- Biển số
- OF-804575
- Ngày cấp bằng
- 21/2/22
- Số km
- 197
- Động cơ
- 9,270 Mã lực
Mấy clips cụ dẫn sang lĩnh vực chuyển thể (transpose)/ nhạc không lời rồi.Em đánh giá cao cả 2 cụ.
Em lan man 1 chút hơi xa với chủ đề của thớt.
Cá nhân em đánh giá "nhạc vàng" rất thấp ở tính nhạc, đặc biệt là phối khí (có cụ dẫn chứng, bê cả dàn nhạc "tây" vào cho là sang, em thấy vẫn không cải thiện được , mèo vẫn hoàn mèo ), đi với cách hát uỷ mị, về phát triển bài hát thì rập khuôn nhau khá nhiều, đều đều. Nói thế thì vơ đũa cả nắm, 1 số bài tuy bản gốc rất "chảy" nhưng biểu diễn khác đi sẽ mang lại giá trị khác hẳn.
Vẫn "Thành phố buồn" với các cách hát:
- Người chuộng nhạc vàng: Thành Phố Buồn - Trường Vũ - YouTube
- Dân chơi hệ RnB: Thành Phố Buồn - Trần Anh Đức - The Voice 2017 - YouTube
- Tâm tình, kể chuyện ballad: [See Sing Share 4 - Tập Cuối] Thành Phố Buồn || Hà Anh Tuấn - YouTube
- Đồng quê (giọng hát thôi, phối thì vứt đi): Thành Phố Buồn - Tuấn Ngọc - YouTube
Nghĩa là có những sáng tác vượt ra khỏi khuôn khổ của bản phối đầu, đi với dòng nhạc nào đó, mà khi phối lại với cách trình diễn của dòng nhạc khác thì vẫn hay, thậm chí hay hơn bản gốc. Điều này rất phổ biến, tây ta có hết.
Về tinh thần: Tây cũng có sến. Thậm chí sến nặng. Đó chính là dòng nhạc đám ma, Funeral Rock.
Đỡ sến hơn 1 chút, có tính phổ biến rộng hơn, đó chính là dòng nhạc Doom, âm hưởng chung là sự đau khổ, sự sụp đổ về tâm hồn.
Túm lại là con người thì đâu cũng như đâu, đều cần tới âm nhạc ở nhiều cung bậc khác nhau. Chỉ là sự thưởng thức ở mức độ nào thôi.
Mời các cụ thẩm sự sến của bọn tây lông:
Nguyên 1 album:
À về sự kỳ thị của xã hội về sự "bình dân" của âm nhạc thì tây cũng có nốt, pop thì đơn cử Carpenters nổi tiếng với "Top of the World", "Close to you"... thời kỳ đầu bị đập tơi tả về "cái thể loại nhạc đơn điệu", hay dàn nhạc thì có Paul Mauriat bị coi "chả ra cái thể thống gì, nửa ông nửa thằng", hay Rock thời kỳ pha tạp Rap đẻ ra Nu Metal thì bị quay lưng do "pha tạp", VN thì có Small Fire.
Về ý nghĩa của phối khí cho ca khúc (người hát và phần nhạc đệm) thì đúng là vô cùng quan trọng. Khác với ca khúc cổ điển phương Tây, các ca khúc đại chúng/ popular music (bao gồm nhạc Vàng, Xanh, Đỏ,,, pop, rock....) luôn được viết đơn giản chỉ gồm phần nốt nhạc giai điệu+ca từ (đôi khi ghi thêm ký hiệu hợp âm bên trên và không có phần nhạc đệm (phối khí).
Người sáng tác ca khúc đại chúng nhạc vàng cũng như nhạc đỏ hầu hết ko tự phối khí cho bản nhạc của mình, do đó sẽ cần có những người chuyên phối khí cho ban nhạc đệm (có khi chỉ là 1 nhạc cụ đệm). Phần phối khi không phải cứ nhiều nhạc cụ là hay, nhạc vàng, romance nhiều khi càng ít nhạc cụ/ 1 nhạc cụ càng hiệu quả khi ca khúc mang tính tự sự, gần gũi.
Về "nhạc vàng" với nghĩa ca khúc bình dân, buồn, lãng mạn, ủy mị, thì đúng như cụ nói là ở nước nào, thời nào cũng có cả (cq cấm hay ko là chuyện khác) vì nhu cầu, trạng thái cảm xúc của con người bình thường ko thể thiếu cả vui lẫn buồn (kể cả ủy mị) được.
Xét về góc độ ca khúc sến, bình dân, buồn ủy mị sướt mướt thì dòng Romance ở Nga, Blue ở Mỹ đều có thể xếp vào thể loại Nhạc Vàng, Nhạc Sến của dân Nga/ Mỹ cả
Bản tình ca nghiệt ngã (Romance) buồn sướt mướt của Nga:
1 điệu Blue buồn rũ rượi của Mỹ
Chỉnh sửa cuối: