[Funland] Sơ lược về lực lượng tên lửa thông thường của hàng xóm

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,232
Động cơ
654,685 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

5. Tên lửa đường đạn, tên lửa hành trình

a. Tên lửa đường đạn


Trung Quốc bắt đầu phát triển ngành công nghiệp chế tạo tên lửa đường đạn từ thập niên 1950 với sự giúp đỡ của Liên Xô.

Theo số liệu thống kê, đến hết năm 2018, trong biên chế của Quân đội Trung Quốc có:

- 56 tên lửa đường đạn xuyên lục địa, gồm các loại DF-5/5A, DF-31/31A.

- 238 tên lửa đường đạn tầm trung với các loại: DF-3/3A, DF-4, DF-16, DF-26, DF-21A/C/D.

- 339 tên lửa đường đạn tầm ngắn: DF-7, DF-11, DF-15.

- 24 tên lửa hạt nhân trên tàu ngầm: Cự Lãng-1, Cự Lãng-2.

Nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô nên năm 1956, Học viện Nghiên cứu số 5 thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc được thành lập. Đây là cơ sở nghiên cứu về tên lửa đầu tiên của Trung Quốc. Trong thời gian này, Liên Xô còn đào tạo về công nghệ tên lửa cho các học viên Trung Quốc; chuyển giao cho Trung Quốc nhiều tài liệu về công nghệ tên lửa cùng 2 nguyên mẫu tên lửa đường đạn R-1 và 2 nguyên mẫu tên lửa đường đạn R-2 để Trung Quốc nghiên cứu. Không dừng lại ở đó, theo Đề án 1059 một phái đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô đã được cử sang Bắc Kinh để giúp nước này sản xuất R-2 trong nước. Học viện Nghiên cứu số 5 phát triển một dòng tên lửa đường đạn tầm trung mới theo công nghệ bản địa song song với Đề án 1059 được gọi là Đông Phong (Gió Đông) DF-1. Sau lại ghép chung vào với Đề án 1059 và được gọi chung là DF-1/1059. DF-1 sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng 5D62. Tên lửa có chiều dài 17,7m, đường kính thân 1,65m, trọng lượng phóng 20,5 tấn, tầm bắn khoảng 550km mang theo đầu đạn nặng 500kg. Tên lửa được vận chuyển trên một xe kéo cùng một đường ray để khởi động tên lửa. Sự ra đời của tên lửa này đưa Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á sở hữu tên lửa đường đạn cũng như khả năng tiến công tầm xa. DF-1 được thử nghiệm lần đầu vào năm 1960 nhưng không mấy thành công, thử nghiệm tiếp theo được thực hiện vào năm 1963 nhưng chỉ ở mức đạt yêu cầu thử nghiệm chứ chưa đạt được yêu cầu chiến đấu. Song, thất bại của DF-1 cũng tạo tiền đề để Trung Quốc cho ra đời thế hệ tiếp theo của gia đình Đông Phong.

1661050810116.png

1661050842209.png

Tên lửa DF-1

Ngày 27.10.1966, tên lửa đường đạn tầm trung DF-2 mang đầu đạn hạt nhân đã được thử nghiệm. Nhiều chuyên gia nhận xét rằng, DF-2 đã ứng dụng các giải pháp kĩ thuật của tên lửa R-5 (Liên Xô).

1661050892887.png

1661050910102.png

1661050979700.png

Tên lửa DF-2

Năm 1963, chương trình phát triển tên lửa đường đạn đầu tiên do Trung Quốc tự nghiên cứu theo công nghệ trong nước được đặt tên là DF-3 có tầm bắn khoảng 2.500km. Tiếp đó Trung Quốc cải tiến thành DF-3A và phát triển DF-4, DF-5.

1661051194804.png

1661051210796.png

1661051170397.png

Tên lửa DF-3

Đầu những năm 1980, tên lửa đường đạn xuyên lục địa DF-5 được đưa vào trang bị. Trọng lượng phóng 183 đến 190 tấn, tải trọng hữu ích là 3,2 tấn; đầu đạn nhiệt hạch công suất 2 đến 3Mt; sai số vòng tròn trúng đích 3 đến 3,5km ở cự ly phóng 13.000km. DF-5 là tên lửa xuyên lục địa đầu tiên của Trung Quốc.

1661051277901.png

1661051292427.png

1661051306046.png

1661051320295.png

Tên lửa DF-5

..........................
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,201
Động cơ
193,989 Mã lực
(Tiếp)

Từ thành công này, Trung Quốc tiếp tục phát triển hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật, trong đó có tên lửa đường đạn nhiên liệu rắn Đông Phong 11А (DF-11А, NATO gọi là CSS-C-7 Mod2). DF-11A có trọng lượng phóng 4,2 tấn, trọng lượng đầu đạn 500 đến 800kg, tầm bắn tối đa 300km, sai số vòng tròn trúng đích từ 20 đến 200m. Tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường kiểu nổ phá. DF-11A được biên chế trong Lực lượng Tên lửa của Quân đội Trung Quốc.

1661077515690.png

1661077527245.png

1661077538850.png

1661077570387.png

Tên lửa DF-11A

Khoảng giữa những năm 1980, Trung Quốc đã chế tạo được tên lửa nhiên liệu rắn tầm trung DF-21, có trọng lượng phóng 15 tấn, cự ly bắn đến 1.800km, sai số vòng tròn trúng đích là 700m. Giữa những năm 1990, DF-21A được đưa vào trang bị, thay thế cho tên lửa nhiên liệu lỏng đã lạc hậu. Từ đầu những năm 2000, các phiên bản được hiện đại hóa như DF-21C/D, DF-26 lần lược được ra đời.

1661077631320.png

1661077666301.png

1661077676307.png

1661077652810.png

Tên lửa DF-21A/C/D

Một thành tựu lớn nữa của ngành Công nghiệp tên lửa Trung Quốc là chế tạo và sản xuất tổ hợp tên lửa xuyên lục địa cơ động trên mặt đất DF-31. Thiết kế này là một bước đột phá trong việc phát triển vũ khí hạt nhân Trung Quốc.

Việc sử dụng nhiên liệu rắn cho DF-21 và DF-31 giúp giảm thời gian chuẩn bị phóng xuống chỉ còn 15 đến 30 phút. Các tính năng kỹ - chiến thuật thực sự của tên lửa đường đạn xuyên lục địa DF-31 là một trong những bí mật quân sự quan trọng nhất của Trung Quốc. Theo số liệu của các phương tiện thông tin đại chúng thì tên lửa nhiên liệu rắn 3 tầng này có chiều dài 13m, đuờng kính 2,25m; trọng lượng phóng 42 tấn được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính; tầm bắn khoảng 7.200km (DF-31A tầm bắn hơn 11.200km); sai số vòng tròn trúng đích từ 100m đến 1.000m. DF-31 có thể mang đầu đạn hạt nhân đơn công suất đến 1Mt, hoặc 3 đầu tự dẫn công suất mỗi đầu từ 20 đến 150Kt. Trọng lượng đầu tác chiến của DF-31 khoảng 1,2 tấn, gần tương đương với tên lửa đường đạn Topol của Nga.

1661077747193.png

1661077772583.png

1661077759233.png

1661077797571.png

Tên lửa DF-31

Bên cạnh đó, Trung Quốc liên tiếp chế tạo tên lửa đường đạn tầm xa và tầm trung để hoàn thiện chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD), với thành phần quan trọng là tên lửa đường đạn diệt hạm (ASBM). Hiện nay, Trung Quốc đã có 2 mẫu tên lửa "sát thủ tàu sân bay" là DF-21D và DF-26. F-26 trang bị đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân, có thể diệt mục tiêu từ khoảng cách 3.000 đến 4.000km. Còn DF-21D có tầm bắn khoảng 1.500km, đầu đạn DF-21 khi trở về khí quyển có thể cơ động và bay với vận tốc hơn 5 Mach. Năm 2011, DF-21D được đưa vào trực chiến.

Hiện tại, Trung Quốc đang thử nghiệm và đưa vào trang bị các tên lửa đường đạn chiến lược mới phóng từ mặt đất DF-41, DF-26 và Cự Lang-2 phóng từ tàu ngầm với các phiên bản liên tục được hiện đại hóa. Đồng thời, Trung Quốc tiếp tục thử nghiệm tên lửa siêu thanh Wu-14/DF-ZF. Wu-14 được cho là có tốc độ 5 đến 10 Mach, có thể mang theo đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường, có thể chuyển hướng khi bay nên đủ sức vượt qua hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và Aegis của Mỹ. Đây sẽ là công cụ răn đe các nước trong khu vực của Trung Quốc và có lẽ chỉ có các vũ khí lade năng lượng cao mới đủ sức đối phó với nó.

1661077944403.png

1661077962962.png

1661077994515.png

1661078085908.png

Tên lửa DF-41

1661078200945.png

1661078240905.png

1661078441631.png

1661078430717.png

1661078465255.png

Tên lửa DF-26

1661078493373.png

1661078520056.png

1661078562983.png

Tên lửa JL-2

1661078620470.png

1661078645859.png

1661078696486.png

Tên lửa siêu thanh Wu-14/DF-ZF

....................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,232
Động cơ
654,685 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

b. Tên lửa hành trình, pháo ray điện từ

Trong thập niên 1990, Trung Quốc đã nhận được TLHT trang bị cho máy bay Kh-55 từ Ukraine và TLHT Tomahawk của Mỹ từ Pakixtan. Việc “lai ghép” 2 loại tên lửa này đã cho ra đời TLHT CJ-10 (còn gọi là DH-10). Năm 2004, Trung Quốc đã tiến hành bắn thử nghiệm lần cuối cùng tại căn cứ phía Tây Bắc; năm 2008, chính thức trang bị cho Quân đội Trung Quốc. Hiện nay, trong biên chế của quân đội nước này có khoảng 300 TLHT CJ-10.

1661168563312.png

1661168634004.png

1661168577883.png

1661168602769.png

Tên lửa CJ-10

Tên lửa CJ-10 có các phiên bản phóng từ các phương tiện trên mặt đất, trên biển và trên không; có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân. Phiên bản mới nhất là CJ-10A có tầm bắn đến 4.000km, tương đương với tên lửa Tomahawk Block IV-E (Mỹ); là bước tiến lớn của Trung Quốc trong công nghệ TLHT. CJ-10 được trang bị nhiều công nghệ dẫn đường gồm: dẫn đường quán tính; dẫn đường vệ tinh; hệ thống so sánh hình thể địa hình... cho độ chính xác cực cao, sai số vòng tròn trúng đích khoảng 10m. Các chuyên gia nhận định, CJ-10 có thể tiến công mục tiêu từ xa.
Hai tính năng quan trọng nhất của các TLHT Trung Quốc dự kiến được phát triển trong tương lai sẽ là khả năng tàng hình và bay ở tốc độ siêu thanh. Thế hệ mới của CJ-10 là tên lửa YJ-100 sẽ là một TLHT siêu thanh với tầm bắn 800km. Rađa trang bị trên tên lửa này có thể dò tìm các máy bay và mục tiêu mặt đất một cách dễ dàng. YJ-100 nhiều khả năng sẽ được sử dụng như một biện pháp phản ứng với các tên lửa chống hạm tầm xa của Mỹ.

1661168793858.png

1661168844491.png

1661169031028.png

1661169009575.png

Tên lửa YJ-100

Trung Quốc cũng đã nghiên cứu phát triển pháo ray điện từ. Pháo điện từ của Trung Quốc được ra mắt lần đầu vào năm 2011 và bắt đầu thử nghiệm vào năm 2014. Từ năm 2015 đến 2017, pháo điện từ này được hiệu chỉnh để tăng khả năng tiến công và sát thương mục tiêu. Đến tháng 12 năm 2017, pháo được lắp thành công trên tàu đổ bộ Type-072 và bắt đầu thử nghiệm trên biển (một thành tích mà chưa quốc gia nào đạt được), dự kiến hoàn thành thử nghiệm vào năm 2023 và đưa vào trang bị từ năm 2025. Nó có tầm bắn khoảng 200km, tốc độ tới 2,5km/s, phá hủy mục tiêu nhờ vào động năng của vụ va chạm mà không cần dùng thuốc nổ.

