(TIếp)
So sánh các điều kiện và con đường dẫn đến khủng hoảng
Về mặt địa lý, Đài Loan có lợi thế trong việc bảo vệ eo biển. Để xâm chiếm Đài Loan, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc phải vượt qua eo biển rộng 800 dặm, nơi có thời tiết khắc nghiệt hầu như quanh năm. Hơn nữa, một cuộc tấn công đổ bộ cần có thời gian để huy động và có thể bị phát hiện bằng các phương tiện tình báo như hình ảnh vệ tinh. Do đó, sự chuẩn bị của Trung Quốc cho cuộc xâm lược đổ bộ có lẽ là lớn nhất và xa nhất trong lịch sử hiện đại chắc chắn sẽ gây chú ý. Trong khi đó, Triều Tiên và Hàn Quốc có chung đường biên giới trên đất liền dài khoảng 160 dặm, với mật độ dày đặc đạn dược và vũ khí trong khu phi quân sự. Ngoài ra, trong lịch sử, hải quân hai nước từng có nhiều cuộc giao tranh gần đường giới hạn phía Bắc ở Hoàng Hải. Việc so sánh đặc điểm địa lý này cho thấy quân đội Triều Tiên và Hàn Quốc có nguy cơ xảy ra đụng độ vô tình trên đất liền hoặc trên biển gần bán đảo hơn quân đội Trung Quốc và Đài Loan ở eo biển Đài Loan.
Cũng có nhiều con đường dẫn tới cuộc khủng hoảng ở bán đảo Triều Tiên hơn so với ở eo biển Đài Loan do quy mô và tần suất các cuộc tập trận. Các ghi chép trong quá khứ cho thấy Triều Tiên gia tăng các hành động khiêu khích quân sự xung quanh thời gian diễn ra các cuộc tập trận Mỹ-Hàn. Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cũng có xu hướng tiến hành tập trận bất cứ khi nào Đài Loan thực hiện việc này. Tuy nhiên, xét về quy mô, lực lượng thông thường của Đài Loan không thể sánh được với quân đội Trung Quốc. Do đó, cuộc tập trận của Đài Loan khó có thể khiến Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa như cuộc tập trận Mỹ-Hàn có thể làm đối với Triều Tiên. Về tần suất, mỗi năm, Hàn Quốc tiến hành 2 cuộc tập trận chung với lực lượng Mỹ và 3 cuộc tập trận chung cấp quốc gia. Trong khi đó, mỗi năm, Đài Loan chỉ thực hiện 1 cuộc tập trận chung cấp quốc gia mang tên Hàn Quang (Han Kuang). Điều này ám chỉ Triều Tiên có cơ hội sử dụng các cuộc tập trận của Hàn Quốc như một cái cớ để biện minh cho các hành động khiêu khích quân sự của mình gấp 5 lần so với Trung Quốc trước các cuộc tập trận của Đài Loan.
Một cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên cũng có thể vượt khỏi tầm kiểm soát nhanh hơn do học thuyết của Hàn Quốc mang tính thù địch hơn so với học thuyết Đài Loan. Theo Sách trắng Quốc phòng Hàn Quốc năm 2022, quân đội Hàn Quốc đã phát triển chiến lược “hệ thống 3 trục” kể từ năm 2012. Chiến lược quân sự mang tính tấn công này chủ trương tiến hành tấn công phủ đầu vào các căn cứ của Triều Tiên có dính líu đến các cuộc tấn công hạt nhân hoặc tên lửa và các cuộc tấn công trả đũa bằng tên lửa chính xác hoặc lực lượng đặc nhiệm thâm nhập để tiêu diệt chỉ huy của đối thủ. Việc so sánh cho thấy chiến lược quân sự của Đài Loan mang tính chất phòng thủ. Theo Sách trắng Quốc phòng của Đài Loan, chiến lược của hòn đảo này được thiết kế nhằm tận dụng tối đa lợi thế địa lý của eo biển Đài Loan và tấn công kẻ thù trong lúc vượt eo biển, thời điểm kẻ thù dễ bị tổn thương nhất. Chiến lược của Đài Loan không chủ trương tiến hành tấn công phủ đầu hoặc tấn công trả đũa nhằm vào các căn cứ quan trọng ở Trung Quốc đại lục hoặc các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh, giống như Hàn Quốc.
