[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
Mỹ dự đoán ba kịch bản điển hình thống nhất Đài Loan bằng vũ lực

Ngày 3/11, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc năm 2021 với nội dung là các dự đoán tập trung vào tình hình an ninh eo biển Đài Loan và cách thức bố trí quân sự của Trung Quốc. Báo cáo nhấn mạnh PLA có thể sử dụng vũ lực để thống nhất vào năm 2027, các lựa chọn hành động bao gồm đổ bộ quy mô lớn, chiếm các đảo bên ngoài Đài Loan, phong tỏa vùng trời và vùng biển trong thời gian dài, sử dụng lực lượng đặc công hoặc hacker của PLA để tấn công các cơ sở hạ tầng của Đài Loan… Đồng thời, báo cáo dự đoán rằng PLA sẽ ra sức ngăn chặn Mỹ can dự vào xung đột hai bờ eo biển để tránh rắc rối kéo dài. Nếu thực sự có bên thứ ba can dự, Trung Quốc có thể sẽ đe dọa sử dụng các cuộc tấn công mạng, chiến tranh không gian hoặc hạt nhân để giải quyết.
Tuy nhiên, mặc dù bản báo cáo này miêu tả tham vọng mạnh mẽ của PLA, nhưng thực tế lại không đánh giá cao thực lực tác chiến của PLA. Chẳng hạn, trong phần “đổ bộ chiếm đảo quy mô lớn”, Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng, động thái này không chỉ đòi hỏi sự tiếp tế quân sự và hậu cần mạnh mẽ, mà có thể dẫn đến sự can dự quốc tế. Ngay cả khi đổ bộ thành công, thì PLA cũng phải đối diện với chi phí chiến tranh đô thị, có thể gây nên rủi ro chính trị và quân sự nghiêm trọng đối với CT Tập Cận Bình.
Về kịch bản chiếm các đảo bên ngoài, Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, việc đổ bộ lên các đảo vừa như Kim Môn và Mã Tổ có thể giúp PLA phô trương được sức mạnh quân sự và quyết tâm chính trị của mình, đồng thời có thể chiếm đóng trên thực tế. Tuy nhiên, động thái này sẽ kích động tâm lý đòi độc lập mạnh mẽ của Đài Loan cũng như lôi kéo sự can dự của quốc tế. Ngoài ra, các chi phí liên quan không thể xem nhẹ.
Tóm lại, bản báo cáo này cho rằng, trên cơ sở Trung Quốc liên tục tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn, PLA tiếp tục thúc đẩy xây dựng sức mạnh quân đội, rủi ro xung đột ở eo biển Đài Loan đang gia tăng. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể hành động theo ý mình, thậm chí hành động này có thể khiến Trung Quốc tự chuốc vạ vào thân.

1. Xung đột eo biển Đài Loan năm 1958

1652499190273.png


18 giờ 30 phút ngày 23/8/1958, mấy trăm khẩu trọng pháo của Giải phóng quân Trung Quốc (GPQTQ) do MTĐ lãnh đạo bố trí trên chiều dài bờ biển 30 km ở Hạ Môn bất ngờ bắn những loạt đạn đầu tiên lên đảo Kim Môn do quân đội Quốc Dân Đảng (QDĐ) của Tưởng Giới Thạch chiếm giữ, mở đầu trận pháo kích lớn nhất lịch sử Trung Quốc. Trong 2 giờ liền, hơn 50 nghìn quả đạn dội xuống đối phương.
Nghe tin ấy, Tưởng Giới Thạch hôm trước vừa thị sát Kim Môn trở về Đài Bắc, chẳng hiểu MTĐ định làm gì. Tưởng điện ngay cho Tổng thống Mỹ Eisenhower đề nghị viện trợ, và bảo con trai là Tưởng Kinh Quốc đến ngay Kim Môn để động viên binh sĩ. Mỹ, Liên Xô và toàn thế giới sửng sốt, không biết Trung Quốc muốn gì? Giải phóng Đài Loan ư?

Quần đảo Kim Môn cách đại lục Trung Quốc chỗ gần nhất chừng 2 km; đảo chính Kim Môn rộng 132 km2, cách đảo Đài Loan 210 km nhưng cách thành phố Hạ Môn của Trung Quốc chỉ khoảng 10 km. Trên đảo hồi ấy có 50 nghìn dân và 100 nghìn lính QDĐ. Đòn đánh bất ngờ làm phía QDĐ thương vong hơn 600 lính, 3 viên Trung tướng chết, chưa kể dân thường. Ngoài ra còn 2 cố vấn Mỹ thiệt mạng.

Thực ra trước đó Kim Môn đã mấy lần bị GPQTQ tấn công.
Cuối năm 1949, sau khi giải phóng Hạ Môn, đêm 24/10, nhân lúc nước triều cao nhất, GPQTQ cho tàu thuyền chở quân đổ bộ lên Kim Môn. Đợt đầu đổ bộ lên đảo được 3 trung đoàn (hơn 9000 quân), nhưng sáng ra khi tàu thuyền quay về chở quân đợt hai thì thủy triều rút mạnh làm nhiều tàu thuyền bị mắc cạn, không thể chở thêm 11.000 lính của đợt 2 và 3. Số binh lính đã lên đảo bị quân QDĐ bao vây, phải chiến đấu trong tình trạng không có tiếp viện, hầu hết bị tiêu diệt hoặc bắt sống, một số tản ra đánh du kích, cuối cùng do hết đạn, hết lương thực, họ đành buông súng. Đến sáng 27/10, toàn bộ 9.086 binh sĩ GPQTQ bị tiêu diệt, trong đó hơn 7.000 quân đầu hàng. Trận đổ bộ Kim Môn kết thúc.
Đây là thất bại lớn chưa từng có của GPQTQ, chủ yếu do chủ quan khinh địch, nóng vội, không có tập luyện đổ bộ, và do không nắm vững tình hình thủy triều.
Rút kinh nghiệm thất bại trận đó, tháng 3/1950, GPQTQ tiến hành chiến dịch đổ bộ đảo Hải Nam theo chiến thuật đổ bộ lén từng đợt nhỏ kết hợp tổng tấn công, dùng hơn 40 nghìn quân đổ bộ thành công chiếm được đảo Hải Nam.

Việc Tưởng Giới Thạch thất bại liên tiếp, để mất đại lục rồi mất Hải Nam đã làm Tổng thống Truman có ý định bỏ rơi Tưởng. Ngày 5/1/1950 Truman tuyên bố “Không can thiệp tranh chấp ở eo biển Đài Loan” tuy vẫn viện trợ kinh tế cho Tưởng. Trong tình trạng không được Mỹ viện trợ quân sự, Tưởng sợ Mao Trạch Đông thừa thắng xông lên tấn công Đài Loan. Tưởng cử mật sứ sang Thượng Hải liên lạc với ************* Trung Quốc (ĐCSTQ), để lộ ý định Tưởng muốn QDĐ hợp tác với ĐCSTQ, thuyết phục Bắc Kinh tạm thời để Đài Loan được yên bình. Bắc Kinh đồng ý với đề nghị này, nhưng sau đó hy vọng “Quốc-Cộng hợp tác” bị chặn đứng vì bất ngờ Kim Nhật Thành làm nổ ra Chiến tranh Triều Tiên (25/6/1950).

Thấy rõ vai trò quan trọng của Đài Loan trong cuộc chiến này, Truman chuyển từ chính sách “Bỏ Tưởng” sang “Bảo vệ Tưởng”, phục hồi viện trợ quân sự cho Tưởng. Ngày 27/6, Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan. Để tập trung lực lượng vào chiến trường Triều Tiên, Mỹ không cho Tưởng gây sự với Bắc Kinh. Mao Trạch Đông cũng quyết định hoãn nhiệm vụ giải phóng Kim Môn và Đài Loan mà tập trung Kháng Mỹ viện Triều. Nhờ thế tình hình eo biển Đài Loan được yên tĩnh trong vài năm.
Năm 1952 Đài Loan trả về Trung Quốc hơn 3.000 tù binh GPQTQ. Họ đều bị tước đảng tịch và quân tịch, đuổi về quê làm ruộng, một số bị ra tòa. Các tù binh còn lại đều xin ở lại Đài Loan.
Tháng 7/1953, Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Trung Quốc lập tức đẩy mạnh xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ đưa không quân vào tỉnh Phúc Kiến, chuẩn bị tấn công Đài Loan.

Ngày 3/9/1954, GPQTQ bất ngờ pháo kích Kim Môn liên tục cho tới 22/9. Ngày 18/11/1954, lại dùng lục quân, hải quân, không quân với binh lực áp đảo tấn công đảo Nhất Giang Sơn, một đảo nhỏ ở gần cửa sông Tiêu Giang tỉnh Chiết Giang, do QDĐ chiếm giữ; ngày 18/1/1955 chiếm được đảo này. Trong tình hình đó, tháng 2/1955, chính quyền QDĐ rút quân ra khỏi đảo Đại Trần, một đảo nhỏ rộng 13,6 km2, cách đảo Nhất Giang Sơn 11 km. Sau đó GPQTQ chiếm Đại Trần.
Cho là Bắc Kinh muốn dùng vũ lực giải phóng Đài Loan, tháng 12/1954, Mỹ và chính quyền Tưởng Giới Thạch ký “Hiệp ước Phòng ngự chung Mỹ-Trung [Đài Loan]”. Sau đó hạm đội 7 được điều đến eo biển Đài Loan. Một số nghị sĩ Mỹ hô hào dùng bom nguyên tử ngăn cản Trung Quốc đánh Đài Loan. Tổng thống Eisenhower chủ trương dùng luật pháp để trung lập hóa Đài Loan, như để Đài Loan do quốc tế quản trị hoặc Liên Hợp Quốc ủy quyền cho một quốc gia nào đó quản trị (chế độ ủy trị). Viện lý do trong Hiệp ước Phòng ngự chung Mỹ-Đài Loan, phần định nghĩa về lãnh thổ của chính quyền QDĐ không nói đến hai đảo Kim Môn, Mã Tổ, Eisenhower khuyên Tưởng Giới Thạch bỏ hết các đảo nhỏ gần đại lục TQ, chỉ giữ hai quần đảo lớn là Đài Loan và Bành Hồ để tiện quản lý.
Nhưng Tưởng phản đối chủ trương đó. Mặc cho Mỹ dọa cắt giảm viện trợ, Tưởng chỉ chịu bỏ hai đảo nhỏ (Nhất Giang Sơn và Đại Trần) mà vẫn tăng quân đóng ở hai đảo Kim Môn, Mã Tổ. Mâu thuẫn Mỹ-Tưởng căng thẳng tới mức dân Đài Bắc biểu tình đập phá Sứ quán Mỹ. Về sau Eisenhower phải nghe theo Tưởng, tăng cường viện trợ Đài Loan.

Năm 1958, trong không khí cả nước Trung Quốc phấn khởi tiến hành xây dựng CNXH theo “Đường lối chung”, phong trào Công xã nhân dân, Đại Nhảy vọt… báo đài Trung Quốc ra sức tuyên truyền chủ trương “Đánh chiếm Kim Môn, Mã Tổ, dùng vũ lực giải phóng Đài Loan”. Ngày 23/8 MTĐ nói: Ta yêu cầu Mỹ rút quân khỏi Đài Loan, Tưởng rút quân khỏi Kim Môn, Mã Tổ. Mi không rút, ta sẽ đánh; ta pháo kích thì Mỹ mới đồng ý quay lại dự cuộc hội đàm Trung Quốc-Mỹ cấp Đại sứ.
Chập tối hôm đó, pháo binh GPQTQ tập trung bắn phá các mục tiêu quân sự ở Kim Môn, phong tỏa vùng biển quanh đảo nhằm cắt đường tiếp tế. Ngoài ra tàu chiến và máy bay hai bên cũng nhiều lần chạm trán nhau. Thời gian đầu, quân QDĐ bị động, phản kích muộn. Sau khi được Mỹ cho tàu chiến tới hộ tống các tàu tiếp tế, và viện trợ 6 khẩu pháo tự hành tầm xa M55 (203 mm), 6 lựu pháo M2, quân QDĐ Kim Môn đã gây thiệt hại nặng cho đối phương, làm tê liệt hoạt động của ga xe lửa Hạ Môn.
Có thể vì việc pháo kích ngày càng kém hiệu quả nên ngày 6/10/1958, Bắc Kinh công bố “Thư gửi đồng bào Đài Loan”, tuyên bố ngừng bắn 7 ngày, bãi bỏ phong tỏa hai đảo Kim Môn, Mã Tổ. Hết thời hạn, pháo kích lại tiếp tục nhưng từ 25/10, Bắc Kinh thực thi chiến thuật “Bắn ngày lẻ, ngừng bắn ngày chẵn”, giảm dần sức tấn công. Tình hình đó kéo dài cho tới ngày 1/1/1979.

Kết quả của 21 năm đấu pháo ở vùng Kim Môn, Mã Tổ như thế nào? Số liệu mỗi bên công bố khác nhau khá nhiều.
Phía QDĐ cho biết: Tổng cộng TQ đã bắn khoảng 470 nghìn đạn pháo, phí tổn 47 triệu USD (1 viên trọng pháo giá khoảng 100 USD), tự làm hỏng 50 khẩu pháo (mỗi khẩu pháo chỉ bắn được 10.000 lần là hỏng), phí tổn 5 triệu USD. Phía QDĐ còn bắn rơi 30 máy bay MIG, bắn chìm 16 tàu phóng lôi, phá hủy 280 khẩu pháo, 23 kho đạn, 2 kho xăng dầu của đối phương. Tóm lại tổng phí tổn hơn 200 triệu USD, chưa kể thiệt hại về người và hạ tầng cơ sở…, nhưng GPQTQ chưa chiếm được hai đảo này.
......
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

Các kịch bản liên tục xuất hiện

Cùng với đọ sức Mỹ-Trung ngày càng gay gắt trong những năm gần đây, đây không phải là lần đầu tiên Mỹ dự đoán rằng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để thống nhất. Ngay từ tháng 8/2020, cựu Phó Giám đốc cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) Michael Morell và cựu Phó Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ James A. Winnefeld đã phối hợp công bố kịch bản PLA tấn công Đài Loan trên tập san của Học viện Hải quân Mỹ.

Hai vị cựu quan chức này cho rằng Trung Quốc có thể nhân dịp cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11/2020, lợi dụng những lỗ hổng trong quá trình chuyển giao chính quyền, để kích động làm căng thẳng tình hình eo biển Đài Loan vào giữa tháng 12, đồng thời tổ chức tập trận hải quân ở vùng biển phía Đông Trung Quốc vào đầu tháng 1 để hỗ trợ cho việc điều động quân sự quy mô lớn. Sau đó, trong 3 ngày bàn giao chức vụ Tổng thống Mỹ từ 19-21/1, PLA sẽ thừa cơ hội tấn công chiếm các đảo bên ngoài Đài Loan như Kim Môn, Bành Hồ, Mã Tổ…, đồng thời ra lệnh cho đặc công ở Đài Loan phá hủy các thiết bị quân sự và cơ sở hạ tầng trọng yếu, làm tê liệt mạng Internet và các phương tiện truyền thông. Tiếp theo, lực lượng tàu chiến và tàu ngầm của hải quân PLA sẽ phong tỏa các tuyến đường biển xung quanh, đồng thời triển khai lực lượng ở phía Đông Đài Loan để ngăn chặn sự can thiệp của Hạm đội 7 Mỹ, hai lực lượng đổ bộ của PLA sẽ điều lục quân đến bờ biển phía Tây Đài Loan. Hai cựu quan chức này dự đoán rằng cuộc thống nhất bằng vũ lực này sẽ kết thúc trong vòng 3 ngày, khiến cộng đồng quốc tế dù cảm thấy kinh ngạc nhưng khó có thể can thiệp quân sự. Khi đó Trung Quốc sẽ sử dụng “ngoại giao chiến lang” để gây sức ép với các nước, chẳng hạn như đe dọa Nhật Bản không được can dự.
Công bằng mà nói, kịch bản như vậy thực sự chi tiết, nhưng khó thực hiện trên thực tế. Suy cho cùng, ngoại trừ bầu cử Tổng thống Mỹ dẫn tới hỗn loạn chính trị, các dự đoán khác đều đã không diễn ra.

Không chỉ vậy, tháng 3/2021 giáo sư Lyle J. Goldstein của Học viện chiến tranh Hải quân Mỹ cũng đưa ra kịch bản dự đoán thống nhất bằng vũ lực, nhấn mạnh Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan sau Thế vận hội mùa Đông năm 2022. Kịch bản này có 4 phần, bao gồm tái diễn cuộc khủng hoảng tên lửa ở eo biển Đài Loan năm 1996, phong tỏa vùng trời và vùng biển xung quanh Đài Loan, tấn công Bành Hồ và tấn công Đài Loan chớp nhoáng toàn diện.
Dựa trên tình hình Mỹ-Trung và hai bờ eo biển hiện nay, Lyle J. Goldstein cho rằng tấn công Đài Loan chớp nhoáng toàn diện là lựa chọn có nhiều khả năng nhất với 3 lý do: Thứ nhất, so với 3 phương thức trước, tấn công chớp nhoáng toàn diện có thể khiến cho quân đội Đài Loan trở tay không kịp, giảm thời gian báo động và phản công; thứ hai, nếu việc chiếm Đài Loan trở thành chuyện đã rồi, Mỹ sẽ khó có dư địa can dự; thứ ba, sự chuẩn bị về quân sự của Đài Loan là chưa đủ, hiện nay PLA thực sự có khả năng khuất phục Đài Loan trong vài ngày.
Về chi tiết tấn công chớp nhoáng, Lyle J. Goldstein cho rằng lực lượng đặc công của PLA sẽ phụ trách đợt tấn công thứ nhất, một bộ phận sẽ sử dụng máy bay trực thăng và tàu chiến loại nhỏ để tập trung tấn công, một bộ phận sẽ nhảy dù gây rối loạn hoặc phân tán sự chú ý ở phía sau tuyến phòng thủ của quân đội Đài Loan, bộ phận còn lại sẽ tấn công chiếm các cảng, sân bay nhỏ và vừa của Đài Loan. Bên cạnh đó, PLA sẽ sử dụng tên lửa đạn đạo, pháo tầm xa để tấn công các căn cứ quân sự, trung tâm chỉ huy và lực lượng phòng không của Đài Loan. Trên cơ sở đó, Lyle J. Goldstein kiến nghị, Mỹ nên cố gắng hết sức tránh can thiệp quân sự vào các cuộc xung đột ở eo biển Đài Loan nhằm tránh một thất bại thảm hại.

1652587187932.png

1652587330591.png

1652587351224.png

1652587367526.png

1652587411912.png

Lục quân Trung Quốc

1652587473329.png

1652587518361.png

1652587552535.png

1652587619407.png

Hải quân đánh bộ Trung Quốc

1652587665173.png

1652587686943.png

1652587738457.png

Hải quân Trung Quốc

Ba kịch bản điển hình đến từ đâu?

Như đã đề cập ở trên, các kịch bản “sử dụng vũ lực để thống nhất vào năm 2027”, “sử dụng vũ lực để thống nhất trong 3 ngày”, “tấn công chớp nhoáng Đài Loan sau Thế vận hội mùa Đông”… đều là sản phẩm phụ của cuộc đọ sức Mỹ-Trung và biến động ở eo biển Đài Loan, với các tình tiết cụ thể khá giống nhau, cấu trúc bao gồm dự đoán thời gian, suy diễn quá trình… Tuy nhiên, do mục đích xây dựng của 3 kịch bản là khác nhau, nên phong cách thể hiện và đối tượng đối thoại cũng khác nhau, mặc dù đều được xây dựng dựa trên giả định thống nhất bằng vũ lực, nhưng thực tế lại đại diện cho 3 điển hình báo cáo chiến lược kiểu Mỹ.

Trước hết, phong cách thể hiện của kịch bản “sử dụng vũ lực để thống nhất trong 3 ngày” tập trung vào việc mô tả quá trình, so sánh các lựa chọn chiến lược, suy đoán lực lượng, mô phỏng chiến trường của các bên tham chiến, với phong cách dự đoán mang khuynh hướng giả định táo bạo. Nhìn vào thời gian, bản báo cáo này được công bố vào tháng 8/2020, nhưng dù thiếu căn cứ, bản báo cáo vẫn cho rằng Trung Quốc sẽ tấn công vào thời điểm diễn ra bầu cử Tổng thống Mỹ 3 tháng sau đó, thậm chí ngay cả giả định về cuộc tập trận hải quân ở vùng biển phía Đông Trung Quốc cũng được miêu tả rất sống động.

Việc sắp xếp tình tiết như vậy là do mối tương quan giữa thân phận của tác giả và định hướng của người đọc. Mặc dù bản báo cáo này do hai cựu quan chức Mỹ phối hợp xây dựng, đồng thời đăng trên tập san của Học viện Hải quân, nhưng không thực sự nhằm mục đích đưa ra các mô phỏng quân sự chuyên nghiệp, mà có chủ ý bám sát sự kiện bầu cử Tổng thống Mỹ, phối hợp với tình hình căng thẳng ở eo biển Đài Loan để thực hiện một sự vận động và tuyên truyền chính trị nào đó: hoặc phục vụ cho thuyết “mối đe dọa Trung Quốc”, hoặc là tích lũy tiếng nói thương mại cho tác giả.

Nội dung của báo cáo không phản ánh quá trình tính toán phức tạp và mô hình quân sự chặt chẽ, nhằm giảm bớt sự chú ý của các phương tiện truyền thông, thu hút độc giả ngoài quân đội. Những kịch bản như vậy đã phổ biến từ thời Chiến tranh Lạnh, chỉ có điều hiện nay nhân vật chính đã được thay đổi từ Liên Xô sang Trung Quốc. Báo cáo này giống như một tiểu thuyết quân sự vắn tắt chứ không phải là một báo cáo chiến lược.

Thứ hai, kịch bản “tấn công Đài Loan chớp nhoáng sau Thế vận hội mùa Đông” có điểm tương đồng với “Chiến lược những con ếch độc”, đều là những kiến nghị chính sách không chính thức. Kịch bản này bao gồm những phân tích quân sự, suy đoán lực lượng tương đối chặt chẽ, không những dự đoán thời gian tương đối hợp lý mà phân tích lựa chọn cũng có chiều sâu hơn, từ tấn công các đảo bên ngoài Đài Loan, phong tỏa vùng trời và vùng biển, kết hợp ngoại giao, tấn công chớp nhoáng toàn diện, cho đến quân đội Mỹ đóng ở Đài Loan, tất cả đều được đề cập. Mục đích của nó là muốn phân tích tính khả thi trên thực tế và những rủi ro đi kèm để đưa ra những kiến nghị chiến lược cuối cùng.

Trong kịch bản “tấn công Đài Loan chớp nhoáng sau Thế vận hội mùa Đông”, sau khi đi sâu phân tích các biện pháp tấn công quân sự khác nhau, kịch bản này cho rằng tấn công Đài Loan chớp nhoáng vẫn là lựa chọn khả thi nhất hiện nay, đồng thời trên cơ sở đó kiến nghị Mỹ tránh rơi vào xung đột ở eo biển Đài Loan, ngay cả khi bùng phát giao tranh thì biện pháp ngoại giao nên được ưu tiên so với can thiệp quân sự. Tương tự như vậy, trong “Chiến lược những con ếch độc”, sau khi phân tích ba vòng đấu, trên cơ sở kết quả tiến thoái lưỡng nan của Mỹ, các tác giả kiến nghị chính phủ nên biến các đảo ở bên ngoài Đài Loan thành “những con ếch độc” mà PLA khó chiếm được, chứ không điều quân đến đóng ở Đài Loan.
Mặc dù những báo cáo kiểu này khó thoát khỏi màu sắc chính trị, nhưng điển hình báo cáo chiến lược của các tổ chức nghiên cứu có uy tín vẫn có tính tham khảo thực tế cao nhất.

Cuối cùng, kịch bản “sử dụng vũ lực để thống nhất vào năm 2027” mặc dù có phong cách thể hiện tương tự với kịch bản “tấn công Đài Loan chớp nhoáng sau Thế vận hội mùa Đông”, nhưng có sự khác biệt đáng kể về mục đích cơ bản, do đó có thể được gọi là điển hình thứ ba.
Tác giả của kịch bản này là Bộ Quốc phòng Mỹ, tuy nhiên tất cả những phân tích liên quan đến ưu thế của PLA trong báo cáo về cơ bản không phải là nhằm đề cao sức mạnh của Trung Quốc, mà muốn dựa vào sự quan tâm của toàn cầu, tạo ra sự công kích trong dư luận để tranh thủ có được ngân sách quân sự. Đây là một phần trong chiến lược đối ngoại, chính trị của tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.
Lấy miêu tả của bản báo cáo này đối với PLA làm ví dụ, nó nhấn mạnh đến các yếu tố tâm lý như tình hình căng thẳng ở eo biển Đài Loan, đồng thời sử dụng hệ tư tưởng để thổi phồng tham vọng địa chính trị của Trung Quốc được tượng trưng bởi PLA. Về mặt lý thuyết, nguồn thông tin tư liệu quân sự mà Bộ Quốc phòng nắm giữ rất đầy đủ, tuy nhiên những phân tích quân sự trong báo cáo này lại không bằng các tổ chức nghiên cứu chuyên nghiệp.
Chẳng hạn, báo cáo cho rằng sau khi PLA độ bộ lên Đài Loan sẽ đối diện với tổn thất của “chiến tranh đô thị”, rõ ràng là mường tượng Đài Loan thành một Afghanistan khác, cho rằng quân đội Đài Loan vốn yếu ớt lâu ngày không chiến đấu lại có năng lực tổ chức trận tuyến, và người dân Đài Loan vốn quen với sự an yên cũng sẵn sàng dấn thân vào cuộc chiến du kích. Cái gọi là thời điểm “sử dụng vũ lực để thống nhất vào năm 2027” cũng chỉ dựa trên mốc kỷ niệm 100 năm thành lập Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc.

