[Funland] Sơ lược về lực lượng tên lửa thông thường của hàng xóm

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(tiếp)

PHẦN 4

SỨC MẠNH HẢI QUÂN HÀN QUỐC

I. Khái quát chung về lực lượng Hải quân Hàn Quốc

Hải quân Hàn Quốc (HQHQ) là một trong những lực lượng hải quân mạnh nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương với nhiều trang bị hiện đại với năng lực tác chiến toàn diện trên biển. Tính đến thời điểm hiện tại HQHQ được biên chế 23 tàu ngầm, 24 tàu chiến đấu cỡ lớn (bao gồm tàu khu trục và tàu hộ vệ), 140 tàu mặt nước cỡ nhỏ khác (gồm các tàu hộ vệ cỡ nhỏ, tàu tiến công nhanh, tàu tuần tra) và 57 tàu hỗ trợ hậu cần, khoảng 63 máy bay chiến đấu trên biển các loại (gồm cánh cố định và trực thăng).

- Về năng lực tác chiến mặt nước: HQHQ được biên chế 24 tàu hộ vệ lớp “Incheon” (được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ tác chiến mặt nước và tác chiến chống ngầm gần bờ), 6 tàu khu trục KDX-2, 3 tàu khu trục KDX-1, 18 tàu tuần tra lớp “Gumdoksuri” - RoKS Yoon YoungHa; 16 tàu pháo PKX-B và 6 tàu khu trục lớp KDX-3 (dự kiến sẽ bàn giao và đưa vào sử dụng năm 2027).

1669000373762.png

1669000349122.png

1669000398706.png

Tàu hộ vệ lớp “Incheon”

1669000621982.png

1669000457956.png

Tàu khu trục KDX-1

- Về khả năng tác chiến chống ngầm: hiện nay, trong biên chế của HQHQ được biên chế 9 tàu ngầm lớp “Chang Bogo”. Những tàu ngầm này được trang bị nhiều thiết bị chống ngầm hiện đại nhất hiện nay như hệ thống dẫn đường quán tính SIGMA-40XP của SAGEM, hệ đối kháng ngư lôi thủy âm (TACM) SLQ-260K, tên lửa ngầm đối hạm “Harpoon” UGM-84 của Boeing hoặc loại nội địa SSM-700K “Haeseong II/III’. Ngoài ra, HQHQ còn khởi động dự án KSS-2 bao gồm việc đóng mới 9 chiếc tàu ngầm loại Type 214 do Krupp Marine Systems thiết kế. Những tàu này có chiều dài 65,3m, lượng giãn nước ngầm 1.890 tấn, khả năng lặn sâu 400m và đã được tối ưu hóa để cải thiện tính năng thủy lực học và tàng hình... Bên cạnh đó, HQHQ còn vừa triển khai kế hoạch đóng lớp tàu KSS-3 “Jangbogo II” và sẽ được đưa vào trang bị năm 2029. Những chiếc tàu ngầm này có chiều dài gần 80m, lượng giãn nước khoảng 3.500 tấn, trang bị hệ thống phóng thẳng đứng, có khả năng phóng tên lửa hành trình tiến công mặt đất “Sky Dragon”. Các trang bị khác bao gồm hệ thống trinh sát radar PEGASO, hệ thống điều khiển vũ khí của Babcock, hệ thống quan sát quang điện Series 30 của SAGEM. Ngoài ra, HQHQ cũng được trang bị một số loại máy bay chống ngầm P-3C, P-1; máy bay cảnh báo sớm P-8; trực thăng chống ngầm SH-60J, SH-60K; máy bay quét mìn MH-53E; máy bay tác chiến điện tử EP-3C...

1669000679321.png

1669000723343.png

1669000782823.png

Tàu ngầm lớp “Chang Bogo”

- Về năng lực tác chiến thủy lôi: theo công bố chính thức từ HQHQ, họ đang được biên chế 6 tàu săn thủy lôi 560 tấn lớp “Swallow”; 3 tàu săn thủy lôi 892 tấn lớp “Yang Yan”g; 6 tàu thả thủy lôi RoKS “Nampo” 570. Và để hiện đại hóa lực lượng này, Hàn Quốc đã triển khai chương trình đóng mới 6 tàu tác chiến thủy lôi lớp “Yang Yang”, dự kiến sẽ hình thành năng lực tác chiến vào năm 2023.

1669000849222.png

1669000867025.png

Tàu tác chiến thủy lôi lớp “Yang Yang”

Theo giới quân sự quốc tế, các tàu tác chiến thủy lôi lớp “Yang Yang” có nhiều tính năng vượt trội, tàu có chiều dài 62m, lượng giãn nước 900 tấn, mang pháo 20mm và 02 súng máy 12,7mm. Những tàu này cũng sẽ được trang bị sonar biến sâu (VDS) từ công ty Thales Underwater Systems, phương tiện/robot ngầm điều khiển từ xa (ROV), phương tiện/robot ngầm tự động (AUV), lưới quét tiếp xúc và không tiếp xúc từ hãng Exelis.

- Về năng lực tác chiến đổ bộ: HQHQ được biên chế 4 tàu đổ bộ LST có lượng giãn nước 5.000 tấn có thể chờ được 02 trực thăng, 300 quân trang bị đầy đủ vũ khí, 15 xe tăng hoặc 30 xe lội nước tiến công, 01 tàu đổ bộ cỡ trung trên boong đổ bộ. Ngoài ra còn có 5 tàu đổ bộ tiến công lớp “RoKS Dokdo”. Những tàu này có chiều dài 215m, có khả năng chở đến 15 trực thăng hạng trung và rất nhiều các hệ thống không người lái cộng thêm 02 tàu đổ bộ đệm khí, 04 LCM hoặc 08 phương tiện chở quân đổ bộ có thể hoạt động từ boong đổ bộ.

1669000944947.png

1669000978092.png

1669000964591.png

Tàu đổ bộ tiến công lớp “RoKS Dokdo”

HQHQ là một trong những lực lượng có sức mạnh hàng đầu khu vực Đông Á. Lực lượng này có trong biên chế khoảng 70.000 người, đang vận hành khoảng 170 tàu chiến các loại. Sức mạnh của HQHQ được thể hiện ở sự có mặt của các loại tàu: mạnh nhất là tàu khu trục lớp “Sejong”/KDX-3 (lượng choáng nước 10.000 tấn), đây là loại tàu chiến được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis của Mỹ với khả năng công thủ toàn diện; tiếp theo là tàu khu trục lớp “Chungmugong Yi Sun-sin”/KDX-2, lớp “Gwanggaeto”/ KDX-1; khinh hạm lớp “Ulsan”, lớp “Incheon”; tàu hộ vệ lớp “Pohang”; tàu đổ bộ trực thăng lớp “Dokdo”... Bên cạnh đó HQHQ còn chủ động xây dựng lực lượng răn đe chiến lược ngầm cách đây nhiều năm với 15 tàu ngầm. Các tàu chiến của HQHQ đều do các hãng đóng tàu trong nước chế tạo. Chúng là những chiến hạm rất hiện đại có thể tác chiến độc lập hoặc biên đội. HQHQ chịu trách nhiệm thực hiện các chiến dịch hải quân cũng như các nhiệm vụ đổ bộ đường biển. Lực lượng này cũng đã tham gia một số nhiệm vụ gìn giữ hòa bình từ đầu thế kỷ 21.

1669001118019.png

1669001152897.png

Khu trục hạm đa năng 4.500 tấn ROKS “Chungmugong Yi Sunshin”/DDH 97

Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, HQHQ đã hạ thủy một số loại tàu mới do nước này tự phát triển như: khu trục hạm đa năng 4.500 tấn ROKS “Chungmugong Yi Sunshin”/DDH 97 vào năm 2002; tàu đổ bộ đa năng 14.000 tấn ROKS “Dokdo”/LPH 6111 vào năm 2005; tàu ngầm tiến công 1.800 tấn Type 214 “Sohn Won-yil”/SS 072 vào năm 2006; tàu khu trục Aegis ROKS “Sejong Đại đế”/DDG 991 vào năm 2007... Với năng lực tác chiến như trên, HQHQ tự tin đảm nhận mọi hoạt động tác chiến trên biển và đủ sức đối phó với các mối đe dọa đến từ các hướng trên biển.

................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

II. Một số loại tàu chiến của Hải quân Hàn Quốc

1. Tàu khu trục “Sejong” (KDX-3)


Theo cơ quan Quản lý mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA), tàu khu trục lớp “Sejong” (KDX-3: Korean Destroyer eXperimental - khu trục hạm hạng nặng thử nghiệm của Hàn Quốc) là lớp tàu hiện đại bậc nhất trong lực lượng tàu mặt nước của HQHQ, một trong 10 tàu khu trục mạnh nhất thế giới do Military Today bình chọn. Mỗi chiếc tàu lớp “Sejong” có lượng choán nước hơn 10.000 tấn và thủy thủ đoàn 300 người.

1669031163005.png

1669031182342.png


Tàu khu trục lớp “Sejong” được thiết kế, chế tạo bởi hai Tập đoàn Hyundai Heavy Industries và Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering. HQHQ hiện có 3 khu trục hạm lớp KDX-3 trong biên chế, đây chính là những chiến hạm Aegis lớn nhất thế giới vào thời điểm hiện tại, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc lập lá chắn TLĐĐ ngoài khơi nhằm bảo vệ Hàn Quốc trước những cuộc tiến công bằng tên lửa từ Triều Tiên. Tàu đầu tiên của lớp tàu này mang tên “Sejong Đại đế” (DDG-991) và tàu thứ hai - “Yulgok Yi I” (DDG-992) được đưa vào biên chế cho HQHQ tháng 06/2011. Chiếc thứ ba - “Seoae Ryu Seong-ryong” (DDG-993) được đưa vào hoạt động năm 2012. Tàu khu trục lớp “Sejong” là loại tàu chiến mang nhiều tên lửa thứ 2 thế giới, sau tuần dương hạm hạt nhân lớp “Kirov” của Nga với tổng cộng 128 ống phóng thẳng đứng chứa tên lửa phòng không, tên lửa chống ngầm và tên lửa hành trình chống hạm.

1669031269448.png

1669031311569.png

1669031329444.png


Tàu khu trục lớp “Sejong” của HQHQ được sử dụng để làm nhiệm vụ phòng không, săn ngầm và chống tàu chiến mặt nước. Ngoài ra, tàu lớp “Sejong” còn là một thành tố của hệ thống phòng thủ chống TLĐĐ chiến thuật của đối phương, cũng như được dùng để thực hiện nhiều nhiệm vụ thông thường khác, như đảm bảo an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu hộ, hộ tống, đổ bộ và vận tải….

1669031442769.png

1669031462570.png

1669031485692.png


Về mặt thiết kế, tàu được chế tạo toàn bộ bằng thép với khả năng tàng hình nhẹ, lớp vỏ tàu được gia cố thêm giáp kevlar nặng tới 70 tấn. Thân tàu được thiết kế đảm bảo khả năng giảm tín hiệu hồng ngoại đồng thời giảm diện tích phản xạ radar. Tàu khu trục lớp “Sejong” còn được đánh giá là có khả năng sống sót cao, bảo vệ thủy thủ đoàn trước cuộc tiến công sinh - hóa học. Tàu khu trục lớp “Sejong” có chiều dài 166m, chiều rộng 21m và độ mớn nước cao 6m, tàu có lượng choán nước tiêu chuẩn là 7.600 tấn, khi được trang bị đầy đủ có thể lên đến 11.000 tấn. Theo tiêu chuẩn NATO, tàu lớp “Sejong” có thể được xếp vào loại tàu tuần dương mang tên lửa có điều khiển. Tàu được trang bị 4 động cơ turbine khí loại General Electric LM-2500 có tổng công suất 102.000 mã lực cho phép đạt tốc độ 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động trên 10.000km. Tàu lớp “Sejong” được trang bị radar dẫn đường, hệ thống định vị thủy âm, hệ thống định vị thủy âm mang antenna kéo tải, hệ thống chống định vị thủy âm và hệ thống tác chiến điện tử SONATA SLQ-200K, dùng để dò tìm tín hiệu vô tuyến phát từ radar tàu và tên lửa đối phương, đồng thời phát tín hiệu nhiễu gây khó khăn cho đối phương trong việc phát hiện và tiến công tàu.

1669031520600.png

1669031535533.png

1669031548736.png

1669031646678.png


Tàu khu trục lớp “Sejong” được trang bị 16 tên lửa chống hạm SSM-700K “HaeSung” (tầm bắn 150km) và 16 tên lửa hành trình hải đối đất “Hyunmoon-3C” (tầm bắn 1.500km) được chứa trong 32 ống phóng thẳng đứng K-VLS. Tàu có khả năng mang theo 80 tên lửa đối không tầm xa SM-2 Block IIIB với 32 ống phóng Mk.41 phía trước mũi tàu và 48 ở phía sau đuôi tàu (tầm bắn 74-140km). Tên lửa được đặt trong ống phóng Mk.144 hoặc Mk.49. Mảng săn ngầm được trang bị tên lửa chống ngầm “Hong Sahng-uh” (“Red Shark”) chứa trong 16 ống phóng thẳng đứng K-VLS (do Hàn Quốc tự sản xuất) và ngư lôi K745 LW “Cheong Sahng-uh” (“Blue Shark”). Ngoài ra, tàu lớp “Sejong” còn có sàn đáp và khoang chứa cho 2 trực thăng săn ngầm loại “Westland Lynx” Mk.99 do Anh chế tạo.
Tổ hợp pháo phòng không tầm cực gần (CIWS) “Goolkeeper” bao gồm: pháo tự động GAU-8/A 7 nòng cỡ 30mm, radar điều khiển hỏa lực. “Goalkeeper” có tầm bắn hiệu quả 350-2.000m, tốc độ bắn 4.200 viên/phút. Pháo chính được trang bị phía trước mũi tàu là một pháo hạm Mk.45 Mod 4 127mm (có thể bắn với tốc độ 16-20 viên/phút trong một phạm vi 24km). Tổ hợp TLPK tầm ngắn RIM-116.

1669032320848.png

1669032378406.png

1669032337471.png

Tên lửa chống hạm SSM-700K “HaeSung”

1669032272623.png

1669032286776.png

Tên lửa hành trình hải đối đất “Hyunmoon-3C”

1669032088247.png

1669031964409.png

1669031991414.png

Tên lửa đối không tầm xa SM-2 Block IIIB

1669031748250.png

1669031857019.png

1669031882571.png

Tên lửa chống ngầm “Hong Sahng-uh” (“Red Shark”)

1669032470275.png

1669032549214.png

..................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

2. Tàu khu trục lớp “Chungmugong Yi Sun-sin” (KDX-2)

“Chungmugong Yi Sun-sin” (hay KDX-2) là lớp khu trục hạm mạnh thứ 2 của HQHQ, chỉ đứng sau chiến hạm Aegis lớp “Sejong”. HQHQ có 6 chiếc loại này, chiếc đầu tiên đi vào hoạt động từ năm 2003. KDX-2 có chiều dài 150m; rộng 17,4m; mớn nước 9,4m; lượng giãn nước toàn tải 5.433 tấn; tốc độ tối đa 30 hải lý/h (56 km/h); tầm hoạt động 5.500 hải lý (10.200km); thủy thủ đoàn 200 người.

1669175044770.png

1669175003485.png


Hệ thống điện tử trên tàu rất hiện đại, gồm radar tìm kiếm mục tiêu đường không MW08 3D, radar trinh sát tầm xa AN/SPS-49 2D. Hệ thống quản lý chiến đấu KDCOM-II do BAE Systems, Anh phát triển. Vũ khí trang bị gồm 32 ống phóng thẳng đứng Mk 41 tương thích với tên lửa phòng không SM-2 Block IIIA. Bên cạnh đó là 1 hệ thống TLPK tầm ngắn RAM, 1 hệ thống CIWS “Goalkeeper”, 1 pháo 127mm Mk.45 Mod 4, 8 tên lửa chống hạm “Harpoon”, 6 ngư lôi hạng nhẹ Mk.46 cỡ 324mm và 2 trực thăng “Super Lynx”.

1669175071545.png

1669175134540.png

1669175152464.png


Từ chiếc thứ 4 trở đi, lớp khu trục này được bổ sung thêm 1 hệ thống K-VLS 24 ống phóng do Hàn Quốc sản xuất, 1 hệ thống đánh chặn tầm gần RIM-116 gắn phía trên tháp chỉ huy.

1669175191962.png


3. Tàu khu trục lớp “Gwanggaeto” (KDX-1)

HQHQ bắt đầu phát triển dự án KDX-I từ những năm 1990 nhằm chế tạo tàu khu trục lớp “Gwanggaeto”. Hiện HQHQ có 3 chiếc trong biên chế. Chiếc đầu tiên đi vào hoạt động từ năm 1998.

1669175249494.png

1669175232730.png


Dự án KDX-1 đã góp phần đưa HQHQ trở thành lực lượng “Hải quân nước xanh” (lực lượng hải quân có khả năng tác chiến xa bờ dài ngày). Tàu khu trục lớp “Gwanggaeto” có lượng giãn nước toàn tải 3.900 tấn. Hệ thống vũ khí trên tàu gồm 1 pháo hạm 127mm, 8 tên lửa chống hạm “Harpoon”, 1 hệ thống phóng thẳng đứng Mk.48 mod 2 sử dụng tên lửa hải đối không RIM-7P “Sea Sparrow”, 2 cụm phóng ngư lôi chống ngầm 324mm. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 2 trực thăng “Super Lynx”.

