[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(tiếp)

Đức

Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định rằng ông sẽ cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không có khả năng bảo vệ "một thành phố lớn" trước các cuộc không kích của Nga.
Ông Scholz cho biết Đức cũng đã triển khai hệ thống radar theo dõi có khả năng phát hiện những cuộc pháo kích của kẻ thù. Chính phủ Đức hiện bị cáo buộc chậm hỗ trợ vũ khí cho Ukraine.
Hồi cuối tháng 4, Berlin đã phá vỡ chính sách chỉ gửi những vũ khí phòng thủ và nhất trí cung cấp cho Ukraine lựu pháo tự hành cùng với xe tăng.
Đức cũng đang đàm phán với các quốc gia ở phía Đông và phía Nam châu Âu về việc cung cấp các thiết bị thời Liên Xô cho Ukraine để đổi lại những mẫu vũ khí mới hơn từ Berlin.

1654963975346.png

1654964091325.png

1654964143678.png

Súng chống tăng Panzerfaust 3 của Đức chuyển giao cho Ukraine

Cuối tháng 2-2022, Berlin chính thức bày tỏ sẵn sàng cung cấp cho Ukraine khoảng 1.000 súng phóng lựu Panzerfaust 3. Số vũ khí này sẽ được lấy từ kho của quân đội nước này và chuyển giao cho Kiev. Ngoài ra, Đức còn cho phép các nước thứ 3 tái xuất khẩu súng phóng lựu sang Ukraine.
Theo thông tin ban đầu, các lô súng phóng lựu Panzerfaust 3 đầu tiên của Đức đã đến Ukraine vào đầu tháng 3. Việc giao hàng tiếp tục diễn ra trong những ngày tiếp theo. Vũ khí được chuyển bằng đường hàng không đến Ba Lan, từ đó chúng được vận chuyển bằng đường bộ tới Ukraine.
Truyền thông Ukraine sau đó đã đưa tin về việc chuyển giao những khẩu súng phóng lựu Panzerfaust 3 đầu tiên cho các đơn vị quân sự.
Panzerfaust 3 sử dụng loại lựu đạn chính là DM12, với đầu đạn nhiệt xuyên giáp đồng chất lên tới 700mm. Một loại lựu đạn DM21 cao cấp hơn được trang bị đầu đạn song song, với khả năng xuyên thấu tăng lên 800mm. Vận tốc ban đầu của lựu đạn các loại là 165 m/giây. Một động cơ phản lực thống nhất sau đó tăng tốc độ bay lên đến 250 m/giây.
Ngoài ra, súng còn dùng đạn Bunkerfaust 3, được thiết kế để chống lại các tòa nhà hoặc công sự. Đây là loại lựu đạn có độ nổ cao, với thời gian nổ chậm. Nó có khả năng xuyên thủng lớp bê tông dày tới 300mm, hoặc trong lớp đất dày 1-1,3m.
Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht ngày 6/5 nói nước này sẽ chuyển giao 7 hệ thống pháo tự hành đầu tiên cho Ukraine trong thời gian tới, ngoài ra còn có 5 hệ thống pháo khác của Hà Lan.
Kể từ cuối tháng 4, chính quyền của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thay đổi quan điểm về giới hạn viện trợ quân sự bằng việc tăng cường chuyển giao các loại vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Quyết định có phần đột ngột này của ông Scholz ít nhiều chịu sự tác động đến từ dư luận trong và ngoài nước Đức về việc hỗ trợ Ukraine quá hời hợt.
Cũng theo Bộ trưởng Lambrecht, các hệ thống pháo trên được rút ra từ kho dữ trự chiến lược của quân đội Đức, và sẽ được bàn giao ngay sau khi hoàn tất việc khôi phục trạng thái hoạt động trong những tuần tới.

1654964400387.png

1654964307190.png

1654964341806.png

1654964357071.png

Pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 dự kiến Đức chuyển giao cho Ucraine

Còn theo Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Đức Đại tướng Eberhard Zorn, có khoảng 20 binh sĩ Ukraine sẽ tham gia quá trình chuyển loại đối với pháo Panzerhaubitze 2000 trong đợt chuyển giao đầu tiên.
Tướng Zorn cho biết Berlin cũng sẽ cung cấp một lô đạn pháo 155 mm của Panzerhaubitze 2000 cho Ukraine trong thời gian tới. Gói viện trợ này sẽ do nhà thầu quốc phòng KMW của Đức thực hiện.
Panzerhaubitze 2000 là một trong những mẫu pháo mạnh nhất trong kho vũ khí của quân đội Đức, nó có tầm bắn hiệu quả lên đến 40 km và có khả năng triển khai nhiều loại đạn pháo khác nhau. Tốc độ bắn của mỗi hệ thống này có thể đạt đến 10 phát/phút.
Nhu cầu về vũ khí hạng nặng của Ukraine trong thời gian gần đây ngày càng tăng cao khi quân đội Nga chuyển hướng sang mặt trận Donbass (miền đông Ukraine).
Berlin đã lần đầu tiên đồng ý cung cấp vũ khí hạng nặng cho Kiev, cùng với đó là gói viện trợ pháo phòng không tự hành Flakpanzer Gepard.

1654964548913.png

1654964566345.png

1654964522428.png

1654964593385.png

Pháo phòng không tự hành Flakpanzer Gepard


Tây Ban Nha

Vào tháng 4/2022, Tây Ban Nha đã vận chuyển 200 tấn thiết bị quân sự cho Ukraine, trong đó có 30 xe tải, một số xe vận tải hạng nặng và 10 phương tiện nhỏ hơn được vận chuyển cùng với các thiết bị quân sự khác.
Theo đài Sputnik (Nga), Tây Ban Nha đang chuẩn bị chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine, bao gồm các hệ thống tên lửa phòng không và khoảng 40 xe tăng chiến đấu Leopard nhằm hỗ trợ Kiev đẩy lùi đà tiến công của Nga.

1654964800923.png

1654964842179.png

1654964858153.png

Xe tăng chiến đấu Leopard - 2 của Tây Ban Nha

Ngoài ra, Madrid cũng sẽ tiến hành các khóa huấn luyện cần thiết về cách sử dụng loại xe tăng này cho binh sĩ Ukraine. Giai đoạn đầu tiên của khoá huấn luyện sẽ diễn ra ở Latvia và giai đoạn 2 của khóa huấn luyện có thể sẽ diễn ra ở Tây Ban Nha.
Nguồn tin cũng tiết lộ Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha đang hoàn tất việc chuyển giao tên lửa phòng không tầm ngắn Shorad Aspide cho Kiev. Bên cạnh đó, nước này có ý định sửa chữa và cung cấp khoảng 40 xe tăng hạng nặng cho Ukraine.
Tờ El Pais nhấn mạnh đây là động thái mang tính đột phá vì trước đó, Tây Ban Nha không chuyển giao vũ khí hạng nặng mà chỉ cung cấp vũ khí hạng nhẹ cho Ukraine – bao gồm đạn dược và thiết bị bảo vệ cá nhân.

1654964917120.png

1654965211609.png

1654964955152.png

Tên lửa phòng không tầm ngắn Shorad Aspide
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Pháp

Giữa tháng 4/2022, chính phủ Pháp cho biết nước này đã cung cấp hơn 107 triệu USD thiết bị quân sự cho Ukraine. Một tuần sau đó, Tổng thống Emmanuel Macron cam kết sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho Ukraine, trong đó có các tên lửa chống tăng MILAN và lựu pháo tự hành Caesar.
Paris xác nhận sẽ cung cấp 6 lựu pháo và tiết lộ đã chuyển các tên lửa phòng không Mistral cho Ukraine.

1655028467061.png

1655028433930.png

1655028453213.png

1655028507337.png

Tên lửa chống tăng MILAN-2 của Pháp chuyển giao cho Ukraine

1655028728105.png

1655028605431.png

1655028662864.png

1655028647934.png

Pháo tự hành Caesar của Pháp chuyển giao cho Ukraine

1655029287008.png

1655028848869.png

1655028968071.png

Tên lửa phòng không Mistral của Pháp chuyển giao cho Ukraine

Các nước Bắc Âu

Na Uy đã cung cấp 100 tên lửa phòng không Mistral do Pháp sản xuất cho Ukraine cũng như 4.000 vũ khí chống tăng M72.

1655029146762.png

1655029221535.png

Nauy chuyển vũ khí cho Ukraine

Thụy Điển thông báo vào cuối tháng 2 rằng nước này sẽ gửi 10.000 tên lửa chống tăng và các máy dò mìn cho Kiev. Trong khi đó, Phần Lan cũng thông báo nước này sẽ chuyển cho Ukraine 2.500 súng trường tấn công, 150.000 viên đạn và 1.500 vũ khí chống tăng hạng nhẹ. 1 tháng sau khi cuộc chiến diễn ra, Helsinki cho biết sẽ cung cấp nhiều vũ khí hơn cho Ukraine song không tiết lộ loại vũ khí hay số lượng cụ thể.
3 ngày sau khi chiến tranh nổ ra, Đan Mạch cho biết nước này sẽ cung cấp 2.700 vũ khí chống tăng cho Ukraine. Trong một chuyến thăm Kiev, Thủ tướng Đan Mạch Mette Fredriksen đã thông báo một gói hỗ trợ vũ khí nữa trị giá 88 triệu USD cho Ukraine. Washington tiết lộ Đan Mạch có kế hoạch chuyển hệ thống tên lửa chống hạm Harpoon cho Kiev, có khả năng nhắm vào các tàu thuyền ngoài khơi cách 300 km.

1655029497186.png

1655029462172.png

1655029658188.png

Tên lửa chống hạm Harpoon dự kiến Ukraine sẽ nhận từ Đan Mạch

Các nước láng giềng của Ukraine

Ba Lan cho biết nước này đã cung cấp 1,6 tỷ USD hỗ trợ quân sự cho Ukraine, trong đó có một số lượng không xác định các xe tăng. Truyền thông Ba Lan và Mỹ đưa tin, Warsaw đã cung cấp hơn 200 xe tăng, khiến nước này trở thành bên cung cấp xe tăng lớn thứ hai cho Ukraine chỉ sau Mỹ. Ba Lan cho biết nước này cũng đã chuyển cho Ukraine các tên lửa chống tăng, súng cối, đạn dược và máy bay không người lái.

1655029845492.png

1655029866102.png

1655029781942.png

1655029806041.png

1655029920628.png

Xe tăng T-72 Ba Lan chuyển giao cho Ukraine

Cho tới nay, Slovakia đã đóng góp 164 triệu USD để hỗ trợ quân sự cho Ukraine và đạt được một thỏa thuận với Kiev về việc bán ít nhất 8 lựu pháo.

1655029979984.png

1655030047983.png

1655030135707.png

Lựu pháo tự hành DANA -152 mm Slovakia dự kiến bán cho Ukraine
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

Các nước vùng Baltic

Latvia đã dành 214 triệu USD để hỗ trợ quân sự cho Ukraine, trong đó bao gồm đạn dược, tên lửa phòng không Stinger, máy bay không người lái...
Hàng trăm công dân Litva đã quyên góp gần 5 triệu USD để mua một chiếc máy bay không người lái (UAV) cho quân đội Ukraine sử dụng trong cuộc đối đầu với Nga. Việc quyên góp này được hoàn thành trong 3 ngày rưỡi, và chủ yếu gồm các khoản đóng góp nhỏ từ các công dân Litva bình thường.
Estonia cung cấp 244 triệu USD hỗ trợ quân sự cho Ukraine, trong đó bao gồm các tên lửa chống tăng Javelin, lựu pháo, mìn, súng chống tăng, súng ngắn và đạn dược.

1655116659257.png

Quân đội Ukraine tiếp nhận vũ khí chống tăng

Trung và Đông Âu

Slovenia đã thông báo hồi cuối tháng 2 rằng nước này sẽ cung cấp các súng trường tấn công Kalashnikov và đạn dược cho Ukraine. Slovenia cũng đang thảo luận với Đức về việc cung cấp cho Ukraine số lượng lớn các xe tăng thời Liên Xô để đổi lấy các xe tăng và xe chở quân nhân của Đức. Tuy nhiên, chưa có thỏa thuận nào được thông báo.
Bulgaria chưa chính thức tuyên bố cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraine.
Trong khi đó, Cộng hòa Séc đã dành 153 triệu USD hỗ trợ quân sự cho Ukraine và có kế hoạch tăng thêm 30 triệu USD cho gói hỗ trợ này. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết Cộng hòa Séc đã cung cấp cho Ukraine các trực thăng tấn công và hệ thống tên lửa. Cộng hòa Séc cũng cho biết các công ty của nước này sẽ hỗ trợ sửa chữa các xe tăng cho Ukraine.

1655116725813.png

1655116818544.png

1655116776561.png

Xe tăng và súng trường tấn công Slovenia dự kiến cung cấp cho Ukraine

1655116980349.png

1655117024165.png

1655117115158.png

1655117206014.png

1655117234930.png

Cộng hòa Séc cung cấp xe tăng và trực thăng tấn công cho Ukraine

Bỉ, Hà Lan, Hy Lạp và Italy

Bỉ cho biết nước này đã chuyển 5.000 súng trường tự động và các vũ khí chống tăng cho Ukraine. Hà Lan hồi cuối tháng 2 đã cam kết hỗ trợ 200 tên lửa Stinger và vào tháng 4 cho biết sẽ gửi thêm lựu pháo cho Kiev.
Theo một thỏa thuận được Thủ tướng Đức Scholz công bố ngày 31/5, Hy Lạp sẽ cung cấp cho Ukraine một số xe tăng thời Liên Xô để đổi lấy các thiết bị hiện đại hơn từ Berlin. Athens cũng chuyển 400 súng trường tấn công Kalashnikov, tên lửa và đạn dược cho Ukraine.
Trong khi đó, Italy vẫn giữ bí mật về việc vận chuyển vũ khí cho Ukraine.

1655117742944.png

1655117801743.png

1655117841234.png

Súng trường tấn công FNC và vũ khí chống tăng M-72 Bỉ cung cấp cho Ukraine

1655117344412.png

1655117395194.png

Tên lửa phòng không Stinger Hà Lan cung cấp cho Ukraine
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Lực lượng phòng vệ lãnh thổ Ucraina

Tháng 7 năm 2021, Tổng thống V. Zelensky đã ký các dự luật “Về cơ sở kháng chiến toàn quốc” và “Về việc tăng quân số LLVT của Ukraine”. Các dự luật này có hiệu lực vào ngày 1.1.2022 và để thực hiện được trong năm nay, cần tới 2,5 tỷ UAH (6,8 tỷ rúp).

Các kế hoạch thành lập lực lượng phòng vệ lãnh thổ (LLPVLT) ở Ukraine đã có từ năm 2011, nhưng việc triển khai bắt đầu sau cuộc đảo chính năm 2014, khi các tiểu đoàn tự vệ tình nguyện hình thành. Tuy nhiên, do các vụ cướp bóc, hãm hiếp, tra tấn và giết người ngày càng gia tăng, các tiểu đoàn bộ binh cơ giới được chuyển thành các lữ đoàn chính quy của bộ binh. Sau đó họ nỗ lực phục hồi LLPVLT từ thành phần lính nghĩa vụ và dự bị - lực lượng này không tham gia chiến đấu giống năm 2014.
Một trong những tổ chức này là “Quân đoàn Ukraine”, được thành lập với sự hỗ trợ của Hiệp hội những người sở hữu vũ khí vào năm 2014 gồm các sĩ quan đã nghỉ hưu, hiện đang tham gia huấn luyện quân sự cho mọi người và hỗ trợ LLPVLT.
Năm 2018, tất cả các đội tự vệ đã bị giải tán và các lữ đoàn được biên chế của LLPVLT với lực lượng tối thiểu gồm sáu tiểu đoàn: 2 sĩ quan trong mỗi tiểu đoàn và khoảng 10 sĩ quan trong các phòng ban của lữ đoàn.Năm 2020, Bộ Tư lệnh Phòng thủ Lãnh thổ được đưa vào cơ cấu chỉ huy của Lục quân.

1655135857005.png

1655135881907.png

1655135903671.png

1655135925055.png

1655136013406.png


Theo luật, kháng chiến toàn quốc là một nội dung trong chính sách quốc phòng của Ukraine, bao gồm các biện pháp nhằm thu hút sự tham gia rộng rãi nhất của công dân trong việc "đảm bảo an ninh quân sự và chủ quyền quốc gia”. Người lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc là Tổng thống với tư cách là Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang thông qua Tổng tư lệnh LLPVLT Ukraine.
Trong quá trình phát triển một cấu trúc mới, những cấu trúc tương tự ở Thụy Sĩ và các nước cộng hòa vùng Baltic được sử dụng làm ví dụ. Luật pháp coi LLPVLT là một nhánh riêng biệt của lực lượng vũ trang trong thành phần các lữ đoàn bảo vệ lãnh thổ và các đơn vị tình nguyện tổ chức kháng chiến tại địa phương. Lực lượng vũ trang, các cơ quan nội chính, Cục giao thông vận tải, các cơ quan thực thi pháp luật, cơ quan bảo mật thông tin quốc gia… tham gia thực hiện các nhiệm vụ liên quan trong phạm vi quyền hạn của họ. Ngoài ra, các tổ chức nhà nước và chính quyền địa phương cũng tham gia.
Luật pháp xác định nhiệm vụ của LLPVLT như sau:
- Phòng thủ và bảo vệ dân cư trong một khu vực nhất định cho đến khi quân đội và / hoặc lực lượng thống nhất dự tính triển khai hoạt động chiến đấu nhằm đẩy lùi hành động xâm lược có vũ trang chống lại Ukraine;
- Tham gia củng cố và bảo vệ biên giới quốc gia;
- Bảo vệ cư dân, môi trường thiên nhiên và tài sản tránh các tình huống khẩn cấp và khắc phục hậu quả cuộc chiến;
- Chuẩn bị cho nhân dân tham gia kháng chiến;
- Tham gia vào việc đảm bảo các điều kiện hoạt động an toàn của các cơ quan chính quyền, chính quyền địa phương và chỉ huy quân sự;
- Bảo vệ các cơ sở thông tin liên lạc quan trọng và các mục tiêu hạ tầng đặc biệt quan trọng khác;
- Đảm bảo điều kiện để triển khai lực lượng chiến dịch (chiến lược) và tổ chức lại LLVT;
- Thực hiện các biện pháp tạm thời cấm hoặc hạn chế đi lại của các phương tiện và người đi bộ gần hoặc trong các khu vực có tình huống khẩn cấp và khu vực có chiến sự;
- Bảo đảm các biện pháp an toàn xã hội và trật tự trong các khu dân cư;
- Thực hiện các biện pháp của chế độ thiết quân luật trong trường hợp tiến hành chế độ này trên toàn lãnh thổ Ukraine hoặc từng khu vực riêng lẻ;
- Tham gia chiến đấu chống các lực lượng do thám - phá hoại cũng như các đơn vị vũ trang khác của đối phương và các nhóm vũ trang không được luật pháp Ukraine công nhận;
- Tham gia các hoạt động thông tin nhằm nâng cao khả năng phòng thủ quốc gia và chống lại các hoạt động thông tin của đối phương.
Theo luật "Về tăng quân số trong lực lượng vũ trang của Ukraine", tổng số quân đã tăng thêm 11 nghìn người, trong đó 10 nghìn người biên chế cho LLPVLT và 1 nghìn người cho các chiến dịch đặc biệt, mà khi cần, họ sẽ tham gia tổ chức phong trào kháng chiến.
Tháng 1.2022, ở Ukraine vẫn tiếp tục tuyển mộ các lữ đoàn và tiểu đoàn quốc phòng 10.000 người theo hợp đồng trong thời bình. Đó là việc thành lập 25 lữ đoàn ở mỗi vùng, bao gồm hơn 150 tiểu đoàn đóng tại mỗi khu vực.Trụ cột của các đơn vị này là quân nhân của LLVT Ukraine với nhiệm vụ huấn luyện dân thường đã ký hợp đồng phục vụ trong LLPVLT, có vũ khí được cất giữ trong các phòng của các đơn vị quân đội và được cấp phát trong thời gian huấn luyện.
Tháng 2 năm 2022, Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine đã thông qua quyết định tăng quân số của LLPVLT lên 2 triệu người.
Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng A. Reznikov, LLPVLT được cung cấp đầy đủ đạn dược và vũ khí.
Trong trường hợp có chiến tranh hoặc ở giai đoạn đặc biệt, số lượng lữ đoàn và tiểu đoàn dự tính sẽ tăng khoảng 130 nghìn người bằng cách ký hợp đồng với quân dự bị và lính nghĩa vụ. Có thể LLPVLT gồm những quân nhân thường trực và quân dự bị lĩnh lương dựa trên kết quả tham gia huấn luyện,hoàn thành kế hoạch huấn luyện chiến đấu trong năm và tiếp tục công việc trên cương vị công dân.
Trụ cột của các đơn vị tình nguyện là công dân Ukraine từ 18 đến 60 tuổi, những người trước đây đã từng phục vụ trong LLVT Ukraine và các cơ quan thực thi pháp luật. Người chưa có kinh nghiệm trong quân đội được đăng ký vào LLPVLT sau khi tuyên thệ. Không được phép vào tổ chức đối với những người trước đây bị kết án vì phạm tội nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, người có hai tiền án trở lên.
Hợp đồng quy định mỗi năm tuyển tình nguyện viên 1 lần, đồng thời trả tiền đền bù, mỗi tuần 1 buổi huấn luyện. Súng săn được các tình nguyện viên cất giữ tại nơi họ sinh sống. Từ tháng 10 năm 2021, văn phòng các bộ trưởng đã thông qua nghị quyết cho phép thành viên của các đội tình nguyện sử dụng các loại vũ khí này "trong các trường hợp tự vệ cá nhân và tự vệ trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao”. Đồng thời, tình nguyện viên phải có giấy phép của cơ quan cảnh sát về quyền cất giữ vũ khí đó và giấy chứng nhận của sĩ quan bảo vệ lãnh thổ.
Lưu ý rằng, nhiều người Ukraine đã sẵn sàng gia nhập Lực lượng phòng vệ lãnh thổ, mong muốn có được vũ khí ngay sau khi ký hợp đồng, xuất trình giấy chứng nhận của bác sĩ tâm thần và không có tiền án tiền sự (mua súng carbin với giá 1 nghìn euro trong các cửa hàng đã là một vấn đề).
....
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

Quân nhân và các thành viên của tổ chức tình nguyện được hưởng mọi bảo đảm về xã hội và pháp lý theo quy định của pháp luật "Về bảo trợ xã hội và pháp luật đối với quân nhân và thành viên gia đình họ",bao gồm dịch vụ chăm sóc y tế miễn phí ở các trung tâm chăm sóc sức khỏe, bảo lưu nơi làm việc, chức vụ và mức lương bình quân tại thời điểm gia nhập và tronggiai đoạn đặc biệt.
Giới lãnh đạo Ukraine dự kiến, trường hợp cần thiết có thể có tới 200.000 người tình nguyện gia nhập các tổ đội phòng thủ và họ sẽ thực hiện nhiệm vụ tại nơi ở của họ. Ví dụ, theo các phương tiện truyền thông Ukraine, ở Kharkov, cần có hai hoặc ba lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ để xây dựng một hệ thống trạm kiểm soát và các điểm tựa.

