[Funland] Nhạc bolero và nhạc vàng khác gì nhau?

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,078
Động cơ
588,865 Mã lực
Cái ý nghĩa tiêu cực kia là sau 1975 người ta gán cho nó để loại trừ nó ra khỏi đời sống âm nhạc chứ trước đó nó ko có ý nghĩa như vậy. Về sau này chính vì có thuật ngữ “nhạc vàng” nên mới đẻ ra từ “nhạc đỏ” cho nên để tránh chuyện đối lập thì người ta lại dùng các tên phụ của nó như “bolero” hạy “trữ tình quê hương”
Trong một nền âm nhạc phong phú thì việc tồn tại cả hai chiều hướng. Có thứ "sang" hơn, và thứ bình dân, dễ dãi hơn là chuyện bình thường, đâu có gì gọi là tiêu cực. Từ nhạc vàng hay nhạc sến đều ám chỉ một cá tính của dòng nhạc này.
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
6,824
Động cơ
237,118 Mã lực
Tuổi
37
Bolero là dòng nhạc.
Nhạc vàng là nhạc trước 75 phía miền Nam sáng tác theo phong cách Bolero.
Tuy nhiên ở VN cũng chỉ có những tác phẩm đó (trước 75 do bên kia sáng tác) nên về vỏ tuy khác nhau nhưng ruột nó như nhau.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,418
Động cơ
407,626 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đúng là Bolero có 2 nghĩa như cụ nói. Nhưng em thấy lý giải của cụ vẫn chưa chính xác về cái tên Bolero, tên Bolero được dùng không chỉ để dòng nhạc này được lên TV. Vì thấy ngay cả các chương trình hải ngoại người ta cũng dùng từ Bolero như ở các chương trình của Thúy Nga ông Ngạn cũng dùng từ này.
Dùng từ nhạc vàng còn có ý rằng dòng nhạc này là nhạc dễ dãi, bình dân và rẻ tiền. Ở Hải ngoại cũng nhiều ca sỹ không bao giờ hát nhạc vàng. Sau này người ta dùng từ Bolero nghe có vẻ sang hơn và tránh đi cái ý nghĩa kia.
Ngay trước 1975 thì cái tên "nhạc vàng" đã có ý nghĩa tiêu cực nên cả PBN và ASIA đều tránh dùng, mặc dù chương trình của họ có rất nhiều nhạc vàng. Thực ra thì ở bển họ làm nhạc nghiêm cẩn hơn VN nên họ không dùng tên "bolero" để chỉ dòng nhạc gồm cả rumba, slow vv

Đến khi phải dùng đúng tên thì hải ngoại vẫn dùng tên "nhạc vàng" còn tên "bolero" chỉ là phụ. Còn ở VN thì gần như bắt buộc phải dùng "bolero" vì tên "nhạc vàng" nó hơi nhạy cảm.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,342
Động cơ
621,945 Mã lực
Trong một nền âm nhạc phong phú thì việc tồn tại cả hai chiều hướng. Có thứ "sang" hơn, và thứ bình dân, dễ dãi hơn là chuyện bình thường, đâu có gì gọi là tiêu cực. Từ nhạc vàng hay nhạc sến đều ám chỉ một cá tính của dòng nhạc này.
Thì "dễ dãi, rẻ tiền" như cụ định nghĩa không hàm ý tiêu cực thì cái gì mới tiêu cực?
 

staccato

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804575
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
197
Động cơ
9,270 Mã lực
Ngay trước 1975 thì cái tên "nhạc vàng" đã có ý nghĩa tiêu cực nên cả PBN và ASIA đều tránh dùng, mặc dù chương trình của họ có rất nhiều nhạc vàng. Thực ra thì ở bển họ làm nhạc nghiêm cẩn hơn VN nên họ không dùng tên "bolero" để chỉ dòng nhạc gồm cả rumba, slow vv

Đến khi phải dùng đúng tên thì hải ngoại vẫn dùng tên "nhạc vàng" còn tên "bolero" chỉ là phụ. Còn ở VN thì gần như bắt buộc phải dùng "bolero" vì tên "nhạc vàng" nó hơi nhạy cảm.
Để tránh thì nta gọi "nhạc xưa", còn gọi bolero (dù ko chính xác) thì chỉ để chỉ nhạc sến/ trữ tình quê hương (dòng mà cs Chế Linh, Thanh Tuyền, Phương Dung ... chuyên hát) mà thôi.
Dòng "bolero" chỉ là 1 nhánh của "nhạc vàng/ nhạc trước 75" nói chung (gồm nhiều nhánh) , ko nên đánh đồng 2 thứ là 1.
 

