[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, tàu Liêu Ninh, đã trở thành đối tượng theo dõi gắt gao của giới truyền thông trong những năm gần đây. Là một tàu sân bay thông thường cũ của Ukraine với thiết kế cất cánh kiểu nhảy cầu, kể từ khi đi vào hoạt động vào năm 2012, tàu Liêu Ninh đã tiến hành nhiều đợt triển khai tới Biển Đông. Vào tháng 4/2018, tàu Liêu Ninh đã tham gia với tư cách là một phần của ít nhất 40 tàu mặt nước trong các cuộc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông. Vào tháng 01/2017, Bắc Kinh tuyên bố họ đã phóng máy bay chiến đấu J-15 Flying Shark từ boong tàu Liêu Ninh. Theo báo cáo, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm trên biển đối với tàu sân bay thứ hai, có thể gia nhập hạm đội vào năm 2019 và đang đóng tàu sân bay thứ ba sẽ hoàn thành vào cuối năm 2020 - với khả năng đóng thêm tàu sân bay trong những năm tới.

1662810444146.png

1662810473639.png

1662811014308.png

Tiêm kích hạm J-15 trên tàu sân bay Trung Quốc

Lầu Năm Góc nói rằng Hải quân Trung Quốc đang tích cực xây dựng các lực lượng tàu chiến mặt nước nhỏ hơn khác, bao gồm DDG, FFG và FFL mà Hạm đội Nam Hải "sẽ cung cấp sự cải thiện đáng kể cho khả năng phòng không, chống hạm và chống tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc". Đặc biệt, việc sở hữu ngày càng nhiều FFL hiện đại và được trang bị sonar mảng kéo sẽ nâng cao khả năng của Hải quân Trung Quốc trong việc tiến hành các hoạt động tác chiến chống tàu ngầm (ASW) hiệu quả - được coi là một lỗ hổng nghiêm trọng đối với lực lượng này, đặc biệt là chống lại Mỹ. Hải quân Trung Quốc cũng đang chú trọng vào việc cải tiến các tàu chiến đổ bộ cũng như các xe thiết giáp và máy bay trực thăng đi kèm. Mặc dù chủ yếu là để tăng cường khả năng viễn chinh của mình, nhưng Bắc Kinh gần đây đã mở rộng Lực lượng Hải quân đánh bộ (PLANMC) từ 10.000 lên 30.000 quân nhân mà chắc chắn có thể đóng góp vào các lực lượng đổ bộ mà họ có thể triển khai ở Biển Đông.

1662811116695.png

1662811153198.png

1662811195789.png

Hải quân đánh bộ Trung Quốc

Cuối cùng, Bắc Kinh vận hành hàng chục tàu ngầm tiến công có khả năng phóng nhiều loại ASCM nhằm vào các mục tiêu mà không cần báo trước. Mặc dù các tàu ngầm của Trung Quốc - đặc biệt là những tàu chạy bằng động cơ diesel, chiếm phần lớn trong hạm đội - nổi tiếng ồn ào và do đó dễ bị phát hiện, nhưng Hải quân Trung Quốc đang tích cực cải thiện độ yên tĩnh của những tàu này để tránh bị phát hiện. Theo một bài báo gần đây trên tạp chí quân sự Trung Quốc, Hạm đội Nam Hải hiện có thể triển khai ngay lập tức các tàu ngầm của hạm đội để giải quyết các tình huống bất thường trong khu vực.

1662811279122.png

1662811335887.png

1662811392263.png

1662811370661.png

Căn cứ hải quân đảo Hải Nam của Trung Quốc

Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) - một lực lượng rất đáng gờm khác mà Bắc Kinh đã triển khai để thực thi các tuyên bố chủ quyền của mình trên Biển Đông. Ban đầu được thành lập vào năm 2013 với tư cách là một cơ quan thực thi pháp luật dân sự, kể từ tháng 3/2018, CCG đã chính thức được chuyển từ một tổ chức dân sự sang quân sự - có thể có ý nghĩa quan trọng đối với các quy tắc can dự chống lại các bên tuyên bố chủ quyền trên biển. Đội tàu tuần duyên của Bắc Kinh có trọng tải ít nhất là 190.000 tấn, cho đến nay, lực lượng này trở thành lực lượng tuần duyên lớn nhất về trọng tải trong khu vực và trên thế giới. Tính đến tháng 5/2019, Lầu Năm Góc ước tính rằng CCG có hơn 130 tàu (có lượng choán nước 1.000 tấn trở lên), hơn 70 tàu tuần tra nhanh (500 tấn trở lên), 400 tàu tuần tra ven biển và khoảng 1.000 tàu hoạt động ven bờ và trên sông. Lầu Năm Góc đánh giá thêm rằng phần lớn các tàu CCG mới hơn được trang bị máy bay trực thăng, vòi rồng công suất lớn và pháo từ 30 đến 76mm và có khả năng sẽ bổ sung thêm 25-30 tàu tuần tra vào cuối năm 2020. Bắc Kinh đã tuyên bố rằng CCG tuyển dụng ít nhất 17.000 nhân sự, và hầu hết các sĩ quan đều mang vũ khí hạng nhẹ.

1662811473203.png

1662811506635.png

1662811516517.png

1662811621664.png

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc trên biển Hoa Đông

...............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Ngoài CCG, trong nhiều năm, Lực lượng Dân quân Biển (PAFMM) thuộc Lực lượng Cảnh sát vũ trang Nhân dân đã đóng vai trò là “lực lượng biển thứ ba” của Bắc Kinh. Được Lầu Năm Góc mô tả là một lực lượng phối thuộc của lực lượng dân quân quốc gia Trung Quốc, PAFMM huy động lực lượng quân dự bị để gây áp lực chống lại các bên yêu sách. Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng PAFMM đã đóng một vai trò cưỡng bức quan trọng trong tất cả các cuộc đụng độ lớn trên Biển Đông trong những năm gần đây, bao gồm quấy rối tàu USNS Impeccable vào năm 2009 cũng như các vụ gây căng thẳng ở bãi cạn Scarborough và vụ dàn khoan dầu khí Hải Dương-981 vào năm 2012 và 2014. Mặc dù không được Bắc Kinh công khai thừa nhận, PAFMM thực sự nằm dưới sự chỉ huy của QĐTQ.

1662869141367.png

1662869171338.png

1662869282138.png

Lực lượng Dân quân Biển (PAFMM) Trung Quốc

Trong tương lai, CCG và PAFMM gần như chắc chắn sẽ vẫn đi đầu trong các cuộc đụng độ vũ trang ở Biển Đông. Theo ước tính của một tổ chức tư vấn của Mỹ, từ năm 2010 đến năm 2016, đã có 45 sự cố lớn trên Biển Đông, trong đó 71% liên quan đến ít nhất một tàu CCG hoặc tàu thực thi pháp luật trên biển (MLE). Điều này là do CCG mang lại cho Bắc Kinh một phương thức ít rủi ro hơn để thực thi các yêu sách của mình và bổ sung thêm một lớp can thiệp khác trước khi xung đột leo thang tới mức cần phải có sự can thiệp của Hải quân Trung Quốc. Thường được gọi là chiến thuật “vùng xám”, Bắc Kinh hiểu rõ lợi ích của cách tiếp cận tinh vi hơn này và cũng đã tìm cách sử dụng các công cụ phi quân sự, đáng chú ý nhất là dựa vào đội tàu đánh cá biển sâu - hiện là lớn nhất thế giới - để thiết lập sự hiện diện trên thực tế tại các khu vực tranh chấp.

1662869373284.png

1662869444462.png

1662869453022.png

H6-K của Trung Quốc trên Biển Đông

Cuối cùng, Lực lượng Không quân Hải quân và Không quân Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động của họ ở Biển Đông. Trung Quốc đã thực hiện nhiều chuyến bay của máy bay ném bom H-6K khắp khu vực và vào tháng 5/2019, một chiếc đã lần đầu tiên hạ cánh tại Đảo Phú Lâm. Ngoài tính biểu tượng rõ ràng của sự kiện, Không quân Trung Quốc đã chứng minh rằng những đường băng này sẽ hỗ trợ mở rộng phạm vi khả năng tung phóng sức mạnh của lực lượng này trong một cuộc xung đột quân sự. Bắc Kinh cũng đã nhiều lần hạ cánh máy bay chiến đấu J-10 và J-11 trên đảo Phú Lâm. Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn chưa cho máy bay ném bom hoặc máy bay chiến đấu hạ cánh xuống các khu vực thuộc Quần đảo Trường Sa mà họ chiếm đóng (mặc dù họ đã hạ cánh máy bay vận tải quân sự Y-8), nhưng điều này dường như là không thể tránh khỏi. Ngoài ra, các nhà chứa máy bay mà Trung Quốc xây dựng tại các rạn san hô Chữ Thập, Vành Khăn và Xubi giống hệt các cơ sở trên đảo Phú Lâm.

1662869519139.png

1662869692432.png

1662869704769.png

H-6K của Trung Quốc hạ cánh xuống đảo Phú Lâm

Phản ứng của Việt Nam

Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) đã ứng phó với việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông bằng cách trang bị khả năng đáp trả. Ví dụ, QĐNDVN đang xây dựng các khả năng A2/AD, hiện bao gồm 06 tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo cùng với một mạng lưới tên lửa chống tiếp cận. Đáng chú ý nhất, các ASCM trên bờ Bastion-P do Nga chế tạo nhằm đảm bảo rằng các hoạt động của Hải quân và Không quân Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) sẽ gặp phải sự kháng cự quyết liệt và nguy hiểm trong trường hợp bị tiến công. QĐNDVN cũng đã mua sắm các hệ thống có khả năng đối phó hải quân tầm gần, chẳng hạn như tàu frigát lớp Gepard do Nga chế tạo và tàu hộ tống lớp Tarantul V (Molniya). Trong lĩnh vực không quân, QĐNDVN đã hiện đại hóa phi đội bằng máy bay đa năng Sukhoi Su-30MK2, có tầm tiến công các mục tiêu trên khắp Biển Đông cũng như trên đất liền Trung Quốc.

1662869844235.png

1662869856776.png

1662869928695.png

Tên lửa chống hạm Bastion-P của Việt Nam

1662869969394.png

1662869985622.png

1662870078409.png

Máy bay Sukhoi Su-30MK2 của Việt Nam

Việt Nam cũng đã mở rộng đáng kể sự hiện diện của Cảnh sát biển Việt Nam (VCG), hiện sở hữu lực lượng lớn thứ hai trong khu vực, lớn hơn cả Philippines, Malaysia và Indonesia cộng lại. Các tàu dân quân biển này được trang bị nhẹ với tháp pháo gắn trên boong và các thành viên thủy thủ đoàn mang súng để tiến hành các hoạt động thực thi pháp luật trên biển cũng như trinh sát chiến thuật và giám sát hàng hải trên Biển Đông. Hà Nội đang xây dựng riêng Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam (VFSF) do dân sự lãnh đạo để cạnh tranh với PAFMM của Trung Quốc. Trong khi chủ yếu phục vụ trong vai trò cảnh sát, các lực lượng này cũng có thể nhanh chóng và hiệu quả trong việc "tràn ra một khu vực" có khả năng xảy ra căng thẳng trên biển.

1662870184522.png

1662870238127.png

1662870273922.png

Cảnh sát biển Việt Nam

Bằng cách trang bị những khả năng này, Việt Nam có thể đã đạt được mục tiêu cốt lõi của mình, đó là chứng minh khả năng gây tổn hại lớn chống lại lực lượng QĐTQ để để ngăn chặn Trung Quốc bắt đầu một cuộc đối đầu ngay từ đầu. Tuy nhiên, ít có khả năng Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ để đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc xung đột có cường độ cao và có quy mô lớn kéo dài nhiều tháng.

1662870330361.png

1662870373733.png

Tàu kiểm ngư Việt Nam

Cuối cùng, Việt Nam đang tiến hành cải tạo đất tại các tiền đồn trong khu vực. Ví dụ, Hà Nội đã mở rộng một số cơ sở hạ tầng và nạo vét luồng phía Bắc tại Rạn san hô Ladd (Đá Lát). Việt Nam cũng được cho là đã quân sự hóa một số thực thể trên Biển Đông mà mình đang kiểm soát. Vào tháng 8/2016, Việt Nam dường như đã triển khai các bệ phóng rốc két dẫn đường Pháo binh Tầm xa (EXTRA) do Israel chế tạo trên một số thực thể mà nước này kiểm soát. Các hệ thống này có đủ tầm để phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự của Trung Quốc trên khắp quần đảo Trường Sa. Đến tháng 11/2016, Việt Nam cũng đã mở rộng đường băng duy nhất tại quần đảo Trường Sa - trên đảo Trường Sa lớn - và xây dựng một nhà chứa máy bay mới ở đó.

1662870872830.png

1662870929838.png

Đảo Trường Sa lớn năm 2014

1662870813374.png

1662870833666.png

Đảo Trường Sa lớn hiện nay

1662871107483.png

1662871199880.png

1662871031698.png

1662871048746.png

Tên lửa Extra và Accular của hải quân Việt Nam
..............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Phản ứng của Indonesia, Malaysia và Philippines

Mặc dù về mặt kỹ thuật, Indonesia không phải là bên yêu sách đối trọng trong các tranh chấp ở Biển Đông. Trong những năm gần đây, Indonesia ngày càng cảm thấy bị áp lực bởi hoạt động xâm nhập đánh bắt cá của Trung Quốc ở phía bắc quần đảo Natuna. Do đó, vào tháng 7/2017, Jakarta đã gây tranh cãi khi đổi tên vùng biển phía bắc quần đảo Natuna thành “Biển Bắc Natuna” để nhấn mạnh lợi ích của Indonesia trong việc duy trì hòa bình trong vùng đặc quyền kinh tế giao với yêu sách lãnh thổ “đường chín đoạn” của Bắc Kinh.

1663124372509.png

1663124451858.png


Ngoài ra, Indonesia dưới thời Tổng thống Joko Widodo đã theo đuổi việc hiện đại hóa quân đội tương xứng với việc biến Indonesia thành một “trục (hay điểm tựa) hàng hải toàn cầu”. Ông đã kêu gọi thành lập "Lực lượng thiết yếu tối thiểu" vào năm 2024 để đảm bảo Indonesia có đủ năng lực hải quân, không quân và hàng hải cần thiết để bảo vệ các yêu sách của mình và tiến hành các sứ mệnh khác. Tuy nhiên, tiến độ cho đến nay rất chậm và khó khăn vì nhiều lý do, bao gồm ngân sách quốc phòng hạn chế, tập trung vào đất liền hơn là an ninh hàng hải, và sự tranh cãi quan liêu - đặc biệt là trong lĩnh vực biển giữa Hải quân Indonesia và nhiều tổ chức chính phủ khác nhau chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh hàng hải. Tuy nhiên, vào cuối năm 2018, Jakarta đã mở một căn cứ quân sự mới tại đảo Natuna Besar ngoài khơi bờ biển Borneo gần cực nam của các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, bề ngoài là để thách thức Bắc Kinh, mặc dù vẫn còn tranh luận về điểm này. Bất chấp điều đó, Indonesia hiện đang trang bị 3 tàu ngầm tiến công lớp Nagapasa được hiện đại hóa. Jakarta cũng nỗ lực loại biên các tàu frigát lớp Ahmad Yani đã lỗi thời để chuyển sang sử dụng các tàu frigát mang tên lửa dẫn đường lớp Martadinata hiện đại hơn, nhưng quá trình này đã bị trì hoãn. Mặc dù nhiều ngư dân xung đột với các lực lượng Trung Quốc và những nước khác ở Biển Đông, Indonesia chỉ trong mùa hè năm 2019 đã củng cố lực lượng bảo vệ bờ biển của mình để tập trung vào những thách thức này. Trong môi trường trên không, Indonesia duy trì các máy bay đa nhiệm Su-30MK2 và nước này hy vọng sẽ mua được máy bay chiến đấu Su-35 bất chấp có thể phải chấp nhận các lệnh trừng phạt của Mỹ để bù đắp cho các vấn đề bảo trì đối với máy bay F-16 và việc không thể mua F-15.

1663124537249.png

1663124564379.png

Tàu hộ tống mang tên lửa dẫn đường lớp Martadinata

Jakarta đã mua thêm hệ thống SAM Kongsberg tiên tiến của Na Uy (NASAMS), một hệ thống phòng không tầm trung, cũng như hệ thống Oerlikon Skyshield - một hệ thống SAM tầm ngắn hơn để bảo vệ đất liền Indonesia, nhưng cuối cùng hệ thống này có thể được triển khai tới Đảo Natuna.

1663124610674.png

1663124629338.png

1663124681585.png

Hệ thống SAM Kongsberg

Ít nhất là bề ngoài, Malaysia đã không bày tỏ nhiều lo ngại về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông cho đến khi Bắc Kinh tiến hành một cuộc tập trận tại Bãi cạn James vào năm 2013 và Cảnh sát biển Trung Quốc bắt đầu tuần tra Bãi cạn Nam Luconia - cả hai đều có tranh chấp. Kể từ đó, Kuala Lumpur đã tìm cách hiện đại hóa hạm đội hải quân già cỗi của mình, chẳng hạn như mua lại các tàu tác chiến ven bờ (LCS) cỡ lớn (lượng choán nước 3.100 tấn), với chiếc đầu tiên trong số 06 chiếc được bàn giao vào năm 2019 và chiếc cuối cùng vào năm 2023. Bất chấp sự chuyển đổi lãnh đạo từ Razak Najib sang Mahathir Bin Mohamad, Kuala Lumpur đã tiếp tục hợp tác với Trung Quốc để mua 04 tàu nhiệm vụ ven biển (LMS) - hai chiếc đầu tiên nhận vào tháng 4 năm 2019 và hai chiếc tiếp theo sẽ nhận vào năm 2021.

