[Funland] Sơ lược về lực lượng tên lửa thông thường của hàng xóm

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Hiện nay, mỗi tỉnh ven biển của TQ đều có từ 1-3 đội tàu Hải cảnh, tổng cộng có 20 đội tàu trải dọc theo các tỉnh ven biển. Cụ thể: Phúc Kiến: 03; Quảng Đông: 03; Quảng Tây, Liêu Ninh, Sơn Đông, Triết Giang mỗi tỉnh có 02 đội tàu. Các tỉnh Hà Bắc, Thượng Hải, Giang Tô, Thiên Tân mỗi tỉnh có 01 đội tàu. Riêng đảo Hải Nam, TQ bố trí 02 đội tàu, điều đó cho thấy đây là khu vực Bắc Kinh đặc biệt chú trọng.
Trung Quốc cũng đã đơn phương áp đặt rất nhiều luật lệ, quy tắc trên biển, để xử lý các tình huống trên biển theo hướng có lợi cho họ. Đặc biệt, TQ còn ngang nhiên công bố kế hoạch sửa đổi Luật An toàn giao thông hàng hải nhằm trao quyền cho giới chức biển của nước này được phép “xác định các vùng biển cụ thể có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn không cho các tàu nước ngoài đi vào, thậm chí có thể bắt giữ nếu các tàu này bị coi là có nguy cơ gây ảnh hưởng tới an ninh và trật tự hàng hải của TQ”. Trong khi UNCLOS chỉ quy định: “trong vùng lãnh hải, tàu ngầm và các phương tiện dưới nước của quốc gia khác phải nổi lên mặt nước và cho thấy quốc kỳ của mình”, thì dự luật mới của TQ lại nhắm vào việc xử lý các tàu quân sự của nước ngoài hoạt động trong vùng biển của TQ (kể cả các vùng biển mà hiện nay TQ đơn phương tuyên bố chủ quyền). Theo đó quy định mới yêu cầu: “tàu quân sự nước ngoài đi qua lãnh hải TQ buộc phải đăng ký dịch vụ hoa tiêu dẫn đường, những tàu cố tình đi qua mà không được phép có thể bị phạt từ 43.000 đến 73.000 USD...”. Các chuyên gia phân tích cho rằng, việc sửa luật nói trên của TQ là nhằm thực hiện mưu đồ: mở rộng lãnh hải thông qua “cuộc chiến pháp lý”, TQ đang dùng chiêu bài an toàn hàng hải để thực hiện chiến lược mở rộng biển... Khi luật mới được áp dụng vào thực tế, các lực lượng chức năng của TQ sẽ được rộng tay xử lý tàu thuyền lưu thông trên Biển Đông. Vì khi đó, luật nội bộ của TQ sẽ được coi là phù hợp với luật quốc tế, các nước khác vấp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc đấu tranh pháp lý với TQ. Như vậy, thì ngay cả các tàu tuần tra đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ trên Biển Đông cũng có thể bị coi là vi phạm Luật An toàn giao thông hàng hải của TQ.

1671108780419.png

1671108838410.png

1671108889155.png

Tàu chiến Mỹ thực hiện tuần tra trên Biển Đông

Bên cạnh đó, tháng 11 năm 2013, TQ đã thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, đồng thời có ý đồ xây dựng trên Biển Đông khi điều kiện cho phép. Sau khi thiết lập, TQ cũng đã xác định quy tắc can dự của quân đội ở Vùng nhận diện phòng không như sau.
- Nếu máy bay nước ngoài xâm phạm vào ADIZ trong thời gian ngắn và ở khoảng cách xa không phận TQ, thì chưa cần thực hiện hành động gì, bởi khoảng cách và thời gian đó không mang ý định thù địch.
- Nếu máy bay nước ngoài bay trong ADIZ trong một khoảng thời gian dài nhưng không thể hiện ý định thù địch, ví dụ, không mang vũ khí hay duy trì một khoảng cách phù hợp với biên giới TQ, thì các máy bay của không quân TQ sẽ chỉ giữ liên lạc vô tuyến điện hoặc bay theo trong phạm vi gần.
- Nếu máy bay nước ngoài thể hiện ý đồ thù địch và xâm nhập sâu vào ADIZ, các máy bay PLA sẽ tiếp tục cảnh báo thông qua liên lạc vô tuyến điện, buộc chúng bay ra xa không phận của TQ, nhưng nhìn chung sẽ không thực hiện hành động thù địch trước.

1671108973574.png

1671109135269.png

ADIZ của Trung Quốc

Từ mục tiêu, nguyên tắc và sử dụng lực lượng khi xử lý tình huống trên biển của TQ có thể thấy rằng, để tiến ra biển, TQ đã và đang nhanh chóng hiện đại hóa lực lượng trên biển, trước hết nhằm phá vỡ “chuỗi đảo thứ nhất”. Để thực hiện điều đó, TQ cần phải giải quyết vấn đề Đài Loan, Điếu Ngư và chiếm Biển Đông. Trong đó, Biển Đông là mấu chốt, bởi Biển Đông có các tuyến vận tải huyết mạch quan trọng nhất đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của TQ; là nơi có tiềm năng lớn về dầu mỏ, khí thiên nhiên, khoáng sản và sinh vật biển; các quần đảo ở Biển Đông có giá trị chiến lược, nếu chiếm được các đảo này sẽ hình thành bàn đạp chiến lược và mở ra một cục diện quân sự mới, có lợi cho TQ trong tương quan lực lượng với Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với những thể hiện trong nguyên tắc 2, 3 có thể thấy rằng, trong thời gian tới TQ sẽ tiếp tục thực hiện các bước đi nhằm độc chiếm Biển Đông. Trung Quốc sẽ không chấp nhận quốc tế hóa những vấn đề tranh chấp trên biển, mà chỉ giải quyết song phương. Bởi với sức mạnh kinh tế, quân sự vượt trội TQ chắc chắn sẽ giành phần thắng trong đàm phán và áp đặt luật chơi theo hướng có lợi cho mình. Bắc Kinh chủ trương tiến công trên tất cả các mặt trận: chính trị, ngoại giao, văn hóa, pháp lý, kinh tế, quân sự… trong đó, kinh tế đối ngoại cứng rắn là then chốt, lực lượng quân sự là chủ lực. Trên bình diện nghệ thuật quân sự, TQ thực hiện sơ đồ chiến thuật: lực lượng kinh tế, đối ngoại cứng rắn - thực dân kiểu mới là thê đội 1, lực lượng quân sự là thê đội 2, văn hóa - chính trị đối ngoại là lực lượng dự bị trực tiếp thực hiện ngụy trang, nghi binh đánh lừa và phá hoại hậu phương của đối phương. Phương thức tác chiến cũng có thay đổi so với Binh pháp Tôn Tử: đối đầu xung đột dân sự, căng thẳng nguy cơ quân sự. Mục đích chiến thuật là lấn chiếm trên tất cả mọi không gian (trên thực địa, không gian truyền thông thông tin, không gian kinh tế - chính trị đối ngoại, không gian văn hóa - lịch sử), nhằm từng bước hiện thực hóa việc xâm lấn chủ quyền của mình khi thời cơ chín muồi, buộc các nước láng giềng và thế giới phải công nhận sự hiện diện của TQ như một sự thực hiển nhiên.

1671109404615.png

1671109431023.png

1671109451194.png

1671109488325.png

1671109584840.png

Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trái phép các đảo đá trên Biển Đông
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Covid không làm chậm sự phát triển của Hải quân Trung Quốc

Bước vào năm thứ hai liên tiếp, phần lớn thế giới vẫn chịu những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, Hải quân Trung Quốc (PLAN) vẫn tiếp tục duy trì được đà phát triển từ 2 thập kỷ trước. Không thỏa mãn với việc bổ sung các phương tiện mang và hệ thống vũ khí mới để trở thành lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, PLAN đã mở rộng các hoạt động trên biển, kể cả các cuộc tập trận chiến tranh phức tạp. Điều đó cho thấy sự hiện diện của Trung quốc xung quanh vùng Thái Bình dương, đe dọa Đài Loan và – có lẽ quan trọng nhất – tiến hành các cuộc tập trận hợp thành với Nga ở các vùng biển Viễn Đông xung quanh các đồng minh và các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản.

Sự phát triển

Năm 2021, Trung Quốc đã hạ thủy 22 tàu chiến (gồm 1 tàu ngầm mang tên lửa đường đạn (SSBN) lớp Jin (Tấn)/ Type 094, 2 tàu tiến công đổ bộ (LHA) lớp Yushen /Type 075, 3 tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển (CG) lớp Renhai/Type 055, 7 tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển (DDG) lớp Luyang (Lữ Giang) III/Type 052, và 9 tàu hộ vệ lớp Jiangdao/Type 056A). Ngược lại, Hải quân Mỹ mới chỉ hạ thủy có 3 tàu chiến gồm 1 tàu khu trục DDG (USS Danniel Inouye [DDG-118] và 2 tàu tác chiến duyên hải (LCS) USS Oakland (LCS-24) và Mobile (LCS-26). Năm 2020 tỉ số so sánh là 7/1 và tỉ số năm 2021 là 5/1.

1671191101201.png

1671191164106.png

Tàu ngầm Type 094 được hạ thủy năm 2021

1671191212981.png

1671191256777.png

Tàu tiến công đổ bộ lớp Yushen /Type 075 hạ thủy trong năm 2021

Trong 4 tháng đầu của năm 2021, Trung Quốc đã cho thấy khả năng tăng trưởng của họ vượt trội ở những vùng biển Tây Thái Bình Dương, và đang dần dần triệt tiêu sức mạnh và ảnh hưởng của Hải quân Mỹ. Ngày 23/4/2021 (kỷ niệm lần thứ 72 ngày thành lập Hải quân Trung Quốc), ông Tập Cận Bình- nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đã dự lễ hạ thủy 2 tàu chiến mặt nước và 1 tàu ngầm tại căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam.

1671191336864.png

1671191360423.png

1671191473071.png

ông Tập Cận Bình dự lễ hạ thủy 2 tàu chiến mặt nước và 1 tàu ngầm tại căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam.

Như ghi nhận của nhật báo Quân giải phóng (PLA), lễ kỷ niệm này có 3 cái nhất: “Lần đầu tiên một lãnh tụ cao cấp của Trung Quốc đã đồng thời trao cờ cho 3 tàu chiến lớn; Lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc hạ thụy 3 tàu đồng thời trong một ngày và Lần đầu tiên 3 tàu (2 tàu mặt nước và 1 tàu ngầm) đã được hạ thủy cho cùng một hạm đội hải quân”.

Ba tàu chiến hải quân được hạ thủy gồm Dalian (Đại Liên), Hainan (Hải Nam) và Changzheng 18 (Thẩm dương 18), đã gia tăng thêm các khả năng chiến đẩu của Hải quân Trung Quốc theo những cách độc đáo.

1671191668016.png

1671191691149.png

Tàu Dalian lớp Renhai (Type 055)

Tàu khu trục lớp Renhai mang tên lửa có điều khiển, trọng tải 12.000 tấn mang tên Dalian - Đại liên (Type 055), là tàu khu trục mạnh nhất thế giới. Tàu bố trí tới 112 ống phóng thẳng đứng chưa từng có tiền lệ, để phóng các tên lửa đối hạm và tên lửa tấn công đất liền. Tàu Dalien là tàu thứ 3 thuộc lớp tàu Renhai, và là tàu đầu tiên thuộc lớp này được hạ thủy cho Hạm đội Nam Hải. 5 tàu khác đang trong các giai đoạn đóng mới khác nhau và có thể sẽ được hạ thủy vào năm 2025. Các tàu khu trục Type 055 sẽ là những tàu hộ tống trong các đội tiến công tàu sân bay (CSG) mới và các đội tàu tấn công viễn chinh (ESG) của PLAN.

Chủ tịch Tập Cận Bình còn dự lễ hạ thủy một tàu tiến công đổ bộ lớp Yushen (Type 075) mang tên Hainan (Hải Nam) trọng tải 35-40.000 tấn, rất giống với lớp tàu Wasp của Hải quân Mỹ. Cuối năm 2021, PLAN đã đưa vào hoạt động 3 tàu Type 075. Tàu thứ 2 dự kiến sẽ gia nhập hạm đội thường trực của quân đội Trung Quốc vào năm 2022, và tàu thứ 3 đã tiến hành các đợt chạy thử trên biển.

Tàu Hainan có thể triển khai một dải rộng các máy bay trực thăng có người lái như trực thăng cảnh báo sớm trên không Z-18J, trực thăng chống ngầm Z-9 và trực thăng vận tải Z-8C. Ngoài ra, tàu Hainan (Type 075) có thể sẽ được trang bị các máy bay trực thăng không người lái trinh sát vũ trang.

Tàu Hainan đã tiến hành các khóa huấn luyện chiến đấu trên không cho máy bay trực thăng ở trên biển lần đầu tiên, chỉ sau 2 tháng kể từ khi được hạ thủy đưa vào hoạt động. Khẩu hiệu trên khoang chứa trực thăng trên tàu Hainan ghi: “chiến thắng của các lực lượng đổ bộ là chiến thắng của chúng ta” đã nêu bật giá trị của đợt huấn luyện chiến đấu này. Sự tuyên truyền nội bộ này là một cách nhắc nhở khác về trọng tâm chính của Hải quân Trung Quốc vào tác chiến đổ bộ và chiếm lấy lãnh thổ.

Các tàu đổ bộ Type 075 sẽ đi cùng với các tàu đốc vận tải đổ bộ (LPD) Type 071, trọng tải 25.000 tấn và được các tàu khu trục Type 055 hộ tống. Những tàu chiến này sẽ tạo thành cốt lõi của các đội tàu tấn công viễn chính (ESG) của PLAN. Tàu Type 071 được thiết kế cho các nhiệm vụ đánh chiếm Đài Loan hoặc các hòn đảo khác. Những ESG này cũng sẽ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các hoạt động chiến tranh chính trị, kể cả các hoạt động chiến tranh tâm lý và các nỗ lực ngoại giao mang tính cưỡng bức.

1671191749132.png

1671191777587.png

Tàu đổ bộ Type 075

Đến tháng 12/2021, tàu Hainan đã trải qua đợt đánh giá tập trung vào tính năng đổ bộ chiến đấu đa chiều, đặc trưng của sự nhất thể hóa các đơn vị không, bộ, biển. Đánh giá đã kiểm tra sự tích hợp của tàu đổ bộ đệm khí và các xe thiết giáp đổ bộ. Các báo cáo công khai đã cho thấy giới hạn thời gian (timelines) xuất kích đã giảm xuống đáng kể. Dự kiến tàu tấn công đổ bộ đầu tiên này của PLAN đạt được khả năng tác chiến bước đầu vào năm 2022.

PLAN còn tiếp nhận tàu ngầm mang tên lửa đường đạn (SSBN) lớp Jin/ Type 094A để đưa vào tác chiến, đặt tên là tàu Changzheng 18 (Thẩm dương 18). Theo đánh giá của Bộ Quốc phòng Mỹ, tàu Changzheng 18 (Type 094A) có thể mang tới 12 tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2, nhưng theo nguồn tin thân cận với PLAN, tàu Changzheng 18 có thể bắn/phóng cả SLBM JL-3 hay Julang 3 (nghĩa là Big Wave – Sóng lớn), với tầm bắn trên 10.000 km. Được trang bị 12 tên lửa mang nhiều đầu đạn độc lập bay trở về khí quyển (MIRV), tàu Changzheng 18 có thể tuần tra trong các vùng biển Tây Thái Bình Dương, đồng thời đem lại cho Trung Quốc khả năng tấn công hạt nhân đối với Mỹ. Dự kiến ít nhất sẽ có tổng cộng 6 tàu ngầm SSBN lớp Jin, sẽ lần lượt được đưa vào hoạt động sau SSBN mới nhất của PLAN. Tàu Type 096 lớp Tang, mang tới 24 tên lửa SLBM đa MIRV JL-3. Tàu SSBN lớp Tang đầu tiên này có lẽ đã bắt đầu đóng mới tại Huludao vào năm 2020 và sẽ được hạ thủy vào năm 2022.

Tiến trình nhằm lấn át hoạt động đóng mới và vô hiệu hóa khả năng Hải quân Mỹ nói trên của PLAN đã diễn ra từ thập kỷ trước. Kết quả là, Bộ Quốc phòng Mỹ giờ đây thừa nhận PLAN là lực lượng hải quân lớn nhất hành tinh. Dựa trên tất cả cứ liệu, khoảng cách giữa quy mô của PLAN và Hải quân Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục nới rộng trong suốt thập kỷ, và đến cuối thập kỷ, ước tính PLAN sẽ sở hữu tới 550 tàu chiến và tàu ngầm.

.......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Những hoạt động của đội tác chiến tàu sân bay (CSG) trong năm 2021

Ngoài tăng số lượng tàu, Hải quân Trung Quốc còn triển khai các tàu chiến hoạt động rất bận rộn ở những vùng biển xa. Ví dụ, đầu tháng 4, Trung Quốc đã phái nhóm tàu sân bay tấn công (CSG) gồm 6 tàu lần đầu tiên tới vùng Biển Đông. Được chỉ đạo bởi tàu sân bay tác chiến đầu tiên - tàu Liaoning (Liêu ninh), đợt triển khai này còn được đánh giá là đợt triển khai đầu tiên của nhóm tàu chiến Type 055 Nanchang.

1671277016908.png

1671277070842.png

1671277082732.png

Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh

Việc triển khai tàu Type 055 Nanchang này, phần lớn nhằm tăng cường các khả năng tiến công và phòng thủ của đội tác chiến tàu sân bay, nhờ các tổ hợp ra đa, quản lý thông tin chiến trường và hỏa lực trên tàu Type 055 mạnh hơn so với tàu khu trục Type 052D/ lớp Luyang III. Như tờ Thời báo Hoàn cầu nhận xét: “tàu Type 055 không chỉ có thể chỉ đạo các hạm tàu nhỏ hải quân, mà còn có thể đi cùng với các tàu sân bay và tạo dựng các nhóm tàu làm nhiệm vụ chiến đấu vùng biển xa của Trung Quốc”.

