[Funland] Sơ lược về lực lượng tên lửa thông thường của hàng xóm

Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

Về vấn đề Đài Loan, Trung Quốc lấy giải quyết hòa bình làm giải pháp chính, giải pháp quân sự chỉ là phụ, nhưng cũng cần phải chuẩn bị cả về chính trị và quân sự, và cả hai đều phải cứng rắn. Giải quyết hòa bình vấn đề Đài Loan thông qua các biện pháp chính trị và kinh tế sẽ là một chiến lược lâu dài. Hải quân Trung Quốc không chỉ chăm chăm nhắm vào "dải đất hình viên đạn" ở cự ly gần như Đài Loan. Già nửa các tuyến đường quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc là các tuyến thương mại về phía đông đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ, nửa còn lại là các tuyến đến Nam Á, châu Phi và châu Âu qua Đông Nam Á. Về phía đông, sự phát triển và chiến lược của Hải quân Trung Quốc về cơ bản thống nhất với phương hướng và yêu cầu giành lại Đài Loan, còn về phía nam thì có vấn đề Biển Đông, ở tầm vừa có vấn đề yết hầu Malacca bị kìm kẹp, ở tầm xa có vấn đề đảm bảo an toàn cho các tuyến hàng hải của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.
Vấn đề Biển Đông dễ giải quyết hơn vấn đề Đài Loan. Các nước trong khu vực hiện không có đối thủ quân sự nào có thể sánh ngang với Trung Quốc, do đó, sự tồn tại của lực lượng quân sự chủ yếu là ở quy mô của hạm đội hải quân và thời gian tích lũy hiện diện trong khu vực.

1656410094934.png

1656410234662.png

1656410272511.png

1656410335722.png

1656410526485.png

1656410598542.png

Trung Quốc bồi đắp và chiếm đóng các đảo đá trên Biển Đông

1656409856090.png

1656409874890.png

Eo biển Malacca

Malacca là một cửa ngõ quan trọng từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương, khu vực này từ lâu đã được kiểm soát bởi Singapore, Malaysia và Indonesia. Đặc biệt, vị trí của Singapore và ý đồ chiến lược kết đồng minh với Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc mà hiện tại nước này đang áp dụng là rất rõ ràng, thậm chí có thể đe dọa nếu Trung Quốc tiến hành các hoạt động quân sự chống lại Đài Loan, sẽ phong tỏa eo biển Malacca để trừng phạt đối với Trung Quốc. Và nếu cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Singapore nổ ra, họ còn có thể kích hoạt sự phòng thủ chung của liên minh quân sự Singapore-Mỹ, nói một cách đơn giản là giao tranh trực tiếp với Mỹ. Vấn đề an ninh ở Malacca giống như một phần mở rộng của vấn đề Đài Loan. Việc xây dựng lực lượng quân sự vươn xa nhằm giải quyết vấn đề Đài Loan, ở một mức độ nhất định, chính là chìa khóa để giải quyết vấn đề.

1656410700335.png

1656410756492.png

1656410791556.png

1656410877457.png

1656410853173.png

Tàu chiến hải quân Mỹ tại Singapore

Ấn Độ Dương rất quan trọng đối với an ninh thương mại của Trung Quốc. Tình hình chính trị của Nam Á không ổn định như Đông Á. Ấn Độ và Pakistan có những ân oán lịch sử và có tranh chấp biên giới với Trung Quốc. Ngoài ra, Ấn Độ có tâm lý coi Ấn Độ Dương là khu vực ảnh hưởng của riêng mình, càng khiến dễ dàng nảy sinh xung đột. Mặc dù khả năng xảy ra chiến tranh trực tiếp với một cường quốc hạt nhân như Ấn Độ là rất nhỏ, nhưng vẫn rất có khả năng Ấn Độ sẽ sử dụng bờ biển dài của mình để gây trở ngại cho các tuyến đường biển đông đúc của Ấn Độ Dương. Hộ tống hành trình và tuyên bố sự hiện diện, sẽ là trạng thái thông thường ở Ấn Độ Dương trong một thời gian dài.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Định vị và triển khai tàu sân bay

Chi tiêu quân sự của Hải quân Trung Quốc hiện bằng khoảng 1/6 ~ 1/3 của Hải quân Mỹ. Dựa trên thực tế này, ước tính Trung Quốc có thể duy trì một hạm đội với ít nhất từ 2 đến 3 "siêu tàu sân bay". Nếu tính tới việc Trung Quốc không phải chi ngân sách khổng lồ để duy trì căn cứ ở nước ngoài, hơn nữa trọng tải tàu chiến tương đối thấp, chi phí mua sắm và sử dụng tàu sân bay thông thường cũng thấp, có lẽ 2 tàu sân bay mang tính quá độ + 3 tàu sân bay lớn cũng đủ để chấp nhận. Xem xét đến thời gian đóng tàu sân bay kéo dài, phải mất ít nhất 4 ~ 8 năm kể từ khi bắt đầu đóng mới đến khi đưa vào sử dụng. Thậm chí tính toán ở mức lạc quan nhất, khi tàu sân bay thứ 5 đi vào hoạt động, tàu sân bay đầu tiên đã hoạt động được ít nhất 20 ~ 30 năm, cách thời điểm nghỉ hưu không còn xa nữa.

1656472769357.png

1656472869185.png

1656472898842.png

Tàu sân bay Liêu Ninh khi còn mang tên Varyag

Tàu sân bay Liêu Ninh và tàu sân bay chế tạo trong nước đầu tiên áp dụng thiết kế kiểu Nga, trọng tải nhỏ chỉ từ 50.000 đến 60.000 tấn, khác hoàn toàn với các tàu sân bay cỡ lớn sử dụng máy phóng. Vì vậy, trong tương lai Hải quân Trung Quốc nhất định sẽ có một giai đoạn chuyển tiếp với hai tàu sân bay kiểu Nga và giai đoạn nâng cấp sau khi xuất hiện một tàu sân bay cỡ lớn chính thức.
Tàu Liêu Ninh mang tính chất thử nghiệm và thăm dò mạnh mẽ đối với Hải quân Trung Quốc. Đây là một bước nhảy vọt lịch sử chưa từng có của tàu sân bay Trung Quốc. Cho đến nay, nó chủ yếu đảm nhận vai trò thử nghiệm và huấn luyện. Nó không thể được coi là một tàu chiến chính thức, có thể lập tức phát huy sức mạnh chiến thuật của mình. Điều rõ ràng nhất là biên chế hàng không của Liêu Ninh vẫn chưa được ấn định, cũng như chưa bắt đầu hành trình chiến thuật chính thức.

1656472982160.png

1656473081072.png

1656473112864.png

Tàu sân bay Liêu Ninh

Trong khi Hải quân Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn thăm dò tàu sân bay, thì việc triển khai cùng lúc hai tàu sân bay ở phía bắc là một lựa chọn không tồi. Một là, việc triển khai ở phía bắc, gần với "nơi sinh ra" của tàu sân bay, sẽ thuận tiện cho việc sửa chữa và bảo dưỡng. Thứ hai, sự hiện diện của hai tàu sân bay ở khu vực này sẽ tạo thành một sự răn đe chính diện tương đối lớn đối với Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên, đồng thời sẽ khép kín "cánh cửa" để ngăn chặn Mỹ và Nhật Bản can thiệp vào hành động quân sự của Trung Quốc đối với Đài Loan. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng tàu sân bay ở khu vực này sẽ khó khăn hơn. Tỷ lệ số lần xuất kích của máy bay trên hạm quy mô lớn cần đạt được là bao nhiêu, thiết lập loại vòng vây phòng không như thế nào, ứng phó với cách tiếp cận và đối đầu chiến thuật với lực lượng hàng không trên bộ của Mỹ và Nhật Bản ra sao, đây là một nhiệm vụ rất khắt khe trong quá trình huấn luyện ban đầu của hạm đội tàu sân bay.

1656473221172.png

1656473251441.png

1656473371656.png

Tàu sân bay Sơn Đông do Trung Quốc tự đóng

Phòng không là nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc sử dụng tàu sân bay ở Biển Hoa Đông. Di chuyển lưới lửa phòng không đến bờ biển Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ giúp cải thiện khả năng phòng thủ tổng thể của bờ biển phía đông. Các hoạt động của tàu sân bay gần bờ biển có thể được hỗ trợ bởi máy bay cảnh báo sớm trên đất liền và máy bay chống tàu ngầm, điều này cũng đủ bù đắp cho vấn đề đơn nhất chủng loại tàu sân bay, thiếu khả năng cảnh báo sớm và chống ngầm tầm xa của Trung Quốc hiện tại. Việc di chuyển thông thường của tàu sân bay đều phải nằm trong phạm vi 200 km tính từ bờ biển Trung Quốc. Số lượng máy bay trên hạm hiện nay tương đối ít. Nếu chỉ dựa vào máy bay trên hạm cho các hoạt động phòng không ở khu vực này sẽ rất khó khăn, cần phải dựa vào sự trợ giúp của mạng lưới cảnh báo radar và máy bay trên đất liền. Vai trò của tàu sân bay trong khu vực này rất linh hoạt và đa biến, nó có thể trở thành một "bức tường ngăn" giữa hai dải đất hoặc một "thanh kiếm đâm bất ngờ". Tình hình chính trị có thể đòi hỏi tàu sân bay phải phát triển hơn nữa theo hướng nhiệm vụ phòng không, nhưng xét cho cùng, tàu sân bay là thứ vũ khí tấn công vô cùng lợi hại. Bên sở hữu tàu sân bay có thể linh hoạt, chủ động lựa chọn phương thức tấn công và chiều sâu tấn công, chẳng hạn như lựa chọn chỉ tấn công các tàu chiến gần bờ dưới sự bảo vệ của vòng vây phòng không trên bộ, mà một hạm đội không có tàu sân bay khó có thể đạt được khả năng này. Hai tàu sân bay kiểu Nga hiện có cũng có những khiếm khuyết nhất định về khả năng tác chiến, tuy nó có khả năng phòng không hạm đội nhất định nhưng khả năng tấn công đối hải rất hạn chế. Hiện tại, biên đội tàu sân bay của Trung Quốc thiếu khả năng thu thập thông tin, giám sát thông tin điện tử và năng lực đối phó ngoài vòng phòng không, thiếu khả năng hỗ trợ và chế áp gây nhiễu điện tử. Đây chính là những yếu tố then chốt để chuyển từ phòng thủ thụ động sang phòng thủ chủ động, đó cũng là mấu chốt của việc biên đội tàu sân bay có thể tồn tại và tồn tại được bao lâu trong vùng biển của chuỗi đảo đầu tiên.

1656473479735.png

1656473500660.png

1656473535428.png

1656473638956.png

1656473695342.png

Máy bay tiêm kích hạm J-15

Theo quan điểm phát triển lâu dài, việc triển khai cả hai tàu sân bay ở Biển Hoa Đông chật hẹp là không khôn ngoan, bởi vì tư duy phòng thủ lạc hậu tự lực cánh sinh của Thủy quân Bắc Dương triều Thanh đã được lịch sử chứng minh là sai lầm. Biên đội tàu sân bay sinh ra là để làm phương tiện tấn công cơ động, cần có không gian đủ rộng để cơ động mới thể hiện được sức mạnh của mình. Do đó, Biển Đông và Nam Thái Bình Dương mới là những khu vực thích hợp cho việc triển khai tàu sân bay của Trung Quốc. Trong tương lai, tàu Liêu Ninh có thể được triển khai lâu dài ở Biển Hoa Đông để đảm nhiệm vai trò tàu sân bay huấn luyện, và tàu sân bay đầu tiên được sản xuất trong nước sẽ được triển khai lâu dài ở đảo Hải Nam. Hai chiếc có thể hoán đổi không định kỳ để tạo thành tuyến hành trình chiến thuật cho tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc, và tạo nên đội hình tàu sân bay kép - lực lượng tác chiến mặt nước mạnh nhất của Hải quân Trung Quốc trong 10 năm tới. Trong tương lai, sau khi tàu sân bay cỡ lớn tiên tiến hơn được đưa vào biên chế, tàu sân bay mới có thể được triển khai ở phía Nam, trong khi hai tàu sân bay cũ sẽ quay trở lại biển Hoa Đông để tăng cường sự hiện diện quân sự lâu dài xung quanh lối vào ra của đảo Đài Loan và chuỗi đảo đầu tiên.

1656473799604.png

1656474083504.png

1656473981966.png

1656474018725.png

Tàu sân bay Sơn Đông, Liêu Ninh và tàu tấn công đổ bộ Type-075 tại căn cứ hải quân đảo Hải Nam
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Sự phát triển đa dạng hóa trang bị của Hải quân Trung Quốc

Năm 2020, một đợt đại dịch viên đường hô hấp cấp Covid-19 đột ngột bùng phát trên toàn thế giới. Yêu cầu phòng, chống dịch bệnh và tình hình quốc tế rất phức tạp, luôn thay đổi. Hải quân Trung Quốc vẫn kiên trì kết hợp hai phương thức huấn luyện - phòng chống dịch và không ngừng nâng cao mức độ hiệu quả trong chiến đấu, tích cực làm tốt công tác chuẩn bị cho việc giành chiến thắng trong chiến tranh tương lai. Đồng thời, trong năm nay đã xuất hiện nhiều trang bị và công nghệ trong các lĩnh vực mới.

Thay mới và nâng cấp trang bị hiện có

J-15 kiểu máy phóng.

Vào tháng 11 năm 2020, trong một bản tin quân sự, lần đầu tiên xuất hiện cảnh quay của chiếc J-15 kiểu máy phóng, điều này đã “chứng thực” sự tồn tại của loại máy bay này. Nghe nói rằng loại máy bay này được thay thế bằng động cơ tua bin phản lực WS-10 với công nghệ vòi phun véc tơ, giúp nâng cao đáng kể tuổi thọ động cơ và cải thiện hơn nữa lực đẩy thông qua việc giảm trọng lượng. Có thể thấy từ hình ảnh trong bản tin này, J-15 kiểu máy phóng đã gia cố bộ phận hạ cánh ở mũi và được trang bị một thanh nối máy phóng. Máy phóng cất cánh có thể cải thiện hiệu quả và hệ số an toàn cất cánh của máy bay trên hạm. Sự ra đời của J-15 kiểu máy phóng cho thấy tàu sân bay thế hệ tiếp theo của Trung Quốc có thể áp dụng phương thức cất cánh dạng máy phóng.
Mặc dù không rõ liệu J-15 kiểu máy phóng sẽ lựa chọn phát triển các mô hình đặc biệt như máy bay tác chiến điện tử hay sản xuất hàng loạt, nhưng chắc chắn rằng dòng J-15 sẽ được thay thế bằng một thế hệ máy bay chiến đấu tàng hình mới trên hạm trong tương lai gần.

1656558743285.png

1656558806154.png

1656558844373.png

1656558885152.png

J-15 kiểu máy phóng

Z-20 kiểu trên hạm.

Ngày 12/01/2020, chiếc tàu đầu tiên mang tên Nam Xương của biên đội tàu khu trục Type 055 được đưa vào biên chế, và loại trực thăng trên hạm Z-20 được nó mang theo cũng lần đầu tiên lộ diện trong năm nay. Loại máy bay này là phiên bản đa năng trên hạm của Z-20 do Trung Quốc chế tạo, khả năng tác chiến tương đương với trực thăng MH-60R Seahawk của Hải quân Mỹ. Những cải tiến chính của Z-20 trên hạm bao gồm: thay thế bánh xe chịu áp lực cao, tăng cường các trụ phía sau, thay đổi bánh đuôi từ bánh đơn thành bánh đôi, và chuyển lên đặt ở sau thân máy bay, rút ngắn chiều dài cơ sở cho việc cất cánh và hạ cánh trên hạm an toàn, v.v. So với các nguyên mẫu ban đầu, Z-20 trên hạm đã được cấp phiên hiệu chiến thuật, được lắp đặt nhiều thiết bị hơn và rất có khả năng đã được đưa vào sử dụng. Z-20 trên hạm được trang bị một vòm radar hình đĩa dưới mũi, tương tự như radar đa chế độ AN/APS-147 (MMR) trên MH-60R. Loại radar MMR có thể tự động tìm và theo dõi 255 mục tiêu, với khả năng chụp ảnh bằng radar khẩu độ tổng hợp ngược (ISAR), phát hiện âm thanh và các mục tiêu nhỏ như kính tiềm vọng, có khả năng tìm kiếm mạnh mẽ. Như vậy, Z-20 trên hạm cũng sẽ có các chức năng trên. Ngoài ra, một giá treo vũ khí cũng được lắp đặt bên thân máy bay, nó có thể mang tên lửa chống hạm hạng nhẹ, ngư lôi hoặc trang bị tìm kiếm cứu nạn.

1656558986601.png

1656559028769.png

1656559070392.png

1656559127264.png

Z-20

Tàu ngầm hạt nhân kiểu mới.

