[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
5. XE BỌC THÉP ĐA NHIỆM TIGER-M

1666613253375.png

1666613336324.png


a) Loại Xe bọc thép đa nhiệm Tiger-M

b) Nước (hãng), năm sản xuất Nga, năm 2005

c) Biến thể

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 5,6
Rộng (m) 2,4
Cao (m) 2
Khoảng sáng gầm (m) 0,4
Trọng lượng chiến đấu (tấn) hơn 8
Động cơ Diesel 420 mã lực
Tốc độ tối đa (km/h) 140
Dự trữ hành trình (km) 1.000
Kíp xe (người) 1
Khả năng chuyên chở 8 binh sĩ
Vũ khí
Xe có thể được trang bị các loại súng máy 7,62mm, 12,7mm, súng chống tăng RPG-26 hoặc tên lửa chống tăng Kornet-D1, ngoài ra có thể được trang bị các loại khí tài trinh sát và tác chiến điện tử khác nhau.

e) Biên chế Tiger-M được biên chế rộng rãi trong các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga và Bộ Nội vụ Nga.

f) Quá trình phát triển Xe bọc thép Tiger-M do Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng VPK của Nga phát triển dựa từ xe bọc thép Tiger và ra mắt lần đầu tiên năm 2009, đưa vào trang bị từ năm 2013.

g) Thực tế sử dụng
- Nội chiến Syria (từ năm 2011 đến nay)
- Sáp nhập bán đảo Krym (năm 2014)
- Xung đột Nargony- Karabakh (năm 2020)
- Xung đột Kazakhstan (năm 2022)
- Xung đột Nga - Ukraine (năm 2022): Được mệnh danh “kẻ săn mồi”, Tiger-M là phương tiện bọc thép đa năng của Quân đội Nga và được đánh giá là xe bọc thép hàng đầu thế giới. Hiện loại xe này đang được sử dụng với số lượng cực lớn trong chiến dịch quân sự tại Ukraine. Tuy vậy, đây cũng là một trong số những phương tiện quân sự của Nga bị thiệt hại nhiều nhất tại Ukraine. Ngoài số chiếc bị Quân đội Ukraine bắn cháy, số khác đã bị quân Nga bỏ lại khi hết nhiên liệu do không bảo đảm kịp thời hậu cần cho chiến dịch.

1666613559070.png

1666613586597.png

1666613499317.png

1666613519255.png

Xe bọc thép Tiger-M tại Ukraine

II. Xe tăng

1. XE TĂNG CHIẾN ĐẤU CHỦ LỰC T-72B3

1666613678610.png

1666613697962.png


a) Loại Xe tăng chiến đấu T-72B3

b) Nước (hãng), năm sản xuất Nga, năm 2010

c) Biến thể

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 9,53 (tính cả pháo)
Rộng (m) 3,46
Cao (m) 2,226 Khoảng sáng gầm (m) 0,49
Trọng lượng chiến đấu (tấn) 46
Động cơ Diesel 840 mã lực
Tốc độ tối đa (km/h) - 65 trên đường nhựa - 45 trên địa hình
Dự trữ hành trình (km) 600
Kíp xe (người) 3
Vũ khí
- 1 pháo nòng trơn 125mm cơ số đạn 41 viên;
- 1 súng máy 7,62mm cơ số đạn 2.000 viên;
- 1 súng máy phòng không 12,7mm cơ số đạn 300 viên.

e) Biên chế Hiện nay, Quân đội Nga được trang bị hơn 1.000 xe tăng T-72B3 (phiên bản 2011).

f) Quá trình phát triển Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 do Công ty Uralvagonzavod phát triển trên cơ sở xe tăng T-72; được đưa vào trang bị trong Quân đội Nga từ năm 2012.

1666613809051.png

1666613829890.png


g) Thực tế sử dụng
- Xung đột Donbass (từ năm 2014 đến 2022)
- Xung đột Nga - Ukraine (năm 2022): Trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, xe tăng T-72B3 của Nga đã tham chiến với số lượng lớn. Tuy nhiên, T-72B3 đã bộc lộ điểm yếu là nóc tháp pháo có lớp giáp mỏng và là mục tiêu của tên lửa Javelin. Ukraine đã thành thạo trong việc sử dụng hệ thống không người lái Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất để chống lại T-72B3.

1666613844694.png

1666613863878.png

1666613879422.png

1666613909614.png

Tăng T-72B3 tại Ukraine

...............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

2. XE TĂNG CHIẾN ĐẤU CHỦ LỰC T-80U

1666754776494.png

1666754805474.png

1666754765813.png


a) Loại Xe tăng chiến đấu T-80U

b) Nước (hãng), năm sản xuất Liên Xô, năm 1985

c) Biến thể T-80UD (Ukraine)

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 9,656 (tính cả pháo)
Rộng (m) 3,606
Cao (m) 2,202
Khoảng sáng gầm (m) 0,43
Trọng lượng chiến đấu (tấn) 46
Động cơ Diesel 1.250 mã lực
Tốc độ tối đa (km/h)
- 80 trên đường nhựa
- 48 trên địa hình
Dự trữ hành trình (km)
- 500 đường nhựa
- 400 đường địa hình
Kíp xe (người) 3
Vũ khí
- 1 pháo nòng trơn 125mm cơ số đạn 45 viên;
- 1 súng máy 7,62mm cơ số đạn 1.250 viên;
- 1 súng máy phòng không 12,7mm cơ số đạn 500 viên.

f) Quá trình phát triển
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-80U do Nhà máy Kirovsk phát triển, bắt đầu sản xuất loạt và đưa vào trang bị năm 1985.

g) Thực tế sử dụng
- Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất (từ năm 1994 đến năm1996)
- Chiến tranh Chechnya lần thứ hai (từ năm 1996 đến năm 2000)
- Xung đột Nga - Ukraine (năm 2022): Trong cuộc xung đột đang diễn ra tại Ukraine, Nga đã bị mất khoảng 57 chiếc T80U. Trong số đó, 15 chiếc bị phá hủy, 42 chiếc bị bỏ lại vì T-80U sử dụng cả dầu diesel và xăng, hai loại nhiên liệu tạo ra những thách thức về hậu cần cho mẫu xe này.

1666755131484.png

1666755285765.png

1666755378440.png

1666755897453.png

Tăng T-80U của Nga tại Ukraine

3. XE TĂNG CHIẾN ĐẤU CHỦ LỰC T-80BVM

1666755450236.png

1666755501182.png


a) Loại Xe tăng chiến đấu T-80BVM

b) Nước (hãng), năm sản xuất Nga, năm 2007

c) Biến thể Xe tăng chiến đấu chủ lực T-80BVM là biến thế mới nhất của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-80

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 9,554 (tính cả pháo)
Rộng (m) 3,384
Cao (m) 2,202
Khoảng sáng gầm (m) 0,34
Trọng lượng chiến đấu (tấn) 45,7
Động cơ Diesel 1.250 mã lực
Tốc độ tối đa (km/h) 80
Dự trữ hành trình (km) ~500
Kíp xe (người) 3
Vũ khí
- 1 pháo nòng trơn 125mm cơ số đạn 45 viên;
- 1 súng máy 7,62mm cơ số đạn 1.250 viên;
- 1 súng máy phòng không 12,7mm cơ số đạn 300 viên.

e) Biên chế Hiện nay, Quân đội Nga mới chỉ trang bị một số lượng nhỏ xe T-80BVM cho Lữ đoàn Cơ giới biệt động 200 thuộc Quân khu phía Bắc.

f) Quá trình phát triển Được phát triển bởi Xí nghiệp chế tạo máy Omsk (thuộc Tập đoàn Rostec) từ năm 2017, đưa vào trang bị năm 2021.

g) Thực tế sử dụng - Xung đột Nga - Ukraine (2022): đã có nhiều xe tăng T-80BVM của Nga tham gia chiến dịch quân sự tại Ukraine. Tính đến ngày 10/4, có tổng cộng 19 xe tăng T-80BVM bị phá hủy. Chủ yếu do tình trạng khó khăn trong cung cấp xăng dầu và bị phục kích.

1666755922814.png

1666755688265.png

1666756403269.png

T-80BVM của Nga tại Ukraine

.............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

4. XE TĂNG CHIẾN ĐẤU CHỦ LỰC T-90A

1666781544540.png

1666781504010.png


a) Loại Xe tăng chiến đấu T-90A

b) Nước (hãng), năm sản xuất Nga, năm 2001

c) Biến thể

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 9,53 (tính cả pháo)
Rộng (m) 3,78 Cao (m) 2,23
Khoảng sáng gầm (m) 0,49
Trọng lượng chiến đấu (tấn) 46,5
Động cơ Diesel 1.000 mã lực
Tốc độ tối đa (km/h)
- 70 trên đường nhựa
- 50 trên địa hình
Dự trữ hành trình (km) 550
Kíp xe (người) 3
Vũ khí
- 1 pháo nòng trơn 2A46M-5 125mm cơ số đạn 40 viên, tầm bắn 5km, tốc độ bắn 8 phát/phút;
- Tên lửa chống tăng bắn từ pháo chính;
- 1 súng máy 7,62mm cơ số đạn 2.000 viên;
- 1 súng máy 12,7mm cơ số đạn 300 viên.

e) Quá trình phát triển Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90A do Công ty Uralvagonzavod phát triển trên cơ sở xe tăng T-90. Xe được đưa vào trang bị trong Quân đội Nga từ năm 2005

f) Biên chế Hiện nay, Quân đội Nga được trang bị khoảng 220 xe tăng T-90A.

g) Thực tế sử dụng

- Nội chiến Syria (từ năm 2011 đến nay);
- Xung đột Nga - Ukraine (năm 2022): Xe tăng T-90A hiện là dòng xe tăng mạnh nhất tham chiến tại Ukraine. Tuy nhiên, có nhiều xe tăng T-90A bị Quân đội Ukraine bắn cháy hoặc bắt sống; dự kiến, Nga tiếp tục nâng cấp toàn bộ lên chuẩn T-90M để đáp ứng yêu cầu trong chiến tranh hiện đại. Xe tăng T-90A tại chiến trường Ukraine chủ yếu bị bắn hạ bởi tên lửa chống tăng hiện đại Javelin do Mỹ sản xuất và NLAW do Anh và Thụy Điển phát triển.

