[TT Hữu ích] Nhà Tây Sơn - Đỉnh- cao và sụp -đổ

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,245
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 5 năm1799.

Nguyễn Ánh dẫn 25.000 thủy quân đến vũng Cù Huân, dừng lại ở thành Diên Khánh. Sai Nguyễn Văn Thành đánh Phú Yên. Nguyễn Đình Đắc, phó thống Trung đồn quân Thần Sách, làm Phó tướng Tả quân họp cùng Phó tướng Nguyễn Công Thái quản suất dinh Tả quân, phò Đông Cung đánh trận. Để tướng thượng đạo Nguyễn Long trấn Diên Khánh.

Nguyễn Ánh đến Cầu Hin phân phối quân rồi theo thuyền ra cửa Thi Nại. Nguyễn Huỳnh Đức, Võ Tánh đổ bộ đóng ở Phủ Trung; quân Thần Sách qua sông Càn Dương đánh Tây Sơn ở gò Cũ rồi chiếm đóng suối Tre( một nhánh của sông La Tinh chảy vào đầm Nước Ngọt), đe doạ Thái phủ Lê Văn Ứng. Quân Nguyễn đổ bộ mau như vậy nhờ Ánh đã được gian tế báo cho việc rối loạn nội bộ của Tây Sơn.

Ánh biết Trần Quang Diệu vẫn có mối thù với Lê Văn Ứng về việc Ứng xúi Quang Toản giết Lê Trung nên bàn với Vũ Văn Dũng: “Lê Văn Thanh là phe ta, ta đem binh thuyền vào Thi Nại, mật ước với Thanh nghe súng hiệu ở cửa biển, lừa Ứng rằng quân Gia Định đánh, sai Ứng một mình đến cho ta tập kích bắt”.

Diệu tâu với Quang Toản rằng Quy Nhơn là đất căn bản cần phải cho bầy tôi thân tín giữ nên sai Ứng đi.

Ánh cho quân bắn ra 3 phát đại pháo, Lê Văn Thanh tưởng binh Diệu, Dũng mới không phòng bị mà sai Ứng đi như đã bàn trước. Không ngờ quân Nguyễn tiến chiếm cả vùng duyên hải, Thanh mới vội vã phân binh với Ứng đón ở Thốc Lốc(hoặc Phúc Lộc), gò Dê.

Nguyễn Ánh thắng trận đầu, tiến quân đến Thị Nại.

Sai Võ Tánh và Nguyễn Huỳnh Đức đem quân đóng ở Phú Trung.

Được tin, Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng đem 35.000 binh Phú Xuân vào cứu, tiến đến Quảng Nam.

Cũng như những trận đánh trước, Nguyễn Ánh thừa thế thuỷ quân tiến xa về phía Quảng Ngãi, sai Nguyễn Văn Trương tuần thám ngoài biển, để Lê Văn Duyệt, Nguyễn Đức Thiện đến Tân Quan đem quân Tả đồn và Hậu đồn (Thần sách) thẳng tới Tân Quan (tức Tam quan, thuộc Bình Định), đóng giữ các chỗ hiểm yếu như núi Cung Quăng, Bến Đá, Đoạn Văn Cát giữ núi Thái An, Vĩnh Thuận chặn quân tiếp viện của Diệu, Dũng.

Nguyễn Văn Trương đem thuyền đi tuần tra biển Quảng Ngãi.

Đại đô đốc Tây Sơn Đoàn Văn Cát giữ hai bảo (đồn đất)Thái An và Vĩnh Thuận,mỗi đồn chỉ có chừng 2000 quân.

Lê Văn Duyệt tiến quân tấn công Đạm Thủy (Nước Ngọt) nơi tập trung 1 phần quân lương Tây Sơn, quân Nguyễn lợi dụng trời tốt dùng hỏa công đốt lương, chém chết tướng Tây Sơn tên Giảng tại chỗ.

Duyệt tiến đến Thạch Tân (tức Bến Đá, phiá bắc Bình Định, giáp giới Quảng Ngãi),cùng dân ứng nghĩa Quảng Ngãi giữ hang Tối Trời, núi Sa Lung có dân Thượng phụ giúp bên trong.

Võ Tánh và Nguyễn Huỳnh Đức đem 8000 quân đánh nhau với Tây Sơn ở cánh đồng Cây Cầy, Thị Dã (tức Đồng Thị, Bình Định), tướng Tây Sơn là Trương Tiến Thúy đem 5000 quân và 20 thớt voi ra nghênh chiến, quân Nguyễn dùng đại bác Tây nã vào voi, rồi tản ra bắn quyết liệt vào đám lính Tây Sơn, giây lát, quân Tây Sơn thua chạy, Võ Tánh đuổi đến cầu Tân An (Thôn Liêm Trực, huyện Tuy Phước, Bình Định). Quân Nguyễn bắt được 13 thớt voi.

Đô đốc Nguyễn Thực cảm tử đem 300 quân quay lại chặn quân Nguyễn, quân Tây Sơn chiến đấu hăng hái, bắn chết tại trận Vệ uý Hữu vệ của quân Thần Sách là Tôn Thất Nông. Quân Nguyễn ào lên áp đảo, chém đô đốc Nguyễn Thực, quân Tây Sơn số bị chết, số bỏ chạy.

Nguyễn Văn Thành đánh đồn Hội An,Phạm Văn Điềm đầu hàng,Thành dễ dàng thu phục được Phú Yên.

Chiến thắng làm dao động tinh thần binh tướng Tây Sơn.

Tướng tài Lê Chất, vẫn căm thù Cảnh Thịnh giết Lê Trung,bèn mang 200 quân ra hàng Võ Tánh cùng với Đại Đô đốc Vũ Đình Giai, Nguyễn Văn Điểm, Đô đốc Lê Văn Niệm, Hồ Văn Viện, Trương Văn Lân, Đô uý Mai Gia Cương, Nguyễn Văn Trí.

Quân Tây Sơn ra hàng được Ánh bố trí theo Nguyễn Huỳnh Đức ở suối Tre đánh lại chính những đồng đội họ.

Nguyễn Ánh sai Nguyễn Văn Thành tiến quân tiếp với Võ Tánh.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,245
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 6 năm 1799.

Cả quân Nguyễn và Tây Sơn đều tận thu lương thực của dân, người chết đói khắp nơi, số nào còn sức lực đành phải đi lính hoặc cho quân Nguyễn hoặc cho Tây Sơn để có ăn.

Quân ngoại bang do Ánh cầu viện là Chân Lạp và Vạn Tượng đã đến, hội quân ở đập Cát,Ánh phái tướng Nguyễn Đức Xuyên đem 7000 quân cùng 30 thớt voi đến hội quân.

Quân Tây Sơn chiến đấu dũng cảm, lao vào giáp chiến không để cho quân Chân Lạp và Vạn Tượng kịp dùng súng hay đại bác, đánh nhau đến 3 ngày ròng rã, quân Tây Sơn chết mất 5000 quân mà vẫn không nao núng, Tây Sơn dùng toàn bộ đội tượng binh xông vào quân xâm lược, dùng nhiều tay súng ngồi trên voi bắn liên tục vào đám quân giặc, quân giặc chết như rạ, quân Chân Lạp bỏ chạy trước, Xuyên cho người cầu cứu Nguyễn Ánh đem binh đên cứu, chả thấy trả lời, quân Vạn Tượng cũng bỏ chạy. Trận đánh này đã Tây Sơn chết 6000 quân và 20 thớt voi.

Lợi dụng quân Tây Sơn mải đánh quân cầu viện, Nguyễn Ánh thúc quân đến sát thành Quy Nhơn.

Nguyễn Ánh đến đồn Lãnh Vạn.Sai Võ Tánh làm đại tướng điều khiển bốn dinh quân ngũ.

Nguyễn Ánh thân chinh đem 12.000 quân thủy đánh Tân Quan (Quảng Ngãi) phái Nguyễn Công Thái, Nguyễn Đình Đắc, Tống Viết Phước và Phan Văn Kỳ đóng đồn từ Cung Quăng (Quảng Ngãi) đến Sa Lung chặn đường đại quân tiếp viện của Tây Sơn.

Nguyễn Văn Thành vượt qua sông Lò Gạch (Đào Lô), chiếm Ưu Đàm để phó tướng Trương Tấn Bảo chiếm An Giá, Đầm Sấu.

Tây Sơn liên tiếp thất trận.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,245
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 7 năm 1799.

Quân Tây Sơn do Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng chỉ huy đã đến Quảng Ngãi, Diệu nghe tin Nguyễn Ánh đã chiếm Tân Quan, lại biết quân Tây Sơn thua thảm quá, liền bỏ thuyền lên bộ, đem 20.000 quân, thế mạnh vũ bão, tiến thẳng đến Bình Định.

Nguyễn Ánh nghe tin run rẩy, Ánh vẫn sợ Trần Quang Diệu, bèn ra mật lệnh rút lui. Lê Văn Duyệt và Tống Viết Phước đều can. Duyệt bảo Diệu tuy tài giỏi nhưng đâu phải là người Trời mà bệ hạ ( Ánh) phải sợ? Ánh vẫn ngập ngừng chưa quyết.

Trần Quang Diệu đóng quân ở núi Thạch Tân (tức Bến Đá, biên giới Quảng Ngãi-Bình Định) cho người đi hợp quân với Vũ Văn Dũng là đêm đến sẽ tạo thế gọng kìm đánh úp Nguyễn Ánh.