Về mặt lực lượng tàu ngầm hải quân, trong một bản tin vào tháng 8/2020, lần đầu tiên, những cải tiến mới nhất của tàu ngầm hạt nhân tấn công 093 đã được tiết lộ. Nhìn từ ngoại hình, vỏ bọc đài chỉ huy của loại tàu này được xử lý đầy góc, đã thay thế gạch giảm thanh kích thước lớn hơn, các lỗ thoát nước ở hai bên thân tàu được chỉnh trang lại, công nghệ tổng thể và mức độ tiếng ồn được cải thiện. Ngoài ra, “mui rùa nhỏ” ở đuôi thuyền phẳng phiu hơn, có lẽ ở đây sẽ lắp đặt sonar kéo, với sự phát triển nhanh chóng công nghệ sonar của Trung Quốc, thể tích thiết bị ngày càng nhỏ, lượng không gian cần thiết của "mui rùa nhỏ" cũng dần thu nhỏ để làm cho con tàu càng thanh thoát hơn.

1656559258688.png

1656559290830.png

1656559313973.png

1656559237385.png

Tàu ngầm Type-93

.....
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

Phát triển trang bị hệ thống kiểm soát tuần tra biển

Trong những năm gần đây, các lực lượng trên biển phương Tây do Mỹ đứng đầu đã tiến hành trinh sát dài ngày trên vùng biển của Trung Quốc, tiến hành theo dõi, giám sát cự ly gần và trong thời gian dài, thậm chí gây nhiễu cho tàu chiến và máy bay của Trung Quốc Vào ngày 14/5/2020, tàu khu trục USS Mc Campbell đi qua eo biển Đài Loan; vào ngày 28/5, tàu khu trục Mustine đã xâm nhập lãnh hải Hoàng Sa (quần đảo của Việt Nam bị Trung Quốc tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp), giống như một "hành trình tự do" sát ranh giới, đây là sự xâm nhập trực tiếp vào lãnh hải của Trung Quốc; vào ngày 3/10, tàu khu trục nhỏ Winnipeg của Hải quân Canada từ Biển Đông đã đi qua eo biển Đài Loan, và sau đó tiếp tục di chuyển về phía bắc; vào buổi chiều ngày 6/12, tàu tấn công đổ bộ USS Makin Island thuộc lớp Wasp của Hải quân Mỹ đã đi qua mũi Nga Loan, huyện Bình Đông, Đài Loan, tiến về phía nam Biển Đông...

1656643886079.png

1656643914829.png

1656643979773.png

Tàu khu trục USS Mc Campbell

1656644031050.png

1656644077431.png

1656644093460.png

Tàu khu trục Mustine

1656644156688.png

1656644190941.png

1656644212225.png

Tàu tấn công đổ bộ USS Makin Island

Những hành động này làm Trung Quốc lo ngại, nó cũng là nguồn gốc gây ra các vấn đề an toàn trên biển giữa Trung Quốc và Mỹ. Người phát ngôn của Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Nam, Đại tá Lý Hoa Mẫn cho biết, lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc đã theo dõi, xác minh các tàu Mỹ và cảnh báo, xua đuổi các tàu này rời đi. Lực lượng chiến trường sẽ luôn duy trì tinh thần cảnh giác cao độ, thực hiện mọi biện pháp cần thiết và kiên quyết thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình, kiên quyết bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia, kiên quyết duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Trên thực tế, tàu chiến của Trung Quốc hiện đã có thể lao đến hiện trường để đích thân xua đuổi ngay khi tàu Mỹ xuất hiện, từ đoạn video do Mỹ công bố có thể thấy tàu chiến của Trung Quốc không chỉ theo dõi, giám sát tàu Mỹ mà thậm chí băng lên phía trước tàu Mỹ khoảng 50 mét và phát tín hiệu cảnh báo. Tàu Mỹ phải rẽ khẩn cấp để tránh va chạm. Mặc dù Hải quân Mỹ tiếp tục cáo buộc Hải quân Trung Quốc có những hành động "không an toàn và thiếu chuyên nghiệp", nhưng thực tế cho thấy khả năng xử lý tàu siêu việt của Hải quân Trung Quốc.

1656644296073.png

Tàu chiến Trung Quốc chạy cắt mặt tàu chiến Mỹ trên Biển Đông

Hiện tại, lực lượng tàu mặt nước của Hải quân Trung Quốc đã thiết lập cơ chế tuần tra thông thường hóa, luôn áp dụng phương thức một đối một hoặc hai đối một để giám sát, xác minh các tàu Mỹ xâm phạm và cảnh báo xua đuổi chúng rời đi, mấu chốt của trò chơi "mèo và chuột" này là phải nắm được hướng hành động của tàu chiến và máy bay Mỹ.

Máy bay tuần tra trên biển.

Ngoài các phương thức phát hiện thông thường như vệ tinh, radar và sonar, việc sử dụng máy bay hành trình dài để tiến hành giám sát trên biển diện rộng, đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện kịp thời tàu chiến và máy bay của Mỹ. Vào đầu năm 2020, một báo cáo trên tờ Nhật báo Giải phóng quân đưa tin rằng, một máy bay tuần tra chống ngầm Y-8 trong 24 ngày đã 7 lần thực hiện nhiệm vụ tuần tra. Và trong năm 2019, quân đội đã thực hiện hàng trăm lần xuất kích sẵn sàng chiến đấu, điều này cho thấy cường độ hoạt động tuần tra và kiểm soát cao của lực lượng hàng không hải quân Trung Quốc.

1656644608277.png

1656644567985.png

1656644650531.png

Máy bay tuần tra chống ngầm KQ-200

Máy bay tuần tra chống ngầm KQ-200 được cải tiến từ máy bay vận tải Y-9. Nó được trang bị 2 động cơ tua bin cánh quạt, tầm hoạt động tối đa 5.000 km, thời gian bay liên tục hơn 10 giờ, được trang bị hệ thống chống ngầm mới nhất của Trung Quốc, bao gồm máy dò từ trường dị thường cỡ lớn ở đuôi, radar tìm kiếm trên biển đặt dưới mũi, hệ thống trinh sát điện tử và khoang treo quang điện, v.v., có thể mang theo 100 phao sonar, có khả năng thu thập, xử lý thông tin mặt nước và dưới nước. Đồng thời, KQ-200 còn được trang bị hai cửa khoang chứa bom dưới bụng, có thể mang theo các loại vũ khí như ngư lôi chống ngầm, bom nước sâu, dưới cánh còn có thể treo tên lửa chống hạm, năng lực tác chiến có thể so sánh với máy bay tuần tra chống ngầm P-3C nổi tiếng của Mỹ.
Ngoài các tàu nổi, hoạt động trinh sát áp sát của máy bay quân sự nước ngoài diễn ra thường xuyên hơn. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Vương Văn Bân từng chỉ ra rằng, chỉ trong nửa đầu năm 2020, đã có hơn 2.000 lần xuất kích hoạt động do thám của máy bay quân sự Mỹ trên Biển Đông, khi Trung Quốc tiến hành diễn tập quân sự ở các vùng biển, máy bay trinh sát của quân Mỹ cũng đến để "dòm ngó". Vào ngày 17/11/2020, quân đội Trung Quốc tiến hành một cuộc tập trận ở vùng ven biển Quảng Đông. Máy bay trinh sát không người lái của Mỹ đã tới đây để thực hiện 13 lần trinh sát liên tục trong 4 ngày, thậm chí còn huy động cả máy bay trinh sát không người lái chiến lược như MQ-4C.

1656644732752.png

1656644759247.png

1656644779005.png

MQ-4C

.......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Máy bay chiến đấu bờ biển.

Là lực lượng quan trọng trong phòng không lãnh thổ đất nước, các đơn vị máy bay chiến đấu bờ biển của lực lượng hàng không hải quân Trung Quốc luôn được mệnh danh là “đại bàng trên biển”, trước các đòn trinh sát uy hiếp và khiêu khích của quân đội Mỹ, lực lượng này đảm nhận nhiệm vụ đánh chặn và xua đuổi máy bay Mỹ.

1656992558672.png

Máy bay chiến đấu Trung Quốc và máy bay Mỹ trên Biển Đông

Vào tháng 8/2020, một số phương tiện truyền thông đưa tin rằng, một lữ đoàn hàng không hải quân ở Chiến khu phía Đông đã tổ chức một cuộc huấn luyện đối đầu ban đêm. Các máy bay chiến đấu J-10A và Su-30Mk2 trên cùng một thao trường đã tiến hành các cuộc diễn tập thâm nhập bí mật tầm siêu thấp, tầm gần, mang đậm khí chất của chiến đấu thực tế. Có thể thấy qua video báo cáo rằng, Su-30Mk2 đã được trang bị tên lửa không đối không PL-12 sản xuất trong nước. Trong cuộc đối đầu mô phỏng với J-10A, nó đã dựa vào lợi thế về radar để khai hỏa trước và sử dụng PL-12 để đón đầu "bắn hạ" chiếc J-10A. Trước khi J-10A bị "bắn hạ", nó cũng đã phóng 1 quả PL-12, nhưng bị Su-30Mk2 quay ngoắt sang phải né tránh, và thả một quả bom gây nhiễu. Su-30Mk2 có bán kính chiến đấu lớn, khả năng treo tải mạnh và hiệu suất bay tuyệt vời. Tuy nhiên, do tên lửa không đối không tầm trung phiên bản xuất khẩu do Nga sản xuất còn hạn chế, nên khó có thể phát huy tối đa hiệu quả của máy bay chiến đấu. Cho đến những năm gần đây, tập đoàn Phong Kim Phú của Đại học Kỹ thuật Không quân đã bẻ khóa thành công "hệ thống quản lý treo ngoài của máy bay chiến đấu", cho phép Su-30Mk2 treo lắp các tên lửa không đối không tiên tiến trong nước và các ca bin nhiệm vụ, nâng cao rất nhiều hiệu quả chiến đấu. Ngoài tên lửa không đối không PL-12 và PL-8, Su-30Mk2 còn có thể mang theo một ca bin gây nhiễu KG600, và hai phi công cùng phối hợp công tác. Nó hiệu quả hơn nhiều so với chiến đấu cơ một chỗ ngồi trong thực hiện nhiệm vụ đánh chặn phòng không nội địa. Đồng thời, máy bay chiến đấu J-16 của quân đội Trung Quốc đã có khả năng mang được tên lửa không đối không tầm xa PL-15. Việc Su-30Mk2 được trang bị loại vũ khí này trong tương lai là điều đương nhiên. Hiện tại, vũ khí chống hạm chính của Su-30Mk2 là tên lửa Kh-31 do Nga sản xuất và tên lửa chống hạm YJ-91, một phiên bản sao chép của nó. Trong tương lai, rất có thể nó sẽ được tích hợp tên lửa chống hạm siêu thanh YJ-12, nhằm nâng cao khả năng tấn công trên biển.

1656991624395.png

1656991575444.png

1656991590676.png

1656991676597.png

Su-30MK2

1656991709913.png

1656991731434.png

1656991764638.png

J-10A

1656991938952.png

1656991810301.png

1656991979025.png

Tên lửa không đối không PL-12

1656992166105.png

1656992105929.png

1656992223063.png

Tên lửa chống hạm Kh-31

Ngoài ra, các máy bay chiến đấu của lực lượng hàng không hải quân Trung Quốc cũng tham gia tích cực vào các nhiệm vụ tuần tra. Theo thông tin từ quân đội Đài Loan, từ ngày 16/9 đến ngày 3/10/2020, quân đội Trung Quốc đã điều động hơn 50 máy bay các loại tham gia các chuyến bay tuần tra, trong đó không ít là loại máy bay tuần tra chống ngầm và máy bay cảnh báo sớm trên không của lực lượng hàng không hải quân.

1656992717167.png

1656992736486.png

1656992757606.png

Máy bay F-16 của Đài Loan và H-6 của Trung Quốc trên vùng biển Đài Loan

.......
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

Phát triển trang bị không người lái trên biển và trên không

Hiện Trung Quốc đang tích cực xây dựng hệ thống tác chiến không người lái trên biển thế hệ mới. Trong tương lai, hệ thống này sẽ bao gồm máy bay không người lái, tàu không người lái, xe không người lái, tàu ngầm không người lái và các thiết bị đầu cuối chỉ huy và kiểm soát đa trạng thái, có thể phối hợp tác chiến với vệ tinh, khí cầu, hệ thống chống máy bay không người lái, các lực lượng không người lái và trang bị có người lái khác, trang bị không người lái tác chiến trên biển của quân đội Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu. Các loại trực thăng không người lái trên hạm, tàu mặt nước không người lái và xe chiến đấu không người lái đã được công bố. Mặc dù một số trang bị vẫn đang trong giai đoạn phát triển bản mẫu hoặc thử nghiệm, nó sẽ cho Trung Quốc một cái nhìn tốt về sự phát triển trang bị không người lái của hải quân trong tương lai.

1657034800995.png



Máy bay không người lái trên hạm.

Máy bay không người lái đóng một vai trò rất lớn trong các trận hải chiến, đặc biệt là trong tác chiến đổ bộ. Máy bay không người lái cảnh báo sớm trên hạm có thể tiến hành trinh sát, theo dõi và cảnh báo sớm các khu vực biển, tuyến đường và hải đảo trọng yếu theo thời gian thực, hướng dẫn các phương tiện khác tấn công và đánh giá tác động thiệt hại; máy bay không người lái tác chiến điện tử có thể trinh sát thông tin môi trường điện từ trên chiến trường và triển khai chế áp điện tử đối với kẻ thù; máy bay không người lái mồi nhử có thể giả lập các đòn tấn công điện tử để dụ radar của đối phương khởi động; máy bay không người lái chống bức xạ có thể sử dụng tín hiệu nguồn bức xạ của đối phương để phát hiện, theo dõi và tấn công các mục tiêu radar của đối phương; máy bay không người lái trên hạm có thể thiết lập các đầu mối chuyển tiếp thông tin liên lạc trên không, nâng cao khả năng mạng lưới thông tin liên lạc của hệ thống; máy bay không người lái tích hợp giám sát và tấn công có thể phát động các cuộc tấn công đối hải/đối mặt, tiến hành tìm kiếm và tấn công tàu ngầm trong các khu vực biển phong tỏa đổ bộ; máy bay không người lái nhỏ có thể cung cấp thông tin tình hình cho lực lượng mặt đất thực hiện nhiệm vụ đặc biệt trên các đảo và bãi đá ngầm. Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ cụm máy bay không người lái đã cung cấp các phương thức gây nhiễu và tấn công phong phú hơn.

1657034306554.png

1657034342557.png

1657034406026.png

Máy bay trực thăng không người lái trên hạm AR-500B

Đầu tháng 12/2020, máy bay trực thăng không người lái trên hạm AR-500B do một viện nghiên cứu của ngành hàng không phát triển đã lần đầu tiên bay thành công, lấp đầy khoảng trống trong lĩnh vực máy bay trực thăng không người lái quy mô nhỏ của Trung Quốc. Theo báo cáo, AR-500B có trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 500 kg, tốc độ bay tối đa 140 km/h và tốc độ hành trình 120 km/h. Nó có thể được sử dụng cho nhiệm vụ giám sát trên biển diện rộng. Tuy nhiên, kích thước, khả năng chịu tải và công suất của AR-500B vẫn chưa đủ để sánh ngang với loại trực thăng không người lái Fire Scout của quân đội Mỹ.

1657034466720.png

1657034594454.png

UAV trực thăng thử nghiệm trên tàu khu trục Type-075

Vào tháng 7/2020, một mô hình trực thăng không người lái cỡ lớn hoàn toàn mới đã xuất hiện trên tàu tấn công đổ bộ Type 075. Thông qua phán đoán về mô hình, kích thước của máy bay này vượt xa các loại máy bay trực thăng không người lái hạng nhẹ hay siêu nhỏ mà quân đội Trung Quốc trang bị, thậm chí còn đạt ngang tầm trực thăng Z-11, được truyền thông nước ngoài gọi là Fire Scout phiên bản Trung Quốc. Thân máy bay trực thăng không người lái mới áp dụng thiết kế tàng hình, tổng thể thân máy bay mảnh mai, giống cá mập, thân máy bay tạo góc đa diện có thể khúc xạ sóng radar một cách hiệu quả. Càng hạ cánh của loại máy bay này sử dụng thiết kế ba điểm phía sau, giúp dễ dàng đậu và di chuyển trên boong. Cánh quạt chính có thể gập lại khi đậu, giảm thêm không gian đậu. Những thiết kế này có nghĩa là loại máy bay này chắc chắn sẽ trở thành một thành viên trong dòng máy bay trên hạm của Trung Quốc. Dự đoán rằng, trọng lượng cất cánh của chiếc máy bay này sẽ vượt 1,5 tấn, tải trọng nhiệm vụ sẽ vượt quá 250 kg, tốc độ bay bằng tối đa sẽ không dưới 230 km/h, bán kính điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến khoảng 250 km. Nếu lắp đặt ăng ten vệ tinh, sẽ có thể mở rộng phạm vi hoạt động lên rất nhiều, các chỉ số này đã vượt qua Fire Scout của quân đội Mỹ. Do kết cấu của máy bay trực thăng không người lái trên hạm tương đối nhỏ gọn, để đáp ứng các chỉ số kể trên và môi trường sử dụng đặc biệt trên biển, động cơ trên không bắt buộc phải có kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ và công suất lớn, cần phải xem xét chức năng triệt tiêu tia hồng ngoại nhất định và chức năng khử đóng băng/chống đóng băng của đường hút khí. Ngoài ra, để đáp ứng sự an toàn khi ứng dụng trên hạm, dự đoán máy bay trực thăng không người lái trên hạm sẽ được trang bị động cơ diesel hạng nặng. Mặc dù chiếc máy bay này hiện chỉ xuất hiện trên Type 075 dưới dạng mô hình, nhưng nó chắc chắn sẽ tạo ra một phương thức hoạt động trên biển mới sau khi đi vào phục vụ.