Trong đợt triển khai này của CSG, tàu sân bay Liaoning lần đầu tiên đã đi qua eo biển Miyako kể từ tháng 4/2020, ngay sau những ngày diễn ra cuộc tập trận giữa Mỹ và Ôxtrây lia ở phía Đông Thái Bình Dương. Bằng hoạt động ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Đài loan, nhóm tàu sân bay tấn công Liaoning đã chứng minh rằng Trung Quốc có thể đe dọa quốc đảo này ở cả phía Tây và phía Đông.

1671277168306.png

1671277188208.png

Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh đi que eo biển Miyako

Thú vị là, sau các hoạt động của nhóm tàu sân bay tấn công Liaoning, tàu sân bay thứ 2 của PLAN Shandong (Sơn Đông), vào tháng 5/2021, đã dẫn đầu một CSG đi vào Biển Đông để huấn luyện chiến đấu, khi đội tác chiến tàu sân bay Liaoning trở về căn cứ. Trong tháng 5/2021 tờ Thời báo Hoàn cầu đã đưa tin PLAN đã tổ chức một trận chiến giả định giữa một nhóm các máy bay phản lực tiêm kích hoạt động từ tàu sân bay và các đội hình máy bay chiến đấu liên quân có căn cứ trên đất liền, bởi vì cả hai nhóm đều muốn rèn rũa các kỹ năng trong đối phó và sử dụng các tàu sân bay.

1671277251406.png

1671277283509.png

Nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông

Những đợt triển khai nối tiếp nhau của các đội chiến đấu tàu sân bay (CSG) tới biển phía Nam Trung Quốc, cuộc tập trận không chiến tàu sân bay giả định ở biển Hoàng Hải, và các hoạt động ở ngoài khơi Đài Loan, là một báo hiệu rõ ràng về tương lai các đội chiến đấu tàu sân bay của PLAN sẽ tuần tra ở những vùng biển nguy cơ cao, tung sức mạnh hải quân hỗ trợ cho “sự phục hưng vĩ đại” dân tộc Trung Hoa, và chiếm ưu thể ở những vùng biển thuộc chuỗi đảo thứ nhất.

Về tàu sân bay thứ 3 của PLAN, ảnh vệ tinh thương mại chụp vào tháng 7/2021 cho phép đánh giá gần như chắc chắc về kích thước và khả năng của tàu sâu bay Type 003 mới này. Chiều dài được xác định là 320m, chiều rộng là 73m, nhỏ hơn một chút so với lớp tàu sân bay Gerald R.Ford của Hải quân Mỹ. Về trọng tải, tàu sân bay Type 003 được đánh giá là khoảng 80.000 tấn, nhỏ hơn so với các siêu tàu sân bay 100.000 tấn của Hải quân Mỹ.

1671277352193.png

1671277381538.png

1671277411081.png

Tàu sân bay thứ 3 của Trung Quốc

Dự kiến trong năm 2022 sẽ chứng kiến việc hạ thủy tàu sân bay thứ 3 và bắt đầu đóng mới tàu sân bay thứ 4. Và trong năm nay dự kiến sẽ chứng kiến các hoạt động của hai đội chiến đấu tàu sân bay của PLAN trong chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai.

..............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tăng cường sự hiện diện

Trong nhiều cuộc tập trận hải quân vùng biển xa mà PLAN tiến hành trong năm 2021, đáng chú ý là cuộc tập trận hải quân chung giữa Nga – Trung Quốc mang tên ‘Joint Sea 2021’, bắt đầu tại vịnh Peter the Great (Pie đại đế) gần Vladivostok vào ngày 15 tháng 10. Với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ucraina tiếp sau đó, người ta sẽ không ngạc nhiên về mục đích của cuộc tập trận chung (theo tờ nhật báo Quân giải phóng - PLA), là “để củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Nga và Trung Quốc trong kỷ nguyên mới, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, làm sâu sắc thêm sự hợp tác hữu nghị và thực thụ, cũng như nâng cao hơn nữa các khả năng của hải quân hai nước để cùng đối phó với những mối đe dọa an ninh trên biển, và duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

1671415684583.png

1671415716854.png

1671415751423.png

Tập trận ‘Joint Sea 2021’

Về mặt tác chiến, khía cạnh quan trọng nhất của cuộc tập trận này là tập trung vào tác chiến chống ngầm. Báo Quân giải phóng đưa tin tiếp rằng sở chỉ huy của PLAN đã điều phối máy bay tuần tiễu chống ngầm cánh cố định “thông qua hệ thống chỉ huy thời gian thực” trong triển khai các phao thủy âm để tìm kiếm “các tàu ngầm đối phương”. Các máy bay trực thăng của PLAN đã tiến hành rèn luyện kỹ năng tác chiến chống ngầm trên không phận của Nga lần đầu tiên và đem lại lợi ích từ sự tăng cường tích hợp liên tục của các hệ thống hải quân Nga – Trung Quốc, cũng như phát triển theo chiều sâu quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Sau khi kết thúc cuộc tập trận tác chiến chống ngầm, một hạm đội hợp thành gồm 10 tàu chiến của Nga và PLAN đã chuyển hướng về phía Đông đi qua eo biển Tsugaru, nằm giữa đảo chính Honshu của Nhật Bản và phía Bắc của đảo Hokkaido. Nhóm tàu của PLAN gồm 5 tàu chiến: 1 tàu khu trục lớp Renhal, 1 tàu khu trục lớp Luyang III, 2 tàu frigat Jiankal và một tàu chở - tiếp dầu Fuchi. Đội tàu của Nga gồm 2 tàu khu trục lớp Udaloy, 2 tàu frigat lớp Steregushchiy, và một tàu bám/giám sát tên lửa lớp Marchal Nedelin. Đây là lần đầu tiên các tàu chiến Nga và Trung Quốc công khai cùng nhau đi qua eo biển Tsugaru.

1671416013597.png

1671416062306.png

Nhóm tàu chiến Nga, TQ đi qua eo biển Tsugaru

Sau khi đi xuống phía Đông bờ biển Honshu, đội tàu chiến 10 chiếc đã hoàn thành hải trình đi vòng quanh Nhật Bản, khi đội tàu đi qua eo biển Osumi ngoài khơi phía Tây Nam quận Kagoshima của Nhật Bản vào ngày 23/10, một hiện tượng đầu tiên khác trong lịch sử quan hệ Nga –Trung. Một lần nữa đã chứng minh sự phối hợp quân sự chặt chẽ của hai cường quốc quân sự.

PLAN đã trình diễn những khả năng tấn công, mới lạ và khá nhiều ý đồ trong năm 2021. Tháng 4 vừa qua, các tàu tấn công cao tốc, song thân mang tên lửa lớp Houbei/Type 022 của PLAN đã tham gia một sự kiện xung quanh bãi Second Thomas.

1671416193713.png

1671416239802.png

Tàu tên lửa tên lửa lớp Houbei/Type 022 tại bãi Second Thomas

Vào tháng 7/2021, Trung Quốc đã phái 2 tàu thu thập tình báo (AGI) đi giám sát cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Ôxtrâylia, mang tên Talisman Saber.

Tháng 8/2021, 4 tàu chiến của PLAN gồm 1 tàu khu trục Renhal, 1 tàu khu trục lớp Luyang III và 1 tàu chở - tiếp dầu lớp Fuchi và 1 tàu thu thập tình báo, đã bị phát hiện ở vùng đặc quyền kinh tế Alaskan của Mỹ. Theo tờ Thời báo Toàn cầu, đợt triển khai này của PLAN nhằm phản đối các hoạt động của Hải quân Mỹ ở Biển Đông, nơi mà Trung Quốc tuyên bố một cách bất hợp pháp là vùng lãnh hải của họ.

1671416347835.png

1671416380803.png

Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ đang theo dõi tàu chiến Trung Quốc tại Alaskan

Tháng 9/2021, Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản đã phát hiện một tàu ngầm và một tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển của PLAN hoạt động trong vùng biển tranh chấp của đảo Amami Oshima thuộc quận Kagoshima.

Tháng 10/2021, Quân đội Trung Quốc (PLA) đã tiến hành một cuộc tập trận vận chuyển quân qua các vùng biển, kết hợp giữa các phương tiện quân sự - dân sự. Cuộc tập trận này đã sử dụng một phà dân sự lớn, lượng choán nước tới 45.000 tấn - Chinese Rejuvenation. Hơn 1000 quân và xe của tập đoàn quân 81 đã di chuyển hơn 1000 km trên biển bằng chiếc phà này.

1671416481612.png

1671416621839.png

1671416910795.png

TQ sử dụng phà dân sự chuyển quân

Kể từ đầu năm 2021, PLAN tiếp tục các hoạt động của lực lượng nhiệm vụ thường trực tuần tra gồm 3 tàu hải quân trên vùng Vịnh Aden trong năm thứ 14, với việc luân chuyển các lực lượng làm nhiệm vụ thường trực số 38, 39 và 40.

Trong khoảng tháng 8 và 10, PLAN đã cử ít nhất 2 tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh lớp Shang /Type 093 để bám theo tàu Queen Elizabeth HMS (và máy bay F-35B của Hải quân đánh bộ Mỹ đậu trên tàu) trong các hoạt động trên Thái Bình Dương.

Tham vọng biển của Trung Quốc

Trung Quốc đã giành những nguồn lực để xây dựng sức mạnh hải quân và gia tăng việc triển khai các lực lượng ngày càng có khả năng này tới các vùng biển có nguy cơ cao – đặc biệt là qua vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình dương. Với sự theo dõi của thế giới đối với cuộc chiến tranh ở Ucraina, thì cũng nên đánh giá, xem xét những bài học mà tổng bí thư Tập Cận Bình và Quân ủy Trung ương Trung quốc đang rút ra và sẽ vận dụng vào cho Quân đội Trung Quốc (PLA) bởi nó sẽ mài sắc thêm các khả năng và trình độ sẵn sàng của PLA. Đặc biệt, Mỹ cần dự kiến tình huống khốc liệt của cuộc chiến tranh Ucraina kết hợp với sự vượt trội ngày càng tăng về khả năng hải quân có thể cổ vũ ông Tập Cận Bình đẩy nhanh lịch trình hoàn thành cái gọi là sự Phục hưng Vĩ đại Dân tộc Trung Hoa./.

James E.Fanell

T/c “Proceeding”, số 5/2022
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Gia tăng áp lực: Trung Quốc từng bước tăng cường xâm nhập đường không vào không phận Đài Loan

Mặc dù Trung Quốc chưa lợi dụng thời điểm sự quan tâm của thế giới hướng vào cuộc xung đột ở U-crai-na để phát động một chiến dịch quân sự nhằm vào Đài Loan, Bắc Kinh đã từng bước gia tăng áp lực lên hòn đảo này thông qua các vụ xâm nhập đường không.

Các nỗ lực của Trung Quốc nhằm luôn nhắc nhở Đài Loan về các tuyên bố của nước này đối với hòn đảo được củng cố bởi các vụ xâm nhập thường xuyên qua eo biển Đài Loan.

Trong năm qua, các vụ xâm nhập này đã gia tăng, cho thấy quyết tâm ngày một cao của Bắc Kinh trong việc đối phó với bất cứ động thái tuyên bố độc lập nào của Đài Bắc.

Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, các máy bay của Quân Giải phóng nhân dân (PLA) đã thực hiện 352 chuyến bay vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Đài Loan trong khoảng thời gian từ 01/01/2022 đến 30/4/2022. So với cùng thời điểm năm 2021, Đài Loan chỉ phát hiện được 282 vụ xâm nhập.

1671534465577.png

1671534490232.png

F-16 của Đài Loan bay kèm H-6 của Trung Quốc trên vùng nhận dạng phòng không Đài Loan

Sự gia tăng này, cùng các tuyên bố cứng rắn gần đây của Bắc Kinh, đã khiến các quan chức Mỹ đưa ra cảnh báo về một cuộc tấn công tiềm tàng của Trung Quốc vào lãnh thổ Đài Loan, tương tự như cuộc xâm lược của Nga tiến hành ở U-crai-na. Phát biểu hồi đầu tháng 3, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ Adam Smith nói: “Chúng ta có thể dễ dàng nhìn nhận tình hình Trung Quốc - Đài Loan tương tự như cách chúng ta nhìn nhận tình hình Nga – U-crai-na”.

Tuy nhiên, mặc dù các vụ xâm nhập như vậy đã tăng, nhưng Bắc Kinh cũng được cho là đã có sự kiềm chế nhất định. Họ đã không tận dụng triệt để sự quan tâm của thế giới đến cuộc xung đột Nga – U-crai-na để đẩy mạnh chiến dịch đường không xung quanh Đài Loan. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân của quyết định này xuất phát từ cả những thách thức bên trong và sự cẩn trọng chiến lược.

Timothy R. Heath, chuyên gia nghiên cứu quốc phòng quốc tế cao cấp đến từ RAND, chia sẻ với Tạp chí Janes rằng: “Thái độ kiềm chế của Trung Quốc trước Đài Loan trong bối cảnh cuộc xung đột Nga – U-crai-na cho thấy Bắc Kinh quan ngại về tình hình quốc tế và không mong muốn tình trạng bất ổn gia tăng”.

Theo ông, “Trung Quốc cũng đang đối mặt với những thách thức của việc duy trì ổn định trong nước trong bối cảnh dân chúng ngày càng cảm thấy bất bình với biện pháp phong tỏa chống dịch COVID-19 và sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Trong khi đó, hôm 28/3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói rằng, đất nước vẫn cam kết tái thống nhất Đài Loan vào đại lục. Các máy bay của Trung Quốc đã luôn hiện diện trong ADIZ với 75 lần vào tháng 4 so với 64 lần trong tháng 3.

1671534594646.png

1671534630472.png

Máy bay chiến đấu TQ trên vùng nhận dạng phòng không Đài Loan

Chiến dịch đường không của PLA xung quanh Đài Loan gồm 3 cấp độ: xâm nhập ADIZ, các chuyến bay vòng quanh Đài Loan và vượt qua đường trung tuyến.

Theo các dữ liệu công bố bởi Không quân Đài Loan vào tháng 3, Bắc Kinh đã tiến hành 19 chuyến bay vòng quanh Đài Loan kể từ năm 2016. Các máy bay ném bom Tây An H-6 được sử dụng 11 lần, máy bay Sơn Tây Y-8 sử dụng 10 lần và máy bay cảnh báo sớm và điều khiển trên không (AEW&C) Sơn Tây KJ-500 sử dụng hai lần. Sự xuất hiện của các máy bay chiến đấu trong những hoạt động này rất hạn chế.

Các hoạt động bay vòng quanh Đài Loan phản ánh nội dung được đề cập trong Sách trắng công bố bởi Quốc vụ viện Trung Quốc vào năm 2019, đó là nhấn mạnh thông điệp bảo vệ thống nhất đất nước, tăng cường chuẩn bị mọi mặt và phản đối Đài Loan độc lập.

Thông qua việc điều tàu và máy bay hoạt động xung quanh Đài Loan, các lực lượng vũ trang đã phát đi một cảnh báo cứng rắn đến các thế lực ly khai ủng hộ Đài Loan độc lập.

Tuy nhiên, trong thực tế, PLA dường như đã điều chỉnh cách tiếp cận chiến lược của lực lượng này. Các dữ liệu về hoạt động của máy bay Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đã giảm các chuyến bay vòng quanh Đài Loan kể từ năm 2019. Thay vào đó, số lần xâm nhập ADIZ tăng lên.

1671534705471.png

ADIZ Đài Loan

Bắc Kinh nhận thấy những lợi ích chính trị và quân sự từ việc tiến hành các chuyến bay như vậy. Báo chí Trung Quốc đã thông tin về các chuyến bay của PLA gần Đài Loan, cho thấy Bắc Kinh coi những chuyến bay này hữu ích cho việc nâng cao tinh thần dân tộc ủng hộ của người dân Trung Quốc. Các chuyến bay cũng gây thêm áp lực tâm lý và nỗi bất an với người dân Đài Loan.

Chủng loại máy bay sử dụng trong các lần xâm nhập này cũng được tiết lộ. Trong số 170 chuyến bay xâm nhập vùng trời Đài Loan trong năm 2020, số chuyến thực hiện bởi các máy bay trinh sát chiếm 27,6%. Loại máy bay được sử dụng là máy bay có tốc độ bay chậm, nhiều động cơ như Y-8, Y-9 và KJ-500. Số chuyến bay thực hiện bởi máy bay chiến đấu chỉ chiếm 15%. 12,3% số chuyến không xác định được chủng loại máy bay.

Máy bay trinh sát Y-8 và Y-9 của PLA đóng vai trò quan trọng trong việc trinh sát đường không, phát hiện và theo dõi các mục tiêu trên không và trên biển. Máy bay cũng hỗ trợ công tác chỉ huy và dẫn đường cho các máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không.

1671534792979.png

1671534808685.png

Máy bay trinh sát Y-8

Phiên bản tác chiến điện tử Y-9JZ có thể phân biệt bởi các cánh thẳng đứng ở dìa ngoài đuôi máy bay. Phiên bản này cũng được trang bị một khoang chứa ra đa nhỏ, các hình chữ nhật ở cánh trái và cánh phải ở phần trước và phần thân máy bay và 5 hoặc 6 ăng ten dẹt. Những ăng ten này hoạt động tương tự như hệ thống hỗ trợ điện tử AN/AYR-1 của Mỹ, giúp cung cấp chính xác vị trí dựa trên việc phản xạ tín hiệu. Máy bay có thể thực hiện nhiệm vụ tương tự như máy bay thu thập tình báo điện tử (ELINT) EP-3 do hãng Lockheed Martin chế tạo.

1671534945088.png

1671534990654.png

Máy bay trinh sát Y-9JZ

Máy bay tác chiến điện tử Y-8G là phương tiện gây nhiễu từ xa bằng hệ thống ELINT KZ-800. Máy bay này dễ nhận biết bởi phần lồi ra ở hai bên thân. Những chỗ lồi này khả năng là nơi chứa các thiết bị gây nhiễu.

