[Funland] Sơ lược về lực lượng tên lửa thông thường của hàng xóm

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Quan hệ Trung Quốc-ASEAN: Tiến triển mới và những thách thức trong tương lai

Theo tạp chí “Nghiên cứu các vấn đề quốc tế”, Trung Quốc, số ra gần đây, kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã cùng nhau vượt qua khó khăn, chung tay chống lại dịch bệnh, thúc đẩy kinh tế phục hồi, đưa quan hệ hợp tác song phương lên tầm cao mới. Quan hệ Trung Quốc-ASEAN đã trở thành hình mẫu thành công nhất và năng động nhất trong các mối quan hệ hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và là một minh chứng sinh động của cộng đồng chung vận mệnh nhân loại. Thế giới hiện đang trải qua những thay đổi lớn chưa từng có trong 100 năm qua, cùng với dịch COVID-19 đang có những diễn biến hết sức phức tạp, tình hình phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia đều bị ảnh hưởng sâu sắc, xu thế “phương Đông mạnh lên, phương Tây suy yếu” trong cấu trúc sức mạnh quốc tế đang tiếp tục phát triển, trật tự toàn cầu và khu vực đang tăng tốc biến đổi. Những thay đổi trong thế kỷ qua đã mang lại những cơ hội và động lực mới cho Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác, đồng thời cũng mang đến những thách thức mới cho sự phát triển quan hệ song phương. Trong bối cảnh này, nhìn về thời kỳ hậu đại dịch, suy nghĩ về cách nắm bắt cơ hội phát triển, tiếp tục thúc đẩy quan hệ Trung Quốc-ASEAN nâng cấp về chất, xây dựng cộng đồng chung vận mệnh Trung Quốc-ASEAN tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc Trung Quốc quản lý ngoại giao láng giềng và hình thành môi trường xung quanh tốt đẹp, hữu nghị, ngăn ngừa và giải quyết có hiệu quả những nguy cơ, thách thức mới do những thay đổi của tình hình quốc tế mang lại.

1664020536430.png

1664020598784.png

1664020697932.png

1664020718926.png

Trung Quốc viện trợ vacxin cho các quốc gia Asean

I. Tiến triển mới trong hợp tác Trung Quốc-ASEAN

Sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, Trung Quốc và các nước ASEAN đã duy trì sự phối hợp chặt chẽ, đạt được nhiều sự nhất trí và cùng hành động về việc triển khai hợp tác toàn diện, đạt được những kết quả rõ rệt trong việc chung tay phòng chống dịch bệnh, phân phối và sử dụng vaccine, thúc đẩy kinh tế phục hồi. Sự đoàn kết và hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN đã giúp thúc đẩy việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện song phương, và nhận thức về cộng đồng chung vận mệnh Trung Quốc-ASEAN cũng được nâng cao đáng kể.

1. Việc trao đổi chính trị thường xuyên tạo sự bảo đảm chính trị cho Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác

Trong bối cảnh tình hình quốc tế phức tạp, biến động và nhiều bất ổn, lãnh đạo Trung Quốc và các nước ASEAN luôn duy trì sự trao đổi chặt chẽ, tăng cường phối hợp trong các vấn đề quan trọng của quốc tế và khu vực, đóng vai trò dẫn dắt quan trọng đối với sự phát triển liên tục của quan hệ hai bên. Sau khi dịch bệnh bùng phát, lãnh đạo Trung Quốc và các nước ASEAN đã tăng cường trao đổi ở cấp chiến lược thông qua nhiều kênh khác nhau. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có nhiều cuộc điện đàm với lãnh đạo các nước Việt Nam, Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia, Brunei, Campuchia, Lào và Thái Lan, trong đó thực hiện 3 cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Nguyễn ********* và Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát ở một mức độ nhất định, các quan chức cấp cao của Trung Quốc và ASEAN thường xuyên tiến hành các chuyến thăm lẫn nhau. Trong nửa cuối năm 2020, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng công tác đối ngoại trung ương ************* Trung Quốc Dương Khiết Trì đã liên tiếp đến thăm Singapore và Myanmar. Cùng năm, Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến thăm Campuchia, Malaysia, Lào, Thái Lan và Singapore, và các bộ trưởng ngoại giao Indonesia, Việt Nam và Philippines đã liên tiếp đến thăm Trung Quốc. Năm 2021, ông Vương Nghị đã đến thăm Đông Nam Á hai lần, bao gồm 7 trong số 10 quốc gia ASEAN. Năm 2021 kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ đối thoại Trung Quốc-ASEAN, hai bên đã tổ chức một loạt hoạt động kỷ niệm như Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao đặc biệt và Hội nghị cấp cao đặc biệt. Tại Hội nghị cấp cao đặc biệt được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào ngày 22/11/2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chính thức tuyên bố nâng cấp quan hệ Trung Quốc-ASEAN lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Đây được xem là một sự kiện mang dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ song phương.

1664020894970.png
1664020945298.png

1664020942709.png

1664020997453.png


Trung Quốc và ASEAN rất coi trọng lập trường và vai trò của nhau trong các vấn đề khu vực, cũng ngày càng nhận thức được rằng hợp tác sẽ có lợi cho việc giải quyết ổn thỏa các vấn đề điểm nóng và khó khăn trong khu vực. Sau khi tình hình chính trị ở Myanmar thay đổi đột ngột, các nước phương Tây đứng đầu là Mỹ đã ra sức chỉ trích quân đội Myanmar và đưa ra hàng loạt biện pháp trừng phạt. Trung Quốc và ASEAN có cùng quan điểm trong giải quyết cuộc khủng hoảng Myanmar, phản đối sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài vào công việc nội bộ của Myanmar, ủng hộ đối thoại và tham vấn, giải quyết các xung đột và bất đồng trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Ngay từ đầu, Trung Quốc đã ủng hộ kiên định vai trò trung tâm của ASEAN trong giải quyết cuộc khủng hoảng Myanmar, nhiều lần trao đổi với các nước ASEAN về vấn đề Myanmar, ủng hộ ASEAN thực hiện “Đồng thuận 5 điểm” để giải quyết vấn đề này. Sau khi Ngoại trưởng thứ hai của Brunei Erywan Yusof được bổ nhiệm làm đặc phái viên của ASEAN về vấn đề Myanmar, Ngoại trưởng Vương Nghị đã điện đàm với ông 3 lần, bày tỏ hoàn toàn ủng hộ đặc phái viên ASEAN thực hiện nhiệm vụ của mình và sẵn sàng đóng vai trò mang tính xây dựng trong việc thúc đẩy giải quyết vấn đề chính trị của Myanmar. Trung Quốc và ASEAN đã trao đổi về vấn đề Nam Hải (Biển Đông) tại nhiều diễn đàn, sẵn sàng xúc tiến các cuộc tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Năm 2021, hai bên đã tiếp tục xúc tiến việc đọc lần 2 văn bản COC theo hình thức trực tuyến và trực tiếp, đồng thời đạt được thỏa thuận sơ bộ về phần Lời nói đầu. Trung Quốc và ASEAN cũng đã tăng cường trao đổi thông tin về các vấn đề an ninh khu vực. Tháng 9/2021, Mỹ, Anh và Australia chính thức tuyên bố thành lập Thỏa thuận an ninh ba bên (AUKUS), Mỹ và Anh có kế hoạch giúp Australia đóng tàu ngầm hạt nhân, nhiều nước ASEAN lần lượt bày tỏ quan tâm vấn đề này, Trung Quốc và Malaysia, Indonesisa, Brunei đã trao đổi, tỏ rõ lập trường bằng nhiều phương thức khác nhau. Trung Quốc và ASEAN cũng đã tăng cường trao đổi và hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề quốc tế và khu vực, mức độ phối hợp chiến lược giữa hai bên ngày càng tăng lên.

.................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

2. Tích cực triển khai hợp tác phòng chống dịch bệnh và nâng cao năng lực y tế công cộng, tạo ra hình mẫu hợp tác chống dịch trong khu vực

Sau khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, các nước Đông Nam Á đã gửi lời thăm hỏi chính phủ và nhân dân Trung Quốc. Thủ tướng Campuchia Hun Sen là nhà lãnh đạo đầu tiên đến thăm Trung Quốc để bày tỏ sự ủng hộ, và đích thân Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã quay video “Trung Quốc và Thái Lan đoàn kết, cùng nhau cố gắng”. Nhiều chính phủ và tổ chức ở Đông Nam Á đã tài trợ tiền và vật chất cho Trung Quốc. ASEAN là tổ chức khu vực đầu tiên tham gia đối thoại với Trung Quốc về phòng chống dịch bệnh. Tháng 2/2020, vào thời điểm quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch của Trung Quốc, Trung Quốc và ASEAN đã tổ chức Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng ngoại giao về COVID-19 tại Vientian, đạt được nhận thức chung quan trọng về cách ứng phó với dịch bệnh, an ninh lương thực khu vực, thông suốt chuỗi cung ứng và phục hồi kinh tế sau đại dịch. Hội nghị lần này đã mở ra tiến trình để Trung Quốc-ASEAN cùng chống dịch bệnh, sau đó hai bên thành lập Mạng lưới hợp tác khẩn cấp y tế Trung Quốc-ASEAN nhằm tăng cường khả năng phòng và chống các dịch bệnh truyền nhiễm như COVID-19. Sau khi dịch bệnh lây lan ở Đông Nam Á, Trung Quốc đã nhanh chóng triển khai các hoạt động hỗ trợ như cử các đội y tế hoặc nhóm chuyên gia đến Campuchia, Philippines, Lào, cung cấp một lượng lớn vật tư y tế và hỗ trợ kỹ thuật cho Indonesia, Malaysia, Thái Lan, đồng thời giúp Philippines và Myanmar khẩn trương thành lập các phòng thí nghiệm xét nghiệm virus SARS-CoV-2, cùng chia sẻ với các nước Đông Nam Á phương pháp chẩn đoán và điều trị cũng như kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc.

1664102767002.png

1664102842865.png

Thủ tướng Campuchia Hun Sen thăm Trung Quốc tháng 2 năm 2020

Trung Quốc là một trong những nước đi đầu nghiên cứu phát triển các loại vaccine phòng COVID-19. Cả vaccine của Sinopharm và Sinovac đều được đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp của Tổ chức y tế thế giới (WHO). Trung Quốc dành ưu tiên cho nhu cầu vaccine của các nước ASEAN, thiết lập cơ chế trao đổi “Những người bạn vaccine Trung Quốc-ASEAN” và tăng cường hợp tác sản xuất, nghiên cứu phát triển và sử dụng vaccine phòng COVID-19. Hiện tại, hầu hết các quốc gia thành viên ASEAN đã phê chuẩn cho phép sử dụng khẩn cấp vaccine phòng COVID-19 của hãng Sinopharm và Sinovac. Tính đến cuối tháng 10/2021, Trung Quốc đã cung cấp khoảng 460 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho các nước ASEAN để giảm bớt tình trạng thiếu vaccine. Trung Quốc cũng cam kết viện trợ thêm 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho các nước ASEAN. Ngoài ra, Trung Quốc còn hỗ trợ Indonesia xây dựng trung tâm sản xuất vaccine thông qua chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cung cấp vaccine của Indonesia, Malaysia, đồng thời thảo luận với Singapore về hợp tác trong toàn bộ chuỗi sản xuất, bảo quản và vận chuyển để đảm bảo tốt hơn nguồn cung vaccine trong khu vực. Trung Quốc và ASEAN đã tận dụng cơ hội cùng chống dịch để nâng cao trình độ năng lực y tế công cộng trong khu vực. Hai bên đã hoàn tất các cuộc tham vấn về “Sáng kiến hợp tác y tế Trung Quốc-ASEAN”, Trung Quốc cũng đề xuất khởi động sáng kiến hợp tác “Lá chắn y tế Trung Quốc-ASEAN” nhằm giúp ASEAN tăng cường xây dựng hệ thống y tế công cộng cơ sở và đào tạo nhân tài, đặt nền móng cho việc cùng xây dựng “Con đường tơ lụa sức khỏe”.

1664102959711.png

1664102986001.png


Trước việc một số nước phương Tây chính trị hóa công tác phòng chống dịch, các nước ASEAN đã bày tỏ quan điểm phản đối. Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh cho rằng không nên thêm yếu tố chính trị vào việc truy xuất nguồn gốc của virus SARC-CoV-2; Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul đề xuất nên để các nhà khoa học đưa ra kết luận về nguồn gốc của virus. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng công khai kêu gọi tất cả các nước cùng nỗ lực, kiềm chế tâm lý chống Trung Quốc. Trong quá trình cùng nhau chống lại đại dịch, Trung Quốc và ASEAN càng nhận thức được sâu sắc hơn rằng với tư cách là những láng giềng gần gũi và đối tác quan trọng, hai bên có chung vận mệnh và sự hợp tác là rất quan trọng. Theo một cuộc khảo sát do Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Yusof Ishak-ISEAS) có trụ sở tại Singapore thực hiện, những người được hỏi ở Đông Nam Á đều cho rằng Trung Quốc là đối tác đối thoại đã hỗ trợ nhiều nhất cho khu vực này trong thời gian dịch bệnh bùng phát.

1664103080935.png

1664103181913.png

1664103207389.png

1664103272322.png

Vacxin Trung Quốc viện trợ cho Asean
................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

3. Hợp tác thương mại có xu thế tăng lên, quan hệ kinh tế thương mại ngày càng được thắt chặt

Dịch bệnh đã tác động nghiêm trọng đến ngành du lịch, dịch vụ sản xuất và cung cấp lao động. 10 quốc gia ASEAN đã trải qua thời kỳ kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Do bị hạn chế về dòng vận chuyển hàng hóa và nhân viên, nên trao đổi kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc, ASEAN với thị trường châu Âu và Mỹ đều giảm, từ đó khiến nhu cầu tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại trong khu vực tăng lên rõ rệt. Để cùng ứng phó với tác động kinh tế do dịch bệnh, hai bên đã cùng ra Tuyên bố chung của Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại Trung Quốc-ASEAN về tăng cường hợp tác thương mại tự do trong quá trình chống lại đại dịch vào tháng 6/2020. Kể từ đó, hai bên đã mở một số “làn nhanh” để trao đổi nhân viên và “làn xanh” để vận chuyển hàng hóa, đóng vai trò tích cực trong việc duy trì sự ổn định của chuỗi cung ứng, chuỗi ngành nghề trong khu vực và đảm bảo sự phát triển của thương mại song phương. Hợp tác kinh tế-thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN phát triển nhanh chóng, việc hai bên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nhau đã cho thấy khả năng hợp tác bền vững. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, tính đến cuối năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc-ASEAN đạt 4.740 tỷ nhân dân tệ (tương đương 684,6 tỷ USD), tăng 6,7%. Từ tháng 1-9/2021, kim ngạch thương mại hàng hóa Trung Quốc-ASEAN đạt 630,54 tỷ USD, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, kim ngạch thương mại Việt-Trung tăng nhanh nhất và Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ tư của Trung Quốc trong ASEAN. Đầu tư hai chiều Trung Quốc-ASEAN cũng đang tăng trưởng ổn định, với sự đầu tư tích cực vào đường sắt, đường cao tốc, cảng, sân bay, điện và nền kinh tế kỹ thuật số. Năm 2020, mức đầu tư của Trung Quốc vào toàn bộ các ngành nghề của ASEAN đạt 14,36 tỷ USD, tăng 52,1% so với cùng kỳ năm trước. ASEAN đã trở thành điểm đến đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của Trung Quốc trong hai năm liên tiếp. Khả năng kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc đã làm tăng đáng kể lòng tin và sự sẵn sàng đầu tư của các nước Đông Nam Á vào Trung Quốc. Từ tháng 1-5/2021, đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc tăng 56%. Tính đến cuối tháng 6, tổng vốn đầu tư lũy kế của Trung Quốc và các nước ASEAN đã vượt 310 tỷ USD. Lợi ích từ Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN và nghị định thư nâng cấp mang lại tiếp tục được công bố, xu thế hợp tác kinh tế-thương mại đang tốt lên.