1661169096728.png

1661169156763.png

Pháo điện từ lắp trên tàu đổ bộ Type-072

Với sự lớn mạnh của ngành Công nghiệp tên lửa cho phép Trung Quốc có thể chế tạo và sản xuất hàng loạt các tên lửa đường đạn chiến lược, tên lửa chiến dịch - chiến thuật, TLHT cũng như các chủng loại vũ khí phòng không có điều khiển mới, tiến hành nâng cấp các tên lửa hiện có trong trang bị, nâng cấp các tên lửa đẩy Trường Chinh-2/3/4… để đưa các thiết bị lên vũ trụ; các thiết bị vũ trụ và các vệ tinh nhân tạo.

1661169266115.png

1661169296942.png

1661169317813.png

1661169341095.png

Tên lửa đẩy Trường Chinh-5b

Như vậy, từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1949 tới nay với nhiều chương trình cải cách mạnh mẽ, đến nay có thể khẳng định CNQP Trung Quốc tương đối lớn mạnh, có thể sản xuất được hầu hết các loại vũ khí, trang bị phục vụ cho Quân đội Trung Quốc và xuất khẩu.
 

202

Xe lăn
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
11,133
Động cơ
2,091,151 Mã lực
Nhẩn nha em mời các cụ có quan tâm hoặc giết thời gian

Tên lửa mang đầu đạn thông thường (phi hạt nhân) ngày càng trở thành một phần quan trọng của sức mạnh quân sự. Chúng có thể được sử dụng để răn đe các mối đe dọa hoặc triển khai sức mạnh cách xa hàng trăm hoặc hàng nghìn km. Là một phần của nỗ lực hiện đại hóa Quân đội Giải phóng Nhân dân (Quân đội Trung Quốc), Trung Quốc đã phát triển một trong những kho vũ khí tên lửa đất đối đất mạnh nhất trên thế giới. Lực lượng tên lửa thông thường của Trung Quốc đã làm thay đổi đáng kể cục diện an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Mỹ cũng như các bên trong khu vực đang dần điều chỉnh khả năng của riêng họ để ứng phó.
Kho tên lửa thông thường ngày một lớn của Trung Quốc

Khả năng tên lửa đất đối đất của Trung Quốc đã phát triển đáng kể trong vài năm qua. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD), lực lượng tên lửa của Trung Quốc vào năm 2000 “nhìn chung có tầm bắn ngắn và độ chính xác khiêm tốn”. Trong những năm kể từ đó, Trung Quốc đã phát triển kho vũ khí "lớn nhất và đa dạng nhất" trên thế giới về tên lửa hành trình và đường đạn phóng từ mặt đất.

Lực lượng Tên lửa Quân đội Trung Quốc, lực lượng duy trì và vận hành các tên lửa thông thường và hạt nhân trên đất liền của Trung Quốc, đã trang bị nhiều hệ thống tên lửa mới trong vài năm qua. Nhiều tên lửa trong số này có khả năng mang cả tải trọng hạt nhân và thông thường. Phân tích trong bài viết này tập trung vào các tên lửa mang đầu đạn thông thường của Trung Quốc và do đó loại trừ tên lửa đường đạn liên lục địa (ICBM), tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm (SLBM) và một số hệ thống khác chỉ mang đầu đạn hạt nhân.

Khi Trung Quốc phát triển lực lượng tên lửa thông thường trong vài thập kỷ qua, họ đã tập trung rất nhiều vào trang bị các hệ thống có tầm bắn xa hơn và độ chính xác cao hơn. Điều này giúp cải thiện khả năng tiến hành các cuộc tiến công chính xác xa hơn từ lãnh thổ của Trung Quốc. Đặc biệt, Trung Quốc đã ưu tiên trang bị tên lửa đường đạn tầm trung (IRBM), có tầm bắn tối đa từ 3.000-5.000 km (km). Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS), số lượng bệ phóng IRBM trong kho vũ khí của Trung Quốc đã tăng từ con số 0 vào năm 2015 lên 72 vào năm 2020. Con số này chiếm khoảng 56% mức tăng trưởng trong tổng kho vũ khí tên lửa của Trung Quốc trong giai đoạn này.

Kho vũ khí IRBM của Trung Quốc bao gồm toàn bộ các tên lửa Dong Feng-26 (DF-26). Với tầm bắn tối đa 4.000 km, DF-26 có thể bay xa hơn bất kỳ loại tên lửa nào khác của Trung Quốc ngoại trừ các ICBM và SLBM mang đầu đạn hạt nhân. Đây được cho là tên lửa đất đối đất đầu tiên và duy nhất ở Trung Quốc có khả năng tiến hành các cuộc tiến công thông thường nhằm vào lãnh thổ đảo Guam của Mỹ, nơi có căn cứ Không quân Mỹ. Theo báo cáo, cũng có một biến thể của tên lửa DF-26 có thể tiến công các tàu trên biển. Đáng chú ý, tên lửa DF-26 có khả năng "có thể thay thế nóng" hay có khả năng chuyển đổi nhanh chóng giữa đầu đạn hạt nhân và thông thường. Mỗi lữ đoàn Lực lượng Tên lửa Quân đội Trung Quốc vận hành các tên lửa DF-26 đều được trang bị để thực hiện cả nhiệm vụ hạt nhân và thông thường.

df26.jpg
Tên lửa còn phát triển tiếp, làm gì lắm cho tốn kém. Có đánh đc ai đâu
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,232
Động cơ
654,685 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc sản xuất được hầu hết các chủng loại vũ khí, trang bị quân sự hiện đại

Thời gian qua, CNQP Trung Quốc đã được đầu tư mạnh mẽ cho nghiên cứu, phát triển và chế tạo vũ khí trang bị hiện đại. Trung Quốc đã vươn lên đứng thứ 3 thế giới về sức mạnh quốc phòng (sau Mỹ và Nga). Có thể nói, các nước phát triển có vũ khí gì, thì Trung Quốc cũng có loại tương tự. Đặc biệt, Trung Quốc là một trong vài nước trên thế giới đang phát triển, chế tạo được hầu hết các loại vũ khí, trang bị quân sự, từ vũ khí cá nhân đến những tổ hợp vũ khí; từ vũ khí thông thường đến vũ khí hạt nhân, với đủ các chủng loại, cụ thể:

Tự đóng được các tàu chiến hiện đại cho hải quân, như: tàu ngầm, tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu tên lửa, tàu sân bay... Tính đến năm 2018, Trung Quốc đã có 963 tàu chiến và tàu ngầm (78 chiếc) tăng 15 chiếc so với năm 2017. Số lượng tàu chiến của Trung Quốc đã nhiều hơn tàu chiến của Mỹ (698 chiếc), trừ tàu sân bay.

Tự sản xuất được máy bay chiến đấu thế hệ 5 (J-20, J-31) là nước thứ hai sau Mỹ có 2 chủng loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5; sản xuất được pháo điện từ; là một trong ba nước (Nga, Mỹ, Trung Quốc) xây dựng được lực lượng tên lửa chiến lược độc lập, giữ vai trò là “trụ cột chiến lược” đảm bảo vị thế cường quốc của mình, chế tạo thành công tên lửa vượt siêu thanh mang đầu đạn hạt nhân Sky Star-2, có tốc độ trên Mach 10 (Tướng John Hayten, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ cho biết, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hiện nay chỉ có thể đối phó được những tên lửa bay theo quỹ đạo đạn đạo, ở tốc độ không lớn hơn Mach 5).

1661307625279.png

1661307530798.png

1661307550059.png

1661307444480.png

1661307578149.png

Tên lửa siêu thanh Sky Star-2

Theo đánh giá của cơ quan tình báo Mỹ, Trung Quốc có năng lực chống vệ tinh thực sự đáng lo ngại. Ngoài việc nghiên cứu và phát triển các thiết bị làm nhiễu vệ tinh, Trung Quốc đã chế tạo thành công tên lửa diệt vệ tinh. Trở thành một trong bốn nước (Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ) có tên lửa bắn hạ được vệ tinh.

Ngày 11.5.2017, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Daniel Coates đã phát biểu tại Quốc hội, rằng: "Chúng tôi tin rằng Nga và Trung Quốc đang ngày càng chú trọng đến việc tiến công các hệ thống vệ tinh, coi đó là một phần trong học thuyết chiến tranh tương lai của họ. Trung Quốc đang trên đà triển khai vũ khí chống vệ tinh trên thực tế. Trung Quốc và Nga đang thúc đẩy phát triển công nghệ vũ khí năng lượng định hướng để sử dụng cho các hệ thống chống vệ tinh. Các hệ thống chống vệ tinh này có thể làm mù hoặc phá hủy các xenxơ quang học sử dụng trên vũ trụ". Do đó, Lầu Năm Góc sẽ phải đầu tư nhiều hơn nữa, để đảm bảo duy trì lợi thế của Mỹ trên vũ trụ.

1661307884648.png

1661308347360.png

1661307922951.png

Tên lửa chống vệ tinh DN-3

Công nghiệp quốc phòng tăng trưởng nhanh chóng

Từ đầu thế kỷ 21, CNQP Trung Quốc đã đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ. Trang Redstar.ru của Nga đánh giá, CNQP Trung Quốc đã hoàn thành một bước nhảy vọt đáng kinh ngạc trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này. Trong 10 năm qua, các mô hình sản xuất tiên tiến đã xuất hiện rất nhiều và một số lĩnh vực quan trọng như ngành hàng không đã nhảy vọt qua 2 thế hệ. Sản xuất đã được hiện đại hóa và một số chủng loại đang ở cấp độ hàng đầu thế giới. Điều này đã tạo tiền đề đưa Trung Quốc từ một nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất trở thành một trong những nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu.

Về công nghiệp đóng tàu, đây là ngành Trung Quốc đạt được những tiến bộ nổi bật. Tổng số lượng tàu dân dụng hạ thủy hằng năm chiếm vị trí dẫn đầu thế giới; trình độ thiết kế và sản xuất tàu quân sự cũng đã được nâng cao hơn hẳn trước đây.

Tốc độ đóng tàu của Trung Quốc rất nhanh, chỉ tính loại tàu khu trục Type-052C/D, Type-055 thì trong 8 năm (từ 2010-2018), Trung Quốc đã có 24 tàu khu trục (gồm 20 tàu Type 052C/D và 4 tàu Type 055). Trong khi đó, 20 năm trước, từ 1990-2010, chỉ có 10 tàu khu trục được hạ thủy. Còn tàu sân bay Type-001A của Trung Quốc chỉ mất 3,5 năm đã hạ thủy và chạy thử, trong khi đó tàu sân bay USS Gerald R.Ford (Mỹ) gần 5 năm mới hạ thủy...

Với tốc độ đóng tàu như vậy, các chuyên gia quân sự dự báo, đến năm 2030, Hải quân Trung Quốc có thể sẽ sở hữu các chủng loại tàu với số lượng cụ thể như sau:

- 16 đến 20 tàu khu trục Type-055/A (loại 12.000 tấn);

- 36 đến 40 tàu khu trục Type-052D/E (loại 7.000 tấn);

- 40 đến 50 khinh hạm Type-054A/B (4.000 đến 5.000 tấn);

- Khoảng 60 tàu ngầm tiến công thông thường (SSK);

- Trên 16 tàu ngầm hạt nhân (SSN) (gồm cả 6 đến 8 chiếc SSN hiện nay);

- Từ 8 tàu ngầm hạt nhân chiến lược (SSBN) trở lên (gồm cả 4 đến 5 chiếc hiện nay);

- Ít nhất 4 tàu sân bay;

- Ít nhất 8 tàu đổ bộ (LPD) Type-071 (25.000 tấn)

- Ít nhất 3 tàu đổ bộ trực thăng (LHD) Type-075 (36.000 tấn)

Công nghiệp chế tạo máy bay quân sự Trung Quốc cũng đứng đầu thế giới về năng lực sản xuất, mỗi năm sản xuất số lượng máy bay chiến đấu nhiều hơn ở cả 28 nước NATO và Mỹ cộng lại. Trung Quốc có đủ năng lực tự chế tạo quy mô lớn nhiều loại máy bay chiến đấu hiện đại như: máy bay chiến đấu thế hệ 5 J-20, J-31, máy bay ném bom chiến lược Н-6M/K...

