[Funland] Nhạc bolero và nhạc vàng khác gì nhau?

staccato

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804575
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
197
Động cơ
9,270 Mã lực
Tiếp nhạc Tiền chiến (1 nhánh của Nhạc Vàng).

Đoàn Chuẩn-Từ Linh: Gửi người em gái, Khánh Ly

Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng
Lượm đào phong kín cánh mong manh như hoa lòng
Hà Nội chờ đón Tết, vắng bóng người đi, liễu rủ... mà chi.

Đêm tân xuân, hồ Gươm sao long lanh
Hoa mai rơi, rủ nhau nơi phương xa
Đường phố vắng bóng đèn
Chạnh lòng tôi nhớ tới... người em.

Tôi có người em gái, tuổi chớm dâng hương
Mắt huyền rộn ý yêu thương
Đôi mắt em nói nhiều, tha thiết như dáng kiều
Ôi, tình yêu!

Nhưng... một sớm mùa thu, giữa chân trời xanh ngắt
Nàng đi... gót hài xanh
Người đi trong dạ sao đành
Đường quên lối cũ ân tình... nghĩa xưa.

Rồi từ ngày ấy nước sông ngăn cách đôi lòng
Thuyền tình vỡ lỡ bến cô đơn không ai ngờ
Tình nghèo xa cách mãi, em tôi đành ôm mối sầu mà đi.

Em tôi đi, màu son lên đôi môi
Khăn san bay, lả lơi trên hai vai
Nhìn xác pháo bên thềm
Gợi lòng tôi nhớ tới người em ...
 
Chỉnh sửa cuối:

Virus Love

Xe buýt
Biển số
OF-490995
Ngày cấp bằng
23/2/17
Số km
879
Động cơ
5,547 Mã lực
Tuổi
47
Bài này có gõ được tình chát chát đâu mà cụ bảo 3/4 nhở
Bài đó đánh kiểu 6 bit, tempo khoảng 70-80. Hồi đi học em có chơi trong ban nhạc ở khoa dược ở vị trí guitar solo nếu không nghe được riff trống thì không solo được
 
Chỉnh sửa cuối:

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,849
Động cơ
114,884 Mã lực
Bài đó đánh kiểu 6 bit, tempo khoảng 70-80. Hồi đi học em có chơi trong ban nhạc ở khoa dược ở vị trí guitar solo nếu không nghe được riff trống thì không solo được
Em ko hiểu ý cụ, tempo thì có ảnh hưởng j đến nhịp. Nhịp 3/4 chơi nhanh thì nó vẫn là 3/4 chứ có thành nhịp khác đâu nhỉ! Vẫn là 1 mạnh 2 nhẹ chứ!
 

Virus Love

Xe buýt
Biển số
OF-490995
Ngày cấp bằng
23/2/17
Số km
879
Động cơ
5,547 Mã lực
Tuổi
47
Em ko hiểu ý cụ, tempo thì có ảnh hưởng j đến nhịp. Nhịp 3/4 chơi nhanh thì nó vẫn là 3/4 chứ có thành nhịp khác đâu nhỉ! Vẫn là 1 mạnh 2 nhẹ chứ!
Ý cụ là nhịp 3/4 thì phải là tình chát chát đó là cụ đánh note móc đơn. Còn em muốn bản nhạc này nhạc đệm tiếng nó nhiều và dày hơn em đánh note móc đôi nên nghe có 6 âm thanh thay vì 3 như cụ. Bản này nó đánh điệu rock gì mà em cũng không biết tên vì trên thế giới nhiều quá em không biết hết với lại em cũng nghĩ chơi nhạc hơn 20 năm rồi
 

trinhhunghb

Xe lăn
Biển số
OF-351322
Ngày cấp bằng
18/1/15
Số km
13,189
Động cơ
1,030,377 Mã lực
Em vào hóng các cụ bàn luận về nhạc
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,065
Động cơ
349,868 Mã lực
Thế tóm lại là không có định nghĩa chuẩn của nhạc vàng phải không các cụ, các ông tuyên giáo hiểu một kiểu, các bác nhạc sỹ miền Nam tự gọi mình là vàng hiểu một kiểu và chúng ta cũng hiểu kiểu khác. Tuy nhiên, em để ý thấy hình như không cụ nào nói đến nhạc hải ngoại sau 75, phải chăng các cụ không coi là nhạc vàng? Em nghe thấy cũng vàng lắm mà.
 