4. Hợp tác “Vành đai và Con đường” (BRI) mở rộng từ cơ sở hạ tầng sang các lĩnh vực mới như kinh tế số

Trong những năm gần đây, sáng kiến BRI đã đẩy nhanh sự kết nối với Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN 2025, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Khi dịch bệnh COVID-19 bắt đầu bùng phát, do các nguyên nhân như phải kiểm soát nhân viên…, một số dự án xây dựng đã phải tạm dừng. Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh được kiểm soát ở một mức độ nhất định, hầu hết các dự án đã được tiếp tục thi công và đạt những tiến triển đáng kể. Tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào chính thức đi vào hoạt động đầu tháng 12/2021. Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam - tuyến số 2A cũng đi vào hoạt động cuối năm 2021. 96% quỹ đất cho dự án xây dựng đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung ở Indonesia đã được bàn giao, nền đường và 50% kỹ thuật đường hầm cùng 30% kỹ thuật cầu đều đã được thiết kế, 229 điểm của tuyến đường sắt cao tốc đã được khởi công. Đường cao tốc Phnom Penh-Sihanoukville (đường cao tốc Cảng Vàng) đã được đẩy nhanh tiến độ sau khi bắt đầu xây dựng vào tháng 3/2020, dự án đã hoàn thành được 51,35% vào tháng 6/2021 và dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2022. Các học giả Campuchia cho rằng các dự án BRI đã làm giảm tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế Campuchia và góp phần làm cho nền kinh tế nước này phát triển ổn định. Các dự án lớn như tuyến đường sắt Bờ Đông Malaysia và Công ty hóa dầu Hengyi của Brunei cũng đang được thúc đẩy ổn định. Năm 2020, giá trị hợp đồng mà các công ty Trung Quốc ký mới ở các nước Đông Nam Á là 61,1 tỷ USD và doanh thu là 34 tỷ USD, lần lượt chiếm 43,2% và 37,3% tổng giá trị của các nước dọc BRI. Tính đến cuối tháng 6/2021, doanh thu lũy kế của các doanh nghiệp Trung Quốc trong hợp tác ký kết dự án tại các nước ASEAN đạt gần 350 tỷ USD.

Dịch bệnh đã thúc đẩy nhu cầu phát triển của thương mại điện tử, công nghệ thông tin và y tế từ xa. Hợp tác Trung Quốc-ASEAN trong các ngành mới nổi như nền kinh tế số đang phát triển. 2020 là năm của hợp tác kinh tế số Trung Quốc-ASEAN, hai bên đã đạt được Sáng kiến về thiết lập quan hệ đối tác kinh tế số, cùng thúc đẩy việc xây dựng Con đường tơ lụa kỹ thuật số. Trung Quốc và ASEAN đã tổ chức Hội nghị Bộ trưởng số đầu tiên vào tháng 1/2021. Các công ty công nghệ cao và Internet của Trung Quốc đang tích cực mở rộng đầu tư vào các nước Đông Nam Á. Ví dụ, Huawei có các dự án liên quan đến điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu lớn ở ASEAN, còn Alibaba, Tencent và Baidu đã triển khai các dự án hợp tác về dịch vụ dữ liệu ở nhiều nước ASEAN. Các sản phẩm của Thái Lan, Malaysia, Campuchia… đang bán rất chạy trên các nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc. Kinh tế số đã trở thành động lực mới cho hợp tác kinh tế và thương mại Trung Quốc-ASEAN.

Quan hệ Trung Quốc-ASEAN nhìn chung vẫn duy trì được xu thế phát triển lành mạnh và ổn định, nhưng cũng đang phải đối mặt với tình hình phức tạp và thách thức mới. Trong số đó, các nước ngoài khu vực, đặc biệt là Mỹ, là nhân tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của quan hệ Trung Quốc - ASEAN. Làm thế nào để đối phó với ảnh hưởng tiêu cực của các nước ngoài khu vực đã trở thành vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển của quan hệ song phương.

1. Mỹ tăng cường lôi kéo Đông Nam Á và chia rẽ quan hệ Trung Quốc-ASEAN

Kể từ thời Chính quyền Trump, Mỹ đã xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược và định hình lại chiến lược đối ngoại trên cơ sở này, gây sức ép với Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu. Chính quyền Biden tiếp tục thực hiện chính sách cứng rắn của chính quyền tiền nhiệm đối với Trung Quốc, kế thừa và nỗ lực thúc đẩy Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với trụ cột là cơ chế đối thoại an nịnh bốn bên (Bộ tứ) gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia, huy động các đồng minh để tiến hành bao vây chiến lược đối với Trung Quốc. Cùng với việc đẩy mạnh Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Mỹ ngày càng coi trọng địa vị chiến lược của ASEAN, cố gắng hết sức để lôi kéo các nước Đông Nam Á, đồng thời nỗ lực khôi phục, củng cố mạng lưới đồng minh và đối tác với hy vọng rằng Đông Nam Á sẽ trở thành một pháo đài của hệ tư tưởng và quan niệm giá trị của phương Tây, hợp tác với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc.

1664192179137.png

1664192213094.png

Tổng thống Trump ký luật áp thuế các mặt hàng của Trung Quốc

Sau khi lên cầm quyền, Tổng thống Biden đã tăng cường đầu tư ngoại giao vào Đông Nam Á, cử Phó Tổng thống Kamala Harris và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin liên tiếp đến thăm Singapore, Philippines và Việt Nam. Tháng 10/2021, Biden tham dự Hội nghị cấp cao Mỹ-ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á theo hình thức trực tuyến, đồng thời công bố kế hoạch chi tiêu lên đến 102 triệu USD để mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN. Chính quyền Biden tích cực đáp ứng yêu cầu của các nước Đông Nam Á trong các phương diện như công tác phòng chống dịch. Tính đến tháng 8/2021, Mỹ đã tài trợ hơn 23 triệu liều vaccine phòng COVID-19 và 160 triệu USD hỗ trợ các nước ASEAN phòng chống dịch bệnh. Mỹ kêu gọi kết hợp Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, định hướng ASEAN tiến gần hơn đến Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của nước này. Tại Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến nhóm Bộ tứ đầu tiên vào tháng 3/2021, 4 nước đã cùng ủng hộ sự thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN cũng như Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ngày 4/8, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố danh sách các sự kiện hỗ trợ cho Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cho biết nước này sẽ tăng cường hợp tác trên biển với ASEAN và kết nối với nhau về cơ sở hạ tầng, năng lượng, kỹ thuật số và giao lưu nhân dân để xây dựng một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thịnh vượng, dân chủ, tôn trọng nhân quyền và hòa bình hơn. Mỹ cũng từng bước đưa Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào khu vực Mekong, ủng hộ cái gọi là “Mekong tự do và cởi mở”, và có ý định sử dụng khu vực Mekong như một điểm đột phá mới cho Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

1664192326132.png

Tổng thống Biden tham dự Hội nghị cấp cao Mỹ-ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á theo hình thức trực tuyến

1664192528006.png

Tổng thống Biden và các nhà lãnh đạo Asean tại Nhà Trắng

1664192589951.png

1664192623737.png

1664192645807.png

1664192668695.png

Mỹ viện trợ vacxin cho các quốc gia Asean

Mỹ lấy nhóm Bộ tứ làm nền tảng chính và “quan niệm giá trị chung” làm sợi dây liên kết để mở rộng hợp tác với các nước Đông Nam Á từ quốc phòng, an ninh đến cơ sở hạ tầng, công nghệ cao, quản trị dân chủ, tìm cách chia rẽ quan hệ Trung Quốc-ASEAN. Mỹ lôi kéo các đồng minh ở trong và ngoài khu vực để liên tiếp đưa ra kế hoạch Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn và Quan hệ đối tác cơ sở hạ tầng bốn bên, đưa ra giải pháp đối trọng với BRI, đồng thời tuyên truyền về “thuyết bẫy nợ”, “thuyết chuyển giao ngành nghề” và “thuyết ô nhiễm môi trường” nhằm làm giảm động lực tham gia BRI của các nước ASEAN. Chính quyền Biden tìm cách thành lập “liên minh khoa học và công nghệ dân chủ” để kêu gọi các nước Đông Nam Á bắt đầu cạnh tranh địa kỹ thuật số với Trung Quốc. Mỹ, Nhật Bản, Australia và các đồng minh châu Âu tìm cách đối trọng với Trung Quốc bằng cách đưa ra các quy tắc tiêu chuẩn về xây dựng cơ sở hạ tầng, chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng và nền kinh tế số ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, qua đó khiến các nước ASEAN thận trọng hơn khi hợp tác với Trung Quốc. Mỹ cũng đang lôi kéo các nước ASEAN đứng về phía mình trong các vấn đề liên quan đến Hong Kong và Tân Cương, tuyên truyền sự khác biệt giữa Trung Quốc và các nước ASEAN và phá vỡ lòng tin lẫn nhau giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Không gian chiến lược cho “chính sách thực dụng” của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đang bị thu hẹp và áp lực “chọn bên” ngày càng tăng. Một số quốc gia có thể nhân cơ hội dựa vào Mỹ để kiềm chế Trung Quốc, dao động trong các vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Một số hợp tác giữa Trung Quốc với khu vực này có thể xuất hiện biến số do sự can thiệp và cản trở của Mỹ. Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết không có nhiều quốc gia sẵn sàng tham gia một liên minh loại trừ các quốc gia khác, đặc biệt là một liên minh không có Trung Quốc.

......................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

2. Tình hình Biển Đông ngày càng nóng lên, cản trở Trung Quốc và ASEAN tăng cường lòng tin lẫn nhau

Trước thái độ và can thiệp liên tục của các lực lượng ngoài khu vực như Mỹ, tình hình ở Nam Hải (Biển Đông) liên tục nóng lên. Mỹ từ bỏ lập trường trung lập ban đầu và phủ nhận hoàn toàn các quyền và yêu sách của Trung Quốc ở Nam Hải. Năm 2021 là kỷ niệm 5 năm phán quyết của Tòa trọng tài về Nam Hải, Mỹ đã bắt tay với nhiều nước phương Tây một lần nữa làm nóng vấn đề “phân xử trọng tài” tại nhiều diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc. Đồng thời, tần suất và cường độ của các hoạt động “tự do hàng hải và hàng không” của quân đội Mỹ ở Nam Hải tiếp tục gia tăng, tìm mọi cách để lôi kéo các đồng minh ở trong và ngoài khu vực nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự ở vùng biển này.
1664208437557.png

1664208465702.png

1664208365729.png

Hải quân Mỹ tuần tra Biển Đông gồm USS Barry và USS Bunker Hill

Mỹ cũng tăng cường hợp tác quốc phòng với các đồng minh và đối tác ở Đông Nam Á nhằm nâng cao sức mạnh quân sự của các nước liên quan để chống lại sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở Nam Hải. Hành động của một số quốc gia ven Nam Hải tại các khu vực tranh chấp ngày càng táo bạo, thể hiện qua thái độ cứng rắn của họ trong các xung đột nghề cá với Trung Quốc hoặc đẩy nhanh các hoạt động khai thác dầu khí ở các khu vực tranh chấp. Năm 2020, Việt Nam, Indonesia và Malaysia đã đệ trình các công hàm lên Liên hợp quốc, phản đối các quyền lịch sử của Trung Quốc ở Nam Hải và yêu sách các quyền trên biển, đồng thời yêu cầu Trung Quốc thực hiện phán quyết của Tòa trọng tài. Kể từ tháng 3/2021, do khoảng 200 tàu đánh cá của Trung Quốc neo đậu gần Ngưu Ách Tiêu (đá Ba Đầu) trong vùng đặc quyền kinh tế mà Philippines tuyên bố chủ quyền, Philippines đã cho rằng những ngư dân này là dân quân biển của Trung Quốc và nhiều lần phản đối Trung Quốc. Cùng với cuộc bầu cử tổng thống Philippines vào năm 2022 sắp diễn ra và những biến động trong cục diện chính trị có thể xảy ra, cái gọi là “phán quyết” có thể sẽ được khơi lại.

1664208570057.png

1664208599436.png

1664208635713.png

1664208728228.png

Tàu cá Trung Quốc (giả dạng) tại đá Ba Đầu

Trước sự can dự ngày càng tăng của Mỹ, Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ gặp nhiều trở ngại hơn trong việc hoàn tất đàm phán COC. Hiện tại, các cuộc đàm phán COC đã tiến hành vòng rà soát thứ hai và bước vào giai đoạn thương lượng mang tính thực chất. Do thời kỳ cơ hội để tham vấn COC bị rút ngắn, một số quốc gia có tranh chấp ở Nam Hải cố gắng củng cố và mở rộng các lợi ích đã có thông qua các hành động đơn phương, mong muốn cùng tiến hành tham vấn có phần giảm xuống. Một số quốc gia cũng lo ngại rằng Trung Quốc sẽ kiểm soát các quy tắc và luật lệ khu vực thông qua COC. Cuộc đọ sức giữa Trung Quốc và các bên tranh chấp khác ở Nam Hải về COC vẫn sẽ tiếp diễn. Mâu thuẫn và bất đồng giữa các bên về vấn đề Nam Hải có thể vẫn gia tăng, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc thiết lập lòng tin chính trị và an ninh giữa Trung Quốc với ASEAN.

1664208838146.png

1664208883943.png

1664208916482.png

Tàu chiến Indonesia và tàu hải cảnh Trung Quốc trên biển Đông

3. Nhận thức của người dân Đông Nam Á về Trung Quốc bị chia rẽ

Nhiều nước Đông Nam Á và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng và điểm chung về truyền thống văn hóa. Tuy nhiên, do các vấn đề lịch sử, tranh chấp lãnh thổ, tâm lý dân tộc chủ nghĩa…, tâm lý của người dân Đông Nam Á với Trung Quốc cũng phức tạp hơn. Sau khi dịch bệnh bùng phát, sự khác biệt nhận thức về Trung Quốc của người dân Đông Nam Á tăng lên, nhận thức về Trung Quốc giữa các quốc gia và các nhóm xã hội trong ASEAN cũng tương đối khác biệt. Mặt khác, nhiều quốc gia Đông Nam Á đã đánh giá tích cực công tác phòng chống dịch của Trung Quốc. Theo Báo cáo thăm dò quan hệ Trung Quốc-ASEAN năm 2021 do Cộng đồng chính sách đối ngoại của Indonesia công bố, trong hơn 1.000 người đến từ 10 quốc gia ASEAN được phỏng vấn, có 67,12% thừa nhận sự hợp tác chặt chẽ giữa Trung Quốc và ASEAN có thể giúp giảm bớt tác động của dịch bệnh. Mặt khác, nhận thức tiêu cực và sự hoài nghi của người dân ở một số nước Đông Nam Á đối với Trung Quốc đang tăng lên. Người dân một số nước lo ngại việc sử dụng vaccine của Trung Quốc sẽ gây ra sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc, tỏ rõ do dự và đặt câu hỏi về việc cung cấp vaccine của Trung Quốc. Người dân một số nước tỏ ra nghi ngờ về sự chân thành của Trung Quốc trong việc tăng cường hợp tác với Đông Nam Á. Chẳng hạn, sau khi Trung Quốc tặng 500.000 liều vaccine Vero cell của Sinopharm cho Việt Nam vào tháng 6/2021, nhiều người dân Việt Nam đã phản ứng tiêu cực, thậm chí từ chối tiêm.

