[Funland] Sơ lược về lực lượng tên lửa thông thường của hàng xóm

Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
Lưu Kiến Siêu - ứng cử viên sáng giá cho chức Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc

1712546186693.png


Ngay từ tháng 1/2022, Lưu Kiến Siêu (Liujian Chao) đã được thăng chức Phó chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương, và được giới truyền thông Hong Kong thân Đại lục coi là ứng cử viên sáng giá cho vị trí bộ trưởng ngoại giao tiếp theo. Vào thời điểm đó, Vương Nghị vẫn chưa hết nhiệm kỳ Bộ trưởng Ngoại giao, và 11 tháng sau, vào cuối năm 2022, Tần Cương được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc.

Vào ngày 2/6/2022, khi dư luận về việc Lưu Kiến Siêu được bổ nhiệm làm bộ trưởng ngoại giao vẫn còn khá nóng thì ông bất ngờ được công bố trở thành Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng. Mặc dù cấp bộ trưởng của hai bên là như nhau, nhưng nhìn chung người ta cho rằng quyền lực của Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng thấp hơn đáng kể so với Bộ Ngoại giao và tầm quan trọng của Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng rõ ràng cũng thấp hơn bộ trưởng ngoại giao.

Một thời gian sau, vào tháng 12/2022, chức bộ trưởng ngoại giao của Vương Nghị đã được thay thế bởi Tần Cương, người được lãnh đạo ĐCSTQ ưu ái. Điều này vừa nằm ngoài dự đoán của dư luận, vừa đúng với nhận thức của người dân về chế độ lãnh đạo trong ĐCSTQ.

Mặc dù không nhận được sự ưu ái như Tần Cương, nhưng Lưu Kiến Siêu vẫn được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng. Nhưng mọi chuyện không thể đoán trước được. Trong hai năm tiếp theo, hệ thống ngoại giao của Trung Quốc trải qua những chấn động thu hút sự chú ý của toàn cầu, chỉ nửa năm sau khi nhậm chức bộ trưởng ngoại giao một cách thuận lợi, Tần Cương đã bị cách chức thẳng thừng vì nghi ngờ liên quan đến gián điệp. Vương Nghị, một quan chức cấp phó quốc gia vừa mãn nhiệm chức bộ trưởng ngoại giao và trở thành Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Đối ngoại Trung ương, đã buộc phải trở lại kiêm nhiệm chức bộ trưởng ngoại giao thay cho Tần Cương.

1712546330582.png


Giờ đây, tin đồn Vương Nghị mãn nhiệm lại nổi lên. Có một số nguyên nhân, trước tiên là trong chuyến thăm của Tập Cận Bình đến Johannesburg, Nam Phi để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) hồi tháng 8/2023, khi tiến vào hội trường người phiên dịch của ông đã bị bảo vệ chặn lại, khiến ông bối rối trong giây lát. Hình ảnh thiếu tự tin của Tập Cận Bình sau đó đã được lan truyền trên Internet.

Vì vậy, có nguồn tin nội bộ cho rằng Vương Nghị đã bị buộc phải viết bản tự kiểm điểm vì tội lơ là nhiệm vụ. Nhưng liệu ông có vì thế mà bị mất quyền lực và cuối cùng sẽ bị thay thế bởi ứng cử viên sáng giá Lưu Kiến Siêu hay không, thì vẫn phải chờ xem.

Vai trò của Lưu Kiến Siêu trong chuyến thăm Mỹ bị đặt nhầm chỗ

Đầu năm mới 2024, Tân Hoa Xã, cơ quan truyền thông của ĐCSTQ, đã đăng bài viết cho biết Lưu Kiến Siêu, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng đã dẫn đầu một phái đoàn Trung Quốc đến thăm Mỹ. Nhưng điều khiến cộng đồng quốc tế thấy ngạc nhiên là đối tượng chuyến thăm của Lưu Kiến Siêu và góc độ trò chuyện của ông có phần không phù hợp với đoàn đại biểu do ông dẫn đầu và chức vụ hiện tại của ông trong Đảng.

Tân Hoa Xã cho biết, từ ngày 8 đến ngày 13/1, Lưu Kiến Siêu lần lượt có các cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken, Phó Trợ lý Tổng thống Mỹ về các vấn đề an ninh quốc gia Jonathan Finer, các đại diện đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ, Thị trưởng San Francisco London Breed và các nhân vật trong giới doanh nghiệp, học giả, truyền thông và có bài phát biểu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ. Lưu Kiến Siêu cũng đã gặp Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres để trao đổi quan điểm với tất cả các bên về triển vọng phát triển của Trung Quốc, quan hệ Trung-Mỹ và quản trị toàn cầu.

1712546361519.png


Nhìn vào các hoạt động công khai có thể thấy, rõ ràng Lưu Kiến Siêu không bị giới hạn ở vai trò thông thường của Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng, ông dường như đang thực hiện một chuyến thăm quan trọng liên quan đến quan hệ Trung-Mỹ và quan hệ giữa Trung Quốc với Liên hợp quốc.

Ông đã có các buổi nói chuyện thân mật với các bên, chủ đề bài phát biểu của ông tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại cũng tương đối rộng rãi. Ví dụ, tình hình trong nước của Trung Quốc, quan điểm của Trung Quốc về trật tự toàn cầu, quan hệ Trung-Mỹ, quan hệ Trung-Nga, khủng hoảng Ukraine, xung đột Palestine-Israel, an toàn hàng hải ở Biển Đỏ, giải trừ vũ khí hạt nhân… Ông cũng trả lời các câu hỏi của các bên về nền kinh tế và môi trường đầu tư của Trung Quốc.

Ngoài ra, Lưu Kiến Siêu cũng đã gặp Giám đốc điều hành của News Corp, Robert Thomson, trò chuyện về các vấn đề như vai trò của truyền thông trong quan hệ Trung-Mỹ, tác động của truyền thông xã hội đối với dư luận, xu hướng phát triển của trí tuệ nhân tạo và chính sách năng lượng mới của Trung Quốc,

Có dư luận cho rằng những vấn đề này vượt xa phạm vi trao đổi giữa các đảng trong các chuyến thăm trước đây của Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đ...ảng. Trong tình hình ĐCSTQ đang bị bao vây trên toàn cầu và đặc biệt là các lệnh trừng phạt thường xuyên của Mỹ, Lưu Kiến Siêu có lẽ đã gánh vác sứ mệnh đặc biệt của Tập Cận Bình trao cho ông là đến Mỹ để cứu vãn hậu quả của việc tự cô lập mình do chính sách ngoại giao “Chiến lang” của ĐCSTQ gây nên trong những năm gần đây. Việc mạnh dạn cho phép Lưu Kiến Siêu một mình thể hiện trên trường quốc tế này cũng có thể là một phép thử của lãnh đạo ĐCSTQ đối với Lưu Kiến Siêu.


...............
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
(Tiêp)

Sau khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã tiến hành một cuộc thanh trừng lớn, nhưng lại ít đả động đến hệ thống đối ngoại. Trên thực tế, hệ thống đối ngoại tồn tại rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như tiền chi cho sáng kiến “Vành đai và Con đường” có bao nhiêu phần là lọt vào túi tư nhân? Đây là con số rất khó thống kê. Tuy nhiên, nếu không có người của mình, Tập Cận Bình sẽ khó có thể hành động. Sau muôn vàn lựa chọn, Tập Cận Bình cuối cùng nhìn trúng Tần Cương - một người có ưu thế về tuổi trẻ và sức khỏe.

1712546878666.png

Cựu ngoại trường Tần Cương

Để Tần Cương có thể đảm nhận chức bộ trưởng ngoại giao, Tập Cận Bình cũng thực hiện hai động thái nhân sự. Trước tiên là điều động Thứ trưởng Lạc Ngọc Thành, người phụ trách công việc hàng ngày của Bộ Ngoại giao vào thời điểm đó (Lạc Ngọc Thành lớn hơn Tần Cương 3 tuổi, là Ủy viên dự khuyết duy nhất của Ban Chấp hành Trung ương trong số các Thứ trưởng Ngoại giao) làm Cục phó Cục Quản lý Phát thanh và Truyền hình Quốc gia (tháng 6/2022); thứ hai là điều chuyển Lưu Kiến Siêu, người mới được thăng chức Phó chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương hồi tháng 1/2022, sang làm Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng (2/6/2022).

Vậy còn Tần Cương? Ông thậm chí còn được đảm nhận chức bộ trưởng ngoại giao mà không cần đợi Vương Nghị hết nhiệm kỳ, hơn nữa ông được thăng chức Ủy viên Quốc vụ (12/3/2023) chỉ sau ba tháng giữ chức bộ trưởng ngoại giao, trở thành “lãnh đạo Đảng và nhà nước” trẻ nhất lúc bấy giờ, một điều hiếm thấy. Như chúng ta đã biết, giai đoạn Dương Khiết Trì làm Bộ trưởng Ngoại giao (2007-2013), ông không phải là Ủy viên Quốc vụ; Vương Nghị giữ chức bộ trưởng ngoại giao trong 10 năm (2013-2022) nhưng phải sau 5 năm đảm nhận chức vụ này mới đc thăng chức Ủy viên Quốc vụ.

Tuy nhiên, Tần Cương chưa kịp thể hiện năng lực của mình thì đã bị "ngã ngựa" trong cuộc đấu đá nội bộ. Điều này đã mang đến cho Lưu Kiến Siêu một cơ hội tuyệt vời. Lưu Kiến Siêu từng là nhân vật chủ chốt trong “chính sách Chiến lang” của Tập Cận Bình. Nếu Tập Cận Bình muốn chỉnh đốn hệ thống đối ngoại, thì Lưu Kiến Siêu có thể là ứng cử viên sáng giá nhất.

Câu hỏi thứ hai là, nếu Lưu Kiến Siêu trở thành bộ trưởng ngoại giao, liệu chính sách đối ngoại của ĐCSTQ có thay đổi hay không?

Phải nói là chắc chắn sẽ có những thay đổi. Chính quyền Tập Cận Bình hiện đang phải đối mặt với những khó khăn cả bên trong lẫn bên ngoài, và có thể đã quyết định tập trung vào quan hệ Trung-Mỹ nhằm tạo bước đột phá để xoay chuyển nghịch cảnh. Trong cuộc bầu cử Mỹ năm nay, Trung Quốc hy vọng Biden sẽ tái đắc cử chứ không phải Trump quay trở lại nắm quyền, nên có thể cố gắng phối hợp với Mỹ cải thiện quan hệ Trung-Mỹ. Với một con người mới và một hình ảnh mới, tân Bộ trưởng Ngoại giao có thể sẽ dễ dàng thúc đẩy vấn đề này hơn.

1712546926130.png


Lưu Kiến Siêu đã sớm nỗ lực định hình hình ảnh ngoại giao của mình. Ví dụ, trong bài phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình Thế giới lần thứ 11 tổ chức tại Bắc Kinh ngày 2/7/2023, Lưu Kiến Siêu nói rằng quan hệ Trung-Mỹ đã được bình thường hóa trong hơn nửa thế kỷ, mặc dù thời thế và cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều đã thay đổi, nhưng lợi ích chung và trách nhiệm toàn cầu giữa hai nước không thay đổi. Vì vậy, Lưu Kiến Siêu được một số người coi là một nhà ngoại giao thực dụng, không có khí thế chiến lang.

Nếu Lưu Kiến Siêu trở thành bộ trưởng ngoại giao, chính sách đối ngoại của ĐCSTQ sẽ có một số điều chỉnh về mặt kỹ thuật, nhưng quan điểm chính sẽ không thay đổi. Bởi vì, một mặt, chính Tập Cận Bình là người quyết định những chính sách ngoại giao lớn, còn Lưu Kiến Siêu chỉ là người thực thi, kẹp giữa còn có "lão chiến lang" Vương Nghị; mặt khác, nói về chính sách ngoại giao, đều cần ý kiến khen chê khác nhau, và Lưu Kiến Siêu được xây dựng như một nhân vật đặc biệt.

1712547011618.png


Mỹ cũng thấy rõ điều đó. Vào cuối năm 2023, Tập Cận Bình đã yêu cầu các đặc phái viên của Trung Quốc ở nước ngoài xây dựng một “đội quân ngoại giao thiện chiến và trung thành với Đảng”. Khi đến thăm Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York vào ngày 9/1, Lưu Kiến Siêu giải thích đó là yêu cầu đối với các nhà ngoại giao Trung Quốc phải “mạnh mẽ”, “có đạo đức và uy tín” và “nỗ lực làm việc”, chứ không phải là cái gọi là "chiến lang". Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ Michael Froman nói với Lưu Kiến Siêu: "Tôi thậm chí có thể nói rằng ông là một chiến lang đội lốt cừu", gây ra một tràng cười. Từ đó có thể thấy, con đường đến chiếc ghế Bộ trưởng Ngoại giao của Lưu Kiến Siêu và những toan tính, tham vọng của Trung Quốc không hề dễ dàng.

Tuy nhiên, bài viết này cũng muốn chỉ ra rằng mặc dù có nhiều dấu hiệu cho thấy Lưu Kiến Siêu rất có khả năng được bổ nhiệm làm bộ trưởng ngoại giao, nhưng xét đến sự phức tạp trong chính trị của ĐCSTQ, những điều kỳ lạ đều có thể bất ngờ xảy ra. Chức vụ bộ trưởng ngoại giao của Vương Nghị cuối cùng sẽ được trao cho ai, chúng ta vẫn phải chờ xem.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
Ảo tưởng về năng lực AI của Trung Quốc

Việc áp đặt quy định đối với trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ không đưa Mỹ trở lại cuộc đua công nghệ.

AI đã vươn tới Quốc hội Mỹ. Tiềm năng đáng kinh ngạc của các hệ thống AI mạnh mẽ như hệ thống ChatGPT dựa trên văn bản của OpenAI đã gióng lên hồi chuông báo động tới các nhà lập pháp, vốn lo ngại về cách mà những tiến bộ trong ngành công nghệ đang phát triển nhanh chóng này có thể làm thay đổi đời sống kinh tế và xã hội.

1712886239012.png


Trong những tháng gần đây, hàng loạt phiên điều trần và cuộc đàm phán bí mật đã diễn ra tại Đồi Capitol, khi các nhà lập pháp và quản lý cố gắng xác định phương thức tốt nhất để áp đặt hạn chế đối với ngành công nghệ này. Nhưng một số người lo ngại rằng việc áp đặt bất kỳ quy định nào đối với ngành AI sẽ gây tổn thất địa chính trị. Trong phiên điều trần hồi tháng 5/2023 tại Thượng viện Mỹ, Giám đốc điều hành của OpenAI, Sam Altman, đã cảnh báo việc áp đặt quy định đối với AI có nguy cơ “làm giảm tốc độ phát triển của ngành công nghiệp Mỹ, khiến Trung Quốc hay những nước khác tiến bộ nhanh hơn”. Cùng tháng, doanh nhân ngành AI Alexandr Wang khăng khăng rằng “Mỹ đang ở trong tình trạng tương đối bấp bênh và chúng ta phải đảm bảo rằng Mỹ là quốc gia phát triển nhanh nhất về công nghệ”. Quả thực, suy nghĩ rằng xu hướng quan liêu có thể gây hại cho Washington trong cuộc cạnh tranh với Bắc Kinh từ lâu đã ám ảnh tâm trí của các nhân vật trong chính phủ và khu vực tư nhân. Cựu Giám đốc điều hành của Google, Eric Schmidt, đã tuyên bố vào năm 2021 rằng “Trung Quốc sẽ không tạm dừng mọi thứ chỉ vì các quy định”. Theo lối suy nghĩ này, nếu Mỹ áp đặt hạn chế đối với AI, thì họ có thể sẽ kết thúc bằng việc nhường lại vị trí dẫn đầu ngành này cho Trung Quốc.

Nhìn chung, những lo ngại trên là có lý. Mỹ sẽ không có lợi gì nếu việc trấn áp bằng các quy định gây tê liệt cho ngành công nghệ AI nội địa khi các công ty AI Trung Quốc được thỏa sức phát triển mà không bị trói buộc. Nhưng nếu quan sát kĩ sự phát triển của AI tại Trung Quốc - đặc biệt là sự phát triển của các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), hệ thống tạo văn bản làm nền tảng cho các ứng dụng như ChatGPT - có thể thấy những mối lo ngại trên đã bị thổi phồng. LLM của Trung Quốc tụt hậu so với Mỹ và phần lớn vẫn phụ thuộc vào các nghiên cứu và công nghệ của Mỹ. Ngoài ra, các nhà phát triển AI ở Trung Quốc phải đối mặt với môi trường chính trị, pháp lý và kinh tế khắc nghiệt và hạn chế hơn so với ở Mỹ. Kể cả nếu những quy định mới thực sự cản trở quá trình đổi mới ở Mỹ - điều khó xảy ra - thì Trung Quốc dường như vẫn chưa thể vượt lên phía trước.

1712886276563.png


Các công ty Mỹ đang xây dựng và triển khai các công cụ AI với tốc độ nhanh chưa từng có, đến mức họ phải tìm kiếm sự chỉ dẫn từ Washington. Điều này cho thấy các nhà lập pháp đang cân nhắc biện pháp quản lý công nghệ này đang ở thế mạnh, chứ không phải đang ở thế yếu. Nếu không được kiểm soát, thì tác hại mà các hệ thống AI hiện tại gây ra sẽ tiếp tục tăng lên gấp bội, trong khi những mối nguy hại mới do các hệ thống sau này tạo ra sẽ không bị kiểm soát. Mỹ không nên để ấn tượng bị thổi phồng về năng lực của Trung Quốc cản trở họ thực hiện hành động có ý nghĩa và cần thiết lúc này.