Đánh giá và điều chỉnh chiến lược
Tất cả những yếu tố trên – đặc điểm địa lý của bán đảo Triều Tiên, tình trạng đối đầu quân sự ở mức độ cao và chiến lược quân sự mang tính tấn công của Hàn Quốc – cho thấy xung đột quân sự, dù vô tình hay cố ý, dễ xảy ra ở bán đảo Triều Tiên hơn là ở eo biển Đài Loan và cuộc xung đột như vậy có thể leo thang thành một cuộc khủng hoảng lớn nhanh hơn cuộc xung đột ở Đài Loan.
Một số người có thể không tán thành quan điểm này. Một nhà phê bình có thể lập luận rằng Trung Quốc có lẽ đang lên kế hoạch leo thang căng thẳng sớm, khoảng vào ngày 20/5, ngày tân Tổng thống Đài Loan nhậm chức. Trung Quốc có thể lợi dụng cơ hội này để tạo ra một cuộc khủng hoảng với Đài Loan nhằm chuyển sự chú ý của người dân Trung Quốc ra khỏi các vấn đề trong nước và tăng cường ủng hộ tính hợp pháp của chủ nghĩa dân tộc của Tập Cận Bình. Và việc Hải cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động gần đảo Kim Môn (Kinmen) của Đài Loan hồi tháng 2 có thể báo hiệu kết quả này. Một nhà phê bình cũng có thể lập luận rằng Kim Jong Un không có ý định gây ra một cuộc khủng hoảng lớn. Trong bối cảnh sức mạnh quân sự của Triều Tiên bất cân xứng với sức mạnh tổng hợp của liên minh Mỹ-Hàn, Kim Jong Un có thể sẽ mất nhiều hơn những gì ông có thể đạt được khi kích động một cuộc khủng hoảng trên bán đảo. Nhiều nhà phân tích chỉ ra việc Triều Tiên cung cấp một lượng lớn đạn dược cho Nga là bằng chứng cho thấy Kim Jong Un không chuẩn bị phát động chiến tranh chống lại Hàn Quốc. Do đó, các nhà phê bình có thể phỏng đoán rằng khủng hoảng và chiến tranh dễ xảy ra ở Đài Loan hơn là ở bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, cần đánh giá lại bản chất của các cuộc khủng hoảng tiềm tàng ở 2 khu vực này, nhất là về khả năng dự đoán và kiểm soát. Thật vậy, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự ở mức độ “bình thường mới” xung quanh Đài Loan. Bắc Kinh sẽ tuân theo sách lược của mình, sử dụng nhiều công cụ khác nhau trong các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, pháp lý và tâm lý, bên cạnh các biện pháp quân sự. Tuy nhiên, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc khó có thể tiến hành một cuộc tấn công quân sự nhằm vào các đảo của Đài Loan hoặc giết hại công dân Đài Loan, như Triều Tiên đã làm với Hàn Quốc. Robert Sutter, giáo sư ngành quan hệ quốc tế tại Đại học George Washington (Mỹ), lập luận rằng các hành động của Trung Quốc trước lễ nhậm chức của Lại Thanh Đức (Lai Ching-Te) vào tháng 5 dường như nằm trong giới hạn sức ép và sự đe dọa mà Bắc Kinh đã áp dụng đối với chính quyền đảng Dân tiến kể từ khi đảng này nắm quyền lãnh đạo vào năm 2016. Các ghi chép lịch sử cũng cho thấy Bắc Kinh có xu hướng thích kiểm soát một cuộc khủng hoảng bên ngoài hơn là khơi mào một cuộc khủng hoảng khi đối mặt với những thách thức trong nước. Vị trí địa lý của eo biển Đài Loan và chiến lược quân sự mang tính phòng thủ của Đài Loan sẽ hữu ích trong việc kiểm soát sự leo thang của cuộc khủng hoảng.
