(Tiếp)
Chiến dịch trên bộ: Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, các lực lượng Nga dọc theo mặt trận phía bắc dựa vào các con đường tránh đầm lầy và rừng của Ukraine. Trong khi lợi thế về quân số, pháo và hỏa lực từ các phương tiện bọc thép cho phép lực lượng Nga nhanh chóng tiến về phía Kyiv, các lực lượng Ukraine đã gây thương vong đáng kể khi sử dụng các cuộc phục kích chống tăng. Khi các lực lượng Nga di chuyển qua các làng mạc và thị trấn của Ukraine, thường dân địa phương đã cung cấp thông tin tình báo về vị trí và sự di chuyển của họ, trong khi các lực lượng đặc biệt và UAV của Ukraine đánh dấu các mục tiêu cho pháo binh.
Phần lớn lực lượng trên bộ của Nga bao gồm các BTG, là các đơn vị binh chủng hợp thành thường được lấy ra từ các đại đội và tiểu đoàn trong các lữ đoàn hiện có. Mặc dù cơ cấu của các BTG có phần thay đổi tùy theo nhu cầu tác chiến và nhân sự sẵn có, hầu hết bao gồm khoảng 600 đến 800 binh sĩ - và ở Ukraine, có lẽ gần 600 binh sĩ. Nhìn chung, họ là các tiểu đoàn cơ giới hóa, với hai đến bốn đại đội xe tăng hoặc bộ binh cơ giới và các trung đội pháo binh, trinh sát, công binh, tác chiến điện tử và hỗ trợ phía sau — bao gồm các đội vận tải cơ giới, bếp dã chiến, thu hồi xe, bảo dưỡng và vệ sinh. Kết quả trên lý thuyết là một đơn vị chiến đấu mặt đất khá tự chủ với hỏa lực và sự hỗ trợ từ phía sau. Trên thực tế, các BTG dường như thiếu sức mạnh và không có đủ quân số.
Quân đội Nga tại Ukraine
Nhìn chung, lực lượng trên bộ của Nga đã gặp phải những vấn đề nghiêm trọng ở Ukraine.
Đầu tiên, quân đội Nga phải đối mặt với những thách thức quan trọng về bảo trì và hậu cần khi hoạt động tại các khu vực tranh chấp bên trong Ukraine. Cách tiếp cận của Nga đối với tác chiến binh chủng hợp thành nói chung là tấn công các vị trí của Ukraine bằng pháo binh và các vũ khí dự phòng khác, sau đó điều các xe bọc thép tiến lên theo phương thức cơ động được gọi là "do thám để tiến công", được thiết kế để áp đảo những gì còn lại của tuyến phòng thủ Ukraine. Nhưng do quân đội Ukraine sử dụng hiệu quả các loại đạn chống tăng, chẳng hạn như tên lửa dẫn đường chống tăng và đạn bay lơ lửng, nên các lực lượng trên bộ của Nga gặp khó khăn trong việc tiến công và chiếm giữ trận địa. Điều này đúng ngay cả khi tốc độ của một số đơn vị thiết giáp Nga cho phép họ tiến vào các vùng ngoại ô của Kyiv chỉ 48 giờ sau cuộc chiến. Một số đơn vị này của Nga đã bị cô lập với sự hạn chế hoặc không có hậu cần, ở phía trước lực lượng chính của các đơn vị trên bộ của Nga hàng km.
