[Funland] Sơ lược về lực lượng tên lửa thông thường của hàng xóm

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Một số binh chủng chuyên ngành của Lục quân Trung Quốc

I. NĂNG LỰC CÔNG BINH VÀ PHÒNG HÓA

Tổng quan chức năng công binh và phòng hóa


Lục quân Trung Quốc triển khai năng lực công binh chiến đấu mạnh trong tất cả các đội hình cơ động của mình, thể hiện trọng tâm nhất quán vào các loại vật cản, giao thông hào, công sự và khả năng cơ động như trong học thuyết của lực lượng này. Có bốn thành phần chính trong năng lực công binh chiến đấu của Lục quân Trung Quốc: tính cơ động, khả năng chống cơ động, bảo vệ và phục hồi. Các hệ thống cơ động bao gồm những hệ thống được thiết kế để sửa chữa và bảo trì đường xá, xây dựng hoặc sửa chữa các cây cầu, và quét các bãi mìn của đối phương. Hệ thống chống cơ động xây dựng vật cản và triển khai mìn, trong khi hệ thống bảo vệ xây dựng các hầm và công sự. Hệ thống phục hồi khôi phục các phương tiện bị hư hỏng hoặc không còn có thể hoạt động.

1665910226920.png

1665910343250.png

1665910595379.png

Lục quân Trung Quốc

Năng lực phòng hóa được coi là có vai trò tương tự như công binh, và chúng thường do các đơn vị tương tự đảm nhiệm. Nhiệm vụ phòng hóa gồm hai phần: trang bị và huấn luyện cho các đơn vị hoạt động trong môi trường hóa học và khử độc thiết bị và binh sĩ bị ảnh hưởng bởi tiến công hóa học.

1665910747608.png

1665911064939.png

1665911155351.png

Lực lượng phòng hóa của Trung Quốc

Bên cạnh công binh chiến đấu truyền thống, Lục quân và Cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc đều có năng lực công binh dân sự mạnh. Các nhiệm vụ công binh dân sự được triển khai để hỗ trợ cho cả các chiến dịch quân sự và chính quyền địa phương. Chính phủ Trung Quốc coi những chiến dịch này có giá trị xã hội to lớn đối với người dân Trung Quốc. Các đơn vị công binh Lục quân Trung Quốc được trang bị những thiết bị hạng nặng hiện đại nhất và kỹ năng công binh tốt nhất ở Trung Quốc. Các dự án của họ bao gồm các tòa nhà, đường cao tốc, cầu, đường sắt, sân bay, bến cảng và đường ống dẫn dầu. Về cơ bản, Lục quân Trung Quốc coi rất nhiều trong số những dự án này là lưỡng dụng hoăc có giá trị quân sự nhất định. Ngoài ra, các đơn vị công binh Lục quân Trung Quốc luôn sẵn sàng đóng vai trò như các lực lượng phản ứng nhanh trong trường hợp xảy ra thiên tai hoặc những sự kiện tương tự. Chi viện công binh là một trong những ví dụ điển hình của Liên kết quân – dân sự.

1665911243049.png

1665911396440.png

1665911321150.png

Lực lượng công binh Trung Quốc

Tổng quan thiết bị công binh và phòng hóa

Trong lịch sử, nhiệm vụ công binh của Lục quân Trung Quốc được thực hiện với nhân lực đơn giản hoặc với những trang bị, phương tiện bình thường, ở cấp chiến thuật - chẳng hạn như gắn lưỡi cày hoặc lưỡi gạt ủi vào phía trước xe tăng. Mặc dù tâm lý “tự làm” vẫn tồn tại trong các đội hình hiện đại, nhưng Lục quân Trung Quốc hiện có một danh mục các phương tiện kỹ thuật hiện đại và nhân viên được đào tạo đặc biệt. Mỗi lữ đoàn binh BCHT (CA-BDE) biên chế nhiều hệ thống công binh khác nhau trong tiểu đoàn hỗ trợ tác chiến, bao gồm một đại đội cơ động, một đại đội bảo vệ và một đại đội tác chiến bom mìn. Các loại trang bị công binh hạng nặng hơn được đưa vào biên chế trong các lữ đoàn công binh và phòng hóa của các tập đoàn quân.

1665911884738.png

1665911920731.png

1665911995721.png


GCZ-110 là một trong số các loại xe công binh đa năng bánh xích và bọc thép, tất cả đều đơn giản là khung gầm và động cơ xe tăng với tháp pháo được tháo ra và bổ sung các thiết bị kỹ thuật. Các hệ thống này cung cấp cho lữ đoàn BCHT hạng nặng và hạng trung với khả năng phá vật cản, công sự và hỗ trợ khôi phục. Lữ đoàn BCHT nhẹ có chi viện công binh nhẹ hơn, bao gồm các khả năng tương tự nhưng được gắn trên các xe tải.

1665911738893.png

1665911795385.png


..................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Năng lực công binh và phòng hóa và những hạn chế

Lực lượng công binh của Lục quân Trung Quốc đang tiến xa hơn trong tiến trình hiện đại hóa của họ so với một số lực lượng khác của Trung Quốc. Thiết bị hiện đại hóa và các chiến thuật phát triển đã được áp dụng trong vài năm, và các đơn vị công binh tiền tuyến đã tiến hành các bài tập huấn luyện mở rộng sử dụng tất cả các khía cạnh của những khả năng cập nhật này. Đặc biệt, các đơn vị công binh thiết giáp tỏ ra có khả năng cao trong việc tiến hành phá vật cản, rà phá bom mìn và xây dựng công sự hỗ trợ cơ động thiết giáp. Các hệ thống rải mìn cũng tỏ ra thuần thục và có khả năng. Mật độ cao của các hệ thống pháo rốc két trong khắp Lục quân Trung Quốc giúp đơn giản hóa việc sử dụng các loại mìn sát thương tại lữ đoàn BCHT.

1666090428592.png

1666090487226.png

1666090530264.png


Khả năng hỗ trợ công binh dân sự cũng được phát triển tốt, và mối quan hệ giữa các đơn vị công binh và chính quyền dân sự được coi là rất quan trọng và có ý nghĩa. Làm việc trong các dự án dân sự mang lại cơ hội đào tạo hữu ích cho các kỹ sư quân sự đồng thời cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương. Các dự án này thường được ưu tiên cao và có mức độ phủ sóng truyền thông lớn.

Những hạn chế đáng kể nhất mà công binh Lục quân Trung Quốc gặp phải là tính cơ động chiến thuật và khả năng bảo trì. Một phần lớn các phương tiện công binh mới của lực lượng này là các hệ thống bánh xích hạng nặng, và do đó chúng không phù hợp để di chuyển trên một quãng đường dài. Lục quân Trung Quốc có tương đối ít phương tiện vận tải hạng nặng có khả năng vận chuyển các phương tiện hạng nặng, và chúng có thể sẽ được dành cho xe tăng và xe chiến đấu bộ binh (IFV) trong trường hợp một đơn vị thiết giáp cần tiến hành một cuộc di chuyển nhanh chóng trên bộ. Duy trì có thể là một vấn đề khác. Các hệ thống này có các yêu cầu về nhiên liệu và bảo dưỡng lớn. Mật độ tương đối thấp của các đơn vị hậu cần và vũ khí của Lục quân Trung Quốc có thể phải vật lộn để duy trì lực lượng thiết giáp hạng nặng ở khoảng cách xa hoặc trong một thời gian dài. Vấn đề này càng thêm phức tạp bởi lực lượng cơ động có thể có mức độ ưu tiên cao hơn cho các phương tiện bảo đảm hậu cần hơn là lực lượng công binh. Tuy nhiên, Lục quân Trung Quốc được hưởng một mạng lưới giao thông chiến lược rất tốt bên trong biên giới Trung Quốc, chủ yếu dựa quanh mạng lưới đường sắt khổng lồ của Trung Quốc. Mạng lưới này có khả năng vận chuyển một lượng lớn binh lính và thiết bị trong và quanh Trung Quốc một cách nhanh chóng và hiệu quả, nhưng nó lại gần như không vươn ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

1666090605841.png

1666090720444.png

1666090806196.png

1666090993057.png

1666091057135.png


NĂNG LỰC LỰC LƯỢNG TÁC CHIẾN ĐẶC BIỆT

Tổng quan chức năng lực lượng tác chiến đặc biệt


Lực lượng tác chiến đặc biệt của Trung Quốc (SOF) đại diện cho lực lượng mặt đất hạng nhẹ được huấn luyện bài bản nhất và được trang bị tốt nhất trong mọi nhiệm vụ của PLA. Lục quân, Hải quân, Không quân và Cảnh sát Vũ trang Nhân dân (PAP) Trung Quốc đều vận hành các đơn vị được xây dựng dưới dạng SOF. Mỗi tập đoàn quân được biên chế một lữ đoàn SOF, được huấn luyện chuyên biệt và trang bị phù hợp với các hoạt động của nó. Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc triển khai ít nhất một lữ đoàn SOF chuyên dụng, Không quân Trung Quốc biên chế một lực lượng đổ bộ đường không và Cảnh sát vũ trang Trung Quốc biên chế ít nhất hai đội SOF chuyên môn hóa cao.

