[Funland] Sơ lược về lực lượng tên lửa thông thường của hàng xóm

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Sự kiểm soát thông tin mà các đảo đá ngầm cung cấp định hình và xác định hầu như tất cả các chiến dịch của QĐTQ ở Biển Đông. C4ISR bền bỉ và khả năng chống C4ISR mà các tiền đồn cung cấp là những năng lực cốt lõi đối với bất kỳ chiến dịch quân sự nào của QĐTQ ở Biển Đông, đặc biệt là vì nó liên quan đến việc khẳng định yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp. Nghiên cứu này đã chứng minh rằng năng lực hậu cần, làm căn cứ và C4ISR của các đảo đá ngầm giải quyết hầu như tất cả những thiếu sót về C4ISR được xác định trong học thuyết quân sự của Trung Quốc liên quan đến chiến dịch tiến công chiếm đảo đá ngầm. Những đánh giá về năng lực tiến công phòng thủ và đột kích được mô tả trong nghiên cứu này nên được xem xét trong bối cảnh chiến lược chiến tranh thông tin hóa của Trung Quốc để đánh giá đúng mối quan hệ ràng buộc giữa kiểm soát thông tin không gian chiến trường và hành động động năng của QĐTQ.

1683621384329.png

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa

Chiến dịch chiếm đảo đá ngầm được sử dụng làm ví dụ trong nghiên cứu này, đó là việc chiếm các tiền đồn của ở Biển Đông của Philippines, nêu bật tầm quan trọng của sự kiểm soát thông tin đối với chiến dịch tiến công và những chiến dịch phòng thủ liên quan của nó. Trong bất kỳ chiến dịch quân sự nào của Trung Quốc ở Biển Đông, Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ bắt đầu từ vị trí ưu thế thông tin nhờ các tiền đồn trên đảo đá ngầm. Một cuộc chiếm đảo đá ngầm của QĐTQ ở Biển Đông có thể sẽ được tiến hành sau một cuộc phong tỏa thông tin, trong đó các lực lượng quân sự nước ngoài bị ngăn cản thu thập hoặc truyền thông tin trong không gian chiến trường ở Biển Đông. Mạng C4 dư thừa, có sức sống sót cao của căn cứ QĐTQ ở Biển Đông cho phép nhanh chóng triển khai các chiến dịch tiến công, mà không bộc lộ dấu hiệu bên ngoài về ý định của QĐTQ. Các sở chỉ huy của QĐTQ trên đảo đá ngầm của Trung Quốc phối hợp các lực lượng không quân và hải quân trong các cuộc tiến công đồng thời, đa trục vào các đảo đá ngầm do nước ngoài chiếm giữ. Toàn bộ hoạt động chiếm đảo đá ngầm có thể sẽ được thực hiện xong trong vòng vài giờ.

1683621499387.png

Máy bay trinh sát/tác chiến điện tử KJ-500 của TQ

QĐTQ sẽ lường trước sự can thiệp của nước ngoài, đặc biệt là sự can thiệp quân sự của Mỹ, để đối phó với việc chiếm giữ các đảo đá ngầm của Philippines. Những khái niệm tác chiến của Trung Quốc không quan niệm QĐTQ trong tư thế phòng thủ, chờ đợi các lực lượng can thiệp tiến công. Thay vào đó, QĐTQ sẽ hành động phủ đầu chống lại các lực lượng nước ngoài trước khi họ có thể tiến hành những cuộc tiến công vào các căn cứ trên Biển Đông của Trung Quốc hoặc chiến dịch chiếm các đảo đá ngầm. Những cuộc tiến công vào lực lượng không quân và hải quân của đối phương nhất thiết sẽ dựa vào hỏa lực chính xác tầm xa - những cuộc tiến công bằng tên lửa và không quân phụ thuộc vào năng lực C4ISR tầm xa do các tiền đồn trên đảo đá ngầm tạo ra. Năng lực chống C4ISR, bao gồm năng lực EW và ISR nhiều lớp hỗ trợ đột kích động năng, sẽ đồng thời từ chối thông tin đối với các lực lượng địch can thiệp.

1683621680595.png

Căn cứ Subic của Philipnes

Năng lực C4ISR và chống C4ISR liên tục trên các tiền đồn của Trung Quốc mang lại cho QĐTQ một lợi thế thông tin quyết định so với các đối thủ ở Biển Đông. Hiệu ứng động năng sẽ vẫn là một thành phần quan trọng trong hoạch định chiến dịch của QĐTQ. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng trong việc sử dụng vũ khí chính xác tầm xa, trong nhiều trường hợp, là sự sẵn sàng của thông tin để giám sát, xác định mục tiêu, chỉ huy và điều khiển và điều hướng, như được nêu trong loạt MILCAP ở Biển Đông này. Các đảo đá ngầm của Trung Quốc mở rộng sự kiểm soát thông tin của QĐTQ trên toàn bộ Biển Đông, cho phép và tạo ra tiềm năng cho những hành động tiến công của QĐTQ ở Biển Đông và sâu hơn vào Đông Nam Á./.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nhìn lại tình hình Biển Đông năm 2022

Nhận định của giới quan sát cho rằng trong năm 2022, Trung Quốc tiếp tục khẳng định các tuyên bố chủ quyền của mình đối với vùng Biển Đông rộng lớn bằng những hành động ngày càng mang tính cưỡng ép và hăm dọa, và điều này có thể gây bất lợi cho Bắc Kinh vì các nước láng giềng đang tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ để làm đối trọng.

Tháng 3/2022, Trung Quốc khẳng định họ có quyền phát triển các đảo ở Biển Đông như ý muốn sau khi Mỹ cáo buộc Bắc Kinh đã quân sự hóa hoàn toàn ít nhất 3 trong số những hòn đảo mà họ xây cất ở Biển Đông, trang bị các hệ thống tên lửa chống hạm và chống máy bay, thiết bị gây nhiễu và laser, cũng như máy bay chiến đấu.

Tháng 5/2022, Trung Quốc cấm tàu thuyền và máy bay tiến vào vùng Biển Đông đang tranh chấp trong khi tiến hành các cuộc tập trận quân sự trùng với chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Hàn Quốc và Nhật Bản, chủ yếu tập trung vào việc chống lại điều mà Mỹ xem là mối đe dọa từ Bắc Kinh.

Các nước Mỹ, Australia và Canada cũng báo cáo những vụ việc mà trong đó tàu và máy bay của Trung Quốc bị cho là ngăn cản, đeo bám hoặc quấy nhiễu tàu và máy bay của những nước này vốn đang thực hiện các nhiệm vụ trong hải phận hoặc không phận quốc tế theo quan điểm của họ.

Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và là một nhà quan sát Biển Đông nhiều năm, nhận định rằng tất cả những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông “không hề giảm bớt” so với các năm khác và điều này cho thấy dù bất cứ chuyện gì xảy ra thì “tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông không hề thay đổi”.

Nhà quan sát này liệt kê những vụ việc mà trong đó Trung Quốc bị cho là xâm phạm vùng nhận diện phòng không hoặc vùng trời của Malaysia hay cho tàu vào “quấy nhiễu” trong vùng biển Bắc Natuna của Indonesia và các nước khác, cũng như tăng cường bồi lấp những thực thể mà nước này kiểm soát:“Dựa trên tất cả những hành động đó thì có thể thấy một điều rằng, dự báo trong năm 2023, chắc chắn những hành động của Trung Quốc không hề suy giảm bởi vì mục tiêu của họ là chiếm đoạt Biển Đông để trở thành cường quốc. Từ sức mạnh đó, họ có thể cạnh tranh với sức mạnh của nước Mỹ”.

Mỹ không có lập trường chính thức ủng hộ nước nào trong những tranh chấp ở Biển Đông, nhưng luôn nói họ có toàn quyền hoạt động ở nơi mà họ xem là vùng biển quốc tế. Điều này bao gồm việc điều tàu chiến của Hải quân Mỹ đi ngang qua các thực thể do Trung Quốc nắm giữ, trong đó có các đảo nhân tạo được trang bị đường băng và những cơ sở quân sự khác.

Gregory Poling, nhà nghiên cứu cao cấp và là Giám đốc Chương trình Minh bạch Hàng hải (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu chiến Lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, nói rằng những hành động mang tính “cưỡng ép” của Trung Quốc đang đưa tới một sự dịch chuyển chính sách ở Philippines về Biển Đông mà theo ông là diễn biến quan trọng nhất ở khu vực này trong năm 2022:“Dưới chính quyền mới của Marcos Jr., Philippines đang nhanh chóng hiện đại hóa quan hệ đồng minh với Mỹ và kháng cự một cách công khai hơn trước những hành động cưỡng ép của Trung Quốc ở Biển Đông”.

Chuyên gia Hoàng Việt lưu ý, Việt Nam trong những năm gần đây đang thúc đẩy quan hệ với nhiều quốc gia khác ngoài khu vực tranh chấp bao gồm Mỹ, các nước Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Ấn Độ. Tất cả những nước này từng lên tiếng ủng hộ một vùng Biển Đông tự do và rộng mở cũng như bày tỏ lo ngại về những hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc trong khu vực: “Việt Nam cũng như các quốc gia Đông Nam Á đều thực sự muốn vấn đề Biển Đông không chỉ còn là vấn đề riêng của các nước Đông Nam Á và Trung Quốc nữa mà nó là vấn đề của thế giới, bởi vì Biển Đông đóng một vai trò quan trọng trên toàn thế giới”.
 

minh_tv72

Xe tăng
Biển số
OF-475076
Ngày cấp bằng
5/12/16
Số km
1,543
Động cơ
217,434 Mã lực
Dù biết là kịch bản nhưng vẫn thấy hấp dẫn, hy vọng còn những kịch bản phản ứng của những nước khác như Phi, Mỹ và những nước xung quang có quyền lợi ở Biển Đông. Chúc Cụ luôn phong độ.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Liệu sông Mekong có trở thành Biển Đông tiếp theo?

Trong bối cảnh cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, câu hỏi về số phận của sông Mekong đã có thêm tầm quan trọng chiến lược.

1683768710175.png


Trong những năm gần đây, số phận của sông Mekong - con sông lớn ở Đông Nam Á - đã thu hút sự chú ý ngày càng nhiều của cộng đồng quốc tế. Sông Mekong phải đối mặt với nhiều thách thức, từ tác động của biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng, đến việc phát triển các con đập ở đầu nguồn của dòng sông tại Trung Quốc. Tất cả những lo ngại này càng trở nên trầm trọng hơn do cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, khiến cho câu hỏi về tương lai của sông Mekong có thêm tầm quan trọng chiến lược.

Ming Li Yong, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Đông Tây và đã nghiên cứu về quản lý nước xuyên biên giới và phát triển thủy điện ở lưu vực sông Mekong, trò chuyện với trang mạng The Diplomat về so sánh giữa sông Mekong với biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), tác động và hệ quả của hoạt động phát triển thủy điện của Trung Quốc ở thượng nguồn và tương lai của quản lý xuyên biên giới đối với dòng sông và các nguồn tài nguyên của nó.

1683768771047.png

Đập thủy điện TQ trên sông Mekong

The Diplomat (+): Trong thời gian gần đây, việc so sánh sông Mekong với biển Nam Trung Hoa đã trở thành trào lưu, như một điểm nóng chiến lược tiềm tàng giữa Trung Quốc với các đối thủ của nước này. Bà có thấy đây là một so sánh hợp lý?

Ming Li Yong (-): Đây không phải là một so sánh hoàn toàn hợp lý, mặc dù thoạt nhìn có vẻ như vai trò của Trung Quốc trong thúc đẩy các tranh chấp xung quanh sông Mekong cũng giống như ở biển Nam Trung Hoa. Trong những so sánh như vậy, Trung Quốc được cho là đang khẳng định quyền kiểm soát đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng để đạt được lợi thế địa chính trị và địa kinh tế trong khu vực: tài nguyên dầu khí và các tuyến giao thông quan trọng trên biển Nam Trung Hoa cũng như các phụ lưu của sông Mekong tại lưu vực sông. Căng thẳng phát sinh từ lĩnh vực này cũng có thể lan sang lĩnh vực khác, do đó làm dấy lên lo ngại rằng những vấn đề này trở thành điểm nóng chiến lược tiềm tàng trong bối cảnh rộng hơn là quan hệ Trung Quốc-Đông Nam Á.

Tuy nhiên, tranh chấp biển Nam Trung Hoa về cơ bản được thúc đẩy bởi các yêu sách lãnh thổ cạnh tranh và đi kèm với quân sự hóa và nguy cơ xung đột quân sự, do đó liên quan đến các mối đe dọa an ninh truyền thống đối với chủ quyền quốc gia. Ngược lại, các tranh cãi về sông Mekong là về việc sử dụng không công bằng nguồn nước của dòng sông, đặc biệt liên quan đến việc sử dụng nước ở thượng lưu và hạ lưu, hầu như không liên quan đến xung đột quân sự và gắn liền với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống liên quan đến an ninh nước và lương thực.

1683768841021.png

Đập thủy điện TQ trên sông Mekong

Quan hệ giữa các quốc gia trong trường hợp sông Mekong cũng có đặc trưng là hợp tác trên nhiều lĩnh vực và công nhận các quyền chủ quyền theo đuổi phát triển kinh tế, thay vì xung đột. Ví dụ, hợp tác về tài nguyên nước ở hạ lưu sông Mekong đã được thực hiện thông qua Ủy hội sông Mekong (MRC) và các khuôn khổ khu vực khác nhau.

Ngay cả khi việc phát triển thủy điện làm nổi bật những lo ngại xung quanh việc sử dụng không công bằng nguồn nước của sông, điều này phải được đặt trong bối cảnh các động lực rộng hơn của thương mại năng lượng xuyên biên giới thông qua phát triển lưới điện khu vực, điều được các chính phủ khu vực Mekong coi là một cách để cải thiện an ninh năng lượng, kết nối cơ sở hạ tầng và hợp tác kinh tế trong khu vực.

+ Các quan chức Mỹ và Nhật Bản (hoạt động lặng lẽ hơn) đang ngày càng nhấn mạnh những thiệt hại do các dự án đập ở thượng nguồn của Trung Quốc gây ra, đồng thời nêu bật một loạt sáng kiến về Mekong cạnh tranh với cơ chế Hợp tác Lan Thương-Mekong do Trung Quốc hậu thuẫn. Bà có thể mô tả cho độc giả của The Diplomat về cách các quốc gia hạ lưu sông Mekong giải quyết sự chú ý ngày càng tăng đối với khu vực này không?

- Nhìn chung, các quốc gia hạ lưu sông Mekong và MRC tương đối hạn chế chỉ trích Trung Quốc. Trong đợt hạn hán năm 2016, Trung Quốc đã đồng ý với yêu cầu của Việt Nam về việc xả nước từ các con đập trên đoạn sông Mekong tại Trung Quốc, điều mà Việt Nam đã công khai bày tỏ sự cảm kích. Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam đều có cổ phần trong các dự án phát triển nguồn nước hoặc các đập thủy điện hiện có hoặc đã lên kế hoạch xây dựng trên dòng chính hay các phụ lưu của sông Mekong, và có lẽ hiểu rằng những chỉ trích của họ về hoạt động phát triển nguồn nước ở những nơi khác trong lưu vực có thể có tác động tiêu cực đến các kế hoạch của họ trong tương lai đối với nguồn nước của sông Mekong.

1683768901923.png

Đập thủy điện TQ trên sông Mekong

Các quốc gia hạ lưu sông Mekong và MRC đã giải quyết phần lớn vấn đề này thông qua nỗ lực thuyết phục Trung Quốc chia sẻ dữ liệu nhiều hơn để cải thiện hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên nước. Cũng cần lưu ý rằng đợt hạn hán kéo dài xảy ra ở khu vực sông Mekong từ năm 2019 đến năm 2022, cùng với những chỉ trích trong nước về các đập của Trung Quốc, đặc biệt là ở Thái Lan, đóng vai trò quan trọng trong việc lan rộng những lo ngại này.

Vào tháng 1/2020, Văn phòng Tài nguyên nước thiên nhiên (ONWR) của Thái Lan cho biết họ sẽ coi mối lo ngại về biến động của mực nước và việc thiếu thông báo kịp thời về hoạt động tích và xả nước từ các đập của Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu để nêu ra trong cộng đồng MRC. ONWR cũng kêu gọi trao đổi dữ liệu kịp thời và được cải thiện từ Trung Quốc và Lào, đồng thời chính thức hóa trao đổi thông tin trong dài hạn.

1683769018159.png

Hạn hán tại Thái Lan

Trong bối cảnh ngày càng có nhiều sự chú ý đến những tác động tiêu cực của các con đập ở thượng nguồn sông Mekong từ nhiều mặt trận khác nhau, vào tháng 10/2020, Trung Quốc đã đồng ý chia sẻ dữ liệu quanh năm từ hai trạm thủy văn với MRC, điều được Giám đốc điều hành MRC lúc bấy giờ là Pich Hatda ca ngợi là “một bước ngoặt trong lịch sử hợp tác giữa Trung Quốc và MRC”. Trước đây, chỉ có dữ liệu về mùa mưa được chia sẻ. Tuy nhiên, những lo ngại về tính minh bạch và kịp thời của dữ liệu liên quan đến hoạt động của các đập của Trung Quốc vẫn còn đó.

+ Trung Quốc đã phản ứng như thế nào trước những tuyên bố về tác động mà hoạt động xây dựng đập của họ đang gây ra đối với các quốc gia ở hạ nguồn, và bà có thấy dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng tham gia đối thoại thực chất về những vấn đề này với các quốc gia ở hạ nguồn không?

- Mức độ mà việc tích trữ nước trong các con đập của Trung Quốc làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán kéo dài gần đây ở khu vực sông Mekong vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi và còn nhiều điều chưa chắc chắn. Điều này một lần nữa cho thấy cần có nỗ lực thúc đẩy Trung Quốc minh bạch hơn nữa về hoạt động của các con đập. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn khẳng định rằng các con đập của họ có lợi cho các nước hạ lưu sông Mekong, do tác động “điều tiết” của chúng sẽ làm giảm lũ lụt trong mùa mưa và tăng lượng nước sẵn có trong giai đoạn hạn hán và mùa khô, qua đó cải thiện giao thông thủy và thương mại dọc sông.

1683769072715.png

Hạn hán tại Thái Lan

Ít có khả năng Trung Quốc sẽ thay đổi lập trường của mình về vấn đề này, với các bài báo gần đây trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc phản đối “đợt chỉ trích các trạm thủy điện của Trung Quốc” của “các phương tiện truyền thông phương Tây”. Thay vào đó, họ nhắc lại bản chất có lợi của các đập thủy điện, chỉ ra rằng nghiên cứu của Đại học Thanh Hoa đã phát hiện các con đập ở thượng nguồn sông Mekong làm gia tăng dòng chảy trong mùa khô, và nhấn mạnh Trung Quốc là một nước láng giềng tốt đối với các quốc gia ở hạ nguồn.

Như đã đề cập ở trên, hợp tác giữa Trung Quốc với các quốc gia hạ lưu sông Mekong có khả năng diễn ra trong lĩnh vực chia sẻ dữ liệu và hợp tác kỹ thuật để quản lý những vấn đề này, mặc dù vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn về mức độ Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ dữ liệu kịp thời và có ý nghĩa về hoạt động của các con đập. Một số tiến bộ có thể đạt được vì hợp tác kỹ thuật đôi khi có thể cung cấp một không gian phi chính trị hữu ích để các bên tham gia các cuộc thảo luận, nhưng điều này không có khả năng làm thay đổi các luận điểm chủ đạo của Chính phủ Trung Quốc.

