[Funland] Sơ lược về lực lượng tên lửa thông thường của hàng xóm

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

3. Công ty STX

STX
là công ty sản xuất kinh doanh máy động lực hàng hải, trong đó có máy động lực dùng cho tàu hải quân. Công ty này sản xuất hầu hết các loại động cơ diesel và gas turbine cho tàu bè và phụ tùng thay thế cho các loại máy động lực của các nhà sản xuất khác như MTU, MAN, CAT… Đồng thời, đây cũng là một nhà sản xuất trạm trắc lường thuỷ âm danh tiếng bên cạnh LIG Nex-1. Các sản phẩm của họ bao gồm trạm thuỷ âm kéo theo, phao thuỷ âm, hệ thống khảo sát đáy biển bằng thuỷ âm, trạm thám trắc thuỷ âm cố định, máy chế áp thuỷ âm chống ngư lôi và quan trọng. Nhưng ít gặp nhất là xây dựng hệ thống kiểm tra bộc lộ thuỷ âm, thử nghiệm thiết bị thuỷ âm… hệ thống liên lạc thuỷ âm dưới nước, thiết bị UAV, thiết bị liên lạc vệ tinh, hệ thống thông tin tác chiến dưới nước… Ngoài ra, đơn vị này còn sản xuất radar hàng hải các loại.

1667560989767.png

1667561007656.png

1667561105038.png


4. Công ty Hanwha Techwin

Hanwha Techwin
(trước đây là Samsung Techwin) là đơn vị sản xuất các loại pháo hạng nặng, pháo tự hành và xe chở đạn, nạp đạn và xe kỹ thuật cho hệ thống pháo tự hành. Bên cạnh đó, Samsung Techwin còn sản xuất các máy bay KF-16, F-15K dùng trong nước và F-15SG cho không quân Singapore. Ngoài ra, đơn vị này còn sản xuất các động cơ máy bay như F-110, F-404, T-700… cùng gas turbine LM-2500 series…

1667561208896.png

1667561238933.png

1667561248823.png

1667561311852.png


Khẩu lựu pháo tự hành 155mm K-9 “Thunder” của hãng Hanwha Techwin cũng được Ấn Độ rất ưa thích (Hanwha Techwin đang trong vòng đàm phán với Ấn Độ để ký hợp đồng trị giá 623 triệu USD để bán loại pháo nói trên). Khẩu pháo này cũng được bán sang Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan và Phần Lan. Ngoài ra, Hanwha đang nỗ lực xuất K-9 sang cả Na Uy, Australia và Ai Cập.

1667561411089.png

1667561488430.png

Pháo tự hành K9/Krab của Ba Lan

1667561547673.png

1667561580448.png

Pháo tự hành K9 của Na Uy

Một sản phẩm khác của Techwin là “robot canh gác” SGR-A1. Robot này được thiết kế để thay thế những người lính bình thường tại khu phi quân sự giữa biên Hàn Quốc và Triều Tiên. Nó có thể xác định và bắn bất kỳ mục tiêu nào trong bán kính 3,2km dựa vào cảm biến kết hợp quang học và hồng ngoại. Robot này cũng được tích hợp micro và loa. Như vậy nó có thể yêu cầu mật khẩu của bất kỳ ai. Nếu trả lời sai mật khẩu thì có thể sẽ là loa báo động hoặc bị bắn. Tuy nhiên, SGR-1 chỉ khai hỏa khi nó nhận lệnh từ người chỉ huy.

1667561740191.png

1667561664327.png

1667561690399.png

Robot canh gác SGR-A1

Một sản phẩm quốc phòng khác của Techwin hợp tác cùng tập đoàn STX là radar giám sát bờ biển GPS-98K. Nó có khả năng truyền tải dữ liệu và video tới trung tâm chỉ huy trong thời gian thực theo lựa chọn của trắc thủ hoặc một cách tự động khi phát hiện ra chuyển động bất thường hoặc các đối tượng không xác định.

1667561839745.png

1667561856004.png

1667561920689.png

Radar giám sát bờ biển GPS-98K

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

5. Một số công ty có liên quan đến CNQP khác của Hàn Quốc

- Công ty Hanwha Thales
: trước đây là Samsung Thales, một liên doanh 60% vốn Hàn Quốc chuyên sản xuất các hệ thống của hãng Thales danh tiếng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sản phẩm chính của họ gồm hệ thống radar, quang điện tử cao cấp, avionic, hệ thống thông tin chỉ huy chiến đấu cho thiết bị mặt đất, mặt nước (cho xe tăng, xe bọc thép chiến đấu, tàu chiến…).

1667619325246.png

1667619275425.png

1667619300700.png

1667619311478.png

1667619343055.png


- Công ty Doosan DST: chuyên về sản xuất xe chiến đấu bộ binh và các hệ thống phòng không… Một trong sản phẩm nổi tiếng của Doosan DST là xe chiến đấu bộ binh К-21 - niềm tự hào của CNQP Hàn Quốc. К-21 được Doosan DST phát triển từ năm 1999, được chính thức đưa vào trang bị 10 năm sau đó. Với hỏa lực mạnh, khả năng phòng vệ tốt cùng hệ thống động cơ mạnh mẽ, có khả năng chở được 9 binh sĩ đã biến K-21 là một trong những chiếc xe chiến đấu bộ binh tốt nhất của thế giới. Bên cạnh các sản phẩm dân sự và quân sự nổi tiếng, Doosan DST còn có sản phẩm quang điện tử, ống phóng ngư lôi và tên lửa…

1667619417285.png

1667619515394.png

1667619533399.png

1667619652089.png

1667619626673.png


- Công ty Hyundai Rotem: chuyên về sản xuất xe tăng, xe bọc thép chở quân… của Hàn Quốc, công ty này nổi tiếng với xe tăng K-2 “Black Panther” (“Báo Đen”), đây là thế hệ xe tăng chiến đấu chủ lực mới (Main Battle Tanks/MBT) của Quân đội Hàn Quốc. Ngoài sử dụng trong nước, K-2 “Black Panther” còn được xuất khẩu cho Oman (năm 2018, Hàn Quốc đã bán được 76 chiếc trị giá lên tới 884,6 triệu USD cho Oman). Ngoài ra, công ty này còn cung cấp các hệ thống mô phỏng huấn luyện tác chiến, xe bắc cầu cho xe tăng và xe bọc thép, máy động lực…

1667619703887.png

1667619722251.png

1667619741510.png

1667619868501.png

1667619886254.png


..............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

- Công ty S&T Dynamics: chuyên về sản xuất súng cá nhân đến súng máy hạng nặng cho quân đội trừ các loại trọng pháo. Đây là đơn vị phụ trách phát triển và sản xuất, nhận chuyển giao công nghệ các loại hoả khí quân dụng. Đặc biệt, S&T Dynamics là nhà chúng cấp hộp số, động cơ và hệ truyền động cho xe tăng K-2 “Black Panther”. Ngoài ra, họ còn có một liên doanh với Daewoo gọi là S&T motiv để sản xuất vài loại hoả khí phải cần đến năng lực gia công chế tạo của Daewoo Heavy Industry.

1667700339281.png

1667700377908.png

1667700367348.png

1667700412618.png

1667700509418.png


- Công ty Poongsan: chuyên về sản xuất tất cả các loại đạn cho Quân đội Hàn Quốc bên cạnh việc sản xuất ngòi nổ, thuốc nổ dạng bán thành phẩm cùng các sản phẩm kim loại tấm gia công dát mỏng.

1667700596209.png

1667700610772.png


- Công ty Cox Camera: là đơn vị sản xuất kính nhìn đêm, tuy nhỏ nhưng rất bản sắc bên cạnh các ông lớn khác như Samsung Thales, LiG Nex-1…

- Công ty KIA Motor: chuyên về sản xuất xe tải và xe bọc thép chở quân. Hầu hết cơ sở gầm bệ vận tải, bệ phóng tên lửa của Quân đội Hàn Quốc đều dùng xe của Kia Military Motor…

1667701039636.png

1667701148534.png

1667701197972.png

1667701171561.png


- Công ty DSMC: DSMC tức Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering, là công ty đóng tàu khổng lồ với các sản phẩm tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, tàu khu trục… bên cạnh các công ty lớn khác như Hyundai Ship Building, Hanjin…

1667701499756.png

1667701547605.png

1667701587498.png

1667701701711.png


1667701898255.png

1667701936995.png

1667701986941.png

1667702025087.png


Nói chung một nền công nghiệp quân sự khổng lồ như một cường quốc hạng trung, Hàn Quốc đi lên bằng nỗ lực tự thân tương tự như Trung Quốc nhưng được thương mại hoá cao hơn. Tất cả các công ty đều có mảng dân dự cùng kinh doanh chung với mảng quân sự. Tuy chưa bền vững như Brazil, nhưng họ đang đi từng bước rất chắc chắn đến nền tảng bền vững.

Lĩnh vực CNQP của Hàn Quốc rất rộng, được đánh giá là mạnh nhất trong số các nước công nghiệp mới (NIC) với sản phẩm trải dài tất cả các thể loại. Hiện Hàn Quốc đang đẩy mạnh phát triển CNQP, nước này đang phấn đấu để trở thành một nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, do các giới hạn về quyền trong liên minh quân sự với Mỹ, nên họ chưa thể phát triển các loại vũ khí kỹ thuật cao một cách tự do bằng năng lực tự thân được (Hàn Quốc hiện tham gia liên minh quân sự với Mỹ theo hiệp ước bảo vệ lẫn nhau đã được ký sau khi nổ ra Chiến tranh Triều Tiên năm 1950). Dự kiến Hàn Quốc sẽ là một quốc gia có nền quốc phòng hùng mạnh và có bản sắc riêng trong tương lai không xa.
 