Hình thức tâng bốc chân thành nhất

Trong vài năm trở lại đây, các phòng nghiên cứu của Trung Quốc nhanh chóng nối bước các công ty Mỹ và Anh xây dựng các hệ thống AI tương tự như GPT-3 của OpenAI (tiền thân của ChatGPT), PaLM của Google và Chinchilla của DeepMind. Nhưng trong nhiều trường hợp, sự cường điệu về các mô hình của Trung Quốc đã che đậy tình trạng thiếu hụt thực chất. Những nhà nghiên cứu AI Trung Quốc mà các tác giả đã trao đổi cùng tin rằng các LLM của Trung Quốc tụt hậu ít nhất 2 hoặc 3 năm - thậm chí còn hơn thế - so với các đối thủ hiện đại nhất tại Mỹ. Tệ hơn là những tiến bộ AI ở Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào việc tái thực hiện và điều chỉnh các nghiên cứu được công bố ở nước ngoài, và tình trạng phụ thuộc này có thể khiến các công ty Trung Quốc khó có thể đảm nhận vai trò đầu tàu trong lĩnh vực này. Nếu quá trình đổi mới ở các nước khác giảm tốc, thì những nỗ lực của Trung Quốc trong việc xây dựng các LLM có thể sẽ giảm tốc theo - giống như việc một người đạp xe chậm cản trở sự di chuyển của những tay đua hàng đầu.

1712886315223.png

Mô hình WuDao (nghĩa là “Ngộ đạo”) 2.0

Hãy lấy mô hình WuDao (nghĩa là “Ngộ đạo”) 2.0 của Học viện AI Bắc Kinh làm ví dụ. Sau khi WuDao 2.0 được ra mắt vào mùa Hè năm 2021, Forbes đã đánh giá cao mô hình này, coi đó là hình mẫu “AI lớn hơn, mạnh hơn và nhanh hơn”, chủ yếu là bởi WuDao 2.0 sở hữu lượng thông số - những con số nằm trong một mô hình AI xác định phương thức xử lý thông tin - nhiều hơn gấp 10 lần so với GPT-3. Nhưng đánh giá này gây hiểu lầm theo nhiều cách. Việc sở hữu nhiều thông số hơn không giúp một hệ thống AI tốt hơn những hệ thống khác, đặc biệt nếu dữ liệu và khả năng tính toán của hệ thống đó không gia tăng một cách tương ứng. Trong trường hợp này, việc so sánh số lượng thông số là không có cơ sở bởi WuDao 2.0 hoạt động trên phương thức kết hợp các dự đoán từ một loạt mô hình thay vì chỉ một mô hình ngôn ngữ, thiết kế làm tăng số lượng thông số một cách giả tạo. Hơn nữa, cách các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi về WuDao 2.0 khiến hiệu suất của mô hình này trong thử nghiệm dường như lớn hơn trong thực tế.

Ernie Bot của Baidu cũng gây thất vọng. Được quảng bá là lời đáp trả của Trung Quốc đối với ChatGPT, việc phát triển Ernie Bot - giống như WuDao 2.0 - rõ ràng được thúc đẩy bởi sức ép buộc họ phải theo kịp bước đột phá lớn ở Mỹ. Bot của Trung Quốc không đáp ứng được kỳ vọng. Tại sự kiện ra mắt, Baidu chỉ giới thiệu những ví dụ sẵn có được ghi lại từ trước về hoạt động của Ernie Bot, dấu hiệu cho thấy chatbot này khó có thể hoạt động tốt trong tương tác trực tiếp. Những người dùng có quyền truy cập vào Ernie Bot đánh giá chatbot này chỉ ở mức trung bình vì mắc sai lầm trong những nhiệm vụ đơn giản như trả lời các câu hỏi toán học cơ bản hay dịch thuật.

1712886378408.png

Ernie Bot

Các nhà phát triển AI Trung Quốc đang chật vật đối phó với áp lực buộc họ phải bắt kịp Mỹ. Tháng 8/2021, hơn 100 nhà nghiên cứu tại Stanford đã hợp tác trong một nghiên cứu quan trọng về tương lai của cái gọi là các mô hình nền tảng, phạm trù các hệ thống AI bao gồm cả LLM. 7 tháng sau đó, Học viện AI Bắc Kinh cũng công bố một nghiên cứu cùng độ dài về vấn đề tương tự, với số lượng đồng tác giả cũng gần như tương tự. Nhưng chỉ trong vài tuần, một nhà nghiên cứu tại Google đã phát hiện ra rằng phần lớn nghiên cứu của Trung Quốc là sản phẩm của việc đạo nhái nhiều nghiên cứu quốc tế. Theo truyền thông Trung Quốc, điều này có lẽ là bởi các sinh viên khi làm đề cương luận văn phải đối mặt với áp lực khủng khiếp và phải hoàn thành trong thời gian rất ngắn.

Mỹ không nên bị ám ảnh bởi việc Trung Quốc sắp trỗi dậy trong lĩnh vực phát triển LLM. Các nhóm AI của Trung Quốc đang phải chật vật tìm cách bắt kịp tốc độ phát triển nhanh tới mức chóng mặt của các nghiên cứu và sản phẩm mới xuất hiện ở các nơi khác và thường thất bại trong việc này. Khi nhắc tới LLM, Trung Quốc tụt hậu nhiều năm, chứ không phải vài tháng, so với các đối thủ cạnh tranh quốc tế.

...........
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
(Tiêp)

Rào cản bên ngoài

Các thế lực bên ngoài cũng cản trở tốc độ đổi mới ở Trung Quốc. Do nhu cầu về LLM quá lớn, nên cuộc tranh giành chất bán dẫn trên phạm vi quốc tế chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc nghiên cứu và phát triển AI. Ngành công nghiệp chất bán dẫn Trung Quốc chỉ có thể chế tạo các con chip chậm hơn những con chip tiên tiến nhất vài thế hệ, buộc nhiều phòng nghiên cứu của Trung Quốc phải phụ thuộc vào các con chip cao cấp do Mỹ phát triển. Trong nghiên cứu phân tích các LLM của Trung Quốc mới đây, các tác giả phát hiện ra 17 mô hình sử dụng con chip do công ty NVIDIA có trụ sở tại bang California sản xuất. Trong khi đó, họ chỉ xác định được 3 mô hình được xây dựng dựa trên con chip do Trung Quốc sản xuất.

1712886570051.png

PanGu-α của Huawei

PanGu-α được Huawei ra mắt năm 2021 là 1 trong 3 trường hợp ngoại lệ. Được đào tạo thông qua bộ xử lý Ascend nội bộ của Huawei, mô hình này dường như được phát triển với năng lực tính toán yếu hơn nhiều so với những mô hình tốt nhất được đề xuất. Mặc dù hiện nay các nhóm nghiên cứu của Trung Quốc hoàn toàn có quyền tiếp cận các con chip tiên tiến của Mỹ thông qua việc thuê phần cứng từ các nhà cung cấp dịch vụ cloud như Amazon hay Microsoft, nhưng Bắc Kinh hẳn vẫn lo ngại rằng những lời đe dọa và rào cản ngày càng tăng của Mỹ đối với chất bán dẫn sẽ cản trở các công ty và các nhà nghiên cứu AI của họ.

Nói rộng ra, thái độ bi quan về tình hình chung của nền kinh tế và công nghệ Trung Quốc có thể sẽ cản trở các nỗ lực phát triển AI nội địa. Để ứng phó với làn sóng giám sát bằng quy định giám sát và sự suy thoái kinh tế trầm trọng trong nước, nhiều công ty khởi nghiệp Trung Quốc đã lựa chọn đặt trụ sở hoạt động ở nước ngoài và bán hàng trên thị trường quốc tế, thay vì chỉ chủ yếu bán trên thị trường nội địa. Thay đổi này được thúc đẩy bởi việc ngày càng có nhiều doanh nhân Trung Quốc mong muốn có thể tiếp cận các khoản đầu tư nước ngoài một cách dễ dàng hơn và thoát khỏi môi trường pháp lý nghiêm ngặt của Trung Quốc - trong khi vẫn tìm cách né tránh các biện pháp hạn chế mà Mỹ áp đặt đối với các công ty Trung Quốc.

Rào cản bên trong

Các biện pháp hạn chế phát ngôn ở Trung Quốc cũng đặt ra thách thức độc nhất vô nhị đối với việc phát triển và triển khai LLM. Phương thức hoạt động tự do của LLM - tuân theo hướng dẫn của người dùng để tạo ra văn bản về bất kỳ chủ đề nào và theo bất kỳ phong cách nào - không phù hợp với các quy tắc kiểm duyệt nghiêm ngặt của Trung Quốc. Trong cuộc trò chuyện riêng với một trong số các tác giả, một giám đốc điều hành người Trung Quốc cho biết các LLM của Trung Quốc thậm chí còn không được phép đếm từ 1 đến 10, vì trong đó có số 8 và 9 – chính phủ nước này vốn nhạy cảm với số 89 và bất kỳ cuộc thảo luận nào về sự kiện Thiên An Môn năm 1989.

1712886620893.png


Do cơ chế hoạt động bên trong của các LLM còn mơ hồ - ngay cả với những người tạo ra chúng - nên việc sử dụng các phương pháp đặt ranh giới cho những chủ đề mà các cơ chế này có thể và không thể thảo luận giống như hành động dùng dao mổ trâu để giết gà. Điều này có nghĩa là các công ty phải cân bằng giữa độ hữu ích của các phản hồi của AI và khả năng tránh né những chủ đề không mong muốn. Các nhà cung cấp LLM ở khắp mọi nơi vẫn đang tìm cách duy trì sự cân bằng này, nhưng hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra khi mắc sai lầm ở Trung Quốc buộc các công ty ở đây phải chọn cách tiếp cận thận trọng hơn. Các sản phẩm được ưa chuộng như XiaoIce của Microsoft bị cấm thảo luận về các chủ đề chính trị nhạy cảm như cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn. Một số người dùng mà các tác giả đã trao đổi cùng thậm chí còn cho rằng XiaoIce ngày càng bớt hữu dụng theo thời gian, có thể là do Microsoft đã bổ sung các rào cản. Các nhà báo cũng phát hiện ra rằng Ernie Bot của Bernie đưa ra các câu trả lời sẵn cho các câu hỏi về Tập Cận Bình và từ chối phản hồi về các chủ đề chính trị gây tranh cãi khác. Trong bối cảnh nhiều ý kiến và chủ đề bị kiểm duyệt ở Trung Quốc - từ tình trạng nền kinh tế trong nước đến diễn biến cuộc chiến ở Ukraine và định nghĩa về "dân chủ" - các nhà phát triển sẽ chật vật tìm cách tạo ra các chatbot không vượt quá ranh giới đỏ mà vẫn có thể trả lời phần lớn các câu hỏi một cách bình thường và hiệu quả.

1712886678745.png

XiaoIce

Ngoài những hạn chế về phát ngôn vì mục đích chính trị, các công ty AI Trung Quốc cũng phải tuân thủ chế độ quản lý AI chi tiết và khắt khe của đất nước này. Một bộ quy tắc đã đi vào hiệu lực hồi tháng 1/2023 và được áp dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến sử dụng công nghệ AI sáng tạo, bao gồm cả LLM. Dự thảo các yêu cầu bổ sung, áp dụng cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển ngoài các sản phẩm AI, đã được công bố để lấy ý kiến hồi tháng 4.

Một vài quy định trong số này đơn giản, chẳng hạn như quy định yêu cầu xử lý dữ liệu nhạy cảm theo chế độ quản lý dữ liệu trên quy mô lớn hơn của Trung Quốc. Các quy định khác lại khó thực hiện. Ví dụ, quy định đưa ra hồi tháng 1 yêu cầu các nhà cung cấp phải "xóa tin đồn" được lan truyền bằng nội dung mà sản phẩm của họ tạo ra. Điều đó có nghĩa là các công ty phải chịu trách nhiệm nếu các công cụ AI của họ tạo ra thông tin hoặc quan điểm trái với chính sách của Đ..C..S Trung Quốc. Dự thảo tháng 4 còn tiến xa hơn nữa, buộc các nhà phát triển LLM phải xác minh tính chân thực và chính xác không chỉ của những gì chương trình AI tạo ra, mà còn của cả các tài liệu được sử dụng để huấn luyện chương trình ngay từ đầu. Yêu cầu này có thể gây rắc rối nghiêm trọng trong lĩnh vực vốn dựa vào việc thu thập nhiều dữ liệu từ trang mạng. Khi được thiết kế một cách cẩn thận, các quy định sẽ không cản trở sự sáng tạo. Nhưng cho đến nay, cách tiếp cận của Đ..C..S Trung Quốc đối với việc quản lý LLM và các công nghệ AI sáng tạo khác dường như khắt khe tới mức có thể gây khó khăn thực sự cho các công ty và các nhà nghiên cứu Trung Quốc.

Nỗi sợ tưởng tượng

Mặc dù đang đối mặt với những khó khăn, nhưng ngành AI Trung Quốc có thể vượt qua và đạt được nhiều thành tựu lớn hơn. Tuy nhiên, người Mỹ có lịch sử đánh giá quá cao khả năng công nghệ của đối thủ cạnh tranh. Trong Chiến tranh Lạnh, việc thổi phồng ước tính về khả năng của Liên Xô khiến các quan chức Mỹ đưa ra chính sách dựa trên giả định về "sự chênh lệch về sức mạnh máy bay ném bom" và sau đó là giả định về "sự chênh lệch về sức mạnh tên lửa" - cả hai giả định này sau đó đều được chứng minh là hư cấu. Mỹ không nên để cảm giác lo lắng vô căn cứ quyết định việc áp đặt các quy định đối với AI trong nước. Sau tất cả, trong khi các công ty truyền thông xã hội phản đối việc áp đặt các quy định, thì các công ty AI lại yêu cầu điều này. 5 năm trước, người sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg, đã cảnh báo Quốc hội rằng việc chia tách công ty truyền thông xã hội của ông chỉ giúp gia tăng sức mạnh của các đối thủ Trung Quốc. Trái lại, trong lĩnh vực AI, các nhà lãnh đạo ngành đã tích cực kêu gọi đặt ra các quy định.

Nếu có lĩnh vực nào mà ở đó Mỹ có nguy cơ tụt hậu thì đó sẽ là lĩnh vực kiểm soát AI thông qua các quy định. Các quy định gần đây của Trung Quốc đối với AI sáng tạo được xây dựng dựa trên các quy định hiện có và chế độ quản lý dữ liệu chi tiết. Về phần mình, Liên minh châu Âu sắp sửa ban hành các quy định mới về AI thông qua Đạo luật AI, phân loại mức độ rủi ro và đưa ra các yêu cầu bổ sung đối với LLM. Mỹ chưa làm được như vậy, nhưng dù sao các nhà hoạch định chính sách Mỹ cũng đang trong tư thế tốt hơn so với nhận định thường thấy về họ. Chính phủ liên bang đã soạn thảo khuôn khổ chi tiết để quản lý rủi ro và thiệt hại liên quan đến AI, bao gồm Kế hoạch chi tiết của Nhà Trắng về Dự luật về quyền AI và Khuôn khổ quản lý rủi ro AI của Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia. Những văn kiện này cung cấp chỉ dẫn chi tiết về cách điều hướng rủi ro và thiệt hại đa diện - cũng như lợi ích - của công nghệ đa dụng này. Điều cần thiết lúc này là đạo luật cho phép thi hành các nguyên tắc chính của khuôn khổ chi tiết này, nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân và thiết lập công cụ bảo vệ các nghiên cứu AI đang phát triển nhanh chóng.

1712886749972.png


Vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết, bao gồm vị trí đặt cơ quan quản lý mới, vai trò của các đơn vị kiểm toán bên thứ ba, chi tiết yêu cầu về tính minh bạch và cách thức phân chia trách nhiệm khi có sự cố. Đây là những câu hỏi khó, mang tính cấp bách, định hình tương lai của công nghệ này, và do đó cần được giải quyết một cách nghiêm túc và được chú ý trong hoạch định chính sách. Nếu ảo tưởng về sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực AI ngăn cản các nhà hoạch định chính sách theo đuổi việc áp đặt các quy định đối với ngành công nghiệp này, thì họ sẽ chỉ gây tổn hại đến lợi ích của Mỹ và đe dọa sự thịnh vượng của quốc gia.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
Hiểu về khoảng cách răn đe ở eo biển Đài Loan

1712896249466.png


Điều gì ngăn cản Trung Quốc tấn công Đài Loan? Trước đây, đã từng có những nhận định quá mức rằng Bắc Kinh sẽ không sử dụng vũ lực để thống nhất đất nước. Trung Quốc không chỉ thiếu khả năng thực hiện một cuộc chinh phục hòn đảo một cách nhanh chóng và dứt khoát, mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc kể từ năm 1979 còn từng tin rằng việc thống nhất hòa bình là khả thi và thích hợp hơn rất nhiều so với các giải pháp quân sự. Tuy nhiên, ngày nay, cán cân sức mạnh quân sự đã thay đổi một cách rõ rệt, tạo điều kiện cho một cuộc xâm lược đổ bộ từ quan điểm sức mạnh trong một tương lai không xa, trong khi triển vọng thống nhất hòa bình đã mờ nhạt. Như vậy, giờ đây có lẽ là điều hiển nhiên rằng một cuộc xâm lược của Trung Quốc có nhiều khả năng xảy ra.

Tất nhiên, không nhà phân tích nào có thể nói chắc chắn khi nào và tại sao một cuộc chiến tranh về Đài Loan có thể nổ ra. Những người cho rằng đó là điều không thể tránh khỏi cũng là sai. Nhưng không thể bỏ qua tình hình địa chính trị đang thay đổi xung quanh Đài Loan. Chỉ vì khả năng răn đe xuyên eo biển Đài Loan rất mạnh nên các cuộc khủng hoảng trong quá khứ về tình trạng chính trị của hòn đảo này mới có thể diễn ra mà không gây ra một cuộc xâm lược nào. Giờ đây, khả năng răn đe đó đã suy yếu, có rất ít rào cản để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng hiện tại hoặc tương lai leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện.