1683769147243.png

Một đoạn sông Mekong chảy qua Lào

Tuy nhiên, khi phân tích những vấn đề này trong tương lai, cần phải thừa nhận rằng “Trung Quốc” không phải là một thực thể nguyên khối và không thể chỉ nhìn nhận những vấn đề này qua lăng kính cạnh tranh địa chính trị chiến lược. Thay vào đó, những diễn biến này cũng cần được đặt trong bối cảnh các mối quan hệ và ưu tiên hiện có giữa chính quyền trung ương Trung Quốc, chính quyền cấp tỉnh và địa phương, các doanh nghiệp nhà nước và ngành năng lượng của Trung Quốc.

+ Điểm tương đồng giữa tranh cãi về sông Mekong với tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa là các quốc gia Đông Nam Á không đoàn kết trong cách tiếp cận đối với sông Mekong. Điều này không chỉ đúng với các quốc gia biển vốn không có lợi ích trực tiếp liên quan đến đến số phận của dòng sông và các nguồn tài nguyên của nó, mà còn đúng với chính các quốc gia Đông Nam Á lục địa. Bà có thấy dấu hiệu nào cho thấy bốn quốc gia hạ nguồn (năm nếu tính cả Myanmar) đang tìm ra tiếng nói chung về các vấn đề liên quan đến việc bảo tồn sông Mekong không?

- Đây là một lập luận có lý và thú vị. Thật không may, trong trường hợp của lưu vực sông Mekong, các chính phủ thường ưu tiên phát triển kinh tế song song với phát triển tài nguyên nước hơn là bảo tồn hệ sinh thái của dòng sông. Điều này không có nghĩa là các chính phủ khu vực sông Mekong không quan ngại về tác động của việc phát triển thủy điện trên sông đối với hệ sinh thái của sông. Dựa trên nghiên cứu của tôi ở Thái Lan và Campuchia, các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về ngành thủy sản và tài nguyên nước thực sự lo ngại về những tác động này, nhưng mối lo này thường bị các cơ quan nhiều quyền lực hơn và tạo ra nguồn thu nhập như các bộ phụ trách năng lượng và các công ty cung cấp dịch vụ công cộng gạt sang một bên.

1683769251182.png

Đập thủy điện của Lào trên sông Mekong

Mỗi chính phủ đều có động lực kinh tế trong việc phát triển các đập thủy điện trên sông Mekong, và mạng lưới lợi ích phức tạp này vượt ra ngoài lập luận chung được xác định bởi các động lực giữa thượng nguồn và hạ nguồn. Phát triển thủy điện là một trụ cột kinh tế cốt lõi trong các kế hoạch phát triển của Chính phủ Lào; Thái Lan, Campuchia và Việt Nam là khách hàng mua thủy điện của Lào và đã xây dựng các đập trên các nhánh của sông Mekong; các công ty Thái Lan và Việt Nam là nhà đầu tư cho các đập thủy điện của Lào; và Campuchia dường như đã hồi sinh các kế hoạch xây một con đập lớn trên dòng chính của sông Mekong. Phát triển cơ sở hạ tầng tác động đến sông Mekong cũng diễn ra trong các lĩnh vực khác ngoài ngành năng lượng, chẳng hạn như nông nghiệp và phát triển đô thị.

Thay vào đó, chính các cộng đồng ven sông và xã hội dân sự ở Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đã có tiếng nói mạnh mẽ nhất kêu gọi bảo tồn hệ sinh thái có giá trị của sông Mekong, đặc biệt vì lợi ích của hàng triệu người có cuộc sống, sinh kế và an ninh lương thực dựa vào dòng sông. Bất chấp mức độ phổ biến của các lập trường và quan điểm tạo nên liên minh xã hội dân sự phản đối việc phát triển thủy điện dọc sông Mekong, chúng đã tạo ra một lập trường phản bác mạnh mẽ thách thức tính khả thi và bền vững của hoạt động phát triển thủy điện.

+ Cho đến gần đây, tổ chức xuyên quốc gia chính quản lý các vấn đề xuyên biên giới liên quan đến sông Mekong là MRC. Bà đánh giá thế nào về thành công của MRC trong việc quản lý những vấn đề trên cho đến thời điểm này? Nền tảng Hợp tác Lan Thương-Mekong (LMC) do Trung Quốc hậu thuẫn khác với MRC ở điểm nào?

- Tôi có thể nói rằng MRC đã có cả thành công lẫn thất bại trong việc xử lý những vấn đề này. Tốc độ gia tăng hoạt động phát triển thủy điện có hại thường được cho là do MRC thiếu hiệu quả trong việc quản lý các vấn đề xuyên biên giới. Điều này một phần là do một số hạn chế trong Hiệp định Mekong năm 1995. Thứ nhất, Trung Quốc không phải là thành viên của MRC. Thứ hai, các nước thành viên không thể phủ quyết các dự án phát triển được đề xuất. Thứ ba, các thủ tục tham vấn chỉ được áp dụng đối với các dự án trên dòng chính chứ không phải các phụ lưu của sông. Cuối cùng, con sông được đơn giản hóa thành một nguồn nước, không tính đến hệ sinh thái phức tạp của nó.

1683769354998.png

Biển Hồ Campuchia cạn nước

Tuy nhiên, do được hình thành dựa trên các quy tắc mà tạo ra một số nghĩa vụ giữa các nhà nước về việc sử dụng hợp lý và công bằng nguồn nước của sông Mekong, MRC vẫn cung cấp một khuôn khổ mạnh mẽ hơn LMC để quản lý hoạt động phát triển nguồn nước. Điều này là do trong LMC, quản lý tài nguyên nước chỉ là một trong nhiều khía cạnh hợp tác bao gồm các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa.

MRC đã đóng vai trò quan trọng như một bên cung cấp kiến thức, và đôi khi đã tận dụng kiến thức chuyên môn này để tác động đến các kết quả trong quản lý nước. Ví dụ, Đánh giá môi trường chiến lược về thủy điện trên dòng chính của sông Mekong do MRC ủy quyền thực hiện, các báo cáo Nghiên cứu của Hội đồng MRC và các đánh giá kỹ thuật của MRC về các dự án đập thủy điện trên dòng chính đã đưa ra những nhận định quan trọng về phát triển thủy điện. Thông tin quan trọng cũng đã được phổ biến thông qua quá trình Tham vấn trước của MRC, áp dụng đối với các dự án đập được đề xuất trên dòng chính của sông Mekong.

Tuy nhiên, vẫn còn những lo ngại rằng phần lớn cộng đồng địa phương vẫn không được tham vấn, rằng quá trình tham vấn vẫn bị cản trở bởi các đánh giá tác động môi trường kém chất lượng mà không tính toán chính xác các tác động xuyên biên giới. Việc tập trung ngày càng nhiều vào hoạt động giảm thiểu và giám sát có thể có nghĩa là MRC ngày càng không muốn thách thức tính khả thi cơ bản của các dự án cơ sở hạ tầng gây thiệt hại về mặt sinh thái. Bên cạnh việc phát triển thủy điện, MRC cũng có thể phải đối mặt với những thách thức khi giải quyết các vấn đề liên ngành khác (ví dụ như nông nghiệp, khai thác cát, hàng hải) mà sẽ tác động đến quản lý tài nguyên nước, đặc biệt nếu chúng nằm ngoài phạm vi của Hiệp định Mekong năm 1995.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Các nước châu Á lo ngại sự thất thường của Mỹ

Một chính sách quyết đoán hơn đối với Trung Quốc có thể khiến các đồng minh tiềm năng xa lánh Mỹ.

Khi Chính quyền Biden áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế chuyển giao công nghệ nhạy cảm sang Trung Quốc, điều đó báo hiệu việc Mỹ cuối cùng cũng từ bỏ lý thuyết chính trị phổ biến một thời rằng sự hội nhập của Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu sẽ giúp nước này trở nên tự do và thân thiện hơn. Washington đang chủ động ban hành các chính sách mạnh tay hơn nhằm ngăn Trung Quốc vươn mình trở thành cường quốc vượt trội toàn cầu. Nhưng Mỹ không muốn làm việc này một mình, do đó Mỹ đã kết nối với các đồng minh ở châu Âu và nhiều nơi khác. Tuy nhiên, khó thuyết phục nhất có lẽ là các nước láng giềng của Trung Quốc.

Đối với các nước Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đây là một đề xuất khó khăn, vì việc chọn bên có nguy cơ đe dọa sự ổn định và tăng trưởng kinh tế khu vực. Các quan chức Mỹ muốn các nước châu Á giúp họ kìm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc bằng cách rút lại sự ủng hộ và hợp tác vật chất, hoặc tốt hơn nữa là tích cực đẩy lùi sự bành trướng của Trung Quốc. Hầu hết các nước Thái Bình Dương, từ Việt Nam đến Philippines, đều muốn tiếp tục hưởng lợi từ thương mại với Trung Quốc - một trong những đối tác kinh tế lớn nhất của họ, đồng thời nhận được sự bảo vệ an ninh và cân bằng khu vực từ Mỹ, dù công khai hay không. Chiến lược này cho phép những nước trên duy trì quan điểm trung lập và tránh việc xa lánh một trong hai cường quốc. Chung sống trong yên bình và tiếp tục giữ nguyên hiện trạng là lựa chọn tốt nhất cho họ.

Nếu đây là xu hướng tập thể, thì chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc có thể nhận được sự ủng hộ ở mức độ nào? Vì châu Á không phải một khối thống nhất, nên theo lẽ tự nhiên, các nước sẽ phản ứng trước sự thay đổi chính sách của Mỹ theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có các mối quan tâm chiến lược xuyên biên giới và, đối với một số bên tham gia chính ở châu Á, động cơ chống lại bá quyền an ninh có thể còn lớn hơn lời kêu gọi bảo vệ bá quyền kinh tế ở khu vực.

Có ba yếu tố có thể khiến các nước châu Á chần chừ trước xu hướng Mỹ thúc đẩy lập trường hung hăng hơn đối với Trung Quốc. Thứ nhất, Trung Quốc rất mạnh về kinh tế. Trong 13 năm liên tục, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Bắc Kinh đã đầu tư hàng tỷ USD vào cơ sở hạ tầng và sản xuất tại các quốc gia trong khu vực. Trung Quốc cũng nhập khẩu hàng tỷ USD hàng hóa và sản phẩm. Chỉ riêng trong năm 2020, cả Nhật Bản và Hàn Quốc đã kiếm được hơn 130 tỷ USD nhờ xuất khẩu sang Trung Quốc.

Về mặt kinh tế, Mỹ không đưa ra một phản ứng nhất quán trước sức mạnh thương mại của Trung Quốc, mặc dù những nỗ lực phản ứng cũng đã manh nha dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, khi các nhà ngoại giao Mỹ dẫn đầu sáng kiến thành lập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Khi cựu Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi TPP, ông đã làm suy yếu lợi thế đòn bẩy của Mỹ trong một khu vực chủ yếu bao gồm hai loại quốc gia: các quốc gia đang phát triển cố gắng trở nên giàu có và các quốc gia đã phát triển đang cố gắng duy trì sự giàu có. Tuy nhiên, độ mở về thương mại hầu như không được cải thiện dưới thời Tổng thống Joe Biden, khi ông vẫn chưa tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tên mới của TPP, hay bất kỳ hiệp định thương mại tự do châu Á nào khác. Biden có xu hướng ủng hộ các thỏa thuận kinh tế “khác thường” không ràng buộc, không ảnh hưởng đến thuế quan và không mở rộng khả năng tiếp cận thị trường. Đây là một "gáo nước lạnh" đối với các quốc gia đói khát thị trường và phụ thuộc vào xuất khẩu. Ngoài ra, các cường quốc tầm trung và nhỏ ở Thái Bình Dương coi các hiệp định thương mại tự do là một công cụ mạnh mẽ không chỉ để thúc đẩy thương mại tự do mà còn để hệ thống hóa các quy tắc mà cuối cùng sẽ điều chỉnh thương mại và đầu tư. Đánh giá thấp động cơ lợi nhuận và nhường quyền thiết lập chương trình nghị sự là một chiến lược tồi để thu hút bạn bè và tạo ảnh hưởng đến các đồng minh.

Thứ hai, các nước Thái Bình Dương phải để mắt đến sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc khi Bắc Kinh ngày càng có khả năng ngăn cản họ tiếp cận các vùng lãnh thổ và vùng biển tranh chấp từ trên không và trên biển. Chẳng hạn, hãy xem xét sự chông chênh về địa lý của các đồng minh châu Á vững chắc nhất của Mỹ - Nhật Bản và Hàn Quốc. Về cơ bản, đây là các quốc gia ven biển, phụ thuộc nhiều vào việc tiếp cận các tuyến hàng hải chung dành cho thương mại và nhập khẩu các nguồn tài nguyên quan trọng. Việc thúc giục họ đưa ra lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc có thể gây ra những mối nguy hiểm chiến lược khi Trung Quốc hiện là cường quốc hải quân lớn nhất thế giới và lợi thế quân sự của Mỹ đang suy giảm tương đối. Mỹ là một người bạn phương xa, trong khi Trung Quốc là một thực tế địa lý.

1683769859044.png

Quân đội Trung Quốc

Tuy nhiên, những lo ngại của Nhật Bản về an ninh, cũng giống như nhiều quốc gia Thái Bình Dương khác, không chỉ có một chiều. Chính sách diều hâu của Mỹ đối với Trung Quốc phần lớn phù hợp với lợi ích của chính Tokyo nếu Nhật muốn kiềm chế sự gây hấn của Bắc Kinh. Đầu tháng 12, Thủ tướng Nhật Bản đã cho phép tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng trong 5 năm tới, một phần do cảnh giác trước các hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với Đài Loan và một phần để bảo vệ yêu sách lãnh thổ của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku đang tranh chấp, mà Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư. Từ quan điểm chiến lược, sự thù địch quân sự của Trung Quốc sẽ thúc đẩy các cường quốc yếu hơn ở Thái Bình Dương tham gia sáng kiến đối trọng của Mỹ. Tuy nhiên, các nước Thái Bình Dương có lý do để lo lắng về cam kết của Mỹ đối với khu vực. Mỹ đôi khi phải chật vật để duy trì sự tập trung chiến lược vào châu Á. Tính thiếu kiên định này đã khiến cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu chỉ trích các nhà hoạch định chính sách Mỹ vì đã "rào trước đón sau" về chính sách tái can dự với châu Á, và do đó, coi chính trị toàn cầu như là một bộ phim mà họ có thể “tạm dừng” khi bị phân tâm và chỉ cần nhấn nút “tiếp tục” khi đã sẵn sàng tham gia trở lại. Lý Quang Diệu cảnh báo rằng Mỹ không thể "đến và đi” tùy thích mà vẫn có thể "gây ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển chiến lược của châu Á”.

1683769937791.png

Hải quân Nhật Bản

Ba tháng trước khi Biden tuyên bố “Mỹ đã trở lại”, 15 nước châu Á-Thái Bình Dương đã ký kết hiệp định thương mại lớn nhất thế giới - Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) - mà không có sự tham gia của Mỹ. Quá bận rộn vì cuộc chiến chống khủng bố, Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush đã bỏ qua việc đối phó với Trung Quốc và không tái can dự với khu vực cho đến nhiều năm sau vụ tấn công 11/9, sự kiện đã trở thành “một món quà địa chính trị đáng kinh ngạc đối với Trung Quốc”. Vào thời điểm Ngoại trưởng khi đó là Hillary Clinton tuyên bố trong một chuyến công du ngoại giao tới châu Á rằng “Mỹ đã trở lại” và sẵn sàng “thừa nhận tầm quan trọng lớn lao của khu vực này”, sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách một siêu cường đã làm thay đổi mạnh mẽ bối cảnh an ninh và kinh tế ở châu Á.

1683770075489.png

Quân đội Mỹ tại Nhật Bản

Mỹ là cường quốc chi phối ở châu Á, nhưng cũng là cường quốc dễ bị phân tâm. Sự nghiêm túc của giới lãnh đạo và hoạch định chính sách của Mỹ trở nên phức tạp bởi các cam kết cạnh tranh và lợi ích của nước này trên khắp thế giới. Với việc Mỹ tự tuyên bố là “quốc gia không thể thiếu”, chính sách quốc tế của nước này có sứ mệnh len lỏi vào các chính sách đối nội và đối ngoại của hầu hết các quốc gia và tất cả các khu vực trên thế giới, tạo ra sự bất ổn về chính sách và đối ngoại. Chiến lược “xoay trục” sang châu Á của Obama nhấn mạnh đến sự tham gia chiến lược và được hoan nghênh như một sự đền bù sau nhiều năm bỏ bê. Tuy nhiên, năm 2016, Trump đã đẩy khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa biệt lập của Mỹ xuống mức thấp hơn. Khi Chính quyền Trump cố gắng định hướng và duy trì sự tập trung vào khu vực Thái Bình Dương, các chính sách của ông và đặc biệt là lập trường của cá nhân ông đã cho thấy ông hoàn toàn phớt lờ các tiền lệ lịch sử và sự thận trọng chiến lược. Có thể cho rằng dưới thời Trump, nước Mỹ ở châu Á có lẽ đã thui chột thành thứ gì đó còn tệ hơn là một cường quốc bị phân tâm – nước này đã trở thành một cường quốc không quan tâm. Giờ đây, sau những năm cầm quyền của Trump, nhiều nhà lãnh đạo châu Á đang quan sát với thái độ hoài nghi những nỗ lực của Biden nhằm khắc phục tổn hại ngoại giao, tái khẳng định các cam kết an ninh của Mỹ và thuyết phục các nước khác giúp đỡ kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

1683770147768.png

Quân đội Trung Quốc

Tuy nhiên, cuộc bầu cử của Trump năm 2016 không chỉ phá vỡ nhiều định kiến về sự kiên định trong cam kết của Mỹ, mà còn gieo rắc nghi ngờ về hệ thống chính trị của nước này. Phản ứng bất thường của Mỹ trước đại dịch COVID-19, cùng với những cảnh gây sốc về sự tàn bạo của cảnh sát và sự hỗn loạn trong bầu cử, đã làm dấy lên những nghi vấn về năng lực của thể chế và tính trung thực của dân chủ. Những lo ngại này không phải là về quyết tâm của Mỹ mà là về năng lực của nước này. Một dân tộc tự chia rẽ nội bộ thì không thể chống lại Trung Quốc. Trong những điều kiện như vậy, các nước châu Á không nhận thấy bất kỳ ý nghĩa chiến lược nào trong việc mạo hiểm đối đầu với cơn thịnh nộ của nước láng giềng để ủng hộ một cường quốc bị phân tâm với hồ sơ không đáng tin cậy về lòng trung thành. Cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã góp phần cải thiện hình ảnh của Mỹ ở châu Âu cũng như phô trương sức mạnh kinh tế và quân sự của nước này. Tuy nhiên, các nước châu Á vẫn lo lắng về việc kích động thêm rắc rối ở sân sau của chính họ.

