[Funland] Sơ lược về lực lượng tên lửa thông thường của hàng xóm

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,422
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Thay đổi cán cân sức mạnh hải quân: Thách thức của Trung Quốc

Chỉ trong hơn 40 năm, Trung Quốc đã tiến từ một xã hội lạc hậu bị khống chế bởi tư tưởng trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc đã thực sự trở thành một cường quốc với ý nghĩa kinh điển của cụm từ này, và việc đạt được điều đó chỉ trong một thời gian ngắn như vậy là một thành quả không thể tin nổi. Tuy nhiên, Trung Quốc cảm thấy trật tự thế giới hiện tại không phản ánh đúng hiện trạng là một cường quốc lớn của họ - và cũng không phải là tham vọng của họ. Một trong những công cụ mà thông qua nó Trung Quốc hi vọng sửa đổi được hệ thống thế giới chính là sức mạnh trên biển, thể hiện ở những năng lực ngày càng lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc.

Nhìn lại những năm trong thập niên 1980, Hải quân Trung Quốc không thể nghĩ rằng họ có thể đến một ngày nào đó phát triển được những năng lực nghiêm túc thực sự. Họ chỉ có thể nhìn đến thứ gì đó gây ấn tượng dựa trên cơ sở số lượng, nhưng những điều tra sâu hơn đã nhanh chóng phát hiện rằng, về mọi mặt thuộc về chất lượng, nó chỉ là thảm họa đang chờ xảy ra. Các hạm tàu chính của họ đều là những loại đã lỗi thời.

Bất chấp tình trạng thảm hại hồi đầu những năm 1980, vẫn không được quên rằng, Hải quân Trung Quốc, không giống như những gì thường được nói đến về “những lực lượng hải quân đang nổi lên”, thực sự có kinh nghiệm chiến đấu đáng kể. Quân đội Trung Quốc khởi đầu là một đội quân du kích, nhưng đến giai đoạn hai của cuộc nội chiến, nó đã chuyển đổi thành một lực lượng thông thường, có khả năng mở các chiến dịch qui mô lớn. Đến năm 1949, sự chuyển mình thành một cơ cấu thông thường đã được khẳng định với việc thành lập lực lượng Hải quân và Không quân QGPND Trung Quốc. Cuộc nội chiến đã chứng kiến các hoạt động đổ bộ do Hải quân tiến hành, ban đầu với bất kể thứ gì họ có trong tay – gồm tàu thuyền đánh cá và các loại thương thuyền khác, với một số chiếc đã được lắp đặt vũ khí cơ bản – hoặc tàu hải quân thu được của lực lượng Quốc Dân Đảng.

1674899662927.png

1674899762062.png

Quân GPND TQ đổ bộ lên đảo Hải Nam năm 1950

Một trong những chiến dịch đổ bộ quan trọng nhất là cuộc tiến công đảo Hải Nam hồi tháng 3/1950. Lực lượng tiến công đã sử dụng khoảng 2.135 thuyền buồm, nhiều chiếc trong đó được trang bị vũ khí. Lúc đầu, lực lượng đổ bộ chỉ cỡ tiểu đoàn, sau đó, các lực lượng cỡ trung đoàn đã đổ bộ lên bờ. Lực lượng Hải quân Quốc Dân Đảng đã chống trả, nhưng đều bị thất bại vì một số thuyền buồm được trang bị pháo. Đến đầu tháng 5/1950, toàn bộ đảo Hải Nam đã thuộc quyền kiểm soát của Quân Giải phóng. Sau đó Hải quân còn tiến hành những hoạt động đổ bộ khác lên Đài Loan và chống lại quân Quốc Dân Đảng. Những hoạt động chiến đấu ban đầu này đã cho họ kinh nghiệm, cả thất bại lẫn thành công, nhưng phải cần có thời gian để họ có được những vũ khí trang bị hải quân hiệu quả. Trong giai đoạn đầu này, các vũ khí hải quân của Trung Quốc chủ yếu là của Liên Xô, thu được của Quốc Dân Đảng, hoặc tự chế tạo, trong đó có cả tàu thuyền được chuyển đổi mục đích.

Tại Biển Đông, hay chính xác hơn là quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa), tháng 1/1974, một tàu frigat của Việt Nam Cộng hòa đã phát hiện các đơn vị Hải quân và Hải quân đánh bộ Trung Quốc ở xung quanh quần đảo. Căng thẳng leo thang, cả hai phía đều tăng cường lực lượng, rồi Trung Quốc đánh chìm một tàu co-vet của Việt Nam Cộng hòa và gây thiệt hại nặng nề cho các đơn vị hải quân khác của Việt Nam Cộng hòa. Ngày nay, quần đảo Hoàng Sa trên thực tế đang do Trung Quốc chiếm giữ, mặc dù Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo.

1674899954471.png


Cũng trên Biển Đông, tại quần đảo Trường Sa đã xảy ra cuộc đụng độ giữa Hải quân Trung Quốc và Việt Nam hồi tháng 3/1988 tại Bãi đá Gạc Ma. Ba tàu frigat của Trung Quốc đã đánh chìm một tàu LST và hai tàu vận tải vũ trang của Việt Nam. Ngày nay, các đảo trên Biển Đông vẫn có tầm quan trọng đối với Trung Quốc cả vì những lí do chiến lược lẫn kinh tế, với sự đầu tư mạnh mẽ của Hải quân Trung Quốc để khống chế khu vực này.

1674900162269.png

1674900189532.png


Giờ đây, Hải quân Trung Quốc có thể nhìn vào lịch sử và họ cũng có thể dựa vào di sản trên biển để chứng tỏ rằng Trung Quốc đã từng một thời là cường quốc lớn trên biển, mà bằng chứng là những cuộc hành trình của nhà thám hiểm Trịnh Hòa thời nhà Minh. Trong giai đoạn từ 1405 đến 1433, đã có tổng cộng 7 chuyến hành trình thám hiểm tới Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Đông và Đông Phi. Những chuyến đi này là những dấu ấn quan trọng. Chuyến hành trình đầu tiên của Trịnh Hòa kéo dài 2 năm, và được kể lại là bao gồm trên 200 tàu và gần 28.000 thuyền viên. Đối với giới lãnh đạo Trung Quốc cũng như Hải quân, bây giờ là lúc để Trung Quốc một lần nữa trở lại là một cường quốc lớn trên biển.

Cuộc chạy đua hiện đại hóa

Báo cáo mới nhất của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ có tiêu đề “Hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc: Những ý nghĩa đối với Hải quân Mỹ - Bối cảnh và các vấn đề đối với Quốc hội” đã đề cập một số thực tại làm đau đầu các chính trị gia và các chỉ huy Hải quân Mỹ, trong đó có nỗ lực hiện đại hóa của Hải quân Trung Quốc trong suốt hơn 25 năm qua, và tới nay, nó đã trở thành một lực lượng hiện đại và có năng lực hơn trước rất nhiều. Báo cáo cũng nói rằng, Hải quân Trung Quốc hiện lớn nhất thế giới về mặt số lượng, và một số nhà quan sát Mỹ đã bày tỏ quan ngại hoặc báo động về những nỗ lực đóng tàu với nhịp độ cao của Trung Quốc, nhất là đóng các tàu chiến lớn, dẫn đến xu thế thay đổi trong tương quan lực lượng giữa Hải quân Trung Quốc và Hải quân Mỹ. Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ (ONI) cho biết, đến cuối năm 2020, Trung Quốc sẽ có 360 tàu chiến so với tổng cộng 297 tàu của Hải quân Mỹ. ONI dự báo, Trung Quốc sẽ có 400 tàu vào năm 2025 và 425 tàu vào năm 2030.

1674900301811.png

1674900318742.png

Hải quân TQ những năm 1990

Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, số lượng không mang tính quyết định, mặc dù ưu thế về số lượng vẫn luôn được mong đợi. Điều mấu chốt ở đây là, bên cạnh yếu tố số lượng, các tàu chiến, máy bay và vũ khí của Trung Quốc giờ đây đã hiện đại và có năng lực hơn nhiều so với đầu những năm 1990, và đã trở nên tương xứng ở nhiều mặt với hải quân các nước phương Tây. ONI cho rằng, thiết kế và vật liệu đóng tàu hải quân của Trung Quốc trong nhiều trường hợp đã có thể sánh ngang với các tàu của Hải quân Mỹ, và Trung Quốc đang nhanh chóng rút ngắn khoảng cách trong mọi lĩnh vực họ còn thua kém.

Việc hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc đã bắt đầu từ những năm 1990, là lúc họ đang phát triển một nền kinh tế quốc gia có khả năng hỗ trợ chương trình hiện đại hóa quốc phòng kéo dài. Đồng thời, họ cũng nỗ lực đầu tư hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng trong nước và tìm kiếm công nghệ quân sự từ nhiều nguồn. Khi nền kinh tế của Trung Quốc phát triển, tốc độ hiện đại hóa quốc phòng cũng tăng theo.

1674900524926.png

Hải quân TQ những năm 2000

Sự phát triển kinh tế cũng chứng kiến việc đất nước hướng tới chuỗi giá trị kinh tế và công nghệ, từ sản xuất giá thành thấp mở rộng sang sản xuất công nghệ tiên tiến, và điều này đã mang đến những lợi ích trực tiếp cho hiện đại hóa quốc phòng. Một lợi ích khác của phát triển kinh tế là khả năng đầu tư cho giáo dục đào tạo và nghiên cứu phát triển, tăng cường hơn nữa cho những năng lực kinh tế và công nghiệp. Đây là ví dụ kinh điển về vòng xoáy phát triển, sự thành công của kinh tế đã tạo ra những điều kiện lí tưởng cho hiện đại hóa quốc phòng.

..............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,422
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Những con số

Một khía cạnh của hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc là tốc độ đưa vào sử dụng các tàu chiến mới – tàu khu trục lớp Type 055 là một ví dụ. Từ tháng 6/2017 đến tháng 7/2018, 4 chiếc tàu Type 055 đã được hạ thủy tại Giang Nam và Đại Liên, trong đó 3 chiếc được đưa vào hoạt động trong khoảng thời gian từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2021. Trong tháng 4 đó, chiếc đầu tiên của lớp tàu này có tên là NACHANG (101) đã nhập vào cụm chiến đấu có tàu sân bay Liêu Ninh trong một đợt huấn luyện trên Biển Đông.

1674967368290.png

1674967435408.png

Type-055

Lô 4 chiếc tàu khu trục Type 055 thứ hai được hạ thủy trong khoảng thời gian từ tháng 9/2019 đến tháng 8/2020, cho thấy các tàu sẽ được đưa vào hoạt động đầu năm 2023. Nhiều khả năng là các tàu Type 055 thuộc lô thứ hai sẽ có những thay đổi so với lô thứ nhất dựa trên những kinh nghiệm đúc rút từ hoạt động thực tế, và mọi thay đổi cuối cùng đều sẽ được áp dụng với toàn bộ lớp tàu. Ngoài hoạt động cùng với cụm chiến đấu có tàu sân bay (hiện Hải quân Trung Quốc có 2 tàu sân bay đang hoạt động và chiếc thứ ba đang được đóng tại Giang Nam), các tàu khu trục Type 055 còn được bố trí vào các cụm tác chiến đổ bộ mà trung tâm là tàu đổ bộ tiến công LHA Type 075, và các cụm tác chiến đổ bộ sau này sẽ dựa trên các tàu LHA Type 076.

1674967474976.png

Tàu đổ bộ tiến công LHA Type 075

1674967516533.png

Tàu đổ bộ tiến công LHA Type 076

Từ năm 2004 đến 2015, Hải quân Trung Quốc đã đưa vào sử dụng 6 tàu khu trục Type 052 lớp LUYANG-II. Đây là sự khởi đầu cho lớp tàu khu trục kế tiếp là tàu Type 052D lớp LUYANG-III hiện đại hơn và có lượng choán nước lớn hơn. Còn một biến thể nữa thuộc lớp tàu này là Type 052DL có sàn bay mở rộng hơn và các xen-xơ hiện đại hơn. Chiếc đầu tiên mang tên KUNMINH (172) được đóng tại Giang Nam và đi vào hoạt động năm 2014, sau đó, việc chế tạo lớp tàu này được thực hiện ở cả Giang Nam và Đại Liên. Hiện nay, tổng số tàu khu trục Type 052D/052DL đã đi vào hoạt động hoặc sắp hoàn thiện là 25 chiếc – tất cả theo kế hoạch đều phải triển khai hoạt động vào cuối năm 2022 – đây là một ví dụ nữa cho thấy tốc độ chế tạo và triển khai một số lượng lớn các chiến hạm nổi, hiện đại của Trung Quốc nhanh thế nào. Nhiều khả năng là còn có thêm các tàu Type 052DL sẽ được chế tạo – hoặc một lớp tàu kế tiếp sẽ được đưa ra – trong tương lai gần.

1674967605206.png

Tàu Type 052D lớp LUYANG-III

Một lớp tàu khác cũng được đưa ra với số lượng đáng kể trong thời gian gần đây là tàu frigat lớp Type 054A (JANGKAI II). Tàu KUZHOU (530) được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Hoàng Bộ (Thượng Hải) và đi vào hoạt động tháng 1/2008, kể từ đó đến năm 2019, tổng cộng 30 tàu frigat Type 054A đã được đưa vào sử dụng trong lực lượng Hải quân Trung Quốc. Theo một số nguồn tin từ Trung Quốc, biến thể phát triển hơn của tàu Type 054A là 054B (JIANGKAI III) đang được chuẩn bị, với nhiều khả năng khoảng 20 chiếc sẽ được triển khai.

1674967806248.png

Tàu Type-054A (JANGKAI II)

1674967750058.png

Tàu Type 054B (JIANGKAI III)

Bài phân tích ngắn này về một số loại chiến hạm của lực lượng Hải quân Trung Quốc đã minh họa cho tốc độ phát triển nhanh chóng của lực lượng cũng như những năng lực của nó. Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ nhan đề “Những phát triển an ninh và quân sự liên quan đến CHND Trung Hoa năm 2020” đã mô tả Hải quân Trung Quốc là đang chuyển đổi thành “một lực lượng đa nhiệm toàn cầu”. Một số người cho rằng, sự chuyển đổi này đã hầu như hoàn tất. Những năng lực Hải quân của Trung Quốc đang tiến bộ trên toàn dải phổ của sức mạnh trên biển, từ tàu sân bay đến tàu ngầm thông thường và hạt nhân, và từ các phương tiện tác chiến đổ bộ đến lớp tàu co-vet Type 056/056A (JANGDAO) lượng choán nước 1.500 tấn với 72 chiếc tàu này đã được đưa vào hoạt động kể từ khi chiếc đầu tiên được triển khai năm 2013. Rõ ràng là, kể về mặt cả số lượng lẫn chất lượng, Hải quân Trung Quốc đã nổi lên thành một lực lượng hải quân tầm cỡ thế giới và là đối thủ cạnh tranh gần ngang hàng với Hải quân Mỹ./.

David Saw
T/c Đức “Military Technology”
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,422
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Trung Quốc đang chiếm ưu thế trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông?

Cuối tháng 7/2022, Trung Quốc đã tổ chức một loạt cuộc tập trận quân sự ở nhiều vùng biển khác nhau. Tuy nhiên, ngoài mục đích chủ yếu là răn đe Đài Loan, các cuộc tập trận này còn được coi là phô diễn đầy đủ khả năng kiểm soát Nam Hải (Biển Đông) của Trung Quốc.

Trong chuyến thăm Australia ngày 22/8, Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall một lần nữa cảnh báo về sự bành trướng quân sự của Trung Quốc ở Nam Hải, nói rằng Mỹ cảm thấy lo ngại về hành vi mở rộng và quân sự hóa của Trung Quốc trong khu vực. Kendall nói trong cuộc họp báo chung với Tư lệnh Không quân Australia Robert Chipman: “Tôi nghĩ rằng thời điểm này tất cả mọi người trên thế giới đều lo ngại về những hành vi hung hăng của Trung Quốc”.

Lâu nay, Nam Hải luôn là tâm điểm trong cuộc đọ sức giữa Mỹ và Trung Quốc, giới quan sát quân sự chỉ ra rằng Trung Quốc với sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng lớn mạnh, đã bắt đầu chiếm ưu thế trong cạnh tranh chiến lược, và ngày càng tiến gần hơn đến việc thống trị Nam Hải. Chiến thuật uy hiếp “vùng xám” như tuần tra bảo vệ bờ biển cũng khiến các nước tuyên bố chủ quyền khác trong nhiều năm không thể khai thác dầu khí ở vùng biển xung quanh.

“Vùng hồ” Nam Trung Hoa (Biển Đông)

Theo Gregory Poling, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Trung Quốc đã có tham vọng thống trị biển Nam Trung Hoa từ những năm 1980, tuy mục tiêu này vẫn chưa đạt được, nhưng nó đã tiến đến gần đích hơn rất nhiều so với những gì Washington thừa nhận. Ông nói: “Sự thật là Mỹ có thể không có lựa chọn nào khác ngoài việc nhượng bộ biển Nam Trung Hoa ngay từ giai đoạn khởi đầu của bất kỳ cuộc xung đột nào với Trung Quốc”. Trong một bài báo gần đây trên trang Foreign Affairs, Gregory Poling cũng chỉ ra rằng các máy bay chiến đấu của Mỹ gần biển Nam Trung Hoa nhất được triển khai ở Okinawa và Guam, cách quần đảo Trường Sa lần lượt 1.300 và 1.500 hải lý, trong khi Trung Quốc có tới 4 căn cứ không quân ở khu vực đó, chưa kể đến các căn cứ nhỏ hơn hoặc các căn cứ ven biển. Với cơ cấu lực lượng như vậy, Trung Quốc có thể kiểm soát toàn bộ không phận ở Nam Hải trong giai đoạn đầu của bất kỳ cuộc xung đột nào, ưu thế lớn về sức mạnh tên lửa đạn đạo của Trung Quốc cũng sẽ biến biển Nam Trung Hoa thành một “trường bắn”, và tình thế sẽ sớm trở nên rõ ràng rằng Mỹ sẽ không thể bảo vệ các tàu Hải quân Mỹ trong khu vực này”.

1675223039837.png

Tầm bắn của tên lửa Trung Quốc

Những năm gần đây, các tướng lĩnh cấp cao của Mỹ đã nhiều lần cảnh báo về việc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) kiểm soát biển Nam Trung Hoa. Ngay từ năm 2018, Đô đốc Philip Davidson, khi đó là Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, từng đưa ra chứng cứ tại Thượng viện rằng Trung Quốc hiện có thể kiểm soát biển Nam Trung Hoa trong mọi tình huống ngoại trừ chiến tranh với Mỹ.

Tại hội thảo thường niên của Hiệp hội Không quân diễn ra năm 2021, Mark Kelly, chỉ huy Bộ tư lệnh Tác chiến Đường không thuộc không quân Mỹ nói rằng vì Mỹ ngày càng khó khăn hơn trong việc thách thức Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa, cho nên Trung Quốc có thể tuyên bố chủ quyền một số khu vực ở biển Nam Trung Hoa mà "không cần dùng đến một viên đạn nào".

1675223119541.png

Trung Quốc chiếm đóng, tôn tạo trái phép các đảo đá trên Biển Đông

Phó đô đốc Karl Thomas, tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ mới đây đã một lần nữa cảnh báo rằng nếu Mỹ không đưa ra thách thức, các vùng biển mà Trung Quốc đã kiểm soát được có thể bỗng nhiên trở thành tiền đồn quân sự giống như những hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa. Ông nói: “Các tiền đồn này hiện đã đầy đủ công năng với tên lửa, đường băng lớn, nhà chứa máy bay, radar và trạm nghe lén”.

Học giả Gregory Polling thuộc Trung tâm nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) cho biết hầu hết cơ sở hạ tầng quân sự của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa được bảo vệ bằng các boong-ke kiên cố. Điều này có nghĩa là để làm tê liệt các căn cứ này có thể cần đến hàng trăm tên lửa, trong khi Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ không có nhiều đạn dược như vậy, đặc biệt các cuộc xung đột nào giữa Mỹ và Trung Quốc có thể không chỉ giới hạn ở biển Nam Trung Hoa. Hơn nữa, bất kỳ quả tên lửa nào được thả xuống quần đảo Trường Sa đều là từ tuyến phòng thủ ở Tokyo hoặc Đài Bắc. Ông nói: “Các con số còn kinh khủng và ngày càng tồi tệ hơn: Trung Quốc càng mạnh thì càng khó hình dung quân đội Mỹ sẽ hành động như thế nào trong các cuộc xung đột ở biển Nam Trung Hoa”.

1675223172196.png


Tại Hội nghị Ngoại trưởng Đông Á diễn ra ở Phnom Penh vào đầu tháng 8/2022, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhắc lại rằng Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, đặt tên, khai thác và sử dụng các đảo ở Nam Hải cũng như vùng biển lân cận, và lập trường của Trung Quốc về vấn đề Nam Hải có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý.

Lyle Morris, nhà phân tích chính sách cao cấp của Rand Corporation cho rằng Trung Quốc đang từng bước thay đổi tình hình ở Nam Hải và sau đó là kiểm soát toàn bộ biển Nam Trung Hoa. Ông nói: “Trung Quốc đã chứng tỏ đầy đủ rằng họ có thể duy trì sức mạnh quân sự ở biển Nam Trung Hoa, trong khi các nước khác nói chung cũng không đưa ra phản ứng mạnh mẽ. Tôi nghĩ họ e ngại việc nảy sinh xung đột quân sự với Trung Quốc”.

