[Funland] Nhạc bolero và nhạc vàng khác gì nhau?

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,596
Động cơ
587,999 Mã lực
ĐVH, Lưu Chí Vỹ, thậm chí cả Nhật Tinh Anh hết thời chuyển sang hát nhạc Bolero nghe nó chán thôi rồi luôn, ấy thế mà vẫn có nhiều Fan
Đàm Vĩnh Hưng hát nhạc vàng nhưng vẫn giữ được chất giọng của anh ta. Nhiều người không ưa Đàm nên thấy anh ta làm gì là chửi rủa.
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
11,863
Động cơ
379,859 Mã lực
Vậy Bolero là một lại nhạc có nhịp điệu và đặc tính riêng còn nhạc Vàng là những loại nhạc mà người ta muốn dùng nó bày tỏ thái độ khi đề cập tới phỏng ạ?
Nếu em hiểu đúng thế thì bolero và nhạc vàng...chả liên quan
 

staccato

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804575
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
197
Động cơ
9,270 Mã lực
Đàm Vĩnh Hưng hát nhạc vàng nhưng vẫn giữ được chất giọng của anh ta. Nhiều người không ưa Đàm nên thấy anh ta làm gì là chửi rủa.
Tôi rất ghét nghe thím Đàm nhưng có lần (bị bắt lôi đi) nghe thím ấy hát live ở HN vẫn thấy thím ấy có sức hút khán giả trên sàn diễn, cái này cần thừa nhận ko phải ai cũng có (tôi vẫn ko thích nghe thím ấy hét nhe :D)
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Thế mới cần phải có văn hóa nền, văn hóa dịch, 1 từ đa nghĩa thì phải chọn nghĩa ứng với context/ nội dung bài dịch.
GG dịch theo nghĩa "phát triển" ở đây là chuẩn chỉ rồi, thắc mắc zề! :))

PS: Mà cụ vẫn chưa tìm ra dc tên chuẩn cái Viện âm nhạc ("QG") gì đó của cụ à? :D

Không dùng Wiki vì là tự điển mở!

Trong dich thuật chung thì:
Từ gốc (tên chính thức) là: Conservatoire national supérieur de musique et de danse de Paris
Khi dịch sang Việt, đã mặc định: Nhạc viện Quốc gia Paris
vì người ta mặc định trong khái niệm trường âm nhạc thì âm nhạc và múa là một!
 
Chỉnh sửa cuối:

staccato

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804575
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
197
Động cơ
9,270 Mã lực
Vậy Bolero là một lại nhạc có nhịp điệu và đặc tính riêng còn nhạc Vàng là những loại nhạc mà người ta muốn dùng nó bày tỏ thái độ khi đề cập tới phỏng ạ?
Nếu em hiểu đúng thế thì bolero và nhạc vàng...chả liên quan
1. Bolero là tên 1 tiết tấu/ style nhạc nhảy.
2. "Bolero" là tên gọi né (ko chính thức, do 1 số lều đặt ra) của dòng nhạc quê hương/ nhạc sến (thường sử dụng điệu bolero dc biến hóa theo kiểu VN phục vụ cho những bài hát dòng ca khúc này) mang âm hưởng dân ca Nam Bộ thời kỳ pre75 ở miền Nam VN. Nó là 1 nhánh trong hệ "Nhạc Vàng" theo cách gọi của miền Bắc xhcn.
 

redflame

Xe điện
Biển số
OF-195719
Ngày cấp bằng
26/5/13
Số km
2,392
Động cơ
343,211 Mã lực
E lại quote lại về xuất xứ cái tên nhạc Vàng :D (Bolero/nhạc quê hương là 1 nhánh trong dòng nhạc Vàng pre75 tại miền Nam). Xuất xứ cái tên, cách ứng xử với "nhạc Vàng" ở miền Bắc xhcn chỉ là 1 bản sao của CHNDTH thôi.