1683770204605.png

Hải quân Mỹ trên Biển Đông

Xét về mặt tích cực, Chính quyền Biden có lẽ nhận ra rằng cần phải tránh chính sách "được mất ngang nhau" theo chủ nghĩa tối đa đối với Trung Quốc và đã không áp dụng tâm lý "theo chúng tôi hoặc chống lại chúng tôi" có thể khiến các đồng minh xa lánh. Trong Báo cáo Chiến lược An ninh Quốc gia mới nhất, Chính quyền Biden tuyên bố “ưu tiên duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài với Trung Quốc, đồng thời kiềm chế một nước Nga vẫn còn hết sức nguy hiểm”. Trên giấy tờ, Chính quyền Mỹ đã phủ nhận việc đánh đồng những mối nguy hiểm do Trung Quốc và Nga gây ra. Mục đích mà Mỹ tuyên bố là kiềm chế một nước Nga nguy hiểm trong khi chỉ đơn thuần là vượt qua Trung Quốc. Trên thực tế, Mỹ tập trung cả vào Bắc Kinh cũng như Moskva, ngay cả khi xung đột với Trung Quốc ít gay gắt hơn - và các nước châu Á có thể nhận ra thông điệp từ Washington, từ các thượng nghị sĩ đến Cơ quan điều tra liên bang (FBI), cũng như bất kỳ ai khác.

Trong khi các nước châu Á không thể thoát khỏi thực tế của cuộc cạnh tranh Trung-Mỹ, họ vẫn cảnh giác với việc hoàn toàn đứng về phía Mỹ và các hệ lụy đi kèm. Họ không muốn bị một đồng minh không đáng tin cậy đẩy ra trước vũ đài. Để giành được và duy trì sự ủng hộ của các nước Thái Bình Dương, Mỹ phải chứng minh rằng Mỹ sẵn sàng và có thể thực hiện các nghĩa vụ và lời hứa của mình, và rằng họ dự định tập trung sự chú ý về lâu dài vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chiến lược "Đinh ba" của Trung Quốc, mục tiêu của Trung Quốc trên Biển Đông, Biển Hoa Đông và Ấn Độ Dương

Trong thần thoại Hy Lạp, thần Poseidon thống lĩnh biển cả với ngọn giáo ba mũi nhọn – một cây đinh ba - trở thành biểu tượng của sức mạnh hải quân. Trung Quốc hiện đang cố gắng xây dựng chiến lược hải quân ba mũi nhọn giống như đinh ba của riêng mình để Hải quân Trung Quốc (PLAN) thống trị các vùng biển gần của đất nước và ngăn chặn quyền tự do hành động của quân đội Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

1683778299285.png


Để chống lại điều này, Hải quân Mỹ (USN) nên nhìn lại 50 cuộc cạnh tranh chiến lược lớn cuối cùng của mình. Tương tự như cách Liên Xô phát triển hải quân trong Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc đã hiện đại hóa và phát triển hải quân một cách mạnh mẽ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Nhất quán với học thuyết sức mạnh biển của Alfred Thayer Mahan, Trung Quốc có ý định hành động xa lãnh thổ quê hương để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. Liên Xô thừa nhận, như Trung Quốc thừa nhận ngày nay, rằng họ phải triển khai hải quân trên toàn cầu để củng cố vị trí chiến lược và phòng thủ của mình. Liên Xô tham vọng mở rộng lực lượng hải quân của mình từ lực lượng ven bờ thành lực lượng hải quân biển xa có thể hoạt động trên toàn thế giới, giống như Trung Quốc đang làm ngày nay. Cả cha đẻ của hải quân Liên Xô, Đô đốc Sergey Gorshkov và cha của Hải quân Trung Quốc, Thượng tướng Hải quân Liu Huaqing (Lưu Hoa Thanh), đã biến các hạm đội của họ thành lực lượng biển xanh để hiện thực hóa quan điểm chiến lược của Mahan nhằm ngăn chặn kẻ thù tiềm tàng của một quốc gia, và làm như vậy nhằm vào mục tiêu tương tự: Hải quân Mỹ. Bằng cách làm theo mô hình của hải quân Liên Xô, Trung Quốc ngày nay (hoặc không lâu nữa) có thể ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ trong một cuộc xung đột tiềm tàng. Ngay cả trong thời bình, sự bành trướng hải quân của Trung Quốc có thể khiến Mỹ do dự trong một cuộc khủng hoảng leo thang.

1683778382007.png


Ngay từ năm 2005, James Holmes và Toshi Yoshihara đã cảnh báo về chiến lược 遠 海 防衛 (chiến lược phòng thủ vùng biển mở) của PLAN chống lại các hoạt động của Mỹ ở tây Thái Bình Dương. Kể từ đó, Hải quân Mỹ ngày càng lo ngại hơn về sự phát triển nhanh chóng của PLAN và các cách mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể sử dụng. Nguy cơ xảy ra đụng độ hoặc xung đột với Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hải, đã tăng lên đáng kể trong thập kỷ qua. Ví dụ, một tàu chiến của Trung Quốc đã tiếp cận trong vòng 45 mét so với tàu khu trục Mỹ vào năm 2018, có nguy cơ gây va chạm có thể leo thang. Cho rằng sự cố này xảy ra sau khi Trung Quốc và Mỹ ký kết Bộ quy tắc ứng xử khi xảy ra các vụ đụng độ ngoài hoạch trên biển (CUES) và các cơ chế xây dựng lòng tin khác được thiết kế để ngăn chặn các sự cố và đụng độ ngoài ý muốn, rõ ràng là Trung Quốc đã và có lẽ vẫn cảm thấy thoải mái với dự phòng rủi ro về một sự cố trên biển, cho thấy rằng khả năng leo thang trong một sự cố trong tương lai là rất lớn. Năm 2020, tờ báo hàng đầu của Trung Quốc cảnh báo vào rằng “Các hoạt động quân sự của Mỹ có thể dễ dàng gây ra tai nạn, có nguy cơ leo thang hơn nữa”. Xét đến mối quan ngại mạnh mẽ về sự phát triển quân sự nhanh chóng của Trung Quốc và các hoạt động gây hấn của họ, Hải quân Mỹ đã xác định Trung Quốc là “mối đe dọa chiến lược lâu dài cấp bách nhất” và bắt đầu ưu tiên các nỗ lực và khả năng của mình để đối phó với PLAN.

1683778415047.png


Bởi vì Trung Quốc, với nền kinh tế mạnh và quân đội hiện đại, đang tăng cường sức mạnh và ảnh hưởng của mình, nên các biện pháp đối phó hiệu quả hơn là cần thiết cho Hải quân Mỹ để giải quyết mối đe dọa và khả năng mà PLAN gây ra. Vì Trung Quốc đã học được nhiều điều từ chiến lược hải quân của Liên Xô trong những năm qua, nên so sánh tình hình hiện tại với tình hình của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh có thể cung cấp một lăng kính quan trọng để đánh giá chiến lược của Trung Quốc và phát triển các biện pháp đối phó hiệu quả.

Có ba điểm tương đồng hữu ích giữa Trung Quốc và Liên Xô để hướng dẫn việc xây dựng chiến lược chống lại tham vọng hàng hải của Trung Quốc. Thứ nhất, cả Trung Quốc và Liên Xô trong lịch sử đều là những cường quốc lục địa phát triển nhờ sử dụng các nguồn tài nguyên trên đất liền. Thứ hai, cả hai quốc gia đều nhận ra tầm quan trọng của sức mạnh hải quân và phát triển hải quân của họ bằng cách sử dụng các ý tưởng của Mahan. Thứ ba, cả hai quốc gia đều có (hoặc đã có) các chiến lược phòng thủ chống lại Mỹ và các đối tác và đồng minh của Mỹ. Hơn nữa, PLAN nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ hải quân Liên Xô từ khi thành lập năm 1949 cho đến khi quan hệ Xô-Trung xấu đi vào năm 1960, điều này đã ảnh hưởng đến chiến lược của Trung Quốc đối với sức mạnh hải quân. Xiao Jinguang, thân tín của CT Mao và là một trong những sĩ quan quân đội cấp cao nhất của Trung Quốc, đã gọi hải quân Liên Xô là “bà đỡ, bảo mẫu và là giáo viên của hải quân Trung Quốc”. Do đó, nền tảng ban đầu của PLAN - giáo dục, chiến thuật và trang bị - tất cả đều bắt nguồn từ hải quân Liên Xô, với những tác động lâu dài cho đến ngày nay. Do đó, và ngay từ đầu, chiến lược của hải quân Trung Quốc cũng được điều chỉnh từ chiến lược của cha đẻ của mình là Liên Xô.

1683778450175.png


PLAN chủ yếu hoạt động ở ba khu vực biển quan trọng - Biển Hoa Đông (ECS), Biển Đông (SCS) và Ấn Độ Dương - và những nỗ lực này là các mũi nhọn trong chiến lược đinh ba của họ. Trọng tâm ba khu vực này lặp lại hình ảnh của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, dưới hình thức cách tiếp cận của hải quân Liên Xô đối với Đông Âu, Biển Okhotsk và Địa Trung Hải.

Vì Hải quân Mỹ đã thành công đáng kể trước hải quân Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, nên việc so sánh chiến lược của Liên Xô và Trung Quốc ở những khu vực này mang lại những hiểu biết quan trọng. Hiểu được sự tương đồng giữa hai đối thủ này có thể giúp Mỹ và các đối tác phát triển các biện pháp đối phó hiệu quả hơn chống lại các sáng kiến không mong muốn của Trung Quốc ở ba khu vực địa lý quan trọng đó. Như đã làm trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ nên tăng cường sự hiện diện hải quân của mình ở những khu vực đó, để ngăn chặn sự bành trướng của hải quân Trung Quốc ở đó bằng cách duy trì một thế trận chiến lược mạnh mẽ, và nó sẽ bù đắp những lợi thế vốn có trong chiến lược đinh ba của Trung Quốc bằng cách tận dụng các đồng minh của mình và đối tác để chia sẻ gánh nặng.

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

BIỂN HOA ĐÔNG: TUYẾN PHÒNG THỦ

Điểm tương đồng đầu tiên giữa Trung Quốc và Liên Xô là việc tạo ra một tuyến phòng thủ chống lại con đường tiếp cận chính của kẻ thù đối với quê hương của họ; Liên Xô đã vạch ra ranh giới của mình ở Đông Âu, trong khi Trung Quốc là Biển Hoa Đông. Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô coi Đông Âu là tuyến phòng thủ trước các mối đe dọa tiềm tàng từ Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Quân đội Liên Xô triển khai 60% các sư đoàn tốt nhất của họ ở Đông Âu để ngăn chặn các cuộc xâm lược từ phía tây. Ngay cả Đô đốc Gorshkov cũng tin rằng chiến lược hải quân của Liên Xô nên hỗ trợ việc bảo vệ chiến tuyến chính "Mặt trận trung tâm" trên bộ ở châu Âu. Ông từng nói rằng Liên Xô đặc biệt quan tâm đến môi trường an ninh ở Đông Âu bởi vì tất cả các cuộc xâm lược Nga trước đây đều xuất phát từ hướng này - không có gì đáng ngạc nhiên, do khả năng tiếp cận địa lý tương đối dễ dàng ở biên giới phía tây của nó. Theo đó, Liên Xô tập trung lực lượng ở Đông Âu để tạo tuyến phòng thủ chống lại các cuộc tấn công từ hướng đó.

1684289629080.png


Tương tự, Trung Quốc coi Biển Hoa Đông là tuyến phòng thủ của họ chống lại Hải quân Mỹ. Trung Quốc đã trải qua một sự sỉ nhục đau đớn trong cuộc khủng hoảng Đài Loan năm 1995, khi đối mặt với hai đội tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Sự kiện này đã dạy cho Trung Quốc sự cần thiết của việc phát triển các biện pháp đối phó hiệu quả chống lại khả năng tung phóng sức mạnh của Mỹ. Trong cuộc gặp với Tổng thống George W. Bush vào năm 2003, CT Trung Quốc lúc bấy giờ là Hồ Cẩm Đào đã giải thích rằng Đài Loan là mối quan tâm an ninh quan trọng nhất đối với Trung Quốc bằng cách sử dụng cụm từ 核心 的 利益 (lợi ích quốc gia cốt lõi). Kể từ đó, Trung Quốc đã tập trung nỗ lực phòng thủ ở bờ biển phía đông của mình để đối mặt với các mối đe dọa tiềm tàng từ Mỹ và các đồng minh. Bất chấp sự phát triển quân sự liên tục của mình, Trung Quốc vẫn lo ngại về mối đe dọa tiềm tàng từ các hoạt động của Hải quân Mỹ ở phía đông.

1684289724751.png

1684289782817.png

Khủng hoảng Đài Loan năm 1995

Một số người có thể nói rằng đặc điểm của các mối đe dọa mà Trung Quốc và Liên Xô phải đối mặt là khác nhau bởi vì mối quan tâm của Trung Quốc là hàng hải trong khi Liên Xô là trên đất liền. Tuy nhiên, khi so sánh các chiến lược phòng thủ của họ cho thấy những điểm tương đồng nổi bật. Liên Xô đã tạo ra một vùng đệm giữa mình và các cường quốc phương Tây bằng cách hợp nhất Đông Âu vào Khối phía Đông. Tương tự như vậy, Trung Quốc có ý định tạo ra một vùng đệm trên Biển Hoa Đông. Năm 2010, Thiếu tướng Peng Guangjian, một nhà lý luận cấp cao tại Học viện Khoa học Quân sự, đã đưa ra khái niệm Cuộc phản công chiến lược chủ động của PLAN trên các đường ranh giới bên ngoài (ASCEL). ASCEL tận dụng lợi thế của phòng thủ phía trước bằng cách sử dụng các cuộc tấn công phủ đầu chống lại lực lượng quân đội Mỹ. Tại Mỹ, cách tiếp cận này thường được gọi là chiến lược chống tiếp cận / ngăn chặn khu vực (A2 / AD). Chiến lược này bao gồm hai phần: chống tiếp cận bao gồm việc ngăn chặn các lực lượng Mỹ xâm nhập vào khu vực hoạt động của Trung Quốc - phía tây của chuỗi đảo đầu tiên; và ngăn chặn khu vực, nghĩa là hạn chế các hoạt động do Mỹ tiến hành trong khu vực hoạt động của Trung Quốc. Nói tóm lại, Biển Hoa Đông sẽ thực hiện một chức năng vùng đệm chiến lược tương tự cho Trung Quốc như những gì Đông Âu đã làm cho Liên Xô.

1684289884275.png

A2 / AD của TQ trên biển

Ngày nay, Trung Quốc đã có được và triển khai các khả năng ASCEL mạnh. Trung Quốc đã có tên lửa đường đạn chống hạm (ASBM), DF-21D và DF-26B. Đây được gọi là những sát thủ tàu sân bay và một số người coi chúng là vũ khí nguy hiểm nhất của Trung Quốc chống lại lực lượng hải quân của Mỹ và đồng minh. Ngoài ASBM, PLAN còn mua thêm các tàu ngầm diesel không tiếng ồn và tên lửa hành trình chống hạm tầm xa, siêu vượt âm, chống hạm (ASCM). Chúng có thể được phóng từ các nền tảng như máy bay J-11B, H-6 và DH-10. Tên lửa hành trình siêu vượt âm là mối quan tâm đặc biệt vì tốc độ cao của chúng khiến các biện pháp đối phó hiệu quả với chúng trở nên khó khăn. Do đó, PLAN có nhiều khả năng khác nhau có thể được sử dụng để tiến hành các cuộc tấn công phối hợp sử dụng ASBM, ASCM và ngư lôi để thực hiện chiến lược ASCEL trong Biển Hoa Đông.

1684289935132.png

1684289965427.png

DF-26B


Tuy nhiên, Trung Quốc có một bất lợi về địa lý. Các lực lượng chính của PLAN chịu trách nhiệm về Biển Hoa Đông, Hạm đội Bắc Hải và Đông Hải, hoàn toàn bị bao vây bởi quần đảo Nhật Bản. Để tiến ra Thái Bình Dương và tiến hành các hoạt động ASCEL chống lại Hải quân Mỹ, các tàu chiến của PLAN sẽ cần phải đi qua các điểm tắc nghẽn giữa các hòn đảo đó. Quá cảnh các điểm tắc nghẽn hàng hải là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn và nguy hiểm đối với các tàu mặt nước trong thời gian xảy ra xung đột vì những hạn chế về mặt địa lý đối với việc điều động và khả năng tiềm tàng của đối thủ trong việc tập trung lực lượng từ nhiều lĩnh vực nhằm vào những điểm nghẽn đó. Do đó, để giảm thiểu tính dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công đa trục từ bờ biển, trên biển và trên không, PLAN cần cải thiện khả năng đạt được quyền kiểm soát trên biển và ưu thế trên không xung quanh quần đảo Nhật Bản.

1684290018446.png


PLAN tìm cách đảm bảo khả năng sống còn của các tàu mặt nước bằng cách tăng cường khả năng cơ động của chúng. Kể từ năm 2008, PLAN đã tiến hành các tuyến đi qua các khu vực phía nam của Nhật Bản, chẳng hạn như qua quần đảo Okinawa - Miyako và qua eo biển Osumi, cũng như ở các phần phía bắc, chẳng hạn như eo biển Tsugaru và Sōya. Lực lượng không quân của Trung Quốc cũng đã tăng cường hoạt động ở những khu vực này một cách đáng kể và số lần Nhật Bản điều máy bay chiến đấu để đáp trả máy bay quân sự của Trung Quốc cũng tăng lên tương ứng. Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, số lượng máy bay chiến đấu được điều động để kiểm soát máy bay của Trung Quốc trong năm 2016 nhiều gấp mười ba lần so với năm 2006. Sự gia tăng các hoạt động của Trung Quốc trong Biển Hoa Đông cho thấy rằng Trung Quốc hướng tới việc khắc phục bất lợi địa lý của mình bằng cách giành ưu thế trên biển và trên không trong một xung đột.

1684290155380.png

H-6 của TQ trên biển Hoa Đông

Tóm lại, Trung Quốc coi Biển Hoa Đông là tuyến phòng thủ của họ chống lại Mỹ và các đồng minh. Xây dựng khả năng ASCEL, PLAN dự định tạo ra một vùng đệm chống lại các hoạt động của lực lượng Mỹ trong khu vực và Trung Quốc dự định giảm thiểu những bất lợi về địa lý bằng cách tăng khả năng tiếp cận các điểm nghẽn. Chiến lược của Trung Quốc tương tự như chiến lược của Liên Xô về việc tạo vùng đệm để bảo vệ tuyến phòng thủ, nhưng tầm quan trọng của lực lượng hải quân đối với Trung Quốc sẽ lớn hơn nhiều vì nước này cần tập trung vào đại dương thay vì trên bộ. Trên thực tế, Trung Quốc triển khai một số lượng lớn các đơn vị PLAN cũng như các tên lửa đất đối không trong vùng đệm xung quanh Biển Hoa Đông, tương tự như cách Liên Xô triển khai lực lượng mặt đất ở Đông Âu.