staccato

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804575
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
197
Động cơ
9,270 Mã lực
Thế tóm lại là không có định nghĩa chuẩn của nhạc vàng phải không các cụ, các ông tuyên giáo hiểu một kiểu, các bác nhạc sỹ miền Nam tự gọi mình là vàng hiểu một kiểu và chúng ta cũng hiểu kiểu khác. Tuy nhiên, em để ý thấy hình như không cụ nào nói đến nhạc hải ngoại sau 75, phải chăng các cụ không coi là nhạc vàng? Em nghe thấy cũng vàng lắm mà.
Cụ có thể đọc lại các còm trước và các định nghĩa đã dẫn.
Cách quy kết và việc gán tên gọi "Nhạc vàng" cho những bản tình ca (tình yêu cá nhân đôi lứa) bắt nguồn từ TQ (những người theo chủ nghĩa Mao) và được sử dụng ở miền bắc xhcn như 1 bản sao.
Ngoài TQ, VN (có thể là ở Bắc Hàn và 1 vài nước xhcn châu Á khác e ko chắc) thì trên thế giới không có dòng âm nhạc nào được gán tên "nhạc Vàng" cả, cả ở tất cả các nước Âu Mỹ, cũng như Liên Xô và Đông Âu xhcn thời chiến tranh lạnh cũng ko hề có cái dòng nhạc nào được gán tên cho cái gọi là "Nhạc Vàng" cả.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,065
Động cơ
349,868 Mã lực
Cụ có thể đọc lại các còm trước và các định nghĩa đã dẫn.
Cách quy kết và việc gán tên gọi "Nhạc vàng" cho những bản tình ca (tình yêu cá nhân đôi lứa) bắt nguồn từ TQ (những người theo chủ nghĩa Mao) và được sử dụng ở miền bắc xhcn như 1 bản sao.
Ngoài TQ, VN (có thể là ở Bắc Hàn và 1 vài nước xhcn châu Á khác e ko chắc) thì trên thế giới không có dòng âm nhạc nào được gán tên "nhạc Vàng" cả, cả ở tất cả các nước Âu Mỹ, cũng như Liên Xô và Đông Âu xhcn thời chiến tranh lạnh cũng ko hề có cái dòng nhạc nào được gán tên cho cái gọi là "Nhạc Vàng" cả.
Em đọc cụ và vài cụ khác định nghĩa rồi, mỗi cụ một khác mà. Có cụ thì gom tất nhạc VNCH trước 75, có cụ thì tách nhạc tiền chiến ra, có cụ tách vài nhạc sỹ như Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, ... ra, chưa kể các cụ nhạc sỹ ca sỹ miền Nam thời đó cũng tự gọi nhạc mình là vàng không rõ theo nghĩa nào.
 