Gregory Polling cũng nhấn mạnh rằng không còn nhiều thời gian để bảo vệ lợi ích thiết thực của Mỹ ở biển Nam Trung Hoa. Tình hình biển Nam Trung Hoa đang diễn biến nhanh đến mức các nước Đông Nam Á sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm hoặc tốn kém trong việc theo đuổi quyền lợi ở biển Nam Trung Hoa. Ông nói: "Nếu tình hình đến mức đó, cho dù Hải quân Mỹ có tiếp tục tuần tra ở biển Nam Trung Hoa thì cũng không gây được ảnh hưởng, vì Trung Quốc khi đó đã thực sự biến vùng biển này thành ‘vùng hồ Nam Trung Hoa’”.

1675223229009.png

Tàu chiến TQ trên Biển Đông
................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,422
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(TIếp)

Trấn áp đối thủ bằng đòn tâm lý

Gregory Polling nhấn mạnh rằng Trung Quốc không muốn xung đột quân sự với Mỹ, chỉ muốn răn đe các nước nhỏ khác, khuất phục các nước này mà không cần dùng đến vũ lực, bởi vì cho dù có thể đánh bại quân đội Mỹ, thì cái giá phải trả sẽ lớn hơn lợi ích. Ông nói: “Đứng trên góc nhìn của Bắc Kinh, mục tiêu ở biển Nam Trung Hoa không phải là chiến đấu với Hạm đội 7 của Mỹ, mà là để tất cả các đối tác và đồng minh của Mỹ trong khu vực tin rằng các lực lượng của Mỹ sẽ bị đánh bại ngay trước khi trận chiến bắt đầu, do đó không thể trông chờ Mỹ sẽ bảo vệ quyền lợi và tài nguyên của các đối tác”.

1675325115275.png


Polling cho biết trong hơn 5 năm qua, Trung Quốc đã khiến bất kỳ quốc gia Đông Nam Á gần như không thể tiến hành việc thăm dò dầu khí. Ông nói: “Nếu nhìn vào các dự án dầu khí kể từ cuối năm 2018, mọi dự án thăm dò dầu khí mới bất kỳ đâu ở biển Nam Trung Hoa, hoặc ít nhất là ở bất kỳ nơi nào trong đường chín đoạn, đều ngay lập tức bị thách thức bởi lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc, dù đó là Malaysia hay Việt Nam, hay thậm chí hiện tại là Indonesia. Do đó, việc khoan thăm dò dầu khí ở biển Nam Trung Hoa ngày càng trở nên nguy hiểm, rủi ro và tốn kém, kể cả ở những vùng biển rõ ràng là không có tranh chấp về mặt pháp lý”. Vị chuyên gia về Đông Nam Á này cũng cho rằng nếu quân đội Mỹ không thể giúp các nước Đông Nam Á bảo vệ lợi ích, cũng như không giúp được ngư dân và các công ty dầu khí của các nước này, thì họ sẽ đặt câu hỏi tại sao lại phải phụ thuộc vào Mỹ: "Nếu đứng trên góc độ của Chính phủ Malaysia hoặc Chính phủ Indonesia, nếu họ giúp Hạm đội 7 của Mỹ mà không nhận lại được sự hỗ trợ nào, thì việc họ tiếp tục ủng hộ sự hiện diện của Mỹ ở châu Á có ích lợi gì?"

1675325172750.png

Lực lượng chấp pháp Malaysia và TQ trên Biển Đông

Trong cuộc tập trận xung quanh Đài Loan gần đây, Trung Quốc đã vạch ra 6 khu vực xung quanh Đài Loan để tiến hành bắn đạn thật, hai trong số đó ở phía Nam canh giữ eo biển Bashi - cửa ngõ ra vào Biển Nam Trung Hoa. Theo Dean Cheng, nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức nghiên cứu Heritage Foundation, cuộc tập trận đã gửi đi tín hiệu rằng Trung Quốc đang chiếm ưu thế ở Biển Nam Trung Hoa. Trong một bài báo gần đây, ông cũng chỉ ra rằng động thái này của Trung Quốc đồng nghĩa với việc Trung Quốc trên thực tế hoàn toàn có khả năng đóng cửa eo biển Bashi. Mặc dù điều này đối với Hải quân Mỹ là hơi cường điệu, nhưng nó có thể gây lo ngại cho các nước nhỏ hơn xung quanh biển Nam Trung Hoa. Ví dụ, các nước tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa (Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam) đều không có lực lượng hải quân lớn mạnh, cũng không có hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo.

1675325312688.png

Tàu hải cảnh TQ ngăn cản tàu thăm dò của Malaysia trên Biển Đông

Theo Emirza Syailendra, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) thuộc Đại học Kỹ thuật Nanyang Singapore, trước sự xâm nhập thường xuyên của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc, Malaysia và Indonesia đã lựa chọn thái độ hòa nhã. Ông nói rằng hải quân hai nước chỉ đơn thuần là "bám theo" chứ không phải đối đầu và áp sát, giống như điệu nhảy Waltz: khi tàu Hải cảnh Trung Quốc tiến lên thì hải quân hai nước lùi lại, và ngược lại. Trong một bài viết trên The Diplomat gần đây, Emirza Syailendra đã nói về quy tắc giao chiến rất đơn giản, đó là không chủ động để tình hình leo thang. Trong bối cảnh các bên đều giữ kiềm chế, nguyên tắc không leo thang chẳng khác nào là một sự đảm bảo cho Hải cảnh Trung Quốc, rằng sẽ không có đối đầu giữa hai bên, do đó Trung Quốc có thể ở lại khu vực tranh chấp.

Từ nhiều năm nay, Trung Quốc đề xuất sẵn sàng “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” với các nước có tranh chấp liên quan, đề xuất này là hạng mục hợp tác đáng chú ý nhất giữa Trung Quốc và Philippines. Philippines đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác khai thác dầu khí với Trung Quốc vào năm 2018, nhưng theo tiết lộ hồi tháng 6 của Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin, Tổng thống Duterte đã quyết định chấm dứt hoàn toàn các cuộc đàm phán về dầu khí với Trung Quốc, điều này khiến các cuộc đàm phán mang tính bước ngoặt rơi vào bế tắc. Tuy nhiên, một số chuyên gia Trung Quốc đã chỉ ra rằng lời nói của Locsin được đưa ra trong trường hợp phi chính thức nên không được coi là kết luận chính thức của phía Philippines.

Trung Quốc cho rằng sự phức tạp và quốc tế hóa ngày càng tăng của vấn đề Biển Nam Trung Hoa là do sự can thiệp từ các nước lớn ngoài khu vực. Trung Quốc và các nước ASEAN đã nỗ lực kiểm soát tranh chấp và nhìn chung đã duy trì được hòa bình và ổn định ở biển Nam Trung Hoa, tự do hàng hải và hàng không cũng chưa từng xảy ra vấn đề.

Tại Hội nghị Ngoại trưởng Đông Á diễn ra ở Phnom Penh hồi đầu tháng 8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng giải quyết hòa bình các tranh chấp thông qua tham vấn và đàm phán giữa các nước liên quan trực tiếp là cam kết chung của Trung Quốc và các nước ASEAN trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). DOC là văn kiện chính trị đầu tiên được Trung Quốc và các nước ASEAN ký về vấn đề biển Nam Trung Hoa vào năm 2002, và nhận được sự công nhận rộng rãi của các nước có liên quan. Theo Thông tấn xã Việt Nam, trong cuộc gặp Vương Nghị tại Phnom Penh hồi tháng 7, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn cũng bày tỏ sự cần thiết phải thực hiện đầy đủ tuyên bố này.

Mặt khác, các cuộc họp gần đây của ASEAN cho thấy các nước liên quan ở một mức độ nào đó vẫn đang tiếp tục thách thức Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa. Một tuyên bố từ hội nghị cấp bộ trưởng ASEAN hồi tháng 8 đã thẳng thắn đề cập rằng hội nghị đã thảo luận về vấn đề biển Nam Trung Hoa, bày tỏ quan ngại về việc xây dựng các công trình nhân tạo cũng như các hoạt động liên quan, đồng thời cho rằng những hành động này làm gia tăng căng thẳng và có thể phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.

1675325418981.png

Tàu chiến Mỹ và Australia trên Biển Đông

Theo Tư lệnh Không quân Australia Robert Chipman, mặc dù Trung Quốc đã tập trung xây dựng "năng lực hàng không lớn mạnh" ở biển Nam Trung Hoa, nhưng Australia vẫn có thể triển khai các hoạt động quân sự ở đó. Ông nói: "Điều này không có nghĩa là năng lực hàng không của Trung Quốc là không thể xuyên thủng, cũng không có nghĩa là không thể nhận được lợi ích thông qua các hiệu ứng quân sự khi lựa chọn hành động đối với Trung Quốc, vì vậy tôi không nghĩ rằng sự việc đã đến mức chúng ta bị gạt sang bên lề".

Lyle Morris, một nhà phân tích chính sách cao cấp của công ty Rand Corporation cho rằng Mỹ sẽ không bị đe dọa ở biển Nam Trung Hoa, cũng như sẽ không để khu vực này hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc và trở thành "hồ Nam Trung Hoa". Ông nói: "Tôi nghĩ rằng đối với hầu hết các nước tuyên bố chủ quyền, điều đó là không thể chấp nhận".

Gregory Polling cũng cho rằng Mỹ vẫn là quốc gia có tầm ảnh hưởng số một ở châu Á. Dù không thể so sánh với Trung Quốc về số lượng tàu hay máy bay quân sự, nhưng Mỹ vẫn có rất nhiều lợi thế mà Trung Quốc không thể sánh được, bao gồm mạng lưới các đồng minh và đối tác có cùng chí hướng, trong khi Trung Quốc đơn độc một mình.

TTXVN (Trang mạng voachinese.com)
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,422
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Bóng chiến đấu cơ thế hệ 6 của Trung Quốc xuất hiện trên bầu trời

Năm 2020, những tuyên bố đầu tiên xuất hiện rằng Hoa Kỳ đã phát triển trình diễn công nghệ của máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu trong tương lai. Hai năm sau, một tuyên bố tương tự phủ nhận giả thuyết rằng Trung Quốc cũng đã phát triển thiết bị trình diễn công nghệ của riêng mình.

Một video thú vị đến từ quốc gia châu Á đó. Vào cuối tháng 1, đoạn video cho thấy hình bóng của một chiếc máy bay chiến đấu không đuôi giữa không trung. Tuy nhiên, đoạn video không ghi lại trực tiếp chuyến bay mà là một màn hình để quan sát máy bay.

1675326229913.png


Không có thông tin chính thức nào cho thấy đây là màn trình diễn công nghệ của máy bay thế hệ thứ sáu của Trung Quốc. Nó có thể là một đồ họa máy tính hoặc một mô hình trình diễn kỹ thuật. Nhưng “thứ” xuất hiện trên màn hình lại khác với máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-20 của Lực lượng Không quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Nguồn tin cho rằng đoạn phim được quay tại Viện 611. Đây là khu vực công nghệ bay của Tập đoàn Máy bay Thành Đô, công ty sản xuất J-20.

J-XX

1675326254360.png


Mẫu thử của chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của Trung Quốc được gọi là J-XX. Nếu thông tin được xác nhận thì đây thực sự là chuyến bay thử nghiệm, và điều này sẽ khớp với dự đoán. Và đúng là như vậy – Trung Quốc đang cùng với Mỹ phát triển máy bay chiến đấu “thứ sáu” một cách nhanh chóng, vượt qua Nga và các quốc gia khác với ý định phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo.
Thậm chí nhiều năm trước, người ta còn tuyên bố rằng Trung Quốc đang phát triển “máy bay chiến đấu thứ sáu” không có đuôi. Chính vì lý do này mà video khơi dậy sự quan tâm như vậy. Các chuyên gia cho rằng bằng cách này, đặc tính tàng hình của máy bay sẽ được cải thiện so với J-20.

1675326516737.png


J-XX sẽ hoạt động với cánh mũi có thể thu vào. Điều này có nghĩa là máy bay có khả năng cơ động cao và khả năng tàng hình được cải thiện khi bay.

Các nhà phân tích phương Tây cho rằng Bắc Kinh dự kiến sẽ đưa máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu vào biên chế cùng thời điểm với Washington. Có thể có sau một hoặc hai năm.

2030

1675326626056.png


Người ta nói rằng vào khoảng năm 2030, Hoa Kỳ sẽ đưa máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu vào biên chế. Không giống như F-35, Washington có kế hoạch sản xuất số lượng nhỏ hơn. Nhưng những năm gần đây đã chứng kiến cuộc chạy đua giữa Trung Quốc và Mỹ, điều đó có nghĩa là các kế hoạch ban đầu về số lượng máy bay được sản xuất có thể bị thay đổi nếu Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.

1675326808195.png

F-35

Mỹ và Trung Quốc đang dẫn trước đáng kể so với các đối thủ của họ. Ví dụ, F-35 và J-20 là những máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm duy nhất trên thế giới. Và trong khi Nga dự kiến xây dựng phi đội Su-57 đầu tiên trong những năm tới, thì Trung Quốc đã làm như vậy từ lâu. Về mặt logic, tiến bộ công nghệ của Trung Quốc so với Nga đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu còn phải mất nhiều năm nữa.

1675326758807.png

J-20

Người ta cho rằng khi Trung Quốc và Mỹ đưa máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu vào biên chế, hai nước sẽ tạo ra một khoảng cách lớn trong lĩnh vực này giữa họ và phần còn lại của thế giới.

 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,422
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Trung Quốc tuyên bố J-20 của Chiến khu Đông đã chặn một chiếc F-35

Trong vài tuần qua, các cuộc phỏng vấn với các phi công đang tuần tra trên Biển Hoa Đông đã được phát sóng trên CCTV của nhà nước Trung Quốc. Hầu hết họ đến từ Chiến khu phía Đông của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Một trong những cuộc phỏng vấn cuối cùng là với Chỉ huy Đội Wang Hai. Phi đội này được trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20.

1675476114431.png


Yang Juncheng, chỉ huy phi đội, cho biết các phi công Trung Quốc sẵn sàng tham gia chiến đấu ngay cả trong thời bình nếu máy bay nước ngoài vi phạm hệ thống phòng không của Khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông. Lý do cho tuyên bố của Chỉ huy Yang là một sự cố xảy ra trong một trong những cuộc tuần tra làm nhiệm vụ trong khu vực.

Đoạn phim từ buồng lái chiếc J-20 do phi công Trung Quốc Wei Xin điều khiển ghi lại khoảnh khắc một chiến đấu cơ nước ngoài bị đánh chặn. Wei Xing nói bằng tiếng Anh để thông báo cho kẻ xâm nhập rằng anh ta đã lọt vào tầm phòng không của Trung Quốc. Phi công Trung Quốc yêu cầu phi công xác nhận danh tính và mục đích chuyến bay.

Không có thông tin chính thức từ chính phủ ở Bắc Kinh, kể cả Bộ Quốc phòng, rằng máy bay nước ngoài là F-35. Nhưng đó là suy đoán trên các phương tiện truyền thông địa phương. Họ nhớ lại rằng ở khu vực Biển Đông chỉ có hai loại máy bay chiến đấu thuộc lớp máy bay thế hệ thứ năm – J-20 và F-35.

1675477199742.png


Những suy đoán về việc F-35 bị đánh chặn phát sinh chủ yếu là do sự im lặng của giới truyền thông Trung Quốc. Ở phương Tây, nếu một phi đội tuần tra chặn một máy bay tiếp cận hoặc đi vào không phận bị hạn chế, Bộ Quốc phòng sẽ thông báo loại của máy bay tàng hình sau đó. Điều này được thực hiện bởi Bộ Quốc phòng.

Tuy nhiên, Trung Quốc rất hiếm khi nêu kiểu/loại máy bay đối phương. Hoa Kỳ và Trung Quốc đang ở trong một "khoảnh" của riêng họ khi nói đến việc sản xuất và cung cấp các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. J-20 và F-35 là những máy bay phức tạp được chế tạo từ các vật liệu và các modul.

Mỹ tiếp tục dẫn đầu cuộc đua sản xuất với Trung Quốc. Gần 100 chiếc F-35 xuất xưởng mỗi năm. Bắc Kinh sản xuất khoảng 35-40 chiếc mỗi năm. Sau F-35, J-20 là loại tiêm kích cao cấp được sản xuất nhanh thứ hai trên thế giới. Trung Quốc có thể bắt kịp đối thủ cạnh tranh về sản xuất.

Rất có thể cuộc phỏng vấn của các phi công Trung Quốc trên truyền hình nhà nước là về việc đánh chặn F-35. Hiện đã có tài liệu về cuộc gặp của hai máy bay chiến đấu, được Lầu Năm Góc chính thức xác nhận. Điều này xảy ra vào đầu năm ngoái, vào khoảng tháng 3, khi người đứng đầu Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Kenneth Wilsbach, xác nhận tin tức.

Triển khai F-35 gần Trung Quốc

F-35 là loại máy bay hạng nhẹ được thiết kế để tấn công sâu vào phía sau kẻ thù ngoài tầm nhìn. Kết hợp với đặc tính tàng hình, tiêm kích một động cơ của Mỹ trở thành cỗ máy tàng hình chết người. Tuy nhiên, đối thủ Trung Quốc của nó nhanh hơn, cơ động hơn và bay ở độ cao lớn hơn. J-20 cũng mang nhiều vũ khí hơn.

1675476404618.png


J-20 cũng đã ghi nhận lần đánh chặn đầu tiên vào năm ngoái. Việc đánh chặn này không được báo cáo là do F-35 thực hiện [như đã tuyên bố về sau]. Nhưng vào tháng 8, Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận đã đánh chặn thành công một máy bay địch.
Chiến khu Miền Đông Trung Quốc là căn cứ của Không quân Trung Quốc. Chủ yếu là vì nhiệm vụ ứng phó với các biện pháp đối phó với các mối đe dọa từ Nhật Bản. Do đó, khi Trung Quốc bắt đầu sản xuất hàng loạt J-20, chúng đã được biên chế trực tiếp tới Chiến khu miền Đông, thay thế cho Su-30MKK của Nga.

Ngày nay, ngoài Chiến khu miền Đông, Trung Quốc còn có hàng chục chiếc J-20 ở các Chiến khu phía Bắc và phía Nam. Chiến khu Bắc chịu trách nhiệm đối phó mối đe dọa từ Bán đảo Triều Tiên, trong khi Chiến khu Nam là từ eo biển Đài Loan. Theo các nguồn tin, Trung Quốc có một số lượng đáng kể J-20 trong Bộ Tư lệnh Trung ương, sau này sẽ bổ sung vào các đơn vị khong quân của Bộ Tư lệnh Miền Đông, Nam và Bắc nếu cần thiết.

 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,252
Động cơ
694,064 Mã lực
Thị trường vũ khí Đông Nam Á

Theo đánh giá của tác giả bài viết trên báo The Straits Times số ra gần đây, thị trường vũ khí toàn cầu là một ngành kinh doanh rất béo bở. Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (Sipri) ước tính từ năm 2012 đến 2021, các công ty vũ khí xuất khẩu 280 tỷ USD trang thiết bị cho các nước trên toàn thế giới. Đông Nam Á là một phần quan trọng của thị trường đó.

Các quốc gia ở khu vực này thiếu các công ty quốc phòng lớn của riêng mình và phụ thuộc nặng nề vào các nhà sản xuất nước ngoài, bất chấp những nỗ lực trong nhiều năm nhằm phát triển các công ty bản địa. Khi cạnh tranh nước lớn leo thang, và những tranh chấp lãnh thổ ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) vẫn khó giải quyết, các quốc gia Đông Nam Á muốn loại bỏ các hệ thống vũ khí cũ kỹ và thay thế bằng các loại vũ khí tối tân. Trong thập kỷ qua, 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhập khẩu lượng vũ khí trị giá gần 24 tỷ USD, chiếm 8,6% tổng giá trị toàn cầu.

Vấn đề về lòng tin

Tuy nhiên, kinh doanh vũ khí không chỉ là để kiếm tiền. Các chính phủ khuyến khích các công ty vũ khí của họ bán cho các nước khác để củng cố hay tạo dựng các mối quan hệ đối tác chiến lược mới. Nếu lực lượng vũ trang của hai quốc gia vận hành các trang thiết bị giống nhau, điều đó sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho quân đội hai nước huấn luyện, và nếu cần thiết, là chiến đấu cùng nhau.

Lòng tin có ý nghĩa quan trọng sống còn. Khi một nước mua trang thiết bị quân sự từ nước kia, họ trở nên phụ thuộc vào nước đó về phụ tùng thay thế, đạn dược và việc nâng cấp trong các thập kỷ tiếp theo. Bởi vậy, đôi khi các đối thủ địa chính trị tìm cách chia rẽ hai nước đồng minh bằng việc đưa ra cho đối tác những gói vũ khí hấp dẫn khó có thể từ chối, đặc biệt là nếu có những căng thẳng trong nội bộ liên minh này. Vậy các nước lớn đã “làm ăn” như thế nào ở Đông Nam Á trong 10 năm qua?

Mỹ, Nga và Trung Quốc

Thị trường vũ khí toàn cầu từ lâu đã bị Mỹ và Nga chi phối. Theo Sipri, từ năm 2012 đến năm 2021, Mỹ ở vị trí số 1 với doanh thu gần 100 tỷ USD trên toàn thế giới. Nga ở vị trí thứ 2 với 60 tỷ USD. Ở Đông Nam Á, vị trí của họ đảo ngược: Nga ở vị trí số 1 với doanh thu 5,7 tỷ USD và Mỹ ở vị trí thứ 2 với 4 tỷ USD.

