[Funland] Sơ lược về lực lượng tên lửa thông thường của hàng xóm

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,436
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(tiếp)

Khả năng tác chiến đặc biệt của Lục quân Trung Quốc

Tổng quan chức năng lực lượng tác chiến đặc biệt

Lực lượng tác chiến đặc biệt của Trung Quốc (SOF) đại diện cho lực lượng mặt đất hạng nhẹ được huấn luyện bài bản nhất và được trang bị tốt nhất trong mọi nhiệm vụ của PLA. Lục quân, Hải quân, Không quân và Cảnh sát Vũ trang Nhân dân (PAP) Trung Quốc đều vận hành các đơn vị được xây dựng dưới dạng SOF. Mỗi tập đoàn quân được biên chế một lữ đoàn SOF, được huấn luyện chuyên biệt và trang bị phù hợp với các hoạt động của nó. Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc triển khai ít nhất một lữ đoàn SOF chuyên dụng, Không quân Trung Quốc biên chế một lực lượng đổ bộ đường không và Cảnh sát vũ trang Trung Quốc biên chế ít nhất hai đội SOF chuyên môn hóa cao.

1679546749857.png


Các đơn vị SOF của Lục quân Trung Quốc về cơ bản có nhiệm vụ và mục đích khác với các lực lượng đặc biệt của quân đội Mỹ, Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt Mỹ (USSOCOM). Các nhiệm vụ của USSOCOM bao gồm hành động trực tiếp, trinh sát chiến lược, phòng thủ trong nước và ở nước ngoài, chiến tranh phi chính quy, chống khủng bố và các nhiệm vụ dân sự. Ngược lại, SOF của Lục quân Trung Quốc tập trung vào hỗ trợ các chiến dịch quân sự thông thường. Trinh sát đặc nhiệm là nhiệm vụ quan trọng nhất của họ. Các nhiệm vụ chính khác của họ bao gồm phá hoại, đột kích, nhắm mục tiêu sâu và tìm kiếm cứu nạn.

1679546821812.png


Như vậy, SOF của Lục quân Trung Quốc có thể được coi là lực lượng bộ binh hạng nhẹ tinh nhuệ, trái ngược với khả năng SOF kiểu phương Tây. Các lữ đoàn SOF tại các tập đoàn quân sẽ được sử dụng giống như cách Quân đội Mỹ sử dụng các đơn vị bộ binh hạng nhẹ Ranger. Mặt khác, các đơn vị SOF của Cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc tập trung nhiều hơn vào các nhiệm vụ an ninh, chống khủng bố và giải cứu con tin, và họ có thể so sánh với các đơn vị thực thi pháp luật trong nước tinh nhuệ của Mỹ. Nhiều khả năng hai nhiệm vụ SOF này trùng lặp trong các tình huống chiến đấu, với SOF của Lục quân Trung Quốc đảm trách vai trò ở phía trước hoặc sâu hơn và SOF của Cảnh sát vũ trang đảm trách vai trò hậu phương nhiều hơn.

Năng lực Lực lượng tác chiến đặc biệt và những hạn chế

Các lữ đoàn SOF của Trung Quốc nói chung nhận được trang thiết bị chất lượng tốt nhất, ưu tiên huấn luyện cao nhất, và những tân binh và sĩ quan tốt nhất. Do đó, mức độ huấn luyện và sẵn sàng của họ có thể tương đương với các đơn vị bộ binh hạng nhẹ tốt nhất của Lục quân Mỹ. Tuy nhiên, không giống như hầu hết các đơn vị SOF của phương Tây, họ không phải lúc nào cũng tuyển mộ những binh sĩ có kinh nghiệm từ lực lượng tại ngũ. Những lính nghĩa vụ có chất lượng có thể được tuyển thẳng vào huấn luyện SOF, và các sĩ quan mới có thể được chọn trực tiếp cho các nhiệm vụ SOF. Các đơn vị SOF của Trung Quốc, đặc biệt là các đơn vị trong Lục quân Trung Quốc, được điều chỉnh cẩn thận cho phù hợp với các khu vực mà họ phục vụ.

1679546948588.png


Các đơn vị ở khu vực miền núi được huấn luyện trên núi, các đơn vị trong khu vực rừng rậm được huấn luyện trong rừng, các đơn vị ở khu vực biển được huấn luyện đổ bộ, v.v. Tất cả các đơn vị SOF của Lục quân Trung Quốc đều tập trung vào tác chiến đô thị, đặc biệt là chiến thuật đơn vị nhỏ trong môi trường đô thị. Tất cả các đơn vị SOF của Trung Quốc đều có khả năng đột kích và đổ bộ đường không, mặc dù không đơn vị SOF nào của Trung Quốc có khả năng tiếp cận chi viện đường không như các đơn vị USSOCOM. Lục quân và Không quân Trung Quốc thiếu khả năng đường không để tiến hành các hoạt động thâm nhập sâu bí mật cần thiết cho các hoạt động trinh sát hoặc hành động trực tiếp cấp chiến lược, nhưng họ có thể thực hiện các hoạt động thâm nhập đường không của SOF để hỗ trợ các đơn vị tác chiến.

1679547010032.png


Không có đơn vị SOF nào của Lục quân Trung Quốc được thiết kế hoặc trang bị đặc biệt cho các chiến dịch viễn chinh tầm xa, nhưng các đơn vị này cũng tiến hành các cuộc tập trận chung với quân đội quốc gia khác. Ngoài các hoạt động trong và xung quanh các khu vực biên giới và lãnh hải của Trung Quốc, SOF Lục quân Trung Quốc thường có xu hướng hướng nội. Chống khủng bố và kiểm soát bạo loạn là những nhiệm vụ quan trọng của SOF của cả Lục quân và Cảnh sát vũ trang Trung Quốc, và một trong hai đơn vị này có thể hỗ trợ duy trì sự ổn định trong nước cùng với cảnh sát hoặc các nhân viên an ninh khác.

1679547055786.png


SOF của Lục quân Trung Quốc không tiến hành phòng thủ trong nước ở nước ngoài (foreign internal defense) hoặc chiến tranh phi chính quy, ngoại trừ các khu vực nằm trong khu vực địa lý tiếp giáp Trung Quốc. Có thể những sứ mệnh này sẽ được thông qua khi PLA phát triển khả năng viễn chinh của mình. Nhìn chung, rất có thể chính phủ Trung Quốc sẽ ưu tiên tiếp tục phát triển các đơn vị SOF của mình, vì những khả năng này mang lại sự linh hoạt và khả năng triển khai cao hơn so với các lực lượng thông thường hạng nặng, cho phép bố trí lực lượng lớn hơn và cung cấp nhiều lựa chọn quân sự và phi quân sự hơn cho các nhà lãnh đạo chính trị.

1679547155228.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,436
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

II. NĂNG LỰC CƠ ĐỘNG, TÁC CHIẾN CỦA HẢI QUÂN TRUNG QUỐC

Hải quân Trung Quốc là lực lượng hải quân lớn nhất thế giới với lực lượng cơ động, chiến đấu khoảng 350 tàu, bao gồm các tàu chiến mặt nước chủ lực, tàu ngầm, tàu đổ bộ vượt biển, tàu tác chiến thủy lôi, tàu sân bay và lực lượng chi viện hạm đội. Hải quân Trung Quốc đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi các nhiệm vụ của mình từ “phòng thủ các vùng biển gần” sang “các nhiệm vụ bảo vệ ở những vùng biển xa” với lực lượng ngày càng hiện đại và linh hoạt, có thể hoạt động ở khoảng cách xa đại lục Trung Quốc hơn.

1679582889793.png


Cơ cấu lực lượng của HQTQ bao gồm ba hạm đội với các đội tàu ngầm, tàu mặt nước, các lữ đoàn không quân và các căn cứ hải quân trực thuộc. Hạm đội Bắc Hải của HQTQ trực thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Bắc, Hạm đội Đông Hải trực thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Đông, và Hạm đội Nam Hải trực thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Nam.

1. Tàu ngầm

Ưu tiên hàng đầu của Hải quân Trung Quốc vẫn là hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm. HQTQ hiện đang vận hành 4 tàu ngầm mang tên lửa đường đạn chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) với thêm 02 tàu nữa đang được hoàn thiện, 6 tàu ngầm tiến công chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSN) và 50 tàu ngầm tiến công chạy bằng động cơ diesel (SS). HQTQ có thể sẽ duy trì từ 65 đến 70 tàu ngầm cho đến những năm 2020, thay thế các đơn vị cũ hơn bằng các đơn vị có năng lực hơn trên cơ sở gần như một đổi một.

Trung Quốc tiếp tục tăng số lượng tàu ngầm thông thường có khả năng phóng tên lửa hành trình chống hạm tiên tiến (ASCM). Kể từ giữa những năm 1990, HQTQ đã mua 12 tàu SS lớp Kilo do Nga chế tạo, 8 chiếc có khả năng phóng ASCM. Trong những năm này, các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc đã chuyển giao 13 tàu SS lớp Tống (Song) Type 039 và 17 tàu ngầm tiến công chạy bằng điện-diesel-động cơ khí độc lập (SSP) lớp Nguyên (Yuan) Type 039A/ B. Trung Quốc dự kiến sẽ sản xuất tổng cộng 25 tàu ngầm lớp Nguyên hoặc hơn vào năm 2025.

1679583094716.png

Tàu ngầm Type 039A/ B

Trong 15 năm qua, HQTQ đã đóng 12 tàu ngầm hạt nhân - 2 SSN lớp Thương (Shang I) Type 093, 4 SSN lớp Thương II Type 093A và 6 SSBN lớp Tấn (Jin) Type 094. Hai trong số đó đang chờ đưa vào đưa vào trang bị vào cuối năm 2019. Được trang bị tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm CSS-N-14 (JL- 2) (SLBM), bốn SSBN lớp Tấn đang hoạt động của HQTQ đại diện cho khả năng răn đe hạt nhân trên biển đáng tin cậy đầu tiên của Trung Quốc. Mỗi SSBN lớp Tấn có thể mang theo 12 SLBM JL-2. Năm 2019, những tên lửa này đã được trưng bày tại cuộc diễu hành kỷ niệm 70 năm thành lập nước CHND Trung Hoa, tiết lộ ít nhất 12 tên lửa JL-2 đã hoàn chỉnh và đang hoạt động. SSBN Type 096 thế hệ tiếp theo của Trung Quốc, có khả năng sẽ bắt đầu được chế tạo vào đầu những năm 2020, được cho là sẽ mang một loại SLBM mới. HQTQ dự kiến sẽ vận hành đồng thời các SSBN Type 094 và Type 096 và có thể có tối đa 8 SSBN vào năm 2030. Điều này sẽ phù hợp với chỉ thị năm 2018 của Chủ tịch Tập Cận Bình về lực lượng SSBN để đạt được “sự phát triển mạnh mẽ hơn”.

1679583171208.png

Tàu ngầm Type 093A

Tới giữa những năm 2020, Trung Quốc có thể sẽ đóng tàu ngầm tiến công hạt nhân mang tên lửa dẫn đường Type 093B. Biến thể lớp Thương mới này sẽ nâng cao khả năng tác chiến hải đối bờ của HQTQ và có thể cung cấp một lựa chọn tiến công mặt đất bí mật nếu được trang bị tên lửa hành trình tiến công mặt đất (LACM). HQTQ cũng đang cải thiện khả năng tác chiến chống ngầm của mình thông qua việc phát triển các tàu tác chiến mặt nước và máy bay nhiệm vụ đặc biệt, nhưng họ vẫn tiếp tục thiếu năng lực tác chiến chống ngầm nước sâu (ASW) mạnh.

1679583221639.png

Tàu ngầm Type 093B

2. Tàu chiến mặt nước

HQTQ vẫn tham gia vào một chương trình đóng tàu quy mô lớn cho lực lượng tác chiến mặt nước, đóng các tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường (CG) mới, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường (DDG) và tàu hộ tống (FFL). Những tàu này sẽ củng cố đáng kể khả năng phòng không, chống hạm và chống tàu ngầm của HQTQ và sẽ rất quan trọng khi HQTQ mở rộng hoạt động của mình ra ngoài phạm vi của các hệ thống phòng không trên bờ. Tháng 12/2019, Trung Quốc đã hạ thủy tàu tuần dương lớp Renhai thứ sáu (Type 055).

1679583359094.png

Tàu tuần dương lớp Renhai

Khi đi vào hoạt động, tàu Renhai sẽ mang theo một lượng vũ khí lớn bao gồm tên lửa hành trình chống hạm (ASCM), tên lửa đất đối không (SAMs), và vũ khí chống tàu ngầm cùng với LACM và tên lửa đường đạn chống hạm (ASBM). Cuối năm 2019, Trung Quốc đã biên chế 23 tàu khu trục lớp Lữ Giang (Luyang) III - bao gồm 10 chiếc lớp Lữ Giang III cải tiến - với 13 trong số 23 tàu đang trong biên chế của HQTQ. Cả các tàu lớp Lữ Giang III tiêu chuẩn và Lữ Giang III cải tiến đều có hệ thống phóng thẳng đứng đa năng 64 ô có khả năng phóng tên lửa hành trình, SAM và tên lửa chống ngầm.

1679583435147.png

Tàu hộ vệ Jiangkai II

HQTQ đã đưa vào biên chế tàu frigát mang tên lửa dẫn đường lớp Giang Khải (Jiangkai) II thứ 30, có khả năng sẽ hoàn tất quá trình sản xuất để chuyển sang hoàn thiện một lớp tiếp theo. HQTQ đang tăng cường khả năng tác chiến ven biển, đặc biệt là đối với các hoạt động ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, với việc đóng mới tốc độ cao các tàu Cô-vét lớp Giang Đảo (Jiangdao) Type 056. Tổng cộng, đã có hơn 42 tàu Cô-vét lớp Jiangdao đã được đưa vào phục vụ trong kế hoạch đóng ít nhất 70 tàu. Các tàu Cô-vét mới nhất là biến thể tác chiến chống tàu ngầm (ASW) với một sonar mảng kéo theo. Trung Quốc cũng đã đóng 60 tàu tuần tra mang tên lửa dẫn đường catamaran xuyên sóng lớp Houbei (Type 022) cho các hoạt động ở “vùng biển gần” của Trung Quốc.