Theo các chuyên gia quân sự, với tốc độ sản xuất máy bay hiện nay sau khoảng 8 đến 10 năm nữa, Trung Quốc sẽ có vài ngàn tiêm kích thế hệ 4, 5 nếu họ muốn. Với số lượng tiêm kích đó, Không quân Trung Quốc sẽ vươn lên đứng đầu thế giới. Trung Quốc sẽ vượt qua cả Mỹ, Nga về số lượng.

Công nghiệp sản xuất xe tăng, xe thiết giáp cũng là một trong những ngành có mức độ cạnh tranh lớn nhất trong CNQP Trung Quốc. Trên một số mặt, trình độ kĩ thuật của sản phẩm Trung Quốc đã vượt qua Nga trong khi họ lại sản xuất với số lượng lớn (như xe thiết giáp bánh hơi hạng nhẹ). Từ nhà nhập khẩu vũ khí và thành phẩm của Nga đến nay Trung Quốc chỉ nhập khẩu các thiết bị kĩ thuật cao, như hệ thống điện tử vô tuyến điện và động cơ.

Liên quan đến vũ khí thông thường, Trung Quốc đứng ở vị trí số 1 thế giới về sản xuất tất cả các loại vũ khí thông thường cơ bản. Với năng lực hiện có, có thể nói, khả năng sản xuất vũ khí, trang bị của nền CNQP Trung Quốc được đánh giá là nhanh và nhiều nhất thế giới, thậm chí vượt cả Mỹ (ngoại trừ đóng tàu ngầm nguyên tử và tàu sân bay).

Theo dõi và đánh giá về CNQP Trung Quốc, chuyên gia Richard Bissinger thuộc Viện nghiên cứu Các vấn đề quốc tế Trung Quốc (Xinhgapo) cho rằng: “sự phát triển của CNQP Trung Quốc trong 20 năm qua có thể là do việc sử dụng thành quả, nguồn vốn đầu tư và đào tạo chất lượng của nước ngoài. Người Trung Quốc đã chỉ ra rằng, nếu ai đó chỉ cho họ cách đi, họ sẽ rất giỏi trong việc bắt kịp kỹ thuật. Công nghiệp quốc phòng hiện tại của Trung Quốc không còn như 20 trước. Bây giờ họ có tiền để ra nước ngoài mua những gì họ cần và đào tạo các nhà quản lý để cho họ có thể vượt qua trở ngại và tích luỹ nhiều kinh nghiệm hơn".

Báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, trong giai đoạn 2014-2018, Trung Quốc đã nâng số lượng khách hàng mua vũ khí của mình từ 41 lên 53 quốc gia. Khách hàng chính của Trung Quốc là các quốc gia: Ai Cập, Irắc, Gioócđan, Ảrập Xêút, Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất, Pakixtan, Bănglađét và Angiêri. Trong 5 năm qua, 70% lượng vũ khí xuất khẩu của Trung Quốc có điểm đến là khu vực châu Á và châu Đại Dương; 20% đến châu Phi và 6,1% đến Trung Đông. Là quốc gia dẫn đầu thế giới về doanh số bán UAV vũ trang, Trung Quốc đã xuất khẩu 153 UAV cho 13 quốc gia. Trong khi đó, Mỹ chỉ bán được 5 UAV vũ trang cho Anh kể từ năm 2009.

Ngày 14.1.2019, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn báo cáo của Cơ quan tình báo Quốc phòng Mỹ cho biết: Bằng cách tiếp cận đa dạng để mua lại công nghệ, Quân đội Trung Quốc đang trên đà phát triển được những hệ thống vũ khí hiện đại nhất thế giới. Trong một số lĩnh vực, họ đã dẫn đầu thế giới". Trước đó, đầu tháng 9 năm 2018, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michael Griffin lần đầu thừa nhận nước này đang ở trong tình trạng tụt hậu trước Trung Quốc về vũ khí siêu vượt âm, vốn được cho là loại vũ khí đóng vai trò chủ chốt trên chiến trường tương lai.

Rõ ràng, CNQP Trung Quốc đã tiến lên một trình độ công nghệ khá cao. Và họ vẫn tiếp tục chủ trương “sao chép” và kết hợp với các công nghệ nước ngoài, kể cả các công nghệ lấy được một cách bất hợp pháp, do đó CNQP Trung Quốc không còn sự phụ thuộc quá mức vào linh kiện và công nghệ nước ngoài về bất kỳ một hướng nào. Điều này sẽ bảo đảm cho CNQP Trung Quốc đủ năng lực cung cấp liên tục vũ khí, trang bị và vật tư kể cả khi nổ ra chiến tranh ở bất kỳ quy mô nào.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,232
Động cơ
654,685 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ra đa chống tàng hình của Trung Quốc trên đảo nhân tạo Subi

Các tài liệu nghiên cứu khả năng quân sự trên biển Đông (SCS MILCAP) cung cấp một tổng quan về các công nghệ và tổ hợp khí tài quân sự trên 7 thực thể mà Trung Quốc tuyên chiếm đóng trên biển Đông. Các căn cứ tiền đồn của Trung Quốc trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã trở thành những căn cứ quan trọng đối với Quân đội Trung Quốc, giúp Trung Quốc tăng cường các hoạt động quân sự trên biển Đông, khu vực mà Bắc Kinh có những tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi.

1661393228611.png

1661393343901.png


Đá Subi

Quân đội Trung Quốc đã lắp đặt một mạng an ten trên đảo nhân tạo Subi; theo tuyên bố của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, mạng an ten này có khả năng đáng phát hiện và bám các máy bay có dấu hiệu bộc lộ thấp, tàng hình. Theo thuật ngữ tiếng Anh, ra đa này được gọi là ra đa xung và khẩu độ tổng hợp (SIAR - Synthetic Impulse and Aperture Radar). Ra đa SIAR trên đá Subi, theo thông báo, hoạt động ở băng siêu cao tần VHF (30-300 MHz), được bố trí ở bờ phía Nam căn cứ tiền tiêu, và gồm 3 vòng tròn đồng tâm với các phần tử an ten. Vào giữa năm 2020, ra đa SIAR trên đá Subi được xem là ra đa duy nhất thuộc kiểu này được phát hiện trên các đảo đá ngầm mà Trung Quốc bồi đắp và chiếm giữ.
Kiểu ra đa SIAR của Trung Quốc đã được các nhà nghiên cứu Pháp phát triển lần đầu tiên vào những năm 1970 (ký hiệu viết tắt tiếng Pháp là RIAS – Radar á Impulsion et Synthe’tique). Công ty Thompson (Pháp) đã chế tạo một mạng ra đa RIAS hình tròn đưa vào hoạt động ở miền Bắc nước Pháp. Ra đa hoạt động ở phần băng thấp của băng VHF tức là 50MHz. Ngoài tính không thực tế về kích thước của mạng an ten (đường kính trên 500 m), các kỹ thuật ra đa RIAS đòi hỏi việc xử lý tín hiệu đáng kể, vốn là những thách thức đối với các máy tính điện tử thời kỳ đó. Các nhà nghiên cứu Đức cũng đã thí nghiệm các mạng an ten tròn băng VHF vào những năm 1980 và 1990 với một mạng an ten được gọi là LARISSA. Tham khảo các cuốn sách và bài báo viết về ra đa SIAR, cho thấy các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã chú trọng vào công trình nghiên cứu rất sớm này của châu Âu.

1661393532050.png

1661393551057.png

Ra đa RIAS


1661394271277.png

1661394049281.png

Ra đa SIAR trên đá Subi

Các nguồn tin của Trung Quốc tiết lộ, và thực tế là, quảng bá công khai khá nhiều thông tin về thiết kế ra đa chống tàng hình khác lạ này. Kể từ giữa những năm 1990, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã sưu tập hàng chục bài báo khoa học thuộc các thẩm quyền sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước, viết về sự phát triển và ứng dụng của ra đa SIAR. Năm 2011, Báo chí công nghiệp quốc phòng Trung Quốc xuất bản một cuốn sách dầy 400 trang về những nền tảng của ra đa SIAR; đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Anh vào năm 2014. Năm 2018, một trong những tác giả của cuốn sách đã xuất hiện trên truyền hình quốc gia Trung Quốc quảng bá ra đa do ông phát triển cho quân sự. Cuối năm 2018, một buổi thuyết trình về ra đa SIAR tại trường đại học An Huy cho thấy một trong những ra đa băng VHF nói trên đã được triển khai trên biển Đông. Một bài viết được báo Global Times đăng tải tháng 5/2019 bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung, công bố rằng “Công nghệ ra đa SIAR của Trung Quốc có khả năng dẫn đường tên lửa để tiêu diệt máy bay tàng hình”.
Hai công trình sư đã đi đầu trong nghiên cứu ra đa SIAR tại Trung Quốc là Chen Baixiao thuộc Phòng thí nghiệm xử lý tín hiệu ra đa quốc gia, Trường đại học Tây An và Wu Jianqi, hiện là phó giám đốc và nhà khoa học đứng đầu Tập đoàn công nghệ điện tử Trung Quốc (CETC), Viện nghiên cứu 38 (38th RI). Hai công trình sư Chen và Wu có thể đã gặp nhau, khi Wu Jianqi chuyển từ Viện nghiên cứu 38 đến Đại học Tây An để tiến hành nghiên cứu ra đa vào những năm 1990. Tốc độ nghiên cứu đã gia tăng đáng kể sau vụ ném bom nhầm của máy bay tàng hình B-2 của Mỹ nhằm vào đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade, Nam Tư, năm 1999. Tiến công máy bay tàng hình đã trở thành những khả năng tiên quyết trong khái niệm “Ba tiến công, ba phòng thủ” của Quân đội Trung Quốc. Kể từ đó, hai nhà khoa học và các cộng sự của họ đã viết hàng chục bài báo khoa học về ra đa SIAR. Năm 2011, Chen và Wu đã đồng tác giả một cuốn sách đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Anh vào năm 2014, có tựa đề: Ra đa xung và khẩu độ tổng hợp: Một ra đa MIMO đa tần số lý tưởng (Synthetic Impulse and Aperture Radar (SIAR): A Novel Multi-Frequency MIMO radar).

Đầu năm 2018, Wu Jianqi là khách mời tham gia đối thoại trong một chương trình truyền hình quốc gia Trung Quốc. Wu đã trình bày một mô hình mạng ra đa hình tròn trong chương trình truyền hình của kênh CCTV-2. Mạng mô hình gồm các anten có những độ cao khác nhau trong 3 vòng tròn đồng tâm, với một khối hộp đặt ở giữa. Dường như mô hình đó giống như mạng an ten trên đảo nhân tạo Subi. Vào thời điểm đó, Wu không đề cập tổ hợp này như là một “ra đa xung và khẩu độ tổng hợp” nhưng lại mô tả nguyên lý hoạt động của ra đa theo những thuật ngữ phi kỹ thuật cho các khán giá truyền hình. Wu cho rằng đây là một ra đa sóng mét, đề cập đến bước sóng trong dải VHF nằm trong khoảng 1 và 10 mét (30 – 300 MHz).