.........................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tàu không người lái.
Tàu không người lái có ưu điểm là thời gian chạy liên tục dài, khả năng tự duy trì sức bền tốt và khả năng chịu tải mạnh, có thể mang theo các trang bị đa dạng để chạy trong vùng biển nhiệm vụ. Tàu không người lái trinh sát có thể thực hiện các hoạt động tuần tra và trinh sát, lập bản đồ địa hình thủy văn, tác chiến chống thủy lôi và các nhiệm vụ khác ở vùng nước nông ngoài khơi; tàu không người lái tấn công có thể tiến hành áp sát trinh sát, nhận dạng và tấn công các mục tiêu mặt nước vùng ven biển; tàu không người lái chống ngầm có thể tận dụng ưu thế hành trình để tiến hành tìm kiếm quy mô lớn đối với khu vực biển có mối đe dọa, bí mật theo dõi tàu ngầm của đối phương, thực hiện chỉ thị mục tiêu và thậm chí tấn công trực diện; tàu không người lái trung chuyển có thể được sử dụng làm cầu nối các đầu mối trên không và dưới nước.

1657163970409.png

1657163851224.png

1657163924853.png

1657164019968.png

1657163997411.png

1657163888163.png

Tàu chiến đấu không người lái đa năng JARI-USV

Vào tháng 10/2020, tàu chiến đấu không người lái đa năng JARI-USV nội địa đã xuất hiện tại một cảng ở Đại Liên. Con tàu hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng nó có cả chức năng trinh sát, tấn công, chống tàu ngầm và chuyển tiếp thông tin liên lạc, tức là nó có thể là một tàu đa năng, cũng có thể là một tàu với nhiều loại hình. Theo thông tin công khai, tàu không người lái JARI dài 15 m, rộng 4,80 m, lượng choán nước khoảng 20 tấn, tốc độ tối đa 42 hải lý/h, tầm hoạt động khoảng 500 hải lý. Cảm biến chính của loại tàu không người lái này là radar mảng pha chủ động thể rắn nhỏ (APAR), ngoài ra còn có hệ thống quang điện, radar dẫn đường và ăng ten liên lạc vệ tinh. Các thiết bị trên có thể làm cho loại tàu không người lái này đóng vai trò như một trạm radar cảnh giới phía trước hạm đội, sử dụng lợi thế tàng hình và tốc độ cao của chính nó để thực hiện vai trò “trinh sát” trong hải chiến, bí mật tiếp cận hạm đội hoặc bờ biển của đối phương, và truyền thông tin về hạm đội chủ lực ở phía sau thông qua liên kết dữ liệu. Loại tàu này có hỏa lực tự vệ mạnh, tháp vũ khí điều khiển từ xa ở mũi thuyền được trang bị pháo tự động 30mm, hoặc có thể thay thế bằng thiết bị phóng tên lửa chống tăng kép hoặc rocket không điều khiển, phía sau tháp vũ khí là 2 giàn bốn ống phóng thẳng đứng, chứng tỏ Trung Quốc đã làm chủ được công nghệ phóng thẳng đứng tên lửa cỡ nhỏ, hai bên mạn tàu còn được lắp 2 thiết bị phóng ngư lôi ống đơn, dùng cho phóng ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ 324 mm, khiến cho tàu không người lái có khả năng tác chiến chống ngầm nhất định. Tàu không người lái JARI có thể được sử dụng như lực lượng phòng thủ căn cứ để thực hiện các nhiệm vụ tuần tra ngoài khơi và tác chiến chống ngầm, cũng có thể được sử dụng làm tiền đồn của hạm đội ngoài khơi để tận dụng lợi thế của tác chiến lấy mạng làm trung tâm. Chúng được các tàu lớn mang theo và bố trí ở phía trước xung quanh hạm đội trước khi xảy ra trận chiến. Thông qua radar mảng pha chủ động tính năng cao có thể phát hiện kịp thời kẻ địch đến tập kích bất ngờ từ trên không, trên mặt nước và dưới nước, tiến hành tác chiến phòng không và chống ngầm dưới sự chỉ huy của hạm đội, đồng thời sử dụng tên lửa chống tăng hoặc pháo tự động để tấn công tàu mặt nước nhỏ của đối phương.

1657164379263.png

Trung Quốc đã thử nghiệm một phương tiện không người lái mới dưới đáy biển có hình dạng giống như một con cá đuối, trong lần thử nghiệm trên mặt nước ở Biển Đông. Theo Tân Hoa xã, UUV chưa được đặt tên được mô phỏng theo "hình dạng và chuyển động" của một con cá đuối, và có thể "vỗ cánh và trượt dưới nước" như một con cá đuối thật. Phương tiện không người lái nặng 1,036 pound và có thể lặn xuống độ sâu 3,362 feet.


1657164954663.png

1657165010679.png

1657165032262.png

Một phương tiện không được tiết lộ đã tiến hành thử nghiệm biển nhà máy đầu tiên với USV vào ngày 7 tháng 6 gần đảo Zhoushan ở thành phố Zhoushan, tỉnh Chiết Giang.

Vào tháng 10/2020, trong một bản tin về cuộc tập trận đổ bộ đã xuất hiện một tàu phá vật cản không người lái. Đây là loại tàu có ngoại hình thấp và có thể tránh được hỏa lực tấn công từ bờ một cách tối đa. Để ngăn chặn lực lượng đổ bộ tiến vào bờ, bên phòng thủ thường đặt một số lượng lớn mìn và thủy lôi ở bãi đổ bộ và vùng biển lân cận. Khi tàu phá vật cản không người lái đến gần vùng nước có vật cản trước bãi đổ bộ, nó sẽ phóng ra một lượng lớn thuốc nổ, kích nổ thủy lôi và rào chắn bằng thép ở vùng biển xung quanh, tạo điều kiện cho quân đổ bộ phía sau đổ bộ vào đất liền. Đối với các bãi thủy lôi lớn, nhìn chung cần phải dựa vào tàu quét mìn để rà phá thủy lôi và chướng ngại vật, nhưng các hoạt động rà phá thủy lôi dưới hỏa lực của bên phòng thủ là không hiệu quả và nguy hiểm. Tàu phá vật cản không người lái có thể lợi dụng các đặc điểm riêng của nó là tốc độ cao và tính linh hoạt để thực hiện các hoạt động rà phá thủy lôi và chướng ngại vật, hơn nữa tàu không người lái không gặp vấn đề về thương vong của con người, quá trình hoạt động lại an toàn và đáng tin cậy.

1657164580647.png

1657164643669.png

1657164795512.png

Tàu ngầm không người lái của Trung Quốc

Các báo cáo cho thấy Trung Quốc có thể đã thử nghiệm một phương tiện không người lái dưới nước trang bị ngư lôi có thể phát hiện, theo dõi và tấn công tàu ngầm của đối phương vào năm 2010.
Phương tiện không người lái dưới nước, hay còn gọi là UUV, có thể đã được thử nghiệm ở eo biển Đài Loan quan trọng về mặt chiến lược, vào năm 2010.
.............
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

Xe không người lái.

Xe không người lái có thể được sử dụng để trinh sát và giám sát, tuần tra cảnh giới, đối phó điện từ, chuyển tiếp thông tin liên lạc mặt đất, định vị dẫn đường, tác nghiệp ở nơi có độ nguy hiểm cao, tấn công trận địa, vận chuyển vật liệu và các nhiệm vụ khác. Trong đó, xe không người lái tuần tra và trinh sát có thể tiến hành quan sát các mục tiêu chiến trường và môi trường xung quanh; xe không người lái có vũ trang có thể đột phá sự phong tỏa hỏa lực ở bãi đổ bộ của đối phương và xóa các điểm hỏa lực cố định; xe vận tải không người lái có thể tiếp tế hậu cần và vận chuyển thương binh; xe không người lái trung chuyển sẽ hỗ trợ môi trường thông tin liên lạc trong chiến trường phức tạp thời chiến.

1657189860994.png

1657189377856.png

1657189504598.png

1657189524757.png

Theo các nhà phát triển, robot Sharp Claw có thể hoạt động tự chủ. Điều có thể khiến một số người lo ngại là nó có thể được trang bị súng máy hạng nhẹ 7,62mm - nhưng không rõ súng có cần con người điều khiển hay không.

1657189551049.png

1657189654571.png

1657189742263.png

Xe trinh sát không người lái Sharp Claw 2 của Tập đoàn Công nghiệp quốc phòng Hoa Bắc (NORINCO), Trung Quốc.

Trong cuộc diễn tập đổ bộ nói trên còn có hình ảnh các xe chiến đấu không người lái đi kèm hải quân đánh bộ Trung Quốc tiến lên phía trước. Các xe chiến đấu không người lái này được trang bị pháo tự động và tên lửa chống tăng, có thể giúp lực lượng đổ bộ xuyên thủng các điểm hỏa lực và lực lượng ẩn nấp của quân phòng thủ, đặc biệt là tên lửa chống tăng trên xe có thể dễ dàng tiêu diệt các loại xe tăng cũ như M41, M48 và M60, giảm thiểu thương vong cho quân đổ bộ. Ngoài ra, theo bản tin, trong cuộc diễn tập, toàn bộ vật tư hậu cần của lực lượng đổ bộ cũng được giao cho các xe vận tải không người lái đảm nhiệm, các xe không người lái tiếp tế đạn dược có thể nhanh chóng cơ động trên bãi biển và cung cấp bảo đảm cho lực lượng tấn công.

1657189785462.png

Xe vận tải không người lái

...................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Các công nghệ then chốt dẫn dắt phát triển trang bị mới

Hệ thống điện tích hợp một chiều trung áp.

Vào tháng 8/2020, Forbes News đã đăng một bài báo cho biết, Trung Quốc đang có kế hoạch phát triển tàu tấn công đổ bộ Type 076 thế hệ tiếp theo. Theo suy đoán của giới truyền thông nước ngoài, tàu 076 có thể được trang bị trực thăng không người lái hoặc máy bay tấn công không người lái, được trang bị máy phóng, thang máy bên trong và hệ thống điện tích hợp một chiều trung áp. Nếu những phỏng đoán này là đúng, có nghĩa là Trung Quốc chưa thỏa mãn với tư duy phát triển trang bị hiện tại mà không ngừng tìm tòi công nghệ mới để thay đổi cục diện tác chiến hải quân trong tương lai.

1657683946512.png

1657684081115.png

Tàu tiến công đổ bộ Type-076

Ý nghĩa của Type 076 không chỉ nằm ở sự cách tân về khái niệm thiết kế và phương thức tác chiến mà còn ở việc ứng dụng và phát huy các công nghệ mới. Nếu hệ thống điện tích hợp một chiều trung áp có thể được áp dụng, chắc chắn sẽ cho thấy Trung Quốc đã tiến xa hơn trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển hệ thống điện tích hợp trên tàu chiến. Việc sử dụng hệ thống điện tích hợp trên hạm không chỉ có thể tích hợp hệ thống động lực với hệ thống điện, mà còn giúp dễ dàng đạt được khả năng kiểm soát chính xác, hiệu quả năng lượng của toàn bộ con tàu và khả năng tiếp cận linh hoạt với nhiều nguồn năng lượng tái tạo. Hiện tại, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type 45, tàu sân bay lớp Queen Elizabeth của Hải quân Anh, tàu khu trục lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ và tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Hải quân Pháp đều sử dụng hệ thống điện tích hợp một chiều trung áp. Hệ thống điện tích hợp một chiều trung áp được Trung Quốc phát triển thuộc thế hệ thứ hai, phá vỡ giới hạn tần số hệ thống, giảm yêu cầu đối với các đặc tính điều chỉnh tốc độ động cơ chính, giảm đáng kể thể tích và trọng lượng của trang bị, nâng cao hiệu suất hệ thống và tính liên tục của việc cung cấp điện. Hiện tại, Trung Quốc đã hoàn thành thử nghiệm điều chỉnh chung trên toàn hệ thống của nguyên mẫu, có thể sẽ được áp dụng trên các tàu thế hệ tiếp theo.

1657684200600.png

1657684255850.png

1657684286670.png

Tàu sân bay lớp Queen Elizabeth của Hải quân Anh

1657684361804.png

1657684387228.png

1657684412647.png

Tàu khu trục lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ

1657684492019.png

1657684525091.png

1657684596896.png

Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Hải quân Pháp

...............
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

Máy bay trên hạm thế hệ mới

Đoạn cuối của sự phát triển trang bị hải quân năm 2020 là bước đột phá trong phát triển 2 kiểu máy bay cánh cố định: một là thế hệ tiếp theo của máy bay chiến đấu tàng hình trên hạm; loại còn lại là máy bay cảnh báo sớm trên hạm.

Máy bay chiến đấu tàng hình trên hạm.

Vào tháng 7/2020, Viện Nghiên cứu Hàng không Trung Quốc thông báo rằng, máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo sẽ bay lần đầu tiên vào năm 2021. Kết hợp với phác thảo về máy bay chiến đấu tàng hình trên hạm tương lai do ngành hàng không công bố năm 2019, có thể suy đoán rằng máy bay chiến đấu trên hạm tàng hình thế hệ tiếp theo sẽ sắp được ra mắt. Theo suy đoán của cư dân mạng, loại máy bay này có thể là kiểu cải tiến mới nhất của FC-31 GY (Cốt Ưng), So với phương án thời kỳ đầu của GY, thiết kế của máy bay chiến đấu tàng hình trên hạm thế hệ mới có thể nói là thay da đổi thịt hoàn toàn. Động cơ, radar, thiết bị điều khiển bay đều áp dụng công nghệ tiên tiến nhất của Trung Quốc và đã được cải tiến phù hợp để đưa lên hạm. Thân của loại máy bay này được mở rộng hơn so với nguyên mẫu và tăng diện tích cánh, áp dụng thiết kế cánh gấp và lắp móc hãm. Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống nhận biết tình huống, liên kết dữ liệu và hệ thống tác chiến điện tử, có khả năng tác chiến tổng hợp mạnh mẽ. Mục đích của việc phát triển máy bay chiến đấu tàng hình trên hạm thế hệ mới là tạo ra một loại máy bay hoạt động trên hạm có thể cạnh tranh với dòng F-35 và chế áp các máy bay chiến đấu không tàng hình. Trong tương lai, máy bay tàng hình trên hạm thế hệ mới sẽ thay thế hoàn toàn J-15, đồng thời phối hợp với nhiều loại vũ khí khái niệm mới như máy bay không người lái để tạo thành quả đấm sắt cho các cuộc không kích trên biển của Trung Quốc.

1658459670878.png

1658459718138.png

1658459758847.png

FC-31 GY


Máy bay cảnh báo sớm trên hạm.

Cuối tháng 8/2020, máy bay cảnh báo sớm trên hạm mới của Trung Quốc đã thực hiện các chuyến bay thử nghiệm dưới sự hộ tống của máy bay chiến đấu. Phỏng đoán từ ngoại hình, đây là máy bay cảnh báo sớm trên hạm được gọi là "Chiếc mâm trên biển" - KJ-600. Đối với tàu sân bay Trung Quốc, ý nghĩa của nó không kém gì máy bay chiến đấu tàng hình trên hạm. Hiện tàu sân bay của Trung Quốc chỉ được trang bị trực thăng cảnh báo sớm, tuy nhiên trực thăng cảnh báo sớm có nhược điểm là tốc độ bay chậm, tầm không thấp, bán kính tác chiến ngắn, đã hạn chế hoạt động của radar trên máy bay và tính linh hoạt trong nhiệm vụ yếu. Với sự tiến bộ trong phát triển KJ-600, trong tương lai tàu sân bay Trung Quốc sẽ được trang bị máy bay cảnh báo sớm cánh cố định với thiết bị điện tử radar tiên tiến, nó không chỉ đóng vai trò là một trạm radar hàng không, mở rộng khả năng phòng thủ không đối biển của biên đội tàu sân bay, mà còn có thể được sử dụng như một sở chỉ huy trên không, đi cùng phi đội máy bay tấn công thực hiện các nhiệm vụ tấn công tầm xa. Việc đưa vào biên chế của KJ-600 chắc chắn sẽ giải phóng tiềm lực chiến đấu và tăng cường hiệu quả chiến đấu của biên đội tàu sân bay Hải quân Trung Quốc. Có thể nói, sự xuất hiện của “chiếc mâm trên biển” sẽ là một bước tiến quan trọng để Hải quân Trung Quốc tiến ra biển sâu.

1658460138571.png

1658459987767.png

1658460154974.png

1658459923330.png

KJ-600
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Các công ty Trung Quốc mua những hòn đảo chiến lược nhằm mục đích gì?

Các doanh nghiệp nhỏ từ Trung Quốc đã lùng sục khắp thế giới để tìm kiếm những dải đất quan trọng. Họ đang cố gắng kiếm tiền hay là làm bình phong cho Bắc Kinh?