Bán đảo Triều Tiên có cấu trúc ngược lại: Hành vi của Triều Tiên khó đoán định, và cuộc khủng hoảng lần này có khả năng khó kiểm soát. Quả thực, Kim Jong Un có lẽ không có ý định phát động chiến tranh trên bán đảo, nhưng hành động khiêu khích dưới mức chiến tranh hoặc xung đột cục bộ vẫn có thể xảy ra trong năm 2024. Tuyên bố từ bỏ mục tiêu tái thống nhất của Kim Jong Un là dấu hiệu của sự khiêu khích theo một kiểu hay ở một mức độ bất thường: Nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ làm điều gì đó, cho dù là để chứng tỏ với người dân trong nước rằng ông là người nói đi đôi với làm hay để biện minh cho các hành động gây hấn tiếp theo bằng những lập luận mới. Thách thức nằm ở chỗ người ta khó có thể đoán được ông sẽ khiêu khích kiểu gì hay khiêu khích ở mức độ nào. Mức độ khó đoán ngày càng tăng bởi đặc điểm địa lý của khu vực biên giới chung giữa Hàn Quốc và Triều Tiên cũng như bởi các chiến lược quân sự mang tính tấn công của hai nước. Một cuộc khủng hoảng sẽ nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát vì hai bên đều có xu hướng hành động và phản ứng. Ngay cả nếu Kim Jong Un không có ý định gây ra một cuộc khủng hoảng lớn, thì một cuộc xung đột hạn chế vẫn có thể nhanh chóng leo thang thành một cuộc khủng hoảng lớn hơn so với những gì ông dự tính.
Trong những năm gần đây, những nhà phân tích lo ngại về các cuộc khủng hoảng xảy ra đồng thời ở 2 khu vực này đã tranh luận về câu hỏi: Triều Tiên sẽ làm gì nếu xảy ra tình huống bất ngờ ở eo biển Đài Loan? Giờ đây, họ cần đặt câu hỏi theo thứ tự ngược lại: Nếu xảy ra tình huống bất ngờ trên bán đảo Triều Tiên, Bắc Kinh sẽ làm gì ở eo biển Đài Loan? Liệu Trung Quốc có lợi dụng cuộc khủng hoảng Triều Tiên để hành động chống lại Đài Loan hay không? Nếu không, liệu Bắc Kinh có sẵn sàng thảo luận với Washington về cách kiểm soát cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên như họ đã làm vào năm 2017 hay không? Việc đánh giá lại mức độ đe dọa của tình hình trên bán đảo Triều Tiên và ở eo biển Đài Loan làm dấy lên những câu hỏi quan trọng trên, và những câu hỏi này sẽ tác động đến khả năng răn đe và chính sách ngoại giao của Mỹ đối với Trung Quốc.
So sánh các điều kiện và con đường dẫn đến khủng hoảng
Về mặt địa lý, Đài Loan có lợi thế trong việc bảo vệ eo biển. Để xâm chiếm Đài Loan, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc phải vượt qua eo biển rộng 800 dặm, nơi có thời tiết khắc nghiệt hầu như quanh năm. Hơn nữa, một cuộc tấn công đổ bộ cần có thời gian để huy động và có thể bị phát hiện bằng các phương tiện tình báo như hình ảnh vệ tinh. Do đó, sự chuẩn bị của Trung Quốc cho cuộc xâm lược đổ bộ có lẽ là lớn nhất và xa nhất trong lịch sử hiện đại chắc chắn sẽ gây chú ý. Trong khi đó, Triều Tiên và Hàn Quốc có chung đường biên giới trên đất liền dài khoảng 160 dặm, với mật độ dày đặc đạn dược và vũ khí trong khu phi quân sự. Ngoài ra, trong lịch sử, hải quân hai nước từng có nhiều cuộc giao tranh gần đường giới hạn phía Bắc ở Hoàng Hải. Việc so sánh đặc điểm địa lý này cho thấy quân đội Triều Tiên và Hàn Quốc có nguy cơ xảy ra đụng độ vô tình trên đất liền hoặc trên biển gần bán đảo hơn quân đội Trung Quốc và Đài Loan ở eo biển Đài Loan.
Cũng có nhiều con đường dẫn tới cuộc khủng hoảng ở bán đảo Triều Tiên hơn so với ở eo biển Đài Loan do quy mô và tần suất các cuộc tập trận. Các ghi chép trong quá khứ cho thấy Triều Tiên gia tăng các hành động khiêu khích quân sự xung quanh thời gian diễn ra các cuộc tập trận Mỹ-Hàn. Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cũng có xu hướng tiến hành tập trận bất cứ khi nào Đài Loan thực hiện việc này. Tuy nhiên, xét về quy mô, lực lượng thông thường của Đài Loan không thể sánh được với quân đội Trung Quốc. Do đó, cuộc tập trận của Đài Loan khó có thể khiến Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa như cuộc tập trận Mỹ-Hàn có thể làm đối với Triều Tiên. Về tần suất, mỗi năm, Hàn Quốc tiến hành 2 cuộc tập trận chung với lực lượng Mỹ và 3 cuộc tập trận chung cấp quốc gia. Trong khi đó, mỗi năm, Đài Loan chỉ thực hiện 1 cuộc tập trận chung cấp quốc gia mang tên Hàn Quang (Han Kuang). Điều này ám chỉ Triều Tiên có cơ hội sử dụng các cuộc tập trận của Hàn Quốc như một cái cớ để biện minh cho các hành động khiêu khích quân sự của mình gấp 5 lần so với Trung Quốc trước các cuộc tập trận của Đài Loan.