Chỉnh sửa cuối:

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,299 Mã lực
Tuổi
40
Quả tự hành hỗ trợ bộ binh này chất nhỉ.
1667619868501.png

Mỗi tiểu đội biên chế 1 bạn max ngầu.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Quả tự hành hỗ trợ bộ binh này chất nhỉ.
1667619868501.png

Mỗi tiểu đội biên chế 1 bạn max ngầu.
Nhiều nước đã nghiên cứu phát triển, thử nghiệm và một số đã thực chiến rồi đó cụ
Ví dụ:

1667709509608.png

1667709525081.png

1667709705522.png

Robot dò mìn MarcBot của Mỹ

1667709949042.png

1667710494547.png

Robot chiến đấu của Mỹ

1667709804152.png

1667709839158.png

1667709900319.png

Robot của Israel

1667710550031.png

1667710562580.png

1667710606914.png

1667710680673.png

Robot của Nga

..........
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,299 Mã lực
Tuổi
40
Lắp thêm mấy cánh giáp xung quanh. Khi cần xòe ra che chắn cho bộ binh nữa thì OK nhỉ. Nhưng nặng lắm.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

PHẦN 2

SỨC MẠNH LỤC QUÂN HÀN QUỐC

I. Khái quát chung về lực lượng Lục quân Hàn Quốc

Hơn 70 năm sau ngày thành lập, Lục quân Hàn Quốc đã phát triển từ lực lượng cảnh vệ nhỏ yếu thành một trong những đội quân lớn, mạnh và trang bị hiện đại bậc nhất thế giới. Đội quân này được phát triển nhanh chóng và luôn duy trì cảnh giác cao để đề phòng nguy cơ nổ ra cuộc chiến quy mô lớn với Triều Tiên trong tương lai.

Hiện nay, quân số của Lục quân Hàn Quốc vào khoảng 500.000 người. Tuy nhiên, theo “Chương trình cải cách quốc phòng 2.0”, Lục quân Hàn Quốc có thể giảm gần 100.000 người đến năm 2022. Để đảm bảo sức chiến đấu, Lục quân Hàn Quốc sẽ bố trí lại nhiệm vụ trọng tâm cho đối tượng quân nhân và dân sự, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển hệ thống vũ khí thế hệ mới, triển khai vũ khí quân sự tối tân vào đúng thời điểm, đẩy mạnh huấn luyện chiến đấu, nâng cao năng lực tác chiến… Lợi thế lớn nhất của Quân đội Hàn Quốc nói chung và Lục quân nước này nói riêng là Hàn Quốc có thể tự sản xuất được phần lớn các loại vũ khí và thiết bị quân sự phục vụ cho quân đội mình. Việc nội địa hóa các trang thiết bị như vậy sẽ có tác dụng rất lớn trong những cuộc xung đột dài hơi...

1667725416324.png

1667725445585.png

1667725568777.png

Lục quân Hàn Quốc

Tính tới thời điểm hiện tại Lục quân Hàn Quốc có khoảng 2.500 xe tăng cùng hơn 2.600 xe bọc thép các loại, gần 2.000 khẩu pháo tự hành, hơn 5.000 khẩu pháo kéo, 30 hệ thống tên lửa đối đất, 600 trực thăng và hơn 200 giàn pháo phản lực phóng loạt (MLRS). Phần lớn các loại vũ khí nói trên đều do CNQP Hàn Quốc chế tạo với công nghệ tiên tiến của Mỹ và châu Âu. Nói chung các loại vũ khí của Lục quân Hàn Quốc đều khá tiên tiến và có chất lượng. Đặc biệt Hàn Quốc tự chủ được khá nhiều công nghệ quốc phòng tiên tiến cho phép họ nhanh chóng triển khai sản xuất vũ khí cũng như các trang thiết bị quân sự dùng cho Quân đội với số lượng lớn bất cứ lúc nào. Hiện nay, Lục quân Hàn Quốc hiện sở hữu một số loại vũ khí, trang bị được cho là mạnh và hiện đại tiêu biểu như: xe tăng K-2 “Black Panther”, xe chiến đấu bộ binh K-21 và pháo tự hành K-9 “Thunder”. Đây là bộ vũ khí ba nòng cốt trong đội quân cơ giới hóa ngày càng cao của Lục quân Hàn Quốc. Không quân của Lục quân Hàn Quốc khá mạnh với 600 chiếc chủ yếu gồm trực thăng tiến công AH-1F “Cobra”, trực thăng đa năng UH-1, UH-60, CH-47…

Nỗ lực hiện đại hóa lực lượng vũ trang Hàn Quốc nói chung và Lục quân nói riêng hiện đang đạt được nhiều thành công. Lục quân Hàn Quốc nói riêng và Quân đội Hàn Quốc nói chung có tốc độ “thay đổi” nhanh vào hàng đầu khu vực Đông Bắc Á và châu Á.

1667725650478.png

1667725730534.png

1667725750759.png


II. Một số loại vũ khí Lục quân do CNQP Hàn Quốc sản xuất

1. Súng trường tiến công K-2


Có thể nói súng trường tiến công là K-2 niềm tự hào của nền CNQP Hàn Quốc. Với hoàn cảnh lịch sử, việc thiết kế và trang bị khẩu súng trường tiến công K-2 là một cột mốc quan trọng đối không chỉ với Quân đội mà với cả nền CNQP Hàn Quốc.

Sau chiến tranh Triều Tiên, Lục quân Hàn Quốc chủ yếu sử dụng vũ khí của Mỹ như khẩu M-1 “Garands” và M-2 “carbines”, những vũ khí này hoàn toàn không phù hợp với Hàn Quốc. Bắt đầu từ cuối những năm 1960, Tổng thống Hàn Quốc khi đó là ông Park Chung-hee luôn khuyến khích phát triển ngành CNQP độc lập, có thể tự sản xuất vũ khí trang bị cho quân đội, tránh việc phải phụ thuộc quá nhiều vào vũ khí của nước ngoài và tương lai có thể xuất khẩu.

1667725860032.png

1667725843254.png

1667725993079.png

Súng trường tiến công K-2

Hàn Quốc bắt đầu tự lực sản xuất vũ khí bằng cách mua bản quyền từ các công ty Mỹ. Vào tháng 3/1971, tập đoàn sản xuất vũ khí Colt của Mỹ đã cấp phép cho Daewoo Precision Industries Ltd (một công ty nội địa của Hàn Quốc) sản xuất súng trường tiến công M-16, dùng thay thế cho khẩu M-1 “Garands”.

Khẩu K-2 của Hàn Quốc là một thiết kế không mới, nhưng đã tiếp thu được những ưu điểm của các loại súng trường tiến công nổi tiếng khi đó như khóa nòng xoay kiểu M16A1, loa che lửa của khẩu “Stoner” 63; thoi đẩy về và lò xo hồi vị kiểu AK47, tay kéo khóa nòng và khóa an toàn kiểu FN FAL. Súng có chiều dài nòng 465mm, cỡ nòng 5,56mm, sử dụng đạn theo tiêu chuẩn của khối NATO (5,56x45mm), hộp tiếp đạn 30 viên, sơ tốc đầu đạn khoảng 920 mét/giây; tầm bắn hiệu quả từ 460 tới 60m (tùy từng phiên bản) và tầm bắn tối đa lên tới 2.400m. Tốc độ bắn chiến đấu 100 phát/phút; trọng lượng của súng là 3,27kg, tương đương với các loại súng trường 5,56mm khác của NATO. Chiều dài của súng là 980mm, khi gấp báng súng ở tư thế hành quân chiều dài giảm xuống còn 730mm, rất phù hợp với các lực lượng đặc nhiệm tác chiến trong môi trường hẹp hoặc các lực lượng đổ bộ đường không.
Súng trường tiến công K-2 được giới quân sự đánh giá là kết tinh của nhiều trường phái vũ khí trên thế giới: súng có khả năng bắn chính xác của khẩu M16A1, độ tin cậy của AK-47 và mức độ chắc chắn của khẩu FN FAL. Sau khi được chấp nhận đưa vào biên chế, đã có hàng trăm nghìn khẩu K-2 được sản xuất, phần lớn được trang bị cho Lục quân Hàn Quốc.

Ngoài phiên bản K-2, còn có phiên bản K-1 tương tự như K-2, nhưng có nòng ngắn hơn và báng súng có thể gập vào. Khẩu K-1 có tầm bắn hiệu quả 250m, phần lớn được trang bị cho lực lượng tăng, thiết giáp, đổ bộ đường không và lực lượng đặc biệt vì tính năng nhỏ gọn.

1667726073223.png

1667726129987.png

1667726187294.png

Súng trường tiến công K-1

.................
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

2. Súng trường đa năng K-11

Súng trường đa năng K-11 do hãng S&T Daewoo Hàn Quốc nghiên cứu, chế tạo. Đây được cho là súng trường đắt đỏ nhất của Lục quân Hàn Quốc (mỗi khẩu K-11 có giá khoảng 14.000 USD). K-11 chính thức được công bố tại cuộc triển lãm vũ khí trang thiết bị quân sự DSEI vào năm 2000. Đến năm 2009, súng trường đa năng K-11 được sản xuất và bắt đầu trang bị thử nghiệm cho một số đơn vị thuộc Quân đội Hàn Quốc. Đến cuối năm 2010, vũ khí đa năng này đã được biên chế cho toàn bộ các lực lượng trong Quân đội Hàn Quốc.

1667821309760.png

1667821370319.png

1667821467152.png

Súng trường K-11

Súng trường K-11 được chế tạo theo vũ khí chiến đấu lý tưởng XM-29 của Mỹ, nếu nhìn về hình dạng bên ngoài của XM-29 của Mỹ và K-11 Hàn Quốc khó nhận ra sự khác biệt. Súng trường đa năng K-11 được chế tạo bằng hợp kim nhôm và titan, sử dụng đạn theo tiêu chuẩn NATO (đạn cỡ 5,56mm). K-11 được thiết kế một nòng phóng lựu bán tự động 20mm và một súng carbine bên dưới, bắn. Ngoài ra, súng trường K-11 còn được trang bị hệ thống ngắm bắn hỗ trợ bằng máy tính với một bộ đo xa laser tích hợp và các phương tiện quan sát ban đêm bằng hồng ngoại.

