[Funland] Tại sao các quốc gia thất bại?

langriser

Xe tải
Biển số
OF-743475
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
334
Động cơ
71,602 Mã lực
Bài viết khá hay:
Trong nghiên cứu, họ so sánh tỷ lệ tử vong của những người định cư da trắng tại các thuộc địa khác nhau với tốc độ tăng trưởng hiện tại của những nước xuất phát từ thuộc địa này. Họ kết luận rằng ở những nơi tỷ lệ sống cao nhờ môi trường dịch bệnh ít khắc nghiệt hơn, thực dân tạo ra các thể chế bảo đảm quyền lợi - đặc biệt là quyền sở hữu tài sản - và kích thích tiến bộ công nghệ, kinh tế.

Ngược lại, những nơi môi trường không thuận lợi, họ chỉ tìm cách nô lệ hóa lao động địa phương hoặc nhập khẩu con người để khai thác tài nguyên nông nghiệp, khai khoáng nhằm thu lợi nhuận. Điều này chứng minh vì sao nơi tương đối giàu vào thời điểm thuộc địa, nhờ bóc lột khai thác, lại nằm trong số những nơi nghèo nhất hiện nay.

Tóm lại, khi châu Âu chiếm đóng thế giới, các thể chế trong những xã hội họ đến đã biến chuyển. Những thay đổi đôi khi sâu sắc nhưng không giống nhau. Một số nơi, mục tiêu của thực dân là khai thác tài nguyên để mang lợi ích cho chính quốc. Ở chỗ khác, thực dân xây dựng các hệ thống chính trị và kinh tế bao trùm nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho người di cư từ châu Âu.

Vì vậy, sự khác biệt về thịnh vượng giữa các quốc gia ngày nay là bởi các thể chế xã hội được thiết lập trong thời kỳ thuộc địa. Những thể chế bao trùm thường được thiết lập ở các nước nghèo, khi chúng bị thuộc địa hóa. Nhưng theo thời gian, điều này dẫn đến một xã hội thịnh vượng hơn. Đây là nguyên nhân quan trọng một số thuộc địa trước đây từng khốn khó giờ sung túc và ngược lại.

Việc áp dụng các thể chế bao trùm có thể mang lại lợi ích lâu dài cho mọi người, nhưng nhóm nghiên cứu chỉ ra một số xã hội ngày nay vẫn mắc kẹt trong bẫy "thể chế chiếm đoạt". Tức là, vẫn tồn tại sự bóc lột song lại tăng trưởng kinh tế thấp. Theo nhóm nghiên cứu, việc thoát bẫy này khá khó nhăn nhưng vẫn có thể. Khi các thể chế mới được hình thành sẽ dẫn đến giảm nghèo.

Ý kiến phản biện cũng hay:
điểm hạn chế của những nghiên cứu về sự tồn tại và phát triển bền vững của các thể chế thường bắt đầu từ giả định rằng có những thể chế tốt. Tức là, các hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội được tổ chức hiệu quả và công bằng có khả năng tạo ra, duy trì sự phát triển.

"Nhưng khi chỉ nhìn vào kết quả cuối cùng và tìm kiếm một nguyên nhân duy nhất từ quá khứ, chúng ta bỏ qua những gì đã xảy ra giữa chừng, cũng như các yếu tố khác ảnh hưởng đến phát triển. Nói ngắn gọn, chúng ta không làm đúng vai trò của một nhà sử học".

 

nmtri1210

Xe máy
Biển số
OF-743049
Ngày cấp bằng
15/9/20
Số km
65
Động cơ
79,641 Mã lực
Ý kiến phản biện cũng hay:
điểm hạn chế của những nghiên cứu về sự tồn tại và phát triển bền vững của các thể chế thường bắt đầu từ giả định rằng có những thể chế tốt. Tức là, các hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội được tổ chức hiệu quả và công bằng có khả năng tạo ra, duy trì sự phát triển.

"Nhưng khi chỉ nhìn vào kết quả cuối cùng và tìm kiếm một nguyên nhân duy nhất từ quá khứ, chúng ta bỏ qua những gì đã xảy ra giữa chừng, cũng như các yếu tố khác ảnh hưởng đến phát triển. Nói ngắn gọn, chúng ta không làm đúng vai trò của một nhà sử học".