Tuy nhiên, doanh số bán vũ khí ở khu vực này của cả các công ty quốc phòng Nga và Mỹ đều đã và đang giảm xuống. Doanh số của Nga giảm mạnh – 67% từ giai đoạn 2012-2016 đến giai đoạn 2017-2021. Nguyên nhân chủ yếu là vì Việt Nam, khách hàng chính của Nga ở Đông Nam Á và chiếm 80% doanh số bán vũ khí của Nga cho khu vực này, đã dừng chương trình hiện đại hóa quân đội kể từ năm 2016 do chiến dịch chống tham nhũng.

1675573810999.png

1675573872078.png

Vũ khí Nga của quân đội Việt Nam

Do đó, Moskva đã hướng sang các quốc gia Đông Nam Á khác để bù đắp cho phần doanh số đang sụt giảm, đặc biệt là Myanmar. Nhà lãnh đạo quân sự Min Aung Hlaing đã thể hiện sự ưa thích rõ ràng đối với các trang thiết bị quân sự do Nga sản xuất. Kể từ cuộc đảo chính hồi tháng 2/2021, ông đã ba lần đến thăm Nga, song không có giao dịch lớn nào được công bố. Và cho dù Myanmar muốn thực hiện một đơn đặt hàng lớn với Nga, thì dường như Moskva cũng không còn có thể giành lại vị trí số 1 ở Đông Nam Á.

1675573938971.png

Su-30 của Myanma

Sự hấp dẫn về vũ khí của Nga đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng kể từ khi Kremlin tấn công Ukraine hồi tháng 2-2022. Các lệnh trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu của phương Tây đã tác động mạnh đến lĩnh vực quốc phòng của Nga cũng như danh tiếng của trang thiết bị do Nga sản xuất, vốn hoạt động rất kém hiệu quả trên chiến trường. Ngoài ra, cũng có mối đe dọa về các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào các nước mua vũ khí từ Nga. Vì lời đe dọa này mà năm 2021, Indonesia đã hủy đơn đặt hàng mua máy bay chiến đấu phản lực của Nga và vào đầu năm 2022, Philippines đã chấm dứt hợp đồng với Moskva về việc cung cấp máy bay trực thăng quân sự.

1675588218670.png

Indonesia hủy bỏ thương vụ mua Su-35 của Nga, thay vào đó là Rafale của Pháp

Doanh số bán vũ khí của Mỹ cho Đông Nam Á cũng giảm – 51% từ giai đoạn 2012-2016 đến giai đoạn 2017-2021. Nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng lớn nhất của Mỹ trong khu vực là Singapore không mua nhiều trang thiết bị do Mỹ sản xuất như trước nữa. Tuy nhiên, tình hình này có thể thay đổi (dường như rất có khả năng) nếu Singpore có đơn đặt hàng lớn đối với máy bay phản lực tiên tiến nhất của Mỹ - máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lighting II. Mỹ cũng có những khách hàng khác trong khu vực, trong đó có Indonesia đang mua máy bay chiến đấu F-15 và Philippines sẽ mua máy bay trực thăng do Mỹ sản xuất thay vì của Nga.

Trung Quốc đang hành động như thế nào trong cuộc tranh giành khách hàng ở khu vực Đông Nam Á? Năm 2021, Trung Quốc là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ năm toàn cầu, sau Mỹ, Pháp, Nga và Italy. Trong năm này, các công ty quốc phòng Trung Quốc đã đạt doanh số bán hàng trị giá 1 tỷ USD ở hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới. Trung Quốc là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của châu Phi.

Việc Trung Quốc trở thành bên tham gia lớn trên thị trường vũ khí toàn cầu không phải là điều ngạc nhiên. Trung Quốc có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, và trong vài thập kỷ qua, Bắc Kinh đã rót hàng tỷ USD vào ngành quốc phòng của riêng mình để giảm sự phụ thuộc vào các nguồn cung nước ngoài (đặc biệt là Nga) và tạo ra nguồn thu ngoại tệ mạnh.

Như đã đề cập ở trên, việc kinh doanh vũ khí không chỉ là về tiền bạc, mà còn là về việc giành được bạn bè và các nước đang suy yếu từ tay các đối thủ (đặc biệt là Mỹ). Việc mua hàng từ Trung Quốc có những lợi thế của nó, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có ngân sách hạn chế.

Các tập đoàn quốc phòng lớn của Trung Quốc đều thuộc sở hữu nhà nước, và có thể được chính phủ chỉ đạo bán vũ khí với giá rất rẻ để có thể cạnh tranh. Chất lượng có thể không tốt bằng vũ khí của Mỹ hay châu Âu, nhưng thường là đủ tốt. Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã bán xe tăng và tàu ngầm cho Thái Lan với mức giá mà các đối thủ cạnh tranh như Nga đơn giản không thể sánh được. Trong trường hợp tàu ngầm, Bangkok đã không thể từ chối đề nghị của Bắc Kinh, theo đó mua ba chiếc với giá chỉ bằng giá của hai chiếc.

1675588640283.png

Thái Lan mua xe tăng VT-4 của Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc cũng có thể nhanh chóng phê duyệt việc bán vũ khí, trong khi về việc này, đối tác Mỹ cần có sự phê chuẩn từ Bộ Ngoại giao và Quốc hội. Bắc Kinh cũng tự hào rằng các giao dịch vũ khí của Trung Quốc không có ràng buộc đi kèm – rằng không giống như Washington, chúng không phụ thuộc vào hồ sơ nhân quyền của một quốc gia.

Tuy nhiên, bất chấp những thuận lợi này, doanh số bán vũ khí toàn cầu của Trung Quốc đã sụt giảm – gần 30% từ giai đoạn 2012-2016 đến giai đoạn 2017-2021. Xu hướng giảm sút này cũng thể hiện rõ ràng ở khu vực Đông Nam Á, nơi doanh số bán vũ khí của Trung Quốc giảm 40% trong cùng kỳ, từ 1,36 tỷ USD xuống chỉ còn 844 triệu USD.

Như với Nga và Mỹ, lý do chính giải thích cho sự sụt giảm này là khách hàng số 1 của Trung Quốc trong khu vực – Myanmar – mua ít hơn trước. Trong suốt những năm 1990 đến đầu những năm 2000, Trung Quốc là nhà cung cấp chính cho các lực lượng vũ trang Myanmar. Tuy nhiên, giới chức cấp cao của Myanmar lo ngại rằng họ trở nên quá phụ thuộc vào Trung Quốc, và trong một số trường hợp thường tỏ ra không hài lòng với chất lượng của trang thiết bị Trung Quốc, đặc biệt là máy bay phản lực chiến đấu. Sau cuộc đảo chính, họ đã quyết định quay sang Nga.

1675588770015.png

Tàu ngầm dự kiến TQ chuyển giao cho Thái Lan

Thái Lan là một khách hàng tốt của Trung Quốc. Bangkok đã mua xe tăng, tàu chiến và phương tiện chiến đấu bộ binh. Tuy nhiên, thỏa thuận tàu ngầm năm 2017 giờ đây đối mặt với một vấn đề lớn: Đức sẽ không cung cấp động cơ cho các công ty đóng tàu Trung Quốc và Thái Lan không đồng ý phiên bản thay thế được sản xuất trong nước. Thỏa thuận trị giá 1 tỷ USD này hiện đang nằm ở thế giằng co, và có khả năng là mặc dù Bangkok có thể miễn cưỡng chấp nhận một chiếc tàu ngầm, nhưng họ sẽ từ chối ký hợp đồng cho chiếc thứ hai và thứ ba. Đây là một trở ngại lớn đối với chính sách ngoại giao quốc phòng của Trung Quốc trong khu vực.

Ở những nơi khác tại Đông Nam Á, Trung Quốc đang phải đối mặt với những trở ngại gần như không thể vượt qua. Nước chi tiêu lớn nhất cho quốc phòng trong khu vực – Singapore – có sự ưu tiên rõ ràng đối với trang thiết bị công nghệ cao của phương Tây, chẳng hạn như máy bay chiến đấu của Mỹ, tàu khu trục do Pháp thiết kế và tàu ngầm của Đức. Việt Nam và Philippines không phải là khách hàng tiềm năng. Cả hai nước đều đang vướng vào những tranh chấp gây tranh cãi với Bắc Kinh ở biển Nam Trung Hoa, và việc các quốc gia không mua vũ khí của đối thủ chiến lược là điều hiển nhiên.

Malaysia và Brunei cũng là các bên tuyên bố chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa. Khi Najib Razak là Thủ tướng Malaysia, ông đã đặt mua 4 chiếc tàu chiến nhỏ từ Trung Quốc trong một nỗ lực nhằm tăng cường quan hệ với Bắc Kinh. Nhưng hiện giờ ông đang ở trong tù và Trung Quốc không chạy đua để cung cấp cho Malaysia lô tàu thứ hai. Brunei, giống như Singapore, thích mua vũ khí từ phương Tây hơn, và dù sao ngân sách quốc phòng của nước này cũng rất nhỏ.

Nếu doanh số bán vũ khí của Nga, Mỹ và Trung Quốc ở thị trường Đông Nam Á giảm sút, vậy doanh số của nước nào đang tăng lên?
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,422
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nhân tố Trung Quốc trong tầm nhìn của Việt Nam về Ấn Độ

Trang mạng của Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) mới đây đăng bài viết với tựa đề “Nhân tố Trung Quốc trong tầm nhìn của Việt Nam về Ấn Độ” của tác giả Jitendra Nath Misra, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Bồ Đào Nha và Lào. Ông từng là Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2010, trở lại thăm Việt Nam 5 lần trong giai đoạn 2011-2022. Lập luận qua lăng kính hiện thực, tác giả tránh sự cường điệu của hầu hết giới học thuật Ấn Độ-Việt Nam, và cho rằng nền tảng chính trị vững chắc là vậy, nhưng quan hệ Ấn Độ-Việt Nam có những hạn chế về cấu trúc, đặc biệt là liên kết yếu về kinh tế và văn hóa, và quan hệ quốc phòng chỉ ở mức khiêm tốn. Khả năng hạn chế trong việc đáp ứng kỳ vọng của Việt Nam khiến Ấn Độ trở thành đối tác thụ động. Nội dung bài viết như sau:

Một cuộc thăm dò năm 2022 của Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) cho thấy 29,9% người Việt Nam tin rằng Ấn Độ sẽ “làm điều đúng đắn” để đóng góp cho hòa bình, an ninh, thịnh vượng và quản trị toàn cầu, trong khi 31,3% rất ít hoặc không tin tưởng rằng Ấn Độ sẽ làm như vậy. Ngược lại, trong khi 24,3% người Việt Nam tin rằng Trung Quốc sẽ “làm điều đúng đắn”, thì có tới 64,6% bày tỏ rất ít hoặc không tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ làm như vậy.

Một cuộc khảo sát của Pew trước đó 7 năm cũng chỉ ra điều tương tự. Kết quả cho thấy 56% người Việt Nam tin tưởng rằng Thủ tướng Narendra Modi “sẽ làm điều đúng đắn trong các vấn đề thế giới”, trong khi chỉ 20% tin rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ làm như vậy. Hơn nữa, 66% người Việt Nam có quan điểm ủng hộ Ấn Độ, trong khi chỉ có 19% có quan điểm ủng hộ Trung Quốc. Mặc dù người dân Việt Nam có thể nhìn nhận Ấn Độ một cách tích cực hơn so với Trung Quốc, nhưng quan điểm của họ không nhất thiết ảnh hưởng đến chính sách Ấn Độ của Chính phủ Việt Nam.

Việt Nam và Ấn Độ có cùng quan điểm về việc sử dụng thuật ngữ “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, nhưng không có chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương chung. Ấn Độ thiếu công cụ để giúp đỡ Việt Nam, đất nước từng đối mặt với áp lực từ Trung Quốc trong lịch sử. Việt Nam nêu bật các hành động gây hấn và gây sức ép của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), nhưng bày tỏ ít tin tưởng vào năng lực của Ấn Độ trong việc đối trọng với Trung Quốc. Họ thận trọng thừa nhận rằng Trung Quốc có ảnh hưởng văn hóa mạnh mẽ đối với Việt Nam, trong khi ảnh hưởng của Ấn Độ được mô tả là "có thiện chí" và "hòa bình".

Do đó, Việt Nam không đưa ra lập trường trong tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở Ladakh. Các nhà nghiên cứu Việt Nam thừa nhận rằng căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc thu hút nhiều sự chú ý và dẫn tới những suy nghĩ nghiêm túc. Một số người nhận thấy vấn đề này gây quan ngại và bày tỏ không đồng tình với hành động của Trung Quốc, số khác thậm chí không thảo luận về chủ đề này. Mọi mối quan tâm có liên quan đều không chuyển thành sự ủng hộ dành cho Ấn Độ. Do đó, nếu buộc phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Việt Nam sẽ chọn cách tỏ ra mơ hồ, mà trên thực tế đồng nghĩa với việc thích ứng với sức mạnh của Trung Quốc.

Nền tảng chính trị vững mạnh nhưng quan hệ quốc phòng khiêm tốn

Sự ủng hộ vừa phải nhưng vững chắc của Ấn Độ đối với Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập đã thể hiện rõ ngay từ những năm 1960. Khi mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc xấu đi, Ấn Độ là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận chính phủ mới của Việt Nam sau khi thống nhất vào năm 1975. Kể từ đó, Việt Nam không ngừng tìm cách xây dựng mối quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với Ấn Độ, chuyển giao thiết bị quân sự và tăng cường quan hệ thương mại.

Sau khi ký Nghị định thư Quốc phòng năm 2000, hai nước đã ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược năm 2007. Tổng cộng đã diễn ra 12 cuộc tham vấn chính trị, 9 đối thoại chiến lược, 13 đối thoại chính sách quốc phòng, 2 đối thoại an ninh hàng hải và 1 đối thoại hoạch định chính sách.

Với việc khởi động quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến thăm của Thủ tướng Modi tới Việt Nam vào năm 2016, mối quan hệ đã được nâng cấp lên nền tảng chính trị vững chắc hơn, đưa Ấn Độ trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam, bên cạnh Trung Quốc và Nga. Tuyên bố chung được đưa ra trong chuyến thăm thể hiện mong muốn thúc đẩy quan hệ trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, thương mại và đầu tư, năng lượng, tính kết nối, khoa học và công nghệ, tập huấn, giao lưu nhân dân, hợp tác khu vực và quốc tế.

Việt Nam tìm kiếm sự hỗ trợ của Ấn Độ để nâng cao năng lực chiến lược và chống lại hành động quyết đoán của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa. Những lời kêu gọi công khai không phải là hiếm. Ví dụ, tại Đối thoại Delhi năm 2017, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh bày tỏ hy vọng rằng Ấn Độ sẽ “tiếp tục hợp tác với các nỗ lực của Việt Nam vì an ninh chiến lược và tự do hàng hải ở Biển Đông”. Vài ngày sau, với việc gia hạn giấy phép cho công ty ONGC Videsh thuộc sở hữu của Chính phủ Ấn Độ để thăm dò dầu khí tại Lô 128 thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một phần, Việt Nam đã tìm cách lôi kéo Ấn Độ vào quan hệ đối tác đối đầu với Trung Quốc.

1675685553142.png

Ấn Độ huấn luyện phi công Việt Nam lái Su-30

Ấn Độ đã đáp ứng các yêu cầu đó bằng cách cung cấp cho Việt Nam sự hỗ trợ chiến lược khiêm tốn nhưng có giá trị thông qua tập trận hải quân và thăm cảng, huấn luyện tác chiến tiêm kích và tàu ngầm, sửa chữa máy bay chiến đấu, cung cấp và sản xuất các hệ thống hải quân. Trên thực tế, Ấn Độ là một trong số ít quốc gia mà Việt Nam hợp tác tập trận hải quân. Năm 2018, trung tâm hình ảnh và theo dõi vệ tinh của Ấn Độ đã đi vào hoạt động gần TP. Hồ Chí Minh, như một phần của thỏa thuận hợp tác không gian giúp Hà Nội tiếp cận hình ảnh vệ tinh của Ấn Độ cũng như được đào tạo về phân tích hình ảnh.

1675685667825.png

Ấn Độ huấn luyện sử dụng tàu ngầm Kilo cho Việt Nam

Trên cơ sở hạn mức tín dụng quốc phòng 100 triệu USD cấp năm 2014, Ấn Độ đã bàn giao 12 tàu tuần tra cho Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh tới Hà Nội vào tháng 6/2022. Hai bên đã ký Tuyên bố tầm nhìn chung về Quan hệ đối tác quốc phòng Việt Nam-Ấn Độ đến năm 2030, nhằm “tăng cường đáng kể phạm vi và quy mô” của các mối quan hệ quốc phòng. Hai bên cũng nhất trí sớm hoàn tất đàm phán về hạn mức tín dụng 500 triệu USD của Ấn Độ để mua các mặt hàng quốc phòng, chấm dứt suy đoán rằng Việt Nam muốn chuyển hướng gói tín dụng để mua các mặt hàng phi quân sự. Lần đầu tiên đối với Việt Nam, một thỏa thuận hỗ trợ hậu cần lẫn nhau đã được ký kết trong chuyến thăm của Bộ trưởng Rajnath Singh.

1675685339418.png


Những bước đi này mang lại cho Việt Nam sự bảo đảm nhất định trước một Trung Quốc vốn luôn gây phương hại cho các lợi ích của Việt Nam và Ấn Độ ở biển Nam Trung Hoa. Chẳng hạn, Trung Quốc đã phản đối và cản trở hoạt động khai thác dầu của ONGC Videsh ở Lô 128, cho rằng nó nằm trong “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Năm 2012, Tư lệnh hải quân Ấn Độ khi đó là Đô đốc D. K. Joshi nói rằng Hải quân Ấn Độ đã sẵn sàng triển khai ở biển Đông để bảo vệ lợi ích dầu khí của Ấn Độ. Năm 2021, Ấn Độ cử lực lượng đặc nhiệm gồm 4 tàu hải quân đến vùng biển này.

1675685387195.png

Tàu hải quân Ấn Độ thăm Việt Nam

Tuy nhiên, Ấn Độ không đưa ra lập trường về các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam (hay các nước khác) ở biển Đông. Việc đồng ý tiến hành thăm dò dầu khí ở những vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền chắc chắn cho thấy Ấn Độ ngầm thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với những khu vực này, nhưng Hải quân Ấn Độ tỏ ra không mấy mặn mà với việc triển khai lực lượng ở thế tấn công, thậm chí không cho thấy ý định này.

Liên kết văn hóa mong manh và quan hệ kinh tế hời hợt

Những tuyên bố mà Việt Nam và Ấn Độ đưa ra về chiều sâu liên kết văn hóa giữa hai nước dường như đều là ngoa dụ. Những liên kết đó hiện nay khá mong manh, chủ yếu phục vụ cho bản sắc chính trị “cảnh giác với Trung Quốc” của Việt Nam. Lịch sử chung liên quan đến di sản Champa là một liên kết hữu ích đối với Ấn Độ, tăng cường quan hệ Việt-Ấn như những đối tác bảo tồn di sản. Một số học giả Việt Nam thậm chí cho rằng Việt Nam tiếp nhận Phật giáo từ Ấn Độ chứ không phải từ Trung Quốc. Tuy nhiên, liên kết Phật giáo có ý nghĩa hơn ở cấp độ triết học. Nhiều người Việt Nam coi Ấn Độ là thánh địa của họ và đã có những người đến thăm các địa điểm Phật giáo của Ấn Độ, nhưng họ đã phải ngạc nhiên trước quy mô rất nhỏ của cộng đồng Phật giáo Ấn Độ.

Tương tự, quan hệ kinh tế hời hợt và tình trạng thiếu năng lực thực hiện các mục tiêu thương mại đã thỏa thuận làm giảm tiềm năng phát triển quan hệ giữa hai bên. Thương mại song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam chỉ đạt 14,14 tỷ USD trong tài khóa 2021-2022, thấp hơn 12 lần so với thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, vốn lên tới con số khổng lồ 133 tỷ USD vào năm 2020. Trên thực tế, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tương tự như vậy, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam, với các khoản đầu tư chỉ riêng trong năm 2020 (tính đến tháng 11) đã lên tới 2,4 tỷ USD. Trong khi đó, Ấn Độ đứng thứ 25 trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam, với các khoản đầu tư lũy kế ước tính đạt 1,9 tỷ USD vào đầu năm 2022.

Ấn Độ trong con mắt của Việt Nam

Đó là nghịch lý của quan hệ Việt-Ấn - một nền tảng chính trị vững chắc với những hạn chế về cấu trúc, đáng chú ý là liên kết yếu về kinh tế và văn hóa cũng như mối quan hệ quốc phòng chỉ ở mức khiêm tốn.

Trên thực tế, Việt Nam đang tìm kiếm sự cân bằng giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga, với Ấn Độ là một cực nhỏ hơn, để giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc và đảm bảo sự hỗ trợ chiến lược nhất định. Các mối quan tâm cốt lõi của Ấn Độ như tranh chấp biên giới với Trung Quốc và Pakistan, Kashmir và chủ nghĩa khủng bố do Pakistan bảo trợ không phải là mối quan tâm trước mắt của Việt Nam. Bất chấp sự đồng thuận lưỡng đảng ở Ấn Độ về tầm quan trọng của Việt Nam, Ấn Độ phải chật vật để đáp ứng kỳ vọng của Việt Nam.