Nhạc vàng (chữ Hán: 黃色音樂; huáng sè yīn yuè, wong sik jam ngok; Hán-Việt: hoàng sắc âm nhạc) hay hoàng ca (chữ Hán: 黃歌; huáng gē, wong go; Hán-Việt: hoàng ca) là một thuật ngữ được gán là "thô tục, bẩn thỉu, ủy mị, khiêu dâm, tục tĩu" xuất phát từ ngôn ngữ tuyên truyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để mô tả những thế hệ đầu tiên của âm nhạc đại chúng tiếng HoaThượng Hải, Trung Hoa Dân Quốc trong suốt những năm 1920-1940.

Cái tên xuất hiện vì màu vàng ở Trung Quốc có liên quan tới khiêu dâmtình dục. Những người theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông trong thời Cách mạng văn hóa nhìn nhận nhạc vàng như sự không đúng đắn tình dục và gán mác thể loại nhạc C-pop như vậy.[1] Thuật ngữ này được sử dụng liên tục cho tới thời kỳ Cách mạng Văn hoá.

Trung Quốc
Sau Cách mạng Văn hóa, chỉ có âm nhạc được chính phủ phê duyệt mới được phép trình diễn trong chế độ Mao Trạch Đông. Nhạc vàng, âm nhạc đề cập đến các mối quan tâm cá nhân đặc biệt là về chủ đề tình yêu, đã bị chế độ cấm vì cho là suy đồi và "không tương thích với các giá trị của cách mạng".[1]
Có thể đó là sau này khi bên thắng trận làm văn hoá nghệ thuật vận dụng thôi cụ ạ. Tuy nhiên từ 1972 các nhạc sĩ, ca sĩ miền Nam đã sử dụng từ Nhạc Vàng rồi. Không lẽ họ căn cứ vào định nghĩa rất tiêu cực của đội Khựa để định danh cho nhạc mình hát/sáng tác. Cụ tham khảo băng nhạc Nhã Ca 5, phát hành 1972 đã có lời dẫn:
Hương Lan hân hạnh giới thiệu cùng quý vị băng nhạc Nhã Ca 5. Băng nhạc được chọn là băng nhạc Vàng hay nhất trong năm bảy mươi hai

 

Toàn Hoa HY

Xe buýt
Biển số
OF-761783
Ngày cấp bằng
4/3/21
Số km
578
Động cơ
48,553 Mã lực
Nơi ở
Hưng Yên
Đàm Vĩnh Hưng hát nhạc vàng nhưng vẫn giữ được chất giọng của anh ta. Nhiều người không ưa Đàm nên thấy anh ta làm gì là chửi rủa.
Em ko ghét ca sĩ nào, ĐVH hát Bình minh sẽ mang em đi hay, chất giọng phù hợp, luyến láy, nhịp điệu ok. Nhưng hát nhạc vàng với cách hát đó ko phù hợp, đối với đại đa số người nghe là như vậy, còn với một số fan cuồng thì chỉ cần thần tượng hú hú đã thấy hay rồi
 

redflame

Xe điện
Biển số
OF-195719
Ngày cấp bằng
26/5/13
Số km
2,392
Động cơ
343,211 Mã lực
Em ko ghét ca sĩ nào, ĐVH hát Bình minh sẽ mang em đi hay, chất giọng phù hợp, luyến láy, nhịp điệu ok. Nhưng hát nhạc vàng với cách hát đó ko phù hợp, đối với đại đa số người nghe là như vậy, còn với một số fan cuồng thì chỉ cần thần tượng hú hú đã thấy hay rồi
Thằng DVH em vốn đã ghét nghe giọng nó, lại thêm cái vụ nó chửi cả cụ nhạc sĩ Ánh 9 vì đánh giá giọng hát của nó rất thấp là em vứt hết cmn băng đĩa có tên nó luôn, dù chỉ là 1 bài trong đó.
 

staccato

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804575
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
197
Động cơ
9,270 Mã lực
Không dùng Wiki vì là tự điển mở!