Ba năm trước, Xu Changyu, Phó chủ tịch Tập đoàn China Sam Enterprise, lần đầu tiên đến một hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương. Khi đó, ông đã âm thầm đàm phán một hợp đồng thuê Tulagi, một hòn đảo nhỏ có bến cảng nước sâu tự nhiên thuộc quần đảo Solomon, trong 75 năm. Thỏa thuận đã buộc phải ngừng lại sau khi Bộ trưởng Tư pháp Solomon tuyên bố là trái pháp luật. Thỏa thuận đã khiến dư luận và các đồng minh phương Tây truyền thống của quốc đảo này nghi ngờ Trung Quốc đang tìm cách xây dựng một căn cứ quân sự tại một địa điểm từng là nơi tiếp đón hải quân Anh, Nhật Bản và Mỹ.

1658632459579.png

Ngày 17 tháng 1 năm 2020, RWR đã công bố hồ sơ rủi ro toàn diện của Tập đoàn Doanh nghiệp Sam Trung Quốc (Sam Group), công ty Trung Quốc được cho là đứng sau nỗ lực ký hợp đồng thuê 75 năm đối với đảo Tulagi thuộc quần đảo Solomon.

Xu Changyu sau đó đã quay trở lại. Khi Thủ tướng Manasseh Sogavare của quốc đảo Solomon thăm Trung Quốc vào tháng 10/2019, nhân vật này đã tháp tùng thủ tướng trong toàn bộ chuyến đi. Tháng 4/2020, ông đăng ký China Sam, công ty sản xuất vũ khí và có mối quan hệ với Bộ Quốc phòng Trung Quốc, với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài ở quốc đảo Solomon, dỡ bỏ một trong những rào cản pháp lý làm trật bánh thỏa thuận đầu tiên. Năm tháng sau, công ty của ông đã tham gia một đề xuất thậm chí còn táo bạo hơn. Một tỉnh trưởng khác của Solomon đã nhận được một lá thư của AVIC International Project Engineering, công ty con của một tập đoàn quốc phòng và hàng không của nhà nước Trung Quốc. Theo nội dung bức thư, AVIC và Tập đoàn China Sam Enterprise có ý định nghiên cứu “các cơ hội phát triển các dự án hải quân và cơ sở hạ tầng trên vùng đất được thuê để Hải quân Quân giải phóng nhân dân độc quyền sử dụng trong 75 năm”. Tin tức về bức thư đã bị rò rỉ trên mạng xã hội vào tháng 7 năm ngoái và buộc người đứng đầu chính quyền địa phương phải phủ nhận hai bên đã đạt được thỏa thuận.

1658632548298.png

Chủ tịch TQ và thủ tướng Solomon

Tuy nhiên, những đề nghị mà các công ty Trung Quốc đưa ra hóa ra lại là tiền đề cho một cái gì đó lớn hơn. Như được tiết lộ thông qua một vụ rò rỉ tài liệu mới hồi tháng 3, Bắc Kinh và Honiara đã soạn thảo một thỏa thuận an ninh cho phép hải quân Trung Quốc cập bến các cảng của quốc đảo Solomon để thực hiện công tác hậu cần, tiếp tế và bố trí nhân sự luân phiên. Thỏa thuận vẫn chưa được ký kết. Nhưng dự thảo và những nỗ lực của Xu Changyu trước đó đã tiết lộ hai điều. Một là, nó khiến cho dư luận hầu như không nghi ngờ rằng Trung Quốc đang tìm kiếm sự hiện diện hải quân ở Nam Thái Bình Dương khi nước này cố gắng thách thức sự thống trị của Mỹ và các đồng minh trong khu vực. Hai là, nó thể hiện cách thức phức tạp mà các công ty Trung Quốc đôi khi hành động theo chỉ thị và tham vọng địa chính trị của chính phủ.

Tập đoàn China Sam Enterprise chỉ là một trong số ngày càng nhiều các công ty Trung Quốc đang lùng sục khắp thế giới trong nỗ lực chiếm giữ các dải đất chiến lược. Trong hàng chục trường hợp được Financial Times phân tích, hầu hết các nhà đầu tư Trung Quốc ít tên tuổi đã đề xuất thuê dài hạn hoặc cố gắng mua những khu đất lớn, thường ở những vị trí nhạy cảm. Trong một số trường hợp, vùng đất nằm ở gần các đồng minh hoặc cơ sở quân sự của Mỹ, trên các hòn đảo dọc theo các tuyến giao thông trên biển quan trọng hoặc nhìn ra các eo biển và kênh quan trọng. Các động cơ thúc đẩy và mối quan hệ với chính phủ của các công ty này thường được diễn giải theo nhiều cách. Trong một số trường hợp, các công ty này có vẻ là những ví dụ xác thực về cách thức kinh doanh của khu vực tư nhân pha trộn với chủ nghĩa cơ hội, trong khi ở những trường hợp khác, họ có mối quan hệ rõ ràng với nhà nước.

Dù hiểu theo cách nào, ấn tượng mà nhiều chính phủ đã bắt đầu xây dựng là các công ty tư nhân này đang dọn đường cho các lợi ích nhà nước Trung Quốc theo sau. Có thể so sánh những công ty này với những trường hợp đôi khi được gọi là “thương mại đi theo cờ hiệu”, mối quan hệ chặt chẽ tồn tại giữa thương mại và chủ nghĩa bành trướng thuộc địa, trong thời đại đế quốc Anh. Một nhà ngoại giao Đông Nam Á nói: “Bạn có thể nói rằng những công ty Trung Quốc này giống như Công ty Đông Ấn của Anh. Họ là đội tiên phong giúp quốc gia của họ tiến vào các thị trường mới và thiết lập các phạm vi ảnh hưởng mới”. Xu Changyu đã từ chối nói với Financial Times về câu chuyện này. Tập đoàn China Sam Enterprise đã không trả lời các câu hỏi được gửi đến qua email. AVIC cũng không trả lời các câu hỏi qua email.

1658632682054.png


Khi cạnh tranh địa chính trị giữa Trung Quốc và phương Tây ngày càng gia tăng cường độ, Mỹ và các đồng minh đang phải vật lộn để đối phó với sự cộng sinh độc đáo này giữa Bắc Kinh với nhóm doanh nghiệp của họ ở nước ngoài. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các cường quốc phương Tây vẫn duy trì sự thống trị của họ ở Thái Bình Dương bằng cách yêu cầu các quốc đảo trong khu vực không nhận viện trợ từ Liên Xô hoặc không cho phép Liên Xô đặt sứ quán. Tarcisius Kabutaulaka, phó giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Hawaii và là người gốc Solomon, cho biết: “Cách tiếp cận chống tiếp cận chiến lược từng có tác dụng với Liên Xô không hiệu quả với Trung Quốc vì các công ty của họ đã ở đó ngay cả trước khi yếu tố nhà nước xuất hiện”.

Kinh doanh trước khi có quan hệ ngoại giao

Một trong những đặc điểm nổi bật của các nỗ lực mua đất của Trung Quốc là một số công ty đã tiến hành các giao dịch mua bán ở các nước thậm chí không có đại sứ quán Trung Quốc vì những nước này duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, và việc làm tiêu tan hy vọng giành được độc lập thực chất của vùng lãnh thổ này cũng như các mối liên kết quốc tế của Đài Loan là một trong những lợi ích cốt lõi của Bắc Kinh. Thí dụ, quốc đảo Solomon chỉ mới cắt đứt quan hệ với Đài Bắc để thiết lập quan hệ với Bắc Kinh vào năm 2019. Nhưng Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của họ sớm hơn nhiều và các công ty chủ chốt của Trung Quốc, bao gồm các nhà thầu thuộc sở hữu nhà nước, đã xuất hiện tại Solomon và vun đắp mối quan hệ nhiều năm trước khi quốc đảo này thay đổi lập trường. Tổng công ty Xây dựng công trình dân dụng Trung Quốc, một nhà thầu thuộc sở hữu nhà nước, đã thiết lập sự hiện diện tại địa phương vào năm 2015.

Bắc Kinh cũng áp dụng mô hình tương tự ở Trung Mỹ và Caribe, nơi có một số đối tác ngoại giao cuối cùng của Đài Bắc. Năm 2018, tại El Salvador, Tập đoàn Xuanhao châu Á-Thái Bình Dương của Trung Quốc đã đề nghị thuê La Union, một cảng ban đầu được xây dựng bằng kinh phí Nhật Bản hỗ trợ, trong 50 năm và đã tăng thời hạn thuê của hợp đồng này. Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc đang đàm phán nhằm buộc El Salvador cắt đứt quan hệ với Đài Bắc để thiết lập quan hệ với Bắc Kinh. Sau đó, Tập đoàn Xuanhao châu Á-Thái Bình Dương mở rộng đề nghị ban đầu, đề xuất xây dựng một chuỗi đặc khu kinh tế, vốn đòi hỏi hợp đồng thuê gần 1/6 lãnh thổ và một nửa đường bờ biển của El Salvador trong 100 năm. Tuy nhiên, Tập đoàn Xuanhao châu Á-Thái Bình Dương từ chối đưa ra bình luận về điều này. Mặc dù tổng thống lúc bấy giờ của El Salvador là Salvador Sánchez Cerén đã thúc đẩy thông qua luật đặc biệt để giúp hiện thực hóa đề xuất này, nhưng các kế hoạch lớn đã sớm trở nên bế tắc. Khi Chính phủ Mỹ vận động chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở Mỹ Latinh, Quốc hội El Salvador đã cấm bán đảo cho các nhà đầu tư nước ngoài, không để họ kiểm soát các khu vực quan trọng ngoài khơi bờ biển Vịnh Fonseca.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư Trung Quốc khác đã tìm cách giúp thúc đẩy dự án khu kinh tế. Theo các tài liệu của chính phủ và các bản tin địa phương, Yang Bo, một thương nhân và nhà đầu tư gốc Hoa đã đến El Salvador sau cuộc đàn áp đẫm máu phong trào sinh viên năm 1989 ở Quảng trường Thiên An Môn, đã mua lại hơn một nửa diện tích đất trên đảo Isla Perico, ở gần cảng, vị trí này về mặt lý thuyết nằm trong phạm vi cấm.

Nỗ lực không ngừng nghỉ của hai công ty Trung Quốc nhằm kiểm soát lâu dài những vùng đất rộng lớn đã làm dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi về nhiệm vụ thực sự của các công ty này. Evan Ellis, giáo sư tại Viện Nghiên cứu chiến lược của Đại học Chiến tranh Mỹ đã theo dõi sự can dự của Trung Quốc ở Mỹ Latinh, cho biết: “Chúng tôi đã thấy các nhân tố phi nhà nước của Trung Quốc đồng loạt ra tay giúp nhà nước Trung Quốc giành được ảnh hưởng về kinh tế và chính trị ở Trung Mỹ”. Ông coi các phương pháp tiếp cận mà Tập đoàn Xuanhao châu Á-Thái Bình Dương và Yang Bo thực hiện là một phần trong kế hoạch chiến lược của Trung Quốc nhằm phát triển các tuyến thương mại khắp Trung Mỹ như những lựa chọn thay thế cho Kênh đào Panama.

Tuy nhiên, các nhà phân tích, các nhà hành pháp và nhà ngoại giao khác nói rằng việc coi các công ty Trung Quốc chỉ đơn giản là bình phong cho các lợi ích địa chính trị hoặc quân sự của Bắc Kinh là suy nghĩ quá đơn giản và thường hoàn toàn sai lầm. Graeme Smith, một nghiên cứu viên tại Đại học Quốc gia Australiai đang xây dựng cơ sở dữ liệu về các công ty Trung Quốc đang hoạt động ở Thái Bình Dương, đặt câu hỏi: “Làm thế nào để phân biệt đâu là hành động có chủ đích và đâu là hành động ngẫu nhiên?”. Ông nói rằng nhiều công ty tư nhân của Trung Quốc tìm cách xâm nhập lĩnh vực kinh doanh sinh lợi của các dự án phát triển ở nước ngoài được tài trợ bằng tiền của Chính phủ Trung Quốc thông qua “thao tác ngược” theo như cách gọi của ông - đề xuất một thỏa thuận trên cơ sở có thể hấp dẫn nước sở tại và sau đó tìm kiếm sự hỗ trợ từ Bắc Kinh. Ông nói: “Các công ty Trung Quốc tìm ra một chính trị gia địa phương hoặc một quan chức cấp cao để có thể chào mời một dự án. Họ tô vẽ cho dự án đó sao cho vì lợi ích của địa phương. Sau đó, họ quay trở lại Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc, một doanh nghiệp nhà nước lớn, hoặc chính phủ, và đôi khi có thể thực hiện được dự án đó”.

......................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Các tuyến đường biển chiến lược

Một đặc điểm nổi bật khác là những kế hoạch đầy tham vọng đáng kinh ngạc mà một số trong những công ty này đã đề xuất - mặc dù hầu hết các công ty này đều không có hồ sơ nào về việc phát triển các dự án tương tự. Một số dự án trong đó đã rất nhanh đã bị bỏ rơi.

1658717561247.png

1658717615530.png

Các tuyến vận tải biển qua Biển Đông

Tháng 8/2019, Fong Zhi, một công ty liên doanh giữa một tập đoàn bất động sản Trung Quốc và các nhà đầu tư gốc Hoa ở Philippines, đã đề nghị mua lại quyền kiểm soát đảo Fuga ở eo biển Luzon và xây dựng một thành phố thông minh ở đó - một dự án liên quan đến công nghệ thông tin có thể được sử dụng cho các dịch vụ công cộng như giám sát hoặc kiểm soát giao thông. Nằm trong con kênh ngăn cách cực Nam của Đài Loan với lãnh thổ cực Bắc của Philippines, đảo Fuga có vị trí chiến lược quan trọng khi cả tàu Hải quân PLA cũng như tàu của Mỹ và đồng minh đều đi qua khi quá cảnh giữa biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và Thái Bình Dương. Trong bối cảnh các nhà lập pháp Philippines yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra, quân đội đã yêu cầu xem xét lại khoản đầu tư được đề xuất và sau đó đã công bố các kế hoạch xây dựng cơ sở hải quân của riêng mình trên đảo Fuga.

1658717109162.png

1658717175131.png

1658717188389.png

Đảo Fuga

Hai công ty Trung Quốc khác đang lên kế hoạch phát triển các đặc khu kinh tế trên các đảo Chiquita và Grande ngoài khơi bờ biển phía Tây của Philippines trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), vùng biển mà cả Manila và Bắc Kinh đều có yêu sách. Những lo ngại về an ninh ở Philippines cũng khiến các kế hoạch đó bị ngừng lại. Cuối năm 2020, một công ty Trung Quốc đã đề xuất tạo một khu vực đánh bắt cá xung quanh Daru, một hòn đảo ở phần hẹp nhất của eo biển Torres, ngăn cách Papua New Guinea với miền Bắc Australia. Vài tháng sau, một nhóm riêng biệt có tên trong danh sách ở Hong Kong có quan hệ với Đại lục đã tỏ ý sẵn sàng giúp xây dựng một thành phố thông minh ở vùng nước tù đọng nghèo khó. Cả hai kế hoạch đều đã tan thành mây khói. Graeme Smith nói: “Họ chỉ nhử và hy vọng rằng ai đó sẽ mắc bẫy. Thực hiện một dự án xây dựng ở nước ngoài bằng tiền của Trung Quốc dễ hơn là việc không có tiền, và đó là lý do tại sao rất nhiều người trong số họ vẫn cố gắng tìm kiếm tiền từ Trung Quốc”.