1679583504661.png

Tàu hộ vệ lớp Jiangdao

HQTQ tiếp tục chú trọng khả năng tác chiến phòng không trong quá trình phát triển lực lượng của mình. Các tàu frigát và tàu Cô-vét của HQTQ, cũng như các máy bay chiến đấu cũ được hiện đại hóa, mang theo các biến thể ASCM YJ- 83/ YJ- 83J (tầm bắn 97 hải lý, 180 km), trong khi các tàu chiến mặt nước mới hơn như tàu khu trục lớp Lữ Giang II được trang bị YJ- 62 (tầm bắn 215 hải lý,
400 km).

1679583663506.png

Tên lửa YJ- 62

Các tàu tàu khu trục lớp Lữ Giang III và các tàu tuần dương lớp Renhai sẽ được trang bị một biến thể ASCM mới nhất của Trung Quốc, YJ-18A (tầm bắn 290 hải lý, 537 km). Một số tàu khu trục hiện đại hóa đã được trang bị ASCM siêu vượt âm YJ-12A (tầm bắn 150 hải lý, 285 km). 8 trong số 12 tàu ngầm tiến công động cơ điêzen lớp Kilo của HQTQ được trang bị ASCM SS-N- 27 do Nga chế tạo (tầm bắn 120 km, 222 km). Các SS lớp Tống, SSP lớp Nguyên và tàu ngầm tiến công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Thương sẽ trang bị tên lửa YJ-18 phóng từ tàu ngầm mới nhất của HQTQ và các biến thể của nó, là một cải tiến so với ASCM SS-N-27.

1679583730813.png

Tên lửa YJ-12A

Với việc HQTQ tiếp tục chuyển đổi thành một lực lượng đa nhiệm toàn cầu, việc bổ sung các khả năng tiến công trên bộ vào hàng loạt khả năng phòng không và đối đất hiện đại của lực lượng này là bước tiếp theo hợp lý. Trong những năm tới, HQTQ có thể sẽ trang bị LACM trên các tàu tuần dương và khu trục hạm mới hơn và các tàu ngầm tiến công hạt nhân Type 093B đang phát triển. HQTQ cũng có thể trang bị thêm cho các tàu chiến và tàu ngầm cũ hơn của mình khả năng tiến công mặt đất. Việc bổ sung khả năng tiến công mặt đất cho các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm của HQTQ sẽ cung cấp cho Quân đội Trung Quốc các phương án tiến công tầm xa linh hoạt. Điều này sẽ cho phép Trung Quốc đặt các mục tiêu trên đất liền kể cả bên ngoài khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào vòng nguy hiểm.

1679583848687.png

1679583814524.png

Tên lửa YJ-18

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,436
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

3. Tàu tác chiến đổ bộ

Đầu tư của Trung Quốc vào các tàu tiến công đổ bộ chở theo máy bay trực thăng (LHA) cho thấy ý định tiếp tục phát triển khả năng tác chiến viễn chinh của Bắc Kinh. Năm 2019, Trung Quốc đã hạ thủy chiếc LHA lớp Yushen đầu tiên (Type 075) và chiếc LHA lớp Yushen thứ hai đang được đóng với thêm các tàu nữa. Lớp Yushen là những tàu đổ bộ sàn lớn có khả năng hoạt động cao, sẽ cung cấp cho HQTQ khả năng viễn chinh toàn diện. Các tàu lớp Yushen có thể chở một số lượng lớn tàu đổ bộ, binh sĩ, xe bọc thép và máy bay trực thăng.

1679918567209.png

LHA lớp Yushen (Type 075)

Ngoài ra, HQTQ còn có 7 tàu đốc vận tải đổ bộ lớn (LPD) lớp Yuzhao (Type 071). So với các tàu đổ bộ cũ, các LPD lớp Yuzhao và LHA lớp Yushen cung cấp cho Quân đội Trung Quốc năng lực vận tải, độ bền và tính linh hoạt cao hơn cho các hoạt động tầm xa của HQTQ, vốn đã giảm số lượng trong thập kỷ qua với các tàu lỗi thời được cho ngừng hoạt động. Các tàu Yushen và Yuzhao đều có thể mang theo một số xuồng đổ bộ đệm khí hạng trung lớp Yuyi mới và nhiều loại máy bay trực thăng, cũng như xe tăng, xe bọc thép và binh sĩ hải quân đánh bộ để triển khai tầm xa.

1679918614166.png

Tàu đốc vận tải đổ bộ lớn (LPD) lớp Yuzhao (Type 071)

4. Tàu sân bay

Tháng 12/2019, Trung Quốc đã đưa vào vận hành tàu sân bay nội địa đầu tiên - tàu Sơn Đông, hạ thủy vào năm 2017 và đã hoàn thành nhiều cuộc thử nghiệm trên biển trong năm 2018-2019. Tàu sân bay mới là phiên bản cải tiến của thiết kế tàu Liêu Ninh (tàu Kuznetsov của Liên Xô) và cũng sử dụng phương pháp cất cánh kiểu nhảy cầu cho các máy bay. Trung Quốc tiếp tục đóng
tàu sân bay nội địa thứ hai vào năm 2019, lớn hơn và được trang bị hệ thống máy phóng. Thiết kế này sẽ cho phép nó hỗ trợ thêm máy bay chiến đấu, máy bay cảnh báo sớm cánh cố định và các máy bay có tốc độ nhanh hơn, do đó mở rộng phạm vi tiếp cận và hiệu quả của máy bay tiến công trên tàu sân bay. Tàu sân bay được chế tạo trong nước thứ hai của Trung Quốc dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2024, với các tàu sân bay khác sẽ theo sau.

1679918699772.png

Tàu sân bay Liêu Ninh

1679918746357.png

Tàu sân bay thứ 3 của Trung Quốc

5. Tàu chi viện

HQTQ tiếp tục đóng một số lượng lớn các tàu chi viện và tiếp viện trên biển, bao gồm tàu thu thập thông tin tình báo (AGI), tàu giám sát đại dương (AGOS), tàu bổ sung hạm đội (AOR), tàu bệnh viện, tàu cứu hộ và tàu cứu hộ tàu ngầm, cùng nhiều loại tàu chuyên dụng khác. Ngoài ra, tàu phá băng địa cực đầu tiên được chế tạo trong nước của Trung Quốc, Xuelong 2, đã đi vào hoạt động vào năm 2019. Nó không do HQTQ vận hành mà thuộc biên chế của Viện Nghiên cứu Địa cực của Cục Quản lý Đại dương Quốc gia.

1679918811959.png

Tàu tình báo của TQ

1679918898521.png

Tàu giám sát đại dương

1679918954026.png

Tàu bổ sung hạm đội

..........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,436
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

6. Lực lượng cơ động Hải quân đánh bộ Trung Quốc

Là chi nhánh tác chiến trên bộ của HQTQ, Lực lượng Hải quân đánh bộ Trung Quốc (HQĐB) Trung Quốc tiếp tục hoàn thành việc mở rộng và tập trung vào các hoạt động viễn chinh. HQĐB Trung Quốc trước đây bao gồm 02 lữ đoàn (khoảng 10.000 quân nhân) và bị giới hạn về địa lý cũng như nhiệm vụ tiến công đổ bộ và bảo vệ các tiền đồn ở Biển Đông. HQĐB Trung Quốc tiếp tục hoàn thiện cơ cấu lực lượng mở rộng gồm 8 lữ đoàn nhằm mục đích có thể mở rộng quy mô và cơ động, hiện đại hóa khả năng của lực lượng này cho các chiến dịch viễn chinh liên quân - bao gồm cả các chiến dịch ngoài Chuỗi đảo thứ nhất - và trở nên thành thạo hơn trong chiến tranh thông thường và phi chính quy. HQĐB Trung Quốc tiếp tục hướng tới việc trang bị đầy đủ cho 04 lữ đoàn cơ động mới được thành lập (ngoài 02 lữ đoàn đã có trước đây), 01 lữ đoàn tác chiến đặc biệt và 01 lữ đoàn hàng không (trực thăng).

1679982913991.png

HQĐB Trung Quốc đã được biên chế các tàu tác chiến đổ bộ hiện đại nhất Type 075 cùng với tàu đổ bộ vận tải Type 071. Các tàu này sẽ có thể triển khai cả một tiểu đoàn hải quân đánh bộ của Hải quân Trung Quốc cùng các trang thiết bị và các phương tiện vận chuyển từ tàu vào bờ cho đội quân này – trong đó bao gồm cả xuồng đổ bộ đệm khí, 20 xe bọc thép và 4 máy bay trực thăng. Trung Quốc hiện đã có 6 tàu Type 071, chiếc cuối cùng được đưa vào sử dụng tháng 1/2019, và hiện vẫn đang tiếp tục đóng thêm loại tàu này. Để tăng tầm hoạt động của các phương tiện đổ bộ, PLAN sử dụng không dưới 10 chiếc tàu tiếp tế có khả năng tái cung ứng cho các lực lượng hải quân trên biển, và còn đang tiếp tục chế tạo thêm loại tàu này.

1679983016961.png

Ngoài máy bay trực thăng, để đưa lực lượng đổ bộ vào bờ, HQĐB Trung Quốc đã sử dụng các xe tiến công đổ bộ Type 05. Nó bao gồm một biến thể xe chiến đấu bộ binh (IFV) lắp một khẩu pháo 30mm có tên là ZBD-05, một biến thể xe tiến công mang pháo 105mm có tên là ZTD-05, và một biến thể pháo lựu tự hành 122mm có tên là PLZ-07B. Các xe mới tạo ra sự yểm trợ hỏa lực hữu cơ cho đội hình hải quân đánh bộ cũng như những năng lực đổ bộ đầy đủ và thống nhất trong toàn tiểu đoàn bộ binh cơ giới và bọc thép.

1679983084796.png

ZTD-05

Mục đích hàng đầu của Type 05 là giành được chỗ đứng trên bờ biển thù địch. Nó có thể được hỗ trợ bằng một biến thể xe chở quân bọc thép đổ bộ bánh hơi 8x8 VP-10 tương tự như xe chiến đấu Stryker của Lục quân Mỹ và xe LAV- 25 của Hải quân đánh bộ Mỹ. Người ta từng nhìn thấy xe VP-10 hồi tháng 9/2018 với một khẩu pháo 105mm, mang logo và màu sơn của HQĐB Trung Quốc.

1679983180346.png

8x8 VP-10

Tương tự như VP-10 là Norinco ZTL-11, một loại xe tiến công 20-25 tấn mang pháo 105mm, và một biến thể xe chiến đấu bộ binh mang tên ZBL-09 (còn gọi là ZBD-09). Cả hai loại xe đều có khả năng lội nước, và ZTL-11 có một khẩu pháo có thể bắn tên lửa chống tăng có điều khiển của Norinco tầm xa khoảng 5km. Những loại xe này còn giúp đưa lực lượng thọc sâu vào đất liền khi đã chiếm được bờ biển. Tuy nhiên, chúng không được bọc thép dày và có thể gặp vấn đề nếu phải đương đầu với lực lượng phòng ngự có chuẩn bị tốt hay những vũ khí mạnh của đối phương.

1679983252223.png

ZBD-09

1679983303351.png

Norinco ZTL-11

Để yểm trợ hỏa lực cơ động nhanh khi đã vào bờ, HQĐB Trung Quốc có thể cần pháo lựu tự hành PLL-09. Những hình ảnh được đưa lên mạng hồi tháng 3/2018 cho thấy một PLL-09 25 tấn mang pháo lựu 122mm có thể bắn xa tới 40km sơn màu của lực lượng HQĐB Trung Quốc. Norinco đã chào hàng đạn pháo 122mm điều khiển bằng lade, cho thấy PLL-09 của HQĐB Trung Quốc có thể có khả năng tiến công chính xác.

1679983425085.png

1679983465171.png

PLL-09

Để yểm trợ hỏa lực trực tiếp được bọc thép và cơ động và để tạo hiệu ứng gây sốc, các lực lượng mặt đất sử dụng xe tăng. Một hình ảnh khác được đưa lên mạng hồi tháng 7/2018 cho thấy xe tăng hạng nhẹ ZTQ-15 trong màu sơn của lực lượng HQĐB Trung Quốc, chứng tỏ lực lượng này đã bổ sung xe tăng cho kho trang bị của họ. Với trọng lượng khoảng 35 tấn, lắp pháo cannon 105mm, ZTQ-15 được cho là có thể bắn đạn xuyên giáp có guốc giảm cỡ nòng ổn định cánh đuôi (APFSDS) có thể bắn xuyên qua vỏ giáp bằng thép cuộn đồng nhất 500mm.

1679983533434.png

1679983548417.png

ZTQ-15

Tuy nhiên, ZTQ-15 không lội nước được và sẽ cần phương tiện vận chuyển nó từ tàu vào bờ. Vì thế, HQĐB Trung Quốc phải sử dụng hai loại xuồng đổ bộ đệm khí (LCAC): lớp 726 và lớp Zubr. Một xuồng Zubr có thể chở tới 3 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 10 xe bọc thép, hoặc 500 hải quân đánh bộ. Với tốc độ tối đa 63 hải lí/giờ và tầm xa 300 hải lí, các LCAC lớp Zubr cho phép lực lượng này tạo được yếu tố bất ngờ lớn hơn. Các xuồng LCAC lớp 726 (kích thước tương tự với LCAC của Hải quân Mỹ) cũng như vậy. Nó có thể chở một xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 80 hải quân đánh bộ. Như vậy, HQĐB Trung Quốc đã có khả năng nhanh chóng vận chuyển xe tăng và trang bị vũ khí hạng nặng để hỗ trợ một cuộc tiến công đổ bộ vào đất liền.