staccato

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804575
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
197
Động cơ
9,270 Mã lực
Em đọc cụ và vài cụ khác định nghĩa rồi, mỗi cụ một khác mà. Có cụ thì gom tất nhạc VNCH trước 75, có cụ thì tách nhạc tiền chiến ra, có cụ tách vài nhạc sỹ như Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, ... ra, chưa kể các cụ nhạc sỹ ca sỹ miền Nam thời đó cũng tự gọi nhạc mình là vàng không rõ theo nghĩa nào.
Nhiều ý kiến thế thì theo cụ thế nào là nhạc Vàng?
1. từ góc độ của miền Bắc XHCN? (vì cụ đang sống ở CHXHCNVN)
2. từ góc độ của nền âm nhạc đại chúng thế giới? (vì giờ có internet ko khó gì để cập nhật kiến thức thế giới, tự rút ra kết luận cho mình)
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,065
Động cơ
349,868 Mã lực
Nhiều ý kiến thế thì theo cụ thế nào là nhạc Vàng?
1. từ góc độ của miền Bắc XHCN? (vì cụ đang sống ở CHXHCNVN)
2. từ góc độ của nền âm nhạc đại chúng thế giới? (vì giờ có internet ko khó gì để cập nhật kiến thức thế giới, tự rút ra kết luận cho mình)
Em không rành nhạc vàng nên nghe các cụ nói thì biết có các định nghĩa khác nhau như thế nào thôi. Trước thì em hiểu nhạc vàng theo giai điệu bài hát thôi, kiểu nghe là thấy vàng rồi chả cần biết bài gì, ông nào sáng tác, sáng tác trước hay sau 75... Tất nhiên cái khái niệm đó của em hơi mơ hồ và có vẻ thuộc định nghĩa hẹp của nhạc vàng.

Chính vì hiểu thế nên em không coi nhạc tiền chiến của Đoàn Chuẩn, Văn Cao là vàng. Đặc biệt bài Giọt mưa thu, Con thuyền không bến của Đặng Thế Phong dù rất buồn nhưng càng không phải vàng. Trong những bài đó thì cái buồn của người nghệ sĩ rất có cốt cách, buồn cho mình hay cho nhân thế nhưng không hề bi lụy, tầm thường.
 
Chỉnh sửa cuối:

staccato

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804575
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
197
Động cơ
9,270 Mã lực
Em không rành nhạc vàng nên nghe các cụ nói thì biết có các định nghĩa khác nhau như thế nào thôi. Trước thì em hiểu nhạc vàng theo giai điệu bài hát thôi, kiểu nghe là thấy vàng rồi chả cần biết bài gì, ông nào sáng tác, sáng tác trước hay sau 75... Tất nhiên cái khái niệm đó của em hơi mơ hồ và có vẻ thuộc định nghĩa hẹp của nhạc vàng.
1. Chỗ đậm đậm: OK, đó cũng là 1 nhận định, và đúng như cụ nói, nó "mơ hồ" bởi vì thực ra trong nghệ thuật đích thực không tồn tại 1 định nghĩa kiểu quy chụp/ dán nhãn cho các tác phẩm nghệ thuật theo chủ quan hoặc ý thích của 1 nhóm người như thế.
2. Việc em và mn "phân loại" nhạc Vàng cũng chỉ là cho vui trong mùa dịch thôi, tại sao lại cho vui thì e đã giải thích ở trên. Thực chất không có cái gọi là "nhạc Vàng, nhạc Xanh, nhạc Đỏ, v.v... " mà chỉ có nhạc Hay và Dở, nhạc Vui và nhạc Buồn với các sắc thái khác nhau, quan trọng là thứ nhạc nào, tp nào động chạm được đến trái tim người nghe và để lại dấu ấn lâu dài trong nhiều thế hệ hay ko mà thôi :)
 

ruby_eagle

Xe điện
Biển số
OF-66243
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
3,945
Động cơ
967,204 Mã lực
Nơi ở
Ở nơi đó..
Nhạc này nghe sầu não, hợp với ai đang thất tình. Đang yêu đời mà nghe hoài thì thành ra sầu đời lúc nào ko biết :))
 

staccato

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804575
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
197
Động cơ
9,270 Mã lực
Chính vì hiểu thế nên em không coi nhạc tiền chiến của Đoàn Chuẩn, Văn Cao là vàng. Đặc biệt bài Giọt mưa thu, Con thuyền không bến của Đặng Thế Phong dù rất buồn nhưng càng không phải vàng. Trong những bài đó thì cái buồn của người nghệ sĩ rất có cốt cách, buồn cho mình hay cho nhân thế nhưng không hề bi lụy, tầm thường.
Rất tiếc, trên thực tế lịch sử thì những ca khúc cụ kể trên vẫn được những người có thẩm quyền xếp vào dạng nhạc ủy mị, dung tục, tiểu tư sản, đồi trụy và bị cấm lưu hành trong 1 thời gian rất dài (cả trong thời chiến cũng như thời bình).
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Nghe cụ phân loại e nhớ đến 1 bộ film chiếu tivi thời 8x, do NSND Trà Giang đóng vai 1 bà GĐ 1 XN NN, bà ấy mắng cậu thư ký: tại sao lại nghe thứ nhạc "ủy mỵ, không phục vụ cho chiến đấu và sản xuất" như vậy b-)