1667821507464.png

1667821587696.png


Quân đội Hàn Quốc cho biết, vì có hệ thống tự điều khiển phát nổ nên đạn 20mm phóng từ khẩu K-11 có thể phát hiện mục tiêu và phát nổ cách nó khoảng 3-4m, nhờ đó có thể nâng cao khả năng tiêu diệt hoặc tăng tối đa tỷ lệ sát thương mục tiêu. Các thiết bị đi kèm bao gồm máy đo cự ly bằng laser, hệ thống ngắm hỗn hợp với kênh quang học và tia hồng ngoại cũng như máy tính đường đạn. Theo đánh giá của các nhà sản xuất, súng trường K-11 sẽ sử dụng đặc biệt hiệu quả trong điều kiện thành phố vì đạn của súng có khả năng xuyên qua tường mạnh. K-11 được thiết kế 2 nòng: nòng nhỏ có kích cỡ nòng 5.56x45mm và nòng lớn kích cỡ 20mm.

Một số thông số kỹ thuật của súng K-11 như sau: trọng lượng (rỗng) 6,1kg; chiều dài của toàn bộ súng 860mm; tốc độ bắn 680 phát/phút; tầm bắn hiệu quả đạn cỡ nòng lớn 300m; tầm bắn hiệu quả đạn cỡ nòng nhỏ 500m; hộp tiếp đạn lớn 30 viên, hộp tiếp đạn nhỏ 6 viên.

3. Xe chiến đấu bộ binh bánh xích K-21

Xe chiến đấu bộ binh K-21 là nỗ lực lớn của Hàn Quốc trong việc chế tạo các phương tiện chiến đấu bọc thép hiện đại. Nhà sản xuất Doosan DST bắt đầu phát triển K-21 từ năm 1999, mẫu thử nghiệm hoàn thành vào năm 2003, chúng sản xuất hàng loạt và đưa vào trang bị từ năm 2009. Khung gầm K-21 được chế tạo hoàn toàn từ sợi thủy tinh cho phép giảm trọng lượng mà không ảnh hưởng đến độ bền cơ học. K-21 sẽ nhẹ hơn các loại xe chiến đấu bộ binh khác như “Bradley” của Mỹ và BMP của Nga.

1667821898597.png

1667822035003.png

1667822084108.png


Vỏ giáp của xe cũng được làm từ sợi thủy tinh, có gia cố thêm giáp gốm cho phép bảo vệ toàn diện trước đạn xuyên giáp cỡ nòng 14,5mm. Vòng cung phía trước có thể chống lại đạn xuyên giáp 30mm. K-21 sử dụng pháo chính 40mm, một súng máy đồng trục 7,62mm cùng 2 bệ phóng tên lửa chống tăng, cho phép xe tác chiến chống xe thiết giáp, máy bay và trực thăng của đối phương. K-21 được phát triển để thay thế cho gần 2.000 xe chiến đấu bộ binh đã lạc hậu KIFV vốn cũng do Doosan sản xuất. Cho đến gần đây, Lục quân Hàn Quốc là khách hàng duy nhất đặt mua K-21 (giá một chiếc K-21 khoảng 3,5 triệu USD).
K-21 có trọng lượng 25 tấn, dài 7m, có khả năng chở tối đa 1 tiểu đội đủ 12 người (bao gồm cả lái xe, phụ xe). Xe này có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa 70 km/h trên đường tốt và tối đa 7 km/h dưới nước, phạm vi hoạt động 500km. Được trang bị động cơ 740 mã lực, K-21 có sức kéo lớn khủng khiếp lên tới 30 sức ngựa cho mỗi tấn, cho phép nó có khả năng di chuyển qua sông băng một cách dễ dàng. Thân xe được chế tạo bằng vật liệu composite nên có trọng lượng khá nhẹ.

Xe chiến đấu bộ binh K-21 có khả năng chịu được đạn 30-40mm ở phía trước và đạn 14,5mm toàn bộ xe. K-21 được trang bị một pháo tự động 30mm với cơ số đạn 700 viên và một súng máy M60 cỡ 7,62mm.
Xe chiến đấu bộ binh K-21 là loại thiết giáp chiến đấu chủ lực của Quân đội Hàn Quốc với tổng cộng khoảng 500 chiếc đang phục vụ trong biên chế quân đội nước này. K-21 có biến thể sử dụng cỡ nòng 105 hoặc 120mm và được coi như một xe tăng hạng nhẹ trong tác chiến. Ngoài ra xe cũng được trang bị hai đệm khí hai bên thân xe để cung cấp thêm sức nổi khi chở đầy tải lội nước.

1667821925278.png

1667821944375.png

1667821993206.png

............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(tiếp)

4. Xe chiến đấu bộ binh (xe thiết giáp) bánh xích K-200

K-200 KIFV là loại xe thiết giáp được sử dụng phổ biến nhất trong các lực lượng chiến đấu của Lục quân Hàn Quốc. Năm 1981, các lãnh đạo Binh chủng tăng thiết giáp của Hàn Quốc đã đệ trình lên chính phủ xem xét việc chế tạo một loại xe chiến đấu bộ binh mới cho Lục quân Hàn Quốc. Đề xuất này đã nhận được sự ủng hộ từ chính phủ, Cơ quan Phát triển Quốc phòng đã bắt tay vào việc thiết kế kiểu xe và Tập đoàn công nghiệp năng Daewoo (DHI) đảm nhận xây dựng dây chuyền sản xuất số lượng lớn.

1667960805976.png

1667960836534.png

1667960856904.png


Xe chiến đấu bộ binh K-200 được thiết kế dựa trên kiểu xe thiết giáp lội nước (AIFV) của Mỹ. Trong lĩnh vực sản xuất tăng - thiết giáp của Hàn Quốc, DHI là nhà sản xuất thành công nhất vào thập niên 1980, là nhà sản xuất tiên phong trong ngành CNQP của Hàn Quốc. Năm 1985, dây chuyên sản xuất hàng loạt của K-200 bắt đầu đi vào hoạt động.Năm 1994, Quân đội Hàn Quốc cho tiến hành chương trình nâng cấp toàn diện K-200, chương trình nâng cấp bao gồm: nâng cấp sức mạnh động cơ và lắp đặt hệ thống truyền dẫn tự động mới. Ngoài ra trong đợt nâng cấp này, DHI còn tiến hành lắp đặt các loại vũ khí hạng năng như cối 81mm, cối 20mm nhằm mục đích yểm trợ hỏa lực cho bộ binh, chống lại các phương tiện chiến đấu của đối phương và các thiết bị bảo trì, sửa chữa. Hiện nay, Quân đội Hàn Quốc đang dần thay thế loại K-200 bằng K-21 hiện đại hơn nhưng trong tương lai gần K-200 vẫn là “xương sống” của lực lượng thiết giáp Hàn Quốc. K-200 từng được lực lượng gìn giữ hòa bình của Malaysia sử dụng
Một số thông số kỹ thuật chính của K-200 như sau: loại xe - xe chiến đấu bộ binh, nước sản xuất - Hàn Quốc, nặng 13,2 tấn, dài 5,482m, rộng 846m, cao 2,518m. Tổ lái - 3 người (trưởng xe, lái xe và xạ thủ) + 9 lính bộ binh. Về vũ khí, K-200 được trang bị 1 súng phòng không 12,7mm M2 “Browning”, 1 súng máy đồng trục 7,62mm M60D. K-200 sử dụng động cơ diesel D2848T 350 mã lực, hệ thống giảm xóc - thanh xoắn, cho tốc độ 70 km/h (đường nhựa), 7 km/h (trong nước), tầm hoạt động 480km.

5. Xe chiến đấu bộ binh chở quân đổ bộ lội nước KAAV

Xe chiến đấu bộ binh chở quân đổ bộ lội nước KAAV (Korea Amphibious Assault Vehicle) được thiết kế cho Thủy quân lục chiến và liên tục được nâng cấp, cải tiến. Các xe KAAV có khối lượng từ 21-24 tấn (không tải), tốc độ tối đa trên mặt đất 72 km/h, dưới nước 13 km/h.

1667961028576.png

1667961065828.png

1667961095311.png


Chúng có thể vượt qua hào, rãnh rộng tới 2,4m và vượt tường cao 0,91m. Vũ trang của KAAV cũng đa dạng: từ súng phóng lựu 40mm K4, súng máy 12,7mm đến cả súng phóng lựu đạn khói K6 cho M257. Ngay nay, xe KAAV được sản xuất bởi liên doanh Samsung Techwin và BAE Systems của Anh.

6. Xe chiến đấu “Hybrid Biho”

“Hybrid Biho” có nguồn gốc từ hệ thống pháo phòng không “Biho” (còn gọi là K-30), mới được Quân đội Hàn Quốc đưa vào biên chế gần đây. “Biho” bao gồm tháp pháo 2 người điều khiển, lắp 2 khẩu pháo 30mm Rheinmetall Air Defense KCB do Hàn Quốc sản xuất trong nước. Loại vũ khí này có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao nhỏ, đánh chặn tầm trung và tầm xa. Đây được coi là giải pháp hiệu quả nhất để lấp chỗ trống phòng thủ tầm thấp của Hàn Quốc. Việc đặt trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh bánh xích K-200 cho phép “Hybrid Biho” cơ động trên nhiều dạng địa hình khác nhau. “Hybrid Biho” có tốc độ tối đa là 70 km/h trên đường nhựa, 6 km/h khi bơi, tầm hoạt động 480km.

1667961155245.png

1667961178966.png

1667961460805.png


Pháo phòng không Rheinmetall Air Defense KCB 30mm có tốc độ bắn 600 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 3.000m, nó còn được thiết kế để tiêu diệt xe bọc thép hạng nhẹ, phương tiện cơ giới, bộ binh... Radar giám sát của “Hybrid Biho” là TPS-830K gắn ở phía sau tháp pháo để phát hiện mục tiêu, sau đó theo dõi bằng cách sử dụng kính ngắm toàn cảnh ngày/đêm thông qua hệ thống đo xa laser và được kết hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực (FCS). “Hybrid Biho” cũng có thể nhận thông tin mục tiêu từ bên ngoài và không sử dụng radar giám sát của mình nhằm tránh sự đe dọa từ tên lửa chống bức xạ (ARM). Tên lửa “Shingung” (“Chiron”) sẽ được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu ở tầm xa, trong khi pháo 30mm có nhiệm vụ tiến công các mục tiêu ở cự ly gần. “Shingung” được trang bị đầu dò hồng ngoại và tia cực tím để tăng khả năng bám bắt máy bay và chống mồi bẫy, có thể bắn hạ mục tiêu bay ở tốc độ 2.400 km/h. Tên lửa cũng có hệ thống nhận diện bạn-thù (IFF) để tránh trường hợp bắn nhầm máy bay đồng minh, cùng khả năng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết. Tên lửa “Shingung” có xắc suất tiêu diệt mục tiêu khoảng 90% trong các đợt thử nghiệm của Quân đội Hàn Quốc.