Vũ Văn Dũng đem quân lên Chông Hàm định đi tắt xuống đánh úp, ban đêm quân đi trong rừng, có con nai nhỏ, người đi trước kêu: "Nai! Nai!" Quân đi sau tưởng: "Quân Đồng Nai!" (tức quân Nguyễn Ánh), hoảng sợ, chạy toán loạn. Tống Viết Phước lợi dụng đem quân ra đánh, quân Tây Sơn tan vỡ; bắt được 3000 tù binh, đem đến đồ sát thành Quy Nhơn để thị uy.

Thuỷ quân Nguyễn Ánh lại tấn công Tây Sơn ở cửa Mỹ Á, Tây Sơn thua, quân Nguyễn truy kích đến Sa Kỳ.

Vũ Văn Dũng thua trận thê thảm, chết mất gần 6000 quân, được Trần Quang Diệu che chở, không báo về kinh, Dũng rất là cảm kích biết ơn.

Diệu cho quân bỏ Bến Đá về đóng ở Thanh Hảo chờ viện binh thuỷ của Trần Viết Kết. Diệu cho người gọi Thống binh Phiền Văn Tài coi đám Tề Ngôi ( Hải Phỉ TQ) ở Kim Bồng đến hội quân.

Tin tức bị lọt ra, tướng Nguyễn Tống Phúc Lương đem thủy quân đón đánh, quân Tề Ngôi đại bại, bỏ chạy, Lương cho quân truy kích mãi tận Phú Yên rồi trở lại với Tống Viết Phúc giữ chặt ngoài khơi đầm Mân Khê.

Ánh thấy quân mình thắng, vững dạ, đem đại binh tiến đến Thạch Tân (Quảng Ngãi)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,245
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ở Quy Nhơn, Thái phủ Tây Sơn Lê Văn Ứng, nghe tin viện binh Phú Xuân đến, bèn đem 6.000 quân tinh nhuệ và hơn 50 thớt voi đến ấp Tây Sơn thượng, thu chở quân lương ra tiếp viện.

Võ Tánh biết tin, ra lệnh cho Nguyễn Văn Thành đem quân và voi, Nguyễn Đức Xuyên tả đạo; Nguyễn Công Điền và Lê Chất, hữu đạo, Võ Tánh tự cầm trung đạo, cùng tiến đánh Lê Văn Ứng ở Kha Đáo tổng cộng cả thảy 20.000 quân.

Lê Chất vốn căm Ứng đến xương tủy, nay lại được Nguyễn Ánh trọng dụng, bèn cùng lính Tây Sơn đã ra hàng tiến quân hàng đầu tấn công Ứng, nhờ quân số áp đảo, lại tập kích bất ngờ, quân Lê Chất nổ súng áp đảo, gần 5000 quân của Ứng chết gần hết, Ứng cùng vài tàn binh cố mở đường máu chạy thoát.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,245
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 7 năm 1799.

Quân Nguyễn đã vây chặt thành Quy Nhơn. Đại tổng quản Lê Văn Thanh cho người cầu cứu Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng, nhưng Diệu, Dũng lờ đi không cứu

Viện binh ngoài không có, lương trong thành thiếu, Tổng quản Lê Văn Thanh, Binh bộ Thượng thư Nguyễn Đại Phác, thiếu uý Trương Tấn Thuý mang gần 40.00 người và 120 thớt voi cùng rất nhiều vũ khí ra hàng.

Nguyễn Ánh rất mừng, lấy nghiã "vua, tôi" đối đáp với đám hàng tướng Tây Sơn, Nguyễn Ánh vào thành Quy Nhơn, đổi tên là Bình Định, phủ dụ các hàng tướng, quân sĩ rồi để Võ Tánh, Ngô Tòng Châu ở lại trấn giữ.

Cảnh Thịnh đang say sưa đồ sát giáo dân, nghe tin báo về là Quy NHơn đã mất, Thịnh rụng ròi chân tay, vội vã đích thân đem 10.000 quân vào Trà Khúc, Thịnh sai Nội hầu Lê Văn Lợi đem 1.000 quân cùng 20 voi đến tấn công thành Mân Khê.

Phó tướng Hữu quân Nguyễn Văn Lợi đóng chặt thành chống giữ. Lê Văn Lợi vây riết ba ngày, Nguyễn Văn Lợi dùng đại bác hoả xa, bắn Tây Sơn chết rất nhiều. Trần Viết Kết đem hơn trăm chiến thuyền với 8000 thủy quân định vào cửa Sa Huỳnh, định đánh úp sau lưng thành Mân Khê. Đêm ấy bão to, thuyền Tây Sơn đắm nhiều. Lê Văn Lợi lui về Trà Câu (Quãng Ngãi)

Kết bỏ quân chạy về Cổ Luỹ. Kết chạy về gặp Cảnh Thịnh, tâu bày lếu láo là do bị thủy quân Nguyễn gồm mấy trăm chiếc có chiến hạm Tây yểm trợ, có đại bác lớn nên hắn đánh không lại.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,245
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 9 năm 1799 (tháng 8 ÂL.)

Cảnh Thịnh giục tướng sĩ theo đường bộ tiến đánh, Trần Viết Kết nói: ngược gió đánh thủy không tiện. Võ Văn Dũng và Trần Quang Diệu khuyên Quang Toản trở về Thuận Hoá để bọn họ định liệu. Toản bèn về. Diệu, Dũng cũng lui quân về Quảng Nam, để tiết độ Nguyễn Văn Giáp đóng giữ Trà Khúc (Quãng Ngãi).

Nguyễn Văn Thành dâng biểu xin tiến quân lấy Thuận Hoá, nhưng Võ Tánh cản. Nguyễn Ánh thấy quân đánh trận đã lâu, cũng thôi, thu xếp về Gia Định.

Có lẽ Nguyễn Ánh cũng mệt mỏi nên cũng không muốn chiến tranh tiếp nữa, ngoài ra, ông cũng cần chấm dứt chiến tranh để lo tổ chức cai trị Quy Nhơn, thu dụng năng lực nhân, vật vùng này.

Lúc này, đất Quy Nhơn đã được Tây Sơn biến thành một đồn quân khổng lồ. Nguyễn Ánh làm chủ mới phải lo thi hành một chính sách mềm mỏng và khôn khéo. Vì chú trọng đến việc thu phục nhân tâm mà tháng trước đó quần thần đã can ông đừng thu thuế thân là thuế Tây Sơn đã tha cho dân chúng.

Tướng Nguyễn Công Hu lên vùng Tây Sơn hiếp gái, lấy của bị đem trị tội ngay. Tiếp theo là việc kiểm soát dân, lính. Ánh sai quân Nguyễn hợp với bọn hàng tướng Tây Sơn coi 6 thuộc của 3 huyện Quy Nhơn, phân hàng điểm duyệt 18.900 binh sĩ cũ. Chỉ những người bị thương mới không vào sổ đội ngũ mà thôi. Lại có một sổ riêng cho những người chỉ huy. Khi làm sổ rồi, ai ở đâu yên đấy, dời đổi một ấp, một thôn đều bị tội. Như vậy tạm thời Nguyễn Ánh kiểm soát đám dân binh Tây Sơn khỏi làm loạn. Ông lại còn dùng lợi nhử họ phản bội đồng ngũ cũ: dân Quy Nhơn ai bắt được lính Tây Sơn người Bắc, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thuận Hoá ẩn trốn trong thôn ấp, ngăn trở họ khỏi mưu chạy về Phú Xuân thì được miễn dao dịch. Ai chứa chấp, biết mà không tố cáo thì bị tội.

Nhưng tinh thần chiến đấu của dân binh nung đúc trong lò Tây Sơn đã làm cho Nguyễn Ánh thán phục. Ông lấy dân ở đây tổ chức thành Ngự lâm quân định lập một đội quân ưu tú nữa sau các đội Thần Sách. Chính sách này cho thấy lòng Nguyễn Ánh khá bao dung với người dân vùng Tây Sơn khởi nghĩa, tỏ rõ sự bao dung, sáng suốt của Nguyễn Ánh muốn mở đường cho quân đối phương về hợp tác, trái hẳn với thái độ hẹp hòi của bọn tuỳ tướng như Tống Viết Phúc chẳng hạn.Và,đặc biệt, Minh Mạng, ông vua u tối độc ác sau này đã san phẳng tất cả vùng Bình Định, tàn bạo trả thù người dân không gớm tay.

Sau khi cải thành Quy Nhơn ra thành Bình Định để tuyên dương công trận, khuyến khích tướng sĩ thấy trước thắng lợi cuối cùng, Nguyễn Ánh lo tổ chức cai trị ở đây, sai Võ Tánh giữ thành với 10.000 binh Miên (Xiêm binh) cùng Ngô Tòng Châu, Trịnh Hoài Đức và hàng tướng Lê Chất.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,245
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 9 tháng 10 năm 1799.

Giám mục Bá Đa Lộc qua đời ở Quy Nhơn. Căn cứ theo các tài liệu thì Lộc lâm bệnh vào đầu tháng 8 tại Qui Nhơ.

“ Giám-mục đã tháp-tùng Đông-cung (Cảnh) ra đó chẳng bao giờ Đông-cung xuất hành mà không có vị phó sư hiền-minh kèm bên. Như tôi đã báo tin, Giám-mục mắc bệnh lỵ do mệt mỏi và sự thiếu-thốn mọi tiện-nghi, Nhiều trường-hợp bất như ý và có lẽ việc đầu dược vụng về đã khiến cho chứng lỵ trở hên nguy-kịch và bất trị.


Nguyễn-Vương đã cử các thái-y ra chăm nom và đùng đủ phương cách đề bào toàn sinh-mệnh cùa ngươi đã bao phen cứu sống Chúa. Chúa đã đích thân cùng với hoảng-tử tới thăm Giám-mục. Chúa đã tốn nhiều nước mắt khi thấy công chăm sóc vô hiệu.