1663124806139.png

1663124830129.png

Tàu tuần tra ven bờ LMS của Malaysia

Tính đến năm 2017, Lực lượng bảo vệ bờ biển của Malaysia dự kiến sẽ tăng 62% về trọng tải và 11% về số lượng tàu trong giai đoạn 10 năm từ 2008 đến 2018. Tổng trọng tải vào cuối năm 2018 được dự đoán là khoảng 12.900 tấn, với tàu tuần tra mới như một phần của hạm đội. Cuối cùng, Malaysia đang tìm cách thay thế MiG-29N bằng máy bay chiến đấu đa năng mới, nhưng quá trình này diễn ra chậm chạp do hạn chế về ngân sách và dường như không khả thi vào thời điểm này.

1663124904578.png

1663124925185.png

MiG-29N của Malaysia

Mặc dù mối quan ngại của Philippines tăng cao sau khi Trung Quốc tiếp quản bãi cạn Scarborough đang tranh chấp vào năm 2012, và Manila đã đưa ra và thắng một vụ kiện trọng tài quốc tế chống lại Bắc Kinh ở Biển Đông, nhưng nước này hầu như không có bất kỳ khả năng tung phóng sức mạnh nào vào Biển Đông. Ngoài việc mua lại 02 tàu tuần tra lớp Hamilton trước đây của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ đã được phân loại lại thành tàu khu trục nhỏ cùng với hai tàu khu trục nhỏ mới của Hàn Quốc và một tàu hộ tống cũ, nhưng về cơ bản Hải quân Philippines đang vận hành các tàu có tuổi đời từ bốn thập niên tới thời kỳ Chiến tranh Thế giới lần thứ 2.

1663125070082.png

1663125094989.png

Tàu tuần tra lớp Hamilton của Philippines

Manila đã thể hiện sự quan tâm đến việc hiện đại hóa hải quân của mình, đưa ra Kế hoạch Vươn khơi Chiến lược (Strategic Sail Plan) 2020 đầy tham vọng để mua sắm các tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu tuần tra xa bờ, máy bay tuần thám biển, tàu pháo tuần tra, tàu vận tải biển chiến lược, tàu ngầm diesel-điện và nhiều trang bị mới khác. Tuy nhiên, cho đến nay, có rất ít tiến bộ đối với những sáng kiến này. Thật vậy, mặc dù Manila từng có lực lượng hải quân mạnh nhất sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, nhưng theo lời của Tư lệnh Hải quân Philippines Robert Empedrad, thì giờ đây nó là “một trong những lực lượng hải quân yếu nhất, ngay cả trong khu vực Đông Nam Á”. Tương tự, Manila cũng có những kế hoạch đầy tham vọng cho lực lượng bảo vệ bờ biển, mặc dù ở đó nó có thể thành công hơn. Ví dụ, vào tháng 10/2016, Philippines bắt đầu mua chiếc đầu tiên trong số 10 tàu ứng phó đa năng (MRRV) với sự hỗ trợ tài trợ từ Nhật Bản. Manila đã mua thêm từ Pháp 01 tàu tuần tra xa bờ lớn và 04 xuồng tuần tra cao tốc, trong số các chương trình hiện đại hóa khác. Trong khi đó, Kế hoạch bay 2028 để hiện đại hóa lực lượng không quân dự kiến mua sắm các máy bay chiến đấu đa nhiệm cho các nhiệm vụ giành ưu thế trên không.

1663125159864.png

1663125224011.png

Tàu ứng phó đa năng (MRRV)

Tuy nhiên, hiện tại, Philippines có các máy bay với khả năng chiến đấu rất hạn chế trong hạm đội của mình. Trên thực tế, với việc cho các máy bay F-5 nghỉ hưu vào năm 2005, Philippines không có sự thay thế khả thi và trở nên không có khả năng chiến đấu hiệu quả trong 10 năm cho đến khi, vào năm 2015, nước này mua 02 máy bay cường kích hạng nhẹ.

1663125275856.png

1663125296892.png

1663125323658.png

FA-50 của Philippines
................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Có một số cường quốc quan trọng ngoài khu vực có lợi ích an ninh trong tranh chấp ở Biển Đông. 04 trong số này — bao gồm Ôxtrâylia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ — là thành viên của cái gọi là Đối thoại An ninh bộ Tứ hay đối thoại “bộ Tứ”. Đối thoại an ninh bộ Tứ là một đối thoại không chính thức nhằm âm thầm phối hợp chính sách an ninh và quân sự, với Trung Quốc là tâm điểm, sự tồn tại của nó đồng thời báo hiệu rằng nhóm có kế hoạch cân bằng chống lại các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và các nơi khác trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Bộ Tứ đã họp 05 lần kể từ tháng 11/2017. Tuy nhiên, bộ Tứ đã hạn chế thực hiện các cuộc tuần tra hoặc tập trận chung, như đã làm trong lần lặp lại đầu tiên vào năm 2007. Bộ Tứ đã sụp đổ sau đó do các lực lượng chính trị trong nước tại mỗi quốc gia thành viên. Vì thế, tương lai của sự hồi sinh này vẫn không rõ ràng. Tuy nhiên, mỗi thành viên bộ Tứ đều tiến hành các hoạt động phòng thủ mạnh mẽ của riêng họ đối với khu vực trên cơ sở song phương và với nhau. Ví dụ, diễn tập BERSAMA LIMA 18 của Ôxtrâylia đã được Bộ Quốc phòng Ôxtrâylia mô tả là “một phản ứng đa quốc gia đối với mối đe dọa an ninh khu vực”. Cuộc diễn tập có sự tham gia của Malaysia, New Zealand, Singapore và Anh - các thành viên của cái gọi là Thỏa thuận Phòng thủ 05 cường quốc (FPDA). Nhìn chung, Ôxtrâylia ủng hộ các cuộc tập trận để thể hiện quyết tâm của mình ở Biển Đông. Không giống như Hải quân Mỹ, Canberra chống lại việc tiến hành FONOP và vẫn chưa bay hoặc điều tàu đi vào phạm vi 12 hải lý tính từ các thực thể mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Mỹ tiếp tục cố gắng thuyết phục đồng minh lâu năm của mình tham gia vào các FONOP, nhưng đến nay, điều này vẫn chưa xảy ra.

1663308625905.png

1663308644714.png

1663308694575.png

Diễn tập BERSAMA LIMA 18

Trong những năm gần đây, Ấn Độ đã tìm cách tăng cường vai trò quân sự của mình ở Biển Đông thông qua chính sách “Hướng Đông” trước đây và hiện nay là chính sách “Hành động hướng Đông”. Mặc dù có vẻ không rõ ràng về tư cách thành viên bộ Tứ, nhưng New Delhi vẫn đạt được những bước tiến đáng kể để tăng cường quan hệ quốc phòng với các thành viên khác cũng như với các bên tranh chấp quan trọng của ASEAN. Ví dụ, Ấn Độ là một phần của đối thoại an ninh ba bên Ấn Độ - Ôxtrâylia - Indonesia mới. Về các mối quan hệ song phương với ASEAN, vào tháng 5/2018, Ấn Độ đã điều tàu chiến đến Việt Nam và đây là lần đầu tiên hải quân nước này tiến hành một cuộc tập trận chung với một nước ở Biển Đông. Hai bên rõ ràng đã đạt được sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc duy trì một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương “tự do và rộng mở” và đã làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác quốc phòng vốn đã rất mạnh mẽ giữa họ. Trong bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại Shangri-La thường niên vào tháng 6/2018, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò trung tâm của ASEAN đối với việc duy trì hòa bình và ổn định ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. New Delhi đã tiếp tục tiến hành các cuộc tập trận chung với Indonesia cũng như thúc đẩy các cuộc tập trận ba bên Ấn Độ - Singapore - Thái Lan trong tương lai. Sự kết nối của New Delhi với Indonesia đặc biệt thú vị khi họ đạt được thỏa thuận phát triển cảng Sabang chiến lược của Jakarta, trên mũi Sumatra, có lẽ là để chống lại các thỏa thuận tiếp cận cảng của Trung Quốc trong khu vực.

1663308772081.png

1663308799812.png

Tàu chiến Ấn Độ trong hành trình tuần tra trên Biển Đông

Một nước Nhật Bản hướng ra bên ngoài hơn dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe cũng đã tăng cường sự hiện diện trên Biển Đông. Vào mùa hè năm 2019, Nhật Bản đã triển khai tàu sân bay trực thăng lớp Izumo - con tàu lớn nhất của họ - cùng với hai tàu khu trục nhỏ để tham gia các cuộc tập trận với Mỹ ở Biển Đông. Tương tự, vào mùa hè năm 2018, Nhật Bản đã gửi tàu sân bay trực thăng và một đội tàu chiến bao gồm tàu khu trục tới Biển Đông với mục tiêu duy trì ổn định trong khu vực. Vào tháng 5 năm 2017, Tokyo đã tiến hành một cuộc tập trận Thông Qua (PASSEX) với Mỹ tại Biển Đông, được thiết kế để tăng cường khả năng tương tác và liên lạc an toàn. Vào tháng 10/2018, Nhật Bản đã tiến hành các cuộc tập trận chung với Mỹ và Philippines chỉ cách bãi cạn Scarborough đang tranh chấp 250 km. Nhật Bản cũng đã thực hiện chuyến thăm cảng đầu tiên của tàu ngầm tới Việt Nam vào giữa tháng 9/2018 và Hà Nội vào tuần sau đã thực hiện chuyến thăm trở lại Nhật Bản bằng tàu khu trục nhỏ nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng.

1663308984873.png

1663308963354.png

Tập trận PASSEX

1663309118740.png

1663309048965.png

1663309101872.png

Tàu ngầm Nhật Bản thăm Việt Nam

Cuối cùng, Mỹ đã tìm cách cân bằng Bắc Kinh ở Biển Đông thông qua các cuộc tập trận và tăng cường FONOP. Trong một sự cố nguy hiểm vào đầu tháng 10/2018, tàu USS Decatur, đang thực hiện FONOP, đã bị một tàu khu trục lớp Luyang của PLAN bám đuôi ở khoảng cách rất gần tàu Decatur, chỉ cách khoảng 40 mét.

1663309431278.png

1663309284506.png

USS Decatur (phía sau) và tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông

Một bảng thống kê không chính thức về FONOP cho thấy các hoạt động này đang gia tăng kể từ năm 2015 và các chỉ huy quân đội Mỹ đã nhất quán nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Ví dụ, vào tháng 8/2018, Hải quân Mỹ trên Twitter đã bình luận rằng “chúng tôi sẽ điều tàu, máy bay và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”. Do đó, Không quân Mỹ cũng thường xuyên bay trong toàn khu vực để thực thi luật pháp quốc tế. Vào cuối tháng 9/2018, Mỹ đã cho máy bay ném bom B-52H Stratofortress bay trong một cuộc biểu dương lực lượng. Ngoài FONOP, Mỹ cũng có kế hoạch tiếp tục tổ chức các cuộc tập trận quân sự trong khu vực để thách thức các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh. Ví dụ, vào tháng 8/2018, Hải quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ trên Biển Nhật Bản (JMSDF) đã tiến hành hoạt động di chuyển và diễn tập theo đội hình. Washington cũng đã cố gắng hồi sinh bộ Tứ để tìm cách âm thầm cân bằng với Trung Quốc, đồng thời củng cố quan hệ quốc phòng và an ninh biển với các đồng minh và đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực. Trong chuyến công du đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, ông Mark Esper vào tháng 8/2019 đã đến thăm khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để củng cố mối quan hệ đồng minh với Ôxtrâylia và Nhật Bản.

1663309214337.png

1663309230411.png

Máy bay B-52 tuần tra trong khuôn khổ FONOP

Washington dường như cũng đang làm điều tương tự với các đồng minh và đối tác khác. Bất chấp việc Philippines rõ ràng đã rời bỏ quan hệ đồng minh với Mỹ kể từ khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên nắm quyền vào năm 2016, các cuộc tập trận quân sự gần đây và các cuộc thảo luận cấp làm việc dường như vẫn cho thấy quan hệ quốc phòng song phương được duy trì.

Lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc Mỹ cử tàu sân bay USS Carl Vinson đến Đà Nẵng, trong một minh chứng mang tính biểu tượng cao về sự khăng khít hơn của mối quan hệ Việt - Mỹ. James Mattis, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó gọi Washington và Hà Nội là “những đối tác cùng chí hướng” trên Biển Đông, cho thấy mối quan hệ sẽ tiếp tục phát triển. Vào tháng 8/2018, ông Mattis cũng đã tiếp đón những người đồng cấp Indonesia và sau đó là Malaysia tại Lầu Năm Góc.

1663309499153.png

1663309616905.png

1663309545450.png

1663309573215.png

.......................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Những phản ứng khác

Có những quốc gia khác cũng đang đóng vai trò quân sự trên Biển Đông. Một trong số đó trong khu vực là Đài Loan. Vì mối quan hệ xích mích với Trung Quốc, quốc gia tuyên bố quyền sở hữu Đài Loan, Đài Bắc đã cố gắng tránh những đối kháng không cần thiết đối với Bắc Kinh bằng cách không thách thức các tuyên bố chủ quyền bất thường của họ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Đài Bắc đã tìm cách tăng cường sự hiện diện quân sự của mình ở Biển Đông, đặc biệt là ở Itu Aba (còn được gọi là đảo Ba Bình) - hòn đảo tự nhiên lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Ví dụ, vào năm 2012, Đài Loan đã hoàn thành dự án mở rộng đường băng ở đó, cho phép máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules tiếp cận hòn đảo. Đài Loan cũng có khả năng bố trí pháo phòng không và cố gắng che giấu các hoạt động của mình bằng cách làm mờ các hình ảnh trên Google Earth về hòn đảo này. Cuối cùng, Đài Loan thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận quân sự ngoài khơi đảo Ba Bình, cho dù để răn đe các bên tuyên bố chủ quyền hay để thực hành các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn. Một cuộc tập trận bắn đạn thật vào tháng 8/2017 đã gây chỉ trích nghiêm trọng, không phải từ Trung Quốc mà từ Việt Nam, quốc gia cũng tranh chấp đảo Ba Bình cùng với Philippines. Về phần mình, Đài Loan cho biết họ sẽ tiếp tục giữ vững quyền kiểm soát của mình ở đó.

1663385034852.png

1663385115326.png

1663385139899.png

Đảo Ba Bình do Đài Loan kiểm soát

Các nước phương Tây khác, bao gồm cả Anh và Pháp, đã tham gia vào nhiều FONOP để thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Ví dụ, vào cuối tháng 8/2018, tàu HMS Albion của Hải quân Hoàng gia Anh đã thách thức các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo Hoàng Sa. London được cho là đang xem xét kế hoạch điều động tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến khu vực để hỗ trợ các hoạt động của Ôxtrâylia. Anh và Mỹ vào tháng 01/2019 cũng đã tổ chức các cuộc tập trận chung ở Biển Đông. Trong khi đó, Anh cùng với Pháp vào tháng 6/2018 đã tiến hành các FONOP chung gần tất cả thực thể mà Trung Quốc chiếm giữ trên Quần đảo Trường Sa, bao gồm tại đá Chữ Thập, đá Vành Khăn và đá Xubi. Pháp dường như đã điều động ít nhất 05 tàu qua Biển Đông trong năm 2017.

1663385238559.png

1663385270093.png

Tàu HMS Albion của Hải quân Hoàng gia Anh trên Biển Đông

Từ một góc nhìn rộng hơn, Đô đốc Davidson, Tư lệnh INDOPACOM của Mỹ, cho biết vào tháng 2/2019: “Chúng tôi đã có các đồng minh và đối tác trong khu vực - Anh, Nhật Bản, Ôxtrâylia, New Zealand, Canada, Pháp, tất cả dưới hình thức này hay hình thức khác đều tăng cường hoạt động của họ ở Biển Đông và tôi nghĩ điều đó cho thấy cộng đồng quốc tế sẵn sàng đẩy lùi tham vọng của Trung Quốc”.

Kết luận

Xem xét phân tích ở trên, có ít nhất ba điểm chính có thể được rút ra cho tương lai. Đầu tiên, khi so sánh với các bên tranh chấp ở Biển Đông, việc quân sự hóa khu vực của Trung Quốc là vô song, và do đó đặt ra câu hỏi: Các bước tiếp theo của Bắc Kinh có thể sẽ là gì? Một vài trong những bước đi đó là rõ ràng, nhưng một vài bước đi khác vẫn chưa thể biết. Ví dụ, rất có thể Trung Quốc cuối cùng sẽ cho máy bay chiến đấu hạ cánh trên đảo Trường Sa và có khả năng cất giữ chúng trong các nhà chứa máy bay mới được xây dựng hiện có ở đó. Nếu điều này xảy ra, thì đó sẽ là dấu hiệu rõ ràng nhất về việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông - trái ngược với cam kết của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Mỹ vào năm 2015 là không quân sự hóa quần đảo Trường Sa. Các bước đi khác của Bắc Kinh bao gồm tăng cường các cuộc tuần tra trên không và trên biển, không chỉ sử dụng các khí tài của không quân và hải quân Trung Quốc mà cả của lực lượng cảnh sát biển và dân quân biển nước này. Không rõ liệu Trung Quốc có triển khai vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) được đồn đoán từ lâu trên Biển Đông để bổ sung cho ADIZ của Bắc Kinh được thiết lập vào năm 2013 trên Biển Hoa Đông trong bối cảnh tranh chấp quần đảo Senkaku / Điếu Ngư với Nhật Bản hay không. Tuy nhiên, Biển Đông lớn hơn nhiều lần so với Biển Hoa Đông và do đó, có thể sẽ đòi hỏi sự bao quát liên tục với số lượng lớn hơn các phương tiện tuần tra mà Trung Quốc hiện có. Ngay cả trong trường hợp khu vực Biển Hoa Đông nhỏ hơn nhiều, Bắc Kinh hoặc không muốn hoặc không thể thực thi ADIZ để giải quyết mọi hành vi xâm phạm khi chưa được phép.