Đây có lẽ 1 định nghĩa ko chính thức về nhạc vàng mà e thấy khá chuẩn. Nó đối lập nhạc vàng hoàn toàn với toàn bộ nhịp sống của 1 đất nước vừa dồn hết sức mình cho 1 nhiệm vụ gian khổ bậc nhất trong LS dân tộc, và đang tiếp tục tập trung để tái kiến thiết với ước vọng sớm đưa đất nước lên 1 tầm lý tưởng mới.

"Ủy mị" là giây phút con người mềm yếu, là giây phút riêng tư nhất. Đôi lúc phải kìm nén, dấu đi, gạt đi vì yêu cầu của mục đích chung.

Như vậy, nhạc vàng hay "ủy mị" ko xấu nhưng cần có mức độ ủy mị phù hợp với (i) bối cảnh chung về xã hội, với (ii) tâm trạng người nghe, với (iii) mức độ tình cảm mà bài hát muốn truyền tải (tránh rên rỉ quá mức), và (iv) phù hợp với ... Giới tính của ca sỹ.

Tâm trạng riêng tư và bối cảnh chung về xã hội đôi khi vênh nhau, lúc đó chỉ len lén nghe vụng trộm cũng có thể chấp nhận được. Về các góc độ còn lại, thời trước, e sợ nhất là gặp mấy thánh rên rỉ sướt mướt (e.g, Chế Linh pre 75), giờ sợ nhất mấy ô xăng pha nhớt - giọng chảy nước cầm mic. Đáng tiếc số này giờ khá phổ biến.

1. Chỗ đậm đậm: OK, đó cũng là 1 nhận định, và đúng như cụ nói, nó "mơ hồ" bởi vì thực ra trong nghệ thuật đích thực không tồn tại 1 định nghĩa kiểu quy chụp/ dán nhãn cho các tác phẩm nghệ thuật theo chủ quan hoặc ý thích của 1 nhóm người như thế.
2. Việc em và mn "phân loại" nhạc Vàng cũng chỉ là cho vui trong mùa dịch thôi, tại sao lại cho vui thì e đã giải thích ở trên. Thực chất không có cái gọi là "nhạc Vàng, nhạc Xanh, nhạc Đỏ, v.v... " mà chỉ có nhạc Hay và Dở, nhạc Vui và nhạc Buồn với các sắc thái khác nhau, quan trọng là thứ nhạc nào, tp nào động chạm được đến trái tim người nghe và để lại dấu ấn lâu dài trong nhiều thế hệ hay ko mà thôi :)
 
Chỉnh sửa cuối:

