(Tiếp)
Bắc Kinh khai thác các lỗ hổng để tiếp cận công nghệ vệ tinh có kiểm soát
Kevin Wolf, cựu Trợ lý Bộ trưởng Thương mại về quản lý xuất khẩu, đã điều trần trước Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung rằng, Mỹ kiểm soát xuất khẩu các công nghệ quân sự, công nghệ lưỡng dụng và các công nghệ vũ trụ thương mại liên quan đến Trung Quốc có hiệu quả đối với “lệnh cấm vận hoàn toàn”. Các biện pháp kiểm soát này đã được tăng cường bằng việc bổ sung các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Bộ Thương mại thông qua quy định nghiêm ngặt bắt buộc mọi tàu vũ trụ hoặc tài sản vũ trụ có chứa thành phần có nguồn gốc từ Mỹ, bất kể giá trị hay mục đích sử dụng của thành phần đó, sẽ luôn thuộc quyền tài phán của Mỹ, bất kể nó ở đâu trên thế giới. Hơn nữa, vào tháng 1 năm 2017 Mỹ đã thực hiện quy định áp đặt các yêu cầu bổ sung đối với hoạt động xuất khẩu và tái xuất khẩu sang Hồng Kông, nơi áp dụng tình trạng hải quan đặc biệt theo Đạo luật Chính sách Mỹ-Hồng Kông năm 1992 thông qua tận dụng Quy chế Quản lý xuất khẩu để buộc chính quyền Hồng Kông cung cấp bằng chứng tuân thủ luật pháp Hồng Kông.
Mặc dù có những quy định mạnh mẽ này, nhưng các quan chức Trung Quốc cũng có được cổ phần trong các công ty vũ trụ của Mỹ do các lỗ hổng pháp lý, đặc biệt là các lỗ hổng liên quan đến Hồng Kông. Chẳng hạn, Tạp chí Phố Wall đã báo cáo vào tháng 12 năm 2018 rằng, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Los Angeles, Global IP, đã nhận được khoảng 200 triệu USD tài trợ có nguồn gốc từ một công ty tài chính nhà nước Trung Quốc, China Orient Asset Management Co., để mua vệ tinh do Hãng Boeing chế tạo. Một doanh nhân Trung Quốc, Charles Yiu Hoi Ying, đã thành lập một công ty cho China Orient ở quần đảo Virgin thuộc Anh để che giấu kết nối về tiền bạc với Chính phủ Trung Quốc. Bởi vì anh ta có hộ chiếu Hồng Kông và do đó có thể tận dụng cơ chế kiểm soát xuất khẩu đặc biệt của khu vực, sau đó anh ta có thể đầu tư tiền của China Orient vào Global IP. Thỏa thuận này cuối cùng đã bị hủy do không thanh toán. Các công ty Trung Quốc khác có các công ty con ở Hồng Kông đã theo đuổi các khoản đầu tư tương tự. Vào tháng 12 năm 2018, Cloud Constname Corporation, một công ty khởi nghiệp ở Mỹ tập trung vào việc thiết lập một mạng lưới các máy chủ điện toán đám mây có trụ sở tại LEO, đã nhận được cam kết tài trợ 100 triệu USD từ HCH Group, một công ty con của Tập đoàn Haier (tập đoàn lớn về thiết bị điện tử có mối quan hệ với Chính phủ Trung Quốc) có trụ sở tại Hồng Kông.