Xã viên

Xe tải
Biển số
OF-593558
Ngày cấp bằng
6/10/18
Số km
486
Động cơ
137,280 Mã lực
Nhạc vàng là khái niệm rất mơ hồ, do cách nhìn nhận của mấy ông bí thư hoặc chính trị viên.
Nghe nhạc vàng trước năm 1975 thì không bàn đến vì quy về tội nghe đài địch.
Sau năm 1975 thì những giọng ca não nề hát bài gì không cần biết đều bị quy là nhạc vàng.
Dần dần thoáng hơn, chỉ những bài có ca từ ủy mị hoặc ********* mới coi là nhạc vàng.
Tiếp sau này chỉ cấm những bài kích động hận thù, nói xấu chế độ.
Những bài khác đều được hát tuốt và nhanh chóng ai đó đã tìm được một tên gọi hợp lý là Bolero ( mặc dù đôi khi không đúng bản chất) để phần nào giữ thể diện cho mấy cụ bonsevic !
 
Chỉnh sửa cuối:

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,418
Động cơ
407,626 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cũng vẫn là nhạc vàng thôi. Kích động nhạc. Nhạc trẻ cũng là 1 phần của nhạc vàng
Tuấn Ngọc, Elvis Phương, Công Thành... Xuất thân là hát nhạc trẻ chứ đâu
Em không biết cụ còm gì nhưng em quan điểm tất cả các bài hát được cấp phép, được hát rộng rãi ở SG trước 75 đều là nhạc vàng, bất kể thể loại.
Không tính nhạc nước ngoài. Nếu đã việt hoá trước 75 thì cũng vàng nốt
Cụ lại đánh đồng khái niệm nhạc bị cấm và nhạc vàng. Không phải tất cả các nhạc bị cấm ở miền bắc trước đây đều là nhạc vàng. Đơn cử là dòng nhạc tiền chiến trước cũng bị cấm.
Cũng như Bolero, các cụ để ý là có 2 khái niệm Nhạc vàng: Khái niệm nguyên thủy của chính M Nam trước 1975, và khái niệm bị chính trị hóa của M Bắc sau 1975.

Ở khái niệm nguyên thủy thì chỉ các bài nhạc buồn/tự sự nhịp bolero/rumba/slow rock có nội dung bình dân/thế tục/lính chiến và giai điệu không đặc trưng địa phương được gọi là Nhạc vàng. Các cụ để ý là 1 ca khúc vào loại tiêu biểu nhất của Nhạc vàng là "Thành phố buồn" lại không phải nhịp bolero mà dùng slow rock. Có những nhạc sĩ lớn của M Nam không sáng tác nhạc vàng (Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên), hoặc chỉ 1 phần tác phẩm được coi là nhạc vàng, như Phạm Duy chỉ có 1 bài rõ nhạc vàng nhất là "Ngày em 20 tuổi".

Sau 1975 thì tất cả các bài hát M Nam trước 1975 đều được xếp vào Nhạc vàng. Đó không phải là xếp loại chuyên môn mà là xếp loại kiểu chính trị. Theo đó thì không chỉ nhạc VN mà cả các bài hát trữ tình Pháp/Mỹ được dịch sang tiếng Việt cũng là nhạc vàng (và bị cấm biểu diễn).