1664209052780.png

1664209107830.png

1664209154663.png

Biểu tình phản đối Trung Quốc tại Myanmar

Những nguyên nhân khiến nhận thức về Trung Quốc của người dân ở các nước ASEAN bị phân hóa bao gồm: Dịch bệnh đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự kinh tế và xã hội của các nước ASEAN, tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều nước tăng cao, sinh kế của người dân gặp nhiều khó khăn, điều này đã thúc đẩy chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc địa phương. “Thuyết về mối đe dọa đến từ Trung Quốc” có một tác động nhất định ở các nước ASEAN; các chính phủ và phương tiện truyền thông phương Tây đã ra sức bôi nhọ Trung Quốc, cường điệu vấn đề truy xuất nguồn gốc virus và chính trị hóa hợp tác vaccine quốc tế. Sự công kích của dư luận phương Tây đối với Trung Quốc đã có tác động tiêu cực nhất định đến nhận thức của người dân Đông Nam Á về Trung Quốc; trao đổi nhân viên giữa Trung Quốc và ASEAN gặp trở ngại, lượng khách du lịch giảm mạnh, sinh viên nước ngoài không thể sang nước khác học tập, hầu hết các cuộc đối thoại và trao đổi chỉ có thể được thực hiện theo hình thức trực tuyến. Điều này ảnh hưởng đến việc tiếp xúc trực tiếp và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên. Những bất ổn chính trị gần đây ở một số nước Đông Nam Á như Myanmar và Thái Lan cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của xã hội sở tại về Trung Quốc. Sau khi tình hình chính trị ở Myanmar thay đổi, tâm lý chống Trung Quốc của người dân Myanmar tiếp tục tăng lên, dẫn đến sự cố nguy hiểm là 32 doanh nghiệp của Trung Quốc và liên doanh Trung Quốc-Myanmar bị đập phá, cướp bóc và đốt cháy. Một số nước như Philippines, Campuchia sẽ lần lượt tổ chức bầu cử, không loại trừ dư luận chống Trung Quốc, xúi giục người dân phản đối chính sách của chính phủ đối với Trung Quốc. Hợp tác vaccine giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á cũng như các vấn đề như bảo vệ môi trường, nợ chính phủ, tranh chấp lao động… phát sinh từ các dự án đầu tư có thể trở thành mục tiêu công kích của các lực lượng chống Trung Quốc ở một số nước Đông Nam Á, gây ra tác động tiêu cực đến quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN.

1664209265691.png

1664209319928.png

1664209349853.png

1664209405562.png

Biểu tình phản đối Trung Quốc tại Philipines
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cách thức Trung Quốc bình thường hóa việc tuyên bố chủ quyền

Theo báo “Liên hợp buổi sáng” số ra gần đây, Trung Quốc sẽ thông qua việc nâng cao tần suất sử dụng biện pháp quân sự và tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan để nắm chắc hơn quyền chủ động trong vấn đề Đài Loan, cụ thể trong việc áp dụng các hành động quân sự. Trung Quốc đã thể hiện rõ sự nhẫn nại chiến lược trong vấn đề quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), và sẽ hành xử như vậy trong vấn đề Đài Loan.

1664275871735.png

1664275901798.png

1664276017009.png

Tàu hải cảnh Trung Quốc tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku

Có thể nói chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi là kết quả tất yếu của cuộc đối đầu chiến lược ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này cũng có nghĩa là cho dù Pelosi không đến thăm Đài Loan, thì sự đối đầu chiến lược ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc cũng sẽ gây ra những sự kiện tương tự liên quan đến vấn đề Đài Loan. Xét tới loạt biện pháp đáp trả của Trung Quốc hiện nay và ảnh hưởng của chúng, có thể nói Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan đã thận trọng và kiềm chế trong cách xử lý tình hình sau chuyến thăm của Pelosi. Đồng thời, ba bên vẫn ngầm thỏa thuận không để cho vấn đề trở nên tiêu cực đến mức không thể xoay chuyển. Nhiều khả năng điều này có liên quan đến nội dung cuộc điện đàm giữa nguyên thủ hai nước Mỹ và Trung Quốc trước chuyến thăm Đài Loan của Pelosi.

Trên quan điểm có thể kiểm soát tình hình, có thể nói không có bên thắng hay thua – ba bên đều có cái được và mất. Việc Pelosi tới thăm Đài Loan được cho là đã đưa cuộc đối đầu Mỹ-Trung xung quanh vấn đề Đài Loan lên một nấc thang mới; cường độ đối đầu giữa hai bên hẳn sẽ tăng lên nhưng vẫn ở trong tình trạng có thể kiểm soát được. Trong thời gian tới, Đài Loan sẽ phải đối diện với thách thức lớn nhất, bởi trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đối đầu gay gắt hơn, liệu những lợi ích và sự hỗ trợ mà Đài Loan nhận được từ Mỹ có thể làm giảm sức ép không ngừng gia tăng từ phía Trung Quốc hay không sẽ là một câu hỏi lớn.

Trong khi đó, Đài Loan lại tỏ ra hết sức bình tĩnh khi trực tiếp đối mặt với các hoạt động quân sự và biện pháp đáp trả khác của Trung Quốc. Chính quyền của bà Thái Anh Văn vẫn duy trì phong cách đối đầu thận trọng, nhất quán, và xã hội Đài Loan vẫn bình tĩnh đón nhận sức ép quân sự mạnh mẽ từ Trung Quốc. Các biện pháp đáp trả kinh tế và thương mại mà Trung Quốc đưa ra tác động không đáng kể đến kinh tế Đài Loan bởi mục tiêu đáp trả là các ngành truyền thống như nông nghiệp, thủy sản và thực phẩm, và số doanh nghiệp chịu ảnh hưởng không nhiều. Việc tạm ngừng xuất khẩu cát tự nhiên sang Đài Loan sẽ ảnh hưởng đến ngành xây dựng của hòn đảo này, nhưng không ảnh hưởng đến ngành công nghiệp sản xuất chip, bởi ngành công nghiệp sản xuất chip của Đài Loan không cần đến nguyên liệu này. Tuy nhiên, ngay cả ngành xây dựng Đài Loan cũng chịu tác động không đáng kể do ít phụ thuộc vào cát tự nhiên của Đại lục. Theo kết quả của một báo cáo nghiên cứu, sau khi Trung Quốc ra quyết định hạn chế quyền tự do đi lại đối với du khách Đại lục, lý do khiến mức độ ủng hộ của các ngành bị ảnh hưởng như du lịch, dịch vụ ăn uống và giao thông đối với đảng Dân tiến tăng lên đáng kể. Điều này một mặt do chính quyền đảng Dân tiến trợ cấp cho các ngành bị ảnh hưởng, mặt khác do đảng này đã thành công trong việc sử dụng công cụ tuyên truyền để chuyển sự phẫn nộ của các ngành bị ảnh hưởng sang Đại lục. Những ngành truyền thống này phần lớn thuộc phe Xanh lục (ủng hộ Đài Loan độc lập và quốc gia bình thường - ND) nên có ý thức mạnh mẽ về bản sắc Đài Loan. Do đó, họ dễ dàng chấp nhận những lời lẽ tuyên truyền chống Trung Quốc của chính quyền đảng Dân tiến, đặc biệt là trong bối cảnh chính quyền này hỗ trợ đáng kể cho họ. Việc xã hội Đài Loan giữ vững tâm thế khi đối mặt với các biện pháp đáp trả của Trung Quốc không phải là điều Trung Quốc muốn thấy, bởi nó khiến họ khó có thể kích động sự phẫn nộ trong xã hội Đài Loan, từ đó giúp đảng Dân tiến một lần nữa giành được lợi thế trong cuộc bầu cử địa phương vào tháng 11 tới.

1664276139400.png

1664276162921.png

Bà Thái Anh Văn

Mặc dù Đài Loan – từ chính quyền cho đến xã hội – đều thận trọng trong việc đối phó với các biện pháp đáp trả của Trung Quốc, nhưng hoạt động tập trận, bao vây ở cự ly gần và việc bắn tên lửa qua đảo Đài Loan là điều chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc, khiến người dân Đài Loan cảm nhận sâu sắc được tầm quan trọng của việc tăng cường chuẩn bị quân sự. Vì vậy, chính quyền Đài Loan càng có lý do để tăng cường mua sắm vũ khí hiện đại của Mỹ, tích cực kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, gia tăng ngân sách quốc phòng, đẩy mạnh cải cách quân đội và kêu gọi sự ủng hộ của các giới. Bên cạnh đó, việc các tổ chức phi chính phủ Đài Loan thúc đẩy quốc phòng toàn dân cũng sẽ nhận được sự quan tâm và ủng hộ nhiều hơn. Tuy nhiên, bầu không khí khẩn trương, tích cực chuẩn bị cho chiến tranh như vậy rất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền tự do dân chủ của Đài Loan bởi nó nhấn mạnh hơn đến sự đối đầu giữa địch và ta, sự thống nhất nội bộ, việc loại bỏ bất đồng chính kiến và việc đơn giản hóa tư duy.

Mặc dù Trung Quốc đã có những cảnh báo gay gắt trước khi Pelosi đến thăm Đài Loan, nhưng những động thái sau chuyến thăm lại khiến người dân nước này vô cùng thất vọng. Theo kết quả một cuộc khảo sát bằng điện thoại di động ở 9 thành phố của Trung Quốc vào năm 2019, đa phần những người được hỏi đều có tâm lý dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ; những người ủng hộ thống nhất bằng vũ lực càng dễ bất mãn với chính sách của Chính phủ Trung Quốc đối với Đài Loan. Do đó, liên quan đến sự kiện Pelosi đến thăm Đài Loan, hiệu ứng con dao hai lưỡi của chủ nghĩa dân tộc được thể hiện rõ ràng ở Trung Quốc. Cùng với việc tâm lý chống Trung Quốc trong xã hội Đài Loan và tâm lý chống Đài Loan trong xã hội Trung Quốc đang tăng lên, Chính phủ Trung Quốc còn phải đối diện với một thách thức mới: Nếu cứng rắn hơn với Đài Loan thì người dân Trung Quốc sẽ hài lòng, nhưng cử tri Đài Loan có thể phản kháng, giúp đảng Dân tiến hưởng lợi. Nếu quá mềm mỏng với Đài Loan thì xã hội Đài Loan sẽ có ấn tượng tốt về Chính phủ Trung Quốc, nhưng điều này có thể khiến người dân Trung Quốc bất mãn với chính phủ.

1664276251617.png

1664276273869.png

Bà Pelosi thăm Đài Loan

Tương tự như việc Chính phủ Trung Quốc xử lý vấn đề quần đảo Điếu Ngư và các đảo ở biển Nam Trung Hoa, việc Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan đã tạo cho Trung Quốc cơ hội sử dụng biện pháp quân sự để bình thường hóa tuyên bố chủ quyền. Việc Trung Quốc sử dụng biện pháp quân sự để bình thường hóa tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Điếu Ngư và biển Nam Trung Hoa – cho dù vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Nhật Bản, Mỹ và một số nước có yêu sách ở biển Nam Trung Hoa – đang dần phát triển theo hướng kiểm soát có hiệu quả, đồng thời cũng là nguyên nhân chính khiến các nước như Mỹ và Nhật Bản cảm nhận được mối đe dọa thực sự từ Trung Quốc nhưng lại không có cách nào để ứng phó. Xem ra, tình huống này đang tái diễn trong vấn đề Đài Loan. Nói cách khác, Trung Quốc sẽ sử dụng biện pháp quân sự để bình thường hóa tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan nhằm nắm chắc hơn quyền chủ động đối với vấn đề Đài Loan, cụ thể trong việc phá vỡ những nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy quốc tế hóa vấn đề Đài Loan, cũng như trong việc tiến hành các hành động quân sự trong tương lai.

Ngoài ra, Trung Quốc vừa thể hiện rõ quyết tâm chiến lược, vừa duy trì trọng tâm chiến lược và sự kiên trì đối với vấn đề quần đảo Điếu Ngư và biển Nam Trung Hoa, và sẽ hành xử như vậy đối với vấn đề Đài Loan. Do đó, mặc dù quyết tâm chiến lược của Trung Quốc sẽ thúc đẩy Đại lục sử dụng ngày càng nhiều biện pháp quân sự để bình thường hóa tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan, nhưng Trung Quốc sẽ không tấn công Đài Loan. Ngay cả khi xảy ra xung đột, thì ba bên Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan vẫn sẽ nỗ lực hết sức để tình hình căng thẳng không leo thang thành chiến tranh.

1664276527897.png

1664276388195.png

1664276471104.png

1664276428366.png

Trung Quốc bắn tên lửa về phía Đài Loan ngày 04/8/2022

Mặc dù lần này dường như Mỹ đã kiếm được lợi nhuận, nhưng việc kích động Trung Quốc một cách thái quá đã khiến họ mất đi nhiều kênh hợp tác quan trọng, buộc họ phải từ bỏ ý định ban đầu là thực hiện chiến lược cân bằng thế chân vạc hợp tác-cạnh tranh-đối đầu với Trung Quốc để chuyển sang thúc đẩy chiến lược cực đoan cạnh tranh và đối đầu. Việc Pelosi đến thăm Đài Loan đã đổ thêm dầu vào lửa, làm gia tăng tâm lý chống Mỹ vốn đang mạnh mẽ ở Trung Quốc. Điều này giúp Chính phủ Trung Quốc củng cố sự đoàn kết toàn dân và tăng tính hợp pháp của mình. Trước đây, Trung Quốc luôn tìm cách ngăn chặn xung đột xung quanh vấn đề Đài Loan lan sang các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, hiện tại, nước này đã quyết định phá vỡ sự kiềm chế này và ngừng hợp tác trong vấn đề chống biến đổi khí hậu, vốn luôn được Chính quyền Biden coi trọng. Trong tương lai, nếu Mỹ muốn hợp tác với Trung Quốc, thì họ sẽ cần phải thông qua các hành động thực tế để thể hiện thiện chí. Đây là điều hết sức khó khăn đối với Mỹ. Đặc biệt, Mỹ không những không thể ngừng hỗ trợ Đài Loan, mà họ còn phải lôi kéo thêm nhiều nước tham gia phe ủng hộ Đài Loan. Trong bối cảnh như vậy, ngay cả khi Mỹ thể hiện thiện chí trên các lĩnh vực khác với Trung Quốc, thì Trung Quốc cũng có thể trì hoãn hợp tác với Mỹ vì vấn đề Đài Loan.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Trung Quốc nghiên cứu ứng dụng AI vào công nghiệp quốc phòng

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư với sự xuất hiện nhanh chóng của một loạt công nghệ mới, như: Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), dữ liệu lớn (Big Data)… đã nâng cao tính tương tác và tích hợp hệ thống. Trong đó, sự tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực AI đã làm xuất hiện một chiều hướng mới trong cạnh tranh chiến lược và công nghệ giữa các cường quốc trên thế giới. Với tham vọng trở thành “Trung tâm AI hàng đầu thế giới” vào năm 2030, ngày 8.7.2017, Trung Quốc đã công bố “Kế hoạch phát triển AI thế hệ mới”, trong đó đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các thành tựu của ngành công nghiệp AI đối với an ninh - quốc phòng.