1666781746678.png

1666781911855.png

1666781936887.png

Tăng T-90A tại Syria

1666781996889.png

1666782025237.png

1666782072203.png

1666782110943.png

Tăng T-90A tại Ukraine

III. PHÁO BINH

1. PHÁO TỰ HÀNH 2S19 MSTA-S

1666782280874.png

1666782292472.png


a) Loại Pháo tự hành 2S19 Msta-S

b) Nước (hãng), năm sản xuất Liên Xô, năm 1988

c) Biến thể 152 mm howitzer 2A65; 1K17 Szhatie; 2S19M1; S33 Msta-SM2; 2S19M1-155; 2S27 Msta-K; 2S30 Iset; 2S35 Koalitsiya-SV.

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 11,917 (tính cả nòng pháo)
Rộng (m) 3,584
Cao (m) 2,985
Khoảng sáng gầm (m) 0,435
Trọng lượng chiến đấu (tấn) 42
Động cơ Diesel 840 mã lực
Tốc độ tối đa (km/h) 60
Dự trữ hành trình (km) 500
Cỡ nòng (mm) 152,4
Chiều dài nòng (mm) 7924,8 (L52)
Xạ giới hướng 360o
Xạ giới tầm -40 đến +68o
Tầm bắn tối đa (km) - 28,5 đối với đạn tên lửa có điều khiển - 24,7 đối với đạn nổ mảnh thông thường
Tầm bắn tối thiểu (km) 6,5
Sơ tốc đầu nòng (m/s) 828
Tốc độ bắn (phát/phút) 7 đến 8
Loại đạn
- Đạn nổ mảnh thông thường;
- Rocket;
- Tên lửa có điều khiển.
Kíp chiến đấu (người) 3

e) Biên chế: Hiện nay, Quân đội Nga được trang bị khoảng 760 hệ thống pháo tự hành 2S19 Msta-S, ngoài ra còn có hơn 270 hệ hống được niêm cất trong kho dự phòng.

f) Quá trình phát triển 2S19 Msta-S là pháo tự hành bánh xích cỡ nòng 152mm được phát triển bởi Xí nghiệp chế tạo máy Ural từ năm 1980; bắt đầu sản xuất loạt năm 1988; đưa vào trang bị trong Quân đội Liên Xô năm 1989.

g) Thực tế sử dụng
- Chiến tranh Chechnya lần thứ hai (từ năm 1999 đến năm 2000)
- Xung đột Donbass (từ năm 2014 đến năm 2022)
- Xung đột Nga - Ukraine (năm 2022): Pháo tự hành Msta-S 2S19 đã được Nga đưa vào chiến trường Ukraine ngay từ những ngày đầu tiên. Hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao được đánh giá là một trong những loại pháo tự hành tốt nhất hiện nay của Nga. Tuy lập được nhiều chiến công, nhưng nhiều hệ thống pháo tự hành này đã bị phía Ukraine tiêu diệt hoặc bắt giữ khi còn nguyên vẹn.

1666782539127.png

1666782569383.png

1666782645257.png

1666782618887.png

Pháo tự hành 2S19 Msta-S tại Ukraine
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

2. PHÁO PHẢN LỰC PHÓNG LOẠT BM-30 SMERCH

1667008300203.png

1667008314104.png

1667008337868.png


a) Loại Pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch

b) Nước (hãng), năm sản xuất Nga, 1989

c) Biến thể 9A52; 9A52-2; 9A52-2T; 9A52-4 ; DT-30PM

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 12,4
Rộng (m) 3,1
Cao (m) 3,1
Trọng lượng chiến đấu (tấn) 43,7
Động cơ Diesel 525 mã lực
Tốc độ tối đa (km/h) 60
Dự trữ hành trình (km) 850
Cỡ nòng (mm) 300
Giàn phóng 12 ống
Xạ giới hướng 60o
Xạ giới tầm 0o đến +55o
Tầm bắn tối đa (km) 70
Tầm bắn tối thiểu (km) 20
Thời gian triển khai (phút) 36
Thời gian thực hiện một loạt bắn (giây) 36
Diện tích sát thương (m2 ) 670.000
Kíp chiến đấu (người) 4

e) Biên chế
Hiện nay, Quân đội Nga được trang bị khoảng 100 hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch.

f) Quá trình phát triển
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch được phát triển bởi Xí nghiệp nghiên cứu - chế tạo Splav từ năm 1980, đưa vào trang bị trong Quân đội Liên Xô từ năm 1987.

g) Thực tế sử dụng
- Nội chiến Syria (từ năm 2011 đến nay)
- Xung đột Nga - Ukraine (năm 2022): Trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, pháo phản lực BM-30 của Nga đã cho thấy hiệu quả chiến đấu và độ chính xác cao so với các loại pháo phản lực phóng loạt phổ biến khác như BM-21. Cho đến nay, vẫn chưa ghi nhận trường hợp BM-30 nào bị tiêu diệt hay bị bắt. Đây là loại vũ khí có khả năng đánh phủ đầu cao.

1667008518523.png

1667008534000.png

1667008619445.png

Pháo phản lực BM-30 của Nga tại Ukraine

3. PHÁO PHẢN LỰC PHÓNG LOẠT TOS-1A

1667008689802.png

1667008733778.png

1667008704011.png


a) Loại Pháo phản lực phóng loạt TOS-1A

b) Nước (hãng), năm sản xuất Nga, năm 2001

c) Biến thể

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 6,86
Rộng (m) 3,46
Cao (m) 2,6
Trọng lượng chiến đấu (tấn) 46
Động cơ Diesel V-12 840 mã lực
Tốc độ tối đa (km/h) 65
Dự trữ hành trình (km) 550
Cỡ nòng (mm) 220
Giàn phóng (ống) 24
Tầm bắn tối đa (km) 6
Tầm bắn tối thiểu (km) 0,6
Thời gian triển khai (phút) 36
Thời gian thực hiện một loạt bắn (giây) 6
Phạm vi bao trùm (m2 ) 40.000
Tốc độ bắn (viên/giây) 30 viên/15 giây
Kíp chiến đấu (người) 3

e) Biên chế Hiện nay
Quân đội Nga được trang bị khoảng 72 hệ thống pháo phản lực phóng loạt TOS-1A.

f) Quá trình phát triển
Pháo phản lực phóng loạt TOS-1A được phát triển từ TOS-1 bởi Phòng thiết kế - chế tạo máy Omsk từ năm 2001 trên cơ sở hệ thống pháo TOS-1, được đưa vào trang bị trong Quân đội Nga từ năm 2003.

g) Thực tế sử dụng
- Nội chiến Iraq (từ năm 2014 đến năm 2017)
- Xung đột Nga - Ukraine (năm 2022): TOS-1A tham chiến tại Ukraine đã cho thấy hiệu quả chiến đấu, độ chính xác và khả năng sát thương cao, gây thiệt hại đáng kể đối với Quân đội Ukraine. Tuy nhiên, hệ thống TOS-1A có một số điểm hạn chế là kích thước lớn, lớp giáp bọc thép mỏng khiến nó dễ bị tiêu diệt bởi súng chống tăng hoặc phóng lựu của đối phương, do đó TOS-1A thường được sử dụng theo nhóm cùng các xe tăng để được bảo vệ tối đa. Thực tế tại Ukraine, Quân đội Nga đã thiệt hại một số lượng không nhỏ các hệ thống TOS-1A bao gồm cả bị phá hủy bởi súng chống tăng và bị đối phương thu giữ đưa vào trang bị.