1679983602688.png

Tàu đệm khí lớp Zubr

..........
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
23,165
Động cơ
397,020 Mã lực
Tên lửa giờ bắn xa nhỉ... nó để trên đảo Hoàng sa thì phang mình đến tận mũi Cà Mau còn gì nhỉ
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,595
Động cơ
587,999 Mã lực
Tên lửa giờ bắn xa nhỉ... nó để trên đảo Hoàng sa thì phang mình đến tận mũi Cà Mau còn gì nhỉ
Tên lửa của tàu giờ chẳng cần để ở Hoàng sa, nó chỉ cần để ở nước nó thì tầm bắn đã phủ toàn lãnh thổ nước ta rồi. Nó còn có những loại tên lửa đạn đạo đánh đến lục địa Mỹ cơ mà.
Quân đội Trung quốc giờ khác xa với thời 79 rồi. Không biết ta có gì thay đổi để thích ứng không?
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,436
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tên lửa của tàu giờ chẳng cần để ở Hoàng sa, nó chỉ cần để ở nước nó thì tầm bắn đã phủ toàn lãnh thổ nước ta rồi. Nó còn có những loại tên lửa đạn đạo đánh đến lục địa Mỹ cơ mà.
Quân đội Trung quốc giờ khác xa với thời 79 rồi. Không biết ta có gì thay đổi để thích ứng không?
Chiến lược của ta là không để xảy ra chiến tranh
Còn nếu không thể tránh, khi đó chiến thuật là bắt đối phương phải trả một cái giá không dễ chịu.
Còn "đôi công" thì ta không có lực
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,436
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

III. Khả năng cơ động, tác chiến của lực lượng Không quân và Không quân hải quân Trung Quốc

Không quân cùng Không quân Hải quân Trung Quốc tạo thành lực lượng hàng không lớn nhất trong khu vực và lớn thứ ba trên thế giới, với tổng số hơn 2.500 máy bay (không bao gồm các biến thể huấn luyện hay UAV), trong đó có khoảng 2.000 máy bay chiến đấu (bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay ném bom chiến lược, máy bay ném bom chiến thuật, chiến thuật đa nhiệm và máy bay cường kích). Vai trò của KQTQ là phục vụ như một lực lượng không quân chiến lược toàn diện có khả năng tung phóng sức mạnh không quân tầm xa.

1680086246656.png

J-16D

Ngày nay, kho máy bay chiến đấu hiện tại của KQTQ bao gồm thêm 03 phiên bản nâng cấp của máy bay chiến đấu hiện có lên thông số kỹ thuật thế hệ thứ tư, như J-10 / J-11D và J-l6, được nâng cấp hệ thống điện tử hàng không, ra đa quét điện tử tiên tiến (AESA ), năng lực cảnh báo sớm (EW) và đối phó điện tử (ECM), và được tích hợp để mang vũ khí không đối không và không đối đất hiện đại. Các máy bay thế hệ thứ năm J-20 và J-31 tích hợp các tính năng tàng hình với mức phát xạ thấp, cảm biến điện quang 'im lặng', có thể mang vũ khí bên trong và khả năng bay với tốc độ trên Mach 1 mà không cần sử dụng động cơ tăng tốc hoặc khả năng siêu hành trình.

1680086320141.png

J-20

Quan trọng nhất, chúng được kích hoạt công nghệ tác chiến lấy mạng làm trung tâm, sẽ có khả năng tác chiến không đối không và khả năng tiến công tầm xa mạnh mẽ trong tác chiến từ các thiết bị cảm biến tới xạ thủ. Điều đáng chú ý là 60% sức mạnh máy bay chiến đấu hiện tại của KQTQ đã là thế hệ thứ tư trở lên. Trong số này, 58% có khả năng tiến công và 42% là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không. KQTQ đang tăng đều đặn kho máy bay chiến đấu có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tiến công tầm xa trong thời gian dài, trong mọi điều kiện thời tiết với sức mạnh tác chiến duy trì lâu. Trên thực tế, kho vũ khí của KQTQ đang thích ứng với các sứ mệnh tương lai mà họ xác định. Đó là sự kết hợp của sứ mệnh Đài Loan, các lợi ích trên Biển Hoa Đông, Biển Đông và trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng lớn hơn, và cả ở Khu tự trị Tây Tạng (TAR).

1680086425693.png

J-11D

Cùng với máy bay chiến đấu, nhiều loại vũ khí chuyên dụng và chính xác đã được ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc phát triển trong những năm gần đây. Nó có khả năng tiến công đáng kể, kết hợp với vũ khí chính xác tầm xa. Các phương tiện bay không người lái (UAV) được sản xuất trong nước đã trở thành một lĩnh vực được chú trọng và thành tựu đặc biệt của ngành hàng không. Trung Quốc thấy một tương lai rộng mở của UAV, trong cả lĩnh vực quân sự và dân sự. Các UAV tiến công tàng hình GJ-11 và UAV trinh sát siêu thanh WZ-8 đều được công bố tại lễ duyệt binh mừng Quốc khánh năm 2019. Phi đội UAV ngày càng hiện đại sẽ không chỉ đóng góp vào các vai trò tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) mà còn cả khả năng mang và phóng các loại vũ khí tiến công tầm xa.

1680086510700.png

GJ-11

KQTQ đã nâng cấp máy bay ném bom huyền thoại H-6 thành phiên bản H-6K với số lượng lớn, tích hợp cho nó các loại vũ khí tiến công tầm xa và động cơ tuabin cánh quạt D-30KP hiệu quả hơn của Nga.

1680086749112.png

H-6K

Giờ đây, các máy bay H-6N với khả năng tiếp dầu trên không tầm xa còn có thể mang theo 10 tên lửa hành trình tiến công mặt đất và phiên bản CJ-20 mang vũ khí hạt nhân, và có tầm bay hơn 2.000 km. Nhờ đó, KQTQ hiện nay có khả năng tiến công chính xác tầm xa, có thể tiến công các mục tiêu của Mỹ ở đảo Guam.

1680086841240.png

H-6N

Ngoài ra, lực lượng này còn đang tìm cách để mở rộng tầm với chiến lược với việc phát triển máy bay ném bom tàng hình H-20 có khả năng mang hạt nhân. Năm 2016, cựu Tư lệnh KQTQ, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên (Ma Xiaotian) đã công khai nói về chương trình máy bay H-20. Loại máy bay này dự kiến sẽ được biên chế trong khoảng năm 2025. Đây chắc chắn là yếu tố làm thay đổi cuộc chơi trong cấu trúc an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, vì nó giúp cải thiện năng lực của KQTQ trong việc bảo vệ các lợi ích của Bắc Kinh kéo dài cho tới Chuỗi đảo thứ hai. Do sự cần thiết phải bảo vệ các khu vực lợi ích của mình trên một khu vực rộng tính từ lục địa, Trung Quốc hi vọng rằng các đảo nhân tạo và hạm đội tàu sân bay ngày một nhiều của mình sẽ giúp kiểm soát tốt hơn những khu vực này.

1680086996505.png

Chương trình máy bay H-20

Để phục vụ cho khu vực hoạt động ngày càng mở rộng, Trung Quốc sử dụng máy bay H-6U đã được cải tiến và một số lượng nhỏ IL-78 cho các hoạt động tiếp nhiên liệu trên không. KQTQ cũng đang tích hợp các máy bay chỉ huy và cảnh báo đường không sớm (AWACS) - chẳng hạn như KJ- 3000, KJ-2000 và KJ-500, qua đó nâng cao khả năng phát hiện, theo dõi và chỉ thị mục tiêu các mối đe dọa, trong các điều kiện thời tiết khác nhau. KQTQ cũng đang mở rộng phạm vi hoạt động của mạng lưới Hệ thống phòng không tích hợp (IADS) ra bên ngoài, để có có phạm vi kiểm soát phòng không (AD) lớn hơn.

1680087189434.png

H-6U

Lực lượng phòng không của KQTQ có có một trong những lực lượng tên lửa đất đối không (SAM) tầm xa tiên tiến nhất và nhiều nhất trên thế giới, bao gồm sự kết hợp của các tiểu đoàn SA-20 (S-300 PMU1 / 2) do Nga sản xuất và các tiểu đoàn CSA-9 sản xuất trong nước. Trung Quốc cũng đã nhận được hệ thống đầu tiên trong số 6 hệ thống SAM S400 / Triumf cực kỳ uy lực của Nga, là sản phẩm tiếp theo của SA-20 và CSA-9, để cải thiện phòng không tầm xa chiến lược. Trung Quốc này đã tiến hành bắn thử S400 vào tháng 12/2018. Để củng cố khả năng phòng không hơn nữa, Trung Quốc cũng đang phát triển Hệ thống SAM HQ-19 bản địa, với khả năng phòng thủ tên lửa đường đạn (BMD).

1680087237572.png

1680087453666.png

HQ-19

......
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,252
Động cơ
694,064 Mã lực
(Tiếp)

Trong bối cảnh cải cách rộng khắp quân đội, KQTQ đã tổ chức lại vào 05 Lực lượng không quân trực thuộc các chiến khu, thành lập ít nhất 6 căn cứ không quân mới và tái cơ cấu các trung đoàn trực thuộc trước đây thành các lữ đoàn tại các căn cứ mới bằng cách giải tán các sư đoàn máy bay chiến đấu và máy bay ném bom.

1. Máy bay chiến đấu

KQTQ và Không quân hải quân Trung Quốc tiếp tục trang bị số lượng lớn hơn các máy bay thế hệ thứ tư (hiện có hơn 800 trong tổng số 1.500 máy bay chiến đấu đang hoạt động, không bao gồm máy bay huấn luyện) và có thể sẽ trở thành lực lượng với hầu hết các máy bay thế hệ thứ tư trong vài năm tới. Đối với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, KQTQ đã triển khai số lượng hạn chế các máy bay J-20 mới của họ, trong khi tiếp tục phát triển máy bay FC-31/ J-31 nhỏ hơn để xuất khẩu hoặc như một máy bay chiến đấu hải quân trong tương lai cho lớp tàu sân bay tiếp theo của HQTQ.

1680152685479.png

J-31

Tháng 10/2019, tại lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước CHND Trung Hoa, KQTQ đã tiến hành các cuộc cơ động tầm cao của máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hiện đại J-20, J-16 và J-10C được trang bị tên lửa không đối không (AAM) mới nhất. Ngoài ra, Trung Quốc đã nhận chuyển giao tất cả 24 máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư tiên tiến Su-35 mà họ mua từ Nga vào năm 2016. Cuối cùng, KQTQ đang chuẩn bị nâng cấp cho máy bay J-20, có thể bao gồm việc tăng số lượng AAM mà loại tiêm kích này có thể mang trong khi vẫn bảo đảm thiết kế tàng hình, lắp đầu kiểm soát dòng phản lực (nozzle) và bổ sung khả năng hành trình siêu việt bằng cách lắp động cơ WS-15 bản địa có lực đẩy cao hơn.

1680152744302.png

J-10C

2. Máy bay ném bom Lực lượng máy bay ném bom của Trung Quốc bao gồm các biến thể H-6 Badger, là phiên bản sản xuất trong nước của máy bay ném bom Tupolev Tu- 16 (Badger) của Liên Xô. Mặc dù lực lượng máy bay ném bom đã có tuổi đời tương đối lâu, nhưng Trung Quốc vẫn nỗ lực để duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các máy bay này. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đưa vào trang bị số lượng lớn hơn các máy bay H-6K, một biến thể máy bay H- 6 được hiện đại hóa tích hợp vũ khí tầm xa và trang bị động cơ phản lực cánh quạt hiệu quả hơn cho tầm bay mở rộng. Máy bay H-6K có thể mang 06 LACM, mang lại cho Quân đội Trung Quốc khả năng tiến công chính xác tầm xa có thể tiến công đảo Guam từ các sân bay trong nội địa Trung Quốc. Không quân Hải quân Trung Quốc có truyền thống sử dụng máy bay H-6G để hỗ trợ các nhiệm vụ trên biển.

1680152814675.png

H-6G

Gần đây, Không quân Hải quân Trung Quốc đã bắt đầu vận hành các máy bay H-6J, một phiên bản tiến công trên biển của máy bay H-6K với 06 giá treo vũ khí để mang ASCM. Máy bay này mang theo 06 ASCM YJ-12 siêu thanh tầm xa và có thể tiến công tàu chiến đến Chuỗi đảo thứ hai - mở rộng đáng kể tầm hoạt động của Không quân Hải quân. Trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập nước CHND Trung Hoa, KQTQ đã công khai tiết lộ máy bay H-6N, một phiên bản của H-6K được tối ưu hóa cho các cuộc tiến công tầm xa.

1680152930323.png

H-6N

Các máy bay H-6N có thân được hiệu chỉnh cho phép nó mang bên ngoài máy bay không người lái hoặc tên lửa đường đạn phóng từ trên không (ALBM) có thể có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Khả năng tiếp nhiên liệu trên không của máy bay H-6N cũng giúp nó có tầm hoạt động cao hơn so với các biến thể H-6 khác không có năng lực này. Ngoài ra, KQTQ đang tìm cách mở rộng khả năng tung phóng sức mạnh của mình với việc phát triển một máy bay ném bom chiến lược tàng hình mới. Các nhà lãnh đạo KQTQ đã công bố chương trình này vào năm 2016, tuy nhiên các nhà bình luận suy đoán rằng có thể mất hơn một thập kỷ để phát triển loại máy bay ném bom tiên tiến này.

1680153037310.png

H-6J

3. Máy bay Nhiệm vụ Đặc biệt

Năm 2019, KQTQ đã ra mắt công khai máy bay gây nhiễu/ đối phó điện tử Y-9 mới của mình (được gọi là GX-11). Máy bay này được thiết kế để ngăn chặn ý thức về không gian chiến trường của kẻ thù ở tầm xa.