1664442701602.png


I. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO THẾ HỆ MỚI CỦA TRUNG QUỐC

1. Mục tiêu


Mục tiêu chiến lược của “Kế hoạch phát triển AI thế hệ mới” được chia làm 03 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1

Đến năm 2020, công nghệ và ứng dụng AI của Trung Quốc phải đạt trình độ tương đương với thế giới. Ngành công nghiệp AI trở thành trọng điểm tăng trưởng kinh tế của quốc gia, các ứng dụng công nghệ AI trở thành công cụ mới để nâng cao đời sống nhân dân; đồng thời, là cơ sở để Trung Quốc nằm trong nhóm các quốc gia sẵn sàng cho Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư và hoàn thành mục tiêu trở thành xã hội khá giả toàn diện.

Cụ thể:
(1) Đạt được những tiến bộ trong lý thuyết và công nghệ AI thế hệ mới. Sở hữu những tiến bộ AI và Big Data, trí tuệ đa lĩnh vực, trí tuệ bầy đàn, trí tuệ lai ghép tiên tiến, các hệ thống trí tuệ tự hoạt và những nghiên cứu lý thuyết cơ bản về các công nghệ lõi khác;
(2) Ngành công nghiệp AI sẽ bước vào giai đoạn cạnh tranh đầu tiên mang tầm quốc tế. Xây dựng xong các tiêu chuẩn về công nghệ AI, các hệ thống dịch vụ và các chuỗi hệ thống sinh thái công nghiệp. Tập trung phát triển một số doanh nghiệp trụ cột ứng dụng AI với quy mô hàng đầu thế giới, vượt 150 tỷ Nhân dân tệ (22 tỷ USD), đồng thời thúc đẩy các ngành công nghiệp liên quan khác phát triển với quy mô 1.000 tỷ Nhân dân tệ (147 tỷ USD);
(3) Tiếp tục tối ưu hóa môi trường phát triển AI. Tập trung vào ứng dụng và đổi mới, thu hút nhân tài và đội ngũ kỹ sư chất lượng cao; bước đầu xây dựng các chính sách, các quy chuẩn và các quy định về đạo đức có liên quan đến AI trong một số lĩnh vực.

Giai đoạn 2

Đến năm 2025, phải đạt được những đột phá quan trọng trong nghiên cứu lý thuyết cơ bản về AI. Một số công nghệ và ứng dụng phải đạt trình độ dẫn đầu thế giới, AI trở thành động lực chính để Trung Quốc phát triển công nghiệp và chuyển đổi nền kinh tế.

Cụ thể:
(1) Hệ thống công nghệ và lý thuyết AI thế hệ mới phải đạt được những đột phá trong nhiều lĩnh vực và thu được các kết quả nghiên cứu hàng đầu;
(2) Ngành công nghiệp AI phải tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Các sản phẩm AI thế hệ mới được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, như: sản xuất thông minh, y học thông minh, thành phố thông minh, nông nghiệp thông minh, quốc phòng và các lĩnh vực khác; quy mô ngành công nghiệp cốt lõi của AI vượt 400 tỷ Nhân dân tệ (58,5 tỷ USD), đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác liên quan sẽ vượt 5.000 tỷ Nhân dân tệ (730 tỷ USD);
(3) Bước đầu xây dựng các hệ thống luật, quy định, quy chuẩn đạo đức và chính sách liên quan đến AI; hình thành các năng lực quản lý và đánh giá mức độ an toàn đối với AI.

Giai đoạn 3

Đến năm 2030, trình độ tổng thể về lý thuyết, công nghệ và ứng dụng AI đứng đầu thế giới; trở thành trung tâm lớn của thế giới trong nghiên cứu, phát triển AI; nền kinh tế thông minh, xã hội thông minh đạt được những thành tựu nổi bật; trở thành quốc gia nằm trong nhóm các nước dẫn đầu trong đổi mới và trở thành cường quốc kinh tế.

Cụ thể:
(1) Hình thành hệ thống công nghệ và lý thuyết AI thế hệ mới hoàn thiện. Đạt được nhiều đột phá quan trọng trong trí tuệ giống não người, trí tuệ tự hoạt, trí tuệ lai ghép, trí tuệ bầy đàn và các lĩnh vực khác. Qua đó, có tầm ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu AI thế giới, chiếm lĩnh đỉnh cao chỉ đạo về công nghệ AI;
(2) Năng lực cạnh tranh trong ngành công nghiệp AI phải đạt trình độ hàng đầu thế giới. Trung Quốc sẽ mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu các ứng dụng của AI trong sản xuất, quản lý xã hội, xây dựng quốc phòng và trong tất cả các lĩnh vực; hình thành chuỗi sản xuất công nghiệp hoàn chỉnh và cụm công nghệ lõi của ngành công nghiệp tiên tiến, các hệ thống chủ yếu; hỗ trợ nền tảng và ứng dụng thông minh, đưa quy mô ngành công nghiệp lõi của AI vượt 1.000 tỷ Nhân dân tệ (146 tỷ USD), đồng thời thúc đẩy quy mô phát triển của các ngành khác có liên quan vượt 10.000 tỷ Nhân dân tệ (1.460 tỷ USD);
(3) Thành lập nhiều trung tâm đào tạo nhân lực AI đứng đầu thế giới, xây dựng hoàn chỉnh hơn hệ thống pháp luật, các quy định, các quy chuẩn đạo đức và hệ thống chính sách liên quan đến AI.

1664442800378.png

Quân đội Trung Quốc thử nghiệm xe tăng tự hành

1664442884382.png

Tàu ngầm không người lái của Trung Quốc

.................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Các lực lượng tác chiến đặc biệt của Malaixia

Giới lãnh đạo chính trị quân sự Malaixia quan tâm đặc biệt nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và quyền kiểm soát các lĩnh vực kinh tế quan trọng. Theo quan điểm của chính phủ Malaixia có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khu vực như sự tồn tại các tổ chức cực đoan với xu hướng khác nhau, nạn cướp biển, mâu thuẫn tranh chấp lãnh thổ giữa các nước trong đó có khu vực Biển Đông.

Để phản ứng kịp thời với các mối nguy cơ đe dọa an ninh trong nước hiện có và tiềm tàng Malaixia đã rất quan tâm xây dựng lực lượng đặc nhiệm, đủ sức hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong quốc nội cũng như các nhiệm vụ quốc tế trong vai trò độc lập tác chiến hoặc phối hợp trong liên minh quân sự.

Nhằm tăng cao khả năng chỉ huy tập trung và sức mạnh tác chiến của các đơn vị đặc nhiệm vào tháng 10/2016 Malaixia đã thành lập Các lực lượng tác chiến đặc biệt (LLTCĐB). Lực lượng này có nhiệm vụ: phát hiện các thách thức cũng như các mối nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia; đề xuất các giải pháp giải quyết các mối nguy hiểm này cho lãnh đạo đất nước; duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu cao của các đơn vị trong lực lượng; lên kế hoạch và tổ chức thực hiện các chiến dịch tác chiến đặc biệt.

1664587504406.png

1664587523466.png


Trong thành phần cơ cấu của LLTCĐB bao gồm các đơn vị đặc nhiệm từ quân đội, cảnh sát, cục cảnh biển (bảo vệ bờ biển) và các bộ nghành khác. Tổ chức này có nhiệm vụ: tổ chức các hoạt động trinh sát – phá hoại; tiến hành các chiến dịch đặc biệt; trong đó có nhiệm vụ tiêu diệt các nhóm khủng bố, bảo đảm an ninh xã hội; bảo vệ các cơ sở trọng yếu và các yếu nhân quan trọng; tiến hành các hoạt động phản trinh sát và chống phá hoại.

Trong thành phần LLTCĐB có lữ đoàn đặc nhiệm số 21 và lữ đoàn dù số 10 của quân đội, biên đội tìm kiếm và cứu trợ PASKAL của lực lượng không quân, đội trinh sát và phá hoại PASKAL của lực lượng hải quân và đơn vị phản ứng nhanh “KOBRA” (trực tiếp chịu sự chỉ huy của Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang).

1664587600665.png

1664587624356.png

Lực lượng PASKAL

Các phân đội PASKAL có nhiệm vụ chính bảo vệ các cơ sở sân bay và các mục tiêu hàng không dân dụng, giải quyết các vụ cướp máy bay và bắt cóc con tin.

Các phân đội PASKAL giải quyết các nhiệm vụ trên biển, trong đó có các nhiệm vụ phá hoại hải cảng và căn cứ hải quân của đối phương, đánh chiếm tàu thuyền địch, bảo vệ các cơ sở hải quân và các giàn khoan dầu mỏ quốc gia, chống lại nạn cướp biển.

1664587765423.png

1664587782531.png

1664587805812.png

Lực lượng KOBRA có nhiệm vụ tác chiến đặc biệt ở hậu phương quân địch hay trên lãnh thổ quốc gia khác.

Giới chỉ huy Malaixia rất quan tâm phát triển các lực lượng đặc biệt. Năm 2020 bắt đầu thành lập bộ tư lệnh các lực lượng tác chiến đặc nhiệm để nâng cao hệ thống chỉ huy, khả năng ứng phó kịp thời và cung ứng hậu cần kỹ thuật tập trung. Trong tương lai các đơn vị của LLTCĐB sẽ trực tiếpchịu sự chỉ huy của Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.

Trong lực lượng cảnh sát Malaixia có các đơn vị đặc nhiệm và các đội cảnh biển đặc nhiệm. Các đơn vị này có nhiệm vụ: giải giáp và tiêu diệt các nhóm vũ trang ngoài pháp luật, các tổ chức tội phạm; phối hợp giải cứu con tin, tàu thuyền bị bắt cóc; ngăn chặn bạo loạn, bảo vệ an ninh các cơ sở nhà nước và các yếu nhân quan trọng; phối hợp với quân đội trong các hoạt động chống khủng bố và tìm kiếm cứu trợ.

Trong cục cảnh biển (bảo vệ bờ biển) có biên chế đơn vị đặc nhiệm và cứu nạn. Đơn vị này có nhiệm vụ hoạt động chống khủng bố trên vùng biển và nạn cướp biển, bắt giữ và tiến hành xét hỏi các tàu thuyền, giải cứu con tin, cũng như giúp đỡ các tàu gặp tai nạn.

Ngoài ra trong LLTCĐB còn có các đơn vị có những chức năng đặc biệt chuyên ngành hẹp từ các bộ ngành khác. Trong đó có đơn vị phản ứng nhanh của cục quản lý trại giam có nhiệm vụ giải tán trấn áp các vụ bạo loạn ở các cơ sở giam giữ, hộ tống canh giữ các tội phạm đặc biệt nguy hiểm, tiến hành các nhiệm vụ khám xét.

1664587860284.png

1664587886497.png

Lực lượng đặc biệt Elite

Đơn vị đặc nhiệm của sở di trú có nhiệm vụ chống nạn buôn người, buôn lậu và di cư bất hợp pháp.
Để nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu các đơn vị của LLTCĐB được huấn luyện với các nhiệm vụ đặc biệt. Trong quá trình huấn luyện cùng với các bài tập tăng cường thể chất, khả năng thành thạo sử dụng vũ khí và chất nổ, cứu chữa quân y dã chiến, còn các huấn luyện nhảy dù, lặn, leo núi, khả năng sinh tồn, nắm bắt địa hình và vị trí theo tọa độ, nắm bắt kỹ năng chiến tranh du kích và chống du kích, các phương pháp đàm phán và tổ chức phá hoại.
Với mục đích trao đổi kinh nghiệm với đối tác đồng minh các hoạt động tập trận được tổ chức thường xuyên có sự tham gia của các đơn vị đặc nhiệm đến từ các quốc gia Ôxtrâylia, Anh, Indonesia, Niu Dilân và Mỹ. Qua quá trình tập trận nhằm tăng cường phối hợp công tác chống khủng bố, các phương án đổ bộ trong điều kiện phức tạp và đa dạng, cũng như trong hoạt động tìm kiếm và cứu nạn thảm họa hàng không hay chìm tàu.
Malaixia cũng rất quan tâm đến trang bị vũ khí hiện đại, kỹ thuật thiết bị quân sự đặc biệt cho các đơn vị của LLTCĐB. Trong tương lại gần các đơn vị sẽ được trang bị thiết bị bay không người lái, xe ô tô bọc thép địa hình, ca nô cao tốc, các thiết bị rô bốt, và các trang thiết bị chiến đấu khác. Ngoài ra các giới lãnh đạo cũng rất quan tâm đến triển vọng nắm giữ các chương trình, thiết bị đảm bảo kiểm soát được không gian mạng,cũng như sinh trắc học.

1664587996097.png

1664588040806.png

1664588059613.png
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
Không còn chuyện thử nghiệm nữa: An ninh chuỗi đảo thứ nhất thôi thúc hiện đại hóa Hải quân Philippin

Những căng thẳng khu vực, đặc biệt là sự bành trướng của Trung Quốc trên vùng biển phía Nam Trung Quốc, cũng như sự kình địch đang nổi lên giữa Bắc Kinh và Oasinhtơn đã buộc Philippin hiện đại hóa các khả năng hải quân của mình.

Hố đen

Philippin phải đối mặt với những mối đe dọa đang thay đổi trong chiều không gian biển. Quan trọng nhất là những căng thẳng và tranh chấp đang xảy ra ở Đông Nam Á. Philippin, Việt Nam, Malaixia, Đài Loan, Brunây và Trung Quốc, đang có các tuyên bố lãnh thổ chồng lấn. Điều đặc biệt lo ngại đối với Manila là, đất nước bị đặt vào trong quan niệm phòng thủ của Bắc Kinh, được gọi là “chuỗi đảo đầu tiên”, trải dài gần từ đảo Aleut (Aleutian) đến một phần của Philippin và đảo Borneo của Malaixia. Nói cách khác, nếu chiến tranh xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc, thì Philippin sẽ nằm ở giữa 2 làn đạn. Trung Quốc đã từng tuyên bố chủ quyền bãi cạn Scaborough của Philippin và đã xây dựng các cơ sở trên đảo san hô Mischief, mà Philippin đã tuyên bố chủ quyền. Hơn nữa, theo thời gian, Trung Quốc đã đưa các tàu chấp pháp (tăng cường pháp luật) tuần tra những khu vực tranh chấp. Kết quả là, theo thông báo, đôi khi họ đã xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippin, được bảo vệ bằng cả lực lượng hải quân và cảnh sát biển Philippin.