Trong dich thuật chung thì:
Từ gốc (tên chính thức) là: Conservatoire national supérieur de musique et de danse de Paris
Khi dịch sang Việt, đã mặc định: Nhạc viện Quốc gia Paris
vì người ta mặc định trong khái niệm trường âm nhạc thì âm nhạc và múa là một!
1. Thế đứa nào viết đây (viết xong còn sửa để giấu dốt :)) ):

QUANG1970 nói:
Thế nào là đào tạo? :D
Và đào tạo ở đâu? :))
FYI, Nghiêm Phú Phi không chỉ là một nhà soạn nhạc, hòa âm, phối khí mà còn là một pianist nổi tiếng chuyên nghiệp, Tốt nghiệp Ưu hạng Nhac viện Pháp.
Khi viết, phải viết đầy đủ là: "- Nghiêm Phú Phi: tốt nghiệp Viện âm nhạc Quốc gia Paris."
2. Chả có bằng chứng nào cho thấy ông NPP tốt nghiệp "Conservatoire national supérieur de musique et de danse de Paris" cả, Paris nó có nhiều Music Institut de Paris lắm:))
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Bolero không phải Nhạc vàng, và ngược lại.
Không phải giai điệu Bolero nào cũng là Nhạc vàng.
Không phải Nhạc vàng chỉ dùng giai điệu Bolero.
Ví dụ một trang bìa album phát hành trước năm 1975.

c03c8e9abf6bbe913b6db05d6df2741e.jpg
 

yevon1944

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-717536
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
672
Động cơ
91,370 Mã lực
Tuổi
64
Bolero là một điệu nhạc giống như Rumba, tango, cha cha, … hay các điệu khác!. Đặc điểm của nó là giai điệu rất nhẹ nhàng, nhịp chậm rãi!. Cái này cụ đọc thêm về nhạc lý sẽ hiểu hơn!.
Còn nhạc Vàng là tên gọi được đặt bởi phe miền Bắc dành cho loại nhạc có nguồn gốc xuất xứ từ phe miền Nam vì phe miền Nam dùng cờ màu Vàng, còn nhạc của miền Bắc lúc đó thì gọi là nhạc Đỏ cũng do màu cờ mà gọi thôi!. Ở giai đoạn này thì nhạc miền Bắc hầu hết là các sáng tác phục vụ ca ngợi XHCN ở miền Bắc, ca ngợi bộ đội, đánh nhau nã vào đầu Mỹ, ..,thành ra về sau cứ mặc định các ca khúc về quân đội, thì gọi là nhạc Đỏ còn các các ca khúc viết theo điệu Bolero hay điệu Rumba hay Slow thì mặc định gọi là nhạc Vàng( hầu hết các sáng tác của nhạc miền Nam trước năm 75 thì các ca khúc chủ yếu viết trên 3 tone nhạc này).
Về sau đó với mục đích tuyên truyền, vừa để bêu xấu, chê bai những gì là của miền Nam thì người ta gán cho dòng nhạc này những cái tên gọi rất thiếu tôn trọng và có vẻ hơi khinh bỉ nó điển hình là từ “nhạc Sến”. Nói thật em khá dị ứng với những ai dùng từ này!.
Cụ nói chuẩn ạ.

Em bổ sung thêm tí: theo em hiểu thì nhạc vàng chỉ áp dụng với nhạc sáng tác trước 1975. Giai đoạn này ở miền Nam có 3 dòng nhạc chính:

- nhạc mang âm hưởng thính phòng: thường được hát ở các phòng trà, nổi bật là các sáng tác của Ngô Thuỵ Miên, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, etc, các ca sĩ nổi bật như Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly. Một cái khá thú vị là nhiều người gọi nó là "nhạc hải ngoại" có lẽ vì các nhạc sĩ, ca sĩ của dòng nhạc này đều sang Mỹ trong sự kiện 1975 và nó được nghe qua Paris by night.