1666091746968.png

1666091253568.png

1666091312897.png

1666091346648.png


Các đơn vị SOF của Lục quân Trung Quốc về cơ bản có nhiệm vụ và mục đích khác với các lực lượng đặc biệt của quân đội Mỹ, Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt Mỹ (USSOCOM). Các nhiệm vụ của USSOCOM bao gồm hành động trực tiếp, trinh sát chiến lược, phòng thủ trong nước và ở nước ngoài, chiến tranh phi chính quy, chống khủng bố và các nhiệm vụ dân sự. Ngược lại, SOF của Lục quân Trung Quốc tập trung vào hỗ trợ các chiến dịch quân sự thông thường. Trinh sát đặc nhiệm là nhiệm vụ quan trọng nhất của họ. Các nhiệm vụ chính khác của họ bao gồm phá hoại, đột kích, nhắm mục tiêu sâu và tìm kiếm cứu nạn. Như vậy, SOF của Lục quân Trung Quốc có thể được coi là lực lượng bộ binh hạng nhẹ tinh nhuệ, trái ngược với khả năng SOF kiểu phương Tây. Các lữ đoàn SOF tại các tập đoàn quân sẽ được sử dụng giống như cách Quân đội Mỹ sử dụng các đơn vị bộ binh hạng nhẹ Ranger. Mặt khác, các đơn vị SOF của Cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc tập trung nhiều hơn vào các nhiệm vụ an ninh, chống khủng bố và giải cứu con tin, và họ có thể so sánh với các đơn vị thực thi pháp luật trong nước tinh nhuệ của Mỹ. Nhiều khả năng hai nhiệm vụ SOF này trùng lặp trong các tình huống chiến đấu, với SOF của Lục quân Trung Quốc đảm trách vai trò ở phía trước hoặc sâu hơn và SOF của Cảnh sát vũ trang đảm trách vai trò hậu phương nhiều hơn.

1666091654208.png

1666091372217.png

1666091607679.png


........................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Năng lực Lực lượng tác chiến đặc biệt và những hạn chế

Các lữ đoàn SOF của Trung Quốc nói chung nhận được trang thiết bị chất lượng tốt nhất, ưu tiên huấn luyện cao nhất, và những tân binh và sĩ quan tốt nhất. Do đó, mức độ huấn luyện và sẵn sàng của họ có thể tương đương với các đơn vị bộ binh hạng nhẹ tốt nhất của Lục quân Mỹ. Tuy nhiên, không giống như hầu hết các đơn vị SOF của phương Tây, họ không phải lúc nào cũng tuyển mộ những binh sĩ có kinh nghiệm từ lực lượng tại ngũ. Những lính nghĩa vụ có chất lượng có thể được tuyển thẳng vào huấn luyện SOF, và các sĩ quan mới có thể được chọn trực tiếp cho các nhiệm vụ SOF.

1666145803771.png

1666146030495.png

1666146177637.png


Các đơn vị SOF của Trung Quốc, đặc biệt là các đơn vị trong Lục quân Trung Quốc, được điều chỉnh cẩn thận cho phù hợp với các khu vực mà họ phục vụ. Các đơn vị ở khu vực miền núi được huấn luyện trên núi, các đơn vị trong khu vực rừng rậm được huấn luyện trong rừng, các đơn vị ở khu vực biển được huấn luyện đổ bộ, v.v. Tất cả các đơn vị SOF của Lục quân Trung Quốc đều tập trung vào tác chiến đô thị, đặc biệt là chiến thuật đơn vị nhỏ trong môi trường đô thị. Tất cả các đơn vị SOF của Trung Quốc đều có khả năng đột kích và đổ bộ đường không, mặc dù không đơn vị SOF nào của Trung Quốc có khả năng tiếp cận chi viện đường không như các đơn vị USSOCOM. Lục quân và Không quân Trung Quốc thiếu khả năng đường không để tiến hành các hoạt động xâm nhập sâu bí mật cần thiết cho các hoạt động trinh sát hoặc hành động trực tiếp cấp chiến lược, nhưng họ có thể thực hiện các hoạt động xâm nhập đường không của SOF để hỗ trợ các đơn vị tác chiến.

1666146225464.png

1666146241081.png

1666146336540.png


Không có đơn vị SOF nào của Lục quân Trung Quốc được thiết kế hoặc trang bị đặc biệt cho các chiến dịch viễn chinh tầm xa, nhưng các đơn vị này cũng tiến hành các cuộc tập trận chung với quân đội quốc gia khác. Ngoài các hoạt động trong và xung quanh các khu vực biên giới và lãnh hải của Trung Quốc, SOF Lục quân Trung Quốc thường có xu hướng hướng nội. Chống khủng bố và kiểm soát bạo loạn là những nhiệm vụ quan trọng của SOF của cả Lục quân và Cảnh sát vũ trang Trung Quốc, và một trong hai đơn vị này có thể hỗ trợ duy trì sự ổn định trong nước cùng với cảnh sát hoặc các nhân viên an ninh khác.

1666146372784.png

1666146461883.png

1666146489854.png

1666146431626.png


SOF của Lục quân Trung Quốc không tiến hành phòng thủ trong nước ở nước ngoài (foreign internal defense) hoặc chiến tranh phi chính quy, ngoại trừ các khu vực nằm trong khu vực địa lý tiếp giáp Trung Quốc. Có thể những sứ mệnh này sẽ được thông qua khi PLA phát triển khả năng viễn chinh của mình. Nhìn chung, rất có thể chính phủ Trung Quốc sẽ ưu tiên tiếp tục phát triển các đơn vị SOF của mình, vì những khả năng này mang lại sự linh hoạt và khả năng triển khai cao hơn so với các lực lượng thông thường hạng nặng, cho phép bố trí lực lượng lớn hơn và cung cấp nhiều lựa chọn quân sự và phi quân sự hơn cho các nhà lãnh đạo chính trị./.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN INĐÔNÊXIA

Tên tổ chức: Cơ quan an ninh hàng hải Inđônêxia (BAKAMLA) trong quan hệ quốc tế thường gọi là Cảnh sát biển Inđônêxia.

Tôn chỉ: Chúng ta là Người bảo vệ biển cả và quốc đảo của chúng ta

Trực thuộc: Tổng thống điều hành trực tiếp và được phối hợp bởi Bộ điều phối Chính trị, Luật, và An ninh.

Trụ sở: Jakarta, Inđônêxia.

I. TÓM TẮT LỰC LƯỢNG

1. Tóm tắt lịch sử hình thành lực lượng Bakmla


Inđônêxia là quốc đảo lớn nhất thế giới có vị trí nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Bởi vì là quốc đảo lớn nhất thế giới, Inđônêxia bao gồm gần 17500 đảo, với diện tích biển khoảng 5.8 triệu Km vuông. Inđônêxia cũng thiết kế 3 đường biển qua quốc đảo, với hai eo biển cho hàng hải quốc tế là eo Malaca và Lombok. Là quốc gia có nhiều nguồn tài nguyên và cũng là tuyến biến chiến lược cho hàng hải và thương mại quốc tế, Inđônêxia tập trung nỗ lực để phát triển kinh tế hàng hải. Mục tiêu trở thành điểm tựa của hàng hải toàn cầu thay đổi cách tiếp cận của phát triển quốc gia từ kinh tế trên đất liền để kinh tế hàng hải. Tuy nhiên, các vùng nước Inđônêxia cũng đối mặt với nhiều vấn đề bao gồm đánh bắt cá bất hợp pháp, buôn lậu ma túy, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền, tai nạn hàng hải, buôn lậu hàng hóa và nhập cư bất hợp pháp…

1666230224037.png

1666230265965.png


Do đó, Tổng thống Joko Widodo chính thức tuyên bố thành lập Bakamla ngày 8/12/2014, trùng với lễ kỷ niệm Ngày Nusantara năm 2014 được tổ chức tại Kotabaru, Nam Kalimantan. Trong dịp này, Tổng thống đề cập rằng Bakamla sẽ được điều phối bởi Bộ trưởng Điều phối Chính trị, Luật pháp và An ninh. Trong khi đó, trong việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên biển, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Chính trị và An ninh sẽ phối hợp với Bộ trưởng Điều phối Bộ Hàng hải. Các Cơ quan An ninh Hàng hải Inđônêxia (Inđônêxia: Badan Keamanan Laut Republik Inđônêxia - Bakamla) là đơn vị tuần tra và cứu hộ cơ quan hàng hải của nước Cộng hòa Inđônêxia. Bakamla là một tổ chức chính phủ phi bộ trưởng, báo cáo trực tiếp với Tổng thống thông qua Bộ điều phối các vấn đề chính trị, pháp lý và an ninh. Nhiệm vụ của Bakamla là thực hiện các cuộc tuần tra an ninh và an toàn trong lãnh hải của Inđônêxia và quyền tài phán của Inđônêxia. Việc thành lập Bakamla là nỗ lực của chính phủ Indonexia để định dạng lại hệ thống an ninh hàng hải. Một trong những chức năng của Bakamla là đồng bộ các hoạt động hàng hải được thực hiện bởi các lực lượng an ninh hàng hải khác nhau ở Inđônêxia nhằm mục đích hiệu quả cho tuần tra hàng hải. Như là một lực lượng mới được thành lập vào năm 2014, Bakamla có thẩm quyền sử dụng lực lượng và trang bị của các đơn vị khác cho công tác an ninh hàng hải. Bakamla cũng có chức năng phát triển chính sách và chiến lược hàng hải quốc gia.

