[Funland] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

ReadOnly

Xe tăng
Biển số
OF-312571
Ngày cấp bằng
20/3/14
Số km
1,723
Động cơ
314,010 Mã lực
Nơi ở
nhà
Hik, mấy trận Thị Nại mà lên phim thì hoành chả kém Xích Bích các cụ nhỉ? Trời long đất lở ra phết :-ss
 

thanhtung5186

Xe hơi
Biển số
OF-64894
Ngày cấp bằng
25/5/10
Số km
125
Động cơ
-74,345 Mã lực
Hay quá, cảm ơn cụ Doc.

Nhưng chắc phải vài thế hệ nữa mới đc làm phim về Thị Nại. Giờ động đến Tây sơn, chả ai dám làm.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chân dung nữ Hải Tặc người Trung QUốc nổi tiếng từng phục vụ trong Hải Quân Tây Sơn là Trịnh Nhất Tẩu ( Ching Shih)



Nhất tẩu là vợ của tướng cướp Trịnh Nhất. Bà là nhân vật quyền lực nhất trong lịch sử hải tặc, không chỉ riêng trên biển Trung Hoa mà trên toàn thế giới.

Trịnh Nhất là con của Trịnh Liên Xương, thời trẻ từng cùng với anh họ là Trịnh Thất, thống lĩnh thủ hạ mở rộng địa bàn cướp bóc đến cả vùng vịnh Bắc Bộ. Khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc Hà, ông đã chiêu dụ nhiều nhóm hải tặc, phân chia mỗi nhóm một lãnh bàn hoạt động, chỉ đạo các chiến dịch và cho họ nơi trú ẩn. Một trong những căn cứ chính của lực lượng hải tặc dưới sự bảo trợ của Nguyễn Huệ là đảo Giang Bình. Trong số các thủ lĩnh hải tặc, có Trịnh Thất cùng với Mạc Quan Phù, Vương Quý Lợi và Ô Thạch Nhị (Mạch Hữu Kim), được phong quan tước, được giao trách nhiệm quy tụ những nhóm hải tặc nhỏ lại lập thành những hạm đội lớn. Bản thân Mạc Quan Phù và Trịnh Thất đã từng tham dự nhiều trận đánh chống lại Nguyễn Ánh, lập nhiều công trạng cho Tây Sơn. Dưới tay Trịnh Thất bấy giờ có hơn 200 chiến thuyền, là lực lượng ngoài biển lớn nhất thời ấy và được thăng tới chức Đại tư mã của nhà Tây Sơn, thống lĩnh toàn bộ lực lượng hải tặc vùng biển Hoa Nam.

Năm 1801, nhà Tây Sơn suy yếu, sau trận đại thủy chiến Thị Nại, Trịnh Thất cùng với Ô Thạch Nhị đưa bộ hạ trở về Trung Quốc, cướp bóc các thuyền buôn ở vùng duyên hải Quảng Đông và vịnh Bắc Bộ. Sau khi lên ngôi,Nguyễn Ánh kiên quyết trấn áp nạn hải tặc tại đảo Giang Bình để lập lại trị an, đồng thời cũng là một biện pháp tiêu diệt hẳn các tàn dư của Tây Sơn. Qua nhiều lượt càn quét, căn cứ Giang Bình bị lực lượng thủy quân Việt Nam san phẳng và thủ lĩnh Trịnh Thất cũng bị tiêu diệt. Các nhóm tàn quân còn lại của các nhóm hải tặc phải tháo chạy về Trung Quốc.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chân dung sỹ quan Hải Quân Pháp Jean-Marie Dayot ( ngồi) và sỹ quan Hải QUân Anh Barisy, người giúp Nguyễn Ánh rất nhiều trong huấn luyện Hải Quân

 

ReadOnly

Xe tăng
Biển số
OF-312571
Ngày cấp bằng
20/3/14
Số km
1,723
Động cơ
314,010 Mã lực
Nơi ở
nhà
Đảo Giang Bình nằm ở đâu vậy cụ Đốc?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chân dung Phan Huy Ích ( bản gốc)

Tháng 5 năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc, xuống chiếu cầu hiền. Phan Huy Ích cùng Ngô Thì Nhậm, Đoàn Nguyên Tuấn, Nguyễn Thế Lịch (có tên khác là Nguyễn Gia Phan) ra hợp tác với Tây Sơn. Phan Huy Ích được phong làm Tả thị lang Bộ Hộ.

Sau khi đại phá quân Thanh, năm 1789, ông phụ trách công việc ngoại giao. Cuối tháng 2 năm 1790, Phan Huy Ích cùng với đại tư mã Ngô Văn Sở được cử trong phái đoàn vua Quang Trung dẫn đầu sang Trung Quốc mừng vua Càn Long 80 tuổi.

Năm 1792, về nước, được thăng Thị trung ngự sử ở tòa Nội các rồi Thượng thư bộ Lễ. Cũng trong năm này, vua Quang Trung mất. Ông cố gắng giúp đỡ vua trẻ Quang Toản, nhưng không ngăn nổi đà suy vi của Tây Sơn.

 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đảo Giang Bình nằm ở đâu vậy cụ Đốc?
Cụ ơi, Đảo Giang Bình bây giờ là Kinh Đảo thuộc trấn Giang Bình, thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây. Kinh Đảo bao gồm 3 hòn đảo (Vạn Vĩ, Sơn Tâm và Vu Đầu), trước đây thuộc Việt Nam đấy, bây giờ ở đây còn rất nhiều người Việt.
 

vutranhung

Xe tăng
Biển số
OF-31669
Ngày cấp bằng
18/3/09
Số km
1,411
Động cơ
489,977 Mã lực
Nơi ở
Xứ thiên đường
Chục ngày nay e hóng cụ doctor mà chẳng thấy, đang đến hồi gay cấn và hấp dẫn giữa Tây Sơn và nhà Nguyễn
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sau khi thua trận Thị Nại, Võ Văn Dũng thu thập tàn quân hợp lại với Trần Quang Diệu, sai Tư khấu Định giữ Thạch Tân (biên giới Bình Định-Quảng Ngãi), đô đốc Nguyễn Văn Ngữ giữ Đạm Thuỷ (Nước Ngọt, Bình Định), đô đốc Võ Văn Sự giữ Tân Quan (Quảng Ngãi).

