Ý cụ nói cũng ko khác gì còm trên tôi đã viết.
Tuy nhiên có 1 sự thật là nhạc sĩ (ko được đào tạo bài bản) có thể viết ca khúc đại chúng tốt nhưng ko thể viết được nhạc giao hưởng (nếu ko được đào tạo),. nhưng ns hàn lâm được đào tạo bài bản vẫn có thể vừa viết giao hưởng, vừa viết ca khúc đại chúng (như nhạc sĩ Hoàng Vân, hay ns Trọng Đài là ví dụ).
Thế nào là đào tạo?
Và đào tạo ở đâu?
Trong thực tế, trong suốt hơn một trăm năm qua những nhạc sĩ chính quy, có tầm cỡ, cả "
ngoài Bắc lẫn trong Nam" và ngay những tên tuổi đình đám như Nghiêm Phú Phi, Nguyễn Thiện Đạo hay Đỗ Nhuận, Đỗ Hồng Quân, Nguyễn Thiếu Hoa, ..... đều là những người được đào tạo từ những nhạc viện nổi tiếng và tốt nghiệp với kết quả nghe rằng là sáng chói.
FYI, Nghiêm Phú Phi không chỉ là một nhà soạn nhạc, hòa âm, phối khí mà còn là một pianist nổi tiếng chuyên nghiệp, Tốt nghiệp Ưu hạng Nhạc viện Quốc gia Pháp.
Riêng Nguyễn Thiện Đạo hay Đỗ Nhuận, Nguyễn Thiếu Hoa,.... thì em cũng chưa biết là họ chơi nhạc cụ nào hay chỉ biết chơi "đàn bà" (thậm chí "đàn ông") và chỉ dùng "đôi tay viết nhạc" mà khoe tài ?!
Nhưng cho dù là như thế nào, thì thử hỏi tất cả các tác phẩm viết cho khí nhạc, hay ca giao hưởng của những vị này có lưu danh hoặc công chúng biết đến và thực sự yêu thích hay chưa?
Chỉ riêng Nghiêm Phú Phi, thì ông đã hòa âm cho rất nhiều các tác phẩm ca nhạc cũng như sáng tác một số tác phẩm giao hưởng trước 1975, và hay dở như thế nào thì các bác có thể tìm nghe nếu muốn.
Bản thân em đánh giá, thì những tác phẩm của Nghiêm Phú Phi sáng tác hay hòa âm phối khì rất đồ sộ và vô cùng chuẩn chỉ.
Trong khi đó tất cả những nhạc sĩ viết nhạc vàng mà người ta chưa am hiểu thường gọi là nhạc Bolero thì 99 % là không có may mắn được đào tạo đầy đủ, vì họ rất nghèo, có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là éo le, mà nhạc sĩ Lam Phương là một ví dụ điển hình nhất!
Cái họ có chỉ là tài năng thiên bẩm, và một trái tim giầu cảm xúc, một và khả năng ngôn ngữ trác tuyệt!
Nhạc của họ từ ngữ có thể đơn giản, hoặc có dăm ba "từ lạ", nhưng dù đơn giản hay ntn, nhạc họ viết mà chỉ cần thay đổi hay thêm hoặc bớt một từ hoặc dịch chuyển cao độ của một (hay vài) nhip/ note thì ý nghĩa sẽ khác hẳn, thậm chí hát không được!
Cũng xin nói thêm, nói nôm na cho dễ hiểu mau hình dung: Việc viết nhạc vàng ngày nay (nói chính xác là trước 1975) cũng giống như việc các cụ ta ngày xưa sáng tác thơ lục bát, thơ song thất lục bát!
In closing,
Trong suốt hơn hàng trăm, hàng ngàn năm qua, những câu ca dao, tục ngữ, cách ngôn, tuy ngắn gọn, giản dị nhưng mãi sẽ là những lời vàng, những kim chỉ nam cho con người ta nghe thực hành mà sống tốt với nhau hay cho chính bản thân mình.
