[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

3. TÀU ĐỔ BỘ CỠ LỚN DỰ ÁN 1171 ORSK

1668424996350.png

1668424979714.png

1668425200978.png


a) Loại Tàu đổ bộ cỡ lớn dự án 1171 Orsk

b) Nước (hãng), năm sản xuất Liên Xô; năm 1964

c) Biến thể

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 113,1
Rộng (m) 15,6
Cao (m) 10 Lượng giãn nước (tấn):
+ Lượng giãn nước 3.400
+ Lượng giãn nước toàn tải 4.360
Mớn nước (m) 4,5
Động cơ
- 2 máy phát điện;
- 2 động cơ diesel công suất 4.500 mã lực
Tốc độ (hải lý/h) 17 (~31,5km/h)
Dự trữ hành trình (hải lý) 4.800 (gần 9.000km)
Thủy thủ đoàn (người) 55
Khả năng chuyên chở:
- 440 binh sĩ;
- Gần 1.000 tấn hàng hóa hoặc vũ khí, trang bị;
- 20 xe tăng chiến đấu chủ lực/40 xe bọc thép/hơn 50 xe tải quân sự loại ZIL-131.
Vũ khí
- 1 pháo hạm 57mm ZIF-31B;
- 2 pháo 25mm 2M-3M;
- 1 pháo 55mm MRG-1;
- 2 hệ thống pháo phản lực phóng loạt 2A215 Grad-M cơ số đạn 160 viên;
- 2 đến 3 tổ hợp phòng không Strela-3.

e) Biên chế Hải quân Nga hiện nay được biên chế 4 tàu đổ bộ thuộc dự án 1171, trong đó có 3 tàu thuộc Hạm đội Biển Đen và 1 tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.

f) Quá trình phát triển Tàu đổ bộ cỡ lớn dự án 1171 Orsk, NATO định danh là Alligator, tàu được đóng tại Nhà máy đóng tàu Yantar ở Kaliningrad từ năm 1964, đưa vào trang bị trong Hải quân Liên Xô năm 1966. Tàu Orsk được thiết kế để vận chuyển lực lượng đổ bộ đường biển, đổ quân, hàng hóa và các phương tiện quân sự xuống các khu vực bờ biển không được chuẩn bị. Tàu có khả năng vận chuyển nhiều loại phương tiện bọc thép, bao gồm cả xe tăng với số lượng lớn.

g) Thực tế sử dụng
- Chiến tranh Nga - Gruzia (năm 2008)
- Nội chiến Syria (từ năm 2011 đến nay)
- Sát nhập bán đảo Krym (năm 2014)
- Xung đột Nga - Ukraine (năm 2022): Ngày 24/3, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết, đã phá hủy tàu đổ bộ Orsk thuộc Đề án 1171 tại thành phố Berdyansk, Đông Nam Ukraine. Trong đó, Bộ Quốc phòng Nga cũng đã xác nhận tàu Orsk thuộc Đề án 1171 đã bị phá hủy (nhưng chưa xác định loại tên lửa phá hủy nó).

1668425281957.png

1668425329558.png

1668425396915.png

1668425426226.png

Tàu đổ bộ lớp dự án 1171 Orsk của Nga bị Ukraine đánh chìm

Ngoài ra, trong cuộc chiến tại Ukraine, Quân đội Nga còn sử dụng các tàu đổ bộ cỡ lớn để tăng cường vũ khí trang bị tới Ukraine bằng đường biển. Tổng cộng có 10 tàu đổ bộ của Hạm đội Biển Đen tham gia chiến dịch này.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
TƯỚNG ĐỨC CHỐNG LỆNH HITLER CỨU THỦ ĐÔ PARIS KHỎI BỊ HỦY DIỆT

Dietrich von Choltitz, vị tướng giữ chức Thống đốc Paris của Đức quốc xã được ca ngợi như một vị cứu tinh vì đã bảo vệ Thủ đô Paris nguyên vẹn khi từ chối thực hiện mệnh lệnh phá hủy hoàn toàn thành phố này của Adolf Hitler.

1668653542873.png

1668653559095.png


Tháng 8/1944, trùm phát xít Hitler bổ nhiệm Dietrich von Choltitz làm Thống đốc Paris. Nhiệm vụ của Choltitz là giám sát quá trình hủy diệt Paris bằng vài tấn chất nổ, biến thủ đô nước Pháp thành bình địa khiến quân đồng minh chịu tổn thất lớn. Chiến dịch tiến công xâm lược Pháp được coi là một trong những hoạt động quân sự thành công nhất của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ Hai. Vào tháng 6/1940, dưới sự chỉ huy của Hitler, phát xít Đức đã chiếm được Paris chỉ sau 6 tuần tiến công nước Pháp.

1668653745613.png

1668653841520.png

1668653690736.png

Phát xít Đức đã chiếm được Paris tháng 6/1940

Ngày 19/7/1940, Hitler thăng Tư lệnh Không quân Hermann Goering từ hàm thống chế lên thành “Thống chế Đế chế” và phong hàm thống chế (Generalfeldmarschall) cho 12 tướng lĩnh Đức quốc xã để khen thưởng công lao của họ trong trận chiến với nước Pháp. Tuy nhiên, đến đầu năm 1944, Quân đội Đức quốc xã liên tiếp đón nhận thất bại ở nhiều mặt trận, trong đó có Pháp. Trong vài tháng đầu năm 1944, quân đồng minh lần lượt giải phóng một số thành phố, khu vực của nước Pháp.

1668653859995.png

1668653895342.png

Hitler đến Pari

Nhận thấy không thể tiếp tục chiếm đóng, kiểm soát Paris như trước, nhà độc tài Hitler quyết định thực hiện chiến thuật “tiêu thổ”. Chiến thuật này được thực hiện khi phát xít Đức nhận thấy nếu không kiểm soát được thành phố nào thì sẽ "biến" nơi đó thành bình địa để đối phương không thể sử dụng được và chịu tổn thất lớn. Quả thật, khi quân đồng minh tiếp quản nhiều thành phố từng bị Đức quốc xã kiểm soát thì mọi thứ đã bị quân địch phá hủy, chỉ còn lại đống đổ nát sau khi chúng rút đi. Vào tháng 8/1944, Hitler không còn nhiều vùng đất chiếm đóng. Từ Tripoli đến Rome và Kiev, các thành phố phát xít Đức kiểm soát lần lượt được quân đồng minh giải phóng. Khi Hồng quân Liên Xô ào ạt tiến vào Warsaw, lính Đức đã phá hủy hoàn toàn thành phố này trước khi rút đi.

1668653998786.png

1668654035889.png

1668654113182.png

Thành phố Warsaw sau khi quân Đức rút đi năm 1944

Tướng Dietrich von Choltitz nổi tiếng với việc tổ chức phá hủy các thành phố đối phương, đến mức được mang biệt danh “kẻ phá hủy các thành phố”. Khi quân Đức rút khỏi Nga sau thất bại nặng nề, Choltitz đã ra lệnh cho binh lính phá hủy mọi thứ để ngăn cản Hồng quân Liên Xô sử dụng. Khi Dietrich von Choltitz dẫn đầu lực lượng xâm lược Đức tiến vào Hà Lan năm 1940, ông ta đã ra lệnh cho các máy bay dội bom hủy diệt các thành phố trước khi người dân có cơ hội đầu hàng.
Một năm sau, khi chuyển sang Tập đoàn quân Trung tâm, Dietrich von Choltitz triệt để tuân thủ chính sách “tiêu thổ” để đảm bảo Hồng quân Liên Xô không thể sử dụng gì ngoài đống đổ nát sau khi quân Đức rút lui. Biết được nếu Thủ đô Paris thất thủ thì đồng nghĩa với việc mất quyền kiểm soát nước Pháp, Hitler bổ nhiệm Dietrich von Choltitz làm Thống đốc Paris. Mục đích của Hitler là muốn Choltitz giám sát quá trình phá hủy thủ đô nước Pháp bởi ông tin rằng không ai thích hợp hơn Choltitz.
Ngay khi Thống đốc Choltitz đến Paris ngày 9/8/1944, Hitler liên tục nhắc lại mệnh lệnh: “Không được để thành phố này rơi vào tay kẻ thù nếu chưa biến nó thành bình địa”. Do vậy, Đại đội Công binh 813 của Đức quốc xã tiến hành cài chất nổ ở các vị trí chiến lược như: nhà máy điện, nước, những cây cầu bắc qua sông Seine, cung điện Luxembourg, trụ sở quốc hội, Bộ Ngoại giao Pháp, nhà ga xe lửa, nhà chứa máy bay, tháp Eiffel...


1668654395756.png

1668654456969.png

1668654653325.png

1668655520440.png

1668655537249.png

1668655562535.png

Thành phố Pari trước khi quân đồng minh tiến vào

Đến ngày 16/8/1944, Hitler ra lệnh cho mật vụ Gestapo và quan chức Đức quốc xã sơ tán khỏi Paris để thực hiện ý đồ “nổ tung” thành phố này. Thế nhưng, tướng Choltitz trì hoãn không cho kích nổ bất kỳ khối thuốc nổ nào.
Ngày 23/8/1944, Adolf Hitler đã gửi đi một thông điệp cho Thống đốc Dietrich von Choltitz yêu cầu phải giữ Paris bằng mọi giá, nếu không làm được thì phải "san phẳng" nó. Trong bức điện đó, Hitler giải thích: “Bảo vệ Paris có ý nghĩa quan trọng quyết định đến quân đội và chính trị. Nếu Paris thất thủ nó sẽ "xé toạc" toàn bộ mặt trận duyên hải phía Bắc sông Seine, tước đoạt các căn cứ của Đức trong cuộc chiến dài hạn chống lại Anh”.
Trong khi đó, tướng Choltitz nói dối tướng Hans Speidel - Tổng Tham mưu trưởng Quân đoàn B rằng, việc phá hủy Paris đã bắt đầu được thực hiện. Nhờ hành động làm trái mệnh lệnh Hitler của tướng Choltitz, quân kháng chiến Pháp và lực lượng đồng minh đã lần lượt ngăn chặn kế hoạch hủy diệt Paris của Đức quốc xã. Dù quân phát xít Đức cố gắng chống cự nhưng vẫn bị lực lượng đồng minh đánh bại. Tướng Choltitz và khoảng 20.000 quân Đức đầu hàng. Thời gian sau đó, ông Choltitz bị giam giữ ở Trent Park - nhà tù dành cho sĩ quan cao cấp Đức quốc xã tại London (Anh). Một thời gian sau, ông được chuyển đến trại Clinton, bang Mississippi (Mỹ), được thả tự do năm 1947 và qua đời năm 1966 trong một bệnh viện ở thành phố Baden (Đức).

1668655707291.png

1668655746279.png

1668655782562.png

1668655767094.png

1668655812354.png

Quân đồng minh tiến vào Paris năm 1944
 
Chỉnh sửa cuối:

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,083
Động cơ
588,762 Mã lực
(Tiếp)

3. UAV TRINH SÁT - TIẾN CÔNG FORPOST-R

View attachment 7498554
View attachment 7498555

a) Loại UAV trinh sát - tiến công Forpost-R

b) Nước (hãng), năm sản xuất Israel, năm 2009

c) Biến thể

d) Tính năng kỹ, chiến thuật
Dài (m) 5,85
Rộng (m) 1,4 Sải cánh (m) 8,55
Trọng lượng cất cánh tối đa (kg) 500kg Khả năng chuyên chở 100kg vũ khí trang bị
Động cơ Động cơ điện 47 mã lực
Tốc độ hành trình (km/h) 130
Vận tốc (km/h) 220
Trần bay (m) 6.000
Bán kính hoạt động (km) 350
Thời gian bay liên tục (giờ) 18
Vũ khí
- Tên lửa chống tăng có điều khiển 9M133;
- Bom dẫn đường KAB-20;
- Các loại bom thông thường khác.

e) Biên chế Hiện nay, Quân đội Nga được trang bị 30 UAV Forpost-R và dự kiến sẽ biên chế thêm 54 chiếc trong thời gian tới.

f) Quá trình phát triển
UAV trinh sát - tiến công Forpost-R là phiên bản nâng cấp của UAV Forpost, được Công ty Hệ thống thông tin và vô tuyến điện tử RTI của Nga phát triển theo bản quyền mua của Israel từ năm 2009, đưa vào trang bị trong Quân đội Nga vào năm 2020. Forpost-R được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, thu thập thông tin về các mục tiêu mặt đất của đối phương; truyền dữ liệu chỉ thị mục tiêu cho các phương tiện tiến công. Forpost-R có khả năng thực hiện nhiệm vụ trinh sát trong mọi điều kiện thời tiết bất kể ngày đêm. So với bản tiền nhiệm, Forpost-R được trang động cơ, các thiết bị vô tuyến điện tử, hệ thống liên lạc, tổ hợp điều khiển mặt đất và phần mềm mới tiên tiến hơn do Nga tự phát triển.

g) Thực tế sử dụng
- Xung đột Nga - Ukraine (năm 2022): Trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, Forpost-R được đánh giá hoạt động rất hiệu quả khi trinh sát, phát hiện và tiêu diệt thành công nhiều mục tiêu quân sự và các phương tiện của Quân đội Ukraine. Ngày 13/3, Bộ Quốc phòng Nga công bố video UAV Forpost-R phá hủy chính xác một giàn phóng pháo phản lực của Ukraine.

View attachment 7498579
View attachment 7498577
View attachment 7498580

Ngoài các UAV nêu trên, trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Quân đội Nga còn sử dụng một số lượng nhỏ các UAV tiến công cảm tử như Lantset-1, Lantset-3 và KUB-BLA.

View attachment 7498581
View attachment 7498582
View attachment 7498583
View attachment 7498585
UAV Lantset

....
Chiến tranh hiện đại ngày nay UAV ngày càng quan trọng. Bên nào chiếm ưu thế về UAV sẽ chủ động trên chiến trường. Người lính cũng cần phải làm quen với chiến thuật phối hợp chiến đấu với UAV cũng như chống UAV đối phương.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chiến tranh hiện đại ngày nay UAV ngày càng quan trọng. Bên nào chiếm ưu thế về UAV sẽ chủ động trên chiến trường. Người lính cũng cần phải làm quen với chiến thuật phối hợp chiến đấu với UAV cũng như chống UAV đối phương.
Chuẩn rồi cụ
Một chiến thuật mới và hóc búa với các nhà cầm quân
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
GIẢI MÃ VỤ HẢI QUÂN MỸ BẮT GIỮ TÀU NGẦM U-505

Sau một thời gian hoạt động ở Đại Tây Dương, tháng 6/1944, tàu ngầm U-505 của Hitler đã bị Hải quân Mỹ bắt giữ. Việc thu giữ tàu ngầm U-505 đã giúp Mỹ có được nhiều tài liệu và bí mật quan trọng của Đức quốc xã.