Thứ hai, ngoài Việt Nam, các quốc gia phản đối trong ASEAN đã không phát triển các khả năng A2AD mà người ta có thể hy vọng sẽ gây khó khăn hơn đối với việc chiếm đảo của Trung Quốc trong tương lai hoặc mở rộng quyền kiểm soát trên thực tế trong khu vực như đã làm tại Bãi cạn Scarborough năm 2012. Các nước như Indonesia, Malaysia, và Philippines nên xem xét việc đạt được những khả năng này - đặc biệt là ASCM, SAM và tàu ngầm hiện đại - bằng cách phát triển quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ và các cường quốc khác có thể cung cấp vũ khí cho họ, bao gồm cả Nga. Họ sẽ phải tăng mức chi tiêu quốc phòng để có thể trang bị những vũ khí mới này, như chúng ta đã thấy, sẽ vô cùng khó khăn. Ngoài khả năng của A2AD, các bên yêu sách ASEAN nên xem xét giá trị cao của lực lượng bảo vệ bờ biển để hoạt động trong vùng xám.

Việc củng cố lực lượng bảo vệ bờ biển gần đây của Indonesia cần được hoan nghênh. Về mặt hải quân, các tàu khu trục nhỏ hiện đại, bên cạnh lợi ích chiến đấu, có thể thực hiện các chức năng tăng cường ý thức môi trường biển (MDA) cùng với các máy bay và tàu khác của không quân và hải quân, chẳng hạn như tàu ngầm và máy bay không người lái giám sát, để nâng cao hiểu biết của các bên tranh chấp về các hoạt động của Trung Quốc. Các quốc gia ASEAN sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ một bức tranh hoạt động chung, dựa trên dữ liệu MDA được chia sẻ.

Thứ ba, và cuối cùng, bộ Tứ, cùng với các cường quốc khác, nên tiến hành FONOP để thực thi luật pháp quốc tế và các chuẩn mực hành vi. Họ cũng nên tiến hành các cuộc tập trận chung để nhấn mạnh tính răn đe và quyết tâm. Tuy nhiên, bộ Tứ, không có bất kỳ quốc gia ASEAN nào tham gia, tạo ấn tượng rằng các cường quốc đang phối hợp hành động để “kiềm chế” Trung Quốc và theo đuổi cạnh tranh cường quốc hơn là thực thi luật pháp và chuẩn mực hành vi quốc tế. Do đó, việc tích hợp ít nhất một quốc gia ASEAN - ngay cả khi không phải là một bên tranh chấp trên Biển Đông - sẽ rất hữu ích. Trong lần tập hợp đầu tiên của bộ Tứ vào năm 2007, cơ chế này đã tổ chức một cuộc tập trận hải quân chung với Singapore với tư cách là một quốc gia bên ngoài. Hơn nữa, mối quan tâm gần đây từ Vương quốc Anh và Pháp đối với FONOP nên được tiếp cận một cách tế nhị. Lịch sử đen tối của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân châu Âu trong khu vực có thể gây ra phản ứng dữ dội nếu những hành động này không được điều chỉnh phù hợp để giải quyết các yêu sách quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, tóm lại, khu vực và bộ Tứ nên hoan nghênh những quốc gia này và các quốc gia có thể quan tâm khác để củng cố mối quan ngại của quốc tế về hành vi của Trung Quốc./.

 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tác chiến mạng tại Ukraine

Đây là bản đánh giá sơ bộ về tác chiến mạng trong cuộc xung đột Ukraine dựa trên các thông tin công khai. Ukraine không phải là “cuộc chiến tranh mạng” đầu tiên - chính thuật ngữ này chẳng có ý nghĩa gì - nhưng nó là cuộc xung đột lớn đầu tiên liên quan đến các hoạt động tác chiến mạng quy mô lớn. Cuộc xâm lược không hiệu quả của Nga cho đến nay, trong đó các hoạt động mạng mang lại ít lợi ích, đã đặt ra câu hỏi về sự cân bằng giữa phòng thủ và tấn công trong mạng, việc sử dụng các hoạt động tấn công trên không gian mạng cũng như các yêu cầu về lập kế hoạch và hành động phối hợp. Khả năng phòng thủ tốt hơn mong đợi của Ukraine dường như là một dấu ấn trong cuộc xâm lược này và là lý do chính khiến các nỗ lực tác chiến mạng của Nga mang lại hiệu quả hạn chế.

Nhiều khả năng, Ukraine, được cảnh báo trước bởi các hành động tác chiến mạng của Nga bắt đầu từ năm 2014, do đó đã chuẩn bị tốt hơn. Họ cũng được hỗ trợ trong hoạt động phòng thủ mạng bởi các quốc gia thân thiện và các tổ chức tư nhân mà họ đã phát triển các mối quan hệ hợp tác trước khi cuộc xung đột này xảy ra. Sự chuẩn bị này cho phép Ukraine tránh được nhiều hoạt động tấn công mạng của Nga, và cho thấy rằng một lực lượng phòng thủ được chuẩn bị tốt và hùng mạnh có thể có lợi thế hơn trước các cuộc tấn công trong không gian mạng.

1663417202455.png

1663417220943.png

1663417318645.png

Nga sáp nhập Crimea năm 2014

Trước đó, Nga đã sử dụng các cuộc tấn công mạng nhằm vào Ukraine để phá hủy hoặc làm hư hại cơ sở hạ tầng và dữ liệu. Họ đã cố gắng làm như vậy một lần nữa vào năm 2022. Dựa vào các thông tin công khai, Nga đã phát động một chiến dịch mạng rộng khắp ngay trước cuộc tấn công (xem phụ lục để biết danh sách các sự kiện đã biết). Một số báo cáo cho thấy sự gia tăng đáng kể về số lượt khai thác vào ngày đầu tiên. Mục đích dường như là để tạo ra tình trạng hỗn loạn và áp đảo các khả năng phòng thủ của Ukraine. Nga đã tìm cách làm gián đoạn các dịch vụ và cài đặt phần mềm độc hại phá hoại vào các mạng của Ukraine bao gồm lừa đảo, từ chối dịch vụ và lợi dụng các lỗ hổng phần mềm. Một công ty đã xác định được 8 loại phần mềm phá hoại khác nhau được Nga sử dụng trong các cuộc tấn công này. Các mục tiêu chính là các trang web của chính phủ Ukraine, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và năng lượng, các tổ chức tài chính và các hãng truyền thông, nhưng các cuộc tấn công mạng bao gồm hầu hết các lĩnh vực quan trọng. Đây là một cuộc tấn công trên diện rộng sử dụng toàn bộ các khả năng mạng của Nga để phá hoại Ukraine, nhưng không thành công.
Thành công trong hoạt động mạng quan trọng nhất của Nga cho đến nay là sự cố vệ tinh KA-SAT của Viasat Inc. Điều này đã tạo ra thiệt hại đáng kể lan rộng ra ngoài lãnh thổ Ukraine nhưng cuối cùng không mang lại lợi thế về quân sự cho Nga. Cuộc tấn công này có thể là một phần của một cuộc tấn công mạng rộng lớn hơn và được phối hợp đã được chứng minh là không thành công hoặc người Nga có thể không nghĩ rằng các hoạt động dịch vụ được phục hồi nhanh chóng là nhờ sự hỗ trợ từ bên ngoài. Các chỉ số đối với Viasat và đối với các hành động khác không phải là liệu một cuộc tấn công mạng có hiệu quả về mặt thâm nhập mạng hay sự gián đoạn của các dịch vụ hoặc dữ liệu hay không, mà là liệu hiệu quả của nó có giúp đạt được trong trường hợp này, việc chiếm đóng Ukraine và xóa bỏ chính phủ được bầu của họ hay không. Theo chỉ số này, cuộc tấn công Viasat được đánh giá là không thành công.

Phụ lục: Các vụ tiến công mạng chống lại Ukraine

Tháng 10 năm 2021:
Các tin tặc đã tạo ra phần mềm độc hại IssacWiper vào hoặc trước ngày 19 tháng 10 năm 2021, theo dấu thời gian của mã này, sau đó chúng được triển khai tới các mạng của chính phủ Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Tháng 11 năm 2021:Các tin tặc bắt đầu phát triển các trang web mô phỏng của chính phủ Ukraine bằng phần mềm độc hại được nhúng trong các liên kết trên các trang web giả mạo. Các nhà nghiên cứu đã liên tưởng hoạt động này với các tác nhân có quan hệ với GRU của Nga và tin rằng hoạt động này có liên quan đến cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) phân tán lần thứ hai vào tháng 2 năm 2022 nhằm vào khu vực ngân hàng Ukraine và các trang web của chính phủ.

Tháng 12 năm 2021: Các tin tặc đã phát triển phần mềm độc hại HermeticWiper, theo dấu thời gian cũ nhất nhất của mã này, được sử dụng trong một cuộc tấn công vào tháng 2 năm 2022 nhằm vào các tổ chức tài chính và nhà thầu chính phủ Ukraine.

Tháng 12 năm 2021: Một nhóm hacker nhắm mục tiêu vào Cơ quan Di trú Nhà nước Ukraine bằng một cuộc tấn công lừa đảo. Vào tháng 11 năm 2021, Cơ quan An ninh Ukraine đã liên tưởng các thành viên của nhóm này mà các nhà nghiên cứu tin rằng đã thực hiện cuộc tấn công này với Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB).

Tháng 12 năm 2021: Các tin tặc nghi ngờ có quan hệ với GRU của Nga, bắt đầu phát triển phần mềm độc hại được sử dụng trong các cuộc tấn công lừa đảo vào tháng 3 và tháng 4.

Tháng 12 năm 2021: Một nhóm nghi ngờ có quan hệ với FSB Nga đã xâm nhập mạng của một tổ chức an toàn hạt nhân. Các tin tặc đã đánh cắp dữ liệu từ tổ chức này đến tháng 3 năm 2022.

Tháng 1 năm 2022:Các tin tặc đã triển khai phần mềm độc hại phá hoại (WhisperGate), giả dạng ransomware, trên nhiều hệ thống của chính phủ Ukraine, tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức công nghệ thông tin. Các nhà nghiên cứu đã liên tưởng cuộc tấn công này với các tin tặc có quan hệ tình nghi với GRU của Nga.

Tháng 1 năm 2022:các tin tặc đã nhắm mục tiêu vào khoảng 70 trang web của chính phủ Ukraine, đánh sập một số trang web và xóa trang web của Bộ Ngoại giao. Hành động xóa trang web nàylà một thông điệp đe dọa được gửi đến người Ukraine và là thông báo về việc lộ lọt dữ liệu cá nhân mà sau đó đã bị Trung tâm Truyền thông Chiến lược và An ninh Thông tin của Ukraine bác bỏ.

Tháng 1 năm 2022:Các tin tặc nhắm mục tiêu vào một cơ quan chính phủ phương Tây hoạt động ở Ukraine bằng một cuộc tấn công lừa đảo. Họ đã đăng tải một bản sơ yếu lý lịch có phần mềm độc hại lên một nền tảng đăng tuyển dụng của Ukraine và nộp nó cho cơ quan chính phủ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, theoCơ quan An ninh Ukrainec,cuộc tấn công này là do một nhóm hacker trước đây có liên hệ với FSB Nga tiến hành.

Tháng 2 năm 2022: Các tin tặc đã nhắm mục tiêu vào một công ty năng lượng Ukraine bằng phần mềm độc hại gián điệp thông qua một cuộc tấn công lừa đảo. Nhóm Ứng cứu Khẩn cấp Máy tính của Ukraine (CERT-UA) quy các cuộc tấn công này là do một nhóm có lịch sử nhắm mục tiêu vào các tổ chức chính phủ Ukraine kể từ ít nhất là tháng 3 năm 2021 và nghi ngờ có quan hệ với GRU của Nga.

Tháng 2 năm 2022:Các tin tặc đã thay mặt các cơ quan nhà nước Ukraine gửi email lừa đảo bằng phần mềm độc hại giả mạo là phần mềm dịch ngôn ngữ Ukraine. Các nhà nghiên cứu quy kết cuộc tấn công này là do một nhóm có quan hệ với GRU của Nga.

Tháng 2 năm 2022: Các tin tặc nhắm mục tiêu vào lĩnh vực ngân hàng Ukraine và các trang web của chính phủ bằng một loạt các cuộc tấn công DDoS, tạm thời đưa các trang web này vào trạng thái ngoại tuyến. Mỹ, Vương quốc Anh và Úc quy kết các cuộc tấn công nhằm vào các tổ chức tài chính là do GRU của Nga thực hiện.

Tháng 2 năm 2022: Tờ The Times thông báo các tin tặc Trung Quốc đã nhắm mục tiêu vào các lỗ hổng trong hơn 600 cơ sở hạ tầng trọng yếu và Bộ Quốc phòng ở Kyiv nhằm cố gắng xâm nhập dữ liệu và làm gián đoạn các dịch vụ. Nguồn tin của họ khẳng định là từ Cơ quan An ninh Ukraine, nhưng cơ quan này phủ nhận sự quy kết này.

Tháng 2 năm 2022:Các tin tặc đã nhắm mục tiêu các trang web thuộc lĩnh vực ngân hàng Ukraine và chính phủ Ukraine bằng một cuộc tấn công DDoS, khiến một số trang web không thể truy cập được. Đây là cuộc tấn công DDoS thứ hai nhằm vào các ngân hàng và trang web của chính phủ Ukraine trong hai tuần.

Tháng 2 năm 2022:Các tin tặc đã triển khai một phần mềm độc hại phá hoại (HermeticWiper) để phá hủy khoảng 300 hệ thống của hơn một chục tổ chức tài chính, chính phủ, năng lượng, công nghệ thông tin và nông nghiệp ở Ukraine. Các nhà nghiên cứu đã liên kết cuộc tấn công này với một nhóm có quan hệ với GRU của Nga.

Tháng 2 năm 2022: Các tin tặc triển khai một trình mã hóa tệp trên mạng của một công ty nông nghiệp. Các nhà nghiên cứu đánh giá điều này có khả năng nhằm vào hoạt động sản xuất ngũ cốc ở Ukraine và cho rằng vụ tấn công là do một nhóm nghi ngờ có quan hệ với GRU của Nga.

Tháng 2 năm 2022: Các tin tặc nhắm mục tiêu vào Kyiv Post bằng một cuộc tấn công DDoS, buộc trang web này phải ngoại tuyến. Kyiv Post đã xuất bản tin tức trên các nền tảng truyền thông xã hội cho đến khi kết nối được khôi phục.

Tháng 2 năm 2022:
Các tin tặc triển khai phần mềm độc hại phá hoại (IsaacWiper) trên mạng của chính phủ Ukraine.

Tháng 2 năm 2022:Các tin tặc nhắm mục tiêu vào các thành viên chính phủ châu Âu có liên quan đến việc điều phối hậu cần cho những người tị nạn chạy trốn khỏi Ukraine bằng một cuộc tấn công lừa đảo. Các tin tặc đã sử dụng một email bị xâm nhập của một quân nhân Ukraine.

Tháng 2 năm 2022:Các tin tặc nhắm mục tiêu vào công ty truyền thông vệ tinh Viasat bằng phần mềm độc hại phá hoại, vô hiệu hóa các modem giao tiếp với vệ tinh KA-SAT của Viasat Inc. Cuộc tấn công đã ảnh hưởng đến kết nối trên khắp Ukraine và châu Âu, vì vệ tinh cung cấp truy cập internet cho khách hàng ở nhiều quốc gia. Vương quốc Anh, Mỹ và Liên minh châu Âu quy kết cuộc tấn công này là do Nga thực hiện.

Tháng 2 năm 2022: Một nhóm hacker, được các nhà nghiên cứu liên kết với chính phủ Belarus, nhắm mục tiêu vào những người Ukraine nổi tiếng thông qua một cuộc tấn công lừa đảo. Các tin tặc cố gắng truy cập vào tài khoản mạng xã hội của các cá nhân này và đăng tải thông tin sai lệch về các lực lượng Ukraine.

Tháng 2 năm 2022: Các tin tặc đã nhắm mục tiêu vào một trạm kiểm soát biên giới Ukraine bằng phần mềm độc hại phá hoại buộc các quan chức phải xử lý những người chạy trốn vào Romania theo cách thủ công.

Tháng 3 năm 2022:Các tin tặc đã nhắm mục tiêu vào ít nhất 30 trang web của các trường đại học Ukraine. Các nhà nghiên cứu tin rằng cuộc tấn công này đến từ một nhóm có trụ sở tại Brazil, công khai ủng hộ Nga.

Tháng 3 năm 2022: Các tin tặc nhắm mục tiêu vào nhà cung cấp viễn thông Triolan vào ngày 9 tháng 3 và ngày 24 tháng 2, ảnh hưởng đến việc kết nối mạng. Một nguồn tin từ Triolan cho biết các tin tặc đã đặt lại cài đặt máy tính của công ty về mức xuất xưởng và một số thiết bị yêu cầu phải tiếp cận vật lý để khôi phục, điều này rất khó do cuộc khủng hoảng đang diễn ra.

Tháng 3 năm 2022: Một tin tặc bị nghi ngờ có liên kết với Nga đã nhắm mục tiêu vào một công ty phát thanh truyền hình lớn bằng phần mềm độc hại phá hoại (DesertBlade).

Tháng 3 năm 2022: Các tin tặc nhắm mục tiêu vào các tổ chức từ thiện, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức viện trợ khác cung cấp hỗ trợ cho Ukraine bằng phần mềm độc hại có ý định làm gián đoạn các hoạt động dịch vụ.

Tháng 3 năm 2022:Các tin tặc nhắm mục tiêu vào người Ukraine bằng một cuộc tấn công lừa đảo nhằm triển khai phần mềm độc hại xâm phạm dữ liệu người dùng. Email này hứa sẽ thanh toán “số tiền 15.000” từ chính phủ như một sự hỗ trợ trong “thời điểm khó khăn này”.

Tháng 3 năm 2022: Một tin tặc bị nghi ngờ có liên hệ với Nga đã nhắm mục tiêu vào một cơ sở nghiên cứu của Ukraine. Trong quá khứ, những âm mưu vũ khí giả của Nga là đặc trưng của thể chế này.

Tháng 3 năm 2022: Một nhân tố quốc gia-nhà nước Nga bị tình nghi đã đánh cắp dữ liệu từ một tổ chức an toàn hạt nhân.