Hiện tại, Việt Nam được hưởng lợi thế chủ động trong mối quan hệ này. Là một cường quốc Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang phát triển, Ấn Độ phải đáp ứng các mối quan tâm của Việt Nam - đó là suy nghĩ của người Việt. Như vậy, Ấn Độ nên hỗ trợ chiến lược cho Việt Nam mà không cần có các cam kết đối ứng, vì điều đó nằm trong khả năng của Ấn Độ. Tuy nhiên, năng lực của Ấn Độ trong việc đáp ứng kỳ vọng của Việt Nam còn hạn chế, khiến Ấn Độ rơi vào thế đối tác thụ động, đáp ứng yêu cầu nhưng hiếm khi nắm thế chủ động.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,422
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Trung Quốc bắt đầu 'Thử nghiệm thả neo' cho hàng không mẫu hạm Phúc Kiến tiên tiến nhất của mình; Hải quân PLA kỷ niệm sinh nhật Liêu Ninh

Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), vào ngày 23 tháng 9 đã thông báo, trước lễ kỷ niệm 10 năm ngày đưa vào hoạt động tàu sân bay đầu tiên của nước này, tàu Liêu Ninh, rằng tàu sân bay thứ ba của nước này, tàu Phúc Kiến, đang tiến hành thử nghiệm neo đậu theo kế hoạch. .

Lợi ích của thử nghiệm neo đậu

Theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, diễn biến mới nhất cho thấy quá trình chế tạo và thử nghiệm của Fuijan đang diễn ra suôn sẻ.

Một mô hình chung trong ngành đóng tàu, thử nghiệm neo đậu được tiến hành khi tàu neo đậu tại cảng và bao gồm thử nghiệm các thiết bị và máy móc trên tàu cũng như khả năng tương thích của chúng với nhau, một chuyên gia quân sự có trụ sở tại Bắc Kinh nói với Thời báo Hoàn cầu thuộc sở hữu nhà nước.

1675759730997.png

Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay thứ ba của nước này tại Thượng Hải ngày 17/6/2022

Chuyên gia làm rõ rằng việc thực hiện công việc lắp đặt và hiệu chỉnh, còn được gọi là trang bị, cùng lúc với thử nghiệm neo đậu có thể giảm thời gian cho đến khi giao hàng.

Trong một cuộc phỏng vấn trước đây với Global Times, chuyên gia quân sự Trung Quốc Song Zhongping nói rằng công việc trang bị liên quan đến việc lắp đặt các thiết bị như ống dẫn nhiên liệu, ống dẫn khí đốt, thiết bị điện và hệ thống vũ khí.

Zhongping lưu ý rằng vì Phúc Kiến là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được trang bị máy phóng điện từ - công nghệ cho đến nay chỉ có Mỹ có trên USS Gerald R Ford - công việc trang bị có thể mất nhiều thời gian hơn bình thường để đảm bảo mọi thứ được thực hiện chính xác.

Thời báo EurAsian đã liên hệ với cựu Phó Đô đốc Hải quân Ấn Độ, Shekhar Sinha, để tìm hiểu thêm về các cuộc thử nghiệm neo đậu và lợi thế của chúng trong quá trình lắp đặt thiết bị.

Ông ấy nói: “Việc neo đậu một con tàu mang lại hai lợi ích.

“Thứ nhất, nó cho phép lắp đặt và chạy thử thiết bị khi không di chuyển trên biển, nhưng con tàu vẫn ở trạng thái tĩnh trong nước biển. Vì các điểm neo đậu gần bờ biển và bến cảng nên việc nhận hỗ trợ hậu cần trên bờ cần thiết trong quá trình thử nghiệm lắp đặt sẽ dễ dàng hơn nhiều.

“Các bến cảng và nơi neo đậu được bảo vệ tốt trong thời bình nhờ sự hỗ trợ trên bờ. Tuy nhiên, trong thời chiến, cần phải có các phương tiện để bảo vệ bến cảng và nơi neo đậu, nếu không chính chúng sẽ trở thành mục tiêu tĩnh.

Trong tình huống không phải chiến tranh, nên thực hiện các thử nghiệm hiệu chuẩn cài đặt tại các điểm neo đậu.”

Các cuộc thử nghiệm diễn ra chỉ ba tháng sau khi tàu sân bay được hạ thủy vào tháng 6 tại Nhà máy đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải. Sau khi hoàn thành, Fujian sẽ bắt tay vào thử nghiệm và thử nghiệm trên biển như vận hành máy bay trên tàu trước khi đi vào hoạt động. Các cuộc thử nghiệm trên biển dự kiến sẽ bắt đầu vào năm tới.

Hàng không mẫu hạm Phúc Kiến

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa công bố thông số kỹ thuật chi tiết của tàu Phúc Kiến, ngoại trừ việc nó có lượng choán nước hơn 80.000 tấn.

Dựa trên các hình ảnh vệ tinh, chiều dài của nó khoảng 320 mét và chiều rộng khoảng 73 mét, có thể khiến nó trở thành tàu sân bay không phải của Mỹ lớn nhất thế giới.

1675760083285.png


Tính năng đáng chú ý nhất của Phúc Kiến là máy phóng điện từ trên tàu sân bay cho phép nó phóng nhiều loại máy bay.

Từ trường mạnh do động cơ cảm ứng điện từ tạo ra được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các máy phóng này để đẩy máy bay, giống như máy phóng chạy bằng hơi nước được sử dụng trong công nghệ CATOBAR (Cất cánh có hỗ trợ máy phóng).

Máy phóng điện từ của Phúc Kiến có thể đẩy máy bay nặng hơn với tốc độ nhanh hơn nhiều, qua đó cho phép nó phóng các máy bay chiến đấu mang nhiều đạn dược hơn, cũng như máy bay không người lái và máy bay vận tải cỡ lớn tốt hơn trực thăng vận tải trên tàu sân bay về tầm hoạt động, tốc độ và sức chứa hàng hóa.

Hơn nữa, máy phóng điện từ có thể phóng máy bay trinh sát lớn được trang bị hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không (AWACS), tăng phạm vi trinh sát, phát hiện mục tiêu.

Jyh-Shyang Sheu, Trợ lý Nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh, có trụ sở tại Đài Bắc nói với EurAsian Times rằng máy phóng điện từ sẽ nâng cao đáng kể giá trị chiến đấu của các tàu sân bay Trung Quốc.

1675759947884.png


“Phúc Kiến có máy phóng. Đó là sự khác biệt lớn nhất, vì nó có thể nâng cao khả năng chiến đấu của các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay của Trung Quốc vì chúng có thể mang nhiều trọng tải hơn và giúp phóng các máy bay lớn hơn (AEW, v.v. nếu có) dễ dàng hơn”, Sheu nói. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra rằng Hải quân PLA cần nâng cấp trang thiết bị cho hàng không hải quân.

Fujian sẽ vận hành J-15T, một phiên bản có khả năng phóng của J-15B bay từ đường băng kiểu "nhảy cầu" trên tàu sân bay Type 001 'Liêu Ninh' và Type 002 'Sơn Đông'.

1675760420288.png

1675760490528.png

J-15T


J-15 Flying Shark lấy cảm hứng từ Sukhoi Su-33 Nga. Nó hiện là máy bay chiến đấu hoạt động trên tàu sân bay duy nhất trong biên chế của Hải quân PLA, với FC-31 'Gyrfalcon' đang được thử nghiệm và chờ sản xuất hàng loạt.

1675760645264.png

FC-31 'Gyrfalcon'

Ngoài ra, như EurAsian Times đã đưa tin trước đó, Phúc Kiến cuối cùng có thể nhận được biến thể tác chiến điện tử (EW) của J-15, giống như máy bay EA-18 Growler EW của Hải quân Hoa Kỳ dựa trên F/A-18 Super Hornet; một máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ tiếp theo được cho là J-35; máy bay cảnh báo sớm cánh cố định có tên KJ-600; máy bay không người lái trinh sát vũ trang và máy bay vận tải Y-7.

1675760702677.png

1675760744952.png

J-15T

Liêu Ninh kỷ niệm thập kỷ đầu tiên phục vụ

Trong khi đó, Liêu Ninh, máy bay đầu tiên của Trung Quốc, đã kỷ niệm thập kỷ đầu tiên phục vụ bằng một cuộc “tập trận đầy tải” ở Biển Bột Hải bằng cách lần đầu tiên mang theo đầy đủ 24 máy bay chiến đấu J-15 trên tàu sân bay, cùng với hai chiếc Z. -8 máy bay trực thăng và một máy bay trực thăng Z-9 trên sàn đáp của nó.

1675760823877.png


Liêu Ninh là một tàu sân bay lớp Kuznetsov chưa hoàn thiện của Liên Xô được mua từ Ukraine vào năm 1998 và được kéo về Trung Quốc vào năm 2002. Nó được trang bị thêm và chuyển giao cho Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) vào năm 2012.

Sau đó, Trung Quốc đóng hàng không mẫu hạm thứ hai, Sơn Đông, dựa trên Liêu Ninh. Nó được hạ thủy năm 2017 và đi vào hoạt động năm 2019. Sơn Đông là tàu sân bay sản xuất nội địa đầu tiên của Trung Quốc.

Khi được hỏi ba tàu sân bay đóng vai trò như thế nào trong chiến lược hàng hải của Hải quân PLA, Sheu giải thích rằng PLAN sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc tổ chức các hoạt động hàng hải của họ với các tàu sân bay.

“Lý do là về sự sẵn sàng của họ. Khi bạn có ba chiếc, bạn có thể đưa một chiếc vào bảo trì, một chiếc dùng để huấn luyện và chiếc còn lại sẵn sàng chiến đấu. Điều đó có nghĩa là PLAN luôn có thể có ít nhất một tàu sân bay có thể triển khai trong trường hợp khẩn cấp,” Sheu nói.

1675760915968.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,422
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Trung Quốc lộ kế hoạch tác chiến đối với Đài Loan

Kể từ ngày 4/8, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tiến hành tập trận bắn đạn thật trong 4 ngày tại 7 vùng biển xung quanh Đài Loan. Giống như cuộc tập trận phong tỏa Đài Loan, bị coi là một hình thức trả thù của Trung Quốc đối với chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nacy Pelosi. Chuyên gia phân tích cho rằng, về cơ bản Trung Quốc không có khả năng lên kế hoạch tập trận tại 7 vùng biển trong vòng 1 đến 2 tuần, cho nên cuộc tập trận lần này của Trung Quốc thật ra là kế hoạch tác chiến đối với Đài Loan. Khu vực tập trận bên ngoài vùng biển Tân Trúc, Đài Loan nhiều khả năng là cuộc tập trận nhằm cắt nguồn cung cấp năng lượng khí đốt tự nhiên của Đài Loan trong tương lai. Do đó, ngoài các hoạt động chống đổ bộ và tác chiến bất đối đẳng, chính quyền Đài Loan phải tính toán tìm cách đối phó đối với hoạt động tác chiến phong tỏa của TQ.

1675852072094.png


Ngay sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan vào tối 2/8, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông báo PLA triển khai hoạt động tập trận quan trọng và bắn đạn thật tại 6 vùng biển và vùng trời ở phía Đông Bắc, Tây Bắc, Đông, Tây Nam và Đông Nam của Đài Loan từ 12h ngày 4/8 đến 12h ngày 7/8. Trong thời gian này, tàu và máy bay liên quan không được phép đi vào vùng biển và vùng trời nêu trên.

Ngày 4/8, Cục Hàng không và Cảng thuộc Bộ Truyền thông Đài Loan thông báo, quân đội Trung Quốc bổ sung thêm một khu vực tập trận mới ở vùng biển phía Đông Đài Loan và kéo dài thời gian tập trận đến 10h ngày 8/8.

1675852142790.png


Trả lời phỏng vấn Thời báo Hoàn Cầu ngày 3/8, Trương Quân Xã, Viện trưởng Viện nghiên cứu hải quân Trung Quốc cho biết mục đích tập trận lần này là bao vây Đài Loan, thể hiện thái độ Trung Quốc hoàn toàn nắm quyền kiểm soát đối với Đài Loan. Khu vực tập trận ở phía Tây Bắc Đài Loan nằm trên đảo Bình Đàm, là nơi hẹp nhất của Eo biển Đài Loan, PLA triển khai binh lính ở đây có thể phong tỏa lối vào phía Bắc của Eo biển Đài Loan; 2 khu vực tập trận nằm ở phía Bắc Đài Loan có thể phong tỏa cảng Cơ Long; khu vực tập trận ở phía Đông đảo Đài Loan nhằm thẳng vào các căn cứ quân sự của Đài Loan ở Hoa Liên và Đài Đông, tạo thành thế trận tấn công trực diện; khu vực tập trận nằm ở phía Đông Nam của bán đảo Kenting lại có lợi cho việc chiếm quyền kiểm soát lối vào và lối ra của Kênh Ba Sĩ; khu vực tập trận ở phía Tây Nam của Đài Loan nằm ngay cạnh Cao Hùng và Tả Doanh.

Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc phóng tên lửa ở vùng biển xung quanh Đài Loan, nhưng so với cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan năm 1996, tên lửa của PLA lần này rơi nhiều xuống khu vực tập trận ở phía Đông của Đài Loan và khu vực tập trận ở phía Tây Nam của hòn đảo này cách đảo Lưu Cầu ở Bình Đông không đến 10km; khu vực tập trận ở phía Nam và phía Bắc đảo Đài Loan cũng đã sát đến phạm vi 12 hải lý (khoảng 22 km) không phận, lãnh hải của Đài Loan và gây ảnh hưởng giao thông tuyến đường thủy quốc tế.

Không chỉ là tập trận

Trả lời phỏng vấn của VOA, La Khánh Sinh, Giám đốc điều hành Viện chiến lược quốc tế Đài Loan, cho biết việc bà Pelosi thăm Đài Loan mới nhen nhóm trong vòng 1-2 tuần và PLA chỉ có khoảng thời gian ngắn từ khi nắm được thông tin đến lúc đưa ra sách lược ứng phó. Việc hoạch định tập trận tại 7 khu vực trên không thể hoàn thành được trong khoảng thời gian ngắn như vậy. Do đó, cuộc tập trận lần này còn có ý nghĩa sâu sắc khác, đó không chỉ là cuộc tập trận phong tỏa Đài Loan mà còn là một kế hoạch tác chiến đối với hòn đảo này.

La Khánh Sinh cho biết: “Về cơ bản, không thể hoàn thành việc hoạch định kế hoạch tập trận tại 6, 7 khu vực trong thời gian 1 đến 2 tuần. Do đó, toàn bộ kế hoạch tập trận lần này thật ra là kế hoạch tác chiến, nhưng được mang ra để diễn tập”.

1675852207177.png


Ông cho rằng có một khu vực tập trận dễ bị bỏ qua ở ngoài khơi bờ biển Tân Trúc, nơi có khả năng được ĐCSTQ sử dụng để cắt đứt trạm tiếp nhận khí đốt tự nhiên thứ ba của Đài Loan trong tương lai. Một khi khu vực này và cảng Đài Trung bị phong tỏa, rất có khả năng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Đài Loan có thể bị gián đoạn.

La Khánh Sinh cho biết, ngoài khu vực này, 2 khu vực tập trận khác của ĐCSTQ ở vùng biển phía Đông Đài Loan nằm trong phạm Vùng nhận dạng phòng không của Nhật Bản. Điều này cho thấy trọng tâm tập trận của PLA còn là chống xâm nhập. Vì vậy, nó không chỉ nhằm đối phó Đài Loan mà còn đối phó với Mỹ và Nhật Bản.

Trả lời phỏng vấn VOA, Pinkov (tên thật là Andrei Chang), người sáng lập tạp chí quân sự “Bình luận phòng vệ Hán Hòa” của Canada cho rằng ý đồ của Trung Quốc là rất rõ ràng khi chuẩn bị phóng tên lửa đạn đạo và tên lửa bay qua đảo Đài Loan, dấu hiệu có thể nhận thấy từ sự xuất hiện của tàu quan sát Trung Quốc thăm dò địa hình đáy biển ở vùng biển phía Đông của Đài Loan.

.............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,422
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Phóng một loạt tên lửa đạn đạo Đông Phong

Pinkov cho biết tàu quan trắc được sử dụng để thăm dò địa hình đáy biển, thời tiết, tốc độ gió và hướng gió trong thời điểm đầu đạn tiếp xúc mục tiêu. Những thông số này rất quan trọng đối với việc phóng tên lửa đạn đạo, khi phóng tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa đạn đạo siêu vượt âm và có khả năng thu hồi đầu đạn mô phỏng. Trong khi đó, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường 052D lại xuất hiện ở vùng biển phía Đông của Đài Loan. Tàu này được trang bị radar mảng pha chủ động có thể theo dõi đầu đạn của tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Đây là những thông tin quan trọng cho thấy PLA phóng tên lửa bay qua đảo Đài Loan.

1675852372583.png

1675852439270.png


Hãng thông tấn Tân Hoa xã của Trung Quốc ngày 5/8 đưa tin, 13h ngày 4/8, một số bệ phóng tên lửa tầm xa mới của lục quân thuộc Chiến khu miền Đông đã tiến hành huấn luyện bắn đạn thật tầm xa ở Eo biển Đài Loan; bộ đội tên lửa của Chiến khu miền Đông đã bắn nhiều chủng loại tên lửa thông thường vào nhiều khu vực dự kiến ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Đài Loan, tất cả tên lửa đều bắn trúng khu vực mục tiêu, thử nghiệm khả năng tấn công chính xác và khả năng chống can thiệp ở khu vực; có hơn 10 tàu khinh hạm của hải quân Chiến khu miền Đông liên tục tiến hành tuần tra phong tỏa vùng biển xung quanh Đài Loan, thực hiện cảnh báo trên biển đối với khu vực bắn thử tên lửa, phối hợp trinh sát hướng dẫn cho quân đội bạn, kiểm nghiệm tổng thể khả năng phối hợp của nhiều binh chủng ở chiến khu như phối hợp chỉ huy, phối hợp sát thương, phối hợp hành động, phối hợp bảo đảm an toàn.

Bộ Quốc phòng Đài Loan xác nhận rằng PLA đã phóng 11 tên lửa đạn đạo Đông Phong vào các vùng biển xung quanh phía Bắc, Nam và Đông Đài Loan, và nhiều máy bay quân sự, tàu chiến của Trung Quốc hoạt động vượt qua đường trung tuyến ở Eo biển Đài Loan.

1675852456256.png

1675852485020.png


Chuyên gia Tô Hiếu Hoàng, Phòng nghiên cứu khái niệm tác chiến và quân chính thuộc Viện nghiên cứu an ninh quốc phòng Đài Loan cho rằng những tên lửa này có thể bao gồm tên lửa Đông Phong 11, Đông Phong 15 tầm ngắn có tầm bắn từ 600 đến 900 km, hoặc Đông Phong 21D có tầm xa hơn và thậm chí có thể là tên lửa siêu thanh Đông Phong 17 với tầm bắn 2.000 km.

Trả lời phỏng vấn VOA, Tô Hiếu Hoàng cho biết: “Một loại khác là tên lửa đạn đạo chống hạm. Mục đích của nó là dùng để đe dọa, ví dụ nếu nhóm tấn công tàu sân bay Mỹ đến phía Đông Đài Loan, nó có thể dùng phương thức này để khắc phục sự bố trí hoạt động của hải quân Mỹ”.

Tên lửa bay qua đảo Đài Loan

Ngày 4/8, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đưa ra thông báo rằng trong khoảng 1 giờ đồng hồ từ 15h-16h (14h-15h00 giờ Đài Loan) cùng ngày, quân đội Trung Quốc đã phóng 9 tên lửa thông thường, trong đó 5 tên lửa rơi vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản. Theo bản đồ của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, quỹ đạo bay của 4 tên lửa thông thường bay qua đảo Đài Loan. Cả 4 tên lửa này đều được phóng từ bờ biển Phúc Kiến, với quãng đường bay khoảng 500 đến 550 km.

1675852537253.png


Truyền thông nhà nước Trung Quốc CCTV dẫn lời các chuyên gia cho biết tên lửa thông thường của PLA lần đầu tiên bay qua Đài Loan, bay qua cả không phận nơi được triển khai dày đặc tên lửa Patriot và đánh trúng mục tiêu với độ chính xác cao.

Đêm 4/8, Bộ Quốc phòng Đài Loan tuyên bố rằng đường bay chính của tên lửa đạn đạo PLA sau khi phóng là bên ngoài bầu khí quyển, không gây nguy hại cho khu vực mặt đất của Đài Loan, do đó hòn đảo này không phát tín hiệu cảnh báo.

Các nhà phân tích cho rằng nói tóm lại, tên lửa đạn đạo của Trung Quốc bay vào vũ trụ, cho nên ý nghĩa của việc bay qua Đài Loan thực ra không quá nghiêm trọng như bên ngoài tưởng tượng, điều này hoàn toàn khác với ý nghĩa của tên lửa hành trình bay qua Đài Loan.

Khả năng tên lửa không mang đầu đạn

Theo Pinkov, mặc dù giới chức ĐCSTQ cho biết đây là tập trận bắn đạn thật, nhưng điều này nên đề cập đến các tên lửa chiến thuật khác và tên lửa đạn đạo có thể vẫn sử dụng đầu đạn mô phỏng. Ông cho biết rằng đầu đạn mô phỏng hay còn gọi là đầu đạn huấn luyện được trang bị các dụng cụ đo lường và có thể được thu hồi, cũng chính là “tên lửa không đầu đạn” mà Lý Đăng Huy đã nói hồi năm 1996. Nói cách khác, tên lửa đạn đạo mà PLA sử dụng trong cuộc tập trận lần này cũng có thể là “tên lửa không đầu đạn”.