1668823311738.png

1668823331744.png

1668823359544.png

Tàu ngầm U-505 trong bảo tàng Hải quân Mỹ

Đầu tháng 6/1944, hơn 100.000 binh sỹ của quân đồng minh cùng hàng nghìn tàu chiến và máy bay đã đổ bộ vào bờ biển nước Anh, chuẩn bị cho một trong những trận đánh quan trọng nhất trong lịch sử: trận chiến Normandy. Mục tiêu của chiến dịch là giải phóng nước Pháp, đặt nền móng cho mặt trận phía Tây chống phát xít, tiến tới giải phóng toàn bộ châu Âu khỏi sự chiếm đóng của Quân đội Đức quốc xã. Cách hàng trăm kilômet về phía Nam, 6 tàu chiến thuộc Nhóm Đặc nhiệm 22.3 của Hải quân Mỹ đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra săn tàu ngầm U-boat của Đức quốc xã. Sau vài tuần hoạt động trên biển, lực lượng đặc nhiệm đã hướng tới Casablanca để tiếp nhiên liệu. Trên đường đi họ đã lập nên chiến tích ấn tượng: tịch thu nguyên vẹn chiếc tàu ngầm U-505 của Quân đội Đức.

U-505, con tàu kém may mắn
U-505 là tàu ngầm dieselđiện, có thể đạt vận tốc tối đa 18 hải lý/h khi nổi và 7 hải lý/h khi lặn, cự ly hành trình lên tới 11.000 hải lý. Tàu dài 76m, lượng giãn nước 1.200 tấn, thủy thủ đoàn 60 người và dự trữ trên tàu cho phép hoạt động tối đa 3 tháng trên biển; tàu bắt đầu thực hiện nhiệm vụ này từ ngày 26/8/1941. U-505 có 4 ống phóng ngư lôi phía trước và 2 ống phóng phía sau; sử dụng ngư lôi cỡ 533mm và thủy lôi khi cần thiết. Ngoài ra, trên mạn tàu còn có một khẩu pháo 105mm SK C/32 cùng các loại pháo phòng không 20mm, 30mm.

1668823454655.png

1668825089975.png

1668823585754.png

1668823714663.png


U-505 được cho là tàu ngầm kém may mắn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ Hai. Đợt triển khai đầu tiên của tàu này liên tục bị trì hoãn do gặp trục trặc về động cơ. Trải qua 12 chuyến tuần tra trong thời chiến, U-505 chỉ đánh chìm được 8 con tàu, trong đó có một lần vô tình đánh chìm tàu hộ tống của Colombia, khiến nước này tuyên chiến với Đức vào tháng 11/1943. Mùa Hè năm 1944, tàu U-505 hoạt động tại khu vực ngoài khơi biển Tây Phi dưới sự chỉ huy của Đại úy Oberleutnant Zur See Harald Lange. Quân đồng minh đã “bẻ khóa” mật mã của Đức và sử dụng thông tin thu được để dự đoán khu vực và thời gian hoạt động của tàu U-505. Sau đó, họ điều nhóm tàu săn ngầm, được sự hộ tống của tàu sân bay và triển khai sonar thủy âm để chuẩn bị cho cuộc tiến công. Tuy nhiên, họ vẫn không biết chính xác vị trí tàu ngầm Đức vì tọa độ của tàu ngầm được mã hóa bằng phiên bản mới.

Kế hoạch hành động của đặc nhiệm Mỹ

Nhóm Đặc nhiệm 22.3 khởi hành từ Norfolk, bang Virginia vào ngày 15/5/1944, dưới sự chỉ huy của Đại úy Daniel Gallery; dẫn đầu là tàu sân bay USS Guadalcanal, được 5 tàu khu trục hộ tống gồm: USS Pillsbury, USS Pope, USS Flaherty, USS Chatelain và USS Jenks.

1668823884133.png

1668824000283.png

Đại úy Daniel Gallery

1668823979939.png

1668824023145.png

Tàu sân bay USS Guadalcanal

Trong một cuộc tuần tra trước đó, Nhóm Đặc nhiệm 22.3 đã đánh chìm 2 tàu ngầm U-515 và U-68, cách nhau 12 giờ. Tuy nhiên, với mục đích muốn thu giữ nguyên vẹn một chiếc tàu ngầm, Đại úy Daniel Gallery đã lệnh cho các thủy thủ của đội đặc nhiệm phải bắt giữ thay vì đánh chìm tàu ngầm đối phương trong những lần hoạt động tiếp theo. Sau nhiều tuần tìm kiếm tàu ngầm ngoài khơi Tây Phi, Nhóm Đặc nhiệm sắp hết nhiêu liệu và họ phải tiến về phía Bắc tới Casablanca để tiếp nhiên liệu. Cũng vào thời điểm đó, U-505 cũng sắp hết nhiên liệu và đang trên đường tới Pháp.
Khoảng 11 giờ sáng ngày 4/6/1944, tàu khu trục USS Chatelain thông báo ghi nhận được những tín hiệu liên lạc bằng âm thanh, cách khu vực của tàu này khoảng 200km. Ngay lập tức, Nhóm Đặc nhiệm đã triển khai 2 máy bay chiến đấu F4F Wildcat trên tàu sân bay USS Guadalcanal đi tuần tra, trong khi các tàu khu trục Chatelain, Jenks và Pope di chuyển đến nơi phát ra tín hiệu âm thanh. U-505 lúc đó chỉ lặn sâu khoảng 18m và bị các tàu Chatelain, Wildcats phát hiện. Các tàu khu trục đã bắn đạn pháo chống ngầm và thả hơn 60 quả bom chìm, đồng thời, phi công của máy bay chiến đấu Wildcats bắn súng máy xuống biển để đánh dấu đường đi của U-505.

1668824146498.png

1668824200090.png

1668824776007.png

1668824415859.png

Thủy thủ Mỹ sử dụng bom chìm để tấn công tàu U-505

Nỗ lực bắt giữ tàu ngầm Đức
Đại úy Gallery lệnh cho 5 tàu khu trục hộ tống bao vây chiếc tàu ngầm Đức khi nó nổi lên và dùng súng máy cỡ nhỏ bắn vào con tàu khiến chỉ huy Lange bị thương và các thành viên trong thủy thủ đoàn hoảng loạn. Khi các tàu khu trục ngừng bắn trong 2 phút, thủy thủ Đức vội vã nhảy xuống biển. Họ đã mở các van cho nước tràn vào để làm đắm con tàu, nhưng trong lúc hoảng loạn, thao tác không được thực hiện chính xác. Đặc nhiệm Mỹ gồm 8 thủy thủ của USS Pillsbury đã nhanh chóng "đổ bộ" lên U-505 trong lúc máy bay F4F Wildcats liên tục bắn xuống biển để ngăn thủy thủ Đức quay trở lại tàu ngầm.

1668824351416.png

1668824047832.png

1668824366404.png

Thủy thủ Mỹ tiếp cận tàu U-505

Các thủy thủ Mỹ đã tập trung mọi nỗ lực để cứu U-505. Do bánh lái bị hỏng trong khi động cơ vẫn đang hoạt động, con tàu liên tục rẽ phải. Họ đã đóng các van nước và tắt động cơ, nhưng khi động cơ không hoạt động, con tàu chìm nhanh hơn do có nhiều nước trong khoang, vì thế họ phải khởi động lại. Ewald Felix - một thành viên của thủy thủ đoàn Đức mang dòng máu Ba Lan đã đồng ý hướng dẫn cho các thủy thủ Mỹ cách thức hoạt động của máy bơm trên tàu để bơm nước ra khỏi tàu. Sau đó, các thủy thủ đã ngắt động cơ và “đưa” nó xuống gầm của tàu sân bay Guadalcanal. Đây là lần đầu tiên các binh sỹ Hải quân Mỹ "đổ bộ" và bắt giữ tàu chiến của Đức quốc xã kể từ năm 1815. U-505 cũng là một trong 6 tàu ngầm Đức bị tịch thu trong chiến tranh.

1668824538705.png

1668824811467.png

1668824835681.png

1668824581006.png

1668824847861.png

1668824608267.png

1668824695811.png

1668824920965.png

1668825166673.png


Khi đã thoát khỏi các mối nguy hiểm, U-505 được Hải quân Mỹ điều khiển về Bermuda để nghiên cứu sâu hơn về tính năng kỹ-chiến thuật của tàu. Họ đã thu được hàng ngàn trang tài liệu lẫn thông tin tình báo cũng như một cỗ máy Enigma với những loại mật mã mới nhất. Các kĩ sư Hải quân Mỹ còn “mổ xẻ” được loại ngư lôi dò mục tiêu theo tín hiệu thủy âm hiện đại vào thời điểm đó. Việc lấy U-505 còn có ý nghĩa quan trọng khi thiết kế của nó được áp dụng cho việc phát triển các tàu ngầm của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
VÌ SAO NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN ZAPORIZHZHIA QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI UKRAINE VÀ NGA?

Trong những ngày vừa qua, câu chuyện liên quan đến nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia (Ukraine) thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế và tốn không ít giấy mực của giới truyền thông. Điều gì làm nhà máy này trở nên quan trọng đối với cả Nga và Ukraine đến như vậy?

1668852489250.png

1668852523394.png

1668852560044.png


Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia được xây dựng trên khu đất rộng 104,7ha ven hồ chứa nước Kakhovka, cạnh bờ sông Dnepr tại thành phố Energodar thuộc vùng Zaporizhzhia (Ukraine). Zaporizhzhia cách vùng Donbass khoảng 200km và cách Kiev 550km về phía Đông Nam. Sau khi “làm chủ” nhà máy ngày 4/3/2022, Nga đã triển khai hơn 500 quân tại khu vực nhà máy với các hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch. Việc bảo vệ an toàn cho nhà máy hoạt động do hơn 500 binh sĩ Nga đảm nhiệm; xung quanh khu vực nhà máy, nhất là ở phía ven sông, lực lượng công binh Nga đã bố trí một hệ thống mìn sát thương dày đặc.

1668852663974.png

1668852873350.png


Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, Quân đội Ukraine đã nhiều lần sử dụng pháo và máy bay không người lái tiến công nhà máy. Điển hình là ngày 20/7/2022, Ukraine đã sử dụng 3 máy bay không người lái mang theo lượng thuốc nổ lớn, lao xuống tiến công nhà máy, làm 11 nhân viên nhà máy bị thương. Đầu tháng 8/2022, Quân đội Ukraine đã tiến hành pháo kích vào nhà máy, làm hư hỏng một đường dây điện cao thế, gây hỏa hoạn. Rất may là ngọn lửa đã được dập tắt, không có thương vong về người.

1668852916539.png

1668852942393.png

1668853003837.png

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị pháo kích

Việc Nga “kiểm soát” nhà máy điện hạt nhân và bố trí các hệ thống pháo phản lực phóng loạt ở khu vực này, cũng như nguy cơ mất an toàn của nhà máy đã gây phản ứng mạnh mẽ ở Ukraine, các nước phương Tây và Liên hợp quốc.

Đối với Ukraine, Zaporizhzhia được đánh giá là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu và là một trong 4 nhà máy điện hạt nhân, sản xuất tới 42 tỉ kWh điện, chiếm khoảng 40% tổng sản lượng điện hạt nhân của nước này. Ukraine coi Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia là mục tiêu phải “chiếm lại”. Tuy nhiên, việc “chiếm lại” mục tiêu này từ tay Quân đội Nga không hề dễ dàng. Sau 6 tháng kháng cự, Quân đội Ukraine đã bị tiêu hao cả về sinh lực và vật chất, trang bị. Hơn thế nữa, đây là một mục tiêu “nhạy cảm” rất dễ xảy ra thảm họa như thảm họa Chernobyl, nên Quân đội Ukraine không dám mạo hiểm. Tuy nhiên, “trong cái rủi lại có cái may”, Tổng thống Zelensky lại có một “con bài” để trục lợi với các nước châu Âu, vì các nước này lo ngại nếu xảy ra thảm họa hạt nhân ở Ukraine, hậu quả sẽ là khôn lường. Trong thời gian tới, các nước châu Âu có thể sẽ tiếp tục đổ tiền, đổ của cho Ukraine, nhưng chắc chắn quân đội nước này không thể chiếm lại được Nhà máy Zaporizhzhia.

Đối với Nga, Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia có vị trí quan trọng về chiến lược, là một trong hai “mục tiêu quyết chiếm” của nước này (mục tiêu khác là Kherson). Zaporizhzhia là nguồn cung cấp điện; Kherson là nguồn cung cấp nước cho Crimea. Ngoài việc cung cấp điện, Nga còn dùng nhà máy “làm con tin” răn đe các nước châu Âu về một thảm họa hạt nhân còn khủng khiếp hơn thảm họa Chernobyl để gây sức ép đối với các nước này nhằm giảm viện trợ và cung cấp vũ khí cho Ukraine cũng như nới lỏng các lệnh trừng phạt về kinh tế đối với Nga. Ngoài ra, việc chiếm giữ nhà máy điện hạt nhân cũng như các cơ sở hạ tầng quan trọng khác của Ukraine sẽ làm gia tăng “sức nặng” của Nga trên bàn đàm phán khi mùa Đông đang đến gần. Việc Nga ngắt kết nối nhà máy khỏi lưới điện của Ukraine có thể làm gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu.

1668853809464.png

1668853825124.png

1668853854823.png

Binh sỹ Nga bên ngoài nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

Bên cạnh đó, ở góc độ quân sự, sau khi “làm chủ” nhà máy, Nga đã bố trí tại khu vực này nhiều hệ thống pháo phản lực phóng loạt 300mm BM-30 Smerch, tầm bắn 120km (nếu bắn đạn 9M542) và 200km (nếu bắn đạn 9M544) để tiến công các mục tiêu của Ukraine mà không bị Ukraine trả đũa vì sợ gây ra thảm họa hạt nhân. Ukraine đã cáo buộc Nga sử dụng nhà máy làm trận địa triển khai pháo kích hai thành phố Nikopol và Marhanets.

1668854456879.png

1668854529613.png

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt 300mm BM-30 Smerch

Trước những phản ứng của Ukraine, phương Tây và Liên hợp quốc, phía Nga đã có những động thái rất cứng rắn, trong đó có tuyên bố rằng, nước này có thể đóng cửa nhà máy nếu Ukraine vẫn tiếp tục bắn pháo vào khu vực nhà máy. Thông qua những tuyên bố và hành động của phía Nga cho thấy, trong thời gian tới, bất chấp phản ứng mạnh mẽ của Ukraine, phương Tây và Liên hợp quốc, nước này sẽ không rút lực lượng khỏi Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Như vậy, có thể thấy rằng, việc “làm chủ” Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia chỉ sau hơn 1 tuần tiến hành “Chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine nằm trong tính toán chiến lược của Nga. Thế chiến lược và cục diện chiến trường Ukraine sẽ không có thay đổi nhiều do tác động của diễn biến liên quan đến nhà máy điện hạt nhân, nhưng việc chiếm giữ nhà máy tạo cho Nga lợi thế về bảo đảm năng lượng cho Crimea và là vũ khí răn đe của Nga đối với châu Âu rất hiệu quả. Ngoài ra, việc Quân đội Ukraine không thể và không dám tái chiếm nhà máy bằng quân sự có thể dẫn đến sự nghi ngờ, làm giảm lòng tin của các nước châu Âu đối với cam kết thực hiện mục tiêu chiến lược của Ukraine.

1668854811959.png

1668854830007.png

1668855008323.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chiến tranh Ucraine kéo dài: Bài học cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Cuộc chiến Nga-Ukraine đã làm đảo lộn nhiều mô hình, trong số đó có niềm tin rằng chiến tranh thời hiện đại sẽ khốc liệt và diễn ra chóng vánh. Tại thời điểm viết bài này, cuộc chiến này đã kéo dài sáu tháng và không có dấu hiệu kết thúc, cần phải được tất cả các quân đội trên thế giới xem xét.