Tháng 3 năm 2022: Theo nhà điều hành, các tin tặc đã nhắm mục tiêu vào mạng Vinasterisk, ảnh hưởng đến kết nối ở miền tây Ukraine.

Tháng 3 năm 2022:Các tin tặc triển khai phần mềm độc hại phá hoại (CaddyWiper) trong các tổ chức Ukraine. Các nhà nghiên cứu đã liên kết cuộc tấn công này với một nhóm có quan hệ với GRU của Nga.

Tháng 3 năm 2022:Các tin tặc nhắm mục tiêu Ukraine 24, một công ty truyền thông ngoài Kyiv, để thông báo rằng Tổng thống Zelensky tuyên bố đầu hàng Nga. Tổng thống Zelensky sau đó đã đăng một đoạn video khẳng định tin nhắn này là giả mạo.

Tháng 3 năm 2022: Các tin tặc nhắm mục tiêu vào hệ thống của các cơ quan nhà nước Ukraine bằng một cuộc tấn công lừa đảo. Theo CERT-UA, cuộc tấn công xuất phát từ một nhóm liên kết với Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR).

Tháng 3 năm 2022: Các tin tặc đã nhắm mục tiêu vào một số hãng tin tức Ukraine, xóa các nền tảng bằng các biểu tượng bị cấm ở Ukraine. Cơ quan An ninh Ukraine tuyên bố họ đã xác định được các mạng và các máy chủ được những kẻ tấn công sử dụng.

Tháng 3 năm 2022: Các tin tặc triển khai phần mềm độc hại phá hoại (DoubleZero) nhắm vào các doanh nghiệp Ukraine.

Tháng 3 năm 2022:Các tin tặc đã nhắm mục tiêu trang web của Hội Chữ thập đỏ Ukraine, buộc trang web này phải ngừng hoạt động trong vài giờ.

Tháng 3 năm 2022:Các tin tặc nhắm mục tiêu vào các tổ chức Ukraine bằng một cuộc tấn công lừa đảo. Phần mềm độc hại tải lên một cửa hậu(phần mềm độc hại backdoor) cho phép tin tặc truy cập và kiểm soát dữ liệu hệ thống. CERT-UA cho rằng các cuộc tấn công này là do một nhóm được Cơ quan An ninh Ukraine tuyên bố trước đây có quan hệ với FSB Nga.

Tháng 3 năm 2022:Các tin tặc Trung Quốc nhắm mục tiêu vào Ukraine trong một cuộc tấn công lừa đảo, theo các nhà nghiên cứu. Email này bao gồm một tài liệu chứa phần mềm độc hại giả mạo là đến từ Cảnh sát Quốc gia Ukraine.

Tháng 3 năm 2022:Các tin tặc nhắm mục tiêu vào một nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần có trụ sở tại miền Tây Ukraine. Các nhà nghiên cứu đã liên kết cuộc tấn công này với một nhóm nghi ngờ có liên quan đến GRU của Nga.

Tháng 3 năm 2022:Các tin tặc đã sử dụng các trang web WordPress để nhắm mục tiêu vào 10 trang web bằng các cuộc tấn công DDoS, bao gồm các cơ quan chính phủ Ukraine, các tổ chức tư vấn và các trang web tài chính.

Tháng 3 năm 2022:Các tin tặc nhắm mục tiêu vào Ukrtelecom, một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất ở Ukraine, buộc kết nối ở nước này giảm xuống 13% so với trước cuộc chiến. Các chuyên gia của Cơ quan Nhà nước về Truyền thông Đặc biệt và Bảo vệ Thông tin của Ukraine đã khôi phục kết nối trong vòng vài giờ sau cuộc tấn công.

Tháng 3 năm 2022:Các tin tặc nhắm mục tiêu vào các tổ chức và cá nhân Ukraine bằng một cuộc tấn công lừa đảo. Email lừa đảo được cho là từ Bộ Giáo dục và Khoa học Ukraine và phần mềm độc hại này cho phép tin tặc truy cập vào dữ liệu nhạy cảm và thông tin nhận dạng người dùng.

Tháng 4 năm 2022: Các tin tặc đã nhắm mục tiêu vào tài khoản Telegram của các quan chức chính phủ Ukraine bằng một cuộc tấn công lừa đảo nhằm chiếm quyền truy cập vào các tài khoản.

Tháng 4 năm 2022: Một nhóm nhắm mục tiêu vào một số tổ chức truyền thông Ukraine trong nỗ lực truy cập lâu dài vào mạng của họ và thu thập thông tin nhạy cảm. Microsoft đã nắm quyền kiểm soát bảy miền trên Internet mà nhóm đã sử dụng để giảm thiểu các cuộc tấn công này. Nhóm này có mối liên hệ với GRU của Nga.

Tháng 4 năm 2022:Các tin tặc nhắm mục tiêu vào một cơ sở năng lượng của Ukraine, nhưng sự hỗ trợ của CERT-UA và khu vực tư nhân đã ngăn cản phần lớn nỗ lực đóng cửa các trạm biến áp điện ở Ukraine. Các nhà nghiên cứu tin rằng cuộc tấn công đến từ cùng một nhóm có mối quan hệ nghi ngờ với GRU của Nga nhằm vào lưới điện của Ukraine vào năm 2016, sử dụng bản cập nhật phần mềm độc hại này.

Tháng 4 năm 2022:Các tin tặc đã nhắm mục tiêu vào bưu điện quốc gia của Ukraine bằng một cuộc tấn công DDoS, vài ngày sau khi phát hành một con tem mới tôn vinh một người lính biên phòng Ukraine. Cuộc tấn công đã ảnh hưởng đến khả năng điều hành cửa hàng trực tuyến của cơ quan này.

Tháng 4 năm 2022:Các tin tặc tạo một trang Facebook Ukraine 24 giả mạo, yêu cầu người dùng nhập dữ liệu cá nhân và thông tin thanh toán của họ.

Tháng 4 năm 2022:Các tin tặc đã sử dụng email của chính phủ Ukraine bị xâm nhập trong một cuộc tấn công lừa đảo. CERT-UA đã liên kết cuộc tấn công này với các tin tặc có quan hệ tình nghi với GRU của Nga.

Tháng 4 năm 2022: Các tin tặc nhắm mục tiêu vào các cơ quan nhà nước Ukraine bằng một cuộc tấn công lừa đảo.

Tháng 5 năm 2022: Tin tặc thực hiện một cuộc tấn công lừa đảo được cho là thay mặt cho CERT-UA bằng phần mềm độc hại xâm nhập dữ liệu người dùng. CERT-UA cho rằng vụ tấn công này là do các nhân tố có quan hệ với GRU của Nga.

Tháng 5 năm 2022:Các tin tặc tiến hành một cuộc tấn công lừa đảo để giành quyền truy cập vào dữ liệu xác thực. Email cảnh báo người nhận về một cuộc tấn công hóa học sắp xảy ra để thuyết phục người dùng mở tệp đính kèm chứa phần mềm độc hại của nó.

Tháng 6 năm 2022: Các tin tặc nhắm mục tiêu vào các tổ chức nhà nước Ukraine bằng một cuộc tấn công lừa đảo.

Tháng 6 năm 2022:Các tin tặc nhắm mục tiêu vào các tổ chức truyền thông ở Ukraine bằng một cuộc tấn công lừa đảo. CERT-UA cho rằng cuộc tấn công có "mức độ tin cậy trung bình" là do một nhóm nghi ngờ có quan hệ với GRU của Nga.

...............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Giá trị của các họat động mạng

Trong các cuộc xung đột liên quan đến quân đội hiện đại, các cuộc tấn công mạng được sử dụng hiệu quả nhất khi kết hợp với chiến tranh điện tử (EW), các chiến dịch gây rối thông tin, các cuộc tấn công chống vệ tinh và các loại đạn dược dẫn đường chính xác. Mục tiêu là làm giảm lợi thế thông tin và các tài sản vô hình (chẳng hạn như dữ liệu), thông tin liên lạc, các tài sản tình báo và các hệ thống vũ khí để tạo ra lợi thế trong tác chiến. Các hành động gây thiệt hại nhất sẽ kết hợp các loại đạn dược dẫn đường chính xác và các cuộc tấn công mạng để vô hiệu hóa hoặc tiêu diệt các mục tiêu trọng yếu. Các hoạt động mạng cũng có thể được sử dụng cho mục đích chính trị thông qua làm gián đoạn hoạt động tài chính, năng lượng, giao thông vận tải và các dịch vụ của chính phủ để áp đảo việc ra quyết định của bên phòng thủ và tạo ra tình trạng hỗn loạn xã hội. Nga đã không thể đạt được bất kỳ mục tiêu nào kể trên ở quy mô lớn.

Nói điều đó có thể xúc phạm cộng đồng mạng, nhưng các cuộc tấn công mạng được đánh giá quá cao. Mặc dù hoạt động gián điệp và tội phạm có khả năng tác động rất lớn, nhưng chúng không có tính quyết định trong xung đột vũ trang. Một cuộc tấn công mạng thuần túy, như hầu hết các nhà phân tích lưu ý, là không đủ để buộc bất kỳ đối thủ nào, trừ đối thủ yếu kém nhất, chấp nhận thất bại. Không ai đã từng bị giết bởi một cuộc tấn công mạng, và có rất ít trường hợp thiệt hại mà chúng ta có thể quan sát được. Thiệt hại “logic” từ các cuộc tấn công vào phần mềm và dữ liệu (chẳng hạn như hành động của Iran chống lại Aramco) là phổ biến, nhưng những cuộc tấn công này thường không tạo ra lợi thế chiến lược - có thể được xác định là buộc đối phương phải thay đổi hoặc nhượng bộ nếu không nói là không gây ra thiệt hại do chúng đã không được sử dụng ở quy mô lớn và thường xuyên, mà là theo cách không phối hợp và rời rạc. Cần phải có những nỗ lực liên tục và có hệ thống để gây tổn hại cho khả năng kháng cự của đối phương. Thực hiện một cuộc tấn công mạng cần phải nỗ lực thực sự nhiều hơn so với một hành động gây nhiều phiền toái. Điều này đòi hỏi phải lập kế hoạch, phát triển công cụ và trinh sát, tích hợp với các khả năng tấn công khác (như cuộc không kích của Israel vào các cơ sở hạt nhân của Syria). Việc kiểm tra tính hiệu quả nằm ở kết quả, được xác định bằng mức độ thiệt hại và liệu hoạt động mạng có buộc đối phương thay đổi kế hoạch hoặc nhượng bộ hay không. Ngoài ra, không giống như một cuộc tấn công thành công bằng vũ khí động năng, các cuộc tấn công mạng không đảm bảo sự phá hủy (một radar bị trúng tên lửa có thể được coi là một đống đổ nát, nhưng nhìn từ bên ngoài, một cuộc tấn công mạng thành công vào trạm radar có thể không khác với một cuộc tấn công mạng không thành công và bất kỳ thiệt hại nào có thể không phải là vĩnh viễn).

Hoạt động mạng trong xung đột rất hữu ích trong hoạt động gián điệp, để có được kiến thức trước về kế hoạch và các khả năng của đối phương, và để đánh lừa. Theo báo cáo, đã có một loạt hành động của Nga nhằm thâm nhập vào các mạng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khi bắt đầu cuộc xung đột, một biện pháp phòng ngừa hợp lý theo quan điểm của Nga, do lo ngại về khả năng NATO can thiệp. Bên tấn công phải cân nhắc giữa mất mát lợi ích của hoạt động gián điệp và lợi ích tiềm tàng từ một cuộc tấn công phá hủy. Trong nhiều trường hợp, lợi ích của hoạt động gián điệp mang lại vượt trội hơn lợi ích của một cuộc tấn công.

Một điểm yếu rõ ràng trong các hoạt động mạng của Nga là dường như thiếu sự phối hợp giữa các cuộc tấn công mạng và các cuộc tấn công thông thường. Ở cấp chiến thuật, các cuộc tấn công mạng mang lại lợi ích khi kết hợp với các loại vũ khí khác, bao gồm các hệ thống mạng thông thường, vũ khí dẫn đường chính xác, máy bay không người lái và chiến tranh điện tử. Sự kết hợp này có thể làm tê liệt các mạng lưới chỉ huy và các hệ thống vũ khí tiên tiến, đồng thời góp phần làm tiêu hao các lực lượng đối phương. Tuy nhiên, khi được sử dụng theo cách không dự tính trước, hoặc khi không được phối hợp với các hành động trên không và trên bộ, các cuộc tấn công mạng tỏ ra kém hữu ích hơn. Việc phối hợp các hành động mạng và các hành động động năng đòi hỏi một mức độ cao về lập kế hoạch và công tác tham mưu mà Nga đã lựa chọn không triển khai hoặc không có khả năng triển khai. Thời gian của một số hoạt động mạng của Nga cho thấy chúng sẽ nhằm hỗ trợ cho các hoạt động thông thường nhưng lại không thành công.

1663470899437.png

1663470940869.png

1663470955937.png

Hệ thống tác chiến điện tử của Nga

Các cuộc tấn công mạng có thể được sử dụng để tạo ra hoặc khuyếch đại hiệu ứng chính trị, nhưng điều quan trọng là phải nhận ra rằng các cuộc tấn công có khả năng củng cố ý chí kháng cự của bên phòng thủ vì chúng gây ra sự hoảng sợ. Chiến thuật mạng hiệu quả nhất là sử dụng kỹ thuật hack và thông tin sai lệch (như đã được thực hiện vào năm 2016 chống lại Mỹ) để tạo ra sự nhầm lẫn và thổi phồng sự bất mãn hiện có, do đó làm cho các chính phủ mất tập trung bằng cách tạo ra bất ổn xã hội và chính trị trong nước. Nga dường như không dồn lực cho vấn đề này ở Ukraine - việc gửi tin nhắn và email chứa các mối đe dọa chung chung là chưa đủ tạo ra hiệu ứng lớn. Không giống như các hành động vào năm 2016, Nga dường như không có kế hoạch và công việc được chuẩn bị trước để mở đường gây xáo trộn về chính trị ở Ukraine. Điều này thật khó hiểu, khi học thuyết của Nga trọng đến việc đưa sự chuẩn bị về chính trị "trước xung đột" vào kế hoạch tấn công và có thể cho thấy một quyết định có phần tự phát khi xâm lược Ukraine mà không được chuẩn bị kỹ lưỡng.

Hoạt động thông tin liên lạc của Nga không được an toàn. Nạn tham nhũng có thể đã đóng một vai trò nào đó trong các điểm yếu kém của hệ thống thông tin liên lạc của Nga, với việc các khoản ngân sách dành cho các thiết bị thông tin liên lạc an toàn được chuyển sang sử dụng cho mục đích cá nhân. Mặc dù các lực lượng tác chiến đặc biệt của Nga có quyền truy cập vào các trang thiết bị liên lạc chiến thuật hiện đại thông qua sử dụng mã hóa mạnh (đánh giá từ các hoạt động trước đó ở Ukraine), nhưng những trang thiết bị này lại không đủ để trang bị cho các đơn vị khác trong cuộc tấn công này. Một số đơn vị của Nga dựa vào các trang thiết bị Trung Quốc được bán rộng rãi trên thị trường không được bảo mật tốt. Những lực lượng khác dựa vào cơ sở hạ tầng viễn thông thương mại của Ukraine. Sự phụ thuộc này tạo ra hai khó khăn lớn. Thứ nhất, khi người Nga phá hủy cơ sở hạ tầng viễn thông của Ukraine, dù vô tình hay cố ý, điều này đã cản trở hoạt động thông tin liên lạc của chính họ. Thứ hai, việc dựa vào hệ thống liên lạc của đối phương tạo ra nhiều khả năng bị khai thác. Nhiều người suy đoán rằng một lý do dẫn đến tỷ lệ thương vong cao trong các sĩ quan cấp cao của Nga là do hệ thống thông tin liên lạc dễ bị tấn công của họ cho phép xác định chính xác vị trí của họ.

1663471059337.png

1663471151785.png

Tướng lĩnh Nga thiệt mạng tại Ukraine

...............
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,181
Động cơ
193,841 Mã lực
(Tiếp)

Chuẩn bị hoạt động mạng

Các hoạt động mạng thành công tạo ra gánh nặng cho nguồn nhân lực, công tác lập kế hoạch và hỗ trợ tình báo của bên tấn công. Về điều này, Ukraine giúp làm nổi bật một điểm mạnh của Quân đội Mỹ: năng lực lập kế hoạch và công tác tham mưu. Cách đây nhiều thập kỷ, việc bố trí vị trí tư lệnh tác chiến khu vực có trách nhiệm kiểm soát các lực lượng hải quân, không quân, mặt đất và mạng có thể tiến hành một cuộc tấn công (hoặc phòng thủ) phối hợp dựa trên kinh nghiệm lâu năm. Một lý do dẫn đến tổn thất của Mỹ trong Trận chiến Biển San hô (1942) là do hai cơ cấu chỉ huy không phối hợp để cung cấp khả năng trinh sát đầy đủ. Mỹ đã học được từ điều này. Cần phải có kế hoạch và công tác chuẩn bị để tối đa hóa hiệu quả của một cuộc tấn công mạng và điều này đạt được hiệu quả cao nhất khi các cuộc tấn công mạng được tích hợp với các khả năng tấn công khác.Việc nhấn mạnh vào tác chiến liên quân bắt đầu với Đạo luật Goldwater-Nichols là một thế mạnh khác có thể mang lại cho Mỹ lợi thế trong sử dụng các hoạt động tấn công mạng. Thành công bắt nguồn từ người chỉ huy có năng lực tạo ra hiệu ứng, gây sát thương và buộc đối phương phải rút lui, thay đổi kế hoạch hoặc đầu hàng. Các hoạt động mạng có thể đóng một vai trò quan trọng nếu chúng được sử dụng để dồn nguồn lực và phối hợp với các khả năng khác, một điều mà đòi hỏi cần phải có công tác tham mưu, hỗ trợ tình báo và lập kế hoạch.

