(Tiêp)
Mỹ cũng không được lợi
Điều đó để nói rằng việc chính sách Trung Đông của Trung Quốc bộc lộ những hạn chế hiện nay không có nghĩa là ảnh hưởng của Mỹ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Việc coi cuộc cạnh tranh nước lớn ở Trung Đông là trò chơi “được mất ngang nhau” là sai lầm. Phải thừa nhận rằng Chính quyền Tổng thống Biden đã chứng minh Mỹ là nước duy nhất có thể và sẵn sàng triển khai sức mạnh quân sự ấn tượng đến Trung Đông: hai nhóm tác chiến tàu sân bay, một tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường, một nhóm sẵn sàng đổ bộ với Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến, các phi đội chiến đấu của Không quân và các đơn vị phòng không của Lục quân đã được điều động tới khu vực. Ngoài ra, 2.000 lính Mỹ đã nhận lệnh “sẵn sàng triển khai trong 24 giờ” kể từ khi cuộc chiến tranh bắt đầu.
Tuy nhiên, vì Mỹ vẫn là cường quốc toàn cầu duy nhất chịu hậu quả trong cuộc xung đột hiện nay nên nước này cũng được coi là bên chịu trách nhiệm về kết quả này. Tổng thống Biden thường nói rằng thế giới đang ở “điểm uốn”, nhưng mọi người giờ đây đang theo dõi xem liệu Washington có thể tìm ra được cách thức không những ngăn chặn leo thang khu vực mà còn đi đầu trong tiến trình hòa bình khu vực mới hay không. Cho đến nay, tỷ lệ cược không có lợi cho Mỹ.
Bắc Kinh có thể đang tính toán rằng việc tham gia cuộc xung đột hiện tại cuối cùng sẽ thất bại. Do đó, để Mỹ làm chủ cuộc khủng hoảng khu vực này sẽ là hành động tốt nhất. Trong những trường hợp này, cách tiếp cận không can thiệp của Trung Quốc có thể thu được lợi ích. Nhưng sự tức giận trong thế giới Arập đối với người Mỹ vì Washington ủng hộ Israel không có nghĩa là các nhà cầm quyền khu vực sẽ hăng hái xích lại gần hơn với Trung Quốc.
Việc Bắc Kinh miễn cưỡng can dự vào cuộc khủng hoảng này chỉ chứng tỏ rằng ngoài quan hệ kinh doanh, họ không muốn thay thế Mỹ trở thành “sen đầm” của Trung Đông. Điều này có thể tiến triển theo thời gian: Trong một vài năm đã có những đồn đoán cho rằng Hải quân Trung Quốc đang tìm cách tiếp cận các cảng biển Vùng Vịnh, hoặc ở UAE hay gần đây nhất là ở Oman. Tuy nhiên, hiện nay, cuộc chiến Israel-Hamas đã đem lại sự đánh giá thực tế hết sức cần thiết đối với những tham vọng của Trung Quốc ở Trung Đông.
Ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế và vấn đề Đài Loan
Trung Quốc đã tích cực giảm leo thang cuộc khủng hoảng Gaza. Việc này được thúc đẩy bởi lo ngại sâu sắc rằng leo thang sẽ gây ra một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn, từ đó gây tổn hại nghiêm trọng đến những lợi ích kinh tế đáng kể của Trung Quốc ở Trung Đông. Trung Quốc cũng có thể được cho là đang theo dõi xem liệu sự can dự của Mỹ vào cuộc khủng hoảng Gaza có làm suy yếu sự tập trung của Washington vào việc kiềm chế Trung Quốc ở châu Á hay không.
Trung Đông đã trở thành điểm nút quan trọng cho BRI của Trung Quốc. Theo Giáo sư Wu Bing Bing, Giám đốc Viện văn hóa Arập và Hồi giáo thuộc Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc giờ đây coi Trung Đông là một phần thuộc vùng ngoại vi rộng lớn hơn của mình. Kể từ khi BRI được triển khai cách đây một thập kỷ, các khoản đầu tư và dự án của Trung Quốc vào khu vực Trung Đông-Bắc Phi (MENA) từ năm 2005 đến 2022 tăng lên 273 tỷ USD. Năm 2021, MENA chiếm 28,5% đầu tư nước ngoài của Trung Quốc. Thương mại giữa Trung Quốc và Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) đạt 330 tỷ USD vào năm 2021, đưa Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của GCC.