Đây là một tình huống dễ bùng phát – một tình huống đòi hỏi sự quan tâm khẩn cấp từ các nhà lãnh đạo Đài Loan và Mỹ. Để Đài Loan duy trì được an ninh, khoảng cách răn đe cần được thu hẹp và nguy cơ xuất hiện các cuộc khủng hoảng gây mất ổn định cần được giảm xuống.

Điều gì khiến chiến tranh dễ xảy ra hơn?

Cán cân sức mạnh xuyên eo biển Đài Loan từng là yếu tố hạn chế quyền tự do hành động của Trung Quốc. Trong quá khứ, các lực lượng vũ trang của Đài Loan – đặc biệt là lực lượng không quân – đã tạo thành một rào cản lớn đối với một cuộc xâm lược của Trung Quốc. Gần đây nhất là vào năm 2002, báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ gửi Quốc hội về sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã đánh giá rằng lực lượng không quân của Đài Loan có “sự thống trị trên không phận trên eo biển Đài Loan” và duy trì “lợi thế về chất lượng” so với đối tác Trung Quốc. Nhưng điều này không còn đúng nữa.

1712896380002.png


Chắc chắn là Trung Quốc vẫn có lý do để lo sợ sự can thiệp quân sự của Mỹ vào cuộc chiến ở Đài Loan, nhưng mối đe dọa về một sự can thiệp như vậy đã bị cố tình làm cho không chắc chắn. Sẽ là sai lầm nếu coi “sự mơ hồ chiến lược” như một biện pháp ngăn chặn ngu ngốc. Nhưng ngày càng rõ ràng rằng chỉ riêng nó có thể không đủ để ngăn chặn một cuộc xâm lược.

Điều này là do các chiến lược gia Trung Quốc đã có hàng thập kỷ để lên kế hoạch cho tình huống này. Kết quả là Mỹ không còn sở hữu ưu thế leo thang rõ ràng nữa. Học thuyết của Quân đội Trung Quốc rất lạc quan trong việc quản lý leo thang, điều này có thể làm tăng khả năng xảy ra một cuộc tấn công đầu tiên nhằm vào các tài sản được triển khai ở phía trước của Mỹ ở Đông Á theo kiểu có thể làm suy yếu đáng kể khả năng của Mỹ trong việc ngăn chặn một cuộc xâm lược. Và tất nhiên, luôn có khả năng Trung Quốc có vũ khí hạt nhân có thể ngăn cản thành công việc Washington tham gia một cuộc xung đột ở Đài Loan, như Nga đã làm ở Ukraine.

Nhiều biện pháp “tự răn đe” từng kìm hãm Trung Quốc cũng đã suy yếu. Ví dụ, các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh từng lo lắng rằng việc sáp nhập Đài Loan vào Cộng hòa Nhân dân sẽ đặt ra những thách thức đáng kể về xã hội, chính trị và kinh tế - đến mức việc thống nhất đôi khi bị coi là rắc rối hơn, ít nhất là trong ngắn hạn. Hiện những thứ này không còn nữa.

Đồng thời, khi cán cân sức mạnh đã thay đổi, những yếu tố khiến chính phủ Trung Quốc kiềm chế cũng dần ít đi. Những người nói về khả năng răn đe thường tập trung vào mức độ tin cậy và tiềm năng của các mối đe dọa chống lại kẻ xâm lược tiềm năng - nghĩa là kỳ vọng của đối thủ về điều gì sẽ xảy ra với họ nếu họ làm điều gì đó không mong muốn. Nhưng những hạn chế như vậy chỉ là một phần trong tính toán tổng thể của kẻ có ý định xâm lược về việc có nên sử dụng vũ lực hay không. Các quốc gia cũng xem xét điều gì sẽ xảy ra với lợi ích chính trị, xã hội và kinh tế của mình nếu họ không sử dụng vũ lực.

1712896420056.png


Chiến lược Quốc phòng Mỹ năm 2022 xác định những yếu tốt buộc kiềm chế làm trọng tâm của khái niệm răn đe:

Răn đe được tăng cường bằng các hành động làm giảm nhận thức của đối thủ cạnh tranh về lợi ích của việc gây hấn so với kiềm chế. Để ngăn chặn hiệu quả, Bộ Quốc phòng Mỹ cần xem xét cách các đối thủ cạnh tranh nhìn nhận về lợi ích, cam kết và uy tín chiến đấu của Mỹ, Đồng minh và đối tác; nhận thức của họ về khả năng kiểm soát rủi ro leo thang của chính họ; và quan điểm của họ về hiện trạng sẽ phát triển như thế nào - một phần là kết quả của các hành động của Mỹ, Đồng minh và đối tác - nếu họ không sử dụng vũ lực.

Sự hiểu biết sâu sắc về khả năng răn đe này có thể áp dụng trực tiếp vào việc đánh giá việc ra quyết định của chính phủ Trung Quốc ngày nay.

.................
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
(Tiêp)

Cái giá mà Trung Quốc phải trả khi thực hiện kiềm chế là gì? Liên quan đến Đài Loan, chúng tôi cho rằng có bốn biến số chính nói lên điểm này: sức mạnh và khả năng phục hồi của khuôn khổ khái niệm “Một Trung Quốc”; tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc; quỹ đạo của “cuộc chiến công nghệ” liên quan đến Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc và các nền kinh tế liên quan khác; và nhận thức của Trung Quốc về cơ hội giải quyết tranh chấp Đài Loan theo những điều kiện có lợi đang khép lại.

Biến số kiềm chế 1: “Một Trung Quốc”

Kể từ Thông cáo Thượng Hải năm 1972, khuôn khổ “Một Trung Quốc” đã trở thành nền tảng của quan hệ Mỹ-Trung. Tất nhiên, chưa bao giờ có sự thống nhất chính xác về ý nghĩa của khái niệm Một Trung Quốc. Ví dụ, Bắc Kinh có nguyên tắc Một Trung Quốc, trong khi Mỹ duy trì chính sách Một Trung Quốc - với mỗi chính sách có những hiểu biết chính trị rất khác nhau về tình trạng của Đài Loan.

1712896506784.png


Nhưng ngay cả như vậy, ngôn ngữ chung của “Một Trung Quốc” đã đóng vai trò là một khuôn khổ diễn ngôn hữu ích giúp hòa giải sự bất hòa sâu sắc vốn đã xác định mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trước năm 1972. Khuôn khổ Một Trung Quốc đã có hiệu quả trong quá khứ bởi vì tất cả các bên chấp nhận - mặc dù đôi khi nhiều hơn, đôi khi ít hơn - sự mơ hồ đi kèm với thỏa hiệp.

Kể từ năm 2016, ý tưởng Một Trung Quốc ngày càng trở nên vô nghĩa. Điều này bắt đầu ở một mức độ nào đó một cách ngẫu nhiên, khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nói chuyện với tổng thống Đài Loan qua điện thoại, nhưng kể từ đó, mô hình coi thường lưỡng đảng đã trở thành thông lệ trong chính trị Mỹ. Trong chuyên khảo mới của chúng tôi, Khoảng cách răn đe: Tránh chiến tranh ở eo biển Đài Loan, chúng tôi đếm được 27 “điều đầu tiên” kể từ năm 1979 đã xảy ra kể từ cuộc điện đàm của Trump với Thái Anh Văn vào năm 2016. Những “điều đầu tiên” này bao gồm từ Tổng tham mưu trưởng Đài Loan thăm Nhà Trắng, tới các phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng đến thăm Đài Loan, tới việc Bộ Ngoại giao chấm dứt các hạn chế trước đây đối với các liên hệ của chính phủ Mỹ với các quan chức Đài Loan.

1712896574142.png


Nói rõ hơn, đối với nhiều sự phát triển này, các chu trình hành động-phản ứng đang được vận hành. Chúng tôi không coi chính phủ Trung Quốc là vô tội trong quá trình phá hủy hiện trạng. Hoàn toàn ngược lại. Nhưng điều quan trọng đối với lập luận hiện tại của chúng tôi là: Các nhà phân tích Trung Quốc ngày càng lo ngại rằng Mỹ sẽ đảo ngược chính sách Một Trung Quốc và tạo ra một liên minh phòng thủ trên danh nghĩa hoặc trên thực tế với Đài Loan. Điều này làm cho hòa bình – và sự kiềm chế – ít có lợi hơn cho Trung Quốc trong ngắn hạn và trung hạn và tạo ra động cơ mạnh mẽ để Trung Quốc tìm kiếm một giải pháp phi hòa bình cho tranh chấp Đài Loan trước khi tình hình (theo quan điểm của Trung Quốc) tiếp tục xấu đi.

Biến số kiềm chế 2: Các xu hướng kinh tế

Trong thế hệ trước, tính hợp pháp ở Trung Quốc đã được kết nối trực tiếp với hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, một số nhà quan sát hiện hoài nghi rằng tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc đã chững lại. Điều này gây nguy hiểm cho quan hệ xuyên eo biển. Vì mặc dù chúng ta hoài nghi về những lập luận thuần túy về “chiến tranh đánh lạc hướng”, nhưng tốc độ tăng trưởng chậm lại là quan trọng vì một số lý do.

Thứ nhất, sự suy giảm sức mạnh năng lực kinh tế như một biểu hiện của sự lãnh đạo của Đ..C..S có thể khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc trở nên dễ dãi hơn trước áp lực dân tộc chủ nghĩa như một công cụ để củng cố sự ủng hộ trong nước. Thứ hai, tăng trưởng chậm lại có nghĩa là cơ hội công dân Đài Loan chọn gia nhập Cộng hòa Nhân dân để đạt được một số lợi ích kinh tế đang giảm dần - điều này ít nhất là hợp lý trong quá khứ không xa.

1712896650040.png


Cuối cùng, sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc đe dọa chi tiêu quân sự khi nhà nước Trung Quốc rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính vào giữa thế kỷ này. Điều này có nghĩa là thời gian sẽ không giải quyết được tất cả các vấn đề của Trung Quốc đối với Đài Loan. Ngược lại, thời gian có thể không còn nhiều để thực hiện sự thay đổi ở Đài Loan trong điều kiện thuận lợi.

............
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
(Tiêp)

Biến số kiềm chế 3: Cuộc chiến công nghệ

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ đối với chất bán dẫn và các công nghệ liên quan nhằm ngăn chặn Trung Quốc vượt qua sức mạnh quân sự, khoa học và công nghệ của Mỹ. Trên thực tế, Washington đã đặt ra thách thức trực tiếp đối với chiến lược “phát triển theo định hướng đổi mới” của chính phủ Trung Quốc. Logic của những biện pháp kiểm soát này có vẻ đơn giản: Tại sao nền kinh tế và quân sự của Trung Quốc lại được hưởng lợi từ các công nghệ phần lớn được thiết kế ở phương Tây và sản xuất tại Đài Loan?

1713004706965.png

Đài Loan là vùng lãnh thổ sản xuất bán dẫn lớn nhất thế giới

Tuy nhiên, ngược lại, kiểm soát xuất khẩu có thể gây ra một số hậu quả không lường trước được - cụ thể là bằng cách giảm chi phí ròng cho cuộc xâm lược Đài Loan của Trung Quốc trong thời gian ngắn, đồng thời tạo áp lực buộc Bắc Kinh phải hành động trước khi quân đội Mỹ có thể gặt hái những phần thưởng từ cuộc cách mạng công nghệ quân sự mới nổi. Những tác động phụ nguy hiểm này của cuộc chiến công nghệ hầu như bị bỏ qua mặc dù có rất nhiều tài liệu về quan hệ quốc tế về sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và chi phí chiến tranh dự kiến.

Trong quá khứ, một trong những biện pháp răn đe bảo vệ Đài Loan khỏi bị xâm lược là cái gọi là “Lá chắn Silicon”. Ý chính của lá chắn là vị trí của Đài Loan ở trung tâm ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu sẽ gây thêm tổn thất kinh tế khổng lồ cho cuộc xâm lược của Trung Quốc. Mặc dù bản thân điều này có thể không đủ để ngăn chặn một cuộc xâm lược như vậy, nhưng nó là một trong những biện pháp ngăn chặn hoạt động đồng thời và chồng chéo, đảm bảo rằng chi phí có thể có của một cuộc xâm lược lớn hơn những lợi ích nhận được.

1713004769812.png

Đài Loan là vùng lãnh thổ sản xuất bán dẫn lớn nhất thế giới

Nhưng việc hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn từ Đài Loan sang Trung Quốc là hoàn toàn trái ngược với Lá chắn Silicon. Trên thực tế, Trung Quốc đang bị buộc phải gánh chịu trong thời bình những cái giá mà lẽ ra nước này chỉ phải gánh chịu trong thời chiến.

Tệ hơn nữa, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu còn gây thêm áp lực lớn về mặt thời gian đối với Trung Quốc. Chi phí tái tạo các công nghệ liên quan đến quang khắc cực tím là rất lớn. Như cựu phó giám đốc Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ của Nhà Trắng đã nói: “Tại một thời điểm nào đó, bạn đang tái tạo toàn bộ nền văn minh nhân loại”. Sức hấp dẫn của việc sử dụng những cỗ máy như vậy, phần lớn được đặt tại Đài Loan, có vẻ đơn giản hơn.

Một hình thức khác của áp lực này là quân sự, vì Quân đội Trung Quốc theo dõi những nước khác - dễ dàng tiếp cận với máy tính lớn - “thông minh hóa” nhanh hơn nó, góp phần tạo nên động lực “bây giờ tốt hơn là sau này”, mà chúng tôi coi là biến số quan trọng cuối cùng kiềm chế Trung Quốc.

1713004849122.png


..............
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
(Tiếp)

Biến số kiềm chế 4: Cân bằng quyền lực trong tương lai

Bối cảnh chung khi cánh cửa cơ hội tiềm năng đang khép lại do sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc và khả năng nước này sẽ không thể khai thác triệt để cuộc cách mạng kỹ thuật quân sự hiện nay do các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ. Những xu hướng này cho thấy rằng, về lâu dài, thời gian có thể không đứng về phía Trung Quốc. Còn trong ngắn hạn thì sao? Có lý do chính đáng để thấy sức mạnh quân sự tương đối của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh cao trong thập kỷ này. Bất chấp cảnh báo ngày càng tăng của các nhà phân tích quân sự và dân sự, theo một số thước đo, sức mạnh quân sự của Mỹ thực sự đang suy giảm trong thập kỷ này do vị trí hiện nay của Mỹ trong chu kỳ hiện đại hóa.

1713004954044.png

Hải quân TQ

Điều này đặc biệt đúng với Hải quân. Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội, cơ quan đã phân tích ba kế hoạch khả thi được Bộ Quốc phòng đệ trình lên Quốc hội vào năm 2023: “Sức sát thương của hạm đội, được đo một phần bằng tổng số tổ hợp tên lửa, sẽ giảm 13% cho đến năm 2032”. Con số này bao gồm cả bệ phóng thẳng đứng và ống phóng ngư lôi. Con số giảm trong thập kỷ này đặc biệt trái ngược với những con số được dự đoán sau những năm 2020, khi cho rằng “số lượng ống phóng ngư lôi sẽ tăng, so với số lượng trong hạm đội ngày nay, từ 40% đến 50%.

Ngược lại, Lực lượng Không quân không phải đối mặt với sự suy giảm mạnh mẽ về khả năng sát thương, nhưng hệ thống quan trọng nhất mà họ đang đầu tư cho chiến tranh ngang hàng hiện đại, B-21, sẽ không được sử dụng đại trà cho đến những năm 2030. B-21 sẽ hồi sinh khả năng đã bị suy giảm trong nhiều thập kỷ, khi Lực lượng Không quân tập trung vào các máy bay chiến đấu tầm ngắn không đặc biệt phù hợp để ngăn chặn cuộc xâm lược Đài Loan của Trung Quốc.

1713005029111.png

Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương

Về phần mình, Hải quân đánh bộ và Lục quân đều đang hiện đại hóa cơ cấu lực lượng và huấn luyện để phù hợp hơn với “kịch bản cường độ” của Đài Loan và đến những năm 2030, cả hai đều có khả năng sở hữu đội hình và năng lực mới đáng kể. Đồng thời, kết quả của việc Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng từ 1% GDP lên 2% cũng sẽ bắt đầu được cảm nhận rõ ràng, cũng như việc tăng ngân sách quốc phòng và thời hạn trong quân ngũ kéo dài hơn ở Đài Loan.

Chính phủ Trung Quốc tất nhiên sẽ không đứng yên trong suốt những năm 2020. Chắc chắn sẽ có thêm nhiều tàu tuần dương lớp Renhai và máy bay chiến đấu J-20 được đưa vào biên chế. Nhưng sự tiến bộ ngày càng tăng của Trung Quốc sẽ không làm thay đổi mô hình tổng thể, đó là Trung Quốc gần như đã hoàn thành chu kỳ hiện đại hóa bắt đầu từ cuối những năm 1990, trong khi Mỹ vẫn đang ở giữa chu kỳ đó. Một Hải quân Mỹ được hồi sinh ngày càng tập trung vào các tàu ngầm và các máy bay chiến đấu nhỏ hơn thay vì các tàu sân bay cực kỳ đắt tiền và dễ bị tổn thương, một Lực lượng Không quân với các máy bay ném bom tầm xa, và một Hải quân đánh bộ và Lục quân với các tên lửa tầm xa và khả năng phân tán sẽ tạo ra một mối đe dọa lớn hơn nhiều trước một lực lượng xâm lược của Trung Quốc so với hiện tại - hoặc trong thập kỷ này.

1713005242015.png

Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương

Nói chung, sự kết hợp giữa xói mòn các kiềm chế và nới lỏng các hạn chế là một sự kết hợp độc hại, ngụ ý rằng bất cứ điều gì có thể đã có tác dụng lớn trong việc thuyết phục các nhà lãnh đạo Trung Quốc xâm lược Đài Loan trong quá khứ có thể sẽ không còn hiệu quả ở thời điểm hiện tại. Với khả năng cao sẽ xảy ra những hành động khiêu khích lớn liên quan đến vấn đề Đài Loan trong tương lai, đặc biệt là khi Đảng Dân tiến của Đài Loan bước vào nhiệm kỳ tổng thống thứ ba liên tiếp chưa từng có và thực tế là hai cuộc thăm dò gần đây cho thấy hơn một nửa dân số Trung Quốc đã ủng hộ thống nhất bằng vũ trang, kết quả là giới lãnh đạo Trung Quốc ngày càng ít hành động kiềm chế hơn so với trước đây.

Trong một bài viết trước đăng trên tạp chí Parameters, chúng tôi đã đề xuất một chiến lược cho Đài Loan để ngăn chặn cuộc xâm lược của Trung Quốc, một chiến lược không dựa vào sự can thiệp quân sự không chắc chắn của Mỹ. Điều này bao gồm bốn yếu tố chính: Một chiến dịch phản kháng được lên kế hoạch trước, các biện pháp trừng phạt kinh tế đa phương, hành vi cân bằng khu vực và một chiến dịch có chủ đích nhằm tiêu diệt công nghệ theo đó Đài Loan đe dọa phá hủy hoặc vô hiệu hóa ngành công nghiệp bán dẫn của họ nếu Trung Quốc xâm chiếm. Đây đều là những biện pháp ngăn chặn mà Đài Loan và bạn bè của hòn đảo này có thể phát triển nhanh chóng. Ngay cả khi không nghiêm trọng như lời đe dọa can thiệp của Mỹ thay mặt Đài Loan, chúng vẫn là những biện pháp ngăn chặn đáng tin cậy theo cách hiểu rằng Trung Quốc có thể tin tưởng cao độ rằng những mối đe dọa này sẽ trở thành hiện thực để đáp lại một cuộc tấn công vũ trang.

1713005285671.png

Hải quân TQ

Ngoài những ý tưởng này, còn có thể làm gì khác để khôi phục khả năng răn đe, bảo đảm sự trấn an và tránh chiến tranh?

Điểm quan trọng nhất, như chúng tôi lập luận trong chuyên khảo tiếp theo, Khoảng cách Răn đe, là Đài Loan và các đối tác của họ không nên lặp lại những sai lầm trong quá khứ bằng cách cho rằng khả năng răn đe là bất biến và không thể thay đổi. Không phải vậy. Tất cả các biện pháp răn đe đều suy giảm theo thời gian và khả năng răn đe trên eo biển sẽ ở trạng thái suy giảm cao nhất trong thập kỷ này. Đài Loan và bạn bè của hòn đảo này nên nhận ra mức độ nghiêm trọng của tình hình. Họ cần những biện pháp khắc phục nhanh chóng - những biện pháp răn đe mạnh mẽ và đáng tin cậy sẽ khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc đặt câu hỏi về khả năng chiếm giữ Đài Loan trong một vụ việc đã rồi. Đặt cược quá nhiều vào các biện pháp ngăn chặn sẽ xuất hiện trực tuyến trong thập kỷ tới thực sự có thể làm tăng rủi ro trong thập kỷ này bằng cách tạo ra “động lực bây giờ tốt hơn sau này”. Và tất cả những người có liên quan nên tránh tiếng gọi của chủ nghĩa biểu tượng.

..........
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
(Tiêp)

Thập kỷ này, vẫn còn những thành quả (thực chất) chưa được khai thác. Các nhà lãnh đạo chính trị của Đài Loan nên xem xét việc cho phép lực lượng không quân Đài Loan thay đổi học thuyết đánh chặn để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe phi công và hao mòn máy bay khi chặn mọi chuyến bay của Trung Quốc đi vào Vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Lực lượng không quân Đài Loan cũng có thể ưu tiên nhiệm vụ phòng không của mình: việc ngăn chặn quyền chỉ huy trên không của Lực lượng Phòng không Quân đội Trung Quốc sẽ rất quan trọng trong một cuộc xung đột và các bệ phóng trên mặt đất sẽ phù hợp cho việc này hơn là các máy bay chiến đấu đắt tiền. Ngoài ra, việc mua sắm và huấn luyện các lực lượng để đạt được hỏa lực chính xác trên diện rộng sẽ là chìa khóa để thách thức các hệ thống phòng thủ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong một cuộc xâm lược.

1713007133055.png

Quân đội Đài Loan

Thật không may, do chi phí khổng lồ và thời gian đưa vào sử dụng kéo dài, chương trình tàu ngầm được quảng cáo rầm rộ của Đài Loan có thể khiến họ mất tập trung khỏi các nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển các phần cứng và phần mềm để “chống hải quân” hiệu quả. Thay vào đó, các lực lượng vũ trang của Đài Loan nên ưu tiên mua, sản xuất và sử dụng thủy lôi, máy bay không người lái và tên lửa. Thủy lôi có thể là cách tốt nhất của Đài Loan để “câu giờ” với rủi ro tối thiểu đối với lực lượng vũ trang của Đài Loan, trong khi máy bay không người lái có thể tăng cường khả năng phòng thủ của Đài Loan thông qua các hệ thống phi tập trung và có thể tiêu hao, tàn phá lực lượng xâm lược và tên lửa - đặc biệt là các loại tên lửa cơ động trên đường - kết hợp khả năng phục hồi với tính sát thương. Cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã chỉ ra rằng những hệ thống như vậy cần phải được tiếp cận với số lượng lớn (tức là hàng nghìn chứ không phải đếm từng chiếc).

Đài Loan cũng nên tiếp tục xây dựng khả năng tiếp cận mạng lưới vệ tinh quỹ đạo trái đất thấp đáng tin cậy để giúp duy trì khả năng liên lạc trong trường hợp bị phong tỏa hoặc xâm lược, nhưng Đài Loan nên ưu tiên khả năng phục hồi của hệ thống trong quá trình này. Tất cả những hành động này đều có tính thực tế trong vài năm tới. Điều duy nhất cần thiết là sự ưu tiên.

1713007250081.png

Quân đội Đài Loan

Cuối cùng, các cường quốc trong khu vực – đặc biệt là Nhật Bản, cũng như Hàn Quốc, Philippines và Australia – nên rõ ràng hơn về những phản ứng có thể xảy ra của họ trước một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan. Những quốc gia này sẽ bị thiệt hại nhiều nhất trước nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng. Mặc dù việc mong đợi các chính phủ trong khu vực công bố những cam kết chắc chắn đối với an ninh của Đài Loan là không thực tế, nhưng điều đó chắc chắn sẽ giúp ích cho sự ổn định ở Đông Á nếu họ tuyên bố sẵn sàng áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế, chính trị và tăng chi tiêu quốc phòng để đối phó với một cuộc xâm lược.

Để có thể có hòa bình ở eo biển Đài Loan vào những năm 2020, Đài Loan và các nước bạn của họ sẽ cần phải thực hiện hành động triệt để nhằm tạo ra những hạn chế ngắn hạn đối với hành động của Trung Quốc nhưng cũng tìm cách khuyến khích sự kiềm chế trong nội bộ của những người ra quyết định Trung Quốc, điều sẽ đòi hỏi phải thừa nhận một cách thực tế những gì Bộ Quốc phòng Mỹ đã công nhận về mặt lý thuyết: rằng nếu Trung Quốc nhìn nhận sự phát triển của hiện trạng theo hướng ngày càng tiêu cực, thì động cơ không sử dụng vũ lực của nước này cũng sẽ giảm đi tương ứng./.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
Lực lượng không quân lớn nhất thế giới: Trung Quốc chuẩn bị thay thế Mỹ

Một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ cho rằng quân đội đang phát triển của Trung Quốc giờ đây có thể vượt ra ngoài vị thế là lực lượng hải quân lớn nhất thế giới: nước này cũng có thể sớm giành được danh hiệu lực lượng không quân lớn nhất thế giới.

1713007430554.png


Đô đốc Hải quân John C. Aquilino, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, đã tiết lộ thông tin này trong một buổi điều trần gần đây tại Capitol Hill. Nhận xét của ông làm sáng tỏ những nỗ lực hiện đại hóa quân sự đầy tham vọng của Trung Quốc và tiềm năng của chúng trong việc định hình lại động lực quyền lực toàn cầu.

Aquilino, trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện ngày 21/3, khẳng định “Hải quân lớn nhất thế giới, sắp trở thành Lực lượng Không quân lớn nhất thế giới” liên quan đến Quân đội Giải phóng Nhân dân.

Ông nói thêm: “Không thể đánh giá thấp tầm quan trọng, phạm vi và quy mô của thách thức an ninh này, tất cả đều sẽ bị thách thức”. Nhận xét của Aquilino nhắm vào số lượng máy bay chiến đấu mà lực lượng quân sự của mỗi quốc gia đang sở hữu.

1713007493588.png


Trong báo cáo năm 2023 về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Lầu Năm Góc lưu ý rằng Lực lượng Không quân và Hải quân PLA có tổng cộng hơn 3.150 máy bay, không bao gồm các biến thể huấn luyện và hệ thống máy bay không người lái (UAS). Tiết lộ này nhấn mạnh sự phát triển vượt bậc về năng lực trên không của Trung Quốc.

Ngược lại, Không quân Hoa Kỳ tự hào có khoảng 4.000 máy bay không huấn luyện, không máy bay không người lái. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn duy trì thêm hàng nghìn máy bay cho các chi nhánh Hải quân, Thủy quân lục chiến và Lục quân của mình.

Dựa trên những con số này, mặc dù Trung Quốc có thể không ngay lập tức vượt qua Mỹ về máy bay quân sự, nhưng sự gia tăng đáng kể năng lực sản xuất của nước này, đặc biệt là máy bay chiến đấu tiên tiến, cho thấy năng lực không quân của nước này đang có xu hướng đi lên đáng kể.

1713007540963.png


Mặt khác, Không quân Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức trong việc duy trì quy mô nhằm thực hiện hiệu quả các trách nhiệm toàn cầu của mình, đặc biệt là mối đe dọa mới nổi từ Trung Quốc.

Chiến lược hiện tại của Không quân Mỹ dường như ưu tiên giảm năng lực không quân hơn là đầu tư vào các hệ thống tiên tiến hơn trong tương lai.

Lý do đằng sau cách tiếp cận này là loại bỏ các máy bay cũ để nhường chỗ cho những chiếc mới, phức tạp hơn. Bằng cách tái phân bổ số tiền tiết kiệm được từ việc ngừng sử dụng các hệ thống lỗi thời, Không quân đặt mục tiêu mua máy bay thế hệ tiếp theo nhằm nâng cao năng lực tổng thể của lực lượng này.

Trong khi các máy bay mới hơn có công nghệ vượt trội hơn so với các máy bay tiền nhiệm, Không quân Mỹ hiện vẫn duy trì lợi thế quan trọng về số lượng so với hầu hết các đối thủ. Tuy nhiên, nếu xu hướng cắt giảm hiện nay tiếp tục, lợi thế về số lượng này có thể giảm đi đáng kể và gây rủi ro cho an ninh quốc gia.

1713007749508.png


Chiến lược này dựa chủ yếu vào giả định rằng Quốc hội Hoa Kỳ, vốn đang phải đối mặt với những hạn chế về tài chính, sẽ phân bổ kinh phí đáng kể để hỗ trợ việc phát triển và mua lại thế hệ máy bay tiếp theo, dự kiến sẽ là một phần của thế hệ máy bay thứ sáu dài hạn và tốn kém.

Việc phụ thuộc vào nguồn tài trợ không chắc chắn như vậy làm dấy lên lo ngại về tính khả thi và bền vững trong chiến lược của Không quân, đặc biệt là khả năng duy trì ưu thế về số lượng trong bối cảnh năng lực ngày càng phát triển của quân đội Trung Quốc.

..............
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
(Tiêp)

Đánh giá chất lượng và số lượng

Trung Quốc đã nổi lên như nước xây dựng hạm đội hải quân lớn nhất thế giới, tự hào với kho vũ khí ấn tượng gồm hơn 340 tàu chiến. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã có những bước tiến đáng kể trong việc hiện đại hóa hải quân, đưa vào sử dụng các tàu khu trục cỡ lớn mang tên lửa dẫn đường, tàu tấn công đổ bộ và tàu sân bay có khả năng hoạt động ở vùng biển khơi và triển khai sức mạnh trên phạm vi hàng ngàn dặm.

Bất chấp lợi thế về số lượng đáng gờm này, các chuyên gia cho rằng việc đánh giá chất lượng so với số lượng là rất quan trọng khi so sánh các hạm đội hải quân của Trung Quốc và Hoa Kỳ.

1713007904362.png

Tàu ngầm của TQ

Trong khi Trung Quốc có thể vượt qua Hải quân Hoa Kỳ về số lượng tàu và tàu ngầm, thì trọng tải của hạm đội hải quân Mỹ lại thấp hơn Trung Quốc với tỷ lệ 2 trên 1.

Sự chênh lệch này phần lớn là do kích thước lớn hơn của các tàu Mỹ, thường có khả năng và hỏa lực mạnh hơn so với các tàu Trung Quốc. Do đó, Hải quân Hoa Kỳ duy trì lợi thế đáng kể về chất lượng so với Trung Quốc, được hỗ trợ bởi hạm đội tàu sân bay, tàu khu trục tiên tiến và tàu ngầm hùng mạnh.

Tương tự, về mặt không quân, Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể trong việc tăng cường sản xuất máy bay quân sự hiện đại. Một ví dụ đáng chú ý về những tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực hàng không quân sự là việc sản xuất máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của PLA, J-20.

1713007999939.png


Trong những năm gần đây, việc sản xuất J-20 đã tăng lên đáng kể. Các ước tính chỉ ra rằng khoảng 40 đến 50 khung máy bay sẽ được chế tạo vào năm 2022 và con số này sẽ tăng lên khoảng 100 vào năm 2023.

Đáng chú ý, những con số sản xuất này đã đạt được mà không có bất kỳ đơn đặt hàng xuất khẩu nào, nhấn mạnh cam kết của Trung Quốc trong việc tăng cường năng lực quân sự bản địa.

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực này, máy bay quân sự Trung Quốc thường bị coi là kém vượt trội về mặt công nghệ so với máy bay tiên tiến của Mỹ.

Trong một bài viết cho EurAsian Times , Thống chế Không quân đã nghỉ hưu Anil Chopra của Không quân Ấn Độ đã đặt ra nghi ngờ về hiệu suất của radar và bộ tác chiến điện tử AESA (Active Electronically Scanned Array) của J-20, nhấn mạnh sự tụt hậu của Trung Quốc so với phương Tây về công nghệ điện tử hàng không. Chopra nhấn mạnh rằng mặc dù được quảng cáo là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, thông tin xác thực của J-20 vẫn có thể được giải thích.

1713008081272.png


Tuy nhiên, tốc độ tăng sản lượng dự kiến có thể thúc đẩy Trung Quốc tiến lên phía trước. Một yếu tố quan trọng góp phần vào sự gia tăng tiềm năng này là sự tiến bộ của Trung Quốc trong việc phát triển động cơ nội địa, giúp giảm sự phụ thuộc vào động cơ do Nga sản xuất.

Tuy nhiên, việc Lực lượng Không quân Quân Giải phóng Nhân dân (PLAAF) hiện tại không có ưu thế về quân số so với Lực lượng Không quân Hoa Kỳ (USAF) không nên bị hiểu sai là một lợi thế cho người Mỹ.

Bắc Kinh đang tận dụng một cách chiến lược khả năng tên lửa khổng lồ trong khu vực của mình để có khả năng vô hiệu hóa các căn cứ quân sự lớn của Mỹ cũng như của các đồng minh, nơi các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tiên tiến của Mỹ, như F-22 và F-35, hoạt động.

Chiến lược của Trung Quốc nhằm mục đích tạo thế cân bằng có lợi cho họ bằng cách nhắm mục tiêu vào các căn cứ không quân quan trọng, khiến chúng không hoạt động và cản trở việc triển khai máy bay thế hệ thứ năm của Mỹ.

1713008202243.png


Trong trường hợp xảy ra xung đột ở Đài Loan, nhiều người tin rằng sự hiện diện của một số lượng đáng kể máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm sẽ là yếu tố then chốt trong việc áp đảo lực lượng không quân của Trung Quốc.

Kho vũ khí tên lửa đạn đạo chống hạm phong phú của Trung Quốc nhằm mục đích ngăn chặn Hoa Kỳ triển khai các tàu sân bay trong khu vực trong trường hợp xảy ra tình huống bất ngờ với Đài Loan. Điều này đặt ra thách thức đáng kể đối với các hoạt động của hải quân Mỹ, vì các tàu sân bay đóng vai trò là nền tảng không thể thiếu để triển khai sức mạnh và triển khai lực lượng.

Hơn nữa, việc giảm số lượng F-22, một xu hướng do Không quân Hoa Kỳ khởi xướng năm 2009, đã tạo thêm một nguy cơ dễ bị tổn thương khác cho lực lượng không quân Mỹ. F-22, nổi tiếng với khả năng tàng hình và ưu thế trên không, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ưu thế trên không và ngăn chặn các đối thủ tiềm năng.