1667008933805.png

1667009009842.png

1667009086660.png

1667009273740.png

TOS-1A tham chiến tại Ukraine

1667009134648.png

1667009180801.png

1667009165233.png

1667009233953.png

TOS-1A của Nga bị quân đội Ukraine thu giữ

..............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

IV. Tên lửa

1. TỔ HỢP TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG TOR-M2

1667042635739.png

1667042710060.png

1667043026463.png

1667042816350.png

1667043251952.png


a) Loại Tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2

b) Nước (hãng), năm sản xuất Nga, năm 2016

c) Biến thể Tor-M2KM, Tor-M2DT, Tor-2E

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Thời gian chuyển trạng thái (giây) 4,8
Phạm vi tiêu diệt mục tiêu (km)
- về tầm xa: 1 đến 16
- về độ cao: 10m đến 10km
Tốc độ tối đa của mục tiêu có thể tiêu diệt (km/s) 1
Số lượng mục tiêu có thể tiêu diệt đồng thời 4
Số lượng tên lửa được trang bị 16
Tầm hoạt động (km) 500
Kíp chiến đấu (người) 3

e) Biên chế Hiện nay: Quân đội Nga được trang bị khoảng 68 hệ thống Tor-M2.

f) Quá trình phát triển Tor-M2 là biến thể nâng cấp của tổ hợp tên lửa phòng không Tor, do Tập đoàn Almaz-Antey phát triển.

g) Thực tế sử dụng
- Nội chiến Syria (từ năm 2011 đến nay)
- Xung đột Nargony - Karabakh (năm 2020)
- Xung đột Nga - Ukraine (2022): Hiện nay, trên chiến trường Ukraine, Tor-M2 của Nga đã đạt được những hiệu quả nhất định, tuy nhiên hiệu quả không cao như Pansir-S1 vốn hiện đại hơn. Một số nguồn tin cho biết, một vài tổ hợp Tor-M2 đã bị Ukraine bắt giữ và có thể sử dụng để chống lại quân Nga. Nếu vậy, đây sẽ là khó khăn, thách thức lớn cho Không quân Nga.

1667043061894.png

1667043099143.png

1667043339274.png

Tổ hợp Tor-M2 của Nga tại Ukraine

1667043592482.png

1667043710480.png

1667043417666.png

1667043641309.png

Tổ hợp Tor-M2 của Nga bị phá hủy/bắt giữ tại Ukraine

2. TỔ HỢP TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG BUK-M2

1667043916439.png

1667043781188.png

1667043799839.png

1667043844804.png


a) Loại Tổ hợp tên lửa phòng không BUK-M2

b) Nước (hãng), năm sản xuất Nga, năm 2010

c) Biến thể 9K37, 9K37M, 9K37M1, 9K37M1-2, 9K37M1-2A, 9K37M2, 9K37M3

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Thành phần của tổ hợp Buk-M2
- Xe chỉ huy;
- Xe radar trinh sát phát hiện và chỉ thị mục tiêu;
- Xe phóng tự hành bánh xích: được trang bị radar đa năng và 4 tên lửa đặt trên giàn phóng;
- Xe phóng: được trang bị 4 tên lửa đặt trên giàn phóng và 4 tên lửa chờ nạp;
- Xe vận tải và sửa chữa.
Số lượng mục tiêu bắt bám cùng lúc 75
Số lượng mục tiêu tiến công cùng lúc 4
Cự ly tiêu diệt mục tiêu (km) 3 đến 30
Độ cao tiêu diệt mục tiêu (m) 25 đến 18.000
Vận tốc tối đa của mục tiêu có khả năng tiêu diệt (m/s) 800
Xác suất tiêu diệt mục tiêu bằng 1 tên lửa (đối với máy bay tiêm kích) 0,8
Số lượng tên lửa được trang bị 4
Tầm hoạt động (km) 500 Tầm bắn tối đa (km) 50
Tầm bắn tối thiểu (km) 3
Tốc độ bắn Mach 4
Loại đạn Sử dụng tên lửa 9M317
Thời gian triển khai (phút) 5
Kíp chiến đấu (người) 21
e) Biên chế Hiện nay: Quân đội Nga được trang bị hơn 400 tổ hợp Buk, ngoài ra còn có các biến thể hiện đại hơn của tổ hợp này như BUK-M1, BUK-M2, BUK-M3,…

f) Quá trình phát triển
Tổ hợp tên lửa phòng không BUK được phát triển bởi Viện nghiên cứu chế tạo máy Tikhomirov từ năm 1972, phiên bản BUK-M2 được Quân đội Nga sử dụng năm 2004

g) Thực tế sử dụng
- Nội chiến Syria (từ năm 2011 đếm nay)
- Xung đột Nga - Ukraine (2022): BUK-M2 của Nga là vũ khí phòng không hiệu quả và nguy hiểm, đã thể hiện khả năng tại chiến trường Ukraine. Tuy nhiên, nhiều tổ hợp BUK-M2 đã bị đặc nhiệm Ukraine thu giữ trong tình trạng nguyên vẹn và sẵn sàng chiến đấu, gây khó khăn cho Không quân Nga khi BUK-M2 hiện đại hơn nhiều so với hệ thống BUK-M1 trong biên chế Ukraine.

1667044143839.png

BUK-M2 của Nga tại Ukraine

.......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

3. TỔ HỢP TÊN LỬA ĐƯỜNG ĐẠN CHIẾN THUẬT - CHIẾN DỊCH ISKANDER-M

1667100020094.png

1667100385432.png

1667099995642.png

1667100042907.png


a) Loại Tổ hợp tên lửa đường đạn chiến thuật - chiến dịch Iskander-M

b) Nước (hãng), năm sản xuất Nga, năm 2006

c) Biến thể Iskander-K; Iskander-E

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Khung gầm Xe phóng tự hành bánh lốp 8x8 9P78-1
Dài (m) 13,07
Rộng (m) 3,07
Cao (m) 3,2
Khoảng sáng gầm (m) 0,4
Trọng lượng chiến đấu (tấn) 43,2
Vận tốc tối đa (km/h) 70
Dự trữ hành trình (km) 1.000
Vũ khí
- Tên lửa đường đạn 9M723 có trọng lượng 4,6 tấn, tầm bắn 480km, vận tốc tối đa 2.100m/s, trần bay 50km, sai số vòng tròn 5 đến 30m. Tên lửa có thể mang các loại đầu đạn khác nhau như: hạt nhân, nổ mảnh thông thường, nổ-cháy, đạn chùm;
- Tên lửa hành trình 9M728 có trọng lượng 2,3 tấn, tầm bắn 490km, vận tốc 180 đến 240m/s, trần bay 150 đến 500m, sai số vòng tròn 5 đến 30m. Tên lửa có thể mang đầu đạn nổ mảnh thông thường hoặc đạn chùm.

e) Biên chế Hiện nay: Quân đội Nga được trang bị khoảng hơn 150 tổ hợp tên lửa Iskander-M.

f) Quá trình phát triển
Tổ hợp tên lửa đường đạn chiến thuật - chiến dịch Iskander-M được phát triển bởi Phòng Thiết kế chế tạo máy Kolomna từ năm 1987, hoàn tất thử nghiệm và đưa vào trang bị trong Quân đội Nga vào năm 2004. Iskander là hệ thống tên lửa đường đạn cấp chiến dịch – chiến thuật được NATO định danh là SS-26 Stone, đã thay thế tên lửa Scud của Liên Xô; một trong những tên lửa đường đạn hiện đại nhất được trang bị trong Quân đội Nga hiện nay.

g) Thực tế sử dụng
- Chiến tranh Nga - Gruzia (năm 2008)
- Xung đột Nga - Ukraine (năm 2022): Ngày 25/4, Bộ Quốc phòng Nga công bố, hệ thống tên lửa đường đạn Iskander-M của nước này đã đạt hiệu quả cao trong phá hủy kho chứa thiết bị quân sự và đạn dược của Không quân Ukraine. Tại chiến trường Ukraine, loại vũ khí này đã được Nga sử dụng rộng rãi và gây ra nhiều tổn thất lớn cho Quân đội Ukraine. Hiện chưa có tổ hợp Iskander nào bị Ukraine bắt giữ hay tiêu diệt.

1667100353019.png

1667100323833.png

1667100515511.png

1667100449040.png

Tên lửa Iskander-M của Nga tấn công mục tiêu của Ukraine

4. TÊN LỬA HÀNH TRÌNH CHIẾN LƯỢC KH-101

1667100622012.png

1667100646841.png

1667100665502.png


a) Loại Tên lửa hành trình chiến lược Kh-101

b) Nước (hãng), năm sản xuất Nga, năm 1995

c) Biến thể Kh-102 mang đầu đạn hạt nhân

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 7,5
Sải cánh (m) 4,4
Đường kính (m) 0,75
Trọng lượng (tấn) 2,4
Trọng lượng đầu đạn (kg) 400
Loại đầu đạn - nổ mảnh; - nổ phá; - nhiệt áp hoặc đạn chùm
Vận tốc tối đa (m/s) 250 đến 270
Vận tốc hành trình (m/s) 190 đến 200
Tầm bắn (km) 5.000 đến 5.500
Sai số vòng tròn (m) 6 đến 20
Hệ thống dẫn đường: Hệ quán tính với radar Doppler/cập nhật bản đồ địa hình; Kh-SD có một hệ thống dẫn đường giai đoạn cuối TC/IR, và một đầu dò radar chủ động khác.

e) Biên chế Kh-101 được trang bị cho Lực lượng không quân tầm xa, Quân chủng Không quân vũ trụ Nga

f) Quá trình phát triển: Tên lửa hành trình chiến lược Kh-101 được Phòng thiết kế Raduga phát triển từ năm 1995, bắt đầu thử nghiệm năm 1999, đưa vào trang bị trong Quân đội Nga năm 2012. Kh-101 là tên lửa hành trình chiến lược không đối đất tầm xa, được phát triển để trang bị cho các máy bay Tu-160 hoặc Tu-95MS. Nó được thiết kế để tiến công tiêu diệt các công trình quân sự, sở chỉ huy, công sự hoặc cụm khí tài của địch. Kh-101 được Quân đội Nga sử dụng thực chiến lần đầu tiên vào năm 2015 trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria, tên lửa đã chứng minh được tính hiệu quả vượt trội của mình.

g) Thực tế sử dụng
- Nội chiến Syria (từ năm 2011 đến nay);
- Xung đột Nga - Ukraine (năm 2022): Kh-101 trang bị trên máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và Tu-95MS của Không quân Nga liên tục công phá các mục tiêu chiến lược của Quân đội Ukraine từ đầu chiến dịch đến nay, trở thành vũ khí hiệu quả nhất trên chiến trường Ukraine, trong bối cảnh Lục quân Nga đang bị đẩy ra xa khỏi các thành phố chiến lược của Ukraine. Tên lửa Kh-101 cho phép Không quân chiến lược Nga thực hiện cuộc tiến công vào các mục tiêu trọng điểm từ cách xa hàng nghìn kilomet. Đây được coi là một trong số những tên lửa hành trình đáng sợ nhất thế giới.