Máy bay KJ-500, do Tổng công ty máy bay Sơn Tây phát triển dựa trên phiên bản máy bay Y-9, là máy bay cảnh báo sớm và điều khiển trên không thế hệ mới nhất của Trung Quốc; dự định sẽ thay thế cho máy bay cảnh báo sớm và điều khiển trên không KJ-200. Máy bay được trang bị một ra đa mảng pha cố định do Viện Nghiên cứu công nghệ điện tử Nam Kinh chế tạo. Theo đài truyền hình nhà nước Trung Quốc, ra đa này có thể theo dõi đồng thời từ 60 – 100 mục tiêu ở khoảng cách lên tới 470 km.

1671535042898.png

1671535113956.png

Máy bay trinh sát KJ-200

Năm 2021, máy bay trinh sát của Trung Quốc chiếm trung bình 23% số lượt xâm nhập ADIZ, đỉnh điểm lên đến 38% vào tháng 5/2022. Theo Su Tzu-yun, Trưởng ban Chiến lược và nguồn lực quốc phòng thuộc Viện Nghiên cứu quốc phòng và an ninh ở Đài Bắc, việc triển khai những máy bay này vào ADIZ cho thấy Bắc Kinh có ý đồ đánh giá khả năng phát hiện bằng ra đa và khả năng quản lý chiến đấu của Đài Loan. Hoạt động này của Trung Quốc dường như sẽ tiếp tục. Hệ thống ra đa trên bộ của Đài Loan chủ yếu thuộc dòng FPS-117, có khả năng bảo vệ điện tử rất tốt. Tiềm lực tác chiến điện tử hiện nay của Trung Quốc không đủ để chế áp ra đa của Đài Loan. FPS-117 là ra đa 3D dòng Doppler có khả năng phát hiện mục tiêu ở độ cao lên đến 30,4 km và trong phạm vi khoảng cách 370 km.

1671535163137.png

1671535240310.png

Hệ thống ra đa FPS-117 của Đài Loan
......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Thay đổi chiến thuật

Tuy nhiên, kể từ đầu năm nay, Trung Quốc đã thay đổi chiến thuật; giảm tần suất các chuyến bay trinh sát vào khu vực ADIZ xuống còn 16%. Thay vào đó, nước này tăng số lần thâm nhập của các máy bay tiêm kích hoặc máy bay cường kích như JH-7, J-10, J-11, J-16 và Su-30.

1671595365702.png

1671595338704.png

JH-7 của Trung Quốc

So với năm 2021, số lần xâm nhập vào ADIZ của các máy bay tiêm kích và cường kích trung bình chiếm 45%, từ tháng 01/2022, con số này đã tăng lên 69,3%. Việc sử dụng những máy bay chiến đấu này không chỉ giúp đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu của Không quân Đài Loan mà còn làm cho các phi công quen với khu vực mà có thể trở thành chiến trường trong tương lai của họ.

1671595423880.png

1671595573553.png

J-11/Su-27 của Trung Quốc

Thomas J. Shattuck, cán bộ nghiên cứu đến từ Chương trình châu Á, Viện Nghiên cứu chính sách đối ngoại có trụ sở đặt tại Mỹ, cho biết: “Trung Quốc hy vọng nâng cao chất lượng huấn luyện phi công bằng cách cho họ bay vào khu vực tác chiến tiềm tàng trong tương lai”. Sẽ là tốt hơn nếu được huấn luyện ở khu vực có thể là chiến trường sau này. Trung Quốc cũng đang chứng tỏ tiềm lực phi đối xứng của họ với Đài Loan.

Các máy bay chiến đấu J-16 do Tổng công ty máy bay Thẩm Dương chế tạo đã thực hiện số lần xâm nhập nhiều nhất vào khu vực ADIZ: 560 lượt trong khoảng từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2022, tiếp theo là máy bay J-10 với 122 lượt.

1671595613043.png

1671595753285.png

J-16 của Trung Quốc

Sự thay đổi này dường như cũng được khuyến khích bởi quyết định của Đài Loan không tiếp tục ngăn chặn máy bay của PLA khi chúng bay vào ADIZ.

Shattuck nói: “Trước đây, khi Đài Loan ngăn chặn máy bay, Bắc Kinh sẽ đánh giá thời gian phản ứng – trong thực tế mất bao lâu để ngăn chặn các máy bay – và những loại máy bay nào sẽ được sử dụng để ngăn chặn. Bây giờ, kể từ khi Đài Loan không ngăn chặn mọi máy bay bay vào ADIZ, Bắc Kinh đang sử dụng các vụ xâm nhập để thử biện pháp phản ứng mới của Đài Bắc: mất bao lâu để các ra đa phát hiện ra máy bay, mất bao lâu để Đài Loan đưa ra tín hiệu cảnh báo, và liệu những thay đổi trong cách thức đối phó có phụ thuộc vào đường bay không”.

1671595925288.png

1671595952509.png

1671595991272.png

J-16D

Bắc Kinh đã gia tăng mức độ đặt cược bằng cách triển khai máy bay J-16D có khả năng tác chiến điện tử. Dòng máy bay cường kích hai chỗ ngồi này đã được thiết kế để hỗ trợ tác chiến điện tử cho các máy bay chiến đấu khác như tiêm kích đa nhiệm thế hệ năm J-20. Các chuyên gia cho rằng, các máy bay tác chiến điện tử đang đánh giá khả năng giám sát bầu trời bằng ra đa của Đài Loan. Dòng máy bay tác chiến điện tử này đã bay vào ADIZ Đài Loan ít nhất bốn lần trong năm nay, trong đó lần gần nhất diễn ra vào tháng 4.

Sự xuất hiện của máy bay J-16D cho thấy, PLA đang sử dụng máy bay để thu thập dữ liệu cho nhiệm vụ chế áp hệ thống phòng không của địch có thể diễn ra cũng như luyện tập những nội dung liên quan đến chế áp hệ thống phòng không. Ngoài ra, việc sử dụng máy bay J-16D cũng cho thấy tham vọng của Trung Quốc trong việc phát triển một phiên bản máy bay tác chiến mạng – tác chiến điện tử của riêng nước này.

Su Tzu-yun nói: “Trung Quốc bị hạn chế bởi thực tế là, các loại chip tiên tiến được sản xuất ở Đài Loan, và kinh nghiệm tác chiến điện tử của họ không bằng được quân đội Mỹ, nhưng các nỗ lực cải thiện tình hình của họ rất ấn tượng”.

1671596051823.png

Máy bay TQ gồm các loại J-16, Y-8, H-6 và J-16D bay vào vùng nhận dạng phòng không Đài Loan ngày 24-1-2022

Máy bay J-16D có những điểm khác biệt có thể nhận thấy so với máy bay J-16, bao gồm hai khoang chứa thiết bị tác chiến điện tử (thu thập tình báo tín hiệu điện tử) nằm ở hai đầu cánh máy bay, bốn khoang lớn chứa thiết bị gây nhiễu điện tử ở dưới cánh máy bay và các lỗ nạp khí. Máy bay cũng có khoang mũi ngắn hơn, là nơi có thể chứa một ra đa mảng pha quét điện tử chủ động nhỏ hơn.

Theo Shattuck, Đài Loan có khả năng giám sát những khu vực quan trọng của hòn đảo này, nhưng các máy bay tiên tiến hơn (như J-16D) chắc chắn đang thử nghiệm khả năng giám sát bằng ra đa của hòn đảo này. Nắm được việc một ra đa của Đài Loan mất bao lâu để phát hiện ra máy bay J-16D là một cách làm hay để tìm ra điểm yếu của đối phương. Nó sẽ phát đi một thông điệp tới Đài Bắc rằng, họ cần phải cập nhật các hệ thống, hoặc trong những trường hợp này phải cử máy bay lên ngăn chặn.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Nguồn lực eo hẹp

Bằng cách buộc Đài Loan phải điều máy bay lên ngăn chặn hoặc giám sát những máy bay này, Bắc Kinh cũng đang khiến chi phí tác chiến của Đài Loan gia tăng. Do ngân sách quốc phòng tương đối nhỏ của Đài Loan, PLA đang khiến Đài Loan phải chi tiêu nhiều hơn bằng cách buộc hòn đảo này phải điều máy bay lên ngăn chặn máy bay J-16D so với không ngăn chặn các máy bay khác của Trung Quốc khi chúng bay vào ADIZ của Đài Loan.

Các dữ liệu của Tạp chí Janes cho thấy, ngân sách năm 2022 của Trung Quốc cho Không quân Quân Giải phóng nhân dân (PLAAF) là 63,6 tỉ USD, trong khi ngân sách giành cho Không quân của Đài Loan chỉ là 5,4 tỉ USD.

1671759937067.png

1671759955965.png

Không quân Đài Loan

Zack Cooper, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, đồng tình với nhận định rằng các chuyến bay đang đặt ra những gánh nặng cho các lực lượng của Đài Loan. Trả lời phỏng vấn của Tạp chí Janes, ông Jack nói: “Không quân Đài Loan đang bị căng kéo – như Nhật Bản đã từng – bởi sự cần thiết của việc tiến hành các hoạt động đáp trả các máy bay của Trung Quốc xâm nhập ADIZ nói riêng và xung quanh Đài Loan nói chung. Điều này gây căng thẳng cho phi công và các máy bay, làm tăng chi phí hoạt động cho quân đội Đài Loan. Do sự mất cân bằng lực lượng giữa hai bờ eo biển, đây sẽ là một mối quan ngại khác đối với Đài Bắc trong nhiều năm tới”.

Mặc dù không có những số liệu gần đây nhất, Không quân Đài Loan đã điều 2.972 lượt máy bay ngăn chặn máy bay Trung Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 01 – 10/2020 với chi phí là 25,5 tỉ Đài tệ (863,6 triệu USD).

1671760284120.png

F-16 của Đài Loan bat kèm H-6 của TQ

Trung tướng Hoàng Chí Vỹ, Tham mưu trưởng Không quân, người đã phân tích chi phí cho tác chiến, cho biết để vận hành trong một giờ một máy bay F-16 do Lockheed Martin chế tạo phải mất 150.000 Đài tệ. Theo Tạp chí Sĩ quan không quân, chi phí vận hàng mỗi giờ của máy bay chiến đấu sản xuất trong nước (IDF) và máy bay P-3C Orion do hãng Lockheed Martin chế tạo lần lượt là 220.000 và 200.000 Đài tệ.

Mặc dù gánh nặng tài chính với Đài Loan đang gia tăng, các chi phí với Trung Quốc dường như cao hơn bởi sự hao mòn vũ khí, trang bị. Theo thông tin công khai, các động cơ AL-31 của Nga hay động cơ WS-10 sản xuất trong nước sử dụng cho các máy bay chiến đấu của Trung Quốc có tuổi đời sử dụng tương đối ngắn hơn, chỉ khoảng 1/8 các động cơ của máy bay F-16 của Đài Loan.

Tuy nhiên, điểm yếu của Đài Loan có lẽ là nguồn nhân lực hạn chế. Không quân Đài Loan được cho đang trong tình trạng căng kéo do thiếu nhân lực. Vấn đề này cùng nhu cầu huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao đang khiến các phi công bị căng thẳng quá mức. Tháng 11/2021, các nhà lập pháp Đài Loan đã yêu cầu quân đội giải quyết tình trạng thiếu hụt bằng cách tăng lương để thu hút người gia nhập quân đội.

Theo các nguồn tin công khai, Không quân Đài Loan đã mất ít nhất sáu máy bay chiến đấu kể từ năm 2020, trung bình mỗi năm mất hai chiếc. Năm 2022, một máy bay F-16V – máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Đài Loan – đã bị rơi trong một chuyến bay thường lệ. Tháng 3/2022, một máy bay Mirage 2000 đã rơi xuống biển ngay sau khi cất cánh từ Căn cứ Không quân Đài Đông do các trục trặc kỹ thuật.

1671760408052.png

1671760506490.png

Máy bay Mirage 2000 của Đài Loan

Không quân Đài Loan thông báo, vụ rơi máy bay Mirage 2000 gần đây nhất không liên quan gì đến hoạt động ngăn chặn máy bay của PLA. Sự cố này khiến Đài Loan tạm thời dừng bay toàn bộ phi đội máy bay Mirage.

Các phi đội máy bay cũ cũng đặt ra những thách thức với vị thế của Đài Loan, và việc phải hoạt động liên tục có thể ảnh hưởng đến công tác bảo trì. Tháng 8/2021, một máy bay F-16V cất cánh từ Căn cứ Không quân Gia Nghĩa đã bị rơi vòm kính che buồng lái. Một tháng sau, một máy bay F-16 bị hư hỏng sau khi càng hạ cánh của nó bỗng nhiên thu lại vào thân trong khi máy bay đang đậu trên mặt đất.

Trong một phiên họp của Quốc hội hồi tháng 12/2021, các nhà lập pháp đã nhất trí rằng, “căng thẳng ở eo biển Đài Loan đã gia tăng trong những năm gần đây và áp lực đối với không quân cũng gia tăng”.

1671760557312.png

1671760670204.png

Không quân Đài Loan vẫn biên chế máy bay chiến đấu F-5

Không quân Đài Loan gặp phải vấn đề bảo dưỡng đối với một số máy bay, và nguyên nhân một phần là do các máy bay đã cũ. Chất lượng huấn luyện phi công của Không quân Đài Loan nhìn chung rất tốt. Có thể những căng thẳng do phải liên tục đối phó với các vụ xâm nhập của máy bay PLA là nguyên nhân góp phần dẫn đến một số vụ rơi máy bay gần đây.

Các chuyến bay đêm của PLAAF cũng là một nỗ lực được Bắc Kinh thực hiện nhằm làm phức tạp hóa công tác huấn luyện phi công, đồng thời tạo điều kiện cho các phi công quen thuộc với bầu trơi đêm khu vực. Năm nay đã ghi nhận tổng cộng 5 lượt bay đêm.

Trong số 11 lượt máy bay của PLA được phát hiện kể từ tháng 01/2022, có 10 lượt là các máy bay J-16. Lượt cuối cùng là một chiếc trực thăng Z-9 của Hải quân PLA tiến hành tuần tra tác chiến chống ngầm.

Giảm tác chiến chống ngầm

Theo chính quyền Đài Loan, hoạt động tác chiến chống ngầm của PLA đã là một trọng tâm chính ở khu vực tây nam của ADIZ. Kể từ tháng 9/2020, 260 lượt máy bay tác chiến chống ngầm đã được ghi nhận.

Theo các chuyên gia, đây là chỉ dấu về cấp độ hoạt động khác thường của tàu ngầm ở các vùng biển tây nam. Các hoạt động của máy bay tác chiến chống ngầm của Trung Quốc ở đây được nhìn nhận như là một sự mở rộng của “chiến lược tác chiến không – biển” của nước này.

Khu vực tây nam ADIZ, nơi chồng lấn với eo biển Ba Sĩ, là cánh cửa cho các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc tiến vào Biển Phi-lip-pin. Một trọng tâm khác của các chuyến bay tác chiến chống ngầm của Trung Quốc có thể là theo dõi các tàu ngầm của Đài Loan xuất phát từ Căn cứ Hải quân Tả Doanh.

1671760823829.png

1671760853947.png

1671760882685.png

Tàu ngầm của Đài Loan

Có lẽ Trung Quốc đang tiến hành huấn luyện tác chiến chống ngầm ở eo biển Đài Loan như là một phần của hoạt động huấn luyện chống can thiệp của quân đội nước ngoài. Hoạt động huấn luyện tác chiến chống ngầm của Trung Quốc gần Đài Loan có thể giúp PLA nâng cao khả năng tổng hợp đối phó với những thách thức như vậy, vốn là một phần của công tác chuẩn bị cho một cuộc tấn công Đài Loan.

Mặc dù nhiều trong số các vụ xâm nhập diễn ra ở gần đảo Đông Sa hiện đang nằm dưới sự quản lý của Đài Loan, các chuyến bay có thể không nhằm mục đích đe dọa trực tiếp hòn đảo này. Thay vào đó, chúng có thể nhằm mục đích che đầu cho các hướng tiếp cận vào eo biển Ba Sĩ.

1671760963285.png

1671760978971.png

Máy bay tác chiến chống ngầm Y-8Q của Trung Quốc

Tuy nhiên, hoạt động tác chiến chống ngầm đã bị dừng lại hôm 01/3 khi một máy bay tác chiến chống ngầm Y-8Q của Trung Quốc bị rơi và dẫn tới việc toàn bộ phi hành đoàn bị thiệt mạng. Sự cố này có thể lý giải tại sao Bắc Kinh đã khôi phục trở lại các chuyến bay do thám và tác chiến chống ngầm nhằm vào Đài Loan trong bối cảnh địa chính trị hiện nay.

Máy bay Y-8Q, với tầm hoạt động 5.200km, là xương sống cho hoạt động tác chiến trên biển của Trung Quốc. Dòng máy bay này là lực lượng chủ yếu xâm nhập ADIZ kể từ năm 2020, thông thường được hộ tống bởi các máy bay chiến đấu của Trung Quốc, hoặc đôi khi là các máy bay tác chiến điện tử và chỉ huy KJ-500. Chúng được cho có khả năng cung cấp các đường truyền dữ liệu vệ tinh cho máy bay và tàu chiến Trung Quốc.

Tuy nhiên, sau vụ rơi máy bay, dòng máy bay Y-8 này đã bị dừng hoạt động. Thay vào đó, PLA đã triển khai các máy bay trực thăng Z-9 và trực thăng tác chiến chống ngầm Z-28 kém hiệu quả hơn. Các máy bay Y-8 xuất hiện trở lại trong ADIZ hôm 03/5, sau 62 ngày vắng mặt. PLA chưa bình luận gì về sự phát triển này.

Vụ tai nạn và vắng mặt của dòng máy bay này cho thấy, Trung Quốc đã gặp phải những vấn đề về công nghệ và quản lý đối với việc phát triển các máy bay nội địa. Điều này có thể ngăn cản Trung Quốc tiến hành các chiến dịch đường không kéo dài. Sự cố này cũng cho thấy vấn đề với sức mạnh quân sự Trung Quốc, lớn nhưng không mạnh./.