staccato

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804575
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
197
Động cơ
9,270 Mã lực
Nghe cụ phân loại e nhớ đến 1 bộ film chiếu tivi thời 8x, do NSND Trà Giang đóng vai 1 bà GĐ 1 XN NN, bà ấy mắng cậu thư ký: tại sao lại nghe thứ nhạc "ủy mỵ, không phục vụ cho chiến đấu và sản xuất" như vậy b-)
Đây có lẽ 1 định nghĩa ko chính thức về nhạc vàng mà e thấy khá chuẩn. Nó đối lập nhạc vàng hoàn toàn với toàn bộ nhịp sống của 1 đất nước vừa dồn hết sức mình cho 1 nhiệm vụ gian khổ bậc nhất trong LS dân tộc, và đang tiếp tục tập trung để tái kiến thiết với ước vọng sớm đưa đất nước lên 1 tầm lý tưởng mới.
"Ủy mị" là giây phút con người mềm yếu, là giây phút riêng tư nhất. Đôi lúc phải kìm nén, dấu đi, gạt đi vì yêu cầu của mục đích chung.
Như vậy, nhạc vàng hay "ủy mị" ko xấu nhưng cần có mức độ ủy mị phù hợp với (i) bối cảnh chung về xã hội, với (ii) tâm trạng người nghe, với (iii) mức độ tình cảm mà bài hát muốn truyền tải (tránh rên rỉ quá mức), và (iv) phù hợp với ... Giới tính của ca sỹ.
Tâm trạng riêng tư và bối cảnh chung về xã hội đôi khi vênh nhau, lúc đó chỉ len lén nghe vụng trộm cũng có thể chấp nhận được. Về các góc độ còn lại, thời trước, e sợ nhất là gặp mấy thánh rên rỉ sướt mướt (e.g, Chế Linh pre 75), giờ sợ nhất mấy ô xăng pha nhớt - giọng chảy nước cầm mic. Đáng tiếc số này giờ khá phổ biến.
E hiểu ý cụ, nhưng rất tiếc "Nhạc Vàng" theo phân loại của miền Bắc trước và sau 75 ko chỉ bao gồm nhạc Buồn (ủy mị hay ko gán thế nào chẳng được, thích thì nhạc Schubert cũng dán nhãn ủy mị dc :D ) mà tất cả những loại nhạc bất kỳ: tươi sáng (như nhạc thiếu nhi)/ ca khúc yêu nước/ màu sắc dân ca/ nhạc nhẹ quốc tế/ nhạc kháng chiến chống Pháp, v.v... mà đã dc lưu hành ở m Nam đều được xếp là nhạc Vàng, nhạc đồi trụy tuốt :D

- Về nhạc buồn và sức chiến đấu: Trong chiến tranh Vệ quốc chống phát xít Đức Nhật, lính tráng Hồng quân Liên Xô vẫn nghe rầm rầm bài hát siêu ủy mị "V zemlyanke" (Dưới hầm trú ẩn, 1 cô người yêu ở hậu phương rên rỉ nhớ anh lính ny ngoài chiến trường, nhắc đến cái chết rình rập, v.v..) mà các ông Hồng quân LX vẫn chả làm sao, thắng trận rầm rầm (VN dc ké. ăn theo :D) .
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Có câu chuyện thời 54, đoàn văn công QĐ biểu diễn dân ca Bắc Ninh có mấy câu giao duyên tình tứ, có mấy cụ quá nghiêm đứng bật dậy giữa hội trường phản đối, đả đảo.

"... Bỗng tiếng sét nổ giữa trời quang mây tạnh, từ màn ghế thứ tư những tiếng la ó dội lên:

– Hạ màn xuống! Đả đảo!

Tiếp theo, hình như có hàng trăm người đồng thanh tương ứng:

– Đả đảo văn công! Hạ màn xuống!
– Vứt hết đi! Lãng mạn! Suy đồi!
– Mèo mả gà đồng! Hạ màn xuống! ..."


May hôm đó tham dự có cả cụ Ng Chí Thanh, lúc đó đã là ĐT - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, đã ôn tồn giải thích "hạ nhiệt" các cụ kia, và đoàn được biểu diễn tiếp.

Ranh giới giữa suy đồi, lệch chuẩn với nhận thức thế thời nó vẫn luôn mong manh như vậy đó :D


E hiểu ý cụ, nhưng rất tiếc "Nhạc Vàng" theo phân loại của miền Bắc trước và sau 75 ko chỉ bao gồm nhạc Buồn (ủy mị hay ko gán thế nào chẳng được, thích thì nhạc Schubert cũng dán nhãn ủy mị dc :D ) mà tất cả những loại nhạc bất kỳ: tươi sáng (như nhạc thiếu nhi)/ ca khúc yêu nước/ màu sắc dân ca/ nhạc nhẹ quốc tế/ nhạc kháng chiến chống Pháp, v.v... mà đã dc lưu hành ở m Nam đều được xếp là nhạc Vàng, nhạc đồi trụy tuốt :D