Một cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên cũng có thể vượt khỏi tầm kiểm soát nhanh hơn do học thuyết của Hàn Quốc mang tính thù địch hơn so với học thuyết Đài Loan. Theo Sách trắng Quốc phòng Hàn Quốc năm 2022, quân đội Hàn Quốc đã phát triển chiến lược “hệ thống 3 trục” kể từ năm 2012. Chiến lược quân sự mang tính tấn công này chủ trương tiến hành tấn công phủ đầu vào các căn cứ của Triều Tiên có dính líu đến các cuộc tấn công hạt nhân hoặc tên lửa và các cuộc tấn công trả đũa bằng tên lửa chính xác hoặc lực lượng đặc nhiệm thâm nhập để tiêu diệt chỉ huy của đối thủ. Việc so sánh cho thấy chiến lược quân sự của Đài Loan mang tính chất phòng thủ. Theo Sách trắng Quốc phòng của Đài Loan, chiến lược của hòn đảo này được thiết kế nhằm tận dụng tối đa lợi thế địa lý của eo biển Đài Loan và tấn công kẻ thù trong lúc vượt eo biển, thời điểm kẻ thù dễ bị tổn thương nhất. Chiến lược của Đài Loan không chủ trương tiến hành tấn công phủ đầu hoặc tấn công trả đũa nhằm vào các căn cứ quan trọng ở Trung Quốc đại lục hoặc các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh, giống như Hàn Quốc.
Đánh giá và điều chỉnh chiến lược
Tất cả những yếu tố trên – đặc điểm địa lý của bán đảo Triều Tiên, tình trạng đối đầu quân sự ở mức độ cao và chiến lược quân sự mang tính tấn công của Hàn Quốc – cho thấy xung đột quân sự, dù vô tình hay cố ý, dễ xảy ra ở bán đảo Triều Tiên hơn là ở eo biển Đài Loan và cuộc xung đột như vậy có thể leo thang thành một cuộc khủng hoảng lớn nhanh hơn cuộc xung đột ở Đài Loan.
Một số người có thể không tán thành quan điểm này. Một nhà phê bình có thể lập luận rằng Trung Quốc có lẽ đang lên kế hoạch leo thang căng thẳng sớm, khoảng vào ngày 20/5, ngày tân Tổng thống Đài Loan nhậm chức. Trung Quốc có thể lợi dụng cơ hội này để tạo ra một cuộc khủng hoảng với Đài Loan nhằm chuyển sự chú ý của người dân Trung Quốc ra khỏi các vấn đề trong nước và tăng cường ủng hộ tính hợp pháp của chủ nghĩa dân tộc của Tập Cận Bình. Và việc Hải cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động gần đảo Kim Môn (Kinmen) của Đài Loan hồi tháng 2 có thể báo hiệu kết quả này. Một nhà phê bình cũng có thể lập luận rằng Kim Jong Un không có ý định gây ra một cuộc khủng hoảng lớn. Trong bối cảnh sức mạnh quân sự của Triều Tiên bất cân xứng với sức mạnh tổng hợp của liên minh Mỹ-Hàn, Kim Jong Un có thể sẽ mất nhiều hơn những gì ông có thể đạt được khi kích động một cuộc khủng hoảng trên bán đảo. Nhiều nhà phân tích chỉ ra việc Triều Tiên cung cấp một lượng lớn đạn dược cho Nga là bằng chứng cho thấy Kim Jong Un không chuẩn bị phát động chiến tranh chống lại Hàn Quốc. Do đó, các nhà phê bình có thể phỏng đoán rằng khủng hoảng và chiến tranh dễ xảy ra ở Đài Loan hơn là ở bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, cần đánh giá lại bản chất của các cuộc khủng hoảng tiềm tàng ở 2 khu vực này, nhất là về khả năng dự đoán và kiểm soát. Thật vậy, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự ở mức độ “bình thường mới” xung quanh Đài Loan. Bắc Kinh sẽ tuân theo sách lược của mình, sử dụng nhiều công cụ khác nhau trong các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, pháp