Các cuộc khủng hoảng Đài Loan những năm 1990 đã kích hoạt việc Trung Quốc theo đuổi vùng đệm trên Biển Hoa Đông, mục đích của vùng này được cho là để ngăn không để các lực lượng đối thủ (đặc biệt là Hải quân Mỹ) can thiệp vào các hoạt động của họ ở đó, chẳng hạn như các động thái tiềm năng chống lại Đài Loan. Điều này trái ngược với vùng đệm của Liên Xô ở Đông Âu, nơi có mục đích ngăn chặn quân đội xâm lược. Trung Quốc có thể đã đạt được vùng đệm này và có được tiến bộ tương tự trong việc khắc phục những bất lợi về địa lý của mình. Nếu lợi thế tương đối về quân sự của Mỹ tiếp tục suy giảm do sự phát triển quân sự nhanh chóng của Trung Quốc, thì Biển Hoa Đông có thể trở thành một vùng đệm “được củng cố” trong tương lai gần, giống như Đông Âu dành cho Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, ngay cả khi nó không có biên giới chính trị cứng.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

BIỂN ĐÔNG: KHU VỰC GIÚP BẢO ĐẢM KHẢ NĂNG TRẢ ĐŨA HẠT NHÂN CỦA TRUNG QUỐC

Điểm tương đồng thứ hai giữa Trung Quốc và Liên Xô là việc Trung Quốc theo đuổi rõ ràng một khu vực hoạt động của tàu ngầm ở Biển Đông, giống như Liên Xô đã thiết lập ở Biển Okhotsk. Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã xác định Biển Okhotsk là "thánh địa" hoặc "pháo đài hàng hải" cho các tàu ngầm mang tên lửa chứa đầu đạn hạt nhân (SSBN) của họ. Bằng cách cố gắng duy trì ưu thế tuyệt đối trên biển và trên không ở khu vực phía bắc quần đảo Kuril (mà Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima), Liên Xô có ý định bảo vệ và duy trì khả năng đảm bảo trả đũa hạt nhân chống lại Mỹ. Đô đốc Gorshkov tin rằng việc Liên Xô duy trì liên tục khả năng nhắm mục tiêu vào lãnh thổ Mỹ bằng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) mang đầu đạn hạt nhân là yếu tố quan trọng để ngăn chặn Mỹ tấn công lãnh thổ Liên Xô. Do đó, ông đã thiết kế hải quân Liên Xô và chỉ đạo các hoạt động của lực lượng này nhằm bảo vệ khu vực hoạt động được bảo vệ đó thông qua ưu thế tuyệt đối trên biển và trên không để đảm bảo khả năng sống sót của các SSBN Liên Xô.

1684320062429.png


Tương tự, Trung Quốc đang tìm cách quân sự hóa Biển Đông, ít nhất là một phần để tạo ra một khu vực hoạt động được bảo vệ cho các hoạt động quân sự của họ chống lại Mỹ. Mặc dù Trung Quốc có đường biên giới trên biển khá dài trên Biển Đông, Biển Hoa Đông và Hoàng Hải, nhưng Biển Đông là khu vực thích hợp nhất để thiết lập một khu vực hoạt động được bảo vệ cho hải quân và tàu ngầm theo mô hình của những gì Liên Xô đã tạo ra ở Biển Okhotsk .

Thứ nhất, một khu vực hoạt động được bảo vệ thành công đòi hỏi phải có đủ độ sâu để đáp ứng các hoạt động của tàu ngầm, và các căn cứ để cung cấp và hỗ trợ tàu ngầm; chỉ Biển Đông mới đáp ứng các điều kiện này. Thứ hai, khu vực được bảo vệ phải không chịu ảnh hưởng của Hải quân Mỹ; nếu không, các tàu ngầm của Trung Quốc sẽ vẫn bị đe dọa tiềm tàng trong một cuộc xung đột, khi khả năng răn đe của chúng sẽ là quan trọng nhất. Trung Quốc công nhận ưu thế và năng lực của Hải quân Mỹ trong tác chiến chống tàu ngầm (ASW), điều này khiến việc biến Biển Đông trở thành một khu vực hoạt động an toàn hiệu quả trở nên khó khăn - hiện tại.

1684320146840.png

1684320174096.png

Căn cứ hải quân TQ trên đảo Hải Nam

Tuy nhiên, Biển Đông có thể đáp ứng những điều kiện này nếu và khi Trung Quốc hoàn thành việc quân sự hóa các “đảo nhân tạo” mà họ đã xây dựng ở Biển Đông, đặc biệt là ở các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nếu xung đột nổ ra giữa Trung Quốc và Mỹ, Biển Đông sẽ là một khu vực tranh chấp, nhưng các căn cứ trên không và trên biển mà Trung Quốc xây dựng trên các đảo nhân tạo được quân sự hóa của họ có thể cung cấp cho nước này khả năng tiếp cận và năng lực triển khai lực lượng để thiết lập ưu thế trên biển và trên không vượt trội trong khu vực và cung cấp thêm cơ sở cho các hoạt động của ASCEL. Điều này có thể khiến Biển Đông gặp nguy hiểm không thể chấp nhận được đối với các tàu chiến của Mỹ, bao gồm cả tàu ngầm hạt nhân.

1684320241709.png

TQ quân sự hóa các đảo đá trên Biển Đông

Có hai dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy Trung Quốc có ý định sử dụng Biển Đông làm nơi trú ẩn cho hạm đội SSBN của họ. Thứ nhất, Lưu Hoa Thanh, cha đẻ của PLAN, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ hải quân Liên Xô, và do đó đặt ưu tiên cao cho việc cải thiện khả năng tàu ngầm của Trung Quốc, bao gồm cả việc phát triển SLBM để răn đe. Thứ hai, Trung Quốc đã coi Biển Đông là “lợi ích quốc gia cốt lõi”, cùng với việc giải quyết địa vị của Đài Loan. Vào năm 2010, các quan chức cấp cao của Trung Quốc nói với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg rằng Biển Đông là lợi ích quốc gia cốt lõi, theo lời của Giám đốc Cục Quản lý Đại dương Nhà nước Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào từng viện dẫn tính dễ bị tổn thương của Trung Quốc đối với tình thế tiến thoái lưỡng nan ở Eo biển Malacca - sự phụ thuộc quá mức của Trung Quốc vào thương mại đi qua eo biển Malacca mà không có các tuyến đường thay thế khả thi - là một trong những lý do khiến nước ông đặt giá trị chiến lược trên Biển Đông. Ông lo sợ rằng Mỹ có thể đóng cửa eo biển trong một cuộc khủng hoảng, điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Trung Quốc.

1684320295682.png

Tàu ngầm hạt nhân của TQ

Tuy nhiên, lỗ hổng thương mại không giải thích đầy đủ sự tập trung của Trung Quốc vào Biển Đông. Đối với năng lượng, Trung Quốc đã tìm cách giảm bớt tính dễ bị tổn thương của mình trong tình thế tiến thoái lưỡng nan ở Eo biển Malacca bằng cách đa dạng hóa các nguồn cung cấp dầu và khí đốt trên toàn cầu và tăng cường nhập khẩu năng lượng qua các đường ống trên bộ. Hơn nữa, Trung Quốc dường như nhận ra rằng các chi phí kinh tế đối ứng của việc phong tỏa đối với Mỹ, do sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế chặt chẽ của hai nước, có thể làm giảm mức độ sẵn sàng của các nhà lãnh đạo Mỹ trong việc phong tỏa hoạt động thương mại trên biển của Trung Quốc. Thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vượt quá 2,1 nghìn tỷ USD giá trị mỗi năm, tạo ra nhiều cơ hội cho Trung Quốc áp đặt chi phí kinh tế của riêng mình lên Mỹ. Sự hỗn loạn về kinh tế và chuỗi cung ứng do COVID-19 tạo ra cho thấy tính dễ bị tổn thương của Mỹ đối với các chuỗi cung ứng phụ thuộc vào Trung Quốc, đồng thời gợi ý về kiểu đau đớn mà Trung Quốc có thể cố tình áp đặt lên Mỹ trong một cuộc xung đột. Hơn nữa, hậu quả kinh tế và chính trị của một cuộc phong tỏa không ảnh hưởng ngay lập tức, khiến Trung Quốc có thời gian để tiến hành các cuộc phản công nhanh chóng nhằm phá vỡ cuộc phong tỏa của Mỹ trước khi nó phát huy tác dụng như dự kiến.

1684320379397.png

Hải quân TQ

Do đó, Trung Quốc có nhiều biện pháp đối phó và giảm nhẹ mà họ có thể triển khai để bảo vệ các tuyến giao thông trên biển (SLOC) của mình ở Biển Đông. Do đó, nhu cầu bảo vệ các SLOC của Bắc Kinh không giải thích được đầy đủ giá trị chiến lược mà Trung Quốc xác định với Biển Đông, hoặc các nguồn lực và nỗ lực mà họ đã bỏ ra để chiếm ưu thế trong khu vực. Lời giải thích tốt nhất còn lại là tầm quan trọng chiến lược và quân sự của biển, cho thấy rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục cố gắng xây dựng Biển Đông trở thành một pháo đài phục vụ cho quân đội của họ, đặc biệt là các SSBN. Trung Quốc dường như đã bắt đầu phát triển một khu vực hoạt động an toàn cho các SSBN ở Biển Đông. Đầu tiên, họ tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo mà họ đã xây dựng ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (và có thể bắt đầu xây dựng ở bãi cạn Scarborough), tạo ra một "Vạn lý trường thành" được trang bị cảm biến và sân bay để che chắn một cách hiệu quả các tàu ngầm của nó. Thứ hai, tại Yulin trên đảo Hải Nam trên Biển Đông, Trung Quốc đã xây dựng một căn cứ tàu ngầm lớn, hiện là nơi bố trí các tàu SSBN lớp Jin Type 094 và có lẽ cũng cả các SSBN Type 096 mới. Loại SSBN tiên tiến nhất của Trung Quốc có thể được triển khai dọc theo "Vạn Lý Trường Thành" trên biển này từ căn cứ ở Yulin nhưng vẫn có độ sâu lớn để nó hoạt động. Mặc dù tên lửa JL-2, loại SLBM mới nhất mang trên tàu lớp Jin, không thể vươn tới đất Mỹ từ Biển Đông, nhưng Trung Quốc sở hữu ngành công nghiệp vũ trụ lớn thứ ba thế giới và có lẽ họ sẽ trang bị cho thế hệ SSBN tiếp theo của mình các SLBM tầm xa hơn có khả năng nhắm mục tiêu đến Mỹ, có thể sớm nhất là vào năm 2025.

1684320433940.png

Tàu ngầm hạt nhân của TQ

Nói tóm lại, Trung Quốc dường như có ý định thiết lập một khu vực hoạt động an toàn cho các SSBN của họ (hoặc ít nhất là để dành tùy chọn làm như vậy) bằng cách quân sự hóa Biển Đông để tăng khả năng sống sót của tàu ngầm trước các khả năng tác chiến chống ngầm của Mỹ và đạt được khả năng trả đũa hạt nhân có thể sống sót, đảm bảo ( kết hợp với SLBM mới, tầm xa hơn). Điều này giải thích tại sao Trung Quốc coi Biển Đông là lợi ích quốc gia cốt lõi và tại sao Trung Quốc tìm cách thống trị các vùng biển đó theo cách tương tự với vùng lãnh hải của mình, ngay cả khi họ không tuyên bố chủ quyền Biển Đông một cách rõ ràng. Hồ sơ hiện đại về các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông - chiếm Hoàng Sa năm 1973, Trường Sa năm 1988 và Đá Vành Khăn năm 1995, tiếp theo là việc xây dựng nhanh chóng, quy mô lớn cơ sở hạ tầng quân sự trên các địa điểm đó bắt đầu từ năm 2014 - cho thấy Trung Quốc tham vọng lớn đối với Biển Đông và những rủi ro có thể gây ra cho Mỹ một khi Trung Quốc hiện thức hóa hoàn toàn nó.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

ẤN ĐỘ DƯƠNG: KHU VỰC HỖ TRỢ CHO TUYẾN PHÒNG THỦ VÀ THÁNH ĐỊA

Trung Quốc cũng tìm cách thiết lập một khu vực hỗ trợ ở Ấn Độ Dương, tương tự như chiến lược của hải quân Liên Xô ở Biển Địa Trung Hải. Trong Chiến tranh Lạnh, hải quân Liên Xô đã sử dụng Địa Trung Hải như một khu vực hỗ trợ có thể giúp nước này tiếp cận sườn phía nam của tuyến phòng thủ ở Đông Âu và cung cấp nơi trú ẩn cho các tàu chiến và tàu ngầm hoạt động chống lại lực lượng NATO. Liên Xô cũng cần các căn cứ hải quân ở Biển Địa Trung Hải để hỗ trợ các cuộc triển khai tiến vào Đại Tây Dương và hỗ trợ hậu cần cho tuyến phòng thủ của mình. Như đã đề cập, sự tập trung chủ yếu của lực lượng Liên Xô là ở biên giới phía Tây của Liên Xô, và các nhà hoạch định Liên Xô lo ngại về khả năng dễ bị tổn thương ở phía nam, và do đó coi việc tiếp cận và tự do hành động ở Biển Địa Trung Hải là một yếu tố quan trọng để phòng thủ đất nước thành công.

1684376231001.png


Gorshkov tin rằng Đại Tây Dương là chiến trường hải quân tối quan trọng, và việc Liên Xô không có khả năng bảo đảm các SLOC của họ là một lỗ hổng lớn mà ông tin rằng có thể được giảm thiểu bằng cách có thêm các căn cứ hải quân. Do đất nước rộng lớn nên hầu hết các căn cứ hải quân của Liên Xô đều bị cô lập về mặt địa lý và nhiều cảng của nước này bị đóng băng vào mùa đông, điều này khiến các cảng nước ấm trên Biển Đen trở nên đặc biệt quan trọng. Gorshkov nhấn mạnh rằng việc duy trì quyền tự do hành động và tiếp cận cho hải quân Liên Xô ở Biển Địa Trung Hải là chìa khóa để ngăn chặn việc kẻ thù tiếp cận các bờ biển của Liên Xô và các căn cứ ở đó sẽ cho phép lực lượng này tiến hành các cuộc triển khai hải quân hỗ trợ Đông Âu trong khi ngăn chặn kẻ thù đe dọa khu vực này.

Gorshkov trích dẫn cuộc xâm lược của Napoléon vào Nga năm 1812 là minh họa cho tầm quan trọng chiến lược của Địa Trung Hải. Trong chiến dịch đó, hải quân Nga hoàng đã cắt đứt đường tiếp tế của Pháp đi qua Thổ Nhĩ Kỳ trên Địa Trung Hải, điều này đã làm gián đoạn nguồn chi viện hậu cần quan trọng cho quân đội của Napoléon. Sau đó, Nga đã đẩy lùi quân Pháp, một phần bằng cách tận dụng khả năng cơ động của hải quân ở Địa Trung Hải. Nhưng nếu Pháp đã kiểm soát phía đông Địa Trung Hải, thì không những Nga không có được lợi thế đó mà còn phải đối mặt với thêm một mối đe dọa.

1684376529328.png


Trong Chiến tranh Lạnh, Gorshkov nhấn mạnh rằng Liên Xô nên cố gắng kiềm chế Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ, đóng ở Địa Trung Hải, vì tàu ngầm và tàu sân bay của Mỹ có thể là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Liên Xô. Sự hiện diện của hạm đội 6 không chỉ gây ra mối đe dọa cho lãnh thổ Liên Xô từ hướng biển; nó cũng cho thấy khả năng các lực lượng Liên Xô sẽ phải đối mặt với các mối đe dọa trên hai mặt trận trong một cuộc xung đột: Đông Âu và Địa Trung Hải. Nói tóm lại, mục tiêu ngăn chặn quyền tự do hành động của các lực lượng hải quân NATO ở Địa Trung Hải có ý nghĩa quan trọng đối với việc phòng thủ lãnh thổ của Liên Xô vì lực lượng này bảo vệ sườn phía nam của tuyến phòng thủ ở Đông Âu. Do đó, Liên Xô bắt đầu triển khai lực lượng hải quân lớn vào Địa Trung Hải để bắt đầu lấp đầy khoảng trống quyền lực trong khu vực sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, và họ đã nỗ lực duy trì ảnh hưởng ở Ai Cập và Syria để duy trì khả năng tiếp cận các vùng biển phía đông.

1684376645615.png

1684376733104.png

Cảng Hambantota của TQ tại Srilanka

Ngày nay, Ấn Độ Dương có tầm quan trọng chiến lược tương tự như một khu vực hỗ trợ cho Trung Quốc. Cũng giống như Hạm đội 6 của Mỹ đe dọa hải quân Liên Xô và việc tiếp cận đường biển từ phía nam tới lục địa Liên Xô, các lực lượng hải quân Mỹ đổ bộ từ khu vực trách nhiệm của Hạm đội 5 ở Trung Đông có thể tiếp cận Biển Đông từ phía tây nam trong khi các hoạt động ASCEL của Trung Quốc tập trung vào phía đông và Biển Hoa Đông. Nếu Trung Quốc không có biện pháp đối phó với các lực lượng hải quân Mỹ tiếp cận từ Ấn Độ Dương để can thiệp vào Biển Đông, Trung Quốc có thể phải đối mặt với các mối đe dọa trên hai mặt trận trên biển, bao gồm cả khả năng tấn công vào lãnh thổ Trung Quốc. Đây gần như chính là vấn đề chiến lược mà Liên Xô phải đối mặt ở Biển Địa Trung Hải trong Chiến tranh Lạnh. Tương tự, Trung Quốc phải duy trì sự hiện diện và khả năng răn đe ở Ấn Độ Dương để chống lại sự bao vây tiềm tàng của Hải quân Mỹ.

1684376940995.png


Để răn đe các lực lượng hải quân NATO, Gorshkov kết luận rằng hải quân Liên Xô cần các tàu chiến lớn hơn, có năng lực hơn và các máy bay tuần thám biển tầm xa. Ông không nhấn mạnh tàu sân bay là một phần của quá trình hiện đại hóa này, có thể là do khu vực hoạt động của hải quân Liên Xô không đủ lớn để chúng trở nên hữu ích. Ngược lại, Trung Quốc cần một hạm đội lớn hơn nhiều, bao gồm cả tàu sân bay, để duy trì sự hiện diện của hải quân hoặc tung phóng sức mạnh ở Ấn Độ Dương rộng lớn. Zhang Xusan, Phó tư lệnh PLAN vào cuối Chiến tranh Lạnh và thuộc thế hệ lãnh đạo hải quân cấp cao thứ hai sau Lưu Hoa Thanh, nhấn mạnh rằng PLAN cần tàu sân bay cho khả năng ngăn chặn trên biển. Ông hình dung các tàu sân bay Trung Quốc chủ yếu được sử dụng để bảo vệ Biển Đông, nhưng vì Trung Quốc hiện có các tàu sân bay “không thể chìm” dưới dạng các căn cứ đảo nhân tạo, lực lượng tàu sân bay ngày càng phát triển của PLAN có thể được tự do hoạt động ở Ấn Độ Dương.

1684377589300.png

Tàu sân bay của TQ

Đối với Hải quân Mỹ, các hoạt động trên tàu sân bay vẫn là giải pháp tốt nhất để duy trì sự hiện diện của hải quân ở Ấn Độ Dương, có thể điều động lực lượng vào Biển Đông để chống lại PLAN. Một đội tiến công tàu sân bay USN (CSG) - bao gồm một tàu sân bay và một tổ hợp các tàu chiến hộ tống - có thể tiến hành nhiều hoạt động khác nhau chống lại vô số mối đe dọa ở cả biển khơi và ven biển, nhờ khả năng cơ động và tấn công cao. Cũng giống như Hải quân Mỹ tin rằng các tàu chiến đa nhiệm có khả năng cao, là cần thiết để tiến hành toàn bộ các hoạt động hải quân trên không gian biển rộng lớn, PLAN có thể coi các đội tiến công tàu sân bay của riêng mình là lực lượng thích hợp duy nhất để đánh chặn và làm gián đoạn các hoạt động của đối phương ở Ấn Độ dương.

