(Tiêp)
Ứng dụng tiềm năng
Về vấn đề phát triển máy bay tiếp dầu trên không tàng hình cỡ lớn, cả Trung Quốc và Mỹ đều không có rào cản kỹ thuật quan trọng cần phải vượt qua. Tuy nhiên, Trung Quốc và Mỹ có những yêu cầu cụ thể khác nhau đối với nhiệm vụ tiếp dầu trên không. So với bản thân công nghệ, điểm mấu chốt quyết định lớn nhất đối với trang bị cho máy bay tiếp dầu tàng hình của Không quân Mỹ nằm ở tưu duy cố gắng cân bằng giữa tính đa năng của máy bay với chi phí nghiên cứu phát triển ở mức thấp nhất có thể.
Máy bay tiếp dầu KC-46
Đối với lực lượng Không quân Mỹ, họ luôn có tư duy phát triển kết hợp duy trì khả năng chở người và hàng hóa của máy bay tiếp dầu trên không. Từ KC-135 đến KC-46, máy bay tiếp dầu của Quân đội Mỹ luôn có mục đích kép là chở hàng và chở dầu, nhưng họ nhấn mạnh nhiều hơn vào chức năng tiếp nhiên liệu. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Do những thế hệ máy bay tiếp dầu của Mỹ đều dược phát triển dựa trên khung gầm máy bay chở khách hàng không dân dụng.
Theo đó, các máy bay dân dụng được gia cố sàn nhằm giúp tăng tải trọng đồng thời việc lắp đặt ròng rọc để thuận tiện cho việc di chuyển hàng hóa và thêm các điểm móc để thuận tiện cho việc cố định hàng hóa là điều không khó. Hơn nữa, loại máy bay tiếp dầu phái sinh này không yêu cầu chỗ để hành lý ở khu riêng biệt và xét cho cùng thì việc chở hàng hoá và binh lính quân sự có thể được trộn lẫn và vận dụng linh hoạt với nhau. Trong khi đó, máy bay tiếp nhiên liệu A400M của Châu Âu được cải tiến từ máy bay vận tải, đơn giản hơn là tiếp nhiên liệu trên không bán thời gian cho máy bay vận tải.
Các thùng tiếp nhiên liệu được bổ sung dưới cánh trong khi đó các thùng nhiên liệu dự trữu tạm thời được bố trí trên sàn. Mặc dù phải đảm nhận cả nhiệm vụ tiếp nhiên liệu và vận tải hàng hoá mang tính lưỡng dụng có phần cưỡng ép như vậy nhưng rõ ràng có còn hơn không. Đối với A400M, nhiệm vụ chính của nó là vận tải hàng hoá quân sự, trong khi tính năng tiếp dầu chỉ là thứ yếu.
Máy bay tiếp dầu KC-135R
Lực lượng Không quân Mỹ hiện nay đang được biên chế 396 chiếc KC-135R, 59 chiếc KC-10, 23 chiếc máy bay vận tải KC-460, 52 chiếc C-5M và 222 chiếc C-17. Rõ ràng, số lượng máy bay tiếp dầu vượt xa đáng kể số lượng máy bay vận tải. Trong chiến tranh cường độ thấp, tàu tiếp dầu không quá cần thiết. Ngược lại, việc sử dụng máy bay tiếp dầu làm máy bay vận tải bán thời gian có lợi ích là tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn và chi phí bảo dưỡng tiết kiệm hơn. Đây là lý do tại sao quân đội Mỹ đặc biệt chú trọng đến năng lực vận chuyển hàng hóa khi KC-46 được đấu thầu.
Nhưng cũng chính văn hóa sử dụng đặc thù của loại máy bay tiếp dầu này đã hạn chế Quân đội Mỹ tìm kiếm giải pháp cho thế hệ máy bay tiếp dầu mới trên nền tảng máy bay ném bom tàng hình chiến lược như B-2 hay B-21. Đặc biệt, nhu cầu về số lượng máy bay ném bom tàng hình và máy bay tiếp dầu tàng hình tương đối thấp, điều này chắc chắn sẽ gây khó khăn cho việc chia sẻ chi phí của các máy bay tiếp dầu mới trên cùng một nền tảng. So với máy bay tiếp dầu được phát triển trên nền tảng máy bay truyền thống, mức tăng giá thành của nó chắc chắn sẽ rất cao. Điều này khá tai hại trong môi trường chính trị của Mỹ. Trong lịch sử nghiên cứu và phát triển thiết bị của Không quân Mỹ, có rất nhiều ví dụ về những dự án chi phí cực cao như vậy đã thất bại giữa chừng.
