[Funland] Sơ lược về lực lượng tên lửa thông thường của hàng xóm

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,466
Động cơ
1,352,589 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Năng lực của đảo đá ngầm so với năng lực của Hải quân

Năng lực tiến công và phòng thủ được tạo ra trên các tiền đồn của QĐTQ sẽ bổ sung, chứ không độc lập với, những năng lực tiến công khác của QĐTQ trong và xung quanh Biển Đông. Xét về số lượng tuyệt đối, lực lượng tác chiến của hải quân Trung Quốc có thể tạo ra hỏa lực tức thời mạnh hơn đáng kể so với các đảo đá ngầm. Việc xem xét cơ sở hạ tầng ở các tiền đồn của nghiên cứu này cho thấy khả năng triển khai tám TEL ASCM và tám TEL SAM trên mỗi tiền đồn - tương đương 72 ASCM và 96 SAM có thể sử dụng ngay lập tức. Những TEL bổ sung có thể được dự trữ cho đến khi cần thiết, và những hệ thống trên bộ có thể được nạp lại tương đối nhanh chóng, ngay cả khi việc nạp đạn được thực hiện trong khi bị địch tiến công. Các tàu của HQTQ với số lượng ống tên lửa của hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) nhiều hơn đáng kể không thể nạp đạn trên biển và sẽ phải quay trở lại cảng hoặc dừng lại ở một đảo đá ngầm trên Biển Đông của Trung Quốc để nạp đạn bên cầu tàu.

1682852275585.png


Tuy nhiên hỏa lực tức thời chỉ ba tàu của HQTQ - tổng số 216 tên lửa - đã vượt quá sức mạnh của tất cả các TEL tên lửa cộng lại có thể được bố trí trong các nhà chứa TEL trên các tiền đồn (tổng cộng 168 tên lửa). Tàu chiến mới nhất của HQTQ , tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Type 055 Renhai (CG), có 112 ống VLS có thể mang hỗn hợp ASCM và SAM, bên cạnh các loại vũ khí khác, như tên lửa chống tàu ngầm hoặc LACM.

1682852364928.png

Type 055 Renhai

Cũng có suy đoán rằng các ống VLS quá khổ của CG, lớn hơn khoảng 60% so với các ống của các tàu chiến Hải quân Mỹ, có thể cho phép Type 055 mang các ASBM phóng từ tàu. Tàu Type 052D DDG của HQTQ có 64 ống VLS, cũng có thể mang một hỗn hợp các loại vũ khí khác nhau. Khinh hạm mang tên lửa dẫn đường Type 054A (FFG) trang bị vũ khí tầm ngắn hơn, như YJ-62 ASCM, được phóng từ các hộp gắn trên boong và SAM HHQ-16 tầm trung được phóng từ 32 ống VLS. Tỷ lệ tương đương của ASCM và SAM trên tàu được mô tả trong Hình 26, nhưng các ống VLS có thể chứa nhiều loại vũ khí khác nhau, tùy thuộc vào nhiệm vụ của mỗi con tàu.

1682852472516.png


Năng lực của tên lửa của các tiền đồn thấp hơn so với năng lực của những nhóm đặc nhiệm HQTQ có thể triển khai tới Biển Đông. Hình 27 cho thấy các đội hình HQTQ trên danh nghĩa bao gồm 17 tàu tác chiến mặt nước, một tàu sân bay và tàu ngầm có thể mang hơn 1.000 tên lửa đến vùng chiến sự ở Biển Đông. 24 máy bay chiến đấu đột kích trên tàu sân bay cung cấp thêm năng lực phòng không và đối hải với ASCM và AAM phóng từ trên không.

1682852562352.png


Khả năng đột kích và tiến công phòng thủ quan trọng nhất của các đảo đá ngầm có thể là 72 máy bay chiến đấu được triển khai tới các sân bay trên đảo đá ngầm. Các máy bay này, được đặt trong 24 nhà chứa máy bay chiến đấu trên mỗi tiền đồn, có thể sẽ được trang bị AAM để cung cấp khả năng phòng không tầm xa cho đảo đá ngầm hoặc phòng không cho các tàu mặt nước của HQTQ hoạt động trong khu vực. Ngoài ra, các máy bay này sẽ được trang bị ASCM hoặc LACM để tiến hành các cuộc đột kích tầm xa.

1682852732106.png

J-11B

Máy bay đặc nhiệm hoạt động trên đảo đá ngầm có thể là lực lượng hỗ trợ tốt nhất cho bất kỳ nhiệm vụ đột kích hoặc phòng không nào của QĐTQ. Trong nhiều trường hợp, các nền tảng hoả lực trên biển hoặc trên không không thể cảm nhận được không gian chiến trường và tìm thấy mục tiêu trong phạm vi tối đa của vũ khí mà chúng mang theo. Các nền tảng ra đa cảnh giới, chỉ huy và điều khiển, tiến công điện tử hoặc tình báo tín hiệu (SIGINT) được phóng từ các sân bay trên đảo đá ngầm có thể tìm kiếm hiệu quả ở khu vực trên không và vùng biển lớn hơn nhiều; chuyển tiếp dữ liệu mục tiêu, bao gồm dữ liệu ISR dựa trên không gian; và phối hợp hành động chiến đấu trên hầu hết Biển Đông. Thế năng động của việc kiểm soát thông tin chiến trường và cách chúng biểu hiện với những năng lực trên các tiền đồn được xem xét trong phần cuối cùng của nghiên cứu này, “Thực hiện chiến dịch quân sự ở Biển Đông”.

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,466
Động cơ
1,352,589 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Yêu cầu tác chiến trên Biển Đông

Trong một cuộc xung đột quân sự ở Biển Đông, năng lực sức mạnh thông tin của Trung Quốc trên các đảo đá ngầm của họ có thể là đóng góp quan trọng nhất để hiện thực hóa chiến lược chiến tranh thông tin hóa của QĐTQ. Việc kiểm soát thông tin mà các đảo đá ngầm định hình và xác định hầu như tất cả các hoạt động tác chiến của QĐTQ ở Biển Đông. Thông tin và các năng lực khác mà những đảo đá ngầm ở Biển Đông của Trung Quốc cung cấp không nhằm mục đích riêng lẻ; chúng có thể hỗ trợ một loạt các hoạt động quân sự. Chắc chắn, sự hỗ trợ hậu cần mà bảy căn cứ QĐTQ kiên cố này cung cấp sâu trong Biển Đông là rất đáng kể. Hỗ trợ hậu cần cho các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc và các tàu nhỏ hơn của HQTQ đặc biệt hữu ích trong mọi cuộc xung đột kéo dài, cường độ thấp ở khu vực. Máy bay ném bom và máy bay đột kích được triển khai đến các đảo đá ngầm cũng có thể mở rộng sức mạnh của QĐTQ vào sâu trong Châu Đại Dương, Đông Nam Á hoặc tới Australia. Tuy nhiên, C4ISR bền bỉ và khả năng chống C4ISR mà các tiền đồn cung cấp là những năng lực cốt lõi cho bất kỳ hoạt động quân sự nào của QĐTQ ở Biển Đông, đặc biệt là vì nó liên quan đến việc khẳng định yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trong vùng biển đang tranh chấp.

1682909811107.png


Sách Khoa học về Chiến dịch năm 2006 của Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc đưa ra bản tóm tắt những đặc điểm và yêu cầu đối với các loại hoạt động quân sự khác nhau. Văn bản này không nhất thiết là khuôn mẫu cho các chiến dịch quân sự. Sách Khoa học về Chiến dịch cung cấp phân loại những chiến dịch và đưa ra nghiên cứu về những cân nhắc và hành động cần thiết để thực hiện thành công một số chiến dịch nhất định. Được viết khoảng bảy năm trước khi hoạt động xây dựng đảo đá ngầm ở Biển Đông của Trung Quốc bắt đầu, Sách Khoa học về Chiến dịch đưa ra cách tiếp cận chung cho việc lập kế hoạch cấp chiến dịch của QĐTQ và cung cấp những hiểu biết sâu sắc về các yếu tố cơ bản mà QĐTQ tin rằng họ phải giải quyết trong bất kỳ chiến dịch cụ thể nào.

1682909923390.png


Các chiến dịch hải quân được chia thành hai loại - tiến công và phòng thủ - có thể được chia nhỏ hơn nữa thành các loại khác nhau. Các loại chiến dịch hải quân tiến công chính bao gồm phong tỏa hải quân, tiến công lực lượng hải quân địch, ngăn chặn các tuyến đường liên lạc trên biển (SLOC) và chiến dịch tiến công các đảo đá ngầm. Các loại chiến dịch hải quân phòng thủ bao gồm chống phong tỏa, phòng thủ SLOC và phòng thủ căn cứ hải quân.