1667101193143.png

1667101455989.png

1667101097912.png

1667101122761.png

Tên lửa KH-101 của Nga tấn công Ukraine

.............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

5. TÊN LỬA SIÊU VƯỢT ÂM KINZHAL

1667441081960.png

1667441095862.png

1667441108809.png


a) Loại Tên lửa siêu vượt âm Kinzhal

b) Nước (hãng), năm sản xuất Nga, năm 2000

c) Biến thể

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 7,7
Đường kính (m) > 0,9
Trọng lượng (tấn) < 4 Trọng lượng đầu đạn (kg) 500
Động cơ Nhiên liệu rắn
Vận tốc tối đa March 10
Tầm bắn (km) - 2.000
- từ MiG-31K - 3.000
- từ Tu-22M3.
Sai số vòng tròn (m) 1

e) Biên chế Trung đoàn không quân biệt kích M-31k ở tỉnh Nizhegorodskaya.

f) Quá trình phát triển
Kh-47M2 Kinzhal là tên lửa siêu vượt âm được sử dụng phóng từ máy bay do Tập đoàn Tên lửa chiến thuật của Nga phát triển từ những năm 2000 và được Quân đội Nga đưa vào biên chế năm 2017. Kinzhal được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu cố định hoặc mục di chuyển chậm đã xác định trước tọa độ như: các căn cứ quân sự, sở chỉ huy, công sự, nhà máy, đầu mối giao thông, tàu lớn, các cụm trang bị của đối phương. Nó có thể mang cả đầu đạn thông thường và hạt nhân, được phóng từ máy bay ném bom Tu-22M3, tiêm kích đánh chặn MiG-31K và hiện đang được Quân đội Nga thử nghiệm trên tiêm kích Su-57.

g) Thực tế sử dụng
- Xung đột Nga - Ukraine (năm 2022): Ngày 19/3, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận, tên lửa Kinzhal của Quân đội Nga đã phá hủy thành công một kho lớn dưới lòng đất chứa tên lửa và đạn phòng không của Ukraine ở vùng Ivano-Frankivsk.
- Việc sử dụng tên lửa không đối đất Kinzhal trong cuộc chiến ở Ukraine đã cho thấy hiệu quả trong việc phá hủy các mục tiêu quan trọng; chứng minh được tính ưu thế trong việc phá hủy các mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt của đối phương. Theo thông tin từ Nga, cho tới thời điểm hiện tại, quân đội nước này đã hai lần sử dụng Kinzhal để tiến công các mục tiêu bố trí sâu trong lãnh thổ Ukraine.

1667441319662.png

1667441478621.png

1667441443148.png

1667441407008.png

1667441417087.png



6. BOM OFZAB-500

1667441567217.png

1667441603060.png


a) Loại Bom OFZAB-500

b) Nước (hãng), năm sản xuất

c) Biến thể

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 2,5
Đường kính (m) 0,45
Sải cánh (m) 0,5
Trọng lượng (kg) 500
Sức công phá (kg) Tương đương 250
Độ cao thả (km) 0,9-12
Tốc độ thả (km/h) 500 - 1.200

e) Biên chế

f) Quá trình phát triển Bom OFZAB-500 được phát triển để tiêu diệt các phương tiện bọc thép hạng nhẹ, các công sự, hạ tầng, sinh lực địch và các mục tiêu khác. Bom có sức công phá rất lớn nhờ các hiệu ứng nổ mảnh, nổ phá và cháy. Bom có thể được trang bị cho các máy bay chiến đấu của Liên Xô (Nga) như MiG-21, MiG-27, MiG-29, Su-17, Su-22, Su-24, Su-25, Su-27, Su-34, Tu-16, Tu-95, thả từ độ cao 300 đến 20.000m ở tốc độ từ 500 đến 1.200km/h.

1667441815980.png

1667441900415.png

1667441840635.png


.............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

V. Máy bay

1. TRỰC THĂNG VẬN TẢI - TIẾN CÔNG MI-35M

1667576309951.png

1667576326543.png


a) Loại Trực thăng vận tải - tiến công Mi-35M

b) Nước (hãng), năm sản xuất Nga, năm 1995

c) Biến thể Mi-24BM

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 17,50
Cao (m) 4,16
Sải cánh (m) 17,2
Trọng lượng rỗng (tấn) 8,36
Trọng lượng cất cánh tối đa (tấn) 11,500
Động cơ Tuốc-bin trục VK-2500 công suất 2.200 mã lực
Tốc độ tối đa (km/h) 300
Tốc độ hành trình (km/h) 240 đến 260
Tầm hoạt động (km) Trên 500
Kíp lái (người) 2
Vũ khí
- Pháo 2 nòng 23mm cơ số đạn 450 viên;
- 8 tên lửa chống tăng Ataka-B hoặc Shturm-V;
- 2 cụm ống phóng rocket S-13 hoặc 4 cụm ống phóng S-8;
- Các loại bom FAB-500, FAB-250 và nhiều loại khác.
e) Biên chế Hiện nay, Quân đội Nga được biên chế hơn 60 trực thăng Mi-35M.

f) Quá trình phát triển Mi-35M (còn gọi là Mi-24BM) là trực thăng vận tải, tiến công do Công ty Trực thăng Nga chế tạo trên cơ sở dòng trực thăng Mi-24. Mi-35M được phát triển từ năm 1995, hoàn tất thử nghiệm năm 2004, bắt đầu sản xuất loạt từ năm 2005. Mi-35M được thiết kế để tiến công tiêu diệt các phương tiện bọc thép, phương tiện đổ bộ của đối phương, yểm trợ hỏa lực cho lục quân, vận chuyển thương binh và trang bị quân sự. Mi-35M được trang bị 6 giá treo với nhiều loại vũ khí khác nhau tùy theo nhiệm vụ, buồng lái hiện đại với kính chống đạn cùng các hệ thống quan sát, trinh sát, chỉ thị mục tiêu quang - hồng ngoại tối tân.

g) Thực tế sử dụng
- Nội chiến Syria (từ năm 2011 đến nay);
- Xung đột Nga - Ukraine (năm 2022): Nga đã đưa hàng trăm trực thăng tiến công các loại vào chiến trường Ukraine kể từ khi Moskva phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” vào ngày 24/2. Mới đây, một chiếc trực thăng hiện đại Mi-35M của Quân đội Nga bị tên lửa vác vai Phòng không Ukraine bắn hạ.

1667576592672.png

1667576977152.png

1667577040616.png

Mi-35M của Quân đội Nga tại Ukraine

1667577191457.png

1667577175645.png

1667577157918.png

1667577259558.png

Mi-35M của Quân đội Nga bị bắn rơi tại Ukraine

2. TRỰC THĂNG TIẾN CÔNG ĐA NHIỆM KA-52 ALIGATOR

1667577337308.png

1667577354594.png


a) Loại Trực thăng tiến công đa nhiệm Ka-52 Aligator

b) Nước (hãng), năm sản xuất Nga, năm 1994

c) Biến thể Ka-52, Ka-52K

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 16
Cao (m) 4,9
Sải cánh (m) 14,5
Trọng lượng rỗng(tấn) 7,8
Trọng lượng cất cánh tối đa (tấn) 11,3
Động cơ 2 động cơ tuốc-bin trục VK-2500 công suất tối đa 2.700 mã lực
Tốc độ tối đa (km/h) 350
Tốc độ hành trình (km/h) 250
Tầm hoạt động (km) 1.160
Trần bay (m)
- Động: 5.500
- Tĩnh: 4.000
Tốc độ lên cao (m/s) 12
Hệ số quá tải 3,5G
Kíp lái (người) 2 người
Vũ khí
- Pháo 30 ly 2A42 cơ số đạn 500 viên;
- 12 tên lửa chống tăng Shturm-VU;
- 2 tên lửa không đối không Kh-25ML;
- 2 cụm ống phóng rocket S-13 hoặc 4 cụm ống phóng rocket S-8/S-24;
- Các loại bom FAB-500, FAB-250 và nhiều loại khác.

e) Biên chế Hiện nay, Quân đội Nga được biên chế hơn 150 trực thăng Ka-52 Aligator.

f) Quá trình phát triển Trực thăng tiến công đa nhiệm Ka-52 được phát triển bởi Phòng thiết kế Kamov từ năm1994, sản xuất loạt từ năm 2008 và đưa vào trang bị trong Quân đội Nga năm 2011. Ka-52 được phát triển để tiến công tiêu diệt các phương tiện bọc thép và không bọc thép, các công trình quân sự, các mục tiêu trên không và cả sinh lực địch. Ngoài ra, còn có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát và chỉ thị mục tiêu cho nhóm trực thăng tiến công đi cùng. Ka-52 cũng có thể được sử dụng làm trực thăng huấn luyện - thực hành.

g) Thực tế sử dụng
- Nội chiến Syria (từ năm 2011 đến nay)
- Xung đột Nga - Ukraine (năm 2022): Từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine đến nay, nhiều máy bay Ka-52 của Nga đã bị Ukraine tiêu diệt, thậm chí Ukraine đã thu giữ và sử dụng các máy bay Ka-52 để chống lại Nga.