- nhạc mang âm hưởng dân gian: loại này như cụ nói thường được viết theo điệu bolero, slow, tango là phổ biến nhất. Đây mới là dòng nhạc thường bị gọi là "nhạc vàng" hay "nhạc sến". Nổi bật là các sáng tác của Duy Khánh, Trúc Phương, Vinh Sử, và các ca sĩ như Chế Linh, Thanh Tuyền, Tuấn Vũ, Hương Lan, Hoàng Oanh, etc. Dòng nhạc này được trình bày khá nhiều trong các chương trình Vân Sơn, nhưng cách nó đến với người nghe nhiều nhất lại là qua đài, băng cassette và loa đi rong :))

- nhạc lính: dòng nhạc này ít người nhắc đến nhất (chắc không cần giải thích), nếu để so sánh với nhạc đỏ thì những bài nhạc vàng này sẽ bị coi là uỷ mị, yếu đuối, ít có tính anh hùng ca, nhìn chung thì nó khá là giàu tình cảm. Nổi bật nhất có lẽ là Trần Thiện Thanh và Tuấn Vũ.

tất nhiên vẫn sẽ có một vài ngoại lệ, như Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương thì em không biết xếp vào nhóm nào, Phạm Duy, Trường Sa, Anh Bằng, Lam Phương là những tác giả mà có rất nhiều tác phẩm ở tất cả các thể loại. Nhóm Phượng Hoàng cũng là một nhóm rock rất tân thời không xếp vào các dòng trên được.

(nếu em lỡ viết quá dài) tl;dr
nhạc miền Nam trước 1975 = dòng thính phòng ("nhạc hải ngoại) + dòng dân gian ("nhạc vàng", "nhạc sến") + nhạc lính (Nguỵ).
 
Chỉnh sửa cuối:

yevon1944

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-717536
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
672
Động cơ
91,370 Mã lực
Tuổi
64
Theo hiểu biết nông cạn của e thì Bolero là tên một loại tiết điệu (điệu nhạc), cũng như kiểu Disco,Valse, Chachacha..
Còn nhạc vàng là một dòng nhạc của VN thịnh hành trước năm 75, với phong cách lãng mạn nhưng ủy mị thời tiền chiến :D :D :D . Nhạc vàng thường sử dụng một số tiết điệu chậm, buồn, đều đều như Slowrock, Rumba, Bolero...
Bolero sử dụng nhịp 4/4 phù hợp với ngôn ngữ Việt, đặc biệt là giọng miền Nam thường luyến láy . Nhiều ca khúc sáng tác trước đây sử dụng tiết điệu khác nhưng sau này ca sĩ và ban nhạc biến tấu sang tiết điệu này, dẫn đến điệu nhạc này trở nên phổ biến hơn, đến mức gần như một dòng nhạc
Nếu không đúng nhờ các cao nhân chỉ bảo thêm ạ
theo em hiểu tiền chiến phải là nhạc sáng tác trước 1945 cụ ạ, và một số tác giả + một số bài hát mang âm hưởng thời đó.
 

yevon1944

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-717536
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
672
Động cơ
91,370 Mã lực
Tuổi
64
Nền tân nhạc Việt Nam có hai ca khúc có tên "Tình ca". Một "Tình ca" của Hoàng Việt, một "Tình ca" của Phạm Duy.

"Tôi yêu tiếng nước tôi...." và "Khi hát lên tiếng ca gửi về người yêu phương xa...". Cả hai ca khúc đều tuyệt vời về ca từ và giai điệu. Cụ Hoàng Việt thì âm nhạc trong sáng bác học, cụ Phạm Duy thì âm nhạc trữ tình dân tộc. Nói về cảm xúc cá nhân em thích Tình ca Hoàng Việt, nhưng về chiêm nghiệm thì thích Tình ca Phạm Duy. Hai ca khúc này, nếu tô màu thì đều rất đỏ.
Mình nghe là nghe nhạc thôi. Mình cảm thụ bài hát và cách ca sĩ thể hiện nó. Còn xuất xứ, quan điểm chính trị của tác giả cứ bỏ nó sang một bên, cụ nhỉ ? Nếu ai đó lần đầu nghe hai bài này mà không biết ai là tác giả của nó, thì em nghĩ vẫn có thể đoán ra bài của cụ Hoàng Việt là đến từ phía nào của vĩ tuyến, còn bài của cụ Phạm Duy thì sẽ khó đoán hơn nhiều.
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

yevon1944

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-717536
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
672
Động cơ
91,370 Mã lực
Tuổi
64
Nếu phân loại thế thì Nhạc Vàng bao gồm cả âm nhạc tinh hoa cổ kim classic, pop rock jazzz của nhân loại (J. Strauss - Blue Danube; J. Strauss, Schubert - Serenade; La Plus Belle Pour Aller Danser...), đúng như e còm ở trên rồi :D