1675852332439.png


Ông còn cho rằng ngày 5/8, máy bay tiêm kích J-11A của PLA được trang bị đạn huấn luyện R27. Những chi tiết này cho thấy ĐCSTQ không muốn leo thang căng thẳng và ông tin chắc rằng Không quân Đài Loan sẽ hiểu điều đó.

La Khánh Sinh cũng cho biết tàu sân bay USS Reagan của Mỹ đã đến tuần tra tại vùng biển xung quanh Đài Loan, theo dõi và quan sát các cuộc tập trận của Trung Quốc. Do đó, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ không bắn tên lửa đạn đạo mang đầu đạn khiến quân đội Mỹ có thể thu thập các thông số liên quan, cơ hội để Trung Quốc làm như vậy là không cao, nước này nhiều khả năng sử dụng đầu đạn huấn luyện không có năng lực tấn công.

1675852594070.png

Tàu sân bay USS Reagan

Theo diễn đàn “Chương trình nhận thức tình hình chiến lược Nam Hải” (SCSPI) của Trung Quốc, nhóm tác chiến tàu sân bay Reagan của Mỹ đã đến gần Nhật Bản vào ngày 4/8. Ngoài ra, một máy bay trinh sát RC-135S khác của Mỹ cũng cất cánh từ Okinawa và bay theo hướng Đài Loan, bị tình nghi tiến hành trinh sát các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc.

La Khánh Sinh cho biết: “Liệu Trung Quốc đại lục có thực sự mang vũ khí bí mật cho Mỹ xem không? Bắn thử một lần cho Mỹ xem, khiến Mỹ nắm được các thông số liên quan của tên lửa đạn đạo? Tôi cho rằng về mặt quân sự đều sẽ có sự đảm bảo bí mật nhất định”.

Trên thực tế, trước khi Trung Quốc tập trận 1 ngày, vào đêm 3/8, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã phát hiện 27 lần máy bay quân sự của PLA gây rối Đài Loan, trong đó có 22 lần máy bay bay qua đường trung tuyến của Eo biển Đài Loan. Kim Môn cũng bị máy bay không người lái của Trung Quốc quấy rối trong hai đêm 3-4/8 và chỉ rời đi sau khi bị Bộ Tư lệnh phòng vệ Kim Môn bắn đạn tín hiệu cảnh báo.

1675852669856.png

1675852682493.png

Patriot III của Đài Loan

Tô Hiếu Hoàng cho biết đối mặt với các cuộc tấn công tên lửa của PLA, hệ thống phòng thủ tên lửa của Đài Loan, bao gồm Patriot II và Patriot III, có thể đánh chặn chúng. Tên lửa phòng không Thiên Cung 3 do Đài Loan sản xuất cũng là một loại vũ khí tốt, nhưng nó chủ yếu được sử dụng để bảo vệ các mục tiêu trên mặt đất. Ngoài ra, Đài Loan còn có các radar cảnh báo sớm tầm xa có thể phát hiện quỹ đạo tên lửa đạn đạo của Trung Quốc.

Tính toán biện pháp ứng phó với chiến thuật phong tỏa

La Khánh Sinh cho biết trước đó mọi người nghĩ rằng mô hình sử dụng vũ lực của Trung Quốc đối với Đài Loan là kiểm soát trên không, kiểm soát trên biển và chống đổ bộ, hoặc là tác chiến bất đối đẳng, nhưng phương án thể hiện hành động lần này của PLA lại là phong tỏa Đài Loan. Vì vậy, nếu Trung Quốc sử dụng biện pháp đối phó với Đài Loan là tác chiến phong tỏa thì những vũ khí chống đổ bộ và tác chiến bất đối đẳng đều không có tác dụng. Bởi vì Trung Quốc không thực sự muốn tấn công Đài Loan, mà sử dụng các biện pháp phong tỏa khiến nguồn khí đốt tự nhiên không thể tới hòn đảo này và việc sản xuất điện sẽ gặp trở ngại.

1675852299934.png


Ông cho biết Trung Quốc đã diễn tập phương án tác chiến đối với Đài Loan để phô trương với thế giới. Chính quyền Đài Loan có thể sử dụng cuộc tập trận này để tính toán về các biện pháp đối phó với chiến thuật phong tỏa, bao gồm cả việc tích trữ lương thực và dầu mỏ cũng như không nên lại sử dụng tất cả các nguồn lực đổ vào chống đổ bộ và tác chiến bất đối đẳng.

TTXVN (Trang mạng voachinese.com)

 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,422
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Vai trò của Trung Quốc trong chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên

Chương trình vũ khí hạt nhân (VKHN) và tên lửa đường đạn của Triều Tiên không chỉ là một trong những vấn đề "nóng” của khu vực Đông Bắc Á mà còn là vấn đề phức tạp nhất trên trường quốc tế hiện nay. Trung Quốc với vị thế là một cường quốc trong khu vực Đông Bắc Á, ngày càng khẳng định sức mạnh nước lớn của mình trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và trên thế giới trong đó có vấn đề Triều Tiên.

I. Chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đường đạn của Triều Tiên

1. Vũ khí hạt nhân


Sau 53 năm (tính từ năm 1964) nghiên cứu và phát triển đến nay, Triều Tiên đã tuyên bố tiến hành thành công 05 lần thử VKHN.

Lần thứ nhất, ngày 09.10.2006, lần đầu tiên Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân trong lòng đất. Vụ thử đã tạo ra một trận động đất mạnh 3,58 độ richter, tương đương sức nổ của 550 tấn thuốc nổ TNT. Theo các chuyên gia, vụ thử hạt nhân lần này của Triều Tiên chỉ tạo ra một lực nổ nhỏ, chứng tỏ Triều Tiên gặp vấn đề trong việc thiết kế bom.

1675939888754.png

Ngày 09.10.2006, lần đầu tiên Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân trong lòng đất

Lần thứ hai, ngày 25.5.2009, Bình Nhưỡng thực hiện thành công một vụ thử hạt nhân dưới lòng đất. Vụ thử đã tạo ra một cơn địa chấn mạnh 4,7 độ richter, bằng 1/5 cường độ vụ nổ bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản năm 1945. Sau vụ thử này, hai nhà khoa học hạt nhân của Mỹ là Rôxua Pônlắc và Xcốt Kempơ khẳng định, đã phát hiện các dấu hiệu Triều Tiên tự sản xuất được các chi tiết quan trọng của máy ly tâm để làm giàu Uranium bằng công nghệ trong nước, chính thức đánh dấu bước chuyển lớn trong chương trình phát triển VKHN của Triều Tiên từ sử dụng 01 loại nguyên liệu Plutonium (phải nhập ngoại) sang sử dụng đồng thời 02 loại nguyên liệu là Plutonium và Uranium.

1675940022666.png

Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần thứ 2, năm 2009

Lần thứ ba, ngày 12.02.2013, vụ thử đã gây ra trận động đất mạnh 5,1 độ richter, tương đương sức công phá của 7.000 tấn thuốc nổ TNT. Đây là vụ thử hạt nhân đầu tiên dưới thời ông Kim Jong Un. Triều Tiên tuyên bố, đã sử dụng nguyên liệu hạt nhân Uranium trong lần thử này. Các nhà phân tích cho rằng, đây là tiếng chuông báo động với thế giới và khu vực, vì chương trình làm giàu Uranium rất dễ che giấu và giúp Triều Tiên có thể thu nhỏ thiết bị hạt nhân.

Lần thứ tư, ngày 06.01.2016, Triều Tiên tuyên bố, thử thành công bom nhiệt hạch (bom H), một loại bom có sức công phá mạnh gấp nhiều lần bom nguyên tử. Mặc dù, thế giới nghi ngờ về kết quả thử bom H của Triều Tiên; nhưng vụ thử vẫn cho thấy, Bình Nhưỡng đã có những bước tiến nhất định nhằm hiện thực hóa tham vọng hạt nhân của mình.

1675940124044.png


Lần thứ năm, ngày 09.9.2016, lại một lần nữa Triều Tiên tuyên bố, đã thử nghiệm thành công bom H. Vụ thử đã gây ra trận động đất mạnh 5,3 độ richter, tương đương sức công phá của 1.000 tấn thuốc nổ TNT. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích nghi ngờ tính xác thực về tuyên bố của Bình Nhưỡng.

1675940177795.png


Ngày 15.4.2017, Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ sáu, nhằm phản ứng lại Mỹ, Hàn Quốc và các nước lớn đang đe dọa an ninh của Triều Tiên. Tuyên bố này của Triều Tiên làm cho tình hình trên bán đảo Triều Tiên vốn đã căng thẳng, lại càng căng thẳng hơn. Các nhà phân tích cho rằng, chính chương trình VKHN của Triều Tiên là nguyên nhân chủ yếu gây lên sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hiện nay.

2. Tên lửa đường đạn

Chương trình tên lửa của Triều Tiên được phát triển song song với chương trình hạt nhân. Sau nhiều năm nghiên cứu, chế tạo, đến nay, Triều Tiên có hơn 1.000 tên lửa các loại từ tầm ngắn, tầm trung đến tầm xa; phóng trên mặt đất, trên tàu hải quân, tàu ngầm... và có thể mang đầu đạn hạt nhân. Điển hình là các loại tên lửa hiện đại sau:

Tên lửa tầm ngắn Scud. Năm 1976, Ai Cập đã cung cấp cho Triều Tiên tên lửa Scud-B của Liên Xô, có thể mang đầu đạn nặng tới 200kg và tầm bắn 300km. Từ Scud-B, Triều Tiên đã nâng cấp thành hai phiên bản mới Scud-C (Hwasong-5) và Scud-D (Hwasong-6) với tầm bắn lần lượt là 500 và 700km, có thể tiến công vào bất kỳ khu vực nào trên lãnh thổ Hàn Quốc. Vì vậy, tên lửa Scud đã trở thành cơn ác mộng đối với Xơun.

1675940340766.png

Hwasong-5/6


Tên lửa tầm trung Nodong. Tên lửa Nodong được Triều Tiên phát triển dựa trên phiên bản tên lửa Scud, có tầm bắn lên tới 1.300km và có thể mang một đầu đạn hạt nhân nặng từ 1.000 đến 1.200kg. Với tầm bắn này, tên lửa Nodong trở thành mối đe dọa thực sự đối với Nhật Bản vì nó có thể phá hủy bất cứ mục tiêu nào của Nhật Bản cũng như bất cứ căn cứ quân sự nào của Mỹ trên lãnh thổ Nhật.

1675940364180.png

Tên lửa Nodong

Tên lửa tầm xa Taepodong-1. Tháng 8 năm 1998, Triều Tiên đã khiến cả thế giới phải sửng sốt khi lần đầu tiên phóng thử tên lửa Taepodong-1. Đây chính là thế hệ tên lửa tầm xa đầu tiên của Triều Tiên. Loại tên lửa này đã khẳng định sự phát triển vượt bậc của Bình Nhưỡng trong công nghệ tên lửa. Taepodong-1 nặng khoảng 33 tấn, đường kính 1,8m, dài 25,8m, tầm bắn từ 2.200km đến 2.500km, có thể vươn tới các căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinaoa (Nhật Bản). Triều Tiên hiện có hàng chục tên lửa Taepodong-1 và đều đang được triển khai để sẵn sàng chiến đấu.

1675940546328.png
1675940559836.png

Tên lửa tầm xa Taepodong-1

Tên lửa tầm xa Taepodong-2. Đây là tên lửa đường đạn hiện đại nhất của Triều Tiên cho tới thời điểm này, Taepodong-2 nặng gần 80 tấn, dài khoảng 35,8m, đường kính 2,2m. Taepodong-2 có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân nặng tới 500kg, tầm bắn lên tới 6.700km. Với tầm bắn này, Taepodong-2 có thể đe dọa Anh, Ôxtrâylia và các khu vực miền Trung, miền Tây nước Mỹ.

1675940603491.png

Tên lửa tầm xa Taepodong-2

Siêu tên lửa tầm xa. Ngày 03.4.2017, vệ tinh của Hàn Quốc đã phát hiện và chụp lại được hình ảnh một tên lửa của Triều Tiên dài khoảng 40m. Thông tin này khiến Xơun tin rằng, Triều Tiên sắp trình làng một loại tên lửa mới và đó có thể là siêu tên lửa mà giới Tình báo Mỹ đã nhắc tới (có tầm bắn lên tới 10.000km, thậm chí là 15.000km). Với siêu tên lửa này, Mỹ và nhiều nước châu Âu hoàn toàn nằm trong tầm tiến công của Triều Tiên. Điều đáng nói là, tên lửa này sẽ được phóng đi từ bệ phóng di động. Đặc điểm này giúp tên lửa của Triều Tiên dễ dàng lẩn tránh sự dò tìm, phát hiện của các hệ thống rađa. Đây được cho là một động thái của Bình Nhưỡng nhằm đối phó với Mỹ và phương Tây.

1675940665856.png


Hiện nay, nhiều nước vẫn còn hoài nghi về khả năng tên lửa của Triều Tiên. Tuy nhiên, với đội ngũ khoảng 10.000 chuyên gia về lĩnh vực tên lửa và sự đầu tư mạnh vào quân sự, Triều Tiên hoàn toàn có thể phát triển được những loại tên lửa đáng sợ, đủ sức đe dọa các nước lớn.

Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ, cũng như các biện pháp bao vây cấm vận, trừng phạt hà khắc của Liên hợp quốc (LHQ) và cộng đồng quốc tế, Triều Tiên vẫn quyết tâm theo đuổi chương trình phát triển VKHN và tên lửa của mình. Sau hơn 50 năm tìm tòi phát triển, đến nay Triều Tiên đã có đầy đủ các loại tên lửa và tự phát triển được VKHN sử dụng hai loại nguyên liệu: Plutonium và Uranium. Tuy thành công của các vụ thử tên lửa gần đây là không nhiều và việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên vẫn còn gặp phải một số khó khăn, nhưng những kết quả thu được cho thấy, Triều Tiên đang tiến rất gần đến việc sở hữu tên lửa mang đầu đạn hạt nhân hoàn chỉnh. Nếu quyết tâm của Triều Tiên thành hiện thực thì nguy cơ leo thang xung đột ở khu vực Đông Bắc Á chắc chắn chưa thể dừng lại, thậm chí có thể kéo theo một cuộc chạy đua hạt nhân lan rộng. Vì thế chương trình hạt nhân, tên lửa Triều Tiên khiến cho cộng đồng quốc tế hết sức lo ngại.

1675940763670.png

1675940708393.png


..............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,422
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

II. Vai trò, chính sách của Trung Quốc

Liên quan đến bán đảo Triều Tiên nói chung và vấn đề hạt nhân, tên lửa đường đạn của Triều Tiên nói riêng, Trung Quốc là nước được cho là có vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề Triều Tiên là “bài toán khó” đối với Trung Quốc, vì:

1. Nguyên nhân Trung Quốc “không muốn” giải quyết triệt để vấn đề hạt nhân của Triều Tiên

Triều Tiên là đồng minh của Trung Quốc từ sau khi hai nước ký "Hiệp ước hữu nghị hợp tác và tương trợ lẫn nhau" (tháng 7 năm 1961). Về địa chiến lược, Triều Tiên đóng vai trò "vùng đệm" giữa Trung Quốc với các đồng minh của Mỹ trong khu vực. Trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, Trung Quốc vừa chấp nhận lệnh trừng phạt của LHQ, vừa không muốn vấn đề hạt nhân của Triều Tiên được giải quyết “ngay lập tức”. Các chuyên gia cho rằng vì các lí do sau:

- Triều Tiên là đồng minh, là “vùng đệm” của Trung Quốc để ngăn cản sự hiện diện của Quân đội Mỹ ở Đông Bắc Á.

- Trung Quốc cũng không muốn nhận một làn sóng tị nạn từ Triều Tiên tràn qua biên giới sang nước họ, khi bán đảo Triều Tiên căng thẳng.

2. Mục tiêu của Trung Quốc

Mục tiêu của Trung Quốc đối với Triều Tiên được thể hiện bằng tư tưởng "5 không": không bất ổn định, không sụp đổ, không vũ khí hạt nhân, không người tị nạn và không leo thang xung đột. Vì thế, Trung Quốc hậu thuẫn, giúp đỡ Triều Tiên về kinh tế, chính trị..., nhưng chỉ ở mức đủ để duy trì thể chế hiện tại của Triều Tiên dưới ảnh hưởng chi phối của Trung Quốc; không để Triều Tiên bất ổn hoặc rơi vào xung đột, chiến tranh, gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Trung Quốc.

1676085967784.png


Trung Quốc công khai tuyên bố, không ủng hộ Triều Tiên sở hữu VKHN, và luôn cho rằng điều đó có thể làm cho Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan viện cớ phát triển VKHN, làm mất ổn định khu vực. Nhưng, thực tế không phải vậy, Trung Quốc sợ mất ưu thế hạt nhân tuyệt đối của mình tại khu vực, thậm chí Triều Tiên còn có thể trở thành mối đe dọa trực tiếp đối với Trung Quốc nếu đất nước này có sự thay đổi về thể chế.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không muốn tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên diễn ra quá nhanh chóng vì điều này có thể mở đường cho Triều Tiên cải thiện quan hệ với Mỹ và các nước đồng minh, khiến vai trò, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên suy giảm. Vai trò "vùng đệm" của Triều Tiên trong chiến lược an ninh của Trung Quốc vì thế cũng dần mất đi. Trung Quốc sẽ không còn "lá bài mặc cả" hợp tác giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Vì thế, Trung Quốc lựa chọn làm "trung gian hòa giải" để vừa thể hiện được vị thế nước lớn, có trách nhiệm, vừa có thể chủ động kiểm soát tiến trình này, phục vụ các tính toán, lợi ích của mình. Mục đích của Trung Quốc là làm cho Mỹ phải rút quân khỏi Hàn Quốc, bởi một khi Quân đội Mỹ còn hiện diện ở Hàn Quốc, Nhật Bản thì an ninh của Trung Quốc sẽ gián tiếp bị đe dọa.

1676086007219.png


3. Chính sách của Trung Quốc đối với Triều Tiên

Về chính trị, ngoại giao

Trung Quốc và Triều Tiên thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ năm 1949. Trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Trung Quốc đã đứng về phía Triều Tiên đối phó với Hàn Quốc và lực lượng liên minh do Mỹ đứng đầu. Mối quan hệ đó đã được hai nước nâng cấp lên thành “đối tác chiến lược toàn diện” vào những năm 60 của thế kỷ 20.

Mối quan hệ Trung - Triều bắt đầu có dấu hiệu suy giảm sau khi nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un (người luôn thể hiện sự ngờ vực và khinh thường đối với các nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiềm chế sự phát triển hạt nhân của Triều Tiên) lên cầm quyền. Đặc biệt, sau vụ thử hạt nhân lần thứ ba của Triều Tiên (tháng 02 năm 2013), khi Trung Quốc ủng hộ nghị quyết cứng rắn của Hội đồng Bảo an LHQ trừng phạt Triều Tiên, mối quan hệ song phương Trung - Triều đã bị hạ cấp xuống mức “quan hệ bình thường giữa hai nhà nước”.

1676086087561.png


Tuy nhiên, đối với vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, Trung Quốc vẫn được cho là nước giữ vai trò “trung gian” tổ chức các cuộc đàm phán giải quyết cuộc khủng hoảng này. Trong tất cả các lần Triều Tiên thử nghiệm VKHN, Trung Quốc đều thực hiện vai trò “ngoại giao con thoi” để tiến hành các cuộc đàm phán ba bên (Trung - Mỹ - Triều), bốn bên (Trung - Mỹ - Triều - Hàn) rồi sáu bên (Trung - Mỹ - Triều – Hàn - Nhật - Nga), mở ra tia hy vọng rất lớn cho việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên...

Mới đây, ngày 15.4.2017, Triều Tiên lại châm ngòi cho cuộc khủng hoảng hạt nhân, khi tuyên bố sẵn sàng thử hạt nhân lần thứ sáu. Lại thêm lần nữa, Trung Quốc đứng ra làm “trung gian” điều tiết, gắn kết các bên liên quan... Theo các chuyên gia, việc làm của Trung Quốc đã tránh được “một cuộc xung đột lớn” xảy ra trên bán đảo Triều Tiên.

1676086125428.png


Trung Quốc đã có những nỗ lực ngoại giao rất lớn trong việc làm dịu cơn khủng hoảng, đưa các bên còn nhiều bất đồng cùng ngồi vào bàn đàm phán thương lượng với nhau. Tuy trong nhiều vấn đề, Trung Quốc không thể buộc Triều Tiên phải nghe theo, chẳng hạn như việc Bắc Kinh không thể ngăn Bình Nhưỡng tiến hành các vụ thử tên lửa và hạt nhân vào tháng 12 năm 2012 và tháng 02 năm 2013 dẫn tới việc Hội đồng Bảo an LHQ phải ra các Nghị quyết số 2087 và 2094 trừng phạt Triều Tiên...