1667577531632.png

1667577576207.png

1667577597759.png

1667577909118.png

1667577656216.png

1667577729580.png

Ka-52 của Nga tại Ukraine

1667577745955.png

1667577760365.png

1667577778762.png

1667577966844.png

Ka-52 của Nga bị bắn hạ tại Ukraine

...................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

3. MÁY BAY TIÊM KÍCH - BOM SIÊU THANH SU-34

1667643419956.png

1667643397812.png

1667643461665.png


a) Loại Máy bay tiêm kích - bom siêu thanh Su-34

b) Nước (hãng), năm sản xuất Nga, năm 1988

c) Biến thể

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 23,34
Cao (m) 6,36
Sải cánh (m) 14,7
Trọng lượng rỗng 22,5
Trọng lượng cất cánh tối đa (tấn) 44,63
Khả năng chuyên chở < 8 vũ khí
Động cơ 2 động cơ tuốc bin phản lực luồng AL-31F lực đẩy tối đa 125kN
Tốc độ tối đa (km/h) 1.900
Tầm hoạt động (km) 1.130 (với bình xăng phụ)
Đường băng cất cánh tối thiểu m) 850 đến 1.250
Đường băng hạ cánh tối thiểu (m) 950 đến 1.100
Hệ số quá tải 7G
Kíp lái (người) 2
Vũ khí
- Pháo 30mm GSh-30-1 cơ số đạn 180 viên;
- 6-8 tên lửa không đối không R-27/R-77/R-73;
- 6 cụm ống phóng rocket loại 57mm/85 mm/130mm và 1 cụm ống phóng rocket loại 240mm/370mm;
- 3 đến 6 tên lửa không đối đất Kh-25/ Kh-29/Kh31P và nhiều loại khác;
- 34 bom loại 100kg, 22 bom loại 250kg hoặc 12 đến 16 bom loại 500kg.

e) Biên chế Hiện nay, Quân đội Nga được biên chế 122 máy bay Su-34, dự kiến sẽ trang bị tổng cộng khoảng 150 đến 200 máy bay này.

f) Quá trình phát triển Máy bay tiêm kích - bom siêu thanh Su-34 được phát triển bởi Công ty Sukhoi từ năm 1988, hoàn tất thử nghiệm năm 2011, chính thức đưa vào trang bị trong Quân đội Nga từ năm 2014. Su-34 là máy bay chiến đấu hế hệ thứ 4++, được thiết kế để tiến công tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, mặt nước, các công trình trọng điểm được bảo vệ bởi hệ thống phòng không của đối phương. Nó có khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện bị chế áp hỏa lực và tác chiến điện tử cường độ cao của địch, trong mọi điều kiện thời tiết khí hậu, bất kể ngày hay đêm. Máy bay được trang bị đa dạng các chủng loại vũ khí và khí tài vô tuyến điện tử, có khả năng thực hiện cả nhiệm vụ trinh sát trên không.

g) Thực tế sử dụng
- Nội chiến Syria (từ năm 2011 đến nay)
- Xung đột Nga - Ukraine (năm 2022): Trong cuộc chiến Nga - Ukraine, Quân đội Ukraine đã tiêu diệt nhiều máy bay Su-34. Tình báo Anh cho rằng, các Su-34 của Nga đang phải gắn thiết bị thu GPS dân dụng vào bộ phận điều khiển chính ở cửa máy bay. Qua đó cho thấy, hệ thống dẫn đường trên máy bay quá kém, không đảm bảo năng lực chiến đấu tốt nhất.

1667643781102.png

1667643822559.png

1667643916759.png

Su-34 tham chiến tại Ukraine

1667643991460.png

1667644039202.png

1667644184664.png

Su-34 của Nga bị bắn rơi tại Ukraine

4. MÁY BAY TIÊM KÍCH ĐA NHIỆM SU-35

1667644282629.png

1667644311998.png


a) Loại Máy bay tiêm kích đa nhiệm Su-35

b) Nước (hãng), năm sản xuất Nga, năm 2008

c) Biến thể

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 21,9
Cao (m) 5,9
Sải cánh (m) 14,75
Trọng lượng rỗng 19
Trọng lượng cất cánh tối đa (tấn) 34,5
Khả năng chuyên chở < 8 tấn vũ khí
Động cơ 2 động cơ tuốc bin phản lực luồng AL41F1S lực đẩy tối đa 145kN
Tốc độ tối đa (km/h) 2.500
Tốc độ hành trình (km/h) 250
Tầm hoạt động (km) 4.500 (với bình xăng phụ)
Đường băng cất cánh tối thiểu (m) 450
Đường băng hạ cánh tối thiểu (m) 650
Hệ số quá tải 9G
Kíp lái (người) 1
Vũ khí - Pháo 30mm GSh-30-1 cơ số đạn 150 viên;
- 12 tên lửa không đối không R-77, 2 tên lửa R-27, 6 tên lửa R-73, 4 tên lửa R-37M;
- 6 tên lửa Kh-31/Kh-35U hoặc 2 tên lửa Kh-59M, các tên lửa không đối đất;
- Các loại tên lửa và bom chính xác cao như Kh-29T/Kh-38M, Kh-59MK, bom KAB500KR, KAB-1500KR;
- 6 cụm phóng rocket S-25/S-8.

e) Biên chế Hiện nay, Quân đội Nga được biên chế hơn 100 máy bay tiêm kích Su-35 và lấy định danh là Su-35S.

f) Quá trình phát triển Máy bay tiêm kích đa nhiệm Su-35 được phát triển bởi Công ty Sukhoi từ năm 2008, đưa vào trang bị trong Quân đội Nga năm 2014. Su-35 là máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4++, được thiết kế để tiến công tiêu diệt các mục tiêu trên không, mặt đất và mặt nước, các công trình trọng điểm được bảo vệ bằng hệ thống phòng không của địch. Su-35 thuộc dòng máy bay tiến công tầm xa.

g) Thực tế sử dụng
- Nội chiến Syria (từ năm 2011 đến nay)
- Xung đột Nga - Ukraine ( năm 2022) Trong chiến dịch Nga - Ukraine, một chiếc Su-35 của Nga đã bị bắn hạ ở thành phố Izium ở tỉnh Kharkiv miền Đông Ukraine. Máy bay chiến đấu Nga bị bắn rơi do bay thấp để tránh radar, khiến chúng nằm trong tầm bắn của các loại tên lửa phòng không vác vai mà các nước NATO cung cấp cho Ukraine gần đây.

1667644636299.png

1667644894216.png

1667644922338.png

Su-35 của Nga tại Ukraine

1667645045986.png

1667645073846.png

1667645114523.png

Su-35 của Nga bị bắn rơi tại Ukraine

...........
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,299 Mã lực
Tuổi
40
(Tiếp)

3. MÁY BAY TIÊM KÍCH - BOM SIÊU THANH SU-34

View attachment 7483651
View attachment 7483650
View attachment 7483652

a) Loại Máy bay tiêm kích - bom siêu thanh Su-34

b) Nước (hãng), năm sản xuất Nga, năm 1988

c) Biến thể

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 23,34
Cao (m) 6,36
Sải cánh (m) 14,7
Trọng lượng rỗng 22,5
Trọng lượng cất cánh tối đa (tấn) 44,63
Khả năng chuyên chở < 8 vũ khí
Động cơ 2 động cơ tuốc bin phản lực luồng AL-31F lực đẩy tối đa 125kN
Tốc độ tối đa (km/h) 1.900
Tầm hoạt động (km) 1.130 (với bình xăng phụ)
Đường băng cất cánh tối thiểu m) 850 đến 1.250
Đường băng hạ cánh tối thiểu (m) 950 đến 1.100
Hệ số quá tải 7G
Kíp lái (người) 2
Vũ khí
- Pháo 30mm GSh-30-1 cơ số đạn 180 viên;
- 6-8 tên lửa không đối không R-27/R-77/R-73;
- 6 cụm ống phóng rocket loại 57mm/85 mm/130mm và 1 cụm ống phóng rocket loại 240mm/370mm;
- 3 đến 6 tên lửa không đối đất Kh-25/ Kh-29/Kh31P và nhiều loại khác;
- 34 bom loại 100kg, 22 bom loại 250kg hoặc 12 đến 16 bom loại 500kg.

