
97,672 Mã lực
Mọi yếu tố để phát triển đều quan trọng nhưng thể chế là quan trọng nhất.
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,137
Động cơ
9,244 Mã lực
Mọi yếu tố để phát triển đều quan trọng nhưng thể chế là quan trọng nhất.
Theo em nên nói như thế này:
- Con người là quan trọng nhất, nhưng con người ở dạng tiềm năng
- Muốn phát huy tiềm năng con người --> mang lại thịnh vượng cho 1 xã hội, thì thể chế là quan trọng nhất

Một cá nhân con người không làm được gì cả, một cánh én không làm nên mùa xuân. Mà phải cả xã hội đó nỗ lực trong một thể chế phù hợp
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,285
Động cơ
480,786 Mã lực
Lên tàu nhanh rồi, nên cc yên tâm là đã đc phê duyệt rồi nhé :)

 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,285
Động cơ
480,786 Mã lực
Bài viết khá hay:
Trong nghiên cứu, họ so sánh tỷ lệ tử vong của những người định cư da trắng tại các thuộc địa khác nhau với tốc độ tăng trưởng hiện tại của những nước xuất phát từ thuộc địa này. Họ kết luận rằng ở những nơi tỷ lệ sống cao nhờ môi trường dịch bệnh ít khắc nghiệt hơn, thực dân tạo ra các thể chế bảo đảm quyền lợi - đặc biệt là quyền sở hữu tài sản - và kích thích tiến bộ công nghệ, kinh tế.

Ngược lại, những nơi môi trường không thuận lợi, họ chỉ tìm cách nô lệ hóa lao động địa phương hoặc nhập khẩu con người để khai thác tài nguyên nông nghiệp, khai khoáng nhằm thu lợi nhuận. Điều này chứng minh vì sao nơi tương đối giàu vào thời điểm thuộc địa, nhờ bóc lột khai thác, lại nằm trong số những nơi nghèo nhất hiện nay.

Tóm lại, khi châu Âu chiếm đóng thế giới, các thể chế trong những xã hội họ đến đã biến chuyển. Những thay đổi đôi khi sâu sắc nhưng không giống nhau. Một số nơi, mục tiêu của thực dân là khai thác tài nguyên để mang lợi ích cho chính quốc. Ở chỗ khác, thực dân xây dựng các hệ thống chính trị và kinh tế bao trùm nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho người di cư từ châu Âu.

Vì vậy, sự khác biệt về thịnh vượng giữa các quốc gia ngày nay là bởi các thể chế xã hội được thiết lập trong thời kỳ thuộc địa. Những thể chế bao trùm thường được thiết lập ở các nước nghèo, khi chúng bị thuộc địa hóa. Nhưng theo thời gian, điều này dẫn đến một xã hội thịnh vượng hơn. Đây là nguyên nhân quan trọng một số thuộc địa trước đây từng khốn khó giờ sung túc và ngược lại.

Việc áp dụng các thể chế bao trùm có thể mang lại lợi ích lâu dài cho mọi người, nhưng nhóm nghiên cứu chỉ ra một số xã hội ngày nay vẫn mắc kẹt trong bẫy "thể chế chiếm đoạt". Tức là, vẫn tồn tại sự bóc lột song lại tăng trưởng kinh tế thấp. Theo nhóm nghiên cứu, việc thoát bẫy này khá khó nhăn nhưng vẫn có thể. Khi các thể chế mới được hình thành sẽ dẫn đến giảm nghèo.

Ý kiến phản biện cũng hay:
điểm hạn chế của những nghiên cứu về sự tồn tại và phát triển bền vững của các thể chế thường bắt đầu từ giả định rằng có những thể chế tốt. Tức là, các hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội được tổ chức hiệu quả và công bằng có khả năng tạo ra, duy trì sự phát triển.

"Nhưng khi chỉ nhìn vào kết quả cuối cùng và tìm kiếm một nguyên nhân duy nhất từ quá khứ, chúng ta bỏ qua những gì đã xảy ra giữa chừng, cũng như các yếu tố khác ảnh hưởng đến phát triển. Nói ngắn gọn, chúng ta không làm đúng vai trò của một nhà sử học".

Ko có đáp án chính xác 100%, chỉ có đáp án gần đúng nhất thôi :)

Nên ai đó mà cứ đi tìm cái % sai số thì sẽ luôn thấy đáp án người ta đưa ra là sai :(
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top