1680153160909.png

GX-11

Quân đội Trung Quốc có thể tiến hành các hoạt động tiếp nhiên liệu trên không để mở rộng phạm vi hoạt động của máy bay chiến đấu và máy bay ném bom được trang bị đầu dò tiếp nhiên liệu sử dụng máy bay H-6U, một biến thể máy bay tiếp dầu được sửa đổi của máy bay ném bom H-6, cũng như một số lượng nhỏ các máy bay IL-78 Midas có thân lớn hơn mua từ Ukraine. Ngoài ra, Trung Quốc đang phát triển một biến thể tiếp dầu của máy bay vận tải hạng nặng Y-20, điều này sẽ cho phép KQTQ mở rộng đội máy bay tiếp dầu và cải thiện khả năng hoạt động ngoài Chuỗi đảo thứ nhất từ các căn cứ ở Trung Quốc đại lục.

1680153317715.png

IL-78 Midas

Việc sản xuất và bàn giao máy bay KJ-500 - máy bay kiểm soát và cảnh báo đường không sớm (AEW & C) tiên tiến nhất của Trung Quốc - tiếp tục với tốc độ nhanh chóng, cùng với các biến thể KJ-2000 Mainring và KJ-200 Moth trước đó. Các máy bay này giúp tăng khả năng của KQTQ trong việc phát hiện, theo dõi và bám theo mục tiêu các mối đe dọa trong các điều kiện khác nhau, với số lượng lớn hơn và ở khoảng cách xa hơn. Các máy bay này cũng giúp mở rộng phạm vi hoạt động của mạng lưới hệ thống phòng không tích hợp (IADS) của Trung Quốc. Hơn nữa, Trung Quốc đã sản xuất ít nhất một máy bay KJ-500 với đầu dò tiếp nhiên liệu trên không, điều này sẽ cải thiện khả năng AEW & C liên tục của máy bay.

1680153374970.png

KJ-2000 Mainring

1680153431455.png

KJ-500

Ngành hàng không Trung Quốc tiếp tục phát triển với việc cung cấp máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 trong nước và hoàn thành thủy phi cơ lớn nhất thế giới AG600. Cả hai máy bay đều xuất hiện lần đầu tại Triển lãm Hàng không Chu Hải vào tháng 11/2016. Những máy bay vận tải mới này sẽ bổ sung và cuối cùng thay thế phi đội nhỏ các máy bay vận tải chiến lược của Trung Quốc, cho đến nay, bao gồm một số lượng hạn chế máy bay IL-76 do Nga sản xuất. Những chiếc vận tải cơ cỡ lớn này được thiết kế để hỗ trợ các hoạt động chi viện C2, hậu cần đường không, thả dù, tiếp nhiên liệu trên không và trinh sát chiến lược cũng như các nhiệm vụ HA/DR.

1680153504751.png

Y-20

1680153541185.png

AG600

Máy bay không người lái (UAV).

Không quân Trung Quốc là một trong những lực lượng trang bị nhiều UAV nhất trên thế giới. Các UAV này cơ bản được sản xuất trong nước và đã trở thành một lĩnh vực được chú trọng và thành tựu đặc biệt của ngành hàng không.

1680153628176.png

GJ-11

Các UAV tiến công tàng hình GJ-11 và UAV trinh sát siêu thanh WZ-8 đều được công bố tại lễ duyệt binh mừng Quốc khánh năm 2019. Ngoài ra, tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Chu Hải năm 2019, Trung Quốc cũng giới thiệu nhiều mẫu UAV mới có khả năng vũ trang như Yunying, Caihong CH-4 và CH-5, và Yilong (Wing Loong).

1680153677537.png

WZ-8

Các UAV cánh liền có khả năng quan sát tầm thấp như CH-7, Tianying và Yaoying-III để bổ sung cho các UAV cánh liền trước đó như Anjian và Lijian. Công ty Tengden cũng trưng bày các UAV vũ trang, chẳng hạn như TW328, và UAV vận tải TW356 động cơ kép lớn có giá treo với khả năng treo một thùng hàng lớn giữa hai động cơ.

1680153718195.png

TW328

Trung Quốc đã bắt đầu triển khai UAV trinh sát tầm cao cánh liền liên kết Xianglong tới các sân bay ở miền Tây nước này và đảo Hải Nam. Trung Quốc đang tiếp tục phát triển UAV Shendiao và nâng cấp UAV BZK-005 Changying thành một UAV lớn hơn và bay được lâu hơn.

1680153787489.png

BZK-005 Changying

Trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập nước CHND Trung Hoa, Quân đội Trung Quốc đã trưng bày một số hệ thống máy bay không người lái tiên tiến như Wuzhen-8 hoạt động bằng động cơ rốc-két, có tốc độ cao và máy bay chiến đấu không người lái tàng hình Gongji-11.Phi đội UAV ngày càng hiện đại sẽ không chỉ đóng góp vào các vai trò tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) mà còn cả khả năng mang và phóng các loại vũ khí tiến công tầm xa.

1680153882355.png

Shendiao


....
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,252
Động cơ
694,064 Mã lực
(Tiếp)

4. Lực lượng đổ bộ đường không

Quân đoàn đổ bộ đường không KQTQ bao gồm tối đa 06 lữ đoàn binh chủng hợp thành đường không (bao gồm 01 lữ đoàn binh chủng hợp thành đột kích đường không), 01 lữ đoàn tác chiến đặc biệt, 01 lữ chi viện hậu cần và 01 lữ đoàn vận tải đường không. Ít nhất một trong các lữ đoàn binh chủng hợp thành đường không được cơ giới hóa với xe chiến đấu bộ binh ZBD03 có thể thả từ trên không bằng dù. Các lữ đoàn đổ bộ đường không tiếp tục tích hợp và huấn luyện nhảy dù và thả vật có trọng lượng nặng, trong khi lữ đoàn cường kích đường không chú trọng vào các hoạt động đổ bộ đường không, bố trí lực lượng nhanh và tích hợp vào các chiến dịch đường không.

1680253205577.png

ZBD03

IV. Năng lực cơ động, tác chiến của lực lượng tên lửa Trung Quốc

Lực lượng Tên lửa Trung Quốc (PLARF) tổ chức, biên chế, huấn luyện và trang bị cho các lực lượng hạt nhân và tên lửa thông thường chiến lược của Trung Quốc cũng như các lực lượng hỗ trợ và căn cứ tên lửa liên quan. PLARF là một thành phần quan trọng trong chiến lược răn đe hạt nhân của Trung Quốc nhằm ngăn chặn và chống lại sự can thiệp của bên thứ ba vào các cuộc xung đột khu vực. PLARF, trước đây được gọi là Lực lượng Pháo binh số hai của Quân đội Trung Quốc, đã được nâng cấp lên thành một quân chủng đầy đủ cùng với LQTQ, HQTQ và KQTQ và được đổi tên như một phần của công cuộc cải cách sâu rộng Quân đội Trung Quốc.

1680253287989.png


PLARF được biên chế nhiều loại tên lửa đường đạn tầm gần, tầm trung và tầm xa di động thông thường và tên lửa hành trình phóng từ trên bộ. Lực lượng tên lửa phóng từ trên bộ của PLARF bổ sung cho khả năng tiến công chính xác trên không và trên biển của KQTQ và HQTQ. Lực lượng tên lửa thông thường của PLARF bao gồm tên lửa đường đạn tầm ngắn CSS-6 (DF-15) (SRBM) (tầm bắn 725-850 km); SRBM CSS-7 (DF-11) (600 km); SRBM CSS-11 (DF-16) (hơn 700 km); các biến thể tiến công đất liền và chống hạm của tên lửa đường đạn tầm trung CSS-5 (DF-21) (MRBM) (khoảng 1.500 km); DF-26 IRBM (khoảng 4.000 km); và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất CJ-10 (DH-10) (GLCM) (khoảng 1.500 km).

1680253342725.png

CSS-5 (DF-21) (MRBM)

Biến thể ASBM CSS-5 Mod 5 (DF-21D) được trang bị đầu đạn thông thường của PLARF mang lại cho Quân đội Trung Quốc khả năng tiến hành các cuộc tiến công chính xác tầm xa nhằm vào các tàu, bao gồm cả tàu sân bay, từ Trung Quốc đại lục đến Tây Thái Bình Dương. Tên lửa DF-21D có tầm bắn vượt quá 1.500 km, được trang bị đầu đạn có khả năng tự cơ động trở lại bầu khí quyển (MARV) và được khẳng định là có khả năng nạp đạn nhanh trên thực địa.

1680253400175.png

IRBM DF-26

Được tiết lộ lần đầu tiên vào năm 2015 và được triển khai vào năm 2016, PLARF tiếp tục tăng số lượng IRBM DF-26 trong kho. Tên lửa DF-26 đa năng được thiết kế để hoán đổi nhanh chóng các đầu đạn hạt nhân và thông thường và có khả năng thực hiện các cuộc tiến công chính xác ở Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Biển Đông từ Trung Quốc đại lục.

PLARF đang phát triển và thử nghiệm một số biến thể mới của tên lửa tầm chiến trường (dưới 3.500 km), đồng thời phát triển các khả năng và phương pháp chống lại các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương. Năm 2019, Trung Quốc đã phóng nhiều tên lửa đường đạn để thử nghiệm và huấn luyện hơn so với phần còn lại của thế giới cộng lại. Trung Quốc đặt trọng tâm vào việc phát triển và thử nghiệm các phương tiện lượn siêu vượt âm. Tháng 8/2018, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công XINGKONG-2 (Starry Sky-2), được công khai mô tả là một phương tiện lượn siêu vượt âm.

1680253486643.png

XINGKONG-2 (Starry Sky-2)

PLARF đang phát triển các ICBM giúp cải thiện đáng kể lực lượng tên lửa có khả năng hạt nhân của mình với nhiều hệ thống mang có khả năng sống còn hơn và sẽ yêu cầu tăng số lượng đầu đạn hạt nhân, một phần do khả năng MIRV được ứng dụng. Số lượng đầu đạn trên các ICBM phóng từ trên bộ của Trung Quốc có khả năng đe dọa Mỹ dự kiến sẽ tăng lên khoảng 200 trong 5 năm tới.

Tên lửa lớp CSS-10 sử dụng nhiên liệu rắn, cơ động trên bộ đã bổ sung cho lực lượng này. CSS-10 Mod 2 (DF-31A), với tầm bắn vượt quá 11.200 km, có thể vươn tới hầu hết các địa điểm trong lục địa Mỹ. Báo chí Trung Quốc cho biết DF-31B cũng có thể đang được phát triển. Việc phát triển CSS-X-20 (DF- 41), một ICBM cơ động trên bộ có khả năng MIRV mới, tiếp tục vào năm 2019 và Trung Quốc đã diễu hành ít nhất 16 bệ phóng DF-41 cơ động trên bộ trong cuộc duyệt binh năm 2019 mà Bắc Kinh cho biết thuộc về hai lữ đoàn PLARF. Trung Quốc dường như đang cân nhắc các phương án phóng DF-41 bổ sung, bao gồm cơ động trên đường sắt và đặt trong hầm chứa.

1680253564850.png

DF-31

1680253583222.png

DF-41


1. Tiến công chính xác thông thường

Tên lửa đường đạn tầm ngắn (SRBM – tầm bắn từ 300-1.000 km). Lực lượng PLARF có khoảng 200 ống phóng SRBM và hơn 600 SRBMs. Các hệ thống tên lửa này bao gồm các biến thể tiên tiến với tầm bắn và độ chính xác được cải thiện cũng như khả năng mang đầu đạn hiện đại hơn; các thế hệ trước đang dần bị loại biên và thay thế bằng các biến thể với khả năng tiến công chính xác thực sự.

1680253631353.png

SRBM DF-15

Tên lửa đường đạn tầm trung (MRBM – tầm bắn từ 1.000-3.000 km). Quân đội Trung Quốc triển khai khoảng 150 bệ phóng MRBM thông thường và hơn 150 tên lửa giúp tăng phạm vi mà nó có thể tiến hành các cuộc tiến công chính xác nhằm vào các mục tiêu trên bộ và các tàu hải quân hoạt động ở Chuỗi đảo thứ nhất.

1680253692956.png

1680253716177.png

MRBM DF-21D

Tên lửa đường đạn tầm khá xa (IRBM – tầm bắn từ 3.000-5.500 km). Tên lửa DF-26 của Quân đội Trung Quốc là loại IRBM cơ động trên bộ, có khả năng mang đầu đạn thông thường và hạt nhân và có khả năng tiến hành các cuộc tiến công gần chính xác ở cách xa Trung Quốc như đảo Guam trong Chuỗi đảo thứ hai. Quân đội Trung Quốc đã triển khai khoảng 200 bệ phóng IRBM và hơn 200 tên lửa. Cùng với các vệ tinh do thám, mạng lưới mở rộng của hệ thống rađa sóng bầu trời và sóng bề mặt tầm xa (OTH) của HQTQ cung cấp khả năng cảnh báo và chỉ thị mục tiêu ở khoảng cách xa Trung Quốc để hỗ trợ các cuộc tiến công chính xác tầm xa, bao gồm cả việc sử dụng ASBM.

1680253825234.png

IRBM DF-26

Tên lửa hành trình tiến công trên bộ (LACM). Quân đội Trung Quốc triển khai khoảng 100 ống phóng LACM đặt trên bộ và hơn 300 tên lửa để tiến công chính xác tầm xa. Lực lượng này tiếp tục phát triển các phiên bản LACM để triển khai cùng các đơn vị hải quân và lục quân.

1680253875477.png

1680253913105.png

LACM

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,436
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tên lửa hành trình chống hạm (ASCM).

Trung Quốc triển khai một loạt các ASCM tiên tiến, trong đó nhiều nhất là họ tên lửa YJ-83, và trang bị chúng cho phần lớn các tàu và máy bay của Trung Quốc. Bắc Kinh cũng đã trang bị ASCM YJ-62 cho một số tàu.