1652588099559.png

1652588113921.png

1652588175577.png

1652588193920.png

1652588258771.png

Không quân Trung Quốc

1652588290003.png

1652588331506.png

1652588352117.png

1652588382323.png

Lực lượng tên lửa Trung Quốc

Sự suy diễn kỳ lạ như vậy không phải do Bộ Quốc phòng Mỹ thiếu tính chuyên nghiệp, mà bản báo cáo sức mạnh quân sự công khai này vốn có mục đích khác: thổi phồng dư luận quốc tế về thuyết “mối đe dọa Trung Quốc” thay vì phân tích tình hình thực tế ở eo biển Đài Loan, đồng thời nỗ lực gia tăng quyền phát ngôn của Bộ Quốc phòng và những nhà buôn vũ khí. Về phân tích quân sự chuyên nghiệp, đương nhiên các khuyến nghị chính sách sẽ được bí mật gửi đến Nhà Trắng.
Từ tiểu thuyết quân sự vắn tắt, kiến nghị chính sách của các tổ chức nghiên cứu đến tài liệu chiến tranh nhằm thổi phồng dư luận, ba điển hình báo cáo chiến lược của Mỹ thường trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Sở dĩ gần đây các báo cáo này thường xuyên lấy Đài Loan làm nhân vật chính chủ yếu là nhằm làm suy yếu quan hệ hai bờ eo biển. Chủ trương thường xuyên đối đầu vừa thể hiện sự giằng co trong cuộc đấu sức mạnh quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời ở mức độ nhất định còn bộc lộ sự mâu thuẫn và hoài nghi chiến lược trong nội bộ Mỹ.

1652588514285.png

1652588542949.png

Tên lửa siêu thanh Hùng Phong III của Đài Loan

1652588656646.png

1652588734717.png

1652588626020.png

1652588642725.png

Tên lửa hành trình Hùng Phong II-E của Đài Loan, tầm bắn 1.500 km

1652588870780.png

1652588923631.png

1652588888122.png

1652588836753.png

1652588787831.png

Không quân Đài Loan

1652588987564.png

1652589037225.png

1652589055748.png

1652589079694.png

1652589218242.png

1652589299580.png

Hải quân Đài Loan
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
CHIẾN DỊCH MORVARID CÁCH IRAN TIÊU DIỆT HẢI QUÂN IRAQ CHỈ TRONG 1 NGÀY

Chiến dịch Morvarid (chiến dịch Ngọc trai) là một trong những trận chiến không quân - hải quân khốc liệt nhất sau Thế chiến II, khi Iran tiêu diệt 80% sức mạnh Hải quân Iraq chỉ trong một ngày, chủ yếu bằng máy bay do Mỹ chế tạo.
Chiến dịch Morvarid là một trong những chiến dịch lớn của cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài 8 năm giữa Iraq và Iran. Cái giá phải trả cho các cuộc chiến tranh tàn khốc này của cả 2 bên là 1 triệu người bị thương vong và 228 tỷ USD chi phí trực tiếp cho cuộc chiến.

Ngày 22/9/1980, Saddam Hussein đã phát động một cuộc tiến công toàn diện vào Iran - với hy vọng lợi dụng sự bất ổn của Iran sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979. Khorramshahr và Abadan là 2 thành phố cảng lớn của Iran nằm ở hạ lưu sông Shatt-al-Arab và đối diện với cảng xuất khẩu dầu lớn Basra của Iraq, là những mục tiêu được Saddam Hussein ưu tiên đánh phá. Sông Shatt-al-Arab chảy vào vịnh Ba Tư là tuyến đường vận chuyển dầu quan trọng. Các lực lượng Iraq được tăng cường bảo vệ 2 giàn khoan dầu tại Mina al-Bakr (ngày nay là AlBasrah Oilt Terminal) và Khor al-Omayah, cả 2 đều ở mũi bán đảo al-Faw. Những radar cảnh báo sớm được lắp ở đấy giúp Không quân Iraq cảnh báo về các hoạt động của Không quân Iran. Họ cũng được hỗ trợ bởi tàu phóng ngư lôi và tên lửa do Liên Xô chế tạo.
Nhiệm vụ đặt ra cho Hải quân Iran là hạ gục cả 2 giàn khoan dầu này. Theo đó, Hải quân Iran đã giao cho 3 trong số các tàu tên lửa lớp La Commandante là Joshan, Gordouneh và Paykan, thực hiện nhiệm vụ này. Đây là những con tàu chiến nhỏ do Đức chế tạo, biên chế 30 người, nặng 265 tấn, di chuyển với vận tốc 36 hải lý/h. Mỗi chiếc được gắn một tháp pháo phòng không 2 nòng cỡ 76mm, 1 pháo bắn nhanh 40mm và 2 bệ phóng tên lửa được trang bị tên lửa Harpoon do Mỹ chế tạo. Ngoài ra, để tăng cường hỏa lực phòng không, tàu còn được bổ sung thêm các tên lửa phòng không vác vai SA-7.

1652664972372.png

1652665117049.png

Tàu tên lửa lớp La Commandante

Tuy nhiên, 2 cuộc tiến công đầu tiên của đội tàu tiến công nhanh Iran nhằm vào các giàn khoan Iraq chưa đạt hiệu quả cao. Trong chiến dịch Kafka vào ngày 28/10/1980, tàu Paykan đảm nhận nhiệm vụ phòng không, trong khi tàu Joshan bắn phá giàn khoan al-Omayah và Gordouneh tiến công giàn khoan alBakr. Các tàu tên lửa của Iran né được tên lửa chống hạm của Iraq bắn ở tầm xa và bắn hạ 3 máy bay chiến đấu của Iraq, nhưng dù tàu Iran bắn rất nhiều đạn pháo về phía các giàn khoan dầu, nhưng chúng vẫn trụ vững.

1652665339131.png

1652665386914.png

1652665455062.png

Tàu tên lửa lớp Paykan của hải quân Iran

Ba ngày sau, một cuộc tiến công tiếp theo (chiến dịch Ashkan), cũng có kết quả tương tự. Dù bị hư hại, các giàn khoan và hệ thống radar cảnh báo sớm của Iraq vẫn không “nao núng” trước những loạt đạn pháo bắn từ ba con tàu của Iran. Cuối tháng 11, pháo binh Iraq bắn phá kho dầu Abadan của Iran, làm giảm một nửa sản lượng nhiên liệu của nước này. Bị ảnh hưởng bởi khó khăn kinh tế, Iran nhận ra rằng Iraq thậm chí còn dễ bị tổn thương hơn trước các cuộc tiến công như vậy.

Chiến dịch Morvarid
Rút kinh nghiệm thành công của Iraq trong việc chống đỡ các lực lượng trên không và trên biển, Lục quân, Hải quân và Không quân Iran đã ấp ủ một kế hoạch đầy tham vọng hơn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ hơn. Trong chiến dịch Morvarid, họ không chỉ đặt mục tiêu loại bỏ các radar của Iraq trên các giàn khoan mà còn cả cơ sở hạ tầng dầu mỏ quan trọng của Baghdad. Họ cũng hy vọng sẽ tiêu diệt Hải quân Iraq trong quá trình này.
Chiến dịch Morvarid bắt đầu vào ngày 28/11/1980 với cuộc tiến công nghi binh của các máy bay phản lực F-5 và F-4 của Iran vào căn cứ không quân Basra của Iraq, trong khi đội tàu tên lửa Joshan và Paykan tiếp tục bắn phá 2 giàn khoan. Khi 2 tàu tên lửa Osa II nặng 235 tấn của Iraq phóng tên lửa P-15 Termti ở tầm xa, các tàu Iran đã né tránh thành công, rồi lập tức điều động đội tàu nhỏ trang bị tên lửa Harpoon “tốt hơn” của họ vào tham chiến.

1652665676908.png

1652665696559.png

1652665726154.png

1652665628187.png

1652668524613.png

Máy bay F-4 của không quân Iran

1652665762744.png

1652665847951.png

1652665869253.png

Máy bay F-5 của không quân Iran

Rạng sáng ngày 29/11, loạt máy bay trực thăng Chinook của Iran cơ động nhanh về phía giàn khoan Iraq cùng với các trực thăng tiến công AH-1J Sea Cobra. Cùng với đó, 1 máy bay tác chiến điện tử EC-130 bay trên đầu, gây nhiễu toàn bộ hệ thống cảnh báo sớm của Iraq. Trong khi các trực thăng chiến đấu Sea Cobra sử dụng pháo 20mm bắn phá giàn khoan, thì lính biệt kích Iran đổ bộ từ trực thăng Chinook xuống giàn khoan, tiến công tiêu diệt và bắt giữ toàn bộ lực lượng Iraq, trong khi chỉ bị thương vong 12 người.

1652666063842.png

1652666320186.png

1652666356161.png

1652666110427.png

Trực thăng tiến công AH-1J Sea Cobra của Iran

1652666430820.png

1652666447315.png

1652666523407.png

Trực thăng đổ bộ Chinook của Iran

Đặc nhiệm Iran sử dụng tên lửa vác vai tiêu diệt 2 máy bay phản lực của Iraq đến ứng cứu và sử dụng thuốc nổ phá sập hoàn toàn 2 giàn khoan. Sau đó họ rút lui trên 6 máy bay thủy phi cơ. Vào thời điểm đó, các tàu tên lửa Osa và tàu phóng lôi P-6 của Hải quân Iraq đã lao đến hiện trường tiến công lực lượng của Iran. Các tàu tên lửa của Iran đã cạn kiệt đạn và họ cố gắng dựa vào các giàn khoan dầu bị đắm để chống đỡ trước các đợt tiến công tên lửa của Iraq.

1652666726374.png

1652666805863.png

1652666838779.png

Tàu tên lửa lớp Osa

1652666905692.png

1652667130991.png

1652667151299.png

Tàu phóng lôi lớp P-6

Cùng lúc đó các phi đội máy bay chiến đấu MiG23BN và máy bay đánh chặn MiG-23MF cùng với trực thăng hải quân Super Frelon do Pháp chế tạo trang bị tên lửa Exocet được Iraq điều tới tham chiến. Tàu tên lửa Paykan tuy đã tránh được một số tên lửa và bắn hạ được 1 máy bay cường kích Su-22, đánh chìm 1 tàu chiến của Iraq bằng tên lửa Harpoon, nhưng cuối cùng bị chìm do trúng tên lửa của trực thăng Iraq.

1652667480539.png

1652667554107.png

Máy bay chiến đấu MiG23BN của Iraq

1652667350486.png

1652667296704.png

1652667393365.png

Máy bay MiG-23MF của Iraq

1652667855349.png

1652667684638.png

1652667738643.png

Trực thăng Super Frelon của Iraq

Tuy các chỉ huy tàu đề nghị Bộ tư lệnh Hải quân Iran cho phép rút lui, nhưng vì mục đích chính của họ là đánh thiệt hại lớn Hải quân Iraq trên cơ sở phát huy sức mạnh của không quân, nên các tàu chiến Iran phải tiếp tục bám trụ đến cùng. Để ứng cứu Paykan, Quân đội Iran đã điều máy bay phản lực F-4 Phantom đến tham chiến và chỉ bằng một số loạt phóng tên lửa Maverick, đã đánh chìm 3 tàu phóng lôi P-6 của Iraq. Cuối ngày 29/11, một biệt đội Hải quân Iraq gồm 1 tàu đổ bộ và 3 tàu tuần tra nhỏ ở Umm Qasr cũng bị phi đội máy bay Phantom tiêu diệt. Trong khi đó, một trận không chiến đã nổ ra giữa các máy bay chiến đấu MiG và Phantom được hỗ trợ bởi các máy bay chiến đấu F-14 Tomcat với các radar AWG-9 công suất lớn.

1652667988395.png

1652667964998.png

1652668013165.png

F-14 Tomcat của Iran

1652668186582.png

1652668102815.png

1652668123455.png

1652668326746.png

Tên lửa Maverick

Kết quả
Chiến dịch Morvarid, một thành công đối với người Iran, đã kết thúc trong vòng chưa đầy 12 giờ, họ đã đánh chìm được 7 tàu phóng ngư lôi và 5 tổ hợp tên lửa - hoặc gần 80% lực lượng tàu chiến của Hải quân Iraq lúc bấy giờ, phá hủy các bến dầu tại Mina al Bakr và Khor-al-Amaya, và phong tỏa cảng Al Faw. Hải quân Iraq sau đó không đóng vai trò gì nhiều trong thời gian còn lại của cuộc chiến, để mình không quân mở các cuộc tiến công nhằm vào tàu vận tải biển của Iran. Cùng với đó, Iraq cũng mất 1 MiG-21, 6 MiG-23MS, MiG-23BN và 1 chiếc Super Frelon. Iran bị mất 1chiếc F-4E và 1 chiếc bị hỏng nặng.
Đáng kể hơn nữa, việc mất các giàn khoan đã làm giảm sản lượng dầu của Iraq xuống chỉ còn 17% so với sản lượng trước chiến tranh: từ 3,25 triệu thùng/ngày xuống còn 550.000 thùng/ngày. Khi nhà lãnh đạo Saddam Hussein tìm mọi cách để tiến công Iran, ông tiếp tục phải vay những khoản tiền khổng lồ từ các quốc gia Arab láng giềng để mua một lượng lớn thiết bị quân sự phục vụ cuộc chiến.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
Cuộc xung đột quân sự Nagorno - Karabakh năm 2020

Nagorno - Karabakh không chỉ là vùng lãnh thổ có lịch sử tranh chấp kéo dài giữa người Armenia và người Azerbaijan, mà nó còn là vùng đất đặc biệt nhạy cảm về mặt địa chính trị. Cuộc xung đột Nagorno - Karabakh 2020 tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và đã được thu xếp ổn thỏa nhưng cũng đủ để cho thế giới thấy, vùng đất này vẫn là “sàn đấu quyền lực” của nước lớn. Không những thế, cuộc xung đột còn để lại nhiều kinh nghiệm quý và vấn đề cần nghiên cứu ở tầm vĩ mô, như: xây dựng phên dậu biên giới hòa bình hữu nghị; giải quyết cân bằng mối quan hệ quốc tế; tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng tiềm lực quốc phòng; sự sáng tạo trong nghệ thuật sử dụng lực lượng, sử dụng kết hợp vũ khí công nghệ cao với vũ khí truyền thống để tạo lợi thế và giành chiến thắng trong chiến tranh; những biện pháp phòng chống có hiệu quả máy bay không người lái (UAV)…

I. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH NAGORNO - KARABAKH

1. Tình hình địa chính trị khu vực


Nagorno - Karabakh là tên do người Azerbaijan dùng để chỉ vùng núi non hiểm trở, có 1 phần cao nguyên - đoạn cuối cùng (về phía Nam) của dãy tiểu Kavkaz. Vùng đất này được quốc tế công nhận thuộc chủ quyền của Cộng hòa Azerbaijan và nằm ở phía Tây Nam của lãnh thổ; tiếp giáp với tỉnh miền núi Syunik của Armenia (về phía Tây) và tỉnh Ost-Aser baidschan của Iran (về phía Nam). Rộng 8.223km2, Nagorno - Karabakh chiếm hơn 9% diện tích lãnh thổ Azerbaijan, nhưng vùng đất này từ lâu đã bị người Armenia chiếm đóng.

1652787608407.png


Nhằm phủ nhận chủ quyền của Azerbaijan đối với Nagorno - Karabakh, “hòa tan” lịch sử phát triển của vùng đất này vào lịch sử phát triển của Armenia, thúc đẩy quá trình Armenia hóa vùng Nagorno - Karabakh, người Armenia đã đặt lại tên cho vùng đất này là Artsakh.
Trong tài liệu này, để tiện cho việc trình bày và thống nhất về cách hiểu, chúng tôi sẽ sử dụng tên gọi được quốc tế công nhận để chỉ vùng lãnh thổ này là “Nagorno - Karabakh”.
Tại Nagorno - Karabakh, cư dân sinh sống tập trung tại vùng lõi . Vào thời điểm trước khi xảy ra cuộc chiến năm 1988-1994, cư dân người gốc Armenia chiếm 76%, người gốc Azerbaijan chiếm 23% và chưa đầy 1% còn lại là các dân tộc khác. Sau cuộc chiến 1988-1994, tỷ lệ người Armenia và Azerbaijan ở Nagorno - Karabakh đã thay đổi: người Armenia tăng lên 94%; người Azerbaijan giảm xuống còn chưa đầy 6% và một số rất ít còn lại là người Nga. Trước khi xảy ra cuộc chiến Nagorno - Karabakh năm 2020, tại các vùng đệm (phần diện tích còn lại của Nagorno - Karabakh, trừ vùng lõi) dường như không có người ở. Ở đó chỉ có các căn cứ đồn trú của lực lượng Phòng vệ nước Cộng hòa Artsakh tự xưng được Armenia hậu thuẫn.
Nagorno - Karabakh không chỉ là vùng đất có lịch sử tranh chấp rất phức tạp và kéo dài qua nhiều thế kỷ giữa Armenia và Azerbaijan mà nó còn là vùng lãnh thổ nằm ở trung tâm của một khu vực rất nhạy cảm, từ lâu đã bị các cường quốc nhòm ngó và muốn được sở hữu.
Trước khi Tổng thống thứ 42 của Mỹ B.Clinton bước vào nhà trắng, cựu Cố vấn An ninh quốc gia cho 2 đời tổng thống - người được xem là nhà chiến lược đại tài của nước Mỹ Z. Brzezinski thời kỳ 1966-1981 đã khuyên rằng, “Lục địa Âu - Á là bàn cờ lớn để nước Mỹ triển khai chiến l¬ược toàn cầu, vì ở đấy chẳng những tiềm ẩn sự giàu có khổng lồ, mà khu vực này còn có những mối đe dọa. Những nước có tham vọng ảnh hưởng đến nền chính trị thế giới đều muốn sở hữu vùng đất này - vì từ đó họ có thể “phóng chiếu” sức mạnh. Không phải lúc nào và trong mọi việc các nước lớn cũng đều đồng ý với Mỹ…”.
Thực tế, trong 3 thập kỷ gần đây khu vực Nam Kavkaz luôn là mục tiêu giành giật của các cường quốc. Thời kỳ Tổng thống G.Bus, nước Mỹ không chỉ đẩy mạnh các hoạt động can dự vào khu vực này nhằm lợi dụng các “tổ chức xã hội dân sự” để tiến hành “cách mạng màu” - thu nạp đồng minh và dùng khu vực Nam Kavkaz làm bàn đạp để mở rộng biên giới NATO sang Trung Á. Đồng thời, họ cũng sử sụng khu vực này làm căn cứ nuôi dưỡng các tổ chức khủng bố rồi tung vào gây mất ổn định nước Nga. Ngược lại, trong quá trình trỗi dậy tìm lại địa vị siêu cường thời Liên Xô trước đây, nước Nga đã cố gắng can dự vào Nam Kavkaz để bảo vệ lợi ích ở khu vực sân sau, giữ lại hàng rào an ninh địa lí cuối cùng ở khu vực Tây Nam.
Bên cạnh đó, khu vực Nam kavkaz cũng là mục tiêu nằm trong sự toan tính của 2 cường quốc khu vực là Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, bởi khu vực này là một mắt xích rất quan trọng của bản đồ dầu mỏ thế giới. Khu vực Trung Á và Biển Caspian được biết đến là nơi có trữ lượng dầu mỏ rất lớn, chỉ xếp sau vịnh Ba Tư (khoảng 200 tỉ thùng)¬, trữ lư¬ợng khí thiên nhiên khoảng 2.000 tỉ m¬¬3 (là một trong 10 khu vực có trữ l¬ượng khí thiên nhiên lớn nhất thế giới). Tuy nhiên, để vận chuyển được nguồn năng lượng này ra biển và phân phối đến châu Âu mà không phải phụ thuộc vào Nga, thì chỉ có 1 con đường duy nhất và ngắn nhất là đi qua vùng Nam Kavkaz.
Mặc dù, không phải là quốc gia sản xuất dầu mỏ và khí đốt, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã biết tận dụng cơ hội đúng lúc và tranh thủ được người anh em Azerbaijan để lôi kéo phương Tây và Gzuria xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu và khí đốt nối cảng Baku của Azerbaijan với cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ nằm bên bờ biển Địa Trung Hải, để biến mình thành nhà thu dung, phân phối dầu mỏ và khí đốt lớn nhất cho vùng Trung Á. Tuyến ống này sau đó được Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước Nam Âu tiếp tục xây dựng chạy dọc Thổ Nhĩ Kỳ để tỏa đến Bungari, Áo, Rumani, Hungary và nhiều nước Nam Âu khác . Tuyến ống và nguồn dầu mỏ của Azerbaijan đã giúp Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nước có tên tuổi trong bản đồ an ninh năng lượng thế giới, họ giống như một Ucraine thứ hai có thể đóng mở van Ruminhe dầu/khí của châu Âu bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, mà ngày nay, lợi ích kinh tế, chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ đã gắn chặt với lợi ích kinh tế, chính trị của Azerbaijan và vùng Nam Kavkaz.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ kỳ cũng được đánh giá là nước đang có tham vọng cường quốc nên họ cũng giống như Mỹ và Nga rất muốn nhảy vào khu vực này. Trong khi đó, Iran cũng là cường quốc khu vực, họ muốn giành ảnh hưởng tại vùng Nam Kavkaz để kiềm chế Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời ngăn chặn Mỹ và NATO tiếp cận lãnh thổ của họ từ tuyến biên giới phía Bắc.
Từ các lí do nêu trên, nếu khu vực Nam Kavkaz xảy ra bất hòa hay xung đột dù là rất nhỏ, thì đều là những cơ hội tốt cho các cường quốc nhảy vào và cuộc xung đột quân sự Nagorno - Karabakh năm 2020 chính là 1 cơ hội như vậy.

2. Các cuộc xung đột trước năm 2020

Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ Nhất kết thúc, Đế quốc Ottoman bị đồng minh đánh bại, Đế quốc Nga sụp đổ và rơi vào tay những người Bolshevik; tháng 1/1918, ba quốc gia ở miền Nam Kavkaz là Armenia, Azerbaijan và Gruzia (trước đó nằm dưới ách thống trị của Sa Hoàng) đã tuyên bố độc lập và thành lập Liên bang Nam Kavkaz. Tuy nhiên, liên bang này chỉ tồn tại được chưa đầy 3 tháng do Armenia và Azerbaijan không thống nhất được việc phân định đường biên giới tại 3 vùng lãnh thổ Nakhichevan, Zangezur (nay là tỉnh Syunik thuộc Armenian) và vùng Karabakh. Vì vậy, tháng 4/1918, chiến tranh giữa 2 nước đã bùng lên tại 3 vùng lãnh thổ nói trên.
Tháng 7/1918, nghị viện đầu tiên do người Armenia lập ra tại Nagorno - Karabakh đã tuyên bố khu vực này tự quản, họ tiến hành thành lập quốc hội và chính phủ, đồng thời thể hiện mong muốn được sáp nhập vào nước Cộng hòa Armenia. Tuy nhiên, cũng trong năm đó, quân Anh đã tiến vào chiếm đóng miền Nam vùng Kavkaz và công nhận chính quyền ở trấn Karabakh - Zangezur do Cộng hòa Azerbaijan bổ nhiệm trước đó là hợp pháp, nên người Armenia tại Nagorno - Karabakh đã không thể thiết lập được “đường dây liên lạc” với Cộng hòa Armenia. Vì vậy, tương lai vùng đất này phải chờ Hội nghị Paris quyết định.
Chiến tranh thế giới lần thứ Nhất kết thúc, tháng 1/1919, Hội nghị Thiết lập các điều khoản hòa bình cho các nước bại trận đã được các nước thắng trận tổ chức tại Paris (Pháp), thế nhưng nước Nga Xôviết đã không được mời tham gia hội nghị này, trong khi họ có lợi ích rất lớn ở vùng Nam Kavkaz.

Không chấp nhận cách phân chia lợi ích của các nước đế quốc tại Nam Kavkaz, nên tháng 11/1918, Hồng quân Liên Xô đã tiến vào giải phóng vùng Kavkaz. Đến tháng 3/1922, vùng Nam Kavkaz được Hồng quân giải phóng và được hợp nhất thành một nước cộng hòa duy nhất mang tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết liên bang Ngoại Kavkaz. Tháng 12/1922, nước này chính thức được sáp nhập vào Liên Xô.
Sau đó, để ổn định tình hình tại khu vực, Liên Xô đã thành lập một ủy ban gồm 7 thành viên (Hội đồng Kavkaz), giúp Mátxcơva giải quyết các vấn đề dân tộc, tôn giáo và lãnh thổ. Theo kết quả bỏ phiếu của ủy ban này, có 4/7 thành viên đã ủng hộ việc đặt Karabakh vào Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết Armenia. Tuy nhiên, quyết định của ủy ban đã gặp phải sự phản đối quyết liệt từ phía Azerbaijan, khiến mối quan hệ giữa ************* Liên Xô và ************* Azerbaijan xấu đi nhanh chóng, trong khi mối quan hệ giữa Mátxcơva và Yereven (Thủ đô của Armenia) thì vẫn không được cải thiện, thậm chí, trong thời gian này, tại Yereven còn xảy ra một cuộc nổi dậy chống chính quyền Xôviết, nên sau đó ủy ban đã đảo ngược quyết định đặt vùng lãnh thổ Nagorno - Karabakh vào Azerbaijan nhằm cải thiện mối quan hệ với Baku (Thủ đô của Azerbaijan).
Thế nhưng, do đặc điểm địa lí và dân cư nên tranh cãi về chủ quyền vùng đất này vẫn không thể giải quyết, tháng 7/1923, Liên Xô đã quyết định thành lập Khu tự trị Nagorno - Karabakh bên trong lãnh thổ Azerbaijan và đặt dưới sự quản lý trực tiếp của chính quyền Azerbaijan.
Do có 97,4% dân số Azerbaijan theo đạo Hồi; trong khi người Armenia chủ yếu theo đạo Thiên Chúa, nên dưới sự quản lí của Azerbaijan thời Xôviết, các hoạt động tôn giáo, văn hóa và một số quyền con người của cộng đồng người Armenia ở Nagorno - Karabakh luôn bị Baku cấm đoán. Việc này đã gây ra sự bất bình kéo dài. Tuy nhiên, dưới cái bóng của Liên Xô sự bất bình đó không thể bùng lên thành đám cháy lớn.