Hiện nay, việc Mỹ triển khai sáng kiến phát triển thế hệ máy bay tiếp dầu tàng hình liệu có thực sự khả thi? Đây là câu hỏi được nhiều chuyên gia phân tích quân sự quan tâm. Đối với Trung Quốc, một mặt, Trung Quốc rất cần học hỏi khái niệm tiếp nhiên liệu xuyên suốt mới do Không quân Mỹ đề xuất hiện nay. Trong đó đặc biệt coi trọng việc các máy bay tiếp dầu sẽ có thể đóng vai trò là nút ISR trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên không. Mặt khác, lực lượng Không quân Trung Quốc không cần phải phát triển máy bay tiếp dầu vừa có tính năng tàng hình đồng thời có khả năng vận chuyển hàng hóa.
Máy bay tiếp dầu không người lái của hải quân Mỹ
Tất nhiên, máy bay tiếp dầu tàng hình cỡ lớn nền tảng H-20 thiếu khả năng chở người và hàng hóa, không linh hoạt trong sử dụng và chỉ có thể thực hiện một nhiệm vụ duy nhất, điều này có vẻ rất kém kinh tế. Nhưng mọi thứ phải dựa trên yêu cầu cuiar môi trường chiến trường cường độ cao. Bên cạnh đó, công cuộc xây dựng quốc phòng của Trung Quốc tập trung vào các cuộc chiến tranh sinh tồn tự vệ, hoàn toàn khác với đường lối xây dựng sức mạnh quân sự được thúc đẩy bởi các cuộc chiến tranh lợi nhuận của Mỹ. Tất nhiên, với việc tăng cường cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ, Quân đội Mỹ cũng đang chuyển đổi để ứng phó với các cuộc chiến tranh cường độ cao để tham vọng ngày càng bỏ xa Trung Quốc trong lĩnh vực quốc phòng. Tuy nhiên, tham vọng cũng chỉ là tham vọng, thực tại không bao giờ đúng như Mỹ mong muốn./.
Ứng dụng tiềm năng
Về vấn đề phát triển máy bay tiếp dầu trên không tàng hình cỡ lớn, cả Trung Quốc và Mỹ đều không có rào cản kỹ thuật quan trọng cần phải vượt qua. Tuy nhiên, Trung Quốc và Mỹ có những yêu cầu cụ thể khác nhau đối với nhiệm vụ tiếp dầu trên không. So với bản thân công nghệ, điểm mấu chốt quyết định lớn nhất đối với trang bị cho máy bay tiếp dầu tàng hình của Không quân Mỹ nằm ở tưu duy cố gắng cân bằng giữa tính đa năng của máy bay với chi phí nghiên cứu phát triển ở mức thấp nhất có thể.
Máy bay tiếp dầu KC-46
Đối với lực lượng Không quân Mỹ, họ luôn có tư duy phát triển kết hợp duy trì khả năng chở người và hàng hóa của máy bay tiếp dầu trên không. Từ KC-135 đến KC-46, máy bay tiếp dầu của Quân đội Mỹ luôn có mục đích kép là chở hàng và chở dầu, nhưng họ nhấn mạnh nhiều hơn vào chức năng tiếp nhiên liệu. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Do những thế hệ máy bay tiếp dầu của Mỹ đều dược phát triển dựa trên khung gầm máy bay chở khách hàng không dân dụng.
Theo đó, các máy bay dân dụng được gia cố sàn nhằm giúp tăng tải trọng đồng thời việc lắp đặt ròng rọc để thuận tiện cho việc di chuyển hàng hóa và thêm các điểm móc để thuận tiện cho việc cố định hàng hóa là điều không khó. Hơn nữa, loại máy bay tiếp dầu phái sinh này không yêu cầu chỗ để hành lý ở khu riêng biệt và xét cho cùng thì việc chở hàng hoá và binh lính quân sự có thể được trộn lẫn và vận dụng linh hoạt với nhau. Trong khi đó, máy bay tiếp nhiên liệu A400M của Châu Âu được cải tiến từ máy bay vận tải, đơn giản hơn là tiếp nhiên liệu trên không bán thời gian cho máy bay vận tải.