Furthermore, Cá biệt có một số cụ được
"ăn lắm học nhiều" từng viết ra bao thiên trường thi, hay những bài phú đối, thậm chí, họ giỏi đến mức đỗ tam khôi! NHƯNG trong tất cả những vị đó, thử hỏi có bao nhiêu người làm thơ làm phú mà đi vào lòng người?
Trong suốt mấy (chục) thế kỷ từ ngày lập nước, cho đến nay số lượng Trạng nguyên, Bản (Bảng) nhãn, Thám hoa của Việt Nam không phải là ít (có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn) nhưng những bài thơ bản phú của họ, được lưu truyền thì có là bao?
Ngoại trừ những cái tên như Nguyễn Khuyến, Ngô Thì Nhiệm (Nhậm), Nguyễn công Trứ, Ngô Tất Tố là những anh tài và thi sĩ học giỏi nức tiếng, còn lại bao nhiêu người giỏi giang tài tuấn, mà cứ hỏi tác phẩm của họ để đời ở đâu?
In addition, Cá biệt có đại thi hào Nguyễn du là người không chỉ "ăn lắm học nhiều" mà giỏi sáng tác cả văn bác học văn chương bình dân truyền khẩu đi vào lịch sử là truyện Kiều còn lại thì thử hỏi có bao nhiêu người đi vào lòng quần chúng?
Mà Truyện Kiều cùng là một dạng văn chương bình dân cao cấp (thơ lục bát)!
Người bình dân thì không thể nào làm được thơ Đường luật (Thất ngôn bát cú hay tứ tuyệt) Phú, Luân,..... vì họ không được đi học không "đủ chữ" Hán để viết, để làm chúng, chứ thực ra,
nếu đơn thuần chỉ là làm thơ Đường luật, tứ tuyệt hay thất ngôn bát cú thì niêm luật cũng rất chi là đơn giản vì chúng đều có công thức cái khó nhất vẫn là
"Đủ chữ Hán thừa từ Nôm" để diễn tả ở mức optimum (tối ưu) và creation (sáng tạo) nhưng UNIQUE (độc nhất)!
In short, Chính cái rào cản về "con chữ Hán" đã khiến cho cha ông người Việt, biết bao nhiêu người không có điều kiện đi học hoặc đi học, lại thông minh học giỏi nhưng không theo chịu theo lề thói chung nên dù rất có tài nhưng chẳng thể nào thi đậu!
Mà những tên tuổi như Tú xương, Tản Đà, .......... vẫn là những minh chứng rõ ràng nhất!
Cái minh chứng đó, là họ không sáng tác thơ bằng tiếng Hán, mặc dù tiếng Hán của họ rất thâm sâu (Tản Đà đã từng kiếm ăn bằng nghề dịch thơ Đường) nhưng họ lại sáng tác thơ bằng tiếng Nôm, cái ngôn ngữ, mà
những người vỗ ngực tự xưng là bậc trí giả, có "Ăn lắm học nhiều" vẫn thường chửi xách mé: "Nôm na là cha mách qué". Cũng giống như, nhưng lời phê phán, dẻ bỉu, thậm chí chà đạp cái gọi là Nhạc vàng hay Nhạc Bolero mà ta đang nghe ở đây.
In closing, những tác phẩm thơ ca bình dân, hò, vè quần chúng trong suốt mấy trăm năm qua
đã, đang, và sẽ mãi mãi đi vào lòng công chúng vào lịch sử thi ca của dân tộc Việt Nam, và
đố ai có thể phủ nhận hay xóa nhòa giá trị của nó!
Những tác phẩm Nhạc vàng hay Nhạc Bolero, nếu thực sự có chân giá trị, em tin cũng sẽ là như vây!
Nói tóm lại âm nhạc hay thi ca hoặc nghệ thuật là những tác phẩm những vấn đề thuộc phạm trù văn hóa, mà phàm đã là văn hóa, thì chúng ta chỉ có thể nói là có hay không? thích hay không? chứ đừng bao giờ nói đúng hay sai, hoặc khen chê kiểu đưa lên chín từng mây hay đạp xuống tận đáy địa ngục, bởi vì
chỉ một nét văn hóa thôi, nếu thực sự có giá trị, thì nó sẽ tồn tại thậm chí vĩnh cửu, và khó xóa nhòa!