1658717317091.png

1658717394525.png


Financial Times đã xem xét hơn 30 báo cáo về các đề xuất của Trung Quốc cho các dự án phát triển quy mô lớn trên khắp thế giới trong thập kỷ qua, và thực hiện một cuộc điều tra chi tiết hơn do các nhà phân tích tại Janes, công ty tình báo mã nguồn mở, thực hiện về 9 dự án được đề xuất hoặc thực hiện trong bốn năm qua. Các nhà thầu Trung Quốc được điều tra là các công ty tư nhân do một số ít cổ đông kiểm soát, thường là thành viên của một gia đình. Claire Chu, nhà phân tích cấp cao của Janes cho biết: “Một mô hình bạn có thể nhận ra rằng đây là những người có bản lĩnh kinh doanh mạnh mẽ”. Chẳng hạn, Tập đoàn China Sam Enterprise được kiểm soát bởi hai lãnh đạo - Xue Dongping và Guo Siying - thông qua một mạng lưới các công ty cổ phần trung gian. Nhà đầu tư Trung Quốc trong Fong Zhi, công ty đề xuất thỏa thuận Fuga, là Hongji Yongye, một tập đoàn có trụ sở tại Hạ Môn có hai nhà đầu tư tư nhân cũng sở hữu nhiều doanh nghiệp nhỏ khác tham gia các lĩnh vực như kinh doanh đồ điện tử và dịch vụ ăn uống ở Trung Quốc. Một ví dụ điển hình khác là UDG, công ty Trung Quốc đang vận hành một khu phát triển kinh tế trị giá 3,8 tỷ USD ở Campuchia, nằm ở vị trí chiếm 1/5 đường bờ biển của nước này và bao gồm một sân bay với đường băng cấp quân sự. UDG thuộc sở hữu của Tập đoàn Tianjin Union, có công ty mẹ là nhà phát triển bất động sản Wanlong Group, ông chủ của công ty này là một gia đình gồm cha mẹ và bốn anh chị em cùng với hai cộng sự khác.
Tuy nhiên, tư nhân nắm quyền kiểm soát không có nghĩa là vắng bóng nhà nước. Một số công ty thuộc sở hữu tư nhân của Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ với lực lượng an ninh Trung Quốc hoặc với các bộ phận khác của bộ máy nhà nước. Theo các tài liệu nhạy cảm và tin tức của phương tiện truyền thông Trung Quốc, Tập đoàn Xuanhao châu Á-Thái Bình Dương là nhà cung cấp kính nhìn ban đêm, kính viễn vọng và thiết bị nghe cho Quân giải phóng nhân dân và Cảnh sát vũ trang nhân dân bán quân sự. Khi công ty thành lập chi bộ ************* - điều bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp ở Trung Quốc - chi bộ này liên kết với Đại học Quốc phòng, một học viện của Quân giải phóng nhân dân. Ở Trung Quốc, một số công ty tư nhân thích thể hiện mối quan hệ với quân đội nhằm thể hiện lòng yêu nước của họ và theo đuổi hoạt động kinh doanh của nhà nước.
Tập đoàn China Sam Enterprise cũng vậy, họ có mối quan hệ sâu sắc với nhà nước và quân đội. Mặc dù thuộc sở hữu tư nhân, China Sam Enterprise tự mô tả mình là một công ty “cấp nhà nước” - một cái mác không mang ý nghĩa chính thức nhưng khiến người ta liên tưởng đến các doanh nghiệp nhà nước. Một trong những công ty con chính của tập đoàn này là China Jing’an, vốn thuộc Bộ Công an trước khi trở thành công ty con của China Sam Enterprise sau vụ chuyển nhượng tài sản năm 2017. Theo Công ty tình báo mã nguồn mở Janes, China Jing’an là một nhà thầu an ninh tư nhân và có giấy phép xuất nhập khẩu vũ khí, bao gồm súng, đạn, xe bọc thép, robot, máy bay không người lái và chất nổ.
Các nhà phân tích cho rằng trong quá trình Bắc Kinh thay đổi tổng thể hướng tới nhà nước kiểm soát nhiều hơn đối với xã hội và nền kinh tế Trung Quốc, chính phủ đang ra chỉ thị nghiêm ngặt hơn cho các công ty nhà nước hành động nhằm hỗ trợ các mục tiêu chính sách đối ngoại của mình.
Graeme Smith nói về một số doanh nghiệp nhà nước, bao gồm cả Tổng công ty xây dựng công trình dân dụng Trung Quốc, Tập đoàn xây dựng Thượng Hải và Tổng công ty xây dựng cảng Trung Quốc, vốn “bao thầu” một phần lớn các dự án xây dựng được cấp kinh phí lấy từ các khoản vay hỗ trợ phát triển của Trung Quốc ở nước ngoài: “Trong 30 năm qua, họ từng sống trong một thế giới không có ý thức hệ - họ cho rằng chúng ta ở đây để kiếm tiền và lấy khoáng sản. Nhưng giờ phần lớn họ đều ủng hộ nhà nước Trung Quốc - điều đó đã thực sự thay đổi trong vài năm qua”.
Ngay cả những người gốc Hoa ở nước ngoài, vốn thậm chí không phải là công dân Trung Quốc cũng có thể bị Bắc Kinh lôi kéo vào ngoại giao kinh tế. Nhà phân tích Claire Chu nói: “Mô hình khác mà chúng tôi thấy là các thành viên của cộng đồng người Hoa ở nước ngoài đang được khai thác và có thể đóng một vai trò quan trọng”, đề cập đến thương nhân Yang Bo. Ngoài việc mua đất phục vụ cho cụm đặc khu kinh tế được đề xuất, Yang Bo cũng đã thay mặt Đại sứ quán Trung Quốc tiếp các phái đoàn thương mại và đầu tư từ Trung Quốc. Đối với các chính phủ phương Tây, những người theo dõi cẩn thận mọi động thái của Trung Quốc, không có gì ngạc nhiên khi họ đưa ra nhận định về các công ty Trung Quốc này qua lăng kính thuần túy địa chính trị.
Tuy nhiên, với sự kết hợp phức tạp của các tác nhân này, chính phủ ở nhiều quốc gia đang phát triển ngày càng khó xác định mục tiêu của các công ty Trung Quốc khi họ đưa ra các đề xuất. Phó giáo sư Kabutaulaka cảnh báo rằng các quan chức Solomon chưa được trang bị thông tin về trách nhiệm và sức mạnh tài chính của các thể chế công và tư nhân của Trung Quốc đủ để hiểu được họ đang giao dịch với ai. Các chính trị gia đối lập của Solomon thậm chí còn đi xa hơn. Matthew Wale, một nhà lập pháp và là lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập, tuyên bố rằng một số thành viên quốc hội “đã bị các công ty Trung Quốc mua chuộc”. Ông nói thêm: “Chúng tôi đang ở trong tình trạng ban lãnh đạo nằm trong lòng bàn tay của nước khác”. Một số người dân Solomon thậm chí còn có phản ứng gay gắt hơn. Một thành viên của nhóm chống tham nhũng địa phương đã viết trên Facebook trước thông tin rò rỉ về việc China Sam Enterprise đã trở lại Solomon vào năm ngoái cùng với đề xuất thuê đất trong 75 năm: “Họ đang muốn biến Solomon thành thuộc địa? Điều này có ý nghĩa gì đối với tương lai của chúng ta và con cái của chúng ta?”.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Công nghệ máy bay chiến đấu trên tàu sân bay Trung Quốc

Từ một máy bay thử nghiệm Su-33 chưa hoàn chỉnh mua được của Ukraine, Trung Quốc đã phát triển thành máy bay chiến đấu J-15. Trong khi đó máy bay trên hạm Su-33 của Nga, mặc dù đã trải qua nhiều năm cải tiến, vẫn chưa đạt được trạng thái lý tưởng. Trước đó, Trung Quốc chưa từng phát triển một máy bay chiến đấu trên hạm hạng nặng sử dụng cho tàu sân bay. Vạn sự khởi đầu nan, hiện tại, máy bay trên hạm J-15 đang gặp một số khó khăn. Tuy nhiên, với sự gia tăng liên tục trong tích lũy công nghệ, Trung Quốc tin rằng thế hệ máy bay chiến đấu mới của họ có thể đạt được những bước đột phá lớn.

1658749458587.png

1658749477739.png

1658749493328.png

Su-33

Cội nguồn công nghệ của máy bay trên hạm J-15

Trong lịch sử, Trung Quốc luôn là một quốc gia lục địa, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng thủ trên đất liền. Mặc dù Trung Quốc nằm sát biển, có thể được coi là một quốc gia biển theo nghĩa địa lý, nhưng ý thức về biển hầu như không có từ lâu. Trong nhiều năm, Trung Quốc chỉ quan tâm đến đất liền và xem nhẹ đại dương, điều này cũng gây ra hậu quả lớn. Thời Trung Quốc cận đại, do thiếu một lực lượng hải quân đủ mạnh và tiên tiến, nên thường xuyên bị các tàu chiến nước ngoài xâm chiếm. Với số lượng tàu chiến ít như vậy, lại có thể chinh phục một đất nước rộng lớn với dân số hàng trăm triệu người, điều này rất hiếm trên thế giới.
Người Anh và người Pháp, thông qua thuốc phiện và tàu chiến, đã mở cánh cửa vào Trung Quốc. Kể từ đó, giao thông vận tải quốc gia của Trung Quốc đã lao dốc không phanh, và các thế lực đã vội vã chạy tới "chia miếng bánh". Đến khi kết thúc tình trạng này, thời gian đã trôi qua 105 năm, và nó có thể được gọi là cơn siêu ác mộng đối với dân tộc Trung Quốc.
Sau khi thành lập nước Trung Quốc mới, một lực lượng hải quân và không quân hiện đại đã nhanh chóng được thành lập, với máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tàu ngầm, tàu khu trục, tàu hộ vệ và tàu ngư lôi, sơ bộ có khả năng phòng thủ nhất định. Nhưng đối với một nước lớn về biển, tàu sân bay mới là vũ khí thông thường có sức tấn công nhất của hải quân. Là một sân bay di động, tàu sân bay có thể cơ động khắp nơi trên biển, tìm kiếm cơ hội để giáng một đòn chí mạng vào kẻ thù. Đây cũng là lý do lớn nhất mà hải quân các cường quốc trên thế giới đang cạnh tranh để phát triển và sở hữu tàu sân bay.
Với sự tăng trưởng của thực lực kinh tế, Trung Quốc cũng hy vọng sẽ thực hiện giấc mộng về một hải quân hùng mạnh. Và một trong những biểu hiện quan trọng nhất của giấc mộng này là có tàu sân bay của riêng mình. Sau nhiều thập kỷ theo đuổi liên tục, cuối cùng Trung Quốc cũng có tàu sân bay riêng và đang chế tạo tàu sân bay ở trong nước.
Sở dĩ tàu sân bay có uy lực rất mạnh, là bởi vì nó có vũ khí tác chiến quan trọng, đó chính là máy bay trên hạm. Máy bay trên hạm là mũi tên của chiếc cung dài tàu sân bay. Máy bay trên hạm được chuẩn bị tốt, thích ứng tốt với tàu sân bay, mới có thể đóng vai trò quyết định của con tàu đắt giá này. Trong quá trình phát triển máy bay trên hạm, Trung Quốc cũng trải qua một hành trình khá quanh co.

1658749585652.png

1658749604702.png

1658749670860.png

Tàu sân bay Varyag

Tiền thân của Liêu Ninh - tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, chính là tàu Varyag – thế hệ tiếp theo của tàu tuần dương mang máy bay lớp Marshal Kuznetsov của Hải quân Liên Xô. Vào giữa cuối những năm 1980, khi Varyag đang được chế tạo tại Ukraine thì gặp phải sự kiện Liên Xô tan rã và việc chế tạo nó bị gián đoạn, với tỷ lệ hoàn thành là 68%. Năm 1999, Trung Quốc đã mua lại Varyag và đến ngày 4/3/2002 đã đưa nó về đến cảng Đại Liên. Ngày 26/4/2005, việc chế tạo tiếp tục được Hải quân Trung Quốc thực hiện.

Mục tiêu của Quân đội Trung Quốc là cải tạo và chế tạo lại tàu sân bay chưa hoàn thành này, về cơ bản duy trì diện mạo thiết kế ban đầu của Liên Xô. Thay đổi lớn nhất là loại bỏ 16 thiết bị tên lửa chống hạm nguyên bản ở phía trước mũi tàu, ngoài sử dụng thiết bị và vũ khí trong nước, cấu trúc thân tàu hầu như không thay đổi. Hải quân Trung Quốc sử dụng nó cho các mục đích nghiên cứu, thử nghiệm và huấn luyện. Vào ngày 25/9/2012, nó được chính thức đổi tên thành Liêu Ninh và được giao cho Hải quân Trung Quốc.

1658749802986.png

1658749749759.png

1658749774761.png

Liêu Ninh - tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc

Tàu sân bay này áp dụng chế độ cất cánh với một sàn boong trượt, một dây cáp chặn để hãm đà tiếp hạm. Sàn boong trượt là sản phẩm sáng tạo đầu tiên của người Anh, nhằm giải quyết vấn đề cất hạ cánh thẳng đứng của máy bay chiến đấu Harrier. Do bán kính tác chiến cất hạ cánh thẳng đứng quá ngắn, việc phát minh ra sàn boong trượt cất hạ cánh đã tăng cường đáng kể hành trình và tải trọng của máy bay. Công nghệ này cũng đã được Liên Xô vay mượn, áp dụng cho máy bay trên hạm cánh cố định lớn, và đạt được kết quả tốt.

1658749835842.png

1658749885019.png

1658749908953.png


..................
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(tiếp)

Lịch sử chiếc máy bay trên hạm đầu tiên được sử dụng trên tàu sân bay của Trung Quốc rất thú vị. Nói chính xác, máy bay trên hạm J-15 không được phát triển từ máy bay trên hạm Su-33. Nó dựa trên bán thành phẩm của máy bay chiến đấu trên hạm Su-33 - máy bay thử nghiệm trên hạm T-10K-7. Tác giả cho rằng, sự phát triển máy bay trên hạm J-15 có thể là một nghiên cứu trong nước dựa trên thành phẩm T-10K-7. Hình dạng tổng thể của máy bay sử dụng thiết bị theo dõi laser, nhiều phép đo đã mang lại ngoại hình khí động học chính xác.

1658804941053.png

1658805018878.png

1658805031461.png

Nguyên mẫu T-10K-7

Nội thất và các linh kiện sử dụng máy quét bản đồ 3D tiên tiến để quét hình dạng của từng linh kiện, xây dựng mô hình hóa để tạo thành bản vẽ, cộng với máy dò vật liệu kim loại để tạo ra bản vẽ kết cấu. Do hệ thống điện tử hàng không của T-10K-7 quá cũ và lỗi thời, hoàn toàn mất đi giá trị sao chép, do đó toàn bộ được thay thế bằng thiết bị nội địa mới. Cấu trúc quan trọng và hình dạng khí động học được bảo lưu hoàn toàn mà không có bất kỳ sửa đổi đáng kể nào.
Ngay từ cuối những năm 1990, Trung Quốc đã mua một nguyên mẫu T-10K-7 được chế tạo hoàn chỉnh từ Ukraine, đây là một trong những nguyên mẫu của Su-33. Hơn nữa, Trung Quốc trước đó đã mua được 2 ~ 3 bộ móc hạ cánh do Liên Xô sản xuất, được cất trữ tại Trung tâm huấn luyện máy bay trên hạm Ukraine, Bộ Quốc phòng Ukraine đã bán chúng cho Trung Quốc dưới dạng phế liệu. Sau khi Trung Quốc có được giấy phép ủy quyền của Nga để sản xuất máy bay chiến đấu Su-27, kể từ đó, họ đã sao chép và hoán đổi nó để trở thành J-11. Về mặt kỹ thuật, máy bay dựa trên cấu trúc của máy bay T-10K-7, kết hợp với một phần công nghệ Su-27, được gọi là J-15, Tập đoàn Máy bay Thẩm Dương Trung Quốc phụ trách nghiên cứu phát triển.

1658805214281.png

Trung Quốc đã mua một nguyên mẫu T-10K-7

1658805310130.png

Mẫu thử J-15 của Trung Quốc


Ý tưởng thiết kế ban đầu của Liên Xô quá đơn giản

Hãy bắt đầu với máy bay T-10K-7 của Liên Xô. Nói đến máy bay T-10K-7 thì lại phải truy nguyên từ các nguyên mẫu của máy bay Su-27 là T-10 và T-10S. Quá trình này rất tẻ nhạt và bị bỏ qua trực tiếp, chyển sang máy bay T-10K-7. Khác với trí tưởng tượng của nhiều người, máy bay trên hạm Su-33 không phải là một vật phẩm xuất hiện sau khi kết thúc bay thử nghiệm của máy bay chiến đấu Su-27. Nó được khởi động vào năm 1971 cùng với dự án phát triển Su-27.
Nói cách khác, Liên Xô đã áp dụng một kế hoạch đồng thời phát triển các máy bay chiến đấu trên đất liền và trên hạm. Trong suốt quá trình phát triển, kế hoạch máy bay trên hạm tiếp tục điều chỉnh đi cùng với kế hoạch máy bay chiến đấu trên bộ. Do sự phức tạp về kỹ thuật, máy bay trên hạm xuất hiện muộn hơn vài năm so với các mẫu máy bay chiến đấu trên mặt đất.
Chương trình máy bay trên hạm ban đầu của Liên Xô là sử dụng máy bay trực thăng cảnh báo sớm Ka-252, máy bay tấn công cải tiến từ Su-27, máy bay trên hạm cải tiến từ MiG-23 và máy bay chiến đấu hạng nặng cải tiến từ Su-27. Sau đó, với sự ra đời của chương trình tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ, Liên Xô đã ngay lập tức học theo, hủy bỏ chương trình máy bay tấn công và thay thế dự án máy bay chiến đấu và tấn công ban đầu bằng máy bay chiến đấu đa năng.
Máy bay trên hạm cần có trọng lượng lớn hơn nhiều so với máy bay chiến đấu trên mặt đất. Trọng lượng này bao gồm tăng cường thiết bị cất hạ cánh máy bay, tăng cường cấu trúc móc đuôi và thân máy bay, trọng lượng cơ cấu gập cánh, một số thiết bị cất hạ cánh trên tàu sân bay và thiết bị tác chiến chuyên dụng.
Tuy nhiên, người Nga vẫn rất thiếu kinh nghiệm với máy bay trên hạm, và vô cùng lạc quan trước những ước tính sơ bộ. Họ cho rằng, chỉ cần tăng thêm trọng lượng 365 kg vào loại hình Su-27 trên đất liền là được. Theo thiết kế, trọng lượng không tải của S-27KI nặng 13,715 tấn và loại hình trên hạm là 14,57 tấn. Những quy luật vật lý tàn nhẫn nhanh chóng khiến người Nga nhận thức được sự ngây thơ. Cuối cùng, trọng lượng của nguyên mẫu trên hạm cao hơn gần 5 tấn so với dữ liệu ban đầu và tính năng máy bay giảm đáng kể!