1666230311370.png

1666230327872.png



2. Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng: là thực hiện các cuộc tuần tra an ninh và an toàn trong lãnh hải của Inđônêxia và quyền tài phán của Inđônêxia

- Thiết lập các chính sách quốc gia trong lĩnh vực an ninh và an toàn trong lãnh hải của Inđônêxia và quyền tài phán của Inđônêxia;

- Tổ chức các hệ thống cảnh báo sớm về an ninh và an toàn trong các vùng biển và khu vực tài phán của Inđônêxia;

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ, giám sát, ngăn chặn và truy tố các hành vi vi phạm pháp luật trong lãnh hải của Inđônêxia và khu vực tài phán của Inđônêxia;

- Phối hợp và giám sát việc thực hiện tuần tra mặt nước với các cơ quan liên quan;

- Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và vận hành cho các tổ chức liên quan;

- Cung cấp hỗ trợ tìm kiếm và cứu nạn trong lãnh hải của Inđônêxia và lãnh thổ thuộc quyền tài phán của Inđônêxia;

Cụ thể, theo Điều 63 Luật số 32/2014 về Cơ quan An ninh Hàng hải, Bakamla có quyền như sau: Truy đuổi tàu thuyền vi phạm (truy đuổi nóng); Dừng tàu, kiểm tra, bắt giữ, lai dắt và giao tàu vi phạm pháp luật cho các cơ quan hữu quan để thực hiện các quy trình pháp lý tiếp theo; Tích hợp hệ thống thông tin về an ninh và an toàn trong lãnh hải của Inđônêxia và quyền tài phán của Inđônêxia.

1666230386821.png

1666230420952.png

1666230495417.png

..............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

2. Tổ chức

Trước đây Bakamla là một tổ chức phi cấu trúc được gọi là Cơ quan Điều phối An ninh của Cộng hòa Inđônêxia (tiếng Inđônêxia: Badan Koordinasi Keamanan Laut Republik Inđônêxia - Bakorkamla ). Cơ quan này không thuộc hoặc liên kết với Lực lượng Vũ trang Quốc gia Inđônêxia, mặc dù ban lãnh đạo cấp cao nhất của cơ quan này được lựa chọn từ Hải quân Inđônêxia . Tuy nhiên, Bakamla và Hải quân Inđônêxia thường tiến hành các cuộc tập trận và hoạt động chung. Trong khi thực hiện các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn, Bakamla cũng tiến hành các hoạt động hợp tác với Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Quốc gia. Bakamla không liên kết với Lực lượng Bảo vệ Biển và Bờ biển Inđônêxia (tiếng Inđônêxia: Kesatuan Penjagaan Laut dan Pantai Republik Inđônêxia - KPLP ). Trong khi BAKMLA thuộc thẩm quyền của Bộ điều phối các vấn đề chính trị, pháp lý và an ninh, thì Inđônêxia Sea and Coast Guard thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải. Tuy nhiên, cả hai đều có vai trò và chức năng tương tự nhau.

1666439796054.png


1666439626933.png


Theo sắc lệnh số 178/2014 của tổng thống, cơ cấu tổ chức của BAKAMLA bao gồm các thành phần sau:

- Cục trưởng Bakamla (Tướng ba sao).

- Phó Cục trưởng điều hành và đào tạo, Phó Giám đốc chính sách và chiến lược, Phó Giám đốc thông tin, luật pháp và hợp tác (Các Phó Giám đốc trần quân hàm là tướng hai sao).

- Các đơn vị trực thuộc bao gồm: Đơn vị thực thi pháp luật (đứng đầu là tướng một sao), Thanh tra (đứng đầu là tướng một sao), Nhóm các chuyên gia, Ban thư ký điều hành (đứng đầu tướng hai sao).

Ban thư ký điều hành bao gồm các đơn vị trực thuộc sau: Phòng tổ chức và kế hoạch, Phòng Các vấn đề chung, Phòng cơ sở hạ tầng.

Phó Cục trưởng thông tin, luật và hợp tác phụ trách các đơn vị: Thông tin và dữ liệu, Pháp chế, Hợp tác.

Phó Cục trưởng điều hành và đào tạo phụ trách các đơn vị: Tác chiến hải quân, tác chiến không quân hải quân, huấn luyện.

Phó Cục trưởng chính sách và chiến lược phục trách các đơn vị: Chính sách an ninh hàng hải, chiến lược an ninh hàng hải, nghiên cứu và phát triển an ninh hàng hải.

Các văn phòng đại diện tại các khu vực hàng hải Miền Tây, Miền Trung và Miền Đông.

1666439877710.png

1666439565763.png

1666439711830.png


3. Phạm vi hoạt động

Phạm vi hoạt động của Bakamla là Vùng Hàng hải Inđônêxia được chia thành ba vùng biển:

- Khu Hàng hải phía Tây ( Zona Maritim Barat ) - Trụ sở chính tại Quần đảo Batam, Riau . Vùng biển này giám sát các khu vực phía tây Inđônêxia như các đảo Java, Sumatra và Kalimantan .

- Khu Hàng hải Trung tâm ( Zona Maritim Tengah ) - Trụ sở chính tại Manado, Bắc Sulawesi. Vùng biển này giám sát các khu vực ở miền trung Inđônêxia như Sulawesi và Quần đảo Sunda.

- Khu Hàng hải phía Đông ( Zona Maritim Timur ) - Trụ sở chính tại Ambon, Maluku. Vùng biển này giám sát các khu vực phía đông Inđônêxia như Maluku và Papua.

1666439951049.png


.............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

4. Học viện An ninh và An toàn Hàng hải

Học viện An ninh và An toàn Hàng hải (tiếng Inđônêxia: Akademi Keselamatan dan Keamanan Laut, AKKL ) là học viện đào tạo chính cho các ứng viên gia nhập Bakamla. Học viện nằm trong khu vực của Bộ Tư lệnh Phát triển Học thuyết Hải quân, Giáo dục và Đào tạo ( Kodiklatal ), Bumimoro, Surabaya . Học viện An ninh và An toàn Hàng hải (AKKL) là một bước phát triển đột phá của Bakamla trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ trong lĩnh vực an ninh biển và giáo dục biển.

1666496959282.png

1666497123466.png

1666497156029.png


AKKL là học viện bán quân sự và sinh viên tốt nghiệp từ học viện này sẽ nhận được chứng chỉ văn bằng. Việc thành lập AAKL hình thành từ sự hợp tác giữa Bakamla và Hải quân. Khuôn viên của AKKL nằm bên trong Kodiklatal dành cho Ký túc xá và Lớp học, và phòng thí nghiệm kỹ năng hệ thống cảnh báo sớm được đặt tại Học viện Hải quân (AAL) Bumi Moro, Moro Krembangan, Surabaya. Để trở thành học viên AKKL đảm bảo các tiêu chuẩn như sau: nam từ 22 tuổi trở xuống, tốt nghiệp trung học phổ thông, đủ sức khỏe và tinh thần, có hạnh kiểm tốt và đã vượt qua bài kiểm tra tuyển chọn.

5. Quân số, trang bị

Bakmla có quân số khoảng 1000 người, trong đó khoảng 150 nữ và 400 sỹ quan tàu thuyền. Trang bị gồm khoảng 40 tàu thuyền, trong đó tàu trọng tải hơn 1500 tấn (4 chiếc), trọng tải từ 250 - 1500 tấn (6 chiếc), và trọng tải nhỏ hơn 10 tấn (30 chiếc).

TÀU THUYỀN CẢNH SÁT BIỂN INĐÔNÊXIA

1. Lớp tàu Mandalika (1 tàu)

Tên tàu: Mandalika, được biên chế vào 30 tháng 5 năm 1975.

Trọng tải: 607 tấn

Kích thước (m): 44.07 x9.8 x3.15 m

Vận tốc: 11 Hải lý

Máy chính: 1 động cơ diesel Niigata 6L28X; 1201 Hp (883kW), một trục.

Ra đa: Ra đa mặt nước, hàng hải.

1666497443486.png


2. Lớp tàu DAMEN 5811 (1 tàu)

Tên tàu: Bimasakti Utama, được biên chế vào 15 tháng 11 năm 2008.

Trọng tải: 1271 tấn

Kích thước: 59.85 m x 11.57 m x 3.49 m

Tốc độ: 12 Hải lý

Ra đa: Ra đa mặt nước hàng hải.

1666497823790.png


3. Lớp tàu Tanjung Datu (1 tàu)

Đây là tàu tuần tra xa bờ, được hạ thủy tháng 11/2017 và biên chế vào 18/01/2018.

Trọng tải: 2400 tấn, tiêu chuẩn

Kích thước: 110 x 15.5x4 m

Tốc độ: 20 Hải lý

Máy tàu: 2 động cơ diesel; 10600 hp (7.9 MW), hai trục

Vũ khí: 1 – pháo 30 mm và 2 súng máy 12.7 mm.

Ra đa: Ra đa hàng hải, mặt nước gồm 2 Furono, I – band.

Máy bay trực thăng: 1 máy bay trực thăng tầm trung.

1666498067378.png

View attachment 7459117
1666498150116.png


...............
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

4. Lớp tàu DAMEN 6210

Đây là tàu tuần tra xa bờ, bao gồm hai tàu có tên Trisuma (số hiệu P 111), và tàu Sarotama (số hiệu P 112), hai tàu lần được được biên chế vào 28 và 06 tháng 6 năm 2004.

Trọng tải: 878 tấn

Kích thước: 61.8 x 9.7 x 3.2

Tốc độ: 18 hải lý

Phạm vi hoạt động: 3000 hải lý tại tốc độ 17 hải lý trên giờ.

Thủy thủ đoàn: 51

Máy tàu: 2 động cơ diesels MTU 16V 4000 M70; 6308 hp (4.64 MW); 2 trục chân vịt

Ra đa: ra đa tìm kiếm hàng hải: SCANTER 6000 băng tần I.

Thông tin bổ sung: Với vai trò là tàu tuần tra nhưng tàu này được trang bị các thiết bị cho nhiệm vụ chống tràn dầu.

1666582934915.png

1666583071701.png

1666583118676.png


5. Lớp tàu Buoy Tenders

Bao gồm 2 tàu tên là Kuma, Mithuna được biên chế lần lượt tháng 3/1973 và 3/1975.