Cho nên khi dùng từ "Nhạc vàng" các cụ có lẽ nên xác định mình đang dùng khái niệm trước hay sau 1975. Theo khái niệm trước 1975 thì "Nhạc vàng" có phạm vi khá hẹp, nó có 1 kiểu giai điệu đặc trưng chỉ nghe 1 câu là biết ngay. Để ý rằng không phải cứ tự sự buồn là nhạc vàng, chẳng hạn các Bài không tên của Vũ Thành An mặc dù rất buồn nhưng không phải là nhạc vàng.

(Ở Miền Bắc trước 1975 thì ca khúc không được xếp nhưng có sắc thái nhạc vàng nhất là "Hướng về Hà nội" của NS Hoàng Dương. Bài hát này bị cấm mãi đến sau 1990 mới được hát.)
 
Chỉnh sửa cuối:

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,078
Động cơ
588,865 Mã lực
Nhạc vàng là khái niệm rất mơ hồ, do cách nhìn nhận của mấy ông bí thư hoặc chính trị viên.
Nghe nhạc vàng trước năm 1975 thì không bàn đến vì quy về tội nghe đài địch.
Sau năm 1975 thì những giọng ca não nề hát bài gì không cần biết đều bị quy là nhạc vàng.
Dần dần thoáng hơn, chỉ những bài có ca từ ủy mị hoặc ********* mới coi là nhạc vàng.
Tiếp sau này chỉ cấm những bài kích động hận thù, nói xấu chế độ.
Những bài khác đều được hát tuốt và nhanh chóng ai đó đã tìm được một tên gọi hợp lý là Bolero ( mặc dù đôi khi không đúng bản chất) để phần nào giữ thể diện cho mấy cụ bonsevic !
Ngược lại, khái niệm nhạc vàng lại rất rõ ràng, và những người yêu thích nó vẫn gọi thế, chứ ko chi những người ko yêu thích mới dùng từ này.
 

staccato

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804575
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
197
Động cơ
9,270 Mã lực
Tạm phân loại 1 số thể loại âm nhạc (ca khúc) ở miền Nam trước 1975 (từng bị cấm lưu hành ngoài Bắc, dc gọi chung là NHẠC VÀNG)

- Nhạc tiền chiến.
Ca khúc tân nhạc trước 1945 hoặc 1954: Văn Cao, Phạm Duy, Đặng Thế Phong, Doãn Mẫn, Dương Thiệu Tước, Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Nguyễn Văn Thương ....
- Nhạc trữ tình (tình ca lãng mạn) mang âm hưởng Phương Tây của các nhạc sĩ điển hình là Cung Tiến, Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Cung Tiến, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Vũ Thành An… Có thể xếp vào nhóm này ca khúc trữ tình Trịnh Công Sơn, Nhục Tình Ca của Lê Uyên Phương.
- Nhạc Sến (trữ tình quê hương, sau này gọi là nhạc bolero) mang tính bình dân, đại chúng, ca từ đơn giản, giai điệu bài hát chịu ảnh hưởng của nhạc dân ca miền Nam. dùng nhiều tiết tấu bolero; Tạm chia: nhạc quê hương (Thanh Sơn, Hoàng Thi Thơ…; bài hát tiêu biểu là Hình Bóng Quê Nhà, Trăng Về Thôn Dã, Hành Trình Trên Quê Hương, Nắng Lên Xóm Nghèo…); nhạc than thân trách phận (Vinh Sử, Giao Tiên…; bài hét tiêu biểu như Gái Nhà Nghèo, Hai Bàn Tay Trắng, Mất Nhau Rồi, Không Giờ Rồi… ).
- Nhạc lính (cũng dc xếp vào dòng bolero) (Trúc Phương, Lam Phương, Trần Thiện Thanh…). Bài hát tiêu biểu: Biển mặn, Rừng lá thấp, Anh không chết đâu anh, Người ở lại Charlie, Phố Đêm....
- Nhạc phản chiến (như các Ca khúc Da Vàng TCS)
- Nhạc Kích Động (Hùng Cường, Mai Lệ Huyền), …1 thời náo loạn các vũ trường với nhạc tiết tấu sôi động.
- Nhạc Trẻ (âm hưởng Rock Âu Mỹ) của Nam Lộc Trường Kỳ, Ban Phượng Hoàng
- Nhạc thiếu niên nhi đồng (bao gồm cho tuổi dậy thì, teen mới lớn) như Phạm Duy - Tuổi thần tiên, Tuổi mộng mơ, Tuổi Ngọc....)
 