1655258288144.png

1655258320385.png

1655258481374.png


Ở Kiev cũng như các thành phố khác của Ukraine, kế hoạch hành động trong trường hợp bị tấn công vũ trang là có một sở chỉ huy phòng thủ, các tiểu đoàn 600 người được thành lập ở mỗi quận, trong đó gồm 50 quân nhân, số còn lại là tình nguyện viên hoặc quân dự bị.
Tại thủ đô, hệ thống cảnh báo về "cuộc tấn công của Nga" đã được thử nghiệm, việc bảo vệ công dân và nơi trú ẩn cũng được kiểm tra, người dân Kiev được thông báo về cách xử trí trong tình huống khẩn cấp cũng như các khuyến nghị khi cần thiết phải chuẩn bị hành lý.
Chính quyền Kiev đã lên kế hoạch sử dụng hơn 500 nơi trú ẩn cho nhân dân, 4.500 công trình lưỡng dụng, bao gồm 47 công trình ngầm dành cho tàu điện ngầm, 272 đường hầm, 409 bãi đậu xe ngầm, v.v.
Ukraine được chia thành các khu vực phòng thủ liên kết với các đơn vị hành chính-lãnh thổ (Kiev, 24 khu vực, quận, huyện, khu tự trị) và trực thuộc các sở huy LLVT Ukraine, các đơn vị hành chính cũng nằm trong khu vực chịu trách nhiệm của các sở chỉ huy này.
Việc huấn luyện các đơn vị thuộc LLPVLT được thực hiện tại các khu huấn luyện dành cho những người làm nghĩa vụ quân sự. Họ được huấn luyện về chiến thuật, hỏa lực, kỹ thuật, y tế… tại các bãi tập quân sự. Số quân dự bị được huấn luyện vào thời gian rảnh của họ.
Cần lưu ý rằng,Quốc hội Ukraine đã phê duyệt các dự luật cho phép quân nhân của LLPVLT sử dụng vũ khí cá nhân tại các trại huấn luyện và trong chiến đấu, bao gồm súng săn, tổ hợp tên lửa chống tăng, hệ thống phòng không và tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) – loại này có thể sử dụng bắn hạ máy bay dân sự.

1655258595925.png

1655258653635.png

1655258689811.png

1655258741601.png


Theo quy định của pháp luật, các đơn vị LLPVLT thực hiện các nhiệm vụ được giao trong khu vực và nơi họ cư trú. Tuy nhiên, tổng thống Ukraine có quyền chuyển họ đến các khu vực khác để thực thi pháp luật và giống các cơ quan phòng thủ dân sự mà không cần tham gia vào các hoạt động quân sự (Điều 20 của luật). Tuy nhiên, Điều 21 lại tuyên bố rằng, các binh sĩ của các đơn vị trên "có thể tham gia thực hiện nhiệm vụ nhất định trong các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời". Một số chuyên gia Ukraine cho rằng "đội quân nông dân" sẽ tham gia vào các cuộc chiến xa nơi thường trú của họ.Rất có thể, họ không sẵn sàng chiến đấu bất chấp rủi ro tính mạng mà chỉ muốn “thực hiện nghĩa vụ” với một khoản phí thích hợp, tương tự việc làm của các thành viên của đội nhân dân tình nguyện thời Liên bang Xô viết.
Chính quyền Ukraine đang chuẩn bị cho học sinh tham gia chống “quân xâm lược”. Theo nghị định của Hội đồng Bộ trưởng, trong các trường phổ thông, chương trình được đưa vào giảng dạy bắt buộc cho học sinh lớp 10 và 11 là “Bảo vệ Ukraine”, trong đó học sinh được dạy cả lý thuyết và thực hành, những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hành động trong các tình huống khẩn cấp thời bình và thời chiến. Các giáo viên là sĩ quan dự bị và quân nhân dự bị, có khả năng đứng lớp căn cứ tuổi tác và tình trạng sức khỏe.

1655258785717.png

1655258807390.png

1655259296947.png

1655259379292.png


Trong quá trình thành lập các đơn vị của LLPVLT, nhiều vấn đề đã nảy sinh, chủ yếu liên quan đến việc biên chế của tổ chức này. Vì vậy, theo số liệu của quân đội Kiev, mùa thu năm 2021, theo kế hoạch, khoảng 50% người Ukraine đã được gọi nhập ngũ nhưng tỷ lệ gia nhập chỉ đạt 8%. Theo các chuyên gia Ukraine, nguyên nhân của việc này là do thái độ đối với việc phục vụ trong LLVT Ukraine khá tiêu cực. Các đơn vị của LLPVLT cũng có chức năng như các cấu trúc hiện hành – LLVT Ukraine với lực lượng dự bị chiến dịch giai đoạn I và II và Lực lượng Vệ binh quốc gia. Đây là nguyên nhân gây khó khăn hơn trong việc bảo đảm vật chất và kỹ thuật cho các đơn vị phòng thủ lãnh thổ và trang bị vũ khí, trang thiết bị quân sự và vận tải cho họ.
Nhiều vấn đề quan trọng nảy sinh với người sử dụng lao động như:lo mất nhân lực trong thời gian dài nên bằng mọi cách ngăn cảnngười lao động đăng ký tham gia LLPVLT.
Ngoài ra, còn tồn tại một vấn đề khác -sự nghi ngờ hoàn toàn chính đáng của giới lãnh đạo đất nước về lòng trung thành của người dân đối với chính phủ hiện tại, điều này gây lo ngại trong thực hiện các kế hoạch trang bị vũ khí cho công dân của họ.
Trong chiến dịch quân sự đặc biệt, LLPVLT có gần 400 nghìn đơn vị vũ khí hạng nhẹ đã không thể hiện được sức mạnh trong các trận chiến. Các đơn vị của LLPVLT thường xuyênbiến thành các băng nhóm, tham gia tống tiền, cướp của và giết người.Họ cũng vạch mặt "kẻ phá hoại" người Nga bằng cách kiểm tra cách phát âm chính xác các từ tiếng Ukraine như: "palyanitsa" (bánh mì tròn) và "rushnitsa" (súng), "tsvyah" (đinh) và "truna" (quan tài). Do đó, những người dân Kiev nói tiếng Nga bỗng trở thành“kẻ phá hoại” và“katsap” (cách gọi miệt thị dùng để chỉ người Nga).
Trên khắp Ukraine, các tiểu đoàn bảo vệ lãnh thổ đã giam giữ hơn 4,5 triệu công dân để làm lá chắn, cũng như khoảng 2 nghìn người nước ngoài bày tỏ mong muốn được di tản đến những nơi an toàn (tính đến tháng 3 năm 2022).

1655259451574.png

1655259488066.png

1655259528807.png

Người dân Ukraine di tản tránh chiến sự
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ukraine - Bàn đạp tấn công Liên bang Nga?

“Nga không thể cảm thấy an toàn, phát triển, tồn tại với mối đe dọa thường trực xuất phát từ lãnh thổ Ukraine hiện tại…Các sự kiện hôm nay không liên quan đến tham vọng xâm phạm lợi ích của Ukraine và người dân Ukraine mà là việc bảo vệ chính nước Nga khỏi những kẻ đã bắt Ukraine làm con tin và đang cố gắng sử dụng nước này để chống lại nước Nga và người dân chúng tôi”.

Tổng thống Liên bang Nga V.Putin
Theo thông tin tình báo của Nga, Kiev đã lên kế hoạch cho một cuộc tấn công vào Donbass và Crimea vào ngày 8.3.2022.
Để thực hiện kế hoạch hiếu chiến của mình, phương Tây đã trang bị và đào tạo lực lượng vũ trang Ukraine trong một thời gian dài, sử dụng “khóa học chiến lược của Ukraine để trở thành thành viên của NATO và Liên minh châu Âu”. Vì vậy, năm 2022, các cuộc tập trận sau dự định sẽ được tiến hành trên lãnh thổ Ukraine gần biên giới Liên bang Nga:

- “Gió biển”(Sea Breeze) với sự tham gia của Mỹ và Ukraine, 7.500 quân nhân, 85 tàu, 70 máy bay và trực thăng. Trong số này, 2 nghìn quân nhân và 20 khí cụ bay đến từ các nước NATO. Các cuộc tập trận này diễn ra trong vài tuần vào mùa hè ở Biển Đen với các bài huấn luyện trên bộ, trên biển và trên không.

1655346283900.png

1655346325089.png

1655346382676.png

1655346411262.png

1655346490110.png

Tập trận “Gió biển”(Sea Breeze) năm 2021

- “Cây đinh ba” (Rapid Trident) - Ukraine, Mỹ, các quốc gia NATO khác tập trận tại bãi thuộc vùng Lvov với 8.500 quân nhân, trong đó có 1.500 người Mỹ và 2.000 từ các thành viên khác của liên minh. Thời gian kéo dài 1,5 tháng giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 12.
Mục đích của cuộc tập trận Ukraine-Mỹ là nhằm huấn luyện các lực lượng Quân đội Mỹ và đồng minh ở châu Âu, nâng cao khả năng sẵn sàng và xây dựng khả năng tương tác thông qua một cuộc tập trận có máy tính hỗ trợ cấp lữ đoàn với huấn luyện cơ động cấp trung đội. Cuộc tập trận cũng kết hợp một cuộc diễn tập thực địa cấp lữ đoàn với các hoạt động kiểm soát, duy trì an ninh.
Để tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, khả năng phòng thủ và khả năng tương tác, cuộc tập trận có các màn nhảy chung của lính dù Ukraine, Ba Lan và Mỹ. Khoảng 160 lính dù đã hoàn thành chiến dịch đổ bộ đường không đa quốc gia ở độ cao 1.200 feet trên máy bay C-130 với các binh sĩ Hoa Kỳ thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh Nhảy dù 503, Đội chiến đấu Lữ đoàn Dù 173, Lữ đoàn Dù 173 (Binh sĩ Bầu trời) dẫn đầu nhảy và huấn luyện trước khi nhảy.
Lữ đoàn liên hợp Litva-Ba Lan-Ukraine cũng làm việc để lập kế hoạch, thực hiện và tham gia Rapid Trident 21. LitPolUkr hình thành một đơn vị duy nhất cho các hoạt động và tập trận như Rapid Trident với nhiệm vụ tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình, giúp huấn luyện, tăng cường khả năng của quân đội trong khu vực.

1655346571463.png

1655346623071.png

1655346633851.png

1655346955655.png

Tập trận “Cây đinh ba” (Rapid Trident)

- “Kiếm bạc” (Silver Sabre) - Ukraine và Ba Lan, gồm 5.000 quân nhân, 16 máy bay và trực thăng, 10 tàu (từ Ba Lan 1.000 quân nhân, bốn máy bay và một trực thăng). Các cuộc tập trận được tổ chức trong ba giai đoạn: tháng 2 -tháng 4, tháng 5 -tháng 7 và tháng 8 -tháng 12. Trong quá trình diễn tập, các chuyên gia NATO đã có kế hoạch huấn luyện các lực lượng hoạt động đặc biệt của Ukraine.

1655347427332.png

1655347453582.png

1655347466763.png

1655347484196.png

Tập trận “Kiếm bạc” (Silver Sabre)

- "Trên sông” (Riverine) - Ukraine và Romania với các cuộc diễn tập trên sông. Dunai. Mục tiêu là hoàn thiện các bài tập với sự tham gia của lực lượng hải quân, cảnh sát biển và bộ đội biên phòng. Dự kiến có 400 quân nhân, 20 tàu chiến, 10 máy bay và trực thăng tham gia.

1655347577130.png

1655347594102.png

1655347645891.png

Diễn tập "Trên sông” (Riverine)

- “Gậy chỉ huy của người Cô dắc” (Cossack Mace) - Ukraine, Anh và các nước NATO khác cùng tham gia tập luyện với các đơn vị quân sự Ukraine và Anh. Năm 2021, các cuộc tập trận được tổ chức ở vùng Nikolaev và Odessa. Theo kịch bản, quân đội đã đẩy lùi việc chiếm các thành phố của kẻ thù giả định. Tham gia tập trận có 5.500 quân nhân, 30 máy bay và trực thăng, 11 tàu. Đến từ Vương quốc Anh - 1.500 quân nhân, 10 máy bay và trực thăng, 3 tàu, từ các thành viên khác của liên minh - lên đến 1.000 người, 10 máy bay và trực thăng, 3 tàu.
Trong khi Ukraine và NATO thường tuyên bố rằng các cuộc tập trận quân sự của họ mang tính chất "phòng thủ", thì "Cossack Mace" khác ở chỗ nó công khai tuyên bố rằng lực lượng của họ đang thực hành cho một cuộc tấn công. Theo tuyên bố của Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU): "các hành động phòng thủ sẽ được thực hiện, sau đó là một cuộc tấn công nhằm khôi phục biên giới và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đã bị tấn công bởi một quốc gia láng giềng thù địch", ám chỉ rõ ràng là Nga.
Vào tháng 2 năm nay, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tán thành một chiến lược nhằm khôi phục Crimea, một bán đảo ở Biển Đen đã bị Nga sáp nhập vào tháng 3 năm 2014 Zelensky gần đây đã đe dọa áp đặt phong tỏa hoàn toàn đối với các vùng lãnh thổ ở Đông Ukraine do phe ly khai do Nga hậu thuẫn kiểm soát.

1655347701255.png

1655347731147.png

1655347988221.png

1655348069128.png

Diễn tập “Gậy chỉ huy của người Cô dắc” (Cossack Mace)

- “Maple Arch” - Canada, Ukraine, Litva, Ba Lan và các nước NATO khác. Mục đích tập trận để tăng khả năng tương tác của LLVT các nước tham gia. Tổng số có 3.700 binh sĩ và sĩ quan, 22 máy bay và trực thăng. Canada, với tư cách là nhà tổ chức gửi tới 300 quân nhân, 4 máy bay và 1 trực thăng, Litva và Ba Lan - 500 quân nhân và máy bay. Các quốc gia thành viên NATO khác có 700 người và 6 máy bay và trực thăng tham gia.

1655348108182.png

1655348137051.png

1655348196710.png

1655348285226.png

Tập trận “Maple Arch”

- “Tuyết lở” (Blonde Avalanche) - Ukraine, Hungary, Romania, Slovakia.Trước đây, các cuộc tập trận được tổ chức ở Transcarpathia. Các quân nhân đã tham gia giải quyết hậu quả của trận lụt. Theo kế hoạch có 1.300 quân nhân và 13 máy bay tham gia. Từ Hungary, Romania, Slovakia và các nước thành viên NATO - 200 người, mỗi nước có 2 máy bay và một trực thăng tham gia.

1655348392920.png

1655348471152.png

1655348419738.png

Tập trận “Tuyết lở” (Blonde Avalanche)

- “Nỗ lực Liên quân” (Joint Efforts) - Ukraine, Mỹ, các nước NATO khác. Các buổi diễn tập ra chủ yếu vào mùa hè ở các vùng khác nhau từ biên giới phía nam đến phía bắc, nơi tiếp giáo với Belarus. Quân số tham gia có 12.500 quân nhân, 70 tàu, 90 máy bay và trực thăng. Từ Mỹ có - 1.000 quân, 10 tàu, 20 máy bay và trực thăng.Từ các nước thành viên NATO khác - 2.500 người, 40 tàu, 40 máy bay và trực thăng.

1655348568396.png

1655348604774.png

1655348637710.png

1655348680405.png

Diễn tập “Nỗ lực Liên quân” (Joint Efforts)

- “Viking” - Ukraine, Thụy Điển, các nước NATO. Các cuộc tập trận này không có sự tham gia của các thiết bị quân sự với lý do nhằm thiết lập sự hợp tác trong các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế. Tổng số người tham gia là 500 quân nhân, trong đó 100 người của Thụy Điển và 200 người của NATO. Ngày 21.2 tại Ba Lan, ở khu vực biên giới với Ukraine, các cuộc diễn tập quân sự chung đã được tổ chức với sự tham gia của Sư đoàn dù số 82 của Mỹ và Sư đoàn cơ giới số 18 của Ba Lan. Trước đó, Lầu năm góc đã triển khai 1.700 binh sĩ tới lãnh thổ Ba Lan "để tăng cường an ninh cho các nước Đông Âu".

1655350637787.png

1655350729225.png

1655350779313.png

1655350975465.png

Tập trận “Viking”

Tổng cộng, trong khuôn khổ chương trình, năm 2022, dự kiến 4.000 chuyên gia từ Mỹ và các nước NATO khác sẽ đào tạo 15.000 quân nhân Ukraine.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

Ý kiến của các giảng viên phương Tây về binh lính phát xít Ukraine không phải là không có lý. Ví dụ, huấn luyện viên người Anh Kieran Ashley Walsh gọi họ là “những kẻ lười biếng, tệ hơn quân đội Afghanistan và cảnh sát Iraq. Đa số họ là những kẻ say xỉn, hoàn toàn mất trí”. Còn Trung tá Lục quân Mỹ Robert Tracy thì mô tả họ là “những kẻ say xỉn tham lam với trình độ học vấn thấp, không chịu học tiếng Anh, không quen làm việc và không tuân theo mệnh lệnh. Tình trạng trộm cắp, hối lộ và vô kỷ luật lan tràn trong LLVT Ukraine”. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine A. Reznikov, các chuyên gia quân sự Canada sẽ tiếp tục huấn luyện lực lượng an ninh Ukraine tại bãi tập Yavorov ở vùng Lvov cho đến năm 2025. Ngoài ra, theo ghi nhận, một thỏa thuận đã đạt được giữa các nước về việc trao đổi thông tin tình báo và hỗ trợ tiến hành các hoạt động không gian mạng, cũng như việc cung cấp thiết bị bảo vệ cá nhân cho Kiev. Như vậy, Ukraine biến thành bãi tập quân sự, hàng năm có tới 25 cuộc tập trận và huấn luyện đa quốc gia được tổ chức ở Ukraine với sự tham gia của 6.000 binh sĩ NATO, trong đó có 3.500 binh sĩ Mỹ. Các chi phí bảo đảm vật chất – kỹ thuật, bao gồm cả nhiên liệu cho quân đội của họ do Mỹ và Anh chi trả. Các hợp đồng về cơ sở hạ tầng và logistic như doanh trại, nhà kho, nơi cất giữ thiết bị và vũ khí đã được ký kết.
Dưới vỏ bọc tập trận, lực lượng vận tải quân sự và không quân chiến đấu của Mỹ đang làm chủ các sân bay quân sự và dân sự của Ukraine. Ví dụ, máy bay vận tải quân sự C-130 “Hercules” thường xuyên vận chuyển hàng hóa quân sự đến Kiev, Lvov, Odessa và các thành phố khác của Ukraine. Không quân chiến thuật của Mỹ và NATO đóng tại các sân bay ở các thành phố Odessa ("Skolnuj"), Kherson ("Chernobaevka") và Nikolaev ("Kulbakino"). Hàng không Mỹ và Anh đã sử dụng sân bay quân sự “Ozernoe”, cách Zhytomyr 11 km. Một nhà kho lớn cất giữ vũ khí và thiết bị quân sự, một kho vũ khí phòng không và các cơ sở hạ tầng quân sự khác đã được xây dựng gần đó.
Các tàu chiến và tàu tiếp tế của Mỹ, Anh và các nước NATO khác thường xuyên ghé cảng Odessa và Yuzhny.Một căn cứ hải quân đang được xây dựng ở Ochakovo, trong đó, giai đoạn 2017 - 2019 thực hiện công tác củng cố, hiện đại hóa cầu cảng, xây dựng nhà máy sửa chữa tàu thuyền với ụ nổi và các trạm kiểm soát. Ngoài ra, Trung tâm hoạt động hàng hải của Hải quân Mỹ cũng được xây dựng và hoạt động tại đây.