Sau giai đoạn đầu tiên kết thúc khả năng cuộc xung đột này chỉ là một sự kiện diễn ra nhanh chóng, nhưng nó đã phát triển thành một cuộc chiến tiêu hao khốc liệt diễn ra chủ yếu ở trên bộ. Rất khó dự đoán diễn biến hoặc đặc điểm của cuộc chiến này, và những nhận định của chuyên gia được đưa ra trong vài tháng qua đã chứng tỏ là không thỏa đáng. Điều chắc chắn là cuộc chiến này đã dẫn đến những điều chỉnh và những xáo trộn địa chính trị mạnh mẽ. Bài viết này tập trung vào những bài học quân sự mà nó mang lại cho Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ, cả ba quốc gia này, trong những hoàn cảnh khác nhau, đều có thể tham gia vào một cuộc xung đột quân sự.

Cuộc chiến Nga-Ucraine khá độc đáo ở chỗ hai đối thủ có trình độ công nghệ gần như tương đương nhau. Ukraine có thể nhỏ hơn nhiều so với Nga về dân số và năng lực kinh tế, nhưng trên quan điểm quân sự, nước này có đặc điểm tương tự, thường sử dụng cùng một loại trang thiết bị. Tuy nhiên, sự ghẻ lạnh của Ukraine đối với Nga bắt đầu từ năm 2014 cũng đã tạo cho nước này bổ sung trang thiết bị và huấn luyện quân sự quan trọng của phương Tây.

1668995823376.png

1668995875388.png

1668996061533.png

Quân đội Nga tiến vào Ukraine

Một đặc điểm rất quan trọng của chiến tranh hiện đại do xung đột Ukraine-Nga mang lại là sự có sẵn rất nhiều thông tin tình báo công khai dựa trên các bài đăng trên mạng xã hội, ảnh chụp trên điện thoại thông minh, video từ máy bay không người lái thương mại và hình ảnh vệ tinh, tất cả đều tường thuật về các trận đánh gần như theo thời gian thực. Kết hợp với các trang thiết bị hiện đại hơn hiện có cho quân đội, điều đó cho thấy rằng chiến trường đã trở nên trong suốt nguy hiểm, khiến cho việc chỉ thị mục tiêu lực lượng và làm gián đoạn công tác bảo đảm hậu cần trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, vẫn còn các vấn đề về chất lượng của thiết bị thông tin liên lạc và tính dễ bị chặn bắt và thâm nhập (hack) của những thiết bị này. Trong những tháng đầu của cuộc chiến, đã có một số trường hợp Nga đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân nếu các bên thứ ba tham gia. Mặc dù sau đó Nga kiềm chế luận điệu về hạt nhân của mình, nhưng có lẽ bài học mấu chốt cho nhiều quốc gia sẽ là tầm quan trọng của vũ khí hạt nhân trong việc ngăn chặn hành động xâm lược của các cường quốc lớn hơn và mạnh hơn. Năm 1994, Ukraine trở thành một trong ba nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ (ngoài Kazakhstan và Belarus) từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy cam kết rằng nước này sẽ nhận được sự hỗ trợ ngay lập tức từ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UNSC) trong trường hợp bị xâm lược. Vấn đề là một trong những bên ký bản ghi nhớ là Nga, nước cũng là thành viên thường trực của UNSC.

Hai giai đoạn của cuộc chiến

Cuộc chiến cho đến nay đã có hai giai đoạn lớn. Giai đoạn I bắt đầu khi quân đội Nga xâm lược trên bốn mặt trận chính ở Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022- trong đó có hai mặt trận hướng tới Kiev, một mặt trận hướng tới Kharkov, và một mặt trận phía nam từ Crimea tiến đến Odessa. Quân đội Nga đã thất bại trong chiến dịch nhanh chóng hạ bệ ban lãnh đạo Ukraine bằng một cuộc tấn công vào ngày đầu tiên qua sân bay Antonov của Hostomel, cách Kiev 10 km về phía tây bắc. Sân bay này đã nhanh chóng bị Lực lượng Đặc nhiệm Nga đánh chiếm. Các lực lượng từ Belarus ở phía bắc đã tiếp cận sân bay này vào ngày 25 tháng 2 và cố gắng tiến về phía Kiev.

1668996138226.png

1668996170380.png




Quân đội Nga tiến về Kiev

Sau đó, cuộc chiến bắt đầu, với các nhóm của lực lượng Ukraine sử dụng sự quen thuộc của họ trên bộ và sử dụng tên lửa Javelin và NLAWS của Mỹ, cũng như sự kết hợp giữa máy bay không người lái và pháo binh, đồng thời sử dụng chiến thuật bắn và chạy. Quân Nga đã tiến vào, nhưng lực lượng của họ, được hỗ trợ trong một đoàn xe hộ tống kéo dài 60 km, không thể đưa pháo và các trang thiết bị hỗ trợ khác của họ tiến lên. (Vào mùa xuân và mùa hè, địa hình ở phần đó của thế giới trở nên lầy lội, cản trở di chuyển ngoài đường của các phương tiện và thậm chí cả xe tăng.) Một tháng sau, người Nga buộc phải rút lui và tập trung nỗ lực ở đông nam Ukraine, và sử dụng các chiến thuật khác nhau.

1668997929231.png

1668997959843.png

1668997983195.png

1668998058862.png

Quân đội Nga phải dừng bước tại ngoại ô Kiev (phương tiện chiến tranh của Nga bị phá hủy)

Trong giai đoạn này, việc Nga không thể thiết lập ưu thế trên không cũng trở nên rõ ràng. Họ không thể đối phó với sự đáp trả của Ukraine khi sử dụng tên lửa vác vai Stinger và hệ thống SAM S-300. Họ cũng không thể đối phó việc Ukraine sử dụng máy bay không người lái để giám sát, gây nhiễu điện tử và tấn công. Nga đáp trả bằng các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình và tên lửa đường đạn. Mặc dù các cuộc tấn công này được cho là do không có khả năng đạt được ưu thế trên không, nhưng chúng đã có hiệu quả và khả năng phá hủy cao. Người Nga đã sử dụng các loại tên lửa như Kaliber, Kh-59 và Kh- 101, tên lửa tầm ngắn Tochka và Iskander bố trí trên mặt đất, và thậm chí cả tên lửa siêu vượt âm Kinzhal. Khi chiến tranh kéo dài, người Nga nhận thấy họ cạn kiệt một số hệ thống này. Một gánh nặng nữa đối với họ là khó có được nhiều thành phần quan trọng được sử dụng trong các loại tên lửa này, do các lệnh trừng phạt của phương Tây.

1668996977478.png

1668997002653.png

1668997045382.png

1668997156824.png

Quân đội Ukraine tại Kiev

Có lẽ điều quan trọng hơn trong giai đoạn này là cuộc chiến tranh mạng giữa Nga và Ukraine. Ngay từ đầu, người Nga đã hack (đột nhập trái phép) vệ tinh Viasat thương mại của Mỹ được Ukraine sử dụng để liên lạc. Đáp lại, các nước phương Tây tập hợp lại đứng phía sau Ukraine, và trong một hành động có hệ thống liên quan đến các cơ quan tình báo và các nhân tố tư nhân, đã hỗ trợ Ukraine trong việc duy trì thông tin liên lạc quân sự và làm suy yếu các hệ thống thông tin liên lạc của Nga, đồng thời Ukraine đẩy mạnh đưa phe xung đột của mình ra thế giới. Hệ thống X Starlink vũ trụ của Mỹ đóng một vai trò quan trọng: hệ thống này nhanh chóng cung cấp cho Ukraine các phương tiện thông tin liên lạc linh hoạt và đáng tin cậy.

1668997211728.png

1668997232349.png

1668997331113.png

Hệ thống liên lạc vệ tinh Stalink tại Ukraine
.........
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Giai đoạn II của cuộc chiến đã khác. Người Nga tập hợp lại ở mặt trận Donetsk và Luhansk (vùng Donbas) và tiến hành một chiến dịch chậm rãi và có hệ thống, sử dụng hỏa lực dựa trên pháo binh vượt trội để tạo ra những bước tiến từng bước. Người Nga cũng sử dụng hiệu quả máy bay không người lái và tác chiến điện tử. Họ đã chiếm lãnh thổ ở miền nam trong những ngày đầu của cuộc chiến; nhưng họ đã học được một loạt bài học khác trong chiến tranh đô thị khiến họ phải mất ba tháng mới chiếm được Mariupol. Sau đó tái triển khai lực lượng, họ đã tiến công thông qua hành động tiêu hao tuyệt đối để chiếm các thành phố Sievierodonetsk và Lysychansk vào đầu tháng 7, và chịu tổn thất nặng nề, nhưng cũng gây ra những tổn thất tương tự cho người Ukraine. Tốc độ tiến công rất chậm, giống như Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất. Đây chủ yếu là một trận đánh lục quân với các lực lượng không quân miễn cưỡng bay thấp để hỗ trợ vì cả hai bên đều có hệ thống phòng không mạnh mẽ trên các mặt trận tương ứng của họ. Một lần nữa, không hiểu tại sao lực lượng không quân lớn hơn của Nga lại không thể chiếm ưu thế.

1669104419181.png

1669104430366.png

1669104480391.png

Không quân Nga tại Ukraine

Điều mà giai đoạn cuối của trận chiến Donbas cho thấy tầm quan trọng của pháo bắn chính xác tầm xa. Các trang thiết bị của Mỹ và châu Âu như hệ thống pháo đa năng HIMARS, lựu pháo M777 155 mm và hệ thống pháo Caesar 155mm, mặc dù chỉ được cung cấp cho Ukraine với số lượng hạn chế, nhưng đã có thể tạo được dấu ấn trên chiến trường. Chúng buộc người Nga phải thay đổi chiến thuật. Vào giữa tháng 8 năm 2022, cuộc chiến dường như đã đi vào bế tắc, cả hai bên đều cố thủ trong các hệ thống phòng thủ theo kiểu Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất ở miền đông và miền nam đất nước Ucraine.

1669104570888.png

1669104587033.png

1669104694556.png

Pháo phản lực HIMARS của Ukraine

1669104725837.png

1669104749162.png

1669104769075.png

Pháo tự hành Caesar 155mm của Ukraine

Điều đáng chú ý là có thể có sự gia tăng của các nhóm du kích do Lực lượng Đặc nhiệm Ukraine hỗ trợ ở miền Nam. Trước đó đã có báo cáo về các cuộc tấn công của lực lượng du kích ở khu vực Kherson, nhưng những phát triển đáng kể hơn đã xảy ra ở bán đảo Crimea mà người Nga chiếm giữ từ Ukraine vào năm 2014. Một trong những cuộc tấn công đó đã tàn phá căn cứ không quân Nga Saki, một kho đạn lớn ở Maiske, và một sân bay khác. Những điều này đã tạo động lực về tâm lý cho người Ukraine.

1669104957999.png

1669105019844.png

1669104839810.png

Căn cứ không quân Nga Saki bị tấn công

Bài học cho Mỹ

Có rất nhiều bài học mà Mỹ có thể học được từ cuộc chiến này. Trước hết, Mỹ cần phải xem xét liệu họ có thể chống lại một cuộc chiến tiêu hao với một đối thủ gần ngang hàng hay không. Trong thời gian gần đây, các chiến thuật chiến tranh của Mỹ đã sử dụng các khả năng công nghệ cao - được sử dụng bởi một lực lượng chuyên nghiệp được huấn luyện chuyên sâu - để thực hiện các chiến dịch nhanh chóng và quyết đoán, đánh bại đối phương với thương vong tối thiểu. Họ đã từng tham gia các cuộc chiến kéo dài ở Iraq và Afghanistan, nhưng sau giai đoạn đầu, đó là những cuộc xung đột cường độ thấp với những kẻ thù được trang bị kém. Từ quan điểm quân sự, cuộc chiến Ukraine đã củng cố cho Mỹ tầm quan trọng của hỏa lực chính xác tầm xa-trở lại cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất vào năm 1990. Ngày nay, nước này đang sẵn sàng cho thế hệ tiếp theo của các loại tên lửa tấn công chính xác, hệ thống pháo tầm xa và tên lửa MRC tầm trung để duy trì lợi thế của mình trong việc tiêu diệt mục tiêu đối phương từ cự ly xa. Bộ Tư lệnh Tương lai của Lục quân Mỹ đang tập trung vào sáu xu hướng hiện đại hóa: hỏa lực chính xác tầm xa, phương tiện chiến đấu thế hệ kế tiếp, phương tiện bay thẳng đứng trong tương lai, phòng thủ tên lửa và phòng không kết nối mạng, và khả năng sát thương của binh sỹ.

Cuộc chiến Ukraine cũng đang giúp Mỹ hoàn thiện lại Khái niệm chỉ huy sứ mệnh đã tồn tại hàng thập kỷ nhằm phân cấp quyền chỉ huy và kiểm soát bằng cách để tất cả các cấp quân đội của họ tham gia phối hợp và thực hiện việc ra quyết định trong các tình huống chiến đấu. Cùng với việc nhấn mạnh vào hệ thống hậu cần và kết nối mạng tổng thể tốt hơn, điều này sẽ dẫn đến việc chỉ huy và kiểm soát phân tán, vốn sẽ không có khả năng thực hiện sức mạnh chiến đấu thống nhất. Điều này gắn liền với các khả năng điều khiển học của lực lượng ở tất cả các cấp. Mỹ đang bổ sung điều này bằng các bài học từ Ukraine, chẳng hạn như sử dụng máy bay không người lái kết hợp với tác chiến điện tử để theo dõi binh sỹ tiền tuyến của đối phương, và ngược lại, giảm dấu vết điện tử của các lực lượng quân mình.

1669105241051.png

1669105165683.png

1669105343886.png

UAV của Mỹ cung cấp cho Ukraine

Quá trình thay đổi này đã bắt đầu sớm hơn với việc Mỹ nhận thấy cần phải phát triển công nghệ và chiến thuật để vượt qua thách thức A2 / AD của Trung Quốc ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Cuộc chiến Ukraine đã cung cấp nhiều bài học hơn nữa. Mỹ không phải không biết rằng trong một cuộc xung đột tiềm tàng với Trung Quốc ở Đài Loan hoặc trên Biển Đông, họ sẽ đối mặt với một trật tự thách thức khác so với những thách thức mà Trung Quốc sẽ phải đối mặt.

Trở lại năm 2018, trong vòng vài tháng kể từ khi cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung bắt đầu, Tổng thống Donald Trump khi đó đã ra lệnh đánh giá khả năng phục hồi cơ sở công nghiệp và sản xuất quốc phòng của Mỹ. Nghiên cứu cho thấy khả năng của Mỹ bị suy giảm nghiêm trọng và “mức độ phụ thuộc nước ngoài đáng ngạc nhiên vào các quốc gia cạnh tranh”. Nhiều lĩnh vực tiếp tục chuyển các các năng lực trọng yếu ra nước ngoài để có được giá cả cạnh tranh và tiếp cận thị trường nước ngoài. Ngay cả vào thời điểm đó, Mỹ cũng đã ghi nhận “cạnh tranh chiến lược lâu dài lại đang nổi lên” từ Nga và Trung Quốc.

Nhiều xu hướng được khởi xướng bởi chiến tranh thương mại và đại dịch COVID-19 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng phục hồi trong chuỗi cung ứng và của các nguyên vật liệu và thành phần rất quan trọng gần như rẻ tiền và thân thiện.