1664614890704.png

Chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai

1664615128547.png

1664615159704.png

1664615187219.png

1664615245100.png

Trung Quốc chiếm và xây dựng căn cứ trên đá Vành khăn (Mischief)

Những căng thẳng và bạo lực diễn ra liên tục

Theo tin đã đưa vào tháng 8/2019, nguyên Tổng tham mưu trưởng Philippin tướng Hermogenes Cendafia Esperson Jr, nguyên là cố vấn cho cựu Tổng thống Philippin Rodrigo Duterte, đã bày tỏ sự quan ngại của mình trước sự “tụ họp” của các tàu mặt nước và tàu thuyển đánh cá Trung Quốc xung quanh các đảo Kalayaan (một phần của quần đảo Trường Sa đang tranh chấp quốc tế, nằm ở vùng biển phía Tây Philippin). Bộ Quốc phòng Philippin đã đưa một kháng nghị chính thức sau khi các tàu hải quân Trung Quốc đã vi phạm quy ước đi qua các vùng biển của Philippin mà không có thông báo hoặc xin phép trước về mặt ngoại giao.

Để gia tăng sự hiện diện, tháng 2/2020, Philippin đã triển khai 3 máy bay huấn luyện S-211 SIAI- Marchetti do Italia chế tạo tới Biển Đông làm nhiệm vụ tuần tra.

1664615384229.png

1664615400832.png

1664615445341.png

Máy bay S-211 SIAI- Marchetti của Philipine

Danh sách những thách thức trên biển đối với Hải quân và Cảnh sát biển Philippin còn gồm đánh bắt hải sản bất hợp pháp, các vấn đề môi trường, cũng như một số nhóm vũ trang vẫn là mối đe dọa an ninh đáng kể đối với an ninh quốc gia. Đặc biệt, sự mất an toàn là hòn đảo lớn thứ 2 – Mindanao (ở phía Nam Philippin), là cứ địa của các nhóm khủng bố Hồi giáo, đảng phái và những nhóm vũ trang cánh tả khác, đã nổi dậy hàng thập kỷ chống chính quyền trung ương. Ngoài ra, các nhóm tội phạm Abu Sayyaf và Maute, cả hai đều chịu ảnh hưởng bởi những kẻ khủng bố IS.

1664615543288.png

1664615568008.png

Phiến quân Abu Sayyaf

Hơn nữa, các lực lượng biển còn phải đối mặt với những kẻ buôn lậu ma túy. Truyền thông đại chúng châu Á đã đưa tin về “sự bùng nổ sản xuất ma túy tổng hợp ở khắp Đông Nam Á” và các tuyến vận chuyển ma túy qua Thái Bình Dương từ Mỹ và Nam Mỹ”. Theo phát ngôn viên Cục phòng chống ma túy Philippin (PDEA) Derrick Carreon, đường bờ biển rộng lớn và các tuyến biên giới đan xen của Philippin làm cho nước này trở thành trạm trung chuyển lý tưởng cho những kẻ buôn lậu xâm nhập vào Ôxtrâylia, Niu Dilân và Nhật Bản.

1664615617168.png

1664615641193.png

Cướp biển Đông Nam Á

Thách thức khác, chủ yếu với lực lượng cảnh sát biển Philippin, là nạn cướp biển, cho dù tỉ lệ của hành động này ở Inđônêxia cao hơn so với Philippin; năm 2017, theo Trung tâm MICA đặt tại Pháp, đã xảy ra 23 vụ. Nhờ những nỗ lực khác nhau của chính quyền, số vụ đã giảm xuống chỉ còn 7 vào năm 2019. Một điểm nóng đáng kể khác về cướp biển trong khu vực là các vùng biển Sulu và Celebes; một địa điểm đặc biệt không an toàn là Hành lang Sibutu, một kênh sâu có độ rộng khoảng 18 dặm (29 km) ngăn cách đảo Borneo với quần đảo Sulu. Cướp biển địa phương thường trang bị dao quắm, nhưng theo như trung tâm MICA, vũ khí nhỏ thường được dùng trong các cuộc tấn công được ghi nhận ở miền Nam Philippin.

...................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Đòi hỏi các tàu tuần tiễu và tàu frigat mới

Trong những năm gần đây, Lực lượng cảnh sát biển Philippin đã được tăng cường. Theo Trung tá chỉ huy lực lượng cảnh sát biển Philippin - Jay Tristan Tarriela, nguồn nhân lực đã tăng lên 23.000 người, vượt cả lực lượng Hải quân Philippin 14.000 thủy thủ thường trực.

Phần lớn các học giả hàng hải đều cảm thấy khó lý giải tại sao tổng thống Philippin Rodrigo Duterte lại thiên về lực lượng cảnh sát biển hơn so với lực lượng hải quân về mặt tăng quân số, và thậm chí cả trong mua sắm những phương tiện mặt nước khác.

1664678155431.png

1664678219475.png


CSB Philippine

Theo một sĩ quan hải quân đang tại ngũ, tổng thống Duterte tin rằng lực lượng cảnh sát biển dân sự có thể được các quốc gia tuyên bố chủ quyền chấp nhận một cách thầm lặng (tacitly), khi lực lượng này tuần tiễu ở những vùng biển tranh chấp. Hơn nữa, Duterte đánh giá cao thể chế đặc biệt này, có thể đem lại những cơ hội hợp tác lớn hơn trong khu vực, ví dụ như Nhật Bản. Một trong những thỏa thuận song phương (MOU) đầu tiên được ký kết giữa tổng thống Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào liên quan đến việc thành lập một Ủy ban cảnh sát biển chung trên cơ sở hợp tác hàng hải. Nhờ thỏa thuận này, nên hiện nay có ít những căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh, cho dù trong khu vực biển Đông, những căng thẳng vẫn tồn tại.

Trong khi hiện đại hóa lực lượng cảnh sát biển đang có sự tiến bộ. Tháng 4 vừa qua, quân chủng đã hạ thủy một tàu tuần tiễu xa bờ đa dụng, vỏ nhôm, dài 84 m OPV 270 do hãng đóng tàu Pháp OCEA đóng. Tàu có khả năng chở được một máy bay trực thăng loại 5 tấn và triển khai được 2 xuồng bơm hơi vỏ cứng (RHIB) dài 9,2 m. Hãng đóng tàu OCEA còn chuyển giao 4 tàu tuần tra cao tốc dài 24 m FPB 72 MkII được đặt hàng theo một hợp đồng ký năm 2018 trị giá 99 triệu USD. Những đợt chuyển giao này là một phần của một thỏa thuận cho vay với chính phủ Pháp.

1664678342405.png

1664678249872.png

1664678421498.png

Tàu tuần tiễu OPV 270 của CSB Philippine

Các kế hoạch của Hải quân Philippin sẽ mua 25-30 tàu mặt nước khác nhau trong vòng 5 đến 10 năm tới. Danh sách gồm 6 tàu tuần tiễu xa bờ (OPV) trị giá 597 triệu USD, với dự án này được xem là một trong những ưu tiên hiện đại hóa. Tuy nhiên, khi Ôxtrâylia công nhận nghị quyết của Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp Quốc yêu cầu điều tra sự đàn áp thẳng tay chống ma túy gây tranh cãi của Tổng thống Duterte, Manila đã cấm tất cả những cuộc đàm phán tiếp theo. Những cuộc đàm phán cho vay đã được khôi phục lại vào tháng 2/2020. Theo thông báo, chính phủ Ôxtrâylia, đã đồng ý hỗ trợ tài chính cho một hợp đồng với hãng đóng tàu Austal, hãng có một chi nhánh ở Balamban, Cebu Philippin (công ty TNHH Austal Philippines Pty. Ltd.). Hãng đóng tàu chào hàng tàu tuần tiễu xa bờ OPV 83- một phiên bản lớn hơn của tàu tuần tiễu lớp Cape. Tàu được lắp đặt một boong để bố trí hoặc là sân đỗ trực thăng hoặc máy bay không người lái, cùng với một pháo 76mm của hãng Leonardo. Nếu được chọn, tàu OPV của Austal sẽ được đóng tại Philippin. Đồng thời, Austal đã nộp hồ sơ dự thầu chính thức về một xưởng đóng tàu lớn nhất của Philippin ở vịnh Subic. Dự án này cũng thu hút sự quan tâm của cả Trung Quốc. Vịnh Subic còn được xem là vị trí có triển vọng đối với tàu ngầm điện – điêzen và tàu ngầm SCORPENE của Naval Group là một thiết kế được ưa thích.

1664678571993.png

1664678765732.png

Tàu ứng phó đa năng (MRRV - Multi Role Response Vessel) của hãng đóng tàu Nhật Bản Mitsubishi Shipbuilding đóng cho Cảnh sát biển Philippin

Hãng đóng tàu Nhật Bản Mitsubishi Shipbuilding (Mitsubishi Heavy Industries, MHI) đã ký một thỏa thuận đóng 2 tàu ứng phó đa năng (MRRV - Multi Role Response Vessel) dài 94m, tầm hoạt động ít nhất là 4000 hải lý (7.408km). Những tàu này sẽ được chuyển giao cho Cảnh sát biển Philippin vào năm 2022. Là một phần của thỏa thuận Hợp tác an ninh giữa chính phủ Nhật bản và Chính phủ Philippin, ký tháng 11/2019, Cảnh sát biển Philippin sẽ tiếp nhận 1 tàu tuần tiễu dài 15 m, và trước đó Philippin đã đặt mua của Nhật Bản 10 tàu tuần tiễu dài 44,5 m thuộc lớp tàu Parola (một biến thể của lớp tàu Bizan của Nhật Bản). Những tàu này được hạ thủy trong khoảng thời gian 2016 và 2018.

Cảnh sát biển Nhật Bản còn tích cực tham gia vào các đợt huấn luyện chung với cảnh sát biển Philippin, cho dù, như Trung tá chỉ huy Tariela nhận xét,“Tổng thống Philippin chăm lo mối quan hệ gần gũi với Nhật Bản và sự ủng hộ nhất quán phát triển Lực lượng cảnh sát biển Philippin, không thể bị suy diễn như một liên minh để cản trở tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc”.

Một tăng cường khác, nâng cao đáng kể các khả năng biển của Philippin, diễn ra vào tháng 8/2019 khi Hải quân Philippin tiếp nhận tàu hộ vệ lớp Pohang đóng năm 1987 ROKS Chungju (PCC 762) dư thừa từ Hải quân Hàn Quốc. Đây là tàu hộ vệ đa dụng, sau đó đổi tên thành tàu BRP Conrado Yap (PS 39). Ngoài các tàu đã qua sử dụng, Chính phủ Philippin có kế hoạch mua 2 tàu hộ vệ đóng mới, theo phỏng đoán sẽ do tập đoàn công nghiệp nặng Hyundai (HHI) đóng tại Hàn Quốc, trị giá 596 triệu USD.

1664678871022.png

1664678899889.png

Tàu BRP Conrado Yap (PS 39)

Công nghiệp Hàn quốc còn được trao một hợp đồng hiện đại hóa cho 3 tàu OPV lớp Del-Pilar dài 115 m. Những tàu này là những tàu đã qua sử dụng thuộc lớp Hamilton của Cảnh sát biển Mỹ, và được hải quân Philippin đưa vào hoạt động vào các năm 2011, 2013 và 2016. Hiện nay, các tàu này được gọi là lớp tàu Gregorio del Pilar, đang được công ty Hanwha hiện đại hóa, công ty này còn chuyển giao 8 tàu tấn công thủy bộ (AAV) trị giá 48 triệu USD. Họ cũng sẽ hiện đại hóa 2 tàu vận tải biển chiến lược của Hải quân Philippin BRP Tarlac (LD 601) và BRP Davao Del Sur (LD 602). Hợp đồng trị giá 29 triệu USD, bao gồm sô na mới, hệ thống quản lý chiến đấu nâng cấp và một ra đa sục sạo trên không mới. Chính phủ Philippin muốn làm cho những tàu nói trên có khả năng tuần tra và tiến hành các hoạt động đa dạng trong các vùng lãnh hải của đất nước. Trong tương lai gần, các tàu dự kiến sẽ tiếp nhận các tổ hợp vũ khí mới, nặng hơn, phục vụ cho các nhiệm vụ tác chiến chống ngầm.

1664679066880.png

1664679102636.png

Tàu OPV lớp Del-Pilar của Philippine

Theo trung tá Terriela, mặc dù quân đội cần đối phó với các mối đe dọa trong nước, nhưng cũng cần nhấn mạnh lịch sử lâu đời chống nổi dậy ở Philippin đã cản trở sự phát triển của Hải quân Philippin như một lực lượng hải quân tiềm năng về mặt chiến lược.

Điều này có thể thay đổi đôi chút trong tương lai gần, khi Hải quân Philippin tìm kiếm được các khả năng mới trong tác chiến chống ngầm, tác chiến điện tử, tác chiến phòng không và tác chiến chống tàu mặt nước, nhờ 2 tàu frigat tàng hình lớp Jose Rizal, dài 107,5m, một biến thể của thiết kế tàu frigat HDF-3000 của Tập đoàn HHI. Tàu frigat lượng choán nước đủ tải 2.870 tấn được đặt hàng vào năm 2016 trị giá 355 triệu USD, bao gồm các tổ hợp vũ khí như tổ hợp tên lửa hải đối hải SSM-700K C-star LIGNex1 tầm 81 hải lý (150 km). Tàu frigat thứ 2 BRP Antonio Luna (FF 151) được hạ thủy vào tháng 11/2019.

1664679277977.png

1664679167076.png

1664679266366.png

Tàu frigat tàng hình lớp Jose Rizal
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Hệ thống phòng không thay đổi cuộc chơi của Singapore

Sau khi Singapore giành được độc lập và tiếp tục kế thừa sử dụng hệ thống tên lửa phòng không Bristol Bloodhounk Mk2 từ những năm 1970. Đây chính là hệ thống phòng không trên bộ (GBAD) hiện đại nhất trong khu vực. Tuy nhiên, với thiết kế để đối phó với máy bay ném bom bay ở độ cao lớn của Liên Xô, Singapore cho rằng tên lửa Bloodhound không đủ khả năng phòng thủ cho quốc gia này. Nguyên nhân là không đủ tầm xa hoặc chiều sâu chiến lược để tạo ra khả năng cảnh báo sớm đáng tin cậy, chống lại các cuộc tấn công đường không tầm thấp.

1664705396124.png

1664705426612.png

Hệ thống tên lửa phòng không Bristol Bloodhounk Mk2

Phòng không là một trong những dự án toàn diện nhất và chủ yếu nhất của Bộ Quốc phòng Singapore, không giống với hầu hết các dự án khác. Khác biệt so với quân đội hầu hết các quốc gia khác sử dụng GBAD, phương pháp tiếp cận của Singapore trong xây dựng khả năng phòng không là ở cấp độ quốc gia, bao gồm hình thành một mạng lưới phòng không nhiều lớp chồng lên nhau. Ngày 17/12/2020, Singapore đạt được cột mốc mới khi chính thức đưa vào tác chiến hệ thống phòng không quốc gia thế hệ mới (IADS).

Chương trình phòng không quốc gia khởi động năm 2006, mục tiêu là hiện đại hóa hệ thống GBAD của Không quân Singapore để đối phó với những mối đe dọa mới nổi lên như hệ thống bay không người lái, cũng như các loại đạn phóng từ mặt đất và phóng từ trên không.