Akhil Kadidal

T/c Mỹ “Janes Intelligence and Defence”, số tháng 7/2022
 
Chỉnh sửa cuối:

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
(Tiếp)

Tăng cường sự hiện diện

Trong nhiều cuộc tập trận hải quân vùng biển xa mà PLAN tiến hành trong năm 2021, đáng chú ý là cuộc tập trận hải quân chung giữa Nga – Trung Quốc mang tên ‘Joint Sea 2021’, bắt đầu tại vịnh Peter the Great (Pie đại đế) gần Vladivostok vào ngày 15 tháng 10. Với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ucraina tiếp sau đó, người ta sẽ không ngạc nhiên về mục đích của cuộc tập trận chung (theo tờ nhật báo Quân giải phóng - PLA), là “để củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Nga và Trung Quốc trong kỷ nguyên mới, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, làm sâu sắc thêm sự hợp tác hữu nghị và thực thụ, cũng như nâng cao hơn nữa các khả năng của hải quân hai nước để cùng đối phó với những mối đe dọa an ninh trên biển, và duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

View attachment 7569411
View attachment 7569413
View attachment 7569415
Tập trận ‘Joint Sea 2021’

Về mặt tác chiến, khía cạnh quan trọng nhất của cuộc tập trận này là tập trung vào tác chiến chống ngầm. Báo Quân giải phóng đưa tin tiếp rằng sở chỉ huy của PLAN đã điều phối máy bay tuần tiễu chống ngầm cánh cố định “thông qua hệ thống chỉ huy thời gian thực” trong triển khai các phao thủy âm để tìm kiếm “các tàu ngầm đối phương”. Các máy bay trực thăng của PLAN đã tiến hành rèn luyện kỹ năng tác chiến chống ngầm trên không phận của Nga lần đầu tiên và đem lại lợi ích từ sự tăng cường tích hợp liên tục của các hệ thống hải quân Nga – Trung Quốc, cũng như phát triển theo chiều sâu quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Sau khi kết thúc cuộc tập trận tác chiến chống ngầm, một hạm đội hợp thành gồm 10 tàu chiến của Nga và PLAN đã chuyển hướng về phía Đông đi qua eo biển Tsugaru, nằm giữa đảo chính Honshu của Nhật Bản và phía Bắc của đảo Hokkaido. Nhóm tàu của PLAN gồm 5 tàu chiến: 1 tàu khu trục lớp Renhal, 1 tàu khu trục lớp Luyang III, 2 tàu frigat Jiankal và một tàu chở - tiếp dầu Fuchi. Đội tàu của Nga gồm 2 tàu khu trục lớp Udaloy, 2 tàu frigat lớp Steregushchiy, và một tàu bám/giám sát tên lửa lớp Marchal Nedelin. Đây là lần đầu tiên các tàu chiến Nga và Trung Quốc công khai cùng nhau đi qua eo biển Tsugaru.

View attachment 7569461
View attachment 7569469
Nhóm tàu chiến Nga, TQ đi qua eo biển Tsugaru

Sau khi đi xuống phía Đông bờ biển Honshu, đội tàu chiến 10 chiếc đã hoàn thành hải trình đi vòng quanh Nhật Bản, khi đội tàu đi qua eo biển Osumi ngoài khơi phía Tây Nam quận Kagoshima của Nhật Bản vào ngày 23/10, một hiện tượng đầu tiên khác trong lịch sử quan hệ Nga –Trung. Một lần nữa đã chứng minh sự phối hợp quân sự chặt chẽ của hai cường quốc quân sự.

PLAN đã trình diễn những khả năng tấn công, mới lạ và khá nhiều ý đồ trong năm 2021. Tháng 4 vừa qua, các tàu tấn công cao tốc, song thân mang tên lửa lớp Houbei/Type 022 của PLAN đã tham gia một sự kiện xung quanh bãi Second Thomas.

View attachment 7569475
View attachment 7569478
Tàu tên lửa tên lửa lớp Houbei/Type 022 tại bãi Second Thomas

Vào tháng 7/2021, Trung Quốc đã phái 2 tàu thu thập tình báo (AGI) đi giám sát cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Ôxtrâylia, mang tên Talisman Saber.

Tháng 8/2021, 4 tàu chiến của PLAN gồm 1 tàu khu trục Renhal, 1 tàu khu trục lớp Luyang III và 1 tàu chở - tiếp dầu lớp Fuchi và 1 tàu thu thập tình báo, đã bị phát hiện ở vùng đặc quyền kinh tế Alaskan của Mỹ. Theo tờ Thời báo Toàn cầu, đợt triển khai này của PLAN nhằm phản đối các hoạt động của Hải quân Mỹ ở Biển Đông, nơi mà Trung Quốc tuyên bố một cách bất hợp pháp là vùng lãnh hải của họ.

View attachment 7569479
View attachment 7569480
Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ đang theo dõi tàu chiến Trung Quốc tại Alaskan

Tháng 9/2021, Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản đã phát hiện một tàu ngầm và một tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển của PLAN hoạt động trong vùng biển tranh chấp của đảo Amami Oshima thuộc quận Kagoshima.

Tháng 10/2021, Quân đội Trung Quốc (PLA) đã tiến hành một cuộc tập trận vận chuyển quân qua các vùng biển, kết hợp giữa các phương tiện quân sự - dân sự. Cuộc tập trận này đã sử dụng một phà dân sự lớn, lượng choán nước tới 45.000 tấn - Chinese Rejuvenation. Hơn 1000 quân và xe của tập đoàn quân 81 đã di chuyển hơn 1000 km trên biển bằng chiếc phà này.

View attachment 7569483
View attachment 7569488
View attachment 7569500
TQ sử dụng phà dân sự chuyển quân

Kể từ đầu năm 2021, PLAN tiếp tục các hoạt động của lực lượng nhiệm vụ thường trực tuần tra gồm 3 tàu hải quân trên vùng Vịnh Aden trong năm thứ 14, với việc luân chuyển các lực lượng làm nhiệm vụ thường trực số 38, 39 và 40.

Trong khoảng tháng 8 và 10, PLAN đã cử ít nhất 2 tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh lớp Shang /Type 093 để bám theo tàu Queen Elizabeth HMS (và máy bay F-35B của Hải quân đánh bộ Mỹ đậu trên tàu) trong các hoạt động trên Thái Bình Dương.

Tham vọng biển của Trung Quốc

Trung Quốc đã giành những nguồn lực để xây dựng sức mạnh hải quân và gia tăng việc triển khai các lực lượng ngày càng có khả năng này tới các vùng biển có nguy cơ cao – đặc biệt là qua vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình dương. Với sự theo dõi của thế giới đối với cuộc chiến tranh ở Ucraina, thì cũng nên đánh giá, xem xét những bài học mà tổng bí thư Tập Cận Bình và Quân ủy Trung ương Trung quốc đang rút ra và sẽ vận dụng vào cho Quân đội Trung Quốc (PLA) bởi nó sẽ mài sắc thêm các khả năng và trình độ sẵn sàng của PLA. Đặc biệt, Mỹ cần dự kiến tình huống khốc liệt của cuộc chiến tranh Ucraina kết hợp với sự vượt trội ngày càng tăng về khả năng hải quân có thể cổ vũ ông Tập Cận Bình đẩy nhanh lịch trình hoàn thành cái gọi là sự Phục hưng Vĩ đại Dân tộc Trung Hoa./.

James E.Fanell

T/c “Proceeding”, số 5/2022
Trung Quốc gần đây phát triển vũ bão thật! Giờ họ ko còn như trước nữa, dần trở nên chính quy, hiện đại.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Trung Quốc gần đây phát triển vũ bão thật! Giờ họ ko còn như trước nữa, dần trở nên chính quy, hiện đại.
Các nhà QS Mỹ cũng nhận thức rằng không xa, đối thủ của quân đội Mỹ sẽ là PLA mà cụ
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Phòng thủ ở thế yếu hơn: Đánh giá khả năng triển khai lực lượng ở Trung Quốc trước Đài Loan

Lực lượng Hải quân đánh bộ Mỹ đã thử nghiệm tàu đổ bộ Higgin đầu tiên vào tháng 6/1941, chỉ 14 tháng trước khi diễn ra cuộc đổ bộ ở Guadalcanal và chỉ 24 tháng trước khi đổ bộ lên Sicily. Ngành công nghiệp của Mỹ đã sản xuất ồ ạt 20.000 chiếc tàu loại này sau một quyết định của Dwight D. Eisenhower.

1671848008005.png

1671848061587.png

1671848381385.png

Tàu đổ bộ Higgin

Ngày nay, Trung Quốc sở hữu sức mạnh công nghiệp tương tự khi nước này tính toán tới khả năng tiến hành một cuộc xâm lược Đài Loan, nhưng thay vào đó, nhiều nhà quan sát lại chú ý đến thực trạng rằng, lực lượng đổ bộ hiện nay của quân đội Trung Quốc dường như không đủ khả năng tiến hành một cuộc tiến công đổ bộ. Chúng tôi đưa ra một phân tích toàn diện hơn về cách thức nền tảng công nghiệp và đội tàu dân sự của Trung Quốc có thể áp dụng những phương thức tác chiến khác và lộ trình đánh chiếm Đài Loan bằng cách nhanh chóng khắc phục những khiếm khuyết trong chuyển quân và hỏa lực. Với sự can thiệp của Mỹ, Đài Loan có thể được bảo vệ và Trung Quốc có thể không thực hiện được một cuộc xâm lược Đài Loan trong thập kỷ này hoặc những năm tiếp theo, nhưng thực trạng hiện nay cũng như sau này về tiềm lực của Trung Quốc cần phải được đánh giá một cách toàn diện.

Phương thức tiến công

Việc dự báo khả năng triển khai lực lượng của Trung Quốc cho một cuộc tấn công Đài Loan là điều dễ gây tranh cãi. So sánh một cuộc tiến công đổ bộ lên Đài Loan với cuộc đổ bộ của quân Đồng minh lên Sicily năm 1943, Michael Pietrucha cho rằng, Quân đội Trung Quốc sẽ bị thất bại do thiếu kinh nghiệm, năng lực, phương tiện vận tải đổ bộ, khả năng tiếp cận cảng và yểm trợ của hỏa lực trên biển. Việc sử dụng cuộc đổ bộ lên Sicily để phân tích cuộc đổ bộ tiềm tàng lên đảo Đài Loan sẽ bỏ qua những bài học có giá trị từ các trận đánh lịch sử khác, nhưng những bài học này hoàn toàn không bị lãng quên với Trung Quốc. Các học thuyết của Không quân Trung Quốc đều đề cập đến Chiến dịch Starvation – chiến dịch quét mìn chiến lược của quân đội Mỹ diễn ra trước khi tiến công Nhật Bản – và ám chỉ một chiến lược tương tự có thể áp dụng thế nào cho một cuộc tiến công Đài Loan. Báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự của Trung Quốc đề cập đến nhiều kịch bản, kể cả phong tỏa biển, và chúng ta tìm hiểu xem một chiến lược với thời gian dài hơn một chút, bao gồm những lựa chọn này, có thể khiến Đài Loan sụp đổ như thế nào.

1671848508933.png

Đảo Đài Loan

Đài Loan nhập khẩu hoàn toàn năng lượng và phần lớn lương thực của nước này thông qua các tuyến đường vận tải trên biển. Một cuộc phong tỏa biển hay “cách ly” của Trung Quốc có thể nhanh chóng bóp nghẹt hòn đảo này. Chiến dịch này có thể bắt đầu bằng việc quấy nhiễu và sau đó tiến hành các cuộc tập trận có bắn đạn thật trên các tuyến đường vận tải, tương tự như cách thức Trung Quốc phản ứng với chuyến thăm gần đây của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi. Trung Quốc có thể leo theo ngăn chặn các con tàu bằng lực lượng Hải cảnh, rải mìn trên những luồng lạch ra vào các cảng của Đài Loan, tấn công lực lượng phá vây bằng hạm đội tàu ngầm hùng hậu và tiến hành một chiến dịch phong tỏa đường không để cô lập hoàn toàn hòn đảo này.

1671848641965.png

1671848695820.png

1671848723121.png

Trung Quốc bắn tên lửa phong tỏa Đài Loan sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi

Sau khi làm suy yếu các hệ thống phòng thủ của Đài Loan bởi biện pháp phong tỏa và đồng thời cố gắng tránh leo thang tình hình, Trung Quốc có thể bất ngờ mở một chiến dịch đường không giống như Chiến dịch Bão táp sa mạc để giành ưu thế đường không. Sau đó, các cuộc tiến công đường không và đổ bộ có thể được thực hiện để chiếm giữ những địa hình chiến lược và lần lượt đánh chiếm các đảo có giá trị về mặt tác chiến xung quanh Đài Loan. Chính những căn cứ trên đảo này sau đó sẽ giúp củng cố hoạt động phong tỏa, ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài và hỗ trợ cho những cuộc xâm lược sau đó. Chúng cũng sẽ rất khó để tái chiếm trở lại.

.....
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,014
Động cơ
192,455 Mã lực
(Tiếp)

Can thiệp chống xâm lược

Không phân tích nào về mối đe dọa tấn công của Trung Quốc sẽ hoàn hảo nếu thiếu phân tích khả năng xảy ra và tác động của một cuộc can thiệp từ bên ngoài. Bởi mối quan hệ nhập nhằng giữa Mỹ và Đài Loan, trước tiên, Mỹ sẽ cố gắng giảm leo thang một cuộc phong tỏa như vậy thông qua ngoại giao, đồng thời củng cố liên minh thay vì nổ phát súng đầu tiên. Tuy nhiên, Trung Quốc cuối cùng vẫn phải tiến hành một cuộc tiến công đổ bộ bởi phong tỏa biển không phải là biện pháp quyết định. Mỹ sẽ chỉ chiến tranh với Trung Quốc sau khi các cuộc tấn công trực tiếp vào Đài Loan diễn ra vài ngày hoặc vài tuần hoặc ngay khi các lực lượng của Mỹ bị tấn công – cho dù tình huống thứ hai sẽ dẫn tới sự tham gia của mạng lưới đồng minh rộng rãi của Mỹ. Trong bất cứ trường hợp nào, sự can thiệp quân sự từ bên ngoài sẽ có thể khiến một cuộc xâm lược trở nên rủi ro hơn.

1671934340626.png

1671934370768.png

Mỹ bán 60 tên lửa chống hạm Harpoon Block II cho Đài Loan

Các lực lượng đồng minh sẽ tập trung tấn công vào các hạm đội và hệ thống bảo đảm hậu cần cho các hạm tàu này. Những cuộc diễn tập công khai thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế cho thấy một điều rõ rằng, cả hai sẽ hứng chịu những thiệt hại nặng nề trong bốn tuần đầu tiên. Trong tình huống diễn tập, hạm đội tàu mặt nước của Trung Quốc bị mất khoảng 150 tàu bởi tên lửa đối hạm của Đài Loan, tàu ngầm Mỹ và những vũ khí tầm xa phóng từ máy bay ném bom của Mỹ và máy bay xuất kích từ căn cứ trên đất Nhật Bản.

1671934469519.png

1671934537802.png

Hệ thống ra đa Raytheon trị giá 1,2 tỉ USD của Mỹ bán cho Đài Loan

Kể cả với những thiệt hại này, các lực lượng của Trung Quốc vẫn luôn có thể thiết lập được một khu vực đầu cầu. Trong một tình huống diễn tập, họ có thể đổ được hơn 30 tiểu đoàn trong chưa đầy ba tuần. Mark Cancian, một cố vấn cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, nhận định rằng sự thiệt hại của hạm đội đổ bộ gây trở ngại cho việc triển khai và duy trì lực lượng. Trong một số tình huống, Trung Quốc có thể chiếm giữ một phần hòn đảo nhưng chưa chiến thắng hoặc chiếm được toàn bộ hòn đảo. Trong khi đó, Mỹ có thể mất một tàu sân bay, một nhóm tấn công viễn chinh và nửa số máy bay chiến đấu trong khoảng vài tuần.

1671934748628.png

1671934617452.png

1671934643838.png

Lực lượng đổ bộ của hải quân Trung Quốc

Một điều cần nhấn mạnh rằng, những kết quả sơ bộ này đến từ các kịch bản phòng ngự, trong đó có sự can thiệp của Mỹ. Những thay đổi ở những giai đoạn tiếp theo có thể đóng vai trò quyết định đối với bất cứ bên nào trong cuộc chiến. Tuy nhiên, một cuộc chiến tranh càng dài có thể thách thức mọi dự báo sáng suốt như những gì cuộc xâm lược của Nga ở Ucraina đã cho thấy.

Pietrucha quả quyết dự báo thất bại nhanh chóng của Trung Quốc nhưng chỉ hoàn toàn ám chỉ đến một cuộc can thiệp từ bên ngoài. Ngược lại, các tình huống diễn tập cho thấy, Mỹ có thể ngăn cản Trung Quốc đạt được các mục tiêu trong bốn tuần đầu tiên của cuộc chiến tranh với một cái giá rất đắt, nhưng tiềm lực ngày một lớn mạnh của Trung Quốc sẽ cho phép họ thiết lập và thậm chí duy trì một vị trí đầu cầu trên đảo Đài Loan. Đó có thể là một cuộc chiến cân tài cân sức. Đồng tình với nhận định của các tác giả, Matt Cancian, một trong những nhà thiết kế diễn tập, cho rằng “PLA sẽ có thể chiếm được Đài Loan nếu không có sự can thiệp của Mỹ”. Các nhà phân tích cần phải đánh giá lại các nhận định của mình về tiềm lực công nghiệp, khả năng triển khai lực lượng, hỏa lực của Trung Quốc và cách thức đối phó với những năng lực này.