Tuy thắng trận Thị Nại, nhưng Nguyễn Ánh vẫn không giải vây được Quy Nhơn.

Hôm sau, Nguyễn Ánh đem quân đổ bộ lên chợ Giã (trong các tài liệu, sĩ quan Barizy ghi tên trên bản đồ đầm Thi Nại là “port de Qui nhon autrement Choya” có lẽ là Chợ Giã,thị xã Qui Nhơn hiện vẫn thường được người dân gọi nôm na là “Giã”, tên một thứ thuyền, lưới bắt cá dân chài thường dùng) Nguyễn Ánh quyết tâm truy kích đến cùng đám tàn binh Tây Sơn đang bỏ chạy trên bộ, quân Tây Sơn chống cự quyết liệt, quân Ánh bị chết 600 người tại chỗ, Cai cơ Hoàng Văn Định, Phó Tiền thuỷ dinh và Phó Vệ uý Nguyễn Vĩnh Hựu của đạo Thần Sách bị giết chết tại trận.

Ánh thúc quân tiến lên, quân Tây Sơn quay lại vây đánh quyết liệt hơn, quân Nguyễn Ánh không thạo địa hình lên bắt đầu núng thế, bị bắn chết như rạ, đám hàng binh Tây Sơn trước đây ra hàng quân Ánh, bây giờ lại quay lại phe Tây Sơn, chỉ cho quân Tây Sơn chỗ Nguyễn Ánh, quân Tây Sơn tập trung hỏa lực bắn như mưa, mấy chục lính hộ vệ Ánh chết hết, Ánh cũng sắp chết, tái xanh mặt mũi, kêu gào, đành phó thác cho trời.

Ánh lại gặp may, đám sĩ quan: Chaigneau, Vannier, de Forçan đưa các ghe chiến vào rồi đem quân quay lại bảo vệ Nguyễn Ánh khi trận chiến xảy ra, đám lính Tây nóng lòng, sốt ruột, máu chiến sĩ nổi lên, de Forçan xông lên trước dùng đại bác nã như mưa, tiếp đến Lê Văn Duyệt đem quân đánh rát, chiến trận kéo dài 3 giờ nữa thì quân Tây Sơn đại bại,đám tàn quân bỏ chạy, còn lại 2000 quân vừa bị thương vừa bị bắt sống, Ánh ra lệnh dùng giáo và lưỡi lê đồ sát hết.

Thắng trận, Ánh ra dụ chiêu an rồi sai người đi báo cho Phú Yên, Bình Khang, Bình Thuận biết. Ông lại bảo Gia Định truyền sứ cho tin đến tận Cao Miên, Xiêm La.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 20 tháng 3 năm 1801 (ngày Quý Sửu 6 tháng 2 năm Tân Dậu)

Hoàng tử Cảnh mất vì bệnh đậu mùa tại Gia Định, ở tuổi 22. Ánh sai Nguyễn Văn Nhân và Nguyễn Tử Châu giữ Gia Định.

Các giáo sĩ mô tả cái chết của Hoàng tử:

"...Trong khi Nguyễn-Vương chiến-thắng địch và dựng vương-kỳ thay thế cờ ngụy thì Đông-cung (Cảnh) đang ngọa trọng bệnh đường như chỉ trông chờ hỷ-tín ấy đề được yên lòng nhắm mắt. Đông-cung là một vị hoàng-tử đang tuổi thanh-xuân, được quốc-dân ái-mộ vì lòng nghĩa-hiệp và tính ôn-hòa, là người mà vương-quốc Đàng Trong đặt tất cả kỳ-vọng thiết-tha và êm-dịu, người đã công-khai bênh-vực mọi Âu-kiều do vận rủi hoặc sự ngẫu-nhiên dẫn tới xứ này, vị ân-nhân của chúng tôi và có thể mạn phép coi là người bạn chân-chính, thành-thực, người bảo-vệ tín- ngưỡng và giáo-điều của chúng tôi. Hỡi Trời! giám mong phán-quyết của Trời có thể được con người hiểu nổi; còn như nếu có thể chổng lại thiên-mệnh, thì có lẽ đây là một cơ hội để phản-kháng.


Hồi tháng 9, có ba chiếc tàu Áo-môn (Macao) tới đây với vẻ tiều-tụy và thiếu cả cột buồm, v.v... Đông-cung ủy-thác cho tôi giúp đỡ họ; tôi coi ý muốn của ngài như một mệnh-lệnh...


Tôi đã tiếp được 24 khẩu súng trường gửi cho Đông-cung; tôi cử người tới thỉnh lệnh. Đông-cung bảo cứ nhận nếu súng tốt; nếu có khẩu nào hư thì cứ giao cho công-binh xưởng sửa chữa. Tôi đã thi-hành đúng lệnh.


Quan phụ-tá Đông-cung là ông Phó –tướng Nguyễn-Công-Thái.


Ông Bóc Tan (?) là vị Hậu-bổ của Đông-cung và là Chủ-tịch Hội-nghị.


Trấn-thủ tỉnh, Giám-thủ nhận cống-tiễn phẩm.