Một lỗ hổng khác cho phép các quan chức Trung Quốc cấm đầu tư hoặc mua các vệ tinh của Mỹ để tận dụng khả năng vệ tinh của Mỹ bằng cách thuê băng thông của họ, một vấn đề kiểm soát xuất khẩu của Mỹ ban đầu không được thiết kế để giải quyết. Một ví dụ đáng chú ý là công ty vận hành vệ tinh AsiaSat có trụ sở tại Hồng Kông, nơi có những người dùng đầu cuối của Chính phủ và PLA mặc dù vận hành các vệ tinh với công nghệ được kiểm soát của Mỹ. Theo báo cáo của Wall Street Journal, tháng 4 năm 2019, công ty nhà nước Trung Quốc Citic Group, một công ty đồng sở hữu AsiaSat cùng với Tập đoàn Carlyle có trụ sở tại Mỹ, thuê băng thông vệ tinh cho các công ty viễn thông nhà nước Trung Quốc, sau đó chia sẻ băng thông họ thuê cho các cơ quan quân sự và tình báo Trung Quốc. Bốn chính quyền Mỹ, gần đây nhất là vào năm 2017, đã phê chuẩn thỏa thuận này. AsiaSat không quy định nội dung mà các vệ tinh của họ mang và Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng các vệ tinh này, ví dụ để duy trì thông tin liên lạc của chính phủ trong các cuộc trấn áp của cảnh sát ở Tân Cương và Tây Tạng năm 2008 và 2009 và để cung cấp truy cập Internet đến các căn cứ quân sự của Trung Quốc tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông năm 2016.
Một công ty khác có trụ sở tại Hồng Kông, CMMB Vision, được Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ và công việc của công ty này được Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia xác định là “dự án phát triển quốc gia trọng yếu”, đã ký hợp đồng với Boeing vào năm 2015 để chế tạo vệ tinh tiên tiến. Theo Wall Street Journal, vệ tinh này đang được chế tạo nhân danh công ty đối tác có trụ sở tại New York của CMMB Vision, mà sẽ cho thuê lại công suất vệ tinh này cho công ty Hồng Kông để sử dụng nhằm quảng bá “Con đường tơ lụa trên vũ trụ” và cải thiện độ chính xác của hệ thống Bắc Đẩu. Đạo luật Ủy quyền quốc phòng năm 2019 có một điều khoản cho phép Chính phủ Mỹ đóng lỗ hổng cho thuê băng thông này, nhưng điều này vẫn chưa được thực hiện.
Hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu của TQ
Vũ trụ là “đỉnh cao chỉ huy” của xung đột quân sự tương lai
Ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh trong xung đột hiện đại là giành được sự thống trị trong “môi trường thông tin”, sự kết hợp giữa vũ trụ, không gian điều khiển học và phổ điện từ, theo nhận diện môi trường điều khiển học và vũ trụ của Trung Quốc là “đỉnh cao chỉ huy mới trong cạnh tranh chiến lược”. Các nguồn tin Trung Quốc mô tả ưu thế vũ trụ, mà họ xác định là mục tiêu của các hoạt động vũ trụ quân sự, là phương tiện để đảm bảo khả năng sử dụng vũ trụ của Bắc Kinh đồng thời hạn chế và tiêu diệt lực lượng địch trong vũ trụ, một khái niệm không giống với chức năng kiểm soát trên biển truyền thống. Một bài báo của Học viện Khoa học quân sự PLA cho rằng, cách duy nhất để Trung Quốc đạt được ngang bằng với Mỹ là gây rủi ro cho các tài sản vũ trụ của Mỹ bằng cách tăng cường các khả năng phi đối xứng của mình.
Tên lửa chống vệ tinh của TQ
Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã tổ chức lại cấu trúc, bao gồm cả việc thành lập lực lượng bảo đảm chiến lược mới và trang bị nhiều vũ khí vũ trụ để có thể đạt được những mục tiêu này. Sự hình thành lực lượng bảo đảm chiến lược vào cuối năm 2015 là kết quả về tổ chức từ việc quan sát Chiến tranh vùng Vịnh và họ cho rằng, họ phải có khả năng đạt được lợi thế chiến trường thông qua các cuộc tiến công trong các môi trường vũ trụ, không gian điều khiển học và điện từ. Mặc dù PLA bắt đầu áp dụng các khái niệm mang tính nền tảng này vào cơ cấu tổ chức, huấn luyện, nghiên cứu và phát triển vào cuối những năm 1990, nhưng việc hợp nhất các môi trường này trong bộ tư lệnh chức năng mới được thể hiện trong lực lượng bảo đảm chiến lược sẽ cải thiện đáng kể các khả năng của PLA trong việc thực hiện các hoạt động cấp chiến lược trong các lĩnh vực này. Theo Mark Stokes, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu dự án 2049, cấu trúc tổ chức mới được đại diện bởi lực lượng bảo đảm chiến lược là “trung tâm của khả năng cạnh tranh trong vũ trụ của Trung Quốc”.