Giám-mục tắt nghỉ vào hồi 10 g 30 sáng ngày 9 tháng 10 (ngày Thánh Denis) tại nhà Thày giảng giáo-lý ở tỉnh Qui-nhơn. Ngay sau khi Giám-mục trút hơi thở Cuối cùng, chúng tôi đã báo ai- tín cho Nguyễn-Vương. Chúa cho mang ngay tới một cỗ quan-tài đẹp cùng với những tấm vóc (Damas) và loại tơ lụa khác dùng vào việc khâm-liệm.


Ngày 10 tháng 10 năm 1799, chúng tôi chuyền cữu xuỐng một chiếc tàu lớn võ-trang đầy đủ đề rưóc vào Đồng-nai (Gia-định), và tới nơi ngày 16 Linh-cữu được quàn tại Tòa Chư-giáo trong khi chờ đợi Nguyễn-Vương hồi-loan.


Đông-cung cho dựng một ngôi nhà rạp lớn trong CUng-đình đề tĩếp đón các quan và tất cả những người đề tỏ lòng ai điếu vị sư-phó trứ danh.

Khi lễ tất, Đông-cung mời các quan do Nguyễn- Vương cử tới túc-trực một ngày, dự một tiệc lớn tổ-chức theo quốc-tục.


Táng-lễ đã cử-hành ngày 16 tháng 12. Giáo-hội và Triều-đình phối-hợp đề tổ-chức táng-nghi xứng đáng với phẩm-tước của Đức Giám-mục Bá-đa-Lộc trong Giáo-hội và trong Vương-quốc. Nhà vua đã cử Đông-cung điều-khiền đám tang khởi-hành vào khoảng 2 giờ sáng.


Tất cả thị-vệ đội gồm trên 18 người, chưa kể đội thị-vệ của Đông-cung, binh-khí sẵn sàng và xếp theo hai dọc, các chiến-pháo đi đầu, 120 thớt voi cùng vời đoàn hộ-tống và cờ hiệu đi hai bên. Trống, kèn, quân nhạc nổi theo điệu Đàng Trong và Miên, lại thêm pháo thăng thiên, pháo bông, v.v... Không còn thiếu thứ gì. Ngoài 200 đèn đủ kiểu, còn có vô số ngọn đuốc và cây sáp soi đường cho cuộc tiễn bước bi ai ấy. Có ít ra là 40.000 người vừa Công- giáo lẫn ngoại-đạo đã theo đám tang.


Nhà vua hiện-diện cùng bá quan mọi ngành. Và có điềm lạ là cả Thái-hậu, Hoàng-tỉ, Vương-phi, các thứ-phi, các hoàng-tử, tất cả các mệnh phụ triều-đình nghĩ rằng đối với một người vượt hẳn bình-phàm như Đức Giám-mục, thì khỏi cần câu nệ và có thể bất chấp thông-lệ; các bà đến dự đông đủ và đưa đám tới tận huyệt.


Tang-lễ có vẻ long-trọng chưa từng thấy ở Đàng Trong, đã thu hút không biết bao nhiêu khán khách. Đường lối đông nghẹt; có người leo lên tận mái nhà đề thỏa lòng hiếu kỳ. Từ khắp các ngả đô thành Saigon dân cư đổ tới xem.


Lễ hạ huyệt thực-hiện theo nghi-lễ công-giáo nhưng Nguyễn- Vương lại cúng tế thêm tam-sinh.


Nhà vua cho đem tới bò, heo, dê, rượu và nhiều thực-phẩm khác đề hiến tế Đức Giám-mục theo phong-tục. Chúng tôi than van về việc đó, nhưng biết xử làm sao? Nguyễn-Vưong tỏ ra thiếu phong-vận khi cúng hiến thứ mà trong thâm tâm ngài chẳng ưa gì. Tuy nhiên, trừ ra trường-hợp theo Công-giáo, nhà vua coi đó là bổn-phận phải làm, nểu trốn tránh thì sẽ mất thể diện trước toàn dân. Vả chăng nhà vua tỏ ra đã cảm thấy việc cúng-tế ấy vô-ích và lố-bịch. Mấy hôm sau, trước mặt bá quan, ngài có nói tại công-đường:


“ Từ trốn Trời cao, chắc sư-phó phải tức cười về việc cúng tế và lễ vật của chúng ta”.


Sau khi đã chuẩn-bị đầy đủ cho việc cúng-tế, người ta đọc một điếu-văn. Rồi nhà vua tiến bước một cách trịnh-trọng và huyền-diệu, dung-nhan lộ vẻ đau đớn và ngỏ lời vĩnh biệt cuối cùng. Nước mắt nhà vua chan hòa đến nỗi một vị đại-thần chưa từng khóc lần nào đã bị xúc- động tới cực điểm và nói lớn tiếng: “ Nếu chẳng khóc trước linh-cữu sư-phó thi chúng tôi cũng phải rơi lệ khi nhìn thấy đức vua ”.


Tuần cúng lễ của Nguyễn-Vương được tiếp nối bằng tuần cứng tế của Đông- cung. Bài điếu-văn mà Đông-cung cho đọc nhân-danh ngài đã khiến tất cả chúng tôi đều rơi lụy.


... Khi lễ tất, nhà vua cho bày biện dưới những lều rạp đã được dựng sẵn, một bữa cơm thịnh soạn dành cho các quan, quân-sĩ và tất cả những ai đã theo đám tang. Về phần nhà vua thì ngài cùng vương-phi lui vào một căn phòng riêng đề tự an-ủy. Tại đó, hai ngài đã nói về Đức Giám-mục vói những lời dễ xúc-động lòng người.


... Khi Chúa từ Qui-nhơn trở về, vị tưởng đứng đầu hàng sĩ-quan hải-quân đã tấu trình rằng sau một chiến-dịch mà Chúa đã thắng lợi lớn, nên tồ-chức một **** hát bội để tạ ơn thần thánh, nhưng Chúa không chấp-thuận đề-nghị ấy.


Nguyễn-Vương đã ra lệnh cho Đông-cung để tang Đức Giám-mục. Một hôm, thấy yên ngựa của Đông-cung mang màu đỏ, ngài bèn nặng lời quở trách trước mặt các triều-thần: “ Con để tang sư-phó như rứa à?”


... Nhà vua có năm cây cờ lệnh thường cho đem theo bên mình khi ra trận. Đó là phù-hiệu để người ta nhận ra nhà vua. Hôm cất đám Đức Giám-mục, nhà vua đã cho đem cờ ấy trưng lên sau linh-cữu. Ai nấy đều lấy làm ngạc-nhiên.


Nguyễn-Vương ban lệnh xây lăng ,cho Giám-mục, ban nhiều ân-huệ. Nhà vua xúc-động trước phẩm-vật truy-tặng cho Đức cha.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,245
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 11 năm 1799.

Nguyễn Ánh về tới Gia Định. Đóng thêm 100 chiếc thuyền. Trưng dụng thợ đúc, thợ bạc ở các dinh Phú Yên, Bình Khang, Bình Thuận về Gia Định để đúc súng ống và binh khí.

Nội bộ Tây Sơn tiếp tục rối loạn ác liệt, Việc mất thành Quy Nhơn cũng gây ra rối loạn về phía Tây Sơn, theo lẽ thường của một triều chính đổ nát rất hay có những kẻ giữ trách nhiệm nhưng không muốn chịu trách nhiệm. Ở Thuận Hoá, Trần Viết Kết, Phụng chính Trần Văn Kỷ, Thượng thư Hồ Công Diệu giả thư Cảnh Thịnh nói Quy Nhơn mất là tại Trần Quang Diệu, đưa cho Vũ Văn Dũng bảo Dũng giết đi. Không ngờ Dũng được Diệu ém nhẹm việc thua quân ở Quảng Ngãi, hàm ân nên mới đưa thư cho Diệu xem.

Trần Quang Diệu tức tốc kéo binh về bờ nam sông Hương vây thành. Kỷ đổ cho Kết, trốn mất để Hồ Công Diệu chịu tội thay. Diệu vây Phú Xuân cả tháng, đòi Cảnh Thịnh phải nói chuyện cho ra nhẽ, Thịnh sợ, bèn cho chém Hồ Công Diệu để xoa dịu. Ổn thoả nội bộ rồi, Diệu và Dũng quyết tâm lấy lại đất Quy Nhơn.

Tin nội bộ Tây Sơn lục đục làm Nguyễn Ánh mừng lắm, Ánh truyền rao ai bắt được Dũng hay Diệu, Chánh quản được phong tước Công, Phó quản thêm một hàm, thưởng tiền vạn quan.

Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng định tháng 1 năm 1800 tiến đánh chiếm lại Bình Định.

Được tin, Nguyễn Ánh mật báo cho Nguyễn Văn Tánh và Đặng Trần Thường sửa sang thành Diên Khánh, chuẩn bị sẵn.

Sai Nguyễn Văn Trương đem tất cả binh thuyền ở cửa Thị Nại về Cù Huân.

Mật báo cho Võ Tánh: "Đem quân hai đồn tả hữu Ngự lâm ra núi đóng để liên lạc với quân Diên Khánh". Triệu Lê Chất về giữ dinh Trấn Biên (Biên Hoà).
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,245
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 1 năm 1800.

Đại binh thuỷ bộ của Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng gồm 40.000 quân đã đến Bình Định. Nguyễn Ánh dự tính lương thực trong thành còn đủ một năm, định tới năm sau thuận gió, sẽ giải vây.

Tháng 2 năm 1800.