1669175294347.png

1669175322535.png

1669175341040.png

1669175362446.png


................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

4. Tàu hộ tống lớp “Daegu” (FFX-II)

Tàu hộ tống lớp “Daegu”, còn gọi FFX-II được chế tạo bởi Tập đoàn đóng tàu Daewoo (Hàn Quốc). Đây là phiên bản cải tiến của tàu hộ tống lớp “Incheon” (FFX-I). Seoul có kế hoạch đóng từ 6-9 tàu lớp FFX-II trong những năm tới. Chương trình FFX (Future Frigate eXperimental) được Hàn Quốc triển khai nhằm tăng cường sức mạnh cho Hải quân nước mình và tạo ra một lớp tàu hộ tống đa năng mới, sẽ thay thế cho các tàu hộ tống lớp “Pohang” và “Ulsan” đã lỗi thời. Với lượng giãn nước toàn tải 3.600 tấn, chiến hạm “Daegu” được trang bị nhiều vũ khí tối tân và phần lớn do Hàn Quốc chế tạo. Tàu dài 122m, rộng 14m, có thể đạt tốc độ tối đa 56 km/giờ. Không chỉ có kích thước lớn hơn tàu “Incheon”, hộ tống hạm “Daegu” còn được trang bị hệ thống đẩy gồm một động cơ tua bin Rolls-Royce MT30 và 4 động cơ diesel, cho phép tàu sử dụng nhiên liệu hiệu quả và chạy nhanh khi cần tác chiến.

1669280088915.png

1669280103174.png


Vũ khí của tàu gồm một pháo hạm hạng nặng Mk.45 Mod4 127mm có tầm bắn 24km; một tổ hợp pháo tầm gần “Raytheon Phalanx” 6 nòng 20mm có tác dụng vô hiệu hóa mọi tên lửa chống hạm của đối phương; 6 ống phóng ngư lôi 324mm, trong đó có ngư lôi chống tàu ngầm K745 “Chung Sang Eo” tầm bắn 19km; các tổ hợp K-VLS có thể phóng TLPK tầm trung “Cheolmae-2”, các loại tên lửa chống tàu ngầm cũng như tên lửa hành trình tầm xa tiến công mặt đất “Haeseong-2” do Hàn Quốc chế tạo. Ngoài ra, tàu “Daegu” còn có bãi đáp trực thăng hạng trung, chứa được trực thăng săn ngầm, tàu được biên chế 120 sĩ quan và thủy thủ.

1669280294680.png

1669280129563.png

1669280320129.png


5. Tàu hộ tống lớp “Incheon” (FFX-I)

Tàu hộ tống lớp “Incheon” được đóng bởi Hyundai Heavy Industries (Hàn Quốc), sẽ thay thế cho tàu hộ tống lớp “Pohang” đã lão hóa. Hiện HQHQ vận hành 5 tàu “Incheon” (chiếc đầu tiên được bàn giao cho HQHQ từ đầu 2013). Tàu có lượng giãn nước toàn tải 3.200 tấn, có thể đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động 8.000 hải lý.

Các tàu hộ tống lớp “Incheon” được thiết kế làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ bờ biển, tác chiến chống tàu ngầm, hộ tống… Tàu được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại gồm: pháo hạm 127mm, pháo phòng không cao tốc Phalanx 20mm, tên lửa phòng không tầm thấp RIM-116, tên lửa hành trình chống tàu SSM-700K “Hae Sung” do Hàn Quốc sản xuất và ngư lôi “Blue Shark”. Đặc biệt, tàu “Incheon” có thể mang 4 tên lửa hành trình đối đất tầm xa “Hyunmoo-3” (tầm bắn 1.000-1.500km tùy từng biến thể). Đây là loại tên lửa duy nhất của Hàn Quốc có khả năng vươn tới mọi mục tiêu trên lãnh thổ Triều Tiên.

1669280354621.png

1669280370842.png

1669280433914.png

1669280455587.png

Ngoài ra, tàu hộ tống lớp “Incheon” còn được trang bị 1 hệ thống phòng thủ tầm cực gần “Phalanx” 20mm, 2 cụm phóng ngư lôi chống ngầm 324mm. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 1 trực thăng “Super Lynx” hoặc SH-60 “Seahawk”.

.............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

6. Tàu hộ vệ lớp “Ulsan” và “Pohang”

Là 2 lớp tàu hộ vệ của HQHQ đã lạc hậu, hiện chúng được thay thế bởi tàu lớp “Incheon” và “Daegu” hiện đại hơn.

- Tàu hộ vệ lớp “Ulsan”: là lớp tàu hộ vệ tên lửa đa năng, được đóng bởi Hyundai Heavy Industries cho HQHQ trong giai đoạn 1980-1992 với tổng cộng 9 chiếc (mang số hiệu từ 951 đến 961) đã xuất xưởng, hiện nay có 6 tàu còn hoạt động trong khi 3 chiếc khác đã được loại biên (2 tàu đầu tiên hoán cải làm bảo tàng nổi). Hàn Quốc đã xuất khẩu loại tàu này cho Bangladesh. Tàu hộ vệ (khinh hạm) lớp “Ulsan” có lượng giãn nước đầy tải 2.350 tấn, chiều dài 103,7m, chiều rộng 12,5m, mớn nước 3,8m, thủy thủ đoàn 186 người trong đó có 16 sĩ quan. Trái tim của các khinh hạm lớp “Ulsan” là hệ thống động cơ CODOG (kết hợp diesel - turbine khí) bao gồm 2 máy General Electric LM-2500 đi kèm với 2 máy MTU 538 TB 82, cho tốc độ tối đa của tàu đến 34 hải lý/giờ.

1669717355141.png

1669717370462.png


Tàu được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau gồm: 2 pháo chính “OTO Melara” cỡ nòng 76mm bố trí phía trước và sau, 2 bệ pháo Emerlec nòng đôi cỡ 30mm (trên 5 tàu đầu tiên từ 951-956) hoặc 3 bệ pháo “OTO Breda” nòng đôi cỡ 40mm (trên 4 tàu thế hệ sau từ 957-961). Tất cả các tàu thuộc lớp này đều được trang bị 2x4 ống phóng tên lửa chống hạm “Harpoon”, 2x3 ống phóng ngư lôi cỡ 324mm, 12 bom chìm.

- Tàu hộ vệ lớp “Pohang”: là một trong những chiến hạm lớn tự đóng đầu tiên của Hàn Quốc. 24 chiếc tàu hộ vệ này được chế tạo từ giữa những năm 1980 và đầu 1990. Tuy đã bị loại ra khỏi trang bị, nhưng chúng vẫn có thể được sử dụng làm công cụ huấn luyện hoặc chuyển giao cho nước khác. Tàu có kích cỡ trung bình với chiều dài 88,3m, chiều rộng 10m, mớn nước 2,9m, lượng giãn nước đầy tải 1.300 tấn. Động cơ CODOG (kết hợp diesel và turbine khí) cho phép tàu chạy với vận tốc tối đa 32 hải lý/h (59 km/h), tốc độ hành trình 15 hải lý/h (28 km/h), tầm hoạt động 4.000 hải lý (7.400 km), thủy thủ đoàn 95 người.

1669717409098.png

1669717431743.png


Vũ khí trang bị cho tàu hộ vệ lớp “Pohang” bao gồm 4 tên lửa chống hạm “Harpoon”; 2 khẩu pháo “Oto Melara Compact” cỡ 76,2mm; 2 bệ pháo cối bắn nhanh “Nobong” 40mm/70 nòng đôi, đảm trách vai trò phòng không, chống lại máy bay bay thấp cũng như tên lửa hành trình chống hạm. Do tàu lớp “Pohang” có nhiệm vụ chính là săn ngầm, nên tàu có 2 cụm 3 ống phóng ngư lôi săn ngầm hạng nhẹ Mk.32 cỡ 324mm. Về hệ thống điện tử, tàu được trang bị radar trinh sát bề mặt “Marconi” ST-1810, hệ thống điều khiển hỏa lực ST-1802, thiết bị ngắm bắn quang học “Radamec” 2400 cùng với thiết bị định vị thủy âm (sonar) gắn liền loại “Signal” PHS-32.

1669717499433.png

1669717784504.png

Tàu hộ vệ lớp “Pohang” của Hải quân Việt Nam do hàn Quốc trao tặng

1669717604154.png

1669717644614.png

1669717526833.png

Tàu hộ vệ lớp “Pohang” của Hải quân Philippines do hàn Quốc trao tặng

7. Tàu đổ bộ trực thăng lớp “Dokdo”

Tàu đổ bộ trực thăng lớp “Dokdo” do Tập đoàn Công nghiệp nặng và xây dựng Hanjin (HHIC) của Hàn Quốc thiết kế và chế tạo theo đơn đặt hàng của Hải quân nước này. Tàu lớp “Dokdo” là phương tiện chiến đấu độc đáo của Hàn Quốc, có lượng choán nước tới 14.300 tấn, có thể chở 200 xe bọc thép, 720 lính thủy đánh bộ, 2 tàu đổ bộ khí đệm và nhiều thiết bị quân sự khác. Với lượng giãn nước lên tới 14.000 tấn, lớp tàu “Dokdo” được coi là tàu chiến lớn nhất của Hải quân Hàn Quốc. Military today đã xếp hạng tàu đổ bộ tiến công lớp “Dokdo” nằm trong top 10 tàu đổ bộ tiến công hàng đầu thế giới.

1669718051066.png

1669718034835.png

1669718095262.png


Hàn Quốc dự kiến chế tạo 3 tàu đổ bộ lớp “Dokdo”, chiếc đầu tiên đã hoàn thành và được vào biên chế chính thức cho HQHQ từ năm 2005, chiếc thứ hai thứ 2 đã bị trì hoãn do các vấn đề về tài chính, cũng như cần thời gian nghiên cứu quá trình hoạt động của chiếc thứ thứ nhất và vào hồi cuối tháng 4/2017, Hanjin đã bắt tay vào đóng chiếc thứ ba. Ngoài việc có khả năng chở theo một lượng lớn vũ khí, khí tài và binh lính, tàu đổ bộ lớp “Dokdo” còn có 5 sân đỗ trực thăng trên boong và khả năng mang theo tối đa 10 trực thăng chiến đấu trong nhà chứa máy bay dưới lòng tàu.

........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

8. Tàu ngầm lớp “Chang Bogo” (“Jang Bogo”)

“Chang Bogo” hay “Jang Bogo” thuộc lớp tàu ngầm phi hạt nhân, diesel-điện và là lớp tàu ngầm tiến công chủ lực của Seoul. HQHQ đưa vào trang bị các tàu ngầm “Chang Bogo” đầu tiên từ giữa những năm 1990. Về thực chất, “Chang Bogo” là biến thể của tàu ngầm tiến công diesel-điện Type 209 do hãng Howaldtswerke-Deutsche Werft của Đức chế tạo dành cho xuất khẩu. Hiện tại Type 209 đang được sử dụng tại 13 quốc gia và là một trong những lớp tàu ngầm diesel-điện phổ biến nhất thế giới.

1669778391599.png

1669778407079.png


Tàu lớp “Chang Bogo” có chiều dài cơ sở 56m, bề ngang 6,3m, chiều cao 5,3m, lượng giãn nước tối đa khi nổi là 1.100 tấn và khi lặn là 1.285 tấn. Với các thông số trên “Chang Bogo” được xếp vào lớp tàu ngầm tiến công cỡ nhỏ, hỗ trợ tác chiến ven bờ và phòng vệ dưới mặt nước. Với hệ thống động cơ diesel-điện kết hợp có công suất 3.700kW, “Chang Bogo” có thể đạt tốc độ di chuyển tối đa hơn 11 hải lý/giờ khi lặn và 21 hải lý/giờ khi nổi. Tầm hoạt động của tàu này có thể lên đến hơn 19.000km. Thủy thủ đoàn của “Chang Bogo” trung bình có hơn 30 người bao gồm cả sĩ quan và thủy thủ, dự trữ hành trình của tàu - hơn 40 ngày đêm trên biển.

1669778445729.png

1669778517720.png


Hệ thống vũ khí trên “Chang Bogo” cũng không quá đặc biệt, được trang bị các ngư lôi 533mm và không được trang bị tên lửa tiến công. Phần đầu của “Chang Bogo” được bố trí 8 ống phóng ngư lôi (cơ số đạn 21 quả). Ở một số biến thể nâng cấp của “Chang Bogo”, chúng có thể được trang bị thêm tên lửa chống hạm UGM-84L “Harpoon”, kết hợp với đó là hệ thống trang thiết bị điện tử mới nhằm tăng cường khả năng chiến đấu của lớp tàu này trong tương lai.

“Chang Bogo” là một trong những loại vũ khí đầy tiềm năng xuất khẩu của Hàn Quốc. Ngoài những chiếc “Chang Bogo” thế hệ cũ, hiện tại Seoul cũng đang tiến hành nội địa hóa hoàn toàn mẫu tàu ngầm này với biến thể “Chang Bogo” cải tiến, nhằm phục vụ cho thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, HQHQ dự kiến sẽ mở rộng biên đội tàu ngầm của mình lên 26 chiếc tàu ngầm lớp “Chang Bogo”.

9. Tàu ngầm lớp “Chang Bogo-2” (“Jang Bogo-2”)

Tàu ngầm phi hạt nhân lớp “Chang Bogo-2” là loại hiện đại hơn, được Hàn Quốc đóng theo giấy phép của Đức. Tàu được phát triển nền tảng tàu ngầm Type-214 của Đức, được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Daewoo, chiếc đầu tiên được bàn giao cho HQHQ vào năm 2006. Hiện có tất cả 6 chiếc loại “Chang Bogo-2” đang hoạt động trong biên chế của HQHQ.

1669778661553.png

1669778680408.png


Chiếc tàu ngầm thứ 6 thuộc lớp “Jang Bogo-2” của HQHQ được hạ thủy tháng 12/2008, tàu được đặt theo tên người chiến sĩ yêu nước “Yu Gwan-sun”. Tàu “Yu Gwan-sun” dài 65,3m, rộng 6,3m, giãn nước 1.800 tấn khi lặn, có tốc độ tối đa 36 km/h. Tàu được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP), có thể hoạt động liên tục 50 ngày. Tàu “Yu Gwan-sun” có thủy thủ đoàn 40 người, được trang bị 8 ống phóng lôi cỡ 533mm, trong đó 4 ống có thể bắn tên lửa đối hạm UGM-84 “Harpoon” hoặc SSM-700K.

1669778704012.png

1669778719568.png


“Chang Bogo-2” (“Yu Gwan-sun”) là một trong những tàu ngầm diesel-điện hiện đại nhất thế giới, với khả năng theo dõi 300 mục tiêu dưới biển cùng lúc. Được trang bị hệ thống pin điện, nó có thể hoạt động liên tục dưới biển 10 ngày mà không cần nổi lên mặt nước. Tàu lớp “Chang Bogo-2” được kỳ vọng sẽ giúp Hàn Quốc bù đắp vào sự thiếu hụt về số lượng tàu ngầm so với quân đội Triều Tiên, tăng cường khả năng tác chiến dưới nước cho HQHQ, giúp họ đối phó hiệu quả hơn với đội tàu ngầm tàu gần 80 chiếc của Triều Tiên.

Nhằm tăng cường khả năng ứng phó với Triều Tiên, Hàn Quốc từ cuối tháng 6/2017 đã bắt đầu đóng tàu ngầm lớp “Chang Bogo-3” có lượng choáng nước 3.000 tấn. Theo dự án trị giá 8,7 tỉ USD này, Hàn Quốc sẽ đóng 9 chiếc tàu ngầm lớp “Chang Bogo-3”. 3 chiếc đầu tiên có thể được đưa vào biên chế trong giai đoạn 2020-2024. Loại tàu ngầm mới sẽ được trang bị hệ thống tác chiến tiên tiến, có thể bao gồm bệ phóng TLĐĐ. Seoul đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ xây dựng một hạm đội tàu ngầm mạnh với nhiều loại tàu ngầm tiên tiến.

1669778921566.png

1669778781118.png

1669778805635.png

Tàu ngầm lớp “Chang Bogo-3” có lượng choáng nước 3.000 tấn

...............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

PHẦN 5

SỨC MẠNH LỰC LƯỢNG TÊN LỬA HÀN QUỐC

I. Khái quát chung về lực lượng tên lửa Quân đội Hàn Quốc

Theo tạp chí National Interest, Hàn Quốc bắt đầu phát triển công nghệ tên lửa và vũ khí hạt nhân từ lâu. Tuy nhiên, Washington đã gây áp lực để Seoul từ bỏ tham vọng hạt nhân nhưng cho phép phát triển tên lửa. Do vậy, những cản trở chính của Mỹ chỉ nhằm tới ý đồ phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân của Hàn Quốc, còn đối với những chương trình phát triển tên lửa phi hạt nhân của Hàn Quốc thì áp lực của Mỹ là không đáng kể. Chính vì vậy, Hàn Quốc đã âm thầm phát triển và hiện đại hóa kho tên lửa của mình để đề phòng trường hợp phải đối đầu với Triều Tiên. Hiện nay, kho vũ khí tên lửa của Quân đội Hàn Quốc có nhiều loại do nước này tự phát triển và một phần nhập khẩu từ Mỹ.