..........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Ấn Độ và cuộc chiến Ucraine

Cuộc chiến Ukraine có những bài học quan trọng đối với Ấn Độ cũng như liên quan đến hai đối thủ tiềm tàng - Trung Quốc và Pakistan. Quân đội Ấn Độ dường như nhận thức rõ điều này. Quân đội Ấn Độ đã tiến hành một cuộc tập trận, được gọi là Skylight, để áp dụng các bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu chi tiết các khía cạnh điện từ và điều khiển học của cuộc chiến Ukraine.

1669278449902.png

1669278484884.png

Ấn Độ đã tiến hành tập trận Skylight

Ấn Độ đã sử dụng Lực lượng tác chiến đặc biệt của mình trong các cuộc chiến tranh trước đây để tiến hành các hoạt động tác chiến đặc biệt, thường ở phía sau chiến tuyến của kẻ thù. Điều cần nghiên cứu thêm là cách thức mà Ukraine sử dụng lực lượng tác chiến đặc biệt của mình trong giai đoạn đầu của cuộc chiến trong các đội tìm-diệt, được hỗ trợ bởi máy bay không người lái và tên lửa chống tăng cơ động, để tiêu diệt thiết giáp của Nga. Không nghi ngờ gì một nỗ lực như vậy phụ thuộc vào địa hình và tình hình; Sẽ rất đáng để kiểm chứng nếu Ấn Độ có thể áp dụng các chiến thuật tương tự trong các khu vực cụ thể. Một vấn đề khác là tiến hành tác chiến binh chủng hợp thành quy mô lớn hiện đại đòi hỏi binh sỹ phải có kỹ năng và động lực cao-cho dù là các chiến binh tác chiến điều khiển học, binh sỹ sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc và cảm biến tinh vi, hay thậm chí là những binh sỹ bình thường tác chiến chiến thuật trong chiến tranh đô thị. Đây rõ ràng không phải là điều gì đó mà binh sỹ Agniveer có thể giải quyết.

1669278815215.png

1669278834613.png

1669278852472.png

1669278873208.png

Quân đội Ấn Độ tại khu vực Đường kiểm soát thực tế (LAC)

Trong bối cảnh có thể xảy ra chiến tranh trong tương lai ở Himalaya, quân đội Ấn Độ đang trong quá trình thay đổi quan điểm học thuyết của mình. Chỉ thị tác chiến của những năm 1980 yêu cầu “phòng thủ cứng rắn- dissuasive defence” trong mối quan hệ với Trung Quốc, có nghĩa là áp dụng một thế trận phòng thủ vững chắc để răn đe. Tuy nhiên, gần đây, Lục quân đã bố trí hai quân đoàn tấn công cho các khu vực của mình dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC). Điều này cho thấy rằng học thuyết này đã thay đổi và Quân đội Ấn Độ hiện đang chuẩn bị cho khả năng tiến hành các hoạt động tấn công trên khắp LAC, nếu được yêu cầu.

Theo quan điểm học thuyết của Trung Quốc, tấn công chiến thuật và chiến dịch là đặc điểm nội tại của “phòng thủ chiến lược” của nước này. Như Sách trắng năm 2015 về chiến lược quân sự ghi nhận, “các lực lượng tác chiến tích hợp sẽ được sử dụng để chiếm ưu thế trong tác chiến giữa hệ thống và hệ thống với đặc trưng chiếm ưu thế về thông tin, các cuộc tấn công chính xác và tác chiến liên quân.”

1669279171720.png

1669279026311.png

1669279041692.png

Quân đội Trung Quốc tại Đường kiểm soát thực tế (LAC)

Tất cả những điều này có ý nghĩa đối với cách thức Ấn Độ cần phải chuẩn bị cho bất kỳ cuộc xung đột nào với Trung Quốc - một cuộc xung đột mà không gian địa lý có thể là Tây Tạng hoặc một phần của Tân Cương ở phía Trung Quốc, và miền đông và miền bắc Ấn Độ ở phía Ấn Độ. Cuộc chiến cuối cùng mà Ấn Độ gây chiến với Trung Quốc kết thúc khi Trung Quốc đạt được các mục tiêu quân sự, ngừng bắn và quay trở lại điểm xuất phát, ngoại trừ ở Ladakh. Là thành viên thường trực của UNSC, Trung Quốc có quyền phủ quyết bất kỳ động thái nào do Liên hợp quốc bảo trợ để yêu cầu ngừng bắn.

..................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Hàm ý của cuộc chiến kéo dài hơn

Trong cuộc hội thảo vào tháng 7, Giáo sư Stephen Rosen, Đại học Harvard đã suy đoán về hậu quả của một kịch bản giống như Ukraine liên quan đến Trung Quốc và Ấn Độ, trong đó nỗ lực của Trung Quốc giành chiến thắng nhanh chóng, rơi vào bế tắc thành một cuộc chiến tiêu hao lâu dài hơn. Điều này sẽ đòi hỏi phải có kho dự trữ quân sự tiêu hao lớn hơn, từ đạn dược đến nhiên liệu và thực phẩm. Cuộc chiến tiêu hao này cũng sẽ yêu cầu có thêm năng lực huấn luyện lực lượng bổ sung.

Mô hình quân đội của Ấn Độ, dựa trên Chỉ thị Tác chiến năm 2009, phải được chuẩn bị đầy đủ "để đồng thời chiến đấu trên cả hai mặt trận trong một cuộc chiến kéo dài 30 ngày (cường độ cao) và 60 ngày (bình thường)." Điều này về cơ bản có nghĩa là cần phải tích trữ “dự trữ hao hụt trong chiến tranh” (WWR) về đạn dược và phụ tùng cho giai đoạn này. Ngay sau đó, điều này đã được sửa đổi để dự trữ cho 20 ngày chiến đấu dữ dội và trên thực tế giảm xuống chỉ còn 10 ngày. Các báo cáo của Cơ quan Tổng Kiểm toán và Kiểm soát (C&AG) trong năm 2015 và 2017 đã chỉ trích mạnh mẽ hoạt động mua sắm và dự trữ đạn dược của Bộ Quốc phòng cho các lực lượng vũ trang. Báo cáo năm 2017 lưu ý rằng mặc dù đã có một số cải thiện, nhưng số đạn dược cho xe tăng và pháo binh vẫn ở "dưới mức cần thiết". Một kho dự trữ 61 loại đạn trong tổng số 152 loại đã có sẵn chỉ trong 10 ngày.

Sau năm 2017, C&AG ngừng công khai các báo cáo quốc phòng của mình. Tuy nhiên, một báo cáo truyền thông vào tháng 12 năm 2020 nói rằng Quân đội Ấn Độ hiện sẽ dự trữ đạn dược cho 15 ngày chiến đấu dữ dội thay vì 10 ngày. Vì lượng kho đã giảm dần nên sẽ cần nhiều thời gian để đạt được mức sự trữ phù hợp.

Kể từ năm 2019, Trung Quốc đã gia tăng lực lượng ở Tây Tạng và Tân Cương, cả hai đều có liên quan đến Ấn Độ. Họ đang cải thiện mạnh mẽ thế trận phòng không của mình bằng cách bố trí các hệ thống SAM mới, cũng như xây dựng các vị trí bố trí lực lượng của mình gần LAC hơn. Họ đang xây dựng các sân bay trực thăng và tăng cường cơ sở vật chất của mình trong các sân bay hiện có. Điều này bổ sung cho việc nâng cấp khả năng hậu cần của PLA để cho phép “cơ động binh sỹ, vũ khí và trang thiết bị nhanh hơn”.

1669718930680.png

1669718958031.png

1669719178219.png

Quân đội Trung Quốc tại vùng biên giới với Ấn Độ

Ấn Độ có hệ thống phòng thủ mạnh trên dãy Himalaya với binh sỹ được bố phòng cố thủ tại đây và được hỗ trợ bởi pháo binh, bao gồm cả pháo M777 của Mỹ. Bất kỳ bên tấn công nào cũng sẽ phải đối mặt với một thách thức ghê gớm. Tuy nhiên, địa hình vùng núi ở phía Ấn Độ lại tiềm ẩn những khó khăn riêng. Đường sá vốn sẽ bị lở đất, lại rất dễ bị tắc, pháo binh cơ động sẽ không thể “bắn và chạy” dễ dàng như vậy. Quân đội Ấn Độ cũng sẽ phải xem xét khả năng Trung Quốc tấn công các mục tiêu cơ sở hạ tầng cố định như kho đạn, cầu đường sắt và đường bộ, cũng như khả năng vô hiệu hóa thông tin liên lạc trên núi dễ phá hủy bằng tên lửa hành trình và tên lửa đường đạn dẫn đường chính xác. Họ sẽ cần phải che giấu và đa dạng hóa các tuyến bảo đảm hậu cần, cũng như kho chứa tên lửa, các lựa chọn khác nhau và đạn dược nhạy cảm cần điều hòa không khí. Họ cũng phải đảm bảo rằng các nhà máy sản xuất đạn dược có thể nâng cao sản lượng trong thời gian ngắn. Ấn Độ có thể cần phải đầu tư đáng kể vào máy bay trực thăng để phục vụ đảm bảo hậu cần, cũng như việc di chuyển lực lượng ở các vùng núi.

1669719241390.png

1669719259405.png

Pháo M777 của Ấn Độ

Vấn đề tấn công chính xác tầm xa bằng tên lửa có vai trò rất quan trọng vì các thành phố chính của Ấn Độ như New Delhi chỉ cách Tây Tạng 400 km, trong khi các thành phố của Trung Quốc đại lục như Bắc Kinh hay Thượng Hải cách đó 3.000-4.000 km. Trung Quốc có một kho vũ khí khổng lồ gồm các tên lửa tầm trung và tầm ngắn có độ chính xác cao. Bảng 1 đưa ra ước tính về phát triển tên lửa đất đối đất thông thường của Trung Quốc. Về số lượng tuyệt đối, lực lượng Trung Quốc đã “định hình lại cục diện an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.”

1669719502563.png


Bảng 1: Số lượng ước tính số lượng bệ phóng trong lực lượng tên lửa bố trí trên bộ của Trung Quốc

Loại tên lửa
Tầm bắn (km)Ước tính năm 2010 của BQP MỹƯớc tính năm 2010 của IISS
Ước tính năm 2020 của BQP MỹƯớc tính năm 2022 của IISS
IRBM3,000-5,5000020072
MRBM*1,000-3,00075-853615094
SRBM300-1,000210-250204250189
GLCM>1,50040-555410070

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Nhật Bản tuyên bố không chỉ tăng mạnh chi tiêu cho quân sự mà còn mua 1.000 tên lửa tầm xa bố trí trên đất liền, trên không và trên biển sẽ được triển khai ở các đảo Nansei và Kyushu. Hiện tại, Nhật Bản không có tên lửa tầm xa. Vấn đề đã trở nên sôi động kể từ khi Trung Quốc phóng tên lửa đường đạn vào vùng biển gần Okinawa sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.

....................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Điều quan trọng không kém đối với Ấn Độ là các bài học từ cuộc xung đột Ukraine-Nga liên quan đến chiến tranh thông tin. Ukraine có thể phản ứng nhanh chóng với thách thức chiến tranh điều khiển học của Nga và ngăn chặn bất kỳ sự gián đoạn quy mô lớn nào đối với hệ thống thông tin liên lạc hoặc các lưới điện của nước này. Ucraine không thể đạt được những gì họ đã làm nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ và những gã khổng lồ công nghệ thông tin của Mỹ như Apple, Microsoft, Amazon và Space X, cũng như các đồng minh Tây Âu mà họ đã liên kết chặt chẽ từ năm 2014. Ấn Độ có lĩnh vực công nghệ thông tin rộng lớn nhưng cần phải lên kế hoạch trước để có phản ứng phối hợp trước bất kỳ thách thức nào của Trung Quốc. Họ sẽ cần có một đội quân tin tặc và phòng thủ điều khiển học. Đây là một trận chiến bắt đầu ngay cả trước khi các khẩu pháo bắt đầu khai hỏa. Đào tạo khoảng 1,5 triệu kỹ sư phần mềm mỗi năm, Ấn Độ không thiếu nhân lực CNTT, nhưng việc nuôi dưỡng và sử dụng hiệu quả các tài năng chuyên ngành không phải là điều dễ dàng.

Một cuộc chiến tranh quy ước kéo dài cần nỗ lực lớn hơn nhiều để chiến đấu và đòi hỏi một cách tiếp cận thống nhất, bền vững. Cho đến ngày nay, mức độ WWR của Ấn Độ vẫn chưa được công khai, nhưng rõ ràng sẽ không đủ cho một kịch bản giống như Ukraine, đặc biệt nếu chiến tranh bùng nổ trên hai mặt trận. Thật vậy, kinh nghiệm trên mặt đất đã chỉ ra rằng trong thời chiến, số lượng bom, đạn có xu hướng được sử dụng nhiều hơn so với dự kiến. Bên cạnh việc đáp ứng các mục tiêu WWR của mình, chính phủ sẽ được khuyên nên đưa ra quy trình cho các nhà máy sản xuất vũ khí, điều này có thể cho phép tăng nhanh sản lượng sản xuất vũ khí nếu cần.

Quân đội và các tổ chức liên quan của quân đội có thể đối phó với các cuộc chiến tranh diễn ra ngắn và nhanh chóng, nhưng một cuộc chiến tiêu hao kéo dài hơn sẽ luôn làm căng thẳng nguồn lực vật chất và nguồn nhân lực. Việc lập kế hoạch cho các cuộc chiến dài hơn cũng đòi hỏi phải chú ý đến việc bổ sung nhân lực lành nghề ở tất cả các cấp của quân đội và như đã lưu ý trước đó, kế hoạch Agnipath không phải là cách để triển khai.

Ukraine đã chứng kiến cuộc chiến tranh du kích rộng rãi khi bị Đức chiếm đóng trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Trong cuộc xung đột hiện nay, đã có báo cáo về hoạt động của lực lượng du kích ở một số vùng phía nam của nước này. Bất kỳ sự chiếm đóng nào trong tương lai của Nga đối với các khu vực nói tiếng Ukraina đều có thể chứng kiến những lực lượng như vậy đóng vai trò tương tự như trong Chiến tranh Thế giới lần thứ 2.

Vào giữa những năm 1960, Ấn Độ đã thành lập Cục Lực lượng Đặc biệt (Special Services Bureau (SSB)), hiện nay được chuyển thành Lực lượng bảo vệ biên giới Shastra Seema Bal. SSB được thành lập như một lực lượng “ở lại phía sau” sẽ phát động chiến tranh du kích nếu PLA chiếm được những vùng rộng lớn thuộc lãnh thổ Himalaya. Họ đã huấn luyện dân làng sử dụng vũ khí cỡ nhỏ và hy vọng sử dụng dân làng để thúc đẩy các hoạt động của chiến tranh du kích. Lực lượng này cũng được thành lập để thúc đẩy ý thức dân tộc thuộc về cư dân sinh sống tại các khu vực núi cao. New Delhi có thể xem xét phục hồi SSB cũ.

1669798445263.png

1669798589436.png

1669798624846.png


Nguy cơ hạt nhân

Không giống cuộc chiến Ukraine-Nga, trong đó Ukraine là quốc gia phi hạt nhân, các đối thủ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương - Ấn Độ-Trung Quốc, Ấn Độ-Pakistan hoặc Trung Quốc-Mỹ - đều là cường quốc vũ khí hạt nhân. Nguy cơ của một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài ở khu vực này, với các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa, là nó có thể dễ dàng dẫn đến một cuộc xung đột hạt nhân.