Trích dẫn việc bắn rơi máy bay tiêm tích tàng hình F-117 của Mỹ năm 1999, với đoạn băng ghi hình tiếp theo các máy bay ném bom tàng hình B-2 và máy bay tiêm kích F-22 đang bay trên phông nền để tạo hiệu ứng, nhà khoa học hàng đầu Viện nghiên cứu 38 công khai tuyên bố rằng ra đa trong mô hình trưng bày là một “ra đa chống tàng hình”. Ông cho rằng máy bay tàng hình được thiết kế để vô hình trước các ra đa tần số cao hơn, như những ra đa được dùng trong điều khiển bắn tên lửa đất đối không (SAM). Wu cũng đề cập tần số hoạt động ở băng tần tương đối thấp trong dải VHF của loại ra đa trong mô hình, sẽ có các tín hiệu phản hồi từ các máy bay tàng hình.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tuyên bố họ đã giải quyết được nhiều bài toán liên quan đến ra đa VHF thông thường, khi áp dụng kỹ thuật SIAR và đa đầu vào, đa đầu ra (MIMO – Multiple input, Multiple Output) vốn có. Ra đa băng VHF điển hình thường gặp phải hiện tượng tạp địa vật, can nhiễu đa đường, độ phân giải góc kém, và không có khả năng xác định góc tà mục tiêu một cách tin cậy. Mặc dù ra đa VHF có thể phát hiện sự hiện diện của máy bay có dấu hiệu bộc lộ thấp, nhưng bản chất truyền lan của tín hiệu VHF cho thấy các ra đa thông thường hoạt động ở các tần số thấp hơn ở băng VHF không thể bám chính xác máy bay tàng hình, cho phép ra đa chỉ thị mục tiêu cho các vũ khí đánh chặn như tên lửa SAM.

1661394420242.png

1661394623698.png

1661394581009.png

1661394639073.png


Nguyên lý hoạt động của ra đa SIAR

Các bài báo, cũng như sách của 2 công trình sư Chen và Wu đều giải thích về các nguyên lý hoạt động và mô hình hóa tính năng của ra đa ở mức độ chi tiết nào đó. Trong mỗi tổ hợp ra đa SIAR, từng phần tử phát đều đồng thời phát đi một xung độc đáo (định pha trực giao, điều biến tần số và mã hóa). Mỗi chấn tử máy thu trong mạng thu thập những tín hiệu phản hồi của từng xung độc đáo được phát đi. Các tín hiệu riêng rẽ được đồng bộ ở máy thu thành các búp sóng, theo một kỹ thuật được gọi là tổng hợp xung. Thông tin này sau đó được kết hợp với dữ liệu được phát ra thông qua tổng hợp khẩu độ. Tổng hợp khẩu độ phân tích các xung trở về bằng cách sử dụng kỹ thuật ra đa khẩu độ tổng hợp nghịch đảo (ISAR – Inverse Synthetic Aperture Radar) để khai thác sự chuyển dịch Đôp lơ được tạo bởi sự di chuyển của vật thể/mục tiêu bị mạng an ten bám theo. Hợp nhất tổng hợp xung và tổng hợp khẩu độ trong tổ hợp ra đa SIAR để tìm ra một đường bám 3 chiều (3D) – Cự ly, hướng và góc tà – cũng như vận tốc của mục tiêu.
Ra đa SIAR do Trung Quốc phát triển gồm một số các phần tử thu và phát độc lập được sắp xếp trong một mạng lớn, hình tròn, theo thông báo, là nhằm cải thiện độ phân giải góc. Trong một bài báo Khoa học và công nghệ ra đa Trung Quốc đăng tải năm 2008, các nhà nghiên cứu Viện nghiên cứu 38 thuộc Tập đoàn công ty công nghệ điện tử Trung Quốc (CETC) đã đề cập đến những phát hiện của họ trong các thí nghiệm liên quan đến mạng an ten ra đa SIAR 3 lớp, hình tròn gồm 25 phần tử phát nằm trong vòng tròn ở giữa, còn vòng tròn ngoài cùng và trong cùng với 25 phần tử thu trong mỗi một vòng.

1661394909258.png

1661394888748.png


Thiết kế các phần tử an ten với độ cao khác nhau là nhằm kết hợp với nhau, nhưng sẽ can nhiễu làm biến dạng các giản đồ bức xạ của các phần tử riêng rẽ trong một mạng nhiều phần tử. Các kỹ sư của Viện nghiên cứu 38 giải thích rằng mạng an ten độ cao ngẫu nhiên được tối ưu hóa, có thể giải quyết vấn đề can nhiễu kết hợp, mặt khác, có thể làm giảm đáng kể phân giải góc tà của ra đa. Do đó, độ cao khác nhau của các phần tử được quan sát thấy trong bức ảnh không phải là chiều dài của các phần tử an ten; mỗi phần tử an ten có chiều dài giống nhau, được bố trí một cách đơn giản ở các độ cao khác nhau trong mạng.
Mạng an ten ra đa SIAR trên đá Subi, cho thấy mạng còn có 25 phần tử độ cao khác nhau sắp xếp trong 3 vòng tròn đồng tâm. Ảnh vệ tinh thương mại này không chỉ rõ những sự tương đồng với mô hình được các nhà khoa học hàng đầu của Viện nghiên cứu 38 trình bày trên truyền hình Trung Quốc. Vòng tròn ở giữa có thể là mạng phát sóng, trong khi các mạng hình tròn bên ngoài cùng và trong cùng có thể là các mạng thu. Cấu trúc này trùng hợp với mạng an ten hình tròn đa phần tử được mô tả trên tài liệu nghiên cứu của Viện nghiên cứu 38 vào năm 2008. Đường kính của các mạng hình tròn ước đoán là 21, 32 và 41 m, nó còn trùng hợp với những phát hiện của tài liệu nghiên cứu về sự phân bố mạng hình tròn tối ưu. Sự phân bố này, theo như những công bố của Trung Quốc, làm giàm những búp sóng bên lớn, có thể làm giảm hoạt động của ra đa ở các tần số thấp của băng VHF.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc khẳng định rằng sử dụng cấu hình an ten hình tròn, độ cao ngẫu nghiên/tùy biến (random- height) và các kỹ thuật xử lý tín hiệu ra đa SIAR, thì ra đa sóng mét tiên tiến này có khả năng khắc phục được những hạn chế thông thường đã được chấp nhận của ra đa băng tần VHF, và hoạt động như một ra đa 4 chiều (4D) thực sự, xác định cự ly/tầm, phương vị, góc tà và vận tốc của các mục tiêu trên không/máy bay. Cũng có những thông báo cho rằng ra đa SIAR Trung Quốc còn có khả năng ở độ cao/tầng thấp. Nếu đó là thực, thì khả năng vượt qua tạp địa vật để bám các mục tiêu bay thấp, chắc chắn làm cho ra đa trở nên độc đáo, trong số các ra đa băng VHF.
Theo các nhà nghiên cứu Đại học Tây An, đặc điểm kỹ thuật có ý nghĩa nhất của ra đa SIAR Trung Quốc là những phát xạ đẳng hướng của mạng an ten ra đa, khi kết hợp với xử lý tín hiệu ở máy thu, tạo thành nhiều búp sóng đồng quy (‘stacked’ beams) đồng thời. Do đó, tất cả 25 phần tử phát sóng trong ra đa SIAR trên đá Subi có thể tạo ra các xung độc đáo, tỏa ra 360o, tất cả xung đó có thể phản hồi lại từ mục tiêu. Tất cả 25 tín hiệu phản hồi sau đó được thu thập bởi 50 phần tử thu phân tán trong mạng. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc công bố rằng sự liên kết chặt chẽ tất cả các búp sóng này sẽ cải thiện khả năng phát hiện các tín hiệu trở về yếu từ mục tiêu, như các mục tiêu có tiết diện phản xạ ra đa thấp, ví dụ như tên lửa hay máy bay bộc lộ dấu hiệu thấp/tàng hình.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,232
Động cơ
654,685 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nguồn gốc "phòng thủ biển gần và bảo vệ biển xa" của Trung Quốc

Năm 2015, Trung Quốc xuất bản chiến lược hải quân hiện tại “phòng thủ biển gần và bảo vệ biển xa”. Chiến lược này đã thúc đẩy PLAN mở rộng phạm vi địa lý và nhiệm vụ tác chiến. Chiến lược này đảm bảo sự chú trọng lâu dài của PLAN vào việc bảo vệ Trung Quốc đại lục khỏi những cuộc tiến công và thúc đẩy những tuyên bố chủ quyền quốc gia, những đặt ra thêm những sự chú trọng mới đối với việc bảo vệ sự phát triển kinh tế và những lợi ích chiến lược của Trung Quốc bằng cách bảo vệ những tuyến đường giao thông liên lạc trên biển (SLOC) và can dự vào những nhiệm vụ an ninh ở xa. Khái niệm bảo vệ biển xa đang dẫn dắt sự chuyển hóa PLAN thành lực lượng hải quân toàn cầu có thể thực hiện cả những chiến dịch chiến đấu cường độ cao và một loạt những nhiệm vụ thời bình. Sự chuyển hóa này đang diễn ra nhanh chóng và Bắc Kinh dường như đã đặt ra mực tiêu để hoàn thành nó. Tuy nhiên những mục tiêu này không cứng nhắc bởi vì những yếu tố vượt ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc. Tiến độ PLAN hoàn thành sự chuyển hóa này sẽ phụ thuộc và ý chí của những nước khác trong việc hỗ trợ tham vọng hải quân của Trung Quốc và sự xuất hiện của những nhiệm vụ toàn cầu mới nảy sinh từ những mối đe dọa an ninh xuyên quốc gia hay những cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Phòng thủ biển gần

Quân đội Trung Quốc coi đặc điểm của “phòng thủ biển gần” là một chiến lược phòng thủ khu vực liên quan đến việc bảo đảm chủ quyền lãnh thổ và quyền biển cũng như những lợi ích của Trung Quốc. Với ý nghĩa như vậy, trọng tâm chủ yếu của “phòng thủ biển gần” là chuẩn bị để chiến đấu và giành thắng lợi những cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện thông tin hóa ở những vùng biển gần, bao gồm Biển Hoàng Hải, Biển Hoa Đông, Biển Đông và những khu vực trong và xung quanh Chuỗi đảo thứ Nhất. Thông tin hóa là khái niệm của Quân đội Trung Quốc để chỉ việc sử dụng những hệ thống thông tin được kết nối mạng và được xem như một đặc điểm định nghĩa chiến tranh hiện đại. Bắc Kinh nhìn nhận “phòng thủ biển gần” mang tính chất phòng thủ bởi vì Quân đội Trung Quốc sẽ chiến đấu để đẩy lùi cuộc tiến công hoặc bảo vệ lãnh thổ mà Bắc Kinh xem là thuộc về Trung Quốc. Điều này không loại trừ khả năng bao gồm những chiến dịch phòng thủ.

“Phòng thủ biển gần” vẫn thiết yếu đối với chiến lược hải quân của Trung Quốc bởi vì nguy cơ xung đột trên biển trong tương lai giữa Trung Quốc với các địch thủ khu vực trong những vùng biển gần. Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền ở những vùng biển gần. Những tranh chấp chưa được giải quyết này có thể dẫn đến xung đột về Đài Loan, đảo Senkaku/Điếu Ngư, hoặc những lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông.