Năm 1987, trong lúc Liên Xô đang lún sâu vào khủng hoảng chính trị, thì xung đột giữa cộng đồng người Armenia và cộng đồng người Azeris trên toàn Azerbaijan cũng bắt đầu được nhen lên. Ở Thủ đô Baku và nhiều thành phố khác của Azerbaijan, các vụ biểu tình của người Armenia chống lại chính sách hà khắc của Chính phủ Azerbaijan đã biến thành các vụ đốt phá. Chính vì thế, Chính phủ Azerbaijan đã khởi động chính sách xua đuổi người Armenia về nước khiến cho cộng đồng người này tại Azerbaijan, đặc biệt là tại Nagorno - Karabakh giảm mạnh chỉ còn khoảng 3/4 so với tổng số dân cư trước đó tại Karabakh.
Tháng 2/1988, mâu thuẫn đã bị đẩy lên đến mức gay gắt, nên Quốc hội Nagorno - Karabakh do người Armenia nắm giữ tiếp tục bỏ phiếu ủng hộ việc li khai khỏi Azerbaijan và tuyên bố thành lập Nhà nước Cộng hòa tự trị Artsakh, đồng thời thúc đẩy quá trình gia nhập vào Armenia. Tuy nhiên, thời điểm đó, Tổng Bí thư ************* Liên Xô là Mikhail Gorbachev có chỉ thị nêu rõ “biên giới giữa các nước cộng hòa không thể xê dịch” nên tình hình vẫn được kiểm soát.
Một tháng, trước khi lá cờ của Liên Xô bị hạ xuống ở Điện Kremlin, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết, ngày 26/11/1991, Azerbaijan đã tuyên bố độc lập và bãi bỏ quy chế tự trị đối với Nagorno - Karabakh. Để phản kháng lại quyết định này, ngày 10/12/1991, chính quyền Nagorno - Karabakh đã tổ chức trưng cầu dân ý. Có 77% cử tri người Armenia và một số rất ít cử tri người Azerbaijan đã đi bỏ phiếu. Kết quả: có 99,89% số người đi bỏ phiếu đã ủng hộ việc li khai khỏi Azerbaijan và mong muốn sáp nhập vào Armenia.
Không công nhận kết quả của cuộc trưng cầu dân ý nói trên, cũng như sự tồn tại của Nhà nước Cộng hòa tự trị Artsakh trên lãnh thổ của mình, đồng thời quyết tâm dập tắt phong trào li khai ở Nagorno - Karabakh, Baku đã điều động quân đội đến vùng đất này. Ngược lại, để bảo vệ cộng đồng người Armenia ở Nagorno - Karabakh và ủng hộ nước Cộng hòa tự trị Artsakh, Yerevan cũng đưa quân đội sang. Vì thế, mùa Xuân năm 1992, xung đột ở Nagorno - Karabakh đã bùng phát thành chiến tranh tổng lực giữa 2 guốc gia, một bên là Armenia hậu thuẫn cho Nhà nước tự trị Artsakh và 1 bên là Azerbaijan.
Sau khi cuộc chiến nổ ra, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã lần lượt thông qua 4 nghị quyết (822, 853, 874 và 884) về Nagorno - Karabakh. Theo đó, yêu cầu các lực lượng vũ trang Armenia chiếm đóng vùng này phải rút ngay, hoàn toàn và vô điều kiện. Tuy nhiên, phải đến tháng 5/1994 sau hơn 2 năm giao chiến, khi “Azerbaijan đã cạn kiệt nguồn nhân lực” và khi Quân đội Armenia đã đánh bật Quân đội Azerbaijan ra khỏi Nagorno - Karabakh thì 2 nước và đại diện chính quyền Nagorno - Karabakh mới chấp nhận ký Thỏa thuận Đình chiến tại Mátxcơva trước sự chứng kiến của trung gian hòa giải Nga. Trước đó, Nhóm Minsk thuộc Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) đã nhiều lần đứng ra giàn xếp nhưng đều thất bại.
Kết quả: Nagorno - Karabakh đã trở thành nước cộng hòa trên thực tế, nhưng về lí thuyết, vùng đất này vẫn là một bộ phận của Azerbaijan. Nghĩa là Azerbaijan chấp nhận để Nagorno - Karabakh tự trị không thuộc quyền quản lí của chính quyền Trung ương Baku. Cuộc chiến đã dẫn đến một cuộc thanh lọc sắc tộc, đẩy khoảng 230.000 người Armenia ở Azerbaijan và 800.000 người Azeris ở Armenia và Karabakh phải đi tị nạn, tạo ra mối thâm thù mất lãnh thổ, mất quê hương giữa 2 dân tộc.
Sau thỏa thuận đình chiến tháng 5/1994, các cuộc xung đột vũ trang quy mô nhỏ tại khu vực này vẫn liên tục tiếp diễn cho tới tháng 8/2008 mới tạm lắng xuống. Tuy nhiên, vào các năm 2012, 2014 và 2018, 2 nước vẫn xảy ra các cuộc đụng độ biên giới nhỏ lẻ. Đặc biệt, năm 2016, quân đội hai bên tiếp tục đấu pháo trong 4 ngày, khiến hơn 200 binh sĩ và dân thường thiệt mạng, suýt dẫn tới chiến tranh tổng lực. Căng thẳng chỉ được giải quyết khi người Nga xuất hiện.

1652787780031.png

1652787832791.png

1652787898427.png

1652787912193.png

1652787941068.png

1652787989432.png

1652788003920.png

1652788025762.png

1652788043880.png

1652788078589.png

Xung đột Nagorno - Karabakh năm 1992
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

II. CUỘC XUNG ĐỘT NĂM 2020 Ở NAGORNO - KARABAKH

1. Diễn biến


Ngày 12/7/2020, đụng độ giữa Quân đội Armenia và Azerbaijan lại tiếp tục xảy ra, một số loạt pháo kích xuyên biên giới ở 2 khu vực (không liên quan đến Nagorno - Karabakh): khu vực thứ nhất: trên tuyến biên giới tiếp giáp giữa tỉnh Tavush ở phía Đông Bắc của Armenia với các quận Tovuz, Qazakh và Gadabay của Azerbaijan; khu vực thứ hai: trên tuyến biên giới tiếp giáp giữa 3 tỉnh Tây Nam của Armenia với vùng lãnh thổ tách rời Nakhchivan của Azerbaijan nằm kẹp giữa Armenia và Iran. Các loạt pháo kích này đã khiến cho 16 binh sĩ và 1 dân thường của cả 2 bên thiệt mạng; 43 người khác bị thương. Trong đó, phía Azerbaijan có 1 thiếu tướng, 1 thượng tá và 2 thiếu tá quân đội thiệt mạng.

1652863906980.png

Các khu vực xảy ra pháo kích

Không bên nào chịu nhường bên nào, 2 bên đã tổ chức tập trận quy mô lớn. Sau khi kết thúc tập trận, ngày 27/9/2020, Azerbaijan bất ngờ phát động cuộc tiến công tổng lực nhằm vào Nagorno – Karabakh, tập trung trên 2 hướng Đông Nam và Đông Bắc. Quân đội Azerbaijan đã sử dụng cả bộ binh, xe tăng, pháo binh, tên lửa, UAV đồng loạt tiến công nhằm chọc thủng tuyến phòng thủ của lực lượng phòng vệ nước Cộng hòa tự xưng Artsakh.

1652863958263.png

Hướng tiến công chủ yếu và thứ yếu của Quân đội Azerbaijan vào Nagorno - Karabakh ngày 27/9/2020

Cụ thể, Azerbaijan đã huy động phần lớn các đơn vị của 5 quân đoàn lục quân; các đơn vị không quân; hải quân đánh bộ; bộ đội biên phòng; lực lượng đặc biệt (đặc công); lực lượng đặc biệt YARASA (của Cục Tình báo) và 2.580 lính đánh thuê Syria cho cuộc chiến.
Phía Armenia: đã huy động quân đội; lực lượng an ninh quốc gia; 3.000 cảnh sát quốc gia Armenia và lực lượng phòng vệ Artsakh (gọi chung là Armenia).

1652863998366.png


Sau 44 ngày giao chiến, phía Armenia bị thiệt hại nặng nề, lúc này theo sự sắp xếp của Nga, 2 bên đã đồng ý ngừng bắn nhân đạo để đàm phán tìm giải pháp. Tuy nhiên, phía Armenia lại đưa ra yêu cầu, mời các nhà chức trách của khu vực ly khai Nagorno - Karabakh tham gia, nên Azerbaijan đã bác bỏ đàm phán và tiếp tục tiến công mở rộng vùng giải phóng, tiến gần đến Hành lang Lachin - tuyến đường đèo ngắn nhất và duy nhất nối Armenia với vùng lõi Nagorno - Karabakh, nhằm cắt đứt tuyến đường hậu cần chiến lược của các lực lượng Armenia tại Nagorno - Karabakh.
Ngày 26/10, Mỹ tiếp tục khởi xướng một thỏa thuận ngừng bắn, nhưng Azerbaijan không có ý định dừng lại mà quyết tâm giải phóng hoàn toàn vùng lãnh thổ Nagorno - Karabakh. Ngày 8/11, Quân đội Azerbaijan chiếm được Shusha - thành phố lớn thứ 2 ở Nagorno - Karabakh (cách Thủ đô Stepanakert của Nước Cộng hòa tự xưng Artsakh chưa đầy 10km về phía Nam).
Trong thế đường cùng, để tránh cho Armenia rơi vào một kết cục đẫm máu hơn, một lần nữa Nga lại đứng ra làm trung gian hòa giải, giúp Armenia giữ lại quyền kiểm soát phần lớn vùng lõi Nagorno - Karabakh (khu vực được tô màu nâu đậm - Bản đồ số 4). Ngày 9/11, tại Thủ đô Mátxcơva của Nga, Armenia và Azerbaijan đã ký Thỏa thuận Đình chiến. Theo đó, phía Armenia buộc phải chấp nhận một “thất bại đau đớn”, trả lại phần lớn lãnh thổ Nagorno - Karabakh cho Azerbaijan; đồng thời phải chấp nhận hầu hết các các điều kiện mà Baku đặt ra (theo Kế hoạch Giải phóng của Azerbaijan). Thỏa thuận Đình chiến có hiệu lực từ 00 giờ ngày 10/11.

Theo thỏa thuận, Azerbaijan sẽ được quyền kiểm soát các vùng đất họ vừa chiếm lại được từ Armenia gồm: 5 thành phố, 4 thị trấn, 286 ngôi làng và toàn bộ vùng biên giới tiếp giáp giữa Azerbaijan với Iran; đồng thời, phía Armenia phải bàn giao trả lại 3 quận Agdam, Lachin và Kalbajar cho Azerbaijan trong hòa bình - thời hạn bàn giao cuối cùng là trước ngày 1/12. Tức là, Quân đội Armenia (gồm cả lực lượng Phòng vệ của nước Cộng hòa tự xưng Artsakh) và chính quyền của họ sẽ phải tự rút ra khỏi các vùng đất nói trên theo các mốc thời gian quy định để chính quyền lâm thời của người Azerbaijan vào tiếp quản. Thỏa thuận cũng quy định, 2 bên sẽ phải mở lại tất cả các kênh liên lạc, gồm cả các kênh liên lạc đã bị chặn tại các khu vực khác trên tuyến biên giới Armenia - Azerbaijan; tiến hành trao trả tù binh và thi thể những người thiệt mạng; những người Azerbaijan tị nạn và di cư từ sau chiến tranh 1988 - 1994 sẽ được trở về định cư tại quê hương Nagorno - Karabakh; đặc biệt, Yereven sẽ phải đảm bảo an toàn cho Azerbaijan tiếp cận vùng lãnh thổ tách rời Nakhchivan của mình bằng một hành lang qua Armenia. Ngoài ra, các bên phải đồng ý mở các cuộc đàm phán về quy chế cho vùng lõi Nagorno - Karabakh vào thời điểm thích hợp. Đổi lại, phía Armenia sẽ được kiểm soát hành lang Lachin dài 60km, rộng 5km, nối lãnh thổ Armenia với thủ phủ Stepanakert của vùng lõi này.
Ngoài ra, thỏa thuận cũng nhất trí để Nga triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình gồm 1.960 binh sĩ, 90 xe thiết giáp và 380 xe cơ giới tại 16 địa điểm dọc tuyến biên giới của vùng lõi Nagorno - Karabakh và khu vực Hành lang Lachin nối vùng lõi Nagorno - Karabakh với Armenia để giám sát các bên thực hiện Thỏa thuận Đình chiến và triển khai các hoạt động cứu trợ nhân đạo tại khu vực này trong vòng 5 năm.

1652864306698.png

1652864265961.png

1652864180050.png

Pháo binh Armenia trong cuộc xung đột Nagorno - Karabakh năm 2020

1652864428881.png

1652864776957.png

Những người lính Armenia trong cuộc xung đột Nagorno - Karabakh năm 2020

1652864565327.png

Lính tình nguyện người Yezidis trong lực lượng Armenia tại cuộc xung đột Nagorno - Karabakh năm 2020

1652864653240.png

1652864715163.png

Xe tăng của Armenia tại cuộc xung đột Nagorno - Karabakh năm 2020
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

2. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân bên trong


Thứ nhất, do kỳ thị sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ

Nguyên nhân xuyên suốt của tất cả các cuộc chiến tranh Nagorno - Karabakh, cũng như các vụ đụng độ biên giới giữa Armenia và Azerbaijan từ xưa đến nay vẫn là kỳ thị sắc tộc và xung đột tôn giáo. Trong khi người Armenia là sắc tộc bản địa, có nguồn gốc xuất thân tại Cao nguyên Armenia, họ có ngôn ngữ, chữ viết riêng. Còn người Azerbaijan (người Azeris) lại là một nhánh của cộng đồng người Turk nói tiếng Thổ . Tính đến thời điểm hiện nay, Azerbaijan cùng với Thổ Nhĩ Kỳ là 2 trong số 6 quốc gia của tộc người này đã giành được độc lập.

1653101815176.png

1653101995509.png

Thành phố Shusha bị người Azerbaijan phá hủy năm 1920

Không chỉ có văn hóa hoàn toàn khác nhau, 2 dân tộc này còn có đức tin tôn giáo khác nhau; 93% người Armenia tại Nagorno - Karabakh theo đạo Thiên Chúa, trong khi 97,4% người Azerbaijan theo đạo Hồi. Cả 2 dân tộc đều rất sùng đạo nên việc cấm đoán, hay đập phá nhà thờ của nhau đều không tránh khỏi xung đột. Trước đây, Azerbaijan cấm người Armenia ở Nagorno - Karabakh đến nhà thờ Thiên Chúa nên người Armenia đòi ly khai. Sau chiến tranh 1994, người Armenia ở Nagorno - Karabakh đã đập phá hơn 60 nhà thờ Hồi giáo của người Azeris ở Shusha , khiến họ rất thù hận người Armenia.

1653102170095.png

1653102255610.png

Biểu tình đòi độc lập cho Nagorno - Karabakh ngày 13 tháng 2 năm 1988

Đặc biệt, tranh chấp lãnh thổ và chiến tranh đã khiến lòng hận thù của 2 dân tộc này dành cho nhau ngày càng trở nên sâu sắc. Không chỉ có mối thù diệt chủng mà người gốc Thổ đã gây ra cho người Armenia trong Chiến tranh thế giới thứ Nhất khiến hơn 1,5 triệu người Armenia phải thiệt mạng, mà Chiến tranh Nagorno - Karabakh 1994 còn khiến khoảng 40.000 người của cả 2 phía thiệt mạng; 230.000 người Armenia từ Azerbaijan và 800.000 người Azeris từ Armenia và Karabakh phải dời bỏ quê hương đi tị nạn, nên họ rất hận nhau. Mối thù hận đó ngày càng được tích tụ theo thời gian.

1653102818492.png

1653102877454.png

1653103009356.png

1653103126053.png

1653103452047.png

1653103708593.png

Binh sĩ Armenia trong chiến tranh Nagorno - Karabakh 1994

1653102978817.png

1653103808188.png

Binh sĩ Azerbaijan trong chiến tranh Nagorno - Karabakh 1994

Thứ hai, do lòng thù hận dân tộc của người Azerbaijan bị kích động

Đây được xem là nguyên nhân trực tiếp khiến cuộc xung đột Nagorno - Karabakh năm 2020 bị thổi bùng lên. Theo các nhà phân tích, Thủ tướng Armenia Pashinyan đã rất sai lầm khi kích động lòng hận thù dân tộc của người Azerbaijan đúng vào thời điểm Armenia đang yếu nhất, nước này đang bị cô lập, họ “bị đồng minh bỏ rơi”, nên không có chỗ để “dựa lưng”.
Thật vậy, đầu năm 2020, khi đến thăm Nagorno - Karabakh và dự 1 kỳ họp Quốc hội của Cộng hòa Artsakh tự xưng, ông Pashinyan đã tuyên bố, “Nagorno - Karabakh là lãnh thổ không chia cắt của Armenia, Yereven sẽ không chấp nhận mất 1cm2 đất nào ở Nagorno - Karabakh”; thậm chí ông này còn mạnh miệng nói rằng, “Armenia sẽ xây dựng Shusha thành thủ phủ của Artsakh và sẽ chuyển cơ quan lập pháp từ Stepanakert về đây”. Pashinyan hứa hẹn sẽ đấu tranh để giúp cộng đồng người Armenia ở Nagorno - Karabakh có được quyền tự trị thực sự và ủng hộ vô điều kiện việc vùng lãnh thổ này sáp nhập về Armenia.
Tuyên bố của ông Pashinyan đã khiến người Azeris hết sức bất bình, sau tuyên bố này họ đã ồ ạt xuống đường biểu tình ép Chính phủ Azerbaijan phải lấy lại Nagorno - Karabakh bằng mọi giá.
Trên thực tế, kể từ sau năm 1994, Chính phủ Azerbaijan luôn phải chịu sức ép rất lớn từ phía người dân là sớm lấy lại Nagorno - Karabakh và xác lập quyền lực thực tế đối với vùng đất mà tổ tiên họ để lại - đã được cộng đồng quốc tế công nhận, để giúp cho những người Azeris phải dời bỏ quê hương đi lánh nạn sớm được trở về nhà. Hiểu rõ điều này, các nhà lãnh đạo tiền nhiệm của ông Pashinyan luôn cố gắng né tránh mọi sự kích động không cần thiết, đặc biệt là những kích động hận thù giữa 2 dân tộc có liên quan trực tiếp đến Nagorno - Karabakh. Vì sự “nhạy cảm” của vùng đất này, nên các nhà lãnh đạo tiền nhiệm của ông thường chọn cách im lặng, không đề cập, không bình luận mà để cho vấn đề Nagorno - Karabakh “ngủ yên”, hoặc hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề Nagorno - Karabakh vào một thời điểm thích hợp. Thế nhưng, sau khi lên nắm quyền, ông Pashinyan đã quy kết các nhà lãnh đạo trước ông là không dám đối mặt với thực tế, chỉ biết hứa hẹn suông. Ông Pashinyan sau đó đã chọn cách đi ngược lại mọi cố gắng của các lãnh đạo tiền nhiệm và cho rằng, đã là Thủ tướng Armenia thì phải có trách nhiệm với người dân Nagorno - Karabakh, phải mang lại thịnh vượng cho khu vực Nagorno - Karabakh; muốn có động lực thì phải khích lệ người dân ở khu vực này. Chính vì thế, đầu năm 2020, ông Pashinyan đã trực tiếp đến thị sát Nagorno - Karabakh và đưa ra các tuyên bố như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, tuyên bố của ông Pashinyan tại Nagorno - Karabakh đã phản tác dụng, nó giống như một mồi lửa kích nổ thùng thuốc súng Azerbaijan, thổi bùng tâm lý phẫn nộ của người Azeris mà từ lâu họ vẫn cố gắng nín nhịn.

Thứ ba, do quan hệ láng giềng của Armenia không hòa thuận

Nằm ở vị trí địa chính trị hết sức nhạy cảm, nhưng trong nhiều năm qua quan hệ của Armenia với các nước láng giềng chủ yếu là bất hòa hoặc thù hận. Trong đó, có 2/4 nước coi Armenia là thù địch, 2 nước còn lại không ủng hộ Yereven. Cụ thể: ở phía Đông, sau hơn 100 năm xảy ra vụ thảm sát (do người Thổ gây ra) khiến hơn 1,5 triệu người Armenia thiệt mạng, mối quan hệ Yereven - Ankara vẫn không thể cải thiện, 2 bên vẫn duy trì thái độ thù địch dai dẳng; ở phía Tây, tình trạng còn căng thẳng hơn, Armenia thường xuyên xung đột với Azerbaijan không chỉ ở Nagorno - Karabakh mà trên toàn tuyến biên giới, quân đội 2 nước liên tục xảy ra va chạm hoặc đấu súng; ở phía Bắc, Armenia cũng không được Gruzia ủng hộ, bởi nước này là đồng minh của Nga. Yereven còn cho Nga thuê căn cứ quân sự Gyumri và Mátxcơva luôn duy trì tại đây gần 5.000 binh sĩ, 1 trung đoàn không quân, hàng trăm khí tài và xe quân sự hiện đại. Căn cứ này giống như một lưỡi dao mà Nga đang dí vào bên sườn phía Nam của Gruzia để răn đe, khống chế và uốn nắn nước này.

1653102386362.png

1653102561514.png

1653102441713.png

1653102503626.png

1653102522092.png

Căn cứ quân sự Gyumri của Nga tại Armenia

Đã nhiều năm nay, Gruzia coi Nga là kẻ thù không đội trời chung, quan hệ 2 nước đã rơi vào tình trạng lạnh giá. Tháng 8/2008, khi cuộc nội chiến ở Gruzia bùng lên giữ dội giữa một bên là quân đội chính phủ với một bên là “quân đội” của 2 tỉnh tự trị Nam Ossetia và Abkhazia. Trong lúc Tbilisi (Thủ đô Gruzia) đang cố giữ lại 2 vùng đất có ý định ly khai này, thì Mátxcơva lại muốn có được “quyền sở hữu” chúng để thiết lập ở phía Nam dãy núi Đại Kavkaz các tiền đồn quân sự và tạo ra những vùng đệm địa lí, giúp ngăn chặn khối đồng minh từ xa, nên đã lấy cớ bảo vệ người Nga tại Nam Ossetia để nhảy vào can thiệp. Sau 5 ngày can thiệp của Quân đội Nga, phía Gruzia đã chấp nhận thất bại, buộc phải ký thỏa thuận đình chiến với Mátxcơva. Ngày 26/8/2018 (sau 20 ngày giao tranh bùng lên), Mátxcơva đã tuyên bố, công nhận nền độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia.
Sau sự kiện này, 3 nước Nga, Nam Ossetia và Abkhazia đã ký hiệp định thành lập quân đội chung, giúp Nga duy trì sự hiện diện quân sự thường xuyên tại 2 vùng lãnh thổ này. Sự xuất hiện của Nga tại Abkhazia và Nam Ossetia đã làm tiêu tan mọi hy vọng giành lại 2 vùng đất ly khai này của Tbilisi, đồng thời cản trở mọi nỗ lực gia nhập NATO của Gruzia mà giới lãnh đạo nước này đã dày công theo đuổi. Mâu thuẫn Nga - Gruzia vì thế đã lây lan theo tính chất bắc cầu sang mối quan hệ Nga - Armenia và khiến cho quan hệ Gruzia - Armenia rơi vào tình trạng “cơm không lành, canh không ngọt”. Đặc biệt, theo một số nguồn tin đáng tin cậy, thì trước khi cuộc xung đột Nagorno - Karabakh bùng phát, 3 nước Gruzia, Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đã có những cuộc thảo luận kín về các biện pháp đóng cửa biên giới và vùng trời để ngăn chặn máy bay Nga hỗ trợ Armenia, nếu Mátxcơva có ý định can thiệp giúp Armenia ở Ngagorno - Karabakh.
Trong khi đó, ở phía Nam, quan hệ Armenia - Iran cũng không mấy tốt đẹp kể từ khi ông Pashinyan lên nắm quyền và bày tỏ ý định muốn đưa Armenia đi theo phương Tây. Trước đây, Tehran luôn ủng hộ Armenia vì không muốn nhìn thấy sự hiện diện của Israel và Thổ Nhĩ kỳ tại Azerbaijan. Nhưng nếu vẫn tiếp tục ủng hộ ông Pashinyan để nước này chạy theo phương Tây, thì rất có thể Armenia sẽ trở thành sân sau của Mỹ. Khi đó an ninh của Iran sẽ thực sự bị đặt vào vòng nguy hiểm. Vì thế, Tehran đã chọn cách không ủng hộ chính phủ của ông Pashinyan ở Armenia. Khi xung đột xảy ra, Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Sayyid Ali Khamenei đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm của Tehran khi tuyên bố ngay, “Iran ủng hộ hoàn toàn ý định của Azerbaijan trong việc khôi phục chủ quyền trên lãnh thổ Nagorno - Karabakh”. Armenia bị cô lập chính là cơ hội tốt thúc đẩy Azerbaijan phát động cuộc tiến công thống nhất lãnh thổ.

Thứ tư, do Armenia đã “đắc tội” với đồng minh Nga

Trước đây, Armenia vốn được coi là người anh em thân thiết của Nga, ngày nay, họ cũng là nước duy nhất còn lại ở vùng Nam Kavkaz vẫn duy trì mối quan hệ đồng minh với Nga, vẫn ở lại với tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO) do Nga lãnh đạo. Tuy nhiên, kể từ khi ông Pashinyan lên nắm quyền, sự nồng ấm trong quan hệ Nga - Armenia đã không còn nữa, thay vào đó là mối quan hệ lạnh nhạt dần theo thời gian. Tại thời điểm xảy ra cuộc xung đột Nagorno - Karabakh năm 2020, nhiều người cho rằng, quan hệ Mátxcơva - Yereven chỉ còn là “đồng minh nghĩa vụ”. Nguyên do là, đầu năm 2018, ông Nikol Pashinyan đã làm cuộc “Cách mạng Nhung” lật đổ chính phủ thân Nga do Thủ tướng Serzh Sarkissian đứng đầu để giành lấy chiếc ghế thủ tướng, điều này đã khiến Nga có cảm giác như bị phản bội.