Ông Jam Thiagne (ông Giám ? không rõ tên) là Đô-Trưởng, võ-quan hải- quân, thanh-tra các pháo đài, cầu cống và đường xá v.v...

Đông-cung đang lâm bệnh-trạng nguy-kịch, nghe thấy tiếng đại-bác nổ, nhiều lần lên tiếng hỏi: “Ô. Barisy đã đi chưa ? “ Một em nhỏ 10 tuổi đang quạt hầu, thấy Đông-cung ba lần lặp lại câu đó mà chẳng ai dám trả lời, bèn nghẹn ngào nói:


— Thưa Điện-hạ, làm sao mà ông ta đi thoát ; hiện giờ người ta đã gông cùm ông ta chỉ vì đã được lòng thương của Điện-hạ và của Đức Vua.


Đông-cung bèn nồi giận đùng đùng, cho triệu Ông Tam-quan (?), thủ-tướng và ban những lệnh kinh-khủng; suốt đêm người ta nghe thấy Đông-cung gọi tên từng chúng tôi. Đông-cung mê sảng dữ dội, kêu gọi Phụ-vương đề xin chiếu- cố chúng tôi. Đông-cung cho người sang yêu cầu giáo-sĩ Liot cầu-khẩn Thượng-đế cho ngài, mong chúng tôi chiếu-cố ngài, và ngài tắt nghỉ lúc 4 giờ sáng.


Ô hô! Điện-hạ! tại sao không có thường dân nào chết thay cho ngài ? Chúng tôi đây là bốn kẻ bất hạnh vong quốc, không có bạn bè, bị vu-khống và phỉ-báng ở khắp nơi, thì lưỡi kéo của Tử-thần lại không thể cắt đứt đời sống của chúng tôi. Còn vị thần-tượng của một dân-tộc, nhân-vật có thể khai-hóa, canh-tân một Đế-quốc lớn, giáo-hóa, khuếch-trương, huấn-luyện nhân dân thì lại mệnh-chung giữa buổi hoa-niên. Hỡi vị Hoàng-tử yêu dấu và bạc-mệnh, ngài đã ghi tạc vào lòng ân nghĩa của đấng quốc-vương bất hạnh của chúng tôi là Vua Louis Thập-lục, ngài đã ban nhiều ân-huệ cho những kẻ đã phục-vụ ngài, và tị-nạn trong lãnh thổ của Phụ-vương ngài, xin ngài nhận cho lòng tôn kính vong linh ngài. Chúng tôi nguyện dựng một Linh-miếu thờ ngài trong tâm-khảm. Nếu mắt chúng tôi tràn lệ là do lòng quyến- luyến chân-thành. Quyền-thế, thời vận, của cải chẳng có nghĩa gì so với lòng ái-mộ và mến yêu của chúng tôi đối với ngài.


Như tôi đã báo để ông rõ, Nguyễn-Vương có dành cho tôi một chiếc tàu, nhưng tôi còn phải tu sửa. Đông-cung đã cấp cho thợ mộc đóng tàu, thợ nhém thuyền, thợ rèn,dầu thô, dầu nhớt, nhựa nhém và mọi thứ cần dùng trong tàu như gề, đinh, giây cột thuyền, đại-bác, thuốc súng, đạn lớn, v/v. Đông-cung mất đi khiến tôi đau đớn ."

 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ở mặt trận Phú Yên, tướng Tây Sơn Phạm Văn Điềm chiếm đồn Hội An. Nguyễn Đức Thiện, Trần Văn Trạc, Phạm Tiến Tuấn lui giữ Xuân Đài. Ánh sai Nguyễn Đức Xuyên và Tống Viết Phước ra đánh, Tây Sơn rút quân về.

Chiến thắng Thi Nại tuy có làm nhẹ bớt nỗi “uất uất không vui” của Nguyễn Ánh. Nhưng lực lượng bộ binh của Tây Sơn vẫn còn nhiều hùng khí. Khi Ánh sai Lê Văn Bản đem quân đi hai vũng Nồm, Bấc đóng giữ tuần phòng thì Vũ Văn Dũng đã hợp với Trần Quang Diệu chia người trấn giữ: Tư khấu Định đóng ở Bến Đá, Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ giữ đầm Nước Ngọt, Đô đốc Vũ Văn Sự trấn Tân Quan ở giữa. Hàng phòng vệ ấy dùng để cản sao cho họ rảnh tay công thành sau khi họ đã tụ tập quân lính thề chiếm lấy cho kỳ được.

Quân Nguyễn nhân đà thắng cũng muốn tiến lên phá vỡ vòng vây cho Võ Tánh. Nguyễn Văn Thành sai Tống Viết Phúc đóng ở Càn Dương. Biêt tin, quân Tây Sơn kéo đến đánh úp, giết Vệ uý Trần Văn Xung ở chợ Chánh Lộc. Quân Phúc kéo đến thì Tây Sơn lui. Rượt đuổi đến Thạch Cốc, Phúc gặp ngay kẻ thù là Đô đốc Tây Sơn Từ Văn Chiêu, vốn đã ra hàng quân Nguyễn, lúc ở với Phúc, Chiêu rất là hậm hực vì Phúc đối xử tàn tệ, gọi Chiêu là “hàng tướng”.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lần này, Chiêu có dịp để trả thù bằng một trận phục kích.

Chiêu đem 1000 quân tinh nhuệ, phục ở chỗ hiểm, quân Nguyễn có khoảng 5000 quân do Phúc chỉ huy bị trúng mai phục, quân Tây Sơn từ hai bên hẻm bắn xuống như mưa, quân Nguyễn bất ngờ bị oánh, hàng ngũ rối loạn, chết la liệt. Phó Đô thống chế Phạm Văn Cơ, Vệ uý Nguyễn Văn Tri bị bắt, hai Vệ uý Hoàng Phúc Bảo, Hoàng Văn Tứ bị giết tại trận.