1667961307462.png

1667961342203.png

Tên lửa “Shingung” (“Chiron”)

............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

7. Xe thiết giáp chở quân K-808

Xe thiết giáp chở quân
K-808 được Tập đoàn Hyundai Rotem phát triển theo yêu cầu của Lục quân Hàn Quốc từ năm 2012. Năm 2016, K-808 đã hoàn tất các thử nghiệm cuối cùng, những chiếc K-808 đầu tiên đã được Hyundai bàn giao cho Quân đội Hàn Quốc năm 2017. K808 được trang bị động cơ diesel turbine tăng áp công suất 420 mã lực cùng hộp số tự động 8 cấp và hệ thống kiểm soát lái tự động cho phép binh sĩ vận hành dễ dàng, không tốn thời gian đào tạo.

1667982448821.png

1667982504590.png

1667982599796.png


Xe có thể đạt tốc độ tối đa đến 100 km/h với dự trữ hành trình đến 800km. K-808 được dự tính là sẽ thay thế dòng xe bọc thép chở quân K-200 đã lỗi thời của Hàn Quốc, vốn được chế tạo trên cơ sở M-113 của Mỹ. K-808 có khả năng chở đến 9 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị, cửa đổ bộ bố trí ở đuôi xe, ngoài ra còn có cửa nóc và cửa thoát hiểm khẩn cấp. Trong xe được trang bị hệ thống dập lửa tự động và hệ thống chống xạ - sinh - hóa (NBC). Dự kiến, tới năm 2020, Quân đội Hàn Quốc có kế hoạch triển khai 600 xe bọc thép chở quân bao gồm 500 chiếc cấu hình 8x8 bánh và 100 chiếc cấu hình 6x6 bánh (biến thể K-806).

1667982547115.png

1667982562677.png


K-808 được dùng cho nhiệm vụ ở tiền tuyến, phản ứng nhanh còn K-806 dùng ở hậu phương. Xe thiết giáp K808 nặng khoảng 20 tấn, dài 7,2m, rộng 2,7m và cao 2,5m. Toàn thân được chế tạo bằng thép cung cấp khả năng chống được đạn súng máy và mảnh đạn pháo toàn thân. Riêng phần giáp trước chống được đạn xuyên giáp cỡ 12,7mm. Phần khung thân xe bố trí kiểu chữ V giúp chống chịu được mìn chống tăng.
K-808 có khả năng bơi lội tốt trên sông, hồ, biển bằng hai động cơ waterjets với tốc độ 8km/h. Tuy nhiên phiên bản K806 không có khả năng lội nước. K806 được thiết kế để sử dụng trong nhiệm vụ tiến công và trinh sát phía sau chiến tuyến. K-806 được áp dụng công nghệ tiên tiến, có thể di chuyển nhanh chóng trên mặt đất cũng như chướng ngại nước xen kẽ trên đường, mang hỏa lực hạng nặng và bảo vệ người lính bên trong xe khỏi các cuộc tiến công súng máy của đối phương, giúp các đơn vị bộ binh tăng mạnh khả năng hoạt động.

8. Xe tăng chiến đấu chủ lực K-1 và K-1A1

K-1 là xe tăng chiến đấu chủ lực đầu tiên do Tập đoàn Hyundai Rotem của Hàn Quốc thiết kế và phát triển với một số bộ phận trong xe như động cơ, truyền động và hệ thống pháo nhập khẩu từ nước ngoài. K-1 được đánh giá là có nhiều nét tương đồng với xe tăng M1 Abrams của Mỹ về hỏa lực và cơ chế bảo vệ. Xe tăng K-1 bắt đầu được triển khai từ năm 2001 mặc dù những chiếc xe đầu tiên được hoàn thành từ năm 1996.

1667982710510.png

1667982697895.png

Xe tăng K-1

Xe tăng chiến đấu chủ lực K-1 (1A) có trọng lượng 51,6 (54,4) tấn; dài 9,6 (9,7)m; rộng 3,6m; cao 2,25m; kíp lái 4 người. Phạm vi hoạt động - 500km, tốc độ - 65 km/h trên đường thường và 40 km/h qua biên giới. Hỏa lực của xe có pháo nòng trơn 105mm (với K-1) và 120mm (với K-1A1). Một chiếc K-1 có giá 2 triệu USD, còn K-1A1 có giá đến 4 triệu USD. Hàn Quốc hiện sử dụng 4 biến thể xe tăng K-1 gồm: K1 (trang bị năm 1987), K-1E1 (rang bị năm 2014), K-1A1 (trang bị năm 2001) và K-1A2 (trang bị năm 2013). Hiện K-1 và K-1E1 chiếm tới 70% lực lượng xe tăng K-1 với số lượng ước đạt hơn 1.000 xe, còn K-1A1/A2 hiện đại hơn (đắt gấp đôi) nên chỉ được trang bị khoảng 484 chiếc.

1667982771874.png

1667982782645.png

Xe tăng K-1A1/A2

.............
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,083
Động cơ
588,762 Mã lực
Drone dân sự bây giờ người tàu chiếm áp đảo, thì chắc chắn drone quân sự họ cũng chẳng thể kém. Hoặc đơn cử họ dùng luôn drone dân sự cho mục đích quân sự cũng gây áp lực lên đối thủ. Trên youtube thấy họ phối hợp 1 lúc hàng ngàn drone để biểu diễn trên bầu trời. Cứ thử tưởng tượng với hàng ngàn drone ấy phối hợp với nhau không phải là để biểu diễn mà để tấn công một mục tiêu nào đó thì sẽ như thế nào? Trước đây trung quốc nổi tiếng với chiến thuật biển người. Giờ đây họ có thể dùng cả một bầu trời drone tự sát hay biển robot quân sự xung phong tràn ngập trận địa đối phương ....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

9. Xe tăng chiến đấu chủ lực K-2 “Black Panther”

Xe tăng K2 “Black Panther” được trang bị động cơ diesel 1.100kW làm mát bằng nước, pháo L55 120mm. Xe tăng K-2 có hệ thống phòng vệ và phát hiện tín hiệu laser, bảo vệ chủ động chống tên lửa, giáp phản ứng nổ tiên tiến. Trong tương lai, xe tăng chiến đấu chủ lực K2 sẽ thay thế cho K1 hiện đã lạc hậu.

Xe tăng K-2 “Black Panther” (“Báo Đen”) là thế hệ xe tăng chiến đấu chủ lực tiếp theo của Hàn Quốc, được sử dụng để thay thế cho xe tăng thế hệ cũ K-1 (Hàn Quốc) và M47/M48 (Mỹ). K-2 được Hàn Quốc phát triển dựa trên kinh nghiệm chế tạo xe tăng K-1 và K-1A1 để phù hợp với chiến trường số hóa trong thế kỷ 21. Các chuyên gia quân sự đánh giá: K-2 là một trong số các loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất trên thế giới hiện nay (thuộc tốp 10 xe tăng mạnh nhất thế giới), chúng thậm chí còn được xếp hạng trên cả xe tăng của Nga, Nhật Bản và Trung Quốc. Khả năng bảo vệ của K-2 tương đương với xe tăng M1A2 của Mỹ.

1668223439591.png

1668223466931.png

1668223510151.png


K-2 “Black Panther” là dòng xe tăng đắt nhất thế giới của Hàn Quốc (có giá 8,5 triệu USD năm 2009). K-2 được trang bị những công nghệ tác chiến hiện đại với vũ khí khá ấn tượng, được sản xuất hàng loạt vào năm 2013. Ban đầu, 680 xe tăng loại này dự kiến sẽ phục vụ cho quân đội của Hàn Quốc. Hiện nay số lượng đã được giảm xuống còn 390 chiếc.
K-2 “Black Panther” có thiết kế khung gầm tương tự xe tăng M1 Abram của Mỹ, tuy nhiên tháp pháo lại có những điểm khác lạ. Điều đặc biệt là xe tăng K-2 có thể hạ thấp hệ thống treo nhằm giúp góc bắn thấp của xe cực nhỏ, đây là điều mà ít xe tăng trên thế giới có thể làm được. Giáp xe tăng cũng là loại giáp module tổng hợp tuyệt mật được cho rằng là có thể chống chịu được đạn 120mm bắn trực diện. Vũ khí chủ lực của K-2 là pháo chính nòng trơn L55 120mm (loại pháo tăng tốt nhất thế giới hiện nay), pháo này được Hàn Quốc sản xuất theo giấy phép của Đức. Vũ khí phụ gồm súng máy đồng trục 7,62mm (với 12.000 viên đạn) gắn bên trái pháo chính, một đại liên 12,7mm (với 3.200 viên đạn) gắn trên nóc tháp pháo. K-2 được trang bị hệ thống điện tử hiện đại, có khả năng phóng tên lửa qua nòng pháo. K-2 còn được trang bị một hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến liên kết với một hệ thống radar tần số cực kỳ cao cùng với thiết bị đo khoảng cách laser và cảm biến gió tạt truyền thống. Hệ thống này có khả năng hoạt động ở chế độ “lock-on”, ở chế độ này nó có thể có sử dụng một máy ảnh nhiệt để theo dõi các mục tiêu cụ thể trong phạm vi 9,8km.

1668223545883.png

1668223616870.png

1668223700169.png


Xe tăng K-2 “Black Panther” sử dụng hệ thống nạp đạn tự động tương tự như trên xe tăng “Leclerc” của Pháp, cho phép đạt tốc độ bắn 15 viên/phút. Pháo chính có 16 quả đạn nằm ở hệ thống nạp tự động, số còn lại được lưu trữ phía sau tháp pháo. Tổng số đạn pháo mang theo tối đa 40 quả. “Black Panther” sử dụng động cơ diesel MTU MB-883 Ka500 công suất 1.500 mã lực, giúp nó đạt tốc độ tối đa 70 km/h trên đường nhựa, 50 km/h trên đường gồ ghề và dự trữ hành trình khoảng 480km. K-2 có thể vượt qua sông sâu 5m bằng cách sử dụng một hệ thống ống thở.