Em thấy nghiên cứu kiểu này luôn bị 1 vấn đề là phải đóng băng các biến số khác và để riêng biến số mình muốn động. Nghiên cứu kinh tế luôn theo 1 luồn giả thuyết-> chạy mô hình-> kết luận, mà giả thuyết thì theo ý chủ quan của người viết. Nó không hẳn là sai, nhưng luôn có sự thiên kiến trong đó và chỉ đúng trong một số ít trường hợp, khó suy rộng ra thực tế được
 

nmtri1210

Xe máy
Biển số
OF-743049
Ngày cấp bằng
15/9/20
Số km
65
Động cơ
79,641 Mã lực
Mấy cụ cứ tranh luận cái với cái ý kiến là thể chế là pháp luật, pháp luật tốt tức khắc xã hội giàu thì nó phiến diện và thiển cận lắm. Có cụ hỏi ngược lại 1 câu là thể chế chỉ cần pháp luật là đủ? câu này hỏi đúng trọng tâm à. 1 là pháp luật chỉ là 1 phần của thể chế, 2 là pháp luật là chết, người vận hành mới là sống. Mà cái lập luận chỉ cần pháp luật tốt nó cũng tương tự như tư tưởng pháp gia, lấy pháp trị làm gốc vậy, nó kết thúc bằng triều nhà Tần hà khắc sụp đổ thôi.
 

X_axe

Xe tải
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
456
Động cơ
3,741 Mã lực
Pháp luật nghiêm khắc thì cần thể chế giám sát, giằng co lẫn nhau, để đảm bảo công bằng.
Em nghĩ chưa chắc, lấy ví dụ Trung Quốc:

- Lý Khôi (455-395TCN) viết Pháp Kinh
- Thương Ưởng (390-338TCN) thừa tướng nước Tần ban hành pháp chế, thiết lập nên thể chế của nước Tần cũng như TQ thống nhất sau này
- Tần Thuỷ Hoàng (259-210TCN) thống nhất TQ trên cơ sở thể chế của Lý Khôi, Thương Ưởng vv

Trong thể chế đó, quan trọng nhất là tính nghiêm minh của hoàng đế; chứ không phải giám sát, giằng co
 

nmtri1210

Xe máy
Biển số
OF-743049
Ngày cấp bằng
15/9/20
Số km
65
Động cơ
79,641 Mã lực
Giải Nobel kinh tế này tôi không biết thế nào. Chứ Nobel Hòa bình còn được trao cho kẻ gây chiến tranh thì tôi cũng hoài nghi cái giải này lắm.
Trong tất cả giải nobel thì nobel hòa bình là sinh sau đẻ muộn, là sản phẩm của ý chí phương tây, không phải do ý chí ông Nobel tạo ra, nguyên gốc làm gì có giải nobel hòa bình
 

LiKaShing

Xe điện
Biển số
OF-794429
Ngày cấp bằng
22/10/21
Số km
2,493
Động cơ
100,123 Mã lực
Website
songiang.vn
Mấy cụ cứ tranh luận cái với cái ý kiến là thể chế là pháp luật, pháp luật tốt tức khắc xã hội giàu thì nó phiến diện và thiển cận lắm. Có cụ hỏi ngược lại 1 câu là thể chế chỉ cần pháp luật là đủ? câu này hỏi đúng trọng tâm à. 1 là pháp luật chỉ là 1 phần của thể chế, 2 là pháp luật là chết, người vận hành mới là sống. Mà cái lập luận chỉ cần pháp luật tốt nó cũng tương tự như tư tưởng pháp gia, lấy pháp trị làm gốc vậy, nó kết thúc bằng triều nhà Tần hà khắc sụp đổ thôi.
Ý kiến của cụ chuẩn. Chỉ cần pháp luật mà giàu thì chỉ cần học mỗi luật thôi cần gì học về kinh doanh học về sáng tạo, học thu hút fdi, trung quốc cần gì khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh. Mỹ cần gì thu hút nhân tài khoa học. Cứ nghiêm khắc là tự nhiên giàu. Thực ra cái nghiêm khắc là cái dễ làm nhất. Nhưng cái giải pháp để giàu mới khó
 

X_axe

Xe tải
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
456
Động cơ
3,741 Mã lực
Bài viết khá hay:
Trong nghiên cứu, họ so sánh tỷ lệ tử vong của những người định cư da trắng tại các thuộc địa khác nhau với tốc độ tăng trưởng hiện tại của những nước xuất phát từ thuộc địa này. Họ kết luận rằng ở những nơi tỷ lệ sống cao nhờ môi trường dịch bệnh ít khắc nghiệt hơn, thực dân tạo ra các thể chế bảo đảm quyền lợi - đặc biệt là quyền sở hữu tài sản - và kích thích tiến bộ công nghệ, kinh tế.