Bộ binh của Trần Quang Diệu tiến đánh Thạch Tân (Bến Đá, biên giới Bình Định-Quảng Ngãi). Quân Nguyễn đóng ở đây chống cự không nổi. Thuỷ binh của Võ Văn Dũng cũng tiến đánh Thị Nại. Hậu quân Nguyễn Văn Biện đang giữ Bến Đá bị Dũng oánh cho tan tành, phải rút vào thành Bình Định. Võ Tánh đóng chặt cửa thành không tiếp chiến.

Trần Quang Diệu đắp lũy dài vây bọc thành Bình Định, chu vi 4.340 trượng, mỗi trượng 2 người tuần giữ, bộ binh vây thêm vài vòng.

Võ Văn Dũng chỉ huy hai chiếc thuyền đại hiệu Định quốc và hơn 100 thuyền chiến chặn ngang cửa biển Thị Nại; dựng hai bảo ở bãi Nhạn Châu bên tả và ở núi Tam Toà bên hữu, đặt nhiều súng lớn, ở chỗ cao, thế hiểm, chặn quân Nguyễn không thể vào. Cô lập Võ Tánh và Ngô Tòng Châu trong thành.

Võ Tánh trong thành gọi binh Phú Yên tới. Lưu thủ Hồ Đắc Vạn đã sai người vận lương tiền trước, nay sai thêm hàng tướng Phạm Văn Điềm cùng Sái Văn Long lấy quân đi trước rồi tự dẫn quân theo sau.

Đêm qua Cù Mông, Điềm cùng Đô uý Đỗ Văn Nguyệt, Ngô Văn Huyền, Đô tư Nguyễn Văn Soái, Hoàng Văn Tráng cùng các cựu tướng Tây Sơn, bất ngờ phản lại quân Nguyễn, quay lại chiếm Phú Yên đuổi Cai bạ, Ký lục chạy về Bình Khang.

Tướng Phạm Văn Điềm trước đã ra hàng Nguyễn Ánh, nay nghe tin Tây Sơn đến Bình Định, bèn chiếm Phú Yên, liên kết với Võ Văn Dũng và Trần Quang Diệu. Thế quân Tây Sơn rất mạnh.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,245
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Việc nhiều quân Tây Sơn đã ra hàng nay lại phản lại, quay về với Tây Sơn được báo về cho Nguyễn Ánh, nhưng ông chỉ bảo “ đó là lòng nhớ quê xúi giục họ” không hiểu vì sao Nguyễn ÁNh lại rất khoan dung với quân lính Tây Sơn đã ra hàng. Có lẽ ông cũng biết là Tây Sơn cũng đã tạo ra một lề lối sinh sống mà tướng binh họ còn quyến luyến. Họ hàng chỉ là thế bất đắc dĩ, và, sự tủi nhục của kẻ hàng đầu cũng khiến họ phải trở giáo.

Phạm Văn Điềm đã giúp ích Tây Sơn rất nhiều. Ông tổ chức Phú Yên trong thế tử chiến “bắt hết cả dân làm lính”, đắp 9-10 luỹ chỉ trong mấy tháng khiến Nguyễn Đức Xuyên nghe thế mạnh không dám tiến nữa mà phải dừng lại ở Diên Khánh.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,245
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 26 tháng 1 năm 1800.

Ở Diên Khánh, Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng quyết hạ Võ Tánh. Diệu bao vây 4 mặt từ mồng hai tết Canh Thân. Ông sai đắp thành đất một vòng ngoài dài 4.340 trượng để làm điểm tựa công kích. Trong ý chí quyết lấy lại đất cũ, Tây Sơn dùng đến hình thức khích động tinh thần quân dân. Phan Huy Ích làm bài hiểu dụ dán nơi quân thứ Quy Nhơn, đã đưa ra những câu kêu gọi đến ý thức địa phương, khiêu gợi niềm hãnh diện làm dân đất khởi nghĩa một dòng vua:

“Quý phủ ta: cội gốc nền vương, dậu phên nhà nước,

Miền thang mộc vốn đúc non xây bể, mở mang bờ cõi bởi từ đây. Hội phong vân từng dìu phượng vịn rồng, ghi tạc thể quyền dành dõi để.

Dấu cờ nghĩa đã sáng công dực vận, buổi xe nhung thêm dong sức cần vương.

Mấy phen gió bụi nhọc con đòng, giúp oai võ cùng đều nhờ đất cũ. Ba huyện đá vàng đền tấc dạ, căm cừu thù chi để đội trời chung”


Ý chí của quân Tây Sơn lại lên cao, tin bay về Gia Định, quân Nguyễn Ánh run sợ. Nguyễn Ánh sợ quân Tây Sơn thuận gió sẽ vào chiếm Gia Định, bèn ra lệnh phòng thủ các dinh trấn trong Nam. Sai Mạc Tử Thiêm làm trấn thủ Hà Tiên. Quân lính Bắc Hà, Thuận Hoá mới hàng, thấy Tây Sơn trở lại, nhiều người đào ngũ.

Chính sĩ quan người Anh Barizy đã mô tả nỗi sợ của quân Nguyễn và những vụ “ khủng bố” của các hàng binh Tây Sơn định nổi dậy ở Gia Định:

“Lúc nào chúng tôi cũng trông tin Nhà Vua và mọi người ở đây đều xao động đến cực độ, nông công binh đều lo lắng. Bọn giặc ở đây có những bè đảng bí mật không ai hay biết và lâu lâu lại có một tin loan ra gây hoảng hốt và làm cho dân chúng xáo động.

“Ngày 13 tháng này, lúc 2 giờ 30, lửa bắt đầu trong thành ở 5 chỗ khác nhau, nơi kho lúa gạo, kho vải vóc, kho tơ lụa, nhà của Vua và các Hoàng tử. Duy chỉ cháy có đồn Tả quân mà thôi”
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,245
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 2 năm 1800.

Nguyễn Ánh, lần này biết mình phải dựa vào bọn lính Tây, nhất là Hải Quân,bèn sắc cho thuyền trưởng khâm sai cai đội Barisy tập họp các thuyền buôn lại, dự bị quân nhu và chiến cụ, đợi điều khiển.Đồng thời, lại cho sĩ quan Pháp Vannier coi Phụng Phi Đại hiệu thuyền chở 26 đại bác, có Renon phụ tá. Tàu Long Phi cũng do sĩ quan Pháp Chaigneau chỉ huy có 32 đại bác, tàu Bằng Phi có 26 đại bác, mỗi tàu chở trên 300 người,do sĩ quan De Forcanz chỉ huy, tất cả đều sửa soạn đi đánh Quy NHơn.

Tháng 3 năm 1800.

Nguyễn Ánh đóng thêm 6 tầu đại hiệu và hơn trăm thuyền chiến. ÁNh lại sai Nguyễn Văn Thụy sang Vạn Tượng cầu viện, Thụy trở về cho biết Vạn Tượng chịu liên kết đánh Nghệ An.

Ánh cũng cầu viện được 5000 quân Chân Lạp. Đổi 5 đồn quân Thần Sách thành 5 dinh Thần Sách (tức là mở lớn thêm nữa). Phạm Văn Nhân làm Giám quân Thần Sách.

Quân Nguyễn tổ chức Đại duyệt binh ở Đồng tập trận. Quân Tây diễu hành, trống kèn inh ỏi, khí thế lên, Ánh đọc hịch: “thành Quy Nhơn chỉ Bắc, đạp phá trùng vi; đô Thuận Hoá rung cờ, dẹp yên đảng Nguỵ”.

Tháng 4 năm 1800.

Đốc học Tây Sơn từ Bắc Hà là Nguyễn Gia Cát vào hàng, Nguyễn Ánh cho làm đốc học, dạy Đông Cung Cảnh (Gia Cát là tiến sĩ nhà Lê). Lúc này, ngày càng có nhiều danh sĩ Bắc Hà bỏ trốn vào Gia Định, Ánh cho những người khoa bảng của nhà Lê và nhà Tây Sơn sung vào Hàn Lâm Viện.

Nước Xiêm đem 30 xe thóc để cho Nguyễn Ánh làm lương oánh Tây Sơn.

Lúc này, trong thành Bình Định, hai hàng tướng Tây Sơn là Võ Văn Sự và Nguyễn Bá Phong cùng hơn 400 quân, giết lính Nguyễn, mở cửa thành phiá Bắc ra hàng. Những hàng quân Tây Sơn còn lại trong thành, bị Võ Tánh giết hết.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,245
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 5 năm 1800.

Võ Tánh chém chết một lúc 800 hàng binh Tây Sơn, thật là một cuộc tàn sát, điều này khiến Nguyễn Ánh không thể yên lòng, ông nói Võ Tánh làm vậy càng làm tình hình thêm rối, và chắc chắn Tánh phải trả giá đắt.

Nguyễn Ánh quyết định cử đại binh đi cứu Võ Tánh và quyết một trận với Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng.Sai Đông Cung Cảnh giữ Gia Định cùng với Nguyễn Văn Nhân và Nguyễn Từ Châu.

Nguyễn Ánh đem thuỷ quân ra Vũng Tầu, cho hoàng tử thứ tư đi theo (tức là Minh Mạng, sinh năm 1791, lúc đó 9 tuổi). Nguyễn Đức Xuyên quản bộ binh và voi đi đường bộ.

Trên bộ, Nguyễn Đức Xuyên, Đặng Trần Thường dẫn voi tiến đánh Phú Yên. Nguyễn Văn Trương vẫn coi thuỷ quân. Trần Quang Diệu vội vã sai thêm Đô đốc Đào Công Giản, Đô đốc Tuấn vào La Hai, Hội An phụ với Phạm Văn Điềm. Nguyễn Ánh đến vũng Trích sai Nguyễn Văn Thành đổ bộ lên Xuân Đài để cầm chân quân Tây Sơn.