Chỉnh sửa cuối:

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,361 Mã lực
Cho nên khi dùng từ "Nhạc vàng" các cụ có lẽ nên xác định mình đang dùng khái niệm trước hay sau 1975. Theo khái niệm trước 1975 thì "Nhạc vàng" có phạm vi khá hẹp, nó có 1 kiểu giai điệu đặc trưng chỉ nghe 1 câu là biết ngay. Để ý rằng không phải cứ tự sự buồn là nhạc vàng, chẳng hạn các Bài không tên của Vũ Thành An mặc dù rất buồn nhưng không phải là nhạc vàng.
Cụ không sai, nhưng lịch sử tân nhạc Việt Nam kéo dài từ trước đó, từ trước CMT8. Khái niệm nhạc vàng đã xuất hiện từ trước đó nữa rồi. Trong bài Trương Chi sáng tác năm 1942, Văn Cao đã viết:

Một cánh chim rơi trong khúc nhạc vàng

Nhạc vàng trong giai đoạn này là những bài hát như chính bài Trương Chi ấy đấy, là nhạc lãng mạn, nhạc cảm tính với câu hát đắm đuối hay hờn dỗi.

xt-amnhac230605_6.gif


Bài này và những bài khác của các nhạc sỹ khác sáng tác trước cách mạng tháng 8 như Đêm đông, Ngày về, Cô hái mơ etc. tôi được nghe biểu diễn trực tiếp tại Hà Nội vào năm 1987, sau khi đất nước ta đã đổi mới, mở cửa kinh tế và thông thoáng hơn về mặt tư tưởng. Lúc ấy, dòng nhạc này được gọi bằng cái tên mới: nhạc tiền chiến. Ngay cả trong các bài viết học thuật hiện nay người ta cũng dùng tên gọi này. Nhưng năm 1942 chẳng hạn, thì chiến tranh đã xảy ra đâu, người đương thời lúc ấy không thể gọi loại nhạc lãng mạn, cảm tính này là nhạc tiền chiến được.

Trong những năm muộn của thập niên 1950, dưới chế độ mới ở miền Bắc, xảy ra vụ đánh báo Nhân Văn và tạp chí Giai Phẩm mà thực ra ông Văn Cao cũng có liên quan. Hãy đọc lại để xem vào thời điểm đó [1958] quan điểm chính thống của miền Bắc về nhạc vàng là thế nào:

Nhạc vàng là thứ âm nhạc lãng mạn bi quan, hoặc khêu gợi tình dục và những khát vọng thấp kém của xác thịt. Nó dùng khúc điệu lê thê rũ rượi hay lẳng lơ đĩ thoã, kết hợp với luận điệu giật gân và lời ca dâm đãng, thêm vào đó là một sự trình bày hỗn loạn nhả nhớt; nó là thứ âm nhạc xấu xa hèn kém nhất trong nghệ thuật âm nhạc.
Vậy nên coi nhạc vàng được phát minh ra ở miền Nam là không đúng.

Ngay cả ở miền Nam, người ta cũng khinh rẻ nhạc vàng nhưng hẳn lúc này định nghĩa về nó đã được thay đổi:

Ðầu thập niên 70 là lúc Nhạc Việt, trong phạm vi ca khúc, phát triển đến tột độ. Có sự thành công của những bài hát thông thường và chỉ được coi là nhạc thương phẩm - mệnh danh là nhạc vàng - với những tình cảm dễ dãi phù hợp với tuổi choai choai, với em gái hậu phương và lính đa tình, tuy không được coi trọng nhưng lại rất cần thiết cho vài tầng lớp xã hội trong thời chiến.
(Trích Hồi ký Phạm Duy).
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Đây cũng thuộc dòng "bolero" hả cụ? :D