1713008440529.png


Nếu không có sự hiện diện đáng kể của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, đặc biệt là F-22, USAF sẽ phải đối mặt với nguy cơ thất bại cao hơn trong một cuộc xung đột có thể xảy ra với Trung Quốc.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
Không quân Trung Quốc chưa sẵn sàng cho nhiệm vụ quan trọng là phong tỏa Đài Loan

Theo một số chuyên gia Mỹ, lực lượng không quân Trung Quốc đang cải thiện khả năng cung cấp hỗ trợ trên không cho quân đội, ngay cả khi vẫn còn những câu hỏi về việc liệu Trung Quốc có đủ khả năng thực hiện sự phối hợp chặt chẽ trên không-mặt đất vốn từ lâu đã trở thành tiêu chuẩn trong các hoạt động quân sự của Mỹ hay không.

1713008577336.png

Su-35 của TQ

Điều này có ý nghĩa sâu sắc đối với việc Trung Quốc sẵn sàng xâm chiếm Đài Loan. Lực lượng bộ binh được thả bằng đường không hoặc đổ bộ lên bờ thiếu vũ khí hạng nặng như xe tăng và pháo binh. Điều này khiến họ phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ hỏa lực từ bên ngoài để trấn áp hệ thống phòng thủ của đối phương mà họ sẽ phải đối mặt, bao gồm hỏa lực của hải quân, các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái cũng như các cuộc tấn công từ máy bay phản lực và trực thăng.

Một thành phần quan trọng sẽ là hỗ trợ trên không, hay CAS, mà Không quân Hoa Kỳ định nghĩa là "hành động trên không của máy bay chống lại các mục tiêu thù địch ở gần các lực lượng thiện chiến". Đó là một nhiệm vụ khó khăn có thể khiến quân bạn bị tấn công. Quân đội Hoa Kỳ từ lâu đã thực hành CAS, bao gồm cả việc Không quân phát triển máy bay A-10 Warthog, và lực lượng hàng không của Thủy quân lục chiến nhấn mạnh vào việc hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng mặt đất.

1713008677383.png

Trực thăng tấn công của TQ

Tuy nhiên, bằng chứng là cuộc chiến Ukraine, các hoạt động trên không từ lâu đã là điểm yếu của Nga, và điều tương tự cũng xảy ra với Trung Quốc. Tuy nhiên, khi Quân đội Giải phóng Nhân dân, hay còn gọi là lực lượng vũ trang Trung Quốc, đã loại bỏ các thiết bị và chiến thuật từ thời Liên Xô, Lực lượng Không quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAAF) đã hiện đại hóa máy bay và học thuyết của mình. Theo bản tóm tắt tháng 12 năm 2023 của Văn phòng Nghiên cứu Quân sự Nước ngoài của Quân đội Hoa Kỳ, khả năng của PLAAF trong việc thực hiện “các nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực tầm gần đã được cải thiện trong những thập kỷ qua”.

Nhà phân tích Kevin McCauley của FMSO lưu ý: Trước đây, hỗ trợ trên không "chủ yếu bao gồm các cuộc tấn công theo kế hoạch với độ linh hoạt không đủ để giải quyết các mục tiêu di động hoặc mới được phát hiện trên chiến trường". Nhưng sự hỗ trợ trên không đã trở nên phản ứng nhanh hơn "khi lực lượng mặt đất trở nên được cơ giới hóa và cơ giới hóa hơn, đồng thời khả năng của PLAAF được cải thiện."

1713008772692.png

Máy bay cường kích JH-7 của TQ

Ví dụ, Trung Quốc đã tăng cường hệ thống ISR (tình báo, giám sát và trinh sát), bao gồm cả việc sử dụng Beidou, đối tác của Trung Quốc với hệ thống GPS. Hỏa lực không đối đất của Trung Quốc cũng trở nên nguy hiểm hơn khi các mẫu máy bay thời Chiến tranh Lạnh thời kỳ đầu, chẳng hạn như máy bay phản lực tấn công Q-5 (dựa trên MiG-19 của Liên Xô), đã được thay thế bằng các thiết kế hiện đại như máy bay chiến đấu J-10 và J-11, J-16 và máy bay phản lực tấn công JH-7A được trang bị tên lửa dẫn đường chính xác, radar và cảm biến quang điện tiên tiến. McCauley viết: “Những nâng cấp này thể hiện sự thay đổi đáng kể về tốc độ, khả năng nâng và khả năng sống sót của các máy bay có thể được giao cho các nhiệm vụ CAFS [hỗ trợ hỏa lực tầm gần]”.

.............
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
(Tiêp)

Nhưng hạn chế lớn nhất đối với việc hỗ trợ trên không của Trung Quốc vẫn là khả năng chỉ huy và kiểm soát. Tiến hành các cuộc không kích khi quân bạn chỉ cách mục tiêu vài trăm thước là một quá trình khó khăn. Trong Thế chiến thứ hai, qua thử nghiệm và sai sót , các quốc gia đã học được rằng việc hỗ trợ trên không cho quân tiền tuyến chỉ hiệu quả khi lục quân và không quân phối hợp chặt chẽ với nhau. Các binh sĩ Quân đội Hoa Kỳ ở Normandy đã rất bực tức khi bị trúng bom thiện chiến đến mức họ đặt biệt danh cho Lực lượng Không quân số 9 của Hoa Kỳ là "Luftwaffe của Mỹ".

1713176942057.png

Không quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Cuối cùng, Mỹ và Anh đã nghĩ ra các phương pháp như sử dụng bộ điều khiển trên không phía trước để đảm bảo rằng lực lượng địch bị tấn công – còn lực lượng bạn thì không. Từ Triều Tiên và Việt Nam, đến Afghanistan và Iraq, lực lượng mặt đất của Mỹ ngày càng phụ thuộc vào sự hỗ trợ trên không. Lực lượng Hoa Kỳ được huấn luyện để sử dụng sự hỗ trợ trên không để tấn công các mối đe dọa xâm lấn hoặc tấn công các vị trí của đối phương để lực lượng mặt đất có thể cơ động khi hỏa lực của đối phương bị dập tắt.

Trong khi Trung Quốc đang bắt đầu có những bước tiến ở đây, cách tiếp cận của PLA nhằm hỗ trợ trên không có những điểm khác biệt chính so với Mỹ. Sức mạnh không quân của họ hướng tới các mục tiêu sâu hơn phía sau chiến tuyến, như kho đạn dược hoặc các điểm tập trung, vốn đòi hỏi ít sự phối hợp hơn với các đơn vị mặt đất vì họ ở xa lực lượng đồng minh hơn. McCauley viết: CAS của Trung Quốc cũng “dường như có hệ thống chỉ huy và phối hợp đơn giản và hợp lý hơn so với hỗ trợ trên không của Mỹ”. Mặc dù nó "không được tích hợp chặt chẽ với khả năng cơ động trên mặt đất như CAS của Mỹ, nhưng nó hỗ trợ trực tiếp cho chiến đấu mặt đất mang tính chiến thuật."

1713177029375.png

Trực thăng tấn công của TQ

McCauley thấy Trung Quốc đang nghiên cứu và học hỏi hệ thống hỗ trợ trên không của Mỹ. Ông kết luận: “Mặc dù PLA khó có thể sao chép hoàn toàn các quy trình và tổ chức của Hoa Kỳ, nhưng họ có thể sẽ áp dụng các tính năng mà họ tin rằng sẽ cải thiện khả năng hỗ trợ hỏa lực trên không của mình”.

Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ khác tỏ ra hoài nghi hơn. Brendan Mulvaney, giám đốc Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Trung Quốc của Không quân Hoa Kỳ, nói với Business Insider: Khả năng hỗ trợ trên không tầm gần của Trung Quốc “về cơ bản bắt đầu từ con số không và đã chuyển sang thứ mà họ đang cố gắng tìm ra cách thực hiện”. "Họ còn lâu mới có được bất cứ thứ gì giống với cái mà chúng ta gọi là CAS."

1713177074728.png

Trực thăng tấn công của TQ

Lực lượng không quân Trung Quốc thường không phối hợp chặt chẽ với lực lượng bộ binh. Mulvaney, cựu phi công trực thăng tấn công Cobra của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ với nhiều kinh nghiệm về hỗ trợ trên không, cho biết: “Chúng tôi hiếm khi thấy điều này trong các cuộc tập trận hoặc huấn luyện. Ví dụ, Trung Quốc thiếu lực lượng tương đương với Bộ điều khiển tấn công thiết bị đầu cuối chung của Hoa Kỳ , lực lượng mặt đất được huấn luyện đặc biệt trong các đơn vị tiền phương để đảm bảo phi công biết mục tiêu nào cần tấn công, dẫn bom thông minh đến các mục tiêu đó và đảm bảo phi công biết vị trí của lực lượng đồng minh cần tránh.

Mulvaney nói, các hoạt động của PLAAF "dường như gần giống với 'hỗ trợ trên không cho các hoạt động trên mặt đất' hơn là "hỗ trợ trên không", Mulvaney nói; nói cách khác, quân đội Trung Quốc không thể mong đợi các máy bay chiến đấu hỗ trợ họ bằng các cuộc tấn công chính xác khi họ đang Tuy nhiên, Mulvaney nhận thấy Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện CAS. "Họ biết họ phải làm gì, họ đã nghiên cứu và chắc chắn có kế hoạch để đạt được điều đó."

Nhưng trong lúc này, yểm trợ trên không không phải là thế mạnh của Trung Quốc. “Đúng, họ đang trở nên tốt hơn,” Mulvaney nói. “Nhưng đó là mức thấp.”
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,262
Động cơ
694,247 Mã lực
Trung Quốc chuẩn bị thử nghiệm tàu sân bay Phúc Kiến, chất đầy máy bay J-15/J-35

Gần đây, có tin đồn cho rằng siêu tàu sân bay có máy phóng điện từ trong nước của Trung Quốc, The Fujian, có thể đang trải qua cuộc thử nghiệm đầu tiên trên biển. Giả thuyết này đã được suy ra từ những bức ảnh xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc, trong đó những hành khách tinh ý trên một chiếc máy bay dân sự đã chụp được hình ảnh con vật khổng lồ nặng 80.000 tấn ở trạng thái sẵn sàng.

1713351913442.png

Tàu sân bay Phúc Kiến

Việc kiểm tra những hình ảnh này cho thấy công việc diễn ra trên boong tàu Phúc Kiến dường như đã hoàn tất: các hướng dẫn về đướng lăn được đánh dấu, các khu vực đỗ máy bay được xác định và các dấu hiệu cất cánh và hạ cánh rõ ràng. Tuy nhiên, đặc điểm thu hút sự quan tâm nhất là sự hiện diện rõ rệt của 4 mẫu máy bay boong cỡ thật trên boong tàu Phúc Kiến.

Trong số 4 máy bay chiến đấu này, máy bay cảnh báo sớm gắn trên boong tàu KJ-600 chiếm được sự chú ý, tọa lạc trên boong góc của Phúc Kiến. Các mẫu máy bay đáng chú ý khác bao gồm máy bay chiến đấu đa chức năng gắn trên boong máy phóng J-15, máy bay chiến đấu tàng hình trên boong J-35 và máy bay Trainer-10. Với một chút quan sát cẩn thận, những mẫu máy bay này có thể được xác định rõ ràng.

Mặc dù được neo đậu tại xưởng đóng tàu, Phúc Kiến, trước chuyến chạy thử đầu tiên ra biển, đã nổi lên như một người đóng góp đáng kể cho các cuộc thử nghiệm neo đậu quan trọng. Ngoài “chuyển động” đáng chú ý được thể hiện trong cuộc thử nghiệm máy phóng điện từ trước đây, còn có những lĩnh vực quan trọng khác cần được xem xét và phê duyệt. Chúng bao gồm chiếu sáng tàu, điều khiển hỏa lực, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống thông gió và thoát nước, cửa kín nước, neo và kính chắn gió, nồi hơi động cơ chính, động cơ phụ, máy phát điện, máy phát điện dự phòng và cơ sở hạ tầng phân phối điện.

1713352163175.png

Tàu sân bay Phúc Kiến

Kinh nghiệm từ tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Liêu Ninh và tàu sân bay nội địa đầu tiên Sơn Đông cho thấy chuyến thử nghiệm trên biển đầu tiên của Phúc Kiến không còn xa nữa, miễn là nước này hoàn thành thành công cuộc thử nghiệm chuyển trọng tâm sắp tới của tàu sân bay.

Tàu Sơn Đông lần đầu tiên khởi hành từ bến tàu do sà lan vận hành, tổ chức một cuộc thử nghiệm trọng tâm quan trọng trong cảng của nhà máy đóng tàu. Hãy hình dung khung cảnh nhộn nhịp với các phương tiện kỹ thuật khổng lồ, mỗi chiếc nặng từ 10 đến 20 tấn, một mô phỏng lý tưởng về trọng lượng điển hình của máy bay.

Trong suốt cuộc kiểm tra này, các phương tiện này liên tục thay đổi vị trí trên boong, buộc tàu Sơn Đông phải điều chỉnh thân tàu theo nhiều hướng khác nhau. Sau khi vượt qua thử nghiệm thành công, sự kiện này đã mở đường cho cuộc thử nghiệm trên biển đầu tiên của Sơn Đông chỉ 20 ngày sau, vào ngày 13 tháng 5. Vì vậy, cần lưu ý rằng thử nghiệm chuyển trọng tâm về cơ bản thể hiện bước sơ bộ trước chuyến thử nghiệm trên biển đầu tiên của tàu.

Hiện tại, không có phương tiện kỹ thuật quy mô lớn nào xuất hiện trên boong tàu sân bay Phúc Kiến. Tuy nhiên, điều hợp lý là các mô hình cỡ lớn hoặc máy bay chính hãng, mô phỏng máy bay trên boong, có thể sớm được bố trí trên sàn đáp như một phần của các cuộc thử nghiệm dịch chuyển trọng lực toàn diện.

1713352306527.png


Nếu các máy bay như J-15, J-35, KJ-600 và Trainer-10 được xác định là mẫu, điều đó có thể cho thấy việc sử dụng các đối trọng bên trong để mô phỏng hiệu ứng của máy bay trên boong thật. Chẳng bao lâu nữa, chúng ta có thể gặp các báo cáo về việc tàu Phúc Kiến được đưa ra khỏi bến tàu bằng một sà lan để tiến hành các cuộc thử nghiệm chuyển trọng lực tại cảng của xưởng đóng tàu.

Sau khi rời xưởng đóng tàu để chạy thử trên biển, thế giới sẽ chứng kiến sự xuất hiện của “ siêu tàu sân bay” duy nhất không phải của Mỹ - không thể phủ nhận một khoảnh khắc hoành tráng đối với Hải quân TQ.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Trung Quốc vẫn tăng 7,2% ngân sách quân sự trong bối cảnh khủng hoảng

Phân tích như thế nào đây về kỳ họp “Lưỡng hội” khi các cuộc họp thường niên diễn ra đồng thời của Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp) và Đại hội Đại biểu nhân dân Toàn quốc (Nhân đại, tức Quốc hội) chỉ phát ra các tín hiệu yếu ớt? Cần phải giải mã những tín hiệu này giữa những định hướng kinh tế lớn và các vấn đề chiến lược. Trong bối cảnh đó, ngày 5/3/2024, Trung Quốc đã công bố tăng ngân sách quân sự - ngân sách lớn thứ hai thế giới sau Mỹ - thêm 7,2% trong năm 2024, bằng tỷ lệ của năm 2023. Sự gia tăng này được nêu trong báo cáo hoạt động của chính phủ công bố bên lề hoạt động của kỳ họp Lưỡng hội theo mệnh lệnh của nhà cầm quyền.

Bắc Kinh dự chi 1.665,5 tỷ nhân dân tệ (231,4 tỷ USD) cho quốc phòng, ít hơn 3 lần so với Mỹ. Theo Lâu Cần Kiệm (Lou Qinjian), người phát ngôn của kỳ họp Quốc hội, “người khổng lồ châu Á” đã duy trì “tăng trưởng hợp lý” đối với ngân sách quân sự nhằm “bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của mình”.

1713510477205.png


Trong nhiều thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đều tăng chi tiêu quân sự với tốc độ tương đương với tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này. Xu hướng này bị Mỹ, Australia, Ấn Độ và Philippines, những quốc gia mà Trung Quốc đang cạnh tranh quyền kiểm soát các đảo nhỏ và rạn san hô ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), nhìn nhận với đầy sự nghi ngại. Nó cũng làm dấy lên lo ngại ở Đài Loan, hòn đảo 23 triệu dân và diện tích lãnh thổ bằng nước Bỉ, mà Trung Quốc luôn tuyên bố chủ quyền và hy vọng sẽ “thống nhất” bằng vũ lực khi cần thiết.

Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), trong lĩnh vực chi tiêu quân sự, Mỹ vẫn là quốc gia có chi tiêu lớn nhất, với 877 tỷ USD vào năm 2022, theo số liệu mới nhất hiện có. Tiếp sau là Trung Quốc (292 tỷ), Nga (86,4 tỷ), Ấn Độ (81,4 tỷ), Saudi Arabia (75 tỷ), Vương quốc Anh (68,5 tỷ), Đức (55,8 tỷ), Pháp (53,6 tỷ), Hàn Quốc (46,4 tỷ) và Nhật Bản (46 tỷ). Tuy nhiên, việc tăng ngân sách quốc phòng này cho thấy sự tương phản kỳ lạ với cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có làm rung chuyển đất nước này trong mấy năm gần đây. Theo các nhà phân tích phương Tây, điều này thể hiện quyết tâm của ĐCSTQ trong việc theo đuổi nỗ lực chiến tranh bằng mọi giá. Vả lại, số tiền chính thức cho chi tiêu quân sự của đất nước này thường luôn thấp hơn nhiều so với thực chi, sự mập mờ quen thuộc ở Trung Quốc khó có thể đánh lừa các nhà quan sát về đất nước này.