10. Pháo tự hành K-9 “Thunder”

Pháo lựu tự hành K-9 “Thunder” được nghiên cứu, thiết kế bởi Samsung Techwin (Hàn Quốc) từ năm 1989 để thay thế cho mẫu pháo lựu tự hành K55, tới năm 1999 được sản xuất hàng loạt. Giá mỗi khẩu pháo là 3,9 triệu USD (năm 2009). Quân đội Hàn Quốc hiện sở hữu 532 khẩu K-9.

1668223743351.png

1668223786575.png


K-9 có trọng lượng 47 tấn, chiều dài 12m, rộng 3,4m và cao 2,73m. Pháo có tổ lái 5 người trong đó gồm 1 chỉ huy, 1 lái xe, 1 xạ thủ và 2 nạp đạn. K-9 có tốc độ bắn tối đa lên đến 3 phát trong vòng 15 giây, tầm bắn tối đa 30km đối với đạn nổ HE và lên tới 56km đối với đạn tăng tầm. Pháo chính của K-9 có cỡ nòng 155mm với chiều dài nòng gấp 52 lần đường kính, kèm theo đó là khẩu súng máy hạng nặng K6 cỡ nòng 12,7mm để đối phó với các mục tiêu bay thấp hay mục tiêu mặt đất. Động cơ diesel 8 xy lanh MT881 Ka-500 công suất 1.000 mã lực giúp K-9 có tốc độ và tầm hoạt động tối đa tương ứng là 67 km/giờ và 480km. Đây là loại lựu pháo tự hành hiện đại nhất và là niềm tự hào của ngành CNQP Hàn Quốc. Dự kiến sẽ có khoảng 1.136 khẩu pháo K-9 được chế tạo cho quân đội nước này.

1668223848567.png

1668223895487.png


K-9 sở hữu công nghệ hiện đại, độ chính xác cao, có thể bắn đạn nguyên tử, mang sức mạnh ngang hàng với bất kỳ khẩu pháo tối tân trên thế giới. K-9 là một trong những sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu của CNQP Hàn Quốc. Hiện có nhiều nước đang sở hữu khẩu pháo tự hành K-9 “Thunder”, bao gồm Hàn Quốc, Phần Lan, Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, Estonia, Na uy và Ấn Độ (hiện đang cân nhắc mua khẩu 100 khẩu K-9 155mm với giá 7,5 triệu USD/khẩu). Trong thời gian tới, Ấn Độ còn được phép triển khai nghiên cứu và sản xuất pháo tự hành K-9 “Thunder” tại các cơ sở CNQP của mình.

1668224060974.png

1668224082081.png

Pháo tự hành K-9 của Phần Lan

1668224115521.png

1668224141404.png

Pháo tự hành K-9 của Ba Lan

1668224191935.png

1668224171621.png

1668224239585.png

Pháo tự hành K-9 của Estonia

1668224270156.png

1668224299615.png

1668224344393.png

Pháo tự hành K-9 của Na Uy

......
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

11. Hệ thống pháo phản lực phóng loạt K-MLRS “Chunmoo”

“Chunmoo” là hệ thống pháo phản lực chiến dịch, chiến thuật cơ động cao - một trong những loại pháo phản lực hiện đại của Quân đội Hàn Quốc do Tổng công ty Hanwha phát triển từ năm 2009. Loại pháo này được cho là học hỏi các ưu điểm của mẫu M270 MLRS của Mỹ, ví dụ như việc thiết kế bệ phóng theo kiểu module cho phép tích hợp nhiều loại đạn…

Quân đội Hàn Quốc hiện sở hữu chừng 70 khẩu “Chunmoo” và cho biết, nhiệm vụ chủ yếu của K-MLRS là chế áp các hệ thống pháo của Triều Tiên khi xảy ra xung đột quân sự. Nó được dùng để phá hủy các công trình quân sự kiên cố, cầu, đường chiến lược... của đối phương.

1668266697403.png

1668266807550.png

1668267052876.png


Bệ phóng của “Chunmoo” có khả năng sử dụng rocket 227mm của hệ thống rocket phóng loạt MLRS của Mỹ (12 ống phóng, tầm bắn 45km), cũng như các rocket 130mm (tầm bắn 23km) hoặc 230mm (tầm bắn 80-160km) của Hàn Quốc. Hệ thống có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 80km bằng rocket 130mm và ở cự ly gần 160km bằng rocket 230mm.

1668267365293.png

1668267707446.jpeg

Rocket 130 mm

1668267704478.png

1668267852571.png

Rocket 230 mm

12. Hệ thống pháo phản lực phóng loạt K136 “Kooryong”

Theo các chuyên gia quân sự, pháo phản lực phóng loạt K136 “Kooryoung” của Quân đội Hàn Quốc được phát triển và triển khai trong thập niên 80 của thế kỷ XX. K136 nhìn bề ngoài có vẻ giống với pháo phản lực phóng loạt BM-21 “Grad” của Liên Xô/Nga. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ, loại pháo này có cỡ nòng hoàn toàn khác.

Quân đội Hàn Quốc hiện có trong biên chế khoảng 150 hệ thống pháo phản lực phóng loạt K136 “Kooryong”. Hệ thống pháo này thiết kế dựa trên khung gầm cơ sở xe vận tải Kia KM809A1. K136 “Kooryoung” có thiết kế gọn nhẹ và tiện dụng, được trang bị bệ phóng gồm 36 ống phóng (nòng pháo) có cỡ nòng 130mm và bắn được 2 loại đạn phản lực khác nhau là đạn K30 tiêu chuẩn với tầm bắn tối đa 23km và đạn tăng tầm K33 với tầm bắn tối đa lên đến 36km.

Pháo phản lực phóng loạt K136 “Kooryoung” của Quân đội Hàn Quốc được coi là một trong những vũ khí chủ lực của quân đội nước này. Pháo có thể bắn từng phát một hoặc bắn loạt (salvo).

1668267982961.png

1668268039592.png


Với chế độ bắn loạt, nó có thể bắn hết 36 quả đạn trong vòng 20 giây, nạp đạn lại trong 10 phút và đây là loại vũ khí có tính răn đe rất cao, tương tự như hệ thống pháo phản lực “Grad” của Liên Xô/Nga.

..........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

13. Lựu pháo tự hành

-
Lựu pháo tự hành K55/K55A1: là mẫu pháo do Samsung Techwin chế tạo theo giấy phép từ pháo lựu tự hành M109 Paladin của Mỹ và được đưa vào biên chế Quân đội Hàn Quốc từ năm 1985. Cho đến nay, đã có 1.180 khẩu K55/K55A1 được chế tạo, giúp tăng cường đáng kể sức mạnh của lực lượng pháo binh Hàn Quốc. Về hỏa lực, K55/K55A1 có pháo chính cỡ 155mm với nòng dài gấp 30 lần đường kính.

Ngoài ra, nó còn được trang bị 1 súng máy hạng nặng K6 cỡ nòng 12,7mm. Động cơ Detroit Diesel 8V-71T, với công suất 450 mã lực, cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa 56 km/giờ, tầm hoạt động 350km, kíp xe 6 người. K55/K55A1 có tốc độ bắn tối đa 4 phát/phút, tầm bắn tối đa với đạn thông thường là 18km, đạn phản lực là 24km và 1 khẩu pháo có thể mang được tối đa 36 viên đạn.

1668390809707.png

1668390830930.png

1668390924615.png


- Lựu pháo hạng nặng 155mm KH-179: đây là mẫu pháo lựu xe kéo cỡ nòng 155mm với nòng dài gấp 45 lần đường kính, do Tập đoàn Công nghiệp nặng KIA phát triển trong giai đoạn từ năm 1979-1982. KH-179 được đưa vào biên chế của Quân đội Hàn Quốc từ đầu năm 1983, Pháo lựu KH-179 nguyên bản được coi là phiên bản hoán cải từ khẩu M114A1 của Mỹ, với khả năng bắn được các loại đạn cỡ 155mm chuẩn NATO. Lựu pháo KH-179 có tốc độ bắn tối đa 4 phát/phút, tầm bắn với đạn HE thông thường là 22km và có thể lên đến 30km nếu sử dụng đạn phản lực.

1668390974008.png

1668390986213.png

1668391020774.png


14. Pháo tự hành điện tử EVO-105

EVO-105 được Samsung Techwin chế tạo (từ năm 2014) trên cơ sở phối hợp giữa hệ thống điều khiển hỏa lực chiến thuật bằng máy tính cấp tiểu đoàn, các thiết bị thông tin liên lạc và hệ thống chữa cháy tự động với hệ thống bảo đảm hậu cần quân binh chủng (Integrated Logistics Support). EVO-105 105mm là loại pháo tự hành, được công bố lần đầu với giới truyền thông vào năm 2011, được đưa vào trang bị cho Lục quân Hàn Quốc năm 2017. Đạn pháo phải được nạp bằng tay, việc kiểm soát bắn vận hành một cách tự động và bức xạ nhiệt có thể được lựa chọn cả ở chế độ tự động, bằng tay và bán tự động.

1668391049663.png

1668391064003.png


EVO-105 sử dụng một pháo kéo M101A1, đặt trên một khung gầm xe tải 5 tấn KM500 6x6 bánh do Hàn Quốc sản xuất. Trên nóc cabin dành cho nhân viên vận hành có thể được gắn một khẩu súng máy hạng nặng 12,7mm để tự vệ và đối phó với các mục tiêu nhỏ. Hai mặt bên của xe tải EVO-105 được bảo vệ bằng các tấm giáp sắt, và cabin của nhân viên vận hành có thể bảo vệ chống lại được đạn tiểu liên và mảnh đạn pháo. Pháo tự hành EVO-105 có thể được nhanh chóng triển khai vào vị trí sẵn sàng chiến đấu và có thể bắn loạt đạn đầu tiên trong vòng chưa đến 1 phút. Do pháo tự hành 105mm này được bố trí trên một chiếc xe tải 5 tấn, nên chi phí của loại vũ khí này tương đối rẻ và nó cũng cho thấy hiệu suất vượt trội hơn so với loại pháo kéo hiện tại.