Phúc phải bỏ quân chạy về Thi Nại. Như vậy rõ ràng chiến thắng thuỷ trận mới đó chưa đủ tiêu diệt hết quân Tây Sơn trên bộ.

Quân Nguyễn Ánh hoang mang cực độ. Nguyễn Ánh cũng hoảng, chả biết phải làm sao, đánh mãi không thắng. Các tướng quân Nguyễn người Bắc Hà bắt đầu cùng với vài sĩ quan Pháp phàn nàn, có ý định bỏ đi.

Lại may, Đặng Đức Siêu người Bồng Sơn, phủ Quy Nhơn, đồng hương với Nguyễn Huệ, đã đề nghị ra đánh Phú Xuân để không những cứu gỡ cho tình thế mà còn làm cho chiến thắng trở nên quyết định, Siêu nói rằng đánh ra Phú Xuân vẫn là ý kiến của Giám mục d’Adran ( Lộc).

Ánh nghe lời, sau khi lên Vân Sơn coi đồn trại Tây Sơn thám thính một ngày rồi về, bắt đầu tháng 2 âm lịch, Nguyễn Ánh sai Cai cơ Tống Phúc Chu về Gia Định hợp với Lưu trấn ở đó là Nguyễn Văn Nhân tuyển thêm 10.000 binh, nếu cần bắt cả lính đồn điền. Rồi cũng có việc xét dân bắt lính ở Phú Yên, Bình Khang, Bình Thuận. Ánh có nói rõ mưu mô dự tính cho Nguyễn Văn Trương để đem binh thuyền đánh Quảng Nam, Quảng Ngãi trước.

Nhưng cuộc vét dân, vét lính của Ánh đã gây phản ứng dữ dội về phía dân chúng. Làng mạc điêu tàn, người chết đói thê thảm, có thể nói cuộc chiến Tây Sơn- Nguyễn Ánh là một cuộc nội chiến phi nghĩa với cả 2 bên.

Tướng Phạm Văn Điềm, sau cuộc phục kích, chạy lên rừng tụ tập được thêm 500 quân, Điềm lại đánh đốt Hội An, đuổi Lưu thủ Phan Tấn Tuấn chạy ra Xuân Đài nhờ cậy thuỷ binh của Tống Viết Phúc, Phúc sợ Điềm sau trận phục kích nên từ chối. Ánh sai Nguyễn Đức Xuyên phái quân tiếp viện mới đánh lui được Điềm.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Mối loạn Phạm Văn Điềm là khó khăn mới cho Nguyễn Ánh, dằng dai, làm nhọc mệt quân Nguyễn không ít. Trong tháng ba, đánh rồi chạy, chạy rồi lên đánh Điềm đã quấy rối Phú Yên trước mặt danh tướng Lê Chất.

Lưu Tấn Hoà giữ Hội An bị Điềm lén đốt phong hoả đài tuyệt đường thông tin, đánh úp giết chết. Nguyễn Long đóng ở La Hai định chiếm lại Hội An lại bị đánh lén phải bỏ cả lương thảo, khí giới chạy về sông Đà Rằng. Qua mấy trận đánh như vậy, quân Nguyễn ngày càng kinh hãi. Nguyễn Ánh bèn vời danh tướng Lê Chất, người có mối thâm thù với Tây Sơn sau việc Cảnh Thịnh giết tướng Lê Trung, người mà Chất kính trọng nhất.

Lê Chất ra tay, đem 6000 quân hợp binh với Hoàng Văn Khinh người thay Long, tiến đánh, Điềm không phải là đối thủ của Chất, Tây Sơn nhanh chóng bị đánh bại, Chất bắt sống Đô tư Nguyễn Nhiễu ở bến Gạo (Mễ Tân). Điềm bỏ chạy.

Nguyễn Ánh, sau chiến thắng của Chất, lấy lại lòng tin.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 3 đến tháng 4 năm 1801.

Nguyễn Ánh sai Nguyễn Văn Trương đem thuỷ binh ra đánh Quảng Ngãi, Quảng Nam cùng với các vệ quân Thần Sách của Phan Văn Đức, vệ Phấn Dực Trung quân Tống Phước Lương, vệ Thuận Võ Vương Văn Học. Đồng thời, Ánh cũng triệu tập các sĩ quan Tây chỉ huy các chiến hạm hiệu Phượng Phi, Long Phi, Bằng Phi là Vannier, Chaigneau và De Forcanz cùng khởi binh tiến quân.

Tháng 4 năm 1801.

Nguyễn Văn Trương tiến đến cửa biển Cổ Lũy (Quảng Ngãi) đánh phá kho Trà Khúc, đô đốc Tuấn bỏ chạy.

Phá được Trà Khúc, Nguyễn Văn Trương tiến vào cửa biển Đại Chiêm, chiếm Hội An và Phú Triêm. Hoàng Văn Tự đem binh bản bộ tiếp ứng, bắt được 24 thớt voi Tây Sơn. Đại đô đốc Tây Sơn Nguyễn Văn Xuân và trấn thủ Văn Tiến Thể giữ ải La Qua, bị Nguyễn Văn Trương đánh úp, thua chạy, thu được 80 khẩu đại bác.

Nguyễn Văn Trương chiếm lại dinh Quảng Nam. Nghe tin, Nguyễn Ánh phái thêm Tống Viết Phúc đem 1.000 quân và 30 tàu chiến đến giúp sức.

Cho tham quân tượng dinh Lê Nguyên, quê Quảng Nam theo Nguyễn Văn Trương điều khiển,Ánh dặn Trương chọn nơi hiểm yếu đặt ba đồn đất theo hình tam giác, sau đồn có Trường Giang (sông lớn nối cửa Đại Chiêm với Tam Kỳ) để thuỷ bộ tiếp ứng được nhau.

Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng sai đắp đồn liên tiếp ở Phú Hoà, cầu Đông Giang, cầu Tân Hội, chống lại.

Nguyễn Ánh sai Lê Văn Duyệt và Nguyễn Văn Khiêm đem 10.000 quân tiến đánh, quân Nguyễn nhờ có đại bác, hỏa lực mạnh, bắn phá tan các đồn đất mới đắp, quân Tây Sơn chống trả kiên cường, nhưng trước sức mạnh của đại pháo Tây, dần thua trận, Duyệt bắt được đô đốc Nguyễn Bá Phong, một cánh quân Nguyễn do Vệ uý vệ ban trực tả là Võ Văn Tài đem quân truy đuổi, quân Tây Sơn quay lại oánh cận chiến, Tài bị trúng đạn chết.

Nguyễn Ánh kéo quân vào đến cầu Tân Hội (Quảng Ngãi).

Tây Sơn nhiều lần đánh đồn Vân Sơn, Nguyễn Văn Thành sai Lê Chất chống đỡ. Chất vốn là tướng tài, lại quá hiểu quân Tây Sơn, nên giữ vững được.

Phạm Văn Điềm đem quân tấn công Phú Yên. Quân Nguyễn do hai tướng Nguyễn Long giữ đồn La Thai, Lưu Tiến Hòa giữ đồn Hội An, đều bị Điềm dùng quân tinh nhuệ, ban đêm bắc thang leo vào đồn, dùng đoản đao đánh giáp lá cà, giết chết lính gác trước, rồi ập vào bắn giết, cả hai đồn thua trận, Hòa bị giết. Long chống không nỗi để mất quân lương, bỏ chạy, bị Ánh chém đầu.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hoàng tử thứ hai là Nguyễn Phúc Hy mất, Hy nguyên giữ chức cai đội, đi theo quân, ở tuổi 20. Sai đưa về Gia Định chôn cất.

Trong hai tháng ở mặt trận, Nguyễn Ánh chết hai con trai. Có lẽ đây là 2 người con tài năng nhất của ông. Nếu họ lên ngôi vua, lịch sử Việt nam sẽ bớt u ám và lạc hậu như Minh Mạng.

Chưa có đoạn sử nào nói rõ về cái chết của hoàng tử thứ 2 của Nguyễn Ánh, không rõ Hoàng tử chết vì lý do gì? Sử nhà Nguyễn hoàn toàn không đáng tin cậy, có lẽ chỉ còn vài đoạn lưu trong văn khố Vatican, nói về cái chết của 1 thuyền trưởng Anh trong quân đội Nguyễn Ánh, trong đó có nói qua về Hoàng tử thứ 2, cho thấy Hoàng tử này còn lên tàu Anh chơi, có lẽ rất khỏe mạnh???
....
" Tôi chỉ gặp trong vòng 5 phút Ông Henderson cùng với Ong Leon Tounc (?), hoàng-tử thứ hai con Nguyễn-Vương lên Tàu Phượng tìm tôi vào lúc 7 giờ tối và rủ cùng lên tàu Anh coi cho biết vợ ông Henderson??? ( Có đoạn nữa nói rằng bà Tây này rất là dâm, không rõ có phải Hoàng tử lên đây định léng phéng đến nỗi chết không)


Mãi tới 3 giờ chiều ngày 23 tháng 5 tôi mới hay rằng Thuyền-trưởng R. Henderson bị bệnh. Chính Nguyễn-Vương đã gọi tôi tới và cho biết tin rồi bảo tôi đi theo Thái-y trưởng; lên tới tàu tôi trông thấy thuyền-trưởng Abrau mang một số đồ hộp.


Vị Thái-y đã tâu với Nguyễn-Vương rằng bệnh- nhân bị trúng phong, điều mà chúng tôi hiểu là chứng bí phát hãn (không ra mồ hôi). Vào khoảng 3 giờ sáng, bà Henderson cho người tới tìm tôi nhưng tôi trả lời rằng vì thủy-thủ hiện diện đông đủ, tôi không thể nào rời tàu.


Người ta bèn đi kiếm ông Chaigneau, thuyền-trưởng tàu Long; cũng như tôi, ông này cho biết không thề rời tàu. Hồi 9 giờ sáng, khi Nguyễn-Vương thức dậy, tôi báo ngài hay tin thuyền-trưởng Henderson đã chết trên một chiếc xuồng đậu dọc theo chiến-hạm của tôi. Nguyễn-Vương đã chỉ-định một ủy-ban gồm vị Thái-y trưởng, Đại-tá Wa Teou (không rõ ai) , ông Jalreau, thuyền-trưỏmg tàu Jur (không rõ ai), ông J.B. Chaigneau, thuyền-trưởng tàu Long, Philippe Vannier, lữ-trưởng hải-quân, ông Godefroi de Forcans, thuyền-trưởng tàu Bằng-phi. Rồi Nguyễn-Vương cử ngay tôi lên tàu để tịch-thu các giấy tờ- hầu tránh sự biển thủ.


Ngày 27, Nguyễn-Vương ra lệnh cho tôi lên tàu ấy (chiếc tàu Anh do Henderson điều khiển trước kia) đem giao hoàn cho các sở-hữu chủ. Tôi đã dẫn tàu sang Quảng-châu (Canton), ở lại đây trong nhiều tháng mà chẳng thấy ai nói gì với tôi. Nguyễn-Vương đã cần dùng tàu và giữ lại trong một tháng. Tôi đã tìm ra lý-do trong một cuốn sổ, đồng thời cả lời của Nguyễn-Vương cam-kết bồi hoàn số tăng- giá tiền thuế.