Nỗ lực quân sự này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ liên tục gia tăng kể từ khi Tổng thống Joe Biden vào Nhà Trắng từ tháng 1/2022, thêm vào đó là những căng thẳng không kém phần gay gắt với Nhật Bản và các nước Đông Á khác. Đây là năm thứ ba liên tiếp có mức tăng trên 7% bất chấp tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại rõ rệt kể từ năm 2021.

1713510522491.png


Trong dự thảo ngân sách quân sự, Bộ Tài chính Trung Quốc nhấn mạnh sự cần thiết phải tập trung nỗ lực vào “các lĩnh vực then chốt” đại diện cho “các cam kết bắt buộc” nhằm tăng cường tiến bộ công nghệ. Sự gia tăng này phù hợp với việc “thực hiện đầy đủ tư tưởng Tập Cận Bình về tăng cường sức mạnh quân sự”. Chính quyền Bắc Kinh chỉ rõ trong tài liệu về việc “cung cấp những đảm bảo tài chính mạnh mẽ hơn để hiện đại hóa nền quốc phòng và lực lượng vũ trang trên mọi mặt trận, đồng thời củng cố sự thống nhất giữa chiến lược quốc gia và khả năng chiến lược”.

Chi tiêu quân sự là trọng tâm của ngân sách Trung Quốc, chiếm khoảng 40% tổng chi tiêu của chính quyền trung ương. Khoản chi này gấp 10 lần chi tiêu dành cho giáo dục và gấp gần 5 lần chi tiêu dành cho khoa học và công nghệ. Chính phủ Trung Quốc khẳng định: Chi tiêu quân sự là “một ưu tiên”, trong khi chi tiêu cho các lĩnh vực khác đều được điều chỉnh giảm “phù hợp với nhu cầu tiết kiệm ngân sách”.

Chủ tịch Tập Cận Bình thường xuyên khẳng định sự cần thiết của việc tăng cường năng lực quân sự để có thể đối phó với môi trường mà theo ông là ngày càng thù địch. Ông nhấn mạnh rằng sự chuẩn bị này nhằm hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vào năm 2027.

1713510568780.png


Tháng 9/2023, Thượng nghị sĩ Mỹ Dan Sullivan, thành viên Ủy ban Quân sự Thượng viện ở Washington, tuyên bố rằng ngân sách quân sự “thực sự” của Trung Quốc trên thực tế là gần 700 tỷ USD. Theo ông Sullivan, con số này dựa trên phân tích do cơ quan tình báo Mỹ thực hiện. Nếu chính xác, số tiền này cao hơn gấp 3 lần so với ngân sách chính thức được Bắc Kinh công bố.

Chính phủ Trung Quốc không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về việc phân bổ chi tiêu quân sự, nhưng theo một số nhà phân tích phương Tây, phần lớn liên quan đến lĩnh vực hạt nhân quân sự. Bắc Kinh đang cố gắng bắt kịp Mỹ trong lĩnh vực này. Trong cuộc họp báo ngày 4/3, Lâu Cần Kiệm chỉ khẳng định rằng việc tăng ngân sách quốc phòng là “hợp lý” trong bối cảnh kinh tế của Trung Quốc.

Về phần mình, Thủ tướng Lý Cường (Li Qiang) ngày 5/3 giải thích rằng Trung Quốc muốn tăng cường năng lực quân sự trên tất cả các lĩnh vực. Ông phát biểu: “Chúng tôi, ở tất cả các cấp trong chính phủ, sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho mục tiêu phát triển quốc phòng”. Theo tạp chí Le Grand Continent (Pháp), việc tăng ngân sách quốc phòng phải được xem xét một cách thận trọng và đặt trong mối tương quan với số liệu GDP, vì đây là mức tăng danh nghĩa chứ không phải mức tăng thực tế.


..............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiêp)

Sự quan ngại của Nhật Bản

Ngày 4/3, tạp chí The Diplomat của Mỹ dẫn lời cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Hamada Yasukazu cho rằng thế giới đang ở thời điểm của sự thay đổi mang tính lịch sử: “Cộng đồng quốc tế đang đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai”. Quả thực, theo tờ tạp chí Mỹ, đối với Nhật Bản, bối cảnh khu vực không thể phức tạp hơn hiện nay: việc Nga xâm lược Ukraine đã gây ra một cuộc khủng hoảng chưa từng có ở châu Âu, trong khi Trung Quốc không ngừng tăng chi tiêu quân sự cả về số lượng và chất lượng.

1713510657620.png


Theo Akiyama Nobumasa, giáo sư Trường chính sách công và quốc tế thuộc Đại học Hitotsubashi của Nhật Bản, Trung Quốc có thể sở hữu 400 đến 500 đầu đạn hạt nhân trong thời gian ngắn, kho vũ khí có thể tăng lên 1.500 đầu đạn vào năm 2035. Ông nói: “Kho vũ khí này rất nguy hiểm, điều này gây quan ngại cho tất cả những ai ủng hộ phi hạt nhân hóa”, đồng thời nói thêm rằng Trung Quốc đang đa dạng hóa kho tên lửa hạt nhân với các tên lửa tầm xa có khả năng tấn công bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Mỹ. Bắc Kinh cũng đã trình làng nhiều tên lửa hạt nhân tầm trung có thể tấn công Nhật Bản, Philippines, Guam và các nước khác trong khu vực. Và điều này khiến các quốc gia láng giềng lo ngại. “Khuynh hướng tăng cường kho vũ khí hạt nhân, mà Trung Quốc nói là chỉ để đáp lại mối đe dọa đến từ Mỹ, đặt ra câu hỏi: vậy thì tại sao Trung Quốc lại phát triển các tên lửa tầm trung có thể tấn công các mục tiêu gần hơn như Nhật Bản?”.

Kết quả là, Nhật Bản không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường khả năng phòng thủ vì Tokyo hoàn toàn hiểu là không thể chỉ phụ thuộc vào Mỹ. Akiyama Nobumasa nhấn mạnh: “Nếu Trung Quốc tăng cường đáng kể khả năng hạt nhân và đa dạng hóa tên lửa, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức: trước tiên là trong trường hợp xảy ra xung đột quốc tế, Trung Quốc và Mỹ có thể lao vào một cuộc chiến tranh hạt nhân. Trong trường hợp này, Mỹ sẽ không thể giúp đỡ Nhật Bản nếu chiến tranh lan sang châu Á”. Do nguy cơ xung đột ngày càng gia tăng ở châu Á, Nhật Bản đang tăng cường quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực: Philippines, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Singapore và một số quốc gia khác. “Trung Quốc đang tăng số lượng tên lửa hạt nhân và Triều Tiên cũng đang làm điều tương tự. Chúng ta có thể nhắm mắt làm ngơ được không?”.

Thay đổi sâu rộng trong quân đội Trung Quốc

Đây là năm thứ ba liên tiếp mức tăng trưởng vượt quá 7%, cao hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng chung là 5%. Tập Cận Bình muốn đưa PLA trở thành “lực lượng đẳng cấp thế giới” vào năm 2027, nhân kỷ niệm 100 năm thành lập PLA. Con số thực chi quân sự của Bắc Kinh có thể cao hơn nhiều. Theo các nhà phân tích, số tiền dành cho nghiên cứu và phát triển không được tính vào số tiền này. Và các địa phương cũng góp phần vào nỗ lực chiến tranh ngày càng gia tăng. Theo số liệu năm 2023 của SIPRI, “chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng trong 28 năm liên tiếp. Trung Quốc vẫn đứng thứ hai thế giới, với số tiền ước tính 292 tỷ USD vào năm 2022. Tức là cao hơn 4,2% so với năm 2021 và 63% so với năm 2013”.

1713510698558.png


Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập Cận Bình đã khởi xướng quá trình thay đổi sâu rộng về cấu trúc và chiến lược của PLA. Một trong những ưu tiên của ông là bảo vệ an ninh biên giới quốc gia. Dưới sự chỉ đạo của ông, PLA có nhiệm vụ chinh phục các vùng biển và Thái Bình Dương. Là cánh tay sức mạnh của ĐCSTQ, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã đẩy mạnh công cuộc hiện đại hóa này. Là cơ quan chỉ huy tối cao của quân đội, Quân ủy đã tổ chức lại 7 đại quân khu thành 5 “bộ chỉ huy” hay “chiến khu”. Năm 2016, cùng với việc đẩy nhanh các công trình quân sự lớn, Tập Cận Bình khẳng định PLA phải “sẵn sàng chiến đấu” và “chiến thắng trong các cuộc chiến”. Trung Quốc ngày nay có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới tính theo số lượng tàu, có năng lực đóng tàu vô địch và 3 tàu sân bay. Mới nhất là tàu sân bay Phúc Kiến, con “quái vật biển” nặng 85.000 tấn, dài 320 mét. Hạ thủy vào năm 2022, con tàu này lớn gấp đôi tàu Charles-de-Gaulle và là tàu sân bay đầu tiên 100% “made in China”. Ngày 5/3, Đô đốc Viên Hoa Trí (Yuan Huazhi) lần đầu tiên chính thức đề cập đến việc đóng tàu sân bay thứ tư. Trả lời một câu hỏi của phóng viên, ông nói: “Tôi sẽ sớm cho bạn biết liệu nó có chạy bằng năng lượng hạt nhân hay không”. Xin nhắc lại, Mỹ hiện đang sở hữu 11 tàu sân bay.

Chính quyền Trung Quốc muốn áp đặt sự hiện diện bá quyền của họ ở biển Nam Trung Hoa. Nước này đã cải tạo và quân sự hóa các đảo nhỏ và rạn san hô, đồng thời đe dọa chủ quyền của các quốc gia láng giềng. Về không quân, PLA có thể triển khai máy bay thế hệ thứ 5 mà họ đã có khả năng sản xuất tương tự Nga và Mỹ. Mới đây, trước Ủy ban Quân sự Thượng viện Mỹ, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Vũ trụ Mỹ, Tướng Stephen Whiting thừa nhận rằng không gian đã trở thành “thách thức an ninh ngày càng tăng” đối với Mỹ, đồng thời cảnh báo rằng Trung Quốc đang phát triển năng lực quân sự trong không gian với “tốc độ chóng mặt”.

1713510740975.png


Nhưng những tham vọng này của Trung Quốc bị cản trở bởi hàng loạt những trục trặc. Theo nhật báo của PLA, nếu không tính toán kỹ lưỡng các hạn chế và mục tiêu, “cuộc chiến đầy cam go chống tham nhũng sẽ còn kéo dài”. Giới quân sự đã gặp phải những vấn đề nghiêm trọng trong năm 2023, với việc sa thải hai Bộ trưởng Quốc phòng và hai tướng chỉ huy Lực lượng Tên lửa chiến lược, cho dù những nhân vật này đều được Tập Cận Bình tin tưởng, đưa lên và chống lưng. Họ đều bị thay thế mà không có lời giải thích.

Hàng loạt vụ mất tích của các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự cũng như cuộc săn lùng “phù thủy” trong giới quân sự đã đặt ra câu hỏi về sự ổn định của chế độ. Năm 2023, Trung Quốc đã 2 lần thay Bộ trưởng Quốc phòng. Cựu Bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) nghỉ hưu từ tháng 3/2023, nay không còn xuất hiện trước công chúng, còn ông Lý Thượng Phúc (Li Shangfu), người kế nhiệm ông Ngụy, bị cách chức vào tháng 10, chỉ sau vài tháng tại vị mà không có lời giải thích. Các nhân vật quân sự cấp cao khác, nhất là trong ngành tên lửa hạt nhân của quân đội, cũng bị sa thải mà không có lời giải thích. Theo James Char, chuyên gia về quân đội Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, nạn tham nhũng “cần phải được xử lý” để quân đội có thể “hy vọng đạt được mục tiêu của Tập Cận Bình là thay thế Mỹ trở thành cường quốc quân sự số 1 thế giới”.

Sự phát triển quân sự của Trung Quốc cũng làm dấy lên những lo ngại ở Đài Loan. Vừa mới đây, Bắc Kinh nhắc lại sự phản đối của họ đối với bất kỳ sự độc lập nào cho Đài Loan. Chính quyền nhấn mạnh trong một báo cáo hoạt động của chính phủ được AFP trích dẫn: “Chúng tôi phản đối mạnh mẽ các hoạt động ly khai ủng hộ Đài Loan độc lập và sự can thiệp từ bên ngoài”.

Trung Quốc cho biết họ lo lắng về các liên minh quân sự của các đối thủ trong khu vực với Mỹ hoặc với NATO, tổ chức hiện coi nước này là một “thách thức” đối với “lợi ích” của các thành viên. Tháng 1/2024, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu rằng Trung Quốc đang “tiến gần chúng ta hơn. Chúng ta nhìn thấy Trung Quốc ở châu Phi và Bắc Cực, chúng ta thấy họ đang cố gắng kiểm soát các cơ sở hạ tầng quan trọng”.

1713510781922.png


Trong bối cảnh này, năm 2023, Trung Quốc đã tiến hành “gia tăng đáng kể số lượng đầu đạn hạt nhân”, James Char phát biểu với AFP. Bắc Kinh có khoảng 410 đầu đạn hạt nhân vào năm 2023, thua xa Washington (3.708) và Moskva (4.489). Adam Ni, Tổng biên tập China Neican, tờ báo chuyên đưa tin về thời sự Trung Quốc, nói với AFP: “Những vụ bê bối tham nhũng gần đây trong quân đội đã làm dấy lên nghi ngờ về tính hiệu quả của lực lượng tên lửa cũng như tính chuyên nghiệp của lực lượng quân đội”. Hơn nữa, người Mỹ có mạng lưới đồng minh và hiện diện khắp nơi trên thế giới, điều mà Trung Quốc không thể có được trong thời gian ngắn”. Washington có hàng trăm căn cứ quân sự ở nước ngoài, Bắc Kinh chỉ có một căn cứ ở Djibouti và một căn cứ khác đang được xây dựng ở Campuchia.

James Char lưu ý: “Với những điểm yếu của quân đội Trung Quốc, có vẻ hợp lý khi Bắc Kinh không có đủ phương tiện và ý muốn lao đầu vào một cuộc xung đột chống lại Washington hoặc tiến hành một cuộc xâm lược Đài Loan. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là những mâu thuẫn với quân đội các nước khác trong khu vực, điều này có khả năng vượt quá tầm kiểm soát và biến thành xung đột lớn”.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Máy bay không người lái do thám siêu thanh mới nhất của Trung Quốc dựa theo UAV của Mỹ

1713607988178.png

Các kỹ sư của Lockheed đã thiết kế máy bay không người lái do thám D-21 vào những năm 1960

Vào ngày 20 tháng 3 năm 1971, một máy bay ném bom B-52 của Không quân Hoa Kỳ được cải tiến đặc biệt từ Phi đội Hỗ trợ số 4200 đã cất cánh từ Căn cứ Không quân Andersen ở Guam mang theo một chiếc máy bay độc nhất được gắn dưới cánh.

Chiếc máy bay có hình dạng giống phi tiêu và sơn màu đen, là máy bay không người lái trinh sát siêu thanh D-21. Đây là chiếc máy bay không người lái thứ tư như vậy tiến hành trinh sát trên không khu thử nghiệm hạt nhân Lop Nor của Trung Quốc ở phía tây bắc Trung Quốc, và bất chấp sự phức tạp của nó, nó sẽ vào chính quốc gia mà nó dự định do thám.

Được chế tạo bởi Tập đoàn Lockheed nổi tiếng, D-21 là máy bay không người lái tiên tiến nhất vào thời điểm đó. Với mục đích thu hẹp khoảng cách giữa công nghệ vệ tinh đang phát triển và các chuyến bay trinh sát có người lái, quá trình phát triển máy bay không người lái chứa đầy tham vọng, cấp bách và bi kịch.

1713608309575.png

Máy bay không người lái do thám D-21 gắn trên lưng máy bay do thám SR-71

Cuối cùng không thành công, chiếc máy bay không người lái này sẽ bị đưa vào biên niên sử hàng không nếu không có sự xuất hiện của một chiếc máy bay không người lái tương tự của Trung Quốc được ra mắt tại một cuộc duyệt binh gần đây. Máy bay không người lái hình đồng bằng có kích thước tương tự này cũng cần được phóng bằng tàu mẹ. Nhưng các kỹ sư Trung Quốc khẳng định những tiến bộ còn đi xa hơn nhiều so với D-21, đạt tới 30 dặm vào khí quyển và đạt tốc độ Mach 6.

Đây là những gì chúng ta biết về máy bay không người lái do thám tầm cao của Trung Quốc và chiếc D-21 mà nó có thể học hỏi.

Nguồn gốc của D-21 bắt đầu từ năm 1960, khi Francis Gary Powers và chiếc máy bay do thám U-2 của ông bị tên lửa đất đối không của Liên Xô bắn hạ trên bầu trời Liên Xô. Vụ việc đã khiến Tổng thống Dwight Eisenhower phải ngừng tất cả các chuyến bay trinh sát có người lái qua Liên Xô để tránh những thương vong và bối rối trong tương lai.

1713608497745.png

Francis Gary Powers bị bắn rơi trên chiếc U2 tại Liên Xô

Nhưng nhu cầu giám sát các địa điểm quân sự của Liên Xô vẫn rất quan trọng và trong khi các vệ tinh trinh sát bắt đầu được phóng lên vũ trụ thì công nghệ này vẫn còn non trẻ. Vệ tinh mang theo một lượng phim hạn chế mặc dù đã ở trên quỹ đạo nhiều ngày, khả năng định vị lại hạn chế và không có sẵn để phóng trong thời gian ngắn trong trường hợp khẩn cấp so với máy bay có người lái.