Ngược lại, những nơi môi trường không thuận lợi, họ chỉ tìm cách nô lệ hóa lao động địa phương hoặc nhập khẩu con người để khai thác tài nguyên nông nghiệp, khai khoáng nhằm thu lợi nhuận. Điều này chứng minh vì sao nơi tương đối giàu vào thời điểm thuộc địa, nhờ bóc lột khai thác, lại nằm trong số những nơi nghèo nhất hiện nay.

Tóm lại, khi châu Âu chiếm đóng thế giới, các thể chế trong những xã hội họ đến đã biến chuyển. Những thay đổi đôi khi sâu sắc nhưng không giống nhau. Một số nơi, mục tiêu của thực dân là khai thác tài nguyên để mang lợi ích cho chính quốc. Ở chỗ khác, thực dân xây dựng các hệ thống chính trị và kinh tế bao trùm nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho người di cư từ châu Âu.

Vì vậy, sự khác biệt về thịnh vượng giữa các quốc gia ngày nay là bởi các thể chế xã hội được thiết lập trong thời kỳ thuộc địa. Những thể chế bao trùm thường được thiết lập ở các nước nghèo, khi chúng bị thuộc địa hóa. Nhưng theo thời gian, điều này dẫn đến một xã hội thịnh vượng hơn. Đây là nguyên nhân quan trọng một số thuộc địa trước đây từng khốn khó giờ sung túc và ngược lại.

Việc áp dụng các thể chế bao trùm có thể mang lại lợi ích lâu dài cho mọi người, nhưng nhóm nghiên cứu chỉ ra một số xã hội ngày nay vẫn mắc kẹt trong bẫy "thể chế chiếm đoạt". Tức là, vẫn tồn tại sự bóc lột song lại tăng trưởng kinh tế thấp. Theo nhóm nghiên cứu, việc thoát bẫy này khá khó nhăn nhưng vẫn có thể. Khi các thể chế mới được hình thành sẽ dẫn đến giảm nghèo.

Ý kiến phản biện cũng hay:
điểm hạn chế của những nghiên cứu về sự tồn tại và phát triển bền vững của các thể chế thường bắt đầu từ giả định rằng có những thể chế tốt. Tức là, các hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội được tổ chức hiệu quả và công bằng có khả năng tạo ra, duy trì sự phát triển.

"Nhưng khi chỉ nhìn vào kết quả cuối cùng và tìm kiếm một nguyên nhân duy nhất từ quá khứ, chúng ta bỏ qua những gì đã xảy ra giữa chừng, cũng như các yếu tố khác ảnh hưởng đến phát triển. Nói ngắn gọn, chúng ta không làm đúng vai trò của một nhà sử học".

Cái quan trọng là các cụ này "sử dụng các phương pháp kinh tế lượng của trường phái chính thống để chứng minh một cách thực nghiệm những gì nhà nghiên cứu trường phái thể chế đã nêu ra". Tức là có tương quan kinh tế lượng chứ không chỉ chém gió :)

Phương pháp này được ứng dụng rất nhiều hiện nay, ví dụ như trong cuốn này của Trường kinh tế chính trị London (LSE) https://sticerd.lse.ac.uk/_new/publications/books/pillars-of-prosperity/book/Chapters/07/

Xem xét các trụ cột của thịnh vượng từ nhiều yếu tố hơn:
- Phân phối lợi ích
- Chặt chẽ của thể chế chính trị
- Nguồn lực hay độc lập viện trợ
- Áp chế
- Nội chiến
- Năng lực pháp luật
- Năng lực tài khoá

1729215911872.png
 

Bllllo

Xe đạp
Biển số
OF-866122
Ngày cấp bằng
17/8/24
Số km
25
Động cơ
155 Mã lực
Tuổi
26
Ý kiến của cụ chuẩn. Chỉ cần pháp luật mà giàu thì chỉ cần học mỗi luật thôi cần gì học về kinh doanh học về sáng tạo, học thu hút fdi, trung quốc cần gì khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh. Mỹ cần gì thu hút nhân tài khoa học. Cứ nghiêm khắc là tự nhiên giàu. Thực ra cái nghiêm khắc là cái dễ làm nhất. Nhưng cái giải pháp để giàu mới khó
Pháp luật tạo điều kiện cho mọi thứ khác phát triển tốt. Pháp luật tốt giúp thu hút nhân tài, làm tăng sự sáng tạo. Luật kinh tế tốt thì kinh tế sẽ phát triển. Pháp luật là cái nền tảng, gốc rễ. Cái gốc tốt thì sẽ phát triển các giải pháp rất dễ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top