(Tiếp)
Từ lời huấn thị của Tập Cận Bình và lời giới thiệu của Ngô Khiêm, có thể thấy lực lượng hỗ trợ thông tin chủ yếu chịu trách nhiệm cung cấp thông tin tình báo, thông tin liên lạc, chỉ huy, kiểm soát… cho các lực lượng tác chiến khác để nâng cao hiệu quả tác chiến và sức mạnh chiến đấu.
Lực lượng hàng không vũ trụ quân sự chủ yếu đảm nhận các chức năng như trinh sát chiến lược, thẩm định kỹ thuật…. Bao gồm nhanh chóng phóng vệ tinh bổ sung trong thời chiến, nền tảng giám sát trên các căn cứ không gian, nền tảng trinh sát chiến lược không gian gần và quan sát sớm hệ thống chống tên lửa…
Nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng không gian mạng là kịp thời phát hiện và loại bỏ sự xâm nhập của virus, và cũng bao gồm triển khai thu thập thông tin tình báo, đánh lừa quân sự, chiến tranh dư luận và chiến tranh tâm lý…
Nói một cách hình tượng, 4 đại quân chủng gồm lục quân, hải quân, không quân, tên lửa tương đương với “nắm đấm”; lực lượng hàng không vũ trụ quân sự tương đương với “tai và mắt”; lực lượng không gian mạng phụ trách an ninh mạng; lực lượng hỗ trợ thông tin tương đương với “mạng lưới thần kinh” của PLA, kết nối phần cứng và phần mềm của các quân binh chủng, bảo đảm các thiết bị đầu cuối của các hệ thống có thể phân tích và sử dụng nhanh chóng, chính xác các thông tin tình báo, hỗ trợ Quân ủy Trung ương và các chiến khu xây dựng phương án chiến lược và chiến thuật.
Lực lượng hỗ trợ thông tin sẽ chịu trách nhiệm thu thập, phân tích và truyền tải các loại thông tin tình báo. Thông qua các biện pháp kỹ thuật như máy bay không người lái, trinh sát vệ tinh, trinh sát mạng… để thu thập thông tin của kẻ thù, bao gồm nhân sự, trang thiết bị, bố trí, chiến thuật…, cung cấp sự hỗ trợ tình báo chính xác, kịp thời cho các lực lượng tác chiến. Đồng thời, lực lượng hỗ trợ thông tin cũng phụ trách bảo đảm thông tin liên lạc và kiểm soát chỉ huy của quân đội. Bao gồm thiết lập và duy trì mạng lưới thông tin liên lạc, bảo đảm truyền tải thông tin thông suốt giữa các lực lượng tác chiến, bảo đảm các lực lượng tác chiến có thể triển khai hành động theo kế hoạch và mệnh lệnh.
Đợt cải cách này của quân đội Trung Quốc cũng học hỏi kinh nghiệm của quân đội Mỹ. Ngay từ những năm 1980, quân đội Mỹ đã thành lập Bộ chỉ huy không gian thuộc lực lượng không quân; năm 2019, Mỹ chính thức thành lập lực lượng không gian. Lực lượng mạng cũng đã có từ lâu trong quân đội Mỹ, nước này đã bắt đầu nghiên cứu và thực hành tác chiến mạng vào những năm 1990. Năm 2010, quân đội Mỹ đã sáp nhập lực lượng đặc nhiệm chung về tác chiến mạng toàn cầu và Bộ tư lệnh chức năng chung về chiến tranh mạng thành Bộ tư lệnh chiến tranh mạng.
So với quân đội Mỹ, PLA từ lâu đã tụt hậu trên các phương diện không gian vũ trụ, mạng và tin học hóa. Những năm gần đây, cùng với sức mạnh tổng hợp quốc gia và thực lực khoa học-công nghệ của Trung Quốc liên tục tăng, trang thiết bị và khái niệm tác chiến của PLA cũng không ngừng đổi mới, bắt đầu học hỏi kinh nghiệm tiên tiến của quân đội Mỹ.