e) Biên chế Hiện nay, Quân đội Nga được biên chế 122 máy bay Su-34, dự kiến sẽ trang bị tổng cộng khoảng 150 đến 200 máy bay này.

f) Quá trình phát triển Máy bay tiêm kích - bom siêu thanh Su-34 được phát triển bởi Công ty Sukhoi từ năm 1988, hoàn tất thử nghiệm năm 2011, chính thức đưa vào trang bị trong Quân đội Nga từ năm 2014. Su-34 là máy bay chiến đấu hế hệ thứ 4++, được thiết kế để tiến công tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, mặt nước, các công trình trọng điểm được bảo vệ bởi hệ thống phòng không của đối phương. Nó có khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện bị chế áp hỏa lực và tác chiến điện tử cường độ cao của địch, trong mọi điều kiện thời tiết khí hậu, bất kể ngày hay đêm. Máy bay được trang bị đa dạng các chủng loại vũ khí và khí tài vô tuyến điện tử, có khả năng thực hiện cả nhiệm vụ trinh sát trên không.

g) Thực tế sử dụng
- Nội chiến Syria (từ năm 2011 đến nay)
- Xung đột Nga - Ukraine (năm 2022): Trong cuộc chiến Nga - Ukraine, Quân đội Ukraine đã tiêu diệt nhiều máy bay Su-34. Tình báo Anh cho rằng, các Su-34 của Nga đang phải gắn thiết bị thu GPS dân dụng vào bộ phận điều khiển chính ở cửa máy bay. Qua đó cho thấy, hệ thống dẫn đường trên máy bay quá kém, không đảm bảo năng lực chiến đấu tốt nhất.

View attachment 7483654
View attachment 7483655
View attachment 7483658
Su-34 tham chiến tại Ukraine

View attachment 7483660
View attachment 7483662
View attachment 7483665
Su-34 của Nga bị bắn rơi tại Ukraine

4. MÁY BAY TIÊM KÍCH ĐA NHIỆM SU-35

View attachment 7483667
View attachment 7483668

a) Loại Máy bay tiêm kích đa nhiệm Su-35

b) Nước (hãng), năm sản xuất Nga, năm 2008

c) Biến thể

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 21,9
Cao (m) 5,9
Sải cánh (m) 14,75
Trọng lượng rỗng 19
Trọng lượng cất cánh tối đa (tấn) 34,5
Khả năng chuyên chở < 8 tấn vũ khí
Động cơ 2 động cơ tuốc bin phản lực luồng AL41F1S lực đẩy tối đa 145kN
Tốc độ tối đa (km/h) 2.500
Tốc độ hành trình (km/h) 250
Tầm hoạt động (km) 4.500 (với bình xăng phụ)
Đường băng cất cánh tối thiểu (m) 450
Đường băng hạ cánh tối thiểu (m) 650
Hệ số quá tải 9G
Kíp lái (người) 1
Vũ khí - Pháo 30mm GSh-30-1 cơ số đạn 150 viên;
- 12 tên lửa không đối không R-77, 2 tên lửa R-27, 6 tên lửa R-73, 4 tên lửa R-37M;
- 6 tên lửa Kh-31/Kh-35U hoặc 2 tên lửa Kh-59M, các tên lửa không đối đất;
- Các loại tên lửa và bom chính xác cao như Kh-29T/Kh-38M, Kh-59MK, bom KAB500KR, KAB-1500KR;
- 6 cụm phóng rocket S-25/S-8.

e) Biên chế Hiện nay, Quân đội Nga được biên chế hơn 100 máy bay tiêm kích Su-35 và lấy định danh là Su-35S.

f) Quá trình phát triển Máy bay tiêm kích đa nhiệm Su-35 được phát triển bởi Công ty Sukhoi từ năm 2008, đưa vào trang bị trong Quân đội Nga năm 2014. Su-35 là máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4++, được thiết kế để tiến công tiêu diệt các mục tiêu trên không, mặt đất và mặt nước, các công trình trọng điểm được bảo vệ bằng hệ thống phòng không của địch. Su-35 thuộc dòng máy bay tiến công tầm xa.

g) Thực tế sử dụng
- Nội chiến Syria (từ năm 2011 đến nay)
- Xung đột Nga - Ukraine ( năm 2022) Trong chiến dịch Nga - Ukraine, một chiếc Su-35 của Nga đã bị bắn hạ ở thành phố Izium ở tỉnh Kharkiv miền Đông Ukraine. Máy bay chiến đấu Nga bị bắn rơi do bay thấp để tránh radar, khiến chúng nằm trong tầm bắn của các loại tên lửa phòng không vác vai mà các nước NATO cung cấp cho Ukraine gần đây.

View attachment 7483675
View attachment 7483680
View attachment 7483681
Su-35 của Nga tại Ukraine

View attachment 7483682
View attachment 7483683
View attachment 7483684
Su-35 của Nga bị bắn rơi tại Ukraine

...........
Không tàng hình nó khổ vậy đấy
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,299 Mã lực
Tuổi
40
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

5. MÁY BAY TIÊM KÍCH ĐA NĂNG MIG-31K

1667727070369.png

1667727127716.png


a) Loại Máy bay tiêm kích đa năng MiG-31K

b) Nước (hãng), năm sản xuất Nga, năm 1997

c) Biến thể MiG-31BM

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 22,67
Cao (m) 6,1
Sải cánh (m) 13,46
Trọng lượng rỗng (tấn) ~22
Trọng lượng cất cánh tối đa (tấn) ~48
Động cơ 2 động cơ tuốc bin phản lực 2 luồng D30F6M lực đẩy 16.500kN
Tốc độ tối đa (km/h)
- Ở độ cao trên 3.000m: khoảng 3.500
- Ở gần mặt đất: 1.500
Tầm hoạt động (km)
- Với bình nhiên liệu phụ: 3.300
- Không mang bình nhiên liệu phụ: 2.500
Hệ số quá tải 5G
Trần bay (km) 20,6
Vận tốc tăng cao (m/s) 208
Lực nâng của cánh (kg/m2) 665
Lực đẩy/trọng lượng 0,85
Tầm bay xa nhất (km) 20.000
Kíp lái (người) 2
Vũ khí
- 1 súng máy 6 nòng 23mm cơ số đạn 260 viên;
- 6 tên lửa có điều khiển tầm xa R-33S hoặc R-37;
4 tên lửa có điều khiển tầm trung R-77 hoặc RVV-AE;
- 2 tên lửa R-40TD;
- 3 tên lửa không đối đất Kh-59 và Kh-29T hoặc 2 tên lửa Kh-59M và X-31A;
- 6 tên lửa chống radar có điều khiển Kh31P, Kh-25MP hoặc Kh-25MPU;
- 6 bom KAB-1500 hoặc 8 bom KAB-500;
1 tên lửa siêu vượt âm Kinzhal.

e) Biên chế Tháng 5/2018, 10 máy bay MiG-31K mang tên lửa Kinzhal đầu tiên đã được Quân đội Nga đưa vào trang bị và thử nghiệm trực chiến ở Quân khu miền Nam. Không quân Nga hiện có 286 chiếc đang hoạt động, 100 chiếc đang được bảo quản.

f) Quá trình phát triển Máy bay tiêm kích đa năng MiG-31K thực chất là biến thể MiG-31BM, được hoàn thiện để có thể trang bị tên lửa siêu vượt âm Kinzhal. Đây là phiên bản hiện đại hóa của dòng máy bay tiêm kích MiG-31, được phát triển từ năm 1997 bởi Công ty MiG, ra mắt vào năm 1999.

g) Thực tế sử dụng - Xung đột Nga - Ukraine (năm 2022): Trong chiến dịch Nga - Ukraine, theo các chuyên gia, tên lửa siêu vượt âm Kinzhal cung cấp cho máy bay MiG-31K khả năng tiến công rất chính xác ở tầm xa vào các mục tiêu mặt đất và mặt nước, qua đó giúp nâng cao khả năng chiến đấu của máy bay này và biến nó thành một máy bay đa năng thực sự chứ không chỉ là một tiêm kích đánh chặn. Sự kết hợp giữa MiG-31K và tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal đã phá hủy thành công kho chứa vũ khí lớn dưới lòng đất ở phía Tây Ukraine ngày 18/3.

1667727607200.png

1667727516513.png

1667727535307.png


Ngoài các máy bay nêu trên, trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Quân đội Nga còn sử dụng rất nhiều loại máy bay khác như trực thăng Mi-8, Mi-17, Mi-24; các máy bay Su-24, Su-25, Su-30 và Il-76.