Trên thực tế, chương trình phát triển tên lửa được Hàn Quốc bắt đầu từ đầu những năm 1980. Chương trình này ít nhiều bị cản trở bởi quan hệ liên minh quân sự Mỹ - Hàn. Nhưng đứng trước mối đe dọa ngày càng tăng từ tên lửa đạn đạo (TLĐĐ) và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, trong những năm gần đây Mỹ đã “lỏng tay” với chương trình sản xuất tên lửa của Hàn Quốc, do vậy chương trình phát triển tên lửa của Hàn Quốc đã đạt được những thành tích đáng kể.

1669797626862.png


Một số loại tên lửa nội địa của Hàn Quốc

Quân đội Hàn Quốc đã tự tin tuyên bố rằng, họ sẽ nhanh chóng phát hủy hoàn toàn hệ thống pháo binh tiền tiêu của Triều Tiên trong trường hợp chiến tranh xảy ra trên bán đảo Triều Tiên. Trong đó, vũ khí đầu tiên sẽ được Quân đội Hàn Quốc huy động là hệ thống tên lửa đất đối đất chiến thuật mang tên KTSSM hay còn được gọi là “sát thủ diệt pháo binh”. Khi ấy, KTSSM-1 sẽ tiến công vào hệ thống đường hầm của đối phương bằng các pháo tự hành 170mm và hệ thống phóng rocket đa nòng 240mm (loạt đạn tiên phong này sẽ nhắm vào các trận địa pháo đã được ngụy trang của Triều Tiên, phần lớn bố trí dọc theo khu vực phi quân sự (DMZ) và ven bờ của các hòn đảo biên giới). Tiếp theo KTSSM-2 sẽ được sử dụng để tiến công các cơ sở chứa tên lửa “Scud” và hệ thống phóng rocket 300mm của Triều Tiên. Lớp thứ 3, Quân đội Hàn Quốc sẽ sử dụng các TLĐĐ “Hyunmoo-2” để tiến công lực lượng tàu ngầm, các kho chứa vũ khí hủy diệt hàng loạt cùng các đơn vị hỗ trợ của Quân đội Triều Tiên…

1669797746369.png

1669797765233.png

1669797805294.png

Hệ thống tên lửa đất đối đất chiến thuật mang tên KTSSM

Hiện tại, Quân đội Hàn Quốc đang đẩy mạnh phát triển nền tảng quốc phòng “3 trục” rộng lớn để ngăn chặn các mối đe dọa và hành động khiêu khích từ Triều Tiên. Nền tảng này bao gồm: hệ thống tiến công phủ đầu “Kill Chain”; hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không (KAMD) và hệ thống trừng phạt và phản công quy mô lớn (KMPR).

Quân đội Hàn Quốc hiện sở hữu các loại tên lửa có xuất xứ nước ngoài như: tên phòng không (TLPK) MIM-23 “Hawk”, “Patriot-2” và “Patriot-3” do Mỹ sản xuất, chúng có thể đánh chặn được các loại TLĐĐ dòng “Scud” có tầm bắn 500-700km hoặc các tên lửa tầm trung như “Musudan” của Triều Tiên. Để đánh chặn TLĐĐ tầm ngắn và tầm trung, Hàn Quốc có THAAD do Mỹ sản xuất. Vào năm 2020, Hàn Quốc đã mua TLĐĐ chiến thuật MGM-140 ATACMS do tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ phát triển, và bố trí ở khu phi quân sự (DMZ) ngăn cách Triều Tiên - Hàn Quốc. Về tên lửa chống tăng (TLCT), Hàn Quốc có tên lửa “Spike” do Israel sản xuất...

1669798030238.png

1669798145652.png

1669798172613.png

Tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS

Về tên lửa nội địa, hiện Quân đội Hàn Quốc sở hữu: TLĐĐ dòng “Hyunmoo-1”, “Hyunmoo-2”, tên lửa hành trình (TLHT) “Hyunmoo-3”, TLHT “Haeseong” và TLHT không đối đất “Taurus”; tên lửa đất đối không KM-SAM hay “Cheolmae-2”. Bên cạnh đó, Hàn Quốc còn xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa nội địa, lấy tên lửa đánh chặn tầm thấp làm mục tiêu chủ đạo (hệ thống TLPK di động “Shin Goong”) để phòng thủ, đánh chặn tên lửa có quỹ đạo bay thấp như KN-02 của Triều Tiên… Dưới đây là các loại tên lửa nội địa do CNQP Hàn Quốc sản xuất.

.......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

II. Một số loại tên lửa nội địa của Quân đội Hàn Quốc

1. Tên lửa đạn đạo tầm ngắn NHK-1 “Baekgom”


Tên lửa NHK-1 “Baekgom” được phát triển bởi Cơ quan phát triển Quốc phòng (ADD) của Hàn Quốc và được thử nghiệm lần đầu vào năm 1978. NHK-1 “Baekgom” thực chất là bản sao chép và sửa đổi (được sự đồng ý của Mỹ) từ TLPK MIM-14 “Nike Hercules”, loại được Mỹ chế tạo và chuyển giao cho Hàn Quốc từ sau Chiến tranh Triều Tiên.

1669859518549.png

1669859498132.png

Tên lửa “Nike Hercules” của Mỹ

1669859856701.png

1669859873507.png

Tên lửa NHK-1 “Baekgom”

NHK-1 “Baekgom” sử dụng nhiên liệu rắn, dài hơn 12m và có đường kính 0,8m. Dưới áp lực từ Washington, Seoul đồng ý giới hạn tầm bắn ở cự ly 150km cùng đầu đạn nặng 480kg. Như vậy, được Mỹ cho phép Hàn Quốc đã chế tạo thành công TLĐĐ đầu tiên của nước mình với tên gọi NHK-1 “Baekgom” từ tên lửa “Nike Hercules” vốn chế tạo cho nhiệm vụ phòng không của Mỹ.

2. Tên lửa đạn đạo tầm ngắn NHK-2 “Hyunmoo-1”

Một thời gian ngắn sau khi thử nghiệm thành công NHK-1 “Baekgom”, vào đầu năm 1980 ADD của Hàn Quốc cho ra đời loại TLĐĐ đối đất kế tiếp với tên gọi NHK-2 “Hyunmoo-1” (có nghĩa là “Thần hộ mệnh/Người bảo vệ bầu trời phía Bắc”), chúng được Seoul cho phóng thử lần đầu vào năm 1985.

1669859928161.png

1669859943780.png


NHK-2 “Hyunmoo-1” có chiều dài, đường kính và cùng sử dụng nhiên liệu rắn như tên lửa NHK-1 “Baekgom”. Giống với NHK-1, tên lửa NHK-2 “Hyunmoo-1 nặng 5 tấn, lắp đầu đạn nặng tối đa 500kg; được thiết kế với 2 tầng động cơ nhiên liệu rắn (do Lockheed Martin của Mỹ cung cấp); sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính (được cung cấp bởi GEC-4 của Anh). NHK-2 “Hyunmoo-1” được đánh giá là có tính linh hoạt hơn so với người tiền nhiệm NHK-1 “Baekgom”, mang đầu đạn công phá cao T-45 nặng 500kg hoặc đầu đạn nổ phân mảnh HBX-6 M17 nặng 272kg.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa NHK-2 và NHK-1 đó là tầm bắn của NHK-2 “Hyunmoo-1” có thể tăng lên 250km, song do có thỏa thuận trước đó với Mỹ, nên Hàn Quốc giới hạn tầm bắn của NHK-2 ở cự ly 180km. NHK-2 có độ chính xác tương đối (do chỉ được điều khiển bằng hệ định vị quán tính), tuy vậy nó có thể đánh trúng bất kỳ mục tiêu nào trong mọi điều kiện thời tiết mà không cần điều khiển từ mặt đất sau khi bắn. Dưới sự giám sát chặt chẽ từ Mỹ, Hàn Quốc đã sản xuất một số lượng hạn chế tên lửa NHK-2 (“Hyunmoo-1”).

...............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

3. Tên lửa đạn đạo tầm ngắn dòng “Hyunmoo-2”

Theo thỏa thuận ban đầu giữa Quân đội Mỹ và Quân đội Hàn Quốc, Seoul không thể sở hữu TLĐĐ có tầm bắn trên 300km, mang đầu đạn nặng trên 500kg. Tuy nhiên sau các cuộc đàm phán căng thẳng bắt đầu từ năm 1995, Mỹ đã chấp thuận để Hàn Quốc tham gia “Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa” (MTCR) vào năm 2001. Theo đó bắt đầu từ thời điểm này, Hàn Quốc được quyền phát triển tên lửa mang đầu đạn 500kg với tầm bắn tối đa 300km và không bị hạn chế về tầm bắn đối với các tên lửa mang tải trọng nhỏ hơn 500kg.

1669893464738.png

1669893480952.png

TLĐĐ “Hyunmoo-2A” của Quân đội Hàn Quốc

Do vậy từ năm 2001, Hàn Quốc đã bắt đầu phát triển dòng TLĐĐ tầm ngắn “Hyunmoo-2A” (hay NHK-2 PIP A”), tên lửa này có tầm bắn 300km (xa hơn so với NHK-2 “Hyunmoo-1”) và mang theo đầu đạn nặng 300kg (để phù hợp với MTCR). Trong quá trình nghiên cứu, Seoul được cho là đã nhận sự hỗ trợ nhiều từ Matxcơva, nhiều thông tin cho rằng tên lửa “Hyunmoo-2” mang trong mình nhiều loại hình công nghệ của TLĐĐ nổi tiếng “Iskander-E” của Nga (nhìn bề ngoài 2 loại tên lửa “Hyunmoo-2A” và “Iskander-E” rất giống nhau).

Trong bối cảnh năng lực hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên vẫn không ngừng gia tăng (lúc này Triều Tiên đã sở hữu tên lửa “Hwasong-5/6” với tầm bao quát mục tiêu lên đến 600-700km), giới chức Hàn Quốc đã đề nghị Mỹ nới lỏng thêm một số quy định hạn chế trong MTCR. Tiếp theo, vào năm 2012, liên minh quân sự Mỹ - Hàn đã ký kết một thỏa thuận mới, cho phép Hàn Quốc phát triển các thế hệ TLĐĐ mới mang đầu đạn nặng 500kg và có tầm bắn xa hơn nữa (trên 500km). Với tầm bắn này, tên lửa của Hàn Quốc có thể tiến công mọi vị trí ở Triều Tiên. Ngoài ra, Hàn Quốc còn có cơ hội phát triển các loại TLĐĐ khác với tầm bắn ngắn hơn nhưng có thể mang được đầu đạn nặng đến 2.000kg. Ngay sau đó, Hàn Quốc cho ra đời TLĐĐ “Hyunmoo-2B” với tầm bắn đến 500km. Tên lửa được điều khiển bằng hệ thống định vị quán tính INS kết hợp hệ thống định vị toàn cầu GPS, đem lại độ chính xác cao hơn so với các biến thể trước.

1669893574750.png

1669893898096.png

1669894042213.png

TLĐĐ “Hyunmoo-2B” của Quân đội Hàn Quốc

Sau biến thể “Hyunmoo-2B” với tầm bắn tối đa 500km, Hàn Quốc cho ra đời biến thể TLĐĐ tiếp theo “Hyunmoo-2C” với tầm bắn lên đến 800km. “Hyunmoo-2C” đã được Hàn Quốc phóng thử nghiệm vào tháng 6/2017. Đây là loại TLĐĐ tầm ngắn hiện đại nhất mà Hàn Quốc sản xuất cho đến thời điểm hiện nay, chúng được đưa vào trang bị từ cuối năm 2017. Với “Hyunmoo-2C”, Hàn Quốc có thể tiến công mọi mục tiêu trên lãnh thổ Triều Tiên, ngoài ra nó còn có thể vươn tới các thành phố như Bắc Kinh của Trung Quốc, Tokyo của Nhật và Vladivostok của Nga.

Cả hai biến thể tên lửa “Hyunmoo-2B/C” đều mang đầu đạn nổ mạnh hoặc nổ chùm nặng 500kg. Chúng nằm trong kế hoạch “Trả đũa và Trừng phạt quy mô lớn” của Hàn Quốc. Theo đó, họ sẽ dùng TLĐĐ và tên lửa hành trình để tiến công Triều Tiên trong trường hợp nổ ra chiến tranh hoặc có dấu hiệu cho thấy nước này chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân.

1669894076268.png

1669893935403.png

1669893952795.png

Tên lửa đạn đạo “Hyunmoo-2C”

.......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

4. Tên lửa hành trình dòng “Hyunmoo-3”

Bên cạnh chương trình phát triển TLĐĐ với tầm bắn hạn chế, Hàn Quốc còn phát triển tên lửa hành trình (TLHT) “Hyunmoo-3”. Dòng tên lửa này có tầm bắn xa hơn so với TLĐĐ dòng “Hyunmoo-2” nhưng mang tải trọng nhỏ hơn 500kg. Tên lửa dòng “Hyunmoo-3” còn được gọi là dòng “tên lửa lách luật” vì Hàn Quốc đã lợi dụng “nhược điểm” của thỏa thuận MTCR (chỉ giới hạn tầm bắn đối với TLĐĐ, mà không yêu cầu với TLHT) để triển khai chương trình TLHT đối đất tầm xa “Hyunmoo-3”. Chương trình này được Cơ quan phát triển quốc phòng (AAD) của Hàn Quốc triển khai từ đầu những năm 2000 với sự tham gia của Taurus (một công ty liên doanh Đức - Thụy Điển). Theo một số nguồn tin, thiết kế tên lửa mới dựa trên loại BGM-109 “Tomahawk” của Mỹ và “Babur” của Pakistan.

Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) năm 2016, “Hyunmoo-3” có hình dáng tương tự, sử dụng cùng kết cấu và công nghệ dẫn đường với TLHT “Tomahawk” của Mỹ, nhưng có tầm bắn ngắn hơn. TLHT “Hyunmoo-3” được thiết kế với hệ thống điều khiển kết hợp giữa hệ định vị quán tính INS, công nghệ khớp ảnh địa hình TERCOM và hệ thống định vị toàn cầu GPS, cho sai số còn thấp hơn “Tomahawk”, vào khoảng 3m.

1669981095033.png

1669981131435.png


TLHT tầm xa “Hyunmoo-3” có thể được Hàn Quốc triển khai trên bệ phóng trên mặt đất hoặc trên tàu chiến mặt nước, tàu ngầm. Có thể nói, “Hyunmoo-3” là bước đi khôn ngoan của chính quyền Hàn Quốc nhằm tăng cường sức mạnh quân sự của mình, vừa không phạm luật, vừa không làm mất lòng người Mỹ.

Dòng TLHT “Hyunmoo-3” có 3 biến thể: “Hyunmoo-3A” được phát triển vào năm 2006 và được cho là có tầm bắn 500km. 3 năm sau, Hàn Quốc cho ra đời tên lửa “Hyunmoo-3B” với tầm bắn lên đến 1.000km, đủ khả năng với tới các mục tiêu tại Triều Tiên lẫn các khu vực khác như Bắc Kinh hay Tokyo. Tiếp theo vào năm 2010, Hàn Quốc bắt đầu phát triển tên lửa “Hyunmoo-3C” với tầm bắn tối đa 1.500km. Cả 3 biến thể đều được lắp động cơ turbine phản lực cánh quạt đẩy cho phép đạt tốc độ hành trình cận âm, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 500kg. Tên lửa trang bị hệ thống dẫn đường kết hợp giữa định vị quán tính và định vị toàn cầu GPS, cho phép đạt độ chính xác rất cao.

Theo một số cơ quan truyền thông Hàn Quốc, TLHT “Hyunmoo-3C” có chiều dài 6m, đường kính 0,53-0,6m, tổng trọng lượng 1,5 tấn”, có khả năng mang đầu đạn nặng 450kg. Tên lửa “Hyunmoo-3C” được cho là đi vào hoạt động năm 2012, đưa Hàn Quốc trở thành một trong số ít các quốc gia sở hữu tên lửa có tầm bắn từ 1.500km trở lên.

1669981163262.png

1669981201876.png


Với TLHT phiên bản tên lửa “Hyunmoo-3C”, Hàn Quốc có thể tiến công bất kỳ mục tiêu nào trên toàn bộ lãnh thổ Triều Tiên, thậm chí cả Trung Quốc, Nhật Bản và một phần lãnh thổ Nga. Một thông tin chưa được kiểm chứng cho biết, Hàn Quốc còn đang phát triển biến thể “Hyunmoo-3D” (Hyunmoo-4”) có tầm bắn xa tới 3.000km.

1669981250716.png


TLHT “Hyunmoo-3” được mệnh danh là “Tomahawk châu Á”, nó có độ chính xác rất cao, uy lực tiến công rất lớn. Vào tháng 11/2012, Hàn Quốc đã hoàn thành việc triển khai “Hyunmoo-3C” trên các khu trục hạm. Phiên bản trên hạm này có tầm bắn thấp hơn phiên bản phóng trên mặt đất (khoảng 400km), sai số mục tiêu vẻn vẹn 3m, mỗi khu trục hạm có thể mang theo 16 quả “Hyunmoo-3C”. Hiện Hàn Quốc đang nỗ lực nâng tầm phóng của phiên bản trên hạm này. TLHT “Hyunmoo-3B/C” phóng từ mặt đất và trên các tàu chiến (tàu khu trục lớp Vua “Sejong vĩ đại” và tàu ngầm tiến công KSS-3) có thể được Hàn Quốc sử dụng để tiến hành tiến công phủ đầu vào các căn cứ tên lửa của Triều Tiên khi chúng lọt vào tầm ngắm. Đến nay, Hàn Quốc cơ bản đã hoàn thành xong việc bố trí các TLHT phóng từ mặt đất “Hyunmoo-3”, có phạm vi tiến công bao trùm Triều Tiên, Nhật Bản và một phần của Trung Quốc.