1680269403065.png

YJ-83

YJ-18 là ống phóng ngư lôi tầm xa, phóng ASCM với khả năng bay siêu thanh giai đoạn cuối. Nó có thể sẽ thay thế YJ-82 cũ hơn trên các tàu ngầm lớp Tống, Nguyên và Thương. Trung Quốc tuyên bố các tàu khu trục DDG lớp Lữ Giang III và tàu tuần dương Renhai mới của họ là các biến thể trang bị YJ-18 phóng thẳng đứng.

1680269462633.png

1680269485595.png

YJ-18

Trung Quốc cũng đã phát triển ASCM siêu thanh tầm xa YJ-12 cho máy bay ném bom H-6. Tại một cuộc triển lãm năm 2018, Trung Quốc đã trưng bày một biến thể hạm đối hạm của YJ-12 được gọi là YJ-12A và biến thể đất đối hạm YJ-12B. Trung Quốc đã triển khai các tên lửa YJ-12B tới một số tiền đồn ở Biển Đông. Trung Quốc trang bị tên lửa SS-N-22 SUNBURN của Nga trên hai tàu khu trục DDG lớp Sovremenny do Nga chế tạo. Việc nâng cấp hai trong số các tàu khu trục DDG Sovremenny (Hulls 136 và 137) cho phép chúng phóng tên lửa YJ-12A. Trung Quốc cũng sử dụng tên lửa SS-N-27b SIZZLER của Nga trên 8 tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo.

1680269632475.png

1680269608696.png

YJ-12 trên H-6

Đầu đạn tiến công mặt đất.

KQTQ có một số lượng nhỏ các tên lửa không đối đất chiến thuật (ASM) cũng như các loại đạn dược chính xác; các tùy chọn dẫn đường bao gồm định vị vệ tinh, laser, điện quang và hình ảnh hồng ngoại. Trung Quốc đang phát triển hoặc điều chỉnh một loạt các ASM nhỏ hơn và bom dẫn đường để sử dụng cho phi đội UAV vũ trang ngày càng lớn của mình.

1680269737855.png


Vũ khí chống bức xạ (chống rađa).

Trong những năm 1990, Quân đội Trung Quốc đã nhập khẩu các UAV Harpy do Ixraen sản xuất và tên lửa chống bức xạ do Nga sản xuất. Trung Quốc đang tích hợp tên lửa YJ-91, một phiên bản bản địa của tên lửa Kh-31P (AS-17) của Nga, vào lực lượng máy bay chiến đấu - ném bom của họ và quảng cáo máy bay không người lái chống bức xạ ASN-301, một biến thể nội địa cải tiến của Harpy.

1680269846236.png

UAV Harpy

1680269872921.png

1680269908650.png

Tên lửa YJ-91

Đạn có độ chính xác cao bắn từ pháo.

Quân đội Trung Quốc đang trang bị các hệ thống pháo tên lửa tầm xa với phạm vi tiến công các mục tiêu trong hoặc thậm chí bên ngoài eo biển Đài Loan. Phổ biến nhất trong số các hệ thống này là bệ phóng nhiều tên lửa PHL-03 12x300 mm - tương tự như 9A52-2 của Nga - với tầm bắn 150 km. Đầu đạn cải tiến cho các tên lửa này có thể bao gồm đầu đạn xuyên thẳng đứng và đạn được trang bị cảm biến.

1680269978869.png

PHL-03 12x300 mm

V. Xu hướng phát triển năng lực cơ động, tác chiến trong tương lai của Trung Quốc

Mặc dù thông tin liên quan đến các chương trình vũ khí hiện đại của Trung Quốc không phải lúc nào cũng sẵn có trong nguồn mở, nhưng rất nhiều bài viết công khai và các tuyên bố của chính phủ, hoạt động thử nghiệm và triển khai cho thấy rằng Trung Quốc đã nỗ lực rất lớn trong những lĩnh vực này. Phần này sẽ giới thiệu một số chương trình vũ khí hiện đại, giúp nâng cao năng lực cơ động, hỏa lực tầm xa và tiến công chính xác của Quân đội Trung Quốc.

1. Đầu đạn có khả năng tự cơ động khi quay trở lại bầu khí quyển (Maneuverable Reentry Vehicles – MaRV)

Nhiều khả năng Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu sơ khai công nghệ MaRV từ năm 1991 và nghiên cứu và phát triển kỹ thuật trên hệ thống tên lửa đường đạn đầu tiên tích hợp công nghệ này là năm 2002. Trung Quốc đã công khai tiết lộ 02 hệ thống tên lửa đường đạn được cho là có khả năng MaRV vào các năm 2010 và 2015.
- Năm 2010, Trung Quốc trang bị tên lửa đường đạn chống hạm (ASBM) đầu tiên trên thế giới, một biến thể của gia đình tên lửa đường đạn tầm trung (MRBM) DF-21, được biết đến với tên gọi DF-21D. Nó được cho là có tầm bắn 1.500 km, cơ động trên đường, có nghĩa là nó có thể được di chuyển bằng xe và phóng từ nhiều địa điểm khác nhau. Ở tầm bắn cực đại, nó có thể bao quát khu vực bên ngoài chuỗi đảo thứ nhất, bao gồm phần lớn Biển Đông, Biển Hoa Đông và Biển Phi-líp-pin.

1680270238972.png

1680270308223.png

DF-21D

- Năm 2015, Trung Quốc tiết lộ tên lửa đường đạn tầm trung (IRBM) DF-26, được cho là cũng có một biến thể ASBM. Tên lửa DF-26 có tầm bắn từ 3.000-4.000 km, và cũng là loại cơ động trên đường. Ở tầm bắn xa nhất, nó có thể vươn tới các căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam và hầu hết khu vực trong chuỗi đảo thứ hai. Điều này đã khiến một số nhà phân tích và cộng đồng mạng đề cập tới tên lửa như là “Tốc hành tới Guam” hay “Sát thủ diệt Guam” (tương tự như sát thủ diệt tàu sân bay) đôi khi được sử dụng để nói về tên lửa DF-21D.

1680270357099.png

1680270464367.png

DF-26

Những hoạt động của Trung Quốc đồng thời cũng tập trung vào việc phát triển năng lực trinh sát – tiến công cần thiết cho những tên lửa này để tiến công thành công một mục tiêu di động trên biển. Do ASBM đòi hỏi sự hỗ trợ chỉ thị mục tiêu chính xác từ “ngoài đường chân trời” nên năng lực này nhiều khả năng liên quan tới sự kết hợp giữa các vệ tinh và rađa dưới mặt đất, có thể bao gồm các vệ tinh siêu nhỏ, và thậm chí cả các phương tiện bay không người lái (UAV) để bổ sung tạm thời.
Những câu hỏi liên quan đến khả năng thực sự của ASBM vẫn còn đó và hiệu quả chiến đấu của chúng có thể sẽ không bao giờ được khẳng định với các nhà quan sát một khi không được triển khai thực sự trong một cuộc xung đột. 07 năm sau khi DF-21 được tiết lộ, chưa một ASBM nào được cho là đã được thử nghiệm tiến công một mục tiêu di động trên biển. Tiến sĩ Andrew Erickson, chuyên gia chiến lược tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ đã nói rằng “những tên lửa có khả năng hoạt động”, nhưng “khả năng trinh sát - tiến công để chỉ thị mục tiêu chính xác cho các ASBM của Trung Quốc vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ”.

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,436
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Vũ khí siêu vượt âm

Trung Quốc đã nghiên cứu để phát triển cả hai loại vũ khí siêu vượt âm: - Tàu lượn. Kể từ năm 2014, Trung Quốc dường như đã tiến hành 07 vụ thử HGV của mình, giờ đây được các phương tiện truyền thông Trung Quốc gọi là DF-ZF và các quan chức Mỹ gọi là Wu-14. Trung Quốc vẫn chưa chính thức thừa nhận thử nghiệm một HGV, nhưng các chuyên gia đã đánh giá rằng 06 trong 07 vụ thử nghiệm đã thành công.

1680338325339.png

1680338347674.png

Thử nghiệm Wu-14

- Động cơ phản lực dòng thẳng (Scramjet). Tại một hội thảo về công nghệ siêu vượt âm hồi tháng 3/2017 do Học viện Kỹ thuật Trung Quốc tổ chức (với sự hỗ trợ của Quốc vụ Viện Trung Quốc), lần đầu tiên Trung Quốc đã thừa nhận một vụ thử động cơ scramjet.

1680338422453.png


Chính phủ Trung Quốc trước đó đã trao thưởng cho một kỹ sư quân sự vì đã phát triển và thử nghiệm động cơ scramjet tại Hội thảo Công nghệ và Khoa học vũ trụ Trung Quốc năm 2015, nhiều khả năng cho việc nghiên cứu trong cùng một chương trình. Nếu đúng, nó sẽ giúp Trung Quốc trở thành một trong 05 quốc gia, cùng với Mỹ, Nga, Ấn Độ và Ôxtrâylia (liên kết với Mỹ) được cho là đã thử nghiệm bay với một động cơ scramjet. Những nỗ lực này cho thấy Trung Quốc đánh giá cao việc phát triển công nghệ scramjet. Công nghệ Scramjet cũng sẽ phù hợp với những nỗ lực tiềm năng của Trung Quốc nhằm phát triển một tàu vũ trụ (được đề cập trong phần “Vũ khí chống vũ trụ”, ở phần sau của bài viết. Dù Trung Quốc đã có bước tiến rất nhanh trên cả hai mặt trận, nhưng chương trình siêu vượt âm của nước này vẫn đang ở các giai đoạn phát triển. James M.Acton, đồng chủ nhiệm Chương trình Chính sách Hạt nhân tại Viện Nghiên cứu chính sách đối ngoại Carnegie (Carnegie Endowment for International Peace) của Mỹ, nói rằng sẽ cần phải có “hàng chục” các thử nghiệm những hệ thống khác nhau với tầm bắn ngày càng xa hơn để phát triển một tàu lượn có tầm bắn liên lục địa và sẽ còn có rất nhiều những thách thức về kỹ thuật cần phải vượt qua. Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chưa thể đặt những mô hình tàu lượn hiện nay của mình, dường như đã được thử ở tầm bay của MRBM, lên một tên lửa đường đạn liên lục địa để có tầm bắn liên lục địa. Tiến sĩ Acton cũng nói rằng “do các cuộc thử nghiệm tàu lượn của Trung Quốc có tầm bắn khá gần… nên có thể, dù không có gì là chắc chắn, tàu lượn của nước này chỉ là một phiên bản “tăng tốc” của tên lửa với đầu đạn trở về khí quyền dẫn đường giai đoạn cuối.

3. Vũ khí năng lượng định hướng

Việc nghiên cứu các loại vũ khí năng lượng định hướng của Trung Quốc dường như bắt đầu ít nhất từ những năm 1980, khi Kế hoạch 863 bao gồm công nghệ laze được xác định là lĩnh vực đầu tư chính. Những bài viết và báo cáo công khai của Trung Quốc từ lâu đã để cập tới mức độ hoạt động cao trong lĩnh vực này; những phát triển được công khai rõ ràng nhất là một hệ thống chống tên lửa HPM tiềm năng và hàng loạt HEL với sức mạnh ngày một tăng.

1680339043218.png


Vũ khí sóng năng lượng cao (HPM).

Chương trình vũ khí HPM của Trung Quốc mới được đề cập nhiều trên phương tiện truyền thông từ năm 2017, dựa trên một lịch sử nghiên cứu sâu trong lĩnh vực này. Tháng 01/2017, phó giám đốc Viện Công nghệ Hạt nhân Tây Bắc nhận giải nhất của Giải thưởng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ quốc gia từ Quốc vụ Viện Trung Quốc vì thành tựu nghiên cứu năng lượng định hướng; dựa trên những số liệu trong các phát biểu của ông, việc này liên quan tới những thành tựu trong việc phát triển một hệ thống HPM chống tên lửa lần đầu tiên được thử nghiệm thành công năm 2010. Nhà khoa học này, nhât vật quan trọng hàng đầu trong nghiên cứu công nghệ năng lượng định hướng của Trung Quốc kể từ thập niên 1990, gọi nó là một “công nghệ phá hủy” và thành tựu “tiên phong”, vì vẫn chưa có bất kỳ phát triển tương tự nào được công bố công khai.

1680339109981.png


Dựa trên phân tích của các nhà khoa học được đăng tải trên các tạp chí, hệ thống này có thể được sử dụng như là vũ khí chống tên lửa đặt trên các tàu, mặc dù vẫn chưa có thông tin chính thống từ chính quyền. Richard D. Fisher, Jr. chuyên viên cao cấp về đối ngoại quân sự châu Á ở Trung tâm Chiến lược và đánh giá Quốc tế nói rằng việc phát triển một hệ thống đủ nhỏ và nặng để triển khai trên một tàu sẽ là một thành tựu công nghệ đáng chú ý. Các ví dụ về nghiên cứu vũ khí HPM được công khai biết đến của Trung Quốc có từ những năm 1990, bao gồm một bài viết năm 2005 của các tác giả khi đó là người của Viện Vũ khí trang bị thuộc Lực lượng Pháo binh số 2 và Đại học Công nghệ quốc phòng nói về triển vọng của việc sử dụng một vũ khí HPM để chống lại đầu tìm của tên lửa chống rađa. Một báo cáo được giải mật năm 2005 của Trung tâm Tình báo trên bộ Quốc gia của Lục quân Mỹ đã nói về việc Trung Quốc nghiên cứu tác động sinh học của phóng xạ HPM, đánh giá đây là nhằm xác định cách để bảo vệ các nhân viên điều khiển những hệ thống này trong tương lai. Một báo cáo được giải mật năm 2001 của Trung tâm Tình báo trên Bộ quốcgia Mỹ nói rằng Trung Quốc đang “tiến hành nghiên cứu về thế hệ năng lượng cao (tạo ra dải tần sóng vô tuyến), độ nhạy và thế hệ liên quan tới việc phát triển các loại vũ khí RF” và nói rằng những bài viết đáng chú ý đầu tiên của Trung Quốc về việc tạo ra HPM đã xuất hiện từ đầu những năm 1990. Nó đã xác định 06 cơ sở hàng đầu hỗ trợ cho quốc phòng và quân sự liên quan đến nghiên cứu năng lượng định hướng mạnh hơn ở thời điểm đó.

