Em đọc thấy cái này, túm lại VN ko phải là quê hương của nước mắm:
Châu Âu:
- Nước mắm được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Địa Trung Hải cổ đại. Sản phẩm được ghi nhận sớm nhất là vào khoảng thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên bởi người Hy Lạp cổ đại, họ đã lên men những mẩu cá gọi là garos.
- Châu Á
Nước mắm bao gồm các bộ phận cá lên men với các thành phần khác như thịt và đậu nành đã được ghi nhận ở Trung Quốc, cách đây 2300 năm.[4] Vào thời nhà Chu của Trung Quốc cổ đại, cá lên men với đậu nành và muối được dùng làm gia vị.Vào khoảng năm 50-100 trước Công nguyên, nhu cầu về nước mắm và bột cá ở Trung Quốc đã giảm mạnh, các sản phẩm đậu lên men (xì dầu) trở thành mặt hàng thương mại chính. Tuy nhiên, nước mắm đã phát triển rộng rãi ở Đông Nam Á.
- Việt Nam:
Nước mắm có lịch sử 300 năm từ thời vương quốc Champa của người Chăm. Phan Thiết có thể được coi là nơi khai sinh ra nước mắm Việt Nam. Trước năm 1693, Phan Thiết là lãnh thổ của Champa. Người Việt chiếm đóng khu vực này vào năm 1693 và thương mại hóa nước mắm bằng cách đóng thùng và bán khắp cả nước.
Theo sách sử thì nước mắm có từ hơn nghìn năm trước ở Việt Nam rồi cụ:
Cuốn sử Việt đầu tiên ghi lại sự tồn tại của nước mắm, chính là cuốn Đại Việt sử ký toàn thư, khắc in vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697). Trong Kỷ nhà Lê, phần viết về Đại Hành hoàng đế, sách này có ghi lại sự kiện: “Đinh Dậu, Ứng Thiên năm thứ 4 (997)… Mùa hạ, tháng 4, nhà Tống phong vua làm Nam Bình Vương. Vua sai sứ sang nước Tống đáp lễ. Vua Tống ban chiếu thư khen ngợi. Trước kia sứ Tống sang thường mượn cớ đòi cống nước mắm, nhân thế bắt đóng góp. Đến đây Tống Chân Tông, nghe biết chuyện ấy, chỉ sai quan giữ biên giới gọi đến nhận mệnh, không sai sứ sang nữa”. Đoạn sử liệu này cho thấy muộn nhất là vào trước năm 997, người Việt đã biết làm và dùng nước mắm và nước mắm đã được lưu vào sử sách. Bấy giờ, nước mắm do người Việt làm ra hẳn phải là một loại đặc sản có tiếng, khiến vua chúa Trung Hoa tuy ở xa vạn dặm, cũng “ngửi thấy”mùi thơm của nước mắm, nên mới đòi triều đình Đại Việt phải triều cống nước mắm cho họ.
Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, trong phần Quốc dụng chí cũng chép rằng: năm Thuận Thiên thứ 5 (1013), đời LýThái Tổ, triều đình quy định nước mắm là một trong 6 loại thổ sản phải đóng thuế biệt nạp. Đến thời Lê, vào năm Cảnh Hưng thứ 4 (1743), triều đình ban hành hạn mức số lượng nước mắm mà các phường nghề phải nộp. Cụ thể, ở xứ Thuận Quảng, ai cóphương tiện đánh bắt cá để làm nước mắm thì mỗi năm phải nạp 3 chĩnh nước mắm, người làm thuê mỗi năm nạp 1 chĩnh. Năm 1769, số nước mắm do nhà nước thu qua hình thức thuế biệt nạp này lên đến 3.000 chĩnh.