- Về nhạc buồn và sức chiến đấu: Trong chiến tranh Vệ quốc chống phát xít Đức Nhật, lính tráng Hồng quân Liên Xô vẫn nghe rầm rầm bài hát siêu ủy mị "V zemlyanke" (Dưới hầm trú ẩn, 1 cô người yêu ở hậu phương rên rỉ nhớ anh lính ny ngoài chiến trường, nhắc đến cái chết rình rập, v.v..) mà các ông Hồng quân LX vẫn chả làm sao, thắng trận rầm rầm (VN dc ké. ăn theo :D) .
 
Chỉnh sửa cuối:

Ôi thích quá

Xe buýt
Biển số
OF-739179
Ngày cấp bằng
12/8/20
Số km
967
Động cơ
88,253 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thực chất không có cái gọi là "nhạc Vàng, nhạc Xanh, nhạc Đỏ, v.v... " mà chỉ có nhạc Hay và Dở, nhạc Vui và nhạc Buồn với các sắc thái khác nhau, quan trọng là thứ nhạc nào, tp nào động chạm được đến trái tim người nghe và để lại dấu ấn lâu dài trong nhiều thế hệ hay ko mà thôi :)
Thực chất thì bọn tây nó làm gì cũng ra ngô ra khoai hơn mình và phân loại các dòng nhạc phổ biến rất rõ ràng.
Em căn cứ trên dòng nhạc Rock phức tạp hơn nhạc Vàng rất nhiều.
Làm gì có chuyện cứ nghe là nghe cứ cảm là cảm, không cần biết cháu nó thuộc gia đình nào.
Nghệ thuật nào cũng cần phân ra các thể loại: Hồi ký, tự truyện, nhật ký không thể coi là một được.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,065
Động cơ
349,868 Mã lực
Rất tiếc, trên thực tế lịch sử thì những ca khúc cụ kể trên vẫn được những người có thẩm quyền xếp vào dạng nhạc ủy mị, dung tục, tiểu tư sản, đồi trụy và bị cấm lưu hành trong 1 thời gian rất dài (cả trong thời chiến cũng như thời bình).
Em đọc thì thấy cụ có vẻ phê phán quan điểm nghệ thuật của ban tuyên giáo nhưng bản thân cụ cứ khăng khăng định nghĩa nhạc vàng theo góc nhìn đó. Ở đây ra bàn về nhạc thôi, các cụ vốn coi ban tuyên giáo không có nhiều kiến thức âm nhạc thì sao cứ trích dẫn cái đó suốt thế nhỉ? Hay cụ là cán bộ tuyên giáo :)
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,065
Động cơ
349,868 Mã lực
À em thấy nhiều cụ ném đá Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên hay vài ca sỹ đương thời ... đang hấp diêm nhạc vàng, nhưng em thấy các ca sĩ đó hát nhiều người nghe đấy chứ, còn nhiều hơn các cây đa cây đề mà các cụ thần tượng. Vài chục năm nữa khi các fan đó già như các cụ bây giờ thì họ cũng nói về thần tượng của họ như các cụ bây giờ thôi :) Nhạc nào đi vào lòng người thì sẽ sống mãi, thế thì anh Đàm chị Quyên cũng vậy.
 

Bimmer

Xe điện
Biển số
OF-27178
Ngày cấp bằng
9/1/09
Số km
2,051
Động cơ
506,624 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Người Bắc nói chung chỉ hiểu nhạc gì không phải nhạc đỏ phục vụ cách mạng thì là nhạc *********. Còn thị trường âm nhạc miền Nam trước 75 cũng không khác bây giờ là mấy. Nhạc cổ điển thính phòng giao hưởng có tiếng nhưng không có miếng. Nhạc pop rock phản chiến bắt đầu nảy nở. Nhạc vàng chiếm trọn thị trường âm nhạc.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top