Trọng tải: 569 tấn

Kích thước: 50.5 x 10 x 3.71 m

Tốc độ: 11 hải lý

Ra đa: ra đa hàng hải mặt nước.

6. Lớp tàu ARDA DEDALI

Đây là tàu ứng phó với sự cố thảm họa, bao gồm hai tàu Arda Dedali (P 113) và Alugara (p 114).

Kích thước: 530 tấn

Kích thước: 60 x 8 x 3.2 m

Tốc độ: 19.2. Phạm vi hoạt động 3000 hải lý tại 17 hải lý.

Máy tàu: 2 động cơ diesels MTU 16V 4000 M60; 2 trục

Ra đa: Ra đa hàng hải.

1666583475662.png

1666583489479.png

1666583503139.png


7. Lớp tàu Rantos

Lớp này bao gồm 6 tàu Rantos (P 210), Pasatimpo (P 212), Damaru (P 214), Grantin (p 211), Salawaku (P 213), Jembio (P 215)

Kích thước tàu: 44.5 x 7.8 x 2.2

Tốc độ: 24 Hải lý

Thủy thủ đoàn: 26

Máy tàu: 2 động cơ diesels MAN, công suất 3800 mã lực, 2 trục.

Lớp tàu như là tàu loại 2. Có ba tàu mới được đóng bởi Batam và được biên chế vào 17/10/2015. Chiếc thứ 4 được đóng mới tại Daya Radar Utama, Batam cũng thiết kế và hạ thuyể vào 13 tháng 12 năm 2015. Hai chiếc tiếp theo (P214-215) được hạ thủy vào tháng 10/2016 và được chuyển giao vào tháng 12/2016.

1666583619054.png

1666583658766.png

1666583698978.png


...............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

8. Lớp tàu Pulau Nipah

Lớp tàu này bao gồm ba tàu Pulau Nipah (số hiệu 321), Pulau Marore (số hiệu 322) và tàu Pulau Dana (số hiệu 323) được biên chế vào tháng 10/2019.

Kích thước: 80 x 12 x 3 m

Tốc độ: 22 hải lý

Thủy thủ đoàn: 55 người

Máy tàu: Hai động cơ diesel MAN D2862 LE433 V12; 3600 hp (2.68 MW); 2 trục.

Vũ khí: Một pháo 30 mm (Có thể được mang theo). 2 súng máy 12.7 mm.

Ra đa: hàng hải/ tìm kiếm bề mặt bao gồm 2 ra đa Furuno băng I.

Máy bay trực thăng: Có sàn đố cho máy bay loại trung.

Ba tàu tuần tra xa bờ 80 m được đóng vào năm 2017 và được biên chế cho Bakamla vào tháng 10/2019. Được triển khai ở các vùng phía Tây, Trung tâm, và phía Đông của Inđônêxia. Các tàu bao gồm sàn đỗ máy bay trực thăng, thiết bị chữa cháy.

1666612371335.png

1666612387035.png

1666612475847.png


9. Lớp tàu DAMEN 4801

Bao gồm 3 tàu tên là ANDROMEDA, ALPHARD, ALNILAM được biên chế lần lượt vào tháng 12/2008, hai tàu còn lại tháng 5/2009.

Kích thước: 51.4 x 10.37 x 3 m

Tốc độ: 12 Hải lý

Thủy thủ đoàn: 51 người

Máy tàu: Một động cơ diesel MaK 6M20, 1.387 hp (1.02 MW), một trục chân vịt.

Ra đa: ra đa hàng hải và tìm kiếm bề mặt Furuno FAR 2117 băng I.

1666612906536.png

1666612577384.png


10. Tàu lớp Bintang Laut

Bao gồm 06 tàu tuần tra có tên Bingtang Laut (số hiệu 401), Singha Laut (số hiệu 402), Kuda Laut (số hiệu 403), Gajah Laut (số hiệu 404), Ular Laut (số hiệu 405), Belut Laut (số hiệu 406), ba tàu lần lượt biên chế 2015 và ba tàu còn lại biên chế vào 2016.

Trọng tải: 248 tấn, toàn tải.

Kích thước: 44 x 7.4 x 1.6 m

Tốc độ: 25 hải lý

Thủy thủ đoàn: 35 người.

Máy tàu: 3 động cơ diesels; 4200 Hp (3.13); ba trục chân vịt.

Vũ khí: 1 pháo 20 mm (có thể được mang theo). Hai súng máy 12.7 mm.

Hệ thống quang điện tử: Một hệ thống giám sát quang điện tử.

Ba tàu tuần tra, trên cơ sở tàu tuần tra hải quân KCR-40 được hạ thủy năm 2014 và đưa vào phục vụ đầu năm 2015. Ba tàu sau hạ thủy vảo năm 2016. Được điều hành bởi BAKAMLA. Cờ hiệu đã thay đổi và được trang bị cứu hỏa.

1666612843123.png

1666612867628.png

1666612962014.png


Bakamla là cơ quan thực thi pháp luật trên biển của Inđônêxia mới được thành lập gần đây (2014) nhưng đang phát triển hết sức nhanh chóng. Mới đầu chức năng chỉ là cơ quan điều phối để xử lý các vấn đề an ninh hàng hải, nhưng nay đã đảm nhiệm thực thi pháp luật.

Về mặt nhân lực, Bakamla tuyển người từ lực lượng hải quân, hải quan, kiểm ngư … và cảnh sát chuyển sang. Về tàu thuyền cũng chủ yếu từ các lực lượng trên chuyển qua. Bên cạnh đó, Bakmala cũng tuyển mới nguồn nhân lực và đóng mới tàu thuyền để thực hiện nhiệm vụ. Tương lai, đây là lực lượng sẽ thay thế dần các lực lượng khác như: hải quân, kiểm ngư …để duy trì thực thi pháp luật trên biển (do Bakamla chưa đủ năng lực để thực thi pháp luật trên các vùng biển rộng lớn thuộc chủ quyền Inđônêxia nên hải quân và một số lực lượng khác vẫn đang thực hiện nhiệm vụ duy trì pháp luật như nhiệm vụ nhập cư, chống đánh cá trái phép).

Bakamla hiện mới có tàu tuần tra, chủ yếu là tàu tuần tra cỡ vừa và nhỏ để tuần tra, thực thi pháp luật trên các vùng biển ven bờ, ven đảo và những vùng biển gần. Đối với các vùng biển xa, hải quân Inđônêxia vẫn là lực lượng chủ yếu để bảo vệ các lợi ích quốc gia và thực thi pháp luật trên biển.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,083
Động cơ
588,762 Mã lực
Quân đội Trung quốc từ thời bỏ không làm kinh tế nữa, tập trung vào nâng cao năng lực chiến đấu. Đúng là chính quy, hiện đại hơn hẳn.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Quân đội Trung quốc từ thời bỏ không làm kinh tế nữa, tập trung vào nâng cao năng lực chiến đấu. Đúng là chính quy, hiện đại hơn hẳn.
- Chi cho QP khủng
- Đảm bảo mức sống cho quân nhân
- Tập trung cho CNQP
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG HÀN QUỐC

Hàn Quốc, một đất nước kiểu mẫu của các nước công nghiệp mới (New Industry Country - NIC) đã và đang tự chủ trong mọi ngành nghề sản xuất của riêng mình vừa để đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa để xuất khẩu cùng tham vọng vươn lên như một cường quốc mới nổi về mọi mặt.

Trong các lĩnh vực tự chủ của mình, công nghiệp quốc phòng (CNQP) Hàn Quốc cũng không là ngoại lệ. Hiện CNQP Hàn Quốc đã tự cung cấp được 70-80% các loại vũ khí, đạn dược, phương tiện truyền thông, các trang thiết bị, máy móc và những vật dụng cần thiết khác cho quân đội nước mình.

Theo số liệu thống kê, lần đầu tiên doanh thu xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc đã vượt ngưỡng 1 tỉ USD vào năm 2008. Điều này đồng nghĩa với việc Hàn Quốc sẽ sớm trở thành một trong số 10 quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu trên thế giới. Khách hàng chủ yếu của Hàn Quốc là những quốc gia thuộc khu vực Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latinh và các đồng minh của Mỹ. Họ chủ yếu mua súng tự động, máy bay chiến đấu và tàu hải quân... Một số sản phẩm khác của CNQP Hàn Quốc được các nước ưa chuộng là xe tăng K-2 “Black Panther”, máy bay huấn luyện siêu âm T/A 50 “Golden Eagle” (sản phẩm hợp tác quốc phòng Mỹ - Hàn)...

Giới quân sự nhận định, vũ khí của Hàn Quốc được cải thiện đồng nghĩa với việc tăng cơ hội xuất khẩu vũ khí của nước này và việc đầu tư ngân sách để gia tăng tiềm lực quân sự, cải thiện đáng kể công nghệ vũ khí cũng như nghiên cứu chế tạo và hợp tác sản xuất vũ khí của Hàn Quốc chủ yếu xuất phát từ nhu cầu chống lại những mối đe dọa từ bên ngoài, nhất là từ phía Triều Tiên.


PHẦN 1

KHÁI QUÁT NỀN CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG HÀN QUỐC

I. Tổng quan về nền Công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc

Hiện nay Hàn Quốc được biết đến không chỉ là một trong 4 “con rồng châu Á” về phát triển kinh tế, mà còn được ví như “con rồng công nghiệp quốc phòng (CNQP)”. Hàn Quốc là một nước có nền CNQP phát triển, đồng thời cũng là một nhà xuất khẩu vũ khí lớn trong khu vực và là một trong 10 nước nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.

Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế SPIRI (Stockholm International Peace Research Institute), năm 1996 Hàn Quốc mới chỉ đứng thứ 26 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, thì 10 năm sau đã vươn lên xếp thứ 17 và năm 2016 trở thành một trong 10 nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Hàn Quốc có 7 tập đoàn, công ty nằm trong số 100 tập đoàn, công ty CNQP hàng đầu thế giới. Hiện nay, có khoảng 137 tập đoàn, công ty của Hàn Quốc sản xuất và xuất khẩu vũ khí, trang bị cho 87 nước trên thế giới. Cũng theo SPIRI, liên tiếp trong 2 năm 2013-2014, Hàn Quốc có đến 6 công ty lọt vào danh sách 100 công ty xuất khẩu quốc phòng hàng đầu thế giới. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có 2 công ty cùng với liên doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Singapore là ST Engineering, còn Brazil chỉ có công ty Embraer lọt vào danh sách này. Thứ hạng các công ty Hàn Quốc này liên tục tăng lên theo từng năm.

Năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc đã xúc tiến việc hình thành một ngành CNQP bản địa. Ngành CNQP Hàn Quốc đuợc hình thành dựa trên 3 nghị định của chính phủ là: Luật “Công nghiệp quốc phòng” năm 1973, Kế hoạch nâng cấp quốc phòng năm 1974 và Luật “Thuế quốc phòng” năm 1975 - được thiết kế để tài trợ cho sự phát triển của ngành CNQP. Ngoài ra Chính phủ Hàn Quốc cũng chủ động định hướng nền kinh tế để hỗ trợ cho CNQP như đầu tư vào công nghiệp đóng tàu, thép, và các ngành công nghiệp điện tử.

Năm 1990 ngành CNQP Hàn Quốc đã cung cấp được khoảng 70% trang bị, vũ khí, đạn dược, thiết bị truyền thông và các loại xe quân sự, quần áo và các loại vật tư cần thiết khác cho quân đội. Cơ quan Quốc phòng chịu trách nhiệm mua sắm (DPA) thuộc Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm mua hơn 95% tất cả các hoạt động mua sắm quốc phòng ở Hàn Quốc. DPA xử lý mọi thứ từ các công việc đặt ra các yêu cầu kỹ thuật cho đến việc thanh toán cho nhà thầu. Chức năng chính của DPA bao gồm: mua sắm vật tư quốc phòng cho các lực lượng quân sự Hàn Quốc, xây dựng cơ sở quân sự, quản lý nguồn cung cấp, kiểm sóat thông tin về giá và quản lý chi phí, đàm phán chi tiết và quản lý quá trình thực hiên, mô tả các đặc điểm kỹ thuật quân sự và quản lý tiêu chuẩn hóa chúng.

1667007074452.png

Tướng Park Chung Hee và binh lính Hàn Quốc những năm 1960

Cho mãi đến giữa thập niên 1960, Hàn Quốc vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ quân sự và thiết bị từ Mỹ. Năm 1971, Bộ Quốc phòng thành lập DPA như là một đại lý mua sắm tích hợp. Thông qua việc tinh giản quá trình mua sắm, DPA đã góp phần vào việc hiện đại hóa trang thiết bị quân sự tăng cường khả năng quốc phòng. DPA hiện đang quản lý một ngân sách quốc phòng 4.000 tỷ won.

1667007450096.png

Quân đội Hàn Quốc những năm 1970

Hàn Quốc bắt đầu sản xuất vũ khí cho quân đội từ năm 1971 khi Bộ Quốc phòng nước này cho xây dựng một nhà máy lắp ráp súng trường M-16 (loại do Mỹ thiết kế). Ban đầu Hàn Quốc chỉ được phép sản xuất súng trường M-16 đủ để cung cấp các đơn vị quân đội của mình. Tuy nhiên đến giữa thập niên 1970, Hàn Quốc đã được Mỹ cấp phép sản xuất nhiều loại vũ khí bao gồm cả lựu đạn, súng cối, mìn và súng trường “recoilless” với các quy định như đối với các súng trường M-16… Từ thời điểm này, Hàn Quốc cũng bắt đầu sản xuất đạn dược cho các loại vũ khí nói trên.
Năm 1990, các công ty Hàn Quốc đã nhận được hợp đồng của quân đội để sản xuất xe tăng, pháo tự hành, các loại xe bọc thép và máy bay trực thăng. Một bộ phận của Hyundai sản xuất các xe tăng 88 (thường được gọi là xe tăng K-1) tại Changwon. K-1 là kết quả của một thiết kế chung giữa Hàn Quốc và Mỹ. Pháo 105mm trên tăng K-1 là phiên bản cải tiến đã được tiêu chuẩn hóa và dùng cho cả xe tăng M-48A5. Mặc dù một vài bộ phận như phần điều khiển hỏa lực và hệ thống truyền tải của xe tăng được nhập khẩu, nhưng Hyundai và các nhà thầu phụ Hàn Quốc khác đã sản xuất được hầu hết tất cả các bộ phận của xe tăng. Samsung sản xuất pháo tự hành 155mm và pháo M-109. KIA sản xuất pháo KH-178 105mm và KH-179 155mm.

1667007660648.png

1667007647681.png

1667007681252.png

Xe tăng K-1

1667007811133.png

1667007744925.png

Pháo KH-178 105mm

1667007862387.png

1667007900420.png

Pháo KH-179 155mm

...............
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

Hãng Bell Textron của Mỹ kết hợp với Samsung để chế tạo máy bay trực thăng UH-1. Hãng Sikorsky Aircraft Corporation (của Mỹ) đã kết hợp với Daewoo để chế tạo ra máy bay trực thăng H-76. Ngoài ra, Không quân Mỹ còn ký hợp đồng với các công ty CNQP Hàn Quốc để bảo dưỡng các chủng loại máy bay như F-4, F-15, A-10 và C-130 đồn trú ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Philippines…

1667014000957.png

1667014039978.png

1667014064971.png

Máy bay trực thăng H-76

Trong thập niên 1970 và thập niên 1980, ngành đóng tàu Hàn Quốc đã trở thành một nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới. Các tàu được đóng ở Hàn Quốc bao gồm tàu chở dầu dầu, giàn khoan dầu. Hyundai là hãng đóng tàu lớn nhất của Hàn Quốc với đơn đặt hàng cho năm 1988 đạt 3 triệu tấn, tổng trị giá 1,9 tỷ USD.

Năm 1990 Hàn Quốc đã thiết kế và đóng 2 chiếc tàu chiến, ngoài ra còn hợp tác với Mỹ, Ý đóng số tàu loại tàu khác. Trong thập niên 1980, đóng tàu tuần tiễu và tàu đổ bộ. Trong cuối những năm 1980, hợp tác với Đức đóng tàu ngầm. Công ty Howaldswerke của Hàn Quốc đã thiết kế 3 chiếc tàu ngầm 150 tấn và năm 1990 đã bàn giao cho Hải quân Hàn Quốc để đưa vào sử dụng. Trong những năm cuối 1980, Howaldswerke có kế hoạch tìm hỗ trợ kỹ thuật để đóng 3 tàu ngầm Type 209, lượng choáng nước khoảng 1.400 tấn. Vào những năm cuối 1990 Hàn Quốc sở hữu một trong những ngành CNQP phục vụ nhu cầu nội địa lớn nhất trên thế giới, nó phục vụ nhu cầu quốc phòng với chi phí hơn 14 tỷ USD một năm.

1667014214915.png

1667014152858.png

1667014172228.png

Tàu ngầm Type 209

Sự thành công của kinh tế Hàn Quốc là bắt nguồn từ việc tái cơ cấu hệ thống quan hệ sản xuất và công cụ tài chính. Theo thỏa thuận IMF từ năm 1998, Hàn Quốc mở cửa cho đầu tư nước ngoài, cũng như xuất khẩu vốn ra nước ngoài. Tổng thống Kim khi đó kiên trì đường lối cải cách và mở cửa nền kinh tế miền Triều Tiên cho các nguồn đầu tư nước ngoài, hủy bỏ các rào cản thương mại. Tái cơ cấu lĩnh vực tài chính và các liên doanh từ chỗ mọi hoạt động đều phải tuân thủ theo kế hoạch mệnh lệnh nhà nước sang cơ cấu mới thích nghi với thị trường tự do. Khoảng một nửa trong số 30 siêu tập đoàn như Hanbo, Daewoo, Dong-A, Haitai và Sammi vẫn được giữ nguyên.

Khoảng thời gian từ 1999 đến 2001, việc nhiều tập đoàn lớn, trong đó có tập đoàn Daewoo rơi vào phá sản đã đặt ra những thách thức đáng kể cho chương trình cải cách của chính phủ. Với khoảng 80 tỷ USD nợ, Daewoo là doanh nghiệp lớn nhất trong lịch sử bị phá sản. Sự phá sản của nó đã đặt dấu chấm hết cho huyền thoại cho rằng các công ty “quá lớn thì không thể bị phá sản”. Chính phủ Hàn Quốc đã kịp thời sửa đổi quy định và yêu cầu tất cả các hợp đồng ngoại phải có bảo lãnh.

Năm 2007, CNQP Hàn Quốc đã có khả năng cung cấp tất cả các loại vũ khí thông thường cần thiết cho quốc phòng của chính mình và trở thành nhà cung cấp vũ khí trên thế giới. Tháng 6/2007 Hàn Quốc đã giành được hợp đồng 450 triệu USD với Thổ Nhĩ Kỳ để cung cấp máy bay hạng nhẹ KT-1. Máy bay KT-1 cũng đã được đã được bán cho Indonesia. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã quyết định mua của Hàn Quốc xe tăng lội nước có trang bị pháo 120mm tự động nạp đạn. Hàn Quốc còn xuất khẩu pháo tự hành K-9 155mm có tầm bắn tới hơn 40km, máy bay huấn luyện phản lực siêu âm T-50 có thể được chuyển đổi thành máy bay ném bom hạng nhẹ.