Các bài viết của các tác giả người Nga gợi ý rằng họ biết rằng các cuộc tấn công mạng có thể làm gián đoạn công tác hậu cần và thông tin liên lạc (đây là một phần trong kế hoạch chống xung đột của họ). Các cuộc tấn công như vậy mang lại lợi thế về quân sự và các cuộc tấn công được lên kế hoạch hoặc thực hiện tốt hơn của Nga nhằm vào công tác hậu cần và thông tin liên lạc của Ukraine có thể đã sử dụng các phương tiện mạng để phá vỡ hoạt động chỉ huy và kiểm soát của Ukraine, can thiệp vào các hệ thống phòng không và hậu cần, đồng thời gieo rắc sự không chắc chắn và nghi ngờ vào việc ra quyết định của các chỉ huy (ví dụ như vị trí đóng quân hoặc tình trạng cung ứng). Tình hình không thể làm gián đoạn (cho đến nay) hoạt động. hậu cần và thông tin liên lạc của Ukraine có lẽ phản ánh tính tùy tiện trong câu dựng kế hoạch của Nga, những giả định sai lầm về kết quả mà lực lượng Nga sẽ thu được và sức mạnh của hệ thống phòng thủ mạng của Ukraine. Đối với cuộc xâm lược trên bộ, đã có một tính toán sai lầm về sức mạnh và hiệu quả trong khả năng kháng cự của người Ukraine. Nga có thể đang xem xét lại việc sử dụng tấn công mạng khi nước này điều chỉnh chiến lược ban đầu và sai lầm của mình. Tuy nhiên, nếu các lực lượng Nga hiện chuyển sang các chiến lược tương tự như những gì họ đã sử dụng ở Grozny hoặc Syria - bắn phá bừa bãi nhằm san phẳng các mục tiêu dân sự và quân sự - thì điều này có thể khiến các cuộc tấn công mạng, vốn ít mang tính phá hủy hơn và ít chắc chắn, trở thành ưu tiên thấp hơn.

Nga đã chỉ ra cách không sử dụng các hoạt động mạng để giành lợi thế trong xung đột vũ trang, nhưng những nỗ lực của nước này nêu bật những thực tiễn hiệu quả nhất. Bài học rõ ràng nhất là cần có sự chuẩn bị đầy đủ để tạo ra các cuộc tấn công phối hợp, đồng loạt vào các mục tiêu trọng yếu. Thứ hai là đạt được ưu thế về mạng bằng cách làm tê liệt những người phòng thủ mạng. Thứ ba là chuẩn bị chiến trường về mặt chính trị, tâm lý và kiểm soát dư luận xã hội về chiến dịch này càng nhiều càng tốt.

Hoạt động tin tặc

Một vấn đề nan giải để phân tích là xu hướng gây nhầm lẫn giữa các hành động mang tính biểu tượng của những tin tặc (hacker) với hiệu quả chiến lược thực tế. Mặc dù được giới truyền thông ca ngợi, nhưng các hành động mạng khác nhau của các tác nhân tư nhân nhằm vào các trang web của Nga không ảnh hưởng gì đến các hoạt động quân sự của Nga, các khả năng quân sự của nước này, hay giống như bất kỳ ai cũng có thể nói, các tính toán chiến lược của Putin. Kết quả của các hoạt động của “những tin tặc” và những nỗ lực của họ chống lại Nga đã được phóng đại. Nga đã không thay đổi hướng đi hoặc thay đổi các kế hoạch do kết quả của những nỗ lực của các hacker này, cũng như khả năng của Nga trong các hoạt động tấn công, ngay cả khi nó có thể đã bị suy giảm bởi hành động của các hacker. Dư luận Nga, phần lớn ủng hộ chiến tranh, dường như không bị ảnh hưởng bởi hoạt động tin tặc. Bằng các biện pháp này, hoạt động tin tặc không liên quan đến diễn biến của cuộc chiến này.

1663495550889.png

1663495574708.png

1663495594424.png

1663495618009.png

1663495881173.png

Các hệ thống tác chiến điện tử của Ukraine

Khi cuộc xung đột bắt đầu, hàng nghìn tình nguyện viên đã tham gia vào các hành động mạng chống lại Nga và bảo vệ các mục tiêu mạng của Ukraine. Vấn đề khó khăn nhất đối với một “đội quân” hàng nghìn tình nguyện viên dân sự là sự phối hợp. Các cơ chế và cơ sở hạ tầng để phối hợp cần phải có sự chuẩn bị trước. Đơn vị Phòng thủ mạng của Estonia là một ví dụ về cách tổ chức các nhóm như vậy sao cho hiệu quả. Estonia đã hỗ trợ Ukraine trước cuộc xâm lược này và có thể một số lực lượng phòng thủ mạng tình nguyện đã được tổ chức theo cách phân công họ vào các mục tiêu ưu tiên, tránh được sự trùng lặp về nỗ lực và các khoảng trống, đồng thời biến họ thành một nguồn năng lực mạng phụ trợ đáng tin cậy hơn. Bài học cho các quốc gia khác là các tình nguyện viên có thể hỗ trợ phòng thủ có giá trị nếu nỗ lực của họ được phối hợp và xây dựng khuôn khổ phối hợp và đối tác với các cơ quan chính phủ trước khi xảy ra xung đột. Những nỗ lực của lực lượng dân sự Ukraine nhằm cung cấp thông tin tình báo về các lực lượng Nga, trong khi phụ thuộc vào các mạng, không hẳn là những nỗ lực “mạng”, nhưng chúng mang lại lợi ích thực sự cho lực lượng phòng thủ.

......................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Các mục tiêu bên ngoài

Ukraine không phải là mục tiêu duy nhất có thể đối với các hành động mạng và Nga dường như đã tính đến các hoạt động mạng chống lại Mỹ và các đồng minh. Mỹ đã không bị tấn công, vì Putin có thể đã tính toán rằng hành động mạng chống lại Mỹ hoặc các đồng minh của Mỹ sẽ làm gia tăng xung đột mà không có lợi cho Nga và khiến cho cuộc chiến càng khó quản lý hơn. Điều này có thể thay đổi khi Putin trở nên thất vọng hơn với những thất bại trong các kế hoạch ban đầu của mình, nhưng các cân nhắc chiến lược cơ bản vẫn giữ nguyên - một cuộc tấn công mạng vào Mỹ sẽ không thể đạt được các mục tiêu của Nga ở Ukraine và sẽ làm tăng khả năng thất bại. Sự cân nhắc này có thể sẽ tiếp tục định hình bất kỳ hành động mạng nào của Nga.

Một yếu tố trong các tính toán ban đầu của Nga dường như là giới lãnh đạo chính trị và xã hội phương Tây không thích rủi ro, sẽ chọn không hành động và sẽ không chống lại được các mối đe dọa. Điều này cho đến nay đã được chứng minh là sai lầm (và giải thích rằng Nga cần tăng cường sức ép bằng cách đưa ra những lời đe dọa hạt nhân). Tuy nhiên, Putin có thể bị cám dỗ và phát động một chiến dịch mạng gây tổn hại chống lại Mỹ hoặc các đồng minh của Mỹ. Nếu ông ta tiếp tục theo cách tiếp cận giảm thiểu rủi ro, sự cám dỗ này sẽ lặp lại một cái gì đó giống như cuộc tấn công ransomware Colonial Pipeline, khiến người tiêu dùng Mỹ hoảng sợ và tạo ra căng thẳng chính trị cho chính quyền Biden đồng thời đưa ra một số lời phủ nhận. Matxcơva có thể quy kết hành động đó cho bọn tội phạm, phủ nhận trách nhiệm và hứa sẽ có hành động chống lại chúng. Điều này thậm chí sẽ hỗ trợ cho nỗ lực ngắn hạn của Nga trong việc nối lại các cuộc đàm phán về mạng với Mỹ.

Nga có thể tung ra loại phần mềm độc hại như NotPetya, vốn làm cho nền kinh tế toàn cầu thiệt hại hàng triệu USD (mà không mang lại lợi ích cho Nga). Các cuộc tấn công gây thiệt hại hơn nhằm vào các quốc gia ở “các nước ở gần” như Moldova, cũng có thể xảy ra. Các cân nhắc về hành động có thể xảy ra là tạo ra sự bất ổn chính trị tại quốc gia nạn nhân, ở dưới mức sử dụng vũ lực để làm giảm nguy cơ bị trả đũa và đưa ra khả năng chối bỏ nào đó, cho dù khả năng này không cao. Khi các lệnh trừng phạt tiếp tục tách nền kinh tế Nga khỏi phương Tây, thì chi phí cho các cuộc tấn công như vậy có thể giảm đối với Nga, từ bỏ động cơ tiến hành các hành động mạng. Không thể giành chiến thắng các cuộc chiến tranh bằng những trò chơi khăm mang tính trừng phạt, thậm chí những trò chơi khăm phải trả giá đắt cho nạn nhân. Câu hỏi quan trọng đối với bất kỳ quyết định nào của Nga là liệu điều đó có làm tăng khả năng Nga đạt được tiến bộ đối với các mục tiêu của mình ở Ukraine hay không. Các hành động độc hại như NotPetya thì không.

Một cuộc tấn công mạng phá hủy nhằm vào cơ sở hạ tầng trọng yếu của Mỹ có lẽ không có ý nghĩa gì theo quan điểm của Điện Kremlin. Nó sẽ không buộc Mỹ ngừng hỗ trợ Ukraine, nó sẽ không làm suy giảm khả năng quân sự của Mỹ và nó sẽ tạo ra áp lực chính trị để Mỹ phản ứng mạnh mẽ hơn. Các nhà lãnh đạo Nga đã không còn tôn trọng Mỹ sau những thất bại ở Iraq và Afghanistan (mặc dù chính quyền Biden đang bắt đầu khiến họ xem xét lại điều này), nhưng điều đó không có nghĩa là họ muốn gây chiến với Mỹ. Ưu tiên của Nga là đạt được tiến bộ đối với các mục tiêu của mình ở Ukraine trong khi tránh xung đột mở rộng với NATO hoặc Mỹ. Một cuộc tấn công mạng hạn chế nhằm vào Mỹ sẽ chỉ khiến tình hình của Nga trở nên tồi tệ hơn bằng cách mở rộng cuộc xung đột, và mặc dù Điện Kremlin thích sử dụng các mối đe dọa nhạy cảm, nhưng họ đã thận trọng hơn nhiều trong các hành động của mình.

Một chiến thuật tốt hơn đối với Nga có thể là thổi bùng sự bất mãn hiện nay trong các quốc gia dân chủ (như đã được thực hiện vào năm 2016) trước cuộc xâm lược này, để đánh lạc hướng các chính phủ bằng cách tạo ra các vấn đề ở trong nước. Người Nga dường như không cố gắng làm điều này, và ở châu Âu, họ phải đối mặt với một rào cản đáng kể được tạo ra bởi sự thiếu uy tín của họ và sự thù địch mà cuộc xâm lược này đã gây ra trong cộng đồng người dân châu Âu.

Các tuyên bố chính thức của Nga là một dấu hiệu không tốt về ý định, vì chúng được thiết kế để thao túng quan điểm phương Tây và thu hút tình cảm dân tộc chủ nghĩa của khán giả trong nước Nga. Trên thực tế, họ thường chỉ có một mối quan hệ mong manh. Nga tin rằng tư duy chiến lược của Mỹ là không thích rủi ro. Văn hóa chiến lược của chính họ phụ thuộc nhiều hơn vào việc sử dụng các mối đe dọa phóng đại. Đe dọa là một chiến thuật ngoại giao của Nga, và khó khăn trong việc phân biệt giữa âm mưu và kế hoạch làm giatăng tính không chắc chắn là điều bình thường trong chiến tranh. Điều đáng lo ngại là những mối đe dọa này có thể ngày càng phản ánh ban lãnh đạo Nga sẵn sàng xem xét các ý tưởng (sử dụng vũ khí hạt nhân, tấn công mạng vào phương Tây) từng bị cho là cấm kỵ hoặc có vẻ không hợp lý đối với một nhà hoạch định chính sách có lý trí.

Kiểm soát câu chuyện

Cuộc chiến giành quyền kiểm soát câu chuyện phần lớn xảy ra trong không gian kỹ thuật số và có thể được định hình bằng các hành động mạng. Sự chú ý của Nga đối với việc kiểm soát câu chuyện về cuộc xâm lược này, nhằm làm giảm sự chỉ trích và giành được sự ủng hộ của công chúng, phản ánh học thuyết đã có từ lâu của Nga về tầm quan trọng của bối cảnh chính trị và tâm lý của xung đột. Nó đề cập cả hoạt động chiến tranh mạng và tác chiến điện tử (EW). Nỗ lực này có cả kết quả tích cực và kết quả tiêu cực và câu chuyện này vẫn chưa được giải quyết. Nga đã không thành công ở Ukraine và ở những quốc gia ủng hộ Ukraine. Putin đã thua tại các nền dân chủ phương Tây và Ukraine nhưng đã thắng ngay tại nước Nga và ít nhất là có được vị trí của riêng mình trong lòng khán giả không phải là phương Tây ở Trung Quốc (được hỗ trợ bởi các nỗ lực tuyên truyền và kiểm soát sự kiện của chính Trung Quốc), Ấn Độ, Châu Phi, Trung Đông, và một số nước Châu Mỹ La Tinh.

Người Nga đã triển khai một số hệ thống EW di động và tương đối hiện đại trên chiến trường có khả năng tác chiến thông tin, chẳng hạn như Leer-3. Leer-3 đi kèm với máy bay không người lái có thể được sử dụng để gây nhiễu viễn thông và cung cấp các khả năng tương tự như các hệ thống Stingray của Phương Tây để thu các cuộc điện thoại di động và giám sát các phương tiện truyền thông xã hội để khai thác và tiến hành chiến tranh tâm lý (bao gồm cả việc gửi tin nhắn văn bản hàng loạt đến các số điện thoại di động mà hệ thống này thu được).

1663555582318.png

1663555632477.png

1663555649150.png

Hệ thống tác chiến điện tử di động Leer-3

Sự thất bại trong hoạt động tuyên truyền rộng lớn hơn của Nga chính là họ đã không thể truyển tải được những nội dung hấp dẫn đến khán thính giả Ukraine. Một chiến thuật tiêu chuẩn của Nga là đánh cắp cơ sở dữ liệu hoặc email và sau đó làm rò rỉ các dữ liệu này nhằm gây ra hiệu ứng. Đôi khi dữ liệu bị đánh cắp này được làm giả để khuếch đại hiệu ứng. Chiến thuật này đã không hiệu quả đối với Nga trong cuộc xâm lược của họ. Một bài học là mặc dù có kỹ năng và kinh nghiệm trong hoạt động cung cấp thông tin sai lệch, nhưng Nga vẫn phải đối phó với những thông tin tình báo công khai của phương Tây vốn làm giảm mạnh mẽ sự quyết đoán của Nga.Hoạt động tuyên truyền của Nga cũng không đủ để che giấu bằng chứng không thể phủ nhận về sự hiếu chiến, vi phạm luật pháp quốc tế và vi phạm nhân quyền được công bố công khai từ nhiều nguồn phi chính phủ. Hoạt động tuyên truyền có hiệu quả nhất khi nó khai thác được niềm tin, sự bất mãn hoặc hoài nghi hiện đang tồn tại, nhưng khi những điều kiện tiên quyết này không tồn tại, thậm chí sự lặp lại liên tục cũng không đủ để tạo ra tác động mang tính thuyết phục.

1663555826559.png

1663555797719.png

1663555853536.png

Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy hướng tiến công và các lực lượng Nga tại Ukraine

Một bài học khác từ Ukraine là các cuộc chiến trong tương lai sẽ cần tính đến tính phổ biến của các camera điện thoại di động, quyền truy cập công khai hình ảnh vệ tinh và thậm chí cả việc chặn thông tin liên lạc bằng các dịch vụ trực tuyến như WebSDR. Các nguồn thông tin công khai, phi chính phủ này làmsuy giảm bất kỳ nỗ lực nào nhằm kiểm soát sự kiện đồng thời mang lại lợi thế về thông tình báo thực tế. Những gì từng được coi là thông tin tình báo bí mật đang trở thành loại hàng hóa được công bố rộng rãi. Các chính phủ đã không mất độc quyền sử dụng vũ lực, nhưng bất kỳ hành động độc quyền nào mà họ có trong kiểm soát thông tin từ các khu vực chiến sự phần lớn đã không còn tồntại. Trên chiến trường, người dân có thể cung cấp thông tin có giá trị về lực lượng của đối phương. Các nhân tố dân sự có thể sử dụng công nghệ kỹ thuật số và di động để mở rộng đáng kể lượng thông tin có sẵn cho lực lượng mà họ hỗ trợ và làm phức tạp thêm các nỗ lực làm sai lệch hoặc phá hủy những thông tin đó. Chỉ có sự kiểm duyệt chặt chẽ nhất mới có thể hy vọng kiểm soát được các sự kiện và nhiều nguồn tin tức nằm ngoài phạm vi kiểm duyệt. Những nỗ lực của Nga nhằm gây nhiễu điện thoại di động hoặc ngăn chặn truy cập Internet ở Ukraine cũng không thành công. Việc lập kế hoạch làm thế nào để làm làm suy giảm hoặc kiểm soát thông tin liên lạc dân sự trải rộng trong các mạng lưới mạng toàn cầu phi tập trung cũng sẽ phải trở thành một phần của các hoạt động tấn công mạng.

1663556640034.png

1663556749637.png

1663556796117.png

1663556847298.png

Dân quân Ukraine

Việc sử dụng các dịch vụ nhắn tin riêng tư như Signal và Telegram (được người Nga và Ukraine sử dụng) có thể cung cấp một mức độ mã hóa đầu cuối để duy trì và bảo mật thông tin liên lạc. Việc sử dụng các dịch vụ này đã mang lại cho Ukraine lợi thế, cả về sự gắn kết xã hội và thông tin tình báo chiến thuật. Việc Nga không thể ngăn chặn quyền truy cập vào các dịch vụ nhắn tin là một thất bại lớn về thông tin tình báo và chỉ ra một vấn đề lớn hơn. Kết nối toàn cầu có nghĩa là các dịch vụ của bên thứ ba, không hiếu chiến có thể cung cấp các dịch vụ mà bên tấn công khó có thể làm gián đoạn trừ khi họ muốn tấn công các bên thứ ba trung lập. Điều này có thể làm cho các dịch vụ chủ yếu khó bị ngăn chặn và củng cố khả năng đối phó.