1655464259303.png

Tàu chiến NATO tại cảng Odessa

Đầu năm 2022, LLVT Ukraine đã tập trung một lực lượng quân đội gồm 150.000 người ở biên giới với Donbass. Trong đó có cả các đơn vị của Bộ Nội vụ, Vệ binh quốc gia, lực lượng biên phòng, cơ quan an ninh, Cục bảo vệ quốc gia Ukraine và các tình nguyện viên của tiểu đoàn Azov. Lực lượng này chia thành hai cụm chiến dịch-chiến thuật - "phương Bắc" và "phương Đông". Cụm quân thứ nhất đối phó với lực lượng dân quân của Cộng hòa Lugansk, cụm thứ hai kiểm soát các khu vực phía nam của mặt trận.
Cần lưu ý rằng, tại Donbass, bên phía những kẻ khủng bố - các nhóm vũ trang phát xít – có các nhóm vũ trang riêng lẻ cũng đang chiến đấu,lính đánh thuê đơn độc, các chiến binh từ Bắc Caucasus, những người đã tham gia vào các cuộc chiến ở Syria và Iraq. Từ tháng 10 năm 2015, cựu tổng thống P. Poroshenko đã ký một đạo luật cho phép công dân của các quốc gia khác và những người không quốc tịch phục vụ theo hợp đồng trong các LLVT Ukraine.
Tháng 9 năm 2021, theo nguồn của Bộ chỉ huy chiến dịch Cộng hòa Donetsk đưa tin, trong số lực lượng lính đánh thuê có các sĩ quan cấp cao từ Mỹ và Canada - những người đã trực tiếp tham gia lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động tấn công.

1655464492430.png

1655464520975.png

1655464558719.png

1655464707671.png

1655464812166.png

1655464651185.png

Lực lượng vũ trang Ukraine tại Donbass

Trang web của Bộ An ninh quốc gia Cộng hòa Lugansk đã công bố danh sách 45 công dân của Mỹ, Anh, Canada và Ba Lan, những người có liên quan đến việc huấn luyện những phần tử phá hoại Ukraine.Lực lượng dân quân Cộng hòa Lugansk đã ghi nhận sự hiện diện của các tay súng bắn tỉa từ Lithuania và Georgia ở vùng giáp ranh. Ngoài ra, lính đánh thuê cũng được tuyển mộ ở Kosovo, Albania và Bosnia và Herzegovina cho cuộc chiến chống lại người dân Donbass. Rõ ràng, các nhóm được trang bị kỹ thuật tốt này đang chuẩn bị tấn công các nước cộng hòa để đồng thời kích động Nga đáp trả bằng vũ lực. Các cuộc tập trận tăng cường giữa Ukraine-NATO và sự tập trung lực lượng đáng kể gần biên giới Nga cho thấy mối đe dọa nghiêm trọngvì họ muốntiến hành một cuộc chiến tranh chống lại nước Nga, biến Ukraine thành bàn đạp quân sự, được phương Tây sử dụng như một công cụ để giải quyết các nhiệm vụ địa chính trị của họ.Về vấn đề này, Tổng thống V.Putin đã chỉ ra rằng, lãnh thổ của nước cộng hòa là “lằn ranh đỏ” mà người Mỹ không nên vượt qua và yêu cầu ký kết các thỏa thuận ràng buộc về đảm bảo an ninh với việc ngăn chặn sự mở rộng hơn nữa của NATO, chủ yếu là cái giá phải trả của Ukraine, việc trả lại cơ sở hạ tầng quân sự của khối ở châu Âu như năm 1997, cũng như việc không triển khai các tên lửa tầm trung và tầm gần trong phạm vi ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, những yêu cầu này vẫn chưa được giải quyết.

1655464629047.png

1655465029744.png

1655465046757.png

1655465260396.png

Các nhóm vũ trang Ukraine tại Donbass
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

1655612430106.png


Bất chấp những nỗ lực của Nga và một số nước châu Âu, về cơ bản Ukraine đã không tuân thủ các thỏa thuận Minsk và không cho rằng cần thiết phải đàm phán trực tiếp với Cộng hòa Donetsk và Lugansk. Điều này cũng bị Washington cản trở bởi Mỹ đang tìm cách duy trì một điểm nóng căng thẳng trên lục địa châu Âu. Trong 8 năm, LLVT Ukraine tiếp tục pháo kích vào chính công dân của họ ở các nước cộng hòa không được công nhận, gây tội ác diệt chủng mà chính quyền Bandera ở Kiev gọi là cuộc chiến chống lại những kẻ khủng bố ly khai. Từ mùa thu năm ngoái, các phương tiện truyền thông nước ngoài bắt đầu đăng tải thông tin về cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine có thể sẽ xảy ra. "Tầm nhìn xa" này có thể giải thích một cách đơn giản. Washington và London biết rất rõ điều đó trong trường hợp xảy ra một cuộc pháo kích lớn vào Lugansk và Donetsk và cái chết của các công dân Nga ở đó (hơn 700.000 công dân Nga đã nhận quốc tịch Nga ở các nước cộng hòa). Moscow nhất định sẽ đáp trả. Tất nhiên, phương Tây hoàn toàn không mong đợi hành động đáp trả này vì sẽ dẫn đến việc phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine.

1655612362213.png

Trung tâm thành phố Donetsk

Sau khi công nhận độc lập cho hai nước công hòa, Tổng thống Nga V. Putin quyết định tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt đối với Ukraine để vô hiệu hóa cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine mà không tấn công các thành phố.Quyết định này được đẩy nhanh bởi tuyên bố của Tổng thống V. Zelensky về khả năng nước này sẽ tái sở hữu vũ khí hạt nhân. Điều này không khó để thực hiện. Như vậy, theo thông tin của Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga, Mỹ đã biết về việc Kiev phát triển vũ khí hạt nhân. Đồng thời, Washington không những không can thiệp vào việc thực hiện kế hoạch này mà còn sẵn sàng hỗ trợ. Họ dự tính các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Ukraine sẽ không bay về phía Tây mà là về phía Đông.

1655612537851.png

1655612583099.png

1655612641185.png

1655612825136.png

Quân đội Nga tại Ukraine

Một nguy cơ tồn tại nữa là nếu Ukraine được chấp nhận gia nhập NATO, Kiev sẽ cố gắng "lấy lại" Crimea bằng vũ lực, lôi kéo Mỹ và các đồng minh của họ vào xung đột vũ trang trực tiếp với Nga theo Điều 5 của Hiệp ước Washington.

Xét về mọi mặt, LLVT Ukraine trở thành quân đội lớn thứ ba ở châu Âu sau Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Quá trình hiện đại hóa lực lượng Không quân Ukraine được bắt đầu vào năm 2023 - 2025, mua và chuyển giao một phần cho Ukraine máy bay chiến đấu F-16, F-15, máy bay cường kích A-10 đồng thời đào tạo bay chuyển loại cho phi công các loại máy bay này. Đã diễn ra các cuộc đàm phán về chuyển giao một số sư đoàn tên lửa phòng không “Patriot” của Mỹ cho Kiev. Theo các chuyên gia phương Tây, tới năm 2023-2024, LLVT của Ukraine phải đủ khả năng đảm bảo sự ổn định của đất nước trong bất kỳ cuộc xung đột nào với Nga và với sự hỗ trợ của phương Tây, Ukraine sẽ gây cho phía Nga những thiệt hại đáng kể. Điều này đảm bảo cho việc trục xuất các lực lượng thân Nga khỏi khu vực Donbass, đồng nghĩa với thất bại địa chính trị lớn của Nga.

1655612885123.png

1655612910316.png

1655612942117.png

1655612990365.png

Lực lượng vũ trang Ukraine

Tổng thống V. Zelensky đặt hy vọng cuối cùng vào quân đoàn quốc tế bảo vệ lãnh thổ Ukraine. Quân đoàn đã được lên kế hoạch thành lập với số lượng vài nghìn người từ 16 quốc gia. Thành phần này bao gồm quân lính từ Baltics, Ba Lan, Israel, Georgia, Croatia, Anh, quân tình nguyện Chechnya từ châu Âu và Ukraine, những người Belarus trước đây đã rời đất nước đến Ba Lan.Không ai trong giới cầm quyền ở châu Âu lên án họ vì đã tham gia vào cuộc chiến của phe phát xít. Khi những người Nga bị giết ở Donbass, những người tình nguyện chiến đấu chống lại các tiểu đoàn của bọn phát xít đã bị chỉ trích nặng nề. Nỗi sợ hãi cũng buộc tổng thống phải thả những tên tội phạm ra khỏi nhà tù, trang bị vũ khí và ném chúng chống lại quân đội Nga.
Bài học nào có thể được rút ra từ các sự kiện bi thảm ở Ukraine? Rõ ràng là nước Anh rút khỏi Liên minh châu Âu với mục đích gây ra một cuộc xung đột quy mô lớn trên lục địa châu Âu, làm suy yếu các đối thủ cạnh tranh kinh tế của họ trong Liên minh và gây thiệt hại lớn về chính trị, kinh tế, tài chính đối với Mátxcơva. Như Bộ trưởng Ngoại giao của Vương quốc Anh, Lisa Truss đã tuyên bố, “London sẽ không ngồi yên cho đến khi nền kinh tế Nga bị phá hủy!”.
Đồng thời, Ukraine đóng vai trò như một công cụ dễ điều khiển và đặc quyền để thực hiện kế hoạch này, hoàn toàn đơn độc trong quá trình tiến hành một chiến dịch quân sự đặc biệt. Xung đột này cũng được kích động nhằm tăng cường kỷ luật của các nước thành viên NATO và sự kiểm soát của người Anh đối với họ với mục đích kìm hãm sự phát triển kinh tế của Đức với chi phí khí đốt rẻ mạt của Nga. Hiện Washington đang đối phó với nhiệm vụ này - việc ngăn chặn “Dòng chảy phương Bắc- 2 đã làm suy yếu an ninh năng lượng của EU và châu Âu trở nên ràng buộc với nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng đắt tiền của Mỹ.
Một số chính trị gia Tây Âu bắt đầu hiểu chuyện gì đã xảy ra. Ví dụ, Alice Elisabeth Weidel, thành viên của một đảng ở Đức, nói: “Việc phương Tây làm nhục Nga là một thất bại lịch sử. Chúng tôi không có gì để đe dọa, những lệnh trừng phạt này gây hại cho chúng tôi nhiều hơn”.
Theo nhà phân tích nổi tiếng người Mỹ Mike Whitney, “Ngày nay các hoạt động tâm lý của Washington thực sự hướng vào châu Âu. Mục đích là để thuyết phục người châu Âu rằng họ cần phải bước đi mãi mãi dưới chiếc ô an ninh của Washington (còn được gọi là NATO) để bảo vệ mình khỏi những kẻ thù bên ngoài. Kế hoạch là ném các nhà lãnh đạo "chó cưng" của châu Âu trở lại vòng tay ngột ngạt của “Chú Sam”. Đây là những mục tiêu hiện tại. Mỹ đang thực hiện hành động khẩn cấp để đảm bảo các thuộc địa châu Âu của họ không trượt ra khỏi quỹ đạo kinh tế và chính trị của Washington ...Washington cũng đang cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa EU và Nga để ngăn cản sự hội nhập kinh tế lớn hơn, vì điều này chắc chắn sẽ dẫn đến việc hình thành một khu vực thương mại tự do rộng lớn trải dài khắp châu Âu và châu Á. Washington phải phá hoại kế hoạch này để duy trì vai trò thống trị của mình trong trật tự thế giới". Trong việc thực hiện kế hoạch này, Ukraine đóng vai trò quyết định.

1655613141424.png

1655613249473.png

1655613360033.png

1655613382972.png

Tiểu đoàn tình nguyện Azov

Vì vậy, A. Isenkov đã viết về số phận của nhà nước Ukraine vào năm 2009 trong bài báo “Ukraine sắp sụp đổ và chiến tranh”: “Mọi thứ đã rõ ràng vào năm 1991, nhưng không phải ai cũng tin. Chính xác hơn, hầu hết mọi người đều tin rằng Ukraine, sau khi thoát khỏi "xiềng xích" của Nga, sẽ tắm trong dầu, ăn mỡ no nê và các vấn đề dân chủ sẽ trở thành thành trì và hình mẫu của nước này. Kể từ đó, đã 17 năm trôi qua. Nga từ một người anh em trở thành kẻ thù số 1, còn Ukraine bị chia cắt bởi những mâu thuẫn…”. Về chính quyền Ukraine: “Nền chính trị Ukraine chỉ sinh ra một loạt những người thừa hành tham lam, mù quáng, ngu ngu ngốc và thờ ơ, không kiến thức, họ không thể đương đầu với những thách thức kinh niên của đất nước - lạm phát phi mã, giá cả tăng cao, tham nhũng, tội phạm, sự suy thoái tinh thần của thế hệ trẻ…”.
Về chủ nghĩa dân tộc: “chủ nghĩa dân tộc nguy hiểm vì nó không quan tâm đến kinh tế. Chủ nghĩa dân tộc có lợi cho tâm trí và ý thức của chúng ta, chứ không phải lợi ích của chúng ta”.
“Chúng ta có gì hôm nay? Quyền lực - những tên trộm và kẻ cướp, một xã hội ô uế. Từng bước, chúng ta kiên nhẫn nhượng bộ kẻ trộm cướp xâm phạm và thu hẹp quyền lợi của mình, ngu ngốc tin vào lời hứa của chúng về một cuộc sống thiên đường cho mọi người. Chúng ta đã nuốt sự sỉ nhục của khoa học. Chúng ta đã nuốt nỗi nhục về mình. Chúng ta đã nuốt nỗi nhục của các cựu chiến binh.Chúng ta đã phản bội lại ký ức của những người cha, người ông chúng ta, những người đã chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát xít và bảo vệ đất nước khỏi ách nô dịch. Chúng ta đã giữ im lặng khi những tên trộm và kẻ cướp công nhận Shukhevych như một anh hùng. Chúng ta đã im lặng khi tự dựng lên những tượng đài xa lạ với lịch sử của mình…
Ai, nếu không phải là nhà cầm quyền Ukraine đang làm mọi cách để xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, làm xói mòn niềm tin vào các nguyên tắc dân chủ được quy định trong Hiến pháp?”

1655613506901.png

1655613601053.png

1655613951329.png

1655613916942.png

Chính biến Maidan tại Ukraine

T/c “Bình luận quân sự nước ngoài”, số 4/2022
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
Quân đoàn quốc tế tại Ukraine

Tổng thống Ukraine V. Zelensky ngày 27/2/2022 tuyên bố thành lập tại nước này một quân đoàn quốc tế thuộc Lực lượng phòng thủ lãnh thổ (International Region of Territorial Defense of Ukraine). Lực lượng này sẽ được tuyển mộ từ người nước ngoài và những người không quốc tịch muốn tham gia đẩy lùi "sự xâm lược của Nga". Đối với những người sẵn sàng tham gia chiến đấu, Kiev đã áp dụng chế độ miễn thị thực. Đại sứ quán Ukraine ở Brussels là nơi phối hợp gửi lính đánh thuê nước ngoài muốn tham gia cuộc chiến.

1655693507244.png

1655693597203.png

Tổng thống Ukraine V. Zelensky

Kế hoạch thành lập một "quân đoàn quốc tế" trong lực lượng bảo vệ lãnh thổ Ukraine đã được dự tính. Đây là một nhóm vũ trang gồm những người nước ngoài có thể phục vụ theo hợp đồng ở các vị trí như sĩ quan, hạ sĩ quan và nhân viên cao cấp. Trước đó, cựu tổng thống P. Poroshenko đã ban hành sắc lệnh cho phép người nước ngoài và những người không quốc tịch thực hiện “nghĩa vụ tự nguyện của họ để bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”. Các nhà chức trách tin rằng việc trao quyền như vậy cho công dân nước ngoài và những người không quốc tịch sẽ làm giảm nhu cầu huy động dân số Ukraine. Các đại sứ quán của Ukraine ở châu Âu và các nước khác đang tích cực tuyển dụng công dân, các "đường dây nóng" quốc tế đã được thiết lập 24/24 để mọi người có thể gọi điệnxin tư vấn vềvấn đề này. Công dân của Brazil, Georgia, Ý, Pháp, Latvia, Luxembourg và Maroc chỉ nộp đơn đăng ký “phỏng vấn” cho Đại sứ quán Ukraine tại Bỉ. Số quân lính “may mắn” tới Kiev hiện tính khoảng 16 nghìn người.

1655693751137.png

Cựu binh SAS (Anh) gia nhập Quân đoàn quốc tế

1655693798993.png

Công dân Mỹ gia nhập Quân đoàn quốc tế

Anh, Đức, Canada, Đan Mạch, Ba Lan, Albania, Nhật Bản, Croatia, Thụy Điển, Na Uy, Bỉ, Litva, Latvia và một số quốc gia khác đã chính thức cho phép lính đánh thuê tới Ukraine để bảo vệ "nền độc lập".Các chiến binh của cái gọi là Quân đội Giải phóng Kosovo -ngay cả Mỹ cũng coi là một tổ chức khủng bố - đã ngay lập tức hưởng ứng lời kêu gọi giúp đỡ của Tổng thống Ukraine.
Vì các nước thành viên NATO từ chối điều động quân chính quy của họ đến đó nên giờ đây họ đang kêu gọi lính đánh thuê các nơi đến Ukraine và họ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào về việc này. Tuy nhiên, như Bộ Ngoại giao Nga đã tuyên bố, làm như vậy họ trở thành đồng phạm gây tội ác chiến tranh. Theo tin tình báo Syria, các chiến binh được tuyển mộ từ thành phần các băng nhóm đang bị kiểm soát và thành lập các đơn vị để đưa sang Ukraine. Lưu ý rằng, 7 nhóm vũ trang đã được huấn luyện, mỗi nhóm khoảng 100 chiến binh từ băng đảng Harakat Ahrar ash-Sham al-Islamiya và Đảng Hồi giáo của Turkestan (bị cấm ở Nga).Lính đánh thuê là những người có kinh nghiệm chiến đấu và tham gia vào các hoạt động chống khủng bố, có kỹ năng sử dụng máy bay không người lái và vũ khí tên lửa. Ngoài ra, có thông tin cho rằng họ sẵn sàng cử đại diện của ISIS (bị cấm ở Liên bang Nga) đến Ukraine, những kẻ hiện đang ẩn náu tại tỉnh Idlib của Syria. Ngoài ra, nhiều quốc gia hợp pháp hóa lính đánh thuê tư nhân ở Ukraine, những người được giới thiệu với khán giả phương Tây là những người dân thường yêu nước. Được biết, công ty bảo vệ tư nhân “Silent Professional” của Mỹ đang tuyển dụng lính đánh thuê để sơ tán các đại diện của giới tài phiệt địa phương và gia đình của họ. Nhân sự được yêu cầu phải có kỹ năng sử dụng vũ khí, điều khiển phương tiện giao thông đường thủy và đường hàng không, hiểu biết về văn hoá địa phương và địa lý của Ukraine. Ưu tiên những người đã hoàn thành khóa huấn luyện của lực lượng đặc nhiệm Mỹ và biết các ngôn ngữ phù hợp với khu vực hoạt động. Đối với việc sơ tán các cá nhân khỏi Ukraine, họ phải trả tới 2 nghìn USD mỗi ngày.