1667014361539.png

1667014396665.png

1667014407403.png

Máy bay hạng nhẹ KT-1

1667014441754.png

1667014486138.png

1667014518538.png

Pháo tự hành K-9 155mm

1667014604707.png

1667014612786.png

1667014671173.png

Máy bay huấn luyện phản lực siêu âm T-50

..........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Cơ quan phát triển quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố đã phát triển thành công xe chiến đấu bộ binh K-21 nặng 26 tấn được trang bị pháo tự động nạp đạn 40mm, súng máy 7,63mm và tên lửa chống tăng. K-21 có khả năng vượt sông tuyệt vời, tốc độ lên tới 70 km/giờ trên đất liền và 7,8 km/giờ trong nước. Hàn Quốc cũng giới thiệu khả năng sản xuất các loại tên lửa hạm chống hạm, tên lửa mang vác chống máy bay tầm thấp. Đến nay tên lửa “Haeseong” và “Cheongung” của Hàn Quốc đã hoàn toàn thay thế tên lửa “Harpoon” và tên lửa “Stinger” của Mỹ.

1667041612473.png

1667041626119.png

1667041588641.png

Xe chiến đấu bộ binh K-21

1667041677013.png

1667041737830.png

1667041752897.png

Tên lửa “Haeseong”

1667041851809.png

1667041896255.png

1667041866808.png

1667041937894.png

Tên lửa “Cheongung”

CNQP Hàn Quốc tăng trưởng lớn nhờ vào các chuyển giao công nghệ của Mỹ và các hợp đồng sản xuất gắn với việc mua vũ khí Mỹ. CNQP Hàn Quốc có lợi thế hội tụ cả vũ khí, kiến thức và phần mềm đi kèm. Đây là điều mà các nước Đông Nam Á, Đông Âu và Nam Mỹ đều muốn có. Mới cách đây vài năm, hoạt động sản xuất vũ khí tại Hàn Quốc chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa của nước này. Nhưng nay Hàn Quốc đã trở thành một nhà xuất khẩu trang thiết bị lục quân, hải quân và không quân có doanh số tăng nhanh. Giá trị xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc chỉ là 297 triệu USD vào năm 2006, tăng vọt lên mức cao nhất là 3,61 tỷ USD vào năm 2014, sụt giảm xuống còn 3,59 tỉ USD vào năm 2015 và 2,54 tỷ USD vào năm 2016 do cạnh tranh gia tăng từ các hãng quốc phòng khác.

Ngành CNQP Hàn Quốc mới chỉ thực sự xuất hiện từ những năm 1970. Ban đầu, mục tiêu của Hàn Quốc trong việc phát triển CNQP chỉ là nhằm mục đích tự vệ, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Nhưng những thay đổi gần đây đã mang lại nhiều điều mới mẻ trong ngành công nghiệp này. Vào năm 2006, việc xuất khẩu sản phẩm của ngành CNQP đã đem lại cho Hàn Quốc doanh thu là 300 tỷ won (250 triệu USD). Nhưng chỉ sau vài năm, đến những năm 2011-2012, doanh số xuất khẩu đã tăng gần 10 lần, đạt gần 2,4 tỷ USD. Không chỉ tăng lên về số lượng mà chất lượng các mặt hàng xuất khẩu cũng được cải thiện đáng kể.

Ngày trước, sản phẩm quốc phòng xuất khẩu của Hàn Quốc thường chỉ là những thứ đơn giản như súng carbin, lựu đạn, linh kiện phụ tùng hay bảo dưỡng quân sự. Vậy mà giờ đây, Hàn Quốc đã xuất khẩu được cả máy bay T-50, tàu ngầm, tàu khu trục, pháo tự hành cũng như các sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao khác. Đặc biệt, máy bay và tàu chiến gần đây đã nổi lên như những mặt hàng chủ lực, chiếm khoảng 50-60% tổng số doanh số xuất khẩu hàng quân sự của Hàn Quốc. Hiện nay, thị trường xuất khẩu của ngành CNQP Hàn Quốc đã lan tỏa đến 74 quốc gia và sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực này đang ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế Hàn Quốc.

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

II. Chiến lược phát triển CNQP Hàn Quốc

1.
Chính sách phát triển CNQP tự lực


Từ giữa những năm 1990, chính phủ Hàn Quốc bắt đầu tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, phát triển CNQP và từng bước xác định vị trí trong thị trường xuất khẩu vũ khí, trang bị quân sự thế giới. Năm 2005, Hàn Quốc triển khai thực hiện Đạo luật về Kế hoạch cải tổ quốc phòng đến năm 2020 nhằm cắt giảm quân số và xây dựng một quân đội có cơ cấu hợp lý và số hóa, được trang bị các phương tiện trinh sát và giám sát độc lập, các hệ thống chỉ huy, kiểm soát, truyền tin, máy tính và tình báo (C4I) và khả năng tiến công chính xác từ xa. Điều quan trọng nhất là Đạo luật nhấn mạnh đến việc tăng cường khả năng phòng thủ độc lập thông qua đầu tư phát triển CNQP tự lực. Năm 2007, Tổng thống Lee Myung-bak đề ra chủ trương lấy CNQP làm “động lực cho sự phát triển” của nền kinh tế Hàn Quốc với mục tiêu tạo công ăn việc làm cho 50.000 người vào năm 2020. Theo đó, Hàn Quốc xây dựng kế hoạch tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển CNQP đạt 11,1% hàng năm đến 2015 và 7,1% đến 2020. Gần đây, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển CNQP của Hàn Quốc tập trung vào phát triển công nghệ nguồn, công nghệ then chốt cho các công ty CNQP, bao gồm cả nhà nước và tư nhân.

Sau hơn 20 năm theo đuổi mục tiêu phát triển nền CNQP tự lực, Hàn Quốc đã giành được những thành quả đáng khích lệ. Hiện nay, nhiều công ty công nghiệp hàng không Hàn Quốc đã tự sản xuất một số loại máy bay thiết kế trong nước, như: tập đoàn Korea Aerospace Industries Ltd với sản phẩm là máy bay KUS-11 và “Night Intruder” NI-11N; tập đoàn Korean Air Lines Aerospace Division với máy bay không người lái KUS-9 MALE UAV; tập đoàn Microairrobot and Upcon Systems với các máy bay không người lái cỡ nhỏ; tập đoàn Korea Aerospace Research Institute (KARI) với máy bay không người lái thông minh Smart UAV...

1667097952485.png

1667097995570.png

Tập đoàn Korea Aerospace Industries Ltd

1667098108145.png

1667098129020.png

1667098176517.png

Máy bay KUS-11

1667098219502.png

1667098233890.png

Máy bay “Night Intruder” NI-11N

Cơ quan phụ trách mua sắm quốc phòng (DAPA) Hàn Quốc cho biết, kim ngạch xuất khẩu vũ khí, trang bị của Hàn Quốc năm 2017 tăng 25% so với năm 2016, từ 2,55 tỉ USD lên 3,19 tỉ USD. Hàn Quốc đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu vũ khí, trang bị đạt 5 tỉ USD và duy trì vị trí là một trong 10 nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới năm 2020.

2. Gia công cho nước ngoài để tiếp nhận chuyển giao công nghệ và hoàn thiện tiến tới tự chủ

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, trong nhiều năm Hàn Quốc kiên trì thực hiện gia công cho nước ngoài, thông qua đó để tiếp nhận công nghệ tiên tiến. Các tập đoàn, công ty công nghệ đầu ngành của Hàn Quốc đều thực hiện gia công cho các tập đoàn lớn của châu Âu và Bắc Mỹ, ví dụ như Northrop Grumman, General Aviation, Boeing, Lockheed Martin của Mỹ và Airbus của châu Âu.

Samsung Techwin sản xuất các máy bay F-15SG trong khuôn khổ hợp đồng của Boeing cung cấp cho Singapore, sản xuất các động cơ phản lực F-404, F-110, động cơ turbine khí LM-2500 cho General Aviation. Hay như LIG Nex-1 sản xuất thiết bị chống tác chiến điện tử AN/ALQ-131 cung cấp cho thị trường châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn Northrop Grumman. Trong khi đó, Samsung Thales sản xuất các hệ thống điện tử hàng không (avionic) cho máy bay F-16 của General Dynamics hoặc trực thăng của Airbus. Bên cạnh đó, các công ty Hàn Quốc còn sản xuất các cấu kiện bán thành phẩm cho các máy bay thương mại của các tập đoàn Airbus và Boeing. Chính nhánh gia công này giúp các công ty kể trên tiếp nhận từng bước quy trình sản xuất các cấu kiện hàng không bằng vật liệu composite tiên tiến đang ngày một phổ biến. Các công ty như LiG Nex-1, Hanwha Techwin và Hanwha Thales của Hàn Quốc chuyên sản xuất các sản phẩm từ trung gian cho đến thành phẩm dạng OEM cho các tập đoàn lớn của Mỹ như Northrop Grumman, General Aviation, Boeing, Lockheed Martin hay Airbus của châu Âu…

1667098561229.png

1667098534085.png

1667098626608.png

Động cơ phản lực F-404

1667098677313.png

1667098736399.png

1667098777926.png

Động cơ phản lực F-110

1667098899697.png

1667098946467.png

Động cơ turbine khí LM-2500

1667099274586.png

1667099473650.png

1667099451244.png

Máy bay F-15SG do Samsung Techwin lắp ráp

...............
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Một số tập đoàn, công ty công nghiệp khác của châu Âu cũng hợp tác với các tập đoàn, công ty công nghiệp Hàn Quốc thực hiện các dự án chế tạo tên lửa phòng không SAM-X, xe tăng chiến đấu chủ lực K-2 “Black Panther”, trực thăng “Surion”. Ngoài ra, các tập đoàn, công ty Hàn Quốc còn sản xuất các cấu kiện bán thành phẩm cho các máy bay thương mại của Airbus, Boeing. Thông qua việc tham gia sản xuất và gia công, các tập đoàn, công ty công nghiệp Hàn Quốc đã từng bước tiếp nhận quy trình sản xuất và các công nghệ tiên tiến của nước ngoài, tiến tới làm chủ và tự chế tạo trong nước. Với sự trợ giúp của các công ty CNQP Mỹ, hiện nay, Hàn Quốc đã tham gia từ 60-70% khâu thiết kế và thử nghiệm công nghệ đối với các loại máy bay, như tiêm kích F-16, huấn luyện K-1 và T-50.