Cuối năm 2015, Tập Cận Bình phát động cuộc cải cách quốc phòng và quân đội với quy mô lớn nhất kể từ khi thành lập nước vào năm 1949. Cuộc cải cách này đã phá vỡ thể chế tổng bộ, đại quân khu, đại lục quân trước đó, xây dựng mô hình mới Quân ủy Trung ương quản lý chung, quân chủng phụ trách xây dựng, quân khu phụ trách chiến đấu. Lực lượng hỗ trợ chiến lược được thành lập trong cuộc cải cách lần này.
Sau hơn 8 năm, Lực lượng hỗ trợ chiến lược đã trở thành lịch sử và các binh chủng mới bao gồm lực lượng hỗ trợ thông tin ra đời. Đây không những là sự tiếp nối cải cách quân đội của Trung Quốc, mà còn là thử nghiệm mới của PLA nhằm giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh hiện đại.
Theo trang creaders.net ngày 20/4, quân đội Trung Quốc tiếp tục bị chấn động và Lực lượng hỗ trợ chiến lược – vốn được coi là quân chủng thứ 5 đã bị xóa bỏ phiên hiệu. Một số nhà phân tích cho rằng việc quân chủng thứ 5 do Tập Cận Bình đích thân thành lập, chỉ tồn tại trong thời gian ngắn sau cuộc cải cách quân sự, cho thấy tình trạng hỗn loạn trong quân đội vẫn đang tiếp diễn.
Sau khi Lực lượng hỗ trợ chiến lược bị xóa bỏ phiên hiệu, 5 quân chủng chính đã giảm xuống còn 4 quân chủng là lục quân, hải quân, không quân và tên lửa. Trong khi đó, lãnh đạo cao nhất của Lực lượng tên lửa đã bị thanh trừng vào năm 2023, tư lệnh và chính ủy bị thay thế hoàn toàn, nhiều tướng lĩnh cấp cao không rõ tung tích.
Điều đáng nói là khi Lực lượng hỗ trợ chiến lược bị giải thể, Phó Tư lệnh Tất Nghị (Bi Yi) và Chính ủy Lý Vĩ (Li Wei) đã được chuyển sang giữ chức Tư lệnh và Chính ủy Lực lượng hỗ trợ thông tin.
Trong bài phát biểu tại lễ thành lập Lực lượng hỗ trợ thông tin, Tập Cận Bình một lần nữa khẳng định quân đội phải kiên quyết tuân theo mệnh lệnh của đảng, kỷ luật và nội quy nghiêm ngặt và đảm bảo trung thành tuyệt đối, trong sạch tuyệt đối và độ tin cậy tuyệt đối.
Trong bài viết vào ngày 20/4, nhà bình luận thời sự Chung Nguyên (Zhong Yuan) cho rằng điều này đã giải thích lý do thực sự khiến Lực lượng hỗ trợ chiến lược bị giải thể. Trung Quốc phải tiến hành thanh lọc Lực lượng hỗ trợ chiến lược thông qua việc cơ cấu lại và đổi tên.
Sau Lực lượng tên lửa và Tổng bộ trang bị, cuộc thanh lọc Lực lượng hỗ trợ chiến lược cũng đã được thực hiện.
Năm 2023, quân đội Trung Quốc tiếp tục rơi vào tình trạng rối ren, toàn bộ lãnh đạo của Lực lượng tên lửa đều bị thay thế, Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu) bị cách chức, Tổng bộ trang bị và Lực lượng hỗ trợ chiến lược cũng bị ảnh hưởng. Tư lệnh Lực lượng hỗ trợ chiến lược Cự Can Sinh (Ju Gansheng) không xuất hiện kể từ cuối tháng 7/2023. Trong thời gian này, có tin Cự Can Sinh đang bị điều tra và nhiều câu chuyện nội bộ chống Tập Cận Bình trong quân đội được tiết lộ. Cự Can Sinh sau đó đã xuất hiện tại kỳ họp Lưỡng hội vào tháng 3 năm nay, nhưng các giới bên ngoài cho rằng điều này không có nghĩa là ông đã “hạ cánh an toàn”. Lần này, Lực lượng hỗ trợ chiến lược bị giải thể trong khi không rõ tương lai chính trị của Cự Can Sinh sẽ ra sao, cho thấy ông đang trong tình thế bất ổn.