1682909989268.png


Theo học thuyết này của QĐTQ, trong những điều kiện thông tin hóa, các chiến dịch hải quân nhất thiết phải tích hợp các lĩnh vực tác chiến (domain) trên mặt biển, dưới mặt biển và trên không truyền thống với các lĩnh vực tác chiến đất liền và không gian, cũng như các lĩnh vực tác chiến không gian mạng điện từ và nhận thức. Theo sách này, những cải tiến về ISR, đặc biệt là ISR trên không gian, đã làm tăng đáng kể tính minh bạch của chiến trường biển cho cả lực lượng của Trung Quốc và đối phương. Sự gia tăng năng lực ISR, kết hợp với những tiến bộ về tầm bắn và độ chính xác của vũ khí, khiến QĐTQ đưa ra giả định rằng việc phát hiện ra mục tiêu có nghĩa là mục tiêu sẽ bị tiêu diệt. Những quy trình nhắm mục tiêu, bao gồm khả năng tìm và theo dõi lực lượng địch, truyền dữ liệu mục tiêu tới những nền tảng và hệ thống vũ khí, đồng thời kiểm soát việc thực hiện những hoạt động chiến đấu động năng và phi động năng định ra tiến trình của chiến dịch. Nếu QĐTQ có nhận thức vượt trội về không gian chiến trường, các lực lượng Trung Quốc có thể duy trì thế chủ động tác chiến và quyết định nhịp độ tác chiến.

1682910150674.png


Trái ngược với mô tả và đặc điểm chung chung của những chiến dịch hải quân khác, chiến dịch tiến công các đảo đá ngầm được nêu trong sách Khoa học về Chiến dịch là tương đối cụ thể và thể hiện một kịch bản trong đó các tiền đồn ở Biển Đông của QĐTQ có thể ứng dụng trực tiếp nhất. Những mục tiêu của loại chiến dịch này bao gồm tái chiếm một đảo đá ngầm bị kẻ địch chiếm đóng, thúc đẩy chủ quyền lãnh thổ quốc gia và bảo vệ các quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc. Sách này mô tả chiến dịch đảo đá ngầm diễn ra trong một không gian chiến trường phức tạp cách xa lục địa Trung Quốc, hoàn cảnh làm trầm trọng thêm thách thức về C4ISR và hậu cần. Việc Trung Quốc mở rộng những tiền đồn ở Trường Sa thành những đảo nhân tạo, tám năm sau khi chiến dịch này được hệ thống hóa, giải quyết hầu như tất cả những thiếu sót và thách thức liên quan đến C4ISR và hậu cần được mô tả trong sách Khoa học về Chiến dịch.

1682910281875.png


Đồng thời với chiến dịch tiến công đảo đá ngầm, QĐTQ có thể sẽ thực hiện “chiến dịch phòng thủ căn cứ hải quân”, đặc biệt là trong bất kỳ tình huống nào có thể dẫn đến sự can thiệp quân sự của nước ngoài. Chiến dịch này bao gồm việc thực hiện một kế hoạch ngụy trang, che giấu và phân tán được xác định trước đối với những khí tài quan trọng ở các căn cứ hải quân của QĐTQ. Chiến dịch phòng thủ căn cứ hải quân được nêu trong sách Khoa học về Chiến dịch dự đoán rằng kẻ địch có khả năng sẽ tiến công các căn cứ hải quân bằng những cuộc đột kích bất ngờ, đa diện vào các nút quan trọng, sử dụng sự bí mật, ngụy trang, đánh lừa và tiến công bằng nhiều loại vũ khí. Các mục tiêu của địch được liệt kê bao gồm làm tê liệt hệ thống phòng thủ của QĐTQ, phá hủy các cơ sở căn cứ quan trọng và loại bỏ các lực lượng tác chiến đóng trên căn cứ.

1682910393348.png


Để phù hợp với triết lý “phòng thủ tích cực” của QĐTQ - phòng thủ chiến lược trong khi tiến công chiến dịch - các chiến dịch phòng thủ chủ động, thường được phương Tây đề cập là “chiến dịch chống can thiệp”, có thể có tính chất tiến công quyết định. Chống can thiệp có thể liên quan đến việc loại bỏ các lực lượng hải quân của đối phương đang can thiệp, thường là trong một cuộc tiến công phủ đầu. Mục tiêu của một chiến dịch chiến tranh tiến công trên biển là nhằm tiêu diệt năng lực của kẻ thù, làm thay đổi cán cân quân sự trong khu vực chiến dịch, và thiết lập ưu thế trên biển ở những khu vực trọng yếu để tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch tiến công chính.

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,466
Động cơ
1,352,589 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(TIếp)

Theo những bài viết của QĐTQ, các hoạt động chống lại lực lượng không quân và hải quân của địch yêu cầu C4ISR nâng cao để hỗ trợ nhận thức tình huống trên không gian chiến trường. Nhấn mạnh sự chú trọng của quân đội Trung Quốc vào ưu thế thông tin, những mục tiêu ưu tiên để phản công trong chiến dịch này bao gồm lực lượng địch có năng lực kiểm soát thông tin không gian chiến trường - năng lực ISR, máy bay chỉ huy và điều khiển, lực lượng EW và các tàu có ra đa phía trước.

1682910578339.png


Đạt được ưu thế về thông tin - duy trì C4ISR của Trung Quốc trong khi từ chối C4ISR của địch - là ưu tiên bao trùm của QĐTQ trong cả các chiến dịch hải quân tiến công và phòng thủ. Đề cương cho tất cả các chiến dịch hải quân nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lực sức mạnh thông tin liên quan đến C4ISR, EW, điều hướng và thời tiết. Chiến dịch tiến công các đảo đá ngầm dẫn đến việc QĐTQ thiết lập một hệ thống trinh sát và tình báo toàn diện; một mạng lưới thông tin liên lạc tích hợp, duy nhất giữa các tàu, máy bay, đảo đá ngầm và đất liền; đưa ra các dự báo chính xác về điều kiện khí tượng thủy văn; và cung cấp sự điều hướng an toàn và bảo mật cho các nền tảng và vũ khí quân sự.

1682910620646.png


Năng lực sức mạnh thông tin ở trên các đảo đá ngầm ở Biển Đông của Trung Quốc đáp ứng phần lớn những yêu cầu của chiến dịch được nêu trong các văn bản học thuyết của QĐTQ. Các tiền đồn cung cấp nền tảng vững chắc cho hệ thống trinh sát và tình báo toàn diện cần thiết cho cả chiến dịch tiến công đảo đá ngầm và các chiến dịch tiến công và phòng thủ kèm theo nhằm vào các lực lượng trên không và trên biển của kẻ địch có khả năng can thiệp. Những căn cứ của QĐTQ và thông tin liên lạc dự phòng, nhiều lớp của họ thiết lập một mạng lưới tích hợp, bền vững giữa các tàu, máy bay, tiền đồn trên đảo đá ngầm và đất liền. Sự hiện diện thường xuyên của những năng lực khí tượng trên các đảo đá ngầm của Trung Quốc cung cấp dự báo chính xác về điều kiện thời tiết và thủy văn có thể tăng cường sử dụng phổ điện từ và môi trường hàng hải của QĐTQ. Các thiết bị hỗ trợ dẫn đường trên đảo đá ngầm, cũng như những cải tiến trên tiền đồn đối với sự điều hướng dựa trên không gian, đảm bảo định vị, dẫn đường và thời gian cho các nền tảng và vũ khí quân sự ở Biển Đông. Để biết thêm thông tin về năng lực điều hướng và dự báo thời tiết, hãy xem nghiên cứu MILCAP ở Biển Đông, “Chống do thám cơ sở hạ tầng và quản lý môi trường chiến trường”.

1682910790580.png


Những đánh giá về năng lực tiến công và đột kích phòng thủ được mô tả trong nghiên cứu này nên được xem xét trong bối cảnh chiến lược chiến tranh thông tin hóa của Trung Quốc để đánh giá được mối quan hệ toàn vẹn giữa kiểm soát thông tin chiến trường của QĐTQ và hành động động năng. Ngoài tiềm năng là nơi chứa các lực lượng tác chiến, các đảo đá ngầm còn có chức năng chủ yếu là trung tâm thông tin, cung cấp C4ISR cho phép các chiến dịch hàng không và hàng hải trên khắp Biển Đông và sâu hơn vào Đông Nam Á. SAM, ASCM và nhiều máy bay chiến đấu được triển khai đến các tiền đồn sẽ được sử dụng để bảo vệ các đảo đá ngầm của Trung Quốc khỏi các cuộc tiến công, và nhiệm vụ phô diễn sức mạnh thứ yếu. Tuy nhiên, những gì có thể là một hành động “tiến công” hoặc “phòng thủ” của QĐTQ có tính chất chủ quan. QĐTQ có thể mô tả cuộc tiến công chống lại lực lượng hải quân hoặc không quân nước ngoài cách tiền đồn của Trung Quốc hàng trăm dặm như một hành động "phòng thủ" phủ đầu.

1682910849360.png


Khi tầm bắn và độ tinh vi của các loại vũ khí hiện đại ngày càng tăng, QĐTQ cho rằng hầu như tất cả các loại vũ khí đều là các hệ thống vũ khí được thông tin hóa. Các loại vũ khí hiện đại, giống như bản thân chiến tranh, đã được biến đổi bởi thông tin. Các loại vũ khí ngày càng có tầm xa và chính xác không thể hoạt động nếu không có hệ thống thông tin được kết nối mạng. Do đó, yếu tố quan trọng, hạn chế trong việc sử dụng vũ khí tiến công tầm xa, trong nhiều trường hợp, là sự sẵn có của thông tin để giám sát, xác định mục tiêu, chỉ huy và điều khiển, điều hướng và dẫn đường được nêu trong loạt MILCAP ở Biển Đông này. Các đảo đá ngầm của Trung Quốc đã được tối ưu hóa cho những chức năng này nhằm mở rộng sự kiểm soát thông tin của QĐTQ và thúc đẩy năng lực tiến công ở Biển Đông và sâu hơn vào Đông Nam Á.