1655693859446.png

1655693997739.png

1655694027137.png

Các thành viên thuộc Quân đoàn quốc tế đang tham chiến tại Ukraine

Tổng thống V. Zelensky cho rằng sự xuất hiện của đội ngũ lính đánh thuê – những kẻ khủng bố là "bằng chứng quan trọng về sự ủng hộ" của cộng đồng thế giới đối với đất nước của ông. Tức là, cái gọi là phương Tây văn minh, 8 năm không để ý đến nạn diệt chủng dân thường ở Donbass, nay lại ra tay bảo vệ nhà nước phát xít này cùng sự tham gia của bọn khủng bố. Do đó, các hành động của chủ nghĩa phát xít châu Âu hiện đại trùng khớp một cách đáng ngạc nhiên với hệ tư tưởng phát xít của Hitler.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(tiếp)

Các công ty quân sự tư nhân của Mỹ đang tuyển dụng các chuyên gia về chất nổ - mìn, lính bắn tỉa, nhân viên y tế, chuyên gia phá hoại và chống chiến tranh phá hoại. Theo quy định, lính đánh thuê, chủ yếu từ các công ty quân sự tư nhân "Academi", "Dean Corp" và "Kubik" tham gia hướng dẫn, huấn luyện các tiểu đoàn theo chủ nghĩa dân tộc "Aidar" và "Azov". Công ty quân sự tư nhân "Academi" có một mạng lưới rộng khắp thế giới, tuyển dụng những người tình nguyện tham gia cuộc chiến ở các khu vực cụ thể. Không loại trừ một số quân lính của công ty này đã không kịp rời đất nước mà đã ở từ năm 2014.

Công ty “DynCorp” (DynCorp, tp. McLean, bang Virginia) cung cấp các dịch vụ bảo vệ các cơ quan ngoại giao và cơ sở quân sự của Mỹ ở nước ngoài, cũng như đảm bảo hoạt động an toàn cho nhân viên của họ. Số lượng nhân viên của công ty khoảng 10 nghìn người.

1655802934627.png

1655802861308.png

1655802919759.png

Thành viên của DynCorp

Công ty "Kubik" (Cubic, San Diego, California) có văn phòng tại Georgia và Ukraine, là một trong những công ty hàng đầu thế giới trong việc cung cấp hệ thống bảo vệ cho các cơ quan chính phủ tại hơn 50 quốc gia. Công ty chuyên về thiết kế, phát triển và bảo trì các thiết bị đào tạo cho việc quản lý sử dụng thiết bị hàng không và xe bọc thép. Ngoài ra, Công ty này còn tổ chức đào tạo nhân viên cho các cấu trúc quyền lực để làm việc trong các điều kiện tình huống khác nhau, hỗ trợ thu thập và phân tích thông tin, bao gồm cả thông tin tình báo, cũng như hướng dẫn sử dụng vũ khí và thiết bị quân sự. Số lượng nhân viên khoảng 10 nghìn người.

1655803004955.png

1655803075826.png

1655803155469.png


Công ty "Greystone" năm 2014 đã tham gia trấn áp tình trạng phản đối ở các vùng phía đông Ukraine, thực hiện chức năng điều tra chính trị và an ninh quốc gia. Tháng 1 năm 2022, các cố vấn quân sự Mỹ và các chiến binh từ Công ty “Forward Observations Group” đã đến Ukraine. Nhóm binh sĩ đánh thuê này thực tế chủ yếu là các cựu binh của Lực lượng chiến dịch đặc biệt Hoa Kỳ thực hiện hợp đồng trong các lĩnh vực hoạt động chuyên môn của họ.

1655803255347.png

1655803274011.png

1655803298855.png

Lực lượng Công ty "Greystone" tại đông Ukraine

Ở các khu vực phía tây của Ukraine, các chuyên gia từ Công ty“European Security Academy” của Ba Lan đã đào tạo những người theo chủ nghĩa dân tộc các kỹ năng lật đổ và phá hoại. Trên cơ sở đó, một mạng lưới phá hoại khép kín được xây dựng để thực hiện nhiệm vụ bí mật với sự hợp tác của Cơ quan an ninh Ukraine, thực hiện hoạt động khủng bố và phá hoại các cơ sở hạ tầng.

1655803415671.png

1655803449666.png

1655803516755.png

1655803528646.png

Chuyên gia từ Công ty“European Security Academy”

Các công ty quân sự tư nhân của phương Tây đang tìm kiếm binh lính ở Đông Âu, vì người Ba Lan, người Croatia, người Séc, đại diện của các nước Baltic ít nhiều biết tiếng Nga và hiểu biết về đặc điểm khu vực cụ thể. Những người lính đánh thuê như vậy tuyên bố quan điểm dân tộc rất cực đoan và có thể sẽ là một phần của các tiểu đoàn phát xít Ukraine. Theo các chuyên gia, rất có thể họ sẽ hoạt động ở các khu vực mở hoặc ở các thành phố hơn triệu người - nơi dễ dàng ẩn náu hơn trong trường hợp rút lui và biết rõ rằng nếu họ bị bắt làm tù binh thì cùng lắm họ sẽ phải đối mặt với án tù dài hạn theo điều khoản “lính đánh thuê”. Đối với Nga, họ là những kẻ khủng bố quốc tế với tất cả những hậu quả kéo theo. Dưới danh nghĩa tình nguyện viên, không chỉ nhân viên của các công ty quân đội tư nhân mà cả quân nhân thuộc lực lượng đặc biệt của NATO có thể được cử đi. Đồng thời, lãnh thổ của Ba Lan đã biến thành nơi để cung cấp vũ khí và chuyển giao chiến binh cho Ukraine, bao gồm cả từ Trung Đông. Đến Ukraine, lính đánh thuê tiến hành công việc phá hoại và tấn công các đoàn xe chở thiết bị và máy bay của Nga bằng vũ khí do phương Tây cung cấp cho Kiev như tổ hợp tên lửa chống tăng "Javelin" và tên lửa phòng không vác vai "Stinger". Hiện Berlin đang xem xét khả năng chuyển giao 2.700 tên lửa phòng không điều khiển“Strela” cho phía Ukraine.Trước đó, Đức cung cấp 500 tổ hợp“Stinger” và 1.000 súng phóng lựu chống tăng cầm tay "Panzerfaust". Mỹ cũng chuyển giao hàng trăm tổ hợp “Stinger”. Những chuyến hàng này là một phần của gói hỗ trợ quy mô lớn cho Ukraine, bao gồm cả việc chuyển giao hệ thống chống tăng “Javelin” với số tiền 350 triệu USD.

1655803624244.png

1655803684737.png

1655803718298.png

1655803747065.png

1655803808634.png


Hiện tại, chính quyền Ukraine khó đảm bảo quyền kiểm soát "quân đoàn quốc tế" do quân đội Nga đã phá hủy nhiều trung tâm liên lạc và sở chỉ huy của các lực lượng vũ trang Ukraine. Ở Ukraine, các "băng đảng NATO" với tình trạng kỷ luật kém đang biến thành các đơn vị du kích và phá hoại chủ yếu hoạt động độc lập hoặc tuân theo mệnh lệnh của người phụ trách từ Mỹ và EU. Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo rằng lính đánh thuê và nhân viên của các công ty quân sự tư nhân đóng trên lãnh thổ Ukraine không có tư cách tù binh chiến tranh, tức là tất cả lính đánh thuê đều tự động bị tước quyền đầu hàng. Được biết, các yếu tố tiêu cực chính trong việc thu hút các công ty quân sự tư nhân làm nhiệm vụ chiến đấu là sự thiếu động lực tinh thần của nhân viên và mục đích chính của họ chỉ là kiếm tiền. Sự giảm sút sau này có thể gây ra việc luân chuyển nhân viên và giảm khả năng chiến đấu. Các công ty quân sự tư nhân có đặc điểm là độc lập trong việc ra quyết định, sử dụng vũ lực trái pháp luật đối với người dân địa phương, bỏ qua các yêu cầu và quy định. Các công ty này không có khả năng chiến đấu cao và sẽ thua trận nếu đụng độ với quân đội chủ lực.
Đội hình quân lính đánh thuê cũng có các thành viên của "Right Sector", mặc dù không phải là một nhóm vũ trang thông thường nhưng là các băng nhóm có vũ trang do chính quyền kiểm soát và có tài trợ. Họ hoạt động dưới mái nhà của các cơ quan nhà nước Ukraine, mặc đồng phục của cảnh sát và quân đội trong nước. Khoảng 1 nghìn tên phát xít như vậy đang ở Kharcov.
Quân đoàn Quốc tế, với tư cách là một đội hình độc lập, trở thành một phần của Lực lượng phòng vệ lãnh thổ, được cấp 25.000 súng máy để chống lại quân đội Nga. Từ trước đến nay, những “lực lượng” này chỉ thể hiện mình trong các vụ án cướp bóc, giết người, tống tiền. Trong tương lai, Lực lượng phòng vệ lãnh thổ có thể biến thành lực lượng cướp bóc - nổi dậy dưới sự hướng dẫn của các huấn luyện viên nước ngoài.

Vào tháng 3/2022, lực lượng hàng không vũ trụ Nga đã tiến hành cuộc tấn công lớn vào căn cứ huấn luyện Yavoriv, một điểm trung chuyển của lính đánh thuê nước ngoài ở vùng Lvov và vào một trung tâm huấn luyện ở làng Starichi. Kết quả có tới 180 lính đánh thuê nước ngoài bị tiêu diệt và một lô hàng lớn vũ khí từ nước ngoài đã bị phá hủy. Điều này cũng dẫn đến thực tế là những người lính đánh thuê khi đến Ukraine đã mất đi tinh thần chiến đấu, đồng thời, quân lính phàn nàn về việc thiếu thức ăn và nước uống, thiếu đạn dược.

1655803883968.png

1655803942870.png

Căn cứ huấn luyện Yavoriv bị Nga không kích

Vì vậy, quân đoàn quốc tế sẽ không ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Sứ mệnh của nó là làm chậm quá trình tiêu diệt chế độ tân phát xít, tăng số lượng thương vong của quân đội Nga và cáo buộc sự tàn ác của Nga. Chính sách tàn độc và vô trách nhiệm của Mỹ và NATO đã dẫn đến những sự kiện bi thảm ở đất nước này. Trong suốt 8 năm trời, họ đã bỏ qua tội ác diệt chủng nhằm vào cộng đồng người nói tiếng Nga ở Donbass, không ngừng huấn luyện, đào tạo và cung cấp vũ khí hiện đại cho chế độ tân phát xít, cố tình kích động và tạo điều kiện để xảy ra xung đột giữa hai dân tộc Xlavơ. Thực chất, kẻ xâm lược là đế chế dối trá nổi tiếng thế giới, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã gây ra hàng trăm cuộc xung đột vũ trang dẫn đến cái chết của hàng chục triệu người. Và Nga không đạt được giải pháp hòa bình cho các vấn đề từ phương Tây "văn minh" như năm 1945 đã giải phóng Ukraine khỏi chủ nghĩa phát xít./.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
Dự báo tranh chấp biên giới Trung - Ấn năm 2022 và những năm tiếp theo

Trong năm qua, nền chính trị Trung Quốc đã bị chi phối sâu sắc bởi quyết tâm của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm củng cố hơn nữa vai trò lãnh đạo của ông trong hệ thống lãnh đạo của ĐCSTQ. Động cơ mà Ông Tập thể hiện hình ảnh “người đàn ông mạnh mẽ” và các hệ tư tưởng chính trị định hướng nhân cách của ông trong nội bộ ĐCSTQ đã thống trị nền chính trị Trung Quốc, với Hội nghị Trung ương 6 vừa kết thúc sẽ chỉ khiến xu hướng này tiếp tục diễn ra. Những nỗ lực của Chủ tịch Trung Quốc nhằm tận dụng quyền lực ngày càng tăng của mình, trên cả mặt trận trong nước và quốc tế, đã tác động rất lớn đến các động lực địa chính trị trên toàn khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trong số các chính sách mới ban hành mang tính chủ nghĩa dân tộc, chẳng hạn như luật Cảnh sát biển mới hay chiến lược lưu thông kép -và việc tiếp tục tranh chấp lãnh thổ trên đất liền và trên biển với các cường quốc khu vực, thì trọng tâm của ông Tập là củng cố di sản của chính mình khi ông đặt mục tiêu cho nhiệm kỳ thứ ba của mình vốn chưa từng có tiền lệ. Vì vậy, ông Tập đã thể hiện lòng nhiệt thành theo chủ nghĩa dân tộc để biện minh cho các biện pháp đàn áp của chính quyền (ví dụ như Hồng Kông, Tân Cương và Tây Tạng) và các cuộc hành động bành trướng (Đài Loan, Biển Đông, Biển Hoa Đông và Khu vực Ladakh của Ấn Độ).

1655870637436.png

1655870697598.png

Vị trí quân đội Ấn Độ gần đường ranh giới tạm thời ở Ladakh

Tính cách “người đàn ông mạnh mẽ” của ông Tập còn được mở rộng tới những nỗ lực của ông nhằm thay đổi cục diện địa chính trị ở khu vực, điều này đặc biệt rõ ràng ở tư thế tiếp tục gây hấn của Bắc Kinh trong tranh chấp biên giới Trung Quốc-Ấn Độ. Ngay cả sau nhiều vòng đàm phán giữa Trung Quốc và Ấn Độ, mục tiêu rút quân hoàn toàn khỏi Đường kiểm soát thực tế ở phía đông Ladakh vẫn chưa đạt được. Sự bế tắc này tiếp tục được thể hiện ở vòng đàm phán biên giới lần thứ 13 được tổ chức vào ngày 10 tháng 10 năm 2021, không có giải pháp nào cho các vấn đề gây tranh cãi ở phía đông Ladakh. Các nhà đàm phán của Ấn Độ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề đang diễn ra dọc biên giới để cải thiện quan hệ song phương. Tuy nhiên, những nỗ lực mang tính xây dựng đã vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ từ phía Trung Quốc, những người đã coi các đề xuất của Ấn Độ là “vô lý và không thực tế”. Vòng 14 các cuộc đàm phán cấp Tư lệnh Quân đoàn về việc rút quân ở Khu vực Galwan có thể sẽ sớm được tổ chức. Mặc dù rất có khả năng 14 vòng đàm phán biên giới sẽ không mang lại bất kỳ kết quả cụ thể nào, nhưng rất đáng để xem xét lại các diễn biến quân sự và chính trị kể từ vài vòng đàm phán gần đây nhất và luận điệu mà họ đã đặt ra cho một giải pháp khả thi vào năm 2022, đặc biệt là trong bối cảnh một viễn cảnh bấp bênh như vậy vẫn đang diễn ra.

Tiếp tục tạo thế hung hăng và rao giảng quyền lực mềm

Mục tiêu của Trung Quốc trong cách tiếp cận chính trị biên giới với Ấn Độ vào năm 2021 là gấp đôi: cải thiện hỗ trợ hậu cần quân sự trên thực địa đồng thời nhấn mạnh sự can dự ngoại giao để giải quyết tranh chấp. Cách tiếp cận này nhằm thể hiện Trung Quốc như một lá cờ đầu của hòa bình và tăng sức hấp dẫn quốc tế của nước này. Năm tới khó có thể diễn ra bất kỳ sự thay đổi nào trong các mục tiêu như vậy.
Vào cuối tháng 10/2021, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, người đứng đầu cơ quan lập pháp của Trung Quốc, đã thông qua luật mới về “bảo vệ và khai thác” các khu vực biên giới trên bộ của Trung Quốc. Luật mới này, dự kiến có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2022, đưa ra một số biện pháp quan trọng liên quan đến vai trò của nhà nước trong việc bảo vệ sự toàn vẹn của biên giới đất liền của Trung Quốc trong trường hợp “có bất kỳ hành động nào làm suy yếu chủ quyền lãnh thổ”. Trong quá trình tìm cách “kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới trên bộ”, Bắc Kinh dường như đã tìm ra một cách tiếp cận mới nhằm củng cố mong muốn giải quyết tranh chấp biên giới với New Delhi theo cách riêng của mình. Luật mới quy định rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân (QGPNDTQ) và Cảnh sát Vũ trang Nhân dân bán quân sự (CSVTNDBQSTQ) chịu trách nhiệm chính trong việc chống lại các cuộc xâm lược có vũ trang và ứng phó với các cuộc xâm nhập (chính thức được gọi là "sự xâm phạm" giữa Trung Quốc và Ấn Độ) dọc theo biên giới của Trung Quốc. Cả hai lực lượng này đều đặt dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương (QUTƯ), do ông Tập đứng đầu. Đạo luật mới vốn dĩ không thay đổi toan tính mà Trung Quốc dùng để xử lý an ninh dọc theo biên giới của mình, nhưng nó thể hiện quyết tâm càng tăng của nhà nước Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền “thiêng liêng và bất khả xâm phạm” của mình, đồng thời cũng nhằm tăng cường theo đuổi các mục tiêu trong nước là tăng cường kiểm soát đối với các nhóm dân tộc thiểu số dọc theo biên giới.

1655870927318.png

1655870978293.png

1655870993484.png

1655871027466.png

1655871178436.png

1655871198143.png

1655871223551.png

Quân đội Trung Quốc đồn trú tại Ladakh

Một khía cạnh quan trọng khác của luật mới là sự nhấn mạnh vào việc phát triển các thị trấn dọc biên giới, trong đó nhấn mạnh vai trò của dân thường trong việc hỗ trợ Quân đội và Cảnh sát biển Trung Quốc, mà điều này có thể được hiểu là sự mở rộng “chiến lược hợp nhất dân sự-quân sự” của ĐCSTQ. Điều này có thể là mối quan tâm lớn nhất đối với việc xây dựng kế hoạch đối phó của Ấn Độ, vì sự mập mờ của việc liên quan đến dân thường và tích hợp cơ sở hạ tầng dân sự vào chiến lược và hoạt động quân sự đang là thách thức nghiêm trọng. Ví dụ, nhà nước Trung Quốc cũng được cho là trả tiền phụ cấp cho công dân sống dọc theo biên giới Trung Quốc-Ấn Độ ở Tây Tạng nhằm đảm bảo lòng trung thành của họ. Là một phần của “chiến lược tổng hợp dân sự-quân sự”, Trung Quốc thể hiện và cho thấy sự vượt trội về mức độ phát triển và ổn định kinh tế của các làng bên Trung Quốc so với phía Ấn Độ chạy dọc theo biên giới. Hơn nữa, trợ cấp cho công dân Tây Tạng di chuyển đến các khu vực biên giới cũng đã nổi lên như một xu hướng chính trong nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm củng cố quyền lực dọc các khu vực biên giới. Luật biên giới đất liền mới của Trung Quốc tìm cách hợp pháp hóa việc sử dụng các khu định cư dân sự để hỗ trợ các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc dọc theo Đường kiểm soát thực tế - một động thái tương tự như việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tại sao Mỹ không thể dừng các vụ thử tên lửa của Triều Tiên?

Bốn năm trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa hai bên. Donald Trump đã từ bỏ chiến dịch “lửa và cơn thịnh nộ”, còn Kim Jong-un đã đình chỉ các cuộc thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và hạt nhân. Mặc dù hầu hết các nhà phân tích tình hình Hàn Quốc có uy tín ở Washington đều cảm thấy hoài nghi, nhưng lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ họ vẫn cho rằng quan hệ song phương là điều có thể xảy ra.

1656154146400.png

1656154074958.png

1656154103665.png


Sau thất bại của hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội, xu thế hòa hoãn chấm dứt, nhưng Kim Jong-un vẫn cho ngừng các vụ thử tên lửa. Năm 2021, Kim Jong-un đưa ra các dấu hiệu cho biết Bình Nhưỡng sẽ không nhẫn nại nữa. Tháng 1/2022, Triều Tiên đã thực hiện một loạt vụ phóng tên lửa tầm ngắn và kết thúc bằng một cuộc phóng thử tên lửa tầm xa. Tháng 3/2022, Bình Nhưỡng đã triển khai ICBM đầu tiên trong vòng 5 năm qua, nhưng lại đưa thông tin sai lệch về tên lửa đã được phóng. Hoạt động tại bãi thử hạt nhân của Triều Tiên cho thấy một cuộc thử nghiệm sắp diễn ra.