1667179994417.png

1667180129110.png

1667180062558.png

Tên lửa phòng không SAM-X

1667180178519.png

1667180210708.png

1667180232357.png

Xe tăng chiến đấu chủ lực K-2 “Black Panther”

1667180317348.png

1667180327760.png

1667180272626.png

Trực thăng “Surion”

3. Nhập khẩu để tiếp nhận công nghệ phục vụ cho xuất khẩu

Trong các chương trình nhập khẩu vũ khí thuộc loại lớn của Hàn Quốc như KF-16, F-15K… thường người ta chỉ chú ý đến giá trị thương vụ mà Bộ Quốc phòng nước này phải chi ra. Nhưng có một điểm mà không mấy ai chú ý, là tỷ trọng chủ yếu của nó là do các công ty Hàn Quốc sản xuất dưới sự chuyển giao công nghệ từ nhà cung cấp. Hàn Quốc không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để hợp tác với các công ty khác trong nhiều lĩnh vực cực kỳ đa dạng. Ví dụ, năm 1980, công ty Samsung Techwin cùng General Electronics đã hợp tác để sản xuất động cơ máy bay phản lực. Năm 1987 họ sản xuất được máy bay trực thăng và rồi 10 năm sau đó cho ra đời máy bay máy bay chiến đấu đầu tiên của Hàn Quốc KF-16 (dựa theo giấy phép F-16 “Fighting Falcon” của Mỹ)…

1667180465195.png

1667180500606.png

1667180551619.png

Máy bay chiến đấu KF-16

Dưới sự trợ giúp của Lockheed Martin, KAI (Korean Aerospace Industries) đã thiết kế chế tạo thành công máy bay huấn luyện kiêm tiến công hạng nhẹ T-50/FA-50 tiên tiến. Hiện nay mẫu máy bay này đã xuất khẩu được 54 chiếc đến 6 quốc gia trên thế giới. Đó là bước khởi đầu không tồi. Điều đáng nói của máy bay này là ngay cả động cơ, là sản phẩm cực khó, vẫn được sản xuất trong nước bởi Samsung Techwin.

1667180680045.png

1667180710741.png

1667180735933.png

Máy bay huấn luyện kiêm tiến công hạng nhẹ T-50/FA-50

Việc chuyển giao công nghệ CNQP của Hàn Quốc có liên quan đến rò rỉ công nghệ quân sự Mỹ và là nguyên nhân gây căng thẳng giữa hai nước. Năm 2017, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã đề nghị Hàn Quốc dỡ bỏ hệ thống cảm biến “Tiger Eye” trên máy bay KF-16 do Hàn Quốc sản xuất. Bất đồng giữa hai nước về chuyển giao công nghệ quân sự có liên quan đến công nghệ quân sự Mỹ cũng là nguyên nhân dẫn tới việc Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hủy hợp đồng mua 4 máy bay không người lái “Global Hawk” của Mỹ, trị giá 1,2 tỉ USD. Nhiều người coi đây là cảnh báo đối với chính sách xuất khẩu vũ khí, trang bị thông qua Chương trình bán trang bị quân sự ra nước ngoài (FMS) còn nhiều bất cập của Mỹ…

.....................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

4. Chính sách xuất khẩu vũ khí và chuyển giao công nghệ thông thoáng

Từ một nước nặng về nhập khẩu vũ khí, hiện nay Hàn Quốc đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vũ khí nhanh nhất thế giới. Nhờ có chính sách xuất khẩu vũ khí mang tính cạnh tranh và chuyển giao công nghệ thông thoáng mà Hàn Quốc đã rất thành công trong việc mở rộng thị trường, thậm chí trở thành đối thủ cạnh tranh với một số nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Hiện nay, thị trường xuất khẩu vũ khí, trang bị của Hàn Quốc ngày càng mở rộng và cạnh tranh mạnh mẽ với Mỹ, với các loại trang bị như xe tăng, thiết giáp, tàu chiến, máy bay. Nếu những năm 1990, Mỹ còn kiểm soát 60% thị phần vũ khí toàn cầu thì hiện nay, tỷ lệ này chỉ còn 30%. Nhiều thị phần vũ khí, trang bị của Mỹ đã rơi vào tay các nước khác, trong đó có Hàn Quốc.

Ngoài Mỹ, Nga cũng là một đối thủ cạnh tranh của Hàn Quốc về xuất khẩu vũ khí. Mặc dù hiện nay, Nga vẫn là nhà cung cấp vũ khí, trang bị quân sự chủ yếu cho Ấn Độ (chiếm 70-80%), nhưng vị trí này của Nga đang bị thách thức bởi các đối thủ khác, trong đó có Hàn Quốc. Gần đây nhất, Hàn Quốc đã ký với Ấn Độ một hợp đồng trị giá 1,2 tỉ USD để cung cấp 8 tàu chiến đấu mặt nước có khả năng tác chiến chống thủy lôi, nhằm thay thế 12 tàu quét mìn lớp “Pondicherry” và “Karwar” đã cũ của Hải quân Ấn Độ. Hàn Quốc cũng đã ký với Ba Lan thỏa thuận chiến lược về hợp tác CNQP. Theo đó, Hàn Quốc sẽ cung cấp và nâng cấp một số trang, thiết bị quân sự cho quân đội Ba Lan như máy bay huấn luyện phản lực, tàu ngầm, máy bay tuần tra, trực thăng...

1667353048283.png

1667353097780.png

1667353149956.png

Tàu quét mìn lớp Nampo của hàn Quốc

Cùng với chính sách xuất khẩu vũ khí mang tính cạnh tranh, chính sách chuyển giao công nghệ thông thoáng đã giúp các tập đoàn, công ty CNQP Hàn Quốc giành được uy tín và trở thành nhà cung cấp tin cậy đối với các đối tác. Bên cạnh đó, hầu hết các nước muốn mua vũ khí của Mỹ đều gặp khó khăn do giá thành quá cao, trong khi vũ khí, trang bị của Hàn Quốc có tính năng kỹ chiến thuật không thua kém, song có giá thành phải chăng lại kèm theo gói đào tạo, huấn luyện và chuyển giao công nghệ.

Một số nguyên nhân giúp ngành sản xuất CNQP Hàn Quốc tăng trưởng nhanh (trong đó có tăng cường về xuất khẩu) chủ yếu như sau:

Thứ nhất, Hàn Quốc đã nhập khẩu một lượng lớn vũ khí trang bị nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, do đó họ đã thu hút được một khối lượng lớn tinh hoa khoa học kỹ thuật hiện đại của các nước mà họ nhập khẩu cũng như trong nước. Ngoài ra, dưới sự nỗ lực thúc đẩy của chính phủ, mức đầu tư nghiên cứu phát triển của các nhà sản xuất tư nhân Hàn Quốc cũng không ngừng tăng.

1667353279317.png

1667353217820.png

1667353305874.png

Máy bay F-35 của Mỹ trong không quân Hàn Quốc

Thứ hai, do nguyên nhân địa chính trị, ngoài việc Hàn Quốc lo sợ mối đe dọa quân sự từ phía Triều Tiên nên phải đẩy mạnh phát triển quốc phòng ra, tăng trưởng xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc còn xuất phát từ một nguyên nhân nữa là, các quốc gia Đông Nam Á cũng thi nhau mua sắm trang thiết bị quân sự hiện đại để đối phó với một Trung Quốc đang “trỗi dậy”. Chính điều đó đã mang lại cơ hội lớn cho ngành sản xuất và xuất khẩu vũ khí của nước. Ví dụ như Philippines do có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, năm ngoái, Manila đã đề xuất mua 12 chiếc máy bay chiến đấu FA-50; mấy năm trở lại đây, Malaysia cũng đã chi ra một khoản tiền lớn để mua thêm trang bị quân sự của Hàn Quốc.

1667353370464.png

1667353407057.png

1667353431106.png

Máy bay chiến đấu FA-50 của Philippine

Thứ ba, đó là ưu thế về giá cả, tuy chất lượng vũ khí quân sự của Hàn Quốc không thể sánh được với các đối thủ cạnh tranh đến từ châu Âu và Mỹ, nhưng giá thành nhân công và linh kiện tương đối rẻ, nên đã thu hút được không ít quốc gia đang có ngân sách eo hẹp. Ngoài ra, so với việc kiểm soát nghiêm ngặt về xuất khẩu công nghệ quân sự của Mỹ, thì việc chuyển giao công nghệ quân sự cho nước khác của Hàn Quốc được nới lỏng hơn nhiều. Tất cả những điều này đã giúp ngành xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc tăng trưởng nhanh trong mấy năm trở lại đây.