1653102642070.png

Ông Pashinyan

Xuất thân là một nhà báo theo chủ nghĩa dân túy, ông Pashinyan có tư tưởng bài Nga, sùng bái nền dân chủ phương Tây. Cuối năm 2017, Chính phủ Armenia do Thủ tướng Serzh Sarkissian lãnh đạo đã thừa nhận trách nhiệm vì đã để đất nước trì trệ. Là người đứng đầu phe đối lập ở Armenia, ông Pashinyan đã đứng lên kêu gọi người dân xuống đường biểu tình yêu cầu Thủ tướng Sarkissian từ chức. Đứng trước làn sóng biểu tình kéo dài của người dân, để tránh cho đất nước rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng, cuối tháng 4/2018, ông Sarkissian đã tuyên bố từ chức thủ tướng sau 10 năm cầm quyền (từ năm 2008-2018) để mở đường cho 1 cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn.
Ngày 1/5/2018, Quốc hội Armenia họp bất thường bầu chọn thủ tướng mới. Trong lần bầu cử thứ nhất, ông Nikol Pashinyan đã không đạt đủ số phiếu cần thiết để trở thành thủ tướng Armenia thay cho ông Sarkissian. Vì vậy, quốc hội nước này đã buộc phải dừng lại để hiệp thương. Ngày 8/5/2018, Quốc hội Armenia tiếp tục tổ chức bầu cử lần hai chọn thủ tướng. Kết quả, trong lần bầu cử lại này ông Pashinyan đã đắc cử Thủ tướng Armenia.
Sau khi lên nắm quyền, ông Pashinyan không chỉ tích cực khiêu khích, kích động thù hận dân tộc với Azerbaijan, mà hầu hết các mối quan hệ tốt đẹp với Nga trước đây đều bị ông này phá hỏng. Ông đã loại ngay Phó Thủ tướng Karapetyan, một người từng là quan chức cao cấp của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Nga - Gazprom ra khỏi bộ máy; đồng thời, loại bỏ tiếng Nga ra khỏi chương trình giáo dục phổ thông. Điều này đã khiến Matxcơva rất không hài lòng. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, Matxcơva nhận thấy bất ổn chính trị ở Armenia là không có dấu hiệu can thiệp của Mỹ và phương Tây, nên đã tuyên bố, không can thiệp vào “công việc nội bộ” của Armenia. Tuy nhiên, kể từ đây, Mátxcơva đã ngầm coi ông Pashinyan là “kẻ phản bội”.
Thế nhưng ông Pashinyan lại có tư tưởng dựa dẫm vào bên ngoài. Lúc hòa bình thì cổ vũ trào lưu dân chủ phương Tây, bày tỏ nguyện vọng muốn chạy theo phương Tây để mong được Mỹ và phương Tây bảo trợ. Khi chiến tranh xảy ra, bị đẩy vào thế đường cùng thì ông này lại kêu gọi Nga giúp đỡ, đòi Nga phải có trách nhiệm với Armenia vì Armenia vẫn là thành viên của CSTO. Ông Pashinyan còn cho rằng, vì Armenia nằm ở trung tâm của khu vực Nam Kavkaz, nên Armenia có vai trò rất quan trọng đối với an ninh của nước Nga; an ninh của nước Nga sẽ phải gắn liền với an ninh của Armenia và trong mọi cuộc chiến với Azerbaijan, muốn ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ áp sát biên giới, Nga đều phải đứng về phía Armenia, phải ra tay giúp Armenia. Trên thực tế Mátxcơva đã từng phải làm điều này vào năm 2016, trong cuộc chiến 4 ngày ở Nagorno - Karabakh, Thổ Nhĩ Kỳ đã có ý định can thiệp giúp Azerbaijan, nhưng khi Ankara điều lực lượng áp sát biên giới Armenia từ phía Tây, thì Nga cũng điều động lực lượng áp sát biên giới phía Bắc của Azerbaijan, buộc Ankara phải từ bỏ ý định can thiệp.
Mặc dù trước đây, Nga đã giúp đỡ Armenia rất nhiều, nhưng càng ngày Yerevan càng có nhiều hành động “ném đá sau lưng” Nga. Năm 2018, nhân kỷ niệm 10 năm chiến tranh Gruzia - Nga, Armenia đã tham gia tập trận chung “Đối tác cao quý - 2018” (Noble Partner - 2018) với 12 nước NATO tại Gruzia để tranh thủ lấy lòng phương Tây, khiến Nga rất tức giận; cho đến trước khi xảy ra cuộc chiến ở Nagorno - Karabakh, truyền thông Armenia vẫn bình luận không tốt về Nga, Armenia vẫn phê phán Nga trong việc thu hồi Crimea để mong được phương Tây ủng hộ; trong khi đó, sự kiện Nagorno - Karabakh và Crimea có rất nhiều nét tương đồng. Ở Crimea, phần đông là người gốc Nga, họ cũng có nguyện vọng muốn trở về sáp nhập vào Nga giống như đại đa số người Armenia ở Nagorno - Karabakh. Nếu là đồng minh tốt của Nga, Armenia sẽ không hành xử như vậy.
Mặt khác, theo các nhà quan sát phương Tây, “những hạn chế của ông Pashinyan trong việc chống lại Nga sau 2 năm cầm quyền nhiều đến mức khó có thể liệt kê hết”. Thế nhưng ông này đã không biết lượng sức mình, mà vẫn “kích động Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev khơi mào cuộc chiến đúng vào thời điểm quan hệ Armenia - Nga gần như đã bị ông phá hủy”. Tức là, ở vào thời điểm nổ ra cuộc xung đột Nagorno - Karabakh năm 2020, Armenia không được Nga ủng hộ. Nói cách khác, trong lúc phương Tây chưa thu nạp Armenia, thì quan hệ đồng minh của Armenia với Nga đã rơi xuống mức rất xấu, còn quan hệ láng giềng của Armenia chủ yếu là thù hận. Bài Nga, ngả theo phương Tây đã đẩy Yereven vào thế đơn độc, họ đã để mất đồng minh, trong cuộc chiến này Armenia không có hậu phương, không có chỗ để dựa lưng, họ phải “tứ bề chống giặc”.
Hiểu rõ sự khó chịu của Nga trong quan hệ với Armenia, cũng như thế khó của Mátxcơva khi họ đang bị phương Tây bao vây cấm vận. Trong tình thế này, Mátxcơva sẽ không muốn gây thù, chuốc oán thêm với phương Tây nếu như lợi ích của họ không bị ảnh hưởng trực tiếp và vùng Nam Kavkaz không bị các đối thủ của Nga nhảy vào. Hơn nữa, việc tiến công lấy lại Nagorno - Karabakh, Baku chỉ hành động trong lãnh thổ của mình, trong khi CSTO chỉ đòi hỏi Nga phải có trách nhiệm bảo vệ Armenia trong phạm vi biên giới của nước này được quốc tế công nhận. Đây chính là thông tin tình báo đặc biệt quan trọng giúp Azerbaijan tự tin phát động chiến tranh để giành lại một phần lãnh thổ của mình.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(tiếp)

b) Nguyên nhân bên ngoài

Nguyên ngân bên ngoài được cho là do sự can thiệp của các nước lớn vào khu vực - chất xúc tác quan trọng giúp Azerbaijan hạ quyết tâm tiến công lấy lại Nagorno - Karabakh.
Nằm kẹp giữa 1 cường quốc thế giới (Nga) và 2 cường quốc khu vực (Thổ Nhĩ Kỳ và Iran) nên sẽ là không quá khi nói rằng, cuộc xung đột Nagorno - Karabak giữa Azrerbaijan và Armenia là cuộc chiến ủy nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tại khu vực Nam Kavkaz trong điều kiện nước Mỹ đang phải quay cuồng đối phó với đại dịch COVID-19 và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2021-2025 đang bước vào giai đoạn gay cấn nhất. Ankara muốn lợi dụng Azerbaijan để mở rộng ảnh hưởng tại khu vực ngã ba lục địa Á - Âu, nhằm kiềm chế Nga và Iran; đồng thời, đặt barie khống chế cổng vào khu vực Trung Á của khối đồng minh, nhằm mặc cả với tổ chức này nếu họ vẫn muốn đặt một chân vào vùng đất sân sau của Nga; ngoài ra, nếu nhận được sự ủng hộ của Azerbaijan, Ankara có thể bảo vệ và gia tăng lợi ích đối với các mỏ dầu và “tổng kho” khí đốt trên biển Caspian, cũng như ở các nước khu vực Trung Á; thông qua người anh em này, Ankara có thể tham gia vào bộ máy quản trị năng lượng thế giới, trực tiếp phân phát lợi ích năng lượng đến châu Âu, buộc châu Âu phải xét đến yếu tố Thổ Nhĩ Kỳ trong các quyết sách chính trị.
Sâu xa hơn, theo Tiến sĩ Vladimir Avatkov : dưới thời Tổng thống Recep Tayyip Erdogan Thổ Nhĩ Kỳ đang theo đuổi giấc mơ tìm lại vị thế cường quốc và vươn lên giành vị trí trung tâm lãnh đạo thế giới Hồi giáo, vì thế, Ankara đang tận dụng mọi cơ hội để đoàn kết các quốc gia Hồi giáo dòng Sunni và các tộc người Turk, Turkmen (có chung nguồn gốc với Thổ Nhĩ Kỳ) đang phân bố rộng khắp từ Trung Đông sang Trung Á, trong đó, Azerbaijan là mắt xích rất quan trọng giúp Thổ Nhĩ Kỳ liên kết 2 khu vực này.

1653190436356.png

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan

Đối với Nga, như đã phân tích ở trên, họ cũng có mục tiêu an ninh dài hạn ở vùng Nam Kavkaz. Mátxcơva muốn kiểm soát vùng đất này để ngăn chặn Mỹ và NATO tiếp tục tiến sâu vào vùng đất sân sau của mình. Vì không thể lôi kéo 3 nước Gruzia - Armenia - Azerbaijan về làm đồng minh, nên cách tốt nhất có thể giúp Mátxcơva kiểm soát khu vực Nam Kavkaz là duy trì khu vực này có độ nóng vừa đủ. Nếu quan hệ của 3 nước này hòa thuận, Nga sẽ không có nhiều lí do để hiện diện ở vùng Nam Kavkaz. Ngược lại, nếu cả 3 ngả theo phương Tây thì môi trường an ninh dọc phòng tuyến biên giới Tây Nam của Nga sẽ bị đe dọa.

1653190711779.png

1653190772793.png

1653190897264.png

1653190917047.png

1653191432568.png

1653191089697.png

Quân đội Nga trong cuộc tập trận Kavkaz 2020

Vì vậy, trong lúc Armenia có tư tưởng chạy theo phương Tây, Nga sẵn sàng cung cấp vũ khí cho cả Armenia và Azerbaijan để tạo điều kiện cho xung đột nổ ra trong tầm kiểm soát, chỉ có như vậy Nga mới có được cái cớ hợp lí để nhảy vào khu vực này. Hơn nữa, để Armenia không thể phản bội Nga, thì cần phải cho Yereven hiểu được cái giá phải trả cho sự phản bội đó. Chính vì vậy, dù không công khai ủng hộ Baku, nhưng khi căng thẳng giữa 2 nước bị đẩy lên cao, Mátxcơva không chỉ bày tỏ thái độ đứng ngoài cuộc mà còn tuyên bố, tôn trọng đường biên giới của 2 nước đã được quốc tế công nhận. Thời điểm đó, động thái của Nga được xem là thông điệp ngầm gửi đến Azerbaijan rằng, “chúng tôi sẽ ủng hộ bạn trong giới hạn”.
Trong khi đó, để có chỗ đứng ở vùng Nam Kavkaz, Thổ Nhĩ Kỳ đã dương cao ngọn cờ “đoàn kết dân tộc” trong cộng đồng người Azeris. Mục tiêu của Ankara là thông qua việc ủng hộ Azerbaijan trong cuộc chiến giành lại lãnh thổ để mở rộng ảnh hưởng. Vì vậy, họ đã tích cực đứng sau hậu thuẫn Baku sử dụng biện pháp quân sự lấy lại Nagorno - Karabakh. Không chỉ cung cấp vũ khí, Ankara còn cung cấp cho Azerbaijan nhiều chuyên gia quân sự và giúp nước này huấn luyện quân đội trong thời gian dài.
Năm 1999, khi quyết định rút ra khỏi CSTO để gắn bó với Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Azerbaijan khi đó là ông Heydar Aliyev đã đặc biệt đề cao mối quan hệ sắc tộc cùng chung nguồn gốc của 2 nước và gọi đó là mối quan hệ “một dân tộc, hai Nhà nước”. Vì vậy, trong các phản ứng liên quan trực tiếp tới cuộc xung đột Nagorno - Karabakh 2020, Thổ Nhĩ Kỳ đều nhắc đi, nhắc lại “nguyên tắc” này.

1653191617927.png

Cựu tổng thống Heydar Aliyev

Khi xung đột nổ ra, ngay từ ngày đầu tiên (ngày 27/9/2020) Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố ủng hộ Azerbaijan toàn diện cả về chính trị, ngoại giao, kinh tế và quân sự; Ankara đề nghị, thế giới “hãy đứng về phía Azerbaijan gây sức ép để buộc Armenia phải rút khỏi Nagorno - Karabakh”. Không những thế, nước này còn tuyên bố, sẵn sàng tham gia chiến đấu cùng người anh em Azerbaijan nếu Baku yêu cầu. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan còn lên Twitter rằng, “với tất cả khả năng của mình, người dân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sát cánh cùng những người anh em Azerbaijan chiến đấu để chống lại sự chiếm đóng trái phép”; ngày 28/9, ông này tiếp tục khẳng định, “Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ủng hộ Azerbaijan bằng tất cả trái tim và các nguồn lực”. Đặc biệt, để chứng minh rằng mình không nói xuông, Ankara đã điều đến Azerbaijan hàng chục khí tài quân sự, hàng trăm chuyên gia và 2 sư đoàn lính đánh thuê Hamza và Sultan Murad để giúp Azerbaijan mở chiến dịch tiến công vào Nagorno - Karabakh.

1653191759236.png

1653191996449.png

Lính đánh thuê Hamza

1653192132954.png

1653192189985.png

1653192209231.png

Lính đánh thuê Sultan Murad

Ngày 1/10/2020, khi Nga, Mỹ và Pháp (nhóm Mink) ra tuyên bố chung về chiến sự ở Nagorno - Karabakh, lên án sự leo thang xung đột có thể sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát; đồng thời, kêu gọi “chấm dứt ngay tình trạng đối đầu” và nối lại đàm phán, thì Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tiếp tục lên Twitter viết rằng, “Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn Azerbaijan tiếp tục thế tiến công giải phóng Nagorno - Karabakh khỏi sự chiếm đóng của Armenia”. Thậm chí, trước Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan còn phát biểu: “sau gần 30 năm, Mỹ, Nga và Pháp đã không làm được gì để giúp giải quyết vấn đề Nagorno - Karabakh, nên 3 nước này không có đủ tư cách tham gia vào các cuộc hòa đàm. Thổ Nhĩ Kỳ không bao giờ chấp nhận chuyện họ tham gia tìm kiếm một lệnh ngừng bắn”.

1653192729899.png

1653192762564.png

1653192319802.png

1653192490907.png

Máy bay không người lái TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ trong biên chế không quân Azerbaijan

Tuyên bố và hành động can thiệp quyết đoán của Ankara trong suốt thời gian diễn ra cuộc xung đột Nagorno - Karabakh cho thấy, Thổ Nhĩ Kỳ là nhân tố đứng sau tích cực thúc đẩy cuộc chiến. Đánh giá về vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ đối với cuộc xung đột, chuyên gia chính trị Arkady Dubnov hiện đang làm việc tại Văn phòng Nga thuộc Quỹ Hòa bình quốc tế Carnegie cho rằng, “nhân tố Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến Nagorno - Karabakh là quá rõ ràng và cực kỳ hung hăng”. Vì nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ và tín hiệu “đèn xanh” từ phía Nga, nên Azerbaijan đã tự tin phát động cuộc chiến. Thời gian đầu, mặc dù bị quốc tế lên án và kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức, nhưng cái gật đầu của người anh em Ankara như tiếp thêm sức mạnh cho Baku. Vì thế, họ đã tuyên bố sẽ không đối thoại, mà quyết “đạt các mục tiêu cuối cùng bằng biện pháp quân sự”.

1653193293832.png

1653193426223.png

1653193722104.png

1653193366223.png

1653193737704.png

1653193845676.png

Máy bay TB-2 của Azerbaijan tấn công xe tăng của Armenia

Với Israel, mặc dù họ không công khai ủng hộ Azerbaijan trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao, nhưng sự giúp đỡ về vũ khí cho Azerbaijan là rất rõ ràng, đặc biệt, họ đã bán cho Azerbaijan nhiều loại khí tài hiện đại và hầu hết các loại UAV mà họ có. Ngoài ra, họ còn giúp Baku cải tiến hàng trăm xe tăng T-72 để nâng cao hiệu quả chiến đấu và tự bảo vệ. Số xe tăng này sau đó đều đã xuất hiện ở chiến trường Nagorno - Karabakh. Điều đó chứng tỏ, sự giúp đỡ của Israel cho Azerbaijan đã làm cán cân sức mạnh trên chiến trường nghiêng hẳn về phía Azerbaijan.

1653193923896.png

1653193943889.png

T-72 Aslan của Azerbaijan do công ty Elbit nâng cấp
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

3. Hậu quả của cuộc xung đột

a) Thiệt hại về người


Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Armenia, quân đội nước này có hơn 4.000 binh sỹ thương vong và mất tích; 3.360 thiệt mạng, gần 1.000 người bị thương và hơn 100 người bị bắt làm tù binh.

1653305059735.png

Lính Armenia tại một điểm chốt ngày 18/10/2020

Trong khi đó, ngày 3/12/2020, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cũng thừa nhận, quân đội của họ có hơn 4.000 binh sỹ thương vong và mất tích, trong đó có 3.381 người thiệt mạng (tính cả 541 lính đánh thuê được Thổ Nhĩ Kỳ điều đến từ Syria); 1.240 người bị thương, khoảng 100 người mất tích, hơn 50 người bị bắt làm tù binh.


1653305115000.png

Một lính Azerbaijan tại một điểm kiểm soát gần Jabrayil ngày 16/10/2020

1653304388779.png

1653304416144.png

1653304461008.png

1653304507377.png


b) Thiệt hại về vũ khí, khí tài

Đối với Armenia

Có 6 trung tâm chỉ huy và điều hành tác chiến bị phá hủy và nhiều hệ thống trang, thiết bị quân sự bị tổn thất. Cụ thể:

- 186 xe tăng T-72 các loại: trong đó có 116 chiếc bị phá hủy, số còn lại bị Quân đội Azerbaijan bắt giữ làm chiến lợi phẩm. Cụ thể gồm: 2 T-72AK; 16 T-72AV; 35 T-72b; còn lại chưa rõ phiên bản vì bị phá hủy hoàn toàn.

1653304576725.png

1653304611360.png

1653304639365.png

Xe tăng của Armenia bị phía Azerbaijan bắt giữ

1653304848197.png

1653304875140.png

1653304972601.png

1653305280274.png

Xe tăng của Armenia bị phá hủy

- 45 xe bọc thép: trong đó, 24 chiếc bị phá hủy và 21 chiếc bị phía Azerbaijan bắt giữ.
- 45 xe chiến đấu bộ binh BMP: trong đó, 23 chiếc bị phá hủy và 22 chiếc bị bắt giữ.
- 464 xe vận tải quân sự: trong đó, 204 chiếc bị phá hủy hoàn toàn; 14 chiếc bị hư hỏng và 246 chiếc bị Azerbaijan thu làm chiến lợi phẩm.
- 19 pháo tự hành: Trong đó, 17 bị phá hủy và 2 bị bắt giữ. 72 hệ thống pháo phản lực phóng loạt và 1 xe phóng tên lửa đường đạn Scud-B bị phá hủy.
- 1 máy bay chiến đấu Su-25 bị bắn hạ.
- 26 hệ thống/xe phóng tên lửa đất đối không bị phá hủy: trong đó, 3 hệ thống 9K35 Strela-10; 14 hệ thống 9K33 Osa; 2 hệ thống 2K12 Kub, 6 xe phóng 5P85S (của tổ hợp tên lửa S-300/S-300P); 1 hệ thống Tor-M2KM và 2 hệ thống Igla-S 9K338 bị bắt.
Ngoài ra, còn có 13 tổ hợp radar bị tiêu diệt hoàn toàn, gồm: 2 hệ thống P-18 Spoon Rest D; 4 hệ thống ST86U/36D6, 2 hệ thống 5N63S và 1 hệ thống 19J6 (cả 3 loại radar này đều thuộc tổ hợp tên lửa S-300); 1 hệ thống SNR-125 Low Blow (của tổ hợp tên lửa SAM S-125); 1 hệ thống 1S32 Pat Hand (của hệ thống tên lửa đất đối không 2K11 Krug); 1 hệ thống 1S91 SURN (của hệ thống tên lửa đất đối không 2K12 Kub) và 1 hệ thống gây nhiễu R-330P Piramida-I.
Đáng chú ý nhất là 1 tổ hợp tác chiến điện tử hiện đại chống UAV “REPELLENT-1” mà Armenia vừa mới mua của Nga cũng bị phá hủy bởi UAV cảm tử của Azerbaijan.

1653304705390.png

1653304727131.png

1653304759968.png

1653304801409.png

Xe bọc thép của Armenia bị phá hủy

1653305339221.png

1653305365711.png

1653305388679.png

1653305408574.png

Pháo tự hành của Armenia bị phía Azerbaijan bắt giữ

1653305725807.png

1653305773137.png

1653305844546.png

Tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Armenia bị phá hủy

 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

Thiệt hại đối với Azerbaijan

- 30 xe tăng các loại bị bắn cháy: trong đó có 1 T-72U; 3 T-72A; 8 T-72AV/Aslan; 3 T-90S và 15 chiếc T-72 chưa xác định phiên bản.
- 21 xe bọc thép: trong đó, 13 chiếc bị phá hủy và 8 chiếc bị bắt giữ, gồm: 8 BTR-70; 1 IMR-2 và 12 chiếc chưa xác định kiểu loại.
- 31 xe chiến đấu bộ binh: trong đó, 22 chiếc bị phá hủy và 9 chiếc bị bắt gồm: 2 BMP-1; 16 BMP-2; 1 BMP-2K; 1 BMP-3; 8 BTR-82A và 3 BMP không xác định loại.
- 30 xe vận tải quân sự: trong đó, bị phá hủy 16 chiếc, 6 chiếc bị hư hỏng và 8 chiếc bị bắt, gồm: 2 Ural-4320; 3 Kamaz; 3 MAZ; 4 Marauder MRAP; 4 Matador MRAP; 7 Plasan Sandcat và 7 chiếc chưa xác định loại.
- 24 phương tiện bay bị bắn hạ: trong đó có 16 UAV các loại; 1 Su-25; 7 trực thăng Mi-8.
- 1 pháo tự hành, 1 khẩu cối 60mm và 1 bệ phóng tên lửa bị phá hủy.

1653390127518.png

1653390262182.png

Xe tăng T-72 của Azerbaijan bị phá hủy

1653390148835.png

Xe tăng T-90 của Azerbaijan bị phá hủy

1653390896549.png

1653390950781.png

1653390969200.png

Máy bay cường kích Su-25 của của Azerbaijan

1653390983855.png

1653391057110.png

1653391073647.png

Máy bay cường kích Su-25 của của Azerbaijan bị bắn rơi

1653391125615.png

1653391168497.png

Xe bọc thép BMP-2 của Azerbaijan bị phá hủy

1653391248244.png

Xe bọc thép BTR-80 của Azerbaijan bị phá hủy
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

c) Thiệt hại về lãnh thổ

Sau 44 ngày giao tranh dữ dội, Armenia/“Cộng hòa Artsakh” đã buộc phải chịu thất bại, chấp nhận ký Thỏa thuận Đình chiến và đồng ý bàn giao trả cho Baku phần lớn vùng lãnh thổ Nagorno - Karabakh mà cách đây gần 30 năm họ đã chiếm của Azerbaijan, chỉ giữ lại được chưa đầy 80% diện tích của vùng lõi Nagorno - Karabakh. Trong số những khu vực mà phía Armenia bị mất, có thành phố chiến lược Shushi (được Azerbaijan gọi là Shusha) - thành phố lớn thứ 2 ở Nagorno - Karabakh, chỉ cách thủ phủ Stepanakert của vùng lõi chưa đầy 10km về phía Nam. Thành phố này đóng vai trò chiến lược trong hành lang nối liền Nagorno - Karabakh với Armenia và nằm ở địa thế cao hơn Stepanakert, do đó về lý thuyết, Azerbaijan có thể bố trí quân đội tại đây để tạo ra mối đe dọa thường trực đối với Stepanakert. Thực tế, trong cuộc chiến Nagorno - Karabakh từ năm 1988-1994, Quân đội Azerbaijan đã bố trí pháo binh và tên lửa ở Shushi để liên tục bắn phá Stepanakert, gây ra không ít khó khăn cũng như sự căng thẳng thường trực cho phía Armenia. Các đợt pháo kích đó chỉ được chấm dứt sau khi “Quân đội Phòng vệ Artsakh” chiếm được thành phố Shushi.
Ngoài các thiệt hại đã nêu ở trên, cuộc xung đột Nagorno - Karabakh kết thúc còn đưa đến một cuộc thanh lọc sắc tộc quy mô lớn. Khoảng hơn 100.000 người Armenia ở khu vực Nagorno - Karabakh đã bị mất nhà cửa và bị đẩy trả về Armenia. Trong khi đó, số người Azerbaijan sống tại Nagorno - Karabakh bị mất nhà cửa do cuộc chiến này cũng lên tới hàng chục nghìn. Tuy nhiên, những người Azeris trước đây đã bị buộc phải di cư sau cuộc chiến Nagorno - Karabakh năm 1994 thì nay sẽ được quay trở về sinh sống tại quê hương. Cuộc thanh lọc sắc tộc này chắc chắn sẽ để lại hậu quả về lâu dài cho cả 2 nước.

d) Đánh giá về sự chuẩn bị lực lượng
Thất bại liên tiếp trong đàm phán, trong khi sức ép lấy lại vùng lãnh thổ Nagorno - Karabakh từ người dân ngày càng tăng cao, nên năm 2010, Quốc hội Azerbaijan đã thông qua học thuyết quân sự mở đường cho việc dùng vũ lực để thống nhất đất nước. Đây là văn kiện đặc biệt quan trọng cho phép Chính phủ Azerbaijan áp dụng các chính sách ưu tiên đầu tư, dồn sức cho quân đội.

1653538415175.png

Biểu đồ thể hiện mức chi tiêu quốc phòng của Azerbaijan từ 1992-2019 (Nguồn Ngân hàng Thế giới - World Bank)

Sau khi học thuyết quân sự mới được thông qua, mức chi tiêu quân sự của Azerbaijan đã tăng mạnh và luôn được duy trì ở mức từ 3,6 đến 5,5% GDP. Năm 2014, khi thị trường dầu thô thế giới bị khủng hoảng, nhưng Tổng thống Azerbaijan vẫn tuyên bố, “dù kinh tế có suy thoái, giá dầu có sụt giảm thì hiện đại hóa quân đội vẫn phải là ưu tiên số 1. Quân đội Azerbaijan phải được trang bị các loại vũ khí hiện đại nhất, có độ chính xác cao và sức hủy diệt mạnh mẽ”.
Tất nhiên, Armenia cũng đầu tư rất lớn cho quân đội, ngân sách quốc phòng của Armenia cũng luôn duy trì ở mức từ 3,82 đến 4,95% GDP. Tuy nhiên, do quy mô nền kinh tế của Armenia rất nhỏ nên dù cố gắng đến mấy thì nước này cũng vẫn phải ở vào thế “lực bất tòng tâm”, không thể sánh được với Azerbaijan.