1661569996907.png

1661570060557.png

Chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai trong chiến lược phòng thủ biển của TQ


Mặc dù “phòng thủ biển gần” tiếp tục quan trọng trong việc bảo vệ những lợi ích chủ quyền cốt lõi, một vài chiến lược gia Trung Quốc tranh luận rằng chiến lược tái cân bằng châu Á của Mỹ làm cho “phòng thủ biển gần” thiếu hiệu quả. Đối với những nhà quan sát này, yêu cầu của chiến lược tái cân bằng phải triển khai 60% lực lượng hải quân và không quân của Mỹ tới châu Á và củng cố liên minh khu vực, thể hiện cách tiếp cận của Washington với Trung Quốc là kiềm chế và bao vây. Chỉ gắn với chiến lược “phòng thủ biển gần” làm cho PLAN mắc kẹt bên trong Chuỗi đảo thứ Nhất. Những khái niệm tác chiến khá công khai của Mỹ như “tác chiến không-hải” và “kiểm soát xa bờ” dường như củng cố quan ngại của Bắc Kinh về sự thiếu sót của “phòng thủ biển gần”. “Tác chiến không-hải” tìm cách đánh bại năng lực chống tiếp cận/ngăn chặn khu vực và “kiểm soát xa bờ” khai thác ý tưởng về sự bao vây từ xa gây ra tổn thất cho Trung Quốc trong khi tránh can dự ở vùng biển gần. Sự hạn chế tầm với địa lý của “phòng thủ biển gần” làm cho Trung Quốc dễ bị cắt khỏi những SLOC sống còn và những lợi ích ở nước ngoài.

Sự chú trọng mang tính khu vực của “phòng thủ biển gần” cũng không đủ để giải quyết phạm vi toàn cầu đang tăng lên của những lợi ích kinh tế Trung Quốc. Sự nhấn mạnh hầu như đơn lẻ vào việc chuẩn bị để chiến đấu và chiến thắng những cuộc chiến tranh cục bộ phớt lờ những nhiệm vụ an ninh phi truyền thống thời bình.

Bảo vệ biển xa

Sự bổ sung “bảo vệ biển xa” vào chiến lược hải quân Trung Quốc mở rộng đáng kể phạm vi địa lý và nhiệm vụ đối với những chiến dịch của PLAN. Những tài liệu của PLAN không đưa ra định nghĩa chính xác về biển xa mà để mở ranh giới tùy theo ý hiểu. Mặc dù khái niệm biển xa mang tính toàn cầu về mặt lý thuyết do những lợi ích kinh tế rộng khắp thế giới của Trung Quốc, phát triển một lực lượng hải quân với sự hiện diện toàn cầu sẽ phải mất nhiều năm. Năm 2019, Sách trắng quốc phòng của Trung Quốc cho biết PLAN đang tắc tốc sự chuyển đổi sang “bảo vệ biển xa”, nhưng cũng lưu ý rằng Quân đội Trung Quốc đang đi sau về hiện đại hóa quân sự. Như vậy, việc kết hợp “bảo vệ biển xa” sẽ diễn ra dần dần. Trong báo cáo này, “hải quân toàn cầu” là lực lượng có năng lực triển khai tàu cho nhiều nhiệm vụ khác nhau ở bất cứ nơi nào ngoài biển khơi. PLAN triển khai tàu thường xuyên ngoài biển khơi, mặc dù không nhất thiết phải liên tục.

1661570139009.png

1661570155848.png

1661570200310.png

Lực lượng hải cảnh Trung Quốc

Hiện nay, hầu hết những chiến dịch biển xa của PLAN diễn ra ở bắc Ấn Độ Dương và tây Thái Bình Dương bên ngoài chuỗi đảo thứ nhất, nơi Bắc Kinh đang phát triển những nhiệm vụ hải quân và khái niệm tác chiến mới. Một vài nguồn của Quân đội Trung Quốc sử dụng thuật ngữ “vùng hai đại dương” để chỉ những khu vực này. PLAN đã thể hiện khả năng triển khai tàu ở hầu hết những đại dương chính trên thế giới và chiến lược mới của Trung Quốc dường như dẫn dắt sự tiếp tục mở rộng những khu vực tác chiến thường xuyên khi năng lực và những cơ sở hạ tầng hỗ trợ hải quân của Trung Quốc gia tăng.

1661570259114.png

1661570285059.png

1661570363047.png

Lực lượng dân quân biển Trung Quốc

“Bảo vệ biển xa thể hiện sự chỉ đạo của Bắc Kinh đối với PLAN là phải “đi ra toàn cầu”, như một phần của chính sách chính phủ lớn hơn nhằm khuyến khích sự mở rộng tầm với kinh tế và văn hóa của Trung Quốc. Ít nhất trong thập kỷ qua, Bắc Kinh đã thúc đẩy Quân đội Trung Quốc “đi ra toàn cầu” trong nỗ lực mở rộng quan hệ quân sự, thực hiện giao lưu và tăng cường hòa bình. Sự chú trọng và ngoại giao quân sự đã đóng góp làm gia tăng đáng kể sự tham gia của PLAN vào những cuộc diễn tập trong khu vực, những chuyến tàu thăm nước ngoài và những hoạt động hợp tác nước ngoài khác. Mặc dù các chuyên gia Trung Quốc ít thường xuyên nhấn mạnh, thành phần quân sự của chiến lược “đi ra toàn cầu” giúp bảo đảm an ninh đầu tư nước ngoài, công dân ở nước ngoài và thương mại hàng hải của Trung Quốc. Thực sự, một vài nhà phân tích quân sự Trung Quốc cho rằng Quân đội Trung Quốc bắt buộc phải bảo vệ những lợi ích nước ngoài của mình và lưu ý rằng việc cử PLAN ra ngoài là cần thiết để xây dựng hình ảnh cường quốc của Trung Quốc.

1661570438514.png

1661570512508.png

1661570532934.png

Hải quân Trung Quốc

Sự kết hợp “bảo vệ biển xa” mở rộng những nhiệm vụ hải quân Trung Quốc phải thực hiện. Theo Sách trắng quốc phòng năm 2015 của Trung Quốc, chiến lược này đòi hỏi PLAN phải bảo vệ an ninh những SLOC chiến lược và những lợi ích ở nước ngoài và tham gia vào hợp tác hàng hải quốc tế, là những nội dung được nhắc lại trong Sách trắng quốc phòng năm 2019. Cả nhiệm vụ thời chiến và thời bình đều gắn với những yêu cầu này. Trong thời bình, PLAN được giao nhiệm vụ thực hiện một loạt những “chiến dịch quân sự phi chiến tranh” phục vụ những mục tiêu chính trị, kinh tế và quân sự của Bắc Kinh. Những hoạt động này có xu hướng mang bản chất hợp tác và bao gồm sự tham gia vào những hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế, cung cấp hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, giải cứu công dân Trung Quốc khỏi khu vực nguy hiểm, tham gia vào các cuộc diễn tập chung và ngoại giao hải quân. Chiến dịch quân sự phi chiến tranh cung bao gồm việc bảo vệ vững chắc những SLOC của Trung Quốc khỏi các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như cướp biển và khủng bố.

Bản chất thời bình của những hoạt động này có thể che khuất những ứng dụng thời chiến của “bảo vệ biển xa”. Khái niệm này khuyến khích những hoạt động khiêu khích trong thời chiến, mặc dù chiến lược có tính chất phòng thủ như tên gọi của nó. Trong thời chiến, nhiệm vụ bảo vệ SLOC trở nên quan trọng hơn nhiều bởi vì lực lượng hải quân hiện đại thù địch có thể ngăn chặn giao thương đường biển của Trung Quốc. Bắc Kinh không kiểm soát eo biểu và những tuyến chuyển tiếp mà nền kinh tế này phụ thuộc vào và một khi xảy ra khủng hoảng hoặc chiến tranh trên biển, giao thông đường biển của Trung Quốc có thể bị cắt đứt. Quân đội Trung Quốc phải vượt qua lỗ hổng chiến lực này bằng cách phát triển năng lực chống lại sự ngăn chặn của kẻ địch. Một nguồn tin kêu gọi lực lượng hải quân kiểm soát những kênh chiến lực chủ chốt ngoài xa Trung Quốc. Nguồn tin khác ủng hộ việc chiển khai lực lượng “quả đấm” chiến lược được xây dựng xung quanh tàu sân bay. Nếu Bắc Kinh lựa chọn những khuyến nghị này, chúng ta nên trông đợi Trung Quốc sẽ tiếp tục chú trọng phát triển sự kiểm soát biển và năng lực phô diễn lực lượng trong những năm tới.

Một nhiệm vụ thời chiến khác là tiến công những đầu nút quan trọng và những mục tiêu giá trị cao sâu trong lòng địch nhằm giải tỏa áp lực lên chiến trường biển gần. Những lời lẽ này cho thấy Bắc Kinh dự định sử dụng những hoạt động biển xa để bổ sung cho hoạt động biển gần. Triển khai lực lượng hải quân ra những khu vực tác chiến ngoài biển khơi làm mở rộng tiền tuyến chiến lược, làm phức tạp khả năng tạo ra hiệu quả của địch ở biển gần và đặt PLAN vào khu vực tiền tuyến nơi họ có thể nhắm mục tiêu trong lòng địch hiệu quả hơn. Đây là một nhiệm vụ hợp lý trong bối cảnh Quân đội Trung Quốc tác chiến chống lại sự can thiệp của bên thứ ba trong một cuộc xung đột khu vực.

...............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,232
Động cơ
654,685 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Nguồn gốc của chiến lược này

Chiến lược hải quân hiện tại của Trung Quốc bắt nguồn từ ý tưởng của Alfred Thayer Mahan và Mao Trạch Đông. Mặc dù các nhà tư tưởng khác của phương Tây và Trung Quốc cũng có đóng góp cho chiến lược của PLAN, ảnh hưởng của Mahan và Mao là không thể nhầm lẫn. Sự chú trọng của “bảo vệ biển xa” và bảo vệ vững chắc những SLOC và lợi ích ở nước ngoài của Trung Quốc là vọng theo tư duy của Mahan về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa thịnh vượng kinh tế và sức mạnh hải quân. Mahan tin rằng một quốc gia mạnh đòi hỏi một hải quân mạnh để bảo vệ những lợi ích thương mại ở nước ngoài của mình, rằng những lợi ích thương mại của một quốc gia tạo ra của cải để xây dựng hải quân hùng mạnh. Bắc Kinh ngày càng liên kết sự phát triển kinh tế tương lại của Trung Quốc với sức mạnh biển. Như được miêu tả trong một tài liệu, các vùng biển và đại dương mang lại hòa bình, ổn định lâu dài và phát triển bền vững cho Trung Quốc, Trung Quốc nhất thiết phải phát triển một cấu trúc lực lượng quân sự hàng hải hiện đại tương xưng với an ninh quốc gia và những lợi ích phát triển của nước này. Bảo đảm SLOC là huyết mạch của sự phát triển kinh tế Trung Quốc.

1661657700478.png

SLOC Trung Quốc

Mahan cho rằng, sự bắt buộc phải kiểm soát những SLOC sẽ làm cho các cường quốc cạnh tranh để đạt được sự “chỉ huy biển cả”. Một quốc gia đạt được sự chỉ huy biển cả có thể bảo vệ thương mại đường biển khỏi bị quân địch làm gián đoạn. Chiến lược của Trung Quốc kết hợp khái niệm của Mahan về chỉ huy biển cả cũng như kiểu soát biển (hai khái niệm này không giống hệt nhau; kiểm soát biển có phạm vi giới hạn trong việc kiểm soát tạm thời một khu vực cụ thể). Quân đội Trung Quốc từ lâu đã xem chỉ huy biển cả thiết yếu đối với sự thành công trong việc bao vây hoặc những chiến dịch đổ bộ đảo chống lại Đài Loan. Quân đội Trung Quốc hiện đang chú trọng kiểm soát toàn diện trên khắp các miền trong bối cảnh sự phức tạp gia tăng ngày nay và tác chiến thông tin hóa. “Kiểm soát toàn diện” là khả năng kiểm soát các trường trên mặt biển, ngầm dưới biển, trên không và trong vũ trụ và tích hợp thông suốt các lực lượng hoạt động trong các miền này thông qua thông tin được kết nối mạng và những hệ thống chỉ huy. Trong khái niệm mở rộng kiểm soát biển này, những hệ thống thông tin kết nối mạng cũng quan trọng không kém gì tàu và máy bay mà chúng hỗ trợ.