MẠNG LƯỚI CHỈ HUY VÀ ĐIỀU KHIỂN (C2)

Một trong những nhân tố cốt lõi của hệ thống phòng không quốc gia thế hệ mới là cấu trúc mở kết nối mạng, cho phép hệ thống rađa và các đơn vị hỏa lực kết nối với một bức tranh đường không hoàn chỉnh, được nhận dạng và sử dụng chung, bất kể kiểu phần cứng nào. Cấu trúc kết nối mạng được Công ty kỹ thuật công nghệ Singapore, Phòng thí nghiệm quốc gia DSO và Cục khoa học và công nghệ quốc phòng (DSTA) phối hợp phát triển, tận dụng ưu thế về tính năng và công suất của mỗi phương tiện. Hệ thống cấu trúc mở kết nối mạng như vậy giúp các đơn vị tên lửa phòng không rất khó bị tiêu diệt bởi các phương tiện chế áp phòng không (SEAD) của đối phương bởi vì chúng không phụ thuộc vào một hệ thống rađa. Hệ thống phòng không quốc gia thế hệ mới cũng kết nối với hệ thống rađa hàng không dân dụng và cơ sở dữ liệu kế hoạch bay, cho phép chỉ huy phòng không tự động nhận dạng tất cả các máy bay có trong thông tin chuyến bay khu vực của Singapore.

Mạng lưới chỉ huy và điều khiển được cung cấp thông tin từ rađa tầm xa, ví dụ rađa đa nhiệm Lockheed Martin FPS-117, IAI ELM-2084 và khả năng giám sát ngoài đường chân trời của máy bay cảnh báo sớm trên không (AEW) Gulfstream G550, rađa ELM-2083 lắp trên khinh khí cầu TCOM55. Rađa ELM-2083 hiện cung cấp khả năng giám sát liên tục, hiệu quả 24/24 giờ, một nhiệm vụ mà chỉ thực hiện được trước đây bằng các phương tiện AEW. Gần với mặt đất, rađa tầm thấp và độ phân giải cao bao gồm Thales Groundmaster 200 và Saab Giraffe AMB.

1664705590180.png

1664705676467.png

Rađa đa nhiệm Lockheed Martin FPS-117

1664705783411.png

1664705811692.png

Ra đa IAI ELM-2084

1664705902657.png

1664705929451.png

Ra đa ELM-2083 lắp trên khinh khí cầu

Một nâng cấp gần đây đối với mạng lưới chỉ huy và điều khiển là bổ sung công cụ hỗ trợ ra quyết định, cho phép nhận dạng, xác định thứ tự ưu tiên và khuyến nghị hệ thống vũ khí phù hợp nhất để đối phó với mối đe dọa đang tới. Cục DSTA đã tiến hành rất nhiều cuộc mô phỏng, được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo, để huấn luyện hệ thống phòng không trong bối cảnh không thể tiến hành trong thực tế. Một cuộc mô phỏng được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đã trình diễn khả năng của C2 trong nhận dạng, bám 16 mối đe dọa đang tới và khuyến nghị sử dụng các đơn vị hỏa lực khác nhau. Ví dụ như hệ thống tên lửa phòng không MBDA Aster 30 SAMP/T hoặc Rafael SPYDER, phụ thuộc vào cự ly và vị trí của mục tiêu. Trí tuệ nhân tạo cũng có thể dự báo quỹ đạo dự kiến của mục tiêu và quỹ đạo tên lửa GBAD.

1664705998375.png

1664706013818.png

1664706063673.png

Hệ thống tên lửa phòng không MBDA Aster 30 SAMP/T

1664706209937.png

1664706253902.png

1664706226478.png

Hệ thống tên lửa phòng không Spyder


........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

PHÒNG KHÔNG TẦM CAO

Trong 30 năm kể từ năm 1980, hệ thống GBAD chủ yếu của Singapore là Raytheon MIM-23 I-HAWK, trang bị cho trung đoàn phòng không số 163. Hệ thống được nâng cấp về cơ bản khi tên lửa MBDA Aster-30 SAMP/T đầu tiên được chuyển giao cho Singapore vào cuối năm 2018 và đạt được khả năng tác chiến hoàn chỉnh giữa năm 2020. Tên lửa Aster 30 tăng gần gấp đôi tầm bắn cho I-HAWK, lên tới 70 km với vùng phủ 3600 gồm hệ thống 8 ống phóng thẳng đứng. Đây cũng là hệ thống tên lửa đầu tiên của Singapore đối phó được mối đe dọa tên lửa đạn đạo.

1664767857272.png

1664767907824.png

1664767927898.png

1664767942842.png

1664767954760.png

1664767963316.png

Hệ thống phòng không MIM-23 I-HAWK

Hệ thống phòng không MIM-23 I-HAWK được trang bị cùng với môđun kết nối dữ liệu cho phép tên lửa nhận được dữ liệu cập nhật từ rađa tích hợp trong khi bay ở giai đoạn giữa, khiến chúng mạnh hơn so với tên lửa nguyên bản của châu Âu.
Trong khi Không quân Singapore (RSAF) vẫn không tiết lộ về tương lai của hệ thống I-HAWK, nhưng có khả năng cả 2 hệ thống cùng hoạt động và khi cần thiết có thể bổ sung cho nhau trong bảo vệ ở độ cao lớn.

1664768066887.png

1664768117260.png

1664768189480.png

Hệ thống phòng không Aster-30

Đi kèm với Aster-30 là hệ thống tên lửa tầm gần và tầm trung SPYDER của Rafael. Tiếp nhận năm 2011, SPYDER thay thế tên lửa BAC Rapier. Trang bị tên lửa Derby dẫn bằng rađa và tên lửa Python-5 dẫn bằng hồng ngoại, hệ thống tên lửa SPYDER cũng có thể tiêu diệt UAV và các loại đạn tấn công đường không khác, bổ sung cho hệ thống lưới lửa phòng không Aster 30.

PHÒNG KHÔNG TẦM THẤP

Hệ thống GBAD tiếp tục duy trì trong trang bị là Saab RBS 70. Tháng 2/2020, Không quân Singapore xác nhận đã tiếp nhận phiên bản mới RBS 70 NG là một phần trong chương trình nâng cấp hệ thống GBAD. Khối lượng tên lửa RBS-70 NG nhẹ hơn phiên bản trước 10 kg, kính ngắm hồng ngoại số, hệ thống bám tự động. Chức năng bám ngoài cho phép tên lửa Bolide sử dụng ở tầm bắn tối đa 9 km. Tuy nhiên, một số thay đổi nhỏ trong quá trình bám bằng tay khiến cho tên lửa sẽ bị mất năng lượng và tầm bắn vì tự điều chỉnh.

1664768267239.png

1664768312945.png

1664768438420.png

Hệ thống phòng không tầm thấp Saab RBS 70

Hệ thống RBS 70 của Không quân Singapore được sử dụng không chỉ phòng không chiến dịch cho lục quân mà trong điều kiện thời bình còn có thể được triển khai trên các tòa nhà cao tầng chống lại các mối đe dọa khủng bố kiểu như ngày 11/9 ở Mỹ.
Trong trang bị còn có tên lửa phòng không mang vác Igla cho bộ binh cơ giới. Các dàn phóng tên lửa SA-18 MANPADS lắp trên khung xe thiết giáp M113. Tác chiến trong hiệp đồng gồm 3 xe, tên lửa Igla được triển khai với các đơn vị thiết giáp chống các mối đe dọa tầm thấp.

1664768548589.png

1664768566431.png

1664768596857.png

Hệ thống phòng không tầm thấp SA-18 MANPADS

..................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tại sao Trung Quốc không thể thách thức ưu thế quân sự của Mỹ

Hướng dẫn Lập kế hoạch Quốc phòng năm 1992 viết rằng Washington sẽ ngăn chặn các mối đe dọa đang nổi lên và bảo vệ trật tự toàn cầu. Nội dung này vẫn còn hiệu lực sau 30 năm. Chính quyền Biden, phù hợp với Chiến lược An ninh Quốc gia 2017, đang ưu tiên chiến lược quân sự, các hệ thống vũ khí và kế hoạch mua sắm quốc phòng đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Khu vực chịu trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (INDOPACOM) là trọng tâm của quân đội Mỹ trong thế kỷ XXI.

1665140879455.png

1665140944774.png

Quân đội Mỹ năm 1947

Sức mạnh quân sự của Mỹ dựa trên chính sách răn đe trừng phạt và ngăn chặn. Theo John Mearsheimer, trừng phạt bao gồm việc đe dọa phá hủy cơ sở hạ tầng của đối thủ, trong khi ngăn chặn thuyết phục đối phương rằng các mục tiêu quân sự sẽ không đạt được. Răn đe bằng trừng phạt, do đó có tác dụng gây ra nỗi sợ hãi của kẻ thù về sự trả đũa quy mô lớn, trong khi, răn đe bằng cách ngăn chặn tập trung vào việc chỉ ra cách thức mà kẻ thù sẽ không đạt được mục đích thông qua các hệ thống vũ khí tích hợp được tăng cường, tác chiến liên quân và hỏa lực tấn công chính xác. Sự răn đe truyền đạt thông điệp rủi ro cao hơn và áp đặt chi phí cho Trung Quốc, đồng thời giảm rủi ro cho Mỹ. Theo Stephen Brooks và William Wohlforth, sự can dự của Mỹ đã mang lại sự ổn định tại các chiến trường chiến lược.

1665140990352.png

1665141007712.png

1665141048023.png

Quân đội Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên

Mỹ được hưởng lợi thế áp đảo so với Trung Quốc. Mỹ vượt trội so với Trung Quốc về tổng sản phẩm quốc nội (GDP), công nghệ và chi tiêu quân sự. GDP của Trung Quốc là 15 phần trăm GDP toàn cầu, so với 24 phần trăm của Mỹ. Mỹ duy trì lợi thế công nghệ trong các lĩnh vực quan trọng như chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát (C4ISR) và các hệ thống vũ khí trên không, trên mặt đất và ngầm dưới biển. Mỹ đã chi 19 nghìn tỷ USD cho quân sự của mình kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Khoản chi tiêu này nhiều hơn 16 nghìn tỷ USD so với mức chi tiêu của Trung Quốc và gần bằng với phần còn lại của tổng chi tiêu của thế giới trong cùng thời kỳ.

1665141191804.png

1665141214244.png

1665141223013.png

1665141268884.png

Quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Mỹ đã và đang chống lại các cuộc chiến tranh thông thường và không theo quy ước trên mọi lục địa. Mỹ có kinh nghiệm chiến đấu trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam, Panama, Grenada, Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, Chiến tranh Kosovo, Iraq và Afghanistan. Quân đội Mỹ có thể được triển khai trong thời gian ngắn tới bất kỳ đâu trên Trái đất. Mỹ duy trì hòa bình chiến lược thông qua các căn cứ quân sự và liên minh quốc phòng ở châu Âu, Trung Đông và châu Á. Trong thế giới sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã đạt được ưu thế toàn diện trong Tác chiến không – bộ. Giờ đây, Mỹ đang chuyển các khí tài quân sự của mình sang Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương khi nước này chuẩn bị cho Chiến trường không - biển.

1665141364112.png

1665141425373.png

1665141446538.png

Quân đội Mỹ tại Iraq

Hải quân Mỹ (USN) đã thiết lập ưu thế tuyệt đối trên biển. Lực lượng này vận hành 11 đội tàu sân bay. Mỹ có địa hình quen thuộc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đã từng tham chiến trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam. INDOPACOM chiếm 60% sức mạnh của Hải quân Mỹ, 55% sức mạnh Lục quân Mỹ và 40% sức mạnh của Hải quân đánh bộ Mỹ.

1665141500249.png

1665141530286.png

1665141557408.png

Tàu sân bay Mỹ

Quân đội lớn thứ tư trên thế giới của Iraq đã bị Mỹ tiêu diệt trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất. Lực lượng không quân đóng một vai trò quan trọng, dù có những cuộc giao tranh nhỏ giữa quân đội Mỹ và Iraq. Rồi sao? Trung Quốc nghiên cứu Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất để hiểu về chiến tranh hiện đại. Trong một cuộc chiến tranh toàn diện, Trung Quốc sẽ bị tiêu diệt bởi quân đội Mỹ vượt trội về mặt hạt nhân và thông thường. Trung Quốc đã không đối phó với bất kỳ cuộc khủng hoảng bên ngoài nào, cũng như không chiến đấu trong một cuộc chiến toàn diện trong lịch sử hiện đại. Một khoảng cách công nghệ tồn tại giữa Mỹ và Trung Quốc. Họ chắc chắn không ở cùng một giải đấu.

1665141683523.png

1665141696902.png

1665141777244.png

1665141854888.png

1665141914632.png

Phương tiện chiến tranh của Iraq bị phá hủy trong chiến tranh Vùng Vịnh

..................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Ưu thế vượt trội về quân sự của Mỹ

Hải quân


Việc Hải quân Mỹ hợp nhất các hệ thống vũ khí và hệ thống C4ISR với mạng đa môi trường và hệ thống phòng thủ tích hợp trên tàu có khả năng gây nguy hiểm hơn so với số lượng tàu ngầm và tàu chiến của Hải quân Trung Quốc (PLAN). PLAN có 63 tàu chiến trên 3.000 tấn với tổng trọng tải 447.000 tấn, trong khi USN có 120 tàu chiến với tổng trọng tải 2 triệu tấn. Các tàu chiến của PLAN được trang bị 1.900 tên lửa, trong khi USN có 9.500 tên lửa được triển khai trên các tàu chiến của mình.

1665199680263.png

1665199699546.png

1665199720745.png

1665199748539.png

Không quân hải quân Mỹ

Diễn biến và kết quả của các cuộc chiến tranh hiện đại được xác định bởi khả năng C4ISR chứ không phải số lượng hệ thống vũ khí. Mỹ đang vượt xa trong việc theo dõi và ưu tiên các mục tiêu của PLAN. USN được trang bị 426 máy bay C4ISR, trong khi PLAN chỉ có 22 chiếc như vậy. PLAN có 441 máy bay cánh cố định và 118 máy bay trực thăng, trong khi USN và Hải quân đánh bộ Mỹ nói chung có 2.448 máy bay cánh cố định và 1.249 máy bay trực thăng. Hai tàu sân bay (AC) của PLAN có thể chở 70 máy bay, trong khi 11 tàu sân bay của USN có thể mang tổng cộng hơn 800 máy bay. Đội tiến công tàu sân bay Ronald Reagan (CSG) bao gồm một tàu sân bay được triển khai ở phía trước duy nhất của USN, tàu USS Ronald Reagan, đang hoạt động cùng với các đội chiến đấu tàu sân bay Nimitz và đội chiến đấu tàu sân bay Theodore Roosevelt cho các hoạt động chống Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

1665199783194.png

1665199801295.png

1665199824357.png

Không quân hải quân Trung Quốc

USN và PLAN có số lượng tàu ngầm ngang nhau. Tuy nhiên, hạm đội công nghệ tiên tiến của USN có tải trọng 730.000 tấn, gấp ba lần so với PLAN. Lô số V của hợp đồng mua tàu ngầm mang tên lửa đường đạn lớp Virginia, có tổng cộng 11 tàu ngầm và sẽ tăng gấp ba năng lực tên lửa hành trình Tomahawk của lớp lên 40 tên lửa cho mỗi tàu ngầm.