Nguyễn Đức Xuyên tiến đến Diên Khánh. Nghe tin quân Tây Sơn từ Phú Yên trở ra đắp hơn chín chục bảo sở (đồn đất), uy thế rất mạnh. Xuyên sợ quá xin lui về Phan Rí chờ thủy quân, Ánh bắt ở lại Diên Khánh.

Thuyền Ánh đến cửa biển Cù Huân. Sai hoàng tử thứ hai là Hy trấn giữ Diên Khánh.

Ánh Nguyễn Đức Xuyên, Nguyễn Văn Tánh, Đặng Trần Thường đem 20.000 đánh Phú Yên, thuỷ quân của Nguyễn Văn Trương đi trước. Ra dụ rằng: "Ta nay thân cầm sáu (đạo) quân, tiễu trừ nghịch tặc là ở trận này. Các ngươi phải nên cố gắng. Ai có thể bắt hay chém được chủ tướng giặc là Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng, thì chánh quản được phong tước Công, phó quản trở xuống được gia cho một hàm và thưởng tiền một vạn quan."

Trần Quang Diệu sai đại đô đốc Đào Công Giản và đô đốc Tuấn (không rõ họ) đem quân Hổ hầu vào Phú Yên, họp với Phạm Văn Điềm đóng giữ các bảo Hội An và La Thai.

Thuyền Nguyễn Ánh tiến đến Tích Áo (Vũng Tích, Phú Yên), sai Nguyễn Văn Thành điều bộ binh tiến đánh Xuân Đài, Trần Đắc Khoan coi lương.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,245
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 6 năm 1800.

Chân Lạp đem 5.000 quân đến tiếp viện.

Ở Phú Yên, chiến thắng tương đối dễ dàng. Nguyễn Văn Thành sai Đô thống chế Lê Chất, Nguyễn Đình Đắc, Trương Tấn Bửu phân binh 3 đạo đánh Đất Đỏ, Thạch Kỳ rồi tiến về Hội An. Đô đốc Tuấn và Phạm Văn Điềm phải lui về gò Ải Thạch dựa núi chống lại. Giáp trận với quân voi của Nguyễn Đức Xuyên,Tây Sơn thua to lui thêm về giữ La Hai. Thành sai binh đi vòng đánh tập hậu đuổi bắt được Giản, Tuấn. Điềm cùng tàn binh trốn thoát lên núi chờ cơ hội xuống quấy rối.

Ở Quy Nhơn, Võ Tánh thấy thế quân Nguyễn mạnh, bèn ra lệnh mở cửa thành cùng 3000 tướng sĩ mở cửa Nam, đánh nhau với quân Tây Sơn ở núi Tam Tháp, đốt phá luỹ, chiều tối lại rút quân về thành. Trần Quang Diệu càng vây chặt hơn.

Vương sai Trịnh Hoài Đức chở lương ở Cù Huân đến tiếp viện Xuân Đài.

Quân Nguyễn vẫn không phá được vòng vây của Tây Sơn để cứu Võ Tánh ở Bình Định.

Quân Nguyễn cũng gặp khó khăn vì hàng ngũ mới kết hợp dần dần tan rã. Thực ra binh đã trốn nhiều từ tháng 4, nhưng càng đi sâu vào nội địa Tây Sơn, dân lính Tây Sơn trong quân Ngự lâm của quân Nguyễn Ánh càng thấy có cơ hội để đào ngũ hơn. Lính trốn nhiều đến nỗi Nguyễn Ánh phải lo vỗ về an ủi Lê Chất và khi cho Ngự lâm quân tiến đến Cù Mông, ông phải sai Nguyễn Huỳnh Đức ra cầm quân cho chắc dạ.

Ánh triệu hoàng tử Hy đến đóng ở bảo Hội An (Phú Yên), để Lưu Tiến Hoà giữ Diên Khánh.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,245
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 7 năm 1800.

Nguyễn Văn Thụy và Lưu Phước Tường cùng quân Vạn Tượng do Ánh cầu viện đi đường núi tiến đánh Nghệ An, bọn này khá thiện chiến, Đô đốc Nguyễn Doanh Nhạc thua ở Bố Đồn; phò mã Nguyễn Văn Trị thua ở Lam Đồn.

Thuyền Nguyễn Ánh tiến đóng cửa biển Cù Mông (bắc Phú Yên, gần Quy Nhơn).

Cùng lúc, 5000 viện binh Chân Lạp đến bảo Hội An (Phú Yên), Ánh truyền lệnh bọn lính này do Nguyễn Văn Thành điều khiển.

Nguyễn Văn Thành đánh đồn Chủ Sơn (ở phía Nam huyện Tuy Viễn, Bình Định) đánh từ sáng đến tối, quân Tây Sơn từ trên mặt tường bắn xuống làm quân Nguyễn, Chân Lạp chết nằm la liệt, Thành bèn cho đào hầm đặt ngầm thuốc súng đánh địa lôi, tường đồn đổ hơn hai trượng, nhưng vẫn không hạ được; vệ uý Nguyễn Công Trọng bèn xin dẫn 400 lính cảm tử dùng thang trèo lên oánh đồn, mới leo gần đến nơi, Trọng trúng đạn chết. Quân Nguyễn bỏ chạy lùi ra.

Hôm sau, quân Nguyễn lại tấn công, lần này dùng chiến thuật “ biển người” không dùng thang mà dùng dây có móc sắt ném lên mặt thành rồi cho lính thiện chiến tấn công, cùng lúc Thành cho nã pháo tới tấp yểm trợ, đánh từ sáng đến chiều thì Tây Sơn núng thế, quân Nguyễn tràn vào được. Lính Tây Sơn giữ thành đầu hàng.

Thừa thắng, Nguyễn Văn Thành tiếp tục sai Nguyễn Đình Đắc, Lê Chất đi hai bên, Trương Tấn Bửu đi giữa để ông cùng Nguyễn Đức Xuyên đem voi ứng tiếp đánh núi Lão Hương. Tây Sơn lui về núi Chúa, nhưng viện binh của họ tới tăng tinh thần binh sĩ. Nguyễn Văn Thành đổ ra đánh từ mờ sáng tới trưa, bộ tướng của Thành là Nguyễn Văn Sử chết, tướng nản. Lương Văn Cương, Nguyễn Văn Vânđang trông coi Ngự lâm quân mang cả 200 thuộc binh chạy về phía Tây Sơn để tiếp tục chiến đấu.

Ánh sai các dinh Thần Sách: Nguyễn Huỳnh Đức, Phạm Văn Nhân, Tống Viết Phước, Mai Đức Nghị chia quản các thuyền ghe giữ cảng Cù Mông; Võ Di Nguy, đóng giữ đồn Thước Áo, Nguyễn Hữu Chính giữ bảo hữu ngạn Cù Mông.

Lúc này, Tây Sơn cũng bối rối ở Nghệ An. Nguyễn Ánh đã phái Nguyễn Văn Thụy (hoặc Thoại), Lưu Phước Tường, Nguyễn Hoài Châu, Lê Văn Xuân đem 150 người dụ Vạn Tượng đánh sau lưng Nghệ An. Phái bộ đi từ tháng 4 năm 1799, đến Viên-chăn vào lúc Nguyễn Ánh sắp rút về nên vua Lào không quyết tâm giúp. Tháng 3 năm nay, Thụy lại về Gia Định xin thêm người, đến tháng 6 thì đem binh tràn xuống Nghệ An. Chiến dịch có lẽ không lấy gì làm dữ dội, nhưng có tiếng vang lớn vì đánh ngay trong nội địa Tây Sơn. Các thổ hào, phiên liêu như Hà Công Thái ở Thanh Hoá, Phan Bá Phụng ở Hưng Hoá cùng khắp nơi Bắc Hà nhân dịp này nổi dậy đánh phá. Nhà Tây Sơn càng khó khăn hơn, đúng như câu nói “ tứ bề thọ địch”

Ở Bình Định, Tây Sơn vẫn chưa bị lay chuyển. Nguyễn Ánh thấy đồng Cây Cầy vững chắc muốn chuyển mũi dùi tiến quân về dưới đồng bằng. Ông sai Lê Văn Duyệt với Mạc Văn Tô, Nguyễn Đức Thành mon men ra Phú Trung. Thực lực không đủ, ông mới đưa thư bảo Nguyễn Văn Thành chia một nửa voi đi gặp Duyệt. Thành không chịu vì một mặt ông phải lo đối phó với Tây Sơn đang biết rõ ông vì hàng ngày vẫn có người bỏ qua bên kia, mặt khác ông phải lo kềm giữ chính quân ông vì “bọn ở lại cũng không đủ tin”.

Chiến trận càng kéo dài thì tinh thần binh tướng càng lung lay, nhất là ở những phần từ chưa đồng hoá. Tháng 7, hàng tướng coi Ngự lâm quân là Từ Văn Chiêu làm phản với Nguyễn Văn Điểm cùng 500 thuộc binh. Tây Sơn lại được thêm một viên tướng có tài, liều lĩnh, ngăn chặn không biết bao nhiêu trận tấn công của Nguyễn. Ánh phải vội vàng an ủi Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Trương. Nhưng cũng không ngăn được 150 quân Ngự lâm nữa trốn đêm ở Hội An, không hiểu sao Nguyễn Ánh vẫn rất khoan dung, ông giải thích: “nhớ quê, nhớ nhà, ai lại không vậy”.

Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng nghe chuyện Nghệ An, muốn kéo binh đánh dốc một lần ở núi Hoa An nơi mà Lê Văn Duyệt vừa đuổi Tư khấu Định tháng trước, thì viên 1 tướng Miên của Thành lại bí mật hàng Tây Sơn với Tây Sơn khiến Ánh vội vã trả lại cho Thành tướng Nguyễn Đức Xuyên (vừa đem voi và Lê Chất xuống) để đổi quân Miên về giữ Cù Mông.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,245
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đánh từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1800, quân Nguyễn Ánh thắng vài trận: Nguyễn Văn Thành chiếm được đồn Chủ Sơn, nhưng vẫn không làm chủ được tình hình, quân tướng Tây Sơn ra hàng thường bỏ trốn hoặc chống lại.

Chiến tranh dằng dai thì vấn đề lương thực, tiếp tế đạn dược gặp nhiều rắc rối, bất ngờ. Tây Sơn bị Nguyễn Văn Trương cướp mất ở Đề Di 30.000 vuông lúa cùng thuốc đạn, khí giới chở từ Thuận Hoá, Bắc Hà vào trên 150 thuyền. Thống lãnh tên Thụy bỏ thuyền lên bộ chạy báo tin chẳng lành cho Diệu.

Nguyễn Ánh cũng gặp trở ngại. Ông có lương ở kho Diên Khánh, phụ thêm ở phủ Thuận Thành, ở kho La Hai, Hội An (đánh thuế điền, đinh nơi lính, dân Phú Yên), ở kho các nơi khác bằng cách lấy trước thuế năm sau. Lương chở đường thuỷ thường gặp các thuyền Tề Ngôi cướp phá. Từ khi Trần Quang Diệu vào Quy Nhơn thì đội thuỷ quân đặc biệt của Tây Sơn này đã lảng vảng vào đến tận Hòn Khói. Họ lẩn lút trên mặt biển cướp thuyền, thuốc đạn vật dụng của Nguyễn Văn Yến chở từ Cầu Hin đi. Họ chặn đánh thuyền chở cá muối của Bình Thuận. Một mối cản trở khác chờ đợi Nguyễn Ánh là các luồng gió bấc: trong tháng 10, thuyền lương chở qua vũng Ma Văn (vũng Nại, Ninh Thuận) bị gió lớn lật úp, chết hơn 100 người, hao hơn 10.000 quan tiền, 40.000 vuông gạo.

Thiếu lương, Ánh sai Lưu Tấn Hoà đi Bình Thuận, Bình Khang thu thuế với lời dụ đặc biệt: “cứ tuỳ tiện làm việc không nệ nơi lệ thường”. Cần gạo, Ánh tính lấy gạo cả nơi người Thượng ở Đồng Hương nữa. Tháng 11, điền tô tăng. Khó khăn như vậy không trách trong tháng 9 khi Lê Văn Thanh trốn đi, Vệ uý Hồ Văn Huệ bị Tây Sơn bắn chết ở núi Chúa, Nguyễn Đức Xuyên đã dâng sớ xin dừng binh chờ sang năm gió hơi thuận sẽ đánh.

Nhưng một may mắn đã đến với quân Nguyễn. Nhờ hỏi dò dân Thượng biết được có đường đi vòng đánh tập hậu, Nguyễn Văn Thành xin thêm Tống Viết Phúc và Lê Văn Duyệt. Nguyễn Ánh đẩy Lê Chất về La Hai và cho tin quân Cù Mông chuẩn bị.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,245
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 5 tháng 1 năm 1801.

Dân thiểu số người Thượng, trước hăng hái theo Nguyễn Huệ là thế, mà giờ đây phản lại, theo Nguyễn Ánh oánh Tây Sơn, họ tình nguyện đưa đường, thông báo tin tức, nhờ vậy, Nguyễn Văn Thành xin thêm Tống Viết Phúc và Lê Văn Duyệt để thêm quân đánh Tây Sơn ở chân đèo Cù Mông.

Nguyễn Ánh đẩy Lê Chất về La Hai và cho tin quân Cù Mông chuẩn bị.

Ngày 5 tháng 1 năm 1801, trận đánh xảy ra: Lê Văn Duyệt mặt trước, Nguyễn Văn Thành mặt sau, quân Nguyễn tấn công với một đội súng thuần thục và khoảng 20 đại bác cỡ nhỏ bắn gần. Đại bác quân Nguyễn bắn chính xác, bị tập kích bất ngờ, quân Tây Sơn chết như rạ, phải bỏ chạy đi nguồn Cơ, Đô đốc Hoan bị giết tại trận.

Quân Nguyễn tiếp tục truy kích, gặp Tây Sơn góp quân lại đánh ở Tuần Dã (đồng Vòng?)

Ngày 11 tháng 1 năm 1801 .

Tây Sơn họp quân đến 22.000. Lợi dụng địa hình kháng cự, lập tức, quân Nguyễn tập trung 200 đại bác bắn cấp tập,tướng Tây Sơn Từ Văn Chiêu cùng binh lính chiến đấu cực kỳ gan dạ. Họ đánh rất dữ nhờ chiếm được địa thế tốt, chỉ phải chịu thua vì súng lớn, súng nhỏ của quân Nguyễn thôi. Đánh nhau từ 6 giờ sáng đến 3 giờ chiều, Tây Sơn thua, các cứ điểm trên cao đều bị đại bác quân Nguyễn nghiền nát, Chiêu thua bỏ chạy.

Quân Nguyễn ập đến, bao nhiêu thương binh, tù binh Tây Sơn đều bị dùng giáo và lưỡi lê đâm chết hết. 10.000 quân chết tại trận, 2000 thương binh và tù binh bị đâm chết, còn chiêu và tàn binh chạy thục mạng.

Sĩ quan Anh Barisy, người trực tiếp tham chiến trận này, kể lại:

" Nguyễn-Vương sắp sửa ra Phú-Xuân và chắc bụng chẳng gặp sự chống-cự nào. Quân Tây-sơn rất bối-rối; nhiều đứa muốn hàng nhưng bên ta không dung nạp. Nguyễn-Vương cho phép họ về nhà sống yên và không được tham chiến nữa.

Năm nay chúng tôi sẽ không trở về Saigon. Nguyễn-Vương cử tất cả các võ-quan hải-quân về đem gạo ra tiếp-tế.

Tin Tây-sơn cử một sứ-đoàn tới có lẽ rất đúng vì đại-sứ của họ hiện lâm vào tình-trạng rất nguy-ngập. Họ đã cầm chân đạo quân thuộc quyền chỉ-huy của tướng Tiền-quân cho tôi ngày 21 tháng 11 âl thì người Mọi đã khám phá cho Nguyễn-Vương một tiểu lộ mà đại-bác và voi có thể qua lọt nhưng địch tuyệt-nhiên không hay biết. Nguyễn-Vương bèn cử Ông Tong Dong Tang (đây là Lê văn Duyệt) đem một phần quân đội qua phía sau địch. Sau một hành-trình bảy ngày, hôm 21, vào lúc mặt trời mọc, khi đã nhìn thấy ám-hiệu của Ông Tong Dong Tang, tướng Tiền-quân bắt đầu tấn-công cuồng-nhiệt bảy đồn ở Ung Thi, tọa-lạc trong một ải-đạo với nhiệm-vụ ngăn đối-phương lại gần.

Cuộc công-kích đã khởi sự lức mặt trời mọc và mãi tới hồi 10 giờ địch mới nhận ra đạo quân dân ở phía sau cùng hai bên sườn là quân của Nguyễn-Vương. Một loạt súng hỏa mai và 20 chiến-pháo nhỏ đã khai hòa với tầm ngắn như súng tay để dẹp đường mà tiến quân; kẻ nào muốn chạy trốn đều bị ngọn giáo và lưỡi lê đâm chết; cuộc đồ-sát rất khủng-khiếp, chẳng tha một mạng nào, đội Thanhk-tak ( Thị vệ Quân) chỉ rời chỗ khi không còn phải ra tay nổ súng ( đoạn này miêu tả quân Nguyễn, quân Tây đồ sát quân Tây Sơn cực kỳ tàn bạo, chúng không tha cho bất cứ ai, kể cả người bị thương).

Sau chiến-bại ấy, quân-pháp hội-nghị của địch đã nghĩ rằng chỉ có thể làm rạng danh quân-đội và nhân-dân bằng cách đánh mấy trận lớn; địch đã tập-hợp những quân tinh nhuệ hơn hết cùng những tướng giỏi nhất và quyết-định mở một cuộc tổng công-kích.

Ngày 27 tháng 11 âm lịch, đạo quân địch khai chiến với sự tăng cường của một đội quân do đô-đốc hải-quân đã phân-phái. Hôm ấy, địch có tới 223.000 quân ( số này Barisy nói không tin được, theo các giáo sĩ thì quân số Tây Sơn khoảng 22.000 thôi) nhưng số lượng ấy chẳng hề làm cho Nguyễn-Vương lo sợ. Thực ra địch quân có thế địa-lợi nhưng Nguyễn-Vương có súng hỏa-mai, pháo- binh và hơn hết là lòng dũng-cảm của quân-sĩ. Tay cầm gươm, Nguyễn- Vương đi đạo trước hàng ngũ với vẻ hân-hoan.

Quân ta nôn nóng muốn phóng tay: địch-quân đã rục-rịch; pháo-binh của họ nổ vang; voi cửa họ hùng hổ tiến lại gần hàng ngũ ta. Nguyễn-Vương đứng giữa các vệ-binh, bình-tĩnh quan-sát; toàn quân im lặng như tờ, Khi địch tiến vào giữa tầm súng, các đại đội của ta khởi sự theo hiệu- lệnh của Nguyễn-Vương: 400 khẩu pháo khạc lửa đạn và gieo chết chóc.