Một phiên bản kế thừa nhanh hơn và bay cao hơn của U-2, A -12 , đang được phát triển. Tuy nhiên, là một chiếc máy bay thông thường, nó vẫn phải có người lái, và Nhà Trắng cũng như CIA đều không muốn mạo hiểm để một phi công khác bị bắt giữ, đặc biệt nếu điều đó đồng nghĩa với việc mất đi một chiếc máy bay thậm chí còn tiên tiến hơn trong quá trình này.

Do đó, CIA cần một giải pháp tạm thời cho đến khi các chương trình vệ tinh hoàn thành. Năm 1962, Cơ quan Tình báo Trung ương đã tiếp cận bộ phận Skunk Works của Lockheed (nơi đã tạo ra U-2 và A-12) để tìm giải pháp như vậy.

..............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiêp)

Giải pháp của Lockheed là tạo ra một máy bay trinh sát tốc độ cao không người lái có khả năng hoạt động tương tự như A-12 nhưng nhỏ hơn nhiều. Ban đầu được chỉ định là Q-12, máy bay không người lái sử dụng thiết kế cánh tam giác, có sải cánh dài 19 feet và dài 42 feet.

1713608913027.png

D-21 treo dưới cánh máy bay B-52

Nó được trang bị động cơ ramjet Marquardt RJ43-MA-20S4 chạy dọc theo chiều dài của máy bay. Có khả năng sản xuất 11.500 lbs. về lực đẩy, động cơ đã mang lại cho máy bay không người lái tốc độ tối đa Mach 3,3 và cho phép nó đạt độ cao 95.000 feet. Trong khi đó, tầm hoạt động của D-21 là hơn 3.000 dặm.

Bởi vì nó được trang bị động cơ ramjet nên máy bay không người lái phải được phóng từ tàu mẹ khi nó đạt đến tốc độ mà động cơ ramjet có thể được kích hoạt. Một chiếc A-12 cải tiến được đánh giá là ứng cử viên sáng giá nhất. Được đổi tên thành M-21 , máy bay phản lực sẽ mang máy bay không người lái, được đổi tên thành D-21, trên thân máy bay, sau đó thả nó ra khi đạt đến tốc độ mà động cơ ramjet có thể được kích hoạt.

Sau khi được thả ra, D-21 sẽ bay theo lộ trình được lập trình sẵn bằng cách sử dụng hệ thống định vị nội bộ đến khu vực quan tâm để chụp ảnh.

Sau khi hết nhiên liệu, D-21 sẽ bay đến khu vực được chỉ định, phóng hộp phim ra rồi tự hủy. Trong khi đó, hộp đựng phim được phóng ra được một chiếc JC-130B đang chờ sẵn thu hồi hoặc được tàu Hải quân thu gom.

Được mệnh danh là Project Tagboard, cuộc thử nghiệm mang theo đầu tiên diễn ra vào ngày 22 tháng 12 năm 1964, với lần thử nghiệm tách và bay đầu tiên diễn ra vào ngày 6 tháng 3 năm 1966. Tiếp theo là hai thử nghiệm thành công lớn hơn.

Nhưng chuyến bay thử thứ 4, vào ngày 30/7, đã kết thúc trong bi kịch khi D-21 va chạm với M-21 sau khi được thả ra, khiến cả hai máy bay bị phá hủy. Phi công Bill Park và Nhân viên điều khiển phóng Ray Torrick đã nhảy dù thành công, nhưng bộ đồ bay của Torrick có thể đã bị rách trong quá trình này, dẫn đến nó chứa đầy nước khi cả hai người hạ cánh xuống biển, khiến anh ta chết đuối.

1713609137182.png

Xác D-21 được trục vớt

Sau vụ tai nạn, người ta quyết định rằng việc sử dụng M-21 làm máy bay mẹ là quá nguy hiểm. Thay vào đó, một chiếc B-52H cải tiến sẽ được sử dụng, mang theo tối đa hai máy bay không người lái dưới cánh. Vì máy bay ném bom không thể bay với tốc độ cần thiết để kích hoạt động cơ scramjet của D-21 nên một bộ tăng tốc tên lửa dài 44 feet đã được gắn bên dưới nó. Sau khi được thả ra, bộ tăng áp sẽ kích hoạt để đưa D-21 đạt tốc độ cần thiết, sau đó tách ra sau khi động cơ scramjet của nó hoạt động.

Được đặt tên là Project Senior Bowl, hệ thống mới đã được thử nghiệm nhiều lần từ tháng 9 năm 1967 đến đầu năm 1969 với nhiều kết quả khác nhau. Cuộc thử nghiệm hoàn toàn thành công đầu tiên của D-21 diễn ra vào ngày 16 tháng 6 năm 1968, cho thấy nó bay được khoảng 3.000 dặm ở độ cao 90.000 feet.

Bất chấp thành tích không mấy thành công, chiếc máy bay không người lái này đã được chấp thuận đưa vào sử dụng hạn chế vào năm 1969. Bay ra khỏi Căn cứ Không quân Andersen, những chiếc D-21 được giao nhiệm vụ do thám khu thử nghiệm hạt nhân Lop Nor của Trung Quốc, nơi Trung Quốc đã cho nổ vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình năm năm trước đó.

1713609329440.png

D-21 treo dưới cánh máy bay B-52

Nhưng trong khi các cuộc thử nghiệm có kết quả khác nhau thì các nhiệm vụ đều thất bại.

Nhiệm vụ đầu tiên vào ngày 9 tháng 11 năm 1969 có lẽ là nhiệm vụ tồi tệ nhất. Sau khi phóng từ máy bay mẹ và đến Lop Nor, liên lạc với D-21 bị mất và nó biến mất.

Trên thực tế, chiếc máy bay không người lái này tiếp tục bay tới Liên Xô và bị rơi ở vùng hoang dã Siberia. Sau khi tìm thấy mảnh vỡ, các kỹ sư Liên Xô đã lên kế hoạch tạo ra một bản sao được thiết kế ngược có tên Voron, nhưng dự án không bao giờ được theo đuổi.

Sau hơn một năm thử nghiệm và chuẩn bị kỹ càng, phi vụ thứ hai được thực hiện vào ngày 16 tháng 12 năm 1970. Chiếc D-21 đã phóng thành công, đến được Lop Nor, chụp ảnh và đến điểm quay dự kiến, nhưng chiếc dù của hộp đựng phim thì không' không triển khai đúng cách sau khi phóng và nó đã bị mất tích trên biển.

Nhiệm vụ thứ ba, vào ngày 4 tháng 3 năm 1971, cũng diễn ra tương tự. Dù của hộp đựng phim đã triển khai thành công nhưng chiếc JC-130B không thể thu hồi được trước khi nó rơi xuống nước. Một tàu khu trục của Hải quân đã cố gắng trục vớt chiếc hộp nổi nhưng vô tình va chạm với nó khiến nó bị chìm.

1713609658310.png

Bãi thử hạt nhân Lop Nor

Nhiệm vụ thứ tư và cuối cùng hai tuần sau đó đã thất bại hoàn toàn, khi chiếc D-21 lao xuống tỉnh Vân Nam phía tây nam Trung Quốc khi đang trên đường đến Lop Nor. Chiếc máy bay không người lái này đã được phía Trung Quốc thu hồi và hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Hàng không Trung Quốc ở Bắc Kinh.

Với việc Senior Bowl dẫn đến 4 lần ngừng hoạt động và mỗi chiếc máy bay không người lái trị giá ít nhất 2,5 triệu USD, chương trình D-21 trở nên khó biện minh - đặc biệt là khi các vệ tinh ngày càng tiên tiến hơn.

Do đó, chương trình đã bị hủy bỏ vào tháng 7 năm 1971.

Trong số 38 chiếc D-21 được chế tạo, 21 chiếc đã được sử dụng trong các cuộc thử nghiệm hoặc hoạt động. Những chiếc D-21 còn lại được đưa vào kho và cuối cùng được đưa đến nghĩa địa tại Căn cứ Không quân Davis-Monthan ở Tucson, Arizona.

1713609782651.png

Chiếc D-21 rơi ở Trung Quốc

Ngoài mẫu bị rơi ở Bảo tàng Hàng không Trung Quốc, 11 chiếc D-21 đang được trưng bày ở Mỹ.

Một bản sao của Trung Quốc?

D-21 phần lớn đã mờ nhạt trong trí nhớ của công chúng cho đến năm 2019, khi tại cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10, Trung Quốc đã trình làng một máy bay không người lái có hình dáng tương tự.

Được mệnh danh là WZ-8, máy bay không người lái này có thiết kế cánh tam giác, dài khoảng 37 feet và sải cánh dài 22 feet. Thay vì một động cơ scramjet chạy dọc thân, nó được cung cấp năng lượng bởi hai động cơ tên lửa.

1713609829942.png

UAV WZ-8

Giống như D-21, WZ-8 phải được phóng bằng máy bay mẹ - cụ thể là H-6M, một phiên bản của máy bay ném bom chiến lược H-6 được sửa đổi để mang tên lửa hành trình trên các giá treo bên ngoài.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin WZ-8 có khả năng bay ở độ cao 160.000 feet và đạt tốc độ Mach 6. Bộ cảm biến của nó được cho là bao gồm cảm biến quang điện ban ngày và radar khẩu độ tổng hợp.

Các tài liệu được cho là bị rò rỉ từ các nguồn tình báo Mỹ năm ngoái tiết lộ rằng Trung Quốc "gần như chắc chắn" đã thành lập đơn vị WZ-8 hoạt động đầu tiên .

Một tài liệu, được cho là có nguồn gốc từ Cơ quan Tình báo Không gian Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ, tuyên bố rằng đơn vị này có trụ sở tại Sân bay Liuan và các nhiệm vụ của nó có thể bao gồm các chuyến bay trinh sát tầm cao ở bờ biển Hàn Quốc và hầu như toàn bộ Đài Loan.

1713609951174.png


Theo tài liệu, máy bay không người lái sẽ được thả khỏi máy bay mẹ ngay ngoài khơi bờ biển phía bắc hoặc phía đông Trung Quốc, thực hiện nhiệm vụ, sau đó quay trở lại và hạ cánh xuống các sân bay ven biển của Trung Quốc, sau đó nó sẽ được đưa trở lại máy bay ném bom H-6M và quay trở lại Liễu An. Tài liệu liệt kê WZ-8 có khả năng bay cao tới 100.000 feet với tốc độ Mach 3.

Người ta đã suy đoán riêng rằng WZ-8 có thể được sử dụng để theo dõi các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ ở Thái Bình Dương trong thời gian thực.

Báo cáo sau đó xác nhận sự hiện diện của ít nhất một chiếc WZ-8 tại Sân bay Liuan. Căn cứ này, được cho là nơi đóng quân của Trung đoàn Không quân 29 thuộc Sư đoàn Máy bay ném bom số 10 của Lực lượng Phòng không Quân đội Giải phóng Nhân dân, đã được nâng cấp rộng rãi kể từ ít nhất là đầu năm 2019.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ảnh hưởng của Trung Quốc tại Thái Lan

Bài viết này đi sâu vào phạm vi ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) ở Thái Lan và những hậu quả tiếp theo đối với mối quan hệ của Thái Lan với Mỹ. Trong bối cảnh rộng lớn hơn của cuộc cạnh tranh địa chiến lược đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ, Đông Nam Á nổi lên như một vũ đài quan trọng. Nằm ở trung tâm vùng đất Đông Nam Á, Thái Lan nhận thấy mình đang ở tuyến đầu của bối cảnh chính trị đang thay đổi do sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nền kinh tế đang phát triển, vị trí địa lý chiến lược, tài nguyên thiên nhiên dồi dào và ảnh hưởng trong khu vực của quốc gia này đã khiến Băng Cốc trở thành trọng tâm hàng đầu của các khoản đầu tư, tiếp cận văn hóa và nhập cư của Trung Quốc. Đồng thời, Thái Lan là một đồng minh kiên định của Mỹ, đóng vai trò là điểm tựa then chốt cho chính sách của Mỹ ở Đông Nam Á và là tuyến giao thông quan trọng để kiểm soát eo biển Malacca. Trước sự ảnh hưởng ngày càng tăng từ Bắc Kinh, điều bắt buộc là phải hiểu rõ các chiến thuật mà Trung Quốc sử dụng để thúc đẩy lợi ích của mình ở Thái Lan, đánh giá mức độ ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Băng Cốc và khám phá các phản ứng tiềm tàng của Mỹ.

Bài viết này sử dụng một phương pháp định tính để đánh giá mức độ ảnh hưởng và sự ép buộc của Trung Quốc đối với các quốc gia hoặc đối tượng mục tiêu cụ thể. Phương pháp này xem xét kỹ lưỡng các chỉ số chung về ảnh hưởng và sự cưỡng bức của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm truyền thông truyền thống, truyền thông xã hội, mạng lưới người Hoa ở nước ngoài, các hiệp hội thân Trung Quốc, các kênh địa kinh tế và phạm vi ảnh hưởng địa chiến lược. Bằng cách thực hiện phương pháp này, nghiên cứu mang lại sự hiểu biết sâu sắc hơn về cách Trung Quốc triển khai các hoạt động tìm kiếm ảnh hưởng trên nhiều mặt nhằm khuếch đại ảnh hưởng của mình ở Thái Lan. Các phần tiếp theo của bài viết này được cấu trúc như sau: phần đầu tiên cung cấp một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về cách Trung Quốc triển khai các hoạt động gây ảnh hưởng một cách chiến lược để đạt được các mục tiêu đã nêu. Phần thứ hai áp dụng phương pháp này vào trường hợp nghiên cứu của Thái Lan, đánh giá một cách có phương pháp từng công cụ gây ảnh hưởng. Phần cuối cùng kết thúc với những hàm ý và khuyến nghị chính để quản lý hiệu quả các hoạt động cưỡng bức nhằm gây ảnh hưởng bắt nguồn từ Trung Quốc trong tương lai.

Sói đội lốt gấu trúc

Một nghiên cứu gần đây về chiến tranh thông tin của (ĐCSTQ) cho thấy các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh sử dụng hoạt động gây ảnh hưởng chiến lược như thế nào để đạt được mục tiêu của họ. Nghiên cứu này cũng trình bày một phương pháp thực tế để mô tả mức độ ảnh hưởng và sự cưỡng bức của Bắc Kinh trong một quốc gia hoặc đối tượng mục tiêu. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã xác định “Giấc mộng Trung Hoa” nhằm phục hưng đất nước là khát vọng chiến lược của dân tộc. Nghiên cứu minh họa cách Trung Quốc triển khai các hoạt động gây ảnh hưởng như một thành phần không thể thiếu trong chiến lược chiến tranh chính trị lớn hơn, được thiết kế để kiểm soát môi trường thông tin và triển khai sức mạnh từ khoảng cách xa. Bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đã “phát triển chiến lược, tuyên truyền, thúc đẩy các khái niệm chiến lược và tài trợ cho bộ máy chính quyền cần thiết để thực hiện cuộc chiến gây ảnh hưởng toàn cầu như thế nào”.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng việc chiếm ưu thế trong môi trường thông tin hiện đại đòi hỏi phải kiểm soát các kênh truyền thông và sử dụng chiến lược các chiến dịch gây ảnh hưởng để tiếp cận và tận dụng các đối tượng và tổ chức quan trọng. Để đạt được điều này, Trung Quốc sử dụng các phương pháp và công cụ thông tin đa dạng để phổ biến các câu chuyện chiến lược, từ đó định hình hành vi và quyết định của các bên liên quan chính khác. Các câu chuyện của Bắc Kinh nhằm mục đích tạo ra một môi trường chiến lược thuận lợi cần thiết để hiện thực hóa Giấc mộng Trung Hoa bằng cách khắc họa một hình ảnh có lợi về Trung Quốc, thúc đẩy đầu tư kinh tế, đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường và công nghệ phương Tây, ủng hộ các chính sách ưu đãi dành cho Trung Quốc, đồng thời cắt bỏ hoặc kiểm duyệt nội dung chống Trung Quốc.

Chiến lược tổng thể của Trung Quốc đối với các hoạt động gây ảnh hưởng nhằm mục đích đồng bộ hóa các hình thức hoạt động tìm kiếm ảnh hưởng khác nhau nhằm tối đa hóa nỗ lực của họ trong việc vun đắp các mối quan hệ cũng như giành được ảnh hưởng và quyền kiểm soát đối với những người có ảnh hưởng, tổ chức và nguồn lực nước ngoài. ĐCSTQ sử dụng cả các hoạt động công khai và lành mạnh liên quan đến ngoại giao công chúng, bên cạnh các hành động bí mật và khó lường hơn nhằm thao túng thái độ và hành động của các đối tượng mục tiêu.

Bằng cách hoạt động trên toàn bộ phạm vi ảnh hưởng, Bắc Kinh làm xáo trộn động cơ tư lợi của mình và làm mờ ranh giới giữa các hoạt động tìm kiếm ảnh hưởng được chấp nhận và không thể chấp nhận được. Ảnh hưởng và kiểm soát mang lại đòn bẩy mà sau đó đảng sẽ triển khai để thao túng và ép buộc các thực thể mục tiêu thúc đẩy lợi ích của Bắc Kinh. Cách tiếp cận kép nhằm gây ảnh hưởng này cuối cùng kết hợp các yếu tố của sức mạnh mềm và sức mạnh cứng, sử dụng cả động cơ và hình phạt để gây ảnh hưởng, kiểm soát và đôi khi ép buộc các mục tiêu của Bắc Kinh.

