(Tiếp)
Hiện nay, mỗi tỉnh ven biển của TQ đều có từ 1-3 đội tàu Hải cảnh, tổng cộng có 20 đội tàu trải dọc theo các tỉnh ven biển. Cụ thể: Phúc Kiến: 03; Quảng Đông: 03; Quảng Tây, Liêu Ninh, Sơn Đông, Triết Giang mỗi tỉnh có 02 đội tàu. Các tỉnh Hà Bắc, Thượng Hải, Giang Tô, Thiên Tân mỗi tỉnh có 01 đội tàu. Riêng đảo Hải Nam, TQ bố trí 02 đội tàu, điều đó cho thấy đây là khu vực Bắc Kinh đặc biệt chú trọng.
Trung Quốc cũng đã đơn phương áp đặt rất nhiều luật lệ, quy tắc trên biển, để xử lý các tình huống trên biển theo hướng có lợi cho họ. Đặc biệt, TQ còn ngang nhiên công bố kế hoạch sửa đổi Luật An toàn giao thông hàng hải nhằm trao quyền cho giới chức biển của nước này được phép “xác định các vùng biển cụ thể có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn không cho các tàu nước ngoài đi vào, thậm chí có thể bắt giữ nếu các tàu này bị coi là có nguy cơ gây ảnh hưởng tới an ninh và trật tự hàng hải của TQ”. Trong khi UNCLOS chỉ quy định: “trong vùng lãnh hải, tàu ngầm và các phương tiện dưới nước của quốc gia khác phải nổi lên mặt nước và cho thấy quốc kỳ của mình”, thì dự luật mới của TQ lại nhắm vào việc xử lý các tàu quân sự của nước ngoài hoạt động trong vùng biển của TQ (kể cả các vùng biển mà hiện nay TQ đơn phương tuyên bố chủ quyền). Theo đó quy định mới yêu cầu: “tàu quân sự nước ngoài đi qua lãnh hải TQ buộc phải đăng ký dịch vụ hoa tiêu dẫn đường, những tàu cố tình đi qua mà không được phép có thể bị phạt từ 43.000 đến 73.000 USD...”. Các chuyên gia phân tích cho rằng, việc sửa luật nói trên của TQ là nhằm thực hiện mưu đồ: mở rộng lãnh hải thông qua “cuộc chiến pháp lý”, TQ đang dùng chiêu bài an toàn hàng hải để thực hiện chiến lược mở rộng biển... Khi luật mới được áp dụng vào thực tế, các lực lượng chức năng của TQ sẽ được rộng tay xử lý tàu thuyền lưu thông trên Biển Đông. Vì khi đó, luật nội bộ của TQ sẽ được coi là phù hợp với luật quốc tế, các nước khác vấp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc đấu tranh pháp lý với TQ. Như vậy, thì ngay cả các tàu tuần tra đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ trên Biển Đông cũng có thể bị coi là vi phạm Luật An toàn giao thông hàng hải của TQ.
Tàu chiến Mỹ thực hiện tuần tra trên Biển Đông
Bên cạnh đó, tháng 11 năm 2013, TQ đã thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, đồng thời có ý đồ xây dựng trên Biển Đông khi điều kiện cho phép. Sau khi thiết lập, TQ cũng đã xác định quy tắc can dự của quân đội ở Vùng nhận diện phòng không như sau.
- Nếu máy bay nước ngoài xâm phạm vào ADIZ trong thời gian ngắn và ở khoảng cách xa không phận TQ, thì chưa cần thực hiện hành động gì, bởi khoảng cách và thời gian đó không mang ý định thù địch.
- Nếu máy bay nước ngoài bay trong ADIZ trong một khoảng thời gian dài nhưng không thể hiện ý định thù địch, ví dụ, không mang vũ khí hay duy trì một khoảng cách phù hợp với biên giới TQ, thì các máy bay của không quân TQ sẽ chỉ giữ liên lạc vô tuyến điện hoặc bay theo trong phạm vi gần.
- Nếu máy bay nước ngoài thể hiện ý đồ thù địch và xâm nhập sâu vào ADIZ, các máy bay PLA sẽ tiếp tục cảnh báo thông qua liên lạc vô tuyến điện, buộc chúng bay ra xa không phận của TQ, nhưng nhìn chung sẽ không thực hiện hành động thù địch trước.