Máy tạo laze năng lượng cao (HEL).

Trung Quốc đang tiếp thị các loại vũ khí laze thể rắn hiệu suất thấp và đã thể hiện quan tâm tới việc sử dụng laze trên nhiều loại phương tiện mang khác nhau. Vũ khí laze sợi quang học 10 kilowat (Kw) đầu tiên của Trung Quốc được cho là đã xuất hiện năm 2013, do tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Hàng không vũ trụ quốc phòng nhà nước phát triển. Năm 2014, nhà thầu quốc phòng Poly Technologies do nhà nước Trung Quốc sở hữu đã tiếp thị một tháp laze có thể bắn hạ các UAV nhỏ như là một công cụ thực thi pháp luật và đã trình diễn một HEL 30 kW có tên gọi Hệ thống Phòng thủ Laze tầm thấp tại một triển lãm quân sự năm 2016, được cho là có tầm bắn khoảng hơn 4 km và có thể tiến công bầy đàn các UAV vỏ nhựa loại nhỏ.

1680339242451.png


Ông Fisher đã nói rằng một phiên bản cải tiến của hệ thống này đã được trưng bày tại một cuộc triển lãm năm 2017 và được một quan chức của công ty nói là năng lượng laze của nó mạnh hơn 30 kW, nhưng không tới 100 kW. Ông nói rằng các quan chức đã tiết lộ rằng họ đang phát triển một phiên bản hải quân của hệ thống này, nhưng nó quá lớn nên không thể tích hợp trên một máy bay. Ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc và lĩnh vực tư nhân chắc chắn sẽ tiếp tục nỗ lực để tăng năng lượng và giảm kích cỡ và trọng lượng của những hệ thống đầu tiên này. Trước đây, trong thập niên 1980 và 1990, Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu các loại laze có khả năng chống tên lửa, nhưng không nghiên cứu laze hóa học để chống lại vũ khí vũ trụ.

Những nỗ lực khác.

Tháng 4/2017, Michael Carter, nhà quản lý chương trình cho các Chương trình Quốc phòng của BQP Mỹ tại Trung tâm National Ignition Facility và Photon Science Directorate, ở Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livemore nói rằng Trung Quốc đang phát triển một laze tương tự như loại đã sử dụng tại Trung tâm, hiện là loại có “năng lượng” mạnh nhất thế giới, với 192 chùm tia và kích cỡ bằng 03 sân bóng đá.

1680339383605.png


Laze của trung tâm được xây dựng để nghiên cứu sự kết hợp nén ban đầu; laze của Trung Quốc có thể liên kết với các dự án lớn tiềm năng của nước này vì mục đích được đề cập ở phần trên. Năm 2015, các nhà nghiên cứu từ Học viện Khoa học Trung Quốc, làm việc tại Phòng thí nghiệm chính của nhà nước về Vật lý laze công suất cao ở Thượng Hải, được cho là đã thí nghiệm chùm tia đạt tới năng lượng cao nhất là 5.13 petawat, một kỷ lục thế giới. Các nhà nghiên cứu hiện đang tập trung phát triển một chùm tia 10 petawatt; mặc dù những laze “siêu nhanh” này chỉ có thể duy trì sức mạnh trong chưa đầy 01 giây và vì thế tạo ra ít năng lượng, nhưng nghiên cứu này cho thấy cam kết và năng lực của Trung Quốc trong việc theo đuổi những đột phá trong lĩnh vực năng lượng định hướng.

1680339410542.png


Những năng lực hướng tới.

Chương trình năng lượng định hướng của Trung Quốc nhiều khả năng nhằm làm suy yếu sức mạnh của riêng Mỹ, có thể bằng cách làm ảnh hưởng tới các xen-xơ trên các loại vũ khí tiến công chính xác và vệ tinh của Mỹ. Các bài viết học thuật của Trung Quốc đã đề cập tới việc chú trọng sử dụng những laze hiện đại hơn trên các phương tiện đặt trên bộ, trên không, trên biển, và trên vũ trụ, và các loại vũ khí vi sóng trên các phương tiện vũ trụ, nhưng thông tin cụ thể về việc triển khai tác chiến của chúng thì gần như không có. Những năng lực tiềm năng chống lại các phương tiện vũ trụ sẽ được thảo luận trong phần “Vũ khí chống vũ trụ”.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,436
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

4. Súng ray điện từ trường

Năm 2015, Một viện nghiên cứu thuộc Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Vũ trụ Trung Quốc, một trong những tập đoàn công nghiệp quốc phòng hàng đầu do nhà nước sở hữu, đã thông báo rằng một dự án về công nghệ phóng điện từ trường năng lược cao đã dẫn tới “bước đột phát lớn” trong công nghệ cho phòng không tầm thấp và vận tốc phóng. Năm 2015, Viện nghiên cứu này đồng thời cũng chủ trì Hội thảo Công nghệ Điện từ trường Trung Quốc lần thứ 7, nơi trao đổi những tiến bộ trong khoa học vật liệu nhằm giảm lớp vỏ bọc nòng súng ray. Theo một nghiên cứu được Viện Kỹ thuật điện và điện tử xuất bản năm 2007, ít nhất 22 viện nghiên cứu ở Trung Quốc đã nghiên cứu các khía cạnh của phóng điện từ trường. Trung Quốc được cho là cũng đã phát triển các súng ray thử nghiệm. Nghiên cứu súng ray bắt đầu ở Pháp năm 1918 và đã được triển khai ở Trung Quốc từ thập niên 1980; thách thức không phải trong việc chế tạo súng ray mà là cấp độ công nghệ và việc vượt qua những thách thức về kỹ thuật.

Năng lực hướng tới.

Các bài viết công khai về năng lực xác định cho súng ray của Trung Quốc là không nhiều và không rõ ràng như mục tiêu xác định cho chương trình của Mỹ. Hệ thống của Trung Quốc có thể được sử dụng đặt trên các tàu nổi để chống tàu nổi, máy bay ném bom gần bờ và tên lửa như kế hoạch được Mỹ đặt ra, và đồng thời cũng có thể bổ sung cho kho vũ khí A2/AD đặt trên bờ của Trung Quốc, và với hệ thống này, máy phát điện sẽ ít thách thức hơn so với các tàu hải quân. Những ứng dụng đề xuất cho công nghệ hệ thống phóng máy bay điện từ trường có vẻ cũng giống với các nỗ lực của Mỹ liên quan tới thế hệ tàu sân bay tiếp theo.

1680691633277.png


5. Vũ khí chống vũ trụ

Các loại vũ khí hiện đại của Trung Quốc được đề cập tương ứng với những mối đe dọa này là các tên lửa chống vệ tinh phóng thẳng trực tiếp (động năng), các hệ thống cùng quay chung quỹ đạo (động năng và phi động năng hoặc điện từ trường), và các loại vũ khí năng lượng định hướng đặt trên mặt đất (phi động năng hoặc điện từ trường).

Tên lửa chống vệ tinh phóng thẳng trực tiếp. Trung Quốc đã thử nghiệm hai tên lửa chống vệ tinh phóng thẳng từ mặt đất lên: các vụ thử tên lửa và rocket SC-19, một trong số này đã phá hủy thành công một mục tiêu trong quĩ đạo thấp của trái đất; và một vụ thử rocket loại DN-2 lớn hơn, có thể vươn tới những quĩ đạo cao hơn, nơi Hệ thống Định vị toàn cầu và hầu hết các vệ tinh tình báo của Mỹ đang được triển khai. SC-19 chính là tên lửa đã được sử dụng để phá hủy vệ tinh được công bố rộng rãi năm 2007, và cũng được thử nghiệm trong các năm 2005, 2006, 2010, 2013 và 2014. Những tên lửa này chỉ có thể được phóng theo những hành trình bay được xác định trước nhằm vào các vệ tinh bay qua Trung Quốc.

1680691883239.png

1680691800908.png


Các hệ thống cùng quỹ đạo.

Trung Quốc có vẻ đã có công nghệ cần thiết để chế tạo và phóng các vệ tinh nhỏ cho “các hoạt động gần và xác định trước - rendezvous and proximity operations”, có thể được áp dụng cho các ứng dụng chống vũ trụ. David D. Chen, một nhà phân tích độc lập và chuyên gia về các chương trình vũ trụ của Trung Quốc, đã điều trần trước USCC rằng trong thập niên vừa qua, Trung Quốc đã phóng 06 sứ mệnh vụ trụ liên quan tới các hoạt động như vậy. Một thiết bị đặt trên vũ trụ có thể được sử dụng để tiến hành các vụ tiến công động năng, phi động năng hay điện từ trường. Ông Chen đặc biệt đánh giá rằng Trung Quốc có chuyên môn giỏi, nền tảng học thuyết và kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển một chương trình vũ khí năng lượng định hướng chống vũ trụ có thể được sử dụng cho các cuộc tiến công điện từ trường phóng từ các thiết bị đặt trên cùng quĩ đạo. Ông trích dẫn rất nhiều bài viết của các nhà khoa học quân sự, công nghiệp quốc phòng và trường đại học của Trung Quốc về tác động của tác chiến điện tử chống vũ trụ tiềm năng nhằm vào các vệ tinh của Mỹ. Chẳng hạn như, một bài viết của các tác giả từ Viện nghiên cứu của Tập đoàn Công nghệ điện tử Trung Quốc (CETC) đề xuấtkhắc phục các yêu cầu về năng lượng cao để gây nhiễu các vệ tinh thông tin liên lạc sóng milimet (MMW) của Mỹ bằng cách sử dụng các thiết bị gây nhiễu đặt trên vũ trụ, trong các vệ tinh nhỏ, trong mộc cuộc tiến công “chàng tý hon chống người khổng lồ”. Các tác giả nói rằng giảm khoảng cách bằng một vệ tinh nhỏ sẽ giúp giảm các yêu cầu về năng lượng theo cấp số nhân và xác định được các thiết bị USG dễ bị ảnh hưởng như các chùm vệ tinh AEHF (tần số cực cao hiện đại), WGS (Vệ tinh thông tin liên lạc toàn thế giới) và GBS (Dịch vụ phát sóng toàn cầu).

Các bài viết khác đặc biệt đề cập đến các vệ tinh Iridium (thông tin liên lạc thương mại) và Hệ thống Thông tin liên lạc vệ tinh quốc phòng (thông tin liên lạc chính phủ Mỹ). Một số bài viết học thuật của Trung Quốc cũng coi vũ khí laze đặt trên vũ trụ là tiềm năng.

Vũ khí năng lượng định hướng đặt trên mặt đất.

Năm 2006, Bộ Quốc phòng Mỹ báo cáo rằng Trung Quốc đang theo đuổi “ít nhất một thiết bị laze đặt trên mặt đất nhằm làm hư hại hoặc làm mù các vệ tinh chụp ảnh”. Năm 2006, Trung Quốc cũng đã thử nghiệm một laze nhằm chống vệ tinh ISR của Mỹ, tạm thời làm gián đoạn chức năng của vệ tinh này; vẫn chưa rõ liệu việc này là nhằm để xác định vi trí vệ tinh hay để thử nghiệm năng lực “làm tê liệt” nó hoặc tạm thời làm mù các xen-xơ của nó. Năng lực này rất cố thể là một sản phẩm của những nỗ lực phát triển laze hóa học có từ những năm 1980.

1680692080597.png


Gần như chắc chắn Trung Quốc đã nỗ lực để phát triển các laze mạnh hơn kể từ thời điểm đó. Khi ở năng lượng thấp, vũ khí laze có thể làm mù hay gây hư hại cho các xen-xơ quang học của vệ tinh, khi ở năng lượng cao, nó có thể làm phá hỏng vệ tinh. Ngoài ra, kể từ giữa thập niên 2000, Trung Quốc đã sở hữu nhiều thiết bị gây nhiễu vệ tinh đặt trên mặt đất, cả tự sản xuất lẫn mua của nước ngoài, được thiết kế để gây gián đoạn thông tin liên lạc vệ tinh của đối phương bằng cách sử dụng tín hiệu mạnh chèn ép tín hiệu truyền đến và đi từ vệ tinh. Những thiết bị này có thể được sử dụng để làm ảnh hưởng hoặc vô hiệu hóa việc tiếp cận tới Hệ thống định vị toàn cầu và hầu hết các dải tần thông tin liên lạc vệ tinh của quân đội Mỹ nếu chúng hoạt động cách lãnh thổ Trung Quốc vài trăm km.

Máy bay vũ trụ.

Năm 2016, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã nói rằng Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu sâu về máy bay vũ trụ có thể cất cánh từ mặt đất lên thẳng quĩ đạo vũ trụ bằng cách sử dụng công nghệ siêu vượt âm. Các nhà khoa học quân sự Trung Quốc đã nói rằng Trung Quốc hướng tớilàm chủ những công nghệ liên quan trong vòng 03 đến 05 năm tới, thử nghiệm một hệ thống đẩy vào năm 2025, và sử dụng hệ thống này làm động cơ cho máy bay vũ trụ, loại phương tiện có thể được đưa vào sử dụng từ năm 2030. Trung Quốc được cho là đã lên kế hoạch thử nghiệm nguyên mẫu hệ thống đẩy này vào cuối năm 2017. Về lý thuyết, một máy bay như vậy có thể bay gần vũ trụ (ở độ cao từ khoảng 20 đến 100 km), bay vòng quanh trái đất trong vài giờ và nằm ngoài tầm với của các hệ thống phòng không truyền thống, có khả năng đe dọa các thiết bị vũ trụ của Mỹ. Những nỗlực này vẫn chưa được các nguồn tin chính phủ Mỹ chính thức khẳng định và việc đạt được những công nghệ này trong khung thời gian như vậy sẽ là một thách thức lớn.

1680692321148.png


Những kế hoạch khác.