1671934821618.png

1671934791440.png


.......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tuy nhiên, cũng báo cáo này tiếp tục nhận định rằng, giới lãnh đạo PLA đang tìm cách chuyển giai đoạn quyết định của một chiến dịch đổ bộ liên hợp từ tiến công đổ bộ lên bãi biển theo cách thức truyền thống và theo sau là cơ động lực lượng cơ giới vào sâu đất liền thành một chiến dịch nhảy dù hoặc đổ bộ đường không (bằng máy bay trực thăng) để đánh chiếm các cảng biển, sân bay và những địa hình/mục tiêu quan trọng khác gần với đội hình phòng ngự chủ yếu của Đài Loan, qua đó cho phép nhanh chóng đưa thê đội hai vào chiến đấu bằng đường biển và đường không.

Các báo cáo khác cùng chủ đề này đề cập sự tham gia của các lực lượng khác, bao gồm lực lượng tác chiến đặc biệt, các lực lượng đổ bộ đường không và cơ động đường không. Các lực lượng này có thể sẽ được sử dụng trong nhiệm vụ đánh chiếm các cảng biển quan trọng.

Trên cơ sở tất cả các báo cáo về nội dung này, Pietrucha cho rằng, “Trung Quốc thiếu khả năng và năng lực tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn vào một đảo quốc được phòng ngự kiên cố”. Một báo cáo trong loạt bài này được công bố cùng ngày với bài viết của Pietrucha miêu tả “hoạt động vận tải biển dân sự và lực lượng dân quân biển” là “trụ cột hậu cần của một cuộc xâm lược Đài Loan”. Báo cáo mới hơn dựa trên các nguồn công khai của Trung Quốc chỉ ra rằng, các tàu dân sự này là một “nét đặc thù” trong kế hoạch quân sự của Trung Quốc thay vì là một biện pháp lấp chỗ trống.

1671963762556.png

1671963772523.png

1671963876230.png

Lực lượng phòng thủ đảo Đài Loan

Các tài liệu quân sự của Trung Quốc xác định lực lượng dân quân hùng hậu của nước này đóng nhiều vai trò trong một cuộc xâm lược, như: bảo đảm trên biển, bảo đảm y tế, bảo đảm kỹ thuật, trinh sát, nghi binh, bãi đáp trung chuyển cho máy bay trực thăng, tiến công đổ bộ và bảo đảm hậu cần từ xa. Ba vai trò sau cùng này quan trọng nhất cho hoạt động vận tải đổ bộ ban đầu.

Các tàu hàng cỡ lớn có thể đóng vai trò như những bãi đỗ, cho phép máy bay trực thăng tiếp nhiên liệu và vũ khí khi các máy bay này thực hiện nhiệm vụ cơ động lực lượng và yểm trợ hỏa lực tầm gần. Mặc dù các tàu dân sự nửa chìm đã thực hiện vai trò này trong các cuộc diễn tập, nhiều tàu lớn khác có thể được cải hoán như mô hình của tàu Atlantic Causeway và M/V Astronomer trong chiến tranh Falklands. Đội tàu vận tải hạng nặng nửa chìm của Trung Quốc cũng có thể hỗ trợ cho tàu chiến nước này bằng cách triển khai các loại xe đổ bộ và máy bay trực thăng trong giai đoạn tiến công.

1671964010757.png

1671964051006.png

Quân đội Trung Quốc diễn tập vận chuyển thiết bị quân sự trên phà dân sự

Pietrucha coi hạm tàu dân sự của Trung Quốc gần như vô dụng trong giai đoạn tấn công mặc dù những tàu dân sự này đã thường xuyên chuyên chở các xuồng tấn công và xe chiến đấu đổ bộ trong các cuộc tập trận quân sự. Tiềm lực này không phải được sử dụng một cách ngẫu nhiên: năm 1997, Trung Quốc đã đóng tàu dân sự đầu tiên với nhiều đặc tính của tàu quân sự. Kể từ đó, nước này đã đưa ra định hướng cải tiến tàu dân sự thành những tàu có đặc tính quân sự, như cầu dẫn được gia cố để cho phép triển khai và thu hồi xe bọc thép đổ bộ trên biển. Kể cả như vậy, chỉ một bộ phận lực lượng đổ bộ có thể được vận chuyển bằng đường không hoặc đường biển lên bờ. Nhiều bộ phận khác sẽ phải cơ động trên các cầu phao. Các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc có thể sản xuất các phà như này với quy mô và tốc độ nhanh, cho phép các phà dân sự của nước này đổ quân lên bãi biển. Những lực lượng này sau đó sẽ chiếm giữ thêm các cơ sở hạ tầng cảng biển để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm. Báo cáo về hoạt động vận tải dân sự và lực lượng dân quân biển kết luận rằng, “các lực lượng đầu tiên đánh chiếm thành công các cảng biển và duy trì các cảng này luôn mở, giai đoạn còn lại của chiến dịch có cơ hội thành công”. Trong các cuộc tập trận gần đây, nhà đạo diễn tình huống Matt Cancian và Eric Heginbotham đã kết hợp các đơn vị vận tải biển dân sự vào từng nhóm tác chiến đổ bộ của Trung Quốc để thực hiện một cuộc tấn công giả tưởng, bao gồm cả giai đoạn tấn công.

1671964268656.png

1671964282376.png

1671964295639.png

Quân đội Trung Quốc diễn tập vận chuyển và đổ bộ thiết bị quân sự trên phà dân sự

Báo cáo cuối cùng trong loạt bài này, có tên là “Về đảm bảo hậu cần cho một cuộc đổ bộ”, thể hiện thái độ thận trọng hơn về triển vọng trong tương lai gần và chứng minh bằng những kết quả ban đầu từ những cuộc tập trận kể trên: “PLA dường như hiện nay không sở hữu năng lực hậu cần cần thiết để bảo đảm thành công cho một cuộc đổ bộ quy mô lớn lên Đài Loan và một cuộc xung đột có thể kéo dài liên quan tới Mỹ và đồng minh”. Báo cáo viện dẫn một tài liệu năm 2017 của PLA về bảo đảm hậu cần, khẳng định PLA đã nhận ra và bắt đầu khắc phục những khiếm khuyết này. Theo báo cáo, “những lĩnh vực yếu kém có thể được xử lý trong vài năm thông qua các nỗ lực liên tục và công tác huấn luyện phức tạp”. Thất bại không phải do định mệnh.

Báo cáo thường niên về Trung Quốc của Lầu Năm Góc đề cập đến những đánh giá nghiêm túc về tiềm lực của Trung Quốc tại những báo cáo này, nhưng trên một quan điểm rộng hơn. Báo cáo nhấn mạnh rằng, “một nỗ lực tấn công Đài Loan có thể sẽ khiến các lực lượng vũ trang Cộng hòa nhân dân Trung Hoa bị quá sức” và gọi một cuộc tấn công đổ bộ lên Đài Loan là một rủi ro chính trị và quân sự lớn đối với ông Tập Cận Bình và Trung Quốc”. Một nỗ lực tấn công trong vài năm tới sẽ cực kỳ rủi ro và khó khăn đối với Trung Quốc, có thể bị thất bại, nhưng không phải là không thể, nhất là trong trường hợp không có sự can dự kịp thời từ bên ngoài. Tuy nhiên, những thành tựu nhanh chóng của Trung Quốc trong những năm gần đây cho thấy lợi thế đang nghiêng về phía họ.

.......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Không chỉ súng đạn

Đường biển không phải là cách thức duy nhất để đổ quân, pháo hạm không phải là cách thức duy nhất để yểm trợ hỏa lực. Những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ vũ khí trong 79 năm qua kể từ cuộc đổ bộ lên Sicily đã làm gia tăng mức độ rủi ro đối với các tàu làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực và cũng đã đưa ra các giải pháp thay thế hữu hiệu.

1672041020354.png

1672041042041.png

1672041121726.png

Chiến dịch đổ bộ lên Sicily năm 1943

Ngay sau khi yểm trợ cho cuộc đổ bộ lên Sicily, tàu USS Savannah đã trở thành một trong những nạn nhân đầu tiên của vũ khí chính xác khi đang yểm trợ cho các lực lượng ở gần Salerno. Việc chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ thường đặt một con tàu trước nguy cơ bị tiêu diệt bởi hỏa lực trên bờ - thông thường trong phạm vi tầm nhìn. Hỏa lực ồ ạt, mãnh liệt của pháo hạm khỏa lấp điểm yếu tầm hoạt động ngắn của chúng, nhất là khi so sánh với các hệ thống rốc két và tên lửa.

1672041185156.png

1672041270320.png

1672041087307.png

USS Savannah trúng bom trong lúc hỡ trợ đổ bộ tại Sicily năm 1943

Những tàu tuần dương cỡ lớn, đắt tiền và tốc độ di chuyển nhanh như Savannah được thiết kế chủ yếu để tiến công các chiến hạm khác, không phải nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Vì thế, khi cần phải chi viện hỏa lực để gia tăng nhịp độ các chiến dịch đổ bộ, các tàu tuần dương chưa hẳn đã đáp ứng yêu cầu chi viện hỏa lực. Thay vào đó, Hải quân đã chế tạo một vài lớp tàu tên lửa, cùng với các tàu sân bay mang theo các máy làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực tần gần. Hỏa lực của pháo hạm dường như đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch đổ bộ lên Sicily bởi vì tàu sân bay duy nhất lúc đó là một tàu đổ bộ xe tăng được hoán cải, thi thoảng mới phóng được một máy bay, khiến các chỉ huy lực lượng mặt đất phàn nàn về việc thiếu sự yểm trợ đường không.

Trái lại, trận đánh Okinawa chứng kiến sự phối hợp giữa hỏa lực pháo hạm, rốc két và yểm trợ đường không tầm gần để tạo ra hiệu quả to lớn. Các tàu chiến đã phóng 33.000 quả rốc két chỉ trong vòng 3 giờ tiến hành hỏa lực chuẩn bị. Trong suốt ba tháng diễn ra, các tàu mặt nước đã bắn khoảng 300.000 quả đạn pháo 127 mm hoặc lớn hơn; các máy bay đã thả 8.500 tấn bom và phóng hơn 50.000 quả rốc két. Nhật Bản đáp trả bằng 1.900 vụ tấn công cảm tử. Thiệt hại của Hải quân Mỹ là 36 tàu chiến bị bắn chìm, hàng trăm tàu bị hư hại và 4.900 thủy thủ bị hy sinh trong trận tránh cuối cùng của cuộc chiến tranh. Điều này nhấn mạnh những rủi ro của vũ khí chính xác mà các tàu phải đối mặt khi hoạt động ở vùng biển ven bờ.

1672041422866.png

1672041480405.png

1672041409585.png

Thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ lên đảo Okinawa trong thế chiến II

Những kinh nghiệm chiến đấu xương máu này và thực trạng phổ biến tên lửa chống hạm trong thời gian gần đây đặt ra yêu cầu yểm trợ hỏa lực cho lực lượng Hải quân đánh bộ từ khoảng cách 180 km, nhưng khả năng của pháo hạm không đáp ứng được mục tiêu tham vọng này. Xu thế này mở ra một hướng đi trên toàn cầu về yểm trợ hỏa lực, đó là pháo hạm chỉ đóng một vai trò hạn chế, trong khi máy bay, tên lửa, rốc két và UAV cảm tử sẽ khỏa lấp khoảng trống còn lại.

Phương pháp tiếp cận của Trung Quốc đối với yểm trợ hỏa lực

Ngày nay, quân đội các nước có những cách yểm trợ hỏa lực cực kỳ khác nhau so với những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, Pietrucha chỉ tập trung vào tình trạng thiếu hụt pháo hạm của Trung Quốc, nguyên nhân có lẽ là trình độ tác chiến liên hợp còn yếu sẽ làm giảm hiệu quả phối hợp tiến công hỏa lực của các lực lượng. Trong một báo cáo năm 2022, Viện Nghiên cứu Quốc phòng của Nhật Bản đưa ra một kết luận đỡ bi quan hơn, cho rằng những cải cách của PLA trong một thập kỷ qua đã cải thiện đáng kể năng lực tác chiến liên hợp của lực lượng này. Do đó, vai trò yểm trợ hỏa lực của các lực lượng của Trung Quốc trong một chiến dịch đổ bộ liên hợp cần phải được tiếp tục nghiên cứu.

Với một lời cảnh báo rằng, trong một thập kỷ qua, các lực lượng hàng không vũ trụ của PLA đã được đầu tư, phát triển mạnh mẽ hơn, một báo cáo năm 2011 của RAND đã phân tích vai trò của lực lượng không quân và tên lửa Trung Quốc trong một chiến dịch đổ bộ liên hợp như sau:

1672041701075.png

1672041847904.png

1672041901347.png

Tên lửa đường đạn của Trung Quốc

Các sân bay, trận địa phòng không trên mặt đất, các trạm ra đa, trung tâm chỉ huy và điều khiển sẽ là những mục tiêu đầu tiên bị tấn công bởi tên lửa đường đạn. Khi các cuộc tấn công bằng tên lửa đã vô hiệu hóa hệ thống phòng không Đài Loan, các máy bay chiến đấu của PLA sẽ làm chủ bầu trời khu vực eo biển Đài Loan. Một khi các điều kiện này đã được thiết lập, các máy bay sẽ bay ở tầm thấp và tiến hành các cuộc không kích vào các căn cứ không quân, trận địa phòng không và những mục tiêu có giá trị cao khác còn sót lại của Đài Loan.

Sau các đòn tiến công đầu tiên, Trung Quốc có thể làm tê liệt hệ thống phòng không của Đài Loan do bị tiêu hao lớn. Trung Quốc có thể khiến kho dự trữ tên lửa của Đài Loan bị cạn kiệt bởi các cuộc tiến công theo kiểu bầy đàn, các cuộc không kích vào các nhà máy sản xuất vũ khí ở Đài Loan và ngăn chặn sự tiếp tế bằng đường biển và đường không. Với những chiến thuật như vậy, chiến tranh cường độ cao đòi hỏi khối lượng lớn đạn dược. Trung Quốc có thể đẩy mạnh sản xuất vũ khí và đạn trước và trong quá trình diễn ra chiến dịch. Kể cả hiện nay, PLA có thể tiến công gần như mọi vị trí ở Đài Loan với quy mô lớn, sử dụng hàng trăm tới hàng nghìn máy bay ném bom, máy bay cường kích, tên lửa, rốc két và UAV cảm tử. Năng lực hạn chế của hỏa lực yểm trợ của pháo hạm không nên được kết luận là không có khả năng chi viện hỏa lực liên hợp.

1672041994146.png

1672042051904.png

1672042074926.png

Máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc

Trung Quốc sẽ không cần đạt được ưu thế hoàn toàn trên không trước khi tiến hành một chiến dịch đổ bộ liên hợp và đánh chiếm vị trí đầu cầu. Như chiến dịch Falklands, ưu thế cục bộ trên không là đủ, cho phép năng lực yểm trợ hỏa lực tầm ngắn được cải thiện gần đây của Trung Quốc chế áp các hệ thống phòng thủ trong một chiến dịch đổ bộ liên hợp. Nhiều trong số các tổ hợp phòng không di động của Đài Loan, nhất là các hệ thống phòng không vác vai, sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ tiêu diệt máy bay, đặc biệt là máy bay trực thăng trong toàn bộ thời gian diễn ra chiến dịch như những gì quân đội Mỹ gặp phải ở Irắc. Cấp độ làm chủ trên không vừa đủ này sẽ cho phép máy bay có người lái và không người lái sử dụng nhiều loại đạn khác nhau để tiêu diệt các hệ thống phòng thủ, phòng ngự của Đài Loan đồng thời giữ một mức độ thiệt hại có thể chấp nhận được.

1672042138144.png

1672042163701.png

1672042207350.png

UAV của Trung Quốc

Kinh nghiệm tác chiến gần đây và những thử nghiệm của Hải quân đánh bộ Mỹ cho thấy giá trị của các loại UAV cảm tử trong cả tấn công và phòng ngự. Khi chống lại một kẻ thù giả tưởng được trang bị các loại UAV cảm tử, toàn bộ trung đội Hải quân đánh bộ đã bị xóa sổ. Kho UAV cảm tử ngày một lớn mạnh của Trung Quốc có thể thay thế pháo hạm tấn công xe bọc thép, phương tiện chiến đấu, pháo binh, boong ke, tổ hợp tên lửa và các mục tiêu khác từ khoảng cách xa.

Vũ khí chính xác đặc biệt hiệu quả đối với những mục tiêu riêng lẻ và khu biệt. Chúng không phải là phương thuốc chữa bách bệnh. Hỏa lực tập trung lợi thế hơn hỏa lực chính xác trong những nhiệm vụ như trinh sát bằng hỏa lực, chế áp mục tiêu khu vực, chỉ thị mục tiêu và tạo màn khói/ngụy trang. Rốc két phóng loạt của hải quân, tương tự như tàu fri-gát tiến công bờ thử nghiệm của Trung Quốc, có thể thay thế pháo hạm trong những nhiệm vụ này. Một tàu chiến vừa có khả năng phóng UAV cảm tử vừa có khả năng dội bão lửa lên bờ sẽ cho phép Trung Quốc chi viện hỏa lực cho một chiến dịch đổ bộ bất kể việc thiếu sự chi viện của hỏa lực pháo hạm. Trung Quốc có nhiều tàu có thể được cải hoán cho nhiệm vụ phóng các UAV cảm tử hoặc phóng loạt rốc két mặc dù nước này cũng có thể đóng mới các tàu chở UAV.