..........
Mỹ cũng không được lợi
Điều đó để nói rằng việc chính sách Trung Đông của Trung Quốc bộc lộ những hạn chế hiện nay không có nghĩa là ảnh hưởng của Mỹ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Việc coi cuộc cạnh tranh nước lớn ở Trung Đông là trò chơi “được mất ngang nhau” là sai lầm. Phải thừa nhận rằng Chính quyền Tổng thống Biden đã chứng minh Mỹ là nước duy nhất có thể và sẵn sàng triển khai sức mạnh quân sự ấn tượng đến Trung Đông: hai nhóm tác chiến tàu sân bay, một tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường, một nhóm sẵn sàng đổ bộ với Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến, các phi đội chiến đấu của Không quân và các đơn vị phòng không của Lục quân đã được điều động tới khu vực. Ngoài ra, 2.000 lính Mỹ đã nhận lệnh “sẵn sàng triển khai trong 24 giờ” kể từ khi cuộc chiến tranh bắt đầu.
Tuy nhiên, vì Mỹ vẫn là cường quốc toàn cầu duy nhất chịu hậu quả trong cuộc xung đột hiện nay nên nước này cũng được coi là bên chịu trách nhiệm về kết quả này. Tổng thống Biden thường nói rằng thế giới đang ở “điểm uốn”, nhưng mọi người giờ đây đang theo dõi xem liệu Washington có thể tìm ra được cách thức không những ngăn chặn leo thang khu vực mà còn đi đầu trong tiến trình hòa bình khu vực mới hay không. Cho đến nay, tỷ lệ cược không có lợi cho Mỹ.
Bắc Kinh có thể đang tính toán rằng việc tham gia cuộc xung đột hiện tại cuối cùng sẽ thất bại. Do đó, để Mỹ làm chủ cuộc khủng hoảng khu vực này sẽ là hành động tốt nhất. Trong những trường hợp này, cách tiếp cận không can thiệp của Trung Quốc có thể thu được lợi ích. Nhưng sự tức giận trong thế giới Arập đối với người Mỹ vì Washington ủng hộ Israel không có nghĩa là các nhà cầm quyền khu vực sẽ hăng hái xích lại gần hơn với Trung Quốc.
Việc Bắc Kinh miễn cưỡng can dự vào cuộc khủng hoảng này chỉ chứng tỏ rằng ngoài quan hệ kinh doanh, họ không muốn thay thế Mỹ trở thành “sen đầm” của Trung Đông. Điều này có thể tiến triển theo thời gian: Trong một vài năm đã có những đồn đoán cho rằng Hải quân Trung Quốc đang tìm cách tiếp cận các cảng biển Vùng Vịnh, hoặc ở UAE hay gần đây nhất là ở Oman. Tuy nhiên, hiện nay, cuộc chiến Israel-Hamas đã đem lại sự đánh giá thực tế hết sức cần thiết đối với những tham vọng của Trung Quốc ở Trung Đông.
Ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế và vấn đề Đài Loan
Trung Quốc đã tích cực giảm leo thang cuộc khủng hoảng Gaza. Việc này được thúc đẩy bởi lo ngại sâu sắc rằng leo thang sẽ gây ra một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn, từ đó gây tổn hại nghiêm trọng đến những lợi ích kinh tế đáng kể của Trung Quốc ở Trung Đông. Trung Quốc cũng có thể được cho là đang theo dõi xem liệu sự can dự của Mỹ vào cuộc khủng hoảng Gaza có làm suy yếu sự tập trung của Washington vào việc kiềm chế Trung Quốc ở châu Á hay không.
Trung Đông đã trở thành điểm nút quan trọng cho BRI của Trung Quốc. Theo Giáo sư Wu Bing Bing, Giám đốc Viện văn hóa Arập và Hồi giáo thuộc Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc giờ đây coi Trung Đông là một phần thuộc vùng ngoại vi rộng lớn hơn của mình. Kể từ khi BRI được triển khai cách đây một thập kỷ, các khoản đầu tư và dự án của Trung Quốc vào khu vực Trung Đông-Bắc Phi (MENA) từ năm 2005 đến 2022 tăng lên 273 tỷ USD. Năm 2021, MENA chiếm 28,5% đầu tư nước ngoài của Trung Quốc. Thương mại giữa Trung Quốc và Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) đạt 330 tỷ USD vào năm 2021, đưa Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của GCC.
..........