1665199873492.png

1665199894268.png

Tàu ngầm tấn công của Mỹ

1665199948369.png

1665199998793.png

Tàu ngầm tấn công của Trung Quốc

USN đang biên chế 10 tàu khu trục DDG 51 Flight III được trang bị các công nghệ cao, như tăng thêm nguồn điện cho vũ khí laser, động cơ mới hơn, thiết bị điện tử cải tiến và radar SPY-6 tiên tiến. Có tổng cộng 20 tàu lớp DDG 51 đang được ký hợp đồng tại các nhà máy đóng tàu của Mỹ. Mỹ đang đóng mới các tàu khu trục DDG-51 Flight IIA mới, sẽ được trang bị công nghệ radar thế hệ tiếp theo, Hệ thống Tác chiến Aegis Baseline 9, BMD và các tên lửa hành trình chống hạm. Các tàu lớp Flight IIA và III có 96 ống phóng tên lửa được trang bị tên lửa SM-2, SM-6 và tên lửa hành trình Tomahawk.

1665200056785.png

1665200087413.png

1665200123284.png

Tàu khu trục của Mỹ

1665200163891.png

1665200185326.png

1665200200271.png

Tàu khu trục của Trung Quốc

..............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Hậu cần

Mỹ có một bộ tư lệnh vận tải quân sự riêng biệt và một loạt các thỏa thuận với các công ty vận tải hậu cần tư nhân. Quân đội Mỹ có 516 cơ sở tại 41 quốc gia và căn cứ tại hơn 80 quốc gia. Mỹ chi 156 tỷ USD cho 800 căn cứ ở nước ngoài, trong khi ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là 180 tỷ USD / năm. Quân đội Mỹ có các căn cứ ở Italia, Diego Garcia, Hàn Quốc, Australia, Nhật Bản, Kuwait và Qatar. Tổng cộng, chúng lưu trữ hàng triệu hệ thống vũ khí. Các quân nhân Mỹ đang đóng quân tại 160 quốc gia và Mỹ có lực lượng tác chiến trên bộ tại hơn 15 quốc gia. USN có 31 tàu tiếp tế tác chiến nhanh với tổng trọng tải 1,29 triệu tấn, trong khi PLAN chỉ có 12 tàu tiếp liệu với tổng trọng tải 330.000 tấn.

1665280667124.png

1665280838494.png

1665280691621.png

1665280749136.png

1665281529139.png

Đảm bảo hậu cần trên biển của hải quân Mỹ

1665280886858.png

1665280913592.png

1665280932422.png

1665281062007.png

1665281128835.png

Vận tải quân sự của Mỹ

1665281172669.png

1665281199662.png

1665281220182.png

1665283422411.png

Vận tải quân sự của Trung Quốc

Vũ khí hạt nhân

Số lượng đầu đạn của Trung Quốc vào khoảng 200 đầu và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ tới. Để so sánh, Mỹ có gần 4.000 đầu đạn hạt nhân vượt trội với 1.600 vũ khí chiến lược. Mỹ tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình và vượt quá yêu cầu tối thiểu đối với các cuộc tấn công trả đũa hạt nhân nhằm vào Trung Quốc.

1665283568257.png

1665283620015.png

1665283747589.png

1665283832316.png

Tên lửa liên lục địa của Mỹ

1665283901383.png

1665283926730.png

1665283988986.png

1665283943654.png

1665284021174.png

Tên lửa liên lục địa của Trung Quốc

..................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Không quân Mỹ

Không quân Mỹ đã triển khai các máy bay chiến đấu F-15, F-16 và F-22; Máy bay ném bom B-1 và B-2; và máy bay tiếp nhiên liệu trên không tại Guam. Chương trình Rapid Raptor của USAF có thể triển khai máy bay F-22 trên toàn cầu ở mọi nơi trên thế giới trong vòng 24 giờ. Không quân Mỹ có 44 hệ thống tên lửa đánh chặn trong các hầm chứa bê tông ở Alaska và California. Mỹ cũng đang chế tạo máy bay ném bom tàng hình thế hệ tiếp theo B-21, loại máy bay này sẽ hoàn thành chuyến bay đầu tiên vào năm 2022. Máy bay B-21 sẽ được trang bị tên lửa hành trình hạt nhân tàng hình tầm xa thế hệ tiếp theo và tên lửa hành trình thông thường JASSM-ER.

1665309020878.png

1665309099179.png

1665309046174.png

Máy bay F-22 của Mỹ

1665309126681.png

1665309255654.png

1665309228167.png

Máy bay F-35 của Mỹ

1665309284011.png

1665309360494.png

1665309385401.png

Máy bay F-15 của Mỹ

1665309469380.png

1665309441887.png

1665309483301.png

Máy bay F-16 của Mỹ

1665309515354.png

1665309536573.png

1665309620083.png

Máy bay B-2 của Mỹ

1665309707208.png

1665309715360.png

1665309736811.png

Máy bay B-1 của Mỹ

1665309760584.png

1665309782666.png

1665309807278.png

Máy bay B-52 của Mỹ

1665309832737.png

1665309851701.png

1665309878170.png

Máy bay J-20 của Trung Quốc

1665309940099.png

1665309909251.png

1665309961695.png

Máy bay J-31 của Trung Quốc

1665310032320.png

1665310115583.png

1665310053345.png

Máy bay J-16 của Trung Quốc

1665310152404.png

1665310184587.png

1665310136609.png

Máy bay J-11 của Trung Quốc

1665310242423.png

1665310255102.png

1665310283884.png

Máy bay J-10 của Trung Quốc

1665310314011.png

1665310357668.png

1665310407978.png

1665310445420.png

Máy bay H-6 của Trung Quốc

Đối tác toàn cầu

Mạng lưới quan hệ đối tác quốc tế của Mỹ đã củng cố an ninh, thúc đẩy sự ổn định và ngăn ngừa xung đột. Ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, sự hiện diện và hợp tác quân sự của Mỹ với các đối tác trong khu vực là một biện pháp răn đe đối với Trung Quốc.

1665310688475.png

1665310700076.png

1665310724948.png

Căn cứ quân sự Mỹ tại Hàn Quốc

1665310589984.png

1665310616710.png

1665310638924.png

Căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản

Mỹ dẫn đầu NATO và đồng thời cung cấp một chiếc ô phòng thủ cho Nhật Bản và Hàn Quốc. Mỹ có 29.500 quân được triển khai tại Hàn Quốc và 45.000 quân khác ở Nhật Bản. Các cuộc tập trận Bộ Tứ quy tụ các nền dân chủ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cam kết tuân theo một trật tự dựa trên luật lệ chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc. Mỹ cũng có hợp tác quân sự song phương với Australia, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ, Singapore, Indonesia và Việt Nam. Chỉ huy Hạm đội 3 của Mỹ nói với các phóng viên rằng Mỹ có 10 quốc gia tham gia tập trận quân sự trong khi số quốc gia tham gia tập trận của Trung Quốc có lẽ ít hơn hai. Một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Mỹ sẽ dẫn đến sự can thiệp trực tiếp của NATO theo Điều V như đã thấy trong Chiến tranh Afghanistan năm 2001.

1665310798214.png

1665310821972.png

Tàu sân bay Mỹ tới Đà Nẵng

1665310970160.png

1665310999900.png

1665310867756.png

1665311036269.png

Tàu chiến Mỹ tới cảng Đà Nẵng

.....................
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tại sao Trung Quốc không thể thách thức Mỹ

Thiếu tướng Zhang Shaozhong của Quân đội Trung Quốc (PLA) đã xếp hạng sức mạnh quân sự của Trung Quốc vào năm 2020 ở vị trí thứ năm sau Mỹ, Nga, Anh và Pháp, trong khi sức mạnh trên mặt biển của PLAN được xếp ở vị trí thứ tám sau Nhật Bản và Ấn Độ. Lực lượng Không quân Trung Quốc (PLAAF) được xếp hạng thứ bảy trên thế giới, do không có máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư và máy bay không người lái hiện đại. Theo quan điểm của Tướng Shaozhong, Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc quân sự lớn thứ hai trên thế giới chỉ vào năm 2049, khi nước này kỷ niệm 100 năm ngày thành lập.

Quân đội Mỹ như một thế lực răn đe kinh tế

Quân đội Mỹ đóng vai trò trung tâm của việc răn đe kinh tế. Có khả năng Trung Quốc nhắm vào đảo Guam bằng các tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) nhỏ của nước này. Tuy nhiên, việc sử dụng ICBM sẽ dẫn đến các cuộc tấn công trả đũa lớn của Mỹ dẫn đến việc tiêu diệt hoàn toàn các trung tâm kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Tên lửa hành trình Tomahawk Block V của Hải quân Mỹ sẽ phá hủy các thành phố ven biển như Thượng Hải, xóa sổ các ngành công nghệ cao của Trung Quốc trong vài giờ.

Giới lãnh đạo TQ thiếu kinh nghiệm trong các vấn đề hạt nhân vì họ chưa có một chiến lược chiến tranh hạt nhân như Mỹ và Nga đã thực hiện. Chính sách hạt nhân của Trung Quốc dựa trên khả năng răn đe cấp thấp, “khả năng răn đe tối thiểu” và kho vũ khí hạt nhân của nước này vẫn còn nhỏ và dễ bị tổn thương. Đe dọa Mỹ bằng 200 vũ khí hạt nhân không phải là một lựa chọn. Về mặt địa lý, Mỹ và Trung Quốc có quy mô tương đương nhau. Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị tàn phá bởi một số vũ khí hạt nhân của Mỹ, vì cơ sở hạ tầng quan trọng của nước này tập trung ở các đường bờ biển chứ không phân tán như cơ sở hạ tầng của Mỹ.

1665367224886.png

1665367254541.png

1665367343748.png

1665367562734.png

Quân đội Mỹ

Một cuộc chiến tranh sẽ dẫn đến tổn thất xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trị giá 310 tỷ USD. Chiến tranh sẽ dẫn đến suy giảm sản xuất công nghiệp, thất nghiệp và lạm phát, gây ra sự sụp đổ kinh tế và cuộc cách mạng của người dân. Như đã thấy trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, Mỹ sẽ đạt được lợi ích kinh tế và hưởng lợi từ chiến tranh, dẫn đến sự tăng trưởng công nghiệp và việc làm mạnh mẽ.

Thật là tốn kém để trở thành một siêu cường. Tôn Tử đã viết trong Binh pháp cách đây hai thiên niên kỷ rưỡi, "trước tiên hãy tính cái giá phải trả". Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc không thể cạnh tranh với sức mạnh tổng hợp của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia. Riêng Mỹ chi cho quốc phòng nhiều hơn cả Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Ả Rập Xê Út, Pháp, Đức, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc và Brazil cộng lại. Trung Quốc có đủ khả năng không? Một cuộc chạy đua vũ trang sẽ dẫn đến sự gia tăng chi tiêu quân sự của Trung Quốc, ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển của nước này.

1665367661971.png

1665367690756.png

1665367739618.png

1665368066788.png

Quân đội Trung Quốc

Sự thiếu vắng mặt kinh nghiệm tác chiến

Mỹ có một quy trình học tập phân tích tại chỗ - Trung Quốc thì không. Các bài học kinh nghiệm đã được quân đội Mỹ ghi lại đầy đủ dưới dạng học thuyết, chiến thuật, kỹ thuật và quy trình. Quân đội Mỹ đã ghi lại những bài học kinh nghiệm ngay từ cuộc Cách mạng Đấu sĩ (Boxer Revolution) trong chiến dịch Trung Quốc. Quân đội Mỹ được dẫn dắt bởi những tướng lĩnh quân sự kiệt xuất như George Marshall, Dwight Eisenhower, George Patton, và David Petraeus, trong khi Trung Quốc luôn thiếu những vị tướng tài ba. Thế giới gửi các sĩ quan quân đội của mình đến các cơ sở quân sự của Mỹ chứ không phải các trường quân sự của Trung Quốc.

1665368241633.png

1665368259937.png

1665368274976.png

Quân đội Mỹ tại Iraq

1665368346518.png

1665368365820.png

1665368453167.png

1665368810090.png

Quân đội Mỹ tại Kosovo

1665368938940.png

1665368963460.png

1665369012638.png

Quân đội Mỹ tại Afghanistan

Chiến lược của Quân đội Trung Quốc dựa trên lý thuyết của M T Đ về kẻ yếu chiến đấu với kẻ thù mạnh hơn thông qua nghi binh và đánh lừa. Lựa chọn duy nhất của Trung Quốc là chiến lược phi đối xứng do nước này không có khả năng chống lại các cuộc chiến tranh đối xứng. Các học giả Trung Quốc là tác giả của những cuốn sách như Nghệ thuật Chiến dịch Quân sự, Nghệ thuật Chiến lược Quân sự và Chiến tranh Không giới hạn. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể chuyển các chiến lược và chiến thuật được đề cập trong những cuốn sách này thành một học thuyết có thể thực thi được.

....................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Thiếu khả năng tung phóng sức mạnh

Khả năng tung phóng sức mạnh tạo nên một siêu cường khác biệt. Từ Cuộc tấn công quyến rũ đến Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để buộc các đồng minh và đối tác của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương liên kết với Trung Quốc, điều này đã không thành công rực rỡ. Trung Quốc thiếu khả năng tiếp cận toàn cầu, vì nước này không có các hiệp ước quốc phòng với nước ngoài hoặc các căn cứ hậu cần ở nước ngoài được trang bị kho dự trữ quân sự. Trong cuộc chiến với Mỹ, việc thu hút sự hỗ trợ quân sự của Pakistan có vẻ khó khăn, vì người bạn mọi điều kiện thời tiết của Trung Quốc đã tỏ ra do dự trong việc cắt đứt quan hệ quân sự với Mỹ.

1665502003385.png

1665502038675.png

1665502069738.png

Máy bay F-16 của Mỹ trong không quân Pakistan

1665502126104.png

1665502171549.png

1665502148473.png


Máy bay JF-17 của Trung Quốc trong không quân Pakistan

Trung Quốc bị hạn chế hoạt động ngoài phạm vi không được tiếp nhiên liệu của máy bay, tàu chiến và tàu ngầm của họ. Các tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ có thể thống trị các vùng biển trong 4 năm trước khi được tiếp nhiên liệu. Các tàu ngầm chạy bằng điện xoay chiều phi hạt nhân của Trung Quốc hầu như không thể hoạt động ngoài vùng biển xanh của nước này. Tàu tiếp viện Type 903 chỉ có thể hỗ trợ hai đến ba tàu trong khoảng hai tuần. 68 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của USN đã đi ngang qua các đại dương trên thế giới để thể hiện sức mạnh hải quân, trong khi các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của PLAN không thể làm như vậy.