Từ lời huấn thị của Tập Cận Bình và lời giới thiệu của Ngô Khiêm, có thể thấy lực lượng hỗ trợ thông tin chủ yếu chịu trách nhiệm cung cấp thông tin tình báo, thông tin liên lạc, chỉ huy, kiểm soát… cho các lực lượng tác chiến khác để nâng cao hiệu quả tác chiến và sức mạnh chiến đấu.
Lực lượng hàng không vũ trụ quân sự chủ yếu đảm nhận các chức năng như trinh sát chiến lược, thẩm định kỹ thuật…. Bao gồm nhanh chóng phóng vệ tinh bổ sung trong thời chiến, nền tảng giám sát trên các căn cứ không gian, nền tảng trinh sát chiến lược không gian gần và quan sát sớm hệ thống chống tên lửa…
Nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng không gian mạng là kịp thời phát hiện và loại bỏ sự xâm nhập của virus, và cũng bao gồm triển khai thu thập thông tin tình báo, đánh lừa quân sự, chiến tranh dư luận và chiến tranh tâm lý…
Nói một cách hình tượng, 4 đại quân chủng gồm lục quân, hải quân, không quân, tên lửa tương đương với “nắm đấm”; lực lượng hàng không vũ trụ quân sự tương đương với “tai và mắt”; lực lượng không gian mạng phụ trách an ninh mạng; lực lượng hỗ trợ thông tin tương đương với “mạng lưới thần kinh” của PLA, kết nối phần cứng và phần mềm của các quân binh chủng, bảo đảm các thiết bị đầu cuối của các hệ thống có thể phân tích và sử dụng nhanh chóng, chính xác các thông tin tình báo, hỗ trợ Quân ủy Trung ương và các chiến khu xây dựng phương án chiến lược và chiến thuật.
Lực lượng hỗ trợ thông tin sẽ chịu trách nhiệm thu thập, phân tích và truyền tải các loại thông tin tình báo. Thông qua các biện pháp kỹ thuật như máy bay không người lái, trinh sát vệ tinh, trinh sát mạng… để thu thập thông tin của kẻ thù, bao gồm nhân sự, trang thiết bị, bố trí, chiến thuật…, cung cấp sự hỗ trợ tình báo chính xác, kịp thời cho các lực lượng tác chiến. Đồng thời, lực lượng hỗ trợ thông tin cũng phụ trách bảo đảm thông tin liên lạc và kiểm soát chỉ huy của quân đội. Bao gồm thiết lập và duy trì mạng lưới thông tin liên lạc, bảo đảm truyền tải thông tin thông suốt giữa các lực lượng tác chiến, bảo đảm các lực lượng tác chiến có thể triển khai hành động theo kế hoạch và mệnh lệnh.
Đợt cải cách này của quân đội Trung Quốc cũng học hỏi kinh nghiệm của quân đội Mỹ. Ngay từ những năm 1980, quân đội Mỹ đã thành lập Bộ chỉ huy không gian thuộc lực lượng không quân; năm 2019, Mỹ chính thức thành lập lực lượng không gian. Lực lượng mạng cũng đã có từ lâu trong quân đội Mỹ, nước này đã bắt đầu nghiên cứu và thực hành tác chiến mạng vào những năm 1990. Năm 2010, quân đội Mỹ đã sáp nhập lực lượng đặc nhiệm chung về tác chiến mạng toàn cầu và Bộ tư lệnh chức năng chung về chiến tranh mạng thành Bộ tư lệnh chiến tranh mạng.
So với quân đội Mỹ, PLA từ lâu đã tụt hậu trên các phương diện không gian vũ trụ, mạng và tin học hóa. Những năm gần đây, cùng với sức mạnh tổng hợp quốc gia và thực lực khoa học-công nghệ của Trung Quốc liên tục tăng, trang thiết bị và khái niệm tác chiến của PLA cũng không ngừng đổi mới, bắt đầu học hỏi kinh nghiệm tiên tiến của quân đội Mỹ.