Collin Fox, Trevor Phillips-Levine và Kyle Cregge

Trang mạng “WarontheRocks”, ngày 01/9/2022
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Bước tiến lớn của Trung Quốc ở Trung Đông

Theo bài viết trên báo The Straits Times ngày 6/12, Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Arập tại Riyadh và chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh mối quan tâm ngày càng tăng ở một khu vực đang chuyển hướng sang Bắc Kinh bất chấp mối quan hệ chặt chẽ truyền thống của khu vực này với Mỹ. Dầu mỏ và khí đốt sẽ chi phối chương trình nghị sự nhưng những tính toán chiến lược rộng lớn hơn cũng đang được thực hiện. Nội dung bài viết như sau:

Trong nhiều tháng, các nhà ngoại giao trên khắp khu vực Trung Đông đã dự báo về chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến khu vực. Các quan chức Trung Quốc vẫn miễn cưỡng xác nhận những động thái của nhà lãnh đạo của họ. Tuy nhiên, tất cả các dấu hiệu đều cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ đến Saudi Arabia vào cuối tuần này. Và chắc chắn là chuyến thăm này có ý nghĩa quan trọng, vì Saudi Arabia đồng thời chủ trì Hội nghị thượng đỉnh giữa Trung Quốc và các nước Arập - một sự kiện rõ ràng báo hiệu tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực và quyết tâm của Bắc Kinh nhằm duy trì vai trò là bên tham gia kinh tế và chính trị quan trọng ở Trung Đông.

1672193366458.png

1672193397016.png


Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của hầu hết các quốc gia Trung Đông, với trường hợp ngoại lệ là Israel, nơi Trung Quốc đứng thứ hai sau Mỹ. Nhưng cần nhắc lại rằng Trung Đông là bên tham gia khiêm tốn trong thương mại toàn cầu của Trung Quốc. Ví dụ, trong thập kỷ qua, chỉ khoảng 6% xuất khẩu của Trung Quốc là sang khu vực này, và khoảng 7% nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Trung Đông.

Tuy nhiên, mặc dù bức tranh thương mại tổng thể vẫn còn khiêm tốn, nhưng theo quan điểm của Bắc Kinh, Trung Đông đóng vai trò quan trọng trong hai lĩnh vực then chốt: khả năng tiếp cận dầu mỏ và khí đốt tự nhiên và những tính toán chiến lược toàn cầu. Ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, gần 1/4 xuất khẩu dầu và các sản phẩm từ dầu của Trung Đông, cũng như 12% xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của vùng Vịnh, là sang Trung Quốc.

Dầu mỏ và khí đốt đem lại mối quan hệ chặt chẽ hơn

Đối với tất cả các quốc gia vùng Vịnh, Trung Quốc được coi như miền đất đầy hứa hẹn, một khách hàng có cơ sở sản xuất rộng lớn và nhu cầu rất lớn đối với nhiên liệu carbon, không giống như châu Âu, nơi ngành sản xuất cần nhiều năng lượng lại đang suy giảm và là nơi các chính phủ duy trì lời hứa nhanh chóng loại bỏ nền kinh tế carbon.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz Al Saud sau khi lên ngôi vào năm 2015 là đến Trung Quốc. Điều đó phản ánh quan điểm của tất cả các nhà sản xuất dầu lửa và khí đốt tự nhiên ở Trung Đông rằng Trung Quốc là niềm hi vọng tốt nhất của họ trong tương lai.

1672193676351.png

1672193726329.png

Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz Al Saud đến Trung Quốc

Cuộc chiến ở Ukraine đã cải thiện vị thế của Trung Quốc trên thị trường năng lượng. Trong nhiều thập kỷ, hầu hết xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga là sang châu Âu. Tuy nhiên, trong hơn 9 tháng qua, tất cả giao dịch đó ít nhiều đã biến mất khi các khách hàng châu Âu áp đặt trừng phạt để phản đối hành động xâm lược Ukraine của Nga.

Điều này đã buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin phải phá vỡ thông lệ của tất cả những người tiền nhiệm của ông và quay sang các khách hàng ở châu Á. Trong diễn biến được coi là một trong những cuộc cải tổ ngoạn mục nhất trên thị trường năng lượng thời hiện đại, Trung Quốc và Ấn Độ giờ đây mua 2/3 tổng lượng dầu thô xuất khẩu bằng đường biển từ Nga. Ít nhất một nửa lượng đầu thô được vận chuyển bằng đường ống từ Nga cũng tới Trung Quốc. Vì Nga rất muốn bán dầu, nên các ước tính mới nhất cho thấy Trung Quốc có thể mua dầu của Nga với chiết khấu 40% so với giá toàn cầu.

Người ta đã có thể nghĩ rằng trước một vận may bất ngờ như vậy, những liên kết năng lượng giữa Trung Quốc và Trung Đông sẽ giảm đi tầm quan trọng, nhưng điều ngược lại mới chính xác. Mặc dù các nhà hoạch định Trung Quốc sẽ không nói công khai, nhưng Bắc Kinh không có ý định trở nên phụ thuộc vào Nga đối với hầu hết nguồn cung năng lượng của mình. Vì vậy, mặc dù Trung Quốc rất vui khi tiếp tục hưởng lợi từ việc các sản phẩm năng lượng của Nga giảm giá mạnh, nhưng Bắc Kinh cũng muốn duy trì sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp khác của mình bằng việc đưa ra những hứa hẹn về thị phần cho tất cả các bên.

Và ngược lại, các nhà sản xuất Trung Đông không muốn chiếm lấy các thị trường cũ của Nga bằng việc chuyển nguồn cung của họ sang châu Âu mặc dù các chính phủ châu Âu giờ đây đang lôi kéo họ. Một lý do là các nhà sản xuất Arập vẫn coi châu Âu là thị trường năng lượng đã bão hòa và đang suy giảm. Hơn nữa, họ không tin rằng việc châu Âu “chia tay” với Nga là không thể đảo ngược, vì vậy chẳng ích gì khi quay sang châu Âu để rồi sau đó lại thất vọng.

1672193823584.png

1672193881513.png

Cảng dầu khí của TQ

Sự cạnh tranh cũng diễn ra gay gắt nhất trong lĩnh vực LNG của thị trường năng lượng, nơi Mỹ giờ đây cũng là nhà xuất khẩu lớn sang châu Âu, làm hạn chế các lựa chọn của Trung Đông trong việc giành thị phần đáng kể hơn. Mặc dù đang tuyệt vọng tìm kiếm các nguồn cung năng lượng, các chính phủ châu Âu tiếp tục kỳ vọng các nhà sản xuất Trung Đông đồng ý bán khí đốt với giá thấp hơn, lặp lại thỏa thuận mà Nga từng cung cấp cho châu Âu, nhưng đây khó có thể là một đề xuất hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu Arập then chốt.

Kết quả là các quốc gia như Qatar, một trong những nhà sản xuất LNG hàng đầu của thế giới, vẫn hướng sang Trung Quốc và các thị trường châu Á khác, coi đó là những mục tiêu thương mại dài hạn của họ. Vì vậy, Qatar gần đây đã ký thỏa thuận LNG kéo dài 27 năm với Trung Quốc, mặc dù nước này cũng đã hoàn tất một thỏa thuận cung cấp LNG tương tự với Đức trong 15 năm, với việc cung cấp LNG chỉ bắt đầu từ năm 2026.

Xuất khẩu sang Trung Quốc cũng có những lợi thế khác. Ví dụ, thỏa thuận LNG của Qatar dự kiến cung cấp khí đốt từ giếng khí đốt lớn nhất thế giới mà Qatar chia sẻ với nước láng giềng Iran. Thực tế Trung Quốc sẽ là một trong những khách hàng then chốt đồng nghĩa với việc Iran – nước có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc – ít có khả năng hơn gây rắc rối đối với việc chia sẻ và hoạt động khai thác giếng khí đốt đó. Nói tóm lại, việc có Trung Quốc là khách hàng đem lại cho Qatar không chỉ tiền bạc mà còn sự đảm bảo an ninh nào đó.

.......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Những tính toán chiến lược

Đằng sau đó là những tính toán chiến lược rộng lớn hơn. Trung Quốc tìm cách duy trì quan hệ tốt đẹp với tất cả các bên tham gia nhà nước ở Trung Đông và vì vậy không liên minh chính thức với bất kỳ quốc gia nào trong khu vực. Như các quan chức và các chuyên gia chính sách đối ngoại của Trung Quốc chỉ rõ, chiến lược của Bắc Kinh ở Trung Đông là hình thành nên các mối quan hệ đối tác, chứ không phải liên minh. Bằng việc từ chối chọn bên trong các cuộc xung đột hay hạn chế những hành vi can thiệp ngoại giao như kêu gọi “đoàn kết và hòa hợp” giữa các quốc gia Arập hay “giải quyết hòa bình vấn đề Palestine”, trên thực tế Trung Quốc vẫn là “kẻ ngồi không hưởng lợi” về an ninh trong khu vực.

1672225473207.png

1672225585444.png

Khói bốc lên từ một cơ sở lưu trữ dầu ở thành phố ven biển Jeddah của Ả Rập Xê Út vào ngày 25 tháng 3 năm 2022 được cho là do lực lượng Houthi tấn công.

Nếu phiến quân Houthi được Iran hậu thuẫn ở Yemen phóng tên lửa vào các thành phố của Saudi Arabia, người ta sẽ đổ xô cáo buộc Mỹ hoặc không bảo vệ được Saudi Arabia hoặc không ngăn chặn được cuộc nội chiến ở Yemen; không ai nghĩ đến việc yêu cầu Trung Quốc cần làm gì. Mặc dù Trung Quốc là một trong những đối tác kinh tế và quân sự quan trọng nhất của Iran, nhưng người Trung Quốc cũng được phép mua cảng lớn nhất của Israel trên Biển Địa Trung Hải mà hầu như không bị thắc mắc. Hầu hết trách nhiệm vẫn thuộc về Mỹ, còn hầu hết lợi thế đều thuộc về Trung Quốc.

1672225702233.png

1672225753637.png

Phiến quân Houthi

Trung Quốc có thể tránh được điều này vì Bắc Kinh tận dụng được tình cảm oán giận chống phương Tây sâu sắc, ngay cả trong các chính phủ ủng hộ phương Tây trong thế giới Arập. Thực tế đơn giản là người Trung Quốc đang đưa ra cho các nhà lãnh đạo Arập thêm lực đòn bẩy.

Ít ai có thể cảm nhận tình cảm chống Mỹ này tốt hơn Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman, nhà cầm quyền trên thực tế của Vương quốc này. Từng gán cho nhà lãnh đạo Saudi Arabia này cái mác tội phạm cần bị đưa ra trước công lý, Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây lại thấy không có gì sai khi nhấc điện thoại nói chuyện với Thái tử Mohammed, đề nghị ông giúp giảm giá dầu bằng việc tăng sản lượng. Không có gì ngạc nhiên khi Thái tử Saudi Arabia phớt lờ yêu cầu của Mỹ. Điều cũng dễ hiểu không kém là Thái tử Mohammed sẽ thích đón tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Riyadh trong tuần này.

Lấp vào khoảng trống hay đi vào vũng lầy?

Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Arập diễn ra ở một khu vực vốn được Mỹ coi là phạm vi ảnh hưởng của mình. Khi Tổng thống Biden tới thăm Riyadh hồi tháng 7 vừa qua, ông đã phát biểu với các nhà lãnh đạo Arập rằng Mỹ “sẽ không rời đi và để lại khoảng trống để Trung Quốc, Nga hay Iran… lấp vào. Mỹ sẽ không đi đâu cả”.

1672225818853.png

1672225876312.png

Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Arập

Tuy nhiên, có nhận thức ngày càng tăng rằng lợi ích của Mỹ đang chuyển hướng khỏi Trung Đông. Vấn đề thực sự giờ đây là liệu Trung Quốc có sẵn sàng lấp vào khoảng trống mà Mỹ để lại hay Bắc Kinh sẽ tiếp tục tránh xa vũng lầy chính trị của Trung Đông. Khi Trung Quốc gần đây ký một hiệp ước mang tính bước ngoặt với Iran, cam kết hai nước sẽ hợp tác sâu rộng trong 25 năm tới, có tin đồn rằng một phần bí mật của thỏa thuận đó là việc thiết lập một căn cứ hải quân của Trung Quốc bên bờ biển Iran ở vùng Vịnh.

Kế hoạch đó gần như chắc chắn là vô nghĩa, vì một căn cứ như vậy sẽ rất dễ bị tổn thương trước một Hải quân Mỹ vượt trội hơn nhiều trong khu vực. Nhưng còn các cơ sở bán quân sự mà Trung Quốc cố gắng xây dựng trong vài năm qua ở cảng Khalifa gần thủ đô Abu Dhabi của Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) thì sao? Trung Quốc phủ nhận ý định thiết lập một căn cứ hải quân như vậy gần vùng Vịnh. Nhưng sau đó, Bắc Kinh cũng bác bỏ những đồn đoán về việc nước này xây dựng các căn cứ hải quân ở Campuchia, Pakistan hay Sri Lanka. Một dự án cảng mới của Trung Quốc ở Cảng Khalifa đã được ký kết vào tuần trước.


1672226036561.png

1672226146174.png

Cảng Khalifa đang được mở rộng

Một số chính phủ Trung Đông mong đợi nhận được nhiều hơn từ Trung Quốc. Đặc biệt, Saudi Arabia quan tâm đến việc phát triển năng lực tên lửa đạn đạo với sự giúp đỡ của Trung Quốc, chủ yếu vì họ không thể tiếp cận được công nghệ này từ Mỹ. Một cơ sở ở Dawadmi gần thủ đô của Saudi Arabia ban đầu được xây dựng với sự giúp đỡ của Trung Quốc giờ đây bị nghi ngờ sản xuất tên lửa của Saudi Arabia - sự phát triển có tầm quan trọng sống còn. Tuy nhiên, một lần nữa, lại xuất hiện những lời bác bỏ.

1672226234508.png

1672226263799.png

Cơ sở ở Dawadmi gần thủ đô của Saudi Arabia bị nghi cơ sản xuất tên lửa đạn đạo theo công nghệ TQ

Một văn kiện chính sách được công bố gần đây ở Bắc Kinh có nhan đề Sự hợp tác Trung Quốc-Arập trong kỷ nguyên mới và chứa đầy những khẩu hiệu tiêu chuẩn như cam kết của Trung Quốc “đi theo con đường phát triển hòa bình, tăng cường hợp tác với các nước đang phát triển và thúc đẩy việc xây dựng một cộng đồng chung vận mệnh nhân loại”. Hiện tại, dường như người Trung Quốc cảm thấy rằng việc phòng ngừa thận trọng của họ ở Trung Đông có thể tiếp tục như trước đây.

Tuy nhiên, khu vực này có sở trường là lôi kéo các nước bên ngoài vào các vấn đề rắc rối của nó. Các quan chức an ninh của Mỹ giờ đây đang bắt đầu tìm cách đẩy lùi sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực, với báo cáo chính thức của Mỹ được công bố gần đây về sức mạnh quân sự Trung Quốc cảnh báo về hoạt động triển khai sức mạnh ngày càng mở rộng của Trung Quốc trên toàn cầu, trong đó có khu vực Trung Đông. Đây có thể là chuyến đi cuối cùng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến khu vực mà không phải đối mặt với việc phải đưa ra những lựa chọn khó khăn.

TTXVN (Singapore 7/12)
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Quan hệ ASEAN-Trung Quốc và vai trò của đảo Hải Nam

Bài viết này dựa trên bài phát biểu của Rafael Alunan III, cựu Chủ tịch Hội đồng quan hệ đối ngoại Philippines, tại hội nghị trực tuyến của Viện cải cách và phát triển Trung Quốc (CIRD) vào ngày 30/10/2022. Bài viết nhằm mục đích:
a) hiểu được thuật ngữ đối tác chiến lược toàn diện;
b) xem xét quan điểm của cả hai bên; và
c) xác định vai trò của Hải Nam trong bối cảnh quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Trung Quốc.

Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 24 vào tháng 10/2021 đã tuyên bố thiết lập Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Trung Quốc. Quan hệ này thực sự có nghĩa là gì? Nó có ý nghĩa như nhau cho cả hai bên không?

1672278545959.png

1672278586314.png

Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 24

Năm 2004, bài phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc khi đó là Ôn Gia Bảo về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện EU-Trung Quốc góp phần giúp chúng ta hiểu được định nghĩa rộng của Trung Quốc về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện:

- “Toàn diện” có nghĩa là hợp tác trên mọi khía cạnh, trên phạm vi rộng và nhiều tầng lớp;

- “Chiến lược” có nghĩa là các mối quan hệ lâu dài và ổn định vượt qua sự khác biệt về hệ tư tưởng và hệ thống xã hội, lưu ý tới bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ tổng thể;

- “Đối tác” có nghĩa là hợp tác bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.

Quan hệ đối tác chiến lược nhìn chung biểu thị một mối quan hệ đã chín muồi, được thể hiện ở quy mô và chiều sâu hợp tác, khuôn khổ quy phạm chung, các cơ chế hợp tác được thể chế hóa, cam kết chính trị và ưu tiên đều ở mức cao mà hai bên dành cho nhau.

Tất cả những yếu tố này có thể được tìm thấy trong quan hệ của Trung Quốc với ASEAN và 10 quốc gia thành viên. Mối quan hệ đa tầng chặt chẽ giữa họ - bao gồm giữa các chính phủ, doanh nghiệp, giao lưu nhân dân, song phương và đa phương - là kết quả của nhiều thập kỷ kiên nhẫn xây dựng mối quan hệ.

Vào tháng 7/2021, nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã đề xuất 5 điểm làm động lực thúc đẩy chính cho Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc:

1. Duy trì mối quan hệ láng giềng tốt đẹp và tăng cường sự tin cậy chiến lược lẫn nhau;

2. Làm sâu sắc thêm hợp tác ứng phó với đại dịch COVID-19;

3. Tập trung vào phát triển và nuôi dưỡng các động lực tăng trưởng mới;

4. Bảo vệ hòa bình và ổn định, lưu ý đến bức tranh toàn cảnh lớn hơn;

5. Duy trì sự đoàn kết và phối hợp trong hệ thống Liên hợp quốc, bảo vệ công lý và sự công bằng trong quản trị toàn cầu.

Bằng cách đề xuất thiết lập Quan hệ đối tác chiến lược, Trung Quốc có mục tiêu đạt được các “điều đầu tiên” khác trong quan hệ với ASEAN, bao gồm:

- Đối tác đối thoại đầu tiên ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (2003)

- Quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và khởi động đàm phán FTA với ASEAN

- Quốc gia có vũ khí hạt nhân đầu tiên và duy nhất sẵn sàng ký kết Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ)

Quan hệ đối tác chiến lược tiếp tục thúc đẩy mục tiêu củng cố vị thế của Trung Quốc là đối tác đối thoại cấp cao nhất, có cam kết nhiều nhất và thực chất nhất trong tất cả các quan hệ đối thoại của ASEAN.