1668391095877.png

1668391130393.png


Phiên bản EVO-105 nâng cấp sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực tự động cùng hệ thống định vị toàn cầu GPS cho phép nâng cao hiệu suất tác chiến. Ê kíp vận hành giải từ 9 xuống còn 5 người so với phiên bản gốc. Pháo tự hành mới này có thể tác xạ với tốc độ tối đa đến 10 phát/phút, tốc độ bắn khi tác xạ thời gian dài không dưới 3 phát/phút. Ưu điểm vượt trội của phiên bản mới là có thể định vị mục tiêu và khai hỏa chỉ trong vòng một phút.

Do EVO-105 được phát triển trên cơ sở sử dụng các giải pháp kỹ thuật hiện có, nên Samsung Techwin hy vọng loại pháo rẻ tiền với hiệu quả đã được kiểm nghiệm này sẽ được được không chỉ Quân đội Hàn Quốc sử dụng mà còn sẽ có mặt trong trang bị của quân đội nhiều nước. Ngoài việc bán cho Quân đội Hàn Quốc, Samsung Techwin còn dự định xuất khẩu EVO-105 ra nước ngoài (Lục quân Hàn Quốc hiện có trong trang bị khoảng 800 khẩu pháo tự hành EVO-105).

..........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

PHẦN 3

SỨC MẠNH KHÔNG QUÂN HÀN QUỐC

I. Khái quát chung về lực lượng Không quân Hàn Quốc

Không quân Hàn Quốc (KQHQ) được tổ chức biên chế 65.000 người với trang bị tổng cộng gần 1.500 máy bay các loại, trong số đó có khoảng 500 máy bay chiến đấu do nước này sản xuất theo giấy phép hoặc nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ. KQHQ là một lực lượng không quân thực sự hiện đại, được trang bị các tiêm kích giành ưu thế trên không và máy bay tiến công thế hệ thứ 4, cũng như các máy bay vận tải, hỗ trợ và chỉ huy báo động sớm (AEW&C) hiện đại. KQHQ hiện đang trong quá trình mua sắm các máy bay tiếp dầu để tăng tầm và thời gian hoạt động cho các máy bay chiến đấu của mình.

Chiếm số lượng đông đảo nhất trong lực lượng máy bay chiến đấu KQHQ là 170 tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ F-5E/F do Mỹ sản xuất. Đây cũng là loại tiêm kích cũ nhất của Hàn Quốc hiện nay, nhưng chúng sẽ bị thay thế bằng tiêm kích hạng nhẹ nội địa loại FA-50 trong thập kỷ tới. Chiếm số lượng đông thứ hai và cũng là một trong 2 máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của KQHQ là 169 chiếc F-16C/D Block 32 hoặc KF-16C/D Block 52. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đã ký hợp đồng mua 40 tiêm kích thế hệ 5 F-35 “Lightning II” với Lockheed Martin (Mỹ). Đứng vị trí thứ 3 về số lượng trong KQHQ là tiêm kích đánh chặn hạng nặng F-4E “Phantom II” (68 chiếc). Giống như F-5E/F, F-4E cũng đã lỗi thời và trong tương lai Hàn Quốc sẽ thay thế loại này bằng tiêm kích mới hơn. Tuy nhiên, nếu đánh giá về năng lực tác chiến thì tuy F-4E đã lỗi thời nhưng nó vẫn vượt hơn F-5E về khả năng mang vũ khí, tầm hoạt động.

1668596451033.png

1668596673615.png

Tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ F-5E/F

1668596898078.png

1668596848748.png

Máy bay KF-16C/D Block 52

1668596977292.png

1668597022669.png

Tiêm kích đánh chặn hạng nặng F-4E “Phantom II”

Tuy có số lượng ít nhất trong các loại máy bay chiến đấu, nhưng F-15K (số lượng 60 chiếc) mới là chiến đấu cơ mạnh nhất của KQHQ. Nó vượt hơn hẳn F-16/KF-16 và F-4E về tải trọng mang vác vũ khí, bán kính tác chiến, mức độ hiện đại. Ngoài ra, có lẽ đây cũng là chiếc máy bay chiến đấu đắt nhất của nước này (giá 100 triệu USD/chiếc). Tổng số trực thăng của KQHQ là 481 chiếc, bao gồm 150 trực thăng UH-60 “Black Hawk” cực kỳ hiện đại, 16 máy bay vận tải C-130. Máy bay tác chiến điện tử của KQHQ có Boeing 737 AEQ&C E7A “Peace Eye” KQ Hàn Quốc mua của Boeing (Mỹ) vào năm 2006...

1668597104100.png

1668597140662.png

F-15K của Hàn Quốc

1668597234761.png

1668597280031.png

1668597300987.png

Trực thăng UH-60 “Black Hawk”

1668597401578.png

1668597416854.png

Máy bay vận tải C-130

1668597474584.png

1668597456651.png

Máy bay tác chiến điện tử của KQHQ Boeing 737 AEQ&C E7A “Peace Eye”

..............
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

Về máy bay trực thăng, KQHQ sử dụng hỗn hợp các loại trực thăng (có xuất xứ Mỹ, châu Âu và Nga). Lực lượng này hiện có 3 chiếc AS332 “Super Puma” và 5 chiếc CH-47 “Chinook” để vận tải, 29 chiếc MS-70A (biến thể của trực thăng UH-60 “Blackhawk” được Hàn Quốc sản xuất theo giấy phép) dùng để chở quân; 25 trực thăng tiến công và trinh sát hạng nhẹ MD500 “Defender” (chúng được lắp 4 tên lửa TOW trên các cánh để diệt xe tăng đối phương). Ngoài ra, KQHQ còn có trong biên chế 7 trực thăng Ka-32 của Nga, chúng được sử dụng làm phương tiện tìm kiếm, cứu hộ. Loại trực thăng có tính năng mạnh của KQHQ hiện nay là 36 chiếc AH-64E “Apache” (được Boeing chuyển giao từ đầu năm 2017).

1668657331834.png

1668657424487.png

AS332 “Super Puma”

1668657569880.png

1668657580212.png

1668657522411.png

MS-70A (biến thể của trực thăng UH-60 “Blackhawk” được Hàn Quốc sản xuất theo giấy phép)

1668657603410.png

1668657636701.png

Trực thăng tiến công và trinh sát hạng nhẹ MD500 “Defender”

1668657665131.png

1668657692781.png

Trực thăng Ka-32

1668657739401.png

1668657719949.png

1668657764331.png

AH-64E “Apache”

Theo chủ trương trở thành quốc gia tự chủ về quân sự của Hàn Quốc, KQHQ đã phát động chương trình đầy tham vọng sản xuất máy bay tiến công mặt đất siêu âm và huấn luyện phản lực tiên tiến của mình vào năm 1992. Chương trình đã cho ra đời: máy bay huấn luyện phản lực tiên tiến T-50 và máy bay tiêm kích đa năng hạng nhẹ FA-50, hiện được sử dụng không chỉ trong KQHQ mà còn thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng quốc tế. Chương trình phát triển máy bay tiêm kích thứ hai của Hàn Quốc sau chương trình FA-50 là chương trình chế tạo máy bay tiêm kích đa năng tiên tiến KF-X (thế hệ 4.5) để thay thế các máy bay F-16C hiện có -vốn là nòng cốt của lực lượng máy bay tiêm kích Hàn Quốc hiện nay.

..............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

II. Giới thiệu một số máy bay của Không quân Hàn Quốc

1. Máy bay huấn luyện phản lực T-50 “Golden Eagle”


Máy bay huấn luyện phản lực siêu âm T-50 “Golden Eagle” có tên đầy đủ là KAI TA-50 - một máy bay huấn luyện/tiến công mặt đất hạng nhẹ siêu âm, hai chỗ ngồi, được dùng để đào tạo phi công Hàn Quốc. Đây là loại máy bay hai chỗ ngồi, được tổ hợp công nghiệp hàng không vũ trụ Hàn Quốc (Korean Aerospace Industries/KAI) hợp tác với tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) phát triển. Theo Lockheed Martin, T-50 được chế tạo theo các tiêu chuẩn của Không quân Mỹ. Khung thân máy bay T-50 có nhiều điểm tương đồng với F-16, T-50 đã thực sự chứng tỏ là một máy bay huấn luyện tốt để đào tạo phi công lái các tiêm kích F-16 và F-15.

1668771205989.png

1668771224677.png

1668771682639.png


Theo đại diện hãng KAI, T-50 “Golden Eagle” có lợi thế cạnh tranh ở mặt giá cả, còn chất lượng của sản phẩm đã được thể hiện qua hoạt động của hơn 200 chiếc máy bay này đã đi vào phục vụ. Giới chuyên gia quân sự toàn cầu cũng đánh giá mức độ xuất sắc của chiếc T-50 “Golden Eagle”. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), T-50 phiên bản chiến đấu đã thể hiện khá tốt khả năng tác chiến của mình. Máy bay này đã được xuất khẩu sang Indonesia, Iraq, Thái Lan và Philippines…

Quân đội Mỹ hiện đang xem xét dùng máy bay T-50 của Hàn Quốc làm máy bay huấn luyện phi công chiến đấu để thay thế máy bay huấn luyện T-38 đã cũ của mình. KAI hiện đang đấu thầu (gói thầu với số lượng lên tới 350 chiếc) nhằm cung cấp phiên bản nâng cấp của máy bay huấn luyện siêu âm T-50 “Golden Eagle”cùng với đối tác Lockheed Martin. Hai hãng đã hình thành một liên doanh sản xuất T-50A (một biến thể mới của T-50) trên đất Mỹ. Nếu trúng thầu KAI có cơ hội tiếp cận thị trường máy bay quân sự Mỹ. Đây sẽ là mốc mới đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền CNQP Hàn Quốc.

1668771275048.png

1668771317238.png

1668771629728.png


Máy bay huấn luyện kiêm tiến công hạng nhẹ T-50 còn là một vũ khí lợi hại của KQHQ giúp tăng cường sức mạnh tiến công mặt đất. T-50 (máy bay huấn luyện) đã nhanh chóng được Hàn Quốc phát triển thành máy bay tiêm kích đa nhiệm hạng nhẹ FA-50, có thể tác chiến chống các mục tiêu ở cả trên không và mặt đất bằng các loại vũ khí kết hợp.