1653538461676.png

Biểu đồ thể hiện mức chi tiêu quốc phòng của Armenia từ 1992-2019 (Nguồn Ngân hàng Thế giới - World Bank)


Thực tế cho thấy, nếu nhìn vào biểu đồ (dưới đây) so sánh mức chi tiêu quốc phòng của 2 nước được Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố hôm 24/10/2020, sẽ thấy rất rõ sự chênh lệch về mức chi tiêu quân sự của 2 nước. Mức chi của Armenia luôn nhỏ hơn của Azerbaijan từ 3 đến 7 lần.

1653538478124.png

Biểu đồ cho thấy sự chêch lệch về mức chi quốc phòng của 2 nước từ 2011-2020 (nguồn: Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm - SIPRI)


Bên cạnh việc chi cho quốc phòng các khoản ngân sách lớn (so với GDP), để đẩy nhanh chương trình hiện đại hóa quân đội, Baku đã thành lập thêm Bộ Công nghiệp quốc phòng Azerbaijan độc lập với Bộ Quốc phòng của nước này để chuyên tâm lo việc sản xuất, cải tiến, mua sắm vũ khí, trang bị và tích trữ đạn dược. Cùng với chuẩn bị tiềm lực kinh tế, Azerbaijan đã kiên trì xây dựng quân đội để chuẩn bị cho cuộc chiến đòi lại lãnh thổ trong suốt thời gian dài, trong đó có thể kể ra một số dấu mốc quan trọng là:

Từ năm 2012-2014, Azerbaijan đã mua của Israel số lượng lớn vũ khí với tổng trị giá các hợp đồng đạt gần 4 tỷ USD.
Ngày 14/12/2016, Azerbaijan tiếp tục ký với Israel một loạt hợp đồng mua vũ khí trị giá 5 tỷ USD, nhân dịp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Baku (trong đó tập trung vào: UAV; các loại tên lửa phòng không Spyder; Iron Dome; Barak-8 và cải tiến xe tăng T-72...).

1653538692275.png

1653538755418.png

1653538773284.png

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt Lynx and BM-30 Smerch MLRS của Azerbaijan

1653538944984.png

1653538980064.png

1653539000996.png


Tên lửa phòng không Spyder

1653539029739.png

1653539071461.png

Tên lửa phòng không Iron Dome

1653539275513.png

1653539127737.png

1653539158289.png

Tên lửa phòng không Barak-8


Ngày 13/1/2017, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev tuyên bố, “trong những năm gần đây Azerbaijan cũng đã chi ra đúng bằng chừng đó cho các hợp đồng giao dịch vũ khí với Nga” (tức là họ cũng đã chi ra 5 tỷ USD để nhập khẩu vũ khí của Nga).
Đặc biệt theo SIPRI, năm 2017, mức nhập khẩu vũ khí của Azerbaijan đã tăng đột biến lên mức 155% và trở thành 1 trong 35 nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Theo các nguồn tin chính thức mà tổ chức này nắm được, thì đến trước thời điểm bước vào cuộc chiến Nagorno - Karabakh năm 2020, số lượng vũ khí của 2 nước được thống kê cụ thể như sau:

1653539295127.png

Bảng tổng hợp các loại vũ khí lục quân chủ yếu của 2 nước (Nguồn: Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm)

1653539305966.png

Bảng tổng hợp các loại vũ khí phòng không - không quân chủ yếu của 2 nước (Nguồn: Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm)

1653539316615.png

Bảng tổng hợp các loại UAV của 2 nước (Nguồn: Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm)

Nhìn vào bảng danh mục tổng hợp các loại vũ khí của 2 nước ở trên thì dễ dàng nhận thấy rằng, trước khi bước vào cuộc chiến Nagorno - Karabakh năm 2020, so với Armenia, Azerbaijan sở hữu một kho vũ khí lớn hơn, đa dạng hơn, gồm: xe tăng, tên lửa, UAV đều rất hiện đại và uy lực. Họ đã cố gắng đa dạng nguồn nhập khẩu vũ khí từ nhiều nước, đặc biệt là từ những nước có trình độ khoa học kỹ thuật quân sự rất phát triển. Các loại tên lửa đường đạn LORA và tên lửa dẫn đường EXTRA nhập của Israel đều được đánh giá là chính xác hơn các tên lửa cũ từ Liên Xô mà Armenia đang sở hữu. Các hệ thống hỏa lực phóng loạt mua của Thổ Nhĩ Kỳ, Belarus và Ucraine hầu hết đều có tầm bắn từ 120 đến 150km có thể giúp họ thực hiện các đòn tiến công hỏa lực pháo binh vào bất kỳ khu vực nào ở Nagorno - Karabakh từ những khoảng cách rất an toàn.
Azerbaijan cũng đã phát triển được một lực lượng UAV rất ấn tượng. Các dòng UAV nhập của Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đều đã trải qua thực chiến ở nhiều chiến trường và đã nổi tiếng thế giới về sự hiệu quả nhưng lại rất rẻ về giá thành. Đặc biệt, đến tháng 6/2020, sau khi dòng UAV Bayrakta TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được hiệu suất chiến đấu rất cao tại 2 chiến trường Syria và Libya, thì Azerbaijan đã chọn nhập khẩu ngay dòng UAV này về để sử dụng cho cuộc chiến. Tức là, nó mới chỉ được nhập về Azerbaijan trước khi cuộc chiến Nagorno - Karabakh nổ ra khoảng 3 tháng, điều đó cho thấy, Baku đã rất nhanh nhạy với các loại vũ khí công nghệ cao. Ngoài ra, Azerbaijan còn chủ động cải tiến các máy bay chiến đấu An-2 được sản xuất từ thời Liên Xô thành các UAV được điều khiển từ xa để sẵn sàng đưa chúng ra chiến trường. Điều đó chứng tỏ Azerbaijan đã có sự chuẩn bị và tính toán rất kỹ lưỡng cho cuộc chiến lấy lại Nagorno - Karabakh. Ở chiều ngược lại, Armenia chỉ có nguồn cung vũ khí duy nhất đến từ Nga, ngoại trừ 6 hệ thống hỏa lực phóng loạt Norinco WM-80 là có nguồn gốc Trung Quốc. Thậm chí, theo cựu Tổng Tham mưu trưởng các Lực lượng vũ trang Armenia Movses Hakobyan thì trong hợp đồng mua 12 máy bay Su-30MS của Nga (mới có 4 chiếc được chuyển giao) đã không có các điều khoản cung cấp vũ khí đồng bộ đi kèm, vì trước đó, Chính phủ Nga đã có một sắc lệnh đặc biệt cấm bán tên lửa kèm Su-30SM cho nước ngoài. Vì vậy, ông Hakobyan đã phản đối hợp đồng này, tuy nhiên, đích thân Thủ tướng Nikol Pashinyan đã trực tiếp can thiệp để hợp đồng này được thực hiện. Kết quả là, số Su-30MS mua về từ Nga chỉ là những “đống sắt vụn” mà không thể giúp gì cho cuộc chiến. Ngoài ra, còn có một điều rất đáng chú ý về bộ sưu tập vũ khí của 2 nước đó là, hầu hết các vũ khí Nga mà Armenia đang sở hữu thì Azerbaijan cũng có. Tức là, Azerbaijan hiểu rất rõ về vũ khí của Armenia, ngược lại Armenia lại hiểu biết hạn chế, thậm chí chẳng hiểu gì về vũ khí của Azerbaijan. Chính sự đa dạng về vũ khí của Azerbaijan đã giúp Baku giành được lợi thế trên chiến trường trước Armenia. Về đào tạo và hợp tác quân sự: từ năm 2015, Azerbaijan đã đạt được nhiều thỏa thuận hợp tác với Mỹ, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ để gửi đội ngũ sĩ quan đến các nước này đào tạo, giúp họ tiếp cận với các loại vũ khí, khí tài hiện đại và kiến thức quân sự mới; đồng thời, mời chuyên gia của các nước này đến tập huấn cho đội ngũ sĩ quan ở trong nước. Đặc biệt, trong số này Thổ Nhĩ Kỳ đã cử nhiều đoàn chuyên gia quân sự đến huấn luyện cho Quân đội Azerbaijan và hằng năm 2 nước đều tổ chức tập trận chung để đánh giá về kết quả hợp tác.
Năm 2020, để “chạy thử” kịch bản chiến tranh và kiểm nghiệm một số vấn đề mới về nghệ thuật tác chiến, liên tục trong các tháng 7, 8 và 9, tại Azerbaijan quân đội 2 nước đã tổ chức 3 cuộc tập trận chung với các quy mô khác nhau . Trong đó, cuộc tập trận chung ngày 6/9 tại vùng lãnh thổ Nakhchivan (nằm ở phía Tây Nam Armenia - tiếp giáp Thổ Nhĩ Kỳ) được ghi nhận là cuộc tập trận có quy mô lớn nhất mà 2 nước đã tổ chức trong 5 năm trở lại đây, để nghi binh, đánh lạc hướng chú ý của Armenia, nhằm giúp Azerbaijan điều động lực lượng áp sát Nagorno - Karabakh; đồng thời, khi xung đột Nagorno - Karabakh nổ ra nó còn khiến cho Armenia phải căng mình ra vừa chiến đấu với Azerbaijan ở Nagorno – Karabakh, vừa phải cảnh giác với tuyến biên giới Tây Nam.
Trước đó, Trang Quan sát quân sự Nga cho biết, lợi dụng cuộc tập trận chung hồi tháng 8/2020, Thổ Nhĩ Kỳ đã điều động lực lượng lính đánh thuê từ Syria đến Azerbaijan (trên danh nghĩa điều động binh sĩ tham gia tập trận chung) để phối hợp với lực lượng vũ trang nước này mở chiến dịch tiến công chiếm lại Nagornor - Karabakh. Sau khi kết thúc cuộc tập trận này, Thổ Nhĩ Kỳ đã để lại ở Azerbaijan một lượng lớn vũ khí khí tài gồm: 18 xe chiến đấu bộ binh; 10 xe ôtô quân sự; 1 hệ thống pháo phản lực đa nòng; 6 máy bay chiến đấu F-16; 8 máy bay trực thăng; 20 UAV (Bayraktar TB2/Anka-S) và khoảng 600 chuyên gia quân sự, trong đó có 90 chuyên gia đã ở lại Baku để giúp Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Azerbaijan lập kế hoạch tác chiến; 100 chuyên gia được điều đến Quân đoàn 4 đang triển khai tại Nakhchivan; 120 chuyên gia kỹ thuật được điều đến căn cứ không quân Gabala; 50 chuyên gia khác được đưa đến sân bay quân sự Yevlakh và 20 chuyên gia vận hành UAV chốt lại sân bay Dallar; số còn lại được điều xuống các đơn vị từ cấp tiểu đoàn đến lữ đoàn và trường quân sự. Xét trên 50 tiêu chí: từ năng lực lãnh đạo của người đứng đầu đất nước; của tổng tư lệnh quân đội; sức mạnh tài chính; khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực quân sự; chất lượng vũ khí khí tài, trang bị; chất lượng huấn luyện binh sĩ..., người ta đã đánh giá rằng: lực lượng vũ trang Azerbaijan vượt trội hơn Quân đội Armenia về mọi mặt. Quân đội Azerbaijan được trang bị đa dạng hơn, vũ khí hiện đại hơn, công nghệ quân sự chiếm thế áp đảo; họ có nguồn động viên nhân lực dồi dào; binh sĩ được huấn luyện tốt; nguồn dự trữ cho chiến tranh dài hơi hơn và đặc biệt là Baku có đồng minh, họ không chiến đấu một mình; nhân dân Azerbaijan được chuẩn bị tâm thế tốt... Chính vì thế, Azerbaijan đã bước vào cuộc chiến Nagorno - Karabakh trong tư thế chủ động, tự tin sẽ giành chiến thắng. Theo Bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu năm 2020, sức mạnh quân sự của Azerbaijan xếp ở vị trí thứ 64, trong khi, Armenia chỉ xếp thứ 111/139 nước được xếp hạng (chênh lệch nhau 47 bậc); còn xếp hạng về sức mạnh bộ binh 2 nước này chênh lệch nhau 42 bậc.
1653539339793.png

Bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu (nguồn: Global firepower 2020)

Trên thực tế, cục diện chiến trường Nagorno - Karabakh cũng phản ánh đúng quy luật của chiến tranh “mạnh được, yếu thua”, bên chuẩn bị tốt hơn đã giành chiến thắng. Chỉ có các nhà lãnh đạo của Armenia là không nhìn ra sức mạnh của Azerbaijan, hoặc là họ đã mắc sai lầm về chiến lược nên cố tình không muốn công nhận thực tế này. Đó là những điểm chính trong công tác xây dựng tiềm lực mà Azerbaijan đã làm được, nhưng Armenia thì không trong suốt 3 thập kỷ vừa qua.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

Nghệ thuật tác chiến

Nhận xét về mặt nghệ thuật tác chiến được các bên sử dụng trong cuộc xung đột Nagorno - Karabakh năm 2020, các nhà quân sự phương Tây đã đánh giá rằng, “Đây là cuộc chiến điển hình về nghệ thuật kết hợp vũ khí truyền thống với vũ khí công nghệ cao của một nước nhỏ có tiềm lực quốc phòng không mạnh và là cuộc chiến đầu tiên trong lịch sử chiến tranh hiện đại, thắng lợi đã được quyết định gần như hoàn toàn bởi sức mạnh của tác chiến không người lái”.
Theo đó, giới chuyên gia quân sự không chỉ đánh giá cao vai trò của tác chiến không người lái, mà họ còn đánh giá rất cao về mặt nghệ thuật tác chiến được các bên sử dụng ở chiến trường Nagorno - Karabakh, trong đó nổi lên 3 điểm đáng chú ý sau đây:

a) Nghệ thuật hiệp đồng

Khu vực Nagorno - Karabakh nói chung có địa hình rừng núi rất hiểm trở. Riêng vùng lõi Karabakh - nơi tập trung đông dân cư là vùng cao nguyên (giống như một hạt đậu, tại vùng lõm của hạt đậu là thung lũng tương đối bằng phẳng) thấp dần về phía Đông (phía Azerbaijan), nhưng bị tách biệt với lãnh thổ Aramenia vì bị dãy núi Murovdag xen vào giữa. Các vùng đệm ở phía Bắc chủ yếu là các dãy núi cao có độ cao trung bình trên 1.100m so với mực nước biển. Trong khi đó, ở phía Nam (tiếp giáp với Iran) địa hình tương đối trống trải, tuy nhiên do không có người ở nên giao thông khu vực này cũng không phát triển. Chính vì vậy, sự liên hệ giữa lãnh thổ Aramenia và vùng lõi Nagorno - Karabakh dường như chỉ được thông qua 3 tuyến đường. Tuyến thứ nhất (Đường số 66) chạy len trong các dãy núi cao ở phía Bắc, nối Armenia với thị trấn Aghdara - thủ phủ hành chính tỉnh Martakert ở phía Đông Bắc của Cộng hòa Artsakh (còn gọi là quận Tartar của Azerbaijan). Tuyến đường này nhiều đèo dốc, đi lại rất khó khăn; tuyến thứ 2 chạy dọc Hành lang Lachin nối Armenia với Thủ đô Stepanakert của Cộng hòa Artsakh tự xưng qua thành phố cổ Shusha. Tuyến đường này giao thông tương đối thuận lợi vì nó đã được xây dựng thành đường cao tốc 4 làn xe; tuyến thứ ba (Đường 74) là tuyến đường đèo chạy qua một khu vực trống trải, nối Armenia với 2 quận Khojavend và Fuzuli nằm ở phía Đông Nam Nagorno - Karabakh.

1653738106938.png

1653738151122.png

Hệ thống đường bộ và đường sắt của Azerbaijan và Armenia


1653736925059.png

1653736955689.png

1653736995281.png

1653737444020.png

1653737458742.png

1653737645006.png

1653737040168.png

1653737102579.png

Quân đội Azerbaijan

Chính vì vậy, để khắc phục các yếu tố bất lợi về địa hình và đối phó với quân phòng vệ Artsakh, được xem là những người thổ dân của vùng núi Nagorno - Karabakh đã xây dựng được ở vùng lõi này một hệ thống phòng thủ tương đối vững chắc - thì Quân đội Azerbaijan đã sử dụng một phương pháp hiệp đồng rất đặc biệt, đó là chọn UAV làm trung tâm hiệp đồng. Ngay từ khi mở đầu chiến dịch và trong suốt cuộc chiến này, Azerbaijan đã tung ra lực lượng UAV để trinh sát, đột nhập sâu vào nội địa Nagorno - Karabakh tìm kiếm mục tiêu.

1653737161493.png

1653737183061.png

1653737202350.png

1653737217326.png

1653737265894.png

1653737294862.png

1653737315720.png

UAV của Azerbaijan

Do được được trang bị đầy đủ thiết bị truyền tin, nên khi phát hiện được mục tiêu của đối phương, các UAV này đã thông qua trạm điều khiển mặt đất để gọi không quân đến tiêu diệt, hoặc chỉ thị mục tiêu cho pháo binh tiêu diệt. Các UAV bay ở trên cao nên nó có thể quan sát mục tiêu rất toàn diện, chính vì thế mà việc chỉ thị mục tiêu của UAV cũng rất chính xác, giúp cho lực lượng pháo binh đánh vào các khu vực phòng thủ, đánh phá giao thông, đánh các đoàn quân cơ động đều rất hiệu quả. Nhờ có lực lượng UAV chụp ảnh, ghi hình chuyển về kịp thời, mà người chỉ huy có thể quan sát đánh giá được hiệu quả của từng cuộc tập kích hỏa lực. Chỉ đến khi biết chắc rằng, các trận địa phòng thủ của Armenia đã cơ bản bị phá hủy, hay các đoàn quân tiếp viện đã bị chặn đánh thiệt hại nặng không còn khả năng chi viện cho phía trước nữa, thì lực lượng bộ binh, bộ binh cơ giới của Azerbaijan mới tiến vào “thu dọn” chiến trường, chiếm lại các vùng đất.

1653737374247.png

1653737407144.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

b) Nghệ thuật nghi binh, đánh lừa tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu của đối phương

Nghi binh đánh lừa hướng tiến công để nhử quân tiếp viện của Armenia vào trận địa phục kích sẵn

1653822705894.png


Vùng lõi của Nagorno - Karabakh là nơi tập trung đông người Armenia nhất, nên nó cũng được quân phòng vệ Artsakh tổ chức phòng thủ nghiêm ngặt, chặt chẽ, nhiều tầng, nhiều lớp nhất. Tại khu vực này họ cũng đã bố trí những đơn vị phòng vệ tinh nhuệ có hỏa lực mạnh nhất để sẵn sàng đối phó với các đòn tiến công bất ngờ của Azerbaijan. Chính vì vậy, khi tiến công Nagorno - Karabakh, Azerbaijan đã không chọn cách đánh trực diện từ hướng Đông thẳng vào vùng lõi mà chỉ sử dụng 1 lực lượng vừa đủ để cầm chân quân phòng vệ Artsakh ở khu vực này. Trong khi đó, mũi tiến công chủ yếu lại được Azerbaijan mở ở hướng Đông Nam và mũi thứ yếu đã được họ mở ở hướng Đông Bắc, điều này giúp cho Azerbaijan đạt được 2 mục đích:

Thứ nhất, giúp họ tránh được chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu của đối phương nên đã nhanh chóng chọc thủng được các tuyến phòng thủ của quân phòng vệ Artsakh ở 2 khu vực Đông Nam và Đông Bắc.

1653822800479.png

Pháo tự hành của Armenia tại Nagorno - Karabakh ngày 18/11/2020

1653823407240.png

1653823441350.png

1653823461455.png

Pháo binh của Armenia tại Nagorno - Karabakh

1653823541113.png

1653823562207.png

1653823582251.png

Lính Armenia tại Nagorno - Karabakh

1653822921729.png

Pháo tự hành của Azerbaijan tại Kalbacar, ngoại vi Nagorno-Karabakh ngày 25/11/2020


Thứ hai, giúp họ “nhử” được quân tiếp viện của Armenia tiến sang theo 2 hướng: Đường số 66 ở phía Bắc và Đường số 74 ở phía Nam. Tức là, nếu cơ động theo Đường số 66 quân tiếp viện sẽ phải đi qua các khe núi rất hiểm trở, đường cơ động nhỏ hẹp, độc đạo. Còn nếu cơ động theo Đường số 74 ở phía Nam thì sẽ bị phơi lưng ra trước các “cặp mắt trinh sát” của lực lượng UAV Azerbaijan. Trong cả 2 trường hợp này, lực lượng tiếp viện sẽ rơi vào các khu vực phục kích sẵn của pháo binh và khu vực hoạt động của các UAV cảm tử của Azerbaijan. Khi bị tập kích bất ngờ quân chi viện của Armenia chạy đâu cũng va vào núi hoặc không có chỗ sơ tán, ẩn nấp nên đã bị các loại hỏa lực của Azerbaijan tiêu diệt dễ dàng.

1653823044324.png

1653823116080.png

1653823271136.png

Pháo binh của Azerbaijan pháo kích vị trí của quân đội Armenia

Mặt khác, khi chọn tiến công theo 2 hướng nói trên, Quân đội Azerbaijan không chỉ tránh được sự kháng cự mạnh mẽ của quân phòng vệ Artsakh ở trung tâm vùng lõi, giúp giảm thương vong, mà còn giúp họ tiếp cận và cắt đứt hành lang chiến lược Lachin nhanh hơn so với cách đánh trực diện từ hướng Đông sang. Điều này được rút ra từ kết quả quan sát, nghiên cứu rất kỹ địa hình cũng như đối tượng tác chiến của Quân đội Azerbaigian. Nhờ đó mà các tuyến phòng thủ tại chỗ của quân phòng vệ Artsakh ở 2 khu vực này dù đã được xây dựng hệ thống công sự rất vững chắc, nhưng vẫn bị Azerbaijan chọc thủng nhanh chóng.

1653823174705.png

Lính Azerbaijan đang bắn súng cối vào vị trí của quân đội Armenia ở Nagorno - Karabakh

Nghi binh đánh lừa lực lượng phòng không

Nhằm đối phó với lực lượng phòng không của Armenia tại Nagorno - Karabakh, Azerbaijan đã dùng các máy bay An-2 được sản xuất từ những năm 1950 của thế kỷ trước cải tiến thành UAV mồi nhử, sau đó điều khiển các máy bay An-2 mồi nhử này bay vào các khu vực nghi có bố trí lực lượng phòng không của Armenia để đánh lừa lực lượng này, buộc lực lượng này phải bộc lộ. Khi phát hiện có mục tiêu đột nhập, lực lượng Phòng không của Armenia đã xạ kích ngay, hoặc phát sóng radar để theo dõi mà không hay biết đây chỉ là mồi nhử của Azerbaijan. Trong cả 2 trường hợp, Armenia đều bị mắc lừa. Nếu xạ kích ngay sẽ khiến cho các trận địa hỏa lực bị lộ; nếu phát sóng radar để theo dõi, thì bí mật vô tuyến cũng không còn. Khi đó, các UAV được trang bị thiết bị trinh sát vô tuyến sẽ dò ra tần số và vị trí bố trí của đài radar trên mặt đất để phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu.

1653823796733.png

1653823895840.png

Tên lửa phòng không S-300 của Armenia

Khi nghiên cứu về chiến tranh Nagorno - Karabakh, nhà nghiên cứu người Ấn Độ Shekhar Gupta nhận xét, “mặc dù rất đơn giản, nhưng đó là cách mà gần như toàn bộ lực lượng phòng không và phòng thủ tên lửa của Armenia ở Nagorno - Karabakh bị hạ gục”. Chiến thuật này không mới với nhiều nước, nhưng nó lại rất mới với Armenia, họ đã bị lừa dễ dàng và lực lượng phòng không đã sớm bị đánh tê liệt.
Không chỉ yếu và lạc hậu so với “thời đại” UAV mà trong cuộc xung đột Nagorno - Karabakh năm 2020, lực lượng Phòng không Armenia còn bị cho là đã được tổ chức và huấn luyện không tốt, vì các trận địa pháo binh của họ không được bố trí lực lượng phòng không bảo vệ; khi tổ chức hành quân cũng không có lực lượng phòng không đi cùng; lực lượng phòng không mặt đất của Armenia đã bị Azerbaijan đánh lừa rất đơn giản...

1653824027792.png

1653824038728.png

1653824059388.png

1653824116950.png

Tên lửa phòng không 9K33M2 Osa-AK của Armenia

Chiến thuật dùng máy bay An-2 (cải tiến) làm mồi nhử đã đặc biệt thành công ở chiến trường Đông Nam Nagorno - Karabakh thuộc địa phận quận Jebrail, khiến các lực lượng phòng thủ của Armenia nằm trên hướng này bị đánh đến mức tổn thất không thể gượng dậy. Sau khi hầu hết các tổ hợp tên lửa phòng không chủ yếu của Armenia ở Nagorno - Karabakh bị loại khỏi vòng chiến đấu, Azerbaijan đã hoàn toàn làm chủ mặt trận trên không. Ưu thế này đã giúp quân đội của họ tổ chức các trận đánh gây thiệt hại nặng cho các đơn vị bộ binh, bộ binh cơ giới của Armenia, trước khi những đơn vị này được đưa ra chiến trường để chống lại các lực lượng vũ trang Azerbaijan. Hệ thống phòng không sụp đổ đã nhanh chóng đẩy Quân đội Armenia đến thế tuyệt vọng vì không thể làm được gì để thay đổi cục diện (do các đơn vị ở phía trước không được bổ sung vũ khí; hệ thống đảm bảo hậu cần bị cắt đứt), trong khi Azebaijan gần như không phải chịu tổn thất đáng kể nào. Lợi thế này có được nhờ làm chủ mặt trận trên không đã giúp họ nhanh chóng chọc thủng các tuyến phòng thủ của Armenia ở Nagorno - Karabakh.

Nghệ thuật sử dụng vũ khí

Mặc dù địa hình Nagornor - Karabakh rất hiểm trở, nhưng điều giúp Azerbaijan làm nên khác biệt là họ đã biết nghiên cứu, quan sát địa hình và những điểm mạnh của Quân đội Armenis để tìm ra thứ vũ khí phù hợp mà Baku đang cần. Khi được chứng kiến kết quả thực chiến của UAV Thổ Nhĩ Kỳ và Israel ở chiến trường Lybia và Syria, nhận thấy, đây là loại vũ khí có nhiều ưu việt nên họ đã tiếp cận, mua về và áp dụng ngay. Nhờ vào việc biết áp dụng cái mới, chọn đúng UAV - loại vũ khí nhỏ, gọn, rẻ tiền, có thể chuyển trạng thái nhanh nhưng đặc biệt hiệu quả khi tác chiến ở địa hình rừng núi hiểm trở để làm phương tiện chủ yếu tiến công bộ binh Armenia. Điều này đã giúp Azerbaijan tránh được “cuộc đối đầu sinh tử” giữa xe tăng với xe tăng - lực lượng từng được coi là mạnh nhất của Quân đội Armenia trong quá khứ. Nếu lực lượng này được chiến đấu bên cạnh quân phòng vệ Artsakh thì họ không chỉ có lợi thế là thông thuộc địa hình Nagorno - Karabakh, mà còn có ưu thế vượt trội trước Azerbaijan cả về nghệ thuật và kinh nghiệm tác chiến .