1682910935553.png


.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,466
Động cơ
1,352,589 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tiến hành Chiến dịch quân sự ở Biển Đông

Thông tin về không gian chiến trường được tạo ra bởi và thông qua các đảo đá ngầm của Trung Quốc là rất quan trọng đối với sự thành công của các chiến dịch của QĐTQ tại Biển Đông. Các tiền đồn cung cấp ISR liên tục mang đến cho QĐTQ kiến thức chi tiết về hoạt động quân sự và dân sự ở Biển Đông.

Ưu thế thông tin của Trung Quốc về môi trường chiến trường hỗ trợ cho các chiến dịch xung đột trong thời bình hoặc cường độ thấp, thường được phương Tây gọi là xung đột “vùng xám”. Các chiến dịch vùng Xám có thể liên quan đến lực lượng dân quân biển, về cơ bản là ngư dân đăng ký nghĩa vụ quân sự bán thời gian, cũng như lực lượng thực thi pháp luật hoặc thậm chí quân đội chính quy trong các cuộc giao tranh được coi là dưới ngưỡng xung đột quân sự. Các chiến dịch vùng xám bao gồm việc xua đuổi đội tàu nước ngoài ra khỏi ngư trường hoặc quấy rối và ngăn cản hoạt động khai thác dầu của nước ngoài ở Biển Đông. Những tiền đồn ở Biển Đông cung cấp dịch vụ do thám và thông tin liên lạc cho các lực lượng dân sự và quân sự Trung Quốc, bên cạnh sự chỉ huy và điều khiển bất kỳ hoạt động phối hợp nào. Những căn cứ trên đảo cũng cung cấp hỗ trợ hậu cần quan trọng để duy trì những tàu nhỏ hơn của lực lượng dân quân biển và Cảnh sát biển Trung Quốc trong những đợt triển khai kéo dài.

1682993591595.png


Các đảo đá ngầm của Trung Quốc và những năng lực liên quan đến thông tin của chúng cũng sẽ có lợi ích đáng kể trong cuộc xung đột quân sự cường độ cao. Các tiền đồn của QĐTQ cung cấp khả năng nhận biết không gian chiến trường vượt trội trước bất kỳ chiến dịch nào. Khả năng giám sát sự vận động quân sự, hoạt động tiếp tế trên đảo đá ngầm do đối phương nắm giữ, hoạt động dân sự và thương mại, thậm chí cả những thay đổi nhỏ về thời tiết cho phép QĐTQ định hình không gian chiến trường, bố trí lực lượng, lựa chọn thời gian và địa điểm cho các chiến dịch nhằm cung cấp cho lực lượng Trung Quốc lợi thế áp đảo tiềm năng trong cuộc xung đột.

Chiến dịch tiến công đảo đá ngầm

Như đã trình bày trong phần trước về những yêu cầu đối với chiến dịch, các tiền đồn trên Biển Đông của Trung Quốc giải quyết phần lớn những thách thức và thiếu sót được xác định trong chiến dịch tiến công đảo đá ngầm. Những năng lực liên quan đến thông tin trên đảo đá ngầm của Trung Quốc được mô tả trong loạt bài về năng lực quân sự ở Biển Đông này cho phép QĐTQ thu thập lượng lớn dữ liệu tình báo và không gian chiến trường cũng như di chuyển thông tin giữa lục địa Trung Quốc và bảy tiền đồn của QĐTQ, và giữa các tàu, máy bay và hệ thống máy bay không người lái hoạt động ở Biển Đông.

1682993720218.png


Một lực lượng quân sự đóng quân thường trực hoặc được triển khai nhanh chóng trên các tiền đồn ở Biển Đông của Trung Quốc được hỗ trợ bởi sự kiểm soát thông tin toàn diện được cung cấp bởi các đảo đá ngầm sẽ cho phép QĐTQ nhanh chóng tạo ra lực lượng lớn từ những căn cứ trên Biển Đông và tiến hành các chiến dịch nhanh chóng mà không có cảnh báo. Những hành động quyết đoán, nhanh chóng như vậy có thể sẽ gây bất ngờ cho những lực lượng bảo vệ đảo đá ngầm của nước ngoài, đồng thời cũng sẽ gây khó khăn vô cùng cho quân tiếp viện nước ngoài hoặc lực lượng quân sự bên thứ ba can thiệp trước khi những chiến dịch tiến công của Trung Quốc cơ bản hoàn tất.

Mục tiêu đảo đá ngầm.

Ngoài việc di chuyển binh lính trên mặt biển đến mục tiêu của họ, những chiến dịch đổ bộ của QĐTQ chống lại các đảo đá ngầm do nước ngoài chiếm giữ có thể sẽ không giống với hoạt động đổ bộ truyền thống. Ngay cả những cuộc đổ bộ nhỏ nhất trên các đảo xa xôi ở Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai cũng liên quan đến đội hình binh lính lớn tiến công những hòn đảo có diện tích hàng trăm km2. Trong khi đó, các thực thể đảo đá ngầm ở Biển Đông rất nhỏ. Đảo đá ngầm lớn nhất không thuộc Trung Quốc ở Biển Đông là Đảo Ba Bình, do Đài Loan chiếm đóng, với diện tích 0,46 km2 (114 mẫu Anh) và dân số khoảng 220 quân nhân.

1682993830397.png

Đảo Ba Bình

Một số thực thể có lực lượng đóng quân ở quần đảo Trường Sa hầu như không nằm trên mặt nước hoặc hoàn toàn chìm trong nước. Các công trình kiến trúc trên các thực thể này được xây dựng trên các giàn hoặc bệ bê tông giống như tiền đồn của Philippines trên đá Công Đo hoặc Đảo Loại Ta Tây. Bãi Cỏ Mây thứ hai do Philippines tuyên bố chủ quyền bị chiếm đóng bởi một số ít lính thủy đánh bộ Philippines sống trong một tàu đổ bộ (LST) vĩnh viễn đậu trên bãi cạn này.

1682993879077.png

Bãi Cỏ Mây

Hầu hết hai mươi tám thực thể có lực lượng đóng quân ở Biển Đông của Việt Nam đã trải qua quá trình phát triển đáng kể, đặc biệt là kể từ năm 2013, với những tòa nhà lớn, ụ vũ khí và công sự phòng thủ. Những nền tảng nhỏ của Việt Nam nằm trên các bãi đá ngầm ngập nước đã được gia cố thành pháo đài hình hộp bằng bê tông để đẩy lùi các cuộc đột kích và nã súng trực diện. Trong khi đó, tám trong số chín thực thể mà Philippines tuyên bố chủ quyền có rất ít công sự phòng thủ. Mỗi tiền đồn này do khoảng một chục quân nhân chiếm đóng.

1682994118877.png

Một điểm đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa

Thực thể địa lý quan trọng ở Biển Đông mà Philippines tuyên bố chủ quyền là Đảo Thị Tứ, còn được gọi là Đảo Pagasa theo ngôn ngữ của Philippines. Đảo đá ngầm này có diện tích đất tự nhiên và khai hoang rộng khoảng 0,4 km2 (100 mẫu Anh). Thị Tứ có hơn 100 dân thường và một số ít quân nhân. Hòn đảo này có đường băng đất dài 1.100 mét (3.609 foot). Vào năm 2020, chính phủ Philippines đã xây dựng một bến cảng nhỏ và một đoạn đường dốc ở đầu phía tây của phần mở rộng đường băng trên đảo này. Đoạn đường dốc về bản chất là một bến tàu bê tông cho phép các tàu chở phương tiện lên xuống như phà và tàu đổ bộ đi đến cuối đoạn dốc và thả các phương tiện cũng như thiết bị hạng nặng. Đoạn đường dốc giúp cải thiện cơ sở hạ tầng trên Thị Tứ, bao gồm các kế hoạch mở đường băng.

1682994311097.png

Đảo Thị Tứ

Một cuộc tiến công nhằm chiếm hoặc loại bỏ các quân nhân khỏi chín thực thể mà Philippines tuyên bố chủ quyền sẽ là một chiến dịch tương đối dễ dàng đối với QĐTQ. Một cuộc tiến công nhằm đạt được mục tiêu tương tự nhằm vào dù chỉ một phần ba trong số 28 tiền đồn của Việt Nam sẽ là một công việc khó khăn và phức tạp hơn nhiều bởi những công sự và hệ thống phòng thủ của quân đội Việt Nam, cũng như số dân Việt Nam lớn trên mỗi đảo đá ngầm. Chiến dịch đánh chiếm các đảo đá ngầm do Việt Nam nắm giữ cũng có thể đòi hỏi một cuộc phong tỏa hải quân kéo dài để ngăn chặn việc tiếp tế và làm suy giảm sức đề kháng của quân đội Việt Nam. Do đó, với mục đích của nghiên cứu này, việc QĐTQ chiếm giữ những đảo đá ngầm do Philippines nắm giữ ít phức tạp hơn đã được lựa chọn để thể hiện lợi ích các tiền đồn ở Biển Đông của Trung Quốc mang lại trong một chiến dịch như vậy. Một kịch bản của Philippines cũng có nhiều khả năng mời gọi Mỹ can thiệp quân sự vào cuộc xung đột, cho phép kiểm tra chiến dịch chống can thiệp đồng thời của Trung Quốc.


