(Tiếp)
PHẦN 2: HỆ THỐNG RA ĐA TRUNG QUỐC TRIỂN KHAI TRÊN CÁC THỰC THỂ NHÂN TẠO Ở BIỂN ĐÔNG
Các tổ hợp ra đa trên các thực thể Trung Quốc chiếm đóng dường như khá đa dạng và có số lượng lớn, bao quát một dải rộng của phổ tần, kết hợp một dải hiện tượng học của cảm biến (sensor phenomenology). Tổng cộng đã phát hiện được hơn 2 chục tổ hợp khí tài, có thể là ra đa, trên các thực thể do Trung Quốc chiếm giữ và bồi đắp. Những tổ hợp ra đa này có thể gồm ra đa sục sạo trên không và mặt biển, ra đa bám mục tiêu, ra đa siêu cao tần tầm xa ngoài đường chân trời, có khả năng bám các mục tiêu mặt biển ở tầm xa, và một ra đa độc đáo tần số thấp trên đá Subi, được dự đoán là có những khả năng quan trọng “chống tàng hình”.
1. Các tổ hợp ra đa
Các tổ hợp ra đa được bố trí trên các căn cứ tiên tiêu của Trung Quốc trên biển Đông bao quát phổ tần từ siêu cao tần VHF (30-300 MHz) lên tới băng X (8- 12GHz). Những mối đe dọa từ các tàu và máy bay quân sự nước ngoài phát hiện được bằng mạng lưới ra đa của Quân đội Trung Quốc, không thuộc sức mạnh của bất kỳ một tổ hợp ra đa nào. Mối đe dọa ra đa trên các căn cứ tiền tiêu của Trung Quốc được phát hiện, khá đa dạng, dư thừa và bao quát chống lấn tần số. Đây chính là những đặc trưng về những khả năng của Trung Quốc, tập trung vào kiểm soát thông tin không gian chiến trường.
Có tới 27 tổ hợp ra đa với mái vòm an ten lớn, cung cấp sự giám sát trên không và mặt biển, phục vụ cho các căn cứ tiền tiêu của Quân đội Trung Quốc.
Trên mỗi thực thể quan trọng, có 7 tổ hợp ra đa lớn, được hỗ trợ bởi các ra đa khác trên các căn cứ tiền tiêu nhỏ hơn.
Các mái vòm an ten được đặt trên tháp có thể chứa các ra đa giám sát trên không lớn, công suất mạnh, làm việc trong các băng tần số khác nhau. Một vài mái vòm an ten có thể là các ra đa đa chức năng hoặc ra đa sục sạo mặt biển lớn. Nhiều ra đa mặt biển tầm nhìn có hạn, tương tự như ra đa dẫn đường của tàu mặt nước, có kích thước tương đối nhỏ nên không dễ nhận biết trong bức ảnh vệ tinh.
Độ cao bố trí ra đa làm giảm tạm địa vật và mở rộng tầm nhìn của ra đa, đặc biệt là chống các mục tiêu bay thấp. Tháp cao nhất trên thực thể của Trung Quốc cao tới 36 m với một mái vòm 16 m, đã được phát hiện trên đá Chữ Thập, Vành Khăn và Châu Viên.
Một tập hợp 3 tháp có mái vòm an ten cao từ 26 m đến 30 m đã được phát hiện trên mỗi thực thể quan trọng. Những tháp mái vòm an ten này có thể là hỗn hợp các ra đa giám sát trên không và mặt biển, hoạt động ở các băng tần số khác nhau.
2. Ra đa kiểm soát không lưu
Các ra đa kiểm soát không lưu cũng có thể được bố trí trên các tháp gần các tòa nhà điều hành hoạt động đường không, trên các đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn. Những ra đa này có thể cung cấp bức tranh tình huống trên không được dùng để điều khiển máy bay quân sự, và có thể còn góp phần vào mạng lưới kiểm soát không lưu rộng lớn hơn của Trung Quốc, nhằm giám sát các máy bay quân sự và máy bay chở khách dân sự của nước ngoài, bay qua biển Đông.
3. Ra đa bám mục tiêu hay ra đa giám sát trên không tầm thấp
Ra đa bám mục tiêu hoặc ra đa giám sát trên không tầm thấp, có thể được bố trí cùng địa điểm với các trận địa tên lửa đất đối không (SAM), trên mỗi căn cứ tiền tiêu chủ chốt của Trung Quốc. Những ra đa lắp trên tháp này có thể truyền tải dữ liệu chỉ thị mục tiêu liên quan đến các mục tiêu bay thấp như tên lửa hành trình, máy bay và trực thăng, trực tiếp đến các đơn vị hỏa lực SAM. Các ra đa còn có thể là các ra đa điều khiển bắn được dùng để điều khiển SAM, cho phép các ra đa điều khiển bắn thực sự thường có trong các trận địa SAM, giữ im lặng không phát sóng.