Úi giời, bao năm rồi mới nghe lại bà Sylvie Vartan. Xinh thì xinh thật, mà giá hồi đó có công nghệ niềng răng thì tốt :))
 

Aziz Nesin

Xe điện
Biển số
OF-373307
Ngày cấp bằng
11/7/15
Số km
2,289
Động cơ
267,527 Mã lực
Vậy Bolero là một lại nhạc có nhịp điệu và đặc tính riêng còn nhạc Vàng là những loại nhạc mà người ta muốn dùng nó bày tỏ thái độ khi đề cập tới phỏng ạ?
Nếu em hiểu đúng thế thì bolero và nhạc vàng...chả liên quan
Liên quan ở chỗ nhạc vàng thường sử dụng điệu Bolero cụ ạ
Tiêu biểu là "Rừng lá thấp" của Trần Thiện Thanh (sáng tác 1968)
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
1. Thế đứa nào viết đây (viết xong còn sửa để giấu dốt :)) ):

QUANG1970 nói:
Thế nào là đào tạo? :D
Và đào tạo ở đâu? :))
FYI, Nghiêm Phú Phi không chỉ là một nhà soạn nhạc, hòa âm, phối khí mà còn là một pianist nổi tiếng chuyên nghiệp, Tốt nghiệp Ưu hạng Nhac viện Pháp.
Khi viết nếu có sai nhất là sai về chính tả, thì phải sửa không có gì là dốt hay giỏi.

Em viết bài bằng máy đọc rồi hiệu đính lại nên chắc chắn sẽ có sai sót nhất là những bài dài.
Những bài dài, đều viết bằng máy đọc, chứ không đánh máy, nên viết càng dài thì sai sẽ nhiều, và sai thì sửa.

Riêng Cụm từ "Nhạc viện Quốc gia Pháp" hay "Nhạc viện Pháp" đây không phải là lần đầu tiên em viết mà đã từng dùng rất nhiều lần nhất là trong những bài viết về Piano mà về Mme Đỗ thế Phiệt.
Muốn "bới lông tìm vết" ư?
Dễ lắm có thể kiểm tra cụm từ nào dùng nhiều hơn ("Nhạc viện Quốc gia Pháp" hay "Nhạc viện Pháp" ). Tất cả vẫn còn đấy!

Cái quan trọng nhất vẫn là sai thì phải sửa, nếu tôn trọng người đọc.


2. Chả có bằng chứng nào cho thấy ông NPP tốt nghiệp "Conservatoire national supérieur de musique et de danse de Paris" cả, Paris nó có nhiều Music Institut de Paris lắm:))
Nghiêm Phú Phi là Hiệu trưởng Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, một ngôi trường có uy tìn và danh giá thì việc Ông học ở đâu học, ntn tự khắc hiểu.

Còn muốn cặn kẽ ư?
Bản thân tôi từng học ông tại nhà, và khi tới nhà ông (Phạm Đăng Hưng, nay là Mai Thị Lựu - Quận 1) thì tầm bằng danh giá này treo ngay cuối phòng Khách cũng là chỗ dạy đàn, một cây Grand Piano Yahama G3 màu đỏ mua với giá hữu nghị của một quan chức cấp cao Nhật Bản.