......
 

minh_tv72

Xe tăng
Biển số
OF-475076
Ngày cấp bằng
5/12/16
Số km
1,549
Động cơ
217,434 Mã lực
Đa tạ Cụ đã dày công sưu tầm đề anh em mở mắt. Đúng là cuộc chạy đua vũ trang thật tốn kém và công phu. Ấn Độ cũng nghèo đi khi chạy đua vũ trang. Với những thông tin về năng lực anh hàng xóm, không biết VN mình có gì để tự vệ nếu có biến không cụ ?. Nếu không thuộc hàng quốc cấm thì cụ cho anh em biết thêm để phần nào yên tâm và tự tin.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,466
Động cơ
1,352,589 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Đa tạ Cụ đã dày công sưu tầm đề anh em mở mắt. Đúng là cuộc chạy đua vũ trang thật tốn kém và công phu. Ấn Độ cũng nghèo đi khi chạy đua vũ trang. Với những thông tin về năng lực anh hàng xóm, không biết VN mình có gì để tự vệ nếu có biến không cụ ?. Nếu không thuộc hàng quốc cấm thì cụ cho anh em biết thêm để phần nào yên tâm và tự tin.
Mình nghèo, đi sau nên cũng gặp nhiều khó khăn cụ ạ.
Các đảo đá chìm do khả năng XD của ta hạn chế, nên chủ yếu là các công trình bán quân sự kiểu lô cốt, chính vì vậy cũng không thể bố trí hỏa lực mạnh ở đây.
Một số đảo lớn hơn, cũng đã được củng cố, mở rộng nên đời sống bộ đội được cải thiện, công trình cũng kiên cố và có điều kiện bố trí hỏa lực tốt hơn.

Đảo Trường Sa lớn trước và sau củng cố đây cụ

1683024602163.png


1683024669052.png


Cụ có thể thấy Trường Sa lớn đã được cải tạo, mở rộng gấp đôi so với trước

Đảo Song Tử Tây
1683025397929.png

1683024756818.png
 

minh_tv72

Xe tăng
Biển số
OF-475076
Ngày cấp bằng
5/12/16
Số km
1,549
Động cơ
217,434 Mã lực
Thật lòng mình thấy có phần lo lắng cho CBCS của ta đang cắm chốt. Cứ hình dung giống như Gạc Ma 1988 là nôn nao trong người. Theo cụ trích dẫn thì tiềm lực của tay hàng xóm quá khủng, hy vọng đ. ảng có đối sách phù hợp cụ nhỉ.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,466
Động cơ
1,352,589 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Năm 1988, đối mặt với TQ ta chỉ có tàu vận tải, vũ khí chỉ là 12,7mm và súng cầm tay. Sau sự kiện Gạc Ma, ta đã thực hiện chiến dịch CQ-88, cụ thể là tăng cường hỏa lực cho các đảo, đưa không quân tuần tra Trường Sa, nhờ đó mà các đảo đá, bãi đá của ta giữ được đó cụ

1683083320750.png

Tư lệnh hải quân kiểm tra một điểm chốt trên đảo nổi trong CQ-88

1683083374879.png

Xe tăng T-34-85 được đưa ra đảo

1683083419863.png

Pháo 85 D-44 được đưa ra đảo

1683083461186.png

Su-22 mang tên lửa chống hạm chuẩn bị tuần tra Trường Sa trong CQ-88

1683083520715.png

1683083620993.png

1683083553170.png

Đảo chìm do HQ Việt Nam đóng giữ trong CQ-88
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,466
Động cơ
1,352,589 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
NĂNG LỰC QUÂN SỰ CỦA TQ TRÊN BIỂN ĐÔNG (Tiếp)

Có một số tình huống có thể dẫn đến việc Trung Quốc chiếm giữ các đảo đá ngầm của Philippines. Những tình huống này có thể bao gồm sự cải tạo đất hoặc xây dựng mới, triển khai quân sự hoặc một số hành động khác của Philippines được coi là vi phạm những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngoài ra, Bắc Kinh có thể chỉ muốn gửi một thông điệp mạnh mẽ đến các chủ thể khác trong khu vực ở Biển Đông.

1683086462625.png

1683086688509.png

Đảo Bình Nguyên do Philipines đóng giữ

Dù bối cảnh địa chính trị là gì, trong ví dụ này, QĐTQ được lệnh loại bỏ quân nhân và dân thường khỏi chín tiền đồn của Philippines. Những quy tắc tham chiến trên danh nghĩa của QĐTQ bao gồm thẩm quyền loại bỏ các lực lượng quân sự không chịu đầu hàng. Một số công trình của Philippines tại Đảo Loại Ta Tây, Đảo Bình Nguyên và Đá Công Đo sẽ bị loại bỏ vĩnh viễn, và con tàu đổ bộ hỏng được Philippines sử dụng như tiền đồn tại Bãi Cỏ Mây sẽ được kéo ra khỏi bãi đá ngầm và đánh chìm. Một lực lượng chiếm đóng nhỏ của QĐTQ ban đầu có thể vẫn ở Song Tử Đông, Đảo Bến Lạc và Đảo Nam Sa. Việc Philippines tái chiếm các tiền đồn của họ sẽ bị ngăn chặn chủ yếu thông qua việc Hải quân Trung Quốc và Cảnh sát biển Trung Quốc triển khai vùng cấm trên biển xung quanh các đảo đá ngầm bị chiếm giữ. Trong ví dụ giả tưởng này, QĐTQ được yêu cầu giảm thiểu thương vong dân sự trên đảo Thị Tứ và phải sẵn sàng để hồi hương các quân nhân và dân thường về Philippines.

1683086038057.png

Hải cảnh TQ

Phong tỏa Thông tin.

Phong tỏa thông tin có thể được thực hiện trước bất kỳ hoạt động quân sự nào ở Biển Đông. Mặc dù không nhất thiết phải là một nghệ thuật quân sự của Trung Quốc, nhưng việc phong tỏa thông tin mô tả những tác động tổng hợp của các biện pháp an ninh chiến dịch, kiểm soát truyền phát (EMCON), ngụy trang và đánh lừa mà QĐTQ có thể sử dụng để ngăn chặn và kiểm soát môi trường thông tin trước bất kỳ cuộc tiến công nào ở Biển Đông.

1683086328780.png

Hệ thống tác chiến điện tử của TQ trên đảo đá ở Trường Sa

Ngoài việc điều chỉnh những tín hiệu và ký hiệu của riêng mình, lực lượng EW của QĐTQ sẽ ngăn chặn những tín hiệu và thông tin điện từ của nước ngoài truyền phát ra ngoài không gian chiến trường ở Biển Đông. Nhiều năm thu thập thông tin tình báo về tín hiệu có độ trung thực cao trong khu vực cho phép lực lượng EW của QĐTQ nhắm mục tiêu riêng rẽ vào các máy tính, đường truyền vô tuyến, liên kết dữ liệu, thông tin liên lạc vệ tinh và ra đa của nước ngoài. QĐTQ sẽ ngắt kết nối của các lực lượng nước ngoài khỏi phổ điện từ và quốc gia của họ, ngăn không cho bất kỳ ai khác ngoài QĐTQ tạo ra hoặc chia sẻ thông tin không gian chiến trường.

1683086155060.png

Hệ thống tác chiến điện tử của TQ trên đảo đá ở Trường Sa

Thông tin liên lạc bộc lộ ý định của Trung Quốc có thể sẽ bị hạn chế trong phạm vi cáp quang hoặc thông tin liên lạc có xác suất đánh chặn thấp (LPI) khác. Ví dụ, mệnh lệnh nhiệm vụ, thông tin tình báo và dữ liệu vệ tinh có thể được truyền từ đại lục Trung Quốc đến các đảo đá ngầm qua cáp quang dưới biển hoặc một liên kết thông tin vệ tinh an toàn. Những chỉ huy địa phương sẽ phân phối mệnh lệnh và thông tin tình báo cho các lực lượng cục bộ trên Biển Đông trực tiếp hoặc sử dụng thông tin liên lạc LPI mà không cung cấp dấu hiệu về sự chuẩn bị quân sự ra bên ngoài. Cơ sở hạ tầng trên các đảo đá ngầm cũng cho phép các lực lượng tiền đồn lập kế hoạch, triển khai, tiếp nhiên liệu và vũ trang với ít, nếu có, dấu hiệu hiển thị để ISR của đối thủ có thể khai thác. Những chỉ huy Trung Quốc có thể thực hiện các chiến dịch quân sự vào những ngày nhiều mây chỉ đơn giản là để ngăn chặn việc thu thập hình ảnh vệ tinh quang điện. Những năng lực trên đảo đá ngầm của Trung Quốc mang lại cho QĐTQ kiến thức sâu sắc và nhận thức không gian chiến trường trong khi nhắm mục tiêu vào các tiền đồn nước ngoài và làm cho những lực lượng có thể đến viện trợ cho chúng không biết gì về ý định này.