1663556170798.png

1663556105521.png

1663556269650.png

Quân đội Ukraine sử dụng hệ thống liên lạc vệ tinh Starlink trong tác chiến
..............
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Phòng thủ mạng
Đối với phòng thủ mạng, cuộc xung đột ở Ukraine là để làm bài học. Các cuộc tấn công mạng có thể ngăn chặn được đối với một quốc gia phòng thủ được chuẩn bị và có quyết tâm. Nga nhận thấy mình ở thế bất lợi vì Ukraine dường như đã học được từ các cuộc tấn công mạng gây tổn hại do Nga thực hiện vào năm 2014 và 2016. Các yếu tố quan trọng nhất của quốc phòng Ukraine là chuẩn bị và củng cố các mục tiêu có thể xảy ra, quan hệ đối tác và hỗ trợ từ các nhân tố mạng nước ngoài, và nhanh chóng phản ứng để vô hiệu hóa các cuộc tấn công, được phát hiện bằng cách giám sát các mạng trọng yếu. Các quốc gia lớn và nhỏ có thể sao chép điều này cho các hoạt động phòng thủ mạng riêng của mình.

1663723873926.png

1663723912137.png


Các cơ quan Ukraine đóng vai trò hàng đầu trong phòng thủ, nhưng phòng thủ không hoàn toàn dựa vào tài sản của chính phủ hoặc thậm chí của người Ukraine. Ukraine có một mạng lưới các đối tác (cả chính phủ và các công ty), có thể cung cấp đào tạo và hỗ trợ, bao gồm giám sát và giảm thiểu từ xa, trước khi cuộc xâm lược và sau khi cuộc xâm lược bắt đầu. Các công ty công nghệ đã cung cấp sự trợ giúp vô giá. Hành động tập thể kết hợp giữa quốc gia và nước ngoài, chính phủ và tư nhân, đã mang lại cho Ukraine lợi thế trong giám sát và phản ứng nhanh chóng để ngăn chặn các cuộc tấn công và sửa chữa hoặc loại bỏ các lỗ hổng. Những kẻ tấn công Nga thường thất vọng trong những nỗ lực của họ và ngay cả khi thành công, thì thành công đó cũng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Bài học là phát triển các mối quan hệ và gắn kết các đối tác thông qua các hành động vượt ra ngoài các cuộc họp và hội thảo để lập kế hoạch và thực hiện hiệu quả trước khi bất kỳ cuộc tấn công nào diễn ra.

1663723962642.png

1663724012473.png


Năm 2016, Ukraine công bố chiến lược an ninh mạng quốc gia và thiết lập mức độ dự phòng và khả năng phục hồi cho dữ liệu và mở rộng việc sử dụng mã hóa trước cuộc xâm lược này. Họ đã thực hiện một số biện pháp “vệ sinh” mạng cơ bản sau năm 2015. Vệ sinh mạng trước một cuộc tấn công có ý nghĩa quan trọng, nhưng yếu tố quan trọng nhất của phòng thủ là khả năng xác định và phản ứng nhanh chóng. Ukraine (với sự hỗ trợ từ bên ngoài) đã tiến hành giám sát theo thời gian thực các mạng và các hệ thống quan trọng để phát hiện sớm các hành vi khai thác và sau đó hành động nhanh chóng để chống lại chúng.Điều này đòi hỏi sự giám sát liên tục, một lĩnh vực mà nhiều quốc gia có thể cải thiện khả năng triển khai. Bất kỳ phòng tuyến mạng nào cũng có thể bị chọc thủng và tất cả phần mềm đều có các lỗ hổng có thể khai thác được. Đó là năng lực phản ứng ngay lập tức và hiệu quả trước các vụ xâm nhập mạngmà có thể là chìa khóa để phòng thủ thành công. Điều này đòi hỏi sự giám sát liên tục, một lĩnh vực mà nhiều quốc gia có thể cải thiện.
Ukraine được cho là đã sử dụng một thỏa thuận lưu trữ của bên thứ ba để di chuyển một số dữ liệu và dịch vụ ra ngoài ranh giới địa lý của cuộc xung đột này. Nếu không có gì khác, điều này đã làm phức tạp và hạn chế Nga xây dựng kế hoạch. Các quốc gia nhỏ có thể thiết kế cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và kiến trúc dữ liệu tận dụng lợi thế của các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba ngoài lãnh thổ để giảm thiểu khả năng bộc lộ, nâng cao khả năng phục hồi và làm phức tạp nhiệm vụ của bên tấn công.Các hoạt động thương mại đằng sau Internet không phải lúc nào cũng theo ranh giới địa lý. Sự lan rộng này sẽ tăng lên khi các chính phủ chuyển sang dựa vào các dịch vụ đám mây và các dịch vụ từ xa khác (kể cả phần mềm là một dịch vụ và kết nối vệ tinh). Việc tấn công các dịch vụ từ xa này đặt tại các quốc gia không tham chiếnthổi bùng nguy cơ gây ra hậu quả mà bên tấn công có thể muốn né tránh.

1663724059797.png

1663724091359.png


Các quốc gia lớn hơn như Mỹ có thể phải đối mặt với các vấn đề về quy mô trong việc sao chép loại hình phòng thủ này nếu Nga hoặc Trung Quốc quyết định triển khai các hoạt động không gian mạng chống lại họ tương tự như những gì đã cố gắng ở Ukraine. Mỹ là một môi trường “giàu mục tiêu” và nó chưa được tổ chức hoặc cung cấp nguồn lực để nhân đôi thành công của Ukraine. Tuy nhiên, kiểu tấn công trực diện này vẫn khó xảy ra, trong khi nhiều bài học từ cuộc xung đột Ukraine có thể áp dụng được. Điều quan trọng nhất trong số này có thể là chuẩn bị ngay bây giờ cho các cuộc tấn công mạng nhằm vào cơ sở hạ tầng trọng yếu (một lĩnh vực mà Mỹ đã đạt được nhiều tiến bộ) và dữ liệu quan trọng (nơi có thể ít được chuẩn bị hơn). Điều đó đặt ra vấn đề đối với Mỹ là áp dụng thế nào các bài học và thực tiễn tốt nhất để bảo vệ quốc gia đã học được ở Ukraine trong các tình huống xung đột vũ trang.

1663724158781.png

1663724188579.png

1663724214020.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Belarus có vai trò như thế nào trong cuộc xung đột Nga - Ukraine?


Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko có thể vẫn khăng khăng cho rằng đất nước Belarus của ông không có vai trò gì trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, nhưng quyết định "nhảy cùng nhịp" với Moskva là kết quả của sự lựa chọn cá nhân của ông. Cuối tháng 11/2021, lần đầu tiên Lukashenko tuyên bố công khai rằng ông sẽ đứng về phía Nga trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Ukraine.

1663760997877.png

1663761024207.png

Ông Lukashenko

Từ nhiều năm qua, mặc dù đã có mối quan hệ chặt chẽ - đến mức lệ thuộc - với Moskva, Chính phủ Belarus đã tìm cách cân bằng với phương Tây để thu được các lợi ích tài chính và chính trị từ cả hai bên. Nhưng cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 và hậu quả của chúng đã làm suy yếu tính hợp pháp của chế độ Lukashenko và cô lập chế độ này khỏi các thể chế phương Tây, do gian lận bầu cử và sự đàn áp của cảnh sát. Điều này đã buộc Lukashenko ngày càng ngả về phía Putin để nhận được sự ủng hộ.

1663761421645.png

1663761400896.png

1663761856672.png

Biểu tình sau cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020

Chỉ mới 18 tháng trước, Belarus còn tìm kiếm đối thoại liên quan đến miền Đông Ukraine, bao gồm cả vai trò gìn giữ hòa bình. Tuy nhiên, kể từ cuối năm ngoái, mối đe dọa chiến tranh ở Ukraine đã trở thành một lý do tuyệt vời để Belarus đánh lạc hướng những khó khăn của chế độ, và củng cố hình ảnh của chế độ trước công chúng. Nhưng giờ đây, khi các sự kiện đã vượt ngoài tầm kiểm soát, chiến tranh có thể trở thành bối cảnh cho sự chuyển giao vĩnh viễn chủ quyền của Belarus cho Nga.

Sáng ngày 24/2, quân đội Nga đã bắt đầu tấn công Ukraine theo nhiều hướng, đáng chú ý là cũng được tiến hành qua ngả Belarus. Như vậy, Lukashenko đã phá bỏ một trong những lời hứa nổi tiếng nhất của mình: Trong nhiều năm, ông đã đảm bảo với Ukraine rằng nước này sẽ không bao giờ phải đối mặt với một cuộc tấn công từ Belarus.

1663762094226.png

1663762111214.png

Các mũi tiến quân của Nga vào Ukraine

Bản đồ địa lý cho thấy Nga có lợi thế khi có thể tấn công Ukraine từ biên giới Belarus. Nhờ Lukashenko, quân đội Nga đã có thể trực tiếp đe dọa Kiev, vào lúc mà các lực lượng tấn công Ukraine xuất phát từ biên giới Nga hoặc từ bán đảo Crimea bị kìm chân trên đường tới thủ đô. Kể từ đó, Belarus đã trở thành một cửa ngõ cho cuộc xâm lược trên bộ vào Ukraine, cũng như các cuộc tấn công bằng tên lửa và không quân, trong khi các binh sĩ Nga bị thương được đưa đến điều trị tại các bệnh viện ở vùng Homyel, Belarus. Theo Nghị quyết 3314 của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 12/1974, hành động của một nhà nước cung cấp lãnh thổ của mình để sử dụng cho hành vi xâm lược chống lại một nước thứ ba cũng được coi là hành vi xâm lược quân sự.

1663762199256.png

1663762166998.png

1663762209147.png


Sân khấu của Lukashenko

Nếu như lúc đầu Lukashenko công khai ủng hộ Nga tấn công Ukraine, thì trong những ngày gần đây, giọng điệu của ông đã bớt hăng hái một cách bất thường.

Hồi tháng 1/2022, trước khi xảy ra cuộc xâm lược, Tổng thống Belarus đã nói về đề tài chiến tranh trong hầu hết các bài phát biểu của ông. Đôi khi, lời lẽ của ông còn cứng rắn và hung hăng hơn nhiều so với các nhà lãnh đạo Nga. Ông đã thanh tra các cơ sở quân sự. Ông có chủ trương sẽ tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa vào Ukraine và thậm chí còn ám chỉ việc sử dụng các đội quân. Ông cũng hứa rằng cuộc chiến sẽ kéo dài "tối đa 3 hoặc 4 ngày", và đi xa đến mức đe dọa rằng quân đội sẽ tiến tới Eo biển Manche.

Nhưng trong khi cuộc xung đột đang diễn ra, Lukashenko dành thời gian đến thăm các bệnh viện và đi trượt tuyết, đồng thời kêu gọi chấm dứt xung đột. Ông cũng đề nghị tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình.

Tất nhiên, Lukashenko tiếp tục đổ lỗi cho giới lãnh đạo Ukraine vì đã khơi mào cuộc chiến. Ông đã xúc phạm Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ủng hộ các hành động của Điện Kremlin và thúc giục Ukraine chấp nhận hoàn toàn các điều khoản của Nga vì hòa bình. Nhưng đồng thời ông cũng cố gắng thể hiện mình là một nhân vật “bồ câu” muốn ngăn chặn một cuộc tàn sát". Ngày 26/2, ngày thứ ba của cuộc xâm lược, ông đã nói với các phóng viên sau khi đi trượt tuyết rằng “điều căn bản là không có thương vong”.

1663762386679.png

1663762456502.png

1663762482454.png

Phương tiện chiến tranh của Nga tiến vào Ukraine qua Belarus

Tổng thống Belarus đã không thể chỉ giữ im lặng, mà dường như ông đã miễn cưỡng dính líu vào cuộc xung đột, đồng thời khẳng định rằng không có binh sĩ Belarus nào hiện diện ở Ukraine. Nhưng ông ngay lập tức lưu ý: "Nếu Belarus và Nga cần, quân đội sẽ vào Ukraine." Ông cũng tỏ ra mâu thuẫn khi khẳng định rằng không có hoạt động quân sự nào được triển khai ở Ukraine từ lãnh thổ của Belarus, đồng thời thừa nhận trong cùng một bài phát biểu rằng các cuộc tấn công tên lửa được thực hiện từ Belarus.

1663762540877.png

1663762572337.png

1663762629839.png


Phát biểu trước báo giới, Lukashenko đã bày tỏ ngạc nhiên về việc Belarus bị coi là một bên tham gia cuộc xâm lược. Tuy nhiên, trong cuộc gặp với những người phụ trách an ninh Belarus, mà ông đã triệu tập ngay trong những giờ đầu tiên của cuộc chiến tranh, Lukashenko đã nói một câu hoàn toàn cho thấy sự mâu thuẫn này: “Trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta không được dính líu vào những điều tồi tệ, cũng như không trở thành những kẻ phản bội”.

Nói một cách đơn giản, Lukashenko không muốn bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh quy mô lớn, nhưng ông ấy cũng không thể trở thành kẻ phản bội trong mắt Putin. Cả hai lựa chọn đều sẽ là thảm họa cho ông.

................
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,589
Động cơ
588,215 Mã lực
Cuộc chiến Ukr vẫn đang diễn biến nhưng có thể thấy có 2 trận nổi tiếng:
- Trận Kiev mở màn cuộc chiến khi quânđội Nga bất ngờ từ lãnh thổ Belarus tấn công thẳng vào thủđô Kiev của Ukr, mở mà bằng cuộcđột kích chiếm sân bay Hostomel. Thông tin cụ thể ở đây https://vi.wikipedia.org/wiki/Trận_đánh_Sân_bay_Antonov
Nhưng theo nhiều bình luận thì trận này Nga đánh trực diện Kiev chỉ là nghi binh để họ tiến công miền đông và miền nam Ukraine sau đó.
- Trận Kharkov https://vi.wikipedia.org/wiki/Trận_Kharkiv_(2022) Trận này cũng có yếu tố nghi binh khi phía Ukr liên tục tuyên bố tấn công khu vực phía nam, nhưng sau đó lại bất ngờ tấn công toàn tuyến và dành được những bước tiến lớn ở Kharkov. Sau đó họ tuyên bố họ đã nghi binh thành công.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cuộc chiến phương tiện bay không người lái ở Ukraine

Gần đây, chúng ta chứng kiến việc sử dụng rộng rãi các phương tiện bay không người lái (UAV) trong các cuộc xung đột ở Libya, Syria và Armenia. Vì vậy, khi Nga bắt đầu xâm lược Ucraina vào tháng 2/2022, hiển nhiên đây sẽ là một loại khí tài quan trọng đối với cả hai bên. Sau ba tháng xung đột (tại thời điểm bài viết này được đăng tải), Ucraina được đánh giá là bên đang giành chiến thắng trong cuộc chiến UAV.

1663908051369.png

1663908070875.png


Nga sở hữu lực lượng vượt trội cả trên bộ và trên không nhưng công tác chỉ huy và điều hành các chiến dịch liên hợp đến nay đã là một thất bại thảm hại. Một trong những phương tiện quan trọng đối với bất cứ người chỉ huy nào trên chiến trường là khả năng tiến hành hiệu quả và lâu dài các hoạt động tình báo, do thám, phát hiện mục tiêu và trinh sát (ISTAR). Biện pháp hữu hiệu nhất và đồng thời kinh tế nhất ở cấp chiến thuật là sử dụng các UAVs.

1663908143250.png

1663908155180.png

UAV Forpost

Mặc dù người Nga cho rằng, ngành công nghiệp quân sự hàng không vũ trụ của họ có trình độ tương đương của phương Tây, nhưng họ chưa thể sản xuất nổi một phương tiện bay không người lái chiến đấu (UCAV) mà buộc phải dựa vào các UAVs chiến thuật không có khả năng mang vũ khí như Forpost (sản xuất theo giấy phép của công ty IAI Searcher) và Orlan-10. Kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, Nga được cho đã bị mất ít nhất trung bình một Orlan-10 trong một ngày. Con số thiệt hại ngày càng tăng lên như những gì đã được thể hiện qua các hình ảnh gửi về từ chiến trường. Số lượng các UAV Forpost bị mất ít hơn, nhưng các loại khác, trong đó có một Orlan-30s (phiên bản hạng nặng của Orlan-10 có trọng tải 7kg) cũng đã bị bắn hạ. Đặc biệt, một UAV Kronshtadt Orion được cho đã bị bắn rơi ở Ucraina hôm 07/4/2022. Đây là loại UAV tầm trung có khả năng hoạt động liên tục nhiều giờ đầu tiên do Nga sản xuất. Kronshtadt Orion đã từng được thử lửa ở chiến trường Syria và việc UAV này bị bắn hạ là tin tức rất không hay đối với người Nga.

1663908200398.png

1663908213154.png

UAV Orlan-10

Mặc dù loại UAV được Ucraina sử dụng thành công nhất là Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều UAV sản xuất trong nước cũng đã được sử dụng trong cuộc xung đột này. Đáng chú ý trong đó có UAV mini đa năng UJ-22 Airborne sản xuất bởi SPE UKRJETl, máy bay không người lái (UAS) A1-SM Furia phát triển bởi SPC Athion Avia và Leleka-100 sản xuất bởi UkrSpec Systems mà đã có trong biên chế của lực lượng vũ trang Ucraina kể từ năm 2015. Cũng chính công ty này phát triển UAS PD-1 và bán cho lực lượng vũ trang Ucraina vào năm 2016. Với thiết kế khung sườn theo kiểu mô đun, PD-1 có chiều dài 2,5m và sải cánh là 4,7m. Trọng lượng cất cánh và trọng tải tối đa lần lượt là 45kg và 7kg. Sử dụng một động cơ hai xy lanh bốn kỳ, PD-1 có thể bay với vận tốc trong khoảng từ 70 đến 140km/h. UAV này có thể đạt trần bay tối đa 3.000m và thực hiện nhiệm vụ trong khoảng 10 giờ. PD-1 có thể chuyển đổi từ cấu hình cánh cố định sang cất và hạ cánh theo phương thẳng đứng trong vòng 15 phút.