Phương pháp của nghiên cứu này phân loại các hoạt động tìm kiếm ảnh hưởng của Bắc Kinh thành sáu phương pháp hoặc công cụ mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường xuyên sử dụng để đạt được mục tiêu của họ: công cụ truyền thông truyền thống, phương tiện truyền thông xã hội, mạng lưới người Hoa ở hải ngoại, bạn bè của Trung Quốc, các kênh địa kinh tế và các lĩnh vực địa chiến lược. Việc áp dụng phương pháp này cung cấp hiểu biết toàn diện hơn về môi trường có thể được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng và sự cưỡng bức của Trung Quốc đối với một thực thể mục tiêu. Cách tiếp cận toàn diện của Bắc Kinh đối với việc gây ảnh hưởng cho thấy rằng trên thực tế, các sự cố gây ảnh hưởng và cưỡng bức dường như đơn lẻ có thể là một phần trong nỗ lực chiến lược lớn hơn nhằm đạt được đòn bẩy và quyền kiểm soát. Vì vậy, bắt buộc phải xem xét các hoạt động gây ảnh hưởng của Bắc Kinh trong bối cảnh lớn hơn.

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Thái Lan

Phương tiện truyền thông truyền thống


Phương tiện truyền thông truyền thống đề cập đến đế chế truyền hình, đài phát thanh và tin tức thuộc sở hữu nhà nước của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy quan điểm có lợi cho Trung Quốc, khuyến khích đầu tư kinh tế và đàn áp hoặc kiểm duyệt nội dung tiêu cực. Trung Quốc đã duy trì sự hiện diện lâu dài trong không gian thông tin Thái Lan, với các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc được phổ biến rộng rãi ở Thái Lan. Tuyên truyền của Bắc Kinh được phổ biến hàng ngày thông qua truyền hình, đài phát thanh, báo chí và các nền tảng trực tuyến, bằng cả tiếng Thái và tiếng Quan Thoại. Ảnh hưởng của truyền thông Trung Quốc có thể được phân thành ba khía cạnh riêng biệt: phạm vi tiếp cận và phân phối nội dung của Thái Lan, nội dung phù hợp với người nói tiếng Quan Thoại ở Thái Lan và đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn thông của Thái Lan.

1713672934447.png


Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ đô la để mở rộng năng lực và phạm vi tiếp cận của đế chế truyền thông nhà nước. Các công ty truyền thông nhà nước Trung Quốc có nghĩa vụ quảng bá những câu chuyện và kiểm duyệt những nội dung bất lợi cho Bắc Kinh. Gần đây hơn, các cơ quan truyền thông nhà nước của Trung Quốc, bao gồm Tân Hoa Xã, Nhật báo Trung Quốc, Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI) và các cơ quan khác, đã tích cực tham gia vào việc truyền bá tin tức và sản xuất nội dung văn hóa Trung Quốc bằng tiếng Thái và tiếng Anh, đặc biệt nhắm tới khán giả địa phương Thái Lan.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc nỗ lực lôi kéo các cơ quan truyền thông Thái Lan tuyên truyền các câu chuyện và đưa tin thân Trung Quốc thông qua thanh toán quảng cáo, tài trợ cho các hiệp hội nhà báo Thái Lan, tài trợ cho việc đưa tin thân Trung Quốc của các nhà báo Thái Lan, tài trợ cho các chuyến đi của các nhà báo Thái Lan đến Trung Quốc, và cung cấp nội dung tin tức miễn phí. Kể từ năm 2015, Trung Quốc đã cung cấp nội dung miễn phí cho các cơ quan truyền thông nhà nước nổi tiếng nhất của Thái Lan, cân bằng với các báo cáo thân phương Tây. Các công ty truyền thông Trung Quốc và Thái Lan đã ký kết ít nhất 13 thỏa thuận chia sẻ nội dung riêng biệt từ năm 2015 đến năm 2019. Những thỏa thuận này cho phép các cơ quan truyền thông Thái Lan xuất bản lại nội dung từ các nguồn của Trung Quốc miễn phí, từ đó tiếp tục phổ biến tuyên truyền của Trung Quốc và nâng cao độ tin cậy của nội dung đó bằng cách che giấu nguồn gốc của nó.

Trung Quốc đã tăng cường sự hiện diện của các phương tiện truyền thông tiếng Hoa để gây ảnh hưởng đến cộng đồng nói tiếng Hoa khá lớn ở Thái Lan. Hiện tại, phương tiện truyền thông tiếng Trung có thể truy cập được trên truyền hình cáp và vệ tinh thông qua Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), và nhiều tờ báo ở Thái Lan phục vụ cộng đồng nói tiếng Hoa tại địa phương.

1713673016225.png


Sự hiện diện trên các phương tiện truyền thông này cho phép Trung Quốc liên tục gây ảnh hưởng đến hàng triệu người nói tiếng Trung Quốc ở Thái Lan “với mục đích thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc và thách thức những câu chuyện tin tức ‘tiêu cực’ từ các nguồn truyền thông phương Tây”. Ngoài ra, các công ty Trung Quốc như Mango TV, Global CAMGTencent đã mua được quyền phát sóng nội dung Trung Quốc và hợp tác với các đài truyền hình cũng như nền tảng kỹ thuật số Thái Lan để phân phối các chương trình truyền hình, phim và nội dung kỹ thuật số Trung Quốc tại Thái Lan. Phần lớn nội dung này được dịch sang tiếng Thái để mở rộng phạm vi tiếp cận của câu chuyện Trung Quốc.

Đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng viễn thông của Thái Lan cũng đã nâng cao năng lực của Bắc Kinh trong việc định hình môi trường truyền thông Thái Lan. Bất chấp các quy định của Thái Lan hạn chế quyền sở hữu nước ngoài của các công ty truyền thông ở mức dưới 25%, các công ty Trung Quốc đã tìm mọi cách để lách yêu cầu này bằng cách thành lập các công ty con địa phương do người Thái lãnh đạo. Ví dụ, Global CAMG Group, một công ty con của CRI, đã sở hữu đài phát thanh 103 Like FM nổi tiếng ở Băng Cốc từ năm 2011. Like FM được đăng ký cho hai doanh nhân Thái Lan ký hợp đồng phụ với CAMG, phát sóng nhạc phổ biến và tin tức Trung Quốc bằng tiếng Thái đến 10 triệu người nghe địa phương.

Hơn nữa, công ty con của Tencent tại Thái Lan đã mua lại một trong những cơ quan truyền thông hàng đầu của Thái Lan, Sanook, vào năm 2016. Việc mua lại này cho phép nội dung của Trung Quốc được tự do tiếp cận khán giả Thái Lan với hơn 40 triệu người truy cập hàng tháng. Những khoản đầu tư truyền thông này có thể không ngay lập tức làm thay đổi quan điểm của công chúng Thái Lan, nhưng nội dung thân Trung Quốc đang ngày càng thâm nhập vào môi trường thông tin và dần dần ảnh hưởng đến nhận thức của người Thái về Trung Quốc theo thời gian.

.............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,489
Động cơ
1,352,681 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Truyền thông xã hội

Phương tiện truyền thông xã hội đóng vai trò như một công cụ để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc, làm xáo trộn và phóng đại tuyên truyền, giám sát những người bất đồng chính kiến, kiểm duyệt thông tin và trực tiếp định hình dư luận toàn cầu. Vào năm 2022, khoảng 52 triệu công dân Thái Lan, chiếm 72,8% dân số, hoạt động tích cực trên mạng xã hội. Điều đáng ngạc nhiên là TikTok, nền tảng mới nhất, đã thu hút hơn 40 triệu người dùng ở Thái Lan vào đầu năm 2023 và dự kiến sẽ vượt qua Facebook để trở thành nền tảng truyền thông xã hội được sử dụng nhiều nhất ở Thái Lan vào cuối năm 2023.

Những người nói tiếng Quan Thoại ở Thái Lan chuyển sang ứng dụng WeChat của Trung Quốc, do Tencent phát triển. Nó nhận thấy sự phổ biến đối với những người dùng có kết nối với cộng đồng người Trung Quốc, trong khi khách du lịch và doanh nghiệp Trung Quốc dựa vào WeChat cho hệ thống liên lạc và thanh toán di động. Với vai trò trung tâm của WeChat ở Trung Quốc, nó đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp gia đình và giao dịch kinh doanh với Trung Quốc.

1713673197170.png


Sự mở rộng nhanh chóng của TikTok ở Thái Lan có thể là do sự phổ biến của nó đối với giới trẻ nước này. Sự xuất hiện của nó đóng vai trò trực tiếp trong cuộc bầu cử Hạ viện Thái Lan vào tháng 5 năm 2023. Đảng Tiến lên phía trước (Kao Kla), một đảng mới, đã giành được chiến thắng ấn tượng trước các đảng chính thống lâu đời, phần lớn là do họ sử dụng TikTok một cách hiệu quả để tương tác với công chúng.

Sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng truyền thông xã hội Trung Quốc, như TikTok và WeChat, đã cung cấp cho Trung Quốc một công cụ mạnh để gây ảnh hưởng trực tiếp đến khán giả toàn cầu. Ảnh hưởng ngày càng leo thang này làm dấy lên mối lo ngại, đặc biệt khi xem xét ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với các công ty công nghệ Trung Quốc. Các công ty này đã thể hiện khả năng thao túng thông tin cho chính phủ Trung Quốc ở Trung Quốc, bao gồm cả việc quảng bá nội dung cũng như giám sát và ngăn chặn các tài liệu không phù hợp. Ảnh hưởng này được thể hiện rõ ràng khi Bắc Kinh phát tán làn sóng thông tin sai lệch trong thời kỳ đại dịch Corona để định hình dư luận Thái Lan. Truyền thông nhà nước Trung Quốc và các tài khoản mạng xã hội giả mạo đã phổ biến các thuyết âm mưu và tin tức giả mạo, quy kết một cách vô căn cứ sự lây lan của virus cho binh lính Mỹ.

Người Trung Quốc ở nước ngoài

Thái Lan có dân số Hoa kiều lớn nhất thế giới và duy trì mối quan hệ văn hóa và lịch sử sâu sắc với Trung Quốc từ nhiều thế kỷ trước. Mối liên hệ này được cả các quan chức Trung Quốc và Thái Lan công nhận rộng rãi, những người thường coi mối quan hệ Trung-Thái là mối quan hệ giữa bạn bè hoặc gia đình cũ. Vì lý do này, Bắc Kinh dành nhiều thời gian và sức lực để huy động cộng đồng người Hoa hải ngoại ở Thái Lan như một phần trong chính sách Hoa kiều (侨) của Trung Quốc. Hoa kiều bao gồm những người Hoa sống bên ngoài Trung Quốc và những người nhập cư gốc Hoa duy trì mối liên hệ gia đình hoặc văn hóa nào đó với quê hương Trung Quốc nhưng có thể là cư dân hoặc công dân của các quốc gia khác. Lãnh đạo Trung Quốc thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng của cộng đồng Hoa kiều ở nước ngoài trong việc đạt được Giấc mộng Trung Hoa và tích cực tìm cách tranh thủ các cộng đồng này để nâng cao hình ảnh của Trung Quốc, ủng hộ các chính sách của Trung Quốc và bảo vệ lợi ích của Trung Quốc từ bên trong Thái Lan.

1713673258435.png


Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thu hút các cộng đồng người Hoa hải ngoại ở Thái Lan bao gồm việc xây dựng mạng lưới Quảng Tây (广西) với các thành viên có ảnh hưởng trong cộng đồng người Hoa-Thái và nền giáo dục do Trung Quốc tài trợ để kết nối người Hoa-Thái trở về cội nguồn tổ tiên Trung Quốc của họ. Các chính sách dành cho người Hoa ở nước ngoài của Bắc Kinh ở Thái Lan hỗ trợ và nâng cao tính hiệu quả của các hoạt động tìm kiếm ảnh hưởng khác của Trung Quốc được nhóm lại dưới hình thức những người bạn của Trung Quốc và các công cụ địa kinh tế.

Chiến lược Quảng Tây của Trung Quốc đề cập đến việc thực hiện xây dựng các mối quan hệ và quan hệ đối tác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh và hợp tác thành công trong khu vực. Các công ty Trung Quốc đặt mục tiêu phát triển mạng lưới Trung-Thái trong cộng đồng người Hoa ở nước ngoài để đạt được niềm tin và sự tín nhiệm của địa phương ở thị trường nước ngoài bằng cách sử dụng lịch sử văn hóa và những điểm tương đồng của họ để điều hướng thị trường địa phương, các rào cản của chính phủ và các rào cản pháp lý tiềm ẩn. Kể từ những năm 1970, nhiều làn sóng doanh nhân Trung Quốc đã di cư sang Thái Lan để tìm kiếm cơ hội kinh tế và chất lượng cuộc sống tốt hơn. Nhiều người trong số những người di cư này đã mở doanh nghiệp, kết hôn với vợ/chồng người Thái và hòa nhập vào văn hóa Thái.

Một nghiên cứu gần đây vào năm 2022 ước tính rằng có tới 15% tổng dân số Thái Lan có thể được phân loại là người Hoa-Thái. Trong cộng đồng người Hoa-Thái, ít nhất 25% tham gia vào các doanh nghiệp lớn của Thái Lan và 53% thủ tướng Thái Lan là người gốc Hoa. Cộng đồng người Hoa-Thái đóng vai trò là mối liên kết quan trọng để kết nối hoạt động kinh doanh và đầu tư mới nổi của Trung Quốc với nền tảng kinh tế và chính trị của Thái Lan. Nhiều khoản đầu tư và công ty con của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc được liên kết với các cá nhân và cộng đồng Hoa-Thái ủng hộ việc tăng cường mối quan hệ giữa hai nước. Chính những cộng đồng người Hoa-Thái này chính là những nhóm mà Trung Quốc cố gắng kết nối lại với nguồn gốc văn hóa Trung Quốc của họ và nâng cao bản sắc Trung Quốc của họ để “tăng cường sự gắn kết của các nhóm dân tộc Trung Quốc và hiện thực hóa sự thịnh vượng chung của dân tộc Trung Hoa”.

Giáo dục do Trung Quốc tài trợ được sử dụng như một công cụ chính để tác động đến cộng đồng người Hoa ở nước ngoài bằng cách kết nối họ với các mối liên hệ văn hóa và hướng dẫn họ về các câu chuyện và hệ tư tưởng chính trị của Bắc Kinh. Sự quan tâm của Thái Lan đối với các trường học Trung Quốc gắn liền với việc mở rộng giáo dục tiếng Trung để tạo điều kiện kết nối kinh tế lớn hơn. Thái Lan hiện có nhiều Học viện Khổng Tử nhất ở Đông Nam Á với 16 Học viện Khổng Tử hoạt động trong các cơ sở của Thái Lan và 21 Lớp học Khổng Tử khác hoạt động trong các trường học Thái Lan. Thái Lan cũng có nhiều giáo viên tình nguyện nhất với hơn 10.000 giáo viên Trung Quốc hoạt động tại các trường học của Thái Lan từ năm 2003 đến năm 2018. Các chương trình giáo dục do Trung Quốc tài trợ được thiết kế để quảng bá “các phiên bản chính thức của lịch sử, xã hội và chính trị Trung Quốc”.

1713673327086.png


Mặc dù phổ biến trong xã hội Thái Lan, giáo dục Trung Quốc không phải là không bị chỉ trích. Nguồn và phạm vi tài trợ cũng như ảnh hưởng của Trung Quốc trong các tổ chức này thường bị giấu kín, và các nghiên cứu đã nêu bật chương trình giảng dạy và tư vấn chính sách ưu tiên lợi ích của Bắc Kinh hơn lợi ích của Băng Cốc. Ngoài ra, giáo viên thiếu kinh nghiệm, tỷ lệ nghỉ học cao, quá chú trọng đến văn hóa truyền thống Trung Quốc và mối lo ngại ngày càng tăng về ảnh hưởng chính trị đối với sinh viên Thái Lan đều là những vấn đề gây tranh cãi hiện nay trong người dân Thái Lan.

Mặc dù Thái Lan đang trải qua thời kỳ phục hưng văn hóa Trung Quốc nhưng mối quan hệ Trung-Thái mang nhiều sắc thái và phức tạp hơn. Chính phủ Thái Lan hiện coi ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc là một nguồn lợi ích kinh tế và đã khuyến khích cộng đồng người Thái gốc Hoa giúp hướng đầu tư của Trung Quốc vào nền kinh tế Thái Lan. Sau đó, một lần nữa, chính phủ Thái Lan đã định kỳ thi hành các chính sách đồng hóa khi người dân Trung Quốc đe dọa vượt qua ảnh hưởng trong nước của Thái Lan.

Như Benjamin Zawaki gần đây đã lưu ý, xã hội dân sự Thái Lan đã phớt lờ và hoan nghênh nhiều yếu tố trong chính sách của Trung Quốc. Mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc tại Thái Lan đang được tranh luận công khai, và công chúng Thái Lan đã phản đối các trường hợp cho rằng chủ nghĩa độc tài và ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền chính trị nội bộ Thái Lan. Trong những năm gần đây, quan hệ Trung-Thái trở nên căng thẳng khi những người nổi tiếng và cư dân mạng Thái Lan chỉ trích đại sứ quán Trung Quốc tại Băng Cốc về những hành động tàn bạo của Trung Quốc đối với các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, những lời đe dọa chống lại nền độc lập của Đài Loan và các hành động của Trung Quốc trong đại dịch COVID-19. Ngoài ra, điều quan trọng cần lưu ý là nhiều người Trung Quốc nhập cư rời Trung Quốc là có lý do; gần đây nhất là do sự đàn áp chính trị từ chính phủ Trung Quốc. Mặc dù Hoa kiều có thể là cơ hội để thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc, nhưng họ cũng có thể là nguyên nhân để bảo vệ quan điểm chống Trung Quốc dựa trên hiểu biết của họ.

..............
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top