5. Tên lửa đất đối không tầm trung “Cheongung”

Tên lửa đất đối không hay tên lửa phòng không (TLPK) tầm trung “Cheongung” (còn gọi là M-SAM) được Hàn Quốc phát triển từ năm 2011 với sự hỗ trợ của LB Nga, có ứng dụng một số công nghệ từ tên lửa 9M96 của các tổ hợp TLPK S-350E và S-400. TLPK “Cheongung” (nghĩa là “Iron Hawk”/“Diều Hâu sắt”) được Quân đội Hàn Quốc sử dụng để tiến công máy bay và phá hủy TLĐĐ đối phương. “Cheongung” được lập trình để tự hủy sau khi phóng trong trường hợp xảy ra trục trặc trong hệ thống điều khiển của mình. Vào tháng 11/2017, 2 tên lửa “Cheongung” đã bay khoảng 40km và bắn trúng một mục tiêu giả định trong nhiệm vụ bắn đạn thật đầu tiên. Quân đội Hàn Quốc bắt đầu biên chế hệ thống “Cheongung” từ đầu năm 2016 và triển khai chúng gần biên giới với Triều Tiên.

1669981638219.png

1669981655185.png


Loại tên lửa này hiện có thể đánh chặn các mục tiêu trên độ cao 15km với tầm xa 40km. Công ty quốc phòng và không gian Hàn Quốc LIG Nex-1 bắt đầu sản xuất “Cheongung” từ năm 2012 và chúng được sử dụng để thay thế dần các khẩu đội MIM-23 “Hawk” (được triển khai ở Hàn Quốc từ những năm 1960). Tên lửa “Cheongung” (M-SAM) là một phần của hàng phòng thủ tên lửa ba lớp mà Hàn Quốc triển khai tại biên giới liên Triều để bảo vệ thủ đô Seoul. “Cheongung” có thể đánh chặn mục tiêu ở độ cao lên đến 15.000m. Tên lửa nặng gần 400kg, có chiều dài khoảng 4,6m, vận tốc bay có thể đạt đến 4,5 Mach (khoảng 1,5 km/giây). Mỗi tổ hợp “Cheongung” gồm một xe chỉ huy, một đài radar điều khiển hỏa lực, 6 xe chở đạn kiêm bệ phóng với tối đa 48 tên lửa, cùng các phương tiện hỗ trợ. Hệ thống này đánh chặn được 6 mục tiêu cùng lúc ở khoảng cách 40km, có khả năng hoạt động trong môi trường bị đối phương gây nhiễu mạnh. Mỗi tổ hợp TLPK “Cheongung” hoàn chỉnh bao gồm 6 xe bệ phóng thẳng đứng chở trên xe tải, mỗi bệ phóng gồm 8 ống phóng; một radar mạng pha 3D X-band đa năng quét điện tử thụ động và một xe điều khiển hỏa lực.

1669981693550.png


TLPK “Cheongung” do LIG Nex-1 của Hàn Quốc phát triển, nhằm củng cố hệ thống phòng thủ đánh chặn cùng với các hệ thống tên lửa hiện có là PAC-2 và PAC-3, bên cạnh hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ tại nước này. Tên lửa sử dụng cơ chế “phóng lạnh”, không giống với các loại TLPK khác sử dụng cơ chế “phóng nóng”. Cơ chế “phóng lạnh” giúp “Cheongung” có khả năng tiến công mục tiêu từ tất cả các hướng mà không cần thay đổi vị trí bệ phóng.

Trong giai đoạn hai của chương trình bắt đầu từ năm 2018, Cơ quan phát triển Quốc phòng (ADD) của Hàn Quốc sẽ nâng cấp “Cheongung” thành loại tên lửa đánh chặn TLĐĐ. Khi đó, “Cheongung” có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao 30km với tầm xa 100-150km. Sau khi đáp ứng đủ nhu cầu phòng thủ tên lửa ở trong nước, Seoul có kế hoạch xuất khẩu hệ thống tên lửa này cho các đối tác nước ngoài.

1669981739264.png


Biến thể tên lửa đánh chặn này mang tên “Cheolmae-2” đã được hãng LIG Nex-1 của Hàn Quốc sản xuất hàng loạt, chúng sẽ được tích hợp vào hệ thống phòng thủ tên lửa nội địa của Hàn Quốc với tên gọi KAMD từ năm 2020. Để thực hiện nhiệm vụ đánh chặn của mình, “Cheolmae-2” được trang bị hệ thống radar 3D mảng pha đa chức năng có thể đồng thời phát hiện và theo dõi hàng chục máy bay đối phương từ tất cả các hướng.

1669981779397.png


Trong một thử nghiệm gần đây, “Cheolmae-2” đã đánh chặn thành công 5 TLĐĐ được Hàn Quốc phóng lên làm mục tiêu giả định ở độ cao dưới 20km. Hệ thống đánh chặn tên lửa mới này sẽ phối hợp với hệ thống phòng không tầm thấp và hệ thống đánh chặn “Patriot” PAC-3 do Mỹ cung cấp, tạo thành mạng lưới phòng thủ đa tầng vững chắc của Seoul.

.............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Dù Hàn Quốc khẳng định, hệ thống “Cheongung” (M-SAM) là sản phẩm do hãng LIG Nex 1 nước này tự nghiên cứu và sản xuất, tuy nhiên theo nguồn tin quân sự Nga, để phát triển thành công vũ khí phòng không M-SAM, phía Hàn Quốc đã nhận được sự giúp đỡ của Almaz-Antey (Nga) về mặt công nghệ.

1670032837772.png

1670032853546.png


Tham gia phát triển tên lửa “Cheongung” (M-SAM) có nhiều công ty, trong đó LIG Nex-1 được giao phó là tổng thầu chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất trong nước và tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các công ty nước ngoài cũng như phát triển phần đầu dò radar chủ động của tên lửa. Ngoài LIG Nex-1, còn 1 số công ty khác cũng tham gia phát triển “Cheongung” (M-SAM) với tư cách nhà thầu phụ, bao gồm:

- MKB Fakel, thuộc tập đoàn Almaz-Altey (Nga), tham gia phát triển phần cơ nhiệt của tên lửa đánh chặn. Tập đoàn mẹ Almaz-Altey tham gia tư vấn, tích hợp hệ thống.

- Samsung Thales Co., Ltd. là chi nhánh Hàn Quốc của tập đoàn Công nghệ quốc phòng Thales (Pháp), phụ trách phát triển radar dẫn đường và cảnh báo sớm cho tổ hợp TLPK.

- Doosan DST, Hàn Quốc tham gia phần phát triển bệ phóng và tích hợp gầm bệ cho bệ phóng, phát triển phần giao diện người-máy cho hệ thống. Ngoài ra, tập đoàn này còn tham gia phần thiết bị quang học, tiếp nhận công nghệ đạn từ Fakel.

- KIA, Hàn Quốc tham gia cung cấp gầm bệ cơ động.

- KJF Aerospace tham gia xây dựng phần cơ khí của đài nhìn vòng kiêm dẫn đường do Samsung Thales cung cấp.

Một khẩu đội chiến đấu của M-SAM gồm 8 xe bệ phóng tự hành (mỗi bệ lắp 8 tên lửa), radar mảng pha bị động X-Band (có thể đồng thời phát hiện và theo dõi hàng chục máy bay đối phương từ tất cả các hướng) và xe điều khiển hỏa lực.

1670032916163.png

1670032938817.png

1670033011947.png


Thông tin mới nhất cho biết, mẫu tên lửa “Cheolmae-4H” hiện đang được Hàn Quốc hợp tác với LB Nga phát triển dựa trên công nghệ của tổ hợp TLPK S-400, có năng lực đánh chặn tầm cao tương tự hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ. Lô hàng 7 tổ hợp tên lửa “Cheolmae-4H” đầu tiên sẽ được giao vào năm 2023. Một tổ hợp bao gồm 06 xe phóng tên lửa cơ động, 01 xe chỉ huy và 01 xe radar băng tần X.


6. Hệ thống tên lửa phòng không tầm gần “Pegasus”

“Pegasus” (còn có biệt danh là K-SAM “Chunma”) được Hàn Quốc tự nghiên cứu và phát triển theo công nghệ của Thales dựa trên loại TLPK tầm gần “Crotale” của Pháp. “Pegasus” được Quân đội Hàn Quốc sử dụng để phòng thủ tiêu diệt các mục tiêu tầm gần của đối phương. Dự án “Pegasus” được Hàn Quốc triển khai trong vòng 10 năm (từ năm 2001-2011). Để thực hiện dự án “Pegasus”/“Chunma” (hệ thống phòng thủ đất đối không tầm thấp) theo nhu cầu của Quân đội Hàn Quốc, vào năm 1999 các công ty Doosan Infracore, Samsung Techwin của Hàn Quốc đã ký kết hợp đồng mua bệ phóng tên lửa và radar hệ thống “Crotale NG” của Tập đoàn Thales-Pháp, sau đó hoàn thiện chúng và lắp đặt lên xe bọc thép bánh xích do Hàn Quốc sản xuất…

1670033047047.png

1670033061599.png


Hiện hệ thống TLPK K-SAM hay “Pegasus” đã được sản xuất hàng loạt và đưa vào trang bị cho Quân đội Hàn Quốc. “Pegasus” nặng 26 tấn, có khả năng bắn hạ mục tiêu ở độ cao đến 5.000m, tầm bắn đến 10.000m. Hệ thống này được trang bị radar giám sát có thể phát hiện 20 mục tiêu ở cách 20km và radar theo dõi có khả năng bám bắt 8 mục tiêu ở cự ly 16km.

Ngoài khả năng phòng không, hệ thống “Pegasus” còn có khả năng chống tăng. “Pegasus” là hệ thống đa năng, dễ dàng lắp đặt trên tất cả các phương tiện vận tải hoặc bệ cố định, hoặc trên tàu chiến. Mỗi hệ thống “Pegasus” K-SAM đều có khả năng tác chiến độc lập.

1670033090382.png

1670033125095.png


Hệ thống “Pegasus” K-SAM có radar, tên lửa đặt cố định trên xe bọc thép có tổng trọng lượng cả bệ khoảng 4,1tấn. Trọng lượng xe bọc thép là 25.000kg, chiều dài xe (kể cả súng) 6,97m, chiều rộng 3,17m, chiều cao (kể cả radar khi họat động) là 4,36m. Tốc độ tối đa của xe 60km/h, tầm họat động 500, động cơ - MAN D2848MT diesel 520hp.

Một số thông số kỹ thuật của tên lửa “Pegasus” như sau: loại tên lửa - tên lửa “Crotale NG-VT1’ của Pháp; trọng lượng tên lửa 73kg; đầu đạn nặng 13kg; loại đầu nổ - phân mảnh tập trung; chiều dài tên lửa 2,34m; đường kính 16,5cm, cánh dài 54cm; độ cao 6.000m; tầm xa 11.000m; tốc độ 3,5 Mach (4.200 km/giờ); động cơ sử dụng - nhiên liệu rắn; dẫn đường - Command to Line of Sight (CLOS); kíp điều khiển một hệ thống 3 người.

Hệ thống điều khiển “Pegasus” bao gồm 1 radar tìm kiếm mục tiêu Ku-band TWT tầm 30km, radar S-band (Pulse Doppler) theo dõi và giám sát tầm 20km, 1 camera nhiệt tầm 19km, CCD camera tác chiến tầm 15km và hệ thống quang điện IR...

.....
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

7. Hệ thống tên lửa chống tăng “Hyeongung” (“Raybolt”)

Tên lửa chống tăng (TLCT) “Hyeongung” (“Raybolt”/”Tia chớp”) là sản phẩm do công ty LIG Nex-1 (một công ty con của tập đoàn LG) phát triển trong năm 2016. “Hyeongung” được phát triển theo phương thức hoạt động của TLCT “Javelin” (Mỹ), “Spike” (Israel) và “Type-01” (Nhật Bản). “Hyeongung” có tầm bắn 2,5km với 2 chế độ bắn chính là bắn thẳng trực tiếp trong tầm nhìn hoặc tính toán tọa độ để tiến công mục tiêu từ trên cao. Đầu đạn tandem (hiệu ứng nổ lõm kép) cho phép tiến công các xe tăng được trang bị giáp phản ứng nổ.Sử dụng đầu nổ tandem kiểu nối tiếp cho phép tên lửa “Hyeongung” tiêu diệt các dòng xe thiết giáp hiện đại, kể cả khi chúng được trang bị giáp phản ứng nổ. TLCT “Hyeongung” (“Raybolt”) của Hàn Quốc nhỏ gọn hơn, nhưng mạnh và hiệu quả hơn so với những vũ khí cùng loại của nước ngoài như tên lửa “Spike-MR” của Israel và “Javelin” của Mỹ.

1670123319098.png

1670123365477.png


Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc cho biết, TLCT “Hyeongung” (“Raybolt”) đã được đưa vào trang bị cho Quân đội Hàn Quốc trong năm 2017. DAPA cũng hy vọng rằng, loại tên lửa này có thể được xuất khẩu ra nước ngoài.

1670123096112.png

1670123113089.png


Tổng khối lượng của tổ hợp “Hyeongung” vào khoảng 24kg. Tên lửa “Hyeongung” sử dụng đầu dò ảnh hồng ngoại cực tím chủ động đảm bảo khả năng “bắn và quên” (tên lửa chủ động tiến công mục tiêu đã được khóa mà không cần xạ thủ điều khiển). Công nghệ đầu dò mới cho phép tên lửa “Hyeongung” có khả năng kháng nhiễu cao. Mặc dù các thông số về “Raybolt” chưa được Hàn Quốc công bố, nhưng theo một số nguồn tin chúng được xếp vào loại TLCT thế hệ 3 (tương đương với loại FGM-148 “Javelin” của Mỹ). Quân đội Hàn Quốc dự kiến sử dụng TLCT “Hyeongung” để thay thế các dòng súng chống tăng không giật cỡ 90 và 106,7mm, cũng như TLCT TOW của Mỹ. Ngoài phiên bản mang vác cá nhân, tên lửa “Hyeongung” cũng có phiên bản trang bị trên các phương tiện chiến đấu hạng nhẹ như KLTV hay K21.

Hệ thống TLCT “Hyeongung” (“Raybolt”) còn được biết tới với biệt danh “Javelin Hàn Quốc”, Hàn Quốc phát triển dòng tên lửa này để cạnh tranh với mẫu FGM-148 “Javelin” của Mỹ và “Spike-MR” của Israel. Ngoài Quân đội Hàn Quốc sở hữu “Hyeongung”, Saudi Arabia có lẽ là quốc gia đầu tiên có được loại vũ khí siêu hiện đại và siêu đắt đỏ này. Ước tính mỗi quả tên lửa “Hyeongung” có giá lên tới hơn 60.000USD. Việc phát triển và sản xuất hàng loạt tổ hợp TLCT “Hyeongung” có lẽ là động thái của Hàn Quốc nhằm đối phó với sự phát triển như vũ bão của lực lượng xe tăng Triều Tiên.

1670123151354.png

1670123193834.png


Trước đó, trong suốt một thời gian dài, Quân đội Hàn Quốc chủ yếu sử dụng tổ hợp TLCT BGM-71 TOW do Mỹ sản xuất và súng chống tăng mang vác “Panzerfaust-3” của Đức (súng này có tầm bắn hiệu quả 300-400m, sức xuyên giáp đạt tới 700-800mm). Ngoài ra, Hàn Quốc còn có số lượng nhỏ khoảng 226 bệ phóng TLCT “Metis-M” được Nga cung cấp. Loại tên lửa này cũng rất mạnh, có tầm bắn 1,5km, sức xuyên đạt 800mm sau lớp ERA.

1670123438682.png

1670123516229.png


.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

8. Tên lửa đẩy vệ tinh KSLV-1

Tên lửa đẩy KSLV-1 do CNQP Hàn Quốc tự chế tạo dùng để phóng vệ tinh... Hàn Quốc đã có 3 lần phóng thử nghiệm tên lửa đẩy KSLV-1 vào các năm 2009, 2010 và năm 2012. Như vậy, Hàn Quốc đã gia nhập câu lạc bộ các quốc gia châu Á có khả năng đưa vệ tinh vào vũ trụ, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản...

1670239389441.png

1670239404453.png


Tên lửa đẩy KSLV-1 nặng 140 tấn, cao 33m, đường kính 2,9m, có chi phí chế tạo hơn 400 triệu USD, là công trình hợp tác quy mô giữa Hàn Quốc và Nga trong chiến lược phát triển công nghệ vũ trụ của Hàn Quốc. Tên lửa gồm 2 tầng, trong đó tầng một sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng do Nga sản xuất, tầng hai sử dụng động cơ nhiên liệu rắn do Hàn Quốc chế tạo. Theo các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu vũ trụ Hàn Quốc (KARI), dự án hợp tác với Nga trong sản xuất KSLV-1 là bước đệm để Hàn Quốc thực hiện mục tiêu tự chế tạo tên lửa đẩy hoàn toàn bằng công nghệ của nước này trong thời gian tới (trước 2020).

Việc Hàn Quốc phóng tên lửa tầm xa để đưa các vệ tinh vào quỹ đạo đã làm cho Mỹ cùng các nước đồng minh quân sự chính như Hàn Quốc, Nhật Bản khẳng định các vụ phóng tên lửa đẩy vệ tinh thực chất là một cuộc thử TLĐĐ tầm xa.

