- Biển số
- OF-806509
- Ngày cấp bằng
- 4/3/22
- Số km
- 3,197
- Động cơ
- 193,895 Mã lực
(Tiếp)
Một số nét lớn về chiến lược quân sự
Malaysia thực hiện chiến lược quân sự “phòng thủ” lấy “tự chủ” làm nòng cốt; thực hiện chính sách quốc phòng toàn dân, toàn diện, nhằm nâng cao khả năng bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, trước những diễn biến trên Biển Đông và khủng bố ở khu vực ngày càng gia tăng, Malaysia chuyển trọng tâm quân sự từ bảo vệ biên giới sang răn đe chiến lược, tập trung xây dựng lực lượng vũ trang mạnh, đủ sức ứng phó với các tình huống.
Để thực hiện chủ trương trên, Malaysia đưa hình thức tác chiến máy bay không người lái vào tác chiến của quân đội, coi đây là một bộ phận của hệ thống giám sát và được tích hợp vào hệ thống tác chiến mạng trung tâm, từ đó nâng cao khả năng kiểm soát trên đất liền, trên không và trên biển của Quân đội Malaysia; tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, hiện đại hóa quân đội; mua sắm vũ khí, trang bị hiện đại, ưu tiên lực lượng hải quân và không quân; tăng cường hợp tác quân sự trong khuôn khổ Hiệp định phòng thủ chung (FPDA), mở rộng hợp tác quốc phòng với các nước, nhất là với ASEAN; tăng cường diễn tập quân sự chung và tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Phương hướng tới
Malaysia tiếp tục điều chỉnh tổ chức, biên chế, bố trí lực lượng quân sự; mua sắm vũ khí, trang bị để hiện đại hóa quân đội, tập trung nâng cao khả năng phòng thủ trên biển.
Hải quân Malaysia có kế hoạch tái cơ cấu hạm đội tác chiến; mua 06 máy bay trực thăng MD-530G của Mỹ, máy bay tiêm kích (SU-30SM, Su-35, MiG-35) của Nga, 04 máy bay tuần tiễu trên biển, 04 máy bay không người lái; tiếp nhận 04 tàu chiến đấu ven bờ của Pháp, tàu tuần tra lớp Keris của Trung Quốc.
Tàu hộ tống lớp Gowind của Pháp đóng cho hải quân Malaysia
Malaysia là khách hàng nước ngoài đầu tiên của họ tàu corvette và tàu tuần tra lớp Gowind do hãng đóng tàu Pháp DCNS (nay là Naval Group) của Pháp phát triển sau khi ký hợp đồng trị giá 2,8 tỷ USD đóng 6 tàu lớp Gowind 2500 cho Hải quân Malaysia vào cuối năm 2011. Toàn bộ 6 tàu của Malaysia đều được đóng với sự hỗ trợ của DCNS (Naval Group) tại xưởng đóng tàu Boustead Heavy Industries Corporation Berhad (BHIC) Lumut Shipyard ở Lumut. Các tàu lớp Gowind 2500 được Malaysia lựa chọn trong khuôn khổ chương trình Second-Generation Patrol Vessel - Littoral Combat Ship (SGPV-LCS) của Hải quân Malaysia và các kế hoạch đóng tàu theo chương trình này về lý thuyết lên tới 24 chiếc.
Các tàu lớp Gowind 2500 của Malaysia là các tàu chiến lớn với lượng giãn nước 3.078 tấn, chiều dài 111 m và chiều rộng 16 m. Hệ thống động lực 2 trục gồm 4 động cơ diesel MTU, bảo đảm tốc độ tối đa đến 28 hải lý/h, cự ly hành trình đến 5.000 hải lý ở tốc độ 15 hải lý/h, thủy thủ đoàn 118 (18 sĩ quan).
Vũ khí của tàu gồm 8 bệ phóng tên lửa chống hạm NSM của hãng Kongsberg, Đan Mạch, bệ phóng thẳng đứng 16 ngăn phóng của hệ thống tên lửa phòng không VL-MICA của hãng MBDA, 1 ụ pháo vạn năng 57 mm BAE Systems Bofors Mk 3, 2 ụ pháo điều khiển từ xa 30 mm MSI DS30M Mk 2, 2 cụm x 3 ống phòng lôi 324 mm. Hăng-ga trên tàu chứa được 1 trực thăng 12 tấn.