Cuối năm 2015, Tập Cận Bình phát động cuộc cải cách quốc phòng và quân đội với quy mô lớn nhất kể từ khi thành lập nước vào năm 1949. Cuộc cải cách này đã phá vỡ thể chế tổng bộ, đại quân khu, đại lục quân trước đó, xây dựng mô hình mới Quân ủy Trung ương quản lý chung, quân chủng phụ trách xây dựng, quân khu phụ trách chiến đấu. Lực lượng hỗ trợ chiến lược được thành lập trong cuộc cải cách lần này.
Sau hơn 8 năm, Lực lượng hỗ trợ chiến lược đã trở thành lịch sử và các binh chủng mới bao gồm lực lượng hỗ trợ thông tin ra đời. Đây không những là sự tiếp nối cải cách quân đội của Trung Quốc, mà còn là thử nghiệm mới của PLA nhằm giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh hiện đại.
Theo trang creaders.net ngày 20/4, quân đội Trung Quốc tiếp tục bị chấn động và Lực lượng hỗ trợ chiến lược – vốn được coi là quân chủng thứ 5 đã bị xóa bỏ phiên hiệu. Một số nhà phân tích cho rằng việc quân chủng thứ 5 do Tập Cận Bình đích thân thành lập, chỉ tồn tại trong thời gian ngắn sau cuộc cải cách quân sự, cho thấy tình trạng hỗn loạn trong quân đội vẫn đang tiếp diễn.
Sau khi Lực lượng hỗ trợ chiến lược bị xóa bỏ phiên hiệu, 5 quân chủng chính đã giảm xuống còn 4 quân chủng là lục quân, hải quân, không quân và tên lửa. Trong khi đó, lãnh đạo cao nhất của Lực lượng tên lửa đã bị thanh trừng vào năm 2023, tư lệnh và chính ủy bị thay thế hoàn toàn, nhiều tướng lĩnh cấp cao không rõ tung tích.
Điều đáng nói là khi Lực lượng hỗ trợ chiến lược bị giải thể, Phó Tư lệnh Tất Nghị (Bi Yi) và Chính ủy Lý Vĩ (Li Wei) đã được chuyển sang giữ chức Tư lệnh và Chính ủy Lực lượng hỗ trợ thông tin.
Trong bài phát biểu tại lễ thành lập Lực lượng hỗ trợ thông tin, Tập Cận Bình một lần nữa khẳng định quân đội phải kiên quyết tuân theo mệnh lệnh của đảng, kỷ luật và nội quy nghiêm ngặt và đảm bảo trung thành tuyệt đối, trong sạch tuyệt đối và độ tin cậy tuyệt đối.
Trong bài viết vào ngày 20/4, nhà bình luận thời sự Chung Nguyên (Zhong Yuan) cho rằng điều này đã giải thích lý do thực sự khiến Lực lượng hỗ trợ chiến lược bị giải thể. Trung Quốc phải tiến hành thanh lọc Lực lượng hỗ trợ chiến lược thông qua việc cơ cấu lại và đổi tên.
Sau Lực lượng tên lửa và Tổng bộ trang bị, cuộc thanh lọc Lực lượng hỗ trợ chiến lược cũng đã được thực hiện.
Năm 2023, quân đội Trung Quốc tiếp tục rơi vào tình trạng rối ren, toàn bộ lãnh đạo của Lực lượng tên lửa đều bị thay thế, Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu) bị cách chức, Tổng bộ trang bị và Lực lượng hỗ trợ chiến lược cũng bị ảnh hưởng. Tư lệnh Lực lượng hỗ trợ chiến lược Cự Can Sinh (Ju Gansheng) không xuất hiện kể từ cuối tháng 7/2023. Trong thời gian này, có tin Cự Can Sinh đang bị điều tra và nhiều câu chuyện nội bộ chống Tập Cận Bình trong quân đội được tiết lộ. Cự Can Sinh sau đó đã xuất hiện tại kỳ họp Lưỡng hội vào tháng 3 năm nay, nhưng các giới bên ngoài cho rằng điều này không có nghĩa là ông đã “hạ cánh an toàn”. Lần này, Lực lượng hỗ trợ chiến lược bị giải thể trong khi không rõ tương lai chính trị của Cự Can Sinh sẽ ra sao, cho thấy ông đang trong tình thế bất ổn.