1656154201021.png

1656154343254.png

1656154881753.png

1656154933910.png

1656154962989.png


Người ta suy đoán rằng Kim Jong-un muốn ép Tổng thống mới đắc cử Joe Biden ngồi vào bàn đàm phán. Đó là quan niệm cũ, vì Triều Tiên chào đón mọi chính quyền mới của Mỹ với lời nhắc nhở rằng Bình Nhưỡng đang chờ đợi sự nhượng bộ. Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích ở Washington đều cho rằng Triều Tiên sẽ không sẵn sàng từ bỏ năng lực hạt nhân, cho dù có những hứa hẹn rằng điều này mang lại lợi ích cho họ.
Xét cho cùng, Kim Jong-un dường như cũng có khả năng duy trì quyền lực giống như cha và ông mình, và có lẽ đã xem đoạn ghi hình về cái chết thảm của nhà độc tài Libya Muammar al-Gaddafi - sau khi ông này đánh đổi vũ khí hạt nhân và tên lửa để nhận được sự ủng hộ của Mỹ và châu Âu. Điều này chứng tỏ những người bạn giả tạo sẵn sàng phản bội Gaddafi ngay khi có cơ hội. Thêm vào đó là bài học từ Ukraine: từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy một sự đảm bảo an ninh không thể thực thi và cuối cùng bị xâm lược.
Triều Tiên tăng tốc các cuộc thử nghiệm vì một mục đích đen tối hơn. Cho đến nay, Kim Jong-un không quan tâm đến việc đàm phán với Biden, mặc dù nền kinh tế của Triều Tiên đang chịu ảnh hưởng nặng nề, không chỉ vì các biện pháp trừng phạt của Mỹ và Liên hợp quốc mà còn vì nước này tự cô lập với thế giới do đại dịch COVID-19. Có vẻ như Kim Jong-un đã quyết định rằng ông không thể nhận được sự hỗ trợ kinh tế mà ông đã bị từ chối tại Hà Nội và do đó không có lý do gì để đàm phán. Vậy nên, tại sao ông phải bận tâm đến các cuộc đàm phán khi ông không sẵn sàng đồng ý với mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn mà Washington đã công bố?
Mặc dù Kim Jong-un chưa nói rõ ràng như vậy, nhưng có vẻ như ông đã quyết tâm mở rộng và nâng cấp kho vũ khí hạt nhân đến mức đủ để có thể ép buộc Washington phải đàm phán theo các điều khoản của Triều Tiên. Cho tới nay, Kim Jong-un chắc chắn chưa có ý định hòa giải. Đầu tháng 3/2022, ông giải thích: “Chỉ khi có được năng lực tấn công ghê gớm và sức mạnh quân sự áp đảo vô song, thì người ta mới có thể ngăn chặn được một cuộc chiến, đảm bảo an ninh đất nước và kiểm soát tất cả các mối đe dọa từ các nước đế quốc”.

Tất nhiên, nhận định đanh thép này là nhằm vào Mỹ. Tuy nhiên, Hàn Quốc, với một chính quyền mới bảo thủ và hung hăng hơn, cũng đã phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Triều Tiên. Kim Yo-jong, em gái của Kim Jong-un, đã nói: “Nếu Hàn Quốc lựa chọn đối đầu quân sự với chúng tôi, thì lực lượng chiến đấu hạt nhân của chúng tôi chắc chắn sẽ phải thực hiện nhiệm vụ của mình... Một cuộc tấn công khủng khiếp sẽ được phát động và quân đội Hàn Quốc sẽ rơi vào tình cảnh khốn khổ tới mức gần như bị phá hủy hoàn toàn”. Bà mô tả Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc là một “gã cặn bã” và những bình luận của ông là “những lời lẽ ngông cuồng của một kẻ điên”. Ông này từng đe dọa sẽ tấn công trước nếu Triều Tiên chuẩn bị phóng tên lửa vào Hàn Quốc.
Mối quan hệ với Hàn Quốc có thể sẽ xấu đi khi Yoon Suk-yeol nhậm chức tổng thống. Ông cam kết sẽ đưa ra lập trường cứng rắn hơn đối với Triều Tiên và hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ. Mặc dù cách tiếp cận này khó có thể mang lại nhiều kết quả hơn so với phiên bản của Tổng thống Moon Jae-in cho chính sách “Ánh dương” – các chính quyền tiền nhiệm ở Hàn Quốc chưa làm được bất cứ điều gì ngoài việc cải thiện tạm thời quan hệ với Triều Tiên – nhưng nó có thể khiến Bình Nhưỡng phẫn nộ. Xét cho cùng, cam kết của Yoon Suk-yeol cho thấy sẽ không có những nhượng bộ thể hiện thái độ hèn nhát như cấm các nỗ lực cá nhân nhằm truyền bá thông tin tới người dân Triều Tiên.
Vậy việc cần làm là gì? Chiến lược của chính quyền hiện tại có vẻ hơi giống với chính sách “kiên nhẫn chiến lược” (tạm hiểu là “trì hoãn việc ra quyết định”) của chính quyền Obama. Nếu Bình Nhưỡng chỉ lăng mạ Washington và Seoul, thì chiến lược đó có thể có hiệu quả. Tuy nhiên, Triều Tiên dường như đang cố gắng tăng tối đa tốc độ mở rộng kho vũ khí và điều quan trọng hơn theo quan điểm của Washington là, mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Tập đoàn RAND và Viện Asan cho rằng chỉ vài năm nữa, Bình Nhưỡng có thể có tới vài trăm vũ khí hạt nhân với ICBM có khả năng tấn công lãnh thổ nước Mỹ. Đó sẽ là một yếu tố làm thay đổi cuộc chơi.

Mặc dù không ai có thể biết được suy nghĩ của Kim Jong-un, nhưng việc cùng lúc tăng cường quân đội và từ chối can dự với Washington chứng tỏ ông có kế hoạch tạo ra một kho vũ khí lớn tới mức không thể giải trừ. Việc có được khả năng tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ của Mỹ sẽ hạn chế đáng kể các lựa chọn của nước này. Sự can thiệp của Washington ngay cả trong một cuộc xung đột thông thường có thể gây ra hành động trả đũa bằng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, cho dù mối quan hệ Hàn-Mỹ có vững chắc đến đâu đi chăng nữa, thì Triều Tiên cũng không nên mạo hiểm phá hủy các thành phố của Mỹ.
Washington không thể tìm kiếm câu trả lời từ các quốc gia khác. Trong năm 2017, Mỹ còn có thể dựa vào Trung Quốc để ngăn cản các kế hoạch tham vọng nhất của Triều Tiên. Bắc Kinh thậm chí còn phê chuẩn và thực thi liên tiếp các biện pháp trừng phạt mới của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chuyển hướng sau khi Washington và Bình Nhưỡng công bố kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh, trong đó đề cập đến khả năng hai bên ký kết một tạm ước khiến Trung Quốc bị bỏ lại phía sau. Tập Cận Bình đã có cuộc gặp đầu tiên với Kim Jong-un và mối quan hệ hữu nghị băng giá giữa hai bên đã được bình thường hóa . Lộ trình này vẫn được Tập Cận Bình duy trì cho đến nay.

1656155201505.png

1656155215715.png

1656155237449.png


Mặc dù quan hệ Trung-Mỹ phần nào được cải thiện sau khi Biden nhậm chức, nhưng dường như có xu hướng lao dốc. Những tranh chấp về Tân Cương, Đài Loan, biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và nhiều vấn đề khác khó có thể được giải quyết. Việc Bắc Kinh ủng hộ Nga trong cuộc chiến với Ukraine là yếu tố khác gây chia rẽ giữa Mỹ và Trung Quốc. Tình cảnh của Kiev đã thu hút sự chú ý của công chúng và tiếp thêm động lực cho các thành phần hung hăng nhất trong đảng Cộng hòa, mà dường như đã chấp nhận – nếu không nói là hoàn toàn quyết tâm – “đấu” với cả Trung Quốc và Nga.
Moskva cũng có ảnh hưởng ở Triều Tiên, nhưng ảnh hưởng này không lớn như của Bắc Kinh. Hiện nay, chính quyền Putin không quan tâm đến việc hỗ trợ Mỹ chống lại Bình Nhưỡng, cho dù điều này về lý thuyết giúp thúc đẩy các mục tiêu của Nga. Moskva quan tâm đến việc gây rắc rối cho Mỹ hơn là làm giảm rắc rối do Triều Tiên gây ra.
Nhật Bản cũng tham gia các cuộc đàm phán 6 bên và có thể đóng một vai trò nhất định. Tuy nhiên, việc các công dân Nhật Bản bị đặc vụ Triều Tiên bắt cóc nhiều thập kỷ trước đã khiến các cuộc đàm phán với Triều Tiên rơi vào tình trạng bế tắc. Mối quan hệ của Nhật Bản với Hàn Quốc cũng gặp khó khăn, nhưng chính quyền Hàn Quốc sắp tới hy vọng có thể cải thiện mối quan hệ này. Việc cải thiện quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc và Nhật Bản - hai nền dân chủ đều theo định hướng kinh tế thị trường và đều tìm kiếm hòa bình cũng như sự ổn định ở Đông Bắc Á - sẽ giúp bổ sung sức mạnh quân sự ngày càng tăng và ảnh hưởng kinh tế của Nhật Bản vào cán cân liên Triều.
Hàn Quốc bị đe dọa nhiều nhất trong các mối quan hệ của Triều Tiên, nhưng hầu như lại không được Mỹ trao quyền hành động. Do vậy, Triều Tiên đã tỏ thái độ khinh thường chính quyền Moon Jae-in, vốn đã cố gắng hết sức để hòa giải và xoa dịu Bình Nhưỡng, sau sự sụp đổ của hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội. Chỉ khi nào Mỹ ngừng can dự, động thái vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của giới chính trị Hàn Quốc, mới khiến Triều Tiên mới đối xử nghiêm túc hơn với Hàn Quốc.

1656155084054.png

1656155098246.png

1656155141547.png


Nếu không có sự chuyển đổi như vậy, thì Washington dường như sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc áp đặt các biện pháp trừng phạt, vốn đã liên tục thất bại trong 3 thập kỷ qua. Mặc dù có những tuyên bố rằng các biện pháp trừng phạt bổ sung có thể buộc Triều Tiên phải nhượng bộ, nhưng trên thực tế chính quyền Kim Jong-un vẫn trụ vững sau các biện phạt trừng phạt cứng rắn và nghiêm trọng hơn trong giai đoạn trước năm 2017 và vẫn tồn tại cho dù bị cô lập gần như hoàn toàn trong đại dịch COVID-19.
Viễn cảnh xuất hiện các hành động trả đũa thông thường, đặc biệt nhằm vào thủ đô Seoul của Hàn Quốc, đã đủ để ngăn chặn các chính quyền trước đó của Mỹ, nhất là chính quyền Bill Clinton, tấn công các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên. Mặc dù Trump đe dọa viện tới hành động quân sự trong giai đoạn thực hiện chiến dịch “lửa và cơn thịnh nộ”, nhưng việc Triều Tiên được cho là sở hữu 2-3 loại vũ khí hạt nhân đã khiến ông dè chừng bởi điều này hẳn sẽ làm tăng gấp nhiều lần chi phí hành động quân sự của Mỹ. Vì Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục nghiên cứu một loạt vũ khí, bao gồm cả tên lửa siêu thanh và tên lửa phóng từ tàu ngầm, nên họ có thể sẽ sớm có hành động trả đũa, khiến hành động quân sự của Mỹ trở thành một lựa chọn bất khả thi.
Mỹ nên chuẩn bị đối phó với các vụ thử ICBM và hạt nhân của Triều Tiên, cũng như việc nước này tiếp tục phát triển các loại vũ khí mới mang tính cải tiến. Tuy nhiên, Washington chưa có câu trả lời. Mỹ phàn nàn về mọi vụ thử nghiệm, chứng tỏ nước này mất bình tĩnh trước chính sách của Triều Tiên. Việc Mỹ gia tăng các biện pháp trừng phạt không mang lại hiệu quả. Giờ đây, Triều Tiên thậm chí còn từ chối thảo luận về việc phi hạt nhân hóa.
Trong khi đó, một chính quyền Hàn Quốc cứng rắn hơn có thể có những bước đi khó đoán định. Trong nhiều năm qua, đại đa số người dân Hàn Quốc ủng hộ việc sử dụng hình thức răn đe bằng hạt nhân. Sự bất lực của đồng minh có thể sẽ càng thôi thúc người dân Hàn Quốc ủng hộ nước họ phát triển loại vũ khí này.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Thất bại trong đổi mới: Cuộc chiến Nargono - Karabakh lần thứ 2

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến thất bại của lực lượng Armenia trong Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ hai là do học thuyết quân sự kế thừa từ Liên Xô còn khiếm khuyết. Bài báo này phân tích những vấn đề chính mà Armenia phải đối mặt, khám phá ra những lý do chính dẫn đến việc đổi mới không thành công, kiểm chứng những phát hiện thực nghiệm chống lại một số học thuyết có ảnh hưởng nhất nhất trong lĩnh vực này và phác thảo nghiên cứu hiện tại về cuộc xung đột này.

Bắt đầu bằng hành động xâm lược của Azerbaijan vào ngày 27/9 /2020, Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ hai đã kết thúc với thỏa thuận ngừng bắn vào ngày 9/11/2020. Thỏa thuận này bị nhiều người Armenia coi là sự đầu hàng. Cuộc chiến này là cuộc chiến mới nhất trong một cuộc xung đột đã kéo dài hơn ba thập kỷ. Xung đột bắt đầu vào năm 1988 sau sự kiện Glasnost (một trong những nội dung ‘Cải tổ’ của cựu Tổng Bí thư *** Liên Xô Gorbachov – ND) ở Liên Xô và chứng kiến sự trỗi dậy của ý thức tự quyết mạnh mẽ của phần lớn dân số Armenia tại Khu tự trị Nagorno-Karabakh của Azerbaijan. Những nỗ lực của Azerbaijan trong việc dập tắt khát vọng độc lập của Nagorno-Karabakh bằng vũ lực đã leo thang xung đột thành chiến tranh vào năm 1992. Cuối cùng, với sự hỗ trợ của Cộng hòa Armenia, lực lượng Nagorno-Karabakh đã đánh bại Azerbaijan, giải phóng phần lớn lãnh thổ, tạo ra một vành đai an ninh bằng cách chiếm kiểm soát các quận lân cận của Azerbaijan, và buộc ngừng bắn vào năm 1994, qua đó giành độc lập cho Cộng hòa Nagorno-Karabakh (sau đó được đổi tên thành Cộng hòa Artsakh). Tuy nhiên, thỏa thuận này đã không phát triển thành hòa bình chính thức. Cuộc đối đầu vũ trang đang diễn ra giữa Cộng hòa Artsakh và Azerbaijan, cuối cùng đã dẫn đến Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ hai.
Lý do cho sự thất bại của các lực lượng hợp thành của Cộng hòa Artsakh và Cộng hòa Armenia trong Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ hai là rất nhiều. Thoạt nhìn, không đủ nguồn lực được phân bổ cho quốc phòng và những thiếu sót về công nghệ, tác chiến, huấn luyện và động viên đã dẫn đến việc Armenia thua trận. Tuy nhiên, những thiếu sót này đều bắt nguồn từ một học thuyết quân sự có nhiều khiếm khuyết được kế thừa từ Liên Xô và dựa trên chiến tranh tiêu hao. Ở đây, Học thuyết được định nghĩa là các cách thức và phương pháp tiến hành các hoạt động hoặc được Bộ Quốc phòng Mỹ (BQP) xác định là “các nguyên tắc cơ bản hướng dẫn việc triển khai. . . các lực lượng quân sự trong hành động phối hợp để đạt được mục tiêu chung”. Các lực lượng Armenia đã không thể thích ứng với tính chất thay đổi của chiến tranh và tìm ra các giải pháp khả thi ở các cấp chiến lược, chiến dịch và chiến thuật của cuộc chiến do có nhiều trở ngại đối với sự đổi mới quân sự. Trong số những trở ngại nổi bật nhất này là các mối quan hệ quân sự-dân sự không cân bằng trong Bộ Quốc phòng và giữa quân đội và các nhà lãnh đạo chính trị của nó, cũng như các giá trị cố hữu của Bộ Tổng Tham mưu các Lực lượng Vũ trang Cộng hòa Armenia. Trong khi trở ngại đầu tiên ngăn cản sự can thiệp dân sự mạnh mẽ để thúc đẩy đổi mới, thì trở ngại sau đã cản trở sự thúc đẩy cải cách do các chuyên gia quân sự thực hiện.
Sự tự mãn dẫn đến thất bại của Armenia trong Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ hai cung cấp một bài học quan trọng cho quân đội hiện đại và các nhà lãnh đạo chính trị của họ: cần phải xem xét kỹ hơn để giảm thiểu những trở ngại chính đối với sự đổi mới và cải cách quân sự. Các lập luận và bằng chứng được trình bày ở đây cho thấy không có lý thuyết đơn lẻ nào có thể cung cấp câu trả lời đầy đủ cho các trường hợp đổi mới quân sự đa dạng. Tổng quan về kết quả của Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ hai cho thấy những tác động của việc thiếu đổi mới, đồng thời coi học thuyết thiếu sót là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại. Sau đó, nó đề cập đến vấn đề mang tính học thuật về việc thay đổi thể chế xảy ra và kết thúc như thế nào bằng việc áp dụng những khuôn khổ lý thuyết này cho những thay đổi, hoặc thiếu nó, được thực hiện trong những năm giữa Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ nhất và thứ hai.

Phân tích Chiến thắng Azerbaijan

Các quan chức và nhà phân tích đã đề xuất một số lý do dẫn đến chiến tranh và chiến thắng cuối cùng của Azerbaijan. Một số người Armenia cho rằng sự thất bại này là phản quốc trong giới lãnh đạo chính trị và quân sự Armenia. Những người khác cho rằng Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã âm mưu chống lại Armenia để giải quyết xung đột Nagorno-Karabakh một cách cưỡng bức một lần và mãi mãi. Những người khác cho rằng Azerbaijan được hưởng hỗ trợ quân sự từ Thổ Nhĩ Kỳ và tranh thủ sự phục vụ của một số lượng đáng kể lính đánh thuê Syria có liên hệ với các tổ chức khủng bố, trong khi Armenia bị Nga, người bảo lãnh an ninh của họ bỏ rơi. Các cáo buộc phản bội trong giới lãnh đạo chính trị và quân sự Armenia chỉ là thuyết âm mưu. Tuy nhiên, đã có những trường hợp khiến các nhà hoạch định và điều hành Armenia hoảng sợ và mất tinh thần, mặc dù những trường hợp này là sản phẩm phụ của các vấn đề dẫn đến thất bại chứ không phải nguyên nhân chính.

1656213880884.png

1656213934060.png

1656213717929.png

1656213749622.png

1656214012063.png

Vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ trong quân đội Azerbaijan

Các chuyên gia lý trí hơn chỉ ra lợi thế về quân số của lực lượng Azerbaijan trước lực lượng Armenia là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Armenia. Nhìn vào tương quan lực lượng khi bắt đầu xảy ra xung đột cho thấy những kẻ hiếu chiến có thể đã được phân chia tỷ lệ cược tương đương nhau, theo đó phía Armenia có đủ khả năng phòng thủ để chống lại một cuộc tấn công dữ dội. Một nhà phân tích, trích dẫn biên độ hẹp của Azerbaijan trong một số hệ thống vũ khí lớn, dự báo xung đột sẽ không dẫn đến sự thay đổi nghiêm trọng về biên giới vì không bên nào có đủ nguồn lực để đạt được chiến thắng hoàn toàn.
Một số lượng lớn hơn các nhà phân tích cho rằng chiến thắng của Azerbaijan là do lợi thế công nghệ của họ. Máy bay không người lái (UAV) đóng một vai trò quan trọng, gây tổn thất lớn cho binh sĩ và thiết bị quân sự của Armenia. Việc sử dụng UAV trong các cuộc xung đột Syria và Libya cũng như chiến tranh Nagorno-Karabakh cho thấy lợi ích của việc đánh đổi tổn thất về máy bay không người lái để lấy nhân lực của kẻ thù và lợi thế của việc đánh bại kẻ thù trong cuộc chạy đua tích hợp nhanh hơn công nghệ và kỹ thuật tác chiến bằng máy bay không người lái vào quân sự học thuyết. Việc sử dụng thành công máy bay không người lái của Azerbaijan đã chứng minh một cảm giác chiến thuật và tái khẳng định tác động tàn phá tiềm tàng của sức mạnh không quân đối với các lực lượng mặt đất với hệ thống phòng không hiện đại.