TQ phóng tên lửa đẩy Trường Chinh 11 từ bệ phóng trên biển
Hiện nay, Cục Các hệ thống vũ trụ của Lực lượng Bảo đảm chiến lược hiện chịu trách nhiệm về các hoạt động của PLA trong vũ trụ, bao gồm tiến công và phòng thủ vũ trụ; phóng vũ trụ, các bệ phóng di động đáp ứng hoạt động; đo xa, theo dõi và kiểm soát; các hoạt động thông tin, giám sát và trinh sát. Lực lượng Bảo đảm chiến lược cũng tiếp quản các chương trình nghiên cứu liên quan đến vũ trụ của Trung Quốc. Tiến sĩ Goswami cho rằng, cơ sở của Lực lượng Bảo đảm chiến lược thể hiện sự đổi mới trong khả năng “phát triển các học thuyết, huấn luyện và các khả năng tương lai” của Trung Quốc, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới đối với các hoạt động vũ trụ và sẽ có vai trò trong thiết lập sự hiện diện của Trung Quốc trong không gian giữa Mặt Trăng và Trái Đất đồng thời ngăn chặn Mỹ sử dụng không gian này. Trong vai trò bổ sung cho Cục Các hệ thống vũ trụ, Cục Hệ thống mạng của Lực lượng Bảo đảm chiến lược giám sát các lực lượng không gian mạng của Trung Quốc trong việc thực hiện khai thác, giám sát, tiến công và các nhiệm vụ bảo vệ mạng máy tính. Theo ông Stokes, bộ phận hệ thống mạng cũng là “trung tâm” của nhiệm vụ chống vũ trụ, vì nó giám sát nhiệm vụ chống vũ trụ phi động năng của PLA, bao gồm các biện pháp đối phó điện tử, giám sát vũ trụ, trinh sát kỹ thuật và có thể là các cuộc tiến công năng lượng định hướng.
Trạm vũ trụ Thiên Cung của TQ
......
Bắc Kinh khai thác các lỗ hổng để tiếp cận công nghệ vệ tinh có kiểm soát
Kevin Wolf, cựu Trợ lý Bộ trưởng Thương mại về quản lý xuất khẩu, đã điều trần trước Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung rằng, Mỹ kiểm soát xuất khẩu các công nghệ quân sự, công nghệ lưỡng dụng và các công nghệ vũ trụ thương mại liên quan đến Trung Quốc có hiệu quả đối với “lệnh cấm vận hoàn toàn”. Các biện pháp kiểm soát này đã được tăng cường bằng việc bổ sung các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Bộ Thương mại thông qua quy định nghiêm ngặt bắt buộc mọi tàu vũ trụ hoặc tài sản vũ trụ có chứa thành phần có nguồn gốc từ Mỹ, bất kể giá trị hay mục đích sử dụng của thành phần đó, sẽ luôn thuộc quyền tài phán của Mỹ, bất kể nó ở đâu trên thế giới. Hơn nữa, vào tháng 1 năm 2017 Mỹ đã thực hiện quy định áp đặt các yêu cầu bổ sung đối với hoạt động xuất khẩu và tái xuất khẩu sang Hồng Kông, nơi áp dụng tình trạng hải quan đặc biệt theo Đạo luật Chính sách Mỹ-Hồng Kông năm 1992 thông qua tận dụng Quy chế Quản lý xuất khẩu để buộc chính quyền Hồng Kông cung cấp bằng chứng tuân thủ luật pháp Hồng Kông.