Vận tải quân sự của Nga
Quân đội Nga cũng hoạt động với ít binh sĩ hỗ trợ hơn nhiều các quân đội khác. Khoảng 150 binh sĩ trong BTG có thể được coi là hỗ trợ, con số này thấp hơn đáng kể so với một số quân đội như Lục quân Mỹ, lực lượng triển khai khoảng 10 binh sĩ hỗ trợ cho mỗi binh sĩ chiến đấu. Không được tiếp cận với phương tiện giao thông đường sắt, vốn thường được dùng để vận chuyển các thiết bị hạng nặng của Nga, và với một số con đường có sẵn bị tắc nghẽn giao thông, lục quân Nga ngày càng khó di chuyển lương thực, nhiên liệu, vũ khí, phụ tùng và các nguồn cung cấp khác cho các lực lượng triển khai ở phía trước. Những vấn đề này càng tăng thêm do lục quân Nga không cung cấp an ninh cho đoàn xe hậu cần, chẳng hạn như phương tiện chở thực phẩm, nước uống, vật tư y tế, nhà bếp di động, nhiên liệu, kỹ sư và phụ tùng thay thế. Các phương tiện do Nga triển khai ở phía trước đã bị hỏng và nhiều chiếc phải bỏ lại vì thiếu phụ tùng thay thế, thợ sửa chữa và phương tiện phục hồi. Tóm lại, quân đội Nga đã thất bại trong việc bảo đảm các tuyến liên lạc quan trọng của mình.
Chẳng hạn, việc Nga tiến tới Kyiv đã phải trả một cái giá ngày càng đắt. Vào thời điểm các lực lượng Nga đã bảo vệ được Sân bay Hostomel vào cuối tháng 2 năm 2022 và sẵn sàng tiến hành một cuộc tấn công vào Kyiv, họ đã thiếu sức mạnh chiến đấu để chiếm giữ thành phố. Các lực lượng Nga đã tiến vào tầm bắn của các đơn vị pháo binh Ukraine và bộc lộ nhiều chiều sâu đội hình hơn trước hỏa lực đối phương. Các lực lượng Nga cũng gặp phải nhiều thách thức về hậu cần trong nỗ lực thất bại trong việc chiếm và giữ thành phố Kharkiv. Các lệnh cấm của phương Tây đối với việc xuất khẩu các công nghệ nhạy cảm sang Nga cũng có thể làm giảm khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh trên bộ kéo dài của Mátxcơva. Ví dụ, hai trong số các nhà sản xuất xe tăng lớn nhất của Nga đã buộc phải ngừng sản xuất vì thiếu các bộ phận.
Các phương tiện chiến tranh của Nga bị phá hủy tại Ukraine
..............
Chiến dịch trên bộ: Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, các lực lượng Nga dọc theo mặt trận phía bắc dựa vào các con đường tránh đầm lầy và rừng của Ukraine. Trong khi lợi thế về quân số, pháo và hỏa lực từ các phương tiện bọc thép cho phép lực lượng Nga nhanh chóng tiến về phía Kyiv, các lực lượng Ukraine đã gây thương vong đáng kể khi sử dụng các cuộc phục kích chống tăng. Khi các lực lượng Nga di chuyển qua các làng mạc và thị trấn của Ukraine, thường dân địa phương đã cung cấp thông tin tình báo về vị trí và sự di chuyển của họ, trong khi các lực lượng đặc biệt và UAV của Ukraine đánh dấu các mục tiêu cho pháo binh.
Phần lớn lực lượng trên bộ của Nga bao gồm các BTG, là các đơn vị binh chủng hợp thành thường được lấy ra từ các đại đội và tiểu đoàn trong các lữ đoàn hiện có. Mặc dù cơ cấu của các BTG có phần thay đổi tùy theo nhu cầu tác chiến và nhân sự sẵn có, hầu hết bao gồm khoảng 600 đến 800 binh sĩ - và ở Ukraine, có lẽ gần 600 binh sĩ. Nhìn chung, họ là các tiểu đoàn cơ giới hóa, với hai đến bốn đại đội xe tăng hoặc bộ binh cơ giới và các trung đội pháo binh, trinh sát, công binh, tác chiến điện tử và hỗ trợ phía sau — bao gồm các đội vận tải cơ giới, bếp dã chiến, thu hồi xe, bảo dưỡng và vệ sinh. Kết quả trên lý thuyết là một đơn vị chiến đấu mặt đất khá tự chủ với hỏa lực và sự hỗ trợ từ phía sau. Trên thực tế, các BTG dường như thiếu sức mạnh và không có đủ quân số.
Quân đội Nga tại Ukraine
Nhìn chung, lực lượng trên bộ của Nga đã gặp phải những vấn đề nghiêm trọng ở Ukraine.