Trung Quốc có kế hoạch phóng một trạm vũ trụ cố định theo một vài giai đoạn, bao gồm một “mô đum chính” thử nghiệm trong năm 2018 và thêm 02 mô đum nữa vào các năm 2020 và 2022. Trạm này có thể sẽ được khai thác lưỡng dụng; phòng thí nghiệm vũ trụ Thiên Cung-2 của Trung Quốc đã được sử dụng để phóng một vệ tinh vào năm 2016, và Trung Quốc được cho là có kế hoạch sẽ đưa một kính thiên văn vũ trụ lên quĩ đạo hoạt động cạnh trạm này vào năm 2020. Lần đầu tiên một trạm vũ trụ sẽ được sử dụng như một cơ sở hỗ trợ cho vệ tinh. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc, bao gồm người đứng đầu Cục Vũ trụ có người lái (một tổ chức quân sự chịu trách nhiệm quản lý chương trình vũ trụ có người lái của Trung Quốc), cũng đã có những bài viết về việc sử dụng các trạm vũ trụ cho mục đích quân sự. Một số bài viết không chính thống khác cũng đã đề cập tới việc xây dựng một trạm Mặt Trăng có năng lực quân sự, nhưng Kevin Pollpeter, nhà khoa học nghiên cứu ở Tổ chức phân tích và nghiên cứu phi lợi nhuận (CAN) ở Mỹ và một chuyên gia về chương trình vũ trụ của Trung Quốc, đã nói với USCC rằng việc này vẫn chưa được xem xét nghiêm túc.

1680692378089.png

Trạm vũ trụ của Trung Quốc

.....
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Tên lửa NASAMS khoe khoang khoác lác game changer thay đổi cuộc chơi tại Ukraine, hạ gục Nga, thế mà Ukraine vẫn bị Nga dùng vũ khí thời LX và UAV rẻ tiền đập ra bã là sao nhỉ ?

 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,436
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
J-20 tàng hình với động cơ WS-15 mới dự kiến ra mắt năm 2024

Bắt đầu từ năm tới, Trung Quốc sẽ bắt đầu từng bước trang bị động cơ WS-15 mới nhất của mình trên máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm Thành Đô J-20 Mighty Dragon. Nửa cuối năm 2024 được cho là khi điều này sẽ diễn ra.

1680794287666.png


Lý do cho những tuyên bố như vậy là cuộc thử nghiệm mới nhất của J-20 với WS-15. Nó được thực hiện vào cuối tháng 3 và vào đầu tháng 4, những bức ảnh đầu tiên từ cuộc thử nghiệm đã xuất hiện. Nhân tiện, đây là bức ảnh cuối cùng được chụp rõ ràng nhất cho đến nay, xác nhận việc thử nghiệm động cơ mới. Theo một số báo cáo phương tiện truyền thông, WS-15 đã được đưa vào sản xuất hàng loạt.

1680794381775.png

1680794413987.png

WS-15

Thử nghiệm gần đây nhất được ghi lại cho thấy việc sử dụng nguyên mẫu J-20 thứ hai. Một chiếc J-20 với động cơ WS-15 được cho là lần đầu tiên được phát hiện trên bầu trời vào đầu năm ngoái. Mặc dù có nhiều người nhìn thấy cuộc thử nghiệm này, Trung Quốc đã không cung cấp những hình ảnh rõ ràng, dẫn đến nhiều ý kiến và suy đoán trái chiều. Nhưng Bắc Kinh đã chính thức xác nhận rằng máy bay chiến đấu tàng hình của họ đã được thử nghiệm với đơn vị năng lượng này.

Động cơ của J-20

Theo dữ liệu mở, Lực lượng Không quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc [PLA] có ít nhất 200 chiếc J-20 trong kho [không bao gồm 6 nguyên mẫu]. Một số trong số chúng được trang bị động cơ AL-31FM2 của Nga. Đây là những máy bay chiến đấu đầu tiên được sản xuất hàng loạt kể từ cuối năm 2016 và đầu năm 2017. Tuy nhiên, Trung Quốc không bao giờ thích động cơ này nên vào năm 2019, họ đã tích hợp WS-10C vào khoảng giữa năm 2019.

1680794516276.png

1680794588303.png

WS-10C

WS-10C thể hiện hiệu suất tốt nhưng không đủ so với khả năng của J-20. Bắc Kinh đã quyết định bắt đầu thử nghiệm lần cuối và tích hợp WS-15, điều này không chỉ phải đáp ứng được kỳ vọng mà còn đưa máy bay chiến đấu đến “những năm tháng tốt nhất” của nó. Trên thực tế, WS-15 đã được phát triển từ những năm 1990, nhưng chỉ gần đây nó mới đạt được tiến bộ công nghệ quan trọng.

J-20 sẽ làm gì với WS-15?

Hóa ra thách thức phát triển lớn nhất của toàn bộ chương trình tàng hình J-20 chính là động cơ. Các chuyên gia châu Á cho rằng động cơ này là một kỳ quan công nghệ. Tất nhiên, những bình luận này chủ yếu đến từ những tuyên bố không thể tiếp cận được với truyền thông Trung Quốc.

1680794725011.png


WS-15 được cho là động cơ tốt nhất trong lớp, thách thức hai tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm sản xuất hàng loạt khác trên thế giới là F-35 và F-22 của Mỹ. WS-15 có lực đẩy đốt sau xấp xỉ 19 tấn, điều này sẽ giúp J-20 có lực đẩy lớn hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào khác trên thế giới. Để so sánh, F-22 Raptor của Mỹ trang bị động cơ F119 có lực đẩy 17,5 tấn.

1680794876061.png


Tại Trung Quốc, họ cho rằng hệ thống điện tử hàng không của J-20 của họ tiên tiến và hiện đại hơn nhiều so với hai máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ. WS-15 dự kiến sẽ cung cấp nhiều năng lượng hơn cho các cảm biến trên máy bay và hệ thống điện tử hàng không khác. Động cơ này sẽ làm cho Mighty Dragon của Trung Quốc linh hoạt hơn và cung cấp năng lượng cho các loại vũ khí năng lượng định hướng trong tương lai.

1680794815536.png


Một sửa đổi của J-20

Như chúng tôi đã nói, cuộc thử nghiệm áp chót của khối sức mạnh Trung Quốc là vào tháng 12 năm 2022. Tuy nhiên, theo thông tin chưa được xác nhận, Trung Quốc đã sử dụng một phiên bản mới của J-20 – một phiên bản đã được sửa đổi. Tuy nhiên, sau đó, thứ nhất, các bức ảnh không rõ ràng, thứ hai, Bắc Kinh im lặng về một số thực thể.

1680795002885.png


Bây giờ cũng không có tuyên bố chính thức nào từ ban lãnh đạo PLA, nhưng một số tuyên bố đã xuất hiện. Một trong số đó là WS-15 sẽ cung cấp tốc độ siêu thanh cao hơn nhiều mà không cần sử dụng đốt sau. Để so sánh, động cơ WS-10C hiện tại của J-20 cũng đạt tốc độ siêu thanh mà không cần đốt sau, nhưng chúng ở mức thấp.

Nếu thông tin này được xác nhận, có nghĩa là chỉ trong vài tháng nữa, Trung Quốc đã có thể cải tiến tiêm kích J-20 để tận dụng tốt hơn những cải tiến về động cơ.

Tình trạng của J-20

Bắc Kinh đã phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm trong một thời gian dài, nhưng đồng thời cũng nhanh chóng sản xuất hàng loạt. Năm 2021, J-20 đi vào sản xuất hàng loạt và đến nay Trung Quốc đã có 200 máy bay chiến đấu.

1680795070488.png


Nếu chúng ta nhìn vào những con số này và so sánh chúng với tất cả các máy bay trên thế giới, thì chỉ có F-35 là máy bay chiến đấu nước ngoài được sản xuất với tốc độ nhanh hơn. Loại còn lại là J-10C, nhưng nó là loại máy bay một động cơ, cũng là loại bản địa và thuộc một loại hoàn toàn khác. Trung Quốc được cho là có khả năng sản xuất 40 máy bay mỗi năm.

F-35 và J-20 đã gặp nhau trên không. Điều này đã xảy ra vào tháng 3 năm ngoái trên biển Hoa Đông.

1680795169457.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,436
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Năng lực quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông

1681038666570.png


Tình hình địa chính trị trên Biển Đông ngày một phức tạp do những thách thức mà quân đội Trung Quốc có thể gây ra với bất kì đối thủ cạnh tranh quân sự nào hoạt động trong khu vực. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông trong phạm vi cái gọi là “đường 9 đoạn” và đã tiến hành nhiều hoạt động, kể cả dùng vũ lực cưỡng bức nhằm hiện thực hóa tuyên bố của mình. Năm 2014, Trung Quốc đã tiến hành một dự án lớn xây dựng các đảo nhân tạo trên bảy thực thể mà nước này chiếm giữ trên quần đảo Trường Sa. Dự án cơ bản hoàn thành năm 2018. Bảy tiền đồn này đã trở thành những căn cứ quan trọng của Quân đội Trung Quốc, giúp tăng cường cho các hoạt động quân sự tương lai của họ trên Biển Đông, một khu vực mà Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với một số nước khác. Ba thực thể lớn nhất – là đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành khăn – chiếm 12 km vuông vùng họ đòi chủ quyền. Bốn thực thể nhỏ hơn – là đá Châu Viên, đá Gaven, đá Tư Nghĩa và đá Gạc Ma – có tổng diện tích khoảng 0,5 km vuông.

1681038785084.png


Sau khi hoàn tất việc xây dựng, Trung Quốc đã triển khai nhiều loại vũ khí, khí tài quân sự trên những thực thể này, kết hợp với các tàu, máy bay triển khai hoạt động thường xuyên trên Biển Đông và mạng lưới thiết bị thông tin liên lạc, xen xơ rộng khắp, năng lực quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông đã ngày càng được tăng cường, giúp cho Quân đội Trung Quốc có khả năng răn đe, thành thách thức hoạt động quân sự, dân sự của các quốc gia khác trên Biển Đông và trở thành mối đe dọa tiềm tàng đối với các quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên vùng biển này, trong đó có Việt Nam chúng ta.

I: HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC VỆ TINH VÀ SỢI CÁP QUANG NGẦM MÀ TRUNG QUỐC TRIỂN KHAI TRÊN BIỂN ĐÔNG

Trong thời đại thông tin, Trung Quốc tin rằng thắng lợi trong trận chiến sẽ đạt được nhờ giành chiến thắng trong cuộc đấu tranh giành ưu thế thông tin. Chiến lược chiến tranh trong điều kiện thông tin hóa và các khái niệm tác chiến lấy thông tin làm trung tâm của Trung Quốc sẽ là trọng tâm của cách thức họ tạo ra sức mạnh chiến đấu. Chính vì vậy, Trung Quốc đã đặc biệt chú trọng đến việc củng cố năng lực chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát (C4ISR) và đối phó với năng lực này của các đối thủ trên Biển Đông. Thời gian vừa qua, Trung Quốc đã đầu tư mạnh mẽ cho việc xây dựng các mạng lưới cáp quang biển, khả năng thông tin liên lạc vệ tinh và liên lạc cao tần (HF) tạo ra khả năng kết nối tầm xa mạnh mẽ cho các thực thể mà nước này chiếm đóng trên Biển Đông.

1681038922937.png


1. Hệ thống cáp quang biển

Phương thức thông tin liên lạc chủ yếu của các tiền đồn ngoài Biển Đông của Trung Quốc là một hệ thống cáp quang biển. Đây được coi là cơ sở để tiến hành thông tin liên lạc an toàn, tin cậy, công suất lớn và trao đổi dữ liệu giữa 07 thực thể nhân tạo mà Trung Quốc chiếm đóng trên Biển Đông, cũng như giữa chúng với quần đảo Hoàng Sa và Trung Quốc đại lục. Tích hợp cáp quang biển với các phương thức thông tin liên lạc khác nằm trong chiến lược của Quân đội Trung Quốc nhằm thiết lập và duy trì lợi thế thông tin quan trọng trong bất kỳ cuộc xung đột nào trên Biển Đông. Kể cả khi kết nối theo đường cáp quang biển với đại lục bị đứt, thông tin liên lạc tốc độ cao qua đường cáp quang giữa các thực thể cũng cho phép Quân đội Trung Quốc phối hợp tác chiến và trao đổi tín hiệu ra đa, thông tin tình báo, cảnh giới và trinh sát (ISR) giữa các tiền đồn và thay thế các mạng lưới thông tin liên lạc bị đứt gãy bằng thông tin liên lạc vệ tinh hoặc các phương thức khác.

Tháng 6/2017, Công ty viễn thông nhà nước Trung Quốc (China Telecom) tuyên bố đã kết nối 03 thực thể nhân tạo chính trên Biển Đông của Trung Quốc – đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn – với một mạng lưới cáp quang biển. Mạng lưới cáp quang này phục vụ các nhu cầu liên lạc dân sự, bao gồm kiểm soát không lưu, hoạt động của Cảnh sát biển Trung Quốc, công tác hậu cần và hỗ trợ cho hoạt động của nghề cá. Mạng lưới này cũng cung cấp dịch vụ điện thoại di động cho các quân nhân và nhân viên dân sự trên các đảo-đá và vùng nước xung quanh.
Việc thừa nhận thiết lập một mạng lưới cáp quang biển ở Biển Đông cho thấy, Quân đội Trung Quốc có khả năng sẽ liên lạc thông qua mạng liên lạc dân sự hoặc được kết nối với một mạng lưới cáp quang quân sự song song, một phần của mạng lưới liên lạc quốc phòng của quân đội.

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,436
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

2. Thông tin liên lạc vệ tinh

Thông tin liên lạc vệ tinh là một giải pháp liên lạc bổ sung cho mạng lưới cáp quang ở Biển Đông. Liên lạc vệ tinh giúp kết nối với Trung Quốc đại lục, cũng như giữa các tiền đồn ở Biển Đông. Liên lạc vệ tinh ở các tiền đồn cũng giúp thiết lập liên lạc từ các thực thể với các tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay và phương tiện không người lái.