Hãy xem kịch bản Ấn Độ - Trung Quốc. Ấn Độ đã tách hoạt động lắp vũ khí và lõi hạt nhân của mình, Lắp vũ khí hạt nhân được thực hiện trong các cơ sở của Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO), còn lõi hạt nhân lại thuộc Bộ Năng lượng Nguyên tử. Tuy nhiên, ngày nay, khi lực lượng răn đe dưới biển đã được định hình và các tên lửa cơ động trên bộ được bố trí trong các ống phóng, thì sự phân biệt rõ ràng không còn có thể được duy trì, vì các đầu đạn cần được lắp ráp và cất giữ hoàn chỉnh.

Cho dù yêu cầu bảo đảm an toàn cho vũ khí hạt nhân, nhưng các vị trí cất giữ chúng tương đối dễ phát hiện. Chúng phải được bố trí chung trong các cơ sở quân sự, nơi có thể bảo đảm an ninh cần thiết-nghiêm ngặt hơn nhiều so với các hệ thống vũ khí khác. Các xe container cơ động trên đường của chúng cũng phải được bảo vệ, vì chúng có thể bị các vệ tinh giám sát và các tổ hợp máy bay không người lái của Trung Quốc phát hiện và tiêu diệt. Ngay cả trong một cuộc xung đột phi hạt nhân kéo dài, tên lửa thông thường dẫn đường chính xác của Trung Quốc nhằm vào các cơ sở hậu cần và quân sự của Ấn Độ có thể vô tình phá hủy một phần đáng kể kho vũ khí hạt nhân của Ấn Độ. Điều này có thể đặt ra tình thế khó xử “sử dụng nó hoặc để mất nó” cho Ấn Độ.

Trong cuộc chiến giữa Ấn Độ và Pakistan, kịch bản sẽ tương tự, với các cuộc tấn công thông thường và tên lửa của Ấn Độ có khả năng đe dọa các cơ sở cất trữ hạt nhân của Pakistan và đưa ra cho Pakistan kịch bản "sử dụng nó hoặc để mất nó". Tất cả các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và tham gia vào chiến tranh quy ước, cần phải tìm ra các cách để tránh leo thang hạt nhân, có thể dẫn đến sự hủy diệt vượt ra ngoài bất kỳ tính toán chính trị thích hợp nào.

Kết luận

Chiến tranh Ukraine vẫn chưa kết thúc và nhiều quan sát được đưa ra trong bản tóm tắt này chỉ là mang tính tạm thời. Mỗi cuộc chiến đều có những bài học riêng, theo đó một số nguyên lý cũ không còn hiệu quả sẽ nhanh chóng bị loại bỏ và những nguyên lý mới được phát hiện.

Công việc của quân đội, đặc biệt là trong thời bình, là nghiên cứu các cuộc xung đột, rút ra bài học và kiểm chứng chúng trong các cuộc diễn tập. Thông thường, những bài học từ chiến tranh giúp củng cố một số kế hoạch đang thực hiện và thực hiện với những kế hoạch khác. Đôi khi có những phát triển mới, đòi hỏi phải thay đổi trong cách thức tổ chức, huấn luyện, trang bị và sử dụng các lực lượng.

Một số bài học quân sự dự kiến từ cuộc chiến hiện tại đã được đưa ra- tầm quan trọng của kỹ năng lãnh đạo chiến đấu trong tác chiến binh chủng hợp thành quy mô lớn, giá trị của công tác đảm bảo hậu cần và huấn luyện, sự cần thiết phải phân tán chỉ huy và kiểm soát ở mọi cấp trong không gian chiến đấu trong suốt. Thiết kế của xe tăng và các lớp phòng vệ của chúng, vai trò của máy bay không người lái trong tấn công và phòng thủ, khả năng chiến tranh đô thị ngày càng tăng trong một thế giới đang đô thị hóa nhanh chóng, tầm quan trọng của các hệ thống rốc két chiến trường và pháo chính xác tầm xa - tất cả đều cần để được đánh giá và xem xét lại. Các bài học riêng biệt cần được rút ra từ những thất bại của con người trong cuộc chiến này, xuất phát từ việc lập kế hoạch, hậu cần yếu kém, khả năng sẵn sàng chiến đấu thấp và việc sử dụng trang thiết bị không hiệu quả.

Tuy nhiên, bài học rất quan trọng là trong khi hầu hết các giả định về các kịch bản xung đột thông thường hiện đại đều đề cập đến các cuộc chiến tranh diễn ra ngắn và khốc liệt, thì cuộc chiến Nga-Ukraine đã chỉ ra rằng điều này không nhất thiết phải như vậy. Điều này gây ra những hậu quả to lớn cho quá trình chuẩn bị chiến tranh mà tất cả các quân chủng trong quân đội thực hiện. Nó liên quan đến năng lực công nghiệp quân sự, khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, cũng như huấn luyện binh sỹ, bảo đảm hậu cần, cung cấp cho chiến trường và xây dựng sức chịu đựng mà hệ thống này cần phải có trong một cuộc chiến như vậy./.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Khủng hoảng Eo biển Đài Loan: Kinh nghiệm cho các bên trong vấn đề Biển Đông

Căng thẳng Mỹ-Trung ngày càng gia tăng liên quan đến Đài Loan có tác động nghiêm trọng đến ASEAN khi khối này đang phải chật vật để duy trì vai trò trung tâm của mình trong các vấn đề khu vực.

Ngày 3/8/2022, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 và các hoạt động liên quan đã diễn ra tại thủ đô Phnom Penh của nước chủ nhà Campuchia. Ban đầu, tình hình nội bộ ở Myanmar, xung đột ở Ukraine gây ra khủng hoảng lương thực và năng lượng, cũng như phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 là những vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự. Tuy nhiên, chính chuyến thăm của phái đoàn do Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi dẫn đầu và phản ứng của Trung Quốc lại trở thành vấn đề chi phối các hội nghị ở Phnom Penh.

ASEAN đã nhanh chóng đưa ra phản ứng đối với tình hình xung quanh Đài Loan. Ngày 3/8, bộ trưởng ngoại giao các nước thành viên khối ra tuyên bố “Về diễn biến ở hai bờ eo biển Đài Loan”. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên ASEAN ra tuyên bố về vấn đề này. Tuyên bố bày tỏ lo ngại về diễn biến gần đây ở khu vực giáp ranh với khu vực ASEAN, những yếu tố có thể góp phần gây mất ổn định tình hình, dẫn đến xung đột công khai giữa các cường quốc với hậu quả khó lường. Hơn nữa, văn kiện này cũng nhắc lại rằng các nước thành viên ASEAN ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc”. Đồng thời, các bộ trưởng cố gắng tránh mọi đề cập trực tiếp đến chuyến thăm của bà Pelosi, Đài Loan hoặc Trung Quốc.

Những thay đổi trong tam giác Trung Quốc-Đài Loan-Mỹ tác động trực tiếp đến môi trường chiến lược của khu vực và phản ứng của Bắc Kinh là bài học tuyệt vời cho ASEAN khi đối mặt với những tranh chấp vẫn chưa được giải quyết ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Chính phủ Trung Quốc thể hiện rằng họ không dung thứ cho sự chống đối khi các lợi ích cốt lõi bị đe dọa và nước này sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp cần thiết, bao gồm cả việc triển khai sức mạnh. Trong bối cảnh các tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa có tầm quan trọng mang tính sống còn đối với cả Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á, cần xem xét kỹ hơn phản ứng của các quốc gia tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này đối với cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan.

Quan điểm của Manilla

Từ góc độ địa lý, Philippines là nước được chú ý, do các đảo ở cực Bắc nước này chỉ cách Đài Loan 190 km. Chính phủ Philippines đã đưa ra quan điểm về chuyến thăm của bà Pelosi tới Đài Loan trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Manila vào ngày 6/8. Khi đó, ông đã hội đàm với Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. và Ngoại trưởng Enrique A. Manalo.

1670031031421.png

1670030990886.png


Macros Jr. có phát biểu đáng chú ý rằng chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi không làm trầm trọng thêm căng thẳng trong khu vực, mà chỉ “cho thấy từ lâu nay cuộc xung đột đã ở mức đó, nhưng chúng tôi đã quen với điều đó và gạt nó sang một bên”. Những lời của Tổng thống Marcos dường như phù hợp với quan điểm thân Mỹ, theo đó, không phải chuyến thăm của bà Pelosi, mà chính hoạt động quân sự của Trung Quốc đã góp phần vào sự bất ổn của khu vực.

1670031417738.png

1670031447615.png

1670031266536.png

1670031356144.png

Tàu hải cảnh và tàu cá trá hình của Trung Quốc trên biển Đông

Đồng thời, Ngoại trưởng Philippines nhấn mạnh khu vực không có khả năng làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tại thời điểm mà hầu hết các nước vẫn đang phải chật vật phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Phái bộ ngoại giao Trung Quốc tại Philippines cũng góp phần làm nóng bầu không khí khi Đại sứ Hoàng Khê Liên kêu gọi Manila tuân thủ chính sách “Một Trung Quốc”. Phát biểu này bị Thượng nghị sĩ Risa Hontiveros chỉ trích là vô căn cứ, cho rằng Bắc Kinh liên tục từ chối tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016 về Biển Đông.

Tuy nhiên, các chính trị gia Philippines khác có quan điểm hòa giải hơn đối với Trung Quốc trong bối cảnh khủng hoảng. Đơn cử, Thượng nghị sĩ Ismee Marcos (em gái của Tổng thống đương nhiệm) đã kêu gọi Manila tuân thủ chính sách “Một Trung Quốc” và thực hiện các bước đi nhằm giảm leo thang căng thẳng trong khu vực.

................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Triển vọng xa vời của việc giảm leo thang

Ví dụ nói trên về 4 nước Đông Nam Á cho thấy bất chấp Tuyên bố chung ASEAN, quan điểm của các chính phủ về tình hình ở eo biển Đài Loan là khác nhau, từ lập trường thân Mỹ hơn, đến lập trường trung lập, cho đến lập trường ủng hộ Trung Quốc.

Mọi thứ chỉ ra rằng các vấn đề liên quan đến eo biển Đài Loan sẽ là đấu trường cạnh tranh khác giữa Mỹ và Trung Quốc để giành ảnh hưởng trong ASEAN. Mức độ cạnh tranh này có thể thể hiện bằng thực tế là bất chấp hoạt động quân sự gia tăng ở eo biển Đài Loan, Mỹ và Trung Quốc vẫn thực hiện các cuộc diễn tập bổ sung.










QĐ TQ bắn tên lửa xung quanh đảo Đài Loan

Mỹ tiến hành cuộc tập trận chung “Siêu lá chắn Garuda 2022” (Super Garuda Shield 2022) có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với Indonesia từ ngày 3 đến ngày 14/8. Các lực lượng vũ trang của Singapore, Australia và lần đầu tiên Nhật Bản cũng tham gia cuộc tập trận. Trong khi trước đây, các cuộc tập trận Super Garuda Shield chỉ có sự tham gia của lục quân và binh chủng nhảy dù, phiên bản năm nay còn có sự hiện diện của hải quân, đối tượng tham gia mở rộng.

1670149848304.png

1670149924618.png

1670149937485.png

1670150234844.png

Tập trận Super Garuda Shield

Trong khi đó, Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận không quân “Chim ưng tấn công” (Falcon Strike) với Thái Lan, một đồng minh hiệp ước của Mỹ. Lực lượng Trung Quốc ở Thái Lan bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay cảnh báo sớm (AEW).

1670150345965.png

1670150406417.png

1670150498850.png

1670150544820.png

Tập trận không quân “Chim ưng tấn công” Thái Lan - Trung Quốc

Các lực lượng vũ trang trong khu vực tăng cường hoạt động trong thời gian ngắn như vậy chắc chắn không có lợi cho việc giảm leo thang căng thẳng, trái lại còn làm tăng khả năng xảy ra tính toán sai lầm dẫn đến sự cố. Thật không may, những tháng sắp tới khó có thể chứng kiến bất kỳ sự hạ nhiệt nào trong cạnh tranh Trung-Mỹ, khi kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ và Đại hội XX của *** TQ diễn ra.

1670150845367.png

1670150809624.png


1670150866095.png

Hải quân hoàng gia Anh thăm Việt Nam

Tâm lý bài Trung Quốc trong Quốc hội Mỹ đặc biệt mạnh mẽ ở cả hai đảng. Do đó, cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đều sẽ cố gắng xây dựng vốn chính trị của họ bằng cách cứng rắn với Trung Quốc.

Trong khi đó, tại Đại hội XX ông TCB đã tái cử nhiệm kỳ thứ ba. Xét đến một số thách thức trong nước bao gồm khó khăn kinh tế, chi phí cho chính sách chống đại dịch và bất bình xã hội liên quan đến những chính sách đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể để lộ bất kỳ dấu hiệu yếu kém nào trên trường quốc tế, đặc biệt là trong những vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia cốt lõi. Trong trường hợp đó, Bắc Kinh sẽ tiếp tục thể hiện thái độ cứng rắn trước những nỗ lực của Washington nhằm làm suy yếu vị thế khu vực của Trung Quốc.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Khi các lệnh trừng phạt Nga đi quá xa

Theo tờ The Straits Times số ra gần đây, từ tháng 2/2022, khi quân đội Nga tiến hành tấn công Ukraine, Mỹ, hầu hết các nước châu Âu và nhiều quốc gia khác đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga. Mục tiêu của những biện pháp trừng phạt này được xác định một cách cụ thể và rõ ràng: khiến Nga phải trả giá đắt vì vi phạm nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế với hy vọng điều này sẽ buộc Chính phủ Nga phải chấm dứt hành động tấn công.

1670240113528.png

1670240192599.png

1670240170002.png


Tới nay, cuộc chiến ở Ukraine không có dấu hiệu hạ nhiệt và nhiều quốc gia phương Tây đang vận động các nước thực hiện các biện pháp chống Nga triệt để hơn. Những biện pháp từng được cho là chỉ có trong tưởng tượng giờ đã được đưa ra như lời kêu gọi các nước cắt đứt quan hệ với Nga hay thực hiện lệnh cấm đi lại đối với công dân nước này.

Người ta có thể đồng cảm sâu sắc với sự phẫn nộ của người dân châu Âu khi nhận thấy cuộc chiến này dường như sẽ kéo dài. Trong tình huống như vậy, việc tìm kiếm các cách tiếp cận mới nhằm chấm dứt bạo lực là hành động tự nhiên, vì những cách tiếp cận hiện nay dường như không hiệu quả.

1670240306413.png

1670240319091.png


Cũng không có ai nghi ngờ việc những người ủng hộ quan điểm coi Nga là quốc gia ngoài vòng pháp luật đang chiếm đa số ở châu Âu. Đến bất kỳ thành phố nào ở châu Âu hiện nay, người ta đều có thể nhìn thấy cờ Ukraine tung bay trên ban công các căn hộ hay những tấm dán mang biểu tượng Ukraine xuất hiện trên ô tô cá nhân. Việc phản đối Nga không chỉ giới hạn ở giới tinh hoa chính trị.

Tuy nhiên, các chính sách dựa trên cảm xúc không phải lúc nào cũng khôn ngoan và mang tính xây dựng. Phần lớn các cuộc thảo luận về sự cần thiết của việc áp dụng các biện pháp mạnh tay đối với Nga có nguy cơ phản tác dụng, vì chúng có thể làm xói mòn sự thống nhất quan điểm của cộng đồng quốc tế về chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.