1683086276411.png

Hệ thống tác chiến điện tử của TQ trên đảo đá ở Trường Sa

.....
 

minh_tv72

Xe tăng
Biển số
OF-475076
Ngày cấp bằng
5/12/16
Số km
1,549
Động cơ
217,434 Mã lực
Không biết thông tin cụ nêu có chính xác không, chứ em thấy nó thật sự là đại ca ở Biển Đông rồi, mình chắc chỉ chơi bài pháp lý chứ không đối đầu được.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,466
Động cơ
1,352,589 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Không biết thông tin cụ nêu có chính xác không, chứ em thấy nó thật sự là đại ca ở Biển Đông rồi, mình chắc chỉ chơi bài pháp lý chứ không đối đầu được.
Chẳng muốn nhưng sự thật là như thế mà cụ, Biển Đông ai hơn được họ đâu cụ
Ví dụ:
- Đảo đá thì em ví dụ ở trên rồi
- Tàu cảnh sát biển:
TQ





Việt Nam (đây là chiếc tải trọng lớn nhất, hoán cải từ tàu chiến lớp Hamilton của Mỹ chuyển giao cho VN)





Philipines





Về tàu chiến thì càng ... chênh lệch

Soái hạm của ta là 2.000 tấn

1683110977354.png


Của Trung Quốc

Type 055, 11.000 tấn





Type 052 C/D, 7.500 tấn





.....
 

minh_tv72

Xe tăng
Biển số
OF-475076
Ngày cấp bằng
5/12/16
Số km
1,549
Động cơ
217,434 Mã lực
Em hết rượu mời cụ rồi, nếu có thể thì cụ chia sẻ thêm lực lượng Hạm đội 7 Mỹ tại TBD. Nếu biển Đông có chuyện thì khả năng Hạm đội 7 có tham chiến không ?
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,466
Động cơ
1,352,589 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Em hết rượu mời cụ rồi, nếu có thể thì cụ chia sẻ thêm lực lượng Hạm đội 7 Mỹ tại TBD. Nếu biển Đông có chuyện thì khả năng Hạm đội 7 có tham chiến không ?
Em "nợ" cụ vụ này, xong chủ đề trên đã ạ
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,466
Động cơ
1,352,589 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
NĂNG LỰC QUÂN SỰ CỦA TQ TRÊN BIỂN ĐÔNG (Tiếp)

Tiến hành nhanh chóng. Trong chiến dịch chiếm đảo đá ngầm của Philippines, QĐTQ có thể sẽ thực hiện một chiến dịch đánh chiếm tất cả chín thực thể chỉ trong vài giờ. Một lần nữa, tùy thuộc vào hoàn cảnh địa chính trị, một cuộc khủng hoảng ở Biển Đông có thể hình thành theo thời gian. Trong một kịch bản “cháy chậm” như vậy, lực lượng nước ngoài, bao gồm cả lực lượng quân đội Mỹ, có thể chiếm những vị trí trong và xung quanh Biển Đông. Điều này có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến lợi thế của QĐTQ trong bất kỳ cuộc tiến công nào nhằm chiếm các đảo đá ngầm do nước ngoài nắm giữ. Trong kịch bản được trình bày ở đây, QĐTQ tạo ra một tình huống trong đó lực lượng đáng kể của QĐTQ đã có mặt trên các tiền đồn ở Biển Đông của Trung Quốc như một phần của những cuộc triển khai thường lệ đã được thiết lập. QĐTQ giám sát chặt chẽ hoạt động của nước ngoài và chờ thời điểm tối ưu để thực hiện những chiến dịch tiến công khi các lực lượng nước ngoài không ở vào vị trí có thể can thiệp hiệu quả.

1683261249268.png

Tàu cá (giả dạng) của TQ trên Biển Đông

Khi các điều kiện tác chiến, bao gồm cả điều kiện thời tiết và biển, có thể chấp nhận được, các lực lượng QĐTQ được triển khai sẽ tiến hành một chiến dịch tiến công nhanh chóng để chiếm giữ chín đảo đá ngầm do Philippines nắm giữ. Sự phản công tại tám trong số chín tiền đồn bao gồm một tá quân lính Philippines tại mỗi tiền đồn được trang bị vũ khí cá nhân hoặc tiểu đội và không có các công sự phòng thủ. Những trung tâm chỉ huy của QĐTQ trên các tiền đồn chính của Trung Quốc đồng bộ hóa và chỉ đạo các cuộc đột kích đồng thời vào những tiền đồn này.

1683261291249.png

Tàu cá (giả dạng) của TQ trên Biển Đông

Lực lượng đặc nhiệm hoặc hải quân đánh bộ của QĐTQ được đưa vào bằng trực thăng phóng từ các đảo đá ngầm hoặc các tàu gần đó. Hai trực thăng vận tải Z- 8/Z-18 đủ tải, mỗi chiếc chở 24 binh sĩ được trang bị chiến đấu (tổng cộng 48 binh sĩ), tạo tỷ lệ 4:1 cho lực lượng tiến công QĐTQ so với binh lính Philippines. Các thuyền nhỏ được phóng từ tàu HQTQ hoặc tàu Cảnh sát biển Trung Quốc có thể thực hiện đồng thời với cuộc đột kích bằng trực thăng hoặc thay thế hoàn toàn cuộc đột kích đường không. Các máy bay trực thăng tiến công, UAV vũ trang hoặc máy bay xuất kích từ các sân bay của Trung Quốc sẽ cung cấp sự che chở cho các chiến dịch đổ bộ nhỏ hơn này. Nếu lực lượng đột kích của QĐTQ bị đẩy lùi, các cuộc không kích chính xác, các cuộc tiến công bằng súng hải quân hoặc pháo binh sẽ loại bỏ một số cấu trúc tiền đồn và các vị trí phòng thủ của Philippines. Các nhân viên Philippines bị bắt giữ và vận chuyển đến một hòn đảo lớn của Trung Quốc, nơi họ được điều trị vết thương tại các cơ sở y tế của Trung Quốc. Cuối cùng họ được đưa đến lục địa Trung Quốc và sau đó hồi hương về Philippines.

1683261428385.png

Trực thăng vận tải Z- 8

Thời gian vận chuyển tàu từ một đảo đá ngầm lớn của Trung Quốc tới các tiền đồn của Philippines ngắn (2-3 giờ mỗi chiều trong một số trường hợp), toàn bộ chiến dịch từ khi xuất kích đến chiếm xong các tiền đồn có thể hoàn tất trong vòng 1-2 giờ. Nếu QĐTQ quyết định chiếm các đảo đá ngầm lớn như Song Tử Đông, Đảo Bến Lạc hoặc Đảo Nam Sa, điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng thủy phi cơ - tàu đổ bộ, tàu đệm khí (LCAC) - để vận chuyển những thiết bị quân sự quan trọng lên các đảo đá ngầm nông.

1683261660023.png

Thủy phi cơ của TQ

Hạn chế đối với phương tiện bọc thép lội nước.

Các chiến dịch đổ bộ chống lại các đảo đá ngầm nhỏ ở Biển Đông có thể sẽ được giới hạn cho máy bay trực thăng, thuyền nhỏ hoặc LCAC. Tất cả những địa điểm do Philippines nắm giữ và nhiều đảo đá ngầm do nước ngoài quản lý khác đều được bao quanh bởi các vỉa san hô rất nông nhưng lớn, kéo dài hàng trăm mét tính từ những dải đất nhỏ ở trung tâm của rạn san hô. Các phương tiện bọc thép lội nước đi vào bờ và chạy lên trên bãi biển có thể gặp khó khăn nghiêm trọng khi di chuyển qua vùng nước nông và vượt qua những đường dốc cao hơn 1 mét (~ 3 feet). Một chiếc xe lội nước đi ngang qua đỉnh của một mỏm san hô có thể đặc biệt nguy hiểm nếu rạn san hô sụp xuống dưới sức nặng của xe bọc thép hạng nặng, và sau đó nó không thể leo lên hoặc bơi ra khỏi hố. Với những mối nguy hiểm này, khó có khả năng sử dụng xe bọc thép lội nước trong những cuộc tiến công vào các đảo đá ngầm nhỏ. Tương tự như vậy, tàu đổ bộ đáy phẳng, LST hoặc tàu đổ bộ hạng trung (LSM) được thiết kế nhằm đẩy thân tàu lên bãi biển để thả quân hoặc xe bọc thép có thể không thể vượt qua hàng trăm mét san hô để tiếp cận một điểm thả hàng.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,466
Động cơ
1,352,589 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Cuộc tiến công đa trục trên Đảo Thị Tứ.