1665502343620.png

1665502371851.png

1665502415064.png

Tàu ngầm năng lượng hạt nhân của Mỹ

1665502476120.png

1665502495754.png

1665502517973.png

Tàu ngầm năng lượng hạt nhân của Trung Quốc

Máy bay chiến đấu hoạt động mà không có máy bay tiếp dầu trên không, máy bay có Hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không, hoặc mạng lưới các sân bay viễn chinh thì không thể bay rất xa. Khả năng của PLAAF nhắm vào các căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương bị cản trở do thiếu năng lực tiếp nhiên liệu trên không. Một đội bay gồm 8 chiếc J-11B Flanker sẽ phải được tiếp nhiên liệu đồng thời hai lần bởi hai máy bay tiếp dầu trên không trong một chuyến bay kéo dài 07 giờ. PLAAF sẽ phải triển khai 20% đội máy bay tiếp dầu của mình để tiếp nhiên liệu cho các máy bay Flankers. PLAAF có 10 máy bay tiếp dầu cho hơn một nghìn máy bay chiến đấu, trong khi USAF có 625 máy bay tiếp dầu cho 1.956 máy bay chiến đấu. Các máy bay tiếp dầu sẽ là mục tiêu hàng đầu của USN có khả năng khiến các máy bay Flankers gặp nguy hiểm.

1665502635773.png

1665502650890.png

1665502679025.png

1665503093064.png

Tiếp dầu trên không của không quân Mỹ

Máy bay ném bom hiện tại duy nhất của Trung Quốc, H-6K, được thiết kế ngược từ máy bay ném bom Tu-16 do Liên Xô thiết kế vào những năm 1950. Loại máy bay ném bom này không có khả năng tấn công Hawaii - ngay cả khi được trang bị tên lửa hành trình CJ-10. H-6K có tầm bay hơn 6.000 km, trong khi Hawaii cách căn cứ H-6K gần nhất là 8.300 km. H-6K không thể tấn công các căn cứ gần đó của Mỹ, vì máy bay ném bom sẽ bị hệ thống C4ISR của Mỹ phát hiện trên vùng biển rộng. Các máy bay chiến đấu của PLAAF không thể hộ tống các máy bay ném bom, vì chúng không thể phù hợp với tầm hoạt động của nó.

1665502781001.png

1665503550130.png

1665503817131.png

Tiếp dầu trên không của không quân Trung Quốc

.......................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Một quân đội cổ xưa

Không tới 30% lực lượng tàu mặt nước, không quân và phòng không và 55% hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc là hiện đại vào năm 2011. Sau đó, không có gì thay đổi nhiều, vì một tỷ lệ đáng kể quân đội của Trung Quốc vẫn còn lạc hậu.

1665803308995.png

1665803328773.png

1665803402208.png

1665803479675.png

Tàu chiến loại cũ trong biên chế hải quân Trung Quốc

1665803698081.png

1665803747913.png

1665803776189.png

Xe tăng thế hệ cũ trong quân đội Trung Quốc

Quân đội Trung Quốc phải đối mặt với những khiếm khuyết về thể chế xuất phát từ cơ cấu chỉ huy lỗi thời, chất lượng nhân sự thấp và tham nhũng. Quân đội có những điểm yếu tập trung vào các khả năng hỗ trợ như hậu cần, không vận không đủ, thiếu khả năng phòng không và tác chiến chống tàu ngầm.

Lòng trung thành của Quân đội Trung Quốc đối với ĐCSTQ đã cản trở năng lực của lực lượng này. Khả năng và năng lực huấn luyện và hoạt động quân sự của Trung Quốc không phù hợp với các tiêu chuẩn của Mỹ. Các phi công của PLAAF không đáp ứng được yêu cầu thực hiện các thao tác trên không phức tạp trong các hoạt động ngoài kế hoạch.

1665803861155.png

1665803890223.png

1665803916031.png

1665803983713.png

Máy bay thế hệ 2, 3 trong quân đội Trung Quốc

Cấu trúc quân sự của Trung Quốc đặt ra những thách thức văn hóa đáng kể, vì nó nhấn mạnh quyền kiểm soát cao hơn mệnh lệnh. Văn hóa không thích rủi ro và mức độ tin tưởng thấp vào cấp dưới ảnh hưởng đến hiệu quả của Quân đội Trung Quốc. Một cấu trúc tập trung cao độ không cho phép PLAN hoạt động một cách tự chủ trong thời kỳ chiến tranh. Do đó, một chính ủy được bố trí trên các tàu nổi và tàu ngầm của PLAN. USN coi trọng quyền tự chủ từ cá nhân hơn tổ chức, điều này phản ánh sự chú trọng của họ vào việc chỉ huy trên biển. Các quốc gia không thể thể hiện quyền lực trên toàn cầu thông qua một hệ thống chỉ huy và kiểm soát cứng nhắc.

Tàu ngầm của PLAN có kỷ lục an toàn tồi tệ nhất trên thế giới. Hạm đội tàu ngầm tên lửa hạt nhân thô sơ của PLAN mang một số lượng tên lửa hạn chế. PLAN không thể đe dọa đất liền Mỹ, vì các tàu ngầm của họ sẽ phải đi qua các điểm tắc nghẽn như quần đảo Kuriles và Ryukyus, eo biển Luzon, eo biển Đài Loan và quần đảo Philippines - tất cả đều do USN kiểm soát. Những điểm tắc nghẽn này, tạo thành một chuỗi hình lưỡi liềm, cũng là một tuyến phòng thủ cho chính sách ngăn chặn của Mỹ; và Mỹ tham gia giám sát chúng. Sức mạnh tàu ngầm của PLAN đã lạc hậu so với khả năng tác chiến dưới biển áp đảo của USN. Lực lượng tàu ngầm của Mỹ mang đến khả năng răn đe chiến lược ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thông qua một loạt các khả năng như tác chiến chống tàu ngầm, tác chiến chống tàu mặt đất chính xác; tình báo, giám sát và trinh sát; và năng lực tác chiến đặc biệt.

1665804078882.png

1665804095522.png

1665804046278.png

Tàu ngầm diesel của Trung Quốc

Các hệ thống vũ khí của Liên Xô được Mỹ săn lùng rất nhiều để tìm hiểu điểm mạnh và điểm yếu của chúng. Nhiều máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất đã đào tẩu trong Chiến tranh Lạnh. Một chiếc MiG 21 của Iraq đào tẩu sang Israel, trong khi một chiếc MiG 25 của Liên Xô hạ cánh ở Nhật Bản. Máy bay sau đó đã được bàn giao cho Mỹ để giải mã các chi tiết kỹ thuật. Tuy nhiên, tình báo Mỹ cũng không sắp đặt bất kỳ vụ đào tẩu nào của máy bay chiến đấu PLAAF, vì Mỹ không quan tâm đến công nghệ lạc hậu của Trung Quốc. Thay vào đó, Trung Quốc đang đánh cắp dữ liệu vũ khí hoặc thiết kế ngược các hệ thống vũ khí của Mỹ. Báo chí quân sự do ĐCSTQ kiểm soát đã mô tả máy bay chiến đấu Shenyang J-15 Flying Shark là một “con cá chạch” và chỉ trích nó vì thiếu khả năng tàng hình của F-35 Lightning.

1665804272717.png

1665804293331.png

Máy bay chiến đấu Shenyang J-15 của Trung Quốc

Máy bay chiến đấu tàng hình F-117 Nighthawk của Mỹ được đưa vào biên chế từ năm 1983 và tham chiến trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, trong khi máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 Raptor và F-35 Lightning đã được triển khai tại các khu vực xung đột. Tuy nhiên, PLAAF vẫn chưa đưa máy bay chiến đấu J-31 vào hoạt động trong khi máy bay chiến đấu J-20 vẫn chưa chứng tỏ được khả năng của mình trong bất kỳ cuộc tập trận quân sự song phương hoặc đa phương nào. Chengdu J-20 được quảng cáo rầm rộ là một máy bay chiến đấu hạng nặng tương đương với MiG 31, về cơ bản nó là một máy bay đánh chặn chứ không phải một máy bay chiến đấu đa năng hay chiếm ưu thế trên không.

1665804338217.png

1665804380914.png

Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc

.......................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Các khu vực A2 / AD dễ bị tổn thương của Trung Quốc

Một nghiên cứu về các cuộc chiến tranh hiện đại cho thấy rằng Mỹ sẽ tiêu diệt quân đội của Trung Quốc mà không tiến vào khu vực A2 / AD. Đây là cách Mỹ tàn phá hệ thống phòng thủ của Iraq vào năm 1990. Chiều sâu chiến lược của Mỹ ở châu Á sẽ cho phép các nhà hoạch định quân sự tập trung quân đội tại các địa điểm khác nhau.

1665832396788.png

1665832519717.png

A2 / AD của Trung Quốc

Mỹ có một loạt các hệ thống vũ khí sát thương, chẳng hạn như tàu ngầm, để chống lại các chiến lược A2 / AD của Trung Quốc. Trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, Mỹ đã phóng 297 quả Tomahawk, tiêu diệt quân đội Iraq. Các tàu ngầm lớp Ohio có thể hoạt động không bị cản trở trong khu vực A2 / AD của đối phương gần bờ hơn; do đó, tấn công các mục tiêu xa nội địa. Nói chung, bốn tàu ngầm lớp Ohio được lắp đặt 616 tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk sẽ tiêu diệt quân đội Trung Quốc. Các tàu sân bay thiếu kinh nghiệm của PLAN sẽ bị tiêu diệt bởi tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM), Tomahawks và ngư lôi Mark 48-Mod 7 phóng từ tàu ngầm USS Key West, USS Oklahoma City, USS Topeka và USS Asheville đóng tại Guam.

1665832607661.png

1665832588005.png

1665832653450.png

Tàu ngầm lớp Ohio

Hải quân và Không quân Mỹ đã ký một hợp đồng trị giá 414 triệu USD cho tên lửa chống hạm LRASM dẫn đường tự động với các cảm biến gắn trên thân tên lửa, chống nhiễu và khó phát hiện. Tàu chiến tàng hình lớp Zumwalt - được trang bị các công nghệ mới nổi - có thể di chuyển mà không bị phát hiện trong các vùng biển ven bờ và các vùng lãnh hải tranh chấp để phóng tên lửa hành trình LRASM và Tomahawk.

1665832887730.png

1665832737122.png

1665832712134.png

Tên lửa chống hạm LRASM

Trung Quốc đang xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo ở Biển Đông; tuy nhiên, cơ sở hạ tầng quân sự này rất dễ bị tổn thương trước các hệ thống vũ khí của Mỹ, vì các hòn đảo thiếu khả năng phòng thủ và ngụy trang tự nhiên. Trong chiến tranh, các căn cứ sẽ bị USN tiêu diệt vì Quân đội Trung Quốc không thể ẩn nấp sau những ngọn đồi và khu rừng. Sau khi bị phá hủy, các cơ sở này không thể được hỗ trợ từ đất liền, vì các nguồn cung cấp hậu cần sẽ bị USN phá hủy. Việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc có thể tăng cường các khu A2 / AD, nhưng nó không góp phần vào khả năng kiểm soát biển xanh.

1665832975609.png

1665833029514.png

1665833077584.png

1665833129331.png

Căn cứ quân sự Trung Quốc trên các đảo đá tại Biển Đông
.............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tên lửa DF-21 của Trung Quốc

Tên lửa DF-21 chống hạm, được mang bởi các bệ phóng thẳng đứng cơ động khổng lồ, có tầm bắn 1.400 dặm. Các trung đoàn tên lửa đóng tại sa mạc Gobi cằn cỗi, khiến nó trở thành mục tiêu dễ dàng của quân đội Mỹ. DF-21 đã được thử nghiệm trên một con tàu đứng yên, nhưng nó vẫn chưa được thử nghiệm thành công với mục tiêu đang di chuyển. Cần có một hệ thống của các hệ thống để theo dõi tàu sân bay, có được vị trí chính xác, giữ cho tên lửa khóa mục tiêu, xuyên thủng hệ thống phòng thủ nhiều lớp của tàu sân bay và cung cấp thông tin cập nhật giữa hành trình vì trong vòng một giờ con tàu sẽ di chuyển được 30 dặm. Trung Quốc không biết về hoạt động của tên lửa DF-21 trước các biện pháp đối phó của các đội chiến đấu tàu sân bay của Mỹ.

1665891242739.png

1665891260469.png

1665891457123.png

1665891509992.png

1665891547265.png


Mỹ và Nga vẫn chưa phát triển một loại tên lửa tương đương với DF-21. Tuy nhiên, Trung Quốc thiếu các hệ thống C4ISR để tấn công các mục tiêu ở phạm vi đó. Trung Quốc không công bố dữ liệu thử nghiệm tên lửa, dẫn đến nhiều câu hỏi, bao gồm việc liệu nó có thể bắn trúng mục tiêu di động hay không. Nó có công nghệ nhắm mục tiêu chính xác không? Cho đến khi được chứng minh ngược lại, chức năng của tên lửa không dựa trên gì ngoài những suy luận và suy đoán mang tính tình huống.

1665891301382.png

1665891323087.png

1665891279555.png


Quân đội Mỹ thống trị các cấp độ chiến lược, chiến thuật và hoạt động của chiến tranh trên phạm vi toàn cầu. Lầu Năm Góc đang triển khai các chương trình chiến tranh mạng phức tạp như Hệ thống Quản lý Trận chiến Tiên tiến, Quản lý Dự án (Project management), và Chỉ huy và Kiểm soát Toàn môi trường liên quân. Trung Quốc lo ngại về quân đội Mỹ có tính sát thương và phân tán, được trang bị với sự kết hợp mạnh mẽ giữa số lượng và chất lượng của các hệ thống vũ khí. USN vượt trội so với PLAN về khả năng triển khai, cơ động và tác chiến viễn chinh nhanh chóng. Sự phô trương sức mạnh quân sự áp đảo của Mỹ kể từ năm 1945 là một biện pháp răn đe đáng tin cậy đối với Bắc Kinh. Kể từ Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, Mỹ đã chứng tỏ khả năng tiêu diệt đối thủ thông qua các cuộc tấn công phủ đầu bao gồm các hệ thống vũ khí tầm xa như tên lửa hành trình trong vài ngày đầu tiên của cuộc chiến, không cho đối thủ thời gian trả đũa.

1665891697672.png

1665891763562.png

1665891814979.png


Theo Taylor Fravel, Trung Quốc không phải là một siêu cường quân sự. Không có nhiều bằng chứng về các kế hoạch của Trung Quốc về khả năng quân sự toàn cầu ngang bằng với Mỹ. Sức mạnh quân sự của Trung Quốc là rất nhỏ so với đối thủ cũ của Mỹ là Liên Xô. Quân đội Trung Quốc sẽ bị dàn trải để bảo vệ quốc gia lớn thứ ba trên thế giới. Các cấp lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ và quân đội nước này thừa nhận lợi thế quân sự của Mỹ. Các học giả Trung Quốc như Xu Ruike và Sun Degang thừa nhận rằng Trung Quốc là một cường quốc kinh tế nhưng lại là một nước chưa mạnh về quân sự và sẽ duy trì như vậy trong những thập kỷ tới. Vị thế vượt trội của Mỹ trong thế giới sau Chiến tranh Lạnh đã ngăn cản Chiến tranh Thế giới thứ ba. Hai đối thủ khả dĩ nhất để bành trướng, Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, đã hạn chế quân đội trong biên giới của họ. Mỹ vẫn duy trì được sức mạnh quân sự vô song, và Trung Quốc không có tư cách thách thức Mỹ.

1665891913981.png

1665891970531.png

1665892031569.png
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top