lý và tâm lý, bên cạnh các biện pháp quân sự. Tuy nhiên, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc khó có thể tiến hành một cuộc tấn công quân sự nhằm vào các đảo của Đài Loan hoặc giết hại công dân Đài Loan, như Triều Tiên đã làm với Hàn Quốc. Robert Sutter, giáo sư ngành quan hệ quốc tế tại Đại học George Washington (Mỹ), lập luận rằng các hành động của Trung Quốc trước lễ nhậm chức của Lại Thanh Đức (Lai Ching-Te) vào tháng 5 dường như nằm trong giới hạn sức ép và sự đe dọa mà Bắc Kinh đã áp dụng đối với chính quyền đảng Dân tiến kể từ khi đảng này nắm quyền lãnh đạo vào năm 2016. Các ghi chép lịch sử cũng cho thấy Bắc Kinh có xu hướng thích kiểm soát một cuộc khủng hoảng bên ngoài hơn là khơi mào một cuộc khủng hoảng khi đối mặt với những thách thức trong nước. Vị trí địa lý của eo biển Đài Loan và chiến lược quân sự mang tính phòng thủ của Đài Loan sẽ hữu ích trong việc kiểm soát sự leo thang của cuộc khủng hoảng.
Bán đảo Triều Tiên có cấu trúc ngược lại: Hành vi của Triều Tiên khó đoán định, và cuộc khủng hoảng lần này có khả năng khó kiểm soát. Quả thực, Kim Jong Un có lẽ không có ý định phát động chiến tranh trên bán đảo, nhưng hành động khiêu khích dưới mức chiến tranh hoặc xung đột cục bộ vẫn có thể xảy ra trong năm 2024. Tuyên bố từ bỏ mục tiêu tái thống nhất của Kim Jong Un là dấu hiệu của sự khiêu khích theo một kiểu hay ở một mức độ bất thường: Nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ làm điều gì đó, cho dù là để chứng tỏ với người dân trong nước rằng ông là người nói đi đôi với làm hay để biện minh cho các hành động gây hấn tiếp theo bằng những lập luận mới. Thách thức nằm ở chỗ người ta khó có thể đoán được ông sẽ khiêu khích kiểu gì hay khiêu khích ở mức độ nào. Mức độ khó đoán ngày càng tăng bởi đặc điểm địa lý của khu vực biên giới chung giữa Hàn Quốc và Triều Tiên cũng như bởi các chiến lược quân sự mang tính tấn công của hai nước. Một cuộc khủng hoảng sẽ nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát vì hai bên đều có xu hướng hành động và phản ứng. Ngay cả nếu Kim Jong Un không có ý định gây ra một cuộc khủng hoảng lớn, thì một cuộc xung đột hạn chế vẫn có thể nhanh chóng leo thang thành một cuộc khủng hoảng lớn hơn so với những gì ông dự tính.
Trong những năm gần đây, những nhà phân tích lo ngại về các cuộc khủng hoảng xảy ra đồng thời ở 2 khu vực này đã tranh luận về câu hỏi: Triều Tiên sẽ làm gì nếu xảy ra tình huống bất ngờ ở eo biển Đài Loan? Giờ đây, họ cần đặt câu hỏi theo thứ tự ngược lại: Nếu xảy ra tình huống bất ngờ trên bán đảo Triều Tiên, Bắc Kinh sẽ làm gì ở eo biển Đài Loan? Liệu Trung Quốc có lợi dụng cuộc khủng hoảng Triều Tiên để hành động chống lại Đài Loan hay không? Nếu không, liệu Bắc Kinh có sẵn sàng thảo luận với Washington về cách kiểm soát cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên như họ đã làm vào năm 2017 hay không? Việc đánh giá lại mức độ đe dọa của tình hình trên bán đảo Triều Tiên và ở eo biển Đài Loan làm dấy lên những câu hỏi quan trọng trên, và những câu hỏi này sẽ tác động đến khả năng răn đe và chính sách ngoại giao của Mỹ đối với Trung Quốc.