1653824296466.png

1653824402525.png

Vị trí đóng quân của Armenia bị máy bay không người lái của Azerbaijan tấn công

1653824322584.png

Vị trí pháo phản lực của Armenia bị máy bay không người lái của Azerbaijan tấn công

1653824439217.png

1653824645177.png

Xe thiết giáp của Armenia bị máy bay không người lái của Azerbaijan tấn công

1653824476609.png

1653824495273.png

Pháo binh của Armenia bị máy bay không người lái của Azerbaijan tấn công

Mặt khác, việc chọn UAV để triển khai phương thức tác chiến tiến công còn giúp Quân đội Azerbaijan có thể hạn chế được việc phải thường xuyên sử dụng lực lượng không quân hỗ trợ cho bộ binh chiến đấu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giúp giảm tổn thất, thương vong cho lực lượng không quân có người lái. Vì các hệ thống hỏa lực phòng không của Armenia mua từ Nga được bố trí ở Nagorno - Karabakh có thể sẽ vẫn chiến đấu rất hiệu quả, bởi nó được thiết kế để tiêu diệt các loại mục tiêu bay ở độ cao trung bình và độ cao cao, trong dải tốc độ từ cận âm đến siêu âm. Trong khi đó, các máy bay chiến đấu có người lái đang biên chế trong lực lượng Không quân Azerbaijan đều không có tính năng tàng hình, diện tích phản xạ hiệu dụng sóng radar tương đối lớn, nên chúng rất dễ bị phát hiện khi đột nhập không phận Nagorno - Karabakh. Ngược lại, với UAV thì các loại khí tài phòng không của Armenia đã không còn là mối đe dọa.
Trong khi đó, sau gần 30 năm chiến tranh, dường như Armenia vẫn trung thành với vũ khí truyền thống, họ vẫn chủ quan, không nghiên cứu đối thủ, vẫn tác chiến theo lối mòn, dựa vào ưu thế địa hình và sức mạnh của bộ binh, nên thất bại là điều không thể tránh khỏi. Việc Azerbaijan mạnh dạn áp dụng cái mới, đưa sản phẩm khoa học công nghệ vào thực chiến đã giúp họ nhanh chóng chiếm thế áp đảo trước các lực lượng của Armenia. Đồng thời, tạo ra một đột phá, biến “cuộc xung đột quy mô nhỏ giữa 2 nước nghèo” thành một cuộc chiến tranh phi đối xứng, từ đó mở ra một cục diện chiến trường nghiêng hẳn về phía Azerbaijan. Theo giới quan sát, cách đây vài năm, cục diện này chỉ có thể được tạo ra ở những cuộc chiến mà một bên là cường quốc quân sự hàng đầu, hoặc một liên minh quân sự hùng hậu với một bên là nước nghèo có sự chênh lệch lớn về “đẳng cấp”.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

Nghệ thuật tác chiến và ưu thế của UAV

Tại thời điểm xảy cuộc xung đột, bản thân Azerbaijan vẫn còn rất hạn chế về mặt công nghệ, cũng như kinh nghiệm và nghệ thuật sử dụng UAV. Tuy nhiên, tại chiến trường Nagorno - Karabakh năm 2020, được sự giúp đỡ của Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, lần đầu tiên Azerbaijan đã cho thế giới chứng kiến một “chiến dịch tiến công đường không quy mô được mở bằng những bầy đàn UAV”.
Theo đó, để phát huy hiệu quả đội quân UAV, cách vận hành của Azerbaijan là sử dụng nhiều nhóm nhỏ UAV cùng thực hiện một nhiệm vụ tác chiến. Mỗi nhóm từ 5 đến 6 chiếc vừa tiến hành trinh sát, giám sát, truyền tin, vừa tiến công cảm tử, tạo nên những bầy đàn UAV đông đảo bay lượn nhiều giờ trên các khu vực nghi có bố trí các lực lượng phòng thủ của Armenia. Khi phát hiện mục tiêu, các UAV này sẽ tự phóng tên lửa tiêu diệt, hoặc chỉ thị mục tiêu cho pháo binh và không quân đánh phá, nhưng cũng có thể sẽ gọi các UAV mang chất nổ làm nhiệm vụ tiến công cảm tử đang hoạt động ở gần đó đến lao bổ xuống tiêu diệt mục tiêu. Phương thức này được Azerbaijan áp dụng lặp lại cho tới khi UAV hết nhiên liệu hoặc hết tên lửa mang theo sẽ quay về căn cứ để nạp nhiên liệu và tái trang bị vũ khí.

1653962746326.png

1653962777978.png

UAV của Azerbaijan do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất

Có rất nhiều đoạn video clip ghi lại các nhóm UAV của Azerbaijan đã theo sát, tiến công tiêu diệt các đoàn xe cơ động của Armenia. Tất nhiên, do Armenia thiếu các hệ thống phòng không hiệu quả, nhưng trước số lượng đông đảo và tiến công “không biết sợ hãi” của các nhóm hoặc bầy đàn UAV, thì ngay cả các đơn vị phòng không hiện đại nhất mà Armenia mua của Nga như tổ hợp tên lửa phòng không S-300 và tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 (từng nổi danh là loại khí tài có thể đối phó hiệu quả nhất với các loại mục tiêu bay thấp, cự li gần... ) có mặt tại chiến trường Nagorno - Karabakh cũng đã bị UAV của Azerbaijan tiêu diệt.

1653962353879.png

1653962435511.png

1653962446849.png

Tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 của Armenia bị UAV của Azerbaijan phá hủy

Chiến thuật tiến công bầy đàn UAV được Azerbaijan sử dụng ở Nagorno - Karabakh mặc dù vẫn chỉ ở giai đoạn sơ khai (gồm nhiều nhóm UAV gộp lại), nhưng thực tế nó đã mang lại cho Azerbaijan lợi thế rất rõ ràng trên chiến trường, phù hợp với các đòn tiến công bất ngờ vào các vị trí đối phương không kịp phòng bị. Chiến thuật này có thể không hiệu quả đối với các căn cứ quân sự lớn được bố trí nhiều lớp phòng thủ cứng và mềm, nhưng nó thực sự hiệu quả khi cần phải thực hiện những đòn tiến công đột kích, chính xác cao vào các đoàn quân quy mô nhỏ đang di chuyển. Nên trong tương lai, chiến thuật này chắc chắn sẽ được nhiều quốc gia nghiên cứu, áp dụng và chuẩn bị phương án đối phó.

Từ thực tế chiến trường Nagorno - Karabakh, bên cạnh các nghiên cứu về mặt nghệ thuật, các chuyên gia còn chỉ ra rằng, trong tương lai, việc sử dụng rộng rãi UAV là tất yếu, vì loại vũ khí này còn có một số ưu điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, tác chiến bằng UAV hoặc dựa vào UAV sẽ giúp bên mở chiến dịch tiến công giữ được yếu tố bí mật bất ngờ cho đến phút cuối

Trong mọi cuộc chiến tranh, muốn mở chiến dịch tiến công phủ đầu thành công để cổ vũ tinh thần binh sĩ, tạo khí thế cho các trận đánh tiếp theo, thì bên tiến công nhất thiết phải tổ chức trinh sát chu đáo, tỉ mỉ trước khi nổ súng.
Chẳng hạn, cũng là vũ khí công nghệ cao, nhưng với tên lửa hành trình, trinh sát địa hình chuẩn bị dữ liệu là yêu cầu bắt buộc và là đòi hỏi rất khắt khe, xuất phát từ đặc điểm cấu tạo và phương pháp điều khiển của loại vũ khí này. Trong quá trình bay tiếp cận mục tiêu, tên lửa hành trình có các giai đoạn bay được điều khiển bằng phương pháp TERCOM và DSMAC.
Giai đoạn bay TERCOM sử dụng phương pháp so sánh giữa độ cao bay thực tế của tên lửa (được xác định bằng radar đo cao của tên lửa) với bản đồ địa hình đồng mức được thiết lập trước đó nhờ kết quả trinh sát để hiệu chỉnh đường bay. Còn giai đoạn bay DSMAC sử dụng phương pháp so sánh ảnh chụp địa hình thực tế trong quá trình bay của tên lửa với bản đồ địa hình 3D được tính toán thiết lập trên cơ sở kết quả trinh sát đã nạp sẵn vào hệ thống điều khiển để hiệu chỉnh quỹ đạo bay. Cả hai phương pháp này đều cần đến ngân hàng dữ liệu là kết quả chụp địa hình chi tiết và bản đồ khu vực có độ chính xác cao để làm cơ sở so sánh, đối chiếu lập lệnh điều khiển. Do đó, kết quả trinh sát càng công phu, tỉ mỉ, chính xác thì hiệu suất tiến công của tên lửa hành trình càng cao.
Chính vì vậy, nó cần phải mất rất nhiều thời gian để trinh sát chuẩn bị. Quá trình này có thể lên tới hàng chục ngày, thậm chí phải cần đến cả tháng. Muốn tiến công một mục tiêu bằng tên lửa hành trình, người ta sẽ phải trinh sát đi, trinh sát lại trước trận đánh (trinh sát chuẩn bị trước và trinh sát chuẩn bị trực tiếp) mới có thể xây dựng được ngân hàng dữ liệu hoàn chỉnh về mục tiêu đánh phá cho tên lửa hành trình. Chỉ khi nào ngân hàng dữ liệu của hệ thống điều khiển tên lửa hành trình đã được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác nhất về mục tiêu đánh phá thì cuộc tiến công bằng tên lửa hành trình mới đạt được hiệu suất cao, tên lửa mới bay đến trúng đích. Trong khi mục tiêu cần tiến công không phải lúc nào cũng là mục tiêu tĩnh.
Với không quân có người lái, mặc dù yêu cầu trinh sát trước trận đánh không đòi hỏi khắt khe như tên lửa hành trình, nhưng để cuộc tập kích đường không đạt hiệu quả cao thì hoạt động trinh sát tìm hiểu trước khu vực chiến đấu và mục tiêu đánh phá cũng không thể bỏ qua. Điều này sẽ giúp phi công nắm được đặc điểm khu vực chiến đấu, chọn trước các địa tiêu, không đánh nhầm, bỏ xót mục tiêu. Trinh sát chuẩn bị trước còn giúp phi công giảm được thời gian bay lùng sục tìm kiếm mục tiêu, giảm thời gian phải lưu lại trong khu vực hỏa lực phòng không của đối phương. Trinh sát trước trận đánh sẽ giúp phi công khi tiếp cận khu vực tác chiến là có thể nhận biết được mục tiêu, đánh ngay và nhanh chóng thoát li đảm bảo an toàn.
Với lực lượng pháo binh và xe tăng…, trinh sát nắm địch, hiểu địch, chọn trận địa bắn… là những hoạt động không thể thiếu của công tác chuẩn bị và được tiến hành trong suốt trận đánh, sẽ góp phần không nhỏ vào thắng lợi của các chiến dịch… Vì vậy, trinh sát là hoạt động rất quan trọng, tuy nhiên, nếu trinh sát kéo dài sẽ rất dễ bị lộ ý định tác chiến, như vậy, đối phương sẽ đề phòng hoặc có phương án đối phó.
Nhưng tác chiến tiến công bằng UAV, hoặc dựa vào UAV lại là loại hình tác chiến gần như không cần trinh sát chuẩn bị trước, hoặc chỉ cần một khoảng thời gian trinh sát chuẩn bị trước rất ngắn là có thể thực hành tiến công được ngay. Đây là một điển hình của phương thức tác chiến theo thời gian thực.
Thực tế tại Nagorno - Karabakh, gần đến giờ nổ súng Azerbaijan mới tiến hành chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho không quân và lực lượng pháo binh tầm xa. Khi các lực lượng này đã triển khai ra đúng vị trí thì họ mới cho đội quân UAV xuất kích, xâm nhập sâu vào bên trong không phận của Nagorno - Karabakh để lùng sục, tìm kiếm mục tiêu. Khi các UAV phát hiện được mục tiêu, hoặc phát hiện được các vị trí nghi ngờ có bố trí lực lượng phòng không, phòng thủ của Armenia là họ xạ kích ngay. Kết hợp hỏa lực của pháo binh tầm xa để đánh phủ đầu trên diện rộng với hỏa lực trực tiếp từ đội quân UAV để đánh điểm huyệt, đánh chính xác vào các đài radar, đài điều khiển tên lửa, đánh trúng từng khẩu pháo, từng cửa hầm, khiến lực lượng phòng vệ Artsakh hết sức bất ngờ và không kịp trở tay. Đây là ưu điểm nổi bật về yếu tố bí mật bất ngờ. Nếu Azerbaijan mở đầu chiến tranh bằng phương thức tiến công hỏa lực đường không cường độ cao dựa vào không quân có người lái, hoặc mở đầu chiến tranh bằng hỏa lực pháo binh không có sự giúp sức của UAV thì chắc chắn yếu tố bí mật sẽ không thể giữ được như vậy.

Thứ hai, sử dụng UAV để chỉ thị mục tiêu và sửa bắn cho pháo binh sẽ nâng cao độ chính xác

Do các UAV ngày nay được trang bị thiết bị trinh sát điện tử, quang học và hồng ngoại có độ phân giải cao, nên nó có thể giúp các nhà chỉ huy Azerbaijan quan sát rõ mục tiêu từ những khoảng cách rất xa, đồng thời giúp thu thập thông tin tình báo, bám theo mục tiêu chuyển động và giám sát chặt chẽ các hoạt động trên mặt đất của Armenia. Nhờ những bức ảnh chi tiết, sắc nét về mục tiêu, về cách bố trí lực lượng của Armenia, cũng như sự sai lệch điểm rơi, điểm nổ của các loạt đạn pháo được UAV chụp lại, ghi lại, chuyền trực tuyến về sở chỉ huy pháo binh, đã giúp cho các đơn vị này hiệu chỉnh phần tử bắn kịp thời nên bắn rất chính xác. Chính vì vậy, mà lực lượng pháo binh của Azerbaijan không chỉ tập trung hỏa lực đánh vào các khu vực phòng thủ, vị trí trú quân, khu cất giấu khí tài, kho dự trữ đạn của Armenia, mà còn đánh rất trúng vào các mục tiêu điểm trên đường giao thông như: cầu cống, đánh ngăn chặn, tiêu diệt các đoàn xe cơ động. Cách đánh này không chỉ gây thiệt hại lớn cho Armenia, mà còn khiến các đơn vị của Armenia không thể chi viện được cho nhau, phía sau không chi viện được cho phía trước. Các đoàn quân chi viện từ Armenia sang Nagorno - Karabakh đều bị phát hiện và chặn đánh từ rất sớm.

1653965317157.png

1653965400150.png

Trận địa pháo 122mm của Armenia trước khi bị UAV của Azerbaijan phá hủy

Theo một số tài liệu mà Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự thu thập được, thì chỉ sau 4 ngày tiến công dồn dập và chặn đánh lực lượng chi viện khiến quân phòng vệ Artsakh choáng váng, Azerbaijan dường như đã bỏ ngỏ chiến trường Đông Bắc, chỉ để lại một số đơn vị chiến đấu cầm chân quân Armenia và dồn toàn lực xuống chiến trường Đông Nam, nhưng Armenia vẫn không thể, hoặc không dám điều động các đơn vị phía Bắc chi viện cho phía Nam. Họ không hiểu vì sao chiến trường dù rất yên ắng, nhưng cứ mỗi khi họ có động thái di chuyển thì dù là ban ngày hay ban đêm họ cũng đều bị pháo binh và tên lửa của Azerbaijan đánh chặn dồn dập nên họ rất sợ, họ bị cô lập, phải án binh bất động, họ cũng không thể nhận được sự chi viện từ phía sau. Tất cả những điều mà Armenia không hiểu đó đều được các chuyên gia giải thích rằng, họ đang bị các UAV của Azerbaijan giám sát chặt chẽ từ trên không. Các UAV không chỉ tung ra các đòn đánh chính xác tiêu diệt mục tiêu điểm mà nó còn là những “cặp mắt diều hâu” giúp lực lượng pháo binh Azerbaijan tiêu diệt mục tiêu diện.

1653965671607.png

1653965736579.png

Tổ hợp tên lửa phòng không của Armenia bị UAV của Azerbaijan phát hiện và phá hủy

Thứ ba, UAV sử dụng hiệu quả cả ngày lẫn đêm, gây áp lực tâm lí lớn lên đối phương

Trước đây, để tăng hiệu quả tiến công của tên lửa hành trình, hạn chế thương vong cho phi công, tránh bị lực lượng phòng không mặt đất của đối phương tiêu diệt, thì chiến dịch tiến công đường không của lực lượng đồng minh chủ yếu được tiến hành vào ban đêm, nhưng tại Nagorno - Karabakh, UAV của Azerbaijan đã được sử dụng không kể ngày, đêm. Chẳng hạn, UAV Anka-S và UAV Hermes-900 có thể hoạt động liên tục ở trên không từ 24 đến 36 giờ, thậm chí UAV Hermes-450 có thể bay liên tục 52 giờ ở độ cao 10km. Các loại này đều được trang bị thiết bị nhìn đêm nên nó thực sự rất nguy hiểm. Nhờ vào thời gian bay kéo dài “không biết mệt mỏi” nên UAV đã giúp gây ra áp lực tâm lí rất lớn lên binh sĩ Armenia. Có những binh sĩ đã thừa nhận rằng, trong 44 ngày xảy ra cuộc xung đột, họ đã không thể dời khỏi chiến hào, họ đói, khát, thiếu thốn, không dám ngủ nên rất căng thẳng và lo sợ. Mặt khác, do sở hữu thời gian bay kéo dài như vậy nên UAV có thể được sử dụng linh hoạt vào nhiều nhiệm vụ và mục đích khác nhau (có thể là trinh sát, giám sát, chỉ thị mục tiêu, hiệu chỉnh hỏa lực, nhưng cũng có thể trực tiếp mang vũ khí để tiêu diệt mục tiêu) nên rất khó đề phòng.

1653965083743.png

1653965136782.png

1653965219445.png

UAV Hermes-450 của Azerbaijan do Israel sản xuất

Mặt khác, do UAV có kích thước nhỏ, trần bay cao, khiến khả năng quan sát phát hiện bằng mắt thường và trinh sát phát hiện bằng khí tài quang học rất khó khăn (ban ngày thì chói, ban đêm thì tối đen), mà đối với các UAV sử dụng động cơ điện thì nhiệm vụ này còn khó khăn hơn rất nhiều, vì dường như nó không phát ra tiếng động. Hơn nữa, UAV được sản xuất bằng vật liệu Composite nên nó gần như “trong suốt” với radar. Binh sĩ ở dưới mặt đất vì thế không biết đối phương ở đâu, họ không biết cái gì đã đến và tiến công họ, họ không biết vì sao mà mình bị tiêu diệt. Thực sự là họ đã không biết ở trên đầu họ luôn có sự hiện diện của các UAV, hoặc cho đến khi phát hiện được thì đã quá muộn. Điều này đã đánh mạnh vào tâm lí binh sĩ Armenia, khiến họ rất hoang mang là vì vậy.

Thứ tư, UAV hoạt động linh hoạt, có khả năng độc lập tiến công mục tiêu kích thước nhỏ, mục tiêu cơ động

Như phần ưu điểm thứ nhất đã trình bày, do đặc điểm cấu tạo và yêu cầu khắt khe của phương pháp điều khiển, nên đường bay của tên lửa hành trình phải được chọn ngay từ lúc lập kế hoạch. Quá trình trinh sát chuẩn bị dữ liệu sau đó cũng phải tiến hành dọc theo đường bay đã chọn. Thậm chí, vị trí (tọa độ) phóng thực tế của tên lửa hành trình và vị trí phóng dự kiến khi lập kế hoạch cũng đòi hỏi phải thống nhất với nhau. Nếu tại thời điểm tiến công, vị trí phóng của tên lửa hành trình không trùng khớp với vị trí phóng đã chọn trước đó, thì điều này cũng đồng nghĩa với việc kết quả trinh sát chuẩn bị dữ liệu đã tiến hành không chính xác, nên có thể dẫn đến khả năng ngay từ ban đầu khi rời khỏi phương tiện mang/phóng, các cảm biến trên tên lửa hành trình sẽ không nhận biết được địa hình và dẫn đến mất điều khiển, hoặc bay lạc.
Chính vì các lí do này mà việc phóng tên lửa hành trình dù là từ tàu chiến hay từ trên không thì cũng không thể tùy tiện. Phương tiện mang/phóng bắt buộc phải cơ động đến đúng tọa độ đã chọn hoặc đến đúng khu vực địa tiêu yêu cầu (nếu phóng từ máy bay) thì mới đảm bảo được các yêu cầu nhận biết địa hình và tự dẫn của tên lửa hành trình. Tức là, tên lửa hành trình chỉ có thể bay theo đường bay cố định đã được lựa chọn và cài đặt sẵn vào hệ thống điều khiển. Đồng nghĩa với nó là tên lửa hành trình chỉ có thể tiêu diệt các mục tiêu cố định như: Sân bay, cầu cống, sở chỉ huy, cụm quân, bến cảng… mà không thể sử dụng để tiêu diệt mục tiêu cơ động. Khi gặp địa hình sai khác với kết quả trinh sát, tên lửa hành trình sẽ mất điều khiển và tự rơi.
Với đạn pháo binh, khi đã ra khỏi nòng thì chỉ có thể tự bay theo quỹ đạo phụ thuộc hướng bắn, góc bắn và liều phóng.
1653963154214.png

1653963181791.png

UAV Orbiter của Azerbaijan do Israel sản xuất

1653962981032.png

UAV Orbiter của Azerbaijan do Israel sản xuất tập kích vị trí quân đội Armenia, ảnh chụp từ UAV TB-2

Ngược lại, UAV có thể bay rất linh hoạt tùy thuộc vào tình huống thực tế và sự điều khiển của sĩ quan điều khiển ở trạm mặt đất. Địa hình nào UAV cũng chiến đấu hiệu quả. UAV có thể bám đuổi, ngắm bắn bất kỳ mục tiêu nào nếu sĩ quan điều khiển lựa chọn, dù đó là mục tiêu mặt đất, mặt nước, mục tiêu đang cơ động, hay đứng yên. Đặc biệt, tại chiến trường Nagorno - Karabakh, UAV đã cho thấy sự hiệu quả và ưu việt hơn hẳn so với các loại vũ khí khác khi được sử dụng vào các nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu điểm, kích thước nhỏ, những mục tiêu thay đổi vị trí liên tục. Và nhờ có được ưu điểm này mà nhiều đơn vị của Armenia đang cơ động di chuyển đã bị các nhóm UAV của Azerbaijan tập kích bất ngờ và tiêu diệt ngay trên đường.
Về khả năng độc lập tiến công mục tiêu của UAV cũng đã được chứng minh rất rõ tại Nagorno - Karabakh. Các loại UAV Bayraktar TB2 hay Anka-S mua từ Thổ Nhĩ Kỳ ngoài nhiệm vụ trinh sát, giám sát còn được trang bị 4 quả tên lửa không đối đất dẫn đường bằng laser, nên khi phát hiện được mục tiêu, các UAV này có thể tự bám theo, ngắm bắn và tiêu diệt mục tiêu đã chọn. Hay các UAV cảm tử mà họ mua được từ Israel cũng chính là những loại đạn thông minh, nó có thể bay lượn vòng nhiều giờ trên không để tìm kiếm mục tiêu. Khi phát hiện được mục tiêu sẽ báo về đài điều khiển và nhận lệnh của đài điều khiển lao bổ xuống tiêu diệt mục tiêu mà không cần hỗ trợ của các UAV khác.