Bài này ko phải cụ ạ, bài này tiết tấu nhanh, ko buồn được.
sau một hồi em đọc và xem một vài Thông tin của bọn tây thì
1. Borelo bắt nguồn từ Cu ba. Người ta nói rằng borero như kiểu ngôn ngữ về tình yêu. Nếu bạn đang yêu bạn sẽ muốn hát borero, khi bạn mất đi tình yêu, bạn cũng muốn hát borero, kiểu như Việt Nam! Mình có bài “ nếu mai anh chết em có buồn ko ?”
2 borero gia nhập vào Việt Nam! Vào những năm 1930, có tiết tấu chậm hơn, chịu ảnh hưởng của Enka nhật bản ( Enka là lời nhạc giàu cảm xúc và thường mang nhiều sầu muộn khi xoay quanh các chủ đề như thất tình, tìm quên trong men rượu, nỗi đau khổ, cảm xúc bồi hồi nhớ về quê nhà,... phản ánh đặc tính trân trọng quá khứ của người Nhật.) Em nghiêng về phía cụ gì ở trên khi nói nhạc vàng Là ám chỉ Đến Vnch, khác hẳn nhạc đỏ ( chịu ảnh hưởng của liên xô) bài hát nào cũng ca ngợi quê hương đất nước, tinh thần chiến đấu .
 

staccato

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804575
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
197
Động cơ
9,270 Mã lực
Cụ không sai, nhưng lịch sử tân nhạc Việt Nam kéo dài từ trước đó, từ trước CMT8. Khái niệm nhạc vàng đã xuất hiện từ trước đó nữa rồi. Trong bài Trương Chi sáng tác năm 1942, Văn Cao đã viết:

Một cánh chim rơi trong khúc nhạc vàng

Nhạc vàng trong giai đoạn này là những bài hát như chính bài Trương Chi ấy đấy, là nhạc lãng mạn, nhạc cảm tính với câu hát đắm đuối hay hờn dỗi.

xt-amnhac230605_6.gif


Bài này và những bài khác của các nhạc sỹ khác sáng tác trước cách mạng tháng 8 như Đêm đông, Ngày về, Cô hái mơ etc. tôi được nghe biểu diễn trực tiếp tại Hà Nội vào năm 1987, sau khi đất nước ta đã đổi mới, mở cửa kinh tế và thông thoáng hơn về mặt tư tưởng. Lúc ấy, dòng nhạc này được gọi bằng cái tên mới: nhạc tiền chiến. Ngay cả trong các bài viết học thuật hiện nay người ta cũng dùng tên gọi này. Nhưng năm 1942 chẳng hạn, thì chiến tranh đã xảy ra đâu, người đương thời lúc ấy không thể gọi loại nhạc lãng mạn, cảm tính này là nhạc tiền chiến được.

Trong những năm muộn của thập niên 1950, dưới chế độ mới ở miền Bắc, xảy ra vụ đánh báo Nhân Văn và tạp chí Giai Phẩm mà thực ra ông Văn Cao cũng có liên quan. Hãy đọc lại để xem vào thời điểm đó [1958] quan điểm chính thống của miền Bắc về nhạc vàng là thế nào:



Vậy nên coi nhạc vàng được phát minh ra ở miền Nam là không đúng.

Ngay cả ở miền Nam, người ta cũng khinh rẻ nhạc vàng nhưng hẳn lúc này định nghĩa về nó đã được thay đổi:



(Trích Hồi ký Phạm Duy).
1. Em cũng đồng ý nói "Nhạc Vàng" chỉ xuất hiện ở thời VNCH là ko đúng.
2. "Nhạc tiền chiến" trong sách chuyên ngành của âm nhạc VN hiện nay được gọi là thời kỳ Tân nhạc, phong trào "Lời ta điệu tây", nói chung là các nhạc sĩ thời kỳ đầu của Tân nhạc sáng tác ca khúc với hòa âm, điệu thức du nhập từ phương Tây (Pháp là chủ yếu), các quán bar phòng trà Hanoi cũng ngập tràn nhạc phương Tây (Valse, Tango, Cha cha cha, Rumba, Bolero....).
Nhưng các nhạc sĩ VN thời kỳ đó còn vận dụng thang ngũ cung, các làn điệu dân ca VN vào ca khúc của mình theo những mức độ, cách thức khác nhau (Văn Cao, Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, Đặng Thế Phong) nên chúng vẫn mang màu sắc của nhạc VN. Trong đó Phạm Duy chính là người vận dụng dân ca VN nhiều nhất nên nta còn nói ca khúc Phạm Duy (gồm nhiều thể loại) là 1 thứ dân ca VN hiện đại (tiêu biểu: Tình Ca, Bà mẹ Quê)