In closing, Không nên xúc phạm một nhạc sư có uy tín và được nhiều người yêu kính nhé!
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Có thể đó là sau này khi bên thắng trận làm văn hoá nghệ thuật vận dụng thôi cụ ạ. Tuy nhiên từ 1972 các nhạc sĩ, ca sĩ miền Nam đã sử dụng từ Nhạc Vàng rồi. Không lẽ họ căn cứ vào định nghĩa rất tiêu cực của đội Khựa để định danh cho nhạc mình hát/sáng tác. Cụ tham khảo băng nhạc Nhã Ca 5, phát hành 1972 đã có lời dẫn:
Hương Lan hân hạnh giới thiệu cùng quý vị băng nhạc Nhã Ca 5. Băng nhạc được chọn là băng nhạc Vàng hay nhất trong năm bảy mươi hai


Trên đời có một chữ vàng,​
Ghét chê vàng vọt, thích càng quý yêu.​
Lũ chửi hỏi được bao nhiêu? :-?
Còn nghe, hay hát, khéo đầy nhân gian! :P
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Cụ phân tích hay tuyệt. Cụ phân tích giúp thêm về các cụ Phạm Duy, Văn Cao & Ngô Thụy Miên, Phú Quang.

E thấy cụ P.D đc đào tạo bài bản, nhg sao e thấy tác phẩm của cụ ý cũng kiểu như của cụ Văn Cao e nghe ko thấy quá hay để phải ấn tượng gì lắm (có lẽ nhạc cổ nên khó tiếp thu? hay thời đó ít nhạc sỹ??);

Cụ Ngô Thụy Miên là dân tay trái (nghề chính là nv điều không sb TSN), thì gần như bài nào e thấy cũng nét, Giáng Ngọc, Mắt Biếc, ... giai điệu, câu từ rất mềm mại, sang trọng. Cụ Phú Quang thì là dân chuyên nghiệp, nhưng các tác phẩm của ô rất giản dị, dễ gần và cũng rất phổ biến.

Như vậy nhiều lúc sự giản dị, gần gụi mới là cái đem đến thành công của các bài hát?

Thế nào là đào tạo? :D
Và đào tạo ở đâu? :))

Trong thực tế, trong suốt hơn một trăm năm qua những nhạc sĩ chính quy, có tầm cỡ, cả "ngoài Bắc lẫn trong Nam" và ngay những tên tuổi đình đám như Nghiêm Phú Phi, Nguyễn Thiện Đạo hay Đỗ Nhuận, Đỗ Hồng Quân, Nguyễn Thiếu Hoa, ..... đều là những người được đào tạo từ những nhạc viện nổi tiếng và tốt nghiệp với kết quả nghe rằng là sáng chói. :P

FYI, Nghiêm Phú Phi không chỉ là một nhà soạn nhạc, hòa âm, phối khí mà còn là một pianist nổi tiếng chuyên nghiệp, Tốt nghiệp Ưu hạng Nhạc viện Quốc gia Pháp.
Riêng Nguyễn Thiện Đạo hay Đỗ Nhuận, Nguyễn Thiếu Hoa,.... thì em cũng chưa biết là họ chơi nhạc cụ nào hay chỉ biết chơi "đàn bà" (thậm chí "đàn ông") và chỉ dùng "đôi tay viết nhạc" mà khoe tài ?! :))

Nhưng cho dù là như thế nào, thì thử hỏi tất cả các tác phẩm viết cho khí nhạc, hay ca giao hưởng của những vị này có lưu danh hoặc công chúng biết đến và thực sự yêu thích hay chưa? :-?

Chỉ riêng Nghiêm Phú Phi, thì ông đã hòa âm cho rất nhiều các tác phẩm ca nhạc cũng như sáng tác một số tác phẩm giao hưởng trước 1975, và hay dở như thế nào thì các bác có thể tìm nghe nếu muốn.
Bản thân em đánh giá, thì những tác phẩm của Nghiêm Phú Phi sáng tác hay hòa âm phối khì rất đồ sộ và vô cùng chuẩn chỉ. ^:)^


Trong khi đó tất cả những nhạc sĩ viết nhạc vàng mà người ta chưa am hiểu thường gọi là nhạc Bolero thì 99 % là không có may mắn được đào tạo đầy đủ, vì họ rất nghèo, có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là éo le, mà nhạc sĩ Lam Phương là một ví dụ điển hình nhất! :">

Cái họ có chỉ là tài năng thiên bẩm, và một trái tim giầu cảm xúc, một và khả năng ngôn ngữ trác tuyệt!
Nhạc của họ từ ngữ có thể đơn giản, hoặc có dăm ba "từ lạ", nhưng dù đơn giản hay ntn, nhạc họ viết mà chỉ cần thay đổi hay thêm hoặc bớt một từ hoặc dịch chuyển cao độ của một (hay vài) nhip/ note thì ý nghĩa sẽ khác hẳn, thậm chí hát không được!