Súng nổ liên thanh rất trúng đích và được vận-dụng khéo đã hạ sát địch một cách ghê rợn. Địch có đồn lũy yểm trợ ỏ hai bên hông vì phía sau bằng đại pháo khéo vận-dụng nên cũng tiêu diệt được nhiều quân ta. Nguyễn-Vương hạ lệnh cho thị-vệ đội xung phong công đồn. Chư-tướng nêu gương trước,hạ được các đồn, chém giết hết địch-quân .

Những khẩu đại-bác chĩa thẳng vào khạc đạn khiến họ tán-loạn hoàn- toàn; số còn sống sót nấp vào lũy-tuyến phòng-ngự hậu-địa và Nguyễn- Vương tạm chấp nhận tình-trạng ấy. Vả chăng quân-sĩ đã mỏi mệt. Tuy nhiên cuộc tàn sát còn kéo dài tới đêm khuya. Nguyễn-Vương tạm trú ở giữa tầm súng hậu-tập của địch và cho tu-bổ lũy phòng- ngự. Ngày 21 tháng chạp âm-lịch, địch quân còn gây hấn nhưng Nguyễn-Vương chẳng hề nao núng trong lũy phòng-ngự. Bấy giờ địch xung-phong tấn-công rất có trật-tự và đều đặn. Tay dương thiên-lý kính ( mô tả Nguyễn Ánh dùng ống nhòm, rất là oai) Nguyễn-Vương nhận thấy ở cánh quân bên phải của địch có vẻ rất lộn xộn và giữa cánh quân ấy với trung-quân có một cái hố ; như vậy rất dễ cắt đứt hữu-dực này; Ngài bèn cho ngay 22 đội quân thị vệ tấn công, không để cho địch kịp nhận diện. Khói súng do gió Đông Bắc tạt vào mắt khiến địch không nhận ra quân của Nguyễn- Vương. Tới lúc những phát súng đầu tiên nổ lên địch mới thấy sự lầm lộn đã mắc phải; họ kiên-trì giữ vững. Nhưng Nguyễn-Vương tiến tới đâu là thắng ở đó, và chiến-thắng hoàn-toàn. Ngày dự chiến giữa hàng vệ-binh, tiến lên với sự yểm-trợ cùa hỏa-lực ghê gớm xuất phát từ lũy-tuyến phòng-ngự và ngài làm tan rã hẳn hàng ngũ địch. Địch mất năm thượng-tướng và vị chỉ-huy trưởng cánh quân bên phải; quân của Chúa chẳng tha cho tên địch nào; cuộc tàn-sát thật là rùng rợn.


Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành mở tiệc ăn mừng, quá hăng say chiến thắng, khích bác nhau,từ đây hiểm thù kéo dài mãi về sau.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,245
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Những trận tiếp theo chỉ là những cuộc thanh toán nhỏ, Nguyễn Văn Thành đến đồng Dài sai Tống Viết Phúc đánh núi An Tượng. Tiếp theo là các trận Đầm Sanh, Sơn Chà.

Tây Sơn bỏ từ núi Đá Mài đến Hoa An, Hoa Lục. Như vậy 2 đạo binh Cây Cầy đã thông được với nhau. Họ đóng binh dọc sông Hà Thanh, từ Quán Rạp đến Vân Sơn. Thành Bình Định bị vây tính gần tròn năm. Lực lượng Nguyễn Ánh tuy đã tiến nhiều nhưng không đủ uy hiếp mặt sau của Thi Nại nên một số quân quan trọng của họ còn kẹt ngoài khơi với 91 thuyền và 50.000 người. Bộ, thuỷ Tây Sơn còn đóng ở Thi Nại cản đường quân Nguyễn Ánh đổ bộ lên, và đe doạ phía sau lưng quân Nguyễn Văn Thành nữa.

Vũ Văn Dũng tập trung thủ quân ở Thị Nại, có lẽ đây là sai lầm lớn nhất của Tây Sơn nói chung và của Dũng, làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh. Đường nước bên trong đầm đã hẹp mà Vũ Văn Dũng đem hai chiếc Định quốc Đại hiệu thuyền chở từ 5 đến 60 khẩu đại bác chắn ngay cửa với dày đặc bên trong là 40 tàu lớn, 20 tàu nhỏ hơn, 100 ghe chiến đậu san sát đến cửa sông đưa vào Nước Mặn. Ông còn đặt đại bác trên núi Tam Toà, trên đất liền, bãi Nhạn (phía thành phố Quy Nhơn bây giờ) dựa vào núi cao chĩa xuống bảo vệ đoàn thuyền trấn giữ. Trên bộ còn hơn 60 voi với quân lính.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,245
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Từ ngày 15 tháng 1 đến ngày 12 tháng 2 năm 1801.

Nguyễn Ánh lúc bấy giờ đang ở hòn Nần, ông đã dự tính sắm sẵn thuyền nhỏ, chất đồ dẫn hoả rồi móc lấy thuyền Tây Sơn đốt. Tống Viết Phúc xin đảm nhận việc đó. Ánh báo cho Thành biết mưu tính để hợp lực ngăn chặn bộ binh không cho tiếp cứu. Theo ý Thành, Lê Văn Duyệt được cử thay Phúc. Tướng sĩ lâm trận được khuyến khích bằng một lời dụ: “Đây là lúc các người báo đền ơn nước, sống thì phú quý đồng hưởng, chết thì ân điển chẳng quên; anh em trong quân, nếu anh chết em lên thay chức…”

Nguyễn Ánh vẫn chưa giải vây được Bình Định mà cửa biển Thị Nại thuỷ quân Võ Văn Dũng vẫn đóng giữ chặt.

Tháng 2 năm 1801 .

Nguyễn Ánh sai Nguyễn Văn Thành tiết chế các đạo bộ binh.

Trần Quang Diệu vẫn vây chặt thành Bình Định mấy vòng.

Ban đêm Võ Tánh mở cửa thành ra đánh đốt trại Tây Sơn, quân Tây Sơn bỏ chạy, nhưng sáng sớm lại trở lại vây đông hơn.

Đặng Đức Siêu đã dâng chiến thuật đánh hoả công, nay dụng cụ cho chiến thuật đã làm xong.

Ánh mật định ngày 28 năm 2 năm 1801 sẽ cất quân đánh úp. Để Phạm Văn Nhân giữ Cù Mông.

Ánh đích thân đem thuỷ quân tiến công.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,245
Động cơ
699,835 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 28 tháng 2 năm 1801.
Đại chiến Thị Nại xảy ra, đây có thể coi là một trong những trận thủy chiến hoành tráng nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.

Trận thủy chiến này xảy ra nơi đầm Thị Nại. Đầm này tên chữ là Hải Hạc Đàm, đó là cách gọi tắt của một địa danh Chàm, nguyên gốc tiếng Phạn là Cri Vinaya đã được phiên âm qua tiếng Hán thành Thị-lị-bì-nại, người Hoa gọi cảng này là Tân Châu (新州). Đây là một đầm nước mặn nằm phía Đông Bắc, thuộc địa phận thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định, có diện tích khoảng 5.000 ha, chạy dài hơn 10 cây số, bề rộng khoảng 4 cây số.

Thị Nại là đầm lớn nhất của Bình Định. Các nhánh của sông Kôn, sông Hà Thanh đều chảy về đây. Sa bồi tụ dần theo năm tháng khiến cho đầm mỗi ngày một đầy thêm. Khi nước triều lên thì mặt đầm nước mênh mông, vào những hôm trời gió, sóng dập dờn như mặt biển. Những lúc triều xuống, nước rút cạn để trơ lòng đầm, sình lầy lai láng...Nước đầm thông với biển bằng một cửa hẹp có tên cửa Giã (trong tiếng Việt cổ, giã là biển), mà sau này người ta quen gọi là cửa Thị Nại. Và trước khi xảy ra trận "thủy chiến dữ dội" này, thủy quân của Nguyễn Ánh đã kéo đến giao tranh với quân Tây Sơn tại Thị Nại vào những năm:1792, 1793 và 1799, nhưng cả ba trận đánh đều có quy mô nhỏ hơn và không mang tính quyết định.

Về lực lượng Tây Sơn đóng ở Thị Nại, có thể nói là cực kỳ đông đảo và hùng hậu bao gồm:
1. 9 tàu chiến lớn , mỗi chiếc mang 66 đại bác có đường kính nòng 24cm với 700 thủy-thủ .
2. 5 tàu chiến hạng trung , mỗi chiếc mang 50 đại bác có đường kính nòng 24cm với 600thủy thủ
3. 40 tàu chiến hạng trung, mỗichiếc mang 16 đại bác có đường kính nòng 12cm với 200 thủy thủ
4.93 chiến thuyền mang 1 đại bác đường kính 36cm với 150thủy thủ
5. 300 pháo hạm mỗi chiếc có 50 thủy thủ
6. 100 tàu buồm kiều Đàng Trong (có buồm hình chữ nhật) mỗi chiếc có70 thủy thủ.