Thứ năm, tác chiến bằng UAV hiệu suất cao, tiết kiệm kinh tế

Về hiệu suất chiến đấu: tiếp tục so sánh UAV với tên lửa hành trình và không quân có người lái sẽ thấy rất rõ ưu thế này của UAV. Mặc dù cả UAV và tên lửa hành trình đều là những loại vũ khí công nghệ cao, nhưng UAV có thể thực hiện rất nhiều nhiệm vụ tùy thuộc vào từng trận đánh, từng chiến dịch mà người chỉ huy đặt yêu cầu nào cao hơn. Trong khi đó, tên lửa hành trình chỉ có thể thực hiện một chức năng duy nhất là tiến công tiêu diệt mục tiêu cố định
Mặt khác, tác chiến bằng tên lửa hành trình dù diễn ra khá nhanh, nhưng từ khi trinh sát chụp địa hình/mục tiêu đến khi thực hành tiến công mục tiêu có thể phải mất hàng chục ngày. Thời gian này, đủ để đối phương có thể đã cơ động đến trận địa dự bị, khu trú quân mới; cũng có thể ngụy trang, cải tạo làm sai lệch địa hình. Hoặc xây dựng các trận địa nghi binh, trận địa nổ giả để đánh lừa, thu hút hỏa lực địch đảm bảo an toàn cho trận địa chính thức. Tất cả các điều này đều khiến cho tên lửa hành trình không thể nhận biết được địa hình và mục tiêu đánh phá, nên nó có thể đánh nhầm hoặc bay lạc. Vì thế, hiệu suất chiến đấu của tên lửa hành trình sẽ bị giảm đi rất nhiều.
Từ thực tế chiến tranh cho thấy, trong chiến dịch "Con Cáo sa mạc" từ ngày 16 đến ngày 19/12/1998, Mỹ và liên quân đã phóng 415 quả tên lửa hành trình vào 147 mục tiêu của Iraq, nhưng chỉ có 20% số tên lửa được sử dụng đã đánh trúng đích. Ngày 7/4/2017, từ biển Địa Trung Hải, Mỹ đã phóng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào sân bay Shayrat của Syria, nhưng chỉ có 23 quả rơi trúng khu vực sân bay. Trong số này chỉ có 10 quả đánh trúng các ụ chứa máy bay, trạm điều khiển hoặc kho đạn; 34 quả đã rơi trong quá trình bay, 2 quả đã bay lạc rơi cách sân bay gần 2km. Kết quả, cuộc tiến công trị giá cả trăm triệu USD này của Mỹ chỉ đem lại hiệu suất rất nhỏ, sân bay Shayrat chỉ phải dừng hoạt động trong vài giờ và ngay ngày hôm sau nó đã hoạt động lại bình thường.
Với máy bay có người lái, họ cũng cần phải có thời gian trinh sát chuẩn bị. Và sự giữ chậm về thời gian từ khi trinh sát đến khi thực hành tiến công cũng khiến họ vấp phải một số khó khăn giống như tên lửa hành trình, chẳng hạn như đánh nhầm, không tìm thấy mục tiêu (do cải tạo, ngụy trang), thậm chí còn khiến họ rơi vào trận địa phục kích của phòng không đối phương. Các lí do nói trên cũng khiến hiệu suất chiến đấu của máy bay có người lái giảm đi rất nhiều.
Trong khi đó, tác chiến bằng UAV hoặc dựa vào UAV, bên tiến công không phải mất quá nhiều thời gian cho quá trình trinh sát, chuẩn bị dữ liệu, mà đội quân này có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến theo thời gian thực. Kíp sĩ quan điều khiển UAV dù ngồi cách chiến trường hàng chục, thậm chí đến hàng trăm kilomet , nhưng họ vẫn có thể quan sát được các diễn biến trên chiến trường. Vì giữa UAV và trạm điều khiển mặt đất thông tin được trao đổi trực tuyến, nên độ giữ chậm của thông tin chỉ tính bằng micro giây (1µs = 1,0×10-6 giây). Tức là, tác chiến theo thời gian thực, thông qua UAV, người điều khiển được trực tiếp quan sát đánh giá chiến trường, trực tiếp tìm kiếm, bám sát mục tiêu, trực tiếp ngắm bắn, ấn nút phóng tên lửa, điều kiển tên lửa đến diệt mục tiêu và trực tiếp quan sát đánh giá kết quả bắn. Tức là trên màn hình của sĩ quan điều khiển UAV thực tế chiến trường diễn ra như thế nào thì nó phản ánh đúng như thế, hoàn toàn không bị trễ về thời gian, phát hiện được mục tiêu là đánh luôn. Nếu vẫn còn nghi ngờ mục tiêu là giả thì có thể bay lượn nhiều giờ trên không để giám sát cho đến khi xác định được thật - giả mới đưa ra quyết định. Vì vậy, hiệu suất chiến đấu của UAV luôn rất cao, rất tiết kiệm đạn dược. Không phát hiện được mục tiêu thì không đánh quay về hạ cánh. Trong khi đó, tác chiến bằng tên lửa hành trình và không quân, nếu đã cất cánh hoặc phóng đạn đi rồi, thì dù không tìm thấy mục tiêu hay địa hình đã bị cải tạo, cũng không thể lấy lại được bom, đạn. Thậm chí còn đối mặt với nguy cơ bị mất phi công. Thế nên xét về mặt hiệu suất chiến đấu thì UAV luôn vượt xa máy bay chiến đấu có người lái và tên lửa hành trình là vì vậy.
Thực tế, ở Nagorno - Karabakh, nhờ hỏa lực trực tiếp và rất hiệu quả từ UAV mà chỉ trong thời gian rất ngắn, Azerbaijan đã tiến công và gây ra thiệt hại rất lớn cho các đơn vị chủ lực - vẫn được coi là những quả đấm thép của Quân đội Armenia đó là các đơn vị xe tăng. Quá trình cơ động, bất kể ngày, đêm, dù ở địa hình nào các đơn vị này đều bị phơi lưng ra trước các “cặp mắt trinh sát” của UAV Azerbaijan, nên họ đã phải làm mồi cho đội quân UAV này. Theo tổng kết của nhà nghiên cứu người Armenia ông H. Arzomanyan, “80% tổn thất của Quân đội Armenia tại Nagorno - Karabakh là do các UAV gây ra”. Đây là hiệu suất ngoài sức tưởng tượng, chưa có loại vũ khí nào sánh được. Đặc biệt, “hiệu suất tiêu diệt mục tiêu cơ động của UAV không hề thua kém hiệu suất tiêu diệt mục tiêu cố định của chính nó. Đã vào tầm ngắm của UAV, các mục tiêu khó có thể chạy thoát”.
Đồng quan điểm với ông Arzomanyan khi đánh giá về tính hiệu quả của UAV tại chiến trường Nagorno - Karabakh, chuyên gia quân sự người Ấn Độ Shekhar Gupta cho rằng, “UAV chính là yếu tố đã giúp Azerbaijan tạo ra một thế trận không cân sức ở Nagorno - Karabakh. Việc các tiểu đoàn pháo binh, xe tăng của Armenia bị tiêu diệt ngay từ khi chưa ra đến chiến trường đã khiến quân đội của họ không thể phát huy được lối đánh sở trường của 30 năm trước. Những đơn vị lợi hại nhất của Quân đội Armenia bị UAV tiêu diệt đã khiến Armenia không còn xe tăng để mở các cuộc đột kích, xoay chuyển tình thế”.

1653964007168.png

1653964697047.png

1653964565964.png

Xe tăng của Armenia

Về góc độ kinh tế: theo một số tài liệu, năm 2018, giá bán 1 quả tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ hoặc Kalibr của Nga là khoảng từ 1,85 đến 6,5 triệu USD, với xe tăng và máy bay chiến đấu thì càng đắt hơn, vì thế, không phải nước nào cũng có đủ tiềm lực kinh tế để sở hữu các loại vũ khí hiện đại này. Thế nhưng, một cuộc tiến công đường không muốn đạt được hiệu suất cao, giảm thương vong, thì bên tiến công phải cần đến số lượng tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu rất lớn, mới có thể tạo ra được một cuộc tiến công áp đảo có mật độ bay lớn hơn hẳn mật độ hỏa lực của bên phòng thủ (chưa kể đến lực lượng vận hành và công tác bảo đảm cho số vũ khí khí tài này hoạt động). Nếu bên tiến công không thể gây ra được sự quá tải cho lực lượng phòng không của đối phương thì các phương tiện tiến công sẽ rất khó sống sót. Trong khi đó, các mục tiêu quân sự hầu hết là mục tiêu điểm có kích thước nhỏ, hoặc cơ động liên tục nên không phải lúc nào số tên lửa hành trình được phóng đi hay các máy bay chiến đấu có người lái cất cánh cũng đều đánh trúng mục tiêu. Tức là, hiệu quả chiến đấu của 2 lực lượng này dù không cao, nhưng tiêu hao kinh tế lại rất lớn.
Theo nhà Kinh tế trưởng và là cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Joseph Stiglitz - người từng đoạt giải Nobel kinh tế năm 2001, thì chỉ trong 10 ngày đầu của cuộc Chiến tranh Iraq (từ đêm 20/3 đến hết ngày 30/3/2003 - giai đoạn tiến công hỏa lực bằng không quân và tên lửa hành trình) đã tiêu tốn của Mỹ hơn 5,5 tỷ USD và nếu tính cả tổn thất trực tiếp và gián tiếp thì cuộc chiến này đã tiêu tốn của khối đồng minh hơn 6 nghìn tỷ USD.
Trong khi đó, giá thành của UAV lại rất rẻ, rẻ hơn rất nhiều so với máy bay chiến đấu có người lái. Theo một số tài liệu thì một chiếc UAV Bayraktar TB2 hoặc Anka-S của Thổ Nhĩ Kỳ có giá bán khoảng 2,5 triệu USD; 1 chiếc UAV của Israel có giá bán từ 100.000 đến 600.000 USD; UAV Iran có giá 6.000 USD…
Hơn nữa, chiến đấu bằng UAV người điều khiển có thể ngồi ở rất xa chiến trường, họ an toàn hơn, yếu tố tác động của bom rơi đạn lạc rất nhỏ nên tâm lí cũng bình tĩnh hơn. Họ có thể quan sát đánh giá chiến trường rất toàn diện, nên đưa ra quyết định xạ kích và thực hiện các thao tác bám sát mục tiêu cũng chính xác hơn. Các tên lửa trang bị cho UAV được dẫn đường bằng radar, laser hoặc bản thân các UAV cảm tử đều là loại đạn thông minh nên độ chính xác của mỗi phát bắn luôn rất cao, cao hơn hẳn tên lửa hành trình hay hỏa lực của pháo binh. Nó cũng chính xác hơn hẳn hỏa lực của không quân (máy bay có người lái) vì cho dù lực lượng này có được trang bị các loại đạn thông minh đi chăng nữa thì khi bay đến gần khu vực chiến đấu, phi công phải quan sát tìm kiếm điểm chuẩn, tìm kiếm địa tiêu trên mặt đất để căn cứ vào đó xác định mục tiêu đánh phá; phải thực hiện các thao tác điều khiển máy bay cơ động để tránh hỏa lực của đối phương từ mặt đất bắn lên… Tất cả các yếu tố đó đều tác động rất lớn đến quá trình ngắm bắn của phi công. Sau khi đã phóng tên lửa phi công phải nhanh chóng cơ động thoát ly khỏi khu vực chiến đấu để tránh bị đối phương tiêu diệt, nên quá trình điều khiển đạn vì thế cũng không được chính xác như các UAV “cảm tử” hay các tên lửa được điều khiển nhờ vào việc chiếu tia laser từ những chiếc UAV “không biết sợ hãi”. Vì thế, hiệu suất chiến đấu của UAV rất cao.
Mặt khác, đối với loại UAV sử dụng nhiều lần như Bayraktar TB2, hay Anka-S thì sau khi phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu nó sẽ được điều khiển bay trở về căn cứ để nạp nhiên liệu và tái trang bị vũ khí tiếp tục chiến đấu. Tức là, tác chiến bằng UAV không chỉ đạt hiệu suất chiến đấu cao hơn, mà khả năng sống sót cũng cao hơn, tiêu hao đạn dược cũng ít hơn, nên tiêu hao về kinh tế cũng ít hơn.

1653963333979.png

1653963529808.png

UAV Bayraktar TB2

1653963624438.png

1653963690977.png

UAV Anka-S

Đánh giá thiệt hại về mặt kinh tế mà UAV đã gây ra cho Armenia, ông H. Arzomanyan cho biết, “chỉ trong 4 ngày đầu của cuộc chiến, thiệt hại của Armenia đã vượt quá 2 lần ngân sách hằng năm mà nước này cấp cho quân đội của họ”. Điều này cũng được chính Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev thừa nhận, “UAV đã giúp quân đội của ông phá hủy của Armenia hàng trăm khí tài đắt tiền, trị giá lên đến hơn 1 tỷ USD. Cuối cùng ông Arzomanyan kết luận: “Thiệt hại quá lớn vượt xa mọi tính toán của Yereven đã khiến họ không có đủ nguồn lực tài chính để bù đắp nếu tiếp tục kéo dài chiến tranh ”. Chiến trường Nagorno - Karabakh một lần nữa cho thấy, “ngày nay việc sử dụng vũ khí chính xác cao sẽ kinh tế hơn rất nhiều so với việc tiêu thụ một khối lượng lớn bom đạn không điều khiển. UAV có thể bay lượn nhiều giờ ở trên không để chờ lệnh tiến công mà không bị radar đối phương phát hiện - UAV ngày càng chứng tỏ được rằng, nó là vũ khí của tương lai, hiệu suất cao, rẻ tiền và bí mật”.

Thứ sáu, tác chiến bằng UAV ít gây ra các rủi ro về chính trị

Vì tên lửa trang bị cho UAV và bản thân các UAV cảm tử đều là những loại vũ khí chính xác được điều khiển bằng laser, tự dẫn theo tín hiệu radar, hoặc có thể là tên lửa thông minh… nên xác suất bay lạc, hay tiến công nhầm vào mục tiêu dân sự là rất thấp, đồng nghĩa với việc UAV gây rủi ro sát thương cho dân thường cũng thấp hơn rất nhiều so với các loại bom đạn thông thường khác. Điều này có thể giúp quốc gia gây chiến ít phải chịu áp lực từ dư luận quốc tế. Mặt khác, sĩ quan điều khiển UAV và điều khiển hỏa lực phóng từ UAV là người được trực tiếp quan sát mục tiêu bằng mắt thường thông qua hình ảnh truyền trực tuyến từ chiến trường về, nên “nhất cử, nhất động” của mục tiêu đều được theo dõi, đánh giá, cân nhắc rất cẩn thận…, chứ mục tiêu không phải là những ký hiệu được đánh bằng “dấu +”, “dấu ∆” trên màn hiện hình và càng không phải là những dãy số hiển thị những tọa độ cần phải thả bom hay phóng tên lửa để tiêu diệt, mà họ không biết đó là cái gì. Tức là, quan sát hình ảnh trực tiếp sẽ giúp người chỉ huy giảm thiểu được sai sót, hay nhầm lẫn do thiếu thông tin, giúp họ đưa ra quyết định xạ kích chính xác hơn.
Trong trường hợp có nhiều UAV bị bắn hạ thì thiệt hại kinh tế cho bên sở hữu lực lượng này cũng không quá lớn, không đến mức gây ra gánh nặng cho nền kinh tế. Ngược lại, UAV lại rất dễ bổ sung. Đặc biệt, nếu UAV bị bắn rơi, bên sở hữu cũng không bị mất phi công. Đây là vấn đề nhức nhối nhất của mọi cuộc chiến tranh, vì thiệt hại về sinh mạng của binh sĩ trên chiến trường là sức ép lớn nhất đối với các nhà lãnh đạo khi họ buộc phải đứng trước các lựa chọn. Thiệt hại binh sĩ nhiều có thể khiến cho người dân từ ủng hộ chiến tranh chuyển sang phản đối chiến tranh. Nên tác chiến bằng UAV sẽ giúp các nhà lãnh đạo loại bỏ được lo lắng này.
Ngoài các ưu điểm chủ yếu được nêu ở trên, tác chiến bằng UAV còn có rất nhiều ưu điểm khác nữa mà phạm vi chuyên đề chưa thể phân tích. Nhưng chắc sự hiệu quả và thế mạnh của UAV đã được chứng minh ở chiến trường Nagorno - Karabakh thì xu hướng sử dụng rộng rãi UAV trong các cuộc chiến tranh tương lai là không cần bàn cãi. Vì vậy, vấn đề quan trọng nhất đặt ra hiện nay là phải tìm ra biện pháp đối phó hiệu quả với loại vũ khí này (nội dung này sẽ được trình bày kỹ hơn ở phần sau).

Nói tóm lại, ở vào thời điểm bắt đầu cuộc xung đột Nagorno - Karabakh năm 2020, trong khi Azerbaijan đã có sự tiến bộ vượt bậc cả về trang bị, vũ khí và nghệ thuật sử dụng lực lượng, thì Armenia lại ở trong tình trạng tụt hậu rất nghiêm trọng cả về công nghệ và chiến thuật. Quân đội Armenia hoàn toàn không được chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với các phương pháp tiến công mới của Azerbaijan, trong khi trước đó các phương pháp tiến công này đã được người Houthi áp dụng tại Yemen và người Thổ đang thực hiện ở Syria và Libya. Tại Nagorno - Karabakh, Azerbaijan đã có được “thanh kiếm sắc bén” (UAV) nhưng chiếc “áo giáp” của Armenia đã lạc hậu (thiếu hệ thống phòng không hiệu quả và chiến thuật dựa vào sức mạnh bộ binh không phù hợp với địa hình Nagorno - Karabakh), sự khác biệt này đã khiến cuộc chiến Nagorno - Karabakh năm 2020 đổi chiều và mang đến chiến thắng cho Azerbajan.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Thỏa thuận do Nga làm trung gian giữa Armenia và Azerbaijan đã kết thúc 44 ngày xung đột đẫm máu trên vùng tranh chấp Nagorno-Karabakh - cuộc chiến giữa các quốc gia đầu tiên sử dụng lực lượng thông thường trong những năm gần đây. Thỏa thuận kêu gọi Armenia từ bỏ những vùng lãnh thổ rộng lớn trong và xung quanh khu vực ly khai, nằm trong biên giới được quốc tế công nhận của Azerbaijan và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan gọi thỏa thuận này là “cực kỳ đau đớn”. Chiến thắng của Azerbaijan, có được với cái giá đáng kể về nhân lực và vật chất, đã khiến các nhà phân tích quân sự quan tâm sâu sắc về những bài học rút ra từ cuộc xung đột cho chiến tranh trong tương lai.
Đặc biệt, việc các phương tiện bay không người lái (UAV) của Azerbaijan làm suy yếu các hệ thống phòng không và thiết giáp của Armenia đã dẫn đến cuộc tranh luận đáng kể về việc có nên tiếp tục sử dụng xe tăng chiến đấu chủ lực cho các chiến dịch quân sự cường độ cao. Thật vậy, một luồng quan điểm đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, được thúc đẩy bởi các video tuyên truyền được chia sẻ trên các kênh truyền thông xã hội, rằng xe tăng có thể đã lỗi thời khi đối mặt với các cuộc tiến công chính xác từ trên không do các UAV thực hiện.

Tuy nhiên, kết luận này che mờ những bài học chiến thuật lâu dài và quan trọng rút ra từ cuộc xung đột, trong đó nổi bật là 07 bài học rút ra chính.

Một là, như các nhà phân tích khác đã chỉ ra, cuộc xung đột không đưa ra bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào cho thấy xe tăng chiến đấu và các phương tiện bọc thép khác không còn hữu ích trong không gian chiến trường hiện đại chỉ vì UAV. Nói cách khác của Winston Churchill, xe tăng tiếp tục là loại phương tiện bảo vệ tồi tệ nhất đối với binh sẽ khi đối phó với UAV. Số lượng các quân nhân bị tiến công trong cuộc xung đột gần đây khi họ đang ở ngoài trời hoặc ở các vị trí cố định, cũng như trong các sở chỉ huy và phương tiện vận tải không bọc thép, nhiều hơn đáng kể so với những quân nhân bị bắn khi đang ở trong xe bọc thép, một phần do số lượng vũ khí xuyên giáp hạn chế mà các UAV có thể mang theo. Tương tự, vẫn không có gì thay thế được xe tăng và các phương tiện vận tải bọc thép khác trong chiến tranh cơ động và hỗ trợ hỏa lực tầm gần cho bộ binh tiến công trong chiến trường hiện đại. Các UAV và bộ binh được trang bị nhẹ cuối cùng không có khả năng giữ hoặc bảo vệ trận địa trong một thời gian dài.


1654158056028.png

1654158128087.png

1654158168598.png

1654158257440.png

Xe tăng của Armenia bị máy bay không người lái của Azerbaijan tiêu diệt

Thứ hai, việc sử dụng theo đúng chiến thuật các cuộc tiến công chính xác đường không của lực lượng Azerbaijan nhằm làm suy giảm một cách có hệ thống các khí tài phòng không của Armenia khẳng định tầm quan trọng của một lượng lớn các loại đạn tiến công động năng tầm gần đến tầm xa kết hợp với các khả năng tình báo, giám sát, phát hiện mục tiêu và trinh sát phân tán, hay ISTAR. Về vấn đề đó, UAV có thể đóng vai trò là nền tảng tiến công hữu ích và có thể áp dụng, và quân đội các nước châu Âu nên đẩy nhanh kế hoạch mua sắm chúng. Tuy nhiên, đây có thể sẽ là một yêu cầu quá sức đối với các cường quốc quân sự vừa và nhỏ vốn sẽ chỉ có đủ nguồn lực tài chính để trang bị các loại vũ khí và khí tài ISTAR cần thiết với số lượng không nhiều. Do đó, có thể suy luận một cách hợp lý rằng trong các cuộc chiến tranh thông thường trong tương lai, ISTAR tiên tiến và các khả năng tiến công chính xác sẽ chỉ được sử dụng khi bắt đầu xung đột, vì các trang bị cũ hơn sẽ nhanh chóng bị vô hiệu hóa và các trang bị mới nhanh chóng cạn kiệt.

Thứ ba, cuộc xung đột cũng cho thấy tầm quan trọng của các phương tiện tiến công tầm xa phi động năng, đặc biệt là tác chiến điện tử, hoặc khả năng EW, để bảo vệ trước cả các cuộc tiến công động năng và phi động năng. Azerbaijan nhanh chóng vô hiệu hóa các thiết bị EW biệt lập của Armenia trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến. Sau đó, các UAV của Azerbaijan hoạt động bên ngoài phạm vi phòng không chiến thuật của Armenia hoặc thường bay quá thấp khiến các hệ thống phòng không tầm ngắn đến tầm trung do Nga sản xuất như Pantsir-S1 không thể phát hiện. Armenia có thể đã chống lại ít nhất một số hoạt động của UAV Azerbaijan bằng việc triển khai các thiết bị EW tích hợp như thiết bị gây nhiễu tầm xa; các báo cáo chưa được kiểm chứng cho thấy việc triển khai hệ thống EW của Nga đã đạt được một số thành công nhất định. * Tuy nhiên, chỉ riêng EW không phải là thuốc chữa bách bệnh và cần được tích hợp với các hệ thống phòng không khác để phòng thủ hiệu quả trước các mối đe dọa từ trên không.

Thứ tư, cuộc xung đột đã cho thấy sự cần thiết của các khái niệm và học thuyết tác chiến mới nhằm hợp nhất các nền tảng kế thừa như xe tăng chiến đấu và khí tài tác chiến điện tử với các thiết bị công nghệ mới nổi, bao gồm cả UAV. Điều này cũng bao gồm việc tích hợp các chiến dịch tiến công và phòng thủ mạng và chiến tranh thông tin. Mặc dù các chiến dịch không gian mạng dường như không đóng vai trò quyết định trong cuộc xung đột này, nhưng chúng có thể sẽ được sử dụng để vô hiệu hóa hoặc thậm chí phá hủy các khí tài chỉ huy và kiểm soát và hệ thống phòng không ngay từ giai đoạn đầu của một cuộc xung đột cường độ cao trong tương lai.

Nguồn lực quân sự chủ đạo trong chiến tranh trong những thập niên tới vẫn là những người điều khiển
Về lâu dài, tất cả các quân đội tiên tiến sẽ phải thực hiện chuyển đổi từ cơ cấu lấy vũ khí trang bị làm trung tâm sang cơ cấu lực lượng chú trọng vào mạng tích hợp hơn. Trong những thập kỷ tới, những quân đội hiểu rõ nhất cách kết hợp cả hai yếu tố trên thành một cấu trúc lực lượng lai ghép với sự tích hợp các hệ thống truyền thống với các công nghệ mới nổi sẽ giành ưu thế trong tác chiến cường độ cao. Điều này áp dụng cho cả các cường quốc lớn, vừa và những nước nhỏ. Rất nhiều vũ khí, trang bị kế thừa sẽ vẫn còn đó và các quân đội cần phải tìm cách nâng cấp và tích hợp chúng.
Cách xa chiến tuyến, cuộc xung đột chắc chắn đã khẳng định tầm quan trọng của không gian thông tin đối với xung đột trong tương lai. Cả hai bên đều sử dụng các nguồn lực đáng kể để cố gắng kiểm soát thông tin liên quan đến cuộc xung đột, huy động dư luận quốc tế ủng hộ đất nước mình và thu hút sự chú ý của các chính phủ nước ngoài. Các nền tảng truyền thông xã hội, đặc biệt là Twitter, là đấu trường trung tâm cho các nỗ lực chiến tranh thông tin, với các công dân bình thường và bot như nhau tham gia vào cái gọi là các mẩu tin sử dụng phím #, tranh cãi về kết quả của cuộc chiến ở Nagorno-Karabakh và cáo buộc - đôi khi với sự biện minh - gây hấn và tàn bạo cả từ hai phía.

Thứ năm, cuộc xung đột cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng trong các cuộc xung đột hiện đại của các chiến dịch binh chủng hợp thành hiệu quả, đồng bộ ở cấp chiến thuật và hậu quả tàn khốc hơn theo cấp số nhân của việc không thực hiện các chiến dịch đó. Khi một thành phần duy nhất trong chiến dịch binh chủng hợp thành thất bại - chẳng hạn như bộ binh không hỗ trợ thiết giáp, hoặc khí tài phòng không không bảo vệ được pháo - thì việc xuyên thủng hệ thống phòng ngự và nhanh chóng khai thác nó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ, trong những ngày đầu tiên của cuộc xung đột, xe tăng chiến đấu của Armenia đã hứng chịu thương vong đặc biệt cao từ các cuộc phản công, sau khi Azerbaijan thành công trong việc phá hủy hơn một chục hệ thống tên lửa đất đối không tầm gần của Armenia. Các hệ thống phòng không mới chỉ có thể khắc phục một phần trừ khi và cho đến khi chúng được tích hợp vào mạng lưới cảm biến rộng hơn và được liên kết với các hệ thống phòng không khác. Điều này càng đúng hơn khi quân đội bắt đầu triển khai hiệu quả hàng loạt UAV hoặc các phương tiện mặt đất được điều khiển từ xa. Đồng thời, do những rủi ro trong vũ trụ và không gian mạng, nên các chiến dịch binh chủng hợp thành đã được thiết kế để trở nên phức tạp hơn.

Thứ sáu, tỷ lệ tiêu hao vật chất cao trong cuộc xung đột cho thấy nhu cầu về các loại xe và hệ thống vũ khí “thiết thực” hơn, hay những loại chỉ dùng một lần và ít cần bảo trì hơn. Nhưng nó cũng khẳng định rằng, nếu không được huấn luyện thích hợp về các chiến dịch binh chủng hợp thành với nền tảng là một học thuyết chỉ huy nhiệm vụ vững chắc, chú trọng tới tính linh hoạt chiến thuật, thì các lực lượng nhất định phải chịu một tỷ lệ tiêu hao đặc biệt cao trong chiến tranh thông thường hiện đại. Ví dụ, một phân tích sơ bộ cho thấy rằng các lực lượng Armenia quá chậm để thích ứng và thay đổi các quy trình và học thuyết tác chiến tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động chi viện và hậu cần
Điều tương tự cũng xảy ra đối với các khu vực tập kết quân, vào thời điểm bắt đầu cuộc xung đột những khu vực này ở quá gần chiến tuyến và phần lớn không được bảo vệ. (Việc các vị trí cố định của Armenia cũng không được củng cố, bảo vệ trước các cuộc tiến công từ trên không và pháo binh, cho thấy sự cần thiết phải nhấn mạnh học thuyết mới về kỹ thuật quân sự, đặc biệt là kỹ thuật chiến đấu.) Hơn nữa, như nhà phân tích quân sự Rob Lee đã chỉ ra, cuộc xung đột đã cho thấy sự cần thiết phải trao quyền cho các chỉ huy cấp phân đội (ở cấp đại đội và trung đội) để tiến hành cơ động trong các đội hình nhỏ hơn.