Đầu tiên, quân đội Nga phải đối mặt với những thách thức quan trọng về bảo trì và hậu cần khi hoạt động tại các khu vực tranh chấp bên trong Ukraine. Cách tiếp cận của Nga đối với tác chiến binh chủng hợp thành nói chung là tấn công các vị trí của Ukraine bằng pháo binh và các vũ khí dự phòng khác, sau đó điều các xe bọc thép tiến lên theo phương thức cơ động được gọi là "do thám để tiến công", được thiết kế để áp đảo những gì còn lại của tuyến phòng thủ Ukraine. Nhưng do quân đội Ukraine sử dụng hiệu quả các loại đạn chống tăng, chẳng hạn như tên lửa dẫn đường chống tăng và đạn bay lơ lửng, nên các lực lượng trên bộ của Nga gặp khó khăn trong việc tiến công và chiếm giữ trận địa. Điều này đúng ngay cả khi tốc độ của một số đơn vị thiết giáp Nga cho phép họ tiến vào các vùng ngoại ô của Kyiv chỉ 48 giờ sau cuộc chiến. Một số đơn vị này của Nga đã bị cô lập với sự hạn chế hoặc không có hậu cần, ở phía trước lực lượng chính của các đơn vị trên bộ của Nga hàng km.
Vận tải quân sự của Nga
Quân đội Nga cũng hoạt động với ít binh sĩ hỗ trợ hơn nhiều các quân đội khác. Khoảng 150 binh sĩ trong BTG có thể được coi là hỗ trợ, con số này thấp hơn đáng kể so với một số quân đội như Lục quân Mỹ, lực lượng triển khai khoảng 10 binh sĩ hỗ trợ cho mỗi binh sĩ chiến đấu. Không được tiếp cận với phương tiện giao thông đường sắt, vốn thường được dùng để vận chuyển các thiết bị hạng nặng của Nga, và với một số con đường có sẵn bị tắc nghẽn giao thông, lục quân Nga ngày càng khó di chuyển lương thực, nhiên liệu, vũ khí, phụ tùng và các nguồn cung cấp khác cho các lực lượng triển khai ở phía trước. Những vấn đề này càng tăng thêm do lục quân Nga không cung cấp an ninh cho đoàn xe hậu cần, chẳng hạn như phương tiện chở thực phẩm, nước uống, vật tư y tế, nhà bếp di động, nhiên liệu, kỹ sư và phụ tùng thay thế. Các phương tiện do Nga triển khai ở phía trước đã bị hỏng và nhiều chiếc phải bỏ lại vì thiếu phụ tùng thay thế, thợ sửa chữa và phương tiện phục hồi. Tóm lại, quân đội Nga đã thất bại trong việc bảo đảm các tuyến liên lạc quan trọng của mình.
Chẳng hạn, việc Nga tiến tới Kyiv đã phải trả một cái giá ngày càng đắt. Vào thời điểm các lực lượng Nga đã bảo vệ được Sân bay Hostomel vào cuối tháng 2 năm 2022 và sẵn sàng tiến hành một cuộc tấn công vào Kyiv, họ đã thiếu sức mạnh chiến đấu để chiếm giữ thành phố. Các lực lượng Nga đã tiến vào tầm bắn của các đơn vị pháo binh Ukraine và bộc lộ nhiều chiều sâu đội hình hơn trước hỏa lực đối phương. Các lực lượng Nga cũng gặp phải nhiều thách thức về hậu cần trong nỗ lực thất bại trong việc chiếm và giữ thành phố Kharkiv. Các lệnh cấm của phương Tây đối với việc xuất khẩu các công nghệ nhạy cảm sang Nga cũng có thể làm giảm khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh trên bộ kéo dài của Mátxcơva. Ví dụ, hai trong số các nhà sản xuất xe tăng lớn nhất của Nga đã buộc phải ngừng sản xuất vì thiếu các bộ phận.
Các phương tiện chiến tranh của Nga bị phá hủy tại Ukraine
..............