ADIZ của Trung Quốc
Từ mục tiêu, nguyên tắc và sử dụng lực lượng khi xử lý tình huống trên biển của TQ có thể thấy rằng, để tiến ra biển, TQ đã và đang nhanh chóng hiện đại hóa lực lượng trên biển, trước hết nhằm phá vỡ “chuỗi đảo thứ nhất”. Để thực hiện điều đó, TQ cần phải giải quyết vấn đề Đài Loan, Điếu Ngư và chiếm Biển Đông. Trong đó, Biển Đông là mấu chốt, bởi Biển Đông có các tuyến vận tải huyết mạch quan trọng nhất đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của TQ; là nơi có tiềm năng lớn về dầu mỏ, khí thiên nhiên, khoáng sản và sinh vật biển; các quần đảo ở Biển Đông có giá trị chiến lược, nếu chiếm được các đảo này sẽ hình thành bàn đạp chiến lược và mở ra một cục diện quân sự mới, có lợi cho TQ trong tương quan lực lượng với Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với những thể hiện trong nguyên tắc 2, 3 có thể thấy rằng, trong thời gian tới TQ sẽ tiếp tục thực hiện các bước đi nhằm độc chiếm Biển Đông. Trung Quốc sẽ không chấp nhận quốc tế hóa những vấn đề tranh chấp trên biển, mà chỉ giải quyết song phương. Bởi với sức mạnh kinh tế, quân sự vượt trội TQ chắc chắn sẽ giành phần thắng trong đàm phán và áp đặt luật chơi theo hướng có lợi cho mình. Bắc Kinh chủ trương tiến công trên tất cả các mặt trận: chính trị, ngoại giao, văn hóa, pháp lý, kinh tế, quân sự… trong đó, kinh tế đối ngoại cứng rắn là then chốt, lực lượng quân sự là chủ lực. Trên bình diện nghệ thuật quân sự, TQ thực hiện sơ đồ chiến thuật: lực lượng kinh tế, đối ngoại cứng rắn - thực dân kiểu mới là thê đội 1, lực lượng quân sự là thê đội 2, văn hóa - chính trị đối ngoại là lực lượng dự bị trực tiếp thực hiện ngụy trang, nghi binh đánh lừa và phá hoại hậu phương của đối phương. Phương thức tác chiến cũng có thay đổi so với Binh pháp Tôn Tử: đối đầu xung đột dân sự, căng thẳng nguy cơ quân sự. Mục đích chiến thuật là lấn chiếm trên tất cả mọi không gian (trên thực địa, không gian truyền thông thông tin, không gian kinh tế - chính trị đối ngoại, không gian văn hóa - lịch sử), nhằm từng bước hiện thực hóa việc xâm lấn chủ quyền của mình khi thời cơ chín muồi, buộc các nước láng giềng và thế giới phải công nhận sự hiện diện của TQ như một sự thực hiển nhiên.
Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trái phép các đảo đá trên Biển Đông
Hiện nay, mỗi tỉnh ven biển của TQ đều có từ 1-3 đội tàu Hải cảnh, tổng cộng có 20 đội tàu trải dọc theo các tỉnh ven biển. Cụ thể: Phúc Kiến: 03; Quảng Đông: 03; Quảng Tây, Liêu Ninh, Sơn Đông, Triết Giang mỗi tỉnh có 02 đội tàu. Các tỉnh Hà Bắc, Thượng Hải, Giang Tô, Thiên Tân mỗi tỉnh có 01 đội tàu. Riêng đảo Hải Nam, TQ bố trí 02 đội tàu, điều đó cho thấy đây là khu vực Bắc Kinh đặc biệt chú trọng.
Trung Quốc cũng đã đơn phương áp đặt rất nhiều luật lệ, quy tắc trên biển, để xử lý các tình huống trên biển theo hướng có lợi cho họ. Đặc biệt, TQ còn ngang nhiên công bố kế hoạch sửa đổi Luật An toàn giao thông hàng hải nhằm trao quyền cho giới chức biển của nước này được phép “xác định các vùng biển cụ thể có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn không cho các tàu nước ngoài đi vào, thậm chí có thể bắt giữ nếu các tàu này bị coi là có nguy cơ gây ảnh hưởng tới an ninh và trật tự hàng hải của TQ”. Trong khi UNCLOS chỉ quy định: “trong vùng lãnh hải, tàu ngầm và các phương tiện dưới nước của quốc gia khác phải nổi lên mặt nước và cho thấy quốc kỳ của mình”, thì dự luật mới của TQ lại nhắm vào việc xử lý các tàu quân sự của nước ngoài hoạt động trong vùng biển của TQ (kể cả các vùng biển mà hiện nay TQ đơn phương tuyên bố chủ quyền). Theo đó quy định mới yêu cầu: “tàu quân sự nước ngoài đi qua lãnh hải TQ buộc phải đăng ký dịch vụ hoa tiêu dẫn đường, những tàu cố tình đi qua mà không được phép có thể bị phạt từ 43.000 đến 73.000 USD...”. Các chuyên gia phân tích cho rằng, việc sửa luật nói trên của TQ là nhằm thực hiện mưu đồ: mở rộng lãnh hải thông qua “cuộc chiến pháp lý”, TQ đang dùng chiêu bài an toàn hàng hải để thực hiện chiến lược mở rộng biển... Khi luật mới được áp dụng vào thực tế, các lực lượng chức năng của TQ sẽ được rộng tay xử lý tàu thuyền lưu thông trên Biển Đông. Vì khi đó, luật nội bộ của TQ sẽ được coi là phù hợp với luật quốc tế, các nước khác vấp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc đấu tranh pháp lý với TQ. Như vậy, thì ngay cả các tàu tuần tra đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ trên Biển Đông cũng có thể bị coi là vi phạm Luật An toàn giao thông hàng hải của TQ.