Mặc dù có những quy định mạnh mẽ này, nhưng các quan chức Trung Quốc cũng có được cổ phần trong các công ty vũ trụ của Mỹ do các lỗ hổng pháp lý, đặc biệt là các lỗ hổng liên quan đến Hồng Kông. Chẳng hạn, Tạp chí Phố Wall đã báo cáo vào tháng 12 năm 2018 rằng, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Los Angeles, Global IP, đã nhận được khoảng 200 triệu USD tài trợ có nguồn gốc từ một công ty tài chính nhà nước Trung Quốc, China Orient Asset Management Co., để mua vệ tinh do Hãng Boeing chế tạo. Một doanh nhân Trung Quốc, Charles Yiu Hoi Ying, đã thành lập một công ty cho China Orient ở quần đảo Virgin thuộc Anh để che giấu kết nối về tiền bạc với Chính phủ Trung Quốc. Bởi vì anh ta có hộ chiếu Hồng Kông và do đó có thể tận dụng cơ chế kiểm soát xuất khẩu đặc biệt của khu vực, sau đó anh ta có thể đầu tư tiền của China Orient vào Global IP. Thỏa thuận này cuối cùng đã bị hủy do không thanh toán. Các công ty Trung Quốc khác có các công ty con ở Hồng Kông đã theo đuổi các khoản đầu tư tương tự. Vào tháng 12 năm 2018, Cloud Constname Corporation, một công ty khởi nghiệp ở Mỹ tập trung vào việc thiết lập một mạng lưới các máy chủ điện toán đám mây có trụ sở tại LEO, đã nhận được cam kết tài trợ 100 triệu USD từ HCH Group, một công ty con của Tập đoàn Haier (tập đoàn lớn về thiết bị điện tử có mối quan hệ với Chính phủ Trung Quốc) có trụ sở tại Hồng Kông.
Một lỗ hổng khác cho phép các quan chức Trung Quốc cấm đầu tư hoặc mua các vệ tinh của Mỹ để tận dụng khả năng vệ tinh của Mỹ bằng cách thuê băng thông của họ, một vấn đề kiểm soát xuất khẩu của Mỹ ban đầu không được thiết kế để giải quyết. Một ví dụ đáng chú ý là công ty vận hành vệ tinh AsiaSat có trụ sở tại Hồng Kông, nơi có những người dùng đầu cuối của Chính phủ và PLA mặc dù vận hành các vệ tinh với công nghệ được kiểm soát của Mỹ. Theo báo cáo của Wall Street Journal, tháng 4 năm 2019, công ty nhà nước Trung Quốc Citic Group, một công ty đồng sở hữu AsiaSat cùng với Tập đoàn Carlyle có trụ sở tại Mỹ, thuê băng thông vệ tinh cho các công ty viễn thông nhà nước Trung Quốc, sau đó chia sẻ băng thông họ thuê cho các cơ quan quân sự và tình báo Trung Quốc. Bốn chính quyền Mỹ, gần đây nhất là vào năm 2017, đã phê chuẩn thỏa thuận này. AsiaSat không quy định nội dung mà các vệ tinh của họ mang và Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng các vệ tinh này, ví dụ để duy trì thông tin liên lạc của chính phủ trong các cuộc trấn áp của cảnh sát ở Tân Cương và Tây Tạng năm 2008 và 2009 và để cung cấp truy cập Internet đến các căn cứ quân sự của Trung Quốc tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông năm 2016.
Một công ty khác có trụ sở tại Hồng Kông, CMMB Vision, được Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ và công việc của công ty này được Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia xác định là “dự án phát triển quốc gia trọng yếu”, đã ký hợp đồng với Boeing vào năm 2015 để chế tạo vệ tinh tiên tiến. Theo Wall Street Journal, vệ tinh này đang được chế tạo nhân danh công ty đối tác có trụ sở tại New York của CMMB Vision, mà sẽ cho thuê lại công suất vệ tinh này cho công ty Hồng Kông để sử dụng nhằm quảng bá “Con đường tơ lụa trên vũ trụ” và cải thiện độ chính xác của hệ thống Bắc Đẩu. Đạo luật Ủy quyền quốc phòng năm 2019 có một điều khoản cho phép Chính phủ Mỹ đóng lỗ hổng cho thuê băng thông này, nhưng điều này vẫn chưa được thực hiện.
Hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu của TQ
Vũ trụ là “đỉnh cao chỉ huy” của xung đột quân sự tương lai
Ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh trong xung đột hiện đại là giành được sự thống trị trong “môi trường thông tin”, sự kết hợp giữa vũ trụ, không gian điều khiển học và phổ điện từ, theo nhận diện môi trường điều khiển học và vũ trụ của Trung Quốc là “đỉnh cao chỉ huy mới trong cạnh tranh chiến lược”. Các nguồn tin Trung Quốc mô tả ưu thế vũ trụ, mà họ xác định là mục tiêu của các hoạt động vũ trụ quân sự, là phương tiện để đảm bảo khả năng sử dụng vũ trụ của Bắc Kinh đồng thời hạn chế và tiêu diệt lực lượng địch trong vũ trụ, một khái niệm không giống với chức năng kiểm soát trên biển truyền thống. Một bài báo của Học viện Khoa học quân sự PLA cho rằng, cách duy nhất để Trung Quốc đạt được ngang bằng với Mỹ là gây rủi ro cho các tài sản vũ trụ của Mỹ bằng cách tăng cường các khả năng phi đối xứng của mình.
Tên lửa chống vệ tinh của TQ
Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã tổ chức lại cấu trúc, bao gồm cả việc thành lập lực lượng bảo đảm chiến lược mới và trang bị nhiều vũ khí vũ trụ để có thể đạt được những mục tiêu này. Sự hình thành lực lượng bảo đảm chiến lược vào cuối năm 2015 là kết quả về tổ chức từ việc quan sát Chiến tranh vùng Vịnh và họ cho rằng, họ phải có khả năng đạt được lợi thế chiến trường thông qua các cuộc tiến công trong các môi trường vũ trụ, không gian điều khiển học và điện từ. Mặc dù PLA bắt đầu áp dụng các khái niệm mang tính nền tảng này vào cơ cấu tổ chức, huấn luyện, nghiên cứu và phát triển vào cuối những năm 1990, nhưng việc hợp nhất các môi trường này trong bộ tư lệnh chức năng mới được thể hiện trong lực lượng bảo đảm chiến lược sẽ cải thiện đáng kể các khả năng của PLA trong việc thực hiện các hoạt động cấp chiến lược trong các lĩnh vực này. Theo Mark Stokes, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu dự án 2049, cấu trúc tổ chức mới được đại diện bởi lực lượng bảo đảm chiến lược là “trung tâm của khả năng cạnh tranh trong vũ trụ của Trung Quốc”.
TQ phóng tên lửa đẩy Trường Chinh 11 từ bệ phóng trên biển
Hiện nay, Cục Các hệ thống vũ trụ của Lực lượng Bảo đảm chiến lược hiện chịu trách nhiệm về các hoạt động của PLA trong vũ trụ, bao gồm tiến công và phòng thủ vũ trụ; phóng vũ trụ, các bệ phóng di động đáp ứng hoạt động; đo xa, theo dõi và kiểm soát; các hoạt động thông tin, giám sát và trinh sát. Lực lượng Bảo đảm chiến lược cũng tiếp quản các chương trình nghiên cứu liên quan đến vũ trụ của Trung Quốc. Tiến sĩ Goswami cho rằng, cơ sở của Lực lượng Bảo đảm chiến lược thể hiện sự đổi mới trong khả năng “phát triển các học thuyết, huấn luyện và các khả năng tương lai” của Trung Quốc, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới đối với các hoạt động vũ trụ và sẽ có vai trò trong thiết lập sự hiện diện của Trung Quốc trong không gian giữa Mặt Trăng và Trái Đất đồng thời ngăn chặn Mỹ sử dụng không gian này. Trong vai trò bổ sung cho Cục Các hệ thống vũ trụ, Cục Hệ thống mạng của Lực lượng Bảo đảm chiến lược giám sát các lực lượng không gian mạng của Trung Quốc trong việc thực hiện khai thác, giám sát, tiến công và các nhiệm vụ bảo vệ mạng máy tính. Theo ông Stokes, bộ phận hệ thống mạng cũng là “trung tâm” của nhiệm vụ chống vũ trụ, vì nó giám sát nhiệm vụ chống vũ trụ phi động năng của PLA, bao gồm các biện pháp đối phó điện tử, giám sát vũ trụ, trinh sát kỹ thuật và có thể là các cuộc tiến công năng lượng định hướng.
Trạm vũ trụ Thiên Cung của TQ
......