1670239475234.png

1670239544160.png

1670239581957.png


9. Tên lửa hành trình chống hạm SSM-700K “Haeseong”

TLHT chống hạm SSM-700K “Haeseong” do Cục phát triển quân sự quốc phòng Hàn Quốc (ADD) và Hải quân Hàn Quốc phát triển từ năm 1998, đưa vào phục vụ năm 2006. Đây là một biến thể của RGM-84 “Harpoon” (Mỹ), tên lửa có trọng lượng 718kg, tầm bắn trên 150km và vận tốc 0,85 Mach. SSM-700K được thiết kế chủ yếu nhằm tác chiến với các tàu khác trên biển dưới sự hỗ trợ của các hệ thống dò tìm sóng cao tầng, cao độ kế sóng radio, hệ thống dẫn đường quán tính, hệ thống gây nhiễu điện tử và động cơ phản lực cánh quạt. Tên lửa “Haeseong” được trang bị trên các tàu corvette thường dùng để tuần tra, các loại tàu khu trục lớp KDX-II và KDX-III cũng như có thể trang bị cho một số tàu ngầm...

1670239610213.png

1670239627741.png


Trên cơ sở SSM-700 “Haeseong”, Hàn Quốc phát triển dòng TLHT hải đối bờ siêu âm mới có khả năng tiến công các mục tiêu mặt đất với độ chính xác cao “Surface Launch Tactical Missile” (TSLM) hay “Haeseong-2”. Tên lửa TSLM được Hàn Quốc bắt đầu phát triển từ năm 2011, hoàn thành vào năm 2016 và được sản xuất và trang bị cho Hải quân Hàn Quốc từ năm 2019. Tên lửa mới sẽ giúp tàu hộ vệ Hàn Quốc có khả năng tiến công mặt đất, thay vì chỉ thực hiện nhiệm vụ chống hạm và phòng không như trước đây. Đầu đạn của TSLM có thể xuyên thủng nhiều loại xe thiết giáp khác nhau. Tên lửa được trang bị trên các khu trục hạm lớn như FFX-I và sử dụng phương thức phóng nghiêng, tương tự như tên lửa “Haeseong”. Trong tương lai, TSLM có thể được hoàn thiện để trang bị trong các bệ phóng thẳng đứng đa nhiệm thế hệ mới.

1670239652688.png

1670239739749.png


Hiện tại, các thông tin kỹ chiến thuật của TSLM chưa được hé lộ. Tuy nhiên, theo các thông tin công khai, tên lửa mới do LIG Nex-1 (công ty con thuộc Tập đoàn LG) phát triển với tầm bắn khoảng 200km. TSLM sử dụng phương thức dẫn đường quán tính, chỉ thị mục tiêu bằng định vị vệ tinh và được trang bị đầu đạn dạng đạn mẹ con nổ phá mảnh. Giới chuyên gia nhận định, TSLM của Hàn Quốc được chế tạo để đối phó với lực lượng pháo binh hùng hậu của Triều Tiên.

Theo Cơ quan quản lý các chương trình quốc phòng Hàn Quốc (DAPA), một quả tên lửa TSLM có thể phá hủy một diện tích tương đương với hai sân bóng đá. Đây sẽ là vũ khí mới nhất được tích hợp vào hệ thống tiến công phủ đầu mang tên “Kill Chain”, cho phép Hàn Quốc tiến công các cơ sở hạt nhân và TLĐĐ của Triều Tiên trong vòng nửa giờ.

.......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

10. Hệ thống pháo - tên lửa phòng không “Hybrid Biho”

Để đối phó với TLĐĐ đất đối đất tầm ngắn KN-02 của Triều Tiên, Hàn Quốc đã cho ra đời hệ thống pháo - tên lửa phòng không “Hybrid Biho”. Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, “Hybrid Biho” được trang bị 2 khẩu pháo bắn nhanh 30mm với tốc độ bắn 300 viên/phút (mỗi khẩu pháo này có băng đạn 300 viên và có thể tiêu diệt được mục tiêu ở tầm bắn hiệu quả khoảng 6km) và tên lửa đất đối không có dẫn đường “Shingung”.

1670296788229.png

1670296802755.png


TLĐĐ đối đất tầm ngắn KN-02 của Triều Tiên có quỹ đạo bay rất thấp với tầm phóng khoảng 150km. Chính loại tên lửa này chứ không phải các loại tên lửa có tầm bắn xa hơn là vũ khí uy hiếp khủng khiếp đối với thủ đô Seoul của Hàn Quốc, cách vĩ tuyến 38 (ranh giới 2 nước) khoảng 50km. Vũ khí chính trong nhiệm vụ đánh chặn tên lửa của “Hybrid Biho” là tên lửa đất đối không mang vác có điều khiển “Shingung”. Tên lửa này có thể bắn hạ mục tiêu bay nhanh gấp 2 lần vận tốc âm thanh ở độ cao 4km và tầm xa đến 6km. Ngoài ra, “Shingung” còn được thiết kế để đánh chặn những mục tiêu tầm thấp khác như máy bay, trực thăng giống như hệ thống “Pantsir-S1” của Nga. Với năng lực của “Hybrid Biho” phối hợp cùng hệ thống phòng không tối tân, Hàn Quốc tin rằng việc đối phó với tên lửa KN-02 của Triều Tiên không phải là nhiệm vụ quá khó.

1670296869550.png

1670296925662.png


11. Hệ thống TLPK mang vác di động KP-SAM “Shingung”

Hệ thống tên lửa phòng không (TLPK) mang vác tầm ngắn “Shingung” (KP-SAM) hay “Chiron” của Hàn Quốc được sử dụng để chiến đấu với máy bay và trực thăng của đối phương ở tầm xa tới 7km. Tổ hợp “Shingung” được phát triển bởi ADD và công ty NEX-1 Future Company Ltd (trước đây là LG Innotek Co. Ltd).

1670296964637.png

1670296979533.png


Dự án chế tạo TLPK mang vác tầm ngắn của Hàn Quốc được triển khai từ năm 1995 dưới cái tên KP-SAM, tuy đạt được một số thành công nhất định, nhưng đã kéo dài nhiều năm. Sau khi nhận được (vào năm 2003) một số tổ hợp TLPK mang vác “Igla” và sau khi ký kết thỏa thuận về hợp tác kỹ thuật với các doanh nghiệp của tổ hợp CNQP Nga, tốc độ dự án tăng mạnh. Theo hợp đồng được ký vào tháng 5/2003, Nga đã cung cấp cho Hàn Quốc một số thành phần của TLPK mang vác trị giá 1 triệu USD. Sau đó, một hợp đồng tương tự thứ hai đã được ký có trị giá 30 triệu USD, theo đó có khoảng 2.000 tên lửa “Igla” đã được trang bị cho Quân đội Hàn Quốc. Trong tương lai để tránh sự phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu, các nhà thiết kế Hàn Quốc đã tiến hành rất tốt việc nội địa hóa sản xuất chúng tại các doanh nghiệp CNQP của mình.

1670297082452.png

1670297058840.png

1670297070798.png


Hệ thống tên lửa phòng không vác vai “Shingung”

Tên lửa “Shingung” được chế tạo theo sơ đồ khí động học hình “con vịt”, có cánh lái khí động ở phía trước và 4 cánh ổn định ở phía sau (có thể gập vào, mở ra). “Shingung” khác với tên lửa 9M342 (“Igla”) ở kích thước và trọng lượng lớn hơn. “Shingung” được trang bị đầu tự dẫn chống nhiễu hai kênh, tương tự như đầu tự dẫn 9E410 do LOMO (Nga) phát triển. Các chuyên gia Hàn Quốc đã phát triển hệ thống điều khiển và động cơ hành trình, nhờ đó tên lửa có thể bắn trúng mục tiêu ở độ cao tới 3.500m và tầm bắn tối đa đạt 7.000m. Đầu đạn phân mảnh có sức nổ cao nặng 2,5kg, được trang bị ngòi nổ tiếp xúc và không tiếp xúc. Bán kính của ngòi nổ không tiếp xúc là 1,5m. Theo các nhà phát triển, trong quá trình thử nghiệm cho thấy tên lửa có xác suất bắn trúng mục tiêu không cơ động là 90%.

Tên lửa “Shingung” có thể được phóng nhờ bệ phóng nhẹ di động, có thiết kế tương tự như bệ phóng TLPK mang vác “Mistral”. Người điều khiển được đặt trong một chiếc ghế xoay và dẫn hướng thiết bị phóng đến mục tiêu bằng phương pháp thủ công. Bệ phóng được trang bị thiết bị nhận dạng “địch-ta” (do công ty LIG Nex-1 của Hàn Quốc phát triển) và thiết bị ảnh nhiệt của hãng Samsung để bắn vào ban đêm...

Cơ cấu phóng bao gồm: pin để cấp nguồn cho mạch điện, bình chứa chất làm lạnh, thiết bị chuyển mạch đảm bảo tính tuần tự cần thiết của chuỗi lệnh và tín hiệu, một màn hình với thiết bị âm thanh và rung được kích hoạt khi mục tiêu bị bắt bởi đầu tự dẫn của tên lửa.

Để vận chuyển, tổ hợp được chia làm 2 phần: phần thứ nhất là ống phóng cùng tên lửa, phần thứ hai là giá ba chân với thiết bị ngắm và khối điện tử. Kíp chiến đấu gồm 2 người. Thiết kế của bệ phóng cho phép lắp đặt trên các vật mang khác nhau (ô tô, tàu…) có các điểm kẹp đặc biệt.

1670297150465.png

1670297266420.png


NEX-1 Future Company Ltd chế tạo thiết bị huấn luyện cho hệ thống “Shingung”, chúng được cung cấp cùng với hệ thống chiến đấu. Thiết bị huấn luyện được sử dụng để đào tạo và huấn luyện nhân viên, chúng cho phép mô phỏng các điều kiện thời tiết khác nhau và các nhiệm vụ chiến thuật sử dụng khi tác chiến.

1670297225264.png


Theo các nhà phát triển tổ hợp, TLPK mang vác “Shingung” có tiềm năng xuất khẩu lớn, chúng được chào hàng trên thị trường vũ khí quốc tế dưới cái tên “Chiron”. Ví dụ vào đầu năm 2011, Hàn Quốc đã đề xuất loại tên lửa này cho Ấn Độ và vào năm 2014, Lực lượng Vũ trang Ấn Độ đã mua 1 số tổ hợp TLPK nói trên với giá trị 1,28 tỷ USD. Một số đặc điểm của tên lửa “Shingung” như sau: tầm bắn tối đa 7km, phạm vi tiêu diệt mục tiêu hiệu quả từ 0,5-5km, độ cao bay tối đa của mục tiêu bị tiêu diệt 3,5km. Tên lửa dài 1.680mm, đường kính 80mm, khối lượng đầu đạn 2,5kg, trọng lượng tên lửa 14kg, trọng lượng tên lửa cùng ống phóng 19,5kg, tốc độ bay tối đa của tên lửa 2,1 Mach, khối lượng tổ hợp cùng bệ phóng 24,3kg.

1670297303910.png

1670297325220.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
10 năm cải cách quân đội Trung Quốc

Cải cách quân đội chính là thay đổi lớn nhất của quân đội Trung Quốc trong 10 năm qua. Cuộc cải cách quân đội lần này có thời gian kéo dài, mức độ cải cách lớn, đạt được kết quả lớn, vượt ngoài dự đoán của nhiều nhà quan sát.
Khi tổng kết những thay đổi to lớn trong thời kỳ mới mười năm qua, Tổng Bí thư Tập Cận Bình chỉ rõ “phải đi sâu cải cách hơn nữa quốc phòng và quân đội, quân đội nhân dân sẽ có một thể chế mới, một cơ cấu mới, một khuôn mẫu mới và một diện mạo mới”; khi bố trí công tác tiếp theo, nhấn mạnh “tăng cường quản trị quân đội một cách toàn diện, củng cố và mở rộng thành tựu của cải cách quốc phòng và quân đội, hoàn thiện bố trí cơ cấu lực lượng quân sự, tối ưu hóa hệ thống chế độ chính sách quân sự”. Đây cũng chính là tín hiệu rõ ràng về việc cải cách quân đội sẽ tiếp tục được thực hiện trong thời gian tới.

Cuối năm 2013, ông Tập Cận Bình từng đưa ra cảnh báo “nếu không cải cách quân đội thì sẽ không đánh trận được và cũng không thể đánh thắng trận được”. Trong 10 năm, cải cách quân đội đã xây dựng được một đội quân có đặc trưng hiện đại hóa và có sức chiến đấu lớn; triển vọng thời gian tới, quân đội nhân dân sẽ ngày càng vững mạnh, từng bước tiến tới đẳng cấp hàng đầu quốc tế, tạo chỗ dựa chiến lược vững chắc cho công cuộc trẻ hóa đất nước giàu mạnh.

1670667859013.png

1670667874832.png

1670667890857.png


Kết cấu: Phá bỏ cái cũ, xây dựng cái mới

Cải cách là hướng đến những việc có vấn đề và trong quá trình không ngừng giải quyết vấn đề để nâng cao hiệu quả. Trong 10 năm cải cách quân đội, Trung Quốc tập trung vào 3 chiến dịch lớn là cải cách thể chế chỉ huy lãnh đạo, cải cách bố trí lực lượng và quy mô kết cấu, cải cách chế độ chính sách quân sự, lần lượt ứng phó với trở ngại về thể chế, mâu thuẫn mang tính cơ cấu và các vấn đề chính sách.

Đầu tiên là tiến hành cải cách thể chế chỉ huy lãnh đạo, xác lập nguyên tắc tổng thể “Quân ủy trung ương trực tiếp quản lý các chiến khu, các chiến khu chịu trách nhiệm huấn luyện chiến đấu và chỉ huy chiến đấu thực tế, các quân chủng chịu trách nhiệm cung cấp tất cả các loại hỗ trợ và thiết bị cho quân đội. Một số phương tiện truyền thông quân đội còn gọi đây là cuộc cải cách “từ trên cổ”, tức là cải cách trung tâm đầu não.

1670667988027.png

1670668007288.png

1670668072113.png

Quân đội Trung Quốc trước những năm 1990

Có thể dùng cụm từ “3 phá bỏ, 3 xây dựng” để hình dung thành quả của cải cách thể chế chỉ huy lãnh đạo:

Thứ nhất, phá bỏ thể chế tổng bộ đã thực hiện trong thời gian dài, thiết lập nhiều cơ quan chuyên trách của Quân ủy trung ương. Thể chế tổng bộ chính là “4 tổng bộ” của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) trước khi cải cách gồm Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục chính trị, Tổng cục hậu cần và Tổng cục vũ trang. Tháng 11/1931, Ủy ban Quân sự cách mạng Cộng hòa Xô Viết Trung Hoa được thành lập, lần đầu tiên thực hiện thử nghiệm chế độ lãnh đạo của cơ quan đầu não, thành lập các cơ quan như Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Quân nhu… Sau đó, thể chế tổng bộ đã trải qua nhiều lần điều chỉnh, cải tổ, thay đổi. Đến năm 1958, hình thành thể chế “3 tổng bộ” gồm Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục chính trị, Tổng cục hậu cần. Cơ chế này vận hành ổn định trong 40 năm, cho đến khi Tổng cục vũ trang được thành lập vào năm 1998 và cuối cùng đã hình thành thể chế “4 tổng bộ”.

1670668166465.png

1670668186033.png


Thể chế tổng bộ đã đóng một vai trò to lớn trong lịch sử, nhưng cùng với thời gian kéo dài, những mặt hạn chế của nó đã dần lộ ra. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ngô Khiêm từng cho biết: “Thể chế chỉ huy lãnh đạo của quân khu, tổng bộ tích hợp các chức năng ra quyết sách, thực thi và giám sát đã bộc lộ không ít nhược điểm. Đặc biệt là quá tập trung quyền lực tại 4 tổng bộ, trên thực tế đã trở thành một cấp lãnh đạo độc lập, thay thế nhiều chức năng của Quân ủy trung ương, ảnh hưởng khách quan đến sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Quân ủy trung ương”.

Năm 2016, cơ quan quân ủy mới được thành lập, bao gồm 15 cơ quan cụ thể là 7 bộ (tổng cục), 3 ủy ban và 5 cơ quan trực thuộc. Điều này đã thay đổi định hướng chức năng của các cơ quan quân ủy và trở thành “cơ quan văn phòng của quân ủy” với quyền hạn bị hạn chế lẫn nhau. Ví dụ, mới thành lập Ủy ban kiểm tra, giám sát kỷ luật quân ủy và Ủy ban chính trị và pháp luật của quân ủy, Quân ủy trung ương đã thực hiện biện pháp cử 10 tổ kiểm tra, giám sát kỷ luật đến đóng tại các cơ quan của quân ủy và chiến khu, hình thành thể chế giám sát và quy định vận hành quyền lực chặt chẽ.