Một chiếc bàn giấy của ông Henderson đã do vợ bán cho ông Chaigneau ở Nha-Trang; sách vở thì được giao cho thuyền-trưởng J. Pure- foi. Ông Henderson còn thiếu nợ ông Barisy 800 đồng bạc nhưng ông này sợ làm cho câu chuyện thêm to, e rằng thế nào bà Henderson cũng tới đòi Nguyễn-Vương những gì thuộc quyền sở-hữu của chồng và như vậy sẽ làm tổn hại cho tàu nào có chứa chấp phụ-nữ.


Vả chăng, theo luật-pháp của vương-quốc thì sau khi chồng chết người vợ được hưởng tất cả di-sản; tại đây người ta chỉ kể vảo hàng vợ lẽ nếu thấy có nhiều súc thiếp, mà bà Henderson lại là người vợ duy- nhất; vậy thì chẳng còn gì để hồ-nghi về nhân-hệ của bà ta đối với kẻ quá cố và luật-pháp dành cho bà ta quyền hưởng tất cả di- sản của chồng; tôi chẳng có thể nói gì được. (Vả chăng ông Barisy vẫn phải coi chừng mụ này)."


.........................


Giáo sĩ Liot kể rõ hơn:

" Như ông đã rõ, ngoài ngôi nhà của cố Giám-mục ( Bá Đa Lộc) Nguyễn-Vương dành cho tôi binh lính mà phần lớn nộp cho tôi hàng năm một số tiền; đó là nguồn lợi-tức của tôi.


Nguyễn-Vương ra trận từ tháng năm. Ngài đã luôn luôn chiến-thắng trong khắp các trận cho tới gần đây ngài thiêu-hủy được ở bến Qui-nhơn toàn thể chiến-thuyền của Tây-sơn; đó là chiến- công lớn nhất mà ngài đã thực-hiện được. Tuy bị thua đậm, ngụy quân vẫn lưu lại Qui-nhơn và tin rằng nếu họ rút lui về Huế thì Nguyễn- Vương sẽ theo chân họ liền và như vậy thi sẽ hoàn-toàn thất-bại. Nhưng chắc chẳng bao lâu họ buộc phải rút về vì nỗi thiếu lương-thực mà Nguyễn-Vương thì cứ tiếp tục đánh cho mệt lử khiến họ chẳng còn đủ sức cầm-cự lâu nữa. Nguyễn-Vương đã chuẩn bị đầy đủ để kịp ra kinh-thành Huế ngay khi Tây-sơn rút khỏi Qui-nhơn.


Vương-tộc và Giáo-hội đã cùng chịu một cái tang lớn.


Vị hoàng-tử- trẻ tuổi mà Đức Giám-mục đã dẫn sang Pháp trước kia mới mất vì bệnh đậu mùa vào ngày 21 tháng 3 năm nay. Dân-chúng tiếc thương ngài vô cùng và đặc-biệt là các tín-đồ Cơ-đốc giáo... Hoàng-tử để lại bốn con trai, người lớn nhất mới hơn bốn tuổi đầu. Các hoàng-tôn này sẽ kế vị hoàng-tử.


Ngoài Đông-cung, còn có một hoàng-tử nữa lên 19 tuổi đang dự chiến cùng phụ-vương. Chắc chắn là ông hoàng này sẽ được cử vào đây cầm quyền thay anh: ông ta đã hỗ-tòng trưởng-huynh cho tới khi Đức Giám-mục Bá-đa-Lộc viên-tịch. Cố Giám-mục đã giáo-huấn cả hai người. Vì thế ông ta rất tôn kính Đức Cha. Tôi cũng quen biết riêng và được ông ta tín nhiệm, như vậy tôi cũng được an-ủy phần nào trước cái chết của Đông-cung.

Đến lượt Linh-mục Paul viên-tịch. Một bà con thân-thích của Đông-cung (là tín-đồ Cơ-đốc giáo) trước có tháp-tùng ngài sang Pháp, ở vào địa-vị cao nhất trong vương-phủ, được kính trọng vô cùng tại Triều-đình vì có nhiều đức-tính (tốt) và đã có công đi sứ sang Pháp, lại là anh em thúc-bá của Vương-phi, cũng mệnh-chung ngày mùng một tháng ba năm nay. Vị thân-vương này đã chịu đủ phép bí-tích thực-hiện với niềm sùng-tín cao thâm."
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 27 tháng 5 năm 1801.

Viện binh Gia Định tới Quy Nhơn bằng đường thủy với 10.900 bộ binh, trên 30 tàu chiến, 20 chiến thuyền và 100 pháo hạm.
Quân ở vài ngày, Ánh đưa mật thư bảo Võ Tánh lén bỏ thành chạy ra và đồng thời tuyên lệnh ban thưởng cho những người nào bắt được vua tôi Cảnh Thịnh.

Lúc này, Võ Tánh và Ngô Tòng Châu bị vây từ tháng 1 năm 1800, trong một năm rưỡi.
Thành Bình Định gần hết lương, Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng bao vây càng chặt.

Ánh sai người mật báo cho Võ Tánh nên phá vòng vây ra hội với đại binh. Tánh trả lời: Liều chết giữ tới cùng. Tất cả quân chủ lực của Tây Sơn hiện ở đây, hoàng thượng nên lợi dụng đánh Phú Xuân. Đặng Đức Siêu và Trần Văn Trạc (tham thi bộ Hình) cũng khuyên Ánh nên đánh Phú Xuân hiện đang bỏ trống. Đặng Đức Siêu biết rõ địa hình Phú Xuân, dâng chiến thuật: "Chia quân thuyền làm hai đạo: một đạo đánh cửa Tư Hiền, một đạo đánh cửa Noãn Hải (cửa Thuận An).Ánh mới quyết.