Ảnh hưởng của cái mác “bảo trợ khủng bố”

Đề xuất đầu tiên về cách tiếp cận mạnh mẽ hơn đối với Nga xuất hiện cách đây không lâu, dưới hình thức kêu gọi Chính quyền Biden xác định Nga là “quốc gia bảo trợ khủng bố”. Một số nhà lập pháp Mỹ trong chuyến thăm thủ đô Kiev của Ukraine đầu tháng 7 đã đưa ra đề xuất này, và thượng nghị sỹ của cả hai đảng sau đó đã đưa ra nghị quyết không mang tính ràng buộc về vấn đề này.

Trong bài phát biểu gần đây trước Quốc hội Mỹ, bà Olena Zelenska, Đệ nhất phu nhân Ukraine, đã kêu gọi Mỹ xác định Nga là quốc gia bảo trợ khủng bố. Sau khi đưa ra những bức ảnh trẻ em Ukraine bị lực lượng Nga sát thương, bà nói: “Hãy giúp chúng tôi ngăn chặn cuộc khủng bố này đối với người dân Ukraine”.

1670240519260.png

1670240555329.png

Bà Olena Zelenska

Tuy nhiên, theo luật pháp của Mỹ, việc xác định một quốc gia là bên bảo trợ khủng bố không phải là tiến trình đơn giản – đó là hành động pháp lý có thể để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Hành động này sẽ kích hoạt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và cấm tiếp cận đối với bất kỳ thể chế tài chính quốc tế nào mà Mỹ có vai trò nhất định hay thậm chí là thành viên.

Một quốc gia bị Mỹ xác định là bên bảo trợ khủng bố cũng sẽ mất đi một số quyền miễn trừ mà quốc gia có chủ quyền được hưởng tại các tòa án của Mỹ. Bởi vậy, các cá nhân, gia đình hoặc người thừa kế của họ có thể kiện quốc gia này nếu đưa ra được bằng chứng cho thấy họ bị tra tấn hay phải chịu các hình thức bạo lực khác. Triều Tiên và Iran nằm trong số ít quốc gia bị đưa vào danh sách khủng bố của Mỹ, và đã bị các tòa án ở Mỹ đòi mức bồi thường hơn 10 tỷ USD.

Việc Triều Tiên hay Iran có phải trả giá cho những hình phạt như vậy hay không vẫn là vấn đề phải bàn cãi, nhưng việc xác định hai nước này là quốc gia bảo trợ khủng bố đã lôi kéo Mỹ vào cuộc đối đầu không hồi kết. Có ý kiến cho rằng việc Mỹ có thể rơi vào “mớ bòng bong” tương tự với Nga – quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân lớn thứ hai thế giới – có nguy cơ gây rắc rối cho cộng đồng quốc tế trên quy mô lớn hơn nhiều.

1670240850682.png

1670240677055.png

1670240765204.png

1670240925793.png

1670240817382.png

Lực lượng hạt nhân của Nga

Một khi xác định Nga là quốc gia bảo trợ khủng bố, Tổng thống Mỹ khó có thể thay đổi quyết định vì ông sẽ phải thuyết phục Quốc hội Mỹ rằng nước này hoặc đã thay đổi chính phủ, hoặc về cơ bản đã thay đổi hành vi – hai điều này đều là những mục tiêu khó đạt được trong tương lai gần. Đồng thời, việc xác định Nga là nước bảo trợ khủng bố cũng có nghĩa là Mỹ phải thay đổi hoàn toàn chính sách của mình.

Cho đến nay, Mỹ đã có sự phân biệt rõ ràng giữa các nước hỗ trợ cho tổ chức cực đoan – và bởi vậy có thể được coi là nước bảo trợ khủng bố – và các nước sử dụng lực lượng vũ trang để thực hiện tội ác chiến tranh – một hành động đáng trách về đạo đức và bất hợp pháp theo luật quốc tế, nhưng lại không phải là hành động bảo trợ khủng bố.

Vì những lý do này mà Chính quyền Biden đã khôn khéo tìm cách chống lại sức ép của Quốc hội Mỹ về vấn đề này. Tuy nhiên, các giá chính trị mà Nhà Trắng phải trả cho sự phản đối này đang tăng lên. Và mặc dù Quốc hội Mỹ sẽ không có thời gian để tranh luận về những biện pháp như vậy trước các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ dự kiến diễn ra, nhưng một khi các cuộc bầu cử này hoàn tất và nếu cuộc chiến ở Ukraine vẫn tiếp diễn, thì Tổng thống Mỹ sẽ không thể ngăn cản được sức ép này.

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Lệnh cấm hoàn toàn đối với người Nga

Trong khi đó, một cách tiếp cận khác nhằm trừng phạt Nga đang được bàn luận ở châu Âu: Đó là lệnh cấm hoàn toàn đối với tất cả các công dân Nga, dù là quan chức hay khách du lịch.

Một lần nữa, việc cảm xúc khơi nguồn cho chính sách này là điều dễ hiểu. Theo những người ủng hộ ý tưởng này, việc người Nga tắm nắng trên các bãi biển của châu Âu hay tận hưởng cuộc sống với gia đình họ trong khi hàng triệu người Ukraine phải tị nạn và hàng triệu người khác bị các lực lượng vũ trang Nga dội bom mỗi ngày là điều khó có thể chấp nhận. Một số vụ người Nga hành hung và quấy rối người tị nạn Ukraine được công bố rộng rãi cũng gây phẫn nộ trên khắp châu lục.

Những trường hợp đặc biệt cũng góp phần vào cuộc tranh luận này. Kể từ khi cuộc chiến nổ ra, các hãng hàng không của Nga bị cấm bay đến bất cứ nơi nào ở châu Âu. Vì vậy, công dân Nga chỉ có thể đến các địa điểm của Liên minh châu Âu (EU) bằng đường bộ. Nga chỉ có biên giới trực tiếp với ba nước thành viên EU là Phần Lan, Estonia và Latvia, và các công ty lữ hành Nga không mất nhiều thời gian để khai trương các dịch vụ quá cảnh. Vì hầu hết các nước thành viên EU đều tham gia hệ thống thị thực chung, nên một khi người Nga vào được một trong các nước EU, họ có thể tự do đi lại khắp lục địa này. Kết quả là ba quốc gia phía Bắc châu Âu nói trên đang phải đối mặt với làn sóng người Nga ồ ạt đổ vào.

Những người ủng hộ lệnh cấm thị thực đối với công dân Nga thừa nhận rằng động thái này dẫn đến sự trừng phạt tập thể đối với cả một quốc gia. Tuy nhiên, họ cho rằng đây là điều không thể tránh khỏi – các biện pháp trừng phạt kinh tế cũng tác động đến cả một quốc gia – và người dân Nga phải đương đầu với hậu quả từ những hành động của chính phủ nước họ. Có lẽ sự cô lập hoàn toàn xuất phát từ việc thực thi lệnh cấm thị thực này có thể sẽ khiến người Nga nổi dậy chống lại Tổng thống Vladimir Putin – kiến trúc sư thực sự của cuộc chiến hiện nay. Tuy nhiên, toàn bộ ý tưởng về lệnh cấm thị thực vẫn bị hiểu sai.

Phần lớn sự ủng hộ của người dân trong nước đối với Tổng thống Putin mang tính thụ động hơn là chủ động. Chắc chắn vẫn có một bộ phận nhỏ người Nga theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa say sưa với cuộc chiến hiện tại. Tuy nhiên, các cuộc thăm dò dư luận gần đây chỉ ra rằng nếu Tổng thống Putin quyết định dừng cuộc chiến ngay lập tức thì sẽ có khoảng 2/3 người Nga ủng hộ và nếu ông lựa chọn tiếp tục cuộc chiến thì cũng sẽ có tỷ lệ người dân ủng hộ tương tự. Nói tóm lại, họ tuân theo quyết định của các nhà chức trách và sự phản đối của người dân trong nước đối với Putin là điều khó xảy ra.

Cũng cần lưu ý rằng đại đa số người Nga không đi du lịch nước ngoài: Chỉ 30% người dân có hộ chiếu để đi du lịch quốc tế và 76% chưa bao giờ ra nước ngoài. Hơn nữa, hầu hết người Nga đi du lịch nước ngoài trong năm nay chủ yếu đến Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập hoặc các nước láng giềng bên ngoài châu Âu – những quốc gia không có khả năng đưa ra lệnh cấm thị thực. Và khoảng 100.000 người Nga đã sở hữu thị thực nhập cảnh nhiều lần vào EU. Vì vậy, nếu những thị thực này không bị hủy bỏ, thì việc đi du lịch có thể tiếp tục. Nói tóm lại, lệnh cấm được đề xuất không giải quyết được vấn đề gì.

Tuy nhiên, việc áp dụng lệnh cấm thị thực sẽ xác nhận những tuyên bố của Putin và các quan chức dưới quyền ông rằng Nga là nạn nhân của chiến dịch trút giận quốc tế. Đó là lý do giải thích vì sao các nhà lãnh đạo đối lập của Nga phản đối động thái này. Nhân vật bất đồng chính kiến người Nga Ilya Yashin, người có khả năng sẽ phải đối mặt với án tù 10 năm vì công khai tội ác chiến tranh của Nga ở Ukraine, nhấn mạnh: “Người dân nước tôi cũng là nạn nhân của chế độ chính trị này: Một số bị lừa dối, một số bị hăm dọa và một số bị đàn áp. Đừng đẩy họ ra xa, mà cần cho họ thấy một lựa chọn thay thế”.

Bộ trưởng nội vụ các nước thành viên EU sẽ thảo luận về biện pháp được đề xuất. EU sẽ không thực hiện lệnh cấm thị thực vì Đức và Pháp phản đối. Tuy nhiên, một quốc gia châu Âu như Ba Lan, Đan Mạch và một số nước Baltic đã tuyên bố sẽ ngừng cấp thị thực.

Cắt đứt quan hệ với Nga

Những ý tưởng chống Nga cực đoan hơn cũng đã được đưa ra. Nhà báo Mỹ Casey Michel gần đây đã thu hút sự chú ý của dư luận bằng bài báo đăng trên tạp chí The Atlantic có ảnh hưởng của Mỹ với ý tưởng về việc cắt đứt quan hệ với Nga. Ông lập luận rằng nếu phương Tây kiên quyết cắt đứt quan hệ với Nga sau khi Liên Xô tan rã, thì cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine có lẽ đã không xảy ra. Ông cho rằng không nên lặp lại sai lầm đó. Ông lập luận rằng Washington cần phải hành động để chia tách nước Nga như những gì đã diễn ra trong lịch sử. Ông khẳng định rằng châu Âu nói riêng và thế giới nói chung vẫn sẽ không an toàn nếu chế độ Moskva chưa sụp đổ.

Có thể nói rằng không nên xem xét một cách quá nghiêm túc về tất cả những ý tưởng này. Mỹ vẫn từ chối xác định Nga là nước bảo trợ khủng bố. Nhiều khả năng châu Âu sẽ không thực hiện lệnh cấm thị thực hoàn toàn, cũng như không thực hiện các chính sách nhằm đẩy nhanh việc chia cắt lãnh thổ của Nga.

Tuy nhiên, lời nói có thể mang lại hậu quả. Cuộc tranh luận của châu Âu về việc cô lập Nga càng xuất hiện nhiều yếu tố mới lạ, thì khả năng thống nhất mục tiêu ban đầu trong việc phản đối cuộc chiến tranh của Nga trên phạm vi toàn cầu sẽ sụp đổ càng cao. Châu Âu và Mỹ có thể tiếp tục khẳng định rằng họ lên tiếng vì cộng đồng quốc tế, nhưng tuyên bố của họ thậm chí sẽ còn trống rỗng hơn bao giờ hết.

Xét ở nhiều khía cạnh, có thể nói đề xuất tẩy chay Nga chỉ là hình thức đặc biệt của liệu pháp thay thế: Chúng được thiết kế để thay thế cho cuộc tranh luận nghiêm túc mà người châu Âu vẫn cần thực hiện về cách thức đối phó với Nga một khi tiếng súng ở Ukraine ngừng vang lên. Trong hai thập kỷ qua, nhiều người đã mơ ước về việc rời xa Nga, nhưng chưa ai thành công.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tác động của việc soái hạm Nga bị chìm đối với Đài Loan và Biển Đông

Vào ngày 14/4, một nước gần như không có hải quân đã bất ngờ chiến thắng trên biển. Khi đó, Ukraine sử dụng hai tên lửa chống hạm (ASM) để đánh chìm một tàu chiến chủ lực: tàu tuần dương tên lửa dẫn đường Moskva của Nga. Đó là một chiến thắng gây choáng váng - và có thể mang lại bài học cho cuộc xung đột tiềm tàng cách đó 5.000 dặm, nơi một ngày nào đó Trung Quốc có thể sử dụng kho vũ khí ASM của mình để ngăn chặn Mỹ và các đồng minh của họ ở Tây Thái Bình Dương.
Việc Ukraine sử dụng hai tên lửa Kh-35 được cải tiến dường như giống chiến tranh không đối xứng, phiên bản trên biển của những gì mà lực lượng trên bộ Ukraine sử dụng một cách khéo léo để chống lại quân đội Nga trong những ngày đầu của cuộc chiến. Ukraine giáng một đòn vào Moskva, nhưng động thái này là mục tiêu mang tính cơ hội hơn là một phần của chiến lược rõ ràng. Điều đó có thể hạn chế việc áp dụng hành động như vậy trong các cuộc xung đột khác - nhưng vẫn đang được chấp nhận như một trong rất nhiều lập luận về chiến lược tốt nhất cho Đài Loan.

1670647689423.png

1670647707663.png

1670647737923.png

Tên lửa chống hạm của Ukraine

Trong nhiều thập kỷ, các nhóm tác chiến tàu nổi của Hải quân Mỹ có thể đã tiến gần đến đường bờ biển của kẻ thù mà không phải đối đầu với nhiều thách thức. Cho tới ngày 13/4, người Nga vẫn cảm thấy tự tin về Biển Đen, là nơi trong lịch sử lực lượng hải quân Nga thống trị.
Chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) là thuật ngữ thông dụng của Mỹ lần đầu tiên được áp dụng để mô tả các kế hoạch của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn quân đội Mỹ tiếp cận phạm vi hàng hải của chính Trung Quốc. Đối với tàu chiến Mỹ, lực lượng có khả năng gây sát thương cao nhất trong các kế hoạch này là Lực lượng tên lửa Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLARF), lực lượng tên lửa trên bộ lớn nhất thế giới. Đây là quân chủng phần lớn xa lạ đối với phương Tây nhưng lại là lực lượng chủ chốt trong nhiều cuộc duyệt binh. PLARF bao gồm hơn 2.000 tên lửa hành trình và đạn đạo được vũ trang thông thường, tập trung vào các biến thể chống hạm có thể nhắm mục tiêu vào các nhóm tàu sân bay của Mỹ ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) hoặc tiếp viện của Mỹ cho Đài Loan trong trường hợp xảy ra chiến tranh từ các căn cứ gần bờ biển Trung Quốc. PLARF nỗ lực áp đảo các hệ thống phòng thủ trên tàu của Mỹ và đồng minh thông qua số lượng. Các nhà hoạch định quân sự ở đó có thể bị kích động khi thấy những gì Ukraine đạt được bằng hai chiếc ASM gắn trên xe tải.