1670668303217.png


Thứ hai, phá bỏ thể chế đại quân khu đã vận hành trong thời gian dài, thiết lập thể chế chỉ huy tác chiến chung. Trước cải cách, PLA có 7 đại quân khu như Thẩm Dương, Nam Kinh, Quảng Châu…; chức năng bao gồm lãnh đạo quản lý các tập đoàn quân, quân khu cấp tỉnh và bộ đội đồn trú tại Hong Kong và Macau, tổ chức nhập ngũ và huấn luyện quân sự, phụ trách xây dựng chiến trường… có thể nói là quyền lực rất lớn. Theo thiết kế chính sách, quân khu đồng thời cũng là chiến khu, khi xảy ra chiến tranh thì phụ trách chỉ huy liên hợp tác chiến. Nhưng thực tế quân khu là do lục quân chi phối, chức năng xây dựng chiến đấu hỗn loạn, không thể đảm nhận nhiệm vụ chỉ huy tác chiến liên hợp giữa các quân binh chủng, một khi xảy ra xung đột còn phải xây dựng tổ chức, đội ngũ tạm thời, khó có thể đảm bảo hiệu quả và năng lực chỉ huy.

1670668228680.png


Sau cải cách, Trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp của Quân ủy trung ương được thành lập, được chia thành 5 đại quân khu gồm Đông, Nam, Tây, Bắc và Trung, kiện toàn cơ quan chỉ huy tác chiến liên hợp của chiến khu, thực hiện sự chỉ huy tập trung thống nhất của Quân ủy trung ương đối với toàn bộ quân đội, thực hiện việc sử dụng chung lực lượng của các quân binh chủng.

Trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp của Quân ủy trung ương là trung tâm chỉ huy chiến lược của Quân ủy trung ương, mỗi ngày đều có một số lượng lớn các lệnh hành động quân sự được ban hành từ cơ quan này. Ngày 20/4/2016, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đi thị sát Trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp của Quân ủy trung ương và lần đầu tiên công khai thân phận Tổng Tư lệnh Trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp Quân ủy trung ương của ông. Việc này đã gửi một tín hiệu rõ ràng đến cộng đồng quốc tế: Hệ thống chỉ huy tác chiến chung mới của quân đội Trung Quốc đã đi vào hoạt động. Ngày 3/11/2017 Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã mặc quân phục đến tòa nhà Trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp của Quân ủy trung ương, dẫn đầu đoàn cán bộ Quân ủy nghiên cứu tình hình xây dựng Trung tâm chỉ huy liên hợp của Quân ủy trung ương, thể hiện rõ thái độ thúc đẩy công việc của toàn quân để tập trung sức chiến đấu và giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh.

1670668433404.png

1670668589111.png



So với sự bí ẩn của Trung tâm chỉ huy liên hợp của Quân ủy, thì Trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp của quân khu đã công khai hơn từ sau cải cách quân đội đến nay.

Chiến khu là cơ quan chỉ huy tác chiến liên hợp cao nhất và duy nhất trên phương hướng chiến lược này, thực hiện chức năng chỉ huy tác chiến tổng hợp phù hợp với yêu cầu tổng hợp của thời bình và thời chiến, hoạt động bình thường, chuyên môn hóa chính và tinh gọn hiệu quả cao, thực thi chức năng chỉ huy tác chiến liên hợp. Một nhiệm vụ quan trọng của chiến khu là tổ chức ứng phó thực tế đối với các mối đe dọa an ninh khác nhau và đối phó với các hành động khiêu khích quân sự có liên quan đến quân đội.

Ví dụ, từ tháng 1-9/2022, người phát ngôn của Bộ Tư lệnh chiến khu miền Đông đã 7 lần đưa ra tuyên bố về việc tàu chiến và máy bay nước ngoài qua eo biển Đài Loan, mỗi lần đều có những câu như “Chiến khu miền Đông đã tổ chức lực lượng hải quân và không quân theo dõi, giám sát toàn bộ quá trình”, nhằm thể hiện thái độ “kiên quyết phản đối tất cả mối đe dọa khiêu khích, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”.

1670668635695.png

1670668658450.png


Thứ ba, phá bỏ thể chế đại lục quân đã thực hiện lâu dài, thiết lập thể chế quản lý lãnh đạo bộ đội cảnh sát vũ trang và quân binh chủng mới. Trước khi cải cách, lục quân là lực lượng chính của PLA, nhưng lâu nay không có cơ quan độc lập, chức năng lãnh đạo do “4 tổng bộ” thay thế, một số đơn vị quan trọng hơn như Hải quân, Không quân và Lực lượng pháo binh số 2 thì tỷ lệ này thấp hơn. Sau cải cách, thành lập cơ quan lãnh đạo Lục quân, tổ chức xây dựng cơ quan lục quân của 5 chiến khu, đổi tên Lực lượng pháo binh số 2 thành lực lượng tên lửa PLA, do binh chủng độc lập mang tính chiến lược trước đây nâng cấp thành quân chủng độc lập, tổ chức bộ đội hỗ trợ chiến lược, bộ đội đảm bảo hậu cần. Hiện nay, PLA có 6 quân binh chủng, tỷ lệ quân binh chủng được điều chỉnh tối ưu hóa, bố cục phát triển trở nên cân đối hơn, điều này cũng tuyên bố sự kết thúc của thể chế đại lục quân.

1670668716992.png

1670668729381.png

1670668752248.png


Theo nguyên tắc “quân đội là quân đội, công an là công an, người dân là người dân”, hoàn thành cải cách xuyên suốt của lực lượng cảnh sát vũ trang. Từ ngày 1/1/2018, bộ đội cảnh sát vũ trang đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Trung ương Đảng và Quân ủy trung ương, thực hiện thể chế Bộ đội chỉ huy lãnh đạo-Bộ đội Cảnh sát vũ trang-Quân ủy trung ương. Đồng thời, còn cải cách thể chế quản lý bộ đội dự bị động viên, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối của Đ....ảng đối với lực lượng vũ trang toàn quốc.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Định hình: Tinh nhuệ, mẫn cán

Chiến dịch lớn thứ hai là cải cách cơ cấu quy mô và thành phần lực lượng. Nếu dùng thuật ngữ tập thể hình để miêu tả thì đó là giảm mỡ và tăng cơ bắp, để thân hình của quân đội trở nên săn chắc và gọn gàng hơn.

Sau khi cải cách, quân số đã giảm 300.000, chủ yếu tinh giản biên chế nhân viên ở các cơ quan, đơn vị không tham gia chiến đấu, toàn quân giảm hơn 1000 đơn vị từ cấp trung đoàn trở lên, cắt giảm gần một nửa nhân viên tại ngũ trong các cơ quan không tham gia chiến đấu, nhưng quân số tham chiến không hề giảm mà còn tăng lên và toàn diện hơn.

Hiệu quả trực tiếp nhất của cuộc cải cách lần này là xuất hiện rất nhiều “phiên hiệu mới” chưa từng xuất hiện trong lịch sử của PLA, đã lần lượt được thêm vào danh sách chiến đấu, làm cho quân đội ngày càng hiện đại và thích nghi hơn với nhu cầu chiến tranh thời hiện đại hóa.

Huy hiệu mới trên ngực của Lục quân, thay đổi từ Vạn Lý Trường Thành và súng trường thành cánh và bánh răng của xe bọc thép, đây là sự miêu tả trực quan về việc quân đội có thêm nhiều xe bọc thép và máy bay trực thăng hơn.

1670731602998.png

1670731719420.png


Sau cải cách quân đội, 18 tập đoàn quân của Lục quân điều chỉnh xuống còn 13 tập đoàn quân, thực hiện chủ thể thể chế “quân-lữ-tiểu đoàn”, sáp nhập lữ đoàn và sáp nhập tiểu đoàn đã trở thành xu thế chủ đạo. Nhiều loại tiểu đoàn sáp nhập mới được đưa vào hệ thống tác chiến của Lục quân như tiểu đoàn hạng nặng, tiểu đoàn hạng nhẹ, tiểu đoàn đột kích trên không…, hiện thực hóa nhận thức đa nguồn về chỉ huy tác chiến, tích hợp cao các yếu tố tác chiến và mở rộng tác chiến không gian đa chiều.

1670731796025.png

1670732402779.png

1670732615193.png


Các sư đoàn và lữ đoàn tấn công trên không là “tiêu chuẩn” cho nền quân sự của các cường quốc. Sau cuộc cải cách lần này, PLA đã được trang bị một số lữ đoàn tấn công trên không, được trang bị nhiều loại hình máy bay trực thăng vận tải và trực thăng vũ trang có tính năng hiện đại như Z-20, Z-10, Z-19, cũng như các loại trang bị hiện đại khác như lựu pháo gắn trên xe, xe bọc thép địa hình để thực hiện một loạt các biện pháp tấn công kiểu mới như tấn công tác chiến siêu việt, tác chiến đột kích nhảy cóc, tác chiến khống chế, chiếm lĩnh cứ điểm. Sự phát triển từ lữ đoàn hàng không Lục quân truyền thống thành lữ đoàn tấn công trên không đánh dấu sự cải thiện nhanh chóng khả năng tấn công và phòng thủ của PLA.

1670732660232.png

1670732766690.png

1670732942310.png


Danh sách của Hải quân cũng được tăng thêm nhiều “lực lượng ưu tú”, mà tiêu biểu nhất là biên đội tàu sân bay.

Từ khi tàu sân bay Liêu Ninh được đưa vào biên chế năm 2012 đến nay, Hải quân đã bước vào thời đại “3 hàng không mẫu hạm”, tin tức về hạm đội tàu sân bay huấn luyện ở vùng biển xa, chấp hành nhiệm vụ quân sự thường xuyên được tiết lộ. Một hạm đội tàu sân bay thường bao gồm một số tàu khu trục như 055, 052C, 052D, các tàu khinh hạm 054A, tàu tiếp tế tổng hợp loại 901 và tàu ngầm, tạo thành một hệ thống phòng không hoàn chỉnh tầm xa, tầm trung, tầm ngắn, đồng thời có khả năng tác chiến chống hạm, chống tàu ngầm mạnh mẽ.

1670732979236.png

1670733018595.png

1670733080996.png


Việc gia tăng hạm đội tàu sân bay chắc chắn sẽ cần nhiều phi công lái máy bay trên tàu sân bay hơn. Theo tin tức từ giới truyền thông quân đội, con đường phát triển, liên kết đào tạo phi công lái máy bay trên tàu sân bay đã được hoàn thiện, hai tuyến đường song song “mô hình cải trang” và “mô hình sinh trưởng” đã được mở hoàn toàn.

Cái gọi là “mô hình cải trang” chính là việc lựa chọn tài năng từ các phi công máy bay chiến đấu đang tại ngũ để đào tạo. Họ có nền tảng kỹ năng tốt, nhưng do sự khác biệt lớn trong việc điều khiển các máy bay trên tàu sân bay, nên mất thời gian tương đối dài để thích nghi lại, khắc phục những thao tác theo thói quen. “Mô hình sinh trưởng” chính là tuyển thẳng phi công lái tàu sân bay từ học sinh phổ thông và trực tiếp đào tạo, có thể một bước là giải quyết vấn đề và rút ngắn thời gian đào tạo. Cuối năm 2020, lứa phi công máy bay chiến đấu hải quân đầu tiên thuộc “mô hình sinh trưởng” đã nhận chứng nhận đủ điều kiện hạ cánh trên tàu sân bay. Trong 2 năm trở lại đây đã đào tạo được thêm nhiều nhân tài hơn.

1670733119003.png

1670733153623.png

1670733205695.png


Trong không quân, ngày càng xuất hiện nhiều “bộ đội máy bay không người lái”, điều này thể hiện sự nhạy bén nắm bắt xu thế phát triển trí tuệ nhân tạo hóa quân sự, sự phát triển không ngừng của các lực lượng tác chiến mới.

Người phát ngôn của không quân, Đại tá Thân Tiến Khoa từng nói trong cuộc họp báo tại hoạt động mở của hàng không không quân, “thiết bị không người lái là một hướng quan trọng cho sự phát triển của trang bị quân sự trong tương lai. Sự phát triển thiết bị máy bay không người lái của Trung Quốc đã đạt đến trình độ tiên tiến của thế giới”. Hiện nay, quân đội Trung Quốc đã trang bị nhiều loại máy bay không người lái khác nhau như máy bay không người lái giám sát, máy bay không người lái trinh sát bầy đàn và máy bay không người lái cánh cố định. Thông qua việc liên tục tối ưu hóa hệ thống, máy bay không người lái có thể tiến hành huấn luyện phối hợp với máy bay chiến đấu, máy bay cảnh báo sớm, máy bay trực thăng và thậm chí cả máy bay không người lái để phát huy hết hiệu quả tác chiến của máy bay không người lái.

1670733241332.png

1670733264703.png


Việc cải tổ lực lượng tên lửa phù hợp với các yêu cầu chiến lược về “đầy đủ cả về hạt nhân và thông thường, răn đe tất cả các khu vực” và yêu cầu tiêu chuẩn cốt lõi về “sẵn sàng chiến đấu, phóng đúng giờ và sát thương hiệu quả”, thúc đẩy nâng cao khả năng tấn công chiến lược. Bộ đội tác chiến tiền tuyến đã thực hiện sự thay đổi từ “phóng cố định” sang “phóng di động”, “lựa chọn thời điểm phóng” sang “phóng bất kỳ thời điểm nào”, “phóng đạn thật” sang “phóng thực chiến”, thích ứng tốt hơn với yêu cầu tác chiến và nâng cao khả năng sống sót trên chiến trường.

Sau khi cải cách, bộ đội tên lửa bước đầu đã hình thành hệ thống lực lượng tác chiến đầy đủ cả về hạt nhân và thông thường, đa dạng hóa các loại hình tên lửa, kết nối tầm bắn và hiệu quả tấn công; hiệu suất tổng hợp của các loại tên lửa ngày càng ổn định, khả năng chống quấy nhiễu ngày càng mạnh và sức sát thương ngày càng lớn. Tên lửa Đông Phong 17 (DF-17) và Đông Phong 41 (DF-41) lần đầu tiên xuất hiện trong lễ duyệt binh mừng Quốc khánh năm 2019, lần này nó cũng xuất hiện ở bên ngoài khu vực triển lãm với chủ đề “Phấn đấu bước vào thời đại mới”, đã thu hút nhiều khán giả dừng lại và chụp ảnh.

1670733291721.png

1670733328755.png


Cũng có nhiều điểm nổi bật trong cải cách bộ đội hỗ trợ chiến lược, bộ đội đảm bảo liên lạc hậu cần, bộ đội cảnh sát vũ trang… Ví dụ, trong đợt cải cách lần này đã thành lập 5 lữ đoàn đảm bảo liên lạc hậu cần, khác với các lữ đoàn tác chiến truyền thống, cơ quan lữ đoàn đảm bảo liên lạc hậu cần là do trung tâm đảm bảo liên lạc hậu cần chỉ huy, sắp xếp dựa theo yêu cầu đa năng, linh hoạt, gọn nhẹ và hiệu quả. Lữ đoàn đảm bảo liên lạc hậu cần không chịu trách nhiệm đảm bảo hàng ngày cho quân đội, nhưng chuyên môn chịu trách nhiệm đảm bảo tác chiến, đưa y tế, hậu cần, nhiên liệu, đạn dược… vào hệ thống liên hợp tác chiến.

Thông qua cải cách cơ cấu quy mô và thành phần lực lượng, quân đội đã có sự chuyển đổi sâu sắc từ quy mô số lượng sang chất lượng và hiệu quả, từ mô hình tập trung đông nhân lực sang hướng tập trung khoa học công nghệ, xây dựng hệ thống lực lượng quân sự hiện đại hóa đặc sắc Trung Quốc.

Từ đầu năm đến nay, liên tục phân phát 21 kiểu quân phục cho Lục quân, nhiều cư dân mạng nhận xét rằng PLA mặc quân phục mới trông rất hợp thời và mang đậm phong cách quốc tế. Quân phục mới không còn chia màu sắc theo binh chủng, mà dựa trên khu vực tác chiến để sắp xếp, điều này cũng phản ánh một hướng cải cách: Mọi thứ đều dành cho chiến đấu thực tế.

1670733408856.png

1670733481999.png

1670733569533.png

1670733625085.png

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tôn trọng: khơi dậy sức sống

Bắt đầu từ ngày 31/12/2021, chuyên mục “Khoảnh khắc cải cách” tập trung vào việc cải cách chế độ chính sách quân sự đã được phát sóng trên kênh Quốc phòng và quân sự của CCTV, giới thiệu ý nghĩa quan trọng của cuộc cải cách, những điểm nổi bật và hiệu quả thực tiễn đã trở thành một cánh cửa để hiểu về “3 chiến dịch lớn”.

1670767518203.png

1670767592922.png


Cải cách chế độ chính sách quân sự chủ yếu bao gồm 4 khía cạnh: Chế độ xây dựng đảng của quân đội Trung Quốc, chế độ chính sách sử dụng lực lượng quân sự, chế độ chính sách xây dựng lực lượng quân sự, chế độ chính sách quản lý quân sự.

Đối với binh lính cấp cơ sở ở tuyến đầu, cảm nhận trực tiếp nhất là việc thực hiện chế độ chính sách quản lý sĩ quan tại ngũ, đưa ra các biện pháp cải cách như ưu đãi giáo dục cho con cái, điều trị y tế, tạo việc làm cho các thành viên gia đình quân nhân mà các sĩ quan và binh sĩ mong đợi, trong đó không ít chính sách có đãi ngộ tốt, đảm bảo địa vị được tôn trọng của binh lính và củng cố ý thức về danh dự nghề nghiệp và cảm giác thành tựu của họ.