Cuộc tiến công của QĐTQ vào đảo Thị Tứ là hoạt động phức tạp nhất trong chiến dịch giả định này. Một chiến dịch nhiều trụ như vậy tương tự như những gì cần thiết cho các cuộc đột kích vào Đảo Ba Bình do Đài Loan nắm giữ hoặc nhiều đảo đá ngầm lớn hơn do Việt Nam nắm giữ. Tuy nhiên, một cuộc tiến công vào Thị Tứ ít phức tạp hơn ở chỗ toàn bộ chiến dịch có thể được tổ chức và chỉ huy từ đá Subi, nơi chỉ cách hòn đảo lớn của Philippines 24 km (13 hải lý).
1683339857862.png

Đảo Thị tứ

Một hoặc nhiều UAV bay gần Đảo Thị Tứ trong suốt quá trình chiến dịch để giám sát chặt chẽ hoạt động trên đảo này. Thông tin liên lạc và ra đa của Philippines bị gây nhiễu bởi lực lượng EW trên Đá Subi, bởi những thiết bị EW trên không như Y-9G hoặc bởi một thiết bị EW trên UAV ISR đã đề cập ở trên. Các lực lượng tác chiến đặc biệt được triển khai từ các tàu chiến hoặc tàu đánh cá của dân quân biển gần đó đã bí mật đổ bộ để phát hiện hoặc vô hiệu hóa các lực lượng quân đội Philippines và chỉ đạo các cuộc đổ bộ của QĐTQ. Trực thăng tiến công hoặc UAV trang bị tên lửa không đối đất có thể loại bỏ những mối đe dọa để dọn đường cho trực thăng vận tải. Thời gian bay trực thăng từ Đá Subi đến Thị Tứ là dưới 10 phút. Sân bay ở Thị Tứ có một bãi đáp trực thăng lý tưởng.

1683339934114.png


Một trong những mục tiêu chính của lực lượng đổ bộ trực thăng là bảo vệ đoạn đường dốc ở đầu phía tây của đường băng. Sau khi tiến vào từ Đá Subi trước khi trực thăng xuất kích, các tàu đổ bộ, chẳng hạn như LST hoặc LSM, đi đến đoạn đường dốc ở Thị Tứ và thả xe bọc thép của Lực lượng Hải quân đánh bộ QĐTQ, chẳng hạn như xe bọc thép 4x4 chạy bánh hoặc hệ thống phòng không của QĐTQ, như HQ-6D, có bao gồm hệ thống tên lửa tầm ngắn (tầm bắn: 18km/10 hải lý) tích hợp với CIWS súng LD2000 Gatling.

View attachment 1683340107179.png

Những hệ thống phòng không trên Đảo Thị Tứ bảo vệ trước cuộc phản công của nước ngoài, đặc biệt là từ tên lửa hành trình hoặc cuộc đột kích bằng máy bay trực thăng nhằm chiếm lại đảo. Những thiết bị hạng nặng cũng có thể được chuyển đến Thị Tứ bằng cách sử dụng các LCAC được triển khai từ các tàu đổ bộ của HQTQ . LCAC có thể đi qua rạn san hô cạn để thả hàng trên các bãi biển gần bến tàu đánh cá mới được xây dựng.

1683340027078.png

HQ-6D

Thường dân ở Đảo Thị Tứ có thể được sơ tán bằng tàu đến Đá Subi. Ngoài ra, thường dân Philippines có thể ở lại hòn đảo với lực lượng chiếm đóng QĐTQ, ít nhất là trong một thời gian. Một lần nữa, tùy thuộc vào hoàn cảnh địa chính trị, Bắc Kinh có thể hài lòng khi loại bỏ các lực lượng quân sự của Philippines khỏi các tiền đồn như một dấu hiệu của chủ quyền và sự quản trị của Trung Quốc đối với các đảo đá ngầm mà Philippines đã chiếm giữ.

1683340429578.png

Đảo Thị tứ

Do vị trí gần các đảo đá ngầm của Trung Quốc và mật độ các lực lượng hải quân, không quân và cảnh sát biển mà Trung Quốc có thể tạo ra ở Biển Đông, việc thiết lập những căn cứ bổ sung trên các đảo đá ngầm bị chiếm giữ của Philippines không mang lại cho QĐTQ bất kỳ lợi thế tác chiến đáng kể nào. Đơn giản là từ chối sự chiếm đóng của Philippines có thể hợp lý về mặt địa chính trị hơn là một sự chiếm đóng quân sự của Trung Quốc đối với những vùng đất nhỏ bé. Nếu Trung Quốc xây dựng các boongke cứng ở Song Tử Đông, Đảo Bến Lạc và Đảo Nam Sa, thì QĐTQ có thể mở rộng phạm vi phủ sóng ra đa trên biển và ở độ cao thấp sang phía Bắc và phía Đông. Thiết lập một tiền đồn của QĐTQ trên Đá Công Đô sẽ mở rộng tuyến phòng thủ và kiểm soát thông tin của Trung Quốc 200 km (108 hải lý) về phía Đông Nam, cung cấp khả năng phòng không và phạm vi bao phủ ASCM tới eo biển Balabac và tiếp cận phía Tây Nam tới Biển Sulu. Việc chiếm đóng Đá Công Đô cũng mang lại cho Trung Quốc phạm vi kiểm soát quân sự gần hơn với năm đảo đá ngầm của Malaysia.

1683340281944.png


Tầm quan trọng của sự kiểm soát thông tin. Các đảo đá ngầm của Trung Quốc tạo ra thông tin và nhận thức quan trọng về không gian chiến trường giúp các chiến dịch của QĐTQ có thể thành công ở các vùng phía Nam của Biển Đông. Các căn cứ của QĐTQ cho phép và trợ giúp cả những hành động thông tin phòng thủ và tiến công. Về mặt phòng thủ, khả năng chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc và máy tính (C4) mạnh mẽ, dư thừa của tiền đồn cung cấp cho QĐTQ các đường dẫn an toàn để duy trì quyền truy cập thông tin của Trung Quốc trong khi từ chối một cách hiệu quả những chỉ dẫn và cảnh báo đối với kẻ thù của họ. ISR do tiền đồn tạo ra cung cấp thông tin tình báo liên tục về hầu như tất cả các hoạt động ở Biển Đông. Nhận thức vượt trội về không gian chiến trường trước bất kỳ cuộc xung đột nào giúp QĐTQ hiểu chi tiết về bố trí của đối phương, môi trường điện từ và thời tiết.

1683340511503.png


Theo lý thuyết và học thuyết chiến tranh thông tin hóa của QĐTQ, việc kiểm soát thông tin và khả năng đạt được và duy trì ưu thế thông tin là rất quan trọng đối với những hoạt động tiến công chống lại các đảo đá ngầm do nước ngoài nắm giữ. Ưu thế thông tin cho phép QĐTQ triển khai, xác định vị trí và hành động mang tính quyết định, thúc đẩy các chiến dịch diễn ra nhanh chóng thay vì phản ứng theo tình huống. QĐTQ sẽ tận dụng khả năng kiểm soát thông tin không gian chiến trường của mình để từ chối các lực lượng trên các đảo đá ngầm do nước ngoài chiếm giữ và nhận thức tình huống của các lực lượng can thiệp hoặc khả năng phối hợp bất kỳ phản ứng nào đối với hành động của QĐTQ. Một lần nữa, theo lý thuyết chiến tranh thông tin hóa, ưu thế thông tin là điều kiện tiên quyết để đạt được và duy trì ưu thế trên không và trên biển - những ưu thế quan trọng cần thiết để ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài ảnh hưởng đến chiến dịch chiếm đảo của QĐTQ.

1683340631117.png

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,466
Động cơ
1,352,589 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Các cuộc tiến công vào lực lượng không quân và hải quân của đối phương

Đồng thời với chiến dịch tiến công của Trung Quốc nhằm vào các đảo đá ngầm, QĐTQ phải chuẩn bị cho khả năng có sự can thiệp của nước ngoài. Trong nghiên cứu được nêu ở phần trước, việc chiếm giữ các đảo đá ngầm do Philippines nắm giữ, phản ứng từ các lực lượng vũ trang Philippines hoặc quân đội Mỹ đã được dự đoán trước. QĐTQ cũng phải đề phòng các phản ứng quân sự của Việt Nam hoặc Malaysia nếu họ tin rằng việc chiếm giữ tiền đồn của Philippines là bước đầu trong chiến dịch chiếm giữ những đảo đá ngầm lớn hơn của Trung Quốc.

Lực lượng đặc nhiệm đổ bộ và trực thăng mà QĐTQ sử dụng để đánh chiếm những đảo đá ngầm do nước ngoài chiếm giữ có lẽ nhỏ hơn so với những lực lượng được giao nhiệm vụ tạo ra và đảm bảo không gian và thời gian cho chiến dịch tiến công. Loại chiến dịch này của QĐTQ chống lại một lực lượng can thiệp thường được các nhà phân tích phương Tây gọi là “chiến dịch chống can thiệp”. Điều này gây ra ấn tượng sai lầm rằng các lực lượng Trung Quốc sẽ đơn thuần được bố trí trong một khu vực phòng thủ xung quanh lãnh thổ Trung Quốc hoặc trong trường hợp này là một chiến dịch quân sự ngoài khơi. Tuy nhiên, chiến tranh thông tin hóa là một khái niệm tác chiến mang tính “tiến công”. Khi thực hiện các chiến dịch nhằm ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài, QĐTQ sẽ tiến hành các hành động tiến công nhằm giành và duy trì thế chủ động trong tác chiến, thay vì rơi vào chế độ phòng thủ, phản ứng.