1661657794997.png


Chiến lược của Trung Quốc cũng thể hiện tầm ảnh hưởng lâu dài của Mao Trạch Đông, khái niệm của ông về phòng thủ chủ động vẫn là nguyên tắc dẫn dắt Quân đội Trung Quốc. Phòng thủ chủ động kết hợp phòng thủ chiến lược với tiến công chiến dịch và là một khía niệm linh hoạt; trọng tâm của nó dịch chuyển từ phòng thủ sang tiến công khi điều kiện thuận lợi. Mao Trạch Đông nhìn nhận rằng mặc dù phòng thủ là quan trọng nhưng tiến công là cần thiết để mang lại thắng lợi. Sự quan tâm đến tiến công này đồng điệu với những nhà chiến lược Trung Quốc đương thời. Những tác giả của Sách trắng quốc phòng năm 2015 hướng dẫn Quân đội Trung Quốc “đưa ra đề xuất chiến lược trong đấu tranh quân sự”. Theo Chiến lược quân sự năm 2013, định hướng tương lai cho hải quân Trung Quốc sẽ “nâng tiến công từ cấp độ chiến thuật và chiến dịch lên cấp độ chiến lược”. Trung Quốc “không thể đợi cho quân địch tiến công”, mà nên tham gia vào “những hoạt động tiến công chiến lược”. Tương tự, một nguồn khác lưu ý rằng một khi “kẻ thù đã khởi động cỗ máy chiến tranh thì việc tránh chiến tranh là không thể… Trung Quốc phải khởi động cỗ máy chiến tranh của mình để ngăn việc bị động trong chiến tranh” và để kiểm soát sự khởi phát và gia tăng của chiến tranh. Mặc dù Trung Quốc coi sức mạnh quân sự của mình như một phương tiện quốc phòng, các nhà lãnh đạo và chiến lược Trung Quốc có quyền hành động theo cách tiến công và chủ động để bảo vệ những lợi ích của mình.

1661658250714.png

1661658232537.png

1661658167395.png

1661658198975.png

Hải quân Trung Quốc thập kỷ 90

1661658978246.png

Sự phát triển của các lực lượng hải quân Trung Quốc

.....................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,232
Động cơ
654,685 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Nguồn gốc của chiến lược này dưới thời CT Hồ Cẩm Đào

Mặc dù chiến lược hải quân mới của Trung Quốc lần đầu được công bố trong Sách trắng quốc phòng 2015, nguồn gốc của chiến lược này có thể được tìm thấy từ một thập kỷ trước đó với lời của ông Hồ Cẩm Đào kêu gọi Quân đội Trung Quốc thực hiện “những nhiệm vụ lịch sử mới” trong bối cảnh môi trường an ninh đang thay đổi và những yêu cầu phát triển đất nước mới của Trung Quốc. Trong một phát biểu cuối năm 2004, “những nhiệm vụ lịch sử mới của các lực lượng vũ trang trong giai đoạn mới ở thế kỷ mới” đặt ra bốn nhiệm vụ cho Quân đội Trung Quốc. gồm
1) đảm bảo an ninh bằng sức mạnh để củng cố sự lãnh đạo của ***;
2) đảm bảo an ninh mạnh mẽ để bảo vệ giai đoạn thời cơ chiến lược quan trọng đối với sự phát triển quốc gia;
3) hỗ trợ chiến lược mạnh mẽ để bảo vệ những lợi ích quốc gia đang mở rộng; và
4) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hòa bình thế giới và thúc đẩy phát triển chung.

1661682634314.png

1661682687614.png

Ông Hồ Cẩm Đào

Những nhiệm vụ chiến lược mới được ông Hồ Cẩm Đào nêu ra mang đến động lực đưa tác chiến PLAN ra những vùng biển xa. Kể từ năm 2004, khái niệm tác chiến hải quân của Bắc Kinh đã tiến hóa và mở rộng, tinh chỉnh và biến đổi chiến lược của PLAN. Những nhiệm vụ lịch sử mới lần đầu xuất hiện ttrong Sách trắng quốc phòng năm 2006 của Trung Quốc. Khái niệm này được tích hợp trong hiến pháp năm 2007 của Trung Quốc. Trong cùng khung thời gian đó, Trung Quốc bắt đầu xây dựng nền tảng viễn dương, đa nhiệm, hiện đại đầu tiên của mình, tàu vận tải đổ bộ Yuzhao (LPD); bắt đầu cải tạo một tàu sân bay do Liên Xô thiết kế được mua từ Ukraine; và hạ thủy tàu bệnh viện đầu tiên được biết đến với cái tên “Peace Ark”. Ba nền tảng này – tất cả đều có khả năng tác chiến toàn cầu – có vai trò quan trọng giúp Bắc Kinh tiến về phía trước trong việc thực hiện “những nhiệm vụ lịch sử mới” và phát triển khái niệm “bảo vệ biển xa”.

1661682104699.png

1661682122285.png

1661682141785.png

Tàu vận tải đổ bộ Yuzhao

1661682201346.png

1661682234080.png

1661682268863.png

Tàu sân bay Liêu Ninh mua lại từ Ukraine (Varyag)

1661682413060.png

1661682317160.png

1661682338831.png

Tàu bệnh viện “Peace Ark”

Bên cạnh phê duyệt và tiến hành những chương trình mua sắm, quân đội Trung Quốc bắt đầu điều chỉnh việc huấn luyện và tác chiến hàng hải của mình. Năm 2018, Quân đội Trung Quốc soạn thảo “Đề cương huấn luyện quân sự” mới, lần đầu bao gồm yêu cầu chuẩn bị cho “những nhiệm vụ quân sự đa dạng”, những nhiệm vụ mà giờ được gọi chung là tác chiến phi chiến tranh. Huấn luyện của PLAN ngày càng chú trọng tới huấn luyện biển xa và biển cả nhằm hỗ trợ tốt hơn và duy trì tác chiến hải quân ở khoảng cách xa.

Được Chủ tịch Hồ Cầm Đào giao nhiệm vụ với yêu cầu cung cấp “hỗ trợ chiến lược” cho sự phát triển quốc gia, hải quân Trung Quốc bắt đầu thực hiện những nhiệm vụ an ninh phi truyền thống ở những khu vực tác chiến xa và mới. Những nhiệm vụ nổi bật và kéo dài nhất trong số này là tác chiến chống cướp biển của PLAN tại Vịnh Aden để bảo vệ một trong những SLOC của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. PLAN phát động những hoạt động này vào tháng 12/2008 và đã tiếp tục chúng đến ngày nay. Là sự triển khai đầu tiên thường trực ngoài khu vực, nhiệm vụ chống cướp biển đóng vai trò là dấu mốc chính trong sự triển khai toàn cầu của PLAN và là một nguồn kiến thức sâu sắc đối với những yêu cầu tác chiến tiền phương. Từ nhiệm vụ chống cướp biển, sự triển khai của Trung Quốc đã mở rộng từ vai trò hộ tống hạn chế ban đầu sang cung cấp hỗ trợ cho nhiệm vụ hộ tống tàu Chương trình Lương thực thế giới của LHQ và tham gia vào các nhiệm vụ nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn và an ninh khẩn cấp khác. Kinh nghiệm trong việc duy trì tác chiến trên biển mang đến cho PLAN những hiểu biết đáng kể về chỉ huy và những yêu cầu hậu cần đối với việc triển khai dài hạn, tầm xa và cho thấy những thách thức của việc triển khai PLAN tới những khu vực biển xa trong thời gian dài mà không có tiếp cận thường trực tới cơ sở hải quân tiền phương.

1661682802483.png

1661682859957.png

1661683015372.png

Hải quân Trung Quốc tại biển Aden

Trong nhiệm kỳ của ông Hồ Cẩm Đào, PLAN cũng thực hiện những hoạt động quân sự phi chiến tranh như hỗ trợ sơ tán phi chiến đấu công dân Trung Quốc từ Libya năm 2011 và được hỗ trợ bởi sự hiện diện chống cướp biển tiền phương, PLAN đã gia tăng đáng kể sự can dự vào các hoạt động ngoại giao hải quân thông qua những chuyển thăm cảng và tham gia vào diễn tập với nước ngoài. Kể từ giữa năm 2009, lực lượng triển khai chống cướp biển đã thường xuyên thực hiện việc triển khai thiện chí và hỗ trợ diễn tập đa phương, duyệt binh hạm đội quốc tế, và những diễn đàn hải quân khác. Ngoài ra, năm 2010 Trung Quốc bắt đầu triển khai tàu bệnh viện, Peace Ark, thực hiện hỗ trợ nhân đạo cung cấp trợ giúp y tế cho công dân Trung Quốc ở nước ngoài và người dân địa phương trong các chuyến thăm cảng nước ngoài. Trung Quốc sử dụng những chuyến thăm thiện chí này để biểu thị cam kết can dự quốc tế và thiện chí đóng góp vào các nỗ lực an ninh quốc tế của mình. Ngoại giao hải quân cũng giúp Trung Quốc thiết lập và củng cố quan hệ quân sự với các đối tác quốc tế và nuôi dưỡng môi trường an ninh thuận lợi cho sự mở rộng đầu tư nước ngoài của Trung Quốc.

1661682533482.png

1661682559014.png

1661682577261.png


...................
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,201
Động cơ
193,989 Mã lực
(Tiếp)

Triển khai chiến lược này dưới thời ông Tập Cận Bình

Dưới sự lãnh đạo của ông Tập, Bắc Kinh đã nâng cao hơn tầm quan trọng của hải quân Trung Quốc và lĩnh vực hàng hải. Sách trắng quốc phòng 2015 nhấn mạnh rằng “tư duy truyền thống rằng đất liền quan trọng hơn biển phải bị dẹp bỏ” và kêu gọi Trung Quốc phát triển lực lượng hàng hải để bảo vệ “những SLOC chiến lược và những lợi ích ở nước ngoài”. Sự chuyển đổi căn bản làm chuyển đổi trọng tâm của PLA từ đất liền ra biển, đánh dấu sự thay đối đáng kể trong quan điểm của Trung Quốc và dường như thể hiện sự nhìn nhận của Bắc Kinh rằng hải quân Trung Quốc có vai trò sống còn trong việc đạt được những mục tiêu chiến lược quốc gia.

Ông Tập Cận Bình đã đưa ra “Giấc mộng Trung Hoa” phục hưng dân tộc. Trong thời đại toàn cầu hóa sự phát triển của Trung Quốc trong nước phụ thuộc vào sự tiếp cận được bảo đảm với nguồn năng lượng và thị trường nước ngoài, hiện thực hóa mục tiêu này là không thể nếu không có một hải quân mạnh để bảo vệ những lợi ích kinh tế này. Nỗ lực phát triển những lợi ích kinh tế ở nước ngoài của Trung Quốc thông qua những chương trình như Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) làm cho lý lẽ chiến lược xây dựng hải quân toàn cầu này trở nên thuyết phục hơn.

1661740946119.png

1661741028176.png


Ông Tập Cận Bình giới thiệu BRI năm 2013 như một chương trình để cung cấp tài chính và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở các nước Trung Quốc có hoặc tìm cách phát triển những lợi ích kinh tế. Bắc Kinh ban đầu nhận thức BRI như một sáng kiến xuyên khu vực kiên kết Trung Quốc với phần còn lại của châu Á, Trung Đông bằng “con đường tơ lụa trên biển”. Tuy nhiên, phạm vi của BRI đã mở rộng bao gồm những dự án cơ sở hạ tầng ở châu Phi, châu Âu, Mỹ Latinh và Bắc Cực. Tốc độ Trung Quốc theo đuổi BRI và những lợi ích kinh tế khác đã vượt khá khả năng của quân đội nước này trong việc cung cấp an ninh cho những lợi ích này.