1670767633621.png

1670767793949.png


Ví dụ, bắt đầu từ tháng 1/2022, thực hiện miễn phí điều trị y tế cho vợ hoặc chồng là quân nhân, ưu đãi điều trị y tế cho bố mẹ đẻ và bố mẹ vợ hoặc chồng của sĩ quan, trung sĩ. Ngoài ra, còn phát tiền cấp dưỡng cho cha mẹ đủ điều kiện, phát tiền danh dự cho vợ hoặc chồng, tăng mức tiền chăm sóc trẻ em, thực hiện chính sách ưu tiên cho quân nhân khi tham gia giao thông công cộng, khám chữa bệnh bên ngoài…, làm tốt chính sách đảm bảo cho quân nhân khi xuất ngũ… Có nhiều quy định tốt, thiết thực khi giải quyết các vấn đề liên quan đến thân nhân, công việc sau xuất ngũ, đã nhận được lời khen ngợi của các cán bộ, chiến sĩ.

Ngày 21/9/2022, hội thảo quốc phòng và cải cách quân đội đã được tổ chức tại Bắc Kinh. Hội nghị đã tổng kết những thành tựu và kinh nghiệm quan trọng của đợt cải cách quốc phòng và quân đội lần này, đồng thời triển khai công tác lập kế hoạch cải cách tiếp theo. Bước tiếp theo, cải cách quân đội sẽ tiếp tục được tiến hành, thực hiện đầy đủ các quyết sách và bố trí cải cách đã thông qua, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện, cải tiến và tối ưu hóa cải cách; làm tốt công việc của quy hoạch, thiết kế hiện đại hóa tổ chức quân đội, không ngừng hoàn thiện và đổi mới hệ thống chỉ huy, hệ thống quản lý, hệ thống lực lượng, hệ thống thể chế quân sự.

1670767707761.png

1670767768776.png


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XX của Đ....ảng CS TQ đã ra lời kêu gọi “thực hiện đúng thời hạn mục tiêu phấn đấu 100 năm xây dựng quân đội, tạo ra cục diện mới hiện đại hóa quốc phòng và quân đội”, quá trình cải cách quân đội chắc chắn sẽ tiếp tục được tiến hành sâu sắc, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa hình thức tổ chức của quân đội, nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh, phát triển lợi ích chiến lược.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
CHIẾN LƯỢC BIỂN CỦA TRUNG QUỐC

Đã từ lâu các nhà lãnh đạo Trung Quốc (TQ) đặt ra mục tiêu phải xây dựng TQ trở thành một cường quốc hàng đầu trên thế giới. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 19 (Đại hội 19) Đ....ảng CS TQ diễn ra tháng 10 năm 2017 đã xác định hai mục tiêu thế kỷ: (1) Xây dựng một xã hội khá giả vào năm 2021, đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đ....ảng CS TQ (01.7.1921); (2) Xây dựng TQ thành một nước Xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, vào năm 2049 nhân kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (01.10.1949) theo các giai đoạn sau: từ năm 2017 - 2020, hoàn thành xây dựng xã hội khá giả toàn diện; từ năm 2020 - 2035, cơ bản thực hiện hiện đại hóa Chủ nghĩa xã hội; từ năm 2035 - 2050, xây dựng TQ thành cường quốc Xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, trở thành đất nước hàng đầu về sức mạnh tổng hợp quốc gia.
Các nhà lãnh đạo TQ cho rằng, muốn trở thành một siêu cường có ảnh hưởng toàn cầu, TQ buộc phải chuyển từ “cường quốc đất liền” sang “siêu cường biển”. Theo đó TQ sẽ tập trung hiện đại hóa, nâng cao khả năng chiến đấu của lực lượng hải quân, năng lực của lực lượng chấp pháp; đồng thời, xây dựng các nguyên tắc xử lý tình huống trên biển theo hướng có lợi cho họ.


Mục tiêu chiến lược
Mặc dù, hiện nay là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ), nhưng theo đánh giá TQ chưa phải là một siêu cường biển, bởi đóng góp từ biển vào GDP còn nhỏ và TQ không có đường để nối biển với đại dương. Vì thế, tại Đại hội lần thứ 16 (2002) và Đại hội 18 (2012) của Đ....ảng CS TQ đều khẳng định: muốn trở thành nước lớn, nước đứng đầu thế kỷ 21, thực hiện "Giấc mộng Trung Hoa", TQ phải trở thành cường quốc biển. Và chiến lược phát triển biển của TQ trong thế kỷ 21 đã xác định rõ mục tiêu cho hai giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất, đến khoảng năm 2020, thực hiện chiến lược phát triển ở khu vực ven biển miền Đông, Nam dưới sự chỉ đạo vĩ mô của Nhà nước, lấy các tỉnh (thành phố trực thuộc, khu tự trị) làm chủ thể, lấy tài nguyên biển làm đối tượng khai thác, lấy sáng tạo thể chế chế độ làm trọng điểm;
Giai đoạn thứ hai, từ năm 2020 đến giữa 2050, thực hiện toàn diện chiến lược phát triển biển, khai thác tài nguyên và năng lượng biển với quy mô lớn, phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, TQ trở thành cường quốc kinh tế biển.
Hiện nay, để thực hiện giấc mơ này, chính sách biển của TQ tập trung vào mục tiêu xây dựng “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” nhằm thúc đẩy sự liên kết ba châu lục Á - Âu - Phi thông qua tuyến đường hàng hải từ TQ qua Biển Đông, Nam Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Hoàng Hải, Địa Trung Hải.

1670814834807.png

Đường tơ lụa trên biển và đất liền của TQ

Trọng tâm của “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” chính là việc xây dựng chuỗi cảng biển (hay còn gọi là Chuỗi ngọc trai) nằm rải rác như những hạt ngọc trai, trên tuyến đường hàng hải từ đảo Hải Nam qua Biển Đông, Ấn Độ Dương sang châu Phi, châu Âu. Trên thực tế, chiến lược chuỗi ngọc trai đã được “ấp ủ” từ lâu, nhưng bắt đầu được đẩy mạnh từ năm 2008, TQ đã bỏ tiền ra để thuê, mua cổ phần các cảng biển nước ngoài. Sau đó, đầu tư xây dựng thành những căn cứ hậu cần, kỹ thuật lưỡng dụng thậm chí là triển khai quân như ở Gibuti. Theo số liệu chưa đầy đủ, tính đến tháng 9 năm 2017, TQ đã nắm quyền đầu tư hoặc sở hữu cảng biển tại 34 quốc gia, đồng thời đang thực hiện 12 kế hoạch đầu tư tại 08 quốc gia khác trong thời gian tới. Trong đó, tập trung vào những cảng biển tại những điểm nút quan trọng trên những tuyến vận tải biển toàn cầu, như Piareus (Hy lạp), Euromax (Hà Lan), Said (Ai Cập)… Và hầu hết các cảng biển mà TQ đang đầu tư hoặc có kế hoạch đầu tư đều là các cảng nước sâu.

1670814941835.png

1670814961981.png

1670815116881.png

Cảng Said (Ai Cập)

Chuỗi ngọc trai này sẽ góp phần bảo đảm an ninh cho vận chuyển hàng hoá, nhiên liệu trên biển của TQ. Và đặc biệt đây còn là căn cứ để cung cấp vũ khí, trang bị, vật chất hậu cần kỹ thuật cho Hải quân TQ, khi hoạt động dài ngày ở những vùng biển xa. Nó là một phần trong chiến lược xây dựng hải quân biển xa của TQ, giúp TQ khống chế những tuyến hàng hải quan trọng của thế giới. Theo kế hoạch, TQ sẽ còn mở rộng chuỗi ngọc trai trong thời gian tới. Các chuyên gia phân tích thế giới cho rằng, chuỗi ngọc trai không chỉ giúp TQ phát triển mạnh mẽ về kinh tế, mà còn là căn cứ phòng thủ, tiến công trong chiến lược trỗi dậy của TQ - tạo thành những vùng đệm để bảo vệ TQ từ xa, đồng thời là nơi đứng chân để TQ tiến ra bên ngoài.

“Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” là một phần trong Chiến lược “Một vành đai, một con đường”, là bước đi quan trọng để thực hiện các mục tiêu thế kỷ của TQ. Mục tiêu chính của chiến lược là sử dụng hệ thống tuyến đường giao thông, đường ống, sân bay, cảng biển, các mạng lưới điện xuyên quốc gia và thậm chí cả các tuyến cáp quang để tạo một tuyến thương mại trên bộ, trên biển từ TQ tới châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Nó được coi là một trong ba chiến lược quốc gia chính và trở thành một chương trong kế hoạch 5 năm 2016-2020 của TQ. Với việc đưa chiến lược này vào Điều lệ đảng (Đại hội 19), nó được xem là minh chứng rõ ràng nhất cho quyết tâm của ông Tập Cận Bình - từ bỏ phương châm "giấu mình, chờ thời" - một tư tưởng lãnh đạo nền tảng của Đặng Tiểu Bình.

1670815222859.png

1670815247260.png

Chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai

Bên cạnh đó, hiện nay Mỹ vẫn tiếp tục duy trì và củng cố ba chuỗi đảo để bao vây, kiềm hãm TQ.
Chuỗi đảo thứ nhất, là những căn cứ quân sự từ Hàn Quốc, qua Nhật Bản, xuống Đài Loan, Philippin; trong đó xác định, đầu là Hàn Quốc, đuôi là Philippin, khóa là Đài Loan và trọng tâm là Nhật Bản.
Chuỗi đảo thứ hai từ Nhật Bản kéo xuống quần đảo Mariana và cuối cùng là quần đảo Palau. Trong chuỗi đảo này có một mắt xích hết sức quan trọng, đó chính là đảo Guam - một căn cứ quân sự trên Thái Bình Dương của Mỹ.
Chuỗi đảo thứ ba là cụm căn cứ quân sự rất lớn đóng tại quần đảo Haoai - một trong hai tiểu bang nằm ngoài lãnh thổ Mỹ. Đây là trung tâm đầu não của Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương và cũng là đại bản doanh lực lượng dự bị chiến lược của Mỹ.

1670815401937.png

1670815420812.png

1670815457946.png

1670815682611.png

Căn cứ quân sự trên đảo Hawai

Trong đó, “chuỗi đảo thứ nhất” và “chuỗi đảo thứ hai” có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của TQ ra đại dương cả về góc độ kinh tế, an ninh - quân sự và chính trị. Vì vậy, TQ xác định, muốn trở thành cường quốc biển phải chọc thủng, phá thế bao vây của Mỹ ở ba chuỗi đảo này. Để thực hiện mục tiêu phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại, ông Tập Cận Bình xác định, Quân đội TQ phải là điểm tựa chiến lược thực hiện hai mục tiêu phấn đấu 100 năm. Đồng thời, nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao khả năng chiến đấu theo quan điểm “Quân đội được xây dựng để chiến đấu”. Ông Tập Cận Bình cũng đưa ra ba mốc thời gian để xây dựng quân đội:
Giai đoạn đầu (đến năm 2020), thực hiện cơ giới hóa, thông tin hóa và tăng cường sức mạnh chiến lược;
Giai đoạn hai (đến năm 2035), thực hiện cơ bản hiện đại hóa quân đội và hiện đại hóa quốc phòng;
Giai đoạn ba (đến năm 2050), xây dựng quân đội thành quân đội hàng đầu thế giới.

1670815804013.png

1670815823543.png

1670815881244.png

Hải quân TQ

Theo đánh giá, Chiến lược “Một vành đai, một con đường” là bước đi cụ thể nhằm thực hiện tham vọng của TQ. Nếu chiến lược này thành công sẽ giúp kết nối Đông Á với Trung Á, Trung Đông, Bắc Phi và châu Âu; 60 quốc gia nằm trên tuyến đường này sẽ phải phụ thuộc vào kinh tế TQ và về lâu dài sẽ phụ thuộc cả về chính trị và ngoại giao... Điều này sẽ giúp TQ trở thành “kẻ thống trị” lục địa Á - Âu - Phi. Trong đó, “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” là một phần quan trọng nhằm đưa TQ trở thành cường quốc biển.
Đặc biệt, với việc tiếp tục được bầu là TBT, Chủ tịch TQ nhiệm kỳ thứ hai (ĐH 19) và “tư tưởng Tập Cận Bình” được đưa vào Điều lệ Đ....ảng với tên gọi là “tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc TQ trong thời đại mới”, ông Tập đang chỉ đạo TQ chuyển từ giai đoạn “giấu mình chờ thời” sang giai đoạn “trỗi dậy mạnh mẽ”; xây dựng TQ trở thành một “cường quốc Xã hội chủ nghĩa” hùng mạnh và đạt được “giấc mộng Trung Hoa”, biến nước này trở thành siêu cường thế giới. Ông Tập khẳng định, TQ quyết không từ bỏ quyền lợi chính đáng của mình, bất cứ ai cũng không nên ảo tưởng TQ sẽ nuốt trái đắng để lợi ích của mình bị tổn hại. Rõ ràng đây có thể là một thông điệp cho thấy, TQ sẽ dứt khoát hơn trong giải quyết các mối quan hệ quốc tế hay trong khu vực, ví dụ như mối quan hệ với Đài Loan và các tuyên bố chủ quyền ở các vùng biển Hoa Đông, Biển Đông…

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Các nguyên tắc xử lý tình huống trên biển của Trung Quốc

Để thực hiện mục tiêu trên, TQ áp dụng các “Nguyên tắc Biển mang đặc điểm TQ” đối với những tình huống xảy ra trên các vùng biển mà TQ đã tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc cho rằng, các quyền sở hữu lịch sử và lợi ích của TQ ở biển Hoa Đông và Biển Đông (phần lưỡi bò) là hợp pháp và được thực hiện trong khuôn khổ pháp lý sửa đổi một cách thỏa đáng. Trung Quốc muốn Mỹ hợp tác trong việc xử lý tình trạng bất ổn ở các vùng biển tranh chấp. Về việc đối phó với những thách thức phi quân sự, như: nạn cướp biển, buôn người và di cư, Mỹ nên coi TQ là một cường quốc biển mới, đáng tin cậy và có trách nhiệm.
Để đương đầu với “Ưu thế về sức mạnh biển của Mỹ” và đạt được mục tiêu trở thành một cường quốc biển thực sự, TQ sẽ thực hiện năm nguyên tắc biển sau.
Nguyên tắc 1: Bắc Kinh - với tư cách là một bên đã ký Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) - sẽ yêu cầu các nước thông báo trước việc tiến hành các hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế. Tuy tự do hàng hải và hàng không qua các vùng biển không có tranh chấp là điều có thể chấp nhận, nhưng vẫn phải thông báo trước trong trường hợp những vùng đó liên quan đến những lợi ích cơ bản của TQ. Các hoạt động quân sự trong các vùng đặc quyền kinh tế thuộc biển Đông Hải và Biển Đông phải được thông báo trước. Trung Quốc cho rằng, vì Mỹ là nước chưa phê chuẩn UNCLOS nên không có quyền phát biểu quan điểm về vấn đề đó. Trung Quốc sẽ không quan tâm đến luận điểm của Mỹ rằng, các vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển quốc tế, trong đó mọi quốc gia đều có quyền tiến hành các hoạt động quân sự hòa bình không hạn chế.
Nguyên tắc 2: Biển Đông Hải và Biển Đông hoàn toàn thuộc chủ quyền của TQ và không thể bị thu hẹp vì bất kỳ lý do gì. Trung Quốc dựa vào đường chín đoạn (xuất phát từ đường phân giới mà Chính phủ Trung Hoa Dân quốc đã áp dụng từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai) và giải quyết các trường hợp tranh chấp ở hai vùng biển trên với các nước láng giềng trên cơ sở này. Trung Quốc hi vọng các nước láng giềng công nhận nguyên tắc cơ bản này về việc xác định chủ quyền và giải quyết các vấn đề tranh chấp.

1670854643557.png

TQ đòi độc chiếm Biển Đông và biển Đông Hải

Nguyên tắc 3: Trung Quốc sẽ không chấp thuận bất kỳ sự dính líu nào của bên thứ ba vào việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển Đông Hải và Biển Đông. Bắc Kinh chỉ tiến hành thương lượng song phương với các nước có yêu sách lãnh thổ khác, đây là cách giải quyết duy nhất có thể chấp nhận. Trung Quốc nêu rõ lập trường “ba không”: không có ranh giới biển, các nước láng giềng của TQ không có quyền tài phán và không có sự dính líu của nước thứ ba. Vì vậy, trong vụ Philíppin kiện TQ ở Tòa án Trọng tài Thường trực Quốc tế với lý do TQ vi phạm năm điều khoản trong UNCLOS, TQ không chấp nhận quyền phân xử của tòa án này.

1670854760116.png

1670855000840.png

Tòa án Quốc tế xử vụ kiện Philippines kiện TQ về Biển Đông

Nguyên tắc 4: Việc mở rộng các hoạt động của Hải quân TQ ra bên ngoài các vùng biển của TQ là sự phát triển tự nhiên trên quá trình trỗi dậy của TQ. Trung Quốc đã phái các lực lượng đặc nhiệm hải quân đến Ấn Độ Dương và đến các nước, như: Nhật Bản, Ấn Độ và Nga. Trung Quốc mong rằng các nước khác không nên hiểu sai mục đích của các hoạt động triển khai đó. Hải quân TQ cũng đã duy trì sự có mặt thường xuyên ở Trung Đông từ năm 2009, các tàu Frigat lớp Giang Khải II đã tiến hành các cuộc thăm viếng hòa bình tới các khu vực trách nhiệm thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, châu Âu, châu Phi, Phương Nam và Phương Bắc của Mỹ. Tháng 5 năm 2015, tàu ngầm “lớp Nguyên” Type 041 của Hải quân TQ đã viếng thăm căn cứ hải quân của Pakixtan ở Karachi sau khi Pakixtan quyết định mua tàu ngầm loại đó của TQ.