Học thuyết của QĐTQ vạch ra một chiến dịch liên quân được gọi là "chiến dịch chống không kích" và nó có một số điểm tương đồng với "chiến dịch chống can thiệp" được nhiều nhà phân tích phương Tây mô tả. Trong khi chiến dịch phòng không ban đầu được mô tả trong sách Khoa học về Chiến dịch là một "chiến dịch tiến công-phòng thủ tổng hợp để đánh bại các cuộc không kích của đối phương", văn bản này nói rõ rằng chiến dịch phòng không chỉ mang tính chất phòng thủ trong phạm vi mà ý định của đối phương là kích hoạt sự bắt đầu các chiến dịch tiến công. Theo sách Khoa học về Chiến dịch, tiến hành cuộc tiến công là điều cần thiết để đánh bại một kế hoạch không kích phức tạp của kẻ thù. Mặc dù các cuộc tiến công và hành động tầm xa nhằm vào căn cứ và khí tài của đối phương bên ngoài Biển Đông có thể sẽ xảy ra như một phần của nỗ lực này, nhưng nghiên cứu này tập trung vào cách các đảo đá ngầm của QĐTQ đóng góp vào việc đạt được và duy trì ưu thế thông tin, hàng không và hàng hải trong Biển Đông.

Ưu thế trên không.

Khi thực hiện những cuộc tiến công vào lực lượng không quân và hải quân của địch ở Biển Đông, năng lực quan trọng nhất về ưu thế trên không có lẽ là năng lực liên quan đến thông tin đường không. Máy bay C4ISR, chẳng hạn như máy bay KJ-500 AEW&C hoặc UAV ISR, cung cấp phạm vi phủ sóng ra đa ở độ cao thấp nhìn từ cao xuống, giúp nâng cao đáng kể khả năng nhận biết và nhắm mục tiêu trong không gian chiến trường.

1683457418704.png

KJ-500 AEW&C

Các đơn vị máy bay chiến đấu tiến công, chẳng hạn như J-11 hoặc J-16 được triển khai đến các đảo đá ngầm của Trung Quốc, tăng cường đáng kể khả năng phòng không và cung cấp những phương án đột kích trên biển. Tuy nhiên, ngay cả khi không có máy bay chiến đấu đánh chặn không đối không, những vũ khí C4ISR trên không vẫn có thể kết nối mạng các SAM từ các tàu mặt nước sở hữu ra đa có đường ngắm hạn chế chống lại những mối đe dọa ở tầm bay thấp. Sự tích hợp này sẽ được tăng cường đáng kể nhờ khả năng tham gia hợp tác của QĐTQ trong tương lai cho phép các khí tài ISR truyền dữ liệu nhắm mục tiêu trực tiếp đến các nền tảng kích hoạt. Ra đa đặt trên đảo, cũng như AEW&C và tín hiệu cho các máy bay tình báo bay từ các sân bay tiền đồn ở Biển Đông, cung cấp cho QĐTQ cả khả năng trinh sát "nhìn từ dưới lên" và "từ trên nhìn xuống" và các khả năng quan trọng để quản lý và phá hủy liên kết DCA trên không cũng như trên tàu.

1683457682906.png

J-11 của TQ trên Biển Đông

Trong nhiều trường hợp, vũ khí phòng không tầm xa chỉ hiệu quả trong bối cảnh thông tin nhắm mục tiêu được tạo ra từ các đảo đá ngầm của Trung Quốc hoặc máy bay mà họ hỗ trợ. Minh hoạ hai chiều đơn giản này bị hạn chế ở khả năng hiển thị nhiều loại ISR chủ động và thụ động chồng chéo trên đất liền, trên biển và trên không được nêu trong các ấn phẩm khác trong loạt nghiên cứu MILCAP ở Biển Đông này.

Các máy bay AEW&C, chẳng hạn như KJ-500 hoặc KJ-600, cung cấp chỉ huy, điều khiển và liên lạc (C3) có thể sẽ bay tốt trong khu vực phòng không của QĐTQ để tạo ra phạm vi phủ sóng ra đa ở độ cao thấp trên một vùng rộng lớn ở Biển Đông. Máy bay hoặc UAV AEW&C cũng có thể tuần tra xa hơn về phía trước, ngoài phạm vi tác chiến của SAM, để hỗ trợ các lực lượng hải quân và máy bay hoạt động ở phía trước. Các SAM tầm xa, chẳng hạn như HQ-9B trên đất liền hoặc HHQ-9B trên tàu, nhận tín hiệu và nhắm mục tiêu từ các khí tài này, cũng như các hệ thống tình báo điện tử trên các tiền đồn ở các đảo đá ngầm này.

1683457756452.png

HQ-9B

Các máy bay chiến đấu được thể hiện đang hoạt động bên ngoài hoặc giữa các khu vực tác chiến của SAM thực hiện các cuộc tuần tra trên không chiến đấu DCA. Máy bay tiến công điện tử không được mô tả trong hình, nhưng sẽ có tầm ngắm tương tự như các vòng ra đa được hiển thị đối với máy bay C4ISR. Việc thể hiện lực lượng phòng không trên danh nghĩa này thể hiện một phần nhỏ năng lực trên các đảo đá ngầm, lực lượng không quân và hải quân trên đảo đá ngầm có thể tham gia vào kịch bản chiến đấu ở Biển Đông trên thực tế.





Đồ họa phòng không này mô tả phạm vi đường ngắm của ra đa trên biển/trên mặt đất tới các mục tiêu bay thấp (300 mét/984 feet đến 93 km/50 hải lý) và trên cao (10.000 mét/32.808 feet tới tới 400km/216 hải lý). Máy bay AEW&C bay ở độ cao 7.600 mét (25.000 feet) có đường ngắm ra đa tới các điểm tiếp xúc trên mặt biển hoặc các mục tiêu bay thấp tới phạm vi 360 km (194 hải lý). Các tính toán đường ngắm này thể hiện phạm vi bao phủ ISR tiềm năng và không tính đến các yếu tố như công suất ra đa, sự suy hao hoặc những đặc tính khó quan sát của mục tiêu. Phạm vi tác chiến trên cao của HQ-9B được mô tả là 225 km (121 hải lý), 75% phạm vi tối đa được quảng cáo. Phạm vi của AAM PL-15 được thể hiện là 150 km (81 hải lý).

1683457926427.png

1683457957650.png

PL-15

....
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,466
Động cơ
1,352,589 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Sự kết nối các tiền đồn của Trung Quốc với lực lượng hải quân được triển khai từ những căn cứ trên đất liền giúp tăng cường đáng kể năng lực phòng không của QĐTQ ở Biển Đông. Hình 35 cũng mô tả một số lượng tương đối nhỏ các tàu HQTQ . Các lực lượng đặc nhiệm này tập trung quanh tàu chiến có khả năng phòng không lớn hơn, chẳng hạn như DDG Type-052 (Luyang) hoặc CG Type-055 (Renhai), mang HHQ-9B.




Type-052

Khí tài phòng không có giá trị này được mô tả hoạt động trong EMCON nhưng không phát ra đa của nó mà đi kèm với sự kết hợp của các khinh hạm hạng nhẹ Type-054 (Jiangkai) và tàu khu trục hạng nhẹ Type-056 (Jiangdao), mỗi chiếc đều có ra đa tuần thám đường không và những hệ thống vũ khí phòng không tầm ngắn. Có khả năng sẽ có một số lực lượng đặc nhiệm trên biển hoạt động ở Biển Đông góp phần vào sự phòng không nhiều lớp. Độ phức tạp của đồ họa này cung cấp một số dấu hiệu về tầm quan trọng của C4ISR trên đảo đá ngầm đối với việc quản lý thông tin không gian chiến trường đối với các lực lượng QĐTQ trên khắp Biển Đông.




Type-054

Ưu thế trên biển.

Tương tự như kịch bản chiếm ưu thế trên không, đóng góp quan trọng nhất để giành và duy trì ưu thế trên biển là từ những khí tài C4ISR được triển khai tới các đảo đá ngầm ở Biển Đông của Trung Quốc. KJ-500 cung cấp C3 trên không cho các hoạt động hàng hải. Máy bay KQ-200 MARPAT/ASW cung cấp khả năng trinh sát và xác định mục tiêu chống lại tàu chiến và tàu ngầm, đồng thời có thể hoạt động như một rơ le liên lạc và liên kết dữ liệu. Các thiết bị ASW cánh cố định này có thể thả ngư lôi vào các điểm tiếp xúc của tàu ngầm đối phương bị nghi ngờ hoặc chuyển các điểm tiếp xúc này cho các tàu hoặc máy bay trực thăng của HQTQ để xác định mục tiêu và truy đuổi. Ô phòng không do SAM tạo ra và những máy bay chiến đấu tạo ra thời gian và không gian cho các nhiệm vụ MARPAT và ASW.