1667728137741.png

1667728206482.png

1667728182776.png

1667728767860.png

1667728282780.png

Máy bay Su-25 của Nga tại Ukraine

1667729612314.png

1667729886948.png

Máy bay Mi-24 của Nga tại Ukraine

..............
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,299 Mã lực
Tuổi
40
(Tiếp)

5. MÁY BAY TIÊM KÍCH ĐA NĂNG MIG-31K

View attachment 7485167
View attachment 7485168

a) Loại Máy bay tiêm kích đa năng MiG-31K

b) Nước (hãng), năm sản xuất Nga, năm 1997

c) Biến thể MiG-31BM

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 22,67
Cao (m) 6,1
Sải cánh (m) 13,46
Trọng lượng rỗng (tấn) ~22
Trọng lượng cất cánh tối đa (tấn) ~48
Động cơ 2 động cơ tuốc bin phản lực 2 luồng D30F6M lực đẩy 16.500kN
Tốc độ tối đa (km/h)
- Ở độ cao trên 3.000m: khoảng 3.500
- Ở gần mặt đất: 1.500
Tầm hoạt động (km)
- Với bình nhiên liệu phụ: 3.300
- Không mang bình nhiên liệu phụ: 2.500
Hệ số quá tải 5G
Trần bay (km) 20,6
Vận tốc tăng cao (m/s) 208
Lực nâng của cánh (kg/m2) 665
Lực đẩy/trọng lượng 0,85
Tầm bay xa nhất (km) 20.000
Kíp lái (người) 2
Vũ khí
- 1 súng máy 6 nòng 23mm cơ số đạn 260 viên;
- 6 tên lửa có điều khiển tầm xa R-33S hoặc R-37;
4 tên lửa có điều khiển tầm trung R-77 hoặc RVV-AE;
- 2 tên lửa R-40TD;
- 3 tên lửa không đối đất Kh-59 và Kh-29T hoặc 2 tên lửa Kh-59M và X-31A;
- 6 tên lửa chống radar có điều khiển Kh31P, Kh-25MP hoặc Kh-25MPU;
- 6 bom KAB-1500 hoặc 8 bom KAB-500;
1 tên lửa siêu vượt âm Kinzhal.

e) Biên chế Tháng 5/2018, 10 máy bay MiG-31K mang tên lửa Kinzhal đầu tiên đã được Quân đội Nga đưa vào trang bị và thử nghiệm trực chiến ở Quân khu miền Nam. Không quân Nga hiện có 286 chiếc đang hoạt động, 100 chiếc đang được bảo quản.

f) Quá trình phát triển Máy bay tiêm kích đa năng MiG-31K thực chất là biến thể MiG-31BM, được hoàn thiện để có thể trang bị tên lửa siêu vượt âm Kinzhal. Đây là phiên bản hiện đại hóa của dòng máy bay tiêm kích MiG-31, được phát triển từ năm 1997 bởi Công ty MiG, ra mắt vào năm 1999.

g) Thực tế sử dụng - Xung đột Nga - Ukraine (năm 2022): Trong chiến dịch Nga - Ukraine, theo các chuyên gia, tên lửa siêu vượt âm Kinzhal cung cấp cho máy bay MiG-31K khả năng tiến công rất chính xác ở tầm xa vào các mục tiêu mặt đất và mặt nước, qua đó giúp nâng cao khả năng chiến đấu của máy bay này và biến nó thành một máy bay đa năng thực sự chứ không chỉ là một tiêm kích đánh chặn. Sự kết hợp giữa MiG-31K và tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal đã phá hủy thành công kho chứa vũ khí lớn dưới lòng đất ở phía Tây Ukraine ngày 18/3.

View attachment 7485197
View attachment 7485190
View attachment 7485192

Ngoài các máy bay nêu trên, trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Quân đội Nga còn sử dụng rất nhiều loại máy bay khác như trực thăng Mi-8, Mi-17, Mi-24; các máy bay Su-24, Su-25, Su-30 và Il-76.

View attachment 7485265
View attachment 7485268
View attachment 7485266
View attachment 7485324
View attachment 7485278
Máy bay Su-25 của Nga tại Ukraine

View attachment 7485395
View attachment 7485414
Máy bay Mi-24 của Nga tại Ukraine

..............
Tốc độ nhanh hơn khá nhiều tên lửa phòng không.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,083
Động cơ
588,762 Mã lực
So sánh 2 cuộc chiến khá hay
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

VI. PHƯƠNG TIỆN BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI

1. UAV ORLAN-10

1667905738853.png

1667905094336.png

1667905132928.png


a) Loại UAV Orlan-10

b) Nước (hãng), năm sản xuất Nga, năm 2010

c) Biến thể

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Tổ hợp tác chiến Orlan-10
- 1 trạm điều khiển mặt đất,
- 1 hệ thống phóng UAV
- 4 UAV Orlan-10 hoạt động ở các độ cao khác nhau.
Dài (m) 1,8
Sải cánh (m) 3,1
Trọng lượng rỗng (kg) 12
Trọng lượng cất cánh tối đa (kg) 18
Động cơ Sử dụng động cơ xăng
Tốc độ tối đa (km/h) 90 đến 150
Cự ly điều khiển tối đa (km) 120
Tầm bay tối đa (km) 600
Thời gian bay liên tục (giờ) 10 đến 18
Trang bị chính
- Máy ảnh độ phân giải cao;
- Hệ thống camera quang điện tử và hồng ngoại;
- Các thiết bị vô tuyến điện tử

e) Biên chế Hiện nay, Quân đội Nga được trang bị hơn 200 UAV Orlan-10. Trong chiến dịch quân sự ở Ukraine, Orlan-10 được Quân đội Nga sử dụng để trinh sát, thu thập thông tin và chỉ thị mục tiêu cho các hệ thống pháo Msta-S.

g) Quá trình phát triển
UAV trinh sát Orlan-10 được phát triển bởi Trung tâm Công nghệ Đặc biệt ở Saint-Peterburg từ năm 2010, đưa vào trang bị trong Quân đội Nga năm 2013. Orlan-10 được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ giám sát trên không các mục tiêu mặt đất, mặt nước cả ngày lẫn đêm trong mọi điều kiện thời tiết, khí hậu; phát hiện và nhận diện các hệ thống mạng thông tin GSM; chỉ thị mục tiêu cho pháo binh và các phương tiện tiến công khác.

h) Thực tế sử dụng
- Xung đột Nga - Ukraine (năm 2022): Trong cuộc chiến Nga và Ukraine, phía Ukraine tuyên bố đã bắn hạ ít nhất 14 UAV Orlan-10 của Nga. Quân đội Ukraine cho rằng, UAV Orlan-10 đóng vai trò như một đài chuyển tiếp hoặc được sử dụng để chế áp điện tử, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho các lực lượng Ukraine.

1667905408550.png

1667905427327.png

1667905488311.png

1667905548852.png


2. UAV TRINH SÁT-TIẾN CÔNG TẦM XA ORION

1667905617520.png

1667905686323.png

1667905752320.png


a) Loại UAV trinh sát - tiến công tầm xa Orion

b) Nước (hãng), năm sản xuất Nga, năm 2011

c) Biến thể

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 8
Cao (m) 3,2
Sải cánh (m) 16,3
Trọng tải (kg) 200
Trọng lượng cất cánh tối đa (tấn)
1 Động cơ Rotax 914 công suất 115 mã lực
Tốc độ hành trình (km/h) 120 đến 200
Trần bay (m) 7.500
Bán kính hoạt động (km) Cách sở chỉ huy ~300
Thời gian bay liên tục (giờ) 24
Vũ khí
- Bom có điều khiển loại KAB-20/KAB-50,
- Bom lượn UPAB-50,
- Bom thông thường FAB-50,
- Tên lửa không đối đất có điều khiển Kh-50.

e) Biên chế Quân đội Nga hiện nay mới chỉ được trang bị một số lượng rất ít các UAV Orion.

f) Quá trình phát triển
UAV trinh sát - tiến công tầm xa Orion được phát triển bởi Công ty Kronshtadt từ năm 2011, cất cánh lần đầu vào năm 2016, được đưa vào trang bị trong Quân đội Nga năm 2017 với tên gọi là “Inokhodets”. Phiên bản xuất khẩu được định danh “Orion-E”. Orion là UAV trinh sát - tiến công tầm xa hạng nặng, được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát mặt đất, mặt nước, thực hiện các chuyến bay tuần tra - theo dõi kéo dài, lập bản đồ địa hình, yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị bạn hoặc cũng có thể được sử dụng làm phương tiện tiến công độc lập.

g) Thực tế sử dụng
- Nội chiến Syria (năm 2011 đến nay)
- Xung đột Nga - Ukraine (năm 2022): Trên chiến trường Ukraine, vai trò của máy bay UAV Orion là cực kỳ quan trọng nó đảm nhiệm cả vai trò trinh sát lẫn chi viện hỏa lực trực tiếp một cách vô cùng hiệu quả. Ngày 16/3, trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố hình ảnh UAV này thực hiện nhiệm vụ theo dõi và tiến công chính xác, tiêu diệt thành công đoàn phương tiện tăng - thiết giáp của Quân đội Ukraine ở vùng Chernihiv. Ngày 7/4, UAV Orion của Nga đã bị tên lửa phòng không bắn hạ. Tuy nhiên, Bộ Tư lệnh Không quân Ukraine chưa công bố ngay vì liên quan đến yếu tố bảo mật và che giấu lực lượng.