1656214052558.png

1656214135556.png

1656214152336.png

1656214200830.png

1656214273267.png

Quân đội Azerbaijan

Hệ thống phòng không của lực lượng Armenia đã không thể kháng cự được. Quan trọng hơn, hệ thống phòng không của lực lượng Armenia đã không thể kháng cự khả thi, một trở ngại không chỉ do các hệ thống phòng không đã lỗi thời mà quan trọng hơn là do cơ cấu lực lượng mà chúng hỗ trợ. Mặc dù ngày càng có nhiều loại UAV giá cả phải chăng có thể cung cấp sức mạnh đường không cho những kẻ tham chiến với chi phí chỉ bằng một phần chi phí duy trì lực lượng không quân truyền thống, các lực lượng mặt đất được huấn luyện để chiến đấu trong một không gian "bão hòa máy bay không người lái" là rất quan trọng. Nhân viên được đào tạo bài bản và có kỹ năng giỏi vẫn là tài sản quan trọng nhất trên chiến trường hiện đại, và họ là chìa khóa để sử dụng vũ khí đúng cách và bảo vệ khỏi sự tiến công của kẻ thù.
Việc sử dụng hiệu quả bất kỳ hệ thống vũ khí nào nên được nghiên cứu trong một chuỗi liên tục lớn hơn của các cân nhắc xã hội học và học thuyết tạo nên hai yếu tố quyết định cơ bản của sự sẵn sàng của quân đội. Các cân nhắc xã hội học kiểm tra mức độ mà một quốc gia sẵn sàng hy sinh kinh phí và mạng sống trong một cuộc xung đột cụ thể. Như các cuộc chiến tranh Nagorno-Karabakh cho thấy rõ ràng, có giới hạn đối với những hy sinh mà xã hội Armenia sẵn sàng thực hiện để tiếp tục đấu tranh vì an ninh của Nagorno-Karabakh và Armenia trước các mối đe dọa quân sự nghiêm trọng từ Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ. Chính sách nhà nước của Armenia đối với cuộc xung đột và chiến lược quân sự tương ứng cũng không phù hợp với các nguồn lực được phân bổ cho quốc phòng trong suốt 26 năm trôi qua kể từ khi Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ nhất kết thúc năm 1992–1994.
So sánh chi tiêu quốc phòng của Armenia và Azerbijani theo tỷ lệ phần trăm GDP cho thấy Armenia đã không dành một phần lớn hơn đáng kể các nguồn lực quốc gia sẵn có của mình cho quốc phòng. Trong giai đoạn 2000–19, chi tiêu quân sự của Armenia tính theo phần trăm GDP trung bình là 3,65 phần trăm, không cao hơn nhiều so với Azerbaijan và mức trung bình là 3,44 phần trăm. Hơn nữa, đã có những giai đoạn khi chi tiêu quân sự của Azerbaijan tính theo tỷ trọng GDP vượt quá chi tiêu của Armenia từ 0,3 đến 0,9 điểm phần trăm (trong năm 2006 và 2011–15). Về vấn đề này, một câu hỏi chính đáng cần đặt ra là liệu Armenia có nghiêm túc trong việc bảo vệ mình hay không. Với sự bất đồng đáng kể giữa thực tế quân sự và các khoản đầu tư, Armenia tỏ ra chưa sẵn sàng cho cuộc chiến và “đang hướng tới một thảm họa quân sự”.

1656214383672.png

1656214352045.png

1656214452874.png

1656214462730.png

1656214513480.png

Quân đội Armenia
.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Học thuyết sai lầm — lý do chính dẫn đến thất bại của Armenia

Phần còn lại của bài viết này xem xét sự đổi mới quân sự trong lĩnh vực quốc phòng Armenia thông qua yếu tố quyết định của sự sẵn sàng – những cân nhắc về mặt học thuyết. Nhìn nhận lại, Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ hai đã chứng minh rõ ràng rằng quân đội Armenia đang bám vào các giáo điều về chiến tranh tiêu hao, trong khi kẻ thù của họ đang sử dụng các quy tắc của chiến tranh cơ động. Trong khi các lực lượng Armenia chiến đấu theo học thuyết sơ khai - học thuyết của Liên Xô về các hoạt động trên bộ từ năm 1989 - thì quân đội Azerbaijan đã áp dụng khái niệm về các đơn vị tấn công hợp thành hạng nhẹ vào đầu những năm 2010. Các nhóm cơ động này có thể khai thác các đường nối trong chiến tuyến của quân Armenia trải dài theo chu vi của tiền duyên của khu vực tác chiến và tấn công các mục tiêu sâu trong hậu phương của Armenia. Chiến thuật này đã khai thác một khuyết điểm chính khác của quân đội Armenia - thiếu các đơn vị pháo binh và binh chủng hợp thành cơ động. Quân đội Armenia phải dựa vào một hệ thống lỗi thời gồm các khu vực kiên cố cồng kềnh và các đội hình hành quân khổng lồ, đồng thời tỏ ra không thể điều động số lượng các đội cơ động cần thiết, và do đó trở nên bất lực trước hành động của kẻ thù.

1656304166158.png

1656304249881.png

1656304272248.png

1656304313716.png

Quân đội Armenia ở Nagorno-Karabakh

Sự không tương đồng giữa cách thức chiến tranh của Armenia và Azerbaijan và rõ ràng nhất là trong cuộc chiến giành Shushi, thị trấn quan trọng về mặt chiến lược mà việc chiếm giữ được nó quyết định số phận của chiến dịch. Trong khi quân đội Azerbaijan tìm cách đưa các đơn vị tấn công cơ động của mình đến ngoại ô Shushi, phong tỏa hiệu quả các con đường dẫn đến khu định cư, thì Bộ tư lệnh Armenia cho rằng bộ binh của đối phương không thể đối phó với các đơn vị Armenia nếu không có sự hỗ trợ của xe tăng, pháo binh và UAV. . Vấn đề là việc tiếp tục phụ thuộc vào tư duy quân sự và nghệ thuật tác chiến của Liên Xô mà không chú ý đến những đặc thù của văn hóa quân sự Armenia (đã chứng tỏ chiến thắng trong Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ nhất) hay sự thay đổi đặc điểm của chiến tranh và đặc thù của hệ thống tác chiến. Trường phái quân sự Liên Xô tập trung quá mức vào các thuật toán toán học và nghệ thuật tác chiến và gặp khó khăn trong việc làm rõ ranh giới giữa nghệ thuật tác chiến và chiến lược quân sự, thay vào đó nhấn mạnh vào nguồn nhân lực và vật lực sẽ được sử dụng cho chiến tranh tiêu hao.

1656304425202.png

1656304854174.png

1656304697971.png

Quân đội Azerbaijan ở Nagorno-Karabakh

Xem xét học thuật về Đổi mới Quân sự

Trong thời kỳ hòa bình kéo dài 26 năm sau Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ nhất, Armenia cần một sự đổi mới lớn trong các lực lượng vũ trang của mình để tạo ra một phương thức chiến tranh độc đáo của Armenia và lý thuyết chiến thắng. Phần này trình bày khung lý thuyết, sẽ xác định các yếu tố tạo điều kiện hoặc cản trở sự đổi mới quân sự. Nó dựa trên nghiên cứu khoa học, chính trị quan liêu, và các mối quan hệ dân sự-quân sự, nhưng nó bắt đầu với định nghĩa về sự đổi mới và phạm vi thay đổi mà nó kéo theo. Như Peter Rosen đã nói, một sự đổi mới lớn nằm ở sự thay đổi trong các khái niệm tác chiến, cụ thể là các ý tưởng chi phối cách sử dụng lực lượng để giành chiến thắng trong một chiến dịch. Một sự đổi mới lớn cũng liên quan đến việc thay đổi các hoạt động thiết yếu của tổ chức lớn hơn và các ưu tiên được trao cho bất kỳ lực lượng nhất định nào, đồng thời “hạ cấp hoặc từ bỏ các khái niệm tác chiến cũ hơn và có thể là vũ khí thống trị trước đây”. Sự đổi mới lớn bao gồm sự kết hợp của công nghệ và học thuyết để tạo ra một cuộc cách mạng trong các vấn đề quân sự.
Đầu tiên, để xác định các thực thể chịu trách nhiệm đổi mới trong các lực lượng vũ trang Armenia và cách họ thực hiện thay đổi, cần phải phân biệt các con đường khác nhau mà đổi mới quân sự có thể thực hiện trong các tình huống an ninh đa dạng. Học thuyết cân bằng quyền lực làm rõ sự khác biệt giữa các động lực tổ chức đi kèm với sự thay đổi. Theo Barry Posen, các động lực tổ chức cần thiết để tạo ra sự thay đổi có nhiều khả năng xảy ra trong thời bình, trong khi trong chiến tranh, chúng có khả năng bị thay đổi bởi cả các nhà lãnh đạo quân sự và chính khách. Như lịch sử đã cho thấy, nhiều quân đội đã bị đe dọa rất nhiều và thậm chí bị tiêu diệt hoàn toàn khi bị kẻ thù của họ tấn công trong bối cảnh đang diễn ra việc tái tổ chức lực lượng.
Tuy nhiên, theo James Russell, sự thích nghi thành công trong thời chiến của các đơn vị Mỹ ở các tỉnh Anbar và Ninewa của Iraq trong giai đoạn 2005–07 đi ngược lại với lý thuyết phổ biến, cho rằng thời bình là hoàn cảnh thuận lợi nhất để đổi mới quân đội xảy ra. Thật vậy, hai chất xúc tác thường xuyên nhất của sự đổi mới là “một thách thức lớn về mặt tổ chức” hoặc “một cơ hội mới nổi”. Russell tiếp tục xác định hai hướng đổi mới quân sự: từ trên xuống và từ dưới lên. Trong thời bình, động lực đổi mới có thể sẽ đến từ các cấp chỉ huy cao hơn và được truyền đạt thông qua hướng dẫn có cấu trúc rõ ràng. Trong thời chiến, các ý tưởng mới thường nảy sinh một cách hữu cơ từ các đơn vị trên chiến trường được trao quyền thông qua cơ chế phân quyền. Một điểm quan trọng đối với trường hợp của Armenia là sự đổi mới trong thời bình, thường có hệ thống và cân nhắc hơn, giúp có thời gian tìm kiếm các giải pháp tối ưu thông qua thử nghiệm và sai lầm. Xung đột quân sự xảy ra với việc quân đội sử dụng vũ khí trang bị có trong tay, và các khả năng tác chiến trong chiến tranh phần lớn được xác định bởi các quyết định được đưa ra từ rất lâu trước khi bùng nổ chiến sự.
Nếu sự đổi mới đặt ra câu hỏi về niềm tin đã được thiết lập, thì cần phải có một sự thay đổi mô hình trong tổ chức, giải thích và mô hình mô tả và đối phó với một số hiện tượng nhất định. Theo Thomas Kuhn, các mô hình trong nghiên cứu khoa học được công nhận rộng rãi “những thành tựu trong một thời gian cung cấp các vấn đề mô hình và giải pháp cho một cộng đồng những người thực hiện”. Những thành tựu trong quá khứ này tạo thành một nền tảng của cái gọi là khoa học bình thường, mà dựa vào đó những áp dụng thêm nữa được xác định. Vì khoa học bình thường không thể được sử dụng để khám phá những điều mới lạ theo kinh nghiệm và lý thuyết, nên nó không thể dẫn đến sự thay đổi mô hình.
Các thay đổi mô hình xảy ra trong quá trình các cuộc cách mạng khoa học - các sự kiện bất thường bao gồm sự thay đổi các cam kết chuyên môn cần thiết để đối phó với sự bất thường của kết quả nghiên cứu phá vỡ các truyền thống hiện có của khoa học thông thường. Các cuộc cách mạng khoa học mở ra thông qua các khám phá thiết lập tính mới của thực tế hoặc các phát minh xác nhận tính mới của học thuyết. Một khám phá đạt được thông qua các giai đoạn nhận thức sau: nhận thức trước đó về sự bất thường, sự xuất hiện dần dần và đồng thời của cả nhận biết quan sát và khái niệm, sự thay đổi do hậu quả của các phạm trù và quy trình mô hình thường đi kèm với sự phản kháng, và điều chỉnh các phạm trù khái niệm nên sự bất thường trước đó đã trở thành dự đoán. Mặt khác, một phát minh cho thấy sự phá hủy mô hình quy mô lớn sau một cuộc khủng hoảng trong lý thuyết và kỹ thuật giải quyết vấn đề thông thường. Phản ứng trực tiếp đối với một cuộc khủng hoảng có thể là sự xuất hiện của một lý thuyết mới sẽ đưa ra những giải pháp nhất định đã được dự đoán trước một phần nhưng lại bị bỏ qua trước cuộc khủng hoảng.
Đôi khi, sự hiểu biết dần dần về những thực tế mới cũng như một cuộc khủng hoảng trầm trọng trong niềm tin cũ không đủ để tạo ra sự thay đổi mô hình cần thiết để khởi động một sự đổi mới. Học thuật về chính trị quan liêu đặt ra một trở ngại như vậy đối với sự đổi mới là xu hướng coi các tổ chức như quân đội như một thực thể nguyên khối duy nhất thay vì như một tập hợp của các tổ chức con nhỏ hơn theo đuổi lợi ích của họ. Như Graham Allison và Morton Galperin lập luận, một chính sách tổ chức, thay vì là đầu ra của một người ra quyết định hợp lý, là sản phẩm của một tập đoàn gồm các cộng đồng và các tác nhân chính trị cạnh tranh để có tiếng nói trong các quyết định và hành động của tổ chức mẹ. Mô hình chính trị quan liêu này xem các tổ chức như các tác nhân không tập trung vào một mục tiêu bao trùm duy nhất mà là quan niệm của riêng họ về an ninh quốc gia và lợi ích của từng bộ phận và cá nhân. Russell dựa trên kết luận này trong lý thuyết về đổi mới và thích ứng quân sự của mình, cho rằng đổi mới quân sự thành công phải vượt qua sự phản kháng quan liêu để thay đổi và thay đổi hành vi quan liêu của tổ chức.
Các lĩnh vực phụ của khoa học chính trị và quan hệ dân sự-quân sự cung cấp thêm cái nhìn sâu sắc về lợi ích và mối quan hệ giữa các thực thể dân sự và quân sự diễn ra như thế nào trong quá trình thay đổi và đổi mới. Posen cho rằng các tổ chức quân sự không muốn đổi mới trong thời bình nếu để họ tự làm như vậy. Thay vào đó, sự đổi mới được thúc đẩy bởi sự can thiệp của các nhà lãnh đạo dân sự, những người được hỗ trợ bởi các “quân nhân” - các sĩ quan quân đội cấp cao, những người cung cấp kiến thức kỹ thuật và chuyên môn sâu. Hơn nữa, Posen lập luận rằng sẽ có nhiều can thiệp dân sự hơn và ít tự chủ quân sự hơn sẽ xảy ra trong một quốc gia khi phát động một cuộc chiến phòng vệ.
Nghiên cứu của Deborah Avant về cách các mối quan hệ chiến lược giữa các chính trị gia và bộ máy hành chính ảnh hưởng đến sự đổi mới trong quân đội có cái nhìn ôn hòa hơn về ảnh hưởng dân sự. Theo ý kiến của bà, các lựa chọn dân sự về việc tổ chức một thể chế quân sự ảnh hưởng đến mức độ chính trực của quân đội - khả năng trình bày rõ ràng và trình bày một quan điểm thống nhất về bất kỳ vấn đề nào có tầm quan trọng như các tác nhân chính trị - và những gì mà nó ưa thích, thiên về các phản ứng cụ thể. Phân tích so sánh của bà về sự đổi mới của quân đội Anh và Mỹ cho thấy sự phân chia thể chế giữa các nhánh hành pháp và lập pháp cho phép quân đội giảm bớt sự kiểm soát dân sự bằng cách khiếu nại lên cơ quan lập pháp khi họ không hài lòng với cơ quan hành pháp. Kết quả là, trong khi Quân đội Mỹ chỉ miễn cưỡng chấp nhận chống nổi dậy như học thuyết cần thiết của họ ở Việt Nam, thì những người đồng cấp ở Anh đã áp dụng thành công chiến tranh đế quốc trong Chiến tranh Boer và đã chiến đấu dẫn đến kết thúc thành công cuộc xung đột đó. Avant kết luận mức độ phản ứng của quân đội đối với mệnh lệnh thay đổi phần lớn được xác định bởi sở thích, mức độ chính trực và hình thức can thiệp dân sự cần thiết để thúc đẩy đổi mới, tất cả đều được xác định bởi cấu trúc của các thể chế chính trị trong nước.
Rosen có quan điểm hoàn toàn khác về việc phân bổ các vai trò trong đổi mới quân sự giữa dân sự và quân đội. Ông gợi ý rằng sự đổi mới trong thời bình nên được thúc đẩy từ bên trong một tổ chức quân sự, nơi mà tất cả những gì dân sự có thể làm là hỗ trợ các sĩ quan quân đội cấp cao, những người (tương tự như quân đội của Posen) hình thành các thành phần trí tuệ và tổ chức của một chiến lược đổi mới. Như lập luận Rosen, đổi mới quân sự là một cuộc đấu tranh ý thức hệ nhằm xác định lại các giá trị sẽ hợp pháp hóa các hoạt động của một nhóm nhất định trong quân đội và cộng đồng chính trị. Cuộc đấu tranh tư tưởng này cần tập trung vào một lý thuyết mới về chiến thắng và một phương thức chiến tranh thích hợp để đạt được thắng lợi đó. Một trong những cách để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh đổi mới là tạo ra những con đường thăng tiến mới cho các sĩ quan trẻ, những người chủ trương đường lối chiến tranh mới, cho phép họ thăng lên các cấp bậc cao trong thời kỳ thay đổi thế hệ.

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Những bài học quân sự không được học của Armenia

Trong trường hợp của Armenia, đổi mới quân sự có thể được thúc đẩy bởi sự chỉ đạo của cấp cao nhất, vì đất nước đã trải qua một phần tư thế kỷ hòa bình và có đủ thời gian để chuẩn bị cho cuộc đối đầu quân sự tiếp theo. Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ hai diễn ra sau hai đợt leo thang tương đối lớn trong hai cuộc xung đột vào tháng 4/2016 và tháng 7/2020. Những đợt bùng phát này củng cố niềm tin của các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao của Armenia rằng các hoạt động trong tương lai sẽ có tính chất ổn định và chiến đấu với cách tiếp cận tiêu cực để chống lại một đối thủ theo đuổi các mục tiêu tiến công hạn chế. Các vấn đề hiển hiện có thể thấy sau những sự thù địch này trong các lĩnh vực công nghệ và hoạt động phần lớn đã bị bỏ qua.

Trong lĩnh vực công nghệ, trong số những khiếm khuyết chính được xác định đối với các đơn vị Armenia là khả năng tấn công máy bay không người lái sơ khai của kẻ thù và tính dễ bị tổn thương do xe tăng của họ thiếu lớp giáp phản ứng nổ - chủ động. Rõ ràng với những thực tế mới này sau các cuộc chiến, phía Armenia đã bỏ qua mối đe dọa từ máy bay không người lái. Theo Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng: “Không cần thiết phải mua máy bay không người lái đắt tiền khi có thể bắn trúng mục tiêu bằng súng phóng lựu thông thường”.

1656389371285.png

1656389431554.png

1656389454329.png

UAV của Armenia

Trong lĩnh vực tác chiến, bài học quan trọng rút ra từ các cuộc chiến năm 2016 là năng lực triển khai tăng cường của quân đội Azerbaijan. Chiến dịch đó đã kiểm tra khả năng của Azerbaijan trong việc sử dụng hai tuyến đường sắt xung quanh Nagorno-Karabakh - tuyến đầu tiên chạy từ hậu phương tới mặt trận và một tuyến lớn hơn chạy song song với mặt trận - để tăng quân nhanh chóng khi có cảnh báo và bố trí lại họ ở tuyến đầu. Phương thức vận tải này tỏ ra không thể thiếu đối với cơ động tác chiến thể hiện trong Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ hai, nơi quân đội Azerbaijan có năng lực ít nhất gấp mười lần đối thủ trong việc triển khai quân hàng ngày ra tiền tuyến.

1656389500667.png

1656389556676.png

1656389642737.png

1656389734090.png

1656389775571.png

UAV của Azerbaijan

Nhớ lại sự thay đổi mô hình, được Kuhn giải thích, trong các vấn đề học thuyết, có thể đã có một sự đổi mới ở Armenia thông qua cả khám phá và phát minh. Đầu tiên, hầu hết các giai đoạn của nhận thức được Kuhn mô tả là tiền thân của khám phá đã tồn tại. Nhận thức về các vấn đề trong triết lý chỉ huy và kiểm soát hiện tại của quân đội Armenia và suy nghĩ lớn hơn về các khái niệm tác chiến, cùng với sự thừa nhận quan sát và khái niệm của chúng, đã được hình thành từ rất lâu trong các chuyên gia quốc phòng có tầm nhìn xa và do đó được phản ánh trong các tài liệu hướng dẫn cấp cao do bộ trưởng quốc phòng ban hành. Đặc biệt, tầm nhìn của Bộ ban hành cho lực lượng này vào năm 2018 và giữa năm 2020 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới các hình thức và phương pháp tác chiến, đồng thời truyền đạt yêu cầu xóa bỏ sự tự mãn với tư duy quân sự, hệ thống vũ khí, tài liệu hướng dẫn tác chiến và thực hành chỉ huy và kiểm soát lạc hậu.