Để việc rút quân khỏi tiết lộ, Nguyễn Ánh sai Nguyễn Công Nga đem 15 thuyền ngày đêm tuần tiễu từ cầu Tân Hội tới Nước Mặn, từ sông Tam Kỳ (?) tới sông Dinh, Gò Bồ (Phù Sa), cấm dân chúng lai vãng, xầm xì tin tức.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 3 tháng 6 năm 1801.

Quân Ánh rút đi sau khi đốt lửa ở núi Một báo tin cho Nguyễn Văn Thành ở Vân Sơn biết và để giã từ Võ Tánh.

Ngày 5 tháng 6 năm 1801 (ngày Canh Ngọ 24 tháng 4 Tân Dậu)

Ánh thân chinh đốc thuỷ quân ra cửa Thị Nại.

Ngày 7 tháng 6 năm 1801 (ngày Nhâm Thân 26 tháng 4 năm Tân Dậu).

Nguyễn Ánh tới Cù Lao Chàm. Gọi Nguyễn Văn Trương tới Đà Nẵng chờ lệnh. Ánh sai Nguyễn Văn Trương, Phạm Văn Nhân đem thuyền đi trước đến cửa Eo (Noãn khẩu, cửa Thuận An)

Ánh lại sai Tống Viết Phước, Trần Văn Trạc giữ Quảng Nam.

Ngày 8 tháng 6năm 1801 (ngày Quý Dậu 27 tháng 4 năm Tân Dậu)

Ánh tới Đà Nẵng họp với các tướng.

Trong cuộc họp, Ánh quyết định đánh Phú Xuân theo chiến lược của Đặng Đức Siêu: Thuỷ quân tiến làm hai đạo; một vào cửa Eo (cửa Thận An); một vào cửa Tư Dung (tức Tư Hiền).

Ngày 9 tháng 6 năm 1801 (ngày Giáp Tuất 28/4/Tân Dậu)

Nguyễn Ánh chia cắt nhiệm vụ: Nguyễn Văn Trương và Phạm Văn Nhân tiến ra cửa Eo. Hoàng Văn Tự và Bạch Văn Đoài đem binh voi theo đường bộ Cu Đê. Thuyền Ánh tiến đóng ở vụng Chu Mãi.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tám giờ sáng ngày 11 tháng 6 năm 1801 (ngày Bính Tý 1/5/Tân Dậu).

Đại binh Nguyễn Ánh tiến vào cửa Tư Hiền.

Lực lượng của Nguyễn Ánh bao gồm:

1. Tàu Thái-phó mang 36 khẩu đại bác cỡ nòng 40 ly

2. 15 tàu chiến, mỗi tàu mang 18khẩu đại bác cỡ nòng 12 ly

3. 42 chiến thuyền, mỗi chiếc mang18 khẩu đại bác cỡ nòng 36 ly

4. 300 pháo-hạm, mỗi chiếc mang12 khẩu đại bác cỡ nòng 40 ly

Cùng với 15.000 quân thuộc quyền chỉ huy của Lê Văn Duyệt.


Các tàu Tây chính tham chiến gồm:

1. Tàu Long Phi mang 32 khẩu đại bác, đặt dưới quyền điều khiểncủa Chaigneau

2. Tàu Bằng Phi mang 26 khẩu đại bác, đặt dưới quyền điều khiểncủa de Forọans

3. Tàu Phượng mang 26 khẩu đại-bác, đặt dưới quyền điều-khiểncủa Vannier

4. 3 tàu chiến lớn, mỗi tàu mang 18 khẩu đại-bác, cỡ nòng 12 ly đặt dưới quyền điều-khiển của Saint Phalle

5. 30 pháo-hạm, mỗi pháo hạm mang 26 khẩu đại bác, cỡ nòng 32 ly, do các sỹ quan Pháp khác chỉ huy.

Các sĩ quan Tây tham chiến kể lại:

" Ngày 9 tháng 6, chúng tôi cùng sửa soạn nhổ neo lúc 4 giờ sáng. Ngày 11 tháng 6, chúng tôi thả neo ở cửa sông Hương, trong tầm đại- bác của các đồn ở hà-khẩu. Đạo quân của chúng tôi chia ra làm hai. Tất cả các tàu và 30 pháo-hạm họp thành một phân hạm thuộc quyền chỉ- huy của Ông Giám-quân, phong-tỏa cửa phía Tây gọi là Cửa Hàn. Còn cửa phía Đông gọi là Cửa Ông bị tấn-công bởi Nguyễn-Vương và các tướng đã nêu tên trên đây, chỉ-huy 45 chiến-thuyền, 300 pháo-hạm và 15.000 quân đổ bộ."

Thuỷ quân Nguyễn Ánh đến dàn trước mặt cửa sông Hương chia làm 2 đạo: các tàu và thuyền trí súng dưới quyền Phạm Văn Nhân hướng vào cửa Thuận An, 45 tàu chiến và 300 pháo hạm chở 15.000 bộ binh theo Nguyễn Ánh, Lê Văn Duyệt, Lê Chất nhằm vào cửa Tư Hiền (Tư Dung, hay nôm na, cửa Ông theo bản đồ của Barizy).

Được tin, Cảnh Thịnh sai phò mã Nguyễn Văn Trị và đại đô đốc Trần Văn Tạ đem 10.000 quân giữ núi Quy Sơn (Linh Thái), cho đóng cọc gỗ dưới lạch sông để ngăn quân Nguyễn.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
5 giờ sáng, ngày 12 tháng 6 năm 1801.

Cuộc tiến công của quân Nguyễn bắt đầu.