1658805510729.png

1658805535172.png

Sukhoi T-10-K1

Sự hiểu biết của người Nga về máy bay trên hạm tính đến năm 1979 đại thể như sau: Máy bay trên hạm phải có khả năng tiếp nhiên liệu trên không, và hệ thống điều khiển hỏa lực cũng nên bao gồm hệ thống ngắm ảnh quang điện, tương tự như máy bay chiến đấu F-14A của Mỹ. Ngoài tên lửa không đối không và bom đạn phản lực cho máy bay chiến đấu Su-27, cần phải được bổ sung tên lửa không đối đất và tên lửa chống hạm phóng từ trên không, bao gồm tên lửa không đối đất X-25, tên lửa X-29 và tên lửa chống hạm X-31P.

1658805621292.png

1658805645980.png

Tên lửa không đối đất X-25

1658805669255.png

1658805690663.png

1658805711626.png

Tên lửa không đối đất X-29

1658805742334.png

1658805758485.png

1658805798630.png

Tên lửa chống hạm X-31

Do hình thành những nhận thức chung này, dự án máy bay trên hạm của Liên Xô đã chính thức được khởi động. Họ đã sửa đổi thiết kế mũi của Su-27 và bên trái máy bay thêm một ống tiếp nhiên liệu trên không có thể thò thụt. Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống ngắm ảnh quang điện tương tự F-14 gặp khó khăn lớn và cuối cùng phải hủy bỏ. Sau đó, đành phải giữ lại thiết bị ngắm hồng ngoại và laser ban đầu của Su-27, nhưng vị trí lắp đặt đã được di chuyển từ trung tâm phía trên mũi sang bên phải phía trên mũi.
Yêu cầu treo tải vũ khí của phía quân đội chỉ cần 4 tấn, nhưng Cục thiết kế Sukhoi đã nỗ lực tạo được 11 điểm treo với trọng lượng bên ngoài tối đa là 6,5 tấn. Về vấn đề gắn tên lửa không đối đất và tên lửa chống hạm, nhà thiết kế đã gặp phải rắc rối lớn. Cả tên lửa dẫn đường bằng laser và tên lửa dẫn đường bằng radar đều cần được trang bị các bệ ngắm chuyên dụng, khiến hệ thống máy bay trở nên phức tạp.

1658806105585.png

1658806142148.png

Sukhoi Su-33
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Thay đổi công nghệ trên Su-33

Nhà thiết kế đã thực hiện rất nhiều sửa đổi cho máy bay để tăng tốc độ tiếp đất thẳng đứng của máy bay chiến đấu từ 2,5 mét trên mặt đất lên hơn 6 mét trên hạm. Càng hạ cánh trước được thay đổi cấu trúc từ một bánh xe sang cấu trúc hai bánh và các trụ được tăng cường đáng kể. Kích thước bánh xe được thay đổi thành 600 x 155 mm. Bánh xe hạ cánh chính vẫn là loại 1030 x 350 mm ban đầu. Tuy nhiên, hành trình bộ hãm dài hơn và áp suất lốp cũng tăng lên. Thiết kế ban đầu cũng xem xét việc bổ sung một cần kéo bánh đáp phía trước như một mô hình máy phóng cất cánh. Tuy nhiên, do kinh phí bị thắt chặt, nên cần kéo đã bị hủy và thay đổi thành kiểu trượt.

1658889052118.png

1658889108882.png

1658889073463.png

Sukhoi Su-33

Để hạ cánh trên một tàu sân bay, một móc chặn đã được thêm vào đuôi máy bay và một số dây cáp chặn được bố trí trên tàu sân bay. Kiểu dáng của móc chặn tương tự như máy bay chiến đấu F-4 của Mỹ. Liên Xô được cho là đã thu được một xác máy bay trên hạm F-4 từ Việt Nam. Đối với máy bay trên hạm, giảm tốc độ cất cánh và hạ cánh là ưu tiên hàng đầu. Tốc độ hạ cánh của loại hình trên đất liền thông thường là 260 km/h, và loại hình trên hạm phải giảm xuống còn 240 km/h hoặc thậm chí thấp hơn. Tốc độ này còn phải xem xét ở trạng thái tải một số lượng lớn vũ khí, và phản ứng của máy bay phải nhanh nhạy hơn. Điều này làm cho khung lực nâng và hệ thống điều khiển bay thiết kế trên máy bay chiến đấu trên mặt đất ban đầu hoàn toàn không đủ khả năng. Vì lý do này, nhà thiết kế đã nghĩ ra nhiều cách để giải quyết vấn đề, bao gồm cánh vịt ở đầu máy bay và vạt hai cánh, ngoài ra còn tăng thêm cánh phụ phía dưới, cộng với độ dài của vạt di động mép cánh trước, làm tăng lực nâng lên 30%, giảm đáng kể tốc độ hạ cánh của máy bay.

1658889159445.png

1658889182957.png

Sukhoi Su-33

Cánh vịt nhỏ và thanh bên có thể phối hợp với nhau để tạo thành một hệ xoáy có thể điều khiển, cải thiện hiệu suất điều khiển độ cao của máy bay. Thông qua tăng dòng xoáy có thể điều khiển được hình thành từ cánh trước, hệ số nâng của Su-33 đã tăng gần 0,2 trên cơ sở Su-27, giúp cải thiện đáng kể hiệu suất cất cánh và hạ cánh tốc độ thấp của máy bay. Tàu sân bay cũng mang đến một vấn đề khó khăn, đó là kích thước. Mọi người đều biết rằng tàu sân bay là một con tàu đặc biệt, không gian rất chật hẹp và có nhiều yêu cầu khắt khe đối với ba chiều dài, rộng và cao của máy bay.
Để giảm bớt không gian bị chiếm dụng, nhà thiết kế đã cắt giảm một bộ phận đuôi thẳng đứng của máy bay chiến đấu Su-27, đồng thời cũng gập cánh. Trục xoay gấp cách mặt phẳng đối xứng trung tâm 4,85 mét, đảm bảo kích thước sải cánh máy bay càng nhỏ hơn. Cuối cùng, để giảm kích thước, vị trí gập được sửa đổi thành 3,52 mét. Ban đầu gấp cánh thân, sau đó, người Nga đã xem xét và xử lý gấp cả phần đuôi phẳng. Một máy nâng hạ có thể chứa hai máy bay trên hạm. Do vị trí gập của cánh tương đối hướng vào trong, điều này khiến cấu trúc máy bay tăng trọng lượng hơn, quá tốn kém so với máy bay chiến đấu F/A-18 của Mỹ.

1658889278901.png

1658889298777.png

1658889325604.png

Sukhoi Su-33

Tổng chiều dài của máy bay chiến đấu Su-27 gần 22 mét, do đó, ngay cả máy nâng hạ khổng lồ của Liên Xô cũng khó có thể chứa được. Kết quả thiết kế cuối cùng là thân đuôi giảm 1 mét, ống pitot ở mũi máy bay sử dụng thiết kế gập. Cuối cùng, cũng miễn cưỡng đưa được máy bay vào máy nâng. Do thất bại trong việc phát triển máy phóng, giải pháp cuối cùng của Liên Xô là tạm thời thay đổi sàn tàu sân bay thành sàn boong trượt, và máy bay Su-27 phải chuyển sang cất cánh dạng trượt.
Máy bay chiến đấu F-14, máy bay chiến đấu F/A-18 và máy bay cảnh báo sớm trên không E-2 của Mỹ đều trải qua các thử nghiệm bay trượt mà không gặp vấn đề gì. Các thực nghiệm của Liên Xô trên sàn boong trượt cũng nhanh chóng chứng minh điều này. Họ đã sử dụng Su-27 trên đất liền và không phát hiện thấy vấn đề gì. Đến năm 1982, Liên Xô đã tăng trọng lượng của vũ khí mang theo trên máy bay Su-27 từ 6,5 tấn lên 8 tấn. Đây chính xác là khả năng treo ngoài giới hạn của Su-30. Sau nhiều nỗ lực, trọng lượng không tải của Su-33 chỉ giới hạn ở mức 18,4 tấn, gần bằng F-14 của Mỹ với 19 tấn.

1658889454277.png

1658889492176.png

1658889526388.png

F-14

Tất nhiên, có một sự khác biệt khác giữa máy bay trên hạm và máy bay chiến đấu trên mặt đất, đó là góc trượt lớn hơn khi hạ cánh và tầm nhìn của phi công kém hơn. Cuối cùng, máy bay Su-33 đã nâng chỗ ngồi của phi công lên 20 cm và di chuyển ghế về phía trước mà không có bất kỳ thay đổi nào về hình dạng và kích thước của chụp radar mũi, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí. Đối với hệ thống điều khiển bay vốn yêu cầu nghiêm ngặt hơn, Su-33 đã được cải tiến hơn nữa, từ hệ thống điều khiển truyền động điện đơn trục của Su-27 đã được nâng cấp thành hệ thống điều khiển truyền động điện ba trục, và tất cả các bộ truyền động thủy lực cơ học đã được nâng cấp thành truyền động thủy lực điện, nâng cao được tốc độ phản ứng.
Ngoài ra, nó cũng trang bị thiết bị lái SPM-6 mới, nhẹ hơn, phản ứng nhanh hơn và có phạm vi vùng chết nhỏ hơn. Do máy bay đã bổ sung rất nhiều thiết bị có thể di chuyển, bao gồm gập cánh, ống tiếp dầu thò thụt trên không, móc hãm thả xuống và thu về, tăng thêm thiết bị truyền động thủy lực dạng đáp ứng. Để tiếp nhiên liệu trên không vào ban đêm, đã thêm vào đèn chiếu sáng tiếp nhiên liệu trên không, lắp đặt trên thân máy bay phía trước, có thể chiếu sáng phía ngoài của cánh.
Về mặt thiết bị trên máy bay, chủ yếu bổ sung hệ thống dẫn đường trên hạm, có thể tương thích với hệ thống dẫn đường trên đất liền và đòi hỏi độ chính xác cao hơn. Lý do rất đơn giản, bay trên biển rộng lớn, nếu độ chính xác dẫn đường của thiết bị không tốt thì máy bay trên hạm chỉ có con đường chết: Rơi xuống biển để nuôi cá. Hệ thống điều khiển tự động của máy bay đã được sửa đổi, dựa vào bộ điều khiển bướm ga tự động và máy tính điều khiển bay để đạt được tốc độ hạ cánh ổn định của máy bay. Ngoài ra, còn thêm một radar dẫn đường vô tuyến tầm xa, thiết bị đo góc lệch và tốc độ Doppler, dùng cho hiệu chỉnh các sai số của hệ thống dẫn đường quán tính và sai số lực đẩy bướm ga tự động.

1658889723535.png

1658889791203.png

1658889587665.png
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

Điểm yếu rõ ràng và khó nâng cấp

Do Su-33 tăng trọng lượng quá mức, để cân bằng, cuối cùng đã thêm cánh vịt vào thân máy bay phía trước, nhưng sau đó nó lại mang đến những vấn đề mới. Ưu điểm của việc bổ sung cánh vịt là trọng tâm của máy bay di chuyển về phía trước, từ độ ổn định trung tính của Su-27 sang trạng thái không ổn định tĩnh, giảm góc tấn của cánh và tăng lực nâng tối đa của máy bay. Nó tương đương với việc cải thiện khả năng cơ động của máy bay, đảm bảo tính năng của máy bay khi cất cánh và hạ cánh, hơn nữa cánh vịt cũng có thể nâng cao lực đẩy véc tơ khi bay ở góc tấn cao. Tuy nhiên, tác dụng phụ của nó cũng rất rõ ràng, sau khi sử dụng cánh vịt, sức cản của máy bay đã tăng lên đáng kể và cấu trúc đã tăng rất nhiều trọng lượng. Cuối cùng, hành trình bay bằng nhiên liệu sẵn có của máy bay đã giảm đáng kể so với loại hình trên mặt đất, tương tự như máy bay chiến đấu Su-30.

1658909239452.png

1658909270480.png

Sukhoi Su-33

Ngoài ra, góc trượt xuống của máy bay trên hạm là một thông số cực kỳ quan trọng. Sau một số nỗ lực, nhà thiết kế có thể làm cho máy bay đạt được 4 độ so với 2,5 ~ 3 độ ban đầu, tạo thành một đường trượt dốc hơn. Tuy nhiên, việc trượt xuống dốc hơn đã gây ra một vấn đề, có tác động lớn hơn đến càng cất hạ cánh. Do đó, cần hạn chế trọng lượng của máy bay ở góc trượt 4 độ. Do sử dụng thiết kế khí động học hoàn thiện và nâng cấp hệ thống điều khiển, Su-33 dễ dàng giành được chiến thắng trước MiG-29K trong cuộc cạnh tranh lên tàu sân bay. Lý do lớn nhất là tỷ lệ hạ cánh thành công cao hơn nhiều so với đối thủ và do Su-33 có trọng tải và tầm bắn lớn hơn, khiến chiếc máy bay này đương nhiên trở thành máy bay chiến đấu trên hạm cánh cố định thông thường đầu tiên của Nga.
Tuy nhiên, điểm yếu của Su-33 cũng rất rõ ràng, đó là thân máy bay rất lớn, thiết bị điện tử hàng không cực kỳ nặng, hệ thống điều khiển hỏa lực của máy bay có thể so sánh với máy tính 386. Thay vì sử dụng bus kỹ thuật số phổ biến 1553B NATO, nó sử dụng một bus dữ liệu chuyên dụng. Mỗi vũ khí được trang bị một bus, như tên lửa không đối không dùng một loại và tên lửa chống radar dùng một loại. Để phóng vũ khí, một hộp điều khiển hỏa lực cồng kềnh đã được đưa vào thân máy bay, và điều này được lặp đi lặp lại nhiều lần, cuối cùng khiến kích thước và trọng lượng thiết bị tăng vọt. Ngay cả với Su-33 vốn có không gian thân máy bay đứng đầu trên thế giới, cũng không thể dung nạp nổi, nó gần như tương đương với việc chèn ép của đám đông.

1658909347411.png

1658909363020.png

1658909384177.png

Sukhoi Su-33

Tính năng bay của máy bay trên hạm Su-33 rất tốt, nhưng hiệu suất điều khiển hỏa lực rất thấp, nó không thể phóng tên lửa không đối không tầm trung R-77, hơn nữa ngoài tên lửa chống hạm Kh-31, nó gần như không thể mang theo nhiều loại bom đạn không đối đất dẫn đường chính xác như máy bay ném bom Su-30 trên mặt đất. Vì vậy, sau Su-33, Cục thiết kế Sukhoi tiếp tục phát triển một loại máy bay trên hạm nặng hơn. Đó là máy bay tấn công hạng nặng Su-33KUB. Nói một cách đơn giản, đó là đưa thiết bị điều khiển hỏa lực của máy bay chiến đấu Su-30 trên mặt đất lên máy bay trên hạm, để Hải quân Nga có khả năng tấn công tương tự như Không quân. Tuy nhiên, Su-33KUB cuối cùng đã mất khoản kinh phí hỗ trợ và phải dừng lại. Ngay cả Su-33 giá rẻ cũng không thể mua nổi và nuôi nổi, nói gì đến Su-33KUB nặng hơn và đắt hơn.
Về tính năng tác chiến, bản thân máy bay chiến đấu Su-33 gần như chỉ có thể trang bị vũ khí tác chiến đối không R-73 và R-27, khả năng đối đất của nó gần như bằng không. Từ quan điểm này, việc Trung Quốc nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực và vũ khí trên cơ sở T-10K-7 là điều đương nhiên. Máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc có thể phóng tên lửa hồng ngoại PL-8B, tên lửa tầm trung dẫn đường bằng radar PL-12, tên lửa chống hạm YJ-83 và bom thông thường. Loại rocket mà nó mang theo còn thực dụng hơn Su-33 của Nga, vì nó được thay thế bằng bus kỹ thuật số 1553B mới, hệ thống điều khiển hỏa lực mới dựa trên bus vũ khí 1760 và vũ khí nội địa tiên tiến, giúp tiết kiệm rất lớn không gian và trọng lượng, đồng thời cũng cải thiện độ tin cậy.

1658909455125.png

1658909491723.png

1658909532802.png

J-15

Một số người có thể nói rằng, máy bay chiến đấu Su-33 của Nga có thể được nâng cấp với các thiết bị mới hơn, thực tế là gần như không thể. Lý do là dây cáp của máy bay chiến đấu Su-33 ban đầu rất lộn xộn, và không thể nâng cấp lên bus kỹ thuật số tích hợp 1553B nhỏ gọn hơn và bus vũ khí 1760. Rất nhiều dây cáp điện gỡ ra đều không thể lắp lại được. Trên thực tế, điều đó có nghĩa là các bộ phận máy bay cần phải được tái sản xuất, không có bất kỳ không gian nào để nâng cấp, chỉ có thể thiết kế lại và sản xuất các lô máy bay mới.