3. Nhìn rộng hơn, quan điểm về "Nhạc Vàng" quy theo góc độ 9chị và cách ứng xử với nó ở miền Bắc xhcn thực ra là 1 bản sao của CHNDTH.

Nhạc Vàng (Trung Quốc)
Cái tên xuất hiện vì màu vàng ở Trung Quốc có liên quan tới khiêu dâmtình dục. Những người theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông trong thời Cách mạng văn hóa nhìn nhận nhạc vàng như sự không đúng đắn tình dục và gán mác thể loại nhạc C-pop như vậy.[1] Thuật ngữ này được sử dụng liên tục cho tới thời kỳ Cách mạng Văn hoá.
Sau Cách mạng Văn hóa, chỉ có âm nhạc được chính phủ phê duyệt mới được phép trình diễn trong chế độ Mao Trạch Đông. Nhạc vàng, âm nhạc đề cập đến các mối quan tâm cá nhân đặc biệt là về chủ đề tình yêu, đã bị chế độ cấm vì cho là suy đồi và "không tương thích với các giá trị của cách mạng".[1]
Nhạc vàng tiếp tục phát triển ở Đài Loan và Hồng Kông, khu vực mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không có thẩm quyền. Đặng Lệ QuânPhụng Phi Phi là một trong những người biểu diễn nổi tiếng nhất, Lê Cẩm Huy (黎錦暉) là nhà soạn nhạc và nhạc sĩ nổi bật nhất.


PS: BTW Phạm Duy có bài "Còn gì nữa đâu" có thể xếp vào dòng nhạc Sến :D, cả về giai điệu, ca từ bình dân, hòa âm đơn giản (thường dc phối theo tiết tấu Boston chậm). Nhưng nhìn chung nhạc Phạm Duy về đề tài, phong cách âm nhạc rất đa dạng, từ nhạc yêu nước tới tình ca, dân ca, bé ca, tục ca, tôn giáo ca... nhạc nào cũng chơi :D
 
Chỉnh sửa cuối:

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,381
Động cơ
551,993 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Cụ không sai, nhưng lịch sử tân nhạc Việt Nam kéo dài từ trước đó, từ trước CMT8. Khái niệm nhạc vàng đã xuất hiện từ trước đó nữa rồi. Trong bài Trương Chi sáng tác năm 1942, Văn Cao đã viết:

Một cánh chim rơi trong khúc nhạc vàng

Nhạc vàng trong giai đoạn này là những bài hát như chính bài Trương Chi ấy đấy, là nhạc lãng mạn, nhạc cảm tính với câu hát đắm đuối hay hờn dỗi.

xt-amnhac230605_6.gif


Bài này và những bài khác của các nhạc sỹ khác sáng tác trước cách mạng tháng 8 như Đêm đông, Ngày về, Cô hái mơ etc. tôi được nghe biểu diễn trực tiếp tại Hà Nội vào năm 1987, sau khi đất nước ta đã đổi mới, mở cửa kinh tế và thông thoáng hơn về mặt tư tưởng. Lúc ấy, dòng nhạc này được gọi bằng cái tên mới: nhạc tiền chiến. Ngay cả trong các bài viết học thuật hiện nay người ta cũng dùng tên gọi này. Nhưng năm 1942 chẳng hạn, thì chiến tranh đã xảy ra đâu, người đương thời lúc ấy không thể gọi loại nhạc lãng mạn, cảm tính này là nhạc tiền chiến được.