Các thùng tiếp nhiên liệu được bổ sung dưới cánh trong khi đó các thùng nhiên liệu dự trữu tạm thời được bố trí trên sàn. Mặc dù phải đảm nhận cả nhiệm vụ tiếp nhiên liệu và vận tải hàng hoá mang tính lưỡng dụng có phần cưỡng ép như vậy nhưng rõ ràng có còn hơn không. Đối với A400M, nhiệm vụ chính của nó là vận tải hàng hoá quân sự, trong khi tính năng tiếp dầu chỉ là thứ yếu.
Máy bay tiếp dầu KC-135R
Lực lượng Không quân Mỹ hiện nay đang được biên chế 396 chiếc KC-135R, 59 chiếc KC-10, 23 chiếc máy bay vận tải KC-460, 52 chiếc C-5M và 222 chiếc C-17. Rõ ràng, số lượng máy bay tiếp dầu vượt xa đáng kể số lượng máy bay vận tải. Trong chiến tranh cường độ thấp, tàu tiếp dầu không quá cần thiết. Ngược lại, việc sử dụng máy bay tiếp dầu làm máy bay vận tải bán thời gian có lợi ích là tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn và chi phí bảo dưỡng tiết kiệm hơn. Đây là lý do tại sao quân đội Mỹ đặc biệt chú trọng đến năng lực vận chuyển hàng hóa khi KC-46 được đấu thầu.
Nhưng cũng chính văn hóa sử dụng đặc thù của loại máy bay tiếp dầu này đã hạn chế Quân đội Mỹ tìm kiếm giải pháp cho thế hệ máy bay tiếp dầu mới trên nền tảng máy bay ném bom tàng hình chiến lược như B-2 hay B-21. Đặc biệt, nhu cầu về số lượng máy bay ném bom tàng hình và máy bay tiếp dầu tàng hình tương đối thấp, điều này chắc chắn sẽ gây khó khăn cho việc chia sẻ chi phí của các máy bay tiếp dầu mới trên cùng một nền tảng. So với máy bay tiếp dầu được phát triển trên nền tảng máy bay truyền thống, mức tăng giá thành của nó chắc chắn sẽ rất cao. Điều này khá tai hại trong môi trường chính trị của Mỹ. Trong lịch sử nghiên cứu và phát triển thiết bị của Không quân Mỹ, có rất nhiều ví dụ về những dự án chi phí cực cao như vậy đã thất bại giữa chừng.
Hiện nay, việc Mỹ triển khai sáng kiến phát triển thế hệ máy bay tiếp dầu tàng hình liệu có thực sự khả thi? Đây là câu hỏi được nhiều chuyên gia phân tích quân sự quan tâm. Đối với Trung Quốc, một mặt, Trung Quốc rất cần học hỏi khái niệm tiếp nhiên liệu xuyên suốt mới do Không quân Mỹ đề xuất hiện nay. Trong đó đặc biệt coi trọng việc các máy bay tiếp dầu sẽ có thể đóng vai trò là nút ISR trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên không. Mặt khác, lực lượng Không quân Trung Quốc không cần phải phát triển máy bay tiếp dầu vừa có tính năng tàng hình đồng thời có khả năng vận chuyển hàng hóa.
Máy bay tiếp dầu không người lái của hải quân Mỹ
Tất nhiên, máy bay tiếp dầu tàng hình cỡ lớn nền tảng H-20 thiếu khả năng chở người và hàng hóa, không linh hoạt trong sử dụng và chỉ có thể thực hiện một nhiệm vụ duy nhất, điều này có vẻ rất kém kinh tế. Nhưng mọi thứ phải dựa trên yêu cầu cuiar môi trường chiến trường cường độ cao. Bên cạnh đó, công cuộc xây dựng quốc phòng của Trung Quốc tập trung vào các cuộc chiến tranh sinh tồn tự vệ, hoàn toàn khác với đường lối xây dựng sức mạnh quân sự được thúc đẩy bởi các cuộc chiến tranh lợi nhuận của Mỹ. Tất nhiên, với việc tăng cường cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ, Quân đội Mỹ cũng đang chuyển đổi để ứng phó với các cuộc chiến tranh cường độ cao để tham vọng ngày càng bỏ xa Trung Quốc trong lĩnh vực quốc phòng. Tuy nhiên, tham vọng cũng chỉ là tham vọng, thực tại không bao giờ đúng như Mỹ mong muốn./.