1663908320740.png

1663908369166.png

UAV mini đa năng UJ-22 Airborne

1663908464040.png

1663908477026.png

UAS PD-1

Punisher là một loại UCAV lớp Reaper, có sải cánh dài 21,5m, do UA Dynamics sản xuất và đã được các lực lượng của Ucraina sử dụng với hơn 60 chuyến bay thành công. Punisher có tầm hoạt động tối đa khoảng 45km và vận tốc 198km/h khi bay ở độ cao 4.000m. UCAV này được sử dụng kết hợp với UAV làm nhiệm vụ thu thập tình báo, do thám và trinh sát (ISR) Spectre. UAV Spectre có thể phát hiện mục tiêu cố định và chỉ thị mục tiêu cho UCAV Punisher tiến công. UCAV Punisher có khả năng mang lượng thuốc nổ nặng 2,7kg để tấn công đồng thời vào một hoặc nhiều mục tiêu. Không may thay, chỉ một số lượng nhỏ các UCAV Punisher được sản xuất trước khi công ty phải di chuyển đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cơ sở vật chất nhà xưởng khỏi KharkOv và Kiev.

1663908563053.png

1663908600996.png

1663908613411.png

UAV Punisher

...............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Một đội đặc nhiệm Ucraina, với những người lính điều khiển UAV được rút ra từ đơn vị Aerorozvidka, đã đóng vai trò lớn trong việc ngăn chặn đoàn xe dài 64km của Nga để hỗ trợ cho chiến dịch tấn công Kiev từ hướng bắc ở giai đoạn bắt đầu của chiến tranh. Phi đội UAV của đội đặc nhiệm này bao gồm từ các loại nhỏ có giá thành hợp lý đến các loại lớn được chế tạo bởi chính những kỹ sư Ucraina.

1663985603083.png

1663985718572.png

1663985854082.png

Quân Nga tiến về Kiev

R18 là phiên bản UAV có khả năng cất hạ cánh theo phương thẳng đứng hàng đầu của Ucraina. Nó có tầm hoạt động 4km, có thể hoạt động liên tục trên không khoảng 40 phút và quan trọng nhất là có thể mang bom rơi tự do có trọng lượng lên tới 5kg. Mỗi ngày, Aerorozvidka đã tiến hành khoảng 300 chuyến bay của UAV để giám sát hoạt động chuyển quân của Nga và thu thập dữ liệu cho hệ thống tình báo của Ucraina được hậu thuẫn bởi NATO. UAV Delta của Ucraina có nhiệm vụ phát hiện các mục tiêu có giá trị cao của Nga; thông số tọa độ của những mục tiêu này được truyền đến các tiểu đội đặc nhiệm của Ucraina để thực hiện các vụ tấn công bằng bom từ UAV vào ban đêm.

1663986199007.png

1663986253768.png

1663986273201.png

1663986339964.png

UAV R18

1663985938617.png

1663985977034.png

1663986000987.png

Phương tiện chiến tranh của Nga bị phá hủy ở ngoại ô Kiev

Tuy nhiên, ngày 19/4/2022, Aero Vironment tuyên bố ý định ủng hộ hơn 100 UAV mini Quantix Recon cho quân đội Ucraina. Với thiết kế lai ghép độc đáo, Quantix Recon kết hợp những lợi thế cất và hạ cánh theo phương thẳng đứng với tầm hoạt động và vận tốc của một UAS cánh cố định.

1663986076456.png

1663986095857.png

1663986127707.png

UAV mini Quantix Recon

Cùng ngày đó, một UAV Gorizont Air S-100 của Nga (một phiên bản của UAV Camcopter S-100 chế tạo bởi công ty Schiebel của Áo mà Nga được phép sản xuất theo giấy phép) được cho đã bị bắn hạ bởi các lực lượng vũ trang Ucraina. Trùng hợp như vậy, lực lượng cảnh sát biên giới Rumani đang vận hành một UAV Camcopter S-100 cho các chuyến bay do thám ngoài khơi bờ Biển Đen của Rumani. Được triển khai ở thị trấn Mangalia phía nam hạt Constanta, UAV cánh quạt này có tầm bay 200km và hoạt động liên tục 6 giờ.

1663986383273.png

1663986498734.png

UAV Camcopter S-100

Ngày 25/4/2022, các nguồn tin của Nga phát đi hình ảnh về một UAV Bayraktar TB2 của Ucraina bị bắn hạ trên bầu trời Kursk Oblast khi UAV này đã kết thúc một cuộc tiến công tên lửa vào khu vực quân đội Nga kiểm soát và đang trong hành trình quay trở lại Ucraina. Một UAV Bayraktar TB2 cũng được cho bị bắn hạ ở Belgorod Oblast bởi hệ thống Pantsir-S1 của Nga. Hai vụ tấn công khác nghi ngờ thực hiện bởi các UAV của Ucraina đã dẫn tới các vụ nổ thuộc các khu vực Voronezh và Kursk ở biên giới Nga-Ucraina.

1663986566848.png

1663986612487.png

1663986657279.png

UAV Bayraktar TB2 của Ukraine bị bắn rơi

Hôm 12/4/2022, các lực lượng của Nga đã bắn rơi một phương tiện bay không người lái trinh sát Tu-141 của Ucraina ở khu vực Kharkov. Những UAV lạc hậu này được cho là được sử dụng để các hệ thống phòng không Nga bộc lộ vị trí. Một UAV Tu-141 khác đã được sử dụng để thu hút sự chú ý của các hệ thống phòng không của Nga ở xung quanh Kherson hôm 28/4/2022. Ngày 02/5/2022, Kiev tuyên bố các UAV của họ đã bắn chìm hai tàu tuần tra của Nga ở gần đảo Rắn ở Biển Đen. Theo Valeriy Zaluzhnyi, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Ucraina, các UAV Bayraktar TB2 đang hoạt động rất tốt.

1663986749225.png

1663986779743.png

1663986816388.png

UAV Tu-141

1663986975077.png

1663987030306.png

Hình ảnh vệ tinh được chụp vào ngày 25 tháng 3 cho thấy một tàu chiến đổ bộ của Nga bốc cháy (ảnh dưới) ở cảng Berdyansk sau khi nó bị lực lượng Ukraine tấn công vào ngày 24/3. Ở trên cùng bên trái, một kho dầu cũng đang bốc cháy trong cảng.

Ngày 23/5/2022, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov tuyên bố, kể từ khi bắt đầu “chiến dịch quân sự đặc biệt”, các lực lượng của Nga đã tiêu diệt 858 máy bay không người lái của Ucraina./.

David Oliver

T/c “Armada International”, số tháng 6-7/2022
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cuộc xung đột ở Ukraine: Phân tích ba yếu tố trong giai đoạn đầu

Một bản phân tích về cách thức cuộc tiến công của Nga được NATO theo dõi, cùng với những phản ánh về hai yếu tố chính của cuộc chiến cho đến nay - việc sử dụng pháo binh và kế hoạch hậu cần của Nga.


Cuộc tiến công khốc liệt của Nga vào Ukraine tiếp tục gây xôn xao trên toàn cầu. Vào thời điểm viết bài, sau khi không chiếm được thủ đô Kiev của Ukraine, Quân đội Nga đã rút khỏi khu vực này (có lẽ là tạm thời), và có vẻ sẽ chuyển trọng tâm chiến lược sang Donbas ở phía đông đất nước để đánh chiếm toàn bộ các khu vực Donetsk và Luhansk.

Phản ánh về giai đoạn đầu tiên của cuộc xung đột, nhà phân tích David Oliver đã tập hợp một số quan sát về cách cuộc xung đột đã được NATO theo dõi từ tình báo, giám sát và trinh sát đường không (ISR) do các máy bay được các quốc gia thành viên NATO vận hành, mặc dù chỉ trong không phận của họ hoặc những khu vực không bị hạn chế. Cần phải thừa nhận rằng một lượng thông tin tình báo không xác định này đã được chuyển cho các lực lượng vũ trang Ukraine khi họ vật lộn để kìm hãm bước tiến ban đầu và ngăn chặn việc chiếm được Kiev.

Stephen W. Miller cũng phản ánh về lực lượng pháo binh được triển khai bởi cả hai bên, đồng thời đánh giá việc sử dụng và hiệu quả của nó. Miller cũng phân tích những gì có vẻ như thất bại của các lực lượng Nga trong việc tổ chức kế hoạch hậu cần của họ, điều này không chỉ ảnh hưởng đến động lực mà còn cả hiệu quả của chiến dịch của Nga.

ISR đường không của NATO

Trong tháng Ba, đã có một loạt các chuyến bay giám sát của NATO dọc theo biên giới của Ukraine với hầu hết các hoạt động được nhìn thấy diễn ra trên không phận Romania. Điều này bao gồm các chuyến bay của máy bay EP-3E Lockheed của Hải quân Mỹ bay dọc theo biên giới giữa Romania và Moldova. EP-3E Aries II là máy bay trinh sát, tình báo đa năng hoạt động từ đất liền dựa trên khung máy bay P-3 Orion, 16 chiếc trong số đó gần đây đã được nâng cấp từ tình báo tín hiệu (SIGINT) lên khả năng thu thập thông tin tình báo đa năng. Với các máy thu nhạy và ăng-ten đĩa có khả năng thu thập cao, EP-3E khai thác một loạt các bức xạ điện tử từ sâu bên trong lãnh thổ được nhắm mục tiêu. Phi hành đoàn kết hợp thông tin tình báo thu thập được cùng với dữ liệu họ quan sát thấy và phổ biến thông tin để cảnh báo mối đe dọa trực tiếp.

1664099260847.png

1664099288267.png

1664099300100.png

EP-3E Lockheed của Hải quân Mỹ

Các máy bay Boeing Airseeker của Không quân Hoàng gia (RAF) và RC-135W Rivet Joint của Không quân Mỹ (USAF), với một bộ cảm biến cho phép phi hành đoàn phát hiện, xác định và định vị các tín hiệu trên toàn phổ điện từ, khi bay dọc theo Biên giới Ukraine và Belarus.
Có trụ sở tại căn cứ không quân Hoàng gia Waddington, với mục đích nâng cấp cảm biến và hệ thống, ba máy bay Airseeker của Phi đội 51 được coi là phần mở rộng của phi đội USAF Rivet Joint, đảm bảo chúng luôn ở mức năng lực hàng đầu.

1664099378122.png

1664099410483.png

1664099501356.png

Máy bay Boeing Airseeker của Không quân Hoàng gia (RAF)

Chúng đã được kết hợp với Hệ thống radar tấn công mục tiêu, Cảnh giới liên quân (Joint STARS) gắn trên máy bay E-8C Northrop Grumman của Không quân Mỹ. Ăng ten mảng pha dài 24 foot (7,3 mét) của nó có thể nghiêng sang hai bên của máy bay, nơi nó có thể phát triển trường quan sát 120 độ bao phủ gần 19.300 dặm vuông (50.000 km vuông) và có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly hơn 135 hải lý (250 km). Radar cũng có một số hạn chế về khả năng phát hiện máy bay trực thăng, ăng ten quay và máy bay cánh cố định di chuyển chậm, thấp.

1664099590940.png

1664099616138.png

1664099643250.png

Máy bay E-8C Northrop Grumman của Không quân Mỹ

Hoạt động trên không phận của Ba Lan là một trong hai máy bay Gulfstream G550 Giám sát, Trinh sát, Thu thập mục tiêu, Tác chiến Điện tử đường không (AISREW / ISTAR) của Lực lượng Không quân Ý được mua lại từ Tập đoàn Israel Aerospace Industries (IAI). Được trang bị radar giám sát Leonardo Osprey 50 AESA và một bộ trang bị Spydr của L3Harris, chúng được vận hành bởi Không đoàn 14 đóng tại Căn cứ Không quân Pratica di Mare.

1664099823451.png

1664099842138.png

1664099944470.png

Máy bay Gulfstream G550

Lục quân Mỹ đã triển khai Beechcraft RC-12X Guardrails của mình tới Lithuania, nơi họ tiến hành các nhiệm vụ Tình báo, Giám sát và Trinh sát (ISR) dọc theo biên giới với Belarus và Kaliningrad, vùng lãnh thổ tách rời của Nga nằm trên bờ biển Baltic.

1664100005020.png

1664100202915.png

1664100244832.png

Máy bay Beechcraft RC-12X Guardrails của lục quân Mỹ

Máy bay Hệ thống tình báo đa nhiệm vụ do thám và chỉ thị mục tiêu đường không không (ARTEMIS) của Lục quân Mỹ dựa trên máy bay Bombardier Challenger 650. Máy bay thu thập ISR tốc độ cao này do hãng Leidos chế tạo để đáp ứng yêu cầu của Lục quân Mỹ về việc thay thế máy bay RC-12X Guardrail. Một trong hai máy bay ARTEMIS duy nhất có cả radar thu thập điện tử và quét mặt đất để nó có thể phát hiện chuyển động của các phương tiện quân sự trong thời gian thực và thu thập tín hiệu RF [tần số vô tuyến] do đối phương phát ra. Các cảm biến của nó có thể vươn xa hàng trăm km, và được bố trí tại căn cứ không quân Constanta ở Romania, nó có thể quan sát rõ đến Belarus, Kaliningrad và có lẽ cả vùng Donbas. Đường bay này có lẽ là đường bay gần nhất mà Mỹ muốn triển khai máy bay này đến Nga và Belarus, đồng thời giữ máy bay an toàn trong không phận NATO.

1664100448378.png

1664100318667.png

1664100348005.png

Máy bay Bombardier Challenger 650

Máy bay Hệ thống kiểm soát và cảnh báo đường không (AEW & C) Boeing E-3A Sentry của Không quân Mỹ và NATO cũng nằm trong hỗn hợp các nền tảng có khả năng giám sát nhắm vào các lực lượng Nga ở Ukraine. Đáng chú ý là việc thiếu máy bay E-3D của Không quân Hoàng gia Anh, đã bị rút khỏi hoạt động vào tháng 8 năm ngoái, một trong số đó đã được bán cho Chile, và phi đội Raytheon Sentinel R.1 (dựa trên máy bay Bombardier Global Express) đã nghỉ hưu sớm sáu tháng trước đó để lại khoảng trống năng lực ISTAR trong lực lượng Không quân Hoàng gia Anh.

1664100930122.png

1664101025849.png

Boeing E-3A Sentry của Không quân Mỹ và NATO

Bay từ Sigonella ở Sicily, Italia, máy bay không người lái (UAV) Northrop Grumman RQ-4A Global Hawk độ cao lớn, thời gian hoạt động lâu (callign Forte) của Không quân Mỹ đã tuần tra trên Biển Đen ở độ cao 50.000ft (15.200m) trong thời gian dài hoạt động giám sát liên tục. Ở đầu kia của tầm với của UAV này, Cảnh sát Biên phòng Romania vận hành Schiebel Camcopter S-100 trên Biển Đen ngoài khơi bờ biển Romania. Đặt căn cứ tại Mangalia ở phía nam Constanta, Romania, UAV cánh quay có tầm hoạt động 108 dặm (200km) và thời gian hoạt động lên đến 6 giờ. Một chiếc Beechcraft King Air 350i của Hãng hàng không dân dụng Romania (CAA) cũng đã được quan sát thấy đang tuần tra trên biên giới với Moldova.

1664101107273.png

1664101180131.png

1664101136180.png

(UAV) Northrop Grumman RQ-4A Global Hawk

Các máy bay Boeing KC-135, KC-10A của Không quân Mỹ và Voyager KC.2 của Không quân Hoàng gia Anh đã bay theo các đường bay qua miền đông Romania để tiếp nhiên liệu cho các máy bay chiến đấu phản lực của NATO. Một máy bay tiếp dầu KC-767A của Không quân Italia cũng đã thực hiện sứ mệnh đầu tiên của loại hình này ở Đông Âu để hỗ trợ các máy bay chiến đấu thực hiện nhiệm vụ giám sát trên không tăng cường của NATO.

1664101285998.png

1664101311187.png

1664101352769.png

UAV Schiebel Camcopter S-100
...............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Pháo binh

Lục quân Nga, mặc dù có sự yểm trợ của của xe tăng và xe bọc thép, nhưng được xác nhận về cơ bản vẫn là một quân đội pháo binh. Việc sử dụng rất nhiều khẩu đội pháo và rốc két phóng loạt (MRL) và sự tàn phá mà những loại vũ khí này gây ra đối với lực lượng phòng thủ là một dấu ấn của cuộc chiến của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Hiệu quả của nó dường như đã được khẳng định, khi MRL của Nga được một UAV chỉ thị mục tiêu đã tiêu diệt một lữ đoàn thiết giáp Ukraine vào tháng 7/2014 trong trận chiến ở Donbas. Dự định một cuộc tiến công nhanh chóng và giành chiến thắng, người Nga ban đầu không sử dụng hỏa lực tập trung điển hình của mình để tiến hành cuộc tấn công. Tuy nhiên, sự hiện diện của pháo binh Nga được xác nhận qua các bức ảnh chụp cả pháo tự hành và MRL bị phá hủy và bị bỏ rơi trên đường. Nó cũng được thể hiện rõ ràng trong sự tàn phá ngẫu nhiên mà chúng gây ra cho các thành phố Ukraine. Pháo binh của Ukraine, ít nhất là cho đến gần đây, ít được quân đội nước này cung cấp thông tin.