Về lực lượng của quân Nguyễn Ánh, Ánh cũng chuẩn bị rất kỹ càng:

1. 4 đại chiến hạm, mỗi chiếc mang 60 khẩu đại bác đường kính nòng 24cm với 1000 thủy thủ, 3 chiếc do 3 sỹ quan Tây chỉ huy là Vannier (tên Việt là Nguyễn Văn Chấn) điều khiển tàu Phượng phi ( tiếng Pháp Le Phénix), Chaigneau (Nguyễn Văn Thắng) điều khiển tàu Long phi ( tiếng Pháp Le Dragon) và De Forsans (Lê Văn Lăng) điều khiển tàu Bằng phi (L’aigle). Chiếc còn lại do Lê Văn Duyệt chỉ huy.
2. 5 chiến hạm hạng lớn, mang được mỗi chiếc 46 khẩu đại bác cỡ nòng 24 với 800 thủy thủ.
3. 18 chiến hạm hạng trung, mỗi chiếc khác mang được từ 20 đến 26 khẩu đại bác cỡ nòng 24 với 150 thủy thủ mỗi tàu.
4. 26 chiến thuyền, mỗi chiếc mang 1 đại bác cỡ nòng 24 với 200 thủy thủ.
5. 65 pháo hạm, mỗi chiểc mang 1 đại bác cỡ nòng 12 với 80 thủy-thủ.
6. Các chiến thuyền chèo bằng tay có tới 100 chiếc lớn và 200 chiếc nhỏ để chiến đấu trên các mặt sông.

Ngoài ra, quân Nguyễn còn có 8000 bộ binh yểm trợ.

Sỹ quan Barisy kể lại:

“ Trước khi thấy tận mắt hải-quân của địch, tôi có ý khinh miệt, nhưng xin thú thực với ông rằng tôi đã lầm; địch có những tàu mang tới 50, 60 khẩu đại-bác.”


Từ dạo ấy có nhiều phen đoàn quân bách thắng của chúa đã tỏ ra rất anh-dũng. Sau cùng, ngày Nguyên-đán âm-lịch, địch mở một quân- pháp đại hội-nghị trong đó các tướng chỉ-huy bộ và thủy-quân quyết- định tấn-công Nguyễn-Vương bằng đường bể vào Cưa Ông, chỉ cách Qui-nhơn 20 hải-lý.Vì vậy họ đã chuẩn-bị hải-quân được tăng-cường bằng số viện-binh hùng-hậu gồm những thành phần thiện-chiến. Nguyễn- Vương đã biết rõ kế-hoạch của địch, bèn ngự ngay trên tàu. Với những đội do thám và những pháo-đội sắp đặt rất khéo ngài đã khiến cho địch hết ham tấn-công. Ngược lại, ngài đã hoạch-định cuộc tấn-công địch và đã thực-hiện với hùng tâm và dũng-khí như các đô-đốc nổi danh: Nelson, Duncan, Hood Rodney, v.v...

( Tán tụng Nguyễn Ánh, coi Ánh sánh ngang với các Đô đốc Hải Quân Anh nổi tiếng)

Ngày rằm tháng giêng âm lịch, tức là vọng-nhật đầu năm, theo- tục-lệ, toàn-thể các tàu thao-diễn và tập bắn. Quang-cảnh trời mát dịu miền Nam và mặt bề phẳng lặng như gương đã gợi cho Nguyễn- Vương ý-kiến hạ lệnh cho một phân hạm-đội sửa soạn nhổ neo. Chính Nguyễn-Vương lên tàu và dưới quyền chỉ-huy của ngài có: Đô-đốc- Ông Tồng Thoui (Ông Tổng Thủy, tức là Võ Duy Nghi) mà người Bồ-đào-nha thường gọi là Bouche Toote (?), Ông Yam Koun Thou ( tức giám quân Thủy Nguyễn Văn Trương, không phải là tướng đã dự sứ-đoàn cùng với Giám-mục Bá-đa-Lộc), một tướng khác trước kia theo ngụy nhung đã hàng Nguyễn-Vương khi ngài rời Xiêm về nước, tướng Ông Tong Đong Tang ( Ông Thống Đôn, tức là Lê Văn Duyệt) là một trong những tướng điều khiền quân Thenck Tuc (thị- vệ đội), và ba sĩ quan Pháp là De Forẹans, Vannier, Chaigneau.

Sau cùng, vào hồi 2g30 chiều, tiểu hạm-đội gồm 91 chiến thuyền ấy đã xuất-sư để tấn công một đạo quân có trên 50.000 thủy-thủ và 45.000 người thuộc hải-quân lục-chiến lẫn thú binh đội đóng trong các đồn ở cửa bể.

Vào lúc mặt trời lặn, tiều hạm-đội của Nguyễn-Vương đã vào tầm. súng của Đảo Ong Datte (không rõ địa danh nay?).

Nguyễn-Vương ra hiệu cho ông Thông Đôn Tang (Lê-văn-Duyệt) chuẩn bị 1200 quân Túc-trực để đổ bộ lên bãi cát.

Hồi 7g tối, cuộc đổ bộ đã thực-hiện dưới quyền điều-khiển của Trung-tá Phó-vệ Túc-trực. Quân sĩ im lặng đi dọc theo bãi cát, tời gần các pháo-đài và đồn địch mà không có ai phát giác.

Hồi 10 giờ 30 đêm, Nguyễn-Vương tiến vào tới 1/3 tầm súng của các pháo-.đài trên bến mà chẳng ai trông thấy; ngài đã cử đội tiên-phong gồm 62 pháo-hạm tới áp mạn ba chiếc tàu địch ở hàng đầu, xông lên nổi lửa đốt và cắt giây cột thuyền đề gây hỗn-loạn giữa các tàu đậu ở phía trong. Gió thổi mạnh và nước triều dâng cao rất thuận-lợi cho việc thực-hiện kế-hoạch ấy.

Ông Giám-quân (Nguyễn văn Trương) thực-thi kế-hoạch. Đúng 10 giờ 30, ông khai pháo; Nguyễn-Vương bèn ra ngay lệnh tổng công-kích: 26 chiến-thuyền bắn súng liên hồi và vận-dụng khéo vào khắp bãi biền dề tảo-trừ, 1200 quân ta tay cầm súng lắp lưỡi lê chiếm các lũy phòng-ngự trên bãi cát bằng cách đánh tập hậu, phá tan mọi trở lực, chĩa đại-bác vào tận xó cùng của hải-cảng. Bấy giờ Nguyễn-Vưong hạ lệnh cho các chiến-thuyền tiến vào bến và cùng dàn trận tấn-công.

Lúc ấy, cuộc hỗn-chiến diễn ra đẫm máu. ( Tôi) có trông thấy Nguyễn-Vương bấy giờ mới rõ được tài-năng của ngài. Vận-số của ngài lệ-thuộc vào chiến cuộc ấy. Đồn Tam-tông (ở phía Đông) bắn dữ dội vào các chiến-thuyền của Nguyễn-Vương đang ở vào đúng tầm súng. Ông Tồng-thủy (Chưởng-thủy Võ Di Nguy) bị trúng một phát đại-bác bắn bay đầu; cái chết đột ngột ấy khiến cho quân-sĩ bổi rối. Một chiến- thuyền mắc cạn; Ông Thông Đôn tả (Lê Văn Duyệt) cho người tới chặt đầu viên hạm-trưởng và nổi lửa đốt ngay thuyền rồi ra lệnh tiến về phía các tàu ( Tây Sơn) chằng mũi và chằng lái đậu ngang dưới chân dãy núi ở mé Đông, cũng nổi lửa đốt mà không cần cướp đoạt gì, lệnh ấy được thi-hành cấp-tốc một cách can-đảm và thận-trọng.


Lúc đó, tướng Giám-quân (Nguyễn Văn Trương), sau khi cho nổi lửa đốt ba chiếc tàu ờ hàng đầu trong bến, đã len vào hai phòng-tuyễn địch và tấn-công hàng cuối các chiến-thuyền đang chuyển động để tới cứu các tàu phát hỏa. Địch ngạc-nhiên xiết bao khi bị đột-kích vào nơi thật bất ngờ.

Hàng đầu bị trúng đạn của pháo-đội trên bãi cát, có mấy khẩu đại-bác đã lọt vào tay quân ta, họ ngỡ ngàng do dự một lát. Ông Giám-quân (Nguyễn văn Trương) lại còn đốt cả mấy pháo-hạm của mình. Quân địch ở hàng đầu tưởng rằng có sự phản-bội của mấy tướng đã làm nội-công cho Nguyễn-Vương.

Lúc bấy giờ, lòng can-đảm của địch-quân bắt đầu lay chuyển. Tướng Nguyễn Văn Trương đã thực- hiện được mấy kỳ-tích quý giá. Ông đánh liều một nước cuối cùng, một là gỡ hết, hai là thua gấp đôi. ông đã tiến vào quá sâu, không thề lùi bước được nữa; vì thế quân lính của ông lồng lộn như bầy hổ chẳng còn biết gì là nguy hiềm; ngọn lửa hồng và tiếng súng vang trong đêm khuya bày ra một cảnh tượng bi-tráng khó tả nên lời. Vào khoảng 4 giờ sáng, lửa cháy lan trên khắp các tàu địch; lúc rạng đông, một phần lớn hạm-đội bị nổ tung làm thiệt mạng cả đoàn thủy-thủ v.v... Các chiến- thuyền và pháo-hạm cầm-cự cho tới 2 giờ 30 chiều ngày 16 tháng giêng năm thứ 61 đời vua Cảnh-Hưng. Nguyễn-Vương bị thiệt hại lớn, mất 4000 quân tử thương, nhưng tổn-thất của địch lại to gấp bội. Địch mất ít ra là 50.000 quân, tất cả hải-quân hùng-hậu: 1800 thuyền buồm vận-tống, 600 cỗ đại-bác đủ cỡ, vô số võ khí và quân- nhu, lương-thực; vàng-bạc, đồ châu ngọc chất đầy túi các tướng-sĩ cùng thuộc-cấp đã làm mồi cho sóng cả.

Thuyền lớn thuyền nhỏ của Tây Sơn đến quá trưa ( hôm sau) vẫn bắt lửa cháy, xác lính chết trôi kín cả đầm.


Thật là một trận đánh kinh khủng, nó đánh dấu gần như chấm dứt cho nhà Tây Sơn.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top