Các vệ tinh thông tin liên lạc trong quỹ đạo địa tĩnh duy trì một vị trí bất biến tương đối với trái đất phía trên xích đạo. Tính đến giữa năm 2020, Trung Quốc đã đăng ký 34 vệ tinh thông tin liên lạc trên quỹ đạo địa tĩnh. Ít nhất sáu trong số các vệ tinh địa tĩnh này là vệ tinh quân sự. Các vệ tinh thông tin liên lạc của QĐTQ được cho là có các ký hiệu riêng cho quân sự - sê ri “Phong Hỏa” (ChinaSat-1A, 1C) và sê ri “Thần Thông” (ChinaSat-20A, 2A, 2C, 2D).

1681126732585.png

ChinaSat-1A, 1C

Các vệ tinh thuộc sê ri “Phong Hỏa” có lẽ cung cấp thông tin liên lạc quân sự cấp chiến thuật, được biết đến là “C3I chiến trường” (chỉ huy, điều khiển, liên lạc và tình báo) hoạt động trên các băng tần C và tần số siêu cao (UHF). Các vệ tinh thuộc sê ri “Thần Thông” được coi là các vệ tinh “thông tin liên lạc chiến lược” và có lẽ cung cấp thông tin liên lạc dưới dạng các chùm tia điểm băng tần Ku có thể điều hướng được. Vệ tinh mới nhất trong số các vệ tinh thông tin liên lạc quân sự này, ChinaSat-2D, được phóng vào tháng 01/2019.

1681126867073.png

ChinaSat-2D

Để đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc vệ tinh, Quân đội Trung Quốc dựa vào số lượng lớn các vệ tinh liên lạc thương mại của Trung Quốc, mà hầu hết trong số đó thuộc sở hữu và vận hành bởi nhà nước. Trong số các vệ tinh thương mại này có thể phải kể đến sê ri vệ tinh “Thực tiễn”, “Thiên Thông-1” và các vệ tinh thuộc sê ri ChinaSat thuộc sở hữu của nhà nước.
Vệ tinh Thiên Thông-1 của Trung Quốc cũng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự ở Biển Đông. Thiên Thông-1 là một vệ tinh địa tĩnh, là vệ tinh đầu tiên thuộc thế hệ vệ tinh của Trung Quốc cung cấp liên lạc với các thiết bị đầu cuối nhỏ như một máy thu cầm tay.

1681126939122.png


Vệ tinh địa tĩnh Thiên Thông đầu tiên cung cấp các dịch vụ tương tự như của công ty viễn thông Inmasat có trụ sở đặt ở Vương quốc Anh. Vệ tinh Thiên Thông-1 hoạt động trên băng tần S (2-4 GHz) và bao phủ toàn bộ Trung Quốc lục địa, Biển Đông và Tây Thái Bình Dương. Hệ thống Thiên Thông phối hợp với mạng thiết bị di động của Công ty viễn thông Trung Quốc (China Telecom) ở Trung Quốc đại lục và Biển Đông. Giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đã tuyên bố rằng, vệ tinh Thiên Thông về cơ bản là một hệ thống dân sự, nhưng nó có thể sử dụng cho mục đích quân sự bởi vì nó là vệ tinh viễn thông đầu tiên đặt dưới sự quản lý của chính phủ Trung Quốc mà hỗ trợ các thông tin liên lạc di động.

1681127014831.png

ChinaSat-9A

Vệ tinh ChinaSat-9A được phóng vào tháng 6/2017 cung cấp các dịch vụ truyền thông và truyền dẫn tín hiệu đến từng đầu thu trên thị trường Trung Quốc. Theo trang web của ChinaSat, vệ tinh này có một “kênh riêng cho khu vực Biển Đông, bảo đảm phủ sóng toàn bộ lãnh thổ mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền. Dịch vụ truyền dẫn qua vệ tinh sử dụng băng tần Ku ở Biển Đông có khả năng truyền dẫn khối lượng lớn dữ liệu, như video, dữ liệu ảnh động và các loại dữ liệu lớn khác tới các đầu thu tương đối nhỏ ở Biển Đông, có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.

Ngoài ra, các công ty thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc có triển khai hàng trăm vệ tinh nhỏ trong quỹ đạo thấp, nhằm phủ sóng thông tin liên lạc toàn thế giới cho cả các ứng dụng dân sự và quân sự. Những mạng vệ tinh này sẽ gia tăng công suất và cung cấp các giải pháp bổ sung cho liên lạc quân sự ở các tiền đồn trên Biển Đông và vùng biển xung quanh. Chùm vệ tinh quỹ đạo thấp Giang Xuyên sẽ có tới 80 vệ tinh thu và chuyển tiếp tín hiệu sử dụng các liên lạc băng tần hẹp thuộc băng tần L (1-2 GHz). Các vệ tinh Giang Xuyên sẽ cung cấp kết nối Internet vạn vật (IoT) thế hệ kế tiếp vào giữa những năm 2020.

1681127119007.png

ChinaSat-9 (ZX9)

Hai vệ tinh đầu tiên thuộc chùm Giang Xuyên đã được phóng lên quỹ đạo vào tháng 5/2020. Dự án Giang Xuyên sẽ hỗ trợ các sáng kiến điện toán đám mây và dữ liệu lớn mà có thể hỗ trợ Hải quân Trung Quốc hoặc các lực lượng khác của quân đội Trung Quốc triển khai ở những nơi xa xôi như ở Biển Đông. Cùng với đó, chùm vệ tinh Hoàng Vân hoạt động trong quỹ đạo thấp của trái đất được phát triển xoay quanh 156 vệ tinh liên lạc băng tần Ka (27-40 GHz), cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng trên phạm vi toàn cầu. Vệ tinh Hoàng Vân đầu tiên được phóng lên quỹ đạo vào tháng 12/2018. CASIC tuyên bố rằng, vệ tinh này sẽ bắt đầu chứng minh hiệu quả hoạt động từ năm 2020.

1681127245157.png


Trung Quốc cũng đang phát triển chùm vệ tinh quỹ đạo thấp Hồng Yên, hay “Ngỗng hoang”, để tích hợp với các mạng viễn thông di động trên mặt đất. Vệ tinh Hồng Yên đầu tiên, được phóng lên quỹ đạo vào tháng 12/2018, đang tiến hành thử nghiệm liên lạc trên băng tần L và Ka trong suốt năm 2020. Sáu mươi vệ tinh Hồng Yên đầu tiên dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2022. Một kế hoạch xây dựng chùm vệ tinh Hồng Yên lớn hơn hoạt động trong quỹ đạo thấp của trái đất với hơn 300 vệ tinh sẽ phủ sóng toàn cầu vào năm 2025. Các vệ tinh thuộc chùm Hồng Yên sẽ kết nối trực tiếp và giúp phát triển mạng di động thế hệ năm (5G) của Trung Quốc, nhất là ở những khu vực vùng sâu, vùng xa như Biển Đông.

Ngoài ra, các hoạt động quân sự hoặc dân sự-quân sự ở Biển Đông cũng được điều hành thông qua hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu. Không giống như các hệ thống vệ tinh dẫn đường của phương Tây hay của Nga, hệ thống Bắc Đẩu cung cấp dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS) hai chiều trên băng tần S, rất hữu ích trong môi trường biển như Biển Đông. Các hạm đội tàu cá và tàu viễn dương của Trung Quốc được cho là đang sử dụng rộng rãi dịch vụ nhắn tin SMS của hệ thống Bắc Đẩu. Các bài viết trên báo quân đội Trung Quốc đã nhấn mạnh tầm quan trọng của dịch vụ tin nhắn văn bản trong giám sát các hoạt động trên biển và phối hợp thông tin với các tàu của dân sự như lực lượng dân quân biển bán quân sự Trung Quốc.

Liên lạc vệ tinh quân sự Trung Quốc chứng minh sự đa dạng tần số, tương tự như các tiềm lực liên lạc và thông tin khác của QĐTQ. Các hệ thống mới hơn như Thực Tiễn hay Giang Xuyên và Hồng Yên có thể sẵn sàng được đưa vào hoạt động kể từ giữa những năm 2020.

.......
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,595
Động cơ
587,999 Mã lực
Trung quốc đang tập trận quanh đảo Đài loan
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,436
Động cơ
1,352,923 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

3. Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc vệ tinh trên các thực thể ở Biển Đông

Nghiên cứu các bức ảnh chụp bởi vệ tinh thương mại có độ phân giải cao cho thấy sự hiện diện của nhiều An ten parabol và mái vòm dường như để che các An ten parabol lớn hơn. An ten parabol được lắp đặt trong hơn 30 mái vòm trên khắp các tiền đồn ở Biển Đông có lẽ được kết nối với các vệ tinh liên lạc địa tĩnh cả quân sự và dân sự. Các vòm che này không chỉ có tác dụng bảo vệ các An ten trước những tác động khắc nghiệt của môi trường biển mà chúng còn có chức năng ngụy trang ngăn chặn đối phương phát hiện ra hướng An ten, dẫn tới việc để lộ vị trí vệ tinh trên quỹ địa tĩnh và việc An ten đang hướng về phía vệ tinh nào. Số lượng lớn các An ten và mái vòm khẳng định tham vọng thiết lập hệ thống liên lạc rộng khắp, nhằm thúc đẩy chiến lược duy trì ưu thế thông tin trong một cuộc xung đột quân sự.

1681175118426.png


Mỗi thực thể lớn – đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn – có bảy mái vòm gần như giống hệt nhau, bao gồm hai mái rộng 12 m, hai mái rộng 11 m và ba mái rộng 7 m. Tất cả các những mai vòm này quay theo hướng đông-tây và bên trong mỗi mái vòm dường như là một An ten parabol liên lạc vệ tinh có đường kính ngắn hơn vài mét so với đường kính của mái vòm. Nhìn chung, các An ten parabol lớn hơn là cần thiết cho việc tiếp nhận và truyền thông tin liên lạc tốc độ cao trên những tần số thấp hơn (ví dụ như băng tần C), trong khi những An ten nhỏ hơn có thể được sử dụng cho những tần số cao hơn (ví dụ như băng tần Ku hoặc Ka). Căn cứ vào sự hiện diện của chúng trên mỗi thực thể, bảy bộ mái vòm này dường như là các trạm thông tin liên lạc, hỗ trợ thông tin liên lạc vệ tinh tốc độ cao với các vệ tinh địa tĩnh quân sự hay dân sự.

1681175219103.png


Các thực thể nhỏ hơn mà Trung Quốc đang chiếm đóng cũng là một phần của mạng lưới liên lạc vệ tinh Biển Đông. Các bức ảnh vệ tinh sẵn có trên mạng Internet về các đá Ga Ven, đá Tư Nghĩa, đá Gạc Ma và đá Châu Viên cho thấy, mỗi đá có hai mái vòm với chiều rộng đều là 12 m (loại A) và 11 m (loại B), giống hệt như các mái che trên các thực thể lớn. Cơ sở hạ tầng liên lạc vệ tinh trên các tiền đồn nhỏ hơn dường như phản ánh nhu cầu liên lạc ít hơn của chúng.

1681175404030.png


Mái vòm che An ten bổ sung ở đá Chữ Thập

Mười hai mái vòm bổ sung được xây dựng ngay gần bảy mái vòm che An ten liên lạc vệ tinh trên đá Chữ Thập. Một mái vòm rộng 12 m nằm ở phía bắc, trên nóc một tòa nhà có lẽ là trung tâm liên lạc. Bốn mái vòm rộng 12 m khác, nằm ở phía nam của bộ bảy mái vòm, có thể là các mái vòm bổ sung loại B. Bảy mái vòm nhỏ còn lại, bao gồm bốn mái che rộng 9 m và ba mái che rộng 4 m, không xuất hiện trên bất cứ thực thể nào khác.
Với sự đa dạng về kích thước và thiết kế hơi khác nhau một chút của 11 mái vòm, so với bảy mái vòm trên các thực thể khác, các mái vòm này cũng có thể chứa các An ten parabol dùng cho mục đích do thám và trinh sát vệ tinh nước ngoài, hoặc thậm chí có khả năng tiến công điện tử (ví dụ như gây nhiễu) liên lạc vệ tinh của nước ngoài.

1681175526598.png

1681175590937.png


Trạm thông tin vệ tinh mặt đất cỡ nhỏ

Bên cạnh các trạm liên lạc vệ tinh tốc độ cao, hình ảnh cung cấp bởi vệ tinh thương mại cũng cho thấy sự xuất hiện của hơn 50 An ten parabol dùng để thu tín hiệu vệ tinh cỡ nhỏ và các mái vòm trên các tiền đồn chính ở Biển Đông. Các An ten này, thông thường nhỏ hơn 4 m, có lẽ hỗ trợ liên lạc của các tiền đồn. Cơ sở hạ tầng liên lạc, mà có thể phát hiện thấy ở trên hoặc gần các tòa nhà, bao gồm các An ten parabol có đường kính rộng 2 m và các mái vòm có đường kính rộng 4 m. Ngoài ra, hầu hết các An ten thu tín hiệu vệ tinh chưa được tháo dỡ khỏi các cấu trúc ban đầu sau quá trình tôn tạo và mở rộng các thực thể. Tổng cộng người ta đã đếm được 57 An ten parabol dùng để thu tín hiệu vệ tinh cỡ nhỏ trên các thực thể chính (như trình bày ở Bảng 1). Các trạm thông tin vệ tinh mặt đất cỡ nhỏ có đường kính nhỏ hơn 2 m và các An ten UHF nhỏ không thể phát hiện được do kích thước phân giải của hình ảnh cung cấp bởi vệ tinh thương mại. Số lượng lớn các trạm thông tin vệ tinh mặt đất cỡ nhỏ và mái vòm có thể quan sát được trên nóc tòa nhà điều hành sân bay và tổ hợp sở chỉ huy ở đá Chữ Thập.

1681175643933.png



....
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top