1684377767623.png

Hải quân Mỹ trên Ấn Độ Dương

Cách tiếp cận của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương rất giống với cách tiếp cận của hải quân Liên Xô ở Địa Trung Hải, mặc dù phương pháp khác nhau. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, Liên Xô đã cố gắng cưỡng ép Thổ Nhĩ Kỳ về mặt quân sự để đảm bảo quyền tiếp cận Địa Trung Hải qua eo biển Bosporus và Dardanelles. Thổ Nhĩ Kỳ quay sang Mỹ, gây ra cuộc khủng hoảng eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, và cuối cùng nỗ lực đe dọa của Liên Xô đã thất bại. Có lẽ lưu tâm đến việc cưỡng bức công khai có thể gây phản tác dụng phản tác dụng như thế nào, Trung Quốc đã theo đuổi ảnh hưởng và tiếp cận ở Ấn Độ Dương thông qua các công cụ thương mại và kinh tế khác. Trung Quốc đang tận dụng sức mạnh kinh tế khổng lồ của mình ở Ấn Độ Dương với cách tiếp cận “dân sự trước, quân sự sau”. Đầu tiên, Trung Quốc thu hút các quốc gia ven biển bằng các dự án tài trợ và phát triển để thiết lập sự hiện diện cơ sở hạ tầng và giành được ảnh hưởng và đòn bẩy chính trị tại đó; tiến đến, Bắc Kinh có thể chuyển ảnh hưởng này thành việc đảm bảo tiếp cận quân sự và hậu cần, đặc biệt là thông qua các cảng mà họ đã xây dựng và quản lý cho nước sở tại.

1684377839504.png


Có lo ngại rằng Trung Quốc hoàn thành việc mua lại bằng cách tác động và tiếp cận mang tính cưỡng bức những cơ sở hạ tầng chiến lược này thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), mà các quan chức Trung Quốc mô tả là “một cách để hợp tác cùng thắng, thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng chung và một con đường hướng tới hòa bình và hữu nghị bằng cách tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, đồng thời tăng cường trao đổi toàn diện". Bất chấp cách phác họa theo kiểu vô thưởng vô phạt này, Trung Quốc dần dần có thể mở rộng các cơ sở dân sự mà họ xây dựng ở nước ngoài để quân đội sử dụng, dựa trên sự phụ thuộc kinh tế ngày càng tăng của quốc gia sở tại vào Trung Quốc để đảm bảo tiếp tục tiếp cận.

Hải quân và Hải quân đánh bộ Mỹ cũng đánh giá cao tầm quan trọng của việc đảm bảo căn cứ và hậu cần trong các khu vực tranh chấp, và đã phát triển khái niệm Tác chiến Căn cứ hiện đại Viễn chinh để thiết lập các căn cứ tạm thời ở các khu vực dự kiến sẽ tranh chấp khi xung đột bùng nổ. Thiết lập một căn cứ quân sự có thể là một nhiệm vụ khó khăn trong môi trường đầy tranh chấp, nhưng nó dễ dàng thực hiện hơn trong thời bình. Tương tự, Trung Quốc dường như đang đặt nền móng cho việc tiếp cận cảng và hậu cần thời chiến ở Ấn Độ Dương, trước khi bất kỳ cuộc xung đột nào nổ ra, bao gồm cả việc phát triển “khả năng lưỡng dụng” ở một số cảng thương mại để hỗ trợ hậu cần cho các tàu chiến của PLAN. Trong tương lai gần, có thể sẽ phát triển hơn mười cảng do Trung Quốc điều hành ở Ấn Độ Dương với khả năng lưỡng dụng phục vụ nhu cầu thương mại và quân sự. PLAN đang nhanh chóng cải thiện khả năng vận hành và sử dụng các đội tiến công tàu sân bay. Vào tháng 4 năm 2018, tàu sân bay Liêu Ninh (CV 16) của Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động đội tiến công tàu sân bay đầu tiên của PLAN tại Biển Philippines, ngay phía đông Đài Loan; Tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc, Sơn Đông (CV 17), đã tiến hành các cuộc tập trận và thử nghiệm trên biển vào tháng 5 năm 2020.

1684378152357.png

Tàu Sơn Đông (CV 17)

PLAN cũng được cho là đang chế tạo một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân thế hệ tiếp theo và dự kiến sẽ đóng thêm một vài chiếc nữa. Toshi Yoshihara ước tính rằng PLAN có thể có 16 đến 20 tàu tuần dương, 36 đến 40 tàu khu trục và 40 đến 50 tàu frigat vào năm 2030, đây là cơ sở đủ cho lực lượng tác chiến mặt nước hình thành một số đội tiến công tàu sân bay và đồng thời tiến hành các hoạt động ASCEL trên Biển Hoa Đông. Các đội tiến công tàu sân bay tiềm năng này, kết hợp với các quyền duy trì và tiếp cận mà Trung Quốc dường như đang theo đuổi tại các cảng do Trung Quốc điều hành ở Ấn Độ Dương, sẽ mang lại cho PLAN khả năng kiểm soát biển, tung phóng sức mạnh và hậu cần tương tự như Hải quân Mỹ ở Ấn Độ dương. Điều này có thể làm suy yếu ảnh hưởng của các lực lượng Mỹ trong khu vực và sau đó đe dọa việc tiếp cận và tuyến hậu cần của Mỹ vào Biển Đông trong một cuộc xung đột.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

TRUNG QUỐC LÀ MỘT ĐỐI THỦ MẠNH HƠN BAO GIỜ HẾT

Giống như thần thoại Poseidon, Trung Quốc có cây đinh ba của riêng mình: chiến lược ba mũi nhọn để bảo vệ lãnh thổ và ngăn chặn bất kỳ sự can thiệp nào của Mỹ và các đồng minh. Nó bao gồm việc thực hiện chiến lược ASCEL trên Biển Hoa Đông, tạo ra khả năng trả đũa trên Biển Đông và thiết lập một khu vực hỗ trợ ở Ấn Độ Dương. Những chiến lược này phản ánh cách tiếp cận của hải quân Liên Xô ở Đông Âu, Biển Okhotsk và Địa Trung Hải trong Chiến tranh Lạnh. Sự tương phản giữa nền kinh tế không cân bằng của Liên Xô và nền kinh tế mạnh hơn của Trung Quốc, các đòn bẩy kinh tế mà nước này cung cấp và sự kết hợp chặt chẽ với chiến lược hải quân cho thấy tại sao cây đinh ba của Trung Quốc có triển vọng vượt trội so với chiến lược hải quân của Liên Xô trong trung hạn.

1684497511555.png


Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn còn lo ngại rằng Trung Quốc có thể trở thành nạn nhân của số phận tương tự như Liên Xô. Điều này thúc đẩy nghiên cứu dài hạn về sự sụp đổ của Liên Xô, kết luận rằng “căng thẳng quân sự do Chiến tranh Lạnh gây ra” làm gia tăng “sự chú trọng quá mức vào các ngành công nghiệp quốc phòng và lĩnh vực quân sự của nền kinh tế” và dẫn đến “sự thống trị của Đông Âu và các quốc gia khách hàng khác”, dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô. Nói cách khác, TQ hiểu rằng đầu tư quá nhiều vào quân sự hóa có thể gây ra sự sụp đổ của Trung Quốc - một bài học cho cây đinh ba của Trung Quốc.

Một số người có thể cho rằng quy mô của Biển Đông - chưa nói đến sự rộng lớn của Ấn Độ Dương - khiến Trung Quốc khó, có lẽ là không thể, bảo vệ các SLOC của mình một cách hiệu quả và do đó nước này vẫn dễ bị phong tỏa. Tuy nhiên, các chiến lược gia Trung Quốc đã tính đến các biện pháp giảm thiểu đối với lỗ hổng này. Fang Liang, giáo sư tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, nói rằng sức mạnh hải quân Trung Quốc có thể bảo vệ Con đường Tơ lụa trên Biển, một tập hợp con của Sáng kiến Vành đai và Con đường, bao gồm các SLOC từ Biển Đông đến Ấn Độ Dương. Bà nhận ra khả năng xảy ra xung đột vũ trang ở Biển Đông và ủng hộ việc phát triển một loạt các biện pháp phòng thủ chống lại các cuộc phong tỏa cho cả thời bình và thời chiến. Nếu một cuộc khủng hoảng leo thang ở một khu vực tranh chấp, PLAN sẽ điều lực lượng hải quân sử dụng các cuộc tuần tra và tập trận ở tiền duyên, với hy vọng tăng chi phí và rủi ro leo thang cho Mỹ và các đồng minh khi thực hiện phong tỏa.

1684497583133.png

Hải quân TQ trên Biển Đông

Trong cuộc xung đột vũ trang mở, PLAN có thể thực hiện các biện pháp "trả đũa tương ứng" tương ứng với mức độ phong tỏa. Ví dụ, Fang gợi ý rằng PLAN sẽ chặn các điểm tắc nghẽn quan trọng khác để áp đặt chi phí cho liên minh phong tỏa. Thực hiện các biện pháp như vậy - vốn đã được đề xuất trên các phương tiện truyền thông chính thức của Quân đội Trung Quốc vào năm 2015 - sẽ đòi hỏi lực lượng hải quân hùng hậu và mạnh mẽ, nhưng Trung Quốc đã có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới về số lượng, điều này làm cho việc thực hiện các đề xuất như vậy khả quan hơn.

Đối với Mỹ và các đồng minh, chiến lược của Trung Quốc gây ra những gánh nặng và tình thế tiến thoái lưỡng nan nghiêm trọng. Có thể sẽ là quá tốn kém cho Hải quân Mỹ khi cố gắng chống lại cả ba động cơ chiến lược của Trung Quốc - ở Biển Hoa Đông, Biển Đông và Ấn Độ Dương - cũng như đánh bại các lực lượng của PLAN vốn sẽ tiến công một khi xung đột bắt đầu. Nhà học thuyết người Đức Carl von Clausewitz tin rằng chiến tranh có cấu trúc nghiêng về bên phòng thủ, một phần là do những kẻ tấn công buộc phải tiêu hao lợi thế của họ, dần dần làm mất đi cơ hội chiến thắng của họ. Khó khăn này - được chứng thực bởi các trò chơi chiến tranh đã xem xét các kịch bản xung đột có thể xảy ra ở Thái Bình Dương - là điều mà các lực lượng Mỹ sẽ phải đối mặt khi cố gắng chiến đấu chống ba mũi đinh ba của Trung Quốc.

1684497673709.png

Hải quân Mỹ trên Biển Đông

Các hoạt động ASCEL của Trung Quốc sẽ làm phức tạp nghiêm trọng nỗ lực của Hải quân Mỹ trong việc xâm nhập vào vùng đệm của Trung Quốc trên Biển Đông. Nếu Trung Quốc phát triển và trưởng thành khả năng tiến hành các hoạt động CSG ở Ấn Độ Dương, Hải quân Mỹ sẽ khó đẩy PLAN trở lại Biển Đông hoặc Thái Bình Dương. Kết hợp với thách thức này, khoảng cách bất thường của lục địa Mỹ với ECS, SCS và Ấn Độ Dương gây ra những khó khăn đáng kể về hậu cần và Hải quân Mỹ sẽ yêu cầu một kế hoạch duy trì hợp lý để hỗ trợ tác chiến hàng hải ở các khu vực phía tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trớ trêu thay, theo một số cách, môi trường thời bình hoặc vùng xám có thể phức tạp hơn về mặt hậu cần so với thời chiến, bởi vì cho đến khi "quả bóng bay lên", Hải quân Mỹ phải duy trì sự hiện diện ở cả ba khu vực này để ngăn chặn các máy hút năng lượng và xói mòn có vị trí chiến lược đối với Trung Quốc, đồng thời vẫn đảm bảo năng lực và khả năng cho các hoạt động tấn công tiềm tàng trong trường hợp xảy ra xung đột. Giải quyết vô số các mặt trận chiến lược và nỗ lực này đồng thời đặt ra chi phí cao cho Mỹ — bản thân nó là một đặc điểm trong cách tiếp cận của Trung Quốc.

1684497748359.png


NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CHIẾN LƯỢC HẢI QUÂN CỦA TRUNG QUỐC



Giai đoạnChiến lượcĐường lối
Những năm 1950–1970Phòng thủ bờ biển/ phòng thủ ven bờKhu vực hoạt động chính: Vùng nước ven bờ Trung Quốc
Những mục tiêu chính: chi viện cho các chiến dịch trên bộ….
Những năm 1980–đầu thập niên 2000Phòng thủ ven bờKhu vực hoạt động chính: khu vực biển gần (Hoàng Hải, Biển Hoa Đông, Biển Đông)
Những mục tiêu chính: Bảo vệ chống lại sự xâm lược, thống nhất quốc gia, bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ các tuyến giao thông biển, bảo vệ các quyền và lợi ích trong môi trường biển
Đầu những năm 2000–Bảo vệ vùng biển gần / phòng thủ biển xaKhu vực hoạt động chính: các vùng biển mở và khu vực gần bờ
Những mục tiêu chính: răn đe chiến lược và phản công, cơ động đường biển, các chiến dịch liên hợp trên biển, phòng thủ tổng thể và chi viện tổng thể


 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
VŨ KHÍ HÓA SÁNG KIẾN VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG

Các quốc gia đang phát triển trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rõ ràng là đang rất cần phát triển và cung cấp tài chính cho cơ sở hạ tầng. Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Bắc Kinh đã cố gắng lấp đầy khoảng trống này, đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực vũ trụ, kỹ thuật số và y tế. Dù các nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố BRI là một công cụ phát triển “cùng thắng” và từ chối bất kỳ mục tiêu chiến lược cơ bản nào, thì những tuyên bố này không hoàn toàn xoa dịu những nghi ngờ và lo ngại ở cả nước chủ nhà và các quốc gia khác.

1684498093365.png


Đó là lý do tại sao Viện Nghiên cứu chính sách xã hội châu Á (ASPI) đã chuẩn bị một báo cáo vào năm 2019 mang tên Định hướng Sáng kiến Vành đai và Con đường. Báo cáo đó lập luận rằng dù lấp đầy khoảng trống quan trọng về tài chính và phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng BRI đã dẫn đến nhiều dự án không bền vững về mặt tài chính, thương mại, xã hội hoặc môi trường. Quy mô và phạm vi phù hợp của BRI ở mức những cải tiến khiêm tốn về tiêu chuẩn và thông lệ cũng có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho các nước chủ trì dự án. ASPI nhấn mạnh rằng các tiêu chuẩn và thực tiễn tốt nhất của cả quốc tế và Trung Quốc trong phát triển cơ sở hạ tầng nếu được hợp nhất sẽ thúc đẩy đáng kể tính bền vững tổng thể của các dự án BRI.

Tuy nhiên, chính sách đối ngoại quyết đoán và ‘cơ bắp’ hơn của Trung Quốc cùng với sự liên tục hội nhập của các lĩnh vực quân sự và dân sự đã khiến các quốc gia đăng cai dự án và cộng đồng quốc tế ngày càng lo ngại rằng có nhiều vấn đề hơn là diện mạo bắt mắt bên ngoài khi nói đến một số khoản đầu tư BRI. Washington, Tokyo và các nước khác đã nâng cao cảnh báo ngày càng tăng về động cơ thầm kín của Bắc Kinh, cũng như khả năng thương mại và quân sự kép của các dự án BRI và ý nghĩa chiến lược của chúng.

Chương trình hiện đại hóa quân sự nhanh chóng, sự phổ biến và quyết đoán ngày càng tăng của lực lượng hải quân và không quân cũng như sự thèm muốn vô độ đối với các cảng biển trên toàn thế giới của Trung Quốc đã khiến phương Tây lo ngại về vai trò của BRI trong chiến lược an ninh của Trung Quốc. Hơn nữa, việc mở rộng BRI vào vũ trụ thông qua việc triển khai Mạng vệ tinh Beidou và vào lĩnh vực kỹ thuật số thông qua Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số đặt ra thêm câu hỏi về cách Bắc Kinh có thể sử dụng các tính năng công nghệ của BRI để tăng cường ảnh hưởng của mình đối với các quốc gia tiếp nhận và đạt được lợi thế quân sự. Sự nghi ngờ đặc biệt đã dồn vào các cảng dường như được xây dựng quá mức nhưng chưa được sử dụng đầy đủ dọc theo các tuyến đường thương mại quan trọng của Ấn Độ Dương, có vẻ phù hợp với vai trò là căn cứ hải quân tiềm năng hơn là hoạt động thương mại.

I. Giới thiệu

SÁNG KIẾN VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG (BRI), DO CHỦ TỊCH TRUNG QUỐC TẬP CẬN BÌNH CÔNG BỐ VÀO NĂM 2013, LÀ CHƯƠNG TRÌNH CƠ SỞ HẠ TẦNG QUỐC TẾ QUY MÔ LỚN VỚI SỰ THAM GIA CỦA GẦN 140 QUỐC GIA VÀ 30 TỔ CHỨC QUỐC TẾ.
Tầm nhìn đầy tham vọng của ông Tập Cận Bình là xây dựng một mạng lưới cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới nhằm tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư và kết nối với Trung Quốc. Sáng kiến này là một danh mục đầu tư lỏng lẻo gồm các dự án khác nhau, nhiều dự án có trước thương hiệu "Vành đai và Con đường". BRI bao gồm “Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa” trên đất liền và “Con đường Tơ lụa trên biển Thế kỷ 21” trên biển. Nó bao gồm ước tính khoảng 1 nghìn tỷ USD trong các dự án cơ sở hạ tầng bao gồm năng lượng, giao thông, khai thác mỏ, công nghệ thông tin (CNTT), “thành phố thông minh” và các đặc khu kinh tế (SEZ). Bổ sung cho “Một vành đai, một con đường” ban đầu hiện nay là “Con đường tơ lụa kỹ thuật số”, “Hành lang thông tin không gian vành đai và con đường”, “Con đường tơ lụa về y tế” và “Vành đai và Con đường xanh”. Sự phổ biến của các hành lang và con đường BRI này đã cung cấp cho Bắc Kinh một công cụ đa dụng để hỗ trợ các chính sách kinh tế và đối ngoại của nước này và một thương hiệu liên kết các luồng khác nhau với nhau dưới một khẩu hiệu.

Duy trì sự kiểm soát của đảng và đảm bảo an ninh và ổn định trong nước vẫn là ưu tiên hàng đầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên, BRI là trọng tâm trong chiến lược của ông nhằm mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc và thiết lập vị thế của nước này như một nhà lãnh đạo toàn cầu. Bằng chứng về tầm quan trọng của BRI là thực tế là nó đã được đưa vào hiến pháp của Trung Quốc vào năm 2017. BRI cũng đóng vai trò xây dựng lợi thế thể chế kinh tế bằng cách cho phép Trung Quốc đưa hàng hóa của mình đến các thị trường châu Âu và quốc tế khác theo cách rẻ hơn và nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh và đồng thời đảm bảo khả năng tiếp cận tài nguyên thiên nhiên với chi phí thấp thông qua các hành lang BRI. Tăng khả năng cạnh tranh và nhập khẩu năng lượng đáng tin cậy thông qua BRI hỗ trợ mục tiêu thiên niên kỷ của Trung Quốc là trở thành một xã hội hùng cường và thịnh vượng vào năm 2049.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã liên tục coi BRI là một sáng kiến hợp tác kinh tế dựa trên sự hợp tác “cùng thắng” nhằm thúc đẩy hòa bình và phát triển thế giới. Như đã nêu trong tuyên bố tầm nhìn của sáng kiến, BRI nhằm cải thiện kết nối tài chính, thương mại và giữa con người với con người; giải quyết nhu cầu cấp thiết về tài chính và phát triển cơ sở hạ tầng; tăng cường điều phối chính sách; và tích hợp tài chính hơn nữa. Tại Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ hai năm 2019, Chủ tịch Tập tuyên bố rằng BRI “đã mở ra không gian mới cho tăng trưởng kinh tế, tạo ra các nền tảng mới cho thương mại và đầu tư quốc tế và đưa ra những cách thức mới để cải thiện quản trị kinh tế toàn cầu”.