................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

2. Máy bay tiêm kích đa năng hạng nhẹ FA-50

Trên cơ sở T-50, KAI của Hàn Quốc cho ra đời phiên bản tiêm kích 1 chỗ ngồi, hạng nhẹ FA-50 và tiếp thị chúng trên thị trường quốc tế. FA-50 là máy bay chiến đấu đa nhiệm hạng nhẹ, có thể tác chiến chống các mục tiêu ở cả trên không và mặt đất bằng các loại vũ khí kết hợp. Phiên bản tiêm kích hạng nhẹ FA-50 có thể bắn tên lửa AGM-65G “Maverick”.

1668826958313.png

1668827212357.png

1668827299298.png

1668826972009.png


Chi phí mua sắm và vận hành thấp của FA-50 đã giành được sự chú ý của nhiều quốc gia tren thế giới, vốn coi máy bay này là một lựa chọn tốt để thay thế cho các máy bay chiến đấu đắt tiền của Mỹ và châu Âu. FA-50 hiện được sử dụng bởi KQHQ cũng như không quân một số nước khác trên thế giới. Không quân Philippines đang sử dụng 12 chiếc FA-50, Không quân Iraq cũng đã nhận 24 FA-50 vào cuối năm 2017. Các nước khác như Botswana và Argentina hiện đang quan tâm đến FA-50 của Hàn Quốc.

FA-50 được trang bị một động cơ turbine phản lực cánh quạt đẩy General Electric F404 cho tốc độ bay tối đa 1,5 Mach (1.640km/h), trần bay 14,6km, tầm bay gần 2.000km. Máy bay không những thừa hưởng tính năng của tiêm kích F-16, mà còn được trang bị thiết bị điện tử tiên tiến và kho vũ khí đa chủng loại, trong đó có thể kể đến hệ thống thông tin liên lạc Link 16, radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) Dopler EL/M-2032 (do Israel sản xuất, có tầm hoạt động 150km), pháo M61 “Vulcan” 20mm cùng các loại tên lửa, rocket và bom gắn dưới 7 mấu cứng bên ngoài.

1668827253458.png

1668827118642.png

1668827164663.png


Không quân Hàn Quốc sẽ mua từ 60 đến 100 chiếc tiêm kích đa năng hạng nhẹ FA-50 để thay thế loại F-5 “Tiger II” đã già cỗi (FA-50 sẽ được sử dụng cho các nhiệm vụ yểm hộ hàng không tầm gần vốn là nhiệm vụ của các máy bay F-5E/F). Được biết, giá mỗi chiếc FA-50 chừng 30 triệu USD. Quan chức KAI cho biết, họ dự định bán khoảng 1.000 chiếc FA-50 và T-50 trong vòng 3 thập kỷ tới.

3. Máy bay tiêm kích đa năng tiên tiến KFX

Với mục tiêu phát triển một máy bay sản xuất nội địa mới để thay thế các máy bay F-16C hiện có vốn là nòng cốt của lực lượng máy bay tiêm kích Hàn Quốc, Chương trình tiêm kích tương lai KFX (KFX” (Korean Fighter Xperiment) lần đầu tiên được biết đến vào đầu những năm 2000 và đã phát triển đáng kể từ thời điểm đó. Chính phủ Indonesia trở thành một đối tác của dự án này vào năm 2010 khi đóng góp kinh phí cho nghiên cứu và phát triển và chế tạo một mẫu chế thử KFX. Một số nhà phân tích đã mô tả máy bay mới là giống với thiết kế “Eurofighter Typhoon”, nhưng được tăng cường công nghệ tàng hình.

1668827368575.png

1668827404761.png


KFX là máy bay chiến đấu thế hệ 4.5 - tức là ở khoảng giữa các tiêm kích thế hệ 4 như F-16C và tiêm kích thế hệ 5 F-35A của Mỹ. Đây cũng là chương trình phát triển máy bay tiêm kích thứ hai của Seoul sau chương trình FA-50. Dự kiến, máy bay KFX sẽ được sản xuất hàng loạt vào năm 2026 bởi Tập đoàn công nghiệp hàng không Hàn Quốc (KAI) và Tập đoàn PT Dirgantara của Indonesia (PTDI). Không quân Hàn Quốc sẽ mua khoảng 120 tiêm kích KFX, còn Không quân Indonesia sẽ được trang bị 48 chiếc (gọi là IFX). Trong tương lai, KFX sẽ là máy bay chiến đấu đa nhiệm của Hàn Quốc, có khả năng tác chiến tiêu diệt mục tiêu trên không, trên bộ, trên biển bằng vũ khí tiến công có/không điều khiển. Bên cạnh đó nó vẫn có khả năng đáp ứng yêu cầu huấn luyện chiến đấu khi cần.

1668827428716.png

1668827450596.png


Theo thông tin sơ bộ, tiêm kích KFX có cả phiên bản 1 và 2 chỗ ngồi, được trang bị 2 động cơ phản lực, có khả năng tàng hình, được trang bị hệ thống radar mảng pha quét điện tử chủ động và có khả năng mang nhiều vũ khí trong khoang. Máy bay sẽ có tính năng vượt trội hơn so với “Dassault Rafale” (Pháp), “Eurofighter Typhoon” (châu Âu) hay F-16 (Mỹ), nhưng kém hơn một chút so với tiêm kích tàng hình F-35 (Mỹ)...

Thông tin mới nhất vào tháng 10/2019 cho biết, Cơ quan phụ trách mua sắm quốc phòng (DAPA) Hàn Quốc đã ký thỏa thuận với KAI để chế tạo nguyên mẫu khí động đầu tiên của máy bay KFX. Theo các hình ảnh được công bố, nguyên mẫu KFX sử dụng cơ cấu khí động học tương đồng với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22 “Raptor”, nhưng có kích thước nhỏ hơn. KFX sử dụng động cơ phản lực General Electric F414, cung cấp lực đẩy đủ để máy bay nặng 25,4 tấn đạt tốc độ 1,8-1,9 Mach. Máy bay có chiều dài 13m, chiều cao 4,5m, vận tốc 1,8 Mach, hệ thống điện tử bao gồm khả năng liên kết dữ liệu, radar AESA, IRST… Dự kiến KFX sẽ có 10 điểm treo vũ khí dưới thân và hai phiên bản 1 và 2 chỗ ngồi.

1668827497731.png

1668827520414.png


Tuy nhiên, một trong những đặc điểm kỹ thuật quan trọng KFX sẽ không thể đạt được chính là khả năng tàng hình (một trong những giải pháp tăng đặc điểm khí động học và khả năng tàng hình của KFX là các giá treo vũ khí được thu sát vào thân máy bay, tương tự như công nghệ áp dụng trên máy bay “Eurofighter Typhoon”, tuy nhiên đại diện KAI khẳng định, máy bay KFX sẽ không có khoang vũ khí giấu trong thân và những công nghệ chế tạo và lớp sơn phủ đặc biệt tạo ra khả năng tàng hình của máy bay sẽ rất hạn chế). KFX giống như máy bay “Typhoon” sẽ được trang bị các tên lửa không đối không tầm trung MBDA “Meteor” ở cấu hình tiêu chuẩn. Dòng máy bay này sẽ được trang bị hệ thống radar mảng pha quét điện tử chủ động, mang nhiều vũ khí trong khoang, hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến và có khả năng tiếp nhiên liệu trên không…

1668827572780.png

1668827661106.png

1668827677544.png

1668827697968.png

1668827725662.png


Hiện KAI của Hàn Quốc hiện đang tập trung vào việc phát triển hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) - một hệ thống then chốt không thể thiếu trên máy bay chiến đấu KFX và dự kiến sẽ hợp tác với công ty Elta của Israel để thử nghiệm loại radar này. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng đang tích cực tìm mua các vũ khí chính cho máy bay KFX từ Mỹ và châu Âu. Theo KAI, lượng máy bay KFX được sản xuất để xuất khẩu sẽ vào khoảng 700 chiếc.

.............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

4. Trực thăng tiến công và trinh sát hạng nhẹ MD-500 “Defender”

Trực thăng chiếm số lượng nhiều nhất trong Lục quân Hàn Quốc là trực thăng tiến công hạng nhẹ MD-500 “Defender” với số lượng 257 chiếc được sản xuất tại Mỹ và Hàn Quốc. MD-500 “Defender” là trực thăng loại nhỏ có chiều dài 7m và cao 2,6m, có khả năng mang 4 tên lửa chống tăng có điều khiển TOW hoặc 2 súng máy 6 nòng M-134mm cỡ 7,62mm hoặc 4 tên lửa không đối không “Stinger” hoặc 2 cụm ống phóng rocket cỡ 70mm.

Hiện nay, Hàn Quốc có kế hoạch chuyển đổi các trực thăng trinh sát MD-500 “Defender” của nước này thành trực thăng không người lái (UAV) với sự giúp đỡ của Boeing (Mỹ). Mô hình trực thăng MD-500 không người lái có định danh KUS-VH, nó được trang bị hai tên lửa không đối đất Lockheed Martin AGM-114 “Hellfire” cùng một bệ phóng các tên lửa có đường kính 7cm.

1668856906041.png

1668856931710.png


Một thay đổi quan trọng của KUS-VH không người lái là nó được bổ sung một bình nhiên liệu lớn tại nơi trước đây dùng làm ghế sau. KAL-ASD (công ty đã chế tạo trực thăng MD-500 “Defender” của Hàn Quốc) cho hay, bước cải tiến này sẽ giúp thời gian hoạt động của máy bay nhiều hơn hai tiếng so với phiên bản có người lái. Vì không cần phi công điều khiển nên chi phí trung bình cho mỗi lần cất cánh cũng giảm đáng kể. Theo những thông tin kỹ thuật được tiết lộ, KUS-VH được trang bị các hệ thống điện tử hiện đại của nước này, có thể bay trong khoảng 6 giờ liên tục với tải trọng 440kg, trần bay 4km, tầm hoạt động 200km.