Những vấn đề gây tranh cãi

Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra một số điểm nhất định gây khó chịu trong quan hệ. Thứ nhất, những đặc điểm chung này rất khó đo lường và các bên có thể áp dụng chúng tùy theo đánh giá chủ quan của họ. Thứ hai, thực tiễn của quan hệ đối tác chiến lược đã vượt ra khỏi các tiêu chí hoặc định nghĩa chặt chẽ.

Theo Hoàng Thị Hà, nhà nghiên cứu hàng đầu của Trung tâm nghiên cứu ASEAN tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS Yusof Ishak (Singapore), quan hệ ASEAN-Trung Quốc được xác định bằng nội dung hợp tác chứ không phải tên gọi. Điều này có cả khía cạnh tích cực và gây tranh cãi. Mối quan hệ trong tương lai sẽ phụ thuộc vào mức độ hai bên thu hẹp khoảng cách giữa hợp tác kinh tế-chức năng và sự thiếu tin cậy lẫn nhau.

Định nghĩa về Quan hệ đối tác chiến lược của Trung Quốc dựa trên nền tảng ngoại giao quan hệ đối tác tích cực, bao gồm “mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa các quốc gia” và tuân thủ “lý do liên kết dựa trên các mục tiêu”.

Chính nhờ mạng lưới quan hệ đối tác phức tạp này, Trung Quốc đã tạo nên sự khác biệt và cạnh tranh với hệ thống liên minh của Mỹ vốn dựa trên hiệp ước và lấy an ninh làm trung tâm. Ngoại giao quan hệ đối tác của Trung Quốc về cơ bản chú trọng nhiều hơn đến các mối quan hệ chính trị - xã hội - văn hóa và hợp tác kinh tế.

Chính sách ngoại giao láng giềng tích cực của Trung Quốc cho thấy một chiến lược được đầu tư và hiệu chỉnh để định hình lại quan hệ của nước này với ASEAN nhằm đưa Trung Quốc trở thành đối tác đối thoại quan trọng nhất trong số các bên đối thoại của ASEAN. Nó được coi là nhằm củng cố vị trí trung tâm của vai trò lãnh đạo và ảnh hưởng của Trung Quốc trong trật tự khu vực. Tuy nhiên, vấn đề này đòi hỏi sự thận trọng.

Không phải quan điểm của ASEAN

Theo tác giả, đây lại không phải là quan điểm của ASEAN. Thay vào đó, ASEAN muốn duy trì trạng thái cân bằng trong quan hệ với tất cả các cường quốc và thúc đẩy một trật tự khu vực đa cực bao trùm.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN từ năm 2009 và ASEAN trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc vào năm 2020. Theo khảo sát Tình hình Đông Nam Á từ năm 2019 đến năm 2021, Trung Quốc được đa số giới tinh hoa chính sách đối ngoại ở Đông Nam Á coi là cường quốc có ảnh hưởng nhất trong khu vực về cả mặt chính trị-chiến lược và kinh tế.

Nhưng chính vì ảnh hưởng khu vực ngày càng gia tăng và sự chiếm ưu thế của Trung Quốc, ASEAN đã thận trọng tránh đưa ra bất kỳ tên gọi nào có thể tạo ra ấn tượng rằng Trung Quốc là đối tác đối thoại quan trọng nhất, bằng cách tiến hành chiến lược cân bằng nước đôi và cân bằng mềm với các đối tác đối thoại khác.

Sáng kiến Quan hệ đối tác chiến lược của Trung Quốc và phản ứng phức tạp của ASEAN cho thấy tầm nhìn khác nhau của họ về trật tự khu vực. ASEAN thích một trật tự đa cực bao trùm, nơi tất cả các cường quốc cùng tồn tại và cạnh tranh để các quốc gia trong khu vực đa dạng hóa các lựa chọn và tối đa hóa quyền tự chủ của họ.

Bất chấp sự khác biệt trong nhận thức giữa ASEAN và Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn đề cao “tính toàn diện” và “chủ nghĩa khu vực cởi mở” như những giá trị chung của cả hai bên tại hội nghị thượng đỉnh giới thiệu về quan hệ đối tác chiến lược.

1672278698766.png

1672278731522.png

TQ đầu tư mạnh tại Campuchia

Trong bài phát biểu của mình, ông nói về một “ngôi nhà thịnh vượng chung” bao gồm hợp tác giữa Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) và Triển vọng ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP). Bằng cách chấp nhận AOIP, Trung Quốc đã chứng tỏ sự thực dụng linh hoạt và tính tư lợi.

AOIP quả thực đưa ra tầm nhìn toàn diện và thân thiện nhất với Trung Quốc về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nó cũng bao gồm các con đường thực tế cho hợp tác kinh tế-chức năng phù hợp với cách tiếp cận dựa trên phát triển của Trung Quốc.

.........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Nội dung hợp tác chứ không phải tên gọi

Tuy nhiên, tương lai của quan hệ đối tác ASEAN-Trung Quốc không được xác định bởi tên gọi của nó, mà bởi nội dung hợp tác và cách hai bên định hình mối quan hệ. Vì vậy, điều quan trọng là phải thừa nhận cả khía cạnh tích cực và có vấn đề của mối quan hệ.

Trung Quốc có xu hướng chỉ khuếch đại các yếu tố tích cực, đặc biệt là trong hợp tác kinh tế và các “động lực tăng trưởng mới” như công nghệ xanh và kỹ thuật số, kết nối và ứng phó với đại dịch.

Mặc dù được các nước thành viên ASEAN hoan nghênh và chấp nhận, việc chỉ nhấn mạnh vào nội dung tích cực sẽ không loại bỏ được các vấn đề an ninh gây tranh cãi mà tiếp tục làm xói mòn lòng tin lẫn nhau.

Chúng bao gồm các tranh chấp khác nhau ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), nơi hành vi quyết đoán và cưỡng ép của Trung Quốc đe dọa các quyền và lợi ích hàng hải của các quốc gia Đông Nam Á có yêu sách; và việc kết thúc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử (COC) từng nhiều lần bị trì hoãn.

1672329014392.png

1672329103796.png

1672329125202.png

Trung Quốc cưỡng ép các nước trong khu vực Biển Đông

Những gì các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phát biểu trước công chúng trái ngược với hành vi trên thực tế của các lực lượng vũ trang và dân quân nước này ở ngoài khơi, đặc biệt là tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là cơ sở cho sự thiếu hụt niềm tin.

Thiếu hụt niềm tin dai dẳng

Trong tương lai, thước đo chính cho sự trưởng thành trong mối quan hệ ASEAN-Trung Quốc là khả năng rút ngắn khoảng cách giữa tình trạng thiếu hụt lòng tin dai dẳng do thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh gây ra và sự mở rộng mạnh mẽ của hợp tác kinh tế-chức năng song phương.

Cả ASEAN và Trung Quốc nên tận dụng sức nặng của thiện chí được tích lũy giữa hai bên để thu hẹp khoảng cách. Thất bại không phải là một lựa chọn vì hậu quả của xung đột vũ trang đối với an ninh con người và sinh thái trong khu vực và trên thế giới sẽ là quá khủng khiếp. Hợp tác cùng thắng vượt trội hơn so với trò chơi có tổng bằng không. Hợp tác cùng thua không có ý nghĩa gì cả.

Đã đến lúc cần kết hợp động lực của ASEAN với khát vọng của đảo Hải Nam trở thành một cảng thương mại tự do vào năm 2025 và tầm nhìn về một Cộng đồng ASEAN vào năm 2025.

1672329337308.png

1672329360198.png

Đảo Hải Nam

Hải Nam hoàn toàn có thể tận dụng quy chế miễn thuế để thu hút hàng hóa và dịch vụ từ ASEAN, đặc biệt là nông sản có thể được chế biến ở đây để phân phối trên thị trường Trung Quốc. Phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho du lịch hàng hải, nuôi trồng thủy sản, nghề cá và dịch vụ hậu cần đường biển sẽ giúp phát triển các lĩnh vực này.

Tiên phong thúc đẩy hợp tác kinh tế xanh là một cơ hội khác. Nền kinh tế xanh là nền kinh tế mang lại sự thịnh vượng cho tất cả mọi người trong các giới hạn sinh thái của hành tinh. Nó tuân theo năm nguyên tắc chính, mỗi nguyên tắc đều dựa trên những tiền lệ quan trọng trong chính sách quốc tế và chúng có thể dẫn đường cho cải cách kinh tế trong các bối cảnh đa dạng. Các nguyên tắc này bao gồm:

1. Nguyên tắc hạnh phúc cho phép tất cả mọi người tạo ra và tận hưởng sự thịnh vượng.

2. Nguyên tắc công bằng thúc đẩy công bằng trong và giữa các thế hệ.

3. Nguyên tắc ranh giới hành tinh bảo vệ, phục hồi và đầu tư vào tự nhiên.

4. Nguyên tắc hiệu quả và đầy đủ hỗ trợ tiêu dùng và sản xuất bền vững.

5. Nguyên tắc quản lý tốt được hướng dẫn bởi các thể chế tích hợp, có trách nhiệm giải trình và có khả năng phục hồi.

Nền kinh tế xanh đang phát triển mạnh của Trung Quốc, với đặc trưng là sự phổ biến của các giao dịch tín chỉ carbon và sự xuất hiện của các công nghệ năng lượng tái tạo mới, cung cấp cho các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Nam Á một mô hình để học hỏi khi theo đuổi phát triển bền vững.

Các khu rừng mưa nhiệt đới tươi tốt của các nước ASEAN là bể chứa carbon quan trọng và là nguồn tài nguyên lý tưởng cho hoạt động mua bán tín chỉ carbon trong cuộc đấu tranh nhằm ngăn chặn, và cuối cùng là đảo ngược tình trạng biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Giấc mơ của Trung Quốc là biến Hải Nam thành một trung tâm đa kết nối trên toàn bộ châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm tất cả các thành viên của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) bao gồm 15 nền kinh tế khu vực.

Sự cộng sinh này sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do chiếm khoảng 30% GDP, thương mại và dân số toàn cầu, và biến nó thành cảng thương mại tự do cấp cao có ảnh hưởng nhất thế giới.

Đối tác thương mại hàng đầu

Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại hàng đầu của ASEAN trong 13 năm liên tiếp. Năm 2021, thương mại song phương đạt 878,2 tỷ USD, tăng 28,1% so với năm 2020. Xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN đạt 483,7 tỷ USD, tăng 26,1% so với năm trước; trong khi nhập khẩu từ ASEAN là 394,5 tỷ USD, tăng 30,8%. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào tất cả các nước ASEAN là 14,35 tỷ USD với ba điểm đến hàng đầu là Singapore, Indonesia và Malaysia. Mặt khác, đầu tư thực tế của ASEAN vào Trung Quốc đạt giá trị 10,58 tỷ USD, bắt nguồn từ Singapore, Thái Lan và Malaysia. Giá trị hợp đồng của các dự án mới được ký kết của các doanh nghiệp Trung Quốc tại ASEAN là 60,64 tỷ USD. Về các hợp đồng mới ký kết với Trung Quốc, Indonesia, Philippines và Malaysia là ba thị trường dẫn đầu.

1672329458728.png

Con đường tơ lụa trên biển của TQ

Nhìn lại, kim ngạch thương mại Hải Nam-ASEAN chỉ chiếm chưa đến 1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và ASEAN trong năm 2020. Tuy nhiên, Hải Nam đang hướng tới trở thành khu vực tiếp theo của Trung Quốc có kinh tế phát triển mạnh mẽ. Chìa khóa nằm ở nhận thức chung về việc xây dựng một cộng đồng chung vận mệnh trên toàn khu vực.

Có rất nhiều cơ hội giá trị gia tăng trên tất cả các lĩnh vực và nỗ lực phát triển kinh tế - công nghiệp, nông nghiệp, hàng hải, cơ sở hạ tầng - tại Cảng thương mại tự do Hải Nam từ năm 2025 trở đi thông qua quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Trung Quốc.

Tác giả cũng lưu ý đến ý kiến của Chủ tịch Viện cải cách và phát triển Trung Quốc (CIRD) Trì Phúc Lâm rằng sự phát triển của Hải Nam cũng sẽ mang lại lợi ích cho người lao động Philippines tại nước ngoài. Cơ hội việc làm và an ninh con người chắc chắn rất quan trọng đối với người dân Philippines. Chỉ bằng cách tận dụng lòng tin lẫn nhau bắt nguồn từ lợi ích chung, tất cả các bên mới có thể biến biển Nam Trung Hoa đầy căng thẳng địa chính trị thành một khu vực hòa bình và đoàn kết vì nhân loại.

TTXVN (The Manila Times)
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chương trình vũ trụ của Trung Quốc

Hiện nay, Chính phủ Trung Quốc đang quyết tâm thực hiện mục tiêu lãnh đạo vũ trụ và họ đã kết nối chương trình vũ trụ của mình với các tham vọng rộng lớn hơn để trở thành quốc gia lãnh đạo trên mặt đất về sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự. Bắc Kinh đặt mục tiêu thiết lập vị trí hàng đầu trong nền kinh tế dựa vào vũ trụ trong tương lai, nắm bắt các lĩnh vực quan trọng của ngành công nghiệp vũ trụ thương mại toàn cầu thông qua việc sử dụng các khoản trợ cấp để “hạ gục” các đối thủ, bao gồm thúc đẩy ngành công nghiệp vũ trụ của mình thông qua các quan hệ đối tác theo cái mà họ gọi là “Con đường tơ lụa trên vũ trụ”. Sáng kiến này đang thách thức ngành công nghiệp vũ trụ và vị thế lãnh đạo Mỹ về hợp tác vũ trụ quốc tế. Bắc Kinh đã tận dụng các cơ chế pháp lý không rõ ràng liên quan đến hoạt động khai thác nguồn tài nguyên trên vũ trụ, đồng thời đưa ra các tuyên bố kết nối chương trình thám hiểm vũ trụ của mình với các yêu sách chủ quyền trên mặt đất. Mặc dù thường xuyên phản đối hoạt động quân sự hóa vũ trụ, nhưng Bắc Kinh đã chế tạo các loại vũ khí chống vũ trụ cho phép nước này gây nguy hiểm cho các tài sản vũ trụ dân sự và quân sự của các nước khác. Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã phát triển các khái niệm học thuyết về việc sử dụng trước các loại vũ khí này trong xung đột, đe dọa gây mất ổn định môi trường vũ trụ. Mặc dù giá trị chiến lược của một số thành phần trong chương trình vũ trụ Trung Quốc vẫn chưa được chứng minh, nhưng Bắc Kinh luôn cho rằng, quốc gia dẫn đầu trong vũ trụ sẽ chiếm ưu thế về kinh tế và quân sự trên Trái Đất.

Phục hưng dân tộc và “Giấc mộng vũ trụ”

Trung Quốc coi việc thiết lập vị trí hàng đầu trong sử dụng vũ trụ cho mục đích kinh tế và quân sự là một thành phần cốt lõi của mục tiêu hiện thực hóa “Phục hưng đất nước Trung Quốc”, hay “Giấc mộng Trung Hoa”- một tầm nhìn đầy tham vọng hồi sinh những gì mà Bắc Kinh xem như là vai trò lãnh đạo lịch sử của họ trong các vấn đề thế giới. Theo Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình, “Giấc mộng vũ trụ” của Trung Quốc là “khám phá thiên hà rộng lớn, phát triển các doanh nghiệp hàng không vũ trụ và xây dựng một quốc gia hàng không vũ trụ hùng mạnh”. Để đạt được những mục tiêu này và trở thành nước có “sức mạnh vũ trụ trên mọi phương diện”, Trung Quốc đã tập trung nỗ lực để bắt kịp và vượt qua các quốc gia vũ trụ khác về ngành công nghiệp, công nghệ, ngoại giao và sức mạnh quân sự liên quan đến vũ trụ.

1672364771682.png

Vệ tinh đầu tiên của TQ

Vì vậy, Bắc Kinh luôn đầu tư ngân sách và ý chí chính trị cao cho chương trình vũ trụ của mình, với sự tham gia của chính phủ, quân đội vào xây dựng và thực thi chính sách ở mức cao nhất. Chương trình của Trung Quốc được kết nối sâu rộng với “các đòn bẩy quyền lực”, nghĩa là mục tiêu của chương trình này thường được sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo cao nhất và được kết nối với các ưu tiên chung của các chính sách công nghiệp và đối ngoại của Trung Quốc. Hơn nữa, nhiều quan chức có quyền lực trong các tổ hợp quốc phòng nhà nước đã chuyển sang các vị trí lãnh đạo cao cấp trong chính phủ. Mặc dù không phải tất cả các quan chức này đều có hiểu biết về vũ trụ, nhưng động thái này cho thấy, các nhà lãnh đạo chính trị của Trung Quốc thường có hiểu biết kỹ thuật nhiều hơn về lĩnh vực vũ trụ so với các đối tác nước ngoài của họ. Bắc Kinh đã đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng cho chương trình vũ trụ của mình và thể hiện khả năng đạt được một loạt các mốc lịch sử ngày càng tinh vi. Ví dụ, nếu các kế hoạch tổ chức phóng môđun trạm vũ trụ dài hạn đầu tiên được triển khai vào năm 2020, thì Trung Quốc chỉ cần chưa đến 20 năm đã đuổi kịp tiến bộ gần 40 năm của Mỹ từ chuyến bay có con người vào vũ trụ đầu tiên đến môđun trạm vũ trụ đầu tiên.

1672364848836.png

Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 của Trung Quốc

Nỗ lực định hình các quy tắc quản trị vũ trụ

Trung Quốc đã đấu tranh để giành được các quy tắc hiện có và tìm cách phát huy vai trò lãnh đạo của mình trong các tổ chức quản trị vũ trụ quốc tế để định hình các quy tắc và thông lệ vũ trụ toàn cầu theo những cách có lợi cho các lợi ích kinh tế và các lợi ích quốc gia khác của họ.