Thứ hai, nếu nhận thức cần thiết cho khám phá được mô tả ở trên là không đủ, một cuộc khủng hoảng trong thực tiễn chiến đấu trong các lực lượng Armenia có thể đã thúc đẩy sự phá sản của học thuyết Trong trường hợp của quân đội Armenia, một trường hợp khủng hoảng đã xảy ra trong lĩnh vực chỉ huy và kiểm soát trong Chiến tranh tháng 4/2016. Được định hướng bởi di sản của hệ thống chỉ huy theo chỉ đạo (hạn chế) của Liên Xô và các mệnh lệnh rõ ràng, một số đơn vị đã không chủ động ứng phó trước cuộc tấn công quy mô lớn của đối phương. Mặc dù đã có những giả định rõ ràng về điểm yếu của mô hình này, tuy nhiên, không có lý thuyết mới nào về chỉ huy và kiểm soát xuất hiện như một phản ứng đối với cuộc khủng hoảng.

1656406694299.png

1656406709780.png

1656406728006.png

1656406741907.png

1656406790575.png

1656406833310.png

1656406887634.png

Các phương tiện chiến tranh của Armenia bị phá hủy trong xung đột Nagorno-Karabakh lần thứ 2
.....................
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Sự thay đổi mô hình đã thất bại trong quân đội Armenia vì nó không miễn nhiễm với các bệnh lý của mô hình chính trị quan liêu mà Allison và Halperin mô tả. Như Russell thấy, nó cũng không thể thay đổi hành vi của mình, vượt qua sức kháng cự để thay đổi.
Thật vậy, đấu tranh nội bộ quan liêu đang diễn ra sôi nổi trong quân đội Armenia, theo đó lợi ích của các chi nhánh khác nhau của lực lượng vũ trang khiến quá trình hoạch định chiến lược của Quân đội Armenia trở nên khó thực hiện. Kết quả là sự giằng co càng trở nên trầm trọng hơn do quan hệ quân sự-dân sự kém hiệu quả và cơ quan điều phối danh nghĩa - Phòng Kế hoạch Chiến lược của Bộ Tổng tham mưu - gặp khó khăn trong việc phân bổ ưu tiên cho các yêu cầu của các quân, binh chủng. Do đó, quá trình lập kế hoạch chiến lược giống như một công cụ thanh toán bù trừ để đáp ứng nhu cầu của các quân, binh chủng thông qua việc cắt giảm tỷ lệ cho từng lực lượng để phù hợp với ngân sách quốc phòng, không có sự phân bổ ưu tiên. Tuy nhiên, quan trọng hơn, tất cả các phương án do bộ tổng tham mưu xây dựng quân đội đưa ra đều xoay quanh các thuật toán khoa học giống nhau, được thực hiện bởi các phương án khác nhau cho các gói lực lượng, tất cả đều được thấm nhuần bởi cùng một tư duy tiêu hao.
Trong trường hợp của Armenia, cuộc đấu tranh ý thức hệ để đạt được sự đổi mới, như Rosen mô tả, đã được thực hiện bởi các sĩ quan cấp cao được đào tạo tại phương Tây và các chuyên gia dân sự của Bộ Quốc phòng. Họ đã bắt tay với bộ phận hoạch định chiến lược của bộ tổng tham mưu để tiến hành hai quá trình xem xét chiến lược phòng thủ, trong đó đặc biệt khuyến nghị học thuyết của lực lượng vũ trang phải được sửa đổi kỹ lưỡng. Đáng tiếc cho Armenia, những nỗ lực này đã không thành công. Hai lý do chính dẫn đến kết quả là sự kháng cự có tổ chức của bộ tổng tham mưu và sự bất lực của Bộ Quốc phòng trong việc vượt qua sự kháng cự đó. Văn hóa tổ chức của Bộ Tổng tham mưu trái ngược với ý tưởng sửa đổi học thuyết quân sự của Armenia. Đồng thời, các sĩ quan có nền giáo dục quân sự chuyên nghiệp phương Tây được Posen ám chỉ đến phần lớn đều bị cấm thăng chức lên các vị trí ra quyết định quan trọng. Yếu tố này cản trở sự đổi mới và nó đi ngược lại với lập luận chính của Rosen cho rằng thành công của sự đổi mới là việc tạo ra các lộ trình thăng tiến mới cho những nhà vô địch cải cách trẻ trong đội ngũ sĩ quan.

1656471271028.png

1656471285471.png

1656471308953.png

1656471611795.png

1656471680421.png

1656471388434.png

1656471433125.png

Quân đội Armenia

Một yếu tố thậm chí còn quan trọng hơn đối với sự thành công hay thất bại của đổi mới quân sự ở Armenia là tình trạng của các mối quan hệ dân sự-quân sự trong cơ sở quốc phòng. Tầm quan trọng của quyền kiểm soát dân sự đối với quân đội và sự hợp tác dân sự-quân sự đã được nhấn mạnh nhiều lần và được ghi nhận cả trong luật pháp và chuỗi chỉ huy. Do đó, xét về mặt giá trị, quyền kiểm soát dân sự được thực hiện thông qua các chính trị gia và quan chức dân sự, những người kéo dài hệ thống phân cấp ra quyết định từ tổng tư lệnh, thông qua bộ trưởng quốc phòng và các cấp phó của ông ta, đến người đứng đầu Cục Chính sách Quốc phòng của Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, thực tế lại khác và trong hầu hết các vấn đề tác chiến, những người giỏi trong lĩnh vực dân sự được bầu và bổ nhiệm phần lớn phụ thuộc vào chuyên môn của các chuyên gia quân sự, do đó hầu như không đóng vai trò gì trong các đổi mới công nghệ và học thuyết. Để giải thích nguyên nhân của hiện tượng này, người ta cần mượn những hiểu biết sâu sắc từ lý thuyết thể chế về đổi mới quân sự của Avant.
Theo phân tích của Avant, một sự năng động về mặt tổ chức tương tự như các mối quan hệ quân sự-dân sự của Mỹ trước và trong Chiến tranh Việt Nam cũng diễn ra ở Armenia. Nguồn gốc của các mối quan hệ lệch lạc kéo dài từ năm 1992 và việc thành lập quân đội quốc gia, sử dụng mô hình xây dựng quân đội và cách thức chiến tranh của Liên Xô được củng cố bởi các thuật toán khoa học liên quan. Mức độ thống nhất trong đội ngũ sĩ quan tham mưu cao vì tất cả các sĩ quan cấp tướng và đại tá đều tốt nghiệp cùng một trường (Trường Đại học Chiến tranh Quốc gia Nga) và / hoặc đã chia sẻ kinh nghiệm chung trong Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ nhất. Do đó, bộ tổng tham mưu đã có thể thành lập một mặt trận thống nhất trong việc trình bày các ưu tiên của mình đối với học thuyết Armenia. Những ưu tiên này thiên về chiến tranh tiêu hao, phòng thủ theo vị trí, và kiểm soát hạn chế và phụ thuộc nhiều vào các lực lượng phòng không và pháo binh - gây tổn hại cho một bộ phận không quân mạnh và lực lượng bộ binh, vốn không đủ nhanh nhẹn để tiêu diệt các đơn vị khác ngoài pháo đài phòng thủ của mình. Với sự quan tâm lớn của các nguyên thủ quốc gia Armenia đối với các vấn đề của quân đội và sự tham gia ít ỏi của quốc hội trong các vấn đề cụ thể về học thuyết và trang bị, các lãnh đạo cấp cao của bộ tổng tham mưu hầu như có quyền bỏ qua Bộ quốc phòng và nhận được sự ủng hộ. của lãnh đạo nhà nước đối với các vấn đề mà họ ưu tiên.
Nhắc lại lập luận của Posen về bản chất rủi ro của đổi mới quân sự thời chiến, sự miễn cưỡng của bộ tham mưu Armenia trước những thay đổi lớn là điều dễ hiểu, vì thực tế là kể từ năm 1994, không có hiệp định hòa bình nào được ký kết với Azerbaijan và các cuộc giao tranh dọc biên giới là chuyện thường ngày. Tuy nhiên, với tính chất kéo dài của cuộc xung đột, các nhà lãnh đạo của Armenia phải nhận ra hòa bình hoàn toàn là một đề xuất khó xảy ra và việc trì hoãn tái tổ chức quy mô lớn cho đến khi nó xảy ra là một phán quyết thiếu khôn ngoan.
Lập trường bảo thủ của các sĩ quan quân đội hàng đầu về các vấn đề đổi mới có thể được giảm bớt nhờ sự can thiệp của dân sự, những người, theo Posen, có thể thúc đẩy thay đổi trong thời bình. Hơn nữa, theo lập luận khác của Posen, quyền chỉ huy dân sự trong các vấn đề quân sự phải mạnh mẽ ở Armenia vì đất nước này tìm cách duy trì hiện trạng và chuẩn bị tiến hành các hoạt động phòng thủ rõ ràng ở một địa hình cụ thể chống lại kẻ thù cụ thể. Tuy nhiên, , sự kết hợp giữa sự tôn trọng của các quan chức được bầu đối với các nhà lãnh đạo cấp cao trong các vấn đề quân sự và mức độ tương đối thấp của các tổ chức và cá nhân có tư tưởng đổi mới trong quân đội đã không tạo ra áp lực đủ để thúc đẩy đổi mới lớn.

1656470101671.png

1656470167850.png

1656470191726.png

1656470219716.png

1656470352706.png

1656471528872.png

1656471565240.png

Quân nhân Armenia trong Chiến tranh Nagorno-Karabakh

Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của lực lượng Armenia trong Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ hai là do họ đã thất bại trong việc thực hiện đổi mới lớn trong học thuyết quân sự và thích ứng với tính chất đã thay đổi của chiến tranh. Các khái niệm tác chiến kế thừa của Liên Xô đã ngăn cản các lực lượng Armenia tiến hành chiến tranh cơ động trong suốt cuộc chiến và chuẩn bị trước các quyết định đưa ra lực lượng quân sự mạnh nhất trước giai đoạn nóng của cuộc xung đột. Xem xét trường hợp Armenia qua lăng kính của nhiều học thuyết đã được thiết lập về đổi mới quân sự dẫn đến một số kết luận, một số rất khó khăn.
Mặt khác, sự đổi mới của người Armenia có tất cả các cơ hội thành công vì nó đáp ứng các yêu cầu cơ bản của sự thay đổi mô hình của Kuhn về nhận thức trước đây về lý thuyết mới và cuộc khủng hoảng để chứng minh cho sự hiểu biết đó. Hơn nữa, theo Russell, nhất thiết phải là một quá trình từ trên xuống, sự đổi mới được thực hiện để chuẩn bị cho một cuộc chiến phòng thủ và, như Posen cho rằng, phải thấy sự tham gia nhiều hơn của dân sự. Mặt khác, sự thay đổi có thể xảy ra không đi kèm với việc tạo ra các con đường thăng tiến mới như Rosen mô tả, điều này sẽ cho phép những người lính “đổi mới” thông qua các khái niệm của họ.
Động lực tổ chức của Avant và tình trạng quan hệ quân sự-dân sự cũng không thuận lợi cho sự đổi mới thành công, theo đó, đội ngũ sĩ quan tham mưu có tính thống nhất cao đã khẳng định các cách tiếp cận khoa học và thúc đẩy những ưu tiên thiên lệch của mình trước nền tảng còn yếu kém của của cơ quan dân sự. Như nghiên cứu điển hình này đã chứng minh, những cơ sở lý thuyết tốt lành cho sự thành công của đổi mới quân sự ở Armenia đã không thể thuyết phục được những người đã âm mưu khiến nó rơi vào tình trạng nỗ lực không thành công.
Theo cách hiểu tổng quát hơn, đổi mới quân sự có nhiều cơ hội thành công hơn nếu nó được thực hiện trong một môi trường có sự đồng thuận giữa giới tinh hoa quân sự và dân sự về đường hướng, nội dung và thời điểm thay đổi. Một môi trường như vậy sẽ tạo ra sự hỗ trợ cần thiết (thể hiện cả trong việc phân bổ nguồn lực và thăng chức các nhân viên quân sự chủ chốt) cho các nỗ lực đổi mới của giới lãnh đạo dân sự và sẽ cho phép quân đội đưa ra chiến lược cải cách và kế hoạch thực hiện vượt qua hầu hết các lợi ích nội bộ của tổ chức và có một lượt thăng tiến gần như đồng đều. Sự chia rẽ giữa các tầng lớp tinh hoa sẽ dẫn đến các chiến lược không mạch lạc và việc thực hiện kém hiệu quả các chương trình thay đổi, gây ra sự phá sản các nỗ lực đổi mới quân sự, điều này sẽ mang lại kết quả không tối ưu và có khả năng gây ra thảm họa quân sự.

1656470558618.png

1656470685227.png

1656470731369.png

1656470807937.png

Lễ mừng chiến thắng Nagorno-Karabakh tại Baku - Azerbaijan

1656470886199.png

1656470905023.png

1656470926295.png

1656470945335.png

1656470959779.png

1656470991686.png

1656471020461.png

1656471039859.png

1656471059202.png

1656471173518.png

Các khí tài, thiết bị quân sự của Armenia bị Azerbaijan thu giữ tại Nagorno-Karabakh
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Con gấu suýt khơi mào chiến tranh hạt nhân năm 1962

Tháng 10/1962, căng thẳng Moskva - Washington nhanh chóng leo thang khi Liên Xô triển khai tên lửa hạt nhân ở Cuba nhằm đáp trả việc Mỹ đặt tên lửa hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ và Italy. Đỉnh điểm của chuỗi sự kiện này là hải quân Mỹ phong tỏa vùng biển quanh Cuba để ngăn Liên Xô tăng cường vũ khí hạt nhân tại đây.

1656557529947.png

1656557618940.png

Máy bay và tàu chiến Mỹ đang theo một chiếc tàu vận tải của Liên Xô đến Cuba

1656557606389.png

1656557650017.png

Máy bay săn ngầm Mỹ và tàu ngầm Liên Xô gần Cuba năm 1962

Tình hình khi đó nghiêm trọng đến mức trạng thái báo động sẵn sàng chiến đấu (DEFCON) cấp độ ba được duy trì ở toàn bộ căn cứ Mỹ khắp thế giới. Hệ thống báo động sẵn sàng chiến đấu của Mỹ được chia làm 5 cấp độ, từ DEFCON 5 (ít nghiêm trọng nhất) đến DEFCON 1 (nghiêm trọng nhất), tương ứng với những tình huống quân sự khác nhau.
DEFCON 3 là cấp độ sẵn sàng chiến đấu trên mức thông thường, trong đó yêu cầu không quân Mỹ triển khai lực lượng hạt nhân chiến lược trong vòng 15 phút từ khi có lệnh.
Bộ tư lệnh Không quân Chiến lược, đơn vị phụ trách phần lớn vũ khí hạt nhân của Mỹ, được nâng lên DEFCON 2. Trạng thái này được mô tả là "tiến gần tới chiến tranh hạt nhân", trong đó yêu cầu mọi lực lượng sẵn sàng triển khai chiến đấu trong tối đa 6 giờ sau khi nhận lệnh.
Trong thời gian này, mọi binh sĩ đều rất căng thẳng và chờ mong khủng hoảng được giải quyết, dù bằng biện pháp quân sự hay hòa bình. Những thời điểm hỗn loạn và không thể đoán trước như vậy có thể khiến mọi người trở nên hoảng hốt.

Đây là những gì đã xảy ra đêm 25/10/1962, khi một sự cố tại căn cứ không quân Duluth suýt dẫn tới Thế chiến III. Căn cứ này lúc đó lưu trữ khoảng 130 vũ khí hạt nhân và an ninh luôn được thắt chặt.
Đêm đó, một lính gác phát hiện bóng đen khả nghi, dường như đang cố trèo qua tường rào bao quanh căn cứ. Các sĩ quan Mỹ trước đó được khuyến cáo rằng đặc nhiệm Liên Xô có thể được triển khai để tiến hành chiến dịch phá hoại căn cứ trước khi xung đột hạt nhân bùng phát.
Cho rằng đây là đặc nhiệm Liên Xô đang tìm cách xâm nhập căn cứ, lính canh lập tức nổ súng rồi kích hoạt hệ thống báo động được kết nối với các căn cứ gần đó để thông báo về sự việc.
Rất may là lính gác nhanh chóng nhận ra "kẻ khả nghi" đó chỉ là một con gấu đen và lệnh báo động được hủy ở hầu hết căn cứ, trừ căn cứ không quân Volk Field cách đó khoảng 320 km.
Căn cứ được xây dựng gấp rút để làm nơi đóng quân cho một đơn vị tiêm kích đánh chặn F-106 nhằm đối phó khủng hoảng tên lửa Cuba, đến mức còn không có tháp điều khiển không lưu. Quá trình thi công vội vã khiến một kỹ sư đấu nhầm đường dây báo động từ căn cứ Duluth.

1656557899178.png

1656557923349.png

1656557960352.png

Tiêm kích F-106

Thay vì kích hoạt chuông báo động có kẻ xâm nhập căn cứ bạn, tín hiệu từ Duluth đã chuyển đến hệ thống báo động xuất kích ở Volk Field, yêu cầu phi công lên chiến đấu cơ chuẩn bị chiến đấu. Đây là chuông báo động chỉ được kích hoạt trong trường hợp Mỹ nổ ra chiến tranh hạt nhân với Liên Xô.
Hai phi đội F-106 vội vã vào vị trí xuất kích. Mỗi máy bay mang 4 tên lửa đối không thông thường và một tên lửa AIR-2 Genie gắn đầu đạn hạt nhân nặng 362 kg, có thể xóa sổ hoàn toàn một phi đội oanh tạc cơ Liên Xô.

1656558152331.png

1656558017922.png

1656558034596.png

1656558064707.png

1656558092009.png

Tên lửa AIR-2 Genie

Các phi công đều tin rằng chiến tranh hạt nhân đã bắt đầu. Tuy nhiên, may mắn là một sĩ quan đã gọi điện trực tiếp cho căn cứ Duluth để xác minh thông tin. Lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu nhanh chóng được hủy. Một xe jeep phải chạy trước những phi cơ đang di chuyển trên đường lăn và nháy đèn để ngăn chúng cất cánh.
Sự cố con gấu chỉ là một trong những ví dụ cho thấy những sai lầm nhỏ trong tình huống căng thẳng cũng có thể khơi mào chiến tranh hạt nhân hủy diệt.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
Cuộc chiến nhiều rủi ro của Nga ở Ukraina: Bài học cho chiến tranh hiện đại

Nga đã không đạt được hầu hết các mục tiêu ở Ukraine vì lập kế hoạch quân sự kém, các vấn đề hậu cần nghiêm trọng, khả năng sẵn sàng chiến đấu thấp và những khiếm khuyết khác, điều này làm suy yếu hiệu quả quân sự của Nga. Những vấn đề này và các thách thức khác - bao gồm các nỗ lực quân sự của Ukraine và viện trợ của phương Tây - đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động trên không, trên bộ, mạng và trên biển của Nga. Những thất bại của Nga sẽ buộc quân đội Nga phải suy nghĩ lại cơ bản về các phương pháp huấn luyện, cơ cấu tổ chức, văn hóa, hậu cần, chính sách tuyển dụng và giữ chân binh sĩ cũng như các nỗ lực lập kế hoạch. Tuy nhiên, trên thực tế Nga vẫn đang cố gắng sáp nhập các khu vực phía đông và nam Ukraine mà nước này kiểm soát.

Phân tích này xem xét các bài học từ các môi trường trên không, trên bộ, mạng và các lĩnh vực khác của Nga sau khi phát động chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine, tháng 2/2022. Một số câu hỏi đặt ra là: Bài học quân sự quan trọng nhất sau 03 tháng đầu của cuộc chiến là gì? Những bài học này gợi ý gì về tương lai của cuộc chiến? Đánh giá này chủ yếu tập trung vào cấp độ chiến dịch của chiến tranh, đặc biệt là việc lập kế hoạch và tiến hành chiến dịch quân sự. Cấp độ chiến dịch liên kết việc sử dụng chiến thuật các lực lượng với các mục tiêu chiến lược và bao gồm các khía cạnh như hỏa lực và cơ động, hậu cần, tình báo, chỉ huy và kiểm soát, và lập kế hoạch.