Chiến thuyền của quân Nguyễn dàn thế trận thành ba phòng tuyến xen vào có những pháo hạm và tiến tới Cửa Ông, Khi thuyền tới giữa tầm súng, đại bác của quân Tây Sơn từ ba đồn nhằm vào các tàu chiến Nguyễn ÁNh khai hỏa.

Các thuyền bị đạn mà không bắn trả miếng, Ánh lệnh cho quân tới lúc đến tận cửa sông đang có mực nước rất thấp và, hơn nữa, chứa đầy vật liệu đủ loại, thêm nhiều cọc và giầm gỗ mà quân Tây Sơn đã giăng bẫy sẵn; bấy giờ các chiến thuyền và pháo hạm bị mắc cạn, lâm vào cành tiến thoái lưỡng nan. Quân Tây Sơn lên tinh thần và gia tăng hỏalực. Nguyễn ÁNh thấy bị lâm nguy bèn hạ lệnh cho quân sĩ nhảy xuống nước rồi tập hợp trên bờ dưới trận mưa đạn của các đồn Tây Sơn bắn ra. Quân Nguyễn chết như ngả rạ, nhiều lính bị bắn chết ngay khi vừa xuống nước hoặc chưa kịp lên bờ.

Tuy mắc cạn, các thuyền của Nguyễn Ánh cũng bắt đầu bắn dữ dội và các pháo hạm may mắn vượt qua được hảng rào cản ở cửa sông.

Tiếp theo, Ánh ra lệnh cho 300 khẩu đại bác khai hỏa, tiếng nổ long trời, tiếp tục các tàu Tây cũng nã đại bác tới tấp vào địa điểm quân Tây Sơn.

Quân Tây Sơn bị đại bác vùi dập, chết tan tành khắp nơi mà không hề sợ hãi, họ kéo đại bác lại những chỗ có vật che chắn, rồi liều chết đắp thêm lũy dưới làn đại bác quân Nguyễn. Sau 1 giờ, Tây Sơn lại bắt đầu phản pháo, trên núi cao bắn xuống rất là dữ dội, nhiều nghe chở lính đổ bộ của quân Nguyễn trúng đại bác tan tành, xác lính trôi đầy sông, quân Nguyễn cho các chiến thuyền tiến thêm để hiệu chỉnh góc bắn pháo, lại mắc phải cọc chìm khá nhiều. Tiếng đại bác, tiếng kêu gào vang trời, thật là một trận đánh kinh hoàng.

Quân Nguyễn vẫn dựa vào uy lực của Pháo binh, cùng với tàu Tây tiếp tục nã pháo, với 1.200 khẩu pháo cùng khai hỏa, tiếng nổ long trời lở đất.

Trận chiến kéo dài đến suốt ngày,đến 5 giờ chiều vẫn bất phân thắng bại.

Lê Văn Duyệt bàn với Lê Chất rằng không đánh tập hậu không được, bèn dẫn 4000 quân đi tiên phong. Đến đêm, mới sai quân ngầm đội mấy chục thuyền chiến, vượt bãi cát vào phá Hà Trung, phía sau lưng quân Tây Sơn, chia quân theo đường lạch, nhổ cọc mà tiến.

Đêm đến, Duyệt đem 20 thuyền lén vượt bờ cát, rồi cùng Vệ binh đội túc trực cầm súng cắm lưỡi lê xông lên, quân Tây Sơn hoàn toàn bất ngờ, chưa kịp trở tay thì quân Nguyễn ập tới, vừa bắn vừa dùng lê đâm, quân Tây Sơn chống cự được một lát thì quân Nguyễn, quân Tây từ các thuyền cùng ập đến,quân Tây Sơn bị bao vây tứ phía, một số quân Tây Sơn hoảng hốt xin hàng, liền bị bọn lính Nguyễn Ánh lấy lưỡi lê đâm chết ngay, quân Tây Sơn rối loạn, quân Nguyễn xông tới dùng lưỡi lê, kiếm đồ sát. Phò mã Nguyễn Văn Trị bỏ chạy, chạy được khoảng 500 mét thì bị quân Nguyễn đuổi theo bắt sống.

Đô đốc Phan Văn Sách cùng 500 quân Tây Sơn còn sống phải hàng. Nguyễn Ánh hạ lệnh xiềng Trị và SÁch bỏ vào cũi.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cuộc tấn công đầu tiên đã khiến Tây Sơn gần như sụp, 10.000 quân bị giết gần hết, chỉ còn lại 500 quân ra hàng, phía quân Nguyễn cũng chết 4.000 quân trong trận này.

Cảnh Thịnh đúng là một ông vua cực kỳ ngu độn, nhát chết nhưng lại ham giết người. Trước thế quân Nguyễn như vậy, hắn đã không ra được phương kế gì để kháng cự, lại có kế hoạch đồ sát thêm giáo dân.

Trong lúc trận chiến tiếp diễn ở cửa sông thì trên Kinh thành một âm mưu nội tuyến của giáo đồ bị tiết lộ. Một người thợ mộc ở Phú Xuân đã lén thuyết phục Nguyễn Ánh rằng các giáo sĩ và giáo đồ có thể giúp ông được. Ánh bèn gửi thư cho Giám mục (có lẽ Labartette) và các giáo sĩ báo tin quân Nguyễn đến và xin các ông này cầu nguyện cho. Lúc trở về người thợ mộc bị bắt và khai tất cả. Dưới sự thúc đẩy của Nội hầu Lê Văn Lợi (Barizy viết “Hoe Hanh Loi”: Lê Văn Lợi, hay “Noé haw Loée”: Nội hầu Lợi), Cảnh Thịnh một lệnh truyền đồ sát tất cả những người Thiên Chúa giáo trong vùng được tung ra ngày mồng 5 tháng 5 Âm lịch (tết Đoan Ngọ), nếu quân Nguyễn Ánh không vừa tới kịp.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top