Cũng xin nói thêm, nói nôm na cho dễ hiểu mau hình dung: Việc viết nhạc vàng ngày nay (nói chính xác là trước 1975) cũng giống như việc các cụ ta ngày xưa sáng tác thơ lục bát, thơ song thất lục bát!


In closing, Trong suốt hơn hàng trăm, hàng ngàn năm qua, những câu ca dao, tục ngữ, cách ngôn, tuy ngắn gọn, giản dị nhưng mãi sẽ là những lời vàng, những kim chỉ nam cho con người ta nghe thực hành mà sống tốt với nhau hay cho chính bản thân mình.

Furthermore, Cá biệt có một số cụ được "ăn lắm học nhiều" từng viết ra bao thiên trường thi, hay những bài phú đối, thậm chí, họ giỏi đến mức đỗ tam khôi! NHƯNG trong tất cả những vị đó, thử hỏi có bao nhiêu người làm thơ làm phú mà đi vào lòng người? :))

Trong suốt mấy (chục) thế kỷ từ ngày lập nước, cho đến nay số lượng Trạng nguyên, Bản (Bảng) nhãn, Thám hoa của Việt Nam không phải là ít (có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn) nhưng những bài thơ bản phú của họ, được lưu truyền thì có là bao?
Ngoại trừ những cái tên như Nguyễn Khuyến, Ngô Thì Nhiệm (Nhậm), Nguyễn công Trứ, Ngô Tất Tố là những anh tài và thi sĩ học giỏi nức tiếng, còn lại bao nhiêu người giỏi giang tài tuấn, mà cứ hỏi tác phẩm của họ để đời ở đâu? =))

In addition, Cá biệt có đại thi hào Nguyễn du là người không chỉ "ăn lắm học nhiều" mà giỏi sáng tác cả văn bác học văn chương bình dân truyền khẩu đi vào lịch sử là truyện Kiều còn lại thì thử hỏi có bao nhiêu người đi vào lòng quần chúng?
Mà Truyện Kiều cùng là một dạng văn chương bình dân cao cấp (thơ lục bát)!

Người bình dân thì không thể nào làm được thơ Đường luật (Thất ngôn bát cú hay tứ tuyệt) Phú, Luân,..... vì họ không được đi học không "đủ chữ" Hán để viết, để làm chúng, chứ thực ra, nếu đơn thuần chỉ là làm thơ Đường luật, tứ tuyệt hay thất ngôn bát cú thì niêm luật cũng rất chi là đơn giản vì chúng đều có công thức cái khó nhất vẫn là "Đủ chữ Hán thừa từ Nôm" để diễn tả ở mức optimum (tối ưu) và creation (sáng tạo) nhưng UNIQUE (độc nhất)!

In short, Chính cái rào cản về "con chữ Hán" đã khiến cho cha ông người Việt, biết bao nhiêu người không có điều kiện đi học hoặc đi học, lại thông minh học giỏi nhưng không theo chịu theo lề thói chung nên dù rất có tài nhưng chẳng thể nào thi đậu!

Mà những tên tuổi như Tú xương, Tản Đà, .......... vẫn là những minh chứng rõ ràng nhất!
Cái minh chứng đó, là họ không sáng tác thơ bằng tiếng Hán, mặc dù tiếng Hán của họ rất thâm sâu (Tản Đà đã từng kiếm ăn bằng nghề dịch thơ Đường) nhưng họ lại sáng tác thơ bằng tiếng Nôm, cái ngôn ngữ, mà những người vỗ ngực tự xưng là bậc trí giả, có "Ăn lắm học nhiều" vẫn thường chửi xách mé: "Nôm na là cha mách qué". Cũng giống như, nhưng lời phê phán, dẻ bỉu, thậm chí chà đạp cái gọi là Nhạc vàng hay Nhạc Bolero mà ta đang nghe ở đây.