Trang bị vô tuyến điện tử gồm hệ thống chỉ huy chiến đấu tự động hóa SETIS của DCNS (tương tự hệ thống lắp trên frigate lớp FREMM của Pháp), cột tàu tích hợp PSIM lắp radar 3 D Thales SMART-S Mk 2, hệ thống tác chiến điện tử Thales Vigile 100, trạm thủy âm chống ngầm Thales Kingklip lắp dưới sống tàu và trạm thủy âm kéo Thales CAPTAS 2.
Trực thăng MD-530G
Tàu tuần tra lớp Keris
Hải quân Malaysia mới đây đã tổ chức lễ đón nhận chiếc tàu tuần tra ven bờ (LMS - littoral mission ship) lớp Keris đầu tiên có tên gọi KD Keris.
Buổi lễ tiếp nhận được tổ chức tại cơ sở sản xuất của hãng đóng tàu Wuchang Shipbuiding nằm ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Tàu KD Keris là chiếc thứ nhất thuộc hợp đồng chế tạo 4 tàu tuần tra ven bờ lớp Keris được ký kết năm 2017 giữa 2 hãng đóng tàu Boustead Naval Shipyard của Malaysia và CSOC của Trung Quốc.
Ban đầu, bản hợp đồng trị giá 289 triệu USD bao gồm điều khoản phía Malaysia sẽ tự chế tạo 2 chiếc tàu với sự chuyển giao công nghệ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, tháng 5-2018, chính phủ mới được thành lập của quốc gia Đông Nam Á đã quyết định chỉnh sửa điều khoản trên, theo đó cả 4 tàu lớp Keris đều được đóng bởi CSOC và giá trị bản hợp đồng giảm còn 205 triệu USD. Trong tương lai, các tàu này sẽ hoạt động trong biên chế của Hạm đội phương Đông thuộc Hải quân Malaysia.
Các tàu tuần tra ven bờ lớp Keris có chiều dài 68,8m, độ giãn nước khoảng 780 tấn, tốc độ tiêu chuẩn 44km/h cùng phạm vi hoạt động đạt 3.700km. Về hệ thống vũ khí-trang thiết bị, theo những thông tin ban đầu, tàu sẽ được trang bị radar tìm kiếm SR-47AG, radar kiểm soát hỏa lực HEOS-100 và HEOS-300 cùng pháo vạn năng H/PJ-17 30mm.
Một số nét lớn về chiến lược quân sự
Malaysia thực hiện chiến lược quân sự “phòng thủ” lấy “tự chủ” làm nòng cốt; thực hiện chính sách quốc phòng toàn dân, toàn diện, nhằm nâng cao khả năng bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, trước những diễn biến trên Biển Đông và khủng bố ở khu vực ngày càng gia tăng, Malaysia chuyển trọng tâm quân sự từ bảo vệ biên giới sang răn đe chiến lược, tập trung xây dựng lực lượng vũ trang mạnh, đủ sức ứng phó với các tình huống.
Để thực hiện chủ trương trên, Malaysia đưa hình thức tác chiến máy bay không người lái vào tác chiến của quân đội, coi đây là một bộ phận của hệ thống giám sát và được tích hợp vào hệ thống tác chiến mạng trung tâm, từ đó nâng cao khả năng kiểm soát trên đất liền, trên không và trên biển của Quân đội Malaysia; tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, hiện đại hóa quân đội; mua sắm vũ khí, trang bị hiện đại, ưu tiên lực lượng hải quân và không quân; tăng cường hợp tác quân sự trong khuôn khổ Hiệp định phòng thủ chung (FPDA), mở rộng hợp tác quốc phòng với các nước, nhất là với ASEAN; tăng cường diễn tập quân sự chung và tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Phương hướng tới
Malaysia tiếp tục điều chỉnh tổ chức, biên chế, bố trí lực lượng quân sự; mua sắm vũ khí, trang bị để hiện đại hóa quân đội, tập trung nâng cao khả năng phòng thủ trên biển.
Hải quân Malaysia có kế hoạch tái cơ cấu hạm đội tác chiến; mua 06 máy bay trực thăng MD-530G của Mỹ, máy bay tiêm kích (SU-30SM, Su-35, MiG-35) của Nga, 04 máy bay tuần tiễu trên biển, 04 máy bay không người lái; tiếp nhận 04 tàu chiến đấu ven bờ của Pháp, tàu tuần tra lớp Keris của Trung Quốc.