...................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Hạn chế trong chống ăn mòn

Bất kể máy bay chiến đấu trên bộ hoặc trên biển, cũng đều phải áp dụng một thiết kế chống ăn mòn nhất định. Máy bay bay trong một không gian ba chiều tương đối rộng. Nó phải đối mặt với khu vực tầm thấp và cực thấp chứa hơi nước dày đặc, ngoài ra nó còn phải đối mặt với sương mù chứa muối biển có độ ăn mòn cực cao trên biển. Đây là một thử thách lớn cho kết cấu, động cơ và thiết bị máy bay. Động cơ của một loại máy bay chiến đấu nhất định đòi hỏi được phải bảo trì sau khi sử dụng trong đất liền trong 100 giờ, nhưng tại các sân bay ven biển, máy bay mới chỉ bay được 11 giờ đã phát hiện các lá thép bị ăn mòn và gãy. Có thể nói, bay và dừng đỗ trên biển hầu như là những cối xay thịt gần như vô hình đối với máy bay. Nếu không có biện pháp thích hợp, sẽ sớm phải đối mặt với thảm họa.

1658977110179.png

1658976997388.png

1658977053584.png

1658977137815.png

J-15

Đối với máy bay trên hạm, cần có cách tiếp cận đa hướng. Về vật liệu, cần loại trừ các hợp kim magiê đặc biệt không chịu được ăn mòn, áp dụng các biện pháp xử lý bề mặt cần thiết cho hợp kim nhôm và hợp kim thép. Ngoài ra, cần phải thêm sơn lót và sơn phủ. Những loại sơn này có thể bảo vệ chống gỉ và ăn mòn tốt. Đối với các khoảng trống giữa các linh kiện hoặc các bộ phận có yêu cầu đặc biệt, cần phải thêm chất bịt kín, bao gồm cả chất bịt kín ở nhiệt độ thông thường và chất bịt kín nhiệt độ cao.
Ngoài ra, máy bay trên hạm cũng phải đặc biệt chú ý. Chú ý đến thiết kế thông gió, cố gắng loại bỏ hơi ẩm, không để hơi ẩm ở trong máy bay. Đồng thời, phải rất coi trọng thiết kế thoát nước. Nói một cách đơn giản, việc thiết kế thoát nước là do ở một số bộ phận nhất định cần nghiêm cấm bị rò rỉ, cần phải niêm phong hoặc thêm nắp đạy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cần có các đường thoát nước được thiết kế chuyên dụng trong kết cấu máy bay, đặc biệt cấm kỵ trong cấu trúc của máy bay có khu vực tích tụ chất lỏng do hơi ẩm đọng lại. Một loại máy bay chiến đấu trong nước sản xuất, do thiếu kinh nghiệm thiết kế, trong thân máy bay có nhiều khu vực tích tụ chất lỏng, hơn nữa thiết kế thông gió cũng không hợp lý. Do đó, gây nên hiện tượng một số lượng lớn khung máy bay bị rỉ sét và bị ăn mòn, dẫn đến phải dừng bay và phải sửa đổi khẩn cấp thiết kế.

1658977178337.png

1658977211216.png

1658977252963.png

J-15

Cả Trung Quốc và Nga đều không thiếu kinh nghiệm trong thiết kế máy bay, nhưng có vẻ như thiếu kinh nghiệm trong thiết kế thông gió và hệ thống thoát nước cho máy bay trên hạm. Hầu hết các vùng biển của Nga đều nằm trong vùng hàn đới, trong khi hầu hết các vùng biển của Trung Quốc đều ở vùng ôn đới và nhiệt đới, độ ăn mòn sương muối vượt xa so với Nga. Đối với việc bay và sử dụng máy bay trên hạm, hơi sương muối nặng trên biển đã mang lại tác hại lớn cho máy bay. Quân đội Mỹ quy định rằng, trong vòng xx phút sau khi hạ cánh, máy bay phải được làm sạch ngay lập tức bằng nước ngọt; hơn nữa còn qui định các vòi phun được sử dụng để làm sạch và qui tắc vận hành. Một số bộ phận cần phải được bịt kín, và một số chỗ cần phải được mở ra, đều qui định rất rõ ràng, đây cũng là một thiếu sót tương tự của hải quân Trung Quốc và Nga.
Yêu cầu riêng với động cơ máy bay, động cơ cần phải có phản ứng cực kỳ nhanh nhạy. Đặc biệt tại những thời khắc quan trọng của việc cất cánh và hạ cánh, trường hợp đặc biệt nhất là dừng đỗ đơn nhất hoặc hạ cánh bình thường nhưng không thể móc cáp. Tại thời điểm này, giả sử nếu lực đẩy không được tăng lên khẩn cấp, máy bay sẽ lao xuống biển. Vì vậy, động cơ được sử dụng trong các máy bay chiến đấu trên hạm, ngoài các yêu cầu bảo trì như thiết kế chống ăn mòn, kịp thời làm sạch và niêm phong, máy bay cũng phải thêm chức năng khẩn cấp. Trong vòng 2 giây sau khi đẩy cần đẩy khẩn cấp, ngay lập tức chế độ khẩn cấp được bật, gia tăng lực đẩy tối đa lên hơn 200 ~ 300 kg so với thông thường. Chế độ này cần phải được thiết kế riêng, máy bay trên hạm không gặp phải tình huống khẩn cấp sẽ không được mở cần đẩy.

1658977424129.png

1658977475852.png

1658977391438.png


........................
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

Phát triển trong hai thập kỷ mới bàn giao cho quân đội

Liên Xô đã sớm tiến hành thử nghiệm máy bay trên hạm cất cánh từ sàn boong trượt. Ho đã xây dựng hệ thống thử nghiệm boong trượt mô phỏng mặt đất "Mũi kim bạc" tại sân bay Simferopol ở Crimea, Biển Đen. Hệ thống "Mũi kim bạc" mô phỏng hoàn toàn việc chế tạo hình dạng boong trên hạm. Trên đường băng được vẽ các đường hình dạng boong cất cánh, hai dây cáp chặn và radio được kết hợp với hệ thống dẫn đường hạ cánh bằng đèn chiếu sáng. Các thử nghiệm trên mặt đất của Su-27 trước khi lên hạm đều được hoàn thành bởi hệ thống thử nghiệm sàn boong mô phỏng mặt đất "Mũi kim bạc".

1659058095718.png

Sukhoi T-10-3

Ngày 27/8/1982, T-10-3 cất cánh thành công từ hệ thống kéo dẫn và vào ngày 28 tháng 8 hoàn thành thử nghiệm cất cánh từ sàn boong trượt. Khoảng cách chạy của chuyến bay đầu tiên không quá 230 mét, khi cất cánh tốc độ đạt 232 km/h và trọng lượng cất cánh là 18.200 kg (trọng lượng kết cấu máy bay rất nhẹ, không mang theo nhiều thiết bị, khác xa phiên bản đầy đủ). Sau khi nguyên mẫu T-10-25 mới sản xuất được đưa vào thử nghiệm năm 1984, tên gọi của loại hình Su-27 trên hạm cũng chính thức được xác định là Su-27K. Năm 1983, việc chế tạo tàu sân bay Kuznetsov bắt đầu và việc thử nghiệm máy bay trên hạm T-10 được đẩy mạnh hơn nữa. Năm 1986, đã chính thức sử dụng T-10-24 với cánh trước (sau này trở thành bộ dẫn đường của Su-33) để thử nghiệm tại nhà máy.

1659060338986.png

Su-27K

Ngoài thử nghiệm cất cánh từ sàn boong trượt, T-10-24 còn tiến hành các thử nghiệm sơ bộ về máy phóng và thực hiện các bước chuẩn bị đầu tiên cho việc sử dụng máy phóng cất cánh sau đó. Trước khi tàu sân bay Kuznetsov chạy thử vào tháng 9/1989, Su-27 về cơ bản đã hoàn thành tất cả các công việc thiết kế và thử nghiệm, tiến hành thử nghiệm đáng kể về các công nghệ cất cánh, hạ cánh, tiếp nhiên liệu trên không và gập cánh. Vào tháng 11 năm 1989, Su-27K lần đầu tiên hạ cánh trên một tàu sân bay và được đặt tên là máy bay chiến đấu trên hạm Su-33. Lô máy bay chiến đấu trên hạm Su-33 đầu tiên bắt đầu được chuyển giao vào năm 1993 đã hình thành nên đơn vị chiến đấu trên hạm tiên tiến đầu tiên của Hải quân Nga. Lần đầu tiên trên lý thuyết, Hải quân Nga có lực lượng tác chiến trên không, trên biển tương đối cân bằng về chất lượng và hiệu quả chiến đấu so với máy bay trên hạm của Hải quân Mỹ.

1659060378536.png

1659059865348.png

Sukhoi Su-27K/Su-33

Từ nghiên cứu dự báo đến định hình sản phẩm và bàn giao cho quân đội, Liên Xô/Nga đã phải mất 20 năm. Mặc dù đó là một chiến thắng to lớn, tuy nhiên, nhìn từ kết quả tiếp theo, chuyến bay thử nghiệm của máy bay trên hạm Su-33 của Nga vẫn chưa hoàn thiện, và có nhiều vấn đề với độ tin cậy và khả năng bảo trì của máy bay. Đây cũng là một bức họa về sự hỗn loạn của ngành công nghiệp quân sự Nga trước khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Tính năng bay, khả năng treo ngoài và các chỉ số về hành trình bay của máy bay chiến đấu Su-33 đều không hề thua kém so với Super Hornet F/A-18E/F của Mỹ, khả năng cơ động của nó cũng rất tốt. Từ quan điểm này, Su-33 có khả năng là một phương tiện có tiềm năng lớn. Nhưng sau sự sụp đổ của Liên Xô, nền kinh tế Nga khủng hoảng, không đủ sức để phát triển máy bay trên hạm, cuối cùng dẫn đến máy bay chiến đấu Su-33 chết yểu. Sau đó, không thể không dựa vào sự đầu tư của Ấn Độ để giải cứu máy bay trên hạm MiG-29K và Su-33 đã bị hủy bỏ.

Kết quả không nhỏ nhưng vẫn cần cải tiến

Vì nhiều lý do, Trung Quốc đã không áp dụng thông lệ mua dây chuyền sản xuất hiện tại của Nga. Thay vào đó, họ đã mua máy bay thử nghiệm T-10K-7 trực tiếp từ Ukraine và tự sao chép nó. Quá trình sao chép như thế nào thì thế giới bên ngoài không được biết đến, nhưng nếu nhìn vào lịch trình phát triển máy bay chiến đấu J-15, có thể thấy một số manh mối.

1659060123885.png

1659059799295.png

Sukhoi Su-33

Năm 2001, Tập đoàn máy bay Thẩm Dương đã đánh bại Tập đoàn máy bay Thành Đô để giành được hợp đồng máy bay chiến đấu trên hạm đầu tiên của Trung Quốc. Tập đoàn máy bay Thành Đô sử dụng thiết kế bố cục kiểu vịt hai động cơ, tương tự như việc mở rộng máy bay chiến đấu J-10. Mặc dù các chỉ số tính năng của kiểu hình cải tiến động cơ kép càng cao hơn, nhưng khi đó việc bay thử nghiệm của máy bay chiến đấu J-10 chưa kết thúc. Bất kể đó là Không quân hay Hải quân, họ vẫn có sự hoài nghi nặng nề về chiếc máy bay trên hạm đầu tiên của Thành Đô.
Nguyên mẫu T-10K-7 được trưng bày trực tiếp bởi Tập đoàn máy bay Thẩm Dương và Viện 601, cũng như toàn bộ công nghệ và vật liệu sản xuất của Su-27, về mặt lý thuyết gần như không có rủi ro hoặc rủi ro cực thấp. Rốt cuộc, Thành Đô chưa bao giờ tham gia vào một chiếc máy bay trên hạm còn Thẩm Dương đã có những sản phẩm hoàn thiện, có thể được sao chép đơn giản. Năm 2009, máy bay trên hạm J-15 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên tại sân bay Thẩm Dương. Tám năm là thời gian rất dài đối với một loại hình sao chép. Thiết kế của một máy bay chiến đấu thông thường có thể được hoàn thành trong khoảng bốn năm. Máy bay chiến đấu J-15 của Thẩm Dương đã tăng gần gấp đôi thời gian và có nhiều câu chuyện phức tạp bên trong nó.

1659060804954.png

1659060671454.png

1659060696874.png

J-15 trên cơ sở nguyên mẫu Sukhoi T-10K-7

Ngay cả khi việc lập bản đồ sao chép máy bay T-10K-7 thì cũng là một nhiệm vụ gần như vượt quá khả năng của Viện Thiết kế máy bay Thẩm Dương, trong đó có nhiều lý do khách quan. Từ những nghiên cứu dự báo về máy bay trên hạm của ngành hàng không Trung Quốc, hầu hết tất cả đều do Thẩm Dương dẫn đầu. Các thành phần và xác máy bay trên hạm thu được trên khắp đất nước, như xác của nhiều loại máy bay trên hạm của quân đội Mỹ, đều được sao chép ở Thẩm Dương. Mặc dù việc sao chép đã hoàn thành nhưng đó chỉ là cơ cấu gấp và một số bộ phận thân máy bay. Đối với toàn bộ máy bay, sự khác biệt là rất lớn, máy bay trên hạm không chỉ gồm một cơ cấu gấp.
Mặt khác, T-10K-7 là máy bay thử nghiệm chưa hoàn thiện và mắc đầy lỗi, còn có khoảng cách khá xa so với phiên bản đầy đủ của Su-33. Có hàng hàng trăm vấn đề trong thiết kế của máy bay chưa được giải quyết triệt để, việc cải tiến hoàn chỉnh đòi hỏi đủ thời gian và kinh phí. Ngay cả máy bay trên hạm Su-33 của Nga cũng chỉ tốt hơn chút so với T-10K-7. Nó còn có khoảng cách khá xa so với máy bay trên hạm F/A-18 của Mỹ, thậm chí chưa thể sánh bằng máy bay trên hạm F-4 của Mỹ. Nguyên nhân chủ yếu là, đây là lần đầu tiên Cục thiết kế Sukhoi thiết kế một máy bay trên hạm, hơn nữa việc khởi động dự án này diễn ra trong bối cảnh đã gần kết thúc Chiến tranh Lạnh, và nó đã sớm bị đóng băng.

1659061027950.png

1659061093202.png

1659061129730.png

1659061160887.png

Su-33 và Mig-29K trên tàu sân bay Nga

Trong tình trạng không có đủ kinh phí, Cục thiết kế Sukhoi phải vội vàng hoàn thiện việc định hình, điều này cũng gây ra vấn đề nghiêm trọng. Máy bay chiến đấu Su-33 có khả năng chiến đấu kém, độ tin cậy kém, và tỷ lệ đưa vào sử dụng thấp. Trong cuộc chiến Syria, nó được thể hiện tương đối rõ ràng. Mặc dù máy bay trên hạm đã thực hiện 400 vụ xuất kích, chứng minh quyết tâm của người Nga. Tuy nhiên, so với Mỹ, khoảng cách vẫn còn khá rõ ràng, chỉ bằng khoảng 20% ~ 30% của Mỹ, hơn nữa còn gặp phải một vài sự cố. Từ quan điểm này, người Nga chưa hoàn toàn làm chủ công nghệ máy bay trên hạm, mà mới chỉ ở giai đoạn nhập môn.

..........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Do thực lực quá mỏng yếu, rất khó để Thẩm Dương dựa vào nội lực để giải quyết, tìm mua Su-33 của Nga để tiếp tục lập bản đồ và sao chép đã không còn là một lựa chọn khả dĩ. Theo báo cáo của phương tiện truyền thông Nga, phía Trung Quốc đã từng cố gắng mua máy bay trên hạm Su-33 và tìm thấy tất cả các gói nâng cấp từ máy bay T-10K-7 lên Su-33 trên máy bay phiên bản đầy đủ, và tìm thấy câu trả lời. Nhưng đơn đặt hàng chỉ là hai chiếc đã khiến người Nga không hài lòng. Phía Nga yêu cầu Trung Quốc mua ít nhất 20 máy bay chiến đấu trên hạm Su-33. Cuối cùng, hai bên không đạt được thỏa thuận.

Vào ngày 22/11/2012, nguyên mẫu J-15 đầu tiên đã được thử nghiệm cất hạ cánh thành công trên tàu sân bay Liêu Ninh. Năm 2016, Viện Thẩm Dương báo cáo rằng, máy bay trên hạm đã được định hình. Từ chuyến bay đầu tiên vào năm 2009 đến khi định hình năm 2016, thời gian bay thử nghiệm là 7 năm, đây là một kỷ lục về thời gian dài trong lịch sử máy bay Trung Quốc. Ngay cả máy bay chiến đấu J-20, kể từ chuyến bay đầu tiên vào năm 2011 đến khi kết thúc bay thử nghiệm sơ bộ vào năm 2017, cũng chỉ mất 06 năm. Nhìn từ thời gian có thể thấy, những thách thức kỹ thuật đối với máy bay trên hạm J-15 mà Thẩm Dương phải đối mặt lớn như thế nào.