In closing, những tác phẩm thơ ca bình dân, hò, vè quần chúng trong suốt mấy trăm năm qua đã, đang, và sẽ mãi mãi đi vào lòng công chúng vào lịch sử thi ca của dân tộc Việt Nam, đố ai có thể phủ nhận hay xóa nhòa giá trị của nó!

Những tác phẩm Nhạc vàng hay Nhạc Bolero, nếu thực sự có chân giá trị, em tin cũng sẽ là như vây!


Nói tóm lại âm nhạc hay thi ca hoặc nghệ thuật là những tác phẩm những vấn đề thuộc phạm trù văn hóa, mà phàm đã là văn hóa, thì chúng ta chỉ có thể nói là có hay không? thích hay không? chứ đừng bao giờ nói đúng hay sai, hoặc khen chê kiểu đưa lên chín từng mây hay đạp xuống tận đáy địa ngục, bởi vì chỉ một nét văn hóa thôi, nếu thực sự có giá trị, thì nó sẽ tồn tại thậm chí vĩnh cửu, và khó xóa nhòa!
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Có lẽ sau 75, từ "nhạc vàng" được dùng nhiều là để ám chỉ nhạc viết dưới chế độ cũ (cờ vàng), bao gồm nhiều bài có nd p-hản đ-ộng.

Giờ gọi là nhạc Bolero là 1 kiểu "bình mới rượu cũ", để gián tiếp cho phép nhiều bài nhạc trữ tình "phi chính trị" thời đó đc dễ dàng đưa đến với công chúng ngày nay hơn. Chuyện này theo e ko nên bàn sâu thêm.

Có thể đó là sau này khi bên thắng trận làm văn hoá nghệ thuật vận dụng thôi cụ ạ. Tuy nhiên từ 1972 các nhạc sĩ, ca sĩ miền Nam đã sử dụng từ Nhạc Vàng rồi. Không lẽ họ căn cứ vào định nghĩa rất tiêu cực của đội Khựa để định danh cho nhạc mình hát/sáng tác. Cụ tham khảo băng nhạc Nhã Ca 5, phát hành 1972 đã có lời dẫn:
Hương Lan hân hạnh giới thiệu cùng quý vị băng nhạc Nhã Ca 5. Băng nhạc được chọn là băng nhạc Vàng hay nhất trong năm bảy mươi hai

 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Có lẽ sau 75 từ nhạc vàng được dùng nhiều 'à để ám chỉ nhạc viết dưới chế độ cũ (cờ vàng), bao gồm nhiều bài có nd p-hản đ-ộng.

Giờ gọi là nhạc Bolero là 1 kiểu "bình cũ rượu mới", để gián tiếp cho phép nhiều bài nhạc trữ tình "phi chính trị" thời đó đc dễ dàng đưa đến với công chúng ngày nay hơn. Chuyện này theo e ko nên bàn sâu thêm.

Bác nói không thể đúng hơn! ^:)^

Nhất là câu:'
"Giờ gọi là nhạc Bolero là 1 kiểu "bình cũ rượu mới", để gián tiếp cho phép nhiều bài nhạc trữ tình "phi chính trị" thời đó đc dễ dàng đưa đến với công chúng ngày nay hơn. Chuyện này theo e ko nên bàn sâu thêm." =D>

Quý hồ còn được bên nhau, :x
Im nghe, để thấy đủ màu nhân gian. :P
Còn hơn nói bậy, bàn càn.​
Khơi chi cái đống tro tàn, đã qua? :-?
Bao năm gió táp mưa sa, :((
Nay thì thấy lại, như là trong mơ! :">
Năm xưa, nào dám đợi chờ,​
Giờ nghe, lại nhớ tuổi thơ đã từng .................. :D
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top