.......
PHẦN 2: HỆ THỐNG RA ĐA TRUNG QUỐC TRIỂN KHAI TRÊN CÁC THỰC THỂ NHÂN TẠO Ở BIỂN ĐÔNG
Các tổ hợp ra đa trên các thực thể Trung Quốc chiếm đóng dường như khá đa dạng và có số lượng lớn, bao quát một dải rộng của phổ tần, kết hợp một dải hiện tượng học của cảm biến (sensor phenomenology). Tổng cộng đã phát hiện được hơn 2 chục tổ hợp khí tài, có thể là ra đa, trên các thực thể do Trung Quốc chiếm giữ và bồi đắp. Những tổ hợp ra đa này có thể gồm ra đa sục sạo trên không và mặt biển, ra đa bám mục tiêu, ra đa siêu cao tần tầm xa ngoài đường chân trời, có khả năng bám các mục tiêu mặt biển ở tầm xa, và một ra đa độc đáo tần số thấp trên đá Subi, được dự đoán là có những khả năng quan trọng “chống tàng hình”.
1. Các tổ hợp ra đa
Các tổ hợp ra đa được bố trí trên các căn cứ tiên tiêu của Trung Quốc trên biển Đông bao quát phổ tần từ siêu cao tần VHF (30-300 MHz) lên tới băng X (8- 12GHz). Những mối đe dọa từ các tàu và máy bay quân sự nước ngoài phát hiện được bằng mạng lưới ra đa của Quân đội Trung Quốc, không thuộc sức mạnh của bất kỳ một tổ hợp ra đa nào. Mối đe dọa ra đa trên các căn cứ tiền tiêu của Trung Quốc được phát hiện, khá đa dạng, dư thừa và bao quát chống lấn tần số. Đây chính là những đặc trưng về những khả năng của Trung Quốc, tập trung vào kiểm soát thông tin không gian chiến trường.
Có tới 27 tổ hợp ra đa với mái vòm an ten lớn, cung cấp sự giám sát trên không và mặt biển, phục vụ cho các căn cứ tiền tiêu của Quân đội Trung Quốc.
Trên mỗi thực thể quan trọng, có 7 tổ hợp ra đa lớn, được hỗ trợ bởi các ra đa khác trên các căn cứ tiền tiêu nhỏ hơn.
Các mái vòm an ten được đặt trên tháp có thể chứa các ra đa giám sát trên không lớn, công suất mạnh, làm việc trong các băng tần số khác nhau. Một vài mái vòm an ten có thể là các ra đa đa chức năng hoặc ra đa sục sạo mặt biển lớn. Nhiều ra đa mặt biển tầm nhìn có hạn, tương tự như ra đa dẫn đường của tàu mặt nước, có kích thước tương đối nhỏ nên không dễ nhận biết trong bức ảnh vệ tinh.
Độ cao bố trí ra đa làm giảm tạm địa vật và mở rộng tầm nhìn của ra đa, đặc biệt là chống các mục tiêu bay thấp. Tháp cao nhất trên thực thể của Trung Quốc cao tới 36 m với một mái vòm 16 m, đã được phát hiện trên đá Chữ Thập, Vành Khăn và Châu Viên.
Một tập hợp 3 tháp có mái vòm an ten cao từ 26 m đến 30 m đã được phát hiện trên mỗi thực thể quan trọng. Những tháp mái vòm an ten này có thể là hỗn hợp các ra đa giám sát trên không và mặt biển, hoạt động ở các băng tần số khác nhau.
2. Ra đa kiểm soát không lưu
Các ra đa kiểm soát không lưu cũng có thể được bố trí trên các tháp gần các tòa nhà điều hành hoạt động đường không, trên các đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn. Những ra đa này có thể cung cấp bức tranh tình huống trên không được dùng để điều khiển máy bay quân sự, và có thể còn góp phần vào mạng lưới kiểm soát không lưu rộng lớn hơn của Trung Quốc, nhằm giám sát các máy bay quân sự và máy bay chở khách dân sự của nước ngoài, bay qua biển Đông.
3. Ra đa bám mục tiêu hay ra đa giám sát trên không tầm thấp
Ra đa bám mục tiêu hoặc ra đa giám sát trên không tầm thấp, có thể được bố trí cùng địa điểm với các trận địa tên lửa đất đối không (SAM), trên mỗi căn cứ tiền tiêu chủ chốt của Trung Quốc. Những ra đa lắp trên tháp này có thể truyền tải dữ liệu chỉ thị mục tiêu liên quan đến các mục tiêu bay thấp như tên lửa hành trình, máy bay và trực thăng, trực tiếp đến các đơn vị hỏa lực SAM. Các ra đa còn có thể là các ra đa điều khiển bắn được dùng để điều khiển SAM, cho phép các ra đa điều khiển bắn thực sự thường có trong các trận địa SAM, giữ im lặng không phát sóng.
.......