1670647846413.png

1670647920884.png

1670647944071.png

Tên lửa chống hạm của Trung Quốc

Tuy nhiên, tàu tuần dương Moskva, được đưa vào hoạt động năm 1983, là một con tàu cổ điển thời Chiến tranh Lạnh, được trang bị đầy đủ với các tên lửa diệt tàu sân bay và thể bị nhắm trúng. Con tàu này tương phản với Tây Thái Bình Dương ngày càng được quân sự hóa, nơi quy mô và mức độ tinh vi của các nền tảng trên không và trên biển, vũ khí, cảm biến cũng như tốc độ của các đòn tấn công và phản công về công nghệ lớn hơn nhiều. Mỹ và các đồng minh của họ triển khai các biện pháp đối phó “soft kill” và “hard kill” (“soft kill” chỉ những dạng vũ khí bao gồm loại triển khai trong chiến tranh điện tử và vũ khí năng lượng trực tiếp như laser. Còn “hard kill” là dòng vũ khí năng lượng động học - ND) để đánh bại tên lửa đạn đạo đặt trên đất liền và tên lửa chống hạm siêu thanh của Trung Quốc, tên lửa chống hạm siêu thanh hiện hoặc thậm chí từ trước có tầm bắn bao phủ phần lớn biển Nam Trung Hoa. Liệu Bắc Kinh có các năng lực tình báo, giám sát và trinh sát ngang sức hay không là điều còn phải bàn cãi. Bắn vào một con tàu ở khoảng cách xa là một quá trình từng bước, từ vị trí ban đầu đến theo dõi, phóng và cuối cùng là đánh giá sau trận chiến – tổng hợp lại được gọi là mô hình “chuỗi tiêu diệt” (kill chain).

1670648014025.png

1670648061756.png

1670648081400.png

Tàu tuần dương Moskva bị tên lửa Ukraine bắn chìm

Khi cuộc chạy đua vũ trang quy mô nhỏ này tiếp tục, Mỹ tìm cách trang bị nhóm 4 tên lửa RIM-162 Evolved SeaSparrow (ESSM) trong hệ thống phóng thẳng đứng Mark 41 của các tàu tuần dương và khu trục cùng với những biện pháp khác. Điều đó có nghĩa mỗi ô phóng chứa 4 tên lửa thay vì 1 tên lửa, cho phép các tàu của Mỹ tự vệ tốt hơn trước các cuộc tấn công hàng loạt và với các ổ đạn sâu hơn ở trạng thái sẵn sàng lâu hơn, giúp cải thiện triển vọng tấn công của quân đội khi cơ hội để nhận tiếp tế đạn dược không mấy khả quan. Mỹ cũng đang cố gắng phát triển laser tên lửa hành trình chống hạm - một công nghệ đầy hứa hẹn nhưng vẫn cách xa thời điểm sẵn sàng triển khai.

1670648184064.png

1670648197171.png

1670648206668.png

1670648233022.png

1670648218969.png

Tên lửa RIM-162

Ai nắm thế thượng phong? James Holmes, chủ tịch J.C. Wylie về chiến lược hàng hải tại Trường cao đẳng Chiến tranh hải quân Mỹ cho biết: “Dự đoán của cá nhân tôi là chúng ta đã sẵn sàng về năng lực tự vệ, nhưng năng lực đó phụ thuộc vào các công nghệ mới có hiệu quả như kỳ vọng hay không. Vì vậy, tôi không tự tin đưa ra một phỏng đoán nào cả”. Nếu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý với đánh giá của Holmes, thì ông ấy có thể nghĩ đến việc tấn công Đài Loan sớm hơn. Holmes nói: “Tôi lo lắng rằng cảm giác ‘bây giờ hoặc không bao giờ’ ngày càng trở nên mãnh liệt”.

...................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Nhưng khi đề cập đến Đài Loan, A2/AD hoạt động theo cả hai cách. Bắc Kinh muốn ngăn các tàu của Mỹ từ xa, nhưng bất kỳ cuộc tấn công nào đều liên quan đến việc điều quân đội của chính họ vượt qua khu vực vốn đã là một trong những lãnh hải được bảo vệ nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Vụ chìm tàu tuần dương Nga đã cho các nhà lập pháp Mỹ một bài học kịp thời để cố gắng thuyết phục các nhà lãnh đạo quân sự ngoan cố của Đài Loan về cái giá của chiến thuật “phòng thủ kiểu nhím”, hòn đảo được trang bị tên lửa như gai của con nhím vừa để phòng thủ vừa răn đe những kẻ xâm lược tiềm tàng. Hạ nghị sĩ Michael McCaul, quan chức đảng Cộng hòa trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, nói với tờ Foreign Policy: “Phần lớn, thay vì các hệ thống cao cấp dễ bị Trung Quốc tấn công, điều này có nghĩa là tập trung vào các công nghệ hiệu quả về chi phí, cơ động, có thể sống sót, mang lại hiệu quả răn đe nhất với chi phí thấp nhất - như tên lửa chống hạm của Ukraine vốn từng có hiệu quả cao”.

1670670825910.png

1670670811053.png

Tên lửa của Đài Loan

Nhưng Đài Bắc vẫn chưa đạt tới mức đó và một số hệ thống hiện có bị bố trí sai. Holmes cho biết: “Thực sự đáng giận khi lãnh đạo cấp cao ở Đài Bắc đe dọa tấn công Bắc Kinh với kho tên lửa đất đối đất tầm xa rất hạn chế của hòn đảo này. Kiểu tấn công trả đũa sẽ chẳng có ích gì nếu xét về những vấn đề quan trọng, nghĩa là sự sống còn của hòn đảo với tư cách là một chính thể dân chủ”. Ý tưởng về việc Đài Loan triển khai phiên bản A2/AD chống lại cuộc đổ bộ của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) không phải mới xuất hiện. Trở lại năm 2010, Holmes và chuyên gia về châu Á-Thái Bình Dương Toshi Yoshihara đã tranh luận về các công cụ và chiến lược kiểu như vậy cho Đài Bắc, lưu ý rằng theo nhiều cách, chiến lược này sao chép vòng xoáy hàng hải của chủ nghĩa Mao về chống xâm nhập biển được chính Trung Quốc đại lục sử dụng trong nhiều thập kỷ trước khi bắt đầu xây dựng lực lượng hải quân có thể hoạt động trên toàn cầu. Thế nhưng, giới lãnh đạo quân sự Đài Loan có tiếng là ngoan cố, tập trung vào các hệ thống vũ khí lớn, bản sao giống hệt hệ thống vũ khí tầm trung khác, hạm đội tàu khu trục và khinh hạm. Vụ chìm tàu Moskva có khả năng thay đổi điều đó.

1670670941672.png


Đối với cả Mỹ và Trung Quốc, ASM trên đất liền sẽ chỉ củng cố cuộc chiến hải quân vốn đã kéo dài hàng thế kỷ: Những điều tồi tệ xảy ra với các tàu khi chúng đến gần bờ biển của kẻ thù. Ba thế kỷ trước, những hiểm họa đến từ khẩu đội pháo và pháo đài ven biển. Ngày nay, vũ khí có năng lực tác chiến nhanh hơn và môi trường điện tử hỗn loạn ven bờ cũng khiến thời gian phản ứng ngắn hơn, trong khi các tàu bị tổn thất phải vượt qua khoảng cách xa hơn mới quay trở lại được căn cứ và cơ sở bảo trì. Trong khi đó, pháo được đặt trên bờ dễ dàng tìm kiếm và theo dõi mục tiêu hơn khi chúng ở tương đối gần bờ. Đó là lý do khiến cựu Phó Đô đốc người Anh Horatio Nelson cho rằng “tàu tấn công công sự là hành động dại dột”. Chẳng hạn, trong Chiến tranh Falklands năm 1982, các tàu sân bay Invincible và Hermes của Anh neo đậu ở phía Đông vì sợ các ASM của Argentina là một trò đùa lan truyền trong lực lượng đặc nhiệm vốn được tặng Huy chương Ngôi sao Miến Điện để biểu dương vì đã hoạt động ở Myanmar.

1670671229274.png

1670671276896.png

1670671306461.png

ASM của Trung Quốc

Nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ có thể cách bao xa bờ biển hoặc các đảo của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa, nơi Trung Quốc đã xây dựng các căn cứ và vẫn vận hành hiệu quả? Khoảng cách này không xa như trong những năm 1980. Cựu Bộ trưởng Hải quân Mỹ John Lehman và Thiếu tá Steven Wills thuộc Trung tâm phân tích Hải quân (CAN) chứng minh rằng máy bay trên tàu sân bay ngày nay không có tầm hoạt động cũng như tải trọng của các loại trước đây, chẳng hạn như F-14 hoặc A-6. Điều đó có nghĩa là các tàu sân bay phải hoạt động ở khoảng cách gần hơn.

1670671350932.png

1670671374150.png

1670671418493.png

Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ

Vấn đề này trở nên phức tạp hơn khi trong Chiến tranh Lạnh, đội hình không đoàn trên tàu sân bay (CVW) được trang bị thiết bị tiếp nhiên liệu trên không chuyên dụng. Các CVW không còn tồn tại nữa. Máy bay tiếp dầu không người lái, MQ-25 Stingray, bay từ boong tàu sân bay, mở rộng phạm vi hoạt động của F-18, nhưng cho đến ít nhất năm 2026, thì máy bay này cũng không còn hoạt động nữa.

Vấn đề Bắc Kinh phải đối mặt cũng nghiêm trọng không kém. Những đơn vị tàu nổi lớn nào được Trung Quốc mạo hiểm sử dụng trong cuộc xâm lược Đài Loan? Đó có phải các tàu sân bay mới không? Vào năm 2016, nhà sử học Stephen Biddle và chuyên gia an ninh chiến lược Ivan Oelrich đã dự đoán “phạm vi ảnh hưởng của Mỹ xung quanh các vùng đất của đồng minh (trong phạm vi khoảng 500 dặm), phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Đại lục và không gian chiến đấu tranh chấp bao trùm phần lớn biển Nam Trung Hoa và biển Hoa Đông, tại đó, cả hai cường quốc đều không có quyền tự do đi lại trên mặt đất hoặc trên không trong chiến sự”.

1670671464960.png

1670671478080.png

1670671528024.png

Tàu sân bay của Trung Quốc

Nhiều điều đã xảy ra kể từ sau dự đoán này. Rất có thể trong một cuộc chiến tranh trong tương lai, biển Nam Trung Hoa sẽ không bị tranh chấp mà thay vào đó bị bỏ trống, một vùng biển vắng bóng người như khoảng không giữa các hệ thống hào của phương Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và chống tiếp cận ngoại trừ tàu ngầm.

Một câu hỏi khác mà vụ chìm soái hạm Moskva đặt ra là những con tàu dễ gặp sự cố như thế nào. Việc đánh giá số lần có thể sống sót của tàu nổi sau khi bị va chạm là một nghiên cứu không có kết quả chính xác và phần lớn không được công khai. Dựa trên một công thức ước lượng, một chỉ huy Hải quân Mỹ mới nghỉ hưu gần đây đã viết rằng soái hạm Moskva lẽ ra có thể sống sót sau khi bị 5 tên lửa Neptune bắn trúng. Wills đưa ra ước tính con số này đáng lẽ phải là 3-4 tên lửa.

1670671615412.png

1670671662036.png

1670671634725.png

Tên lửa chống hạm của Ukraine

Kết quả từ cuộc tập trận SINKEX của tàu sân bay USS America năm 2005 được sắp xếp lại có hệ thống. Trong cuốn sách cùng chấp bút được xuất bản năm 2021, Lehman và Wills nỗ lực tìm ra lời giải đáp bằng cách đánh giá các đám cháy lớn trên các tàu sân bay của Mỹ vào những năm 1960 và sử dụng để tham chiếu về cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình chống hạm. Họ đưa ra kết luận là tàu lớp Ford hoặc lớp Nimitz có thể bị đánh bại, mặc dù họ thừa nhận rằng đám cháy trên boong hoặc trong nhà chứa máy bay không phải do tên lửa hành trình dưới tốc độ âm thanh gây ra, chứ đừng nói đến ASM đạn đạo siêu âm.

Ngược lại, vào năm 1994, sĩ quan hải quân John Schulte nghiên cứu về hiệu quả của tên lửa hành trình trong chiến tranh ven biển. Trong luận án nghiên cứu, John Schulte đã xây dựng một bộ dữ liệu về tất cả các lần bắn trước đó của tên lửa vào tàu. Ông nhận thấy trung bình có 1,2 lần tấn công khiến tàu ngừng hoạt động và 1,8 lần tấn công tên lửa đã đánh chìm tàu. Trường hợp soái hạm Moskva phù hợp với phát hiện này. Thủy thủ đoàn của tàu tuần dương Nga dường như đã ngủ gật vào thời điểm xảy ra cuộc tấn công. Luận án của Schulte, được công khai vào năm 2009, cho thấy điều này cũng khá phổ biến. Ông đã tạo ra một danh mục đặc biệt được gọi là “mục tiêu có thể phòng thủ” - các loại tàu chiến được trang bị để đánh lui cuộc tấn công ASM nhưng không đánh trúng hoặc đánh trúng, thường là do không chú ý, hệ thống phòng thủ bị tắt hoặc không hoạt động, hoặc do nhầm lẫn tình huống. Thông thường, nạn nhân thậm chí không bao giờ bỏ biện pháp đối phó. Mức độ tổn thất cuối cùng tỷ lệ thuận với kích thước, số lượng và độ tinh vi của vũ khí được sử dụng.

Điều tồi tệ hơn đối với hệ thống phòng thủ là việc không hạ được mọi tên lửa trong một cuộc tấn công có khả năng là một thảm họa. Đại úy Hải quân đã nghỉ hưu Jeffrey Cares, đồng tác giả cuốn sách “Fighting the Fleet: Operational Art and Modern Fleet Combat” xuất bản năm 2021 đã nhận xét như thế này: “Tại sao chúng ta lại nghĩ mình nên chiến đấu thay vì chịu đòn? Bởi vì chúng ta nghĩ rằng hệ thống của chúng ta tốt? Suy nghĩ này thật ngu ngốc”.

Hầu hết các tàu từng bị ASM bắn trúng chỉ phải chống đỡ hỏa lực của 1-2 tên lửa. Chưa có tàu nào phải chống đỡ hàng loạt tên lửa hành trình chống hạm, như dự kiến trong các kịch bản A2/AD chống lại Liên Xô và hiện có khả năng xảy ra ở biển Nam Trung Hoa. Moskva là một con tàu lớn, được trang bị tốt. Mỹ đóng các tàu lớn, trang bị tốt với số lượng tương đối ít so với Trung Quốc. Cares nói: “Khi bạn đang mất cân bằng như chúng tôi và chỉ có thể mua một số lượng nhỏ tàu trang bị tối tân, bạn đã đơn giản hóa vấn đề nhắm mục tiêu của đối thủ. Mọi thứ mà Hải quân PLA (PLAN) có thể bắn vào đều bị nhắm trúng”.