Trái với các quy tắc quốc tế quản trị hoạt động thăm dò và khai thác thương mại vũ trụ, các tuyên bố từ các quan chức cấp cao của Trung Quốc cho thấy, niềm tin của Bắc Kinh về quyền yêu sách sử dụng tài nguyên trên vũ trụ khi không có khuôn khổ pháp lý rõ ràng quy định hoạt động khai thác trong vũ trụ. Khi phản ánh ý thức hệ trong việc thiết lập lợi ích quốc gia trong vũ trụ, năm 2015 Ye Peijian, người đứng đầu chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc, đã ví Mặt Trăng và Sao Hỏa với quần đảo Senkaku và quần đảo Trường Sa đồng thời cảnh báo rằng, việc không khám phá chúng có thể dẫn đến việc các quốc gia khác chiếm đoạt quyền và lợi ích vũ trụ của Trung Quốc.

1672364964708.png

Tàu Hằng Nga 5 của TQ hạ cánh thành công xuống mặt trăng

Hưởng ứng tuyên bố của Tổng Bí thư Tập Cận Bình “cộng đồng chung vận mệnh”, tháng 6 năm 2019, Shi Zhongjun, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc kêu gọi tăng cường quản trị ngoài vũ trụ để xây dựng “một tương lai chung”. Liza Tobin, một chuyên gia về Trung Quốc của Chính phủ Mỹ cho rằng, ý nghĩa cơ bản của khẩu hiệu này là “tầm nhìn dài hạn của Bắc Kinh trong việc chuyển đổi môi trường quốc tế”, có lợi hơn cho lợi ích của mình và dễ tiếp nhận hệ thống quản trị của họ hơn. Tiến sĩ Goswami cũng đưa ra cảnh báo về hậu quả của việc Bắc Kinh mở rộng tầm nhìn về quản trị và chủ quyền ra ngoài vũ trụ. Cụ thể, Tiến sĩ Goswami lập luận rằng, các hoạt động của Trung Quốc tại Nam Cực và Biển Đông nơi mà trên giấy họ đã cam kết không có hành vi leo thang mặc dù họ tăng dần các yêu sách lãnh thổ bằng cách đưa ra “một mô hình có tính hệ thống rõ ràng” mà Trung Quốc một ngày nào đó có thể lặp lại. Để củng cố kiểm soát vũ trụ, trước tiên Trung Quốc có thể phát triển năng lực hiện diện, sau đó thiết lập sự hiện diện này và cuối cùng phát triển các yêu sách để biện minh cho sự hiện diện của mình.

Hơn nữa, Luật Vũ trụ quốc tế hiện tại không bao gồm cơ chế pháp lý để phân xử rõ ràng quyền sở hữu các nguồn tài nguyên trên vũ trụ, khi để lại khoảng trống cho việc diễn giải dựa trên các lợi ích quốc gia của đất nước. Hiệp ước Ngoài vũ trụ ký năm 1967, mà cả Mỹ và Trung Quốc tham gia quy định rằng, các thiên thể không phải là đối tượng chiếm đoạt dành riêng cho quốc gia nhưng mơ hồ về tình trạng pháp lý của các nguồn tài nguyên được khai thác từ các thiên thể đó. Mặc dù hầu hết các quốc gia tin rằng, việc khai thác các tài nguyên trên vũ trụ không phù hợp với việc cấm tuyên bố chủ quyền đối với các thiên thể này, nhưng không có thỏa thuận nào về khung pháp lý dành cho các hoạt động đó.

Cả Washington và Bắc Kinh đã có những bước đi để đảm bảo các lợi ích thương mại của mình trong khai thác vũ trụ. Năm 2015, Mỹ đã thông qua Luật Vũ trụ thương mại và năm 2018, Trung Quốc đã ký một biên bản ghi nhớ với Luxembourg, quốc gia châu Âu đầu tiên để phát triển khung pháp lý cho khai thác vũ trụ, nhằm hợp thức hóa luật pháp cho phép các công ty có quyền về các vật liệu mà họ khai thác trong vũ trụ.

Năm 2018, Wu Weiren, Giám đốc dự án Chang'e cho biết, 29 quốc gia có hoạt động vũ trụ đã ban hành Luật Vũ trụ và cho rằng, Trung Quốc hiện là cường quốc vũ trụ duy nhất không có Luật Vũ trụ và hệ thống luật quy định vũ trụ của Trung Quốc không được phát triển đầy đủ. Các quan chức của Cục Quản lý Vũ trụ Trung Quốc (CNSA)-cơ quan chịu trách nhiệm chính xây dựng nội dung cơ bản của chương trình vũ trụ của Trung Quốc, đã công bố vào năm 2014, CNSA dự kiến sẽ ban hành Luật Vũ trụ toàn diện trong nước vào năm 2020. Mặc dù CNSA khẳng định, Trung Quốc sẽ “luôn tuân thủ Luật Vũ trụ quốc tế”, nhưng cam kết trong thực tế của Bắc Kinh sẽ phụ thuộc vào mức độ toàn diện về Luật Vũ trụ của họ vì các hiệp ước quốc tế không tự thi hành.

Để thúc đẩy các lợi ích của họ trong vũ trụ, Trung Quốc nhìn chung đã tuân thủ các chuẩn mực được vạch ra bởi các hiệp ước quản trị vũ trụ hiện có. Tuy nhiên, vì các diễn đàn đa phương được thiết lập bởi các hiệp ước này tương đối yếu, nên Trung Quốc đã xem chúng là địa điểm hữu ích để thể hiện sự tuân thủ một số nghi thức ngoại giao được quốc tế công nhận, đồng thời thúc đẩy các sáng kiến của riêng mình, trong đó có một số không phù hợp với lợi ích của Mỹ. Ví dụ, theo Brian Weeden, một chuyên gia vũ trụ, người đã quan sát sự tham gia của Trung Quốc vào quản lý vũ trụ, Trung Quốc đã đóng một vai trò có tính xây dựng vào năm 2018 cùng với Mỹ và Nga trong việc giúp các thành viên của Ủy ban Liên hợp quốc về sử dụng khoảng không ngoài vũ trụ một cách hòa bình đạt được đồng thuận về các hướng dẫn giải quyết các thách thức đa phương, như: rác vũ trụ, quỹ đạo đông đúc và quản lý di chuyển trong vũ trụ.

1672365225580.png

1672365272098.png

Mảnh vỡ tên lửa đẩy của TQ rơi mất kiểm soát

Trong các trường hợp khác, Trung Quốc đã ủng hộ các mục tiêu không phù hợp với lợi ích của Mỹ. Thay vì Bộ quy tắc Ứng xử trong vũ trụ do EU đề xuất nhằm tăng cường an toàn trong hoạt động vũ trụ thông qua các cơ chế minh bạch và các biện pháp xây dựng lòng tin, Trung Quốc cùng với Nga đã ủng hộ Hiệp ước Dự thảo Cấm vũ khí trong vũ trụ và đề xuất hiệp ước thứ hai cấm nước đầu tiên đặt các loại vũ khí này, mặc dù các chương trình ở Trung Quốc dường như đang chuẩn bị vũ khí hóa vũ trụ. Mỹ phản đối Hiệp ước Ngăn chặn đặt vũ khí trong vũ trụ vì nước này không xác định những gì cấu thành vũ khí vũ trụ, bao gồm cơ chế xác minh để tuân thủ hiệp ước, hoặc hạn chế phát triển hoặc tàng trữ vũ khí chống vệ tinh bố trí trên mặt đất (ASAT), tất cả những điều này sẽ cho phép Bắc Kinh tiếp tục gây rủi ro cho các tài sản vũ trụ của Mỹ và các nước khác bằng kho vũ khí chống vũ trụ bố trí trên mặt đất ngày càng tăng. Tháng 4 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Patrick Shanahan cho biết, Trung Quốc sẽ trang bị một hệ thống chống vũ trụ năng lượng định hướng trên mặt đất vào năm 2020, khi nhấn mạnh lý do chủ yếu làm Mỹ hoài nghi về hiệp ước được đề xuất, đó là khả năng ASAT trên mặt đất của Trung Quốc là mối đe dọa cấp bách nhất đối với các hệ thống vũ trụ.

..........................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,113
Động cơ
654,945 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Khởi động ngành công nghiệp vũ trụ với chiến lược hòa hợp quân-dân sự

Khi tìm cách tăng thị phần trên thị trường vũ trụ thương mại quốc tế, Trung Quốc đã ráo riết tìm cách thúc đẩy chiến lược hòa hợp quân-dân sự để thương mại hóa công nghệ vũ trụ hiện có của mình bằng cách cho phép các công ty vũ trụ mới tiếp cận một số sở hữu trí tuệ hạn chế trước đây. Chuyên gia Lorand Laskai phát biểu tại buổi điều trần Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung Quốc cho rằng, lĩnh vực vũ trụ tư nhân mới nổi của Trung Quốc đã “được ưu tiên đáng chú ý và đạt được những thành công sớm” trong chiến dịch hòa hợp quân-dân sự của Tổng Bí thư Tập Cận Bình. Chiến lược của Trung Quốc nhằm xây dựng ngành công nghiệp vũ trụ trong nước, theo báo cáo toàn diện tháng 5 năm 2019 của Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu không quân và đổi mới quốc phòng Mỹ, bao gồm đánh cắp sở hữu trí tuệ, tích hợp trực tiếp các thực thể nhà nước và công nghệ của họ với các công ty khởi nghiệp thương mại, sử dụng các công ty bình phong đầu tư vào các công ty vũ trụ của Mỹ, giành quyền kiểm soát theo chiều dọc chuỗi cung ứng và định giá. Ví dụ, theo báo cáo này, sản xuất Germanium mỏng, sản xuất pin mặt trời và dịch vụ phóng thương mại là những thị trường đặc biệt nhạy cảm mà Trung Quốc tìm cách thống trị. Các tấm Germanium tinh chế là nền tảng cho gần như tất cả các tấm pin mặt trời vệ tinh chuyên dụng, do hậu quả của việc tích trữ và xuất khẩu thuế đối với Germanium, Trung Quốc hiện chiếm hơn 70% sản lượng khai thác, tinh chế và sản xuất Germanium toàn cầu, nghĩa là việc sản xuất những tấm pin mặt trời quan trọng thực sự này là không thể nếu không có nguyên liệu thô của Trung Quốc. Không giống như các nguyên tố đất hiếm, Gecmanium được sản xuất chủ yếu bằng cách tinh chế kẽm nitrat, nhưng vì chỉ có ba mỏ kẽm và một nhà máy luyện kẽm đang hoạt động ở Mỹ, nên khả năng sản xuất Germanium trong nước của Mỹ hiện tại còn hạn chế.

1672458302191.png

1672458315691.png

Tấm Germanium tinh chế

Mục tiêu của chiến lược hòa hợp quân-dân sự trong lĩnh vực vũ trụ của Trung Quốc không phải chủ yếu là phát triển công nghệ tiên tiến mà là hoạt động sản xuất công nghệ hiện có đáp ứng hầu hết nhu cầu của khách hàng với chi phí thấp hơn và ở quy mô thương mại lớn hơn. Năm 2014, Bắc Kinh mở cửa ngành công nghiệp vũ trụ cho khu vực phi nhà nước, cho phép các công ty này lần đầu tiên chế tạo và phóng vệ tinh, mặc dù PLA vẫn giữ độc quyền trong việc phê duyệt các vụ phóng. Trên thực tế, hầu hết các công ty mới này được kết nối theo cách nào đó với PLA, cơ sở công nghiệp quốc phòng hoặc các tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc sở hữu nhà nước. Theo các chuyên gia, tính đến tháng 6 năm 2019, ngành vũ trụ Trung Quốc đang phát triển (không tính các nhà thầu công nghiệp vũ trụ lớn thuộc sở hữu nhà nước) gồm 87 công ty khởi nghiệp vũ trụ tư nhân, các công ty khởi nghiệp vũ trụ do nhà nước tài trợ và một số tập đoàn tư nhân lớn đã đa dạng hóa tham gia vào lĩnh vực vũ trụ theo một số cách, với hai phần ba số lượng công ty được thành lập từ năm 2015.

1672458501224.png

1672458519601.png

Cơ sở phóng Jiuquan ở sa mạc Gobi

Chính phủ Trung Quốc cũng đã bắt đầu hỗ trợ cho các vụ phóng của các công ty này tại cơ sở phóng Jiuquan ở sa mạc Gobi. Vào tháng 6 năm 2019, Cơ quan Quản lý Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc (SASTIND) đưa ra các quy định mới phác thảo các hướng dẫn phát triển phương tiện phóng thương mại theo chiến lược hòa hợp quân-dân sự, để các công ty có được giấy phép chính thức của chính phủ trước khi tham gia nghiên cứu và phát triển hoặc thử nghiệm các phương tiện phóng. Vào tháng 7 năm 2019, iSpace có trụ sở ở Bắc Kinh, một công ty mới nhận được kinh phí dành cho giai đoạn đầu từ SASTIND, đã phóng thành công vệ tinh đầu tiên của một công ty khởi nghiệp Trung Quốc, đánh dấu thành công lớn về chiến lược hòa hợp quân-dân sự của Trung Quốc.

Tận dụng công nghệ nước ngoài để đạt được các mục tiêu vũ trụ

Hoạt động theo đuổi kỹ thuật và công nghệ nước ngoài, đặc biệt là từ Mỹ, tiếp tục là trọng tâm trong chiến lược hòa hợp quân-dân sự và hiện đại hóa hoạt động phát triển vũ trụ của Trung Quốc. Theo đó, hòa hợp quân-dân sự, được gọi là “các quỹ định hướng” góp vốn chung vào nguồn vốn tư nhân và sở hữu nhà nước để cùng đầu tư, cho phép nhà nước điều hành vốn tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực lưỡng dụng non trẻ mà họ coi là có tầm quan trọng chiến lược- một công cụ mà Trung Quốc đã áp dụng vào phát triển lĩnh vực vũ trụ. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao về an ninh và không phổ biến quốc tế Christopher A. Ford đã điều trần trước Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung rằng, các trường đại học là “tuyến đầu” của chiến lược hòa hợp quân-dân sự và các sinh viên theo học các chương trình khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học nước ngoài được đối xử như nhân viên của cơ sở công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Các doanh nghiệp quốc phòng thường xuyên cung cấp các khoản trợ cấp sinh hoạt trong quá trình học tập để đổi lấy các cam kết phục vụ. Các trường đại học Trung Quốc đóng góp vào các mục tiêu hiện đại hóa quốc phòng của Trung Quốc cũng tích cực theo đuổi quan hệ đối tác nghiên cứu với các trường đại học nổi tiếng của Mỹ và nước ngoài, đặc biệt là trong nghiên cứu hàng không vũ trụ, gây lo ngại về kiểm soát xuất khẩu do kết quả nghiên cứu từ các quan hệ đối tác này có thể đóng góp cho PLA.

1672458614733.png

1672458713413.png

Gián điệp công nghiệp của TQ bị Mỹ bắt/truy nã

Một số trường đại học danh tiếng Trung Quốc đặc biệt tích cực trong việc thực hiện hợp tác học thuật quốc tế để thúc đẩy sự phát triển vũ trụ của Trung Quốc. Ví dụ, Đại học Hàng không và Vũ trụ Bắc Kinh, còn được gọi là Đại học Beihang, tự mô tả là “nhà lãnh đạo và là xương sống” của ngành công nghiệp quốc phòng và hàng không vũ trụ Trung Quốc. Beihang, nơi tiến hành các nghiên cứu để hỗ trợ trạm nghiên cứu Mặt Trăng theo kế hoạch của Trung Quốc và năng lượng Mặt Trời trên vũ trụ, đã hợp tác về khoa học và công nghệ liên quan đến vũ trụ với một số trường đại học Mỹ mặc dù nằm trong danh sách thực thể được Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại Mỹ theo dõi (một danh sách bao gồm những cá nhân phải tuân theo các yêu cầu giấy phép cụ thể theo kiểm soát xuất khẩu của Mỹ từ năm 2005). Vào tháng 11 năm 2012, tờ “Nhân dân Nhật báo” Trung Quốc ca ngợi Beihang vì đã đóng góp lâu dài cho việc hiện đại hóa quốc phòng và quân sự của Trung Quốc. Tờ “Nhân dân Nhật báo” trích dẫn việc thành lập Viện Kỹ thuật Beihang năm 2005 chung với Tập đoàn Đại học Bách khoa Trung ương Pháp nhằm “nuôi dưỡng tài năng sáng tạo cao cấp, đẳng cấp thế giới và hàng đầu” bằng cách kết hợp các tiêu chuẩn quốc tế với điều kiện qui định của Trung Quốc. Theo tờ “China Daily”, Beihang có liên kết với 152 trường đại học ở 40 quốc gia và ít nhất có một số trường đại học ở Mỹ như với Đại học Kỹ thuật Ohio và Đại học Bang Arizona. Tuy nhiên, không phải tất cả các tuyên bố của Beihang đều chính xác. Phát ngôn viên của Đại học California, Los Angeles đã tuyên bố từ chối sự tồn tại của một phòng thí nghiệm chung mà Beihang đã thành lập với trường đại học này.

Đại học Trùng Khánh tuyên bố đã hợp tác với 115 trường đại học ở hơn 20 quốc gia, bao gồm Mỹ, Canada và các quốc gia khác có khoa học và công nghệ tiên tiến, là một tổ chức ưu tú đáng chú ý khác của Trung Quốc đang hoạt động trong việc thúc đẩy hợp tác hàng không vũ trụ. Đại học Khoa học và công nghệ Trung Quốc, Đại học Giao thông Thượng Hải, Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân và các tổ chức khác cũng thành lập các chương trình trao đổi sinh viên và bằng cấp kép tập trung vào đổi mới khoa học và công nghệ với các trường đại học Mỹ.

.......
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top