Trong những năm muộn của thập niên 1950, dưới chế độ mới ở miền Bắc, xảy ra vụ đánh báo Nhân Văn và tạp chí Giai Phẩm mà thực ra ông Văn Cao cũng có liên quan. Hãy đọc lại để xem vào thời điểm đó [1958] quan điểm chính thống của miền Bắc về nhạc vàng là thế nào:



Vậy nên coi nhạc vàng được phát minh ra ở miền Nam là không đúng.

Ngay cả ở miền Nam, người ta cũng khinh rẻ nhạc vàng nhưng hẳn lúc này định nghĩa về nó đã được thay đổi:



(Trích Hồi ký Phạm Duy).

Chuẩn ạ!

Cho nên bởi vì " Dáng huyền tha thướt đê mê - Tóc thề thả gió lê thê " nên cụ Hoàng Dương sáng tác xong ca khúc thì đề tặng một người bạn, cụ bạn đem vào Sà Goòng để ca khúc đi vào lòng người. Hay "Tình ca" của cụ Hoàng Việt cũng phải sau 1975 mới chính thức được lên sóng phát thanh miền Bắc. Có lẽ chỉ vì ca từ không đủ sắt máu mà lại quá nhiều yêu thương. Ngay cả "Xa khơi" của cụ Nguyễn Tài Tuệ cũng sau 75 mới được hát thả mái mặc dù được yêu thích ngay từ lần lên sóng đầu tiên. Vì nó không nhắc đếǹ thù hận mà chỉ toàn nhung nhớ hẹn hò.

Dĩ nhiên, thời kỳ kháng chiến thống nhất thì việc toàn tâm toàn lực cho chiến tranh có thể biện hộ cho việc thống nhất giọng điệu. Nhưng có lẽ di chứng tinh thần của không khí văn nghệ thời chiến đã để lại hậu quả cho nhiều thế hệ về sau mà không được xem xét oánh giá cho khoa học.
 
Biển số
OF-709891
Ngày cấp bằng
9/12/19
Số km
1,258
Động cơ
113,062 Mã lực
Bolero là giai điệu, nhạc vàng với nhạc đỏ là gọi theo màu cờ sắc áo, thế giới làm quái gì có nhạc nào là nhạc vàng, nhạc đỏ.
 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,038
Động cơ
317,214 Mã lực
là 1 thôi, bô lê rô đọc sang mồm hơn tẹo
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,679
Động cơ
325,513 Mã lực
cocsku
Cụ đang miệt thị người khác khi nói nhạc vàng là rẻ tiền đấy
Cả 4 nữ danh ca của Miền Nam đều là hát nhạc vàng đấy: Lệ Thu, Thanh Thúy, Hoàng Oanh, Thanh Tuyền. Không Ai dám nói họ rẻ tiền khi đã nghe qua âm nhạc của họ.
Thành Phố buồn mà rẻ tiền thì tôi coi những bài hát sau này thua cả rác.
Thói đời mà rẻ tiền thì chẳng có thứ gì đáng nghe.
Tình Mẹ mà là rẻ tiền thì cái xứ này chẳng có gì đáng trân trọng
Những ca sĩ như Thái Thanh không hát bolero đơn giản là vì chất giọng, kỹ thuật hát của bà học từ dân ca bắc bộ không phù hợp để hát nó. Đó là sự trân trọng nghề nghiệp
Không như Lệ quèn hát như rống nhưng vẫn mackeno
Em thích còm này của cụ quá. Những gì mình chưa hiểu không nên miệt thị nó. 😍
 

