(Tiếp)
Đối với Nga, việc ngăn chặn Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng về phía Đông và từng bước khôi phục bản đồ quyền lực của Liên Xô trước đây là động lực chính thúc đẩy nước này hành động dứt khoát ở các nước láng giềng. Trong khi đó, đối với Trung Quốc, việc duy trì ổn định ở khu vực biên giới, tạo môi trường an ninh hòa bình cho công cuộc cải cách và phát triển trong nước là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu. Do đó, trong bối cảnh hỗn loạn ở Ukraine và Trung Á, Trung Quốc chọn đứng về phía Nga.
Kazakhstan cũng có rất nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO). Theo Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev, nhiều thành viên của các tổ chức có vũ trang, bao gồm cả tổ chức có ảnh hưởng lớn Sự lựa chọn dân chủ của Kazakhstan, đã có mặt trong cuộc bạo động. Trong những ngày qua, lãnh đạo của tổ chức này đã thông qua mạng Internet ở Ukraine đưa ra tuyên bố muốn lật đổ chính quyền hiện tại ở Kazakhstan và thành lập một chính quyền mới theo mô hình của Mỹ và châu Âu. Điều này khiến chính phủ Kazakhstan lo ngại rằng tình trạng hỗn loạn ở Ukraine sẽ lan sang nước họ.
Tổng thống đương nhiệm nỗ lực vượt qua khủng hoảng
Theo giới truyền thông hôm 9/1, sau khi trải qua thời kỳ biến động nghiêm trọng, Tổng thống đương nhiệm Kassym-Jomart Tokayev đã kiểm soát được cục diện, trật tự hiến pháp trên cả nước về cơ bản đã được khôi phục, các chính quyền địa phương trung thành với Tổng thống đã giành lại các cơ sở hành chính bị chiếm đóng và kiểm soát tình hình, các cơ sở công cộng và hệ thống y tế của các thành phố chủ chốt trên cả nước đã trở lại hoạt động bình thường, mạng Internet đang trong quá trình hồi phục.
Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev
Vấn đề cần đề cập là Kazakhstan từng là quốc gia khai thác tiền ảo lớn thứ hai thế giới, nên việc mạng Internet ở nước này bị gián đoạn đã trực tiếp ảnh hưởng đến thị trường giao dịch Bitcoin. Cuộc bạo loạn ở Kazakhstan rất giống với sự kiện 4/6 (sự kiện Thiên An Môn) ở Bắc Kinh trước đây. Xét về nguồn gốc, cuộc bạo loạn xuất phát từ các yếu tố kinh tế như giá nhiên liệu tăng nhanh trong kỳ nghỉ năm mới và sự xuất hiện sau đó của các yêu cầu chính trị như yêu cầu chống tham nhũng nhắm trực tiếp vào cựu Tổng thống Nursultan Nazarbayev, người đã cai trị Kazakhstan bằng chính sách cứng rắn trong 30 năm, và gia đình ông, dẫn tới việc những người biểu tình lật đổ tượng của ông ở một số thành phố.
Cựu tổng thống Nursultan Nazarbayev
Trên thực tế, sau khi nghỉ hưu, Nursultan Nazarbayev vẫn kiểm soát Ủy ban an ninh quốc gia để duy trì quyền kiểm soát của gia đình ông đối với các lĩnh vực năng lượng, tài chính khoáng sản và kim loại. Đây cũng là lý do khiến Tổng thống đương nhiệm Kassym-Jomart Tokayev khi phát biểu trên đài truyền hình quốc gia hôm 5/1 đã tuyên bố sẽ đích thân tiếp quản Ủy ban an ninh quốc gia và giải tán chính phủ. Ông nhấn mạnh chính phủ phải chịu trách nhiệm về cuộc biểu tình và cam kết sẽ tiến hành cải cách sau khi ổn định tình hình.
Ngày 8/1, Kassym-Jomart Tokayev đã thông qua Ủy ban an ninh quốc gia bắt giam cựu Chủ tịch Ủy ban Karim Massimov, người từng hai lần giữ chức Thủ tướng Kazakhstan, do bị nghi ngờ phản quốc. Có thể xem sắc lệnh tổng thống được ký ngày 9/1 là mũi tên bắn ba con chim: Một là loại bỏ các nhân vật thân tín của cựu Tổng thống trong Ủy ban an ninh quốc gia, bao gồm hai Phó Chủ tịch Osipov Marat Saparovich và Ergozhin Daulet Edilovich. Hai là giới thiệu các ứng cử viên cho các vị trí đứng đầu chính phủ mới vào ngày 11/1. Ba là khởi động chương trình chống khủng bố toàn quốc. Hai mục tiêu đầu có thể được coi là kết quả của các cuộc biểu tình, giúp Tổng thống đương nhiệm xóa bỏ thế lực của cựu Tổng thống, xoa dịu lòng dân và mở rộng thế lực.