Để trả lời các câu hỏi chính, phân tích này dựa trên một số loại thông tin. Loại thứ nhất bao gồm thu thập và phân tích các nguồn chính và phụ về cuộc chiến, bao gồm các đánh giá quân sự và tình báo từ các nước phương Tây. Loại nữa là bản đồ bố trí lực lượng trên chiến trường, trong đó các nhà phân tích của CSIS biên soạn và đánh giá hoạt động chiến dịch và chiến thuật của Nga và Ukraine. Loại cuối cùng bao gồm các cuộc phỏng vấn các quan chức chính phủ phương Tây và các chuyên gia về chủ đề khác. Mặc dù cuộc chiến ở Ukraine có thể còn lâu mới kết thúc, nhưng phân tích này đã đưa ra một số kết luận ban đầu.

Thứ nhất, quân đội Nga phải đối mặt với những thách thức lớn về hậu cần, một phần là do quá trình huấn luyện và lập kế hoạch kém. Chẳng hạn, trong quá trình Nga tiến tới Kyiv trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, các lực lượng trên bộ của Nga đã phải đối mặt với những thách thức lớn về hậu cần và chỉ huy cũng như kiểm soát hoạt động tại các khu vực tranh chấp bên trong Ukraine. Không có phương tiện giao thông đường sắt và đường bộ bị tắc nghẽn bởi các phương tiện của Nga, lực lượng trên bộ của Nga đã không thể chuyển nhiên liệu, đạn dược, phụ tùng thay thế và các vật liệu khác một cách nhanh chóng và hiệu quả cho các đơn vị triển khai ở tiền duyên. Các tuyến tiếp tế không thể theo kịp với các cuộc chiến đấu kéo dài, và các phương tiện hậu cần không được bảo vệ thích hợp. Hiệu quả của cuộc tấn công tầm xa của Nga - một khía cạnh quan trọng trong các hoạt động quân sự của Nga - cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những thách thức về hậu cần, bao gồm cả việc cung cấp không đủ vũ khí dẫn đường chính xác.


1656642816968.png

1656643303055.png

1656642899637.png

1656642922295.png

Quân đội Nga tiến về Kiev

Thứ hai, cuộc tấn công trên bộ của Nga dường như đã được lên kế hoạch và thực hiện dựa trên những giả định kém về cách quân đội và dân chúng Ukraine sẽ phản ứng, cũng như cách phương Tây có thể phản ứng. Giành và giữ lãnh thổ là mục tiêu chính trị lớn của các nhà hoạch định chính sách Nga. Nhưng việc kiểm soát lãnh thổ ở nước ngoài với cộng đồng người Ukraine thù địch là một vấn đề sâu sắc đối với quân đội Nga, đặc biệt là khi cuộc xung đột bắt đầu giống như một “cuộc chiến tranh nhân dân”. Ngoài ra, các lực lượng của Nga cũng thất bại trong việc liên kết hiệu quả binh chủng hợp thành để chiếm và giữ lãnh thổ Ukraine, bao gồm sự phối hợp giữa sức mạnh trên bộ, sức mạnh không quân và hỏa lực tầm xa. Lực lượng của Nga cũng quá nhỏ để đạt được các mục tiêu của mình và đã lơ là trong việc phong tỏa biên giới phía tây của Ukraine và ngăn chặn việc cung cấp vũ khí, các hệ thống, nhiên liệu và các viện trợ khác của nước ngoài cho Ukraine.


1656642987934.png

1656643039728.png

1656643059146.png

1656643365180.png

Quân đọi Nga tại Ukraine

Thứ ba, các hoạt động tấn công không gian mạng và chiến tranh điện tử của Nga đã thất bại trong nỗ lực làm tê liệt việc chỉ huy và kiểm soát của Ukraine hoặc đe dọa cơ sở hạ tầng quan trọng của nước này trong một thời gian dài. Các cơ quan quân sự và tình báo Nga đã tiến hành các cuộc tấn công mạng và sử dụng tác chiến điện tử nhằm vào các mục tiêu của Ukraine, bao gồm cả các cuộc tấn công mạng hủy diệt vào hàng trăm hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng và chính phủ Ukraine. Nhưng những cuộc tấn công này không ảnh hưởng đáng kể đến ý chí hoặc khả năng chiến đấu hoặc thông tin liên lạc của người Ukraine. Ukraine có thể ngăn chặn hầu hết các tác động của các cuộc tấn công mạng này thông qua một hệ thống phòng thủ mạng tích cực, với sự trợ giúp từ các công ty tư nhân, chính phủ phương Tây và các tổ chức nhà nước và phi nhà nước khác.

1656643107370.png

1656643163005.png

1656643182131.png

1656643198246.png

Quân đội Nga tập trung binh lực bị các vệ tinh thương mại chụp ảnh

...............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Thiết lập giai đoạn: Một mặt trận liên tục phát triển

Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, các lực lượng trên bộ của Nga đã tiến công trên bốn mặt trận chính:
  • Mặt trận phía Bắc: Các lực lượng Nga từ Belarus tiến về Kyiv, là các đơn vị từ Quân khu phía Đông, bao gồm các Tập đoàn quân binh chủng hợp thành số 29, 35 và 36.
  • Mặt trận phía Đông Bắc: Lực lượng Nga từ lãnh thổ Nga di chuyển theo hướng Tây về phía Kyiv, là các đơn vị từ Quân khu Trung tâm, bao gồm Tập đoàn quân liên binh chủng hợp thành số 41 và Đội cận vệ binh chủng hợp thành số 2.
  • Mặt trận phía Đông: Lực lượng Nga tiến về hướng Kharkiv và ra khỏi Donbas, do các đơn vị từ Quân khu phía Tây chỉ huy, bao gồm Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 và các Tập đoàn binh chủng hợp thành số 20 và số 6.
  • Mặt trận phía Nam: Lực lượng Nga di chuyển từ Crimea theo hướng tây về phía Odesa, hướng bắc về phía Zaporizhzhia, và hướng đông về phía Mariupol. Họ được chỉ huy bởi các đơn vị từ Quân khu phía Nam, bao gồm các Tập đoàn quân binh chủng hợp thành số 58, 49 và số 8, Sư đoàn đổ bộ đường không số 7 của Lực lượng đường không (VDV) và Lữ đoàn đổ bộ đường không số 11 của VDV.
Sau khi phải chịu một loạt thất bại, quân đội Nga bắt đầu rút lực lượng khỏi Kyiv vào khoảng tháng 4 năm 2022 và tập trung nỗ lực vào miền đông và miền nam Ukraine. Ngày nay, đặc điểm nổi bật của cuộc chiến là mặt trận dài khoảng 1.000 km kéo dài ngay phía tây Kherson dọc theo Biển Đen; di chuyển về phía đông qua Melitopol, Mariupol, và các thành phố phía nam khác; cắt về phía đông bắc qua Donbas ở miền đông Ukraine, bao gồm các thành phố Luhansk và Donetsk; tiếp tục về phía tây bắc gần Izyum; và sau đó giao với biên giới Nga ở phía bắc Kharkiv.
Nga đã triển khai khoảng 110 Đội Chiến thuật cấp Tiểu đoàn (BTG) ở Ukraine với tổng số khoảng 142.000 quân; sử dụng các lực lượng không chính quy, bao gồm cả dân quân từ Donetsk và Luhansk; đào hào và đặt mìn ở và gần các tuyến giao thông; và xây dựng các tuyến đường sắt và sửa chữa các cầu và đường để cải thiện các tuyến giao thông cho quân đội Nga.

1656989929194.png

1656989958566.png

1656990192139.png

1656990228388.png

Quân đội Nga ở ngoại ô Kiev

Việc kiểm soát lãnh thổ sẽ tiếp tục giảm dần và rút xuống quanh các tuyến đường này, bao gồm cả xung quanh các khu vực như Donbas. Ngoài ra, các tàu của Nga ở Biển Đen đã tiến hành phong tỏa hải quân Ukraine, ngăn chặn hoạt động thương mại tại các cảng của Ukraine và tấn công các mục tiêu của Ukraine bằng tên lửa hành trình và các loại vũ khí dự phòng khác.
Nga đã cố gắng thôn tính một phần lãnh thổ này thông qua một hình thức xây dựng nhà nước thô sơ. Nga bị cho là đã trục xuất - hoặc, trong một số trường hợp, tra tấn và hành quyết - những thường dân thân Ukraina và khuyến khích những người dân tộc Nga (và những thường dân thân Nga) ở lại. Nga cũng đã thay thế các quan chức chính phủ Ukraine bằng các quan chức thân Nga được chọn lọc kỹ càng. Ví dụ, Mátxcơva đã bổ nhiệm Volodymyr Saldo, cựu thị trưởng của Kherson, làm người đứng đầu cơ quan hành chính quân sự-dân sự khu vực Kherson. Vào tháng 5, ông tuyên bố rằng khu vực này "sẽ trở thành vùng Kherson của Liên bang Nga".

1656990683025.png

1656990343711.png

1656990393486.png

1656990424649.png

1656990613223.png

1656990903443.png

Quân đội Nga tại Kherson

Việc xây dựng nhà nước của Nga bao gồm một loạt các biện pháp kinh tế, văn hóa, chủ nghĩa dân tộc, quản trị và an ninh. Mátxcơva đã thay thế đồng tiền của Ukraina, hryvnia, bằng đồng rúp của Nga ở các thành phố như Melitopol. Nga đã nắm quyền kiểm soát các cơ sở hạ tầng quan trọng, chẳng hạn như nhà máy điện hạt nhân và nhà máy thép, đồng thời định tuyến lại internet thông qua Nga. Ngoài ra, Nga đã cấp cho các cặp vợ chồng mới kết hôn giấy chứng nhận kết hôn của Liên bang Nga. Cờ Nga hiện tung bay tại nhiều tòa nhà chính phủ, trong khi cờ Ukraine đã bị gỡ xuống và các biểu tượng Ukraine đã được dỡ bỏ khỏi các tòa nhà và sơn lại. Nga đang thành lập các trường dạy tiếng Nga và sửa đổi hệ thống giáo dục - bao gồm cả chương trình giảng dạy - trong những khu vực này, Mátxcơva cố gắng cải tạo người dân địa phương ở các khu vực Ukraine do Nga kiểm soát. Các quan chức quân đội, tình báo và cảnh sát Nga đã thâm nhập vào các thành phố và làng mạc, vây bắt và bắt giữ những người biểu tình cũng như những người ủng hộ Ukraine.
Đối với Nga, việc thôn tính các khu vực này là một sự đã rồi. Kirill Stremousov, Phó Chủ tịch cơ quan quân sự-dân sự vùng Kherson do Nga bổ nhiệm cho biết: “Việc trả lại khu vực Kherson cho những kẻ phát xít Ukraine là điều không bao giờ xảy ra". Kyiv sẽ không còn có thể áp đặt các chính sách xấu xa chủ nghĩa Phát xít trên đất của chúng ta". Sergei Aksyonov, người đứng đầu Cộng hòa Crimea, cũng chỉ ra rằng các vùng Kherson và Zaporizhzhia sẽ được sáp nhập. Và Phó thủ tướng Nga Marat Khusnullin nhận xét rằng vùng Kherson sẽ chiếm “một vị trí xứng đáng trong gia đình Nga của chúng ta”. Để mở rộng quyền kiểm soát lãnh thổ của Nga, quân đội Nga có thể sẽ tiếp tục chiến dịch thôn tính ở miền đông và miền nam Ukraine.
...........
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(tiếp)

Những thất bại của quân đội Nga

Nga đã không đạt được mục tiêu chính trị có thể là chính của mình: lật đổ chính phủ Kyiv trong một chiến dịch quân sự chớp nhoáng. Quân đội Nga cũng phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc giành và giữ lãnh thổ. Những vấn đề này đã góp phần vào việc đình chỉ hoặc sa thải một số quan chức quân sự cấp cao, chẳng hạn như Trung tướng Serhiy Kisel, Tư lệnh Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 1, vì yếu kém trong cuộc tấn công nhằm vào Kharkiv; Trung tướng Vlaislav Yershov, tư lệnh Tập đoàn quân binh chủng hợp thành số 6, vì không chiếm được Kharkiv; và Phó Đô đốc Igor Osipov, chỉ huy Hạm đội Biển Đen, sau vụ tàu tuần dương Moskva bị bắn chìm.

1657016356467.png

1657016451017.png

1657016515856.png

Tàu tuần dương Moskva bị bắn chìm

Ngoài ra, khoảng một chục tướng Nga và các quan chức cấp cao khác đã thiệt mạng trên chiến trường, như Trung tướng Andrei Mordvichev, Trung tướng Yakov Rezantsev, Thiếu tướng Andrei Sukhovetsky, Thiếu tướng Vitaly Gerasimov, Thiếu tướng Kanamat Botashev, Thiếu tướng Andrey Kolesnikov, và Thiếu tướng Oleg Mityaev. Những lệnh trừng phạt và cái chết này có thể đã làm trầm trọng thêm các vấn đề về chỉ huy và kiểm soát mà quân đội Nga đang gặp phải. Trong nỗ lực cải thiện khả năng chỉ huy và kiểm soát tổng thể các hoạt động của Nga, đặc biệt là tích hợp trên không – trên bộ, vào tháng 4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bổ nhiệm Tướng Aleksandr Dvornikov giám sát các hoạt động quân sự. Tuy nhiên, Nga vẫn tiếp tục gặp phải những thách thức về chỉ huy và kiểm soát trong các chiến dịch tấn công của họ tại các vùng Donetsk và Luhansk vào tháng 5 và tháng 6 năm 2022.

Tác chiến đường không: Các hoạt động không quân của Nga ở Ukraine có đặc điểm là tập trung nhiều vào các cuộc tấn công tầm xa nhằm vào các mục tiêu quân sự và dân sự Ukraine nhằm làm suy yếu khả năng tiến hành chiến tranh của quân đội Ukraine, làm suy yếu tinh thần của người dân Ukraine và trừng phạt nước này vì sự thay đổi của họ khi ngả theo phương Tây. Trong vài năm trước đó, Nga đã phát triển các hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát (C4ISR) trên chiến trường, cung cấp dữ liệu để cho phép thực hiện các cuộc không kích hiệu quả hơn. Các hệ thống này được tích hợp vào các hệ thống “tổ hợp tấn công trinh sát” bao trùm của Nga - được thiết kế để sử dụng phối hợp các loại vũ khí tầm xa, chính xác cao được liên kết với dữ liệu tình báo thời gian thực và nhắm mục tiêu chính xác. Như Tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga, nhận xét: “Đặc điểm chính của các cuộc xung đột trong tương lai là việc sử dụng rộng rãi vũ khí chính xác và các loại vũ khí mới khác”. Để xác định mục tiêu trong một môi trường tương đối tranh chấp, quân đội Nga cũng sử dụng một số nền tảng đường không, bao gồm cả máy bay không người lái (UAV).

1657016927923.png

1657017006468.png

1657016946540.png

1657016985204.png

Máy bay ném bom Tu-95 Bear

1657017122167.png

1657017107969.png

1657017074352.png

Máy bay ném bom Tu-160 Blackjack

Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, Nga nhằm mục đích chế áp các hệ thống phòng không của Ukraine trên khắp đất nước bằng cách tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa đường đạn và tên lửa hành trình trên khắp đất nước, bao gồm tên lửa hành trình Kh-101 được triển khai từ máy bay ném bom Tu-95 Bear và Tu-160 Blackjack bay trong không phận của Nga và Belarus. Lực lượng không quân Nga sau đó đã mở rộng danh sách mục tiêu bao gồm cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine, các chuyến hàng vũ khí từ phương Tây, cơ sở nhiên liệu, cầu và thậm chí cả các mục tiêu dân sự. Nga đã phóng hơn 1.100 tên lửa vào các mục tiêu của Ukraine trong 21 ngày đầu tiên của cuộc chiến và tổng cộng 2.125 tên lửa trong 68 ngày đầu tiên của cuộc chiến.

Tuy nhiên, quân đội Nga đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc tiến hành chiến dịch không kích của mình.

Thứ nhất, lực lượng không quân Nga đã không đạt được ưu thế trên không trước quân đội Ukraine với khả năng phòng không khá mạnh, chẳng hạn như hệ thống phòng không di động Stinger, hệ thống tên lửa đất đối không S-300 và các hệ thống khác – nhờ một phần vào viện trợ của phương Tây. Thành công của hệ thống phòng không Ukraine đã ngăn cản máy bay Nga tự do hoạt động trên phần lớn lãnh thổ do Ukraine kiểm soát. Điều này có nghĩa là một trong những cách chính của Nga để tấn công sâu vào Ukraine là bằng việc sử dụng tên lửa hành trình được phóng từ Nga, Belarus và các tàu hải quân trên Biển Đen.

1657017321595.png

1657017260853.png

1657017306199.png

Tên lửa phòng không mang vác Stinger của Ukraine

Thứ hai, lực lượng không quân Nga phải đối mặt với những thách thức liên tục về hậu cần, bao gồm việc thiếu hụt nguồn dự trữ của các loại vũ khí dẫn đường chính xác, tầm xa. Chẳng hạn, ba tuần sau cuộc chiến, lực lượng không quân Nga bắt đầu cạn kiệt các loại vũ khí dẫn đường chính xác, như bom dẫn đường bằng laser và vệ tinh, khiến người Nga sử dụng ngày càng nhiều đạn pháo không điều khiển, tên lửa và rốc két của lực lượng trên bộ. Khi nói đến các hệ thống vũ khí như hệ thống tên lửa đường đạn tầm ngắn Iskander-M, quân đội Nga cũng do dự trong việc tiêu hao một phần kho dự trữ, số tên lửa này cần thiết để phòng thủ trước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các mối đe dọa khác. Ngoài ra, hàng chục UAV của Nga như Orlan-10, Orlan-20, Orlan-30, Eleron-3 và Forpost đã bị bắn hạ trên chiến trường hoặc bị gây nhiễu điện tử. Những thách thức này càng trở nên trầm trọng hơn do ngành công nghiệp vũ khí nội địa của Nga không có khả năng thay thế các UAV này một cách nhanh chóng.

1657017553614.png

1657017566854.png

1657017755833.png

1657018059288.png

UAV Orlan-10

1657017781477.png

1657017833997.png

1657017865374.png

UAV Orlan-10 bị bắn rơi tại Ukraine

1657017931385.png

1657017968316.png

UAV Orlan-30

1657018003877.png

1657018224992.png

1657018237505.png

UAV Orlan-30 bị bắn rơi tại Ukraine

1657018211572.png

1657018270224.png

1657018288645.png

UAV Forpost


1657018411297.png

1657018424766.png

1657018435370.png

UAV Forpost bị bắn rơi tại Ukraine

Về lâu dài, Nga có thể phải đối mặt với thách thức về chuỗi cung ứng do các lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây khác. Ví dụ, tên lửa hành trình 9M729, được bắn từ hệ thống tên lửa đường đạn tầm ngắn Iskander-K, là một trong những hệ thống vũ khí tiên tiến nhất của quân đội Nga với khả năng tấn công chính xác. Tên lửa hành trình có khoảng gần 10 điểm gắn ổ cắm cho phép dữ liệu di chuyển qua tấm chắn nhiệt. Một số điểm đính kèm ổ cắm này được sản xuất bởi các công ty Mỹ. Ngoài ra, các thanh ray gắn các bảng mạch với máy tính - cũng như các bảng mạch - được sản xuất bởi các công ty Mỹ. Tên lửa 9M949 300 mm, được sử dụng trong hệ thống phóng nhiều tên lửa Tornado-S của Nga, cũng sử dụng con quay hồi chuyển sợi quang được sản xuất tại Mỹ. Cuối cùng, hệ thống phòng không TOR-M2 của Nga đã sử dụng một bộ dao động được thiết kế tại Vương quốc Anh, được đặt trong máy tính điều khiển radar. Những thách thức chuỗi cung ứng này có thể sẽ tác động đến nguồn cung cấp linh kiện ngắn hạn và dài hạn của Nga để tiến hành các cuộc tấn công tầm xa, buộc Nga phải tìm kiếm các thị trường thay thế.

1657018502780.png

1657018565063.png

1657018519583.png

1657018679229.png

Tên lửa hành trình 9M729

Những thách thức này làm suy yếu nỗ lực của Mátxcơva trong việc thiết lập ưu thế trên không đối với Ukraine, tiến hành các cuộc tấn công chính xác hiệu quả và hỗ trợ các lực lượng trên bộ của Nga đang tiến lên.

.................
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top