1668856980021.png



Korean Air khẳng định, máy bay có thể phục vụ cho cả mục đích dân sự để vận chuyển các kiện hàng và quân sự để vận tải chi viện chiến trường. Ngoài ra, nếu được trang bị cho quân đội, máy bay sẽ tích hợp thêm cảm biến quang hồng ngoại EO/IR tầm xa cho nhiệm vụ trinh sát ngày đêm và các điểm cứng bên ngoài nhằm lắp đặt vũ khí hạng nhẹ. Bên cạnh đó, công nghệ điều khiển trên KUS-VH có thể được trang bị trên các dòng trực thăng quân sự đã cũ, góp phần tiết kiệm ngân sách quốc phòng, để thực hiện các nhiệm vụ ở những nơi trực thăng có người lái khó tiếp cận hoặc những nhiệm vụ nguy hiểm đến an toàn của phi công.

1668857343819.png

1668857372893.png


5. Trực thăng vận tải hạng trung KAI KUH-1 “Surion”

Trực thăng KAI KUH-1 “Surion” được Tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KAI), Cơ quan phát triển quốc phòng Hàn Quốc (ADD), Viện Nghiên cứu không gian vũ trụ Hàn Quốc (KARI) cùng Hãng chế tạo trực thăng Eurocopter của châu Âu hợp tác phát triển. Chính vì lý do này mà thiết kế của KUH-1 “Surion” có phần khá giống các dòng trực thăng đa năng do Eurocopter chế tạo. KUH-1 “Surion” thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào tháng 3/2010 và chính thức được đưa vào biên chế trong Quân đội Hàn Quốc vào năm 2013, nhằm thay thế cho những chiếc trực thăng vận tải quân sự đa năng UH-1H và MD-500MD đã lỗi thời do Mỹ chế tạo. “Surion” có khả năng chở 18 lính và mang theo được vũ khí gồm tên lửa TOW và rocket nội địa “Hydra”. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã đặt mua tổng cộng 245 trực thăng “Surion” từ KAI.

1668857405657.png

1668857419675.png


Có thể xem KUH-1 “Surion” là dòng trực thăng tập hợp các công nghệ hàng không tiên tiến nhất trên thế giới với thiết kế cơ bản từ Eurocopter, hệ thống cơ của Hàn Quốc và một phần trang thiết bị điện tử của Israel. Hệ thống động cơ chính của “Surion” là 2 động cơ Samsung Techwin T700-ST-701K do Samsung Techwin sản xuất với tỉ lệ nội địa hóa khá cao với công suất lên đến 1.647shp mỗi chiếc. Tốc độ bay tối đa của “Surion” có thể đạt 259 km/h với tầm hoạt động hơn 500km, về thiết kế “Surion” khá thích hợp cho các hoạt động đổ bộ đường không hay tuần tra trên không lẫn trên biển trong một khu vực nhất định.

Mới đây KAI đã giới thiệu một biến thể dành cho thị trường nước ngoài của mẫu trực thăng đa dụng KUH-1 “Surion” - trực thăng KUH-1E “Surion”. Trực thăng KUH-1E “Surion” được Tập đoàn KAI của Hàn Quốc giới thiệu vừa có khả năng vận tải vừa có hỏa lực khá mạnh với tên lửa, rocket và súng máy. Theo Tập đoàn KAI, khách hàng có thể tùy chọn tên lửa chống tăng “Hellfire” hay “Spike” hoặc tên lửa không đối không đầu dò hồng ngoại cho máy bay.

1668857456818.png

1668857469602.png

1668857565361.png

Trực thăng KUH-1E “Surion” dành cho xuất khẩu

Trang thiết bị điện tử trên phiên bản này cũng rất hiện đại như hệ thống điện tử hàng không “Garmin” G3000, hệ thống cảnh báo va chạm máy bay TACS II, radar thời tiết 3D ở phía mũi. Ngoài ra, các tính năng chiến thuật khác của máy bay KUH-1E “Surion” tương đồng với bản tiêu chuẩn, bao gồm tốc độ bay tối đa 290 km/h, trần bay 4,6km, tải trọng 3,7 tấn, tầm hoạt động gần 800km...

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

6. Máy bay KF-16 của Hàn Quốc

KF-16 là biến thể của loại máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm vụ F-16 của Mỹ. KF-16 do Korean Aerospace Industries (KAI) chế tạo theo giấy phép của Lockheed Martin trong những năm 1990. KF-16 của Hàn Quốc có 2 phiên bản: KF-16C một chỗ ngồi và KF-16D hai chỗ ngồi. Theo chuyển giao công nghệ từ Mỹ, Hàn Quốc đã có thể tự chủ trong lắp ráp, bảo dưỡng và sản xuất với số lượng lớn KF-16. Ngoài KAI, tham gia quá trình lắp ráp F-16 tại Hàn Quốc còn có các hãng Samsung và LG. Trong đó, Samsung chịu tránh nhiệm lắp ráp động cơ và một vài thiết bị cảm biến của F-16, còn LG lại chịu trách nhiệm sản xuất các thiết bị dẫn đường, điều phối và hệ thống radar trên máy bay...

1668937109701.png

1668937209626.png

KF-16C

1668937156107.png

1668937060707.png

KF-16D

Những chiếc F-16 của KQHQ có khả năng mang 7,7 tấn vũ khí gồm các loại tên lửa, bom dẫn đường chính xác cao cho phép tiến công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên đất liền và trên biển. Tất cả những chiếc KF-16 của Hàn Quốc đều có khả năng phóng tên lửa chống hạm “Harpoon”. Theo các nguồn tin công khai, Hàn Quốc gần đây đã lập kế hoạch đề nghị Mỹ nâng cấp sâu tất cả số máy bay chiến đấu F-16 hiện có của mình. Hàn Quốc yêu cầu, máy bay F-16 nâng cấp phải được kéo dài niên hạn sử dụng, trang bị hệ thống radar mảng định pha chủ động (AESA), hệ thống đối kháng điện tử tân tiến và tích hợp vũ khí tiến công chính xác mới, đặc biệt là các loại vũ khí có thể phóng ngoài tầm phòng không của đối phương. Máy bay F-16 nâng cấp cũng phải tương thích với các chiến đấu cơ F-15K “Slam Eagle” (sản phẩm nội địa của nước này).

1668937320626.png

1668937490770.png

Tên lửa không đối không AMRAAM AIM-120

Máy bay KF-16C của Hàn Quốc được trang bị tên lửa không đối không AMRAAM của Mỹ với hai phiên bản AIM-120C-5 và AIM-120C-7. Theo National Interest, sự kết hợp giữa máy bay KF-16C với tên lửa AMRAAM sẽ giúp KQHQ chiếm ưu thế hơn hẳn so với các máy bay chiến đấu mà Không quân Triều Tiên đang vận hành.

7. Tiêm kích hạng nặng F-15K “Slam Eagle”

Được phát triển từ tiêm kích đa năng F-15E “Strike Eagle” của Mỹ, F-15K “Slam Eagle” của Hàn Quốc được trang bị nhiều hệ thống tác chiến điện tử và cảm biến tối tân, cùng các tên lửa hành trình chuyên phá hầm ngầm, đủ sức tiêu diệt các công trình kiên cố của Triều Tiên. Không quân Hàn Quốc hiện có trong trang bị 60 tiêm kích F-15K “Slam Eagle”, được coi là át chủ bài để nước này đối phó với Triều Tiên khi nổ ra chiến tranh. Đây là máy bay tiêm kích hạng nặng, nền tảng của KQHQ.

1668937723142.png

1668937740458.png


F-15K “Slam Eagle” sử dụng 60% linh kiện nội địa do các công ty CNQP Hàn Quốc sản xuất gồm: thân, cánh và hệ thống điện tử... được sản xuất bởi các công ty Hàn Quốc, trước khi chuyển tới nhà máy lắp ráp của tập đoàn Boeing ở bang Missouri, Mỹ. Ra đời sau mẫu F-15E hơn 10 năm, F-15K được trang bị các công nghệ mới như màn hình hiển thị đa năng, buồng lái tương thích với kính nhìn đêm, cùng hệ thống ngắm bắn gắn trên mũ (JHMCS), cho phép phi công khóa mục tiêu cho tên lửa AIM-9X chỉ bằng cách nhìn về phía máy bay đối phương.

1668937657382.png

1668937697366.png

Hệ thống ngắm bắn gắn trên mũ (JHMCS)

Dòng F-15K được tích hợp hệ thống quét và bám bắt hồng ngoại (IRST) AAS-42, cho phép nó theo dõi đối phương ở khoảng cách gần mà không cần bật radar. Radar APG-63(V)1 của F-15K có chế độ tìm kiếm và xác định mục tiêu trên biển, phục vụ hoạt động tác chiến đối hải. Để đối phó với lưới phòng không dày đặc của Triều Tiên, F-15K được trang bị tổ hợp tác chiến điện tử chiến thuật (TEWS) nhẹ và có uy lực hơn hệ thống trên F-15E. Tổ hợp này gồm thiết bị đối kháng ALQ-135M với tốc độ xử lý nhanh để theo dõi và gây nhiễu nhiều tên lửa phòng không cùng lúc, kết hợp với bộ phóng mồi bẫy ALE-47 để đánh lừa cả tên lửa sử dụng đầu dò hồng ngoại và radar. F-15K có thể mang tới 10,5 tấn vũ khí các loại, bao gồm tên lửa đối không AIM-9X “Sidewinder”, AIM-7 “Sparrow” và AIM-120B/C AMRAAM cùng tên lửa hành trình đối đất AGM-84E SLAM-ER với tầm bắn 275km. Mục tiêu của SALM-ER là các bệ phóng tên lửa di động, khí tài hỗ trợ và hệ thống phòng không Triều Tiên.

1668937759137.png

1668937774262.png


Lô 40 chiếc F-15K đầu tiên của Hàn Quốc (mua năm 2002) sử dụng động cơ F110-GE-129, cho lực đẩy cao hơn 10% so với mẫu P&W F110 của F-15E. Lô 21 tiêm kích F-15K tiếp theo (mua năm 2008) được trang bị cụm chỉ thị mục tiêu Sniper-XR và động cơ F100-PW-229 để tận dụng kho linh kiện của máy bay KF-16. Hàn Quốc có tất cả 61 chiếc F-15K, 1 chiếc F-15K gặp nạn (năm 2006), nên hiện Hàn Quốc chỉ còn 60 chiếc F-15K.

..............
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top