Theo kết quả khảo sát của công ty kiểm toán KPMG, 162 người giàu nhất Kazakhstan, trong đó có 5 người nằm trong danh sách những người giàu nhất thế giới, chiếm giữ 55% tổng tài sản của nước này. Nhiều người trong số này là thành viên của gia đình cựu Tổng thống. Đây là lý do giải thích vì sao những người biểu tình hô vang khẩu hiệu “Lão khốn, biến đi!”. Về mục tiêu thứ ba là chương trình chống khủng bố, chính phủ rõ ràng muốn phòng bị trước nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của những kẻ bạo loạn và những biến động xã hội trước sự kích động của các thế lực bên ngoài nhằm tạo ra cuộc “cách mạng màu” để lật đổ chính quyền hiện nay.
Theo các chuyên gia Nga và Trung Quốc, sự lan rộng của các khẩu hiệu ph...ản đ...ộng trên khắp cả nước trong một thời gian ngắn, kể cả trên mạng truyền thông xã hội, khiến cuộc bạo loạn này mang đặc trưng của một cuộc “cách mạng màu”. Trong khi đó, tờ New York Times lại cho rằng cuộc bạo loạn này là kết quả của cuộc tranh giành quyền lực gay gắt giữa hai phe – phe của Tổng thống đương nhiệm 68 tuổi Kassym-Jomart Tokayev và phe của cựu Tổng thống 81 tuổi Nursultan Nazarbayev. Tờ New York Times cũng dẫn lời của chuyên gia Nga nhấn mạnh mục đích của cuộc bạo loạn, do cháu trai cựu Tổng thống đứng sau chỉ đạo các băng nhóm tội phạm thực hiện, là nhằm xoay chuyển tình thế của cuộc tranh giành quyền lực nói trên. Tóm lại, khi mô tả tình trạng bạo loạn ở các quốc gia dân chủ không thuộc phương Tây, các phương tiện truyền thông tiếng Anh thường áp dụng cách tiếp cận quan sát vấn đề từ góc độ cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực cũ và mới. Đương nhiên, xét trong bối cảnh hiện nay, Tổng thống đương nhiệm Kassym-Jomart Tokayev đã chiếm thế thượng phong khi nắm quyền kiểm soát bộ máy nhà nước và loại bỏ các thành viên của gia đình cựu Tổng thống khỏi những vị trí quan trọng ở một số bộ ngành then chốt. Nếu điều này là đúng, thì chính phủ mới được bổ nhiệm sẽ tiếp tục một cuộc thanh trừng trên quy mô lớn.
.........
Đối với Nga, việc ngăn chặn Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng về phía Đông và từng bước khôi phục bản đồ quyền lực của Liên Xô trước đây là động lực chính thúc đẩy nước này hành động dứt khoát ở các nước láng giềng. Trong khi đó, đối với Trung Quốc, việc duy trì ổn định ở khu vực biên giới, tạo môi trường an ninh hòa bình cho công cuộc cải cách và phát triển trong nước là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu. Do đó, trong bối cảnh hỗn loạn ở Ukraine và Trung Á, Trung Quốc chọn đứng về phía Nga.
Kazakhstan cũng có rất nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO). Theo Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev, nhiều thành viên của các tổ chức có vũ trang, bao gồm cả tổ chức có ảnh hưởng lớn Sự lựa chọn dân chủ của Kazakhstan, đã có mặt trong cuộc bạo động. Trong những ngày qua, lãnh đạo của tổ chức này đã thông qua mạng Internet ở Ukraine đưa ra tuyên bố muốn lật đổ chính quyền hiện tại ở Kazakhstan và thành lập một chính quyền mới theo mô hình của Mỹ và châu Âu. Điều này khiến chính phủ Kazakhstan lo ngại rằng tình trạng hỗn loạn ở Ukraine sẽ lan sang nước họ.
Tổng thống đương nhiệm nỗ lực vượt qua khủng hoảng
Theo giới truyền thông hôm 9/1, sau khi trải qua thời kỳ biến động nghiêm trọng, Tổng thống đương nhiệm Kassym-Jomart Tokayev đã kiểm soát được cục diện, trật tự hiến pháp trên cả nước về cơ bản đã được khôi phục, các chính quyền địa phương trung thành với Tổng thống đã giành lại các cơ sở hành chính bị chiếm đóng và kiểm soát tình hình, các cơ sở công cộng và hệ thống y tế của các thành phố chủ chốt trên cả nước đã trở lại hoạt động bình thường, mạng Internet đang trong quá trình hồi phục.
Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev
Vấn đề cần đề cập là Kazakhstan từng là quốc gia khai thác tiền ảo lớn thứ hai thế giới, nên việc mạng Internet ở nước này bị gián đoạn đã trực tiếp ảnh hưởng đến thị trường giao dịch Bitcoin. Cuộc bạo loạn ở Kazakhstan rất giống với sự kiện 4/6 (sự kiện Thiên An Môn) ở Bắc Kinh trước đây. Xét về nguồn gốc, cuộc bạo loạn xuất phát từ các yếu tố kinh tế như giá nhiên liệu tăng nhanh trong kỳ nghỉ năm mới và sự xuất hiện sau đó của các yêu cầu chính trị như yêu cầu chống tham nhũng nhắm trực tiếp vào cựu Tổng thống Nursultan Nazarbayev, người đã cai trị Kazakhstan bằng chính sách cứng rắn trong 30 năm, và gia đình ông, dẫn tới việc những người biểu tình lật đổ tượng của ông ở một số thành phố.
Cựu tổng thống Nursultan Nazarbayev
Trên thực tế, sau khi nghỉ hưu, Nursultan Nazarbayev vẫn kiểm soát Ủy ban an ninh quốc gia để duy trì quyền kiểm soát của gia đình ông đối với các lĩnh vực năng lượng, tài chính khoáng sản và kim loại. Đây cũng là lý do khiến Tổng thống đương nhiệm Kassym-Jomart Tokayev khi phát biểu trên đài truyền hình quốc gia hôm 5/1 đã tuyên bố sẽ đích thân tiếp quản Ủy ban an ninh quốc gia và giải tán chính phủ. Ông nhấn mạnh chính phủ phải chịu trách nhiệm về cuộc biểu tình và cam kết sẽ tiến hành cải cách sau khi ổn định tình hình.
Ngày 8/1, Kassym-Jomart Tokayev đã thông qua Ủy ban an ninh quốc gia bắt giam cựu Chủ tịch Ủy ban Karim Massimov, người từng hai lần giữ chức Thủ tướng Kazakhstan, do bị nghi ngờ phản quốc. Có thể xem sắc lệnh tổng thống được ký ngày 9/1 là mũi tên bắn ba con chim: Một là loại bỏ các nhân vật thân tín của cựu Tổng thống trong Ủy ban an ninh quốc gia, bao gồm hai Phó Chủ tịch Osipov Marat Saparovich và Ergozhin Daulet Edilovich. Hai là giới thiệu các ứng cử viên cho các vị trí đứng đầu chính phủ mới vào ngày 11/1. Ba là khởi động chương trình chống khủng bố toàn quốc. Hai mục tiêu đầu có thể được coi là kết quả của các cuộc biểu tình, giúp Tổng thống đương nhiệm xóa bỏ thế lực của cựu Tổng thống, xoa dịu lòng dân và mở rộng thế lực.
Theo kết quả khảo sát của công ty kiểm toán KPMG, 162 người giàu nhất Kazakhstan, trong đó có 5 người nằm trong danh sách những người giàu nhất thế giới, chiếm giữ 55% tổng tài sản của nước này. Nhiều người trong số này là thành viên của gia đình cựu Tổng thống. Đây là lý do giải thích vì sao những người biểu tình hô vang khẩu hiệu “Lão khốn, biến đi!”. Về mục tiêu thứ ba là chương trình chống khủng bố, chính phủ rõ ràng muốn phòng bị trước nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của những kẻ bạo loạn và những biến động xã hội trước sự kích động của các thế lực bên ngoài nhằm tạo ra cuộc “cách mạng màu” để lật đổ chính quyền hiện nay.
Theo các chuyên gia Nga và Trung Quốc, sự lan rộng của các khẩu hiệu ph...ản đ...ộng trên khắp cả nước trong một thời gian ngắn, kể cả trên mạng truyền thông xã hội, khiến cuộc bạo loạn này mang đặc trưng của một cuộc “cách mạng màu”. Trong khi đó, tờ New York Times lại cho rằng cuộc bạo loạn này là kết quả của cuộc tranh giành quyền lực gay gắt giữa hai phe – phe của Tổng thống đương nhiệm 68 tuổi Kassym-Jomart Tokayev và phe của cựu Tổng thống 81 tuổi Nursultan Nazarbayev. Tờ New York Times cũng dẫn lời của chuyên gia Nga nhấn mạnh mục đích của cuộc bạo loạn, do cháu trai cựu Tổng thống đứng sau chỉ đạo các băng nhóm tội phạm thực hiện, là nhằm xoay chuyển tình thế của cuộc tranh giành quyền lực nói trên. Tóm lại, khi mô tả tình trạng bạo loạn ở các quốc gia dân chủ không thuộc phương Tây, các phương tiện truyền thông tiếng Anh thường áp dụng cách tiếp cận quan sát vấn đề từ góc độ cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực cũ và mới. Đương nhiên, xét trong bối cảnh hiện nay, Tổng thống đương nhiệm Kassym-Jomart Tokayev đã chiếm thế thượng phong khi nắm quyền kiểm soát bộ máy nhà nước và loại bỏ các thành viên của gia đình cựu Tổng thống khỏi những vị trí quan trọng ở một số bộ ngành then chốt. Nếu điều này là đúng, thì chính phủ mới được bổ nhiệm sẽ tiếp tục một cuộc thanh trừng trên quy mô lớn.
.........