1661741144868.png

1661741176872.png

1661741204737.png

1661741235685.png

Căn cứ quân sự Trung Quốc tại Djibouti

Nhằm duy trì tác chiến toàn cầu tốt hơn và cung cấp sự bảo đảm an ninh cho những khoản đầu tư BRI, những chiến lược gia quân đội đang kêu gọi Trung Quốc phát triển “những cứ điểm chiến lược” ở nước ngoài. Những “cứ điểm” này là những căn cứ hoặc cơ sở, như căn cứ hỗ trợ hậu cần của Quân đội Trung Quốc ở Djibouti hoặc những tiền đồn ở Quần đảo Trường Sa có tác dụng hỗ trợ hoạt động quân sự ở nước ngoài. Những cứ điểm chiến lược cho phép PLAN duy trì sự hiện diện lực lượng ở những khu vực xa xôi và tung phóng sức mạnh từ những khu vực này để bảo vệ những lợi ích của Trung Quốc. Theo một nguồn tin của PLAN, Trung Quốc nên “kết nối các điểm” để tích hợp những cứ điểm chiến lược đơn lẻ thành một hệ thống hỗ trợ ở nước ngoài.

1661741276709.png

1661741343949.png

1661741385537.png

1661741415409.png

Căn cứ quân sự Trung Quốc tại Trường Sa

Trong nhiệm kỳ Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã sử dụng sự triển khai chống cướp biển tiền phương để thực hiện sự hỗ trợ phản ứng nhanh và ngày càng phức tạp cho những nhiệm vụ khác hoặc các trường hợp khẩn cấp quan trọng đối với lợi ích của Trung Quốc. Vào cuối năm 2013, một tàu PLAN di chuyển qua Địa Trung Hải để cung cấp hộ tống an ninh hỗ trợ Tổ chức Cấm phổ biến vũ khí hóa học (OPCW) và việc đưa vũ khí hóa học ra khỏi Syria. Năm 2015 các tàu chống cướp biển của Trung Quốc trực tiếp sơ tán công dân Trung Quốc và nước ngoài khỏi Yemen là hoạt động sơ tán bằng hải quân đầu tiên của PLAN. Tàu Trung Quốc cũng ngày càng có khả năng phản ứng đối với những trường hợp nhân đạo và tìm kiếm cứu nạn khẩn cấp, thể hiện sự linh hoạt ngày càng tăng và sẵn sàng hỗ trợ các nhiệm vụ toàn cầu.

...................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,232
Động cơ
654,685 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Sự hình thành chiến lược sau cải cách Quân đội Trung Quốc

Chủ tịch Tập đã chủ trì cải cách quân sự toàn diện làm thay đổi sâu sắc cách tổ chức quân đội Trung Quốc và ảnh hưởng tới cách xây dựng chiến lược hải quân. Cải cách này có thể đã làm giảm ảnh hưởng thế chế của PLAN lên chiến lược hải quân và phân tán trách nhiệm giữa các cơ quan của Quân ủy trung ương (CMC) và Bộ tư lệnh chiến khu, bên cạnh các bộ chỉ huy của PLAN. CMC dường như vẫn giữ quyền kiểm soát phê duyệt các chiến lược của quân đội và các quân chủng.

1661850823254.png


Sự phát triển chiến lược hải quân dường như sẽ tiếp tục là một quá trình tập trung hóa nhưng có sự tham vấn trong đó CMC đưa ra định hướng chiến lược và điều phối đầu vào từ những tổ chức này và cơ quan nghiên cứu của Quân đội Trung Quốc sẽ tổng hợp thành chiến lược của PLAN đáp ứng những yêu cầu của chiến lược quân sự lớn hơn. Bộ Tham mưu Liên hợp và Văn phòng Kế hoạch Chiến lược của CMC có lẽ là một phần không thể thiếu trong quá trình này. Mặc dù có vai trò ít chính thức hơn trong hoạch định chiến lược, sự chú trọng của PLAN vào “bảo vệ biển xa” dường như tiếp tục không bị cản trở trong tương lai trước mắt bởi vì nó phù hợp với mục tiêu quốc gia lớn hơn của Bắc Kinh.

Cải cách Quân đội Trung Quốc xóa bỏ ảnh hưởng chính thức của hải quân Trung Quốc đối với việc xây dựng chiến lược. Trước cải cách này, tư lệnh quân chủng của Quân đội Trung Quốc có chân trong CMC và tham gia trực tiếp vào việc hình thành đường lối quân sự. Do giờ đây, tư lệnh quân chủng không có chân trong CMC, PLAN ít có ảnh hưởng lên sự phát triển chiến lược. Cải cách cũng tước đi trách nhiệm tác chiến của các quân chủng, trách nhiệm này đã được chuyển giao cho 05 chiến khu mới. Sự thay đổi này làm cho những bộ chỉ huy của PLAN chịu trách nhiệm về những chức năng hành chính “nhân sự, huấn luyện và trang bị” và dường như chuyển giao một số thẩm quyền thể chế trong việc hình thành chiến lược hải quân cho các bộ tư lệnh chiến khu.

Vai trò chiến lược đối với những bộ tư lệnh chiến khu mới làm phân tán ảnh hưởng lên sự phát triển chiến lược hải quân bởi vì số lượng lớn hơn những tổ chức và cá nhân đóng góp đầu vào giờ đây. Ví dụ, các chiến khu dưới sự chỉ huy của sỹ quan lục quân hoặc không quân dường như có thể đưa ra yêu cầu và quyết định nhiệm vụ đối với lực lượng hải quân trong khu vực địa lý được giao của họ. Một kết quả của sự chuyển đổi sang cấu trúc bộ tư lệnh chiến khu có thể là làm cho chiến lược hải quân hỗ trợ trực tiếp hơn cho tác chiến liên hợp, mà sự theo đuổi điều này là động lực chính của cải cách. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ cách sự tham gia của bộ tư lệnh chiến khu sẽ vận hành trong thực tế; chỉ 03 trong số 05 bộ tư lệnh chiến khu có lực lượng hải quân trong biên chế và những bộ tư lệnh chiến khu chịu trách nhiệm đối với những nhiệm vụ biển gần chứ không phải những nhiệm vụ biển xa.

1661851005445.png

1661851025198.png

1661851064638.png


Bộ chỉ huy của PLAN dường như vẫn giữ ảnh hưởng đối với thành tố biển xa trong chiến lực hải quân. Ví dụ, cơ quan này tiếp tục giám sát hoạt động chống cướp biển ở Vịnh Aden. Bộ chỉ huy PLAN có thể cũng ảnh hưởng đến chiến lược hải quân thông qua trách nhiệm trong việc quản lý xây dựng trang bị và huấn luyện, vì cả hai khu vực này ảnh hưởng đến thể loại năng lực và nhiệm vụ mà Trung Quốc sẽ theo đuổi.

Sự bố trí về mặt thể chế mới ảnh hưởng từ cải cách PLA có thể không ảnh hưởng ngay tới chiến lược hải quân hiện tại. Những thay đổi chủ yếu đối với chiến lược của PLAN hiếm khi xảy ra. “Phòng thủ biển gần và Bảo vệ biển xa” chỉ là chiến lược hải quân chính thức thứ ba mà PLAN đã có từ khi thành lập vào năm 1949 và chiến lược trước của “phòng thủ biển gần” đã tồn tại được 03 thập kỷ. Từ quan điểm này, chiến lược hải quân hiện tại được đưa ra trong Sách trắng quốc phòng năm 2015 là tương đối mới. Quan trọng hơn, sự bổ sung “bảo vệ biển xa” vào chiến lược hiện tại tạo ra sự phù hợp giữa chiến lược của PLAN và những mục tiêu chính sách đối ngoại bao trùm của Bắc Kinh. Bắc Kinh xem PLAN và năng lực biển xa của lực lượng này là thiết yếu đối với việc bảo vệ những lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài và bảo vệ các tuyến thương mại trên biển của đất nước.

1661851156170.png

1661851171651.png

1661851283084.png

Tàu khu trục Type-052D của Trung Quốc

.......................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,232
Động cơ
654,685 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tương lai của PLAN – Tung phóng sức mạnh, nhiệm vụ viễn chinh và tàu ngầm hạt nhân

Chiến lược “phòng thủ biển gần và bảo vệ biển xa” của PLAN và ưu tiên mới của Trung Quốc đối với việc bảo vệ lĩnh vực hàng hải sẽ dường như sẽ định hình sự hình thành và triển khai lực lượng hải quân những thập kỷ tới. “bảo vệ biển xa” sẽ đòi hỏi sự chú trọng lớn hơn vào việc triển khai sức mạnh trên toàn cầu và năng lực viễn chinh. Lực lượng tàu sân bay có thể trở thành một trong những khía cạnh hiện hữu nhất của lực lượng biển xanh, hiện đại của Trung Quốc và PLAN sẽ cần phát triển những khái niệm tác chiến và chiến thuật mới để giúp cho hoạt động của đội tàu sân bay tích hợp, an toàn ở biển xa. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc đã ủng hộ xây dựng lực lượng lên tới 06 tàu sân bay tới giữa thập kỷ 2030, bao gồm cả tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân nhằm hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ quốc phòng của Trung Quốc và duy trì tác chiến biển xanh.

1661911086027.png

1661911105573.png

Tàu sân bay Liêu Ninh

1661911175359.png

1661911206823.png

Tàu sân bay Sơn Đông

1661911277969.png

1661911262042.png

Tàu sân bay thứ 3 của Trung Quốc

Ngoài ra, “bảo vệ biển xa sẽ đòi hỏi PLAN phải tinh chỉnh và tăng cường năng lực hỗ trợ tác chiến viễn chinh toàn cầu để bảo vệ những lợi ích kinh tế và chiến lược quốc gia của Trung Quốc, bao gồm bảo vệ hoặc làm gián đoạn SLOC và triển khai lực lượng ở những khu vực biển trên khắp thế giới. Trung Quốc sẽ trang bị những nền tảng viễn chinh đa nhiệm như tàu đốc đổ bộ (LPD) và tàu đổ bộ tiến công (LHA) cho mục đích này. Những tàu này sẽ có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ bao gồm chống cướp biển, bổ sung quân, và tìm kiếm và cứu nạn và ứng phó y tế.
Vì PLA tiếp tục nỗ lực “đi ra toàn cầu” để hoàn thành những yêu cầu của chiến lược hải quân mới ngoài biển xa, Bắc Kinh dường như sẽ xác định những nhiệm vụ bổ sung đối với lực lượng tàu ngầm của mình. PLAN đã bắt đầu triển khai tàu ngầm vào Ấn Độ Dương để hỗ trợ những hoạt động an ninh đang diễn ra. Nếu Bắc Kinh muốn mở rộng khoảng cách hoặc tăng số lượng tàu ngầm triển khai ở biển xa, PLAN sẽ cần phải mua sắm thêm tàu ngầm hạt nhân mới vì chúng bền bỉ hơn tàu ngầm truyền thống đang chiếm hầu hết lực lượng tàu ngầm hiện tại của Trung Quốc.

1661911615215.png

1661911639554.png

1661911671487.png

Tàu đổ bộ Type-075 của Trung Quốc

1661911824985.png

1661911739807.png

1661911781911.png

Tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc

................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,232
Động cơ
654,685 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tàu khu trục Type 055 của Hải quân Trung Quốc và hàm ý cho môi trường an ninh biển trong tương lai

Hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc, một quá trình đã được tiến hành nghiêm túc trong 03 thập kỷ, hiện đang đạt được những tiến bộ. Sự ra đời của tàu tuần dương (khu trục) Type 055 chắc chắn đưa Hải quân Trung Quốc (HQTQ) trở thành một trong những quân chủng hải quân hàng đầu thế giới. Nghiên cứu này, dựa trên một tập hợp các bài viết bằng tiếng Trung, cung cấp cái nhìn toàn diện đầu tiên về loại tàu chiến mặt nước lớn, mới này. Nó cho thấy một con tàu có thiết kế tàng hình, cùng với một loạt thiết bị cảm biến mạnh và dường như được tích hợp tốt. Ngoài ra, với 112 ống phóng thẳng đứng (VLS), tàu tuần dương mới này của Trung Quốc thể hiện khả năng mang số lượng vũ khí lớn hơn so với các tàu chiến mặt nước trước đây. Khả năng sát thương của nó cũng có thể tăng khi những loại vũ khí mới, hiện đại sau này có thể được bổ sung với thiết kế phù hợp. Do đó, con tàu này tạo ra sức mạnh hải quân rất đáng kể để hộ tống các đội tàu sân bay của Trung Quốc, bảo vệ các tuyến đường biển dài của Bắc Kinh và đưa ngoại giao hải quân Trung Quốc lên một cấp độ hoàn toàn mới và chưa từng có. Điều quan trọng hơn có lẽ là Type 055 sẽ mở rộng đáng kể tầm hoạt động và hỏa lực của HQTQ và điều này có thể tác động lớn đến rất nhiều kịch bản xung đột tiềm tàng, từ Ấn Độ Dương đến Bán đảo Triều Tiên và nhiều nơi khác. Hơn nữa, nghiên cứu về sự phát triển của Type 055 này còn đưa ra bằng chứng cho thấy các nhà chiến lược hải quân Trung Quốc nhận thức sâu sắc về những tình huống khó xử lớn khi đối đầu với hạm đội tàu mặt nước của Hải quân Mỹ.