Câu hỏi cấp bách hơn sẽ là liệu một con tàu có thể tiếp tục hoạt động hay nhanh chóng được sửa chữa và có thể lại chống đỡ sau một hỏa lực tên lửa hay không. Trong một cuộc xung đột ngắn, nếu một tên lửa không đánh chìm nhưng đình chỉ hoạt động bay và buộc tàu sân bay phải rút lui khỏi chiến trường, thì nó cũng hiệu quả như việc đánh chìm tàu sân bay đó. Tuy nhiên, rõ ràng chính người Trung Quốc cũng không tin tàu sân bay giống như những chú khủng long trong bối cảnh họ đã có chương trình xây dựng nhanh chóng của riêng họ. Ở một mức độ nào đó, tàu sân bay là một thước đo phù phiếm, nhưng PLAN không được nghĩ rằng tàu sân bay hoàn toàn lỗi thời về mặt học thuyết hoặc dễ bị tổn thương trong bối cảnh họ đang đổ nguồn lực để chế tạo chúng. Vào tháng 6/2022, họ đã hạ thủy tàu sân bay nội địa đầu tiên sử dụng hệ thống máy phóng kiểu hơi nước và máy phóng điện từ có tên Phúc Kiến: Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách gần đây đã ước tính rằng Trung Quốc có thể mua thêm 3 tàu sân bay trong khoảng thời gian 10 năm tới. Thời kỳ hoàng kim của con tàu lớn có thể đã qua, nhưng nó vẫn chưa lỗi thời.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Sau Afghanistan: Phân tích tình báo và các sứ mệnh quân sự của Mỹ

Khi Kabul rơi vào tay Taliban và cả thế giới bị ám ảnh bởi hình ảnh hàng nghìn người Afghanistan, công dân Mỹ và những công dân nước ngoài khác đổ xô đến Sân bay Quốc tế Hamid Karzai, rõ ràng là Mỹ đã đánh giá quá cao Quân đội Afghanistan. Cộng đồng tình báo Mỹ ngay lập tức trở thành mục tiêu của những cáo buộc rằng họ đã không cảnh báo cho chính quyền Biden về sức mạnh của Taliban so với Quân đội Afghanistan và về việc Taliban sẽ nắm quyền kiểm soát đất nước nhanh chóng như thế nào.

1671002527612.png

1671002544245.png

1671002588933.png

Quân Taliban tiến vào Kabul

Rất khó để đánh giá tính xác thực của những nhận định này, vì chúng dựa trên những tài liệu tham khảo mơ hồ hoặc những rò rỉ ngắn gọn từ các đánh giá tình báo của các quan chức Hoa Kỳ giấu tên tuyên bố đã đọc chúng. Chúng tôi khó có thể hiểu được bức tranh đầy đủ cho đến khi các báo cáo liên quan được giải mật trong vòng 25 đến 40 năm, hoặc như một phần của cuộc điều tra trước đó về sự kết thúc của cuộc chiến dài nhất của Mỹ. Tuy nhiên, thông tin công khai cho thấy trường hợp Afghanistan tương tự như hai trường hợp trước đó, trong đó cộng đồng tình báo được yêu cầu cung cấp các đánh giá về khả năng đánh bại lực lượng nổi dậy của quân đội đồng minh: Việt Nam năm 1963 và Iraq năm 2014. Trong cả hai trường hợp đó, các sĩ quan tình báo dân sự và quân nhân cấp dưới trên thực tế đã nghi ngờ rằng các chương trình đào tạo và hỗ trợ của Hoa Kỳ đã chuẩn bị đầy đủ cho các quân đội tương ứng để vượt qua các đối thủ của họ và đưa ra những đánh giá trước về những thất bại, nhưng lại bị các quan chức cấp cao, những người đã vẽ nên một bức tranh tươi sáng hơn về các cơ hội thành công, bỏ qua.

1671002619579.png

1671002654184.png

Dòng người tìm cách chạy khỏi Kabul trước khi Taliban tiến vào

Các chuyên gia chính sách và học thuật trong nhiều năm đã nghiên cứu xem liệu Mỹ có thể đào tạo một cách hiệu quả quân đội hay tham gia vào việc xây dựng quốc gia nước ngoài hay không. Bài báo này xem xét cách các cơ quan tình báo có thể hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách một cách tốt nhất khi họ cân nhắc các lựa chọn chính sách quân sự. Một số sứ mệnh nhất định có thể là vô vọng, và những nhận định nhất quán của các nhà hoạch định chính sách rằng những sứ mệnh đó sẽ thành công có thể dẫn đến việc hạ thấp hoặc bỏ qua các phân tích tình báo thẳng thắn vốn thường đề xuất họ xem xét các lựa chọn khác. Bằng cách hiểu những sai lầm của các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ ở Việt Nam, Iraq và Afghanistan, đồng thời sửa đổi mối quan hệ chính sách-tình báo để thúc đẩy phân tích khách quan hơn về các sứ mệnh quân sự của Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ có thể đánh giá tốt hơn tính khả thi của thành công trong các nhiệm vụ đầy thách thức và điều chỉnh chính sách phù hợp.

Việt Nam: những người hiểu rõ nhất '

Hình ảnh máy bay và trực thăng Mỹ rời Afghanistan ngay lập tức gợi lên sự so sánh với cuộc rút quân khỏi Việt Nam vào năm 1975, khi Gerald R. Ford làm tổng thống. Tuy nhiên, các biến cố từ thời chính quyền Kennedy cung cấp một mô hình rõ nét hơn để hiểu được tác động qua lại giữa các đánh giá tình báo và quân sự về triển vọng thành công của hoạt động chống nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn. Khi John F. Kennedy nhậm chức năm 1961, Hoa Kỳ chỉ có khoảng vài trăm cố vấn quân sự phục vụ tại Việt Nam, được triển khai như một phần trong nỗ lực lớn hơn của chính quyền Eisenhower nhằm kiềm chế chủ nghĩa C...S ở Đông Nam Á và trên toàn cầu.


1671003901271.png

1671003974069.png

1671003939720.png

Người Mỹ rút chạy khỏi Sài Gòn tháng 4-1975

Vào tháng 5/1961, Kennedy chấp thuận đề xuất liên ngành của Lực lượng Nhiệm vụ Việt Nam rằng Hoa Kỳ nên tìm cách 'ngăn chặn việc những người CS ở miền Nam Việt Nam chiếm ưu thế; để tạo ra ở quốc gia đó một xã hội khả thi và ngày càng dân chủ, và khởi xướng, trên cơ sở nhanh chóng, một loạt các hành động hỗ trợ lẫn nhau về quân sự, chính trị, kinh tế, tâm lý và bí mật được thiết kế để đạt được mục tiêu này. Sau đó, Hoa Kỳ bắt đầu tăng dần số lượng cố vấn quân sự hỗ trợ Quân đội Nam Việt Nam (QLVNCH), lên tới khoảng 16.000 thành viên vào thời điểm Kennedy bị ám sát, tháng 11 năm 1963.

1671002914290.png

1671002946018.png

Cố vấn Mỹ và quân đội VNCH

Lý thuyết của chính quyền Kennedy ở Việt Nam là để ngăn chặn những người C.....S lên nắm quyền thì cần phải đánh bại cuộc nổi dậy của V.....C, được hoàn thành tốt nhất thông qua một chiến lược kết hợp hỗ trợ quân sự để tăng khả năng của QLVNCH để họ có thể bảo đảm an ninh trên khắp đất nước, và áp lực ngoại giao đối với chính phủ miền Nam Việt Nam để thực hiện các cải cách chính trị và kinh tế có ý nghĩa để xây dựng lòng tin của công chúng. Cách tiếp cận này gần giống với chiến lược chống nổi dậy được áp dụng ở Iraq và Afghanistan trong những năm 2000. Trong trường hợp của Việt Nam, các quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ tự tin rằng chiến lược của họ đang phát huy tác dụng, mặc dù họ thừa nhận rằng tiến độ còn chậm. Ví dụ, vào tháng 1 năm 1963, Robert McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng, nói với Kennedy rằng có những lý do để tin rằng các lực lượng chính phủ miền Nam Việt Nam đang trở nên mạnh hơn, bao gồm dấu hiệu cho thấy khoảng 800.000 dân làng đã chuyển lòng trung thành từ với V....C sang với chính quyền miền Nam Việt Nam, tỷ lệ thương vong của VC tăng lên so với của lực lượng chính phủ, và các cuộc tiến công của VC ở miền Nam Việt Nam đã giảm. Ông ta cũng đã cảnh báo 'những dấu hiệu đáng lo ngại về những rắc rối có thể xảy đến', lưu ý rằng VC tiếp tục tuyển mộ thành công các thành viên mới và duy trì được sự ủng hộ của một bộ phận đông đảo dân chúng nông thôn, và cảnh báo rằng các cải cách chính trị của chính phủ đang tiến hành rất chậm chạp. Tuy nhiên, McNamara tuyên bố rằng ông 'hài lòng với những tiến bộ mà Hoa Kỳ đã đạt được, và sẽ cử một phái đoàn quân sự cấp cao đến Việt Nam để tìm hiểu thêm những cách mà Hoa Kỳ có thể đẩy nhanh tiến bộ đó.

1671003036115.png

1671003059407.png


Ở chiều ngược lại, các nhà phân tích tình báo tỏ ra nghi ngờ quan điểm của các nhà lãnh đạo quân sự và quốc phòng cấp cao về các sự kiện ở Việt Nam và cho rằng phần lớn báo cáo từ các nguồn quân sự trong lĩnh vực này là quá lạc quan. Các chỉ huy quân sự cấp chiến trường và các nhà phân tích tình báo quân sự dường như cũng chia sẻ sự hoài nghi này. Một nghiên cứu đã được giải mật của cựu sĩ quan CIA Harold Ford về hiệu quả hoạt động của cơ quan này trong thời kỳ Việt Nam đánh giá rằng, tốt nhất, sự lạc quan của các quan chức cấp cao có thể là do sự nhiệt tình trong hoạt động; tệ nhất, đó là do họ muốn tỏ ra có năng lực trước các ông chủ của họ ở Washington và do đó, không đưa ra những bằng chứng cho thấy nhiệm vụ huấn luyện của họ đã không đạt được yêu cầu. Trong mọi trường hợp, Ford nói rằng hồ sơ 'có rất nhiều trường hợp mà các giám sát viên và chỉ huy chiến trường, những người chịu trách nhiệm chứng minh tiến độ hoạt động trong các chương trình được giao cho họ, đã bỏ qua các sự kiện và nhận định tiêu cực 'của cấp dưới'.

1671003123159.png

1671003134453.png

Lực lượng biệt kích của quân đội VNCH

Vào cuối năm 1962, Văn phòng Ước tính Quốc gia của cộng đồng tình báo bắt đầu đưa ra một Ước tính Tình báo Quốc gia (NIE) về Việt Nam. Theo định nghĩa, thông tin tình báo ước tính hướng tới tương lai, được thiết kế để giúp các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ xác định cách tốt nhất để thúc đẩy các lợi ích của Hoa Kỳ ở nước ngoài. NIE có lẽ là sản phẩm tình báo ước tính được biết đến rộng rãi nhất; chúng đại diện cho các đánh giá phối hợp của cộng đồng tình báo về các vấn đề có tầm quan trọng chiến lược đối với Hoa Kỳ. Mục đích cụ thể của NIE đối với Việt Nam là giúp chính quyền nắm được những diễn biến vì nó đã tăng số lượng cố vấn quân sự và số tiền viện trợ kinh tế cho chính phủ miền Nam Việt Nam, và để đánh giá khả năng thành công trong chiến dịch chống nổi dậy của QLVNCH. Vào thời điểm đó, các NIE được soạn thảo bởi một nhóm các nhà phân tích dày dạn trong CIA, được điều phối ở cấp làm việc trong cộng đồng tình báo, và sau đó được đưa ra trước Hội đồng Tình báo Hoa Kỳ (USIB), bao gồm các lãnh đạo từ khắp cộng đồng tình báo và được chủ trì bởi giám đốc tình báo trung ương.

1671003325927.png

1671003350014.png

Quân đội VNCH do Mỹ đào tạo và xây dựng

Vào đầu năm 1963, Văn phòng Ước tính Quốc gia đã đệ trình bản thảo NIE 53-63, 'Triển vọng ở Việt Nam', lên USIB để phê duyệt. Nó bao gồm nhận định này: 'Cuộc đấu tranh ở miền Nam Việt Nam tốt nhất là sẽ kéo dài và tốn kém [bởi vì] những điểm yếu rất lớn vẫn còn và sẽ khó khắc phục. Trong số này, có việc thiếu sự lãnh đạo quyết liệt và vững vàng ở tất cả các cấp chỉ huy, tinh thần quân đội kém, thiếu sự tin tưởng giữa nông dân và binh lính, việc sử dụng chiến thuật kém các lực lượng sẵn có, một hệ thống tình báo rất kém, và sự thâm nhập sâu rộng của những người C....S trong các Tổ chức quân sự miền Nam Việt Nam'.

John McCone, khi đó là giám đốc cơ quan tình báo trung ương, đã bác bỏ bản dự thảo, chỉ trích các nhà phân tích đã soạn thảo nó vì đã phớt lờ quan điểm của 'những người hiểu rõ Việt Nam nhất' - cụ thể là các quan chức chính sách và quân sự cấp cao. McCone đã định hướng các nhà phân tích tìm hiểu quan điểm của các quan chức này và đưa ra một phiên bản mới, bản sửa đổi của NIE. Theo nghiên cứu của Ford, sau khi phỏng vấn các quan chức này, các nhà phân tích vẫn tỏ ra bi quan về khả năng của chính phủ Nam Việt Nam trong việc chiến thắng cuộc nổi dậy. Tuy nhiên, họ đã bị kiểm soát bởi các ông chủ cộng đồng tình báo, và NIE cuối cùng, được xuất bản vào tháng 4 năm 1963, đánh giá: 'Chúng tôi tin rằng những bước tiến của C....S đã bị ngăn chặn và tình hình đang được cải thiện. Những tiến bộ trong năm qua cho thấy rằng có thể ngăn chặn việc VC kiểm soát về mặt quân sự và sẽ có những tiến bộ hơn nữa có thể đạt được trong việc mở rộng khu vực kiểm soát của chính phủ và tạo ra an ninh cao hơn ở nông thôn.

1671003448335.png

1671003499217.png

Quân đội VNCH do Mỹ đào tạo và xây dựng

Quan điểm này gần giống với quan điểm mà McNamara đưa ra cho Kennedy chỉ vài tháng trước đó và là một công cụ hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách trong việc tranh luận về việc tiếp tục chiến lược của họ ở Việt Nam. Có ý kiến cho rằng, một khi việc cung cấp đủ huấn luyện quân sự và gây áp lực lên chính phủ miền Nam Việt Nam để cải tổ, Hoa Kỳ có thể ngăn chặn những người C...S nổi dậy và ngăn chặn chủ nghĩa C....S nắm quyền. Trên thực tế, các quan chức chính quyền, bao gồm cả chính Kennedy, đã sử dụng đánh giá của NIE để hỗ trợ việc giảm số lượng nhân viên Hoa Kỳ tại Việt Nam. Cuối cùng, sự bất ổn do cuộc đảo chính lật đổ tổng thống miền Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm vào tháng 11 năm 1963 đã ngăn cản việc thực hiện giảm bớt số lượng nhân viên. Nhưng mô hình sửa đổi các sản phẩm tình báo chiến lược để hỗ trợ các đánh giá chính sách lạc quan hơn vẫn tiếp tục.

1671003646319.png

1671003736006.png

1671003571225.png

Cuộc đảo chính lật đổ tổng thống miền Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm vào tháng 11 năm 1963
.......
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top