1670855262147.png

1670855158439.png

1670855188274.png

Tàu ngầm Trung Quốc tại cảng Karachi

Nguyên tắc 5: Tăng cường hợp tác về chấp pháp trên biển để đảm bảo an ninh biển. Trung Quốc coi các hoạt động hợp tác tìm kiếm, cứu nạn sau vụ mất tích chiếc máy bay dân dụng MH-370 của Hãng Hàng không Malaixia và chiếc máy bay dân dụng QZ 8501 của Hãng Hàng không Inđônêxia ở các vùng biển Đông Nam Á là những ví dụ điển hình về hợp tác giải quyết vụ việc. Trung Quốc cũng ủng hộ phát triển hợp tác đa phương chống cướp biển. Tuy số vụ cướp biển ở Ấn Độ Dương đã giảm đi nhưng nạn cướp biển lại trở nên nghiêm trọng hơn ở các vùng biển Đông Nam Á. Trong năm 2015, đã xảy ra khoảng 40 vụ cướp biển ở các vùng biển này, trong đó có vụ bắt cóc chiếc tàu chở dầu MT Orkim Harmony của Malaixia. Trên cơ sở nguyên tắc này, TQ cho rằng, việc cải tạo các vỉa san hô và bãi cạn thành các đảo nhân tạo (ở Trường Sa của Việt Nam) mà TQ tiến hành gần đây là nhằm tạo nơi trú chân an toàn cho ngư dân và thủy thủ tránh cướp biển và tránh bão. Trung Quốc lập luận rằng, những tiền đồn này sẽ tạo thuận lợi cho TQ tiến hành các hoạt động cứu trợ nhân đạo và phục vụ cho các hoạt động khai thác và bảo tồn các nguồn lợi kinh tế biển.

1670855347412.png

1670855424898.png

1670855462259.png

1670855773166.png

Trung Quốc chiếm đóng và mở rộng trái phép các đảo đá trên Biển Đông

Theo tình báo Mỹ, tính đến cuối năm 2017, sau hơn 03 năm đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, từ chưa đầy 04km2 ban đầu, TQ đã cơi nới, tạo ra được hơn 10km2 đảo nổi nhân tạo tại 07 điểm đảo và bãi đá ngầm mà họ đã chiếm đóng trái phép của Việt Nam ở Trường Sa. Đồng thời dựng lên ở Hoàng Sa và các đảo mà họ mới bồi đắp tại Trường Sa nhiều công trình quân sự như: sân bay, hầm chứa tên lửa, hải cảng, trạm rađa, trạm hải đăng... đưa xuống đây nhiều máy bay chiến đấu, một số hệ thống tên lửa phòng không hiện đại HQ-9 và 04 trạm rađa tầm xa để theo dõi các hoạt động hàng không, hàng hải ở khu vực. Đến nay, TQ đã cơ bản hoàn thành kế hoạch bồi đắp đảo và quân sự hóa Biển Đông, họ đã tạo được thế đứng chân tương đối vững chắc ở vùng biển chiến lược này, đẩy khu vực và thế giới vào tình thế “sự đã rồi”.

1670855646439.png

1670855664366.png

Trung Quốc đưa máy bay chiến đấu ra Trường Sa
.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(TIếp)

Lực lượng sử dụng
Để thực hiện nguyên tắc trên TQ đã xác định vai trò và nhiệm vụ của các lực lượng như sau.

1671005142778.png


Trung Quốc không phân biệt rạch ròi giữa vai trò quân sự, ngoại giao và giám sát của hải quân. Trung Quốc định ra ranh giới để tiến hành các hoạt động tác chiến trên biển, tạo sự cân đối trong việc bảo vệ các quyền sở hữu lịch sử và lợi ích biển, chống lại ưu thế trên biển của Mỹ và sẵn sàng đối phó với Lực lượng phòng vệ trên Biển của Nhật Bản. Có ba cấp tác chiến đặc thù xác định phạm vi tiến hành chiến tranh trên biển của Hải quân TQ: cấp chiến thuật/chiến trường, chiến dịch/chiến khu và chiến lược/chiến dịch. Hải quân TQ áp dụng sự phân cấp này - với các loại hoạt động tác chiến trên biển tương ứng cụ thể - theo cách phân định ranh giới của ba chuỗi đảo: chuỗi đảo thứ nhất cho tác chiến biển gần; chuỗi đảo thứ hai cho tác chiến ở vùng biển tiếp giáp và chuỗi đảo thứ ba cho tác chiến biển xa. Trong tình hình hiện nay, khi chưa xảy ra tình huống xung đột, TQ sẽ sử dụng lực lượng hải quân để giải quyết các nhiệm vụ chiến dịch/chiến lược. Tuy nhiên, vai trò và nhiệm vụ chồng lấn nhau giữa hải quân với các lực lượng chấp pháp trên biển tạo ra sự mập mờ và linh hoạt để TQ có thể dễ dàng chỉ huy điều khiển những hành động quân sự và phi quân sự, giải quyết các trường hợp tranh chấp trên toàn phổ xung đột.

1671067732248.png

1671010433258.png

1671067679168.png

Tàu hải quân và hải giám của Trung Quốc trên Biển Đông

Những năm gần đây để bảo vệ các “lợi ích cốt lõi”, đặc biệt là trên hướng biển, Quân đội TQ đang đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng hải quân, coi đây là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng Hải quân TQ có đủ khả năng tác chiến ở vùng biển xa, đáp ứng yêu cầu bảo vệ các tuyến hàng hải, cũng như khi tác chiến xảy ra. Đặc biệt coi trọng phát triển lực lượng hải quân theo hướng hiện đại hóa, tác chiến biển xa; chuyển từ “thế thủ” sang “thế công”; từ chiến lược “phòng ngự bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải” sang “phòng ngự tích cực bảo vệ quyền lợi đại dương”. Theo đó, TQ đề ra “Chiến lược ba bước trong việc kiểm soát biển”:
Giai đoạn 1 (đến năm 2010): Nâng cao toàn diện khả năng tác chiến tổng hợp biển gần và thực hiện có hiệu quả các chiến dịch trên biển, bảo đảm giành thắng lợi trong các xung đột vũ trang và chiến tranh cục bộ, đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển các hệ thống tác chiến cỡ lớn trên biển và các loại vũ khí có điều khiển chính xác tầm xa, tầm vừa, tạo cơ sở vững chắc cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.
1671067792774.png

1671067831706.png

Nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc

Giai đoạn 2 (từ năm 2011 - 2020): Hình thành cơ cấu lực lượng, lấy hệ thống tác chiến trên biển cỡ lớn và vừa làm hạt nhân, bảo đảm kiểm soát có hiệu quả đối với các mục tiêu chiến lược thuộc khu vực biển gần (chuỗi đảo thứ nhất), tức là bảo đảm có đủ thực lực giành quyền kiểm soát trên biển đối với các khu vực biển gần lấy chuỗi đảo thứ nhất làm tiền duyên và có khả năng đánh thắng trong chiến tranh cục bộ công nghệ cao. Trong thời gian này, hải quân cần chú trọng phát triển các hạm tàu "tin học hoá" và các thủ đoạn, biện pháp tác chiến của chúng.

1671067970271.png

1671067913744.png

Tàu khu trục lớp 052D của hải quân TQ

Giai đoạn 3 (từ năm 2020 - 2050): Phát triển toàn diện mang tính khu vực, hình thành cơ cấu binh lực lấy hệ thống tác chiến hải quân cỡ lớn làm hạt nhân, bảo đảm có đủ khả năng giành quyền kiểm soát trên biển của nước lớn đối với một số khu vực, đồng thời mở rộng các khu vực biển và trở thành một cường quốc quân sự đối với khu vực Tây Thái Bình Dương; bảo đảm nâng cao vị thế nước lớn, duy trì quyền lợi và môi trường an ninh trên biển của TQ.
Theo đánh giá, TQ đã hoàn thành nội dung của giai đoạn 1 và đang thực hiện những bước đi quan trọng để hoàn thành giai đoạn 2.
Mặc dù, TQ đang thực hiện cải cách quân đội ở quy mô lớn, trong đó có cắt giảm quân số (năm 2015, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố cắt giảm 300.000 quân) nhưng riêng lực lượng hải quân và thủy quân lục chiến lại được mở rộng cả về quy mô và quân số; thủy quân lục chiến sẽ tăng gấp 5 lần từ 20.000 quân lên 100.000 người, được biên chế thành 6 lữ đoàn; hải quân sẽ được tăng từ 235.000 người lên 270.000 người, tương đương 15%. Đặc biệt, ngày 11.7.2017, Trung Quốc đã điều lực lượng thủy quân lục chiến đến đồn trú tại căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên của họ ở Gibuti (một quốc gia ở Đông châu Phi) - trong chiến lược xây dựng chuỗi ngọc trai trên biển. Về chức năng, nhiệm vụ, Báo Giải phóng quân - Cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương TQ nói rằng, trong thế kỷ 21, hải quân nước này cần “mở rộng không gian sứ mệnh mới, đánh thắng chiến tranh trên biển, hoàn thành đa dạng các nhiệm vụ và nâng cao năng lực tác chiến ở các lĩnh vực mới”. Về biên chế, tổ chức, hiện Hải quân TQ được tổ chức thành 03 hạm đội: Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải.

1671068068037.png

1671068159599.png

Hải quân đánh bộ Trung Quốc

Hạm đội Bắc Hải có nhiệm vụ bảo vệ Thủ đô Bắc Kinh và vùng bờ biển phía Bắc (khu vực Bột Hải và Hoàng Hải). Biên chế, gồm: 04 lữ đoàn tàu ngầm, 01 lữ đoàn tàu khu trục, 03 lữ đoàn tàu phóng lôi, 03 lữ đoàn tàu tuần tiễu bảo vệ căn cứ, 03 sư đoàn không quân (ném bom, rải mìn, tiêm kích), 01 trung đoàn không quân độc lập, 02 trường cao đẳng bay hải quân, 01 lữ đoàn hải quân đánh bộ.
Hạm đội Đông Hải có nhiệm vụ quản lý vùng biển thuộc các tỉnh: Giang Tây, Thượng Hải, Chiết Giang và Phúc Kiến. Biên chế, gồm: 02 lữ đoàn tàu ngầm, 01 lữ đoàn tàu khu trục, 01 lữ đoàn tàu hộ vệ, 01 lữ đoàn tàu phóng lôi, 02 lữ đoàn tàu tuần tiễu bảo vệ căn cứ, 01 lữ đoàn tàu đổ bộ, 03 sư đoàn không quân (ném bom, tiêm kích), 01 trung đoàn không quân vận tải, 01 trung đoàn không quân trinh sát, 01 lữ đoàn hải quân đánh bộ.

1671068222127.png

1671068248129.png

Hạm đội Bắc Hải

Hạm đội Nam Hải có nhiệm vụ bảo vệ thành phố Quảng Châu và khu vực Châu Giang. Lực lượng được phân chia làm sáu khu vực tác chiến, với các căn cứ tại: Trạm Giang, Bắc Hải, Quảng Châu, Sán Đầu, Hải Khẩu và Hoàng Sa (quần đảo TQ chiếm đóng trái phép của Việt Nam). Biên chế, gồm: 02 lữ đoàn tàu ngầm, 02 lữ đoàn tàu khu trục, 01 lữ đoàn tàu hộ vệ, 01 lữ đoàn tàu tuần tiễu - phóng lôi, 01 lữ đoàn tàu phóng lôi, 02 tiểu đoàn phóng lôi độc lập, 02 lữ đoàn tàu tuần tiễu, 01 lữ đoàn tàu vận tải đổ bộ, 01 tiểu đoàn tàu đổ bộ độc lập, 01 tiểu đoàn tàu chống ngầm độc lập, 01 tiểu đoàn tàu khu trục độc lập, 09 tiểu đoàn tàu tuần tiễu độc lập, 04 tiểu đoàn tên lửa đất đối hải, 03 sư đoàn bảo vệ bờ biển, 04 trung đoàn pháo bảo vệ bờ biển, 04 tiểu đoàn rađa trinh sát biển, 02 trung đoàn pháo phòng không, 03 sư đoàn không quân (ném bom, tiêm kích), 01 trung đoàn không quân vận tải, 02 trung đoàn rađa, 02 lữ đoàn hải quân đánh bộ. Hạm đội Nam Hải đang đóng vai trò chủ chốt trong chiến lược bành trướng và khẳng định chủ quyền đơn phương của TQ ở Biển Đông.

1671068376209.png

1671068430236.png

Hạm đội Nam Hải

Lực lượng chấp pháp hiện nay chủ yếu được sử dụng để xử lý các tình huống ở vùng biển gần và vùng tiếp giáp. Về biên chế, tổ chức của lực lượng này TQ đưa ra nhiều con số khác nhau. Tuy nhiên, TQ đang nỗ lực xây dựng một lực lượng chấp pháp biển mạnh nhất thế giới, vượt lực lượng bảo vệ an ninh biển mạnh nhất châu Á của Nhật Bản. Theo thống kê, hiện Nhật có khoảng 51 tàu từ cỡ 1.000 tấn trở lên và đang đóng mới 12 tàu nữa nhưng con số này chỉ bằng khoảng 1/4 - 1/3 số lượng tàu chấp pháp của TQ. Ngoài các biện pháp mang tính cấp bách là hoán cải tàu chiến thành tàu Cảnh sát biển, Ngư chính và Hải giám, đến năm 2015, TQ đã đóng mới gần 50 tàu chấp pháp có lượng giãn nước từ 3.000-12.000 tấn, nhằm thực hiện chiến lược kiểm soát Biển Đông và biển Hoa Đông. Đặc biệt là các tàu công vụ thuộc lực lượng Hải cảnh TQ đang từng bước trang bị vũ khí, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các cuộc đấu tranh chấp pháp hoặc xung đột quân sự trên biển. Theo tính toán, sau năm 2015, số lượng các tàu chấp pháp trên 1.000 tấn của TQ sẽ vào khoảng 200-300 tàu, trong đó gần một nửa thuộc loại từ 3.000 tấn trở lên.

1671068485787.png

1671068545954.png

1671068582409.png

Tàu Hải giám TQ "so kè" cùng tàu bảo vệ bờ biển các nước trong khu vực

Ngoài nhiệm vụ hỗ trợ tích cực cho hải quân trong các cuộc xung đột, chiến tranh (khi xảy ra), đây là “lực lượng tiền tiêu” trong chiến lược tranh bá đại dương, là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong tạo cớ, gây hấn tranh chấp chủ quyền, ngư trường và nguồn lợi hải dương với tàu công vụ các nước khác (vụ hạ dàn khoan Hải Dương 981 trên thềm lục địa Việt Nam, năm 2014; vụ chiếm bãi cạn Scarborough của Philippin, năm 2012…) trong khu vực. Đây chính là lực lượng “Hải quân 2” hay còn gọi là “lực lượng tiền duyên” trong chiến lược độc chiếm đại dương. Khi lực lượng tàu công vụ đủ sức lấn át hoàn toàn lực lượng tàu của các nước có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông, Bắc Kinh sẽ bắt đầu chiến lược xâm chiếm các đại dương bằng “cuộc chiến tranh không khói súng”. Sử dụng lực lượng tàu công vụ khổng lồ đông đảo của họ tràn xuống các vùng biển, lấn át đối thủ trong cuộc xung đột phi quân sự, nặng về tranh chấp, va đập.

1671068667116.png

1671068689040.png

Lực lượng "dân quân biển" TQ

Bên cạnh đó, để tránh chồng chéo, tạo sự thống nhất trong lực lượng chấp pháp trên biển, tháng 3 năm 2013, TQ đã thành lập Cảnh sát biển TQ (CCG), gọi tắt là Hải cảnh, trên cơ sở tái cơ cấu Cục Hải dương Quốc gia, thành lập Cục Cảnh sát biển - thống nhất chỉ huy các lực lượng “tuần tra, chấp pháp ở Biển Đông và biển Hoa Đông”, bao gồm các lực lượng: Hải giám (CMS), Hải cảnh (Cảnh sát biển của Cục Quản lý biên phòng - BCD), Ngư chính (Cơ quan đảm bảo thực thi pháp luật Ngư nghiệp - FLEC), Tổng cục Hải quan và Cơ quan Hải dương TQ (GAC). Theo đó, các lực lượng này khi hoạt động ở Biển Đông và biển Hoa Đông đều phải lấy danh nghĩa Cảnh sát biển TQ và sẽ chịu sự “chỉ huy nghiệp vụ” của Cục Cảnh sát biển thuộc Bộ Công an TQ và “quản lý hành chính” của Bộ Đất đai và Tài nguyên. Việc hợp nhất 04 lực lượng hàng hải thành một tổ chức thống nhất, nằm dưới sự điều hành của một cơ quan chủ quản duy nhất là một phần trong kế hoạch đầy tham vọng của TQ nhằm phát triển lực lượng tuần duyên có quy mô, sức mạnh ngang bằng với các nước như Mỹ, Nhật Bản; phù hợp với điều kiện mới, nâng cao khả năng phối hợp hiệp đồng giữa các cơ quan chấp pháp, giảm sự chồng chéo chức năng khi thực hiện nhiệm vụ. Việc hợp nhất này cũng cho thấy, TQ đang thể hiện quyết tâm hợp thức hóa và tập trung hóa chiến lược xâm lấn biển.

................
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top