Tàu hộ tống lớp Gowind của Pháp đóng cho hải quân Malaysia
Malaysia là khách hàng nước ngoài đầu tiên của họ tàu corvette và tàu tuần tra lớp Gowind do hãng đóng tàu Pháp DCNS (nay là Naval Group) của Pháp phát triển sau khi ký hợp đồng trị giá 2,8 tỷ USD đóng 6 tàu lớp Gowind 2500 cho Hải quân Malaysia vào cuối năm 2011. Toàn bộ 6 tàu của Malaysia đều được đóng với sự hỗ trợ của DCNS (Naval Group) tại xưởng đóng tàu Boustead Heavy Industries Corporation Berhad (BHIC) Lumut Shipyard ở Lumut. Các tàu lớp Gowind 2500 được Malaysia lựa chọn trong khuôn khổ chương trình Second-Generation Patrol Vessel - Littoral Combat Ship (SGPV-LCS) của Hải quân Malaysia và các kế hoạch đóng tàu theo chương trình này về lý thuyết lên tới 24 chiếc.
Các tàu lớp Gowind 2500 của Malaysia là các tàu chiến lớn với lượng giãn nước 3.078 tấn, chiều dài 111 m và chiều rộng 16 m. Hệ thống động lực 2 trục gồm 4 động cơ diesel MTU, bảo đảm tốc độ tối đa đến 28 hải lý/h, cự ly hành trình đến 5.000 hải lý ở tốc độ 15 hải lý/h, thủy thủ đoàn 118 (18 sĩ quan).
Vũ khí của tàu gồm 8 bệ phóng tên lửa chống hạm NSM của hãng Kongsberg, Đan Mạch, bệ phóng thẳng đứng 16 ngăn phóng của hệ thống tên lửa phòng không VL-MICA của hãng MBDA, 1 ụ pháo vạn năng 57 mm BAE Systems Bofors Mk 3, 2 ụ pháo điều khiển từ xa 30 mm MSI DS30M Mk 2, 2 cụm x 3 ống phòng lôi 324 mm. Hăng-ga trên tàu chứa được 1 trực thăng 12 tấn.
Trang bị vô tuyến điện tử gồm hệ thống chỉ huy chiến đấu tự động hóa SETIS của DCNS (tương tự hệ thống lắp trên frigate lớp FREMM của Pháp), cột tàu tích hợp PSIM lắp radar 3 D Thales SMART-S Mk 2, hệ thống tác chiến điện tử Thales Vigile 100, trạm thủy âm chống ngầm Thales Kingklip lắp dưới sống tàu và trạm thủy âm kéo Thales CAPTAS 2.
Trực thăng MD-530G
Tàu tuần tra lớp Keris
Hải quân Malaysia mới đây đã tổ chức lễ đón nhận chiếc tàu tuần tra ven bờ (LMS - littoral mission ship) lớp Keris đầu tiên có tên gọi KD Keris.
Buổi lễ tiếp nhận được tổ chức tại cơ sở sản xuất của hãng đóng tàu Wuchang Shipbuiding nằm ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Tàu KD Keris là chiếc thứ nhất thuộc hợp đồng chế tạo 4 tàu tuần tra ven bờ lớp Keris được ký kết năm 2017 giữa 2 hãng đóng tàu Boustead Naval Shipyard của Malaysia và CSOC của Trung Quốc.
Ban đầu, bản hợp đồng trị giá 289 triệu USD bao gồm điều khoản phía Malaysia sẽ tự chế tạo 2 chiếc tàu với sự chuyển giao công nghệ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, tháng 5-2018, chính phủ mới được thành lập của quốc gia Đông Nam Á đã quyết định chỉnh sửa điều khoản trên, theo đó cả 4 tàu lớp Keris đều được đóng bởi CSOC và giá trị bản hợp đồng giảm còn 205 triệu USD. Trong tương lai, các tàu này sẽ hoạt động trong biên chế của Hạm đội phương Đông thuộc Hải quân Malaysia.
Các tàu tuần tra ven bờ lớp Keris có chiều dài 68,8m, độ giãn nước khoảng 780 tấn, tốc độ tiêu chuẩn 44km/h cùng phạm vi hoạt động đạt 3.700km. Về hệ thống vũ khí-trang thiết bị, theo những thông tin ban đầu, tàu sẽ được trang bị radar tìm kiếm SR-47AG, radar kiểm soát hỏa lực HEOS-100 và HEOS-300 cùng pháo vạn năng H/PJ-17 30mm.