1659150811154.png

1659150888432.png

1659150912293.png

1659150933468.png

J-15


Để khai thác hết tiềm năng của máy bay T-10K-7, các cơ quan phát triển có thể cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa. Kể từ khi đi vào hoạt động, máy bay trên hạm J-15 đã trải qua một số sự cố mà chúng ta không muốn thấy. Cho đến nay, đã có 3 chiếc J-15 bị tổn thất và một người tử nạn. Vào lúc 12h 59’ ngày 27/4/2016, khi Trương Siêu điều khiển một máy bay chiến đấu trên hạm tiến hành mô phỏng trên mặt đất việc hạ cánh xuống tàu, bất ngờ xảy ra sự cố ở hệ thống truyền động điện, máy bay bất ngờ ngóc lên. Trong lúc nguy cấp, anh ta xử lý dứt khoát và cố hết sức để giữ máy bay chiến đấu. Cần điều khiển mất tác dụng, anh ta buộc phải nhảy dù, bị thương nặng khi rơi xuống đất, và đã hy sinh sau khi được giải cứu. Hơn nữa, giới truyền thông đã phỏng vấn Đới Minh Minh, đội trưởng phi đội máy bay trên hạm và đã nhận được câu trả lời rằng, loại sự cố điều khiển bay của máy bay trên hạm này thường xuyên xảy ra và bản thân ông cũng đã gặp phải nhiều lần.

1659151053127.png

1659151265456.png

1659151278567.png

J-15 gặp sự cố

Ngoài Trương Siêu, một phi công máy bay trên hạm khác là Tào Tiên Kiến, cũng gặp sự cố hệ thống điều khiển truyền động điện. Khi bay ở độ cao 300 mét, máy bay bất ngờ ngóc đầu lên, phi công đã cố gắng hết sức để đẩy cần điều khiển ép mũi máy bay, cuối cùng phải nhảy dù nhưng quá muộn, dẫn đến nhiều chấn thương gãy cột sống ngực, thắt lưng và xương chậu.
Về mặt kỹ thuật, sự cố hệ thống điều khiển bay của J-15 không phải là sự cố riêng lẻ và các sự cố tương tự cũng xảy ra trên J-11BS vốn sử dụng hệ thống điều khiển truyền động điện kỹ thuật số. Về độ tin cậy và khả năng bảo trì của máy bay trên hạm, Nga không thể cung cấp nhiều tài liệu tham khảo và nhiều công nghệ của họ đã không vượt qua tiêu chuẩn. Do đó, trong lĩnh vực này, các cơ quan nghiên cứu phát triển của Trung Quốc cần tiến hành nghiên cứu đột phá.

Nhưng mặt khác, máy bay chiến đấu J-15 đã có những tiến bộ đáng kể. Tổng công trình sư Tôn Thông cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, J-15 là máy bay chiến đấu đầu tiên áp dụng thiết kế kỹ thuật số của Viện Thẩm Dương, độ chính xác và hiệu quả sản xuất của máy bay đã được cải thiện rất nhiều. Ngoài ra, kết hợp với thành quả về kỹ thuật in laser của giáo sư Vương Hoa Minh thuộc Đại học Bắc Hàng, có thể nói rằng J-15 sử dụng các thành tựu tương đối tiên tiến về vật liệu và thiết bị, cộng với hệ thống điện tử hàng không tiên tiến trong nước, nhẹ hơn và năng lực tác chiến mạnh hơn so với Su-33 của Nga. Những thành tựu đạt được này thông qua những nỗ lực lâu dài.

1659150731278.png

1659150786739.png

1659150704605.png

1659150751369.png


Một tương lai tươi sáng

Su-33 và máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc đều dựa trên kết quả nghiên cứu của máy bay thử nghiệm trên hạm T-10K của Liên Xô. Mặc dù Su-33 hoàn thiện hơn về thiết kế, thừa hưởng những lợi thế thiết kế về cánh nâng thân của Su-27. Ngoài ra, với sự cải tiến đáng kể của cánh thân và cánh vịt, máy bay vẫn có hiệu suất cất cánh và hạ cánh tốt hơn trong trường hợp thiết bị quá nặng, đây cũng là một thắng lợi của Cục thiết kế Sukhoi. Tuy nhiên, những hạn chế của máy bay cũng rất rõ ràng, năng lực tác chiến tương đối thấp, hiệu suất vũ khí điện hàng không thấp, nó không thể ném bom dẫn đường chính xác, không thể phóng tên lửa chống hạm và không thể phóng tên lửa dẫn đường radar chủ động R77. Khả năng chiến đấu đối không và đối hải thực tế không bằng máy bay chiến đấu F/A-18C/D của Mỹ.
Máy bay chiến đấu F/A-18C/D Hornet của Mỹ có thể mang theo một số lượng lớn vũ khí dẫn đường chính xác để tấn công đối đất, và đã sớm đạt được tính đa dụng và độ tin cậy của máy bay trên hạm. Về mặt này, Su-33 vẫn chưa được hoàn thiện trong gần 30 năm kể từ khi nó được định hình. Việc hoàn thành nhiệm vụ đối đất, đối hải phải dựa vào loại Su-33KUB hai chỗ ngồi lớn hơn, khó vận hành hơn trên sàn boong tàu sân bay. Có thể nói, Nga chưa hoàn toàn làm chủ công nghệ máy bay trên hạm.
Trong những năm gần đây, họ đã lợi dụng đầu tư của Ấn Độ để phát triển máy bay trên hạm MiG-29K, loại hình tương tự máy bay trên hạm F/A-18C/D của Mỹ. Nó sơ bộ có khả năng tấn công đối không và đối đất, và cũng được trang bị tên lửa radar chủ động tầm trung R-77. Tuy nhiên, cũng phải xem xét những lời phàn nàn từ người Ấn Độ rằng, độ tin cậy của máy bay thấp, mỗi khi hạ cánh đều có linh kiện bị rơi và bị nứt, động cơ rất không đáng tin cậy, và tỷ lệ khả dụng dưới 30%. Điều này cũng chứng minh rằng, các vấn đề về thiết kế, độ tin cậy và khả năng bảo trì của máy bay trên hạm vẫn chưa được Nga giải quyết.
Dựa trên những thành tựu của ngành hàng không Trung Quốc, máy bay trên hạm J-15 của Trung Quốc sử dụng nhiều loại điện hàng không và vũ khí tiên tiến, có khả năng sơ bộ trong đối không và đối hải. Đây là một cuộc khám phá sáng tạo về máy bay chiến đấu trên hạm của các cơ quan nghiên cứu phát triển Trung Quốc. Mặc dù tiến độ tương đối chậm, nhưng đó là do khó khăn kỹ thuật quá lớn.
Tuy nhiên, với sự tích lũy công nghệ hiện tại, cơ hội lên hạm của thế hệ mới đã được cải thiện rất nhiều. Tàng hình, tầm xa, độ tin cậy cao, vũ khí tiên tiến và khả năng thông tin liên lạc cao, rất có khả năng sẽ trở thành đặc tính của máy bay trên hạm thế hệ tiếp theo của Trung Quốc. Máy bay chiến đấu trên hạm thế hệ đầu của Trung Quốc đã giải quyết được vấn đề có hay không, trên con đường vạn dặm, trước hết nó phải thực hiện đầy đủ từ bước ban đầu.

1659179458428.png

1659179487273.png

1659179598846.png

J-15S thử nghiệm của Trung Quốc
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG CỦA QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC
Tóm lược

Quân đoàn Đổ bộ đường không của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (QĐTQ) có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc tiến công xuyên eo biển thông qua các hoạt động phía sau phòng tuyến của đối phương. Trong chiến dịch đổ bộ, Quân đoàn sẽ tiến hành thả lính dù hoặc tác chiến đổ bộ lên Đài Loan với sự hỗ trợ của các máy bay của Lực lượng Không quân Trung Quốc (KQTQ). Khi đã lên đảo, lực lượng dù sẽ chiếm và giữ địa hình và tiến hành nhiều hoạt động tác chiến khác nhau để hỗ trợ cuộc tiến công quy mô lớn hơn. Trong những năm gần đây, Quân đoàn đã được tái cơ cấu để cải thiện khả năng cơ động và tấn công, tận dụng kho máy bay vận tải lớn hơn của KQTQ, đặc biệt là Y-20; cải thiện mức độ khó trong huấn luyện trong nước; và tiếp thu những bài học từ nước ngoài thông qua huấn luyện với quân đội các nước. Tuy nhiên, không chắc Quân đoàn có thể vượt qua những thách thức quan trọng liên quan đến chiến dịch xuyên eo biển ở mức độ nào. Chúng bao gồm đảm bảo tích hợp hiệu quả với lực lượng trên bộ và các đơn vị hải quân đánh bộ tương tự; thực hiện các hoạt động trong môi trường phức tạp hoặc kém về thông tin; vượt qua sự thiếu kinh nghiệm chiến đấu liên quan của Quân đoàn; và nhận được sự hỗ trợ đầy đủ của không quân.

Giới thiệu

Vào tháng 5 năm 2018, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (QĐTQ) đã công bố một cột mốc quan trọng mới đối với Quân đoàn Nhảy dù (空降兵) của họ: Lính dù Trung Quốc đã thực hiện cú nhảy đầu tiên từ Y-20, máy bay chế tạo bản địa đầu tiên trong đội không vận chiến lược của họ. Trong cuộc tập trận tương tự, Quân đoàn, thuộc Lực lượng Không quân Trung Quốc (KQTQ), đã hoàn thành đợt thả trang bị hạng nặng đầu tiên từ máy bay mới - đánh dấu một thành tựu quan trọng khác trong quá trình hiện đại hóa lực lượng này.
Bất chấp những phát triển này và những nỗ lực hiện đại hóa gần đây khác đang được tiến hành trong lực lượng đổ bộ, vai trò tiềm năng của Quân đoàn Đổ bộ đường không trong cuộc tiến công xuyên eo biển đã không được chú ý nhiều so với sự phát triển của các lực lượng tiến công trên bộ và hải quân chủ chốt. Trước đây, việc thiếu tập trung vào năng lực của các đơn vị đổ bộ đường không có thể xuất phát từ những hạn chế về năng lực của lực lượng không vận chiến lược của QĐTQ, điều này đã hạn chế khả năng của QĐTQ trong việc triển khai số lượng đáng kể binh sĩ đổ bộ đường không qua eo biển. Tuy nhiên, cuộc tập trận năm 2018 và các sự kiện quan trọng khác gần đây cho thấy tiềm năng sẽ đóng vai trò tích cực và quan trọng hơn nhiều của Quân đoàn Đổ bộ đường không trong các chiến dịch xuyên eo biển trong tương lai.
Trong những năm gần đây, Quân đoàn Đổ bộ đường không QĐTQ đã trải qua quá trình tái tổ chức và hiện đại hóa đáng kể để nâng cao năng lực phù hợp cho các hoạt động xuyên eo biển. Quân đoàn dường như cũng đang tăng cường huấn luyện về các chủ đề phức tạp, bao gồm cả trong bối cảnh tác chiến binh chủng hợp thành và liên hợp. Tuy nhiên, giống như QĐTQ nói chung và Không quân Trung Quốc nói riêng, Quân đoàn Đổ bộ đường không thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Lực lượng này đã không tiến hành các chiến dịch chiến đấu ở nước ngoài, mà chỉ được giao nhiệm vụ hỗ trợ bảo vệ chế độ trong thời kỳ hỗn loạn hoặc hỗ trợ nhân đạo và các hoạt động cứu trợ thảm họa (HA / DR) trong nước. Các câu hỏi chính vẫn còn liên quan đến khả năng của Quân đoàn trong việc tích hợp với các đơn vị QĐTQ khác và tiến hành các hoạt động trong môi trường phức tạp hoặc hạn chế về thông tin, cũng như khả năng lớn hơn của KQTQ trong việc đảm bảo quyền chỉ huy đường không cần thiết để cho phép binh lính đổ bộ đường không lên Đài Loan.

1659179924370.png

1659179966020.png

1659180043519.png

1659180061341.png

1659180113182.png

Lính dù Trung Quốc lên máy bay Y-20

Lịch sử và Tổ chức Lực lượng

Không giống như Quân đội Mỹ, Quân đoàn Đổ bộ đường không luôn luôn trực thuộc KQTQ chứ không thuộc lực lượng trên bộ của QĐTQ. Quân đoàn Đổ bộ đường không có lịch sử hình thành từ năm 1950, với việc Quân ủy Trung ương thành lập Lữ đoàn Hải quân đánh bộ Không quân. Đơn vị đã trải qua một số thay đổi trong thập kỷ sau đó, liên tiếp trở thành Sư đoàn số 1 thuộc Hải quân đánh bộ Không quân, Sư đoàn Nhảy dù và Sư đoàn Đổ bộ đường không cho đến khi được tái cấu trúc thành một tổ chức cấp quân đoàn.

Năm
Sự kiện
1950Quân ủy Trung ương (CMC) thành lập lữ đoàn Hải quân đánh bộ Không quân.
1961Gi ờ đây được biết đến với tê gọi Quân đoàn Đổ bộ đường không số 15 của KQTQ, có trụ sở ở
Now known as the KQTQ 15th Airborne Corps, the unit’s headquarters is located in Hiếu Cảm, tỉnh Hồ Bắc.
1967Quân đoàn được triển khai tới Vũ Hán để trấn áp nổi dậy trong Cách mạng Văn hóa
Giữa thập niên1970Quân đoàn Đổ bộ đường không có 03 sư đoàn đổ bộ đường không
Giữa thập niên 198003 sư đoàn của Quân đoàn được rút xuống thành 03 lữ đoàn
1989Quân đoàn được triển khai tới Bắc Kinh trong cuộc khủng hoảng và đàn áp quân sự ở Quảng trường Thiên An Môn
1992Quân đoàn Đổ bộ đường không chính thức được xác định là lực lượng phản ứng nhanh của QĐTQ, mặc dù lực lượng này đã được huấn luyện để thực thi vai trò đó.
1993Các lữ đoàn đổ bộ đường không được nâng cấp thành 03 sư đoàn với quân số khoảng 10 nghìn binh sĩ mỗi sư đoàn
Giữa thập niên 1990Lần đầu tiên, tư lệnh Lực lượng Đổ bộ đường không được lựa chọn là một trong 04 phó Tư lệnh KQTQ (năm 1993), có thể là để phản ánh sự quan tâm của giới lãnh đạo tới vai trò của lực lượng đổ bộ đường không. KQTQ cũng đã nhận các máy bay vận tải Il-76 đầu tiên.
2008Lực lượng đổ bộ đường không hỗ trợ các nỗ lực ứng phó động đất ở tỉnh Tứ Xuyên
2017-2018Là một phần của việc cải cách quân đội, Quân đoàn được đổi tên từ Quân đoàn Đổ bộ đường không số 15 thuộc KQTQ sang thành Quân đoàn Đổ bộ đường không QĐTQ, nhưng vẫn là một phần của KQTQ. Sở chỉ huy của 03 sư đoàn của Quân đoàn đã xóa số và 06 trung đoàn được chuyển đổi thành các lữ đoàn.
2020Quân đoàn Đổ bộ đường không hỗ trợ các nỗ lực ứng phó COVID ở Vũ Hán
Ngày nay, Quân đoàn được biết đến bao gồm những đơn vị sau:

  • 06 lữ đoàn binh chủng hợp thành đổ bộ đường không, bao gồm 03 lữ đoàn cơ giới nhẹ, 02 lữ đoàn cơ giới và 01 lữ đoàn đột kích đường không.
  • 01 lữ đoàn vận tải đường không, có thể bao gồm trung đoàn máy bay trực thăng trước đây.
  • 01 lữ đoàn tác chiến đặc biệt.
  • 01 lữ đoàn chi viện chiến đấu.
  • 01 lữ đoàn huấn luyện mới.
Các máy bay và trang bị cơ giới hiện có của Lực lượng này:

MÁY BAY VẬN TẢI 40:
Hạng trung: 6 Y-8
Hạng nhẹ: 34: 20 Y-5; 2 Y-7; 12 Y-12D
MÁY BAY TRỰC THĂNG
8 trực thăng tiến công WZ-10K
8 trực thăng tìm kiếm và cứu nạn chiến sự Z-8KA
12 trực thăng đa năng Z-9WZ
XE CHIẾN ĐẤU BỌC THÉP
180 xe chiến đấu đổ bộ đường không ZBD-03
4 xe bọc thép chở quân ZZZ-03
VŨ KHÍ CHỐNG TĂNG
Một số hệ thống tên lửa chống tăng HJ-9
PHÁO (162+):
Xe kéo 122mm: khoảng 54 PL-96 (D-30)
Rốc két phóng loạt 107mm: Khoảng 54 PH-63 54+ Súng cối: một số cối 82mm; 54 cối 100mm
PHÒNG KHÔNG
SAMs: QW-1 (CH-SA-7) 25mm Pháo xe kéo: 54 PG-87

1659180444584.png

1659180487863.png

1659180456419.png

Máy bay vận tải Y-8

1659180533700.png

1659180554811.png

Máy bay vận tải Y-5

1659180634198.png

1659180700108.png

1659180712974.png

Máy bay vận tải Y-7

1659180816914.png

1659180759639.png

Máy bay vận tải Y-12D

1659181059734.png

1659181040118.png

1659181091354.png

Trực thăng tiến công WZ-10K

1659181120703.png

1659181161595.png

1659181185546.png

Trực thăng đa năng Z-9wz
.............
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top