1667905971466.png

1667906005297.png

1667906073156.png

1667906090658.png


..................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

3. UAV TRINH SÁT - TIẾN CÔNG FORPOST-R

1668253432282.png

1668253448875.png


a) Loại UAV trinh sát - tiến công Forpost-R

b) Nước (hãng), năm sản xuất Israel, năm 2009

c) Biến thể

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 5,85
Rộng (m) 1,4 Sải cánh (m) 8,55
Trọng lượng cất cánh tối đa (kg) 500kg Khả năng chuyên chở 100kg vũ khí trang bị
Động cơ Động cơ điện 47 mã lực
Tốc độ hành trình (km/h) 130
Vận tốc (km/h) 220
Trần bay (m) 6.000
Bán kính hoạt động (km) 350
Thời gian bay liên tục (giờ) 18
Vũ khí
- Tên lửa chống tăng có điều khiển 9M133;
- Bom dẫn đường KAB-20;
- Các loại bom thông thường khác.

e) Biên chế Hiện nay, Quân đội Nga được trang bị 30 UAV Forpost-R và dự kiến sẽ biên chế thêm 54 chiếc trong thời gian tới.

f) Quá trình phát triển
UAV trinh sát - tiến công Forpost-R là phiên bản nâng cấp của UAV Forpost, được Công ty Hệ thống thông tin và vô tuyến điện tử RTI của Nga phát triển theo bản quyền mua của Israel từ năm 2009, đưa vào trang bị trong Quân đội Nga vào năm 2020. Forpost-R được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, thu thập thông tin về các mục tiêu mặt đất của đối phương; truyền dữ liệu chỉ thị mục tiêu cho các phương tiện tiến công. Forpost-R có khả năng thực hiện nhiệm vụ trinh sát trong mọi điều kiện thời tiết bất kể ngày đêm. So với bản tiền nhiệm, Forpost-R được trang động cơ, các thiết bị vô tuyến điện tử, hệ thống liên lạc, tổ hợp điều khiển mặt đất và phần mềm mới tiên tiến hơn do Nga tự phát triển.

g) Thực tế sử dụng
- Xung đột Nga - Ukraine (năm 2022): Trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, Forpost-R được đánh giá hoạt động rất hiệu quả khi trinh sát, phát hiện và tiêu diệt thành công nhiều mục tiêu quân sự và các phương tiện của Quân đội Ukraine. Ngày 13/3, Bộ Quốc phòng Nga công bố video UAV Forpost-R phá hủy chính xác một giàn phóng pháo phản lực của Ukraine.

1668253822485.png

1668253772905.png

1668253959272.png


Ngoài các UAV nêu trên, trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Quân đội Nga còn sử dụng một số lượng nhỏ các UAV tiến công cảm tử như Lantset-1, Lantset-3 và KUB-BLA.

1668254056057.png

1668254083245.png

1668254093966.png

1668254124680.png

UAV Lantset

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

VII. TRANG BỊ HẢI QUÂN

1. TÀU HỘ VỆ TÊN LỬA DỰ ÁN 1164 MOSKVA


1668332965594.png

1668333087703.png

1668333554820.png


a) Loại Tàu hộ vệ tên lửa dự án 1164 Moskva

b) Nước (hãng), năm sản xuất Liên Xô; năm 1976

c) Biến thể 1982

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 186
Rộng (m) 21
Cao (m) 10
Lượng giãn nước (tấn):
+ Lượng giãn nước 9.800
+ Lượng giãn nước toàn tải 11.300
Động cơ 90.000 mã lực
Tốc độ (hải lý/h): 32 (~60km/h)
Dự trữ hành trình (hải lý) 7.000 (13.000km)
Thủy thủ đoàn (người) 680
Vũ khí - 16 tên lửa hành trình chống hạm Bazalt hoặc Vulkan;
- 8 tên lửa phòng không Fort;
- 2 tên lửa phòng không Osa;
- 1 hệ thống pháo hạm 130mm AK-130;
- 10 ngư lôi 530mm;
- 12 thủy lôi RBU-6000.

e) Biên chế Tàu hộ vệ tên lửa dự án 1164 Moskva tham gia chiến dịch quân sự này thuộc biên chế của Hạm đội Biển Đen.

f) Quá trình phát triển Tàu hộ vệ tên lửa dự án 1164 Moskva được phát triển bởi Nhà máy đóng tàu số 61 từ năm 1976, hạ thủy năm 1979, đưa vào trang bị trong Quân đội Liên Xô năm 1982. Tàu hộ vệ tên lửa dự án 1164 được phát triển để tiến công tiêu diệt các tàu mặt nước hạng nặng hoạt động độc lập hoặc các nhóm tàu tiến công hạng nhẹ, các mục tiêu ven bờ của đối phương; đảm bảo năng lực chiến đấu cho các nhóm tàu chống ngầm; thực hiện các nhiệm vụ phòng không, chống ngầm, yểm trợ hỏa lực khi tiến hành chiến dịch đổ bộ.

g) Thực tế sử dụng
- Chiến tranh Nga - Gruzia (năm 2008)
- Sát nhập bán đảo Krym (năm 2014)
- Nội chiến Syria (từ năm 2011 đến nay)
- Xung đột Nga - Ukraine (năm 2022): Moskva là tàu chiến đời cũ, nó không được trang bị tên lửa hành trình tiến công mặt đất Kalibr. Đó là lý do nó không trực tiếp tham gia những đợt tập kích nhằm vào mục tiêu ở sâu trong lãnh thổ Ukraine như các tàu chiến khác. Người phát ngôn của Ukraine cho biết, ngày 13/4, tàu hộ vệ tên lửa dự án 1164 Moskva của Nga đã bị tên lửa diệt hạm Neptune của Ukraine bắn cháy và chìm tại Biển Đen. Tàu Moskva mất khả năng chiến đấu là tổn thất nặng nề với Nga, khi nước này chỉ sở hữu 3 tàu bảo vệ tên lửa dự án 1164. Chúng là những tàu chiến mặt nước lớn thứ 3 trong biên chế Hải quân Nga, chỉ sau tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov và tàu tuần dương hạt nhân Pytor Đại đế.

1668333294024.png

1668333323716.png


2. TÀU TUẦN TRA DỰ ÁN 22160 VASILY BYKOV

1668333606645.png

1668333624029.png

1668333666223.png


a) Loại Tàu tuần tra dự án 22160 Vasily Bykov

b) Nước (hãng), năm sản xuất Nga, năm 2014

c) Biến thể

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 94,1
Rộng (m) 14
Cao (m) 3,4
Lượng giãn nước (tấn):
+ Lượng giãn nước 1.500
+ Lượng giãn nước toàn tải 1.800
Mớn nước (m) 3,4 đến 4
Động cơ 25.000 mã lực
Tốc độ (hải lý/h)
Tốc độ hành trình: Tốc độ tối đa: 16 (~30km/h) 25 (46km/h)
Dự trữ hành trình (hải lý) 6.000 (hơn 11.100km)
Thời gian hoạt động liên tục (ngày) 60
Thủy thủ đoàn (người) 20 (tối đa 80)

Vũ khí
- 8 tên lửa hành trình Kalibr hoặc tên lửa chống hạm Uran;
- 1 hệ thống pháo hạm 130mm AK-130;
- 6 hệ thống pháo 6 nòng AK-630;
- 10 ngư lôi 530mm;
- 12 thủy lôi RBU-6000.
Trang bị chủ yếu
- Radar định vị MR-231/MR-231-3;
- Radar phát hiện mục tiêu Pozitiv-MK;
- Sonar Ariadna;
- Các tổ hợp chế áp điện tử TK-25 và PK-10.

e) Biên chế Dự án 22160 gồm 6 tàu tuần tra, tàu Vasily Bykov cùng 4 tàu khác hiện đang được biên chế cho Hạm đội Biển Đen, 2 tàu còn lại dự kiến sẽ được hạ thủy trong giai đoạn 2022-2023.

f) Quá trình phát triển
Tàu tuần tra dự án 22160 Vasily Bykov được đóng bởi Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk từ năm 2014, hạ thủy năm 2017, đưa vào trang bị trong Hải quân Nga năm 2018. Vasily Bykov là tàu tuần tra đa năng cỡ lớn hiện đại, được phát triển để thực hiện hàng loạt nhiệm vụ như: tuần tra, giám sát và bảo vệ lãnh hải, khu đặc quyền kinh tế ở các vùng biển đóng và mở; chống buôn lậu và cướp biển; tìm kiếm và hỗ trợ nạn nhân trong thảm họa hàng hải; giám sát môi trường; phát hiện và cảnh báo các cuộc tiến công hỏa lực của địch để bảo vệ tàu mặt nước và các căn cứ quân sự.

g) Thực tế sử dụng
- Nội chiến Syria (từ năm 2011 đến nay)
- Xung đột Nga - Ukraine (năm 2022): Trong cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine, tàu tuần tra Vasily Bykov cùng với tàu tuần dương Moskva trong ngày đầu tiên đã hỗ trợ cho quân đổ bộ chiếm được Đảo Rắn và ngày 16/3 tàu Vasily Bykov tiếp tục chiến đấu ở Sevastopol.

1668333950477.png

1668334046769.png


...........
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top