1662000783644.png

1662000002779.png

1662000028643.png

Type 055

Giới thiệu

Chỉ hơn một thập kỷ trước, cộng đồng nghiên cứu hải quân đã kinh ngạc khi Hải quân Trung Quốc triển khai một tàu tiến công cao tốc mang tên lửa (mosquito-like catamaran) khá sáng tạo, với số lượng đáng kể. Ngay sau đó, HQTQ bắt đầu triển khai một lớp tàu frigat mới (Type 054A) đến Vịnh Aden. Loại tàu đó đã chứng minh độ tin cậy của nó cho các hoạt động ở vùng biển xa. Sau đó, các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc tiếp tục đẩy nhanh tốc độ phát triển tàu cô-vét (Type 056), nhằm mục đích lấp đầy các vùng biển gần bằng những tàu có tải trọng lớn. Hơn 50 tàu lớp này hiện đang được biên chế. Các chương trình trên cho thấy, ở một mức độ nhất định, Bắc Kinh đang lựa chọn chiến lược hải quân jeune ecole cổ điển ưu tiên các tàu nhỏ, có tính sát thương hơn cho các nhiệm vụ chiến đấu ở “vùng biển gần”, trong khi lực lượng tàu ngầm ngày càng tăng có thể được triển khai để tiến công các tàu thương mại.

1662000112780.png

1662000171099.png

Type 054A

1662000227243.png

1662000348895.png

Type 056

Trong nhiều năm, nhà máy đóng tàu Trung Quốc dường như không quan tâm đến các tàu chiến mặt nước cỡ lớn. Chỉ tới năm 2014, loại tàu khu trục cỡ lớn có sức mạnh tác chiến (Type 052D) đầu tiên mới ra khơi. Nhưng bây giờ tình hình đột nhiên có vẻ rất khác, vì sự thúc đẩy nhanh chóng, đã có 14 tàu lớp này được biên chế với ít nhất 11 tàu nữa hoặc nhiều hơn dự kiến sẽ được triển khai. Điều đó cũng đủ để gây ra một sự chấn động lớn cho các thủy thủ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vào giữa năm 2017, các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc đã cho ra mắt một loại tàu chiến mặt nước thậm chí còn lớn hơn, “tàu khu trục 10.000 tấn Type 055” (055 型 万吨 级 驱逐舰). Con tàu này, được phân loại tốt nhất là tàu tuần dương, dường như thể hiện một bước nhảy vọt lớn về chất của Hải quân Trung Quốc khi đi đầu trong lĩnh vực thiết kế tàu chiến mặt nước. Tàu Type 055 cũng không phải là một thử nghiệm đơn thuần, vì 07 chiếc nữa được cho là đang trong các giai đoạn hoàn thiện khác nhau.

1662000402810.png

1662000475055.png

1662000518813.png


Với lượng choán nước hơn 12.000 tấn, Type 055 có trọng tải gần gấp đôi so với tàu khu trục tiền nhiệm của Trung Quốc và dài hơn 23 m. Trong thời đại mà các chiến lược gia hải quân thường coi các lực lượng tác chiến mặt nước lớn là rất dễ bị tổn thương trước ngư lôi và tên lửa hành trình chống hạm, Hải quân Trung Quốc dường như đang bỏ qua tất cả các bài học kinh nghiệm. Thay vào đó, các chiến lược gia Trung Quốc khẳng định rằng việc nghiên cứu kỹ lịch sử hải quân gần đây cho thấy lợi thế của việc “chơi lớn” (大型 化) khi nói đến thiết kế tàu chiến. Chương trình này khẳng định một cách táo bạo rằng Trung Quốc dự định sử dụng một hạm đội lớn và có năng lực trên khắp các đại dương của thế giới. Về khía cạnh quân sự, khẳng định này cũng cho thấy một niềm tin nhất định phổ biến ở Bắc Kinh rằng Trung Quốc đã làm chủ được các công nghệ cần thiết để bảo vệ những con tàu được đánh giá cao như vậy. Do đó, đối với các nhà chiến lược hải quân, việc đưa chiếc Type 055 đầu tiên vào hoạt động vào tháng 01/2020 có thể gợi lại thời điểm loại thiết giáp hạm Dreadnought (1906) hoặc thậm chí là thiết giáp hạm Bismarck (1939) được biên chế. Việc biên chế hai loại tàu nổi tiếng này đã thay đổi đáng kể cục diện chiến lược hải quân vào thời điểm đó. Điều tương tự cũng có thể được đề cập sau vài thập niên nữa liên quan đến sự ra đời của tàu Type 055.

1662000621739.png

....................
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,201
Động cơ
193,989 Mã lực
(Tiếp)

Việc phát triển và đóng tàu

Lịch sử của các tàu chiến mặt nước lớn của Trung Quốc không phải là một lịch sử lâu đời và huy hoàng. Bỏ qua câu chuyện đáng buồn về việc các thiết giáp hạm nhập khẩu của Trung Quốc bị đánh chìm một cách đáng tủi hổ trong Chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895), nguồn gốc của hạm đội tàu mặt nước của HQTQ được xác định từ việc Liên Xô chuyển giao 4 tàu chiến mặt nước cũ cho Trung Quốc vào năm 1954. Hải quân Trung Quốc coi những con tàu này là “bốn viên kim cương lớn” (四大 金刚). Vào thời điểm đó, trọng tâm mới của Hải quân Trung Quốc nói chung là máy bay, tàu ngầm và tàu, xuồng cao tốc cỡ nhỏ. Rõ ràng là những kỳ tích của “hạm đội muỗi” sau này đã không bị lãng quên trong Quân đội Trung Quốc ngày nay. Mãi đến đầu những năm 1970, Trung Quốc mới nỗ lực đóng tàu khu trục của riêng mình. Các tàu chiến mặt nước đáng tin cậy đầu tiên của hải quân nước này, tàu Thanh Đảo (Qingdao) và Hạ Bình (Harbin), đã được hoàn tất vào giữa những năm 1990. Đáng chú ý, cả hai đều dựa trên động cơ tuabin khí General Electric LM-2500 do Mỹ sản xuất. Trong thập kỷ sau đó, Trung Quốc một lần nữa vay mượn từ Nga và nhập khẩu 4 tàu khu trục lớp Sovremmeny để tăng cường hơn nữa hạm đội tàu nổi đang phát triển của mình.

1662173342540.png

1662173686315.png

1662173368114.png

Tàu khu trục Thanh Đảo

1662173720635.png

1662173658788.png

1662173555908.png

Tàu khu trục Hạ Bình

1662173759412.png

1662173781302.png

Tàu khu trục lớp Sovremmeny

Tuy nhiên, sự ra đời của 02 tàu khu trục Type 052C trong Hạm đội Nam Hải của HQTQ vào năm 2004-2005 đã thực sự đưa Trung Quốc vào lĩnh vực thiết kế và chế tạo tàu chiến mặt nước hiện đại. Phương tiện truyền thông phương Tây nhanh chóng đặt tên là “Red Aegis”, những con tàu mới này được trang bị radar mảng pha, hệ thống phóng thẳng đứng (VLS), tên lửa phòng không và chống hạm tầm xa. Theo một phân tích của Trung Quốc, việc đưa loại tàu này vào sử dụng đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã “lọt vào nhóm các quốc gia dẫn đầu về công nghệ tàu khu trục”. Sau khi hoàn thành 02 thân tàu đầu tiên, Lan Châu và Hải Khẩu, đã có 8 năm tạm dừng sản xuất các tàu khu trục Type 052C do nhà máy đóng tàu Giang Nam lịch sử của Trung Quốc được chuyển từ trung tâm Thượng Hải đến cơ sở chế tạo lớn, mới tại đảo Trường Hưng. HQTQ hiện đang vận hành 06 tàu khu trục Type 052C.


1662173820002.png

1662173852235.png

1662173866164.png

1662173881850.png

Type-052C

Lớp tàu tiếp theo, tàu khu trục Type 052D đã được chế tạo khá nhanh kể từ năm 2012. Một chuyên gia hải quân Mỹ miêu tả loại tàu này là “có diện mạo ưa nhìn hơn tàu khu trục lới Arleigh Burke của Hải quân Mỹ”. Một đánh giá tổng quan về hạm đội tàu khu trục của Hải quân Trung Quốc năm 2019 xác định vào năm 2025 lực lượng này sẽ có khoảng 24 tàu như vậy trong biên chế. Dù nhận định tàu 054D là một “tàu chiến nổi bật với uy lực mạnh”, đánh giá đã thẳng thắn nói rằng “cấp độ công nghệ của nó không phải là tiên tiến nhất”.

1662173930947.png

1662173950896.png

1662174027770.png

Tàu khu trục Type 052D

Quyết tâm vươn xa hơn của HQTQ rõ ràng một phần là do họ đã đọc được lịch sử hải quân đương đại. Các nhà quan sát Trung Quốc ghi nhận cách các tàu khu trục lớn của Mỹ cung cấp hỏa lực chi viện đáng kể trong các cuộc xung đột gần đây, chẳng hạn như trong Chiến tranh Irắc năm 2003. Quay trở lại vài thập niên trước đó, các chiến lược gia của HQTQ cũng rút ra bài học từ Chiến tranh Falklands rằng các lực lượng tác chiến mặt nước nhỏ hơn có thể tỏ ra kém năng lực hơn và do đó dễ bị tiến công hơn trong chiến tranh hải quân hiện đại. Nguồn tin tương tự giải thích: “Ngày nay, tất cả hải quân trên thế giới đang nỗ lực không ngừng trong việc phát triển năng lực cho ý tưởng thiết kế, bố trí bên trong và hệ thống động cơ, những thứ giúp họ trở thành thành viên của câu lạc bộ “siêu khu trục hạm”.

Rõ ràng là các kiến trúc sư hải quân Trung Quốc nhận thấy có sự thay đổi đáng kể trong kế hoạch đóng tàu chiến mặt nước của Mỹ, nên họ lập ra một dự án đầy tham vọng. Vào cuối năm 2009, dự án Type 055 nhận được sự chấp thuận chính thức và việc chế tạo nguyên mẫu ban đầu bắt đầu tại nhà máy đóng tàu Giang Nam mới bên ngoài Thượng Hải vào năm 2014. Đầu năm đó, một mô hình tỷ lệ 1:1 đặc biệt của cấu trúc thượng tầng của một tàu chiến mặt nước lớn "bất ngờ xuất hiện" ở Vũ Hán - một sự phát triển có phần gây sốc kể từ khi tàu Type 052D mới ra mắt. Điều này rõ ràng phản ánh cách tiếp cận của HQTQ đối với thiết kế tàu chiến, tức là đồng thời "trang bị một thế hệ, đóng một thế hệ và thiết kế một thế hệ".

1662174158331.png

1662174189775.png

1662174221601.png

1662174268960.png

Tàu đầu tiên lớp Type-055

....................
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top