1664193050497.png

1664193092408.png

1664193123097.png

Pháo phản lực BM-21 Grad của Nga

1664193170949.png

1664193198921.png

Pháo phản lực Tornado-S của Nga

1664193295196.png

1664193415069.png

Pháo phản lực Uragan 9K57 của Nga

Về các hệ thống pháo binh, lực lượng Ukraine và Nga có nhiều hệ thống giống nhau. Nga có một kho dự trữ với số lượng lớn đã được niêm cất từ trước. Chúng bao gồm pháo tự hành 122 mm và 152 mm, pháo xe kéo cùng cỡ nòng, xe tải gắn tổ hợp rốc két phóng loạt và tên lửa đường đạn chiến thuật. Pháo tự hành 2S19 Mista và 2S3 là pháo cỡ nòng 152mm với tầm bắn lần lượt là 25 km (15 dặm) và 18,5 km (11,5 dặm). Chúng có một lớp giáp bảo vệ và được xác định sẽ cơ động phía sau lực lượng thiết giáp đang triển khai đến các vị trí bắn để hỗ trợ tiến công.

1664193477354.png

1664193512274.png

Pháo tự hành 2S19 Mista

1664193569914.png

1664193625071.png

Pháo tự hành 2S3

Cả hai quân đội cũng có pháo bánh lốp được kéo bởi các xe tải chiến thuật bao gồm D-20, D-30, MSTA-B và Giatsint-B. Rốc két phóng loạt bao gồm BM21 Grad, BM27 Uragan và BM30 Smerch, tất cả đều đặt trên khung gầm xe tải. Rốc két phóng loạt bắn rất nhiều rốc két bao trùm một khu vực rộng lớn. BM27 có tầm bắn 35km (21,7mi) và BM30, có tầm bắn 90km (56mi), có thể phóng 16 hoặc 12 quả rocket trong 38 giây. BM30, có thể mang theo bom nhỏ, là một trong những vũ khí chính mà Nga đã sử dụng để tiến công Kyiv.

1664193705978.png

1664193792389.png

1664193748262.png

BM30 Smerch

Hình ảnh các khẩu pháo bị phá hủy hoặc bị bỏ lại trên đường cho thấy rằng, ít nhất là trong cuộc tiến công ban đầu của Nga ở phía bắc, một số khẩu pháo của Nga đã bị mắc kẹt trong lệnh hành quân và không thể hỗ trợ các đội hình xe tăng dẫn đầu. Điều này được củng cố bởi các video khác cho thấy các đội hình xe bọc thép phía trước bị lực lượng phòng thủ Ukraine tiến công mà không có pháo binh Nga đáp trả. Sự dụng pháo binh bắn phá các mục tiêu đã được lên kế hoạch trước "khi được yêu cầu" để hỗ trợ cho một cuộc tiến công sẽ là quy trình tiêu chuẩn đối với hầu hết các quân đội.

1664193997506.png

1664194040169.png

1664194063237.png

1664194079975.png

Tổ hợp pháo phản lực của Nga bị phá hủy tại Ukraine

Khi nhịp độ tiến công của Nga chậm lại hoặc thậm chí dừng lại, việc sử dụng pháo binh của Nga thường leo thang, dường như ngẫu nhiên tấn công và phá hủy các khu dân cư rộng lớn bằng các cuộc pháo kích cả ngày lẫn đêm. Việc sử dụng pháo binh khổng lồ này chỉ khi mặt trận chiến đấu ổn định cho thấy pháo binh Nga dường như thoải mái hơn với chiến thuật được xác định từ trước. Ở đây, các khẩu đội có thể thiết lập các vị trí cố định, dự trữ đạn dược và bắn hàng loạt vào các mục tiêu đã xác định trước.

1664194586492.png

1664194655677.png

1664194687972.png

1664194701833.png

1664194726782.png

Pháo binh Nga pháo kích quân Ukraine

Cho đến nay, việc chi viện hỏa lực đáp trả cho các nhóm chiến đấu cơ động phía trước dường như không phải là ưu tiên, điều mà pháo binh Nga đã không được huấn luyện hoặc bị cản trở vì những lý do khác, có thể là do khả năng liên lạc kém. Với việc pháo binh của nước này được tăng cường trở lại, các cuộc tấn công tiếp theo của Nga ở Donbas có thể sẽ được thực hiện trước những cuộc tấn công dữ dội tương tự chống lại các lực lượng phòng thủ kiên cố của Ukraine như Liên Xô đã từng tiến công vào các vị trí của quân đội Đức năm 1945.

1664194178621.png

1664194224962.png

1664194445314.png

1664194461250.png

Pháo tự hành của Nga bị phá hủy tại Ukraine

................
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,589
Động cơ
588,215 Mã lực
(Tiếp)

Ngoài CCG, trong nhiều năm, Lực lượng Dân quân Biển (PAFMM) thuộc Lực lượng Cảnh sát vũ trang Nhân dân đã đóng vai trò là “lực lượng biển thứ ba” của Bắc Kinh. Được Lầu Năm Góc mô tả là một lực lượng phối thuộc của lực lượng dân quân quốc gia Trung Quốc, PAFMM huy động lực lượng quân dự bị để gây áp lực chống lại các bên yêu sách. Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng PAFMM đã đóng một vai trò cưỡng bức quan trọng trong tất cả các cuộc đụng độ lớn trên Biển Đông trong những năm gần đây, bao gồm quấy rối tàu USNS Impeccable vào năm 2009 cũng như các vụ gây căng thẳng ở bãi cạn Scarborough và vụ dàn khoan dầu khí Hải Dương-981 vào năm 2012 và 2014. Mặc dù không được Bắc Kinh công khai thừa nhận, PAFMM thực sự nằm dưới sự chỉ huy của QĐTQ.

View attachment 7369409
View attachment 7369410
View attachment 7369415
Lực lượng Dân quân Biển (PAFMM) Trung Quốc

Trong tương lai, CCG và PAFMM gần như chắc chắn sẽ vẫn đi đầu trong các cuộc đụng độ vũ trang ở Biển Đông. Theo ước tính của một tổ chức tư vấn của Mỹ, từ năm 2010 đến năm 2016, đã có 45 sự cố lớn trên Biển Đông, trong đó 71% liên quan đến ít nhất một tàu CCG hoặc tàu thực thi pháp luật trên biển (MLE). Điều này là do CCG mang lại cho Bắc Kinh một phương thức ít rủi ro hơn để thực thi các yêu sách của mình và bổ sung thêm một lớp can thiệp khác trước khi xung đột leo thang tới mức cần phải có sự can thiệp của Hải quân Trung Quốc. Thường được gọi là chiến thuật “vùng xám”, Bắc Kinh hiểu rõ lợi ích của cách tiếp cận tinh vi hơn này và cũng đã tìm cách sử dụng các công cụ phi quân sự, đáng chú ý nhất là dựa vào đội tàu đánh cá biển sâu - hiện là lớn nhất thế giới - để thiết lập sự hiện diện trên thực tế tại các khu vực tranh chấp.

View attachment 7369420
View attachment 7369425
View attachment 7369427
H6-K của Trung Quốc trên Biển Đông

Cuối cùng, Lực lượng Không quân Hải quân và Không quân Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động của họ ở Biển Đông. Trung Quốc đã thực hiện nhiều chuyến bay của máy bay ném bom H-6K khắp khu vực và vào tháng 5/2019, một chiếc đã lần đầu tiên hạ cánh tại Đảo Phú Lâm. Ngoài tính biểu tượng rõ ràng của sự kiện, Không quân Trung Quốc đã chứng minh rằng những đường băng này sẽ hỗ trợ mở rộng phạm vi khả năng tung phóng sức mạnh của lực lượng này trong một cuộc xung đột quân sự. Bắc Kinh cũng đã nhiều lần hạ cánh máy bay chiến đấu J-10 và J-11 trên đảo Phú Lâm. Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn chưa cho máy bay ném bom hoặc máy bay chiến đấu hạ cánh xuống các khu vực thuộc Quần đảo Trường Sa mà họ chiếm đóng (mặc dù họ đã hạ cánh máy bay vận tải quân sự Y-8), nhưng điều này dường như là không thể tránh khỏi. Ngoài ra, các nhà chứa máy bay mà Trung Quốc xây dựng tại các rạn san hô Chữ Thập, Vành Khăn và Xubi giống hệt các cơ sở trên đảo Phú Lâm.

View attachment 7369442
View attachment 7369455
View attachment 7369456
H-6K của Trung Quốc hạ cánh xuống đảo Phú Lâm

Phản ứng của Việt Nam

Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) đã ứng phó với việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông bằng cách trang bị khả năng đáp trả. Ví dụ, QĐNDVN đang xây dựng các khả năng A2/AD, hiện bao gồm 06 tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo cùng với một mạng lưới tên lửa chống tiếp cận. Đáng chú ý nhất, các ASCM trên bờ Bastion-P do Nga chế tạo nhằm đảm bảo rằng các hoạt động của Hải quân và Không quân Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) sẽ gặp phải sự kháng cự quyết liệt và nguy hiểm trong trường hợp bị tiến công. QĐNDVN cũng đã mua sắm các hệ thống có khả năng đối phó hải quân tầm gần, chẳng hạn như tàu frigát lớp Gepard do Nga chế tạo và tàu hộ tống lớp Tarantul V (Molniya). Trong lĩnh vực không quân, QĐNDVN đã hiện đại hóa phi đội bằng máy bay đa năng Sukhoi Su-30MK2, có tầm tiến công các mục tiêu trên khắp Biển Đông cũng như trên đất liền Trung Quốc.

View attachment 7369459
View attachment 7369460
View attachment 7369462
Tên lửa chống hạm Bastion-P của Việt Nam

View attachment 7369463
View attachment 7369465
View attachment 7369466
Máy bay Sukhoi Su-30MK2 của Việt Nam

Việt Nam cũng đã mở rộng đáng kể sự hiện diện của Cảnh sát biển Việt Nam (VCG), hiện sở hữu lực lượng lớn thứ hai trong khu vực, lớn hơn cả Philippines, Malaysia và Indonesia cộng lại. Các tàu dân quân biển này được trang bị nhẹ với tháp pháo gắn trên boong và các thành viên thủy thủ đoàn mang súng để tiến hành các hoạt động thực thi pháp luật trên biển cũng như trinh sát chiến thuật và giám sát hàng hải trên Biển Đông. Hà Nội đang xây dựng riêng Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam (VFSF) do dân sự lãnh đạo để cạnh tranh với PAFMM của Trung Quốc. Trong khi chủ yếu phục vụ trong vai trò cảnh sát, các lực lượng này cũng có thể nhanh chóng và hiệu quả trong việc "tràn ra một khu vực" có khả năng xảy ra căng thẳng trên biển.

View attachment 7369467
View attachment 7369468
View attachment 7369470
Cảnh sát biển Việt Nam

Bằng cách trang bị những khả năng này, Việt Nam có thể đã đạt được mục tiêu cốt lõi của mình, đó là chứng minh khả năng gây tổn hại lớn chống lại lực lượng QĐTQ để để ngăn chặn Trung Quốc bắt đầu một cuộc đối đầu ngay từ đầu. Tuy nhiên, ít có khả năng Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ để đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc xung đột có cường độ cao và có quy mô lớn kéo dài nhiều tháng.

View attachment 7369474
View attachment 7369475
Tàu kiểm ngư Việt Nam

Cuối cùng, Việt Nam đang tiến hành cải tạo đất tại các tiền đồn trong khu vực. Ví dụ, Hà Nội đã mở rộng một số cơ sở hạ tầng và nạo vét luồng phía Bắc tại Rạn san hô Ladd (Đá Lát). Việt Nam cũng được cho là đã quân sự hóa một số thực thể trên Biển Đông mà mình đang kiểm soát. Vào tháng 8/2016, Việt Nam dường như đã triển khai các bệ phóng rốc két dẫn đường Pháo binh Tầm xa (EXTRA) do Israel chế tạo trên một số thực thể mà nước này kiểm soát. Các hệ thống này có đủ tầm để phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự của Trung Quốc trên khắp quần đảo Trường Sa. Đến tháng 11/2016, Việt Nam cũng đã mở rộng đường băng duy nhất tại quần đảo Trường Sa - trên đảo Trường Sa lớn - và xây dựng một nhà chứa máy bay mới ở đó.

View attachment 7369490
View attachment 7369491
Đảo Trường Sa lớn năm 2014

View attachment 7369488
View attachment 7369489
Đảo Trường Sa lớn hiện nay

View attachment 7369504
View attachment 7369511
View attachment 7369495
View attachment 7369496
Tên lửa Extra và Accular của hải quân Việt Nam
..............
í
Trước em nhớ có nội quy không đưa thông tin hình ảnh quân đội, vũ khí của qđnd vn, gây lộ bí mật quân sự!
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

UAV tình báo, cảnh giới và trinh sát

Một câu hỏi khác trong chiến đấu cho đến nay là việc không sử dụng hoặc sử dụng nhưng không đề cập các UAV ISR của Nga để quan sát và chỉ thị mục tiêu cho pháo binh, như đã xảy ra vào năm 2014. Phi đội UAV của Nga gồm các UAV Granat 1 và 2, Eleron-3, Zala, Orlan-10 và Takhion đều chiếm ưu thế ở Syria và các chiến dịch Donbas trước đó. Có "con mắt theo dõi mục tiêu" là điều tối quan trọng để sử dụng pháo hiệu quả nhất. Thiết bị định vị này có thể ở trên mặt đất hoặc sử dụng thiết bị bay không người lái để xác định và dẫn hướng pháo binh xa hơn về phía sau. Có thể lực lượng Nga sẽ mở rộng việc sử dụng máy bay không người lái ISR, nhưng lực lượng Ukraine đã tích cực sử dụng không chỉ các UAV vũ trang như TB2 Bayraktar mà còn cả các UAV thương mại. Ukraine cũng có thể đã điều chỉnh các chiến thuật pháo binh của mình bằng cách sử dụng các khẩu đội ít pháo hơn, sử dụng máy bay không người lái thương mại của riêng họ để trực tiếp tìm mục tiêu và dẫn bắn. Điều này mang lại lợi thế là phản ứng ngay lập tức và giảm thông tin liên lạc vô tuyến có thể bị phát hiện, gây nhiễu hoặc theo dõi. Nó cũng giúp phân tán các khẩu pháo khiến việc tiêu diệt chúng trở nên khó khăn hơn. Được chứng minh trong một đoạn video do Quân đội Ukraine phát hành, không rõ đây là một chiến thuật địa phương hay được áp dụng rộng rãi hơn.

1664277120688.png

1664277231949.png

1664277311134.png

1664277431259.png

1664277477191.png

Ukraine sử dụng UAV dân sự trong xung đột Nga - Ukraine

Các khẩu đội phản công

Khi người Nga ngày càng có khả năng nã pháo hàng loạt, tác động của nó sẽ trở nên đáng lo ngại hơn nhiều so với xe tăng chiến đấu chủ lực của họ. Khi đó, cần thận trọng khi nhận ra điều này và chuyển ưu tiên sang thách thức ưu thế vượt trội này. Tuy nhiên, khả năng nhắm mục tiêu và làm giảm sức mạnh của pháo binh Nga vẫn chưa được quan tâm đầy đủ trong các hệ thống vũ khí viện trợ đang được cung cấp. Khẩu đội phản công hiệu quả trước hết cần phải xác định được vị trí của pháo đối phương. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng radar đối kháng như AN / TPQ-48, AN / TPQ-30 và TPQ-36 của Mỹ, trong số này khoảng 20 tổ hợp đã được cung cấp cho Ukraine kể từ năm 2014. Tuy nhiên, việc phá hủy các hệ thống này là ưu tiên hàng đầu của Nga. và những mất mát đã được ghi nhận.

1664277616836.png

1664277640582.png

1664277666367.png

Radar đối kháng AN / TPQ-48

Một công cụ khác là quan sát bằng các UAV của ISR, sau đó có thể dẫn bắn cho hỏa lực pháo binh hoặc nếu là các UAV vũ trang thì sẽ tự tấn công. Việc cung cấp đạn bay lảng vảng dạng UAV có tên gọi Switchblade của hãng AeroVironment được cho là có thể cung cấp một công cụ hiệu quả cao chống lại pháo binh Nga. Với khả năng bay lảng vảng bên trên mà không bị phát hiện trong tối đa 40 phút, chúng có thể xác định các khẩu đội pháo và sau đó tấn công, nhắm mục tiêu cụ thể vào các trung tâm chỉ huy hoặc kho đạn dự trữ. Việc sử dụng như vậy mang lại lợi ích lớn hơn nhiều so với việc phá hủy từng khẩu pháo riêng lẻ. Thật không may, khoảng 100 quả đạn được hứa hẹn gần như không đủ để gây ra tác động cần thiết lên nhiều mặt trận. Tuy nhiên, việc thể hiện một mối đe dọa khả thi và đáng tin cậy thách thức việc sử dụng pháo của Nga có thể làm giảm hiệu quả của pháo binh Nga. Các khẩu đội sẽ phải cân nhắc khi khai hỏa vì biết rằng chắc chắn rằng họ sẽ bị phản pháo một khi khai hỏa.

1664277727572.png

1664277754587.png

1664277788057.png

1664277806140.png

UAV Switchblade

Tổn thất pháo binh trong chiến đấu của cả hai bên đều nghiêm trọng với một báo cáo cho thấy hơn 76 khẩu pháo của Nga và 31 khẩu pháo của Ukraine bị phá hủy. Cả hai quân đội đều đã tung ra các loại pháo như lựu pháo 2S7 203mm, trước đó đã được loại biên. Nga, với việc không thể đạt tiến bộ trong các cuộc tiến công trên bộ, như ở Grozny Chechnya năm 1999-2000, một lần nữa cố gắng dựa vào pháo kích hàng loạt. Khi những cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn, việc chống lại pháo binh của Nga có thể trở nên quan trọng như tiêu diệt các xe tăng.

1664277971340.png

1664277884575.png

1664277866100.png

Lựu pháo 2S7 203mm của Ukraine

1664277912249.png

1664278549956.png

Lựu pháo 2S7 203mm của Ukraine bị phá hủy

1664278168539.png

1664278224878.png

1664278453567.png

Lựu pháo 2S7 203mm của Nga

1664278140248.png

Lựu pháo 2S7 203mm của Nga bị Ukraine thu giữ

.................
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top