Cơ sở hạ tầng cảng biển là trọng tâm của BRI vì các cảng rất quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc. Khả năng tiếp cận an toàn tới các cảng cho phép Trung Quốc vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu công nghiệp và nội địa cũng như đưa các sản phẩm của mình ra thị trường một cách hiệu quả. Các cảng và các tuyến đường biển liên quan của chúng có giá trị chiến lược quan trọng vì là các tuyến đường vận tải năng lượng và hàng hóa. Vì thế, chúng cần được bảo vệ.

1684498344802.png


Các cảng là một trong một số bộ phận cấu thành chiến lược của Sáng kiến Vành đai và Con đường. Nó cũng bao gồm các dạng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải khác như đường bộ, đường sắt, sân bay và cơ sở hạ tầng năng lượng như đường ống và đập. Trên thực tế, các dự án năng lượng chiếm khoảng 44% tổng xây dựng BRI, vượt qua cơ sở hạ tầng giao thông, chiếm khoảng 30%. Mặc dù không thể phóng đại tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng vật chất, BRI không chỉ là một danh mục tài sản trên cạn. Việc mở rộng sáng kiến sang các lĩnh vực kỹ thuật số và vũ trụ nhấn mạnh bản chất toàn diện của nó. Khi khởi động Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số và Hành lang Thông tin Không gian BRI, việc cung cấp công nghệ Trung Quốc và quyền truy cập vào các mạng của Trung Quốc mang lại cho Bắc Kinh cơ hội tăng cường kết nối kỹ thuật số ở các quốc gia và khu vực đối tác, nâng cao tiêu chuẩn công nghệ của Trung Quốc và hỗ trợ sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là cường quốc công nghệ.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã phải cố gắng hết sức để tránh kết nối BRI với các mục tiêu quốc phòng của mình. Quân đội Trung Quốc (PLA), đã thể hiện gần như không can dự vào sáng kiến này. Các sĩ quan cấp cao thường khẳng định rằng PLA không tham gia vào các dự án; trên thực tế, việc bảo vệ các cơ sở BRI ở nước ngoài thường được giao cho các chính phủ sở tại hoặc cho một số lượng ngày càng tăng các nhà thầu an ninh tư nhân của Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh rằng BRI chỉ là về hợp tác và phát triển kinh tế và không bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu quân sự. Năm 2019, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã đề cập rõ ràng đến BRI trong một bài phát biểu trước khán giả nước ngoài, khi nói rằng quân đội Trung Quốc sẽ theo đuổi hợp tác hữu nghị với quân đội nước ngoài “trong khuôn khổ BRI”.

Tuy nhiên, sự nghi ngờ sâu sắc gắn liền với BRI và các động cơ chiến lược thầm kín của Trung Quốc. Một số nghi ngờ liên quan đến “cuộc chơi lớn” hơn của Trung Quốc. Các nhà phân tích chính sách và những người theo dõi Trung Quốc thường xuyên cảnh báo rằng BRI là một nỗ lực nhằm thúc đẩy tham vọng của ĐCSTQ nhằm đảm bảo vị thế bá chủ của Trung Quốc. Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi bày tỏ lo ngại rằng kết nối được tạo điều kiện bởi BRI đang làm xói mòn chủ quyền của các quốc gia khác. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cáo buộc Trung Quốc lợi dụng các khoản đầu tư ra nước ngoài để buộc các quốc gia khác đưa ra các quyết định an ninh dưới mức tối ưu. Đô đốc Philip Davidson của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương Mỹ đã mô tả BRI là “một con ngựa rình rập để thúc đẩy các mối quan ngại về an ninh của Trung Quốc”. Sách Trắng Quốc phòng năm 2019 của Nhật Bản nêu bật mối quan ngại rằng các dự án cơ sở hạ tầng BRI đang tạo điều kiện cho việc mở rộng PLA sang Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Châu Phi và Châu Âu.

1684498487177.png

Căn cứ quân sự TQ tại Djibouti

Mối quan tâm cuối cùng đó chỉ ra sự nghi ngờ rằng Trung Quốc tham gia rất nhiều vào các cảng trên toàn thế giới - xây dựng, mua hoặc vận hành chúng - là một mưu đồ nào đó chứ không phải thiện chí, đặc biệt được xem xét trong bối cảnh chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc và sự phát triển của lực lượng hải quân nước này trên phạm vi toàn cầu. Liệu một loạt các cảng do Trung Quốc sở hữu hoặc điều hành, đặc biệt là các cảng dọc theo Ấn Độ Dương, sẽ được kết hợp thành một chuỗi các căn cứ quân sự kiên cố mạnh mẽ để hỗ trợ khả năng chiến đấu trên biển của Trung Quốc - được gọi là "Chuỗi ngọc trai"? Một căn cứ quân sự ở nước ngoài được thừa nhận của Trung Quốc, Căn cứ Hỗ trợ Hậu cần Djibouti của PLA, nằm ở lối vào của eo biển nối Ấn Độ Dương với Kênh đào Suez, qua đó có thể tiếp cận các thị trường châu Âu. Cảng Hambantota của Sri Lanka, một dự án BRI mang tính bước ngoặt, không được các tàu vận tải ghé đậu mặc dù đã đầu tư nhiều năm và thậm chí không được xác định là sẽ không tạo ra lợi nhuận trong nhiều năm. Tương tự, Cảng Gwadar ở Pakistan, nằm dọc theo huyết mạch dầu mỏ của Trung Quốc đến eo biển Hormuz và Vịnh Ba Tư, rõ ràng đã không thu hút được các tàu thương mại đủ để làm cho cảng khả thi về mặt tài chính.

1684498527506.png

Cảng Djibouti

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Mối quan tâm tương tự cũng đã được nêu ra trên các hành lang tập trung vào công nghệ của BRI. Chắc chắn, các nền kinh tế đang phát triển sẽ được hưởng lợi từ công nghệ và hệ thống thế hệ mới của Trung Quốc giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập của họ vào nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu. Tuy nhiên, Bắc Kinh thu được gì khi cung cấp các tài sản công nghệ này cho các quốc gia BRI? Trung Quốc có thể tích lũy những lợi thế chiến lược và quân sự nào thông qua việc thành lập Con đường tơ lụa kỹ thuật số và Hành lang thông tin không gian BRI? BRI có phải là một phương tiện để tạo ra một hệ sinh thái khu vực do Trung Quốc thống trị mở rộng gây bất lợi cho Mỹ và các quốc gia có liên quan về mặt quân sự cũng như thương mại không? Báo cáo này sẽ xem xét những câu hỏi này.

TẤT CẢ “CÙNG THẮNG”: BIỂU TƯỢNG CHÍNH THỨC CỦA SÁNG KIẾN VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG

Trung Quốc đã nhất quán tìm cách phác họa BRI là một sáng kiến hòa bình và “cùng thắng”, sẽ mang lại lợi ích chung cho cả Trung Quốc và các quốc gia sở tại. Trung Quốc cũng đã cố gắng hạ thấp mọi khía cạnh quân sự hoặc các đặc điểm liên quan đến quốc phòng của BRI hoặc các dự án cụ thể của nó. Bắc Kinh đã cố tình thay đổi bản dịch tiếng Anh chính thức của Vành đai và Con đường vào năm 2017 từ “chiến lược” (战略) thành “sáng kiến” (倡议) để giảm bớt các dư âm về địa chính trị. Cùng năm đó, ông Tập Cận Bình đã gặp khó khăn khi phải đảm bảo với những vị khách quốc tế tham dự Diễn đàn Vành đai và Con đường rằng “trong việc theo đuổi Sáng kiến Vành đai và Con đường, [Trung Quốc] sẽ không sử dụng cơ động địa chính trị lỗi thời” và đi xa đến mức kêu gọi sự không liên kết các nguyên tắc từ những năm 1950. Trong một diễn đàn riêng, Chủ tịch Tập nhấn mạnh, “BRI là một sáng kiến hợp tác kinh tế thay vì một liên minh địa chính trị hoặc liên minh quân sự”.

1684552103043.png


Để phù hợp với nỗ lực của TQ nhằm giảm bớt các yếu tố địa chiến lược của BRI, các quan chức quân sự Trung Quốc có xu hướng giảm thiểu cả vai trò của PLA trong thiết kế dự án BRI và lợi ích chiến lược của việc có các cảng do Trung Quốc sở hữu và điều hành ở nước ngoài. Trong một bài báo, Đô đốc đã nghỉ hưu Zhang Deshun, cựu Phó Tham mưu trưởng Hải quân Trung Quốc (PLAN), đã viết rằng Trung Quốc “không có chương trình nghị sự để thiết lập các căn cứ quân sự hoặc đe dọa các căn cứ của các quốc gia khác ở nước ngoài”. Những biểu hiện như vậy phù hợp với những nỗ lực lâu nay của Trung Quốc nhằm thuyết phục thế giới về ý định hòa bình của họ. Sách Trắng Quốc phòng năm 2019 của Trung Quốc đưa ra sự đảm bảo nhẹ nhàng rằng Trung Quốc “chống lại sự xâm lược và bành trướng… không bao giờ đi theo vết xe đổ của các cường quốc lớn trong việc tìm kiếm bá quyền… không bao giờ đe dọa bất kỳ quốc gia nào hoặc tìm kiếm bất kỳ phạm vi ảnh hưởng nào”.

1684552245919.png

TQ mở rộng cảng quân sự Ream tại Campuchia

Tuyên bố của Trung Quốc về bản chất trỗi dậy hòa bình của mình rằng Bắc Kinh tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước khác, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác và cam kết cùng nhau phát triển đôi bên cùng thắng, tất cả tạo thành bối cảnh thông điệp cho việc xây dựng thương hiệu BRI. Để xóa tan nhận thức về “mối đe dọa Trung Quốc”, Bắc Kinh ngày càng thể hiện vai trò của mình khi tăng cường trách nhiệm quốc tế. Bắc Kinh coi các hoạt động chống cướp biển, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa (HADR), và các hoạt động chống khủng bố là những ví dụ về việc Trung Quốc tạo ra những điều tốt đẹp cho cộng đồng quốc tế.

1684552624839.png

TQ xây dựng sân bay gần cảng Ream của Campuchia

Việc Trung Quốc cần đưa ra lời trấn an về bản chất hòa bình của sự trỗi dậy được thúc đẩy một phần không nhỏ bởi sự gia tăng mạnh chi tiêu quốc phòng cũng như sản xuất và triển khai các khí tài quân sự. Chi tiêu quốc phòng thực tế của Trung Quốc đã tăng từ 36,9 tỷ USD năm 1999 lên ước tính 266,4 tỷ USD vào năm 2019. Con số này chỉ đứng sau Mỹ và gần gấp ba lần so với của Nhật Bản và Hàn Quốc cộng lại.

1684552419476.png

1684552462170.png

TQ triển khai tên lửa HQ-9 tại một căn cứ mới trên đảo Hải Nam

Dù chiến lược quân sự của Bắc Kinh vẫn tập trung nhiều vào việc bảo vệ biên giới và vùng biển gần của Trung Quốc, nhưng thông qua các cải cách quân sự và sửa đổi từ năm 2015, PLA đã củng cố đáng kể khả năng hoạt động ở phạm vi xa hơn. Các khí tài quân sự mới đã làm tăng khả năng thám hiểm của lực lượng này. Máy bay ném bom tầm xa và máy bay làm nhiệm vụ đặc biệt đã mở rộng phạm vi hoạt động của Lực lượng Không quân Trung Quốc (PLAAF). Các tàu mới của Hải quân Trung Quốc, bao gồm một tàu sân bay được đóng trong nước và các tàu tiếp liệu có thể hoạt động xa hơn ngoài khơi, củng cố khả năng của quân đội vượt ra ngoài phạm vi phòng thủ lục địa vươn tới các chiến dịch viễn chinh. Các nhà đóng tàu Trung Quốc hiện đang đóng tàu chiến mới, bao gồm các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm hiện đại, có khả năng cao, với tốc độ vượt xa Mỹ và các đồng minh. Người ta ước tính rằng đến năm 2021, Trung Quốc sẽ có khoảng 124 tàu chiến và tàu ngầm phù hợp để thực hiện các sứ mệnh “biển xa” ở nước ngoài. Ngoài ra, các nhà máy đóng tàu của họ cũng đang sản xuất một số lượng lớn các tàu thương mại (Ro -Ro) các tàu có thể được sử dụng để bổ sung khả năng vươn xa của Trung Quốc.

1684552549340.png

Máy bay H-6 của TQ trên Biển Đông

Những tuyên bố về mục đích hòa bình của Trung Quốc đã vấp phải sự hoài nghi rộng rãi. Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2017 của Mỹ nêu rõ rằng Trung Quốc đang tăng cường khả năng quân sự nhằm ngăn chặn việc tiếp cận của Mỹ trong thời kỳ khủng hoảng và chống lại khả năng của chúng ta trong việc hoạt động tự do tại các khu thương mại quan trọng trong thời bình. Chiến lược mô tả Trung Quốc đang hoạt động “dưới ngưỡng của xung đột quân sự công khai và ở rìa luật pháp quốc tế”, cảnh báo rằng Bắc Kinh đang tìm cách thay thế Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và sắp xếp lại khu vực theo cách có lợi cho mình. Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds đã cảnh báo về sự gia tăng theo cấp số nhân của việc hiện đại hóa quân đội và việc Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, mặc dù công khai cam kết không làm như vậy. Ngay cả các chính phủ Đông Nam Á, thường thận trọng với Bắc Kinh do lo ngại bị đe dọa, đã bày tỏ lo ngại về hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, mặc dù không nước nào dám thẳng thừng như tổng thống trước đây của Philippines Benigno Aquino III, người đã ví các hoạt động của Trung Quốc như sự thôn tính Sudetenland của Đức Quốc xã trước Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.

1684552820687.png

Tàu hải cảnh TQ trên Biển Đông

........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Dù bày tỏ quan ngại về tham vọng quân sự của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông và Hoa Đông, nhưng rất ít chính phủ trực tiếp đề cập đến những tác động quân sự của BRI. Ấn Độ, quốc gia coi Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) của BRI là đáng báo động, là một trong số đó. Các quan chức và nhà bình luận Ấn Độ cũng bày tỏ quan ngại rộng rãi hơn về các dự án BRI dọc Ấn Độ Dương đang tạo thành mối đe dọa an ninh. Những cảnh báo này đã được phản ánh trong hai báo cáo năm 2019 do Lầu Năm Góc công bố dự báo rằng các dự án BRI có thể sẽ tăng cường sự hiện diện của quân đội Trung Quốc ở nước ngoài do nhu cầu cung cấp an ninh cho các dự án ở nước ngoài.

Trung Quốc luôn phủ nhận rằng họ có kế hoạch xây dựng các căn cứ ở nước ngoài - gần đây nhất là bác bỏ các báo cáo về thỏa thuận với Campuchia để cho Hải quân Trung Quốc thuê một phần cảng Koh Kong. Trong lịch sử, câu chuyện về chủ nghĩa xa lánh bành trướng của TQ đã bác bỏ ý tưởng thiết lập các căn cứ quân sự ở nước ngoài. Sách Trắng Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố rằng "Trung Quốc không tìm cách tăng cường sự hiện diện quân sự, cũng không đóng quân hoặc thiết lập căn cứ quân sự ở bất kỳ quốc gia nước ngoài nào". Các quan chức Trung Quốc liên tục nói với khán giả phương Tây rằng "Trung Quốc không hề chiếm một inch vuông đất nước ngoài nào ... cũng như không sở hữu bất kỳ căn cứ quân sự nào ở nước ngoài". Như các nhà phân tích tại Đại học Quốc phòng đã chỉ ra, Trung Quốc từ lâu đã lo ngại rằng việc thiết lập các căn cứ ở nước ngoài sẽ làm tổn hại đến hình ảnh của nước này như một cường quốc đang trỗi dậy hòa bình và do đó đe dọa tăng trưởng kinh tế của nước này.

1684553344091.png

Cầu cảng mới tại Cảng Koh Kong

Điều đó không có nghĩa là không có tranh luận về ý tưởng thiết lập căn cứ ở nước ngoài. Vào khoảng năm 2009, một sĩ quan Quân đội Trung Quốc đã viết trên tờ Thời báo Hoàn cầu rằng: “Nếu chúng ta tự gây khó khăn cho chính mình… bằng cách duy trì sự hiểu biết cứng nhắc về các học thuyết không liên minh và không đóng quân ở nước ngoài, thì điều đó sẽ gây khó khăn lớn cho Trung Quốc khi ở nước ngoài. Năm sau đó, ngay sau khi Trung Quốc tham gia các hoạt động chống cướp biển đa quốc gia ở Vịnh Aden, một học giả nổi tiếng cho rằng việc thiết lập căn cứ ở nước ngoài không phải là điều cấm kỵ, viết: “Thiết lập các căn cứ quân sự ở nước ngoài không phải là một ý tưởng mà chúng ta phải xa lánh; ngược lại, đó là quyền của chúng ta. Các căn cứ do các quốc gia khác thiết lập dường như được sử dụng để bảo vệ các quyền và lợi ích của họ ở nước ngoài”. Gần bảy năm sau vào năm 2017, việc thành lập Căn cứ hỗ trợ hậu cần ở Djibouti của Quân đội Trung Quốc xuất hiện như một phản ánh của logic đó và là một điềm báo về những điều sắp xảy ra.

1684553419682.png

Căn cứ Djibouti

III. Lá cờ theo sau thương mại: BRI trong Chiến lược an ninh của Trung Quốc

DƯỚI THỜI CHỦ TỊCH TẬP CẬN BÌNH, VIỆC ĐẠT ĐƯỢC SỰ PHỤC HƯNG VĨ ĐẠI DÂN TỘC TRUNG HOA ĐÃ TRỞ THÀNH MỘT CHỦ ĐỂ NHẤT QUÁN VÀ MỘT MỤC TIÊU HƯỚNG TỚI.

Ông Tập Cận Bình cũng đã nói rõ rằng để trở thành một dân tộc vĩ dại phải có một quân đội mạnh, luôn “sẵn sàng chiến đấu, có khả năng ciến đấu, và bảo đảm giành thắng lợi”. Kể từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, chiến lược quân sự của Trung Quốc là "phòng thủ chủ động". Tiền đề chính của phòng thủ chủ động là Trung Quốc sẽ chỉ tấn công sau khi bị tấn công. Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ của Hải quân Trung Quốc là giữ cho kẻ thù tiềm tàng càng xa bờ biển phía đông của Trung Quốc càng tốt. Đây là khu vực đầu tàu kinh tế của nước này.

1684553554677.png


Một trong những ưu tiên và động lực chính đằng sau việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc là ngăn cản sự độc lập của Đài Loan và cuối cùng là thúc đẩy sự thống nhất của họ với đại lục. Nhấn mạnh tầm quan trọng của mối đe dọa chiến lược, Sách Trắng Quốc phòng năm 2019 của Trung Quốc tuyên bố rằng họ sẽ không chỉ “phản đối và chống lại sự độc lập của Đài Loan” mà còn tuyên bố rằng “Quân đội Trung Quốc sẽ kiên quyết đánh bại bất kỳ thế lực nào cố gắng tách Đài Loan khỏi Trung Quốc và bảo vệ sự thống nhất tổ quốc bằng mọi giá”. Một phần quan trọng của chiến lược này là phát triển một lực lượng có thể ngăn chặn, răn đe và thậm chí đánh bại bất kỳ sự can thiệp nào của bên thứ ba trong các vùng biển gần của Trung Quốc và trong việc đối phó với Đài Loan.