Ôi thích quá

Xe buýt
Biển số
OF-739179
Ngày cấp bằng
12/8/20
Số km
967
Động cơ
88,265 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mô típ ca từ thì quanh đi quẩn lại về chàng trai nhà nghèo, có thể đi lính, với mối tình dang dở cùng cô gái có thể bị gia đình ép kết hôn không theo ý muốn. Nhịp điệu thì cứ chát xình chát bùm 4 cái một đều như gõ mõ (đã phân tích ở trang trước). Không bơm đẩy lên cao trào thì làm sao có thể xả khi đang thật căng để đạt cực khoái (cho đôi tai) hả các bác?
- Về mô típ ca từ đơn giản, giai điệu quanh đi quẩn lại: mời cụ phân tích về dòng dân ca ạ :D
- "Nhịp điệu chát xình chát bùm đều như gõ mõ": Hip-hop, Rap, Rock hay các ca khúc sử dụng styles Bolero, Rhumba, Tango, Waltz của Tây lẫn Ta cụ xem nó có nhõn 1 mô típ/ 1 tiết tấu ngắn lặp đi lặp lại từ đầu đến đuôi ko ạ? :D
Em đánh giá cao cả 2 cụ.
Em lan man 1 chút hơi xa với chủ đề của thớt.
Cá nhân em đánh giá "nhạc vàng" rất thấp ở tính nhạc, đặc biệt là phối khí (có cụ dẫn chứng, bê cả dàn nhạc "tây" vào cho là sang, em thấy vẫn không cải thiện được :(, mèo vẫn hoàn mèo ), đi với cách hát uỷ mị, về phát triển bài hát thì rập khuôn nhau khá nhiều, đều đều. Nói thế thì vơ đũa cả nắm, 1 số bài tuy bản gốc rất "chảy" nhưng biểu diễn khác đi sẽ mang lại giá trị khác hẳn.

Vẫn "Thành phố buồn" với các cách hát:
- Người chuộng nhạc vàng: Thành Phố Buồn - Trường Vũ - YouTube
- Dân chơi hệ RnB: Thành Phố Buồn - Trần Anh Đức - The Voice 2017 - YouTube
- Tâm tình, kể chuyện ballad: [See Sing Share 4 - Tập Cuối] Thành Phố Buồn || Hà Anh Tuấn - YouTube
- Đồng quê (giọng hát thôi, phối thì vứt đi): Thành Phố Buồn - Tuấn Ngọc - YouTube

Nghĩa là có những sáng tác vượt ra khỏi khuôn khổ của bản phối đầu, đi với dòng nhạc nào đó, mà khi phối lại với cách trình diễn của dòng nhạc khác thì vẫn hay, thậm chí hay hơn bản gốc. Điều này rất phổ biến, tây ta có hết.

Về tinh thần: Tây cũng có sến. Thậm chí sến nặng. Đó chính là dòng nhạc đám ma, Funeral Rock.
Đỡ sến hơn 1 chút, có tính phổ biến rộng hơn, đó chính là dòng nhạc Doom, âm hưởng chung là sự đau khổ, sự sụp đổ về tâm hồn.
Túm lại là con người thì đâu cũng như đâu, đều cần tới âm nhạc ở nhiều cung bậc khác nhau. Chỉ là sự thưởng thức ở mức độ nào thôi.
Mời các cụ thẩm sự sến của bọn tây lông:

Nguyên 1 album:

À về kỳ thị của xã hội về sự "bình dân" của âm nhạc thì tây cũng có nốt, pop thì đơn cử Carpenters nổi tiếng với "Top of the World", "Close to you"... thời kỳ đầu bị đập tơi tả về "cái thể loại nhạc đơn điệu", hay dàn nhạc thì có Paul Mauriat bị coi "chả ra cái thể thống gì, nửa ông nửa thằng", hay Rock thời kỳ pha tạp Rap đẻ ra Nu Metal thì bị quay lưng do "mất chất", VN thì có Small Fire. Hoài niệm thì Micheal Lăn Lông Lốc 1 thời là ban nhạc yêu thích số 1 của lứa 8x, 9x, nhưng ở chính quốc thì chả ai biết họ là ai. Nhạc và lời, tựu trung âm nhạc bị MTV Asia talk show đánh giá thấp, nhưng dân ta và 1 số nước ĐNÁ vẫn nghe ầm ầm, gu mà. Hồi ấy em cũng mê lắm, giờ nghe lại thì chỉ thấy hoài niệm và có những giai điệu mình thấy dễ nhớ, dễ bắt tai chứ phần lời thì tệ thật.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top