Cụ không sai, nhưng lịch sử tân nhạc Việt Nam kéo dài từ trước đó, từ trước CMT8. Khái niệm nhạc vàng đã xuất hiện từ trước đó nữa rồi. Trong bài Trương Chi sáng tác năm 1942, Văn Cao đã viết:
Một cánh chim rơi trong khúc nhạc vàng
Nhạc vàng trong giai đoạn này là những bài hát như chính bài Trương Chi ấy đấy, là nhạc lãng mạn, nhạc cảm tính với câu hát đắm đuối hay hờn dỗi.
Bài này và những bài khác của các nhạc sỹ khác sáng tác trước cách mạng tháng 8 như Đêm đông, Ngày về, Cô hái mơ etc. tôi được nghe biểu diễn trực tiếp tại Hà Nội vào năm 1987, sau khi đất nước ta đã đổi mới, mở cửa kinh tế và thông thoáng hơn về mặt tư tưởng. Lúc ấy, dòng nhạc này được gọi bằng cái tên mới: nhạc tiền chiến. Ngay cả trong các bài viết học thuật hiện nay người ta cũng dùng tên gọi này. Nhưng năm 1942 chẳng hạn, thì chiến tranh đã xảy ra đâu, người đương thời lúc ấy không thể gọi loại nhạc lãng mạn, cảm tính này là nhạc tiền chiến được.
Trong những năm muộn của thập niên 1950, dưới chế độ mới ở miền Bắc, xảy ra vụ đánh báo Nhân Văn và tạp chí Giai Phẩm mà thực ra ông Văn Cao cũng có liên quan. Hãy đọc lại để xem vào thời điểm đó [1958] quan điểm chính thống của miền Bắc về nhạc vàng là thế nào:
Vậy nên coi nhạc vàng được phát minh ra ở miền Nam là không đúng.
Ngay cả ở miền Nam, người ta cũng khinh rẻ nhạc vàng nhưng hẳn lúc này định nghĩa về nó đã được thay đổi:
(Trích Hồi ký Phạm Duy).
1. Em cũng đồng ý nói "Nhạc Vàng" chỉ xuất hiện ở thời VNCH là ko đúng.
2. "Nhạc tiền chiến" trong sách chuyên ngành của âm nhạc VN hiện nay được gọi là thời kỳ Tân nhạc, phong trào "Lời ta điệu tây", nói chung là các nhạc sĩ thời kỳ đầu của Tân nhạc sáng tác ca khúc với hòa âm, điệu thức du nhập từ phương Tây (Pháp là chủ yếu), các quán bar phòng trà Hanoi cũng ngập tràn nhạc phương Tây (Valse, Tango, Cha cha cha, Rumba, Bolero....).
Nhưng các nhạc sĩ VN thời kỳ đó còn vận dụng thang ngũ cung, các làn điệu dân ca VN vào ca khúc của mình theo những mức độ, cách thức khác nhau (Văn Cao, Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, Đặng Thế Phong) nên chúng vẫn mang màu sắc của nhạc VN. Trong đó Phạm Duy chính là người vận dụng dân ca VN nhiều nhất nên nta còn nói ca khúc Phạm Duy (gồm nhiều thể loại) là 1 thứ dân ca VN hiện đại (tiêu biểu: Tình Ca, Bà mẹ Quê)
3. Nhìn rộng hơn, quan điểm về "Nhạc Vàng" quy theo góc độ 9chị và cách ứng xử với nó ở miền Bắc xhcn thực ra là 1 bản sao của CHNDTH.
Nhạc Vàng (Trung Quốc)
Cái tên xuất hiện vì
màu vàng ở Trung Quốc có liên quan tới
khiêu dâm và
tình dục. Những người theo
chủ nghĩa Mao Trạch Đông trong thời Cách mạng văn hóa nhìn nhận nhạc vàng như sự không đúng đắn tình dục và gán mác thể loại nhạc
C-pop như vậy.
[1] Thuật ngữ này được sử dụng liên tục cho tới thời kỳ
Cách mạng Văn hoá.
Sau Cách mạng Văn hóa, chỉ có âm nhạc được chính phủ phê duyệt mới được phép trình diễn trong chế độ Mao Trạch Đông. Nhạc vàng, âm nhạc đề cập đến các mối quan tâm cá nhân đặc biệt là về chủ đề tình yêu, đã bị chế độ cấm vì cho là suy đồi và "không tương thích với các giá trị của cách mạng".
[1]
Nhạc vàng tiếp tục phát triển ở Đài Loan và Hồng Kông, khu vực mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không có thẩm quyền.
Đặng Lệ Quân và
Phụng Phi Phi là một trong những người biểu diễn nổi tiếng nhất,
Lê Cẩm Huy (黎錦暉) là nhà soạn nhạc và nhạc sĩ nổi bật nhất.
PS: BTW Phạm Duy có bài "Còn gì nữa đâu" có thể xếp vào dòng nhạc Sến
, cả về giai điệu, ca từ bình dân, hòa âm đơn giản (thường dc phối theo tiết tấu Boston chậm). Nhưng nhìn chung nhạc Phạm Duy về đề tài, phong cách âm nhạc rất đa dạng, từ nhạc yêu nước tới tình ca, dân ca, bé ca, tục ca, tôn giáo ca... nhạc nào cũng chơi