1684553618292.png


Năm 2004, với khẩu hiệu “Sứ mệnh lịch sử mới”, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã mở rộng phạm vi địa lý đã tuyên bố về lợi ích an ninh của Trung Quốc bằng cách giao nhiệm vụ cho quân đội bảo vệ các lợi ích ở nước ngoài của Trung Quốc và duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Một thập kỷ sau, chiến lược quân sự của Trung Quốc là “giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh được thông tin hóa” phản ánh sự chú trọng tăng cường vào lĩnh vực biển, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ, thu thập dữ liệu và tác chiến liên hợp giữa các quân chủng của Quân đội Trung Quốc. Năm 2012, Đại hội Đ.... ảng 18 cũng tuyên bố rằng Trung Quốc nên trở thành một “cường quốc biển mạnh”. Vào năm 2013, chiến lược lâu dài của Hải quân Trung Quốc là “Phòng thủ vùng biển gần” đã được sửa đổi để trở thành “Phòng thủ vùng biển gần, Bảo vệ vùng biển xa”. Trong Sách trắng quốc phòng năm 2019, “Quốc phòng của Trung Quốc trong kỷ nguyên mới”, Bắc Kinh kêu gọi quân đội bảo vệ các quyền đường biển của Trung Quốc; chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước; các lợi ích an ninh vũ trụ bên ngoài và không gian mạng; và các lợi ích ở nước ngoài.

1684553684428.png


Sự phát triển trong chiến lược quân sự này vừa dễ hiểu vừa phù hợp với logic chiến lược của Trung Quốc, do sự mở rộng nhanh chóng các lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài và sự phụ thuộc của nước này vào nhập khẩu năng lượng và nguyên liệu thô thông qua các tuyến đường biển (SLOC) dễ bị tổn thương. Để đáp ứng nhu cầu an ninh của mình và chuyển sang lực lượng hải quân kép “phòng thủ vùng biển gần và bảo vệ vùng biển xa”, Trung Quốc lần đầu tiên tăng cường năng lực quân sự của mình trong việc bảo vệ biên giới và các vùng biển lân cận. Sau đó, Bắc Kinh chuyển sang nhiệm vụ bảo vệ vùng biển xa của hải quân. Trung Quốc đã triển khai nhiều kế hoạch và phát triển các khả năng mới trong nhiều lĩnh vực. Các bước này đã tăng cường sức mạnh của Quân đội Trung Quốc trong việc áp đặt chi phí cho kẻ thù và hạn chế quyền tiếp cận của nước khác cũng như quyền tự do hoạt động bên trong chuỗi đảo thứ nhất, trải dài từ Kuril qua Đài Loan và Borneo và Hoàng Hải, Hoa Đông và Biển Đông. Nhiệm vụ bảo vệ vùng biển xa bổ sung đã yêu cầu năng lực viễn chinh và huấn luyện mới để bảo vệ SLOC và danh mục tài sản ở nước ngoài ngày càng tăng của Trung Quốc. Điều này đã dẫn đến việc Quân đội Trung Quốc tăng cường thúc đẩy ưu thế trên biển vào chuỗi đảo thứ hai, trải dài từ Nhật Bản qua Guam và tới Indonesia.

1684553769314.png

Các chuỗi đảo trong chiến lược phòng ngự từ xa của TQ

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Chiến lược quân sự mở rộng này được đồng hành và thúc đẩy bởi sự gia tăng mạnh mẽ chi tiêu quốc phòng, như đã đề cập ở trên. Sự tăng trưởng đó tương ứng với việc chú trọng nhiều hơn vào lĩnh vực biển. Trong khi ngân sách quốc phòng tổng thể của Trung Quốc tăng khoảng 55% kể từ năm 2015, thì kinh phí dành cho Hải quân Trung Quốc đã tăng khoảng 82%. Lực lượng này đã phát triển thành lực lượng hải quân lớn nhất thế giới với số lượng ngày càng tăng gồm tàu ngầm, tàu tiếp viện, tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường, tàu khu trục, tàu frigát và bây giờ là tàu sân bay - những trang bị biển xa này giúp Hải quân Trung Quốc có thể hoạt động ở những nơi xa hơn.

1684927549945.png

Hải quân TQ

Nhưng sự phát triển này không chỉ giới hạn ở phần cứng. Hải quân Trung Quốc đã tham gia nhiều hoạt động quân sự không phải chiến tranh (MOOTW), bao gồm hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, sơ tán dân thường và các hoạt động chống cướp biển ngoài chuỗi đảo thứ hai. Cùng với việc mở rộng địa bàn hoạt động, quân đội Trung Quốc yêu cầu các hệ thống hậu cần phải bổ sung và hỗ trợ các lực lượng triển khai ở nước ngoài. Một số hoạt động này được thực hiện thông qua các tài sản và hoạt động của Quân đội Trung Quốc. Nhưng phần lớn việc cung cấp và tái bổ sung được thực hiện thông qua việc mở rộng mạng lưới hậu cần thương mại của Trung Quốc. Sức mạnh tổng hợp này đã được thúc đẩy bằng việc ban hành nhiều quy định và luật thúc đẩy sự hòa hợp dân sự-quân sự. Cụ thể, đây là những biện pháp cung cấp cho PLA quyền kêu gọi các đội tàu dân sự và tài sản thương mại hỗ trợ. Điều đó sẽ được đề cập kỹ hơn ở phần sau.

1684927593762.png

Hải quân TQ

Rõ ràng, Trung Quốc đã nghiên cứu cách làm của Mỹ và ở một số khía cạnh, dường như đang điều chỉnh nó cho phù hợp với các đặc điểm của Trung Quốc. Cũng giống như trong những thập kỷ qua Mỹ đã sử dụng ngoại giao quân sự để củng cố và bổ sung các phương thức truyền thống của ngoại giao chính trị và kinh tế, chúng ta thấy Trung Quốc ngày càng thực hiện các hoạt động tương tự. Chúng bao gồm tăng cường bán vũ khí, các cuộc tập trận quân sự song phương và đa phương, cùng các chương trình giáo dục và đào tạo.

Dù người Trung Quốc tỏ ra né tránh thừa nhận yếu tố quân sự công khai đối với các dự án hoặc chiến lược BRI, nhưng họ đã rất mạnh miệng trong việc đưa ra trường hợp về mối liên hệ giữa an ninh và phát triển. Một mặt, an ninh là điều kiện để phát triển kinh tế bền vững - cả trong và ngoài nước. “Một cái cây không thể mọc cao hay kết trái trong một vùng đất cằn cỗi bị tàn phá bởi ngọn lửa chiến tranh”, như lời cựu Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì. Mặt khác, phát triển kinh tế hỗ trợ cho sự ổn định và an ninh. Ông Dương cũng chỉ ra rằng “để xây dựng an ninh lâu dài, phát triển và thịnh vượng phải đi cùng”. Nhấn mạnh mối liên hệ giữa ổn định và tăng trưởng kinh tế tại Hội nghị Công tác Ngoại giao Ngoại giao 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng mục tiêu chính của “ngoại giao láng giềng” là duy trì sự ổn định trong khu vực lân cận của đất nước để Trung Quốc có thể thiết lập một trật tự kinh tế khu vực mới thông qua BRI. Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng để BRI thành công, cần có một môi trường chính trị và an ninh ổn định. Sau đó, ông cảnh báo rằng một số quốc gia dọc theo Con đường Tơ lụa phải đối mặt với “xung đột, bất ổn, khủng hoảng và thách thức” khó có thể đảm bảo một “môi trường an ninh chung, toàn diện, hợp tác và bền vững… được xây dựng và chung tay bởi tất cả”. Gần đây hơn, trong một bài phát biểu tại Trường Đảng Trung ương, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi một hệ thống an ninh BRI mạnh mẽ hơn để bảo vệ các lợi ích, nhân sự và dự án của Trung Quốc ở nước ngoài.

1684927680876.png


.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

IV. Những thách thức mà Quân đội Trung Quốc phải đối mặt

Có những khó khăn trong chính sách phòng thủ biển gần và biển xa của Trung Quốc và những tham vọng lãnh thổ vẫn chưa thành hiện thực của nước này. Các mục tiêu chính của TQ bao gồm tái thống nhất Đài Loan, bằng vũ lực nếu cần thiết, thực thi chủ quyền trên một số hoặc toàn bộ Biển Đông và Biển Hoa Đông, và bảo đảm biên giới trên bộ với Ấn Độ. Những ưu tiên này sẽ làm hạn chế các nguồn lực mà Trung Quốc có thể bỏ ra để tung phóng sức mạnh quân sự bên ngoài Đông Á. Tuy nhiên, những dự án và các khoản đầu tư ngày một tăng của Trung Quốc trên toàn thế giới đã thúc đẩy quân đội, đặc biệt là Hải quân Trung Quốc, phải có thể hoạt động xa hơn từ lục địa.

1684927754384.png


Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc đã triển khai một nghiên cứu lớn vào năm 2013 và đánh giá rằng “các tuyến đường biển đã trở thành ‘huyết mạch’ phát triển kinh tế và xã hội của [Trung Quốc]… nhưng Trung Quốc không thể chiếm hữu hay kiểm soát chúng; trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hoặc chiến tranh trên biển, các tuyến đường biển của Trung Quốc có khả năng bị cắt đứt”. Các tuyến đường biển này chạy từ Bắc Phi và Trung Đông qua eo biển Hormuz, Ấn Độ Dương, eo biển Malacca và Biển Đông. Đây là những đường dẫn cho khoảng 80% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc. Nói rộng hơn, gần 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đến từ hoạt động ngoại thương và hơn 60% trong số đó được vận chuyển bằng đường biển. Với việc ngày càng phụ thuộc vào các SLOC để vận chuyển các nguồn cung cấp năng lượng và hàng hóa, Bắc Kinh có một mối lo ngại dễ hiểu về tính dễ bị tổn thương của các tuyến cung cấp trên biển. Các nhà lập kế hoạch cảnh giác với nguy cơ các eo biển chính có thể trở thành những điểm nghẽn chiến lược. Với sứ mệnh bảo vệ các lợi ích ở nước ngoài và bảo vệ các SLOC chủ yếu thuộc về hải quân, vào năm 2018, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải Vương Hải tuyên bố rằng chúng ta “phải phối hợp chặt chẽ với Sáng kiến Vành đai và Con đường, sử dụng nhiều công cụ để bảo vệ an ninh của các tuyến đường biển chiến lược trong khu vực, và đảm bảo rằng các khả năng chiến lược có thể mở rộng và tỏa ra ở bất cứ nơi nào mà các lợi ích của Trung Quốc phát triển”.

1684927840013.png


Trong khi Hải quân Trung Quốc đã thực hiện các bước để cải thiện khả năng hoạt động ở nước ngoài phù hợp với sự gia tăng lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài, thì những hạn chế mà Quân đội Trung Quốc phải đối mặt như năng lực hậu cần và hoạt động ở nước ngoài ngày càng trở nên rõ ràng. Chuẩn đô đốc đã nghỉ hưu Yin Zhuo của Hải quân Trung Quốc cảnh báo rằng tinh thần và sự sẵn sàng đã bị tổn hại do nhiều đợt triển khai kéo dài ba tháng ở Vịnh Aden.

1684927877636.png


Trước đây, Lực lượng Đặc nhiệm Hộ tống Vịnh Aden (ETF) có một tàu tiếp viện nên khả năng duy trì các đợt triển khai lâu dài bị hạn chế. Vì lý do này, Chuẩn Đô đốc Yin là người sớm ủng hộ việc thành lập căn cứ ở nước ngoài để giảm bớt căng thẳng về hậu cần và tuyến cung ứng trong các hoạt động lâu dài ở nước ngoài. Ngoài khả năng duy trì các chu kỳ luân phiên, Hải quân Trung Quốc cũng gặp phải khó khăn trong việc cung cấp thực phẩm tươi sống, bảo trì và sửa chữa tàu cũng như cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế đầy đủ. Các quan chức cấp cao khác của lực lượng này đã thừa nhận rằng sự không chắc chắn về các cơ sở neo đậu nước ngoài, cứu trợ nhân sự và bảo dưỡng thiết bị đã hạn chế khả năng của Hải quân Trung Quốc trong việc thường xuyên tiến hành các hoạt động ở nước ngoài.

1684927977708.png

Tàu chiến TQ trên vịnh Aden

Bản thân các dự án BRI cũng có lỗ hổng và như chúng ta đã thấy ở Pakistan chẳng hạn, rất dễ bị tấn công khủng bố. Ngoài các tài sản cơ sở hạ tầng hàng hải và nguy cơ khủng bố, an ninh năng lượng và SLOC của Trung Quốc đang bị đe dọa bởi cướp biển và khả năng bị hải quân của đối thủ can thiệp. Trước khi triển khai ETF ở Vịnh Aden vào năm 2008, hơn 1/5 trong số hơn 1.200 tàu thuộc sở hữu, chở hàng hoặc thủy thủ đoàn của Trung Quốc đi qua vùng biển Somalia đã phải đối mặt với cướp biển và 7 tàu đã bị tấn công trong năm đó.

Ngoài việc bảo vệ các cơ sở và dây chuyền cung cấp này, các nhiệm vụ mới của Quân đội Trung Quốc bao gồm bảo vệ các doanh nghiệp, sở thích và công dân ở nước ngoài của Trung Quốc. Trước khi Covid-19 bùng phát, hơn 140 triệu công dân Trung Quốc đã đi du lịch nước ngoài trong một năm. Ước tính 40.000 doanh nghiệp Trung Quốc có văn phòng trên toàn thế giới. Các tài sản và đầu tư của Trung Quốc được cho là tổng số khoảng 7 nghìn tỷ USD. Số lượng công dân Trung Quốc sống ở nước ngoài đã tăng lên hơn 5,5 triệu. BRI chỉ tăng tốc quỹ đạo chung này, với những khoản đầu tư lớn của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc (SOEs) thu hút hàng ngàn công nhân ra nước ngoài làm việc.

1684928029955.png

Tàu chiến TQ trên vịnh Aden

Các doanh nghiệp, đầu tư và các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đang được phát triển ở các quốc gia dễ xảy ra xung đột và khủng hoảng. Điều này đã làm gia tăng các rủi ro về an ninh và chính trị đối với Bắc Kinh và bổ sung cho PLA một nhiệm vụ to lớn và xa lạ là bảo vệ những người Trung Quốc sống ở nước ngoài. Trong cuộc xung đột ở Libya năm 2011, quân đội đã sơ tán khoảng 35.000 công dân khỏi đất nước này. Khi cuộc xung đột ở Yemen nóng lên vào năm 2015, Lực lượng Phòng chống cướp biển Vịnh Aden của PLAN được giao nhiệm vụ sơ tán khoảng 800 công dân Trung Quốc và công dân nước ngoài. Những trường hợp công dân Trung Quốc bị bắt cóc trong thế giới thực này không chỉ tạo ra các bộ phim như Chiến dịch Biển Đỏ và Chiến binh Sói mà còn tạo ra áp lực chính trị đối với ĐCSTQ trong việc bảo vệ công dân Trung Quốc ở nước ngoài.

1684928084940.png

Tàu chiến TQ trên vịnh Aden

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Sự phát triển trong chiến lược quân sự này vừa dễ hiểu vừa phù hợp với logic chiến lược của Trung Quốc, do sự mở rộng nhanh chóng các lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài và sự phụ thuộc của nước này vào nhập khẩu năng lượng và nguyên liệu thô thông qua các tuyến đường biển (SLOC) dễ bị tổn thương. Để đáp ứng nhu cầu an ninh của mình và chuyển sang lực lượng hải quân kép “phòng thủ vùng biển gần và bảo vệ vùng biển xa”, Trung Quốc lần đầu tiên tăng cường năng lực quân sự của mình trong việc bảo vệ biên giới và các vùng biển lân cận. Sau đó, Bắc Kinh chuyển sang nhiệm vụ bảo vệ vùng biển xa của hải quân. Trung Quốc đã triển khai nhiều kế hoạch và phát triển các khả năng mới trong nhiều lĩnh vực. Các bước này đã tăng cường sức mạnh của Quân đội Trung Quốc trong việc áp đặt chi phí cho kẻ thù và hạn chế quyền tiếp cận của nước khác cũng như quyền tự do hoạt động bên trong chuỗi đảo thứ nhất, trải dài từ Kuril qua Đài Loan và Borneo và Hoàng Hải, Hoa Đông và Biển Đông. Nhiệm vụ bảo vệ vùng biển xa bổ sung đã yêu cầu năng lực viễn chinh và huấn luyện mới để bảo vệ SLOC và danh mục tài sản ở nước ngoài ngày càng tăng của Trung Quốc. Điều này đã dẫn đến việc Quân đội Trung Quốc tăng cường thúc đẩy ưu thế trên biển vào chuỗi đảo thứ hai, trải dài từ Nhật Bản qua Guam và tới Indonesia.

1685158328769.png


Chiến lược quân sự mở rộng này được đồng hành và thúc đẩy bởi sự gia tăng mạnh mẽ chi tiêu quốc phòng, như đã đề cập ở trên. Sự tăng trưởng đó tương ứng với việc chú trọng nhiều hơn vào lĩnh vực biển. Trong khi ngân sách quốc phòng tổng thể của Trung Quốc tăng khoảng 55% kể từ năm 2015, thì kinh phí dành cho Hải quân Trung Quốc đã tăng khoảng 82%. Lực lượng này đã phát triển thành lực lượng hải quân lớn nhất thế giới với số lượng ngày càng tăng gồm tàu ngầm, tàu tiếp viện, tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường, tàu khu trục, tàu frigát và bây giờ là tàu sân bay - những trang bị biển xa này giúp Hải quân Trung Quốc có thể hoạt động ở những nơi xa hơn.

1685158394134.png

Tàu sân bay thứ 3 của TQ

Nhưng sự phát triển này không chỉ giới hạn ở phần cứng. Hải quân Trung Quốc đã tham gia nhiều hoạt động quân sự không phải chiến tranh (MOOTW), bao gồm hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, sơ tán dân thường và các hoạt động chống cướp biển ngoài chuỗi đảo thứ hai. Cùng với việc mở rộng địa bàn hoạt động, quân đội Trung Quốc yêu cầu các hệ thống hậu cần phải bổ sung và hỗ trợ các lực lượng triển khai ở nước ngoài. Một số hoạt động này được thực hiện thông qua các tài sản và hoạt động của Quân đội Trung Quốc. Nhưng phần lớn việc cung cấp và tái bổ sung được thực hiện thông qua việc mở rộng mạng lưới hậu cần thương mại của Trung Quốc. Sức mạnh tổng hợp này đã được thúc đẩy bằng việc ban hành nhiều quy định và luật thúc đẩy sự hòa hợp dân sự-quân sự. Cụ thể, đây là những biện pháp cung cấp cho PLA quyền kêu gọi các đội tàu dân sự và tài sản thương mại hỗ trợ. Điều đó sẽ được đề cập kỹ hơn ở phần sau.

Rõ ràng, Trung Quốc đã nghiên cứu cách làm của Mỹ và ở một số khía cạnh, dường như đang điều chỉnh nó cho phù hợp với các đặc điểm của Trung Quốc. Cũng giống như trong những thập kỷ qua Mỹ đã sử dụng ngoại giao quân sự để củng cố và bổ sung các phương thức truyền thống của ngoại giao chính trị và kinh tế, chúng ta thấy Trung Quốc ngày càng thực hiện các hoạt động tương tự. Chúng bao gồm tăng cường bán vũ khí, các cuộc tập trận quân sự song phương và đa phương, cùng các chương trình giáo dục và đào tạo.