5. Đẩy mạnh đầu tư CNQP ra nước ngoài

Trong những năm qua, đầu tư CNQP ra nước ngoài của Hàn Quốc phát triển rất nhanh, không chỉ ở châu Á mà còn vươn sang châu Mỹ Latinh. Tại Ấn Độ, thông qua hợp đồng cung cấp cho Ấn Độ 8 tàu chiến đấu mặt nước có khả năng tác chiến chống thủy lôi, trong đó 2 tàu sẽ được đóng tại xưởng đóng tàu Kangnam ở Busan (Hàn Quốc), 6 chiếc còn lại sẽ được đóng tại xưởng đóng tàu Goa (Ấn Độ) với sự hợp tác đầu tư chuyển giao công nghệ của Hàn Quốc.

Hàn Quốc luôn tăng cường hợp tác đầu tư CNQP ở các nước Đông Nam Á. Philippines, Indonesia, Malaysia đang thực hiện các dự án nâng cấp, hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ với Hàn Quốc. Philippines vừa ký một thỏa thuận hợp tác CNQP với Hàn Quốc, theo đó họ sẽ mua 12 máy bay huấn luyện phản lực FA-50, trị giá 443 triệu USD do Tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KAI) sản xuất. Tập đoàn này cũng dự định cung cấp khoảng 1.000 máy bay huấn luyện FA-50 và T-50 “Golden Eagle” cho thị trường thế giới trong 30 năm tới. KAI cũng đã ký với Indonesia một hợp đồng trị giá 400 triệu USD, cung cấp 16 máy bay huấn luyện KT-1 “Woongbi”, trong đó Indonesia cam kết đóng góp 20% chi phí hợp tác nghiên cứu và phát triển. Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering đã ký với Indonesia hợp đồng trị giá 1,1 tỉ USD cung cấp 3 tàu ngầm “Type-209”.

1667353543611.png

1667353576289.png

1667353603383.png

Máy bay huấn luyện KT-1 “Woongbi” của Indonesia

1667353738038.png

1667353747135.png

1667353772302.png

Tàu ngầm Type-209 của Indonesia

KAI đã ký với Peru hợp đồng trị giá 200 triệu USD cung cấp 20 máy bay huấn luyện KT-1, trong khi Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Daewoo Shipbuilding Marine Engineering Co (DMSE) đang thảo luận về hợp đồng hiện đại hóa các tàu chiến của Hải quân Peru. Từ lâu Peru có mối quan hệ quân sự gần gũi với Mỹ trong cuộc chiến chống ma túy, nhiều phương tiện, trang bị của quân đội và cảnh sát Peru do Mỹ cung cấp đang xuống cấp, rất cần được nâng cấp và hiện đại hóa. Nhu cầu này của Peru sẽ được Hàn Quốc đáp ứng thông qua việc chuyển giao công nghệ và cung cấp phụ tùng bổ sung, thay thế.

1667353841419.png

1667353857269.png

1667354018929.png

Máy bay huấn luyện KT-1 của Peru

............
 

anh.tuan

Xe tải
Biển số
OF-391043
Ngày cấp bằng
8/11/15
Số km
472
Động cơ
2,111 Mã lực
Em vào hóng!
Cứ tưởng đc xem show Đài Loan để thấy sức mạnh TQ ntn!
 

nvht

Xe điện
Biển số
OF-140945
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
4,259
Động cơ
356,251 Mã lực
liệu đến năm bao nhiêu thì có vũ khí dạng như tia Laser từ vệ tinh bắn xuống phá hủy được tất cả các loại vũ khí đang bay các cụ nhỉ (dù ở tốc độ, quỹ đạo như thế nào )
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Samsung Techwin cũng không kém khi xuất khẩu thành công và chuyển giao công nghệ sản xuất pháo tự hành K-9 sang Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Đây được xem là pháo tự hành tự thiết kế và sản xuất như một niềm tự hào của Hàn Quốc. Đồng thời với các hợp đồng này cũng bao gồm các xe cứu kéo, xe nạp đạn… Hyundai Rotem cũng không vừa khi xuất khẩu công nghệ và thành phẩm xe tăng K-2 sang Thổ Nhĩ Kỳ giúp họ chế tạo được phiên bản “Altay” nội địa. Công ty LIG Nex-1 cũng đã lên kế hoạch cung cấp các công nghệ chống ngầm hiện đại cho Indonesia, trong đó có ngư lôi hạng nhẹ “Blue Shark”, có thể được thả từ trực thăng, máy bay và phóng từ tàu mặt nước. Thái Lan cũng sẽ mua tổng số 16 máy bay huấn luyện T-50 của Hàn Quốc để thay thế các máy bay huấn luyện L-39.

1667387453241.png

1667387497349.png

Pháo tự hành K-9 của Ấn Độ

1667387671737.png

1667387691317.png

1667387726844.png

Pháo tự hành K-9/T-155 của Thổ Nhĩ Kỳ

1667387867789.png

1667387902039.png

Xe tăng K-2/Altay của Thổ Nhĩ Kỳ

1667387985148.png

1667388146629.png

1667388155573.png

Ngư lôi hạng nhẹ “Blue Shark”

1667388194216.png

1667388218568.png

1667388253226.png

Máy bay huấn luyện/chiến đấu T-50 của Thái Lan

Châu Mỹ Latinh cũng là một thị trường tiềm năng của CNQP Hàn Quốc. Quân đội một số nước Mỹ Latinh đã mua các xe tải, áo chống đạn, thiết bị thông tin và đạn dược của Hàn Quốc. Hàn Quốc đã ký với Columbia một thỏa thuận hợp tác CNQP. Đầu tư của Tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ LG Group vào Columbia đã tăng từ 30 triệu USD năm 2007 lên 160 triệu USD năm 2017. Columbia rất quan tâm đến việc mua vũ khí của Hàn Quốc như xe tăng, xe thiết giáp, tên lửa có điều khiển...

..................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

III. Diện mạo nền CNQP Hàn Quốc trong tương lai

Để mô tả bức tranh nền CNQP khổng lồ và tiên tiến của Hàn Quốc trong tương lai, chúng ta cùng điểm qua một vài công ty mang tính đặc trưng (bộ mặt) của quốc gia này.

1. Công ty LIG Nex-1

Công nghiệp hàng không vũ trụ LIG Nex-1 là một công ty chuyên phát triển các hệ thống điện tử cho quốc phòng. Mảng sản phẩm của họ rất rộng trải dài từ các hệ thống radar mặt đất, hàng không và hàng hải. Sản phẩm chủ lực của họ gồm tên lửa phòng không, điện tử hàng không, UAV, quang điện tử do thám và chỉ thị mục tiêu, hệ thống trắc lường thuỷ âm cho tàu nổi, máy bay và tàu ngầm đến hệ thống thông tin chỉ huy tác chiến kết nối thời gian thực. Ngoài ra, vũ khí laser năng lượng cao… tên lửa đạn đạo (TLĐĐ), tên lửa hành trình (TLHT), tên lửa chống tăng (TLCT), tên lửa chống hạm (TLCH), ngư lôi… cũng đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Đây là một đơn vị tiếp nhận chuyển giao công nghệ cao của Hàn Quốc. Nó gia công các sản phẩm OEM cho các tập đoàn lớn như Northrop Grumman như Pod quang điện tử Litening, Pod gây nhiễu và chế áp hàng không các loại… Đồng thời nó còn thiết kế, sản xuất các hệ thống thoả mãn nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hệ thống phòng không M-SAM nổi tiếng là của đơn vị này làm tổng thầu.

1667442733379.png

1667442847850.png

1667442874520.png

1667442932804.png


2. Công ty KAI

KAI (Korean Aerospace Industries) là một công ty công nghệ hàng không của Hàn Quốc, chuyên về sản xuất các loại phương tiện bay trên không từ cánh cứng như máy bay huấn luyện T-50 đến cánh xoay như trực thăng KUH “Surion” và các cấu kiện khung vỏ cho các loại máy bay Airbus, Boeing… KAI đang đấu thầu cung cấp phiên bản nâng cấp của máy bay huấn luyện siêu âm T-50 “Golden Eagle” cùng với đối tác Lockheed Martin. Hai hãng đã hình thành một liên doanh cung cấp T-50A. Gói thầu này là một trong những hợp đồng quốc phòng lớn nhất của KAI.

1667443037498.png

1667443063236.png

1667443138944.png

1667443085838.png

1667443025540.png


KAI còn dự thầu dự án T-X của không quân Mỹ trị giá tới 16 tỷ USD. Chương trình này nhằm thay thế đội 350 chiếc máy bay phản lực huấn luyện T-38. Nếu máy bay này trúng thầu thì điều này sẽ thúc đẩy mức độ tiếp cận của KAI đối với các thị trường máy bay quân sự, dù cho các máy bay được đặt hàng sẽ được chế tạo ở Mỹ. Nếu KAI giành được hợp đồng T-X, thì điều này sẽ là cột mốc trong CNQP Hàn Quốc và nâng hình ảnh toàn cầu của ngành. Sau dự án T-X, không quân Mỹ có thể xem xét mua thêm hàng trăm máy bay phản lực huấn luyện. Thái Lan vào đầu tháng 7 đã công bố sẽ mua thêm 8 chiếc T-50 với mức giá 257 triệu USD. KAI cũng đang tiếp thị phiên bản tiêm kích FA-50 nhẹ hơn.
Ngoài ra, KAI đang phấn đấu ký được hợp đồng xuất khẩu máy bay trực thăng đa nhiệm “Surion” cho Indonesia và Peru (những khách hàng tiềm năng). Theo quan chức của KAI, các nước Botswana và Argentina là các thị trường xuất khẩu tiềm năng cho Hàn Quốc.

.............
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top