Máy bay KQ-200

Phạm vi ra đa ngoài đường chân trời Chinese-H/LJQ-366/Mineral-ME-type của Trung Quốc sẽ phụ thuộc nhiều vào thời tiết và điều kiện mặt biển. Ra đa này được mô tả có phạm vi phát hiện thụ động tối đa là 450 km (243 hải lý). Máy bay MARPAT/ASW, hoạt động thấp hơn máy bay AEW&C, được mô tả với phạm vi ra đa trên biển đến 250 km (130 hải lý). Hình ảnh này cũng mới mô tả một phần nhỏ các lực lượng QĐTQ có thể sẽ tham gia vào cuộc xung đột ở Biển Đông.





Trong khi nghiên cứu này tập trung vào năng lực sức mạnh thông tin trên các đảo đá ngầm ở Biển Đông của Trung Quốc, ISR không gian cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện và nhắm mục tiêu các lực lượng hải quân nước ngoài ở xa các tiền đồn trên Biển Đông của Trung Quốc. Khả năng liên lạc đa đường, phong phú của các đảo đá ngầm đảm bảo rằng dữ liệu ISR không gian được tích hợp trong kịch bản tình báo tổng thể của SCS. Dữ liệu theo dõi tàu hoặc tàu ngầm của kẻ thù có thể được chuyển qua liên kết dữ liệu LPI hoặc các liên lạc tương tự tới các nền tảng hoả lực.

Các tên lửa YJ-12 ASCM mặt đất được cho là đã triển khai tới các đảo đá ngầm ở đảo Trường Sa của Trung Quốc như được mô tả trong Hình 36 với phạm vi lên tới 400 km (216 hải lý) hoặc 75% phạm vi tối đa 500 km được báo cáo của nó. Một lần nữa, mạng lưới các lực lượng hải quân được triển khai có thể nâng cao đáng kể khả năng tiến công trên biển của QĐTQ tại Biển Đông. Tàu chiến lớn hơn ở trung tâm của lực lượng đặc nhiệm có thể bắn các ASCM tầm xa, chẳng hạn như YJ-18, được mô tả ở 75% tầm bắn tối đa (400 km/216 hải lý). YJ-18 cũng có thể được phóng từ các đơn vị nhỏ hoạt động ở Biển Đông. Vòng tầm bắn của YJ-12 ASCM phóng từ máy bay cũng được mô tả ở 75% tầm bắn tối đa (400 km/216 hải lý).

1683598190084.png

YJ-12 ASCM

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,466
Động cơ
1,352,589 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Phòng thủ căn cứ hải quân

Chỉ huy căn cứ đảo đá ngầm sẽ chịu trách nhiệm thực hiện chiến dịch phòng thủ căn cứ hải quân đồng thời với chiến dịch tiến công chiếm đảo đá ngầm và tiến công lực lượng không quân và hải quân của đối phương. Cơ sở hạ tầng trên đảo đá ngầm được củng cố và xây dựng để chống chọi với một cuộc tiến công. Ở cấp độ cơ bản nhất về khả năng sống sót, các đảo đá ngầm lớn của Trung Quốc cung cấp khả năng dự phòng gấp ba lần, mỗi đảo đá ngầm sao chép hầu hết các năng lực của hai đảo đá ngầm còn lại. Những biện pháp gia cố trên mỗi tiền đồn bao gồm một khu phức hợp boongke ngầm, các bể chứa nhiên liệu và nước được chôn lấp, đường dây viễn thông được chôn, cáp điện được chôn và mạng lưới phân phối nhiên liệu ngầm.

1683598395596.png


Ngay cả khi nhiều đường cảm biến và liên lạc bị loại bỏ bởi những cuộc tiến công của kẻ thù, hệ thống thông tin ở Biển Đông vẫn có thể duy trì C4ISR cần thiết để tiếp tục các hoạt động phối hợp của QĐTQ. Các mạng lưới thông tin liên lạc, ISR, EW và các đảo đá ngầm của Trung Quốc tuân thủ mệnh lệnh chiến tranh thông tin hóa để xây dựng và vận hành những năng lực thông tin đa dạng, dư thừa và phân lớp. Thông tin liên lạc đa đường có khả năng sống sót cao kết nối các đảo đá ngầm của Trung Quốc với đất liền; thông tin liên lạc giữa các đảo thậm chí còn đa dạng hơn. Các lớp ISR chủ động và thụ động khai thác một loạt các hiện tượng để cảm nhận chiến trường, phát hiện lực lượng đối phương và dẫn đường cho các hệ thống vũ khí của QĐTQ. Sự dư dả các phương tiện dẫn đường, kết hợp với hệ thống đo lường và thủy văn bền bỉ, nâng cao hơn nữa khả năng hoạt động của căn cứ QĐTQ với “lợi thế sân nhà” sâu trong Biển Đông.

1683598442480.png


Chiến dịch phòng thủ căn cứ hải quân sẽ bao gồm phòng thủ trước các cuộc tiến công của kẻ thù bằng cách sử dụng các hệ thống vũ khí tầm ngắn, chẳng hạn như SAM và CIWS, để bắn hạ tên lửa, máy bay có người lái và máy bay không người lái cũng như trực thăng. Ngoài ra, các căn cứ có thể sẽ thực hiện kế hoạch ngụy trang, che giấu và phân tán các khí tài quan trọng của QĐTQ. Khả năng ngụy trang, phân tán thiết bị và khả năng sử dụng mồi nhử di chuyển xung quanh các khối đất nhân tạo khổng lồ sẽ góp phần vào việc kiểm soát thông tin trên không gian chiến trường của QĐTQ, làm phức tạp việc nhắm mục tiêu của đối thủ và bảo vệ tài sản của QĐTQ.





Có nhiều đồn đoán về việc liệu Trung Quốc có thể bảo vệ các tuyên bố lãnh thổ của mình và duy trì các hành động tiến công và phòng thủ quân sự ở Biển Đông hay không. Ngay cả truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng suy đoán rằng các tiền đồn ở Biển Đông rất dễ bị tiến công, điều này dường như làm giảm tầm quan trọng của chúng trong việc hỗ trợ bất kỳ hành động chiến đấu nào ở Biển Đông. Nghiên cứu này đã chứng minh rằng các hành động tiến công của QĐTQ chống lại sự tiến công của lực lượng địch - các cuộc tiến công chống lại lực lượng không quân và hải quân của đối phương - kết hợp với năng lực phòng thủ căn cứ đảo đá ngầm dường như cung cấp cho các tiền đồn của Trung Quốc một lớp phòng thủ đáng gờm, nhiều lớp về chiều sâu.

1683598756240.png


Cuộc kiểm tra cơ sở hạ tầng trên ba tiền đồn lớn nhất của QĐTQ cho thấy những cơ sở có năng lực gây nhiễu và phá hủy, bao gồm CIWS, SAM, SSM/ASCM, máy bay cỡ lớn, máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng. QĐTQ có rất nhiều hệ thống vũ khí C4ISR, EW và C4ISR cơ động đường bộ. Những căn cứ trên đảo đá ngầm đủ lớn để có thể triển khai nhanh chóng bất kỳ loại hệ thống di động nào của QĐTQ tới các tiền đồn của Trung Quốc, tùy thuộc vào nhu cầu tác chiến.





Nghiên cứu này đã chứng minh rằng năng lực tiến công phòng thủ và đột kích trên đảo đá ngầm bổ sung chứ không độc lập với các năng lực đột kích khác của QĐTQ trong và xung quanh Biển Đông. Một số lượng lớn tàu chiến Hải quân Trung Quốc có thể tạo ra hỏa lực mạnh hơn đáng kể so với các đảo đá ngầm. Các đảo đá ngầm có chức năng chủ yếu là trung tâm thông tin, cung cấp C4ISR hỗ trợ các chiến dịch hàng không và hàng hải trên khắp Biển Đông và sâu hơn vào Đông Nam Á. SAM, ASCM và nhiều máy bay chiến đấu được triển khai đến các tiền đồn sẽ được sử dụng để bảo vệ các đảo đá ngầm của Trung Quốc khỏi cuộc tiến công, với nhiệm vụ thứ yếu là phô diễn sức mạnh. Năng lực đột kích và tiến công phòng thủ quan trọng nhất của các đảo đá ngầm có khả năng là máy bay được triển khai đến các sân bay trên đảo đá ngầm. Máy bay chiến đấu cung cấp khả năng phòng không tầm xa cho các đảo đá ngầm và phòng không cho các tàu mặt nước của HQTQ hoạt động trong khu vực.





Những sân bay trên đảo đá ngầm của Trung Quốc cũng có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động của tàu sân bay HQTQ ở Biển Đông, đặc biệt là trong việc cung cấp căn cứ cho các máy bay C4ISR cỡ lớn mà các tàu sân bay HQTQ hiện không thể chứa được. Máy bay đặc nhiệm hoạt động trên các đảo đá ngầm có thể là động cơ quan trọng nhất cho bất kỳ cuộc đột kích hoặc nhiệm vụ phòng không nào do máy bay hoặc tàu của QĐTQ thực hiện. C4ISR đường không được phóng từ những sân bay ở tiền đồn có thể nhanh chóng tìm kiếm, chuyển tiếp dữ liệu nhắm mục tiêu và phối hợp hành động chiến đấu ở hầu hết Biển Đông.

......
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top