Tàu chiến Mỹ thực hiện tuần tra trên Biển Đông
Bên cạnh đó, tháng 11 năm 2013, TQ đã thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, đồng thời có ý đồ xây dựng trên Biển Đông khi điều kiện cho phép. Sau khi thiết lập, TQ cũng đã xác định quy tắc can dự của quân đội ở Vùng nhận diện phòng không như sau.
- Nếu máy bay nước ngoài xâm phạm vào ADIZ trong thời gian ngắn và ở khoảng cách xa không phận TQ, thì chưa cần thực hiện hành động gì, bởi khoảng cách và thời gian đó không mang ý định thù địch.
- Nếu máy bay nước ngoài bay trong ADIZ trong một khoảng thời gian dài nhưng không thể hiện ý định thù địch, ví dụ, không mang vũ khí hay duy trì một khoảng cách phù hợp với biên giới TQ, thì các máy bay của không quân TQ sẽ chỉ giữ liên lạc vô tuyến điện hoặc bay theo trong phạm vi gần.
- Nếu máy bay nước ngoài thể hiện ý đồ thù địch và xâm nhập sâu vào ADIZ, các máy bay PLA sẽ tiếp tục cảnh báo thông qua liên lạc vô tuyến điện, buộc chúng bay ra xa không phận của TQ, nhưng nhìn chung sẽ không thực hiện hành động thù địch trước.
ADIZ của Trung Quốc
Từ mục tiêu, nguyên tắc và sử dụng lực lượng khi xử lý tình huống trên biển của TQ có thể thấy rằng, để tiến ra biển, TQ đã và đang nhanh chóng hiện đại hóa lực lượng trên biển, trước hết nhằm phá vỡ “chuỗi đảo thứ nhất”. Để thực hiện điều đó, TQ cần phải giải quyết vấn đề Đài Loan, Điếu Ngư và chiếm Biển Đông. Trong đó, Biển Đông là mấu chốt, bởi Biển Đông có các tuyến vận tải huyết mạch quan trọng nhất đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của TQ; là nơi có tiềm năng lớn về dầu mỏ, khí thiên nhiên, khoáng sản và sinh vật biển; các quần đảo ở Biển Đông có giá trị chiến lược, nếu chiếm được các đảo này sẽ hình thành bàn đạp chiến lược và mở ra một cục diện quân sự mới, có lợi cho TQ trong tương quan lực lượng với Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với những thể hiện trong nguyên tắc 2, 3 có thể thấy rằng, trong thời gian tới TQ sẽ tiếp tục thực hiện các bước đi nhằm độc chiếm Biển Đông. Trung Quốc sẽ không chấp nhận quốc tế hóa những vấn đề tranh chấp trên biển, mà chỉ giải quyết song phương. Bởi với sức mạnh kinh tế, quân sự vượt trội TQ chắc chắn sẽ giành phần thắng trong đàm phán và áp đặt luật chơi theo hướng có lợi cho mình. Bắc Kinh chủ trương tiến công trên tất cả các mặt trận: chính trị, ngoại giao, văn hóa, pháp lý, kinh tế, quân sự… trong đó, kinh tế đối ngoại cứng rắn là then chốt, lực lượng quân sự là chủ lực. Trên bình diện nghệ thuật quân sự, TQ thực hiện sơ đồ chiến thuật: lực lượng kinh tế, đối ngoại cứng rắn - thực dân kiểu mới là thê đội 1, lực lượng quân sự là thê đội 2, văn hóa - chính trị đối ngoại là lực lượng dự bị trực tiếp thực hiện ngụy trang, nghi binh đánh lừa và phá hoại hậu phương của đối phương. Phương thức tác chiến cũng có thay đổi so với Binh pháp Tôn Tử: đối đầu xung đột dân sự, căng thẳng nguy cơ quân sự. Mục đích chiến thuật là lấn chiếm trên tất cả mọi không gian (trên thực địa, không gian truyền thông thông tin, không gian kinh tế - chính trị đối ngoại, không gian văn hóa - lịch sử), nhằm từng bước hiện thực hóa việc xâm lấn chủ quyền của mình khi thời cơ chín muồi, buộc các nước láng giềng và thế giới phải công nhận sự hiện diện của TQ như một sự thực hiển nhiên.
Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trái phép các đảo đá trên Biển Đông