1654158344511.png

1654158364133.png

1654158455050.png

1654158474806.png

Vũ khí, khí tài bị phá hủy trong trận chiến Nagorno-Karabakh

Điều này dẫn đến nhận định thứ bảy và có lẽ là quan trọng nhất về cuộc xung đột: Nguồn lực quân sự chủ chốt trong các cuộc chiến tranh trong thập kỷ tới sẽ vẫn là do con người vận hành. Như Robert Bateman nhấn mạnh trong việc giải thích tỷ lệ tiêu hao cao của xe tăng trong cuộc xung đột, các video phổ biến từ những ngày đầu tiên của cuộc giao tranh có vẻ như minh họa khả năng sát thương của các UAV, nhưng thực ra chúng cho thấy các phương tiện bọc thép “tập trung lại với nhau thành từng cụm… thay vì cơ động, phân tán trên diện rộng để đảm bảo tác chiến. Điều này chỉ ra lỗi của con người do không được đào tạo bài bản. Thương vong về phía Azerbaijan thấp hơn không chỉ là kết quả của ưu thế vượt trội từ các UAV mà còn cho thấy sự chuẩn bị và huấn luyện tốt hơn. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi Azerbaijan chọn khơi mào cuộc chiến.
Do đó, cuộc chiến nhấn mạnh sự cần thiết phải đầu tư thêm vào huấn luyện quân sự sát thực tế, chú trọng các chiến dịch binh chủng hợp thành phân tán hoặc phiên bản trong tương lai của nó: các chiến dịch đa môi trường. Trong tương lai, các chỉ huy quân sự trên thế giới có thể có tất cả các khả năng tiến công và phân tích dự đoán với sự hỗ trợ của AI, nhưng nếu họ không nắm chắc các nguyên tắc cơ bản của tác chiến cơ động, thì họ có thể sẽ vẫn phải chịu những thương vong không đáng có trên chiến trường trong tương lai.
Cuối cùng, là một lời cảnh báo. Như với tất cả các cuộc xung đột, cuộc chiến Nagorno-Karabakh có những đặc điểm riêng biệt khiến việc khái quát trở nên khó khăn và có nguy cơ chúng ta đưa ra kết luận sai lầm cho các cuộc chiến tranh cường độ cao, giữa các cường quốc. Tuy nhiên, nếu có một bài học lâu dài xuyên suốt tất cả các cuộc xung đột quân sự, thì đó là một quân đội được đào tạo bài bản và duy trì tốt sẽ đánh bại những binh sĩ thiếu kỷ luật bất cứ lúc nào, cho dù những binh sĩ này được trang bị các công nghệ hiện đại đến đâu.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Suy nghĩ nghiêm túc về SEAD - Không quân châu Âu phải rút ra bài học từ thất bại của không quân Nga ở Ukraine

Việc không quân Nga thất bại trong việc giành và khai thác ưu thế trên không trước Ukraine là một điều bất ngờ đối với hầu hết các chuyên gia về lực lượng không quân. Tuy nhiên, khác xa với cảm giác tự mãn, thất bại của Nga phải khiến các lực lượng không quân phương Tây phản ánh trung thực về cách họ sẽ hoạt động trong những trường hợp tương tự.
Hiện còn thiếu dữ liệu chi tiết về các hoạt động không quân do cả hai bên thực hiện trong chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, đặc biệt là ở nguồn mở.
Để chuẩn bị về kế hoạch, học thuyết và chiến thuật trong tương lai của mình, các lực lượng không quân trên khắp thế giới sẽ phân tích cuộc xung đột trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, giờ đây, giai đoạn đầu của cuộc chiến đã kết thúc với sự thất bại của Nga và việc nước này rút khỏi các trục tiến công ở hướng bắc vốn nhằm chiếm Kyiv, Chernihiv và Sumy, ít nhất đã có một bài học rõ ràng mà Không quân Hoàng gia Anh và các lực lượng không quân NATO khác phải hành động.

1654481471031.png

1654506507364.png

1654506542136.png

Su-35S của Nga bị bắn rơi tại Ukraine

1654506603351.png

1654506644564.png

1654506676573.png

Su-34 của Nga bị bắn rơi tại Ukraine

Khả năng SEAD / DEAD là cần thiết

Bài học trước mắt là sự thất bại của Nga và việc Ukraine không có khả năng tiến hành các hoạt động trấn áp và / hoặc phá hủy thành công hệ thống phòng không của đối phương (SEAD / DEAD) đã làm giảm đáng kể hiệu quả chiến trường của cả hai lực lượng không quân. Điều này rất cần hiểu vì hiện tại không có lực lượng không quân phương Tây nào ngoài Không quân Hoa Kỳ có bất kỳ khả năng SEAD / DEAD hiệu quả nào - mặc dù, trong nhiều trường hợp, có quyền tiếp cận máy bay và vũ khí được thiết kế riêng cho nhiệm vụ.
Các hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) cơ động đang được cả hai bên sử dụng và đã định hình phần lớn phần còn lại của cuộc chiến trên không. Không quân Nga cũng thất bại trong việc thể hiện khả năng phát hiện đáng tin cậy và phá hủy các hệ thống SAM SA-11 và SA-8 SAMs từ trên không.

1654506989469.png

1654507031251.png

1654507049490.png

Hệ thống SAM SA-11 của Ukraine

1654530372959.png

1654507094601.png

1654530223117.png

Hệ thống SA-8 SAMs của Ukraine

Thay vào đó, phần lớn trong số 17 tổn thất SAM di động được xác nhận của Ukraine dường như là do lực lượng mặt đất của Nga tiến hành trong các cuộc phục kích, tấn công bằng pháo và tên lửa - một vài trong số đó được dẫn đường bằng UAV.
Khả năng của các đơn vị SAM Ukraine trong việc tiếp tục tiến hành các cuộc tiến công khiến việc bay qua phần lớn lãnh thổ Ukraine ở độ cao trung bình hoặc cao là cực kỳ nguy hiểm đối với máy bay phản lực tốc độ cao và máy bay trực thăng của Nga.
Những nỗ lực của Nga để tiến hành các cuộc tiến công đường không ở độ cao thấp vào ban ngày trong tuần đầu của tháng 3 đã dẫn đến tổn thất ít nhất 10 máy bay phản lực. Kể từ đó, hầu hết trong số khoảng 200–300 lần xuất kích máy bay phản lực của Nga mỗi ngày dường như chỉ giới hạn cho các cuộc tuần tra của máy bay chiến đấu ở độ cao rất cao và ở khoảng cách khá xa, hoặc xuất kích tiến công vào ban đêm và độ cao thấp.
Các máy bay chiến đấu tầm cao Su-35S và Su-30SM của Nga đã tiến hành các vụ phóng tên lửa chống bức xạ (ARM) thường xuyên bằng cách sử dụng tên lửa Kh-31P, nhằm vào các radar dẫn đường của bất kỳ hệ thống SAM nào của Ukraine. Tuy nhiên, việc phải tránh xa tầm hoạt động hiệu quả của các tên lửa SAM tầm ngắn và tầm trung có nghĩa là các vụ phóng này có xác suất tiêu diệt (Pk) rất thấp và thường chỉ nhằm mục đích buộc các đơn vị vận hành SAM của Ukraine tạm thời tắt các radar của họ. Tương tự, sự hiện diện rộng rãi của các tên lửa SAM cơ động (và tầm xa S-300V4 / S-400) của Nga đã buộc không quân Ukraine hầu như chỉ hoạt động ở độ cao rất thấp kể từ những ngày đầu tiên của cuộc xung đột.
Ở độ cao thấp, nơi các cuộc cất cánh tiến công của Nga và Ukraine được thực hiện nhưng thiếu các phương án SEAD / DEAD hiệu quả, cả máy bay phản lực tốc độ cao và máy bay trực thăng đều rất dễ bị tấn công bởi các hệ thống phòng không cơ động (MANPADS) như Igla-S, Stinger và Starstreak. Chúng cũng dễ bị bắn hạ bởi các khẩu pháo phòng không và hỏa lực vũ khí nhỏ, vốn vẫn là mối đe dọa đáng gờm đối với các máy bay bay thấp ở bất cứ nơi nào lực lượng cơ giới hóa lớn được triển khai.

1654530529544.png

1654530692996.png

1654530573775.png

Tên lửa phòng không mang vác Igla-S

1654530637949.png

1654530841588.png

1654530594089.png

Tên lửa phòng không mang vác Stinger

1654530891283.png

1654530922217.png

1654530947317.png

Tên lửa phòng không mang vác Starstreak

Phần lớn trong số 19 tổn thất máy bay phản lực tốc độ cao của Nga và 11 của Ukraine đã được xác nhận có thể là do MANPADS và hỏa lực mặt đất gây ra. Tuy nhiên, điều này không phải vì những mối đe dọa đó nguy hiểm hơn SAM dẫn đường bằng radar, mà là do không có khả năng thực hiện SEAD / DEAD hiệu quả chống lại các hệ thống SAM dẫn đường bằng radar đã buộc máy bay phản lực tốc độ cao của cả hai bên phải giảm độ cao xuống tầm bắn của các loại hỏa lực tầm gần.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

NATO phụ thuộc một cách nguy hiểm vào SEAD / DEAD của Mỹ

Lực lượng Không quân Hoa Kỳ có một loạt vũ khí thâm nhập tầm xa tinh tế, bao gồm các UAV như RQ-170 và máy bay ném bom B-2, để tiến hành các cuộc tấn công trực tiếp và tiến công tầm xa nhằm vào các nút chỉ huy và điều khiển phòng không, trạm radar tầm xa và SAMs đe dọa cao của đối phương ngay từ khi bắt đầu xung đột. Tuy nhiên, những thiết bị này vừa quá đắt vừa quá khan hiếm để triển khai SEAD / DEAD quy mô lớn chống lại các hệ thống SAM di động tầm trung và gần. Đối với những mối đe dọa này, Không quân và Hải quân Hoa Kỳ theo truyền thống đã tiến hành SEAD / DEAD bằng cách tạo ra các gói tấn công tự hộ tống lớn mà lực lượng phòng không của đối phương không thể tiếp cận mục tiêu của họ và do đó phải bộc lộ để tiến công. Chiến thuật này dựa vào phối hợp chiến thuật chặt chẽ giữa các máy bay tấn công điện tử để làm suy giảm hiệu suất radar SAM của đối phương, các máy bay chiến đấu 'chồn hoang' chuyên dụng cùng ARM để chế áp SAM và các loại đạn tấn công trực diện để tiến hành các cuộc tấn công 'tiêu diệt cứng' ngay sau đó và các máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không để cung cấp khả năng bảo vệ trên không khi tiến công. Việc bay các hoạt động phức tạp như vậy một cách an toàn và hiệu quả dưới làn hỏa lực đòi hỏi các phi công được đào tạo cực kỳ bài bản, những người có thể thực hiện các nhiệm vụ của riêng mình gần như theo bản năng và đã được huấn luyện thường xuyên như một phần của các đội hình chiến thuật hỗn hợp lớn. Nó cũng đòi hỏi các máy bay tiếp dầu trên không để giữ cho các máy bay tiến công được cung cấp đủ nhiên liệu trong khi hình thành đội hình và chuyển tiếp đến khu vực tác chiến, cũng như tiếp nhiên liệu cho những máy bay cố gắng trở về căn cứ nhưng đã sử dụng nhiều nhiên liệu hơn kế hoạch trong việc vận động chiến đấu tấn công và phòng thủ. Cuối cùng, nó đòi hỏi các chuyến bay ISTAR tăng cường bằng cả máy bay thâm nhập và máy bay tầm xa, và việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch và khung C2 rất phức tạp do các chuyên gia tình báo được đào tạo bài bản và các sĩ quan có kinh nghiệm tiến hành nhằm phát hiện và lập bản đồ chính xác các mối đe dọa chính trong mạng lưới phòng không của đối phương trước mỗi nhiệm vụ và tiến hành đánh giá thiệt hại chiến trường sau đó để lập kế hoạch hiệu quả và báo cáo và các hành động tiếp theo.

1654655244756.png

1654655294326.png

1654655316190.png

Máy bay tác chiến điện tử F/A-18 super hornet block 3

1654587215434.png

1654587173036.png

1654654062495.png

UAV RQ-170

1654654198825.png

1654654149315.png

1654654173900.png

Máy bay ném bom B-2

Không quân Nga dường như không thể làm được điều này, nhưng, ngoài Mỹ, tất cả các lực lượng không quân NATO khác cũng thiếu năng lực này ở cấp độ chủ quyền quốc gia hoặc thậm chí toàn châu Âu. Họ thiếu các loại máy bay xâm nhập hiệu quả để tiến hành các cuộc tiến công trực tiếp ban đầu và chỉ thị mục tiêu cho các loại vũ khí tầm xa - chỉ có một phi đội F-35 đang tăng trưởng chậm để có thể khai thác. Họ cũng thiếu các loại đạn phù hợp. Các phi công trong hầu hết các lực lượng không quân cũng thiếu kinh nghiệm hoạt động thường xuyên như một phần của các gói tấn công lớn, hỗn hợp và chi viện lẫn nhau - ngoài cơ hội thường có một lần trong sự nghiệp được triển khai trong cuộc tập trận Cờ Đỏ do Hoa Kỳ chủ trì. Lực lượng không quân châu Âu cũng thiếu các phi đội ISTAR độc lập lớn thường được sử dụng để lập bản đồ và hiểu các mạng lưới phòng không của đối phương, cũng như thông tin tình báo và năng lực của nhân viên C2 để điều hành các hoạt động quy mô lớn phức tạp khi không có sự hỗ trợ hiệu quả của các nhân viên người Mỹ. Để gánh vác các trách nhiệm SEAD / DEAD chính, lực lượng không quân NATO sẽ phải đối mặt với những vấn đề tương tự trong việc thiết lập ưu thế trên không trên lãnh thổ mà Nga hoặc bất kỳ đối thủ quốc gia đối thủ nào khác tranh chấp bằng SAM di động. Điều này hạn chế nghiêm trọng quyền tự do hành động chủ quyền và là nút thắt chính cho bất kỳ nỗ lực nào để giảm sự phụ thuộc về quân sự của Liên minh vào Mỹ.

1654654268051.png

1654654286693.png

1654654306611.png

Máy bay F-35B

Không quân Hoàng gia Anh ở vị trí tốt hơn hầu hết các lực lượng không quân châu Âu để có khả năng nỗ lực sửa chữa một số khiếm khuyết này vì lực lượng này có sự kết hợp của máy bay và hệ thống vũ khí đã có trong kho của mình, có thể được phát triển thành lực lượng SEAD / DEAD chuyên dụng hiệu quả cao. Chẳng hạn, lực lượng Typhoon có thể phóng tên lửa hành trình Storm Shadow chống lại các vị trí radar và SAM tầm xa. Các cuộc xuất kích của F-35B có thể cho phép chúng nhắm mục tiêu vào các SAM tầm xa di động, như khẩu đội S-400, nếu dữ liệu vị trí có thể được chuyển tới bệ phóng Typhoon và tên lửa đang bay. Chúng còn hơn cả sự phù hợp so với tất cả các máy bay chiến đấu đang hoạt động của Nga ở cả cấp độ kỹ thuật và năng lực phi công, do đó có thể cung cấp khả năng tự hộ tống chống lại mọi mối đe dọa có thể xảy ra trên không. Tuy nhiên, bản thân các tên lửa hành trình Storm Shadow lớn và đắt tiền, và do đó không thể được phóng với số lượng đủ lớn để sử dụng cho nhiều mục tiêu có giá trị cao. Bất chấp hơn 1.000 vụ phóng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo của Nga, đã thành công đáng kể trước các radar và khẩu đội SAM tầm xa S-300 của Ukraine, nhưng các SAM cơ động của Ukraine vẫn hoạt động và vì vậy ưu thế trên không của Nga vẫn khó được bảo đảm. Không giống như lực lượng không quân Nga, lực lượng hạn chế về vũ khí dẫn đường chính xác (PGM) và sự quen thuộc của phi công, Không quân Hoàng gia Anh sử dụng các thiết bị chỉ thị mục tiêu tiên tiến và bom dẫn đường chính xác Paveway IV và tên lửa Brimstone làm vũ khí không đối đất chính của mình. Tuy nhiên, cả hai đều không phù hợp với SEAD / DEAD vì cả hai đều yêu cầu Typhoon phải hoạt động hiệu quả trong khu vực giao chiến của các SAM cơ động tầm trung như SA-17 của Nga. Không quân Hoàng gia Anh không còn sử dụng tên lửa ALARM vốn được sử dụng để trang bị cho lực lượng Tornado cho SEAD và một số quốc gia châu Âu khác cũng có khả năng ARM hiện đại. Đối với phi đội F-35B nhỏ của Vương quốc Anh, việc tiếp cận đủ gần các mối đe dọa SAM nhiều lớp hiện đại để sử dụng tên lửa Paveway IV làm tăng đáng kể rủi ro và thời gian cần thiết để đạt được các thông số phóng của một hệ thống SAM nếu nó hoạt động gần đó.

1654655571546.png

1654655532241.png

1654655616932.png

Máy bay chiến đấu Typhoon mang tên lửa hành trình Storm Shadow

1654654420174.png

1654654457219.png

1654654494515.png

Bom dẫn đường chính xác Paveway IV

1654654536707.png

1654654559616.png

1654654583611.png

1654654609051.png

Tên lửa Brimstone

Một vũ khí phù hợp hơn nhiều là tên lửa SPEAR 3 mới có tầm xa hơn 130 km, một đầu dò đa chế độ cho phép nó có khả năng bắn và quên ở mức độ đáng kể chống lại các phương tiện đang di chuyển một khi được phóng đi với dữ liệu mục tiêu chính xác và được thiết kế để mang trên ba bệ phóng dưới cánh của máy bay Typhoon hoặc bên trong máy bay F-35. Cùng với khả năng ý thức tình hình và khả năng tấn công điện tử vô địch của F-35, tên lửa SPEAR 3 và biến thể tác chiến điện tử SPEAR EW có thể cung cấp cho Vương quốc Anh khả năng SEAD / DEAD khép kín đáng tin cậy. Trên máy bay Typhoon, nó có thể cung cấp khả năng tự vệ đáng tin cậy và hộ tống SEAD theo gói tấn công. Tuy nhiên, đây là vũ khí đắt tiền đối với một máy bay đắt tiền và hợp đồng hiện tại của Vương quốc Anh chỉ có một khoản sản xuất ban đầu và bay thử nghiệm hạn chế. SPEAR 3 hiện cũng không thể được sử dụng bởi hệ thống mang vũ khí trên tàu sân bay lớp Queen Elizabeth.

1654654718283.png

1654654797087.png

1654654908090.png

Tên lửa SPEAR 3

Nếu Vương quốc Anh tăng đáng kể kế hoạch mua SPEAR 3 và lý tưởng là SPEAR EW, đồng thời bắt đầu huấn luyện phi hành đoàn Typhoon và F-35 cho SEAD / DEAD trong các môi trường có nhiều tranh chấp, thì nước này sẽ cần nguồn kinh phí tăng lên đáng kể hoặc cắt giảm đáng kể ở những nơi khác trong một cơ cấu lực lượng đã bị thu hẹp. Tuy nhiên, nó cũng sẽ giúp liên minh NATO có một con đường nhanh chóng để bổ sung năng lực SEAD / DEAD hiện đại, vốn đã là một nút thắt quan trọng khi có sự tham gia đầy đủ của Mỹ, hoặc là một điểm yếu nghiêm trọng nếu không có nó. Nó sẽ mang lại cho Vương quốc Anh trở thành một đầu mối độc đáo quan trọng với tư cách là một quốc gia trong khuôn khổ NATO và khiến Không quân Hoàng gia Anh trở thành lực lượng không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động nào của NATO trong tương lai. Nó cũng sẽ nâng cao quyền tự do hành động chủ quyền. Nếu có một bài học rõ ràng để rút ra từ cuộc chiến trên không ở Ukraine, đó là nếu một lực lượng không quân không thể phát hiện, trấn áp, khóa và tiêu diệt một cách đáng tin cậy các tên lửa SAM hiện đại, di động hoạt động như các mối đe dọa thoắt ẩn thoắt hiện, thì lực lượng này sẽ không thể đạt được ưu thế trên không trước các quốc gia đối thủ được trang bị khiêm tốn. Bất kỳ nỗ lực nào để khắc phục sự thiếu hụt SEAD / DEAD bằng cách giữ cự ly đáng kể hoặc bay ở tầm rất thấp để ở dưới tầm phát hiện của radar có thể sẽ gặp phải sự kết hợp tương tự giữa hiệu quả chiến trường hạn chế và tổn thất cao như Nga đã gặp phải ở Ukraine từ đầu cuộc chiến đến nay.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,002
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Danh sách các nước cung cấp vũ khí cho Ukraine khi chiến sự bước sang giai đoạn mới

Dưới đây là danh sách các quốc gia cũng như các loại vũ khí được vận chuyển cho Ukraine nhưng đó không phải là danh sách đầy đủ bởi một số quốc gia muốn giữ bí mật về những chuyến vận chuyển vũ khí này.
Nhiều quốc gia đã cung cấp vũ khí cho Ukraine kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ngày 24/2. Mặc dù nhận được nhiều hứa hẹn nhưng Ukraine cho biết nước này vẫn thiếu hỏa lực và yêu cầu được hỗ trợ nhiều vũ khí hạng nặng hơn.
Ukraine cho biết ngày 5/6/2022 rằng cuộc chiến với Nga đã bước vào giai đoạn kéo dài và cần sự hỗ trợ quân sự liên tục chứ không phải sự hỗ trợ đứt đoạn.
"Phương Tây cần phải hiểu rằng sự hỗ trợ không phải là việc chỉ làm một lần mà là việc làm liên tục cho tới khi chúng tôi giành chiến thắng", Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Ganna Malyar nhận định với truyền thông địa phương.

Mỹ

Tuần trước, Mỹ cho biết nước này đã đồng ý với yêu cầu của Kiev về việc cung cấp các hệ thống phóng tên lửa tên lửa hàng loạt và các hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), loại vũ khí có thể khiến các lực lượng của Ukraine đủ khả năng tấn công sâu vào lãnh thổ của Nga trong khi nằm ngoài tầm bắn của pháo binh Nga.
HIMARS - hệ thống sẽ bị Mỹ hạn chế về tầm bắn để ngăn cản các lực lượng của Ukraine sử dụng chúng tấn công vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga - là một phần của gói hỗ trợ vũ khí trị giá 700 triệu USD từ gói hỗ trợ 40 tỷ USD cho Ukraine vừa được Quốc hội Mỹ thông qua vào tháng trước.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã dành 4,5 tỷ USD để hỗ trợ quân sự cho Ukraine kể từ đầu cuộc chiến.
Các loại vũ khí đã được chuyển hoặc cam kết chuyển cho Ukraine bao gồm: 72 lựu pháo cỡ nòng 155 mm, 73 phương tiện vận chuyển chúng, 144.000 viên đạn và hơn 120 máy bay không người lái chiến thuật Phoenix Ghost được Không quân Mỹ phát triển gần đây để đáp ứng riêng cho các nhu cầu của Ukraine.
Mỹ cũng cam kết hỗ trợ Ukraine trực thăng, xe bọc thép chở quân nhân, 1.400 hệ thống phòng không Stinger, 5.000 hệ thống chống tăng Javelin, hàng nghìn súng trường cùng với đạn dược và một số thiết bị khác.

1654748001844.png

1654747957349.png

1654747987593.png

Hệ thống pháo phản lực HIMARS

1654747393851.png

1654747378297.png

1654747453619.png

Lựu pháo cỡ nòng 155 mm

1654747544011.png

1654747606340.png

1654747696439.png

1654747668967.png

Máy bay không người lái chiến thuật Phoenix Ghost

1654747724184.png

1654747749334.png

1654747784797.png

Hệ thống phòng không Stinger

1654747850135.png

1654747812227.png

1654747826972.png

Hệ thống chống tăng Javelin
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
2,964
Động cơ
191,568 Mã lực
(Tiếp)

Thổ Nhĩ Kỳ

Các máy bay chiến đấu không người lái Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ đã được biết tới trên toàn thế giới kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra với những video cho thấy các lực lượng Ukraine sử dụng chúng để phá hủy các đoàn xe bọc thép và pháo của Nga.
Ukraine cũng cho biết nước này đã sử dụng TB2 để đánh lạc hướng hệ thống phòng không của soái hạm Moskva trước khi tấn công nó bằng các tên lửa vào giữa tháng 4. Dù vậy, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, soái hạm Moskva đã bị hư hại nghiêm trọng do hỏa hoạn và bị chìm khi gặp bão trên đường được kéo về cảng. Trước khi chiến dịch quân sự của Nga diễn ra, Ukraine có khoảng 20 máy bay không người lái TB2. Hồi tháng 3/2022, Kiev cho biết đã nhận được thêm các máy bay không người lái này song không tiết lộ rõ số lượng.

1654868434746.png

1654868453882.png

1654868357479.png

1654868378518.png

1654868396542.png

Máy bay chiến đấu không người lái Bayraktar TB2 của Ukraine


Anh

Ngày 20/5, Anh cho biết, nước này đã cam kết hỗ trợ 566 triệu USD cho quân đội Ukraine. Chính phủ Anh thông tin, gói hỗ trợ này bao gồm 120 phương tiện bọc thép, 5.800 tên lửa chống tăng, 5 hệ thống phòng không, 1.000 tên lửa và 4,5 tấn chất nổ.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng cam kết sẽ cung cấp cho Ukraine các thiết bị chiến tranh điện tử, hệ thống radar phản pháo, thiết bị gây nhiều GPS và hàng nghìn thiết bị nhìn đêm. Anh cũng cho biết nước này đã huấn luyện hơn 22.000 binh lính Ukraine.

1654868560517.png

1654868596574.png

1654868577400.png

1654868632508.png

Tên lửa chống tăng NLAW của Anh cung cấp cho Ukraine


Canada

Canada đã cung cấp cho Ukraine 208 triệu USD hỗ trợ quân sự kể từ tháng 2/2022. Vào cuối tháng 5, chính phủ liên bang nước này cho biết đã gửi 20.000 đạn pháo cùng với các lựu pháo M777 để tăng cường mạng lưới phòng thủ của Ukraine ở Donbass.
Ottawa cũng chuyển các camera máy bay không người lái, súng trường, đạn dược, hệ thống ảnh vệ tinh phân giải cao, các bộ phóng tên lửa, hàng nghìn lựu đạn cầm tay và 2 máy bay vận tải chiến thuật.

1654868919407.png

1654868812468.png

1654868724435.png

1654868795565.png

Lựu pháo M777 của Ukraine
 

anh kéo mo cau

Xe điện
Biển số
OF-434639
Ngày cấp bằng
5/7/16
Số km
2,203
Động cơ
235,082 Mã lực
Nơi ở
Anh Sơn - Nghệ An
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top