1685158458492.png

Tàu sân bay thứ 3 của TQ

Dù người Trung Quốc tỏ ra né tránh thừa nhận yếu tố quân sự công khai đối với các dự án hoặc chiến lược BRI, nhưng họ đã rất mạnh miệng trong việc đưa ra trường hợp về mối liên hệ giữa an ninh và phát triển. Một mặt, an ninh là điều kiện để phát triển kinh tế bền vững - cả trong và ngoài nước. “Một cái cây không thể mọc cao hay kết trái trong một vùng đất cằn cỗi bị tàn phá bởi ngọn lửa chiến tranh”, như lời cựu Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì. Mặt khác, phát triển kinh tế hỗ trợ cho sự ổn định và an ninh. Ông Dương cũng chỉ ra rằng “để xây dựng an ninh lâu dài, phát triển và thịnh vượng phải đi cùng”. Nhấn mạnh mối liên hệ giữa ổn định và tăng trưởng kinh tế tại Hội nghị Công tác Ngoại giao Ngoại giao 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng mục tiêu chính của “ngoại giao láng giềng” là duy trì sự ổn định trong khu vực lân cận của đất nước để Trung Quốc có thể thiết lập một trật tự kinh tế khu vực mới thông qua BRI. Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng để BRI thành công, cần có một môi trường chính trị và an ninh ổn định. Sau đó, ông cảnh báo rằng một số quốc gia dọc theo Con đường Tơ lụa phải đối mặt với “xung đột, bất ổn, khủng hoảng và thách thức” khó có thể đảm bảo một “môi trường an ninh chung, toàn diện, hợp tác và bền vững… được xây dựng và chung tay bởi tất cả”. Gần đây hơn, trong một bài phát biểu tại Trường Đảng Trung ương, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi một hệ thống an ninh BRI mạnh mẽ hơn để bảo vệ các lợi ích, nhân sự và dự án của Trung Quốc ở nước ngoài.

1685158569835.png


....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Để bảo vệ các doanh nghiệp và dự án, trước hết, chính phủ Trung Quốc chủ yếu dựa vào an ninh của nước sở tại và thứ hai là dựa vào ngày càng nhiều các công ty an ninh bán quân sự tư nhân của Trung Quốc. Tại Pakistan, trách nhiệm bảo vệ CPEC phần lớn thuộc về chính quyền cấp tỉnh và cấp quốc gia. Chính phủ Pakistan vào năm 2016 đã thành lập một bộ phận an ninh đặc biệt bao gồm khoảng 15.000 binh sĩ quân đội Pakistan và các lực lượng bán quân sự. Chính quyền các tỉnh cũng đã thành lập lực lượng an ninh chủ yếu bao gồm cảnh sát để bảo vệ các khoản đầu tư dọc theo hành lang kinh tế. Trong khi chủ yếu dựa vào các thỏa thuận an ninh của nước sở tại, các công ty an ninh tư nhân của Trung Quốc (PSC) đã đẩy mạnh sự tham gia của họ ở châu Phi sau sự tăng trưởng của các khoản đầu tư và kinh doanh của Trung Quốc trên lục địa này.

1685158948464.png

Nhân viên Hua Xin Zhong An

Một số PSC lớn nhất của Trung Quốc đã thiết lập sự hiện diện ở Châu Phi. Hua Xin Zhong An, một trong những công ty như vậy, cung cấp dịch vụ hộ tống có vũ trang cho các tàu thương mại đi qua vùng Sừng châu Phi. Một nhóm khác, nhóm an ninh DeWe, hiện đang hoạt động ở Kenya, Sudan, Nam Sudan và Ethiopia và được giao nhiệm vụ bảo vệ Đường sắt Nairobi-Mombasa của Kenya, một dự án BRI, cũng như các hoạt động và đầu tư dầu khí của Trung Quốc ở ba quốc gia còn lại. Báo hiệu sự hiện diện mạnh mẽ hơn ở châu Phi, DeWe vào năm 2017 đã thông báo rằng họ sẽ xây dựng các cơ sở giám sát và ứng phó an ninh tư nhân thường trực ở Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi.

1685158904166.png

Nhân viên Hua Xin Zhong An

Các công ty an ninh tư nhân mới của Trung Quốc tuyển dụng các quân nhân đã nghỉ hưu và có các mối quan hệ khác với quân đội Trung Quốc. Nhưng việc sử dụng họ tránh được sự săm soi và chính trị phức tạp hơn khi triển khai quân đội Trung Quốc ở nước ngoài. Việc sử dụng các PSC giúp Trung Quốc có vỏ bọc ngoại giao nếu sự cố xảy ra và khả năng giảm thiểu các mối quan ngại của địa phương, đặc biệt là ở Đông Nam Á, nơi các quốc gia sẽ nghi ngờ về bất kỳ sự hiện diện nào của Quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ - ở Tajikistan, việc thành lập một cơ sở bán quân sự của Trung Quốc (mặc dù không được Bắc Kinh công nhận) đi ngược lại với quy chuẩn. Nhiều dự án BRI ở Trung Á, bao gồm cả đường ống dẫn năng lượng, gây rủi ro cho nhân sự cũng như an ninh năng lượng của Trung Quốc. Đường ống dẫn khí đốt Line D, dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2024, chạy từ Turkmenistan xuyên qua Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan đến Trung Quốc. Riêng đường ống này dự kiến cung cấp khoảng 25% lượng khí đốt nhập khẩu của Trung Quốc. Bất chấp việc Bắc Kinh phụ thuộc vào các nước sở tại để cung cấp sự bảo vệ hoặc việc sử dụng ngày càng nhiều các công ty an ninh tư nhân, Bắc Kinh đã phát tín hiệu rằng họ thấy cần phải thể hiện sự sẵn sàng cung cấp sự bảo vệ quân sự cho các dự án BRI. Năm 2018, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tuyên bố tại Pakistan rằng ông sẵn sàng “cung cấp các đảm bảo an ninh mạnh mẽ” cho các dự án BRI.

Chủ nghĩa khủng bố, một trong “ba vấn nạn” mà Trung Quốc cam kết sẽ đối đầu, rõ ràng là động lực cho sự bảo vệ tiềm năng của Quân đội Trung Quốc đối với các dự án BRI. Chống khủng bố là một ưu tiên quốc gia vì Trung Quốc tìm cách ngăn chặn các nhóm khủng bố hoặc chiến binh giành được chỗ đứng dọc theo biên giới của mình chứ chưa nói đến bên trong lãnh thổ Trung Quốc. Chương trình Một vành đai, Một con đường ban đầu bắt nguồn từ mong muốn phát triển và bình định các tỉnh miền Tây khó khăn của Trung Quốc - đặc biệt là Tân Cương. Những tiết lộ về sự trấn áp cực đoan người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương đã tạo ra lời kêu gọi hành động chống lại Trung Quốc của các nhóm như Al-Qaeda, ISIS và Đảng Hồi giáo Turkestan. Biên giới giữa Tân Cương với Tajikistan và Afghanistan là một trọng tâm đặc biệt mà Bắc Kinh quan tâm về khả năng các nhóm ly khai hoặc khủng bố cộng tác với người Duy Ngô Nhĩ Trung Quốc. Việc ngăn chặn Tajikistan, nơi có các khoản đầu tư quan trọng của Trung Quốc, trở thành nơi trú ẩn an toàn mà từ đó các nhóm có thể xâm nhập hoặc nhắm mục tiêu vào Trung Quốc là mục tiêu chính của Bắc Kinh. Năm 2014, tuyên bố của Mỹ về kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan đã làm gia tăng lo ngại của Trung Quốc và khiến Bắc Kinh tăng cường các cuộc triển khai và cam kết an ninh dọc theo biên giới của họ.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

V. Sáng kiến Vành đai và Con đường đã được sử dụng như thế nào để giải quyết các thách thức an ninh của Trung Quốc

Trong khi Trung Quốc luôn phác họa BRI như một sáng kiến kinh tế và phát triển và giảm nhẹ hoặc phủ nhận sự can dự của quân đội, nhưng nước này lại liên tục thúc đẩy liên kết, hoặc “hòa hợp” quân sự - dân sự. Sự hòa hợp dân sự-quân sự đã được đề cao thông qua một loạt luật, quy định và cải cách nhằm đảm bảo các nguồn lực dân sự có thể được triển khai để hỗ trợ quân đội. Kế hoạch 5 năm hiện tại của Trung Quốc nêu rõ rằng Trung Quốc sẽ thực hiện các dự án phát triển quân sự-dân sự tích hợp và chỉ rõ rằng các dự án này sẽ mở rộng để bao gồm cả lĩnh vực biển bên ngoài biên giới của Trung Quốc. Hòa hợp quân sự-dân sự được coi là một trụ cột chính của chương trình cải cách quân đội năm 2015 và là một phần của chiến lược quốc gia. Trong nhiều bài phát biểu, Chủ tịch Tập Cận Bình đã mô tả sự hòa hợp dân sự-quân sự là điều kiện tiên quyết để xây dựng một quân đội mạnh. Và sách trắng năm 2015 của Trung Quốc cam kết các lực lượng vũ trang thực hiện mục tiêu này và đặc biệt đề cập đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng theo những cách đảm bảo rằng các nguồn lực quân sự và dân sự có thể “tương thích, bổ sung và cùng có thể tiếp cận”.

1685162591461.png

Tàu hải cảnh TQ

Isaac Kardon, một chuyên gia ưu tú về quân đội Trung Quốc, đã điều trần trước Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung Quốc vào tháng 2 năm 2020 rằng “chương trình hòa hợp quân sự-dân sự phản ánh và thúc đẩy ưu tiên rõ ràng của giới lãnh đạo đối với việc tận dụng năng lực thương mại ngày một tăng của Trung Quốc ở nước ngoài”. Nhưng sự hòa hợp dân sự-quân sự không chỉ là một khát vọng đối với Trung Quốc; đó là luật. Nhiều phần luật có các điều khoản thúc đẩy nếu không yêu cầu khả năng tương tác giữa các dự án dân sự và quân sự. Theo luật, các dự án cơ sở hạ tầng dân sự do Trung Quốc sản xuất hiện nay phải phù hợp với các thông số kỹ thuật của quân đội. Và các dự án ở nước ngoài, chẳng hạn như BRI, không loại trừ khỏi nhiệm vụ này. Các luật này cũng cung cấp cho PLA quyền quản lý các tài sản và nguồn lực dân sự. Luật Giao thông vận tải quốc phòng năm 2017 xác định mục đích là “tăng cường xây dựng giao thông vận tải quốc phòng, thúc đẩy phát triển kết hợp quân sự và dân sự trong lĩnh vực giao thông vận tải, bảo đảm cho các hoạt động quốc phòng được thông suốt”. Điều 2 và 3 của luật chỉ đạo “quy hoạch, xây dựng, quản lý và sử dụng tài nguyên trong lĩnh vực giao thông vận tải như đường sắt, đường bộ, đường thủy, hàng không, đường ống, công trình phục vụ yêu cầu bảo vệ Tổ quốc”. Luật nêu rõ rằng để tiếp tục hòa hợp dân sự-quân sự, nhà nước sẽ thúc đẩy phân bổ và chia sẻ các nguồn lực quân sự và địa phương và phối hợp phát triển xây dựng kinh tế và quốc phòng.

1685162633013.png

1685162661244.png

Lực lượng tàu cá - dân quân biển TQ

Luật Động viên Quốc phòng năm 2010 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “kết hợp sản xuất trong thời bình với sản xuất trong thời chiến” và gắn quân đội vào khu vực dân sự. Luật quy định rõ ràng, "bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào có nghĩa vụ chấp nhận việc trưng thu tài nguyên dân sự theo quy định của pháp luật". Luật cũng thiết lập một hệ thống để các doanh nghiệp dân sự duy trì và chuyển giao “nguồn dự trữ vật chất chiến lược” cho quân đội. Điều đó càng nhấn mạnh rằng các công trình xây dựng “liên quan chặt chẽ đến quốc phòng phải đáp ứng yêu cầu quốc phòng và có chức năng phòng thủ quốc gia”. Một luật trước đây về động viên quốc phòng khuyến khích các tổ chức dân sự lựa chọn các phương tiện và thiết bị có thể được sử dụng cho quân đội trong thời chiến hoặc thời bình. Do đó, Vận tải tư nhân có thể được chỉ huy và các dự án cơ sở hạ tầng dân sự nên được xây dựng theo yêu cầu quốc phòng. Mặc dù một số khía cạnh của hòa hợp quân sự-dân sự của Trung Quốc có thể là thách thức để thực hiện trong các dự án BRI ở nước ngoài, nhưng ở mức tối thiểu, các chính phủ nước sở tại nên dự đoán rằng các nhà thầu Trung Quốc sẽ tuân thủ các yêu cầu pháp lý này đối với cơ sở hạ tầng liên quan.

1685162718135.png

1685162758408.png

TQ sử dụng phà dân sự để vận chuyển thiết bị quân sự

Chiến thuật vùng xám của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông minh chứng một khía cạnh khác của mối quan hệ chặt chẽ giữa quân đội và dân sự. Trung Quốc sử dụng các tàu đánh cá và tàu tuần duyên “vỏ trắng” để can thiệp vào các hoạt động của hải quân Mỹ. Việc sử dụng các tàu gắn mác dân sự nhằm cố tình đặt Hải quân Mỹ vào thế bất lợi vì ngay cả việc sử dụng vũ lực phòng vệ của một tàu hải quân “vỏ xám” cũng sẽ gây tổn hại đến hình ảnh của Mỹ. Các đội tàu đánh cá và tàu tuần duyên bán quân sự của Trung Quốc cũng được sử dụng để đe dọa và quấy rối Philippines, Việt Nam, Nhật Bản và các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực. Bắc Kinh đã sử dụng những tàu này để khẳng định quyền kiểm soát hành chính đối với các khu vực và thực thể trong vùng biển tranh chấp. Vào tháng 6 năm 2020, một tàu Trung Quốc đã cố tình đâm và gây chìm một tàu đánh cá của Việt Nam gần Hoàng Sa - một trong hàng loạt các cuộc tấn công như vậy bằng cách sử dụng các tàu vỏ thép được thiết kế đặc biệt. Các chiến thuật vùng xám này tương tự như cách tiếp cận “dân sự trước, quân sự sau” của Bắc Kinh trong việc phát triển cơ sở hạ tầng lưỡng dụng.

1685162843934.png

Tàu CSB Nhật Bản và Hải cảnh TQ

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Do đó, có vẻ như rõ ràng chính sách của Bắc Kinh là phát triển các dự án cảng BRI ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với chức năng lưỡng dụng, bất chấp các tuyên bố thường kỳ của Trung Quốc là ngược lại. Cụ thể, Bắc Kinh dường như đang tìm kiếm các cảng có khả năng hỗ trợ nhiều loại hoạt động quân sự khác nhau của PLA. Điều này bao gồm các tính năng Ro-Ro tiêu chuẩn cao để bốc dỡ hàng hóa nặng hơn bình thường (ví dụ: xe bọc thép), độ sâu cầu tàu ít nhất 10 mét (để chứa tàu chiến), kho lạnh, địa điểm lắp ráp và đường vào được gia cố để chịu tải nặng. Trong khi các quan chức Trung Quốc đôi khi phủ nhận việc có chiến lược lưỡng dụng, nhiều sĩ quan quân đội nước này và các nhà bình luận quốc phòng lại phàn nàn rằng các công ty Trung Quốc đã không làm đủ để đảm bảo rằng việc xây dựng cảng ở nước ngoài đáp ứng các yêu cầu quốc phòng.

1685162955998.png


Hòa hợp dân sự-quân sự có một khía cạnh tuần tự. Mô hình dân sự trước, dân sự sau của Bắc Kinh tìm cách tạo cơ sở cho việc sử dụng quân sự mà không phải giương cao cờ đỏ hay gây ra sự phản kháng. Mô hình này cho rằng các nhà phát triển Trung Quốc nên sử dụng các nguồn lực địa phương, thiết lập một khu vực phát triển kinh tế và hỗ trợ các ngành công nghiệp nhằm nâng cao năng lực của cảng để hỗ trợ các tàu Trung Quốc, bao gồm cả tàu hải quân và tạo ra một “môi trường bên ngoài thuận lợi”. Do đó, trong khi các cảng có thể tiếp nhận cả tàu dân sự và quân sự đều có giá trị chiến lược - đặc biệt là các cảng nước sâu - thì môi trường thương mại xung quanh cảng cũng vậy.

1685163064426.png

1685163213313.png

Cảng Koh Kong của Campuchia, nơi TQ mở rộng cảng và xây dựng sân bay

Dưới biểu ngữ BRI, các DNNN Trung Quốc trước đó được khuyến khích sử dụng mô hình phát triển “cảng-công viên-thành phố”, còn được gọi là “Mô hình Shekou”. Cách tiếp cận này phản ánh sự phát triển trong những năm 1980 của cảng kết hợp và khu xuất khẩu gần Hồng Kông ở tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, đã thúc đẩy sự phát triển của Thâm Quyến như một trung tâm thương mại và công nghiệp. Mô hình này kéo theo việc phát triển các khu công nghiệp liền kề, các tòa nhà thương mại, đường cao tốc, khu thương mại tự do, khu dân cư và nhà máy điện. Mặc dù tập trung vào cảng, mục tiêu của mô hình này không chỉ đơn thuần là tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa mà là phát triển một hệ thống tích hợp, lớn hơn giúp duy trì cảng và đến lượt nó giúp duy trì hệ thống. Mặc dù mang tính chất thương mại, mạng lưới này tăng cường tiện ích quân sự của cảng bằng cách đồng thời huy động các ngành công nghiệp hỗ trợ của địa phương và Trung Quốc, chẳng hạn như đóng tàu, thông tin liên lạc và hậu cần vận tải.

1685163338763.png

Cảng Hambantota Srilanka

Khả năng tương tác ngày càng tăng giữa các công ty và tài sản quân sự và dân sự là trọng tâm của việc mở rộng tầm ảnh hưởng và tung phóng sức mạnh của Trung Quốc. Chỉ riêng ở Ấn Độ Dương, các công ty Trung Quốc - hầu hết là các DNNN - sở hữu hoặc khai thác khoảng hai chục cảng, với số lượng cảng tương đương ở châu Âu. Việc tiếp cận các cảng do các công ty Trung Quốc sở hữu và điều hành cho phép Hải quân Trung Quốc khai thác các nguồn lực dân sự và cải thiện khả năng hậu cần hoạt động ở nước ngoài của mình. Các DNNN của Trung Quốc là đối tác sẵn sàng với Hải quân Trung Quốc và đã tham gia hỗ trợ quân đội ở nước ngoài. Hai trong số các DNNN khổng lồ của Trung Quốc, China Merchant Port Holdings (CMPort) và COSCO, đã tích cực tham gia nhiều cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc ở nước ngoài. Họ và các công ty khác cũng xử lý các chuyến thăm đến cảng của Hải quân Trung Quốc. Do đó, không có gì là ngạc nhiên khi một chỉ huy Hải quân Trung Quốc khoe khoang, "Bất cứ nơi nào có hoạt động kinh doanh của Trung Quốc, tàu chiến của chúng tôi sẽ có một điểm hỗ trợ vận tải".

1685163428245.png

Cảng Hambantota Srilanka

Hệ thống hỗ trợ ở nước ngoài này rút ngắn và bảo vệ các tuyến đường tiếp tế của Hải quân Trung Quốc và nâng cao khả năng vận tải chiến lược của lực lượng này. Do đó, việc phát triển mạng lưới Con đường tơ lụa trên biển bao gồm các cảng lưỡng dụng dọc theo các SLOC chính sẽ cho phép Quân đội Trung Quốc mở rộng địa bàn hoạt động.


......
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top