Về kinh tế

Trung Quốc được cho là “người đỡ đầu” về kinh tế cho Triều Tiên: hiện Trung Quốc đang cung cấp khoảng 90% nhiên liệu, 80% hàng tiêu dùng và 45% thực phẩm cho Triều Tiên; hàng năm Trung Quốc viện trợ trung bình từ 100 đến 200 triệu USD cho Triều Tiên; những năm đầu thế kỷ 21, do kinh tế Triều Tiên sa sút, nên viện trợ của Trung Quốc tăng lên đáng kể: năm 2005 là 2 tỉ USD, từ năm 2006 tới năm 2010, Bắc Kinh viện trợ cho Bình Nhưỡng khoảng 7,5 tỉ USD.

Hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu của Triều Tiên chủ yếu là quặng khoáng sản, than đá, vải dệt, sắt, thép, gỗ, cá và hải sản khác... Còn Triều Tiên nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc là dầu mỏ, thịt, máy móc, đồ nhựa, tơ và phương tiện vận chuyển...

1676086178006.png


Theo thống kê của Cơ quan Xúc tiến Thương mại - Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA), trong 15 năm qua, thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã tăng gấp hơn 10 lần, từ 488 triệu USD năm 2000 lên 5,4 tỷ USD năm 2016. Thương mại của Triều Tiên cũng ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc: năm 2016, 91% thương mại của Triều Tiên là với Trung Quốc (năm 2006, là 57%). Hiện có khoảng 200 công ty Trung Quốc đang hoạt động tại Triều Tiên, trong đó 70% là các công ty khai khoáng…

Sự phụ thuộc của Triều Tiên vào Trung Quốc thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực thương mại. Trung Quốc đang “kiểm soát” chặt chẽ nền công nghiệp Triều Tiên qua nguyên liệu, thành phẩm. Trong cơ cấu thương mại song phương hiện nay, Triều Tiên cần và phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn là Trung Quốc cần đến Triều Tiên. Nói cách khác nếu Trung Quốc ngừng xuất khẩu sang Triều Tiên thì sẽ gây ra những tác động dây chuyền không nhỏ đối với nền kinh tế nước này, nhất là trong bối cảnh Triều Tiên còn đang vật lộn để thoát khỏi tình trạng kinh tế trì trệ kéo dài. Hệ quả là chỉ cần Trung Quốc điều chỉnh chính sách thương mại (chưa tính đến biện pháp trừng phạt) thì nền kinh tế Triều Tiên sẽ gặp không ít khó khăn, cho dù trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, sự lệ thuộc về vốn và công nghệ Trung Quốc, sẽ gây nên những hệ lụy lâu dài. Thực tế hiện nay, hàng loạt công trình, dự án, kể cả công trình, dự án quan trọng của Triều Tiên, đều đang sử dụng công nghệ của Trung Quốc. Việc này không chỉ khiến Triều Tiên luôn ở nấc thang thấp hơn Trung Quốc về mặt công nghệ sản xuất mà còn làm suy giảm động lực nghiên cứu phát triển (R&D) của doanh nghiệp Triều Tiên. Từ các dự án triển khai ở Triều Tiên người ta cho rằng, Trung Quốc có thể thâu tóm, lũng loạn nền kinh tế nước này. Sức mạnh, mức độ thâm nhập về kinh tế của Trung Quốc có thể tác động đến mọi mặt đời sống xã hội cũng như an ninh quốc gia Triều Tiên.

1676086266386.png


Các nhà phân tích cho rằng, Mỹ đã đúng khi nhận định Trung Quốc hỗ trợ đáng kể kinh tế cho Triều Tiên và Bắc Kinh có thể gây sức ép kinh tế rất lớn lên Bình Nhưỡng, nếu muốn. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt khắt khe lên nước láng giềng là điều khiến Trung Quốc không muốn. Vì với họ, trừng phạt kinh tế Triều Tiên sẽ có hại nhiều hơn cho cả Triều Tiên và Trung Quốc.

................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,422
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Biden cam kết bảo vệ nước Mỹ sau sự cố khinh khí cầu Trung Quốc

Khinh khí cầu đi qua không phận Hoa Kỳ và Canada vào tuần trước trước khi bị bắn rơi ngoài khơi bờ biển Carolinas vào thứ Bảy, chỉ vài ngày trước khi Biden phát biểu trước Quốc hội.

Tổng thống Joe Biden trong bài phát biểu về Tình trạng Liên bang đã thề sẽ bảo vệ Hoa Kỳ khỏi các mối đe dọa do Trung Quốc gây ra chỉ vài ngày sau khi ông ra lệnh bắn hạ một quả bóng do thám của Trung Quốc.

1676177322548.png


Biden đã đề cập đến quả khinh khí cầu trong bài phát biểu của mình trước Quốc hội.

“Đừng nhầm lẫn về điều đó: như chúng tôi đã nói rõ vào tuần trước, nếu Trung Quốc đe dọa chủ quyền của chúng tôi, chúng tôi sẽ hành động để bảo vệ đất nước của mình,” Biden nói chung về vụ việc. “Và chúng tôi đã làm.”

Khinh khí cầu đi qua không phận Hoa Kỳ và Canada vào tuần trước trước khi bị bắn rơi ngoài khơi bờ biển Carolinas vào thứ Bảy, chỉ vài ngày trước khi Biden phát biểu trước Quốc hội.

Trung Quốc đã tuyên bố đó là một khinh khí cầu thời tiết đã đi chệch hướng và đã đả kích Hoa Kỳ vì đã bắn hạ nó. Ngoại trưởng Antony Blinken đã hoãn chuyến công du tới Bắc Kinh vì vụ việc.

Vụ việc đã gây ra sự náo động của lưỡng đảng trên Đồi Capitol - nơi việc đối đầu với Bắc Kinh đã nhận được sự ủng hộ từ cả hai bên - và kêu gọi cung cấp thêm thông tin về thiết bị trên khinh khí cầu cũng như cách xử lý của chính quyền đối với nó.

Biden cho biết tuần trước, ông đã ra lệnh cho quân đội bắn hạ khinh khí cầu trước thứ Bảy, nhưng những người đứng đầu BQP đề nghị đợi cho đến khi bay ra biển để giảm thiểu rủi ro cho những người trên mặt đất. Quân đội hiện đang làm việc để thu hồi các mảnh vỡ.

Các quan chức chính phủ sẽ báo cáo tóm tắt với các nhà lập pháp về khinh khí cầu trong tuần này và một ủy ban của Thượng viện dự kiến sẽ tổ chức một phiên điều trần vào thứ Năm về vấn đề này.

Biden nói thêm vào tối thứ Ba rằng chính quyền của ông đã đặt Hoa Kỳ vào “vị trí mạnh nhất trong nhiều thập kỷ để cạnh tranh” với Bắc Kinh. Ông nói, Hoa Kỳ sẽ hợp tác nếu có thể.

Ông nói thêm rằng ông “không tiếc lời xin lỗi rằng chúng tôi đang đầu tư để làm cho nước Mỹ hùng mạnh” và cạnh tranh với Trung Quốc. Ông ca ngợi những nỗ lực hiện đại hóa quân đội “để bảo vệ sự ổn định và ngăn chặn sự xâm lược.”

Biden cũng nhấn mạnh những nỗ lực của chính quyền nhằm hỗ trợ Ukraine đẩy lùi cuộc xâm lược của Nga, một thông điệp được đưa ra khi một số phe Cộng hòa đặt câu hỏi về sự cần thiết phải tiếp tục hỗ trợ Kyiv.

Khi cuộc chiến gần tròn một năm, Biden cho biết cuộc tấn công vào tháng 2 năm 2022 của Tổng thống Nga Vladimir Putin là “phép thử muôn thuở” đối với Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở châu Âu.

“Một năm sau, chúng tôi biết câu trả lời,” ông nói.

1676177725671.png


Biden đã mời đại sứ Ukraine tại Hoa Kỳ, Oksana Markarova, người đã ngồi trong phòng họp của Hạ viện để phát biểu.

“Chúng tôi đoàn kết ủng hộ đất nước của các bạn,” Biden cam kết. “Chúng tôi sẽ sát cánh cùng các bạn cho đến chừng nào còn cần thiết.”
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,422
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Trung Quốc xây dựng năng lực tác chiến liên hợp

Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 - cuộc chiến tranh lớn đầu tiên sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, với thắng lợi thuộc về phía Mỹ và NATO. Trong cuộc chiến tranh này, nghệ thuật và phương thức tiến hành đã có những phát triển mới, hình thành khá rõ phương thức tác chiến liên hợp (TCLH). Tác chiến liên hợp (hay tác chiến liên quân, tác chiến đa quân chủng) là loại hình tác chiến có sự kết hợp cao nhất khả năng tác chiến của các quân, binh chủng, tạo thành sức mạnh tổng hợp để đạt được những mục tiêu chung. Đây sẽ là loại hình tác chiến chủ yếu trong chiến tranh hiện đại có sử dụng vũ khí công nghệ cao, được những nước có tiềm lực quân sự mạnh, khả năng tự động hóa cao sử dụng và Trung Quốc cũng là nước đã và đang xây dựng năng lực TCLH.

1676178042675.png

1676178113872.png


I. LÍ DO

Nghiên cứu những ưu điểm của phương thức TCLH cùng với khả năng tiềm lực quân sự hiện có, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thấy rằng, họ cần phải xây dựng một cơ cấu TCLH cho quân đội của mình; đặc biệt, sau cải cách quân đội cuối năm 2015 đầu năm 2016, Trung Quốc càng đẩy mạnh hơn quyết tâm đó.

1. Từ hiệu quả tác chiến liên hợp và kinh nghiệm của Mỹ - NATO, Nga

a. Mỹ - NATO


Trước Trung Quốc thì nhiều nước khác cũng đã thiết lập những cơ cấu TCLH đơn lẻ để xử lý các tình huống ở nước ngoài. Anh có lẽ là nước đầu tiên thiết lập một hệ thống chỉ huy liên hợp hiện đại vào năm 1924 đặt dưới sự quản lý của Ủy ban Tham mưu trưởng, tổ chức này sau đó đã trở thành hình mẫu để Mỹ lập ra Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân trong Chiến tranh thế giới thứ Hai. Tuy nhiên, các chiến dịch quân sự của Anh thời kì sau Chiến tranh thế giới thứ Hai lại thường được tiến hành bởi từng quân chủng riêng lẻ. Ví dụ chiến dịch tái chiếm Quần đảo Falkland năm 1982 và các hoạt động tham chiến của Anh trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Nhận thức được yêu cầu phải tiến hành các hoạt động liên hợp nhằm đối phó với các thách thức thời kì hậu Chiến tranh Lạnh, các nhà cải cách ở Anh đã thành lập Bộ Tư lệnh (BTL) Liên hợp thường trực (PJHQ) vào năm 1994. Vào năm 2011 BTL liên hợp thường trực sáp nhập vào BTL lực lượng liên hợp mới được thành lập với nhiệm vụ củng cố kiểm soát nhiều hoạt động khác nhau, như: chỉ huy và kiểm soát, tình báo, hậu cần và huấn luyện. Các nước khác, như Đức và Pháp, cũng có các tổ chức tương tự để điều hành các hoạt động TCLH ở nước ngoài.

1676178214681.png


Còn Học thuyết quân sự của Mỹ khẳng định: “…Sự nhất thể hóa và đồng bộ hóa năng lực của các quân, binh chủng giúp nâng cao hiệu quả tác chiến của lực lượng quân sự”. Tương tự như vậy, học thuyết của NATO nhấn mạnh “các thành công quân sự phụ thuộc vào các nỗ lực liên hợp…, các chiến dịch hiện đại ít khi được tiến hành, chứ chưa nói là giành thắng lợi, với chỉ một quân, binh chủng riêng lẻ”. Chuyên gia quân sự Milan Vego cũng khẳng định: “… Trong chiến tranh hiện đại, không có một loại vũ khí hay lực lượng riêng lẻ nào có thể phát huy được hết sức mạnh nếu không có hoạt động hỗ trợ của các quân, binh chủng khác”. Ví dụ điển hình về TCLH hiệu quả chính là chiến dịch “Bão táp sa mạc” năm 1991, trong đó lực lượng Mỹ và đồng minh đã kết hợp sức mạnh hải, lục, không quân, cùng với đó là các vũ khí, phương tiện công nghệ cao, tác chiến trên 5 môi trường: không, bộ, biển, vũ trụ và trường điện từ, đã đánh bại hoàn toàn Quân đội Irắc. Việc sử dụng hỏa lực yểm trợ tầm gần từ trên không đã cho phép liên quân đánh đòn chính xác từ xa, “phi tiếp xúc” diễn ra nhanh chóng và gần như không có thương vong.

1676178240601.png


b. Nga

Thể chế quân khu trong lịch sử Quân đội Nga có từ thế kỉ 19. Năm 1870, Nga hoàng Alếchxanđơ II đã thiết lập thể chế quân khu với phạm vi đóng quân theo khu vực địa lí và lấy lục quân làm lực lượng chủ lực, thực hiện trên toàn lãnh thổ Nga và Liên Xô sau này. Chiến tranh Nga - Grudia năm 2008, là chiến dịch liên hợp quy mô lớn đầu tiên của Nga kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, nhưng Quân đội Nga đã không thể tiến hành được những hoạt động TCLH đúng nghĩa. Nổi lên các vấn đề đáng lưu ý là thiếu khả năng hiệp đồng giữa các quân, binh chủng. Chẳng hạn các phương tiện trên không không thuộc quyền kiểm soát của tư lệnh chiến dịch mà lại chịu sự điều động của tư lệnh không quân từ văn phòng ở Maxcơva. Nên ở cuộc chiến này, tuy giành được thắng lợi, nhưng Quân đội Nga đã bộc lộ hàng loạt yếu kém khi kết hợp các lực lượng với nhau, vì thế có chuyên gia quân sự cho rằng, không quân, lục quân và hải quân Nga đã riêng rẽ tiến hành “cuộc chiến tranh của mình”.

1676178336312.png

1676178386778.png


Thông qua cuộc chiến Nga - Grudia năm 2008, Nga nhận thấy, thể chế quân khu “chia đất tự bảo vệ” và “lấy lục quân làm trung tâm”, chỉ phù hợp với phương thức tác chiến kiểu cũ, mà không phù hợp với tác chiến hiện đại; vì vậy, Nga phải cải cách quân đội theo hướng TCLH. Tháng 12 năm 2010, Quân đội Nga đã hoàn thành việc chuyển đổi 6 quân khu thành 4 quân khu, mỗi quân khu chịu trách nhiệm tiến hành TCLH theo hướng chiến lược của mình. Tư lệnh quân khu có quyền chỉ huy kiểm soát đối với các lực lượng trên bộ, trên biển và trên không, lực lượng biên phòng và bộ đội của Bộ Nội vụ trong phạm vi địa bàn, hướng chiến lược của mình. Còn các lực lượng không gian và tên lửa chiến lược vẫn do BTL tối cao ở Maxcơva nắm quyền chỉ huy trực tiếp. Kết quả của cải cách quân sự theo mô hình TCLH đã giúp Quân đội Nga rất thành công trong các chiến dịch quân sự của họ, như: sáp nhập Crưm năm 2014, tiến hành các chiến dịch chống khủng bố ở Xyri năm 2015.

1676178406683.png


Từ những thành công của Mỹ, NATO, Nga khi tiến hành phương thức TCLH, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận thấy, thời điểm hiện tại Quân đội Trung Quốc cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng phương thức TCLH.

..............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,422
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

2. Từ những vấn đề chưa thành công khi xây dựng năng lực tác chiến liên hợp trước đây và hạn chế của Quân đội Trung Quốc

a. Những vấn đề chưa thành công khi xây dựng năng lực tác chiến liên hợp trước đây của Quân đội Trung Quốc


Lịch sử Trung Quốc ghi nhận, chiến dịch TCLH sơ khai đầu tiên của nước này là vào tháng 1 năm 1955, với cuộc đổ bộ thành công lên đảo Nhất Giang Sơn ngoài khơi Chiết Giang khi đó do Quốc Dân Đảng kiểm soát. Trong chiến dịch này, Quân đội Trung Quốc đã thành lập một bộ chỉ huy liên hợp tạm thời để chỉ huy mọi hoạt động của các lực lượng pháo binh, bộ binh, hải quân và không quân. Quân đội Trung Quốc cũng đã tiến hành một số cuộc diễn tập chống đổ bộ có sự tham gia của cả hải, lục, không quân. Tuy nhiên, TCLH của Trung Quốc cũng chỉ dừng lại ở đó, do tiềm lực quân sự, học thuyết quân sự của Trung Quốc trong thời kì này chú trọng vào “chiến tranh nhân dân”, tập trung toàn bộ vào việc sử dụng các lực lượng trên bộ để đối phó với Liên Xô.

Từ khoảng đầu năm 1975, Đặng Tiểu Bình đã yêu cầu Quân đội Trung Quốc phải tìm hiểu thêm về TCLH và khuyến khích tăng cường huấn luyện hình thức tác chiến này, chú trọng vào huấn luyện chống đổ bộ. Trong những năm 1980, Trung Quốc đã bắt đầu chú trọng hơn vào TCLH. Đặng Tiểu Bình cũng ủng hộ việc tăng cường sức mạnh cho hải quân, không quân và tiến hành cắt giảm quân số của lục quân trên tinh thần chuyển dịch học thuyết quân sự từ chiến tranh nhân dân sang chiến tranh cục bộ. Những hoạt động trên cũng giúp Quân đội Trung Quốc đạt được một số tiến bộ khi xây dựng học thuyết TCLH, như: các nghiên cứu về các chiến dịch đổ bộ đánh chiếm đảo, đổ bộ đường không, chiến dịch phòng không liên hợp. Tuy nhiên, những tiến bộ này cũng chỉ đạt được ở mức hạn chế do Đặng Tiểu Bình chú trọng vào phát triển kinh tế hơn là hiện đại hóa quân đội, và Quân đội Trung Quốc vẫn tập trung vào việc chuẩn bị cho các chiến dịch trên bộ quy mô lớn. Đến những năm 1990 có 2 sự kiện khiến cho học thuyết quân sự và công tác huấn luyện của Quân đội Trung Quốc chú trọng hơn tới TCLH, đó là:

Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, được các nhà phân tích của Quân đội Trung Quốc coi như là bước ngoặt trong tiến hành chiến tranh hiện đại. Đô đốc Lưu Hoa Thanh (người được coi là cha đẻ của Hải quân Trung Quốc hiện đại), khi đó là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc (QUTW) nhận thấy, sở dĩ các lực lượng liên quân có thể nhanh chóng xóa sổ Quân đội Irắc là nhờ vào khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến đa dạng từ trên không, trên biển, trên bộ và trường điện từ, đặc biệt dựa vào các ưu thế về vũ khí, phương tiện công nghệ cao. Những nhận định này đã trở thành một phần nguyên nhân khiến QUTW Trung Quốc năm 1993 quyết định nghiên cứu lại học thuyết, yêu cầu Quân đội Trung Quốc chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện công nghệ cao hiện đại. Theo chủ trương này, Quân đội Trung Quốc được lệnh phải xây dựng các lý thuyết về TCLH, điều chỉnh công tác huấn luyện TCLH, thiết lập một hệ thống chỉ huy liên hợp phù hợp với thực tế đất nước và tình hình quân sự Trung Quốc.

Những căng thẳng leo thang trong quan hệ 2 bờ eo biển Đài Loan. Vào những năm 1990, Bắc Kinh ngày càng tỏ ra quan ngại đối với việc Đài Bắc ráo riết mở rộng quan hệ quốc tế, điển hình là chuyến công du của Tổng thống Lý Đăng Huy tới Mỹ vào tháng 6 năm 1995. Cùng với đó là việc Mỹ gia tăng xuất khẩu vũ khí cho Đài Loan, khiến Trung Quốc lo ngại rằng, sắp hết cơ hội để tái thống nhất đất nước. Tình hình đã trở nên xấu đi khi vào tháng 3 năm 1996, Trung Quốc tiến hành thử nghiệm tên lửa đường đạn gần Đài Loan, trước thềm cuộc bầu cử tổng thống có tính dân chủ đầu tiên trên hòn đảo này và Mỹ đã phản ứng lại bằng việc điều động 2 tàu sân bay tới gần eo biển Đài Loan. Sự kiện này khiến Trung Quốc quan tâm hơn nữa tới nguy cơ nổ ra xung đột với cả Đài Loan lẫn Mỹ. Tháng 1 năm 1999, QUTW Trung Quốc đã ban hành bản “Nguyên tắc chỉ đạo chiến dịch liên hợp” đầu tiên, với nội dung đề cập về các chiến dịch phong tỏa và đổ bộ chiếm đảo liên hợp (cả 2 đều nhắm vào Đài Loan), cũng như các chiến dịch chống tập kích đường không liên hợp, vốn rất cần thiết để đối phó với các máy bay của Mỹ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc. Trong giai đoạn này Quân đội Trung Quốc cũng đã tiến hành một số cuộc diễn tập liên hợp quy mô lớn, chủ yếu tập trung vào tác chiến đổ bộ đường biển.

Trong những năm 2000, các khái niệm TCLH của Quân đội Trung Quốc ngày càng tập trung hơn vào vai trò của máy tính và công nghệ thông tin trong bảo đảm hiệp đồng liên quân chủng. Điều này đã được thể hiện trong học thuyết sửa đổi 2004, trong đó, QUTW Trung Quốc yêu cầu quân đội chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện thông tin hóa. Theo nội dung này, TCLH nhất thể trở thành hình thức tác chiến cơ bản của chiến tranh hiện đại. Cụm từ “nhất thể” ám chỉ về khả năng phối hợp chặt chẽ hơn giữa các quân chủng. Điều này cũng phù hợp với những nỗ lực bước đầu nhằm xây dựng các cơ cấu chỉ huy và kiểm soát tiên tiến hơn trong và giữa các quân khu. Một sự kiện đáng chú ý nữa là sự ra đời của “Mạng phân phối thông tin chiến thuật 3 quân chủng”, cho phép thực hiện liên lạc giữa các đơn vị sở hữu các công nghệ khác nhau, mặc dù tính hiệu quả của việc liên lạc này cũng chỉ ở mức độ hạn chế. Các khái niệm của Quân đội Trung Quốc về TCLH trong thời kì này cũng ngày một đề cao hơn sự hỗ trợ của người dân đối với các hoạt động quân sự, thường được nhắc tới với khẩu hiệu “Quân - dân hòa hợp”.

Một bước phát triển khác trong giai đoạn này là sự gia tăng các hoạt động huấn luyện TCLH. Yêu cầu mở rộng huấn luyện TCLH được đề ra tại Hội nghị toàn quân năm 2006 do Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào chủ trì và Đề cương Huấn luyện và Đánh giá quân sự sửa đổi 2009, trong đó đưa ra các tiêu chuẩn huấn luyện cho các đơn vị thuộc Quân đội Trung Quốc. Văn kiện này đã trở thành cơ sở để tiến hành các cuộc diễn tập quy mô lớn, như: Diễn tập Liên hợp 2009 tổ chức tại Quân khu Tế Nam, cuộc diễn tập đầu tiên thử nghiệm “mô hình bộ chỉ huy liên hợp” giữa các quân chủng và Lực lượng Pháo binh số 2; diễn tập Nhiệm vụ Hành động 2010, trong đó tập trung vào vận hành một BTL chiến dịch liên hợp, thực hành cơ động lục quân và không quân tầm xa và tiến hành tiến công hỏa lực liên hợp; và diễn tập Xác Sơn 2012, chú trọng vào nâng cao các kĩ năng cho các tư lệnh lực lượng liên hợp với sự tham gia của các sĩ quan đến từ 19 học viện của Quân đội Trung Quốc. Đến năm 2012, một cơ quan phụ trách huấn luyện quân sự đã được thành lập trong Bộ Tổng Tham mưu để giám sát các hoạt động huấn luyện liên hợp.

Về mặt tổ chức, Quân đội Trung Quốc vẫn duy trì cơ cấu chỉ huy được xây dựng dựa trên mô hình của Quân đội Liên Xô trong thập niên 1940 và đầu những năm 1950. Trong hệ thống tổ chức này, Bộ Tổng Tham mưu và các quân khu vẫn chủ yếu nắm quyền chỉ huy các hoạt động trên bộ và người đứng đầu các bộ phận này luôn là các sĩ quan lục quân. Trong thời bình, các hoạt động của hải quân và không quân được điều hành bởi các BTL quân chủng, tương tự như cách mà Quân đội Mỹ hoạt động giai đoạn trước năm 1958. Ở cấp quân khu, các hạm đội và các lực lượng không quân không được nhất thể hóa một cách chặt chẽ vào bộ máy chỉ huy của BTL quân khu, mặc dù sự phân biệt giữa các quân chủng đã phần nào được xóa bớt với sự ra đời của một hệ thống hậu cần liên hợp vào giữa những năm 2000. Lực lượng Pháo binh số 2, được thành lập vào năm 1966 phụ trách lực lượng tên lửa hạt nhân trên bộ của Trung Quốc, không thuộc quyền quản lý của Bộ Tổng Tham mưu và các BTL quân khu mà nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của QUTW.

1676202504279.png


Theo đó, thay vì thiết lập một hệ thống chỉ huy và kiểm soát liên hợp thường trực, học thuyết của Quân đội Trung Quốc lại đưa ra khái niệm về các BTL liên hợp lâm thời sẽ được thành lập trong thời chiến. Cụ thể là, các quân khu sẽ được thay thế bằng các “chiến khu” với phạm vi tác chiến, công tác tham mưu và tổ chức được điều chỉnh cho thích hợp với các thách thức trong tác chiến. Ví dụ như, trong trường hợp Quân đội Trung Quốc tiến hành một chiến dịch ở khu vực eo biển Đài Loan, Quân khu Nam Kinh sẽ được chuyển đổi thành Chiến khu Nam Kinh, với chỉ huy là những người được QUTW chỉ định. Nhiều cuộc thảo luận trong nội bộ Quân đội Trung Quốc đã đưa ra các mô hình khác nhau cho cơ cấu tổ chức của một chiến khu, tuy nhiên hầu hết trong số đó đều nhất trí về sự cần thiết của một BTL trung tâm để nắm quyền chỉ huy và quản lí thống nhất đối với tất cả các đơn vị thuộc các quân, binh chủng nằm trong khu vực mà nó phụ trách. Các BTL liên hợp cũng sẽ hiệp đồng với các tổ chức đảng và chính quyền ở địa phương, bảo đảm cho người chỉ huy có thể huy động các nguồn lực dân sự, như: lực lượng cảnh sát, vật chất tiếp tế và các mạng lưới giao thông...

Tuy nhiên, dù đã có những tiến bộ trong chiến lược xây dựng cơ cấu TCLH, nhưng trong huấn luyện, diễn tập còn đơn giản, thiếu tính thực tế và linh hoạt trong phối hợp giữa các quân, binh chủng, nên Quân đội Trung Quốc đã bộc lộ nhiều hạn chế.

................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,422
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

b. Những hạn chế của Quân đội Trung Quốc

Thứ nhất, khó khăn phát sinh trong việc thiết lập các bộ tư lệnh liên hợp lâm thời trong thời chiến. Cho tới đầu những năm 2000, sự thiếu hiệu quả trong cơ cấu chỉ huy của Quân đội Trung Quốc đã bộc lộ rõ ràng. Một trong những hạn chế lớn nhất chính là những khó khăn phát sinh trong việc thiết lập các BTL liên hợp lâm thời trong thời chiến. Phải mất nhiều thời gian để có thể bổ nhiệm các tư lệnh chiến khu, quy định mối quan hệ giữa các cấp có thẩm quyền, thủ tục đưa ra các quyết định và thời gian để các sĩ quan tham mưu có thể làm quen với môi trường tác chiến (nhiều người trong số đó vừa được Bộ Tổng Tham mưu điều động tới các chiến khu). Những hạn chế nói trên sẽ làm chậm khả năng tiến hành các chiến dịch của Quân đội Trung Quốc.

Thứ hai, thiếu các hoạt động phối hợp giữa các lực lượng. Hoạt động phối hợp giữa các lực lượng hải quân, lục quân, không quân trên địa bàn các quân khu trong thời bình, như huấn luyện liên hợp, chưa thường xuyên cũng là một nguyên nhân làm giảm khả năng hiệp đồng của các đơn vị này trong thời chiến.

Thứ ba, hệ thống chỉ huy hiện hành không phù hợp với tác chiến hiện đại. Một thách thức khác nữa là hệ thống chỉ huy hiện hành ngày càng không phù hợp với những thay đổi trong tác chiến hiện đại và môi trường an ninh của Trung Quốc, trong đó có tình hình bất ổn gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, các lực lượng ly khai ở Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương và đặc biệt là bảo vệ các lợi ích trước sự can thiệp của Mỹ. Điều này đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thừa nhận khi phát biểu với cán bộ cấp cao hồi tháng 4 năm 2013, ông nói: “Chiến tranh nổ ra trong điều kiện kỹ thuật cao phức tạp có Mỹ tham chiến thì Quân đội Trung Quốc chưa thể thích ứng được”.

Nguyên nhân của những hạn chế trên (theo các nhà lãnh đạo Trung Quốc) là do Quân đội Trung Quốc thiếu một cơ cấu chỉ huy và kiểm soát liên hợp thường trực. Vấn đề này sẽ gây nhiều trở ngại cho Quân đội Trung Quốc trong thế kỉ 21. Do đó, để Quân đội Trung Quốc chuyển trạng thái từ thời bình sang thời chiến nhanh chóng hơn, tiến hành nhất thể hóa các lực lượng của các quân, binh chủng hiệu quả hơn, thì phải xây dựng năng lực TCLH.

II. TRUNG QUỐC XÂY DỰNG NĂNG LỰC TÁC CHIẾN LIÊN HỢP

1. Quan điểm xây dựng


Tháng 1 năm 2016, QUTW Trung Quốc đã đưa ra quan điểm chỉ đạo chính thức cho các cuộc cải tổ này như sau: Thông qua đáp ứng yêu cầu của tác chiến và chỉ huy liên hợp nhất thể, chúng ta sẽ thiết lập một hệ thống chỉ huy và TCLH 2 cấp hoàn chỉnh giữa QUTW và các khu vực; xây dựng một hệ thống chỉ huy chiến dịch và chiến lược thống nhất trong cả thời bình và thời chiến, gọn nhẹ và có tính hiệu quả cao, hoạt động thường xuyên, tập trung vào chỉ đạo các hoạt động tác chiến quy mô lớn.

2. Mục tiêu

Thứ nhất, thiết lập cơ cấu chỉ huy và kiểm soát liên hợp thường trực. Trọng tâm của cuộc cải tổ về tổ chức là tiến hành thiết lập một cơ cấu chỉ huy và kiểm soát liên hợp thường trực. Các nội dung chính của mục tiêu này đã được công bố tại Kỳ họp thứ 3, Đại hội Đ C S Trung Quốc (khóa XVIII), trong đó giới lãnh đạo Trung Quốc đã kêu gọi Quân đội Trung Quốc xây dựng các cơ quan chỉ huy TCLH ở cả cấp QUTW lẫn mặt trận. Tháng 12 năm 2013, ông Tập nhấn mạnh: Quân đội Trung Quốc đã nghiên cứu kĩ lưỡng về chỉ huy và kiểm soát liên hợp, tuy nhiên nhiều vấn đề cơ bản vẫn còn tồn tại…, việc thiết lập một hệ thống chỉ huy và kiểm soát liên hợp ở cấp Quân ủy và mặt trận cần phải được thực hiện một cách khẩn trương và không được chậm trễ”. Trong một cuộc họp QUTW bàn về cải tổ quân đội, ông Tập Cận Bình tiếp tục khẳng định: “… Hệ thống chỉ huy TCLH 2 cấp” sẽ sớm được thiết lập và đến tháng 1 năm 2016 Trung Quốc đã tiến hành cải cách quân đội, thiết lập hệ thống chỉ huy liên hợp.

1676288103342.png

Quân đội TQ diễn tập năm 2015

Thứ 2, thiết lập cơ chế xây dựng các kế hoạch tác chiến với sự tham gia từ tất cả các quân, binh chủng. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng của các kế hoạch đó, mà còn rất có ích trong việc bồi dưỡng một thế hệ sĩ quan mới giỏi về xây dựng kế hoạch TCLH.

Thứ 3, biến huấn luyện liên hợp trở thành các hoạt động thường xuyên ở các bộ tư lệnh khu vực. Việc này bảo đảm duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu và phát triển các kĩ năng cần thiết để tiến hành các hoạt động TCLH trong thực tế.

3. Xây dựng cơ cấu tác chiến liên hợp

Hệ thống chỉ huy TCLH của Quân đội Trung Quốc được xây dựng theo 2 cấp (khu vực và toàn quốc) đã được ra mắt vào đầu năm 2016 và về cơ bản nó là sự kết hợp các mô hình của Nga, Anh, Mỹ.

a. Ở cấp khu vực

Dưới BTL chiến khu là các BTL chỉ huy các lực lượng lục quân, không quân, hải quân. Các BTL hải quân và không quân không còn chức năng chỉ huy tác chiến mà chỉ đảm nhiệm tổ chức huấn luyện và trang bị cho lực lượng. Cùng với vai trò chỉ huy tác chiến, các BTL chiến khu còn phải tập trung vào chỉ đạo huấn luyện liên hợp trong thời bình. Tham mưu giúp việc cho các BTL chiến khu là các trung tâm chỉ huy TCLH (JOCC), với các thành viên là những người được điều động từ tất cả các quân, binh chủng, đảm nhiệm trực chiến 24/7.

1676288158074.png

1676288199442.png

Diễn tập "Queshan 2013A"

Cũng giống như hệ thống chỉ huy của Nga, các BTL chiến khu được giao nhiệm vụ đối phó với các thách thức cụ thể của từng địa bàn:

- Bộ Tư lệnh chiến khu miền Đông tập trung vào hướng eo biển Đài Loan và biển Hoa Đông.

- Bộ Tư lệnh chiến khu miền Nam chịu trách nhiệm khu vực Biển Đông, vùng biên giới giáp với Myanma và Việt Nam.

- Bộ Tư lệnh chiến khu miền Bắc chịu trách nhiệm đối phó với các tình huống xảy trên bán đảo Triều Tiên và biên giới Nga - Trung.

- Bộ Tư lệnh chiến khu miền Tây đảm nhiệm bảo vệ biên giới Trung Quốc - Ấn Độ và đối phó với các thách thức trong khu vực.

- Bộ Tư lệnh chiến khu Trung tâm bảo vệ Bắc Kinh và chi viện cho các mặt trận khác nếu cần thiết.

b. Ở cấp độ toàn quốc

Ở cấp độ toàn quốc, Bộ Tổng Tham mưu được thay thế bằng Bộ Tham mưu liên hợp (JSD). Không giống như Bộ Tổng Tham mưu trước đây, vốn chủ yếu tập trung vào các hoạt động trên bộ và phụ trách một phần các hoạt động TCLH, Bộ Tham mưu liên hợp sẽ chú trọng hoàn toàn vào các hoạt động TCLH. Cũng giống như BTL liên hợp thường trực của Anh, Bộ Tham mưu liên hợp sẽ trực tiếp giám sát các hoạt động ở hải ngoại, ví dụ như tuần tra chống cướp biển, các hoạt động sơ tán phi chiến đấu, và các sứ mệnh cứu trợ thảm họa... Trong các hoạt động tác chiến khu vực, Bộ Tham mưu liên hợp đảm nhiệm hỗ trợ liên lạc giữa QUTW và các BTL chiến khu. Ngoài ra, Bộ Tham mưu liên hợp còn điều hành các hoạt động huấn luyện liên hợp, xây dựng các kế hoạch tác chiến, và phân tích tình báo... Tất cả các nhiệm vụ này đều đòi hỏi Bộ Tham mưu liên hợp phải thường xuyên hiệp đồng với các BTL chiến khu.

1676288254206.png


Bao trùm lên tất cả là QUTW. Đây là cơ quan chỉ huy cao nhất của Quân đội Trung Quốc, có quyền giám sát các hoạt động tác chiến của Bộ Tham mưu liên hợp lẫn các BTL chiến khu. Cơ quan này cũng sẽ quyết định việc điều động binh lính và trang bị giữa các BTL chiến khu trong các cuộc diễn tập hoặc các hoạt động tác chiến quy mô lớn.

1676288302223.png


4. Giải pháp

Để cơ cấu TCLH vận hành theo đúng mục tiêu, Quân đội Trung Quốc tiến hành thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp với tình hình:

a. Cải cách về chức năng, nhiệm vụ; tổ chức, biên chế

Cải cách về chức năng, nhiệm vụ

Chức năng, nhiệm vụ được cải cách theo nguyên tắc: “Quân ủy quản tổng, quân chủng chủ kiến (xây dựng), chiến khu chủ chiến”.

- Quân ủy quản tổng: Nghĩa là QUTW quản lí tổng thể. Theo đó, 4 cơ quan trước đây, gồm: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng bộ Chính trị, Tổng bộ Hậu cần và Tổng bộ Trang bị được xóa bỏ và cơ cấu lại thành 15 cơ quan, đơn vị nghiệp vụ mới trực thuộc QUTW (7 bộ/văn phòng, 3 ủy ban, 5 cơ quan trực thuộc).

Việc QUTW quản lí tổng thể cho thấy Đ C S Trung Quốc tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối với quân đội. Điều này một lần nữa được ông Tập Cận Bình khẳng định vào tháng 8 năm 2017: "Nguyên tắc của chúng ta là đ....ảng chỉ huy súng và súng không bao giờ được phép chỉ huy đ....ảng".

1676288580536.png


- Quân chủng chủ kiến (xây dựng): Quân chủng có chức năng xây dựng, bảo đảm nhân lực, huấn luyện và trang bị cho các chiến khu, không đảm nhiệm chỉ huy tác chiến.

- Chiến khu chủ chiến: Chiến khu chịu tránh nhiệm chỉ huy TCLH trong khu vực phụ trách.

Cải cách lại tổ chức, biên chế

7 đại quân khu trước đây (Bắc Kinh, Thẩm Dương, Tế Nam, Nam Kinh, Quảng Châu, Thành Đô, Lan Châu) được điều chỉnh lại và thiết lập thành 5 chiến khu: Chiến khu miền Bắc, Chiến khu miền Nam, Chiến khu miền Đông, Chiến khu miền Tây, Chiến khu Trung tâm. Trong 5 chiến khu mới thành lập, có 3 chiến khu có lực lượng hải quân là: Chiến khu miền Bắc, Chiến khu miền Nam, Chiến khu miền Đông.

Giữ nguyên 2 quân chủng là hải quân và không quân; cơ cấu lại lực lượng lục quân thành Quân chủng Lục quân; đổi tên Lực lượng Pháo binh số 2 thành Quân chủng Tên lửa và thành lập mới 2 lực lượng cấp quân chủng là Lực lượng Chi viện chiến lược và Lực lượng Bảo đảm hậu cần liên hợp.

1676288626273.png


Việc cải tổ lại tổ chức, biên chế của Quân đội Trung Quốc có một số điểm đáng chú ý:

Thứ nhất, thành lập Quân chủng Lục quân. Trước khi được cải tổ, Lục quân Trung Quốc (khác với không quân và hải quân) không có bộ tư lệnh của riêng mình, mà được điều hành chung bởi Bộ Tổng Tham mưu và các quân khu. Khi xây dựng cơ cấu TCLH, cũng giống như Quân đội Anh, Mỹ, Trung Quốc tiến hành thành lập Quân chủng Lục quân để quản lí lực lượng này và hy vọng, khi được trút bỏ trách nhiệm quản lý lục quân, Bộ Tham mưu liên hợp, các BTL khu vực có thể hoàn toàn tập trung vào chỉ huy các hoạt động liên hợp.

Thứ hai, thành lập mới Lực lượng Chi viện chiến lược và Lực lượng Bảo đảm hậu cần liên hợp nhằm bảo đảm cho các hoạt động TCLH được thuận lợi hơn.

Thứ ba, thành lập Cục Quản lý huấn luyện đặt dưới sự chỉ huy của QUTW. Cơ quan này sẽ ban hành các tiêu chuẩn về huấn luyện liên hợp cho các BTL khu vực; tiến hành cải cách hệ thống giáo dục quân sự chuyên nghiệp để chú trọng hơn nữa vào đào tạo TCLH và giám sát công tác huấn luyện, đào tạo TCLH, chỉ huy liên hợp của các đơn vị và nhà trường.

1676288655441.png


..............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,422
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

b. Cải cách về cơ chế điều hành và thay đổi tư duy tác chiến

Cơ chế điều hành

- Hệ thống chỉ huy tác chiến: QUTW- BTL chiến khu - quân đoàn - đơn vị chiến đấu (lữ đoàn - tiểu đoàn - đại đội), theo mô hình quân đội các nước phát triển.

- Hệ thống quản lí và xây dựng: QUTW - quân chủng - quân đoàn - đơn vị.

Tư duy tác chiến

Chuyển từ quan điểm “đại lục quân” sang TCLH. Trước đây, trong tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng, lực lượng tác chiến lấy lục quân làm trung tâm, các quân, binh chủng là phối thuộc. Nay, chuyển sang mô hình TCLH, thì tùy theo phạm vi, nhiệm vụ tác chiến mà xác định lực lượng trung tâm, còn trong huấn luyện, vai trò của các quân chủng ngang nhau.

1676427603849.png


Khi tác chiến ở nước ngoài, Bộ Tham mưu liên hợp sẽ thiết lập khung hệ thống chỉ huy; điều động lực lượng của các quân chủng và chiến khu tham gia tạo thành lực lượng tác chiến thực hiện nhiệm vụ.

Cơ chế mới bảo đảm tăng cường vai trò của QUTW với quân đội; bảo đảm hiệu lực của người chỉ huy và rút ngắn thời gian truyền đạt mệnh lệnh, triển khai lực lượng. Đồng thời, tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh lực lượng thực hiện nhiệm vụ linh hoạt và cơ động hơn, chuyển trạng thái chiến đấu nhanh hơn, đáp ứng được yêu cầu khi tiến hành cuộc chiến tranh hiện đại.

c. Thành lập Trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp

Sau khi tiến hành cải cách quân đội theo mô hình TCLH, tháng 4 năm 2016, Trung Quốc thành lập Trung tâm chỉ huy TCLH của QUTW do Chủ tịch Tập Cận Bình là Tổng chỉ huy. Đây là sự thay đổi quan trọng trong tiến trình cải cách của Quân đội Trung Quốc.

1676427655696.png


d. Trong bộ tư lệnh chiến khu, thành phần chỉ huy có thể là sĩ quan từ bất cứ lực lượng nào

Theo quy định mới việc bổ nhiệm các sĩ quan vào các vị trí như tư lệnh, phó tư lệnh (PTL) - tham mưu trưởng (TMT) hoặc PTL chiến khu không nhất thiết phải là lục quân. Cụ thể, mỗi chiến khu đều có tư lệnh và các PTL xuất thân từ các lực lượng, như: lục quân, không quân, hải quân (nếu các chiến khu này có hải quân). Tới nay đã có 2 tư lệnh chiến khu xuất thân từ hải quân và không quân, đó là: Phó Đô đốc Viên Dự Bách làm Tư lệnh Chiến khu miền Nam; Thượng tướng không quân Ất Hiểu Quang làm Tư lệnh Chiến khu Trung tâm.

1676427840891.png

Vương Giáo Thành, Tư lệnh Chiến khu Nam, đặc trách độc chiếm Biển Đông và tác chiến ở địa bàn Đông Nam Á.

Hiện nay, các sĩ quan thuộc Lực lượng Tên lửa cũng đã được đưa vào các vị trí tham mưu trong các trung tâm chỉ huy TCLH cấp chiến khu; thậm chí, Quân đội Trung Quốc đang tiến hành nhất thể hóa các lực lượng tên lửa vào các BTL chiến khu, ví dụ như bổ nhiệm các tư lệnh đơn vị tên lửa kiêm nhiệm thêm chức vụ PTL chiến khu. Đây là một động thái rất đáng chú ý, thể hiện quyết tâm xây dựng mô hình TCLH của Quân đội Trung Quốc.

e. Diễn tập nâng cao năng lực tác chiến liên hợp

Theo Tân Hoa xã, hầu hết các sĩ quan của Trung Quốc chỉ nắm được tình hình quân chủng và chuyên ngành của mình, chưa quen với tác chiến hiệp đồng quân binh chủng; trong diễn tập cũng lấy một quân khu, quân chủng làm lực lượng chủ yếu, các lực lượng khác phối thuộc. Quân đội Trung Quốc chưa có truyền thống tác chiến liên quân, năng lực chỉ huy TCLH đang là một khiếm khuyết.

Nay theo nguyên tắc “chiến khu chủ chiến”, Quân đội Trung Quốc phải từ bỏ kiểu tiến hành các cuộc diễn tập thiên về sử dụng lực lượng chủ yếu của một quân khu, quân chủng mà chuyển sang tiến hành các cuộc diễn tập tăng cường khả năng hiệp đồng giữa các quân chủng; nâng cao năng lực chỉ huy TCLH. Đây được coi là điểm cốt lõi trong xây dựng cơ cấu TCLH. Theo đó, Quân đội Trung Quốc đã phải thu thập kinh nghiệm từ các hoạt động thời bình, như: các hoạt động triển khai quân ở Vịnh Aden, các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, các cuộc diễn tập đơn phương và đa quốc gia… và thông qua nghiên cứu các cuộc chiến tranh gần đây do quân đội nước ngoài tiến hành.

1676427942915.png

1676428131927.png


Kể từ năm 2016, các BTL chiến khu của Quân đội Trung Quốc đã tổ chức các cuộc diễn tập liên quân nhằm nâng cao năng lực chỉ huy và kiểm soát đa quân chủng cho các lực lượng trực thuộc. Điển hình như từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2017, BTL Chiến khu miền Nam diễn tập khoa mục phối hợp giữa các chiến dịch trên không và trên mặt đất. Trong cuộc diễn tập này các máy bay chiến đấu của không quân và trực thăng tiến công của lục quân đã nhận được thông tin về mục tiêu từ các nhóm chỉ thị mục tiêu đường không liên quân. Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Đông diễn tập tích hợp dữ liệu tình báo, cảnh giới và trinh sát từ nhiều quân chủng.

Năm 2018, hơn 2 triệu quân nhân Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc diễn tập quân sự lớn, nhỏ.

Năm 2019, Quân đội Trung Quốc liên tục tiến hành các cuộc diễn tập tại Biển Đông và tham gia các cuộc diễn tập với nước ngoài. Điển hình như:

Tháng 1 năm 2019, Chiến khu miền Nam tiến hành 20 cuộc diễn tập, có bắn đạn thật, kéo dài 34 ngày (bắt đầu từ ngày 16 tháng 01 đến ngày 18 tháng 02) trên Biển Đông, Thái Bình Dương. Đây là đợt diễn tập nhằm tăng cường khả năng hiệp đồng của các lực lượng không quân, hải quân, tên lửa chiến lược, theo mô hình TCLH.

1676428210681.png

1676428233648.png


Tháng 9 năm 2019, Trung Quốc đã đưa 1 lữ đoàn tăng tổng hợp hạng nặng mạnh nhất của Tập đoàn quân 76, với 1.600 quân nhân tham gia cuộc diễn tập quân sự chung đa quốc gia “Center-2019) do Nga tổ chức...

1676428311947.png

1676428360886.png


Tháng 11 năm 2019, Trung Quốc đưa tàu sân bay Type-002 tham gia diễn tập tại Biển Đông, người phát ngôn Hải quân Trung Quốc tuyên bố: “… Việc tổ chức các cuộc thử nghiệm và diễn tập của tàu sân bay nội địa đi qua khu vực là hoạt động bình thường trong quá trình phát triển tàu sân bay này”.

1676428451249.png

1676428524650.png


...........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,422
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

f. Hiện đại hóa vũ khí, trang bị kĩ thuật

Tác chiến liên hợp là hình thức tác chiến đạt hiệu quả cao, nhưng những nguyên tắc, yêu cầu của TCLH lại rất nghiêm ngặt, khắt khe. Yêu cầu quan trọng hàng đầu là cơ quan chỉ huy phải bảo đảm chỉ huy tập trung, thống nhất, có trình độ tự động hóa, “trí năng hóa” cao, hệ thống chỉ huy phải đạt trình độ ít nhất là từ C3I (chỉ huy, kiểm soát, thông tin, tình báo) trở lên, đủ khả năng liên kết các chủng loại vũ khí, trang bị công nghệ cao có uy lực mạnh, tầm bắn xa, độ chính xác cao… Vì vậy, Trung Quốc đã tập trung nghiên cứu phát triển cho ra đời nhiều chủng loại vũ khí, trang bị hiện đại, như: Hệ thống định vị toàn cầu Bắc Đẩu thế hệ 3 với 51 vệ tinh; máy bay trinh sát, máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm trên không (trang bị không thể thiếu trong TCLH), máy bay ném bom, máy bay vận tải, máy bay tiếp dầu, máy bay chiến đấu các thế hệ; tàu sân bay; tàu chiến, tàu ngầm; tên lửa hành trình siêu âm, tên lửa đạn đạo…; xây dựng được hệ thống C4IRS (chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính, tình báo, trinh sát, giám sát).

III. ĐÁNH GIÁ

1. Thuận lợi

a. Hệ thống chính trị của Trung Quốc tập trung, thống nhất, có hiệu lực mạnh, các lãnh đạo có quyết tâm chính trị rất cao


Hệ thống chính trị có hiệu lực mạnh chính là tác nhân sâu xa, toàn diện và quan trọng nhất bảo đảm cho cải cách thành công. Hệ thống chính trị do Đ.. C.. S Trung Quốc lãnh đạo tập trung, thống nhất và có hiệu lực rất mạnh. Lãnh đạo đất nước luôn là người có năng lực trí tuệ và ý chí rất cao, họ đã nhận thức được những hạn chế của phương thức tác chiến kiểu cũ, ưu điểm của phương thức TCLH; khả năng tiềm lực về kinh tế… nên quyết tâm cải cách quân đội của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đứng đầu là Chủ tịch Tập Cận Bình, rất mạnh mẽ. Đây là những nhân tố rất thuận lợi để Quân đội Trung Quốc xây dựng thành công cơ cấu TCLH, có thể đạt được mục tiêu “quân đội đẳng cấp thế giới”.

1676718170281.png

1676718206410.png


b. Nền công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc rất phát triển

Tác chiến liên hợp ra đời khi các quân, binh chủng phát triển đến một trình độ khá cao; có khả năng độc lập tiến hành tác chiến, hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến tác chiến chung của liên quân. Trong TCLH thường sử dụng rộng rãi hệ thống chỉ huy tự động hoá, như hệ thống C3I, C4ISR…, các lực lượng tham chiến được trang bị nhiều chủng loại vũ khí, trang bị công nghệ cao, bảo đảm cho các lực lượng tham chiến trên cả 5 môi trường (không, bộ, biển, vũ trụ, trường điện từ)… hợp thành một thể thống nhất tạo nên sức mạnh liên hợp để chiến thắng. Vì vậy, yêu cầu bắt buộc là nền công nghiệp quốc phòng của nước đó phải có khả năng sản xuất ra hầu hết chủng loại vũ khí, phương tiện có hàm lượng công nghệ cao, đủ khả năng chỉ huy, kiểm soát, nhất thể hóa các lực lượng.

1676718354488.png

1676718882149.png


Nhiều thập kỉ qua, Trung Quốc đầu tư lớn cho công nghiệp quốc phòng để nghiên cứu, phát triển và chế tạo vũ khí, trang bị hiện đại. Đến nay, Trung Quốc đã vươn lên đứng thứ 3 thế giới về sức mạnh quốc phòng (sau Mỹ và Nga). Có thể nói, các nước phát triển có vũ khí gì, thì Trung Quốc cũng có loại tương tự. Đây là yếu tố rất quan trọng để Trung Quốc hoàn thành việc xây dựng khả năng TCLH cho quân đội.

2. Khó khăn

a. Khả năng nhất thể hóa lực lượng tên lửa thông thường


Khả năng nhất thể hóa của các đơn vị tên lửa thông thường vào cơ cấu chỉ huy liên hợp vẫn đang là một bài toán khó đối với Quân đội Trung Quốc. Các cuộc diễn tập liên hợp gần đây cho thấy, sự hiệp đồng giữa lực lượng tên lửa và các đơn vị khác vẫn còn thiếu chặt chẽ, chưa được nhất thể hóa sâu rộng. Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho Quân đội Trung Quốc trong các chiến dịch liên hợp mà trong đó lực lượng tên lửa thông thường có vai trò chủ chốt, ví dụ như các chiến dịch đổ bộ đánh chiếm đảo.

1676718956682.png

1676719025262.png


b. Sĩ quan lục quân vẫn chiếm số đông trong các chiến khu

Đáng chú ý là, hiện nay có 3/5 tư lệnh và 4/5 chính ủy chiến khu là các sĩ quan lục quân. Hầu hết các vị trí lãnh đạo cấp cao khác, ví dụ như Phó Chủ tịch QUTW, Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp, Chủ nhiệm Cục Quản lí Huấn luyện QUTW… cũng đều xuất thân từ sĩ quan lục quân.

Các tư lệnh chiến khu của Quân đội Trung Quốc thường có kinh nghiệm hạn chế trong tác chiến trên biển, trên không và tác chiến sử dụng tên lửa thông thường - đây là những lĩnh vực mà sẽ có nhiều tác động tới các hoạt động TCLH xung quanh lãnh thổ Trung Quốc trong tương lai. Trong khi đó, BTL Thái Bình Dương của Mỹ thường có chỉ huy trưởng là sĩ quan hải quân có hiểu biết sâu sắc về các hoạt động tác chiến không, biển ở phía Tây Thái Bình Dương. Bên cạnh đó là tình trạng các sĩ quan lục quân chiếm đa số trong các khóa đào tạo chỉ huy liên hợp (tiêu chuẩn bắt buộc để được cất nhắc lên các vị trí cấp cao), có nghĩa là Quân đội Trung Quốc có thể sẽ thiếu những tài năng cần thiết để khai thác tối đa sự hiệu quả của cơ cấu tổ chức mới.

c. Chủ nghĩa cục bộ giữa các quân chủng

Đây là vấn đề không chỉ có ở Trung Quốc mà nhiều nước đã gặp phải trong quá trình nâng cao năng lực TCLH kể cả Mỹ trước đây. Sự phản đối từ phía các lực lượng cũng có thể là một trong nhiều lý do khiến Trung Quốc đã không thể thiết lập một hệ thống chỉ huy và kiểm soát liên hợp từ sớm hơn, mặc dù các cuộc thảo luận trong nội bộ Quân đội Trung Quốc thường chỉ nhắc một cách chung chung về sự chống đối nhắm vào các cuộc cải tổ trước đây bằng cụm từ “lợi ích cố hữu”. Điển hình là BTL Hải quân vẫn tiếp tục tiến hành chỉ huy tác chiến trong một số trường hợp. Vấn đề này có thể sẽ còn trở nên nghiêm trọng hơn khi các BTL chiến khu, đứng đầu là các sĩ quan lục quân, sẽ tìm cách áp đặt quyền chỉ huy đối với các đơn vị hải quân, không quân và có thể là cả các đơn vị tên lửa thuộc địa bàn của mình.

d. Quân đội thiếu kinh nghiệm chiến đấu

Kể từ cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979, Quân đội Trung Quốc đến nay vẫn chưa có một chiến dịch quân sự quy mô lớn nào. Và những bài học trong cuộc chiến nói trên sẽ khó có thể áp dụng cho các hoạt động TCLH của thế kỉ 21. Việc thiếu kinh nghiệm chiến đấu khiến Quân đội Trung Quốc chưa thể đưa cơ cấu tổ chức, học thuyết, các trang, thiết bị và quân nhân của họ vào thử nghiệm ở mức độ cao nhất. Điều này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho Quân đội Trung Quốc trong việc đối phó với các vấn đề có thể phát sinh trong các chiến dịch liên hợp trong tương lai, đặc biệt là khi chống lại đối phương có phương thức TCLH tương đối hoàn thiện như Mỹ hoặc Nhật Bản.

1676719195773.png

1676719302956.png


Cuộc cải tổ năm 2016 là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển đã được tiến hành kể từ năm 1975, khi ông Đặng Tiểu Bình kêu gọi quân đội chú trọng hơn nữa vào TCLH và kết quả là đã có những tiến bộ từng bước trong xây dựng học thuyết và huấn luyện TCLH. Cũng giống như quân đội các nước khác, những thay đổi trong tổ chức là chưa đủ để ngay một lúc hay trong thời gian ngắn tạo ra những chuyển biến trong năng lực tác chiến. Ví dụ như Quân đội Mỹ đã có hàng loạt các chiến dịch thất bại tiếp nối, dẫn đến một đạo luật được ra đời gần 30 năm sau đó, mới có thể củng cố được mô hình BTL chiến đấu. Tương tự như vậy, Quân đội Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức không thể giải quyết trong một sớm một chiều, ví dụ như tình trạng cục bộ giữa các quân chủng trong quá trình thực hiện các cuộc cải tổ gần đây. Mặc dù vậy, đây vẫn là một dấu mốc quan trọng đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả TCLH cho Quân đội Trung Quốc. Thông qua quá trình cải tổ của Quân đội Trung Quốc chắc chắn sẽ tác động và đặt ra nhiều thách thức mới cho Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc. Đây có thể sẽ trở thành động lực thúc đẩy những nước này điều chỉnh chiến lược quốc phòng, kế hoạch và khái niệm tác chiến.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,422
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Trung Quốc cảnh giác với “cách mạng màu” ở Trung Á

Theo tạp chí “Tuần san châu Á” số 4/2022, Trung Quốc đang cảnh giác với cuộc bạo động ở Kazakhstan và lo lắng điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình ở Tân Cương, cho dù là sự bành trướng của Hồi giáo hay “cách mạng màu” do phương Tây đạo diễn mới là yếu tố trực tiếp đe dọa an ninh ở khu vực này. Hơn nữa, Kazakhstan còn là “yết hầu” của sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) kết nối Trung Quốc với châu Âu, là điểm then chốt trong quan hệ kinh tế-thương mại chặt chẽ giữa Trung Quốc với châu lục này, đồng thời là nguồn cung năng lượng quan trọng của Trung Quốc. Almaty, thành phố lớn nhất của Kazakhstan, đã trở thành một đống đổ nát và phải chứng kiến thảm kịch cảnh sát bị chặt đầu. Điều này được cho là có liên quan đến cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ giới tinh hoa Kazakhstan. Cuối cùng, quốc gia này phải dựa vào lực lượng quân sự của Nga và 6 nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) để ổn định tình hình.

1676949451170.png

1676949478190.png


Không ai ngờ rằng đúng vào lúc cuộc khủng hoảng Ukraine đang diễn biến căng thẳng, một cuộc bạo loạn đẫm máu đã xảy ra ở Kazakhstan. Tình trạng bạo loạn và cướp bóc đã biến Almaty, thành phố lớn nhất và giàu có nhất quốc gia này, thành một đống đổ nát. Đặc biệt, việc tòa nhà hành chính Almaty chìm trong biển lửa cho thấy tính chất nghiêm trọng của cuộc bạo loạn này. Hơn nữa, thảm kịch hai nhân viên cảnh sát bị chặt đầu là nguyên nhân trực tiếp khiến nguy cơ khủng bố ở nước này được nâng lên mức báo động đỏ. Theo số liệu thống kê của chính phủ, tổng cộng gần 200 người bao gồm cảnh sát, vệ binh quốc gia và phần tử khủng bố vũ trang đã thiệt mạng trong cuộc bạo loạn; gần 8.000 người, trong đó có hơn 100 người nước ngoài, bị bắt. Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tuyên bố sẽ tiến hành chiến dịch truy quét và tiêu diệt đối với gần 20.000 phần tử khủng bố đã 6 lần tấn công Almaty.

1676949503051.png

1676949520341.png


Sau khi cuộc biểu tình ôn hòa hôm 4/1 biến thành cuộc bạo loạn vào ngày 5/1, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev đã lập tức ban bố tình trạng khẩn cấp, đồng thời lấy lý do chống khủng bố để tìm kiếm sự hỗ trợ từ Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể (CSTO). Nga đã điều quân đến giúp chính quyền nước này dẹp loạn, làm dấy lên câu hỏi liệu Nga có xung đột quân sự với các nước phương Tây trên hai mặt trận Ukraine và Kazakhstan hay không. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng thể hiện sự quan tâm đến tình hình Kazakhstan khi kêu gọi các bên liên quan cố gắng kiềm chế, tránh gây bạo lực và thúc đẩy đối thoại để giải quyết vấn đề.

Cuộc bạo loạn này được hiểu là một cuộc “cách mạng màu” bị chết yểu. Tuy nhiên, trên thực tế, sự kiện này cũng liên quan đến cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ giới tinh hoa Kazakhstan, chưa kể đến việc các đảng phái “mượn gió bẻ măng”, bất đồng quan điểm và thậm chí rơi vào tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, khiến cho tình hình địa chính trị ở Trung Á và cuộc đọ sức giữa các nước lớn vốn đã phức tạp càng phức tạp hơn.

1676949552883.png


Kazakhstan có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc ở hai phương diện: Thứ nhất, Kazakhstan giáp với Tân Cương, cho dù sự bành trướng của Hồi giáo hay “cách mạng màu” do phương Tây đạo diễn mới là mối đe dọa trực tiếp đối với khu vực này. Thứ hai, Kazakhstan là điểm trung chuyển quan trọng nhất kết nối Trung Quốc với châu Âu, đồng thời cũng là địa bàn quan trọng nhất của chiến lược BRI. Trong chuyến thăm Kazakhstan năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được thỏa thuận thương mại trị giá 30 tỷ USD với Tổng thống Kazakhstan khi đó Nursultan Nazarbeyev, đồng thời lần đầu tiên đưa ra ý tưởng “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa”. Từ đó trở đi, đầu tư của Trung Quốc vào Kazakhstan gia tăng nhanh chóng. Dự kiến các kế hoạch xây dựng hàng chục tỷ USD sẽ được hoàn thành vào năm 2023. Nói cách khác, Bắc Kinh mong muốn vị tổng thống kế nhiệm Nursultan Nazarbayev sẽ tiếp tục thực hiện chính sách ngoại giao cân bằng đối với Trung Quốc và Nga, đồng thời thúc đẩy BRI tiếp tục phát triển theo chiều sâu. Tuy nhiên, sự hỗn loạn của Kazakhstan khiến cho triển vọng hiện thực hóa kịch bản này trở nên bất ổn.

1676949613316.png


Ngày 5/1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết vẫn kiên trì nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác với hy vọng chính quyền Kazakhstan có thể giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Tuy nhiên, ngày 6/1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thay đổi quan điểm, gay gắt chỉ trích các thế lực nước ngoài kích động “cách mạng màu” ở Kazakhstan và ngấm ngầm thừa nhận việc Nga đưa quân đội đến để ổn định tình hình. Trung Quốc đã thể hiện lập trường rõ ràng: Việc Nga điều quân sẽ kéo Kazakhstan rời xa Trung Quốc, giúp Nga gia tăng quyền kiểm soát trong vấn đề cung ứng năng lượng và khí đốt hóa lỏng, làm giảm sức hút của sáng kiến BRI vốn nhằm thúc đẩy các nước Trung Á hội nhập vào vòng tròn kinh tế phát triển Tân Cương, khu vực Tây Bắc của Trung Quốc, đồng thời khiến Trung Quốc phải xem xét nhiều hơn lợi ích địa chính trị của Nga khi tiến vào châu Âu. Tuy nhiên, xét tới cục diện của cuộc đọ sức Mỹ-Trung cũng như tâm lý cảnh giác và biện pháp cứng rắn của Putin đối với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, có thể nói việc Trung Quốc hợp tác với Nga thay vì bành trướng thế lực và để cho “cách mạng màu” diễn ra ở Trung Á, điều vốn sẽ đe dọa sự ổn định của Tân Cương và khu vực tập trung đông người Hồi giáo ở phía Tây Bắc Trung Quốc, có ý nghĩa chiến lược hơn nhiều so với việc thách thức sự bành trướng của Nga. Đây cũng là biện pháp ngoại giao quan trọng nhất giúp Trung